bài tiểu luận kết thúc học phần xây dựng quy chế văn hóa công sở cho một cơ quan cụ thể và đề xuất một số giải pháp để triển khsi thực hiện quy chế này trong hoạt động của cơ quan đó

24 2 0
bài tiểu luận kết thúc học phần xây dựng quy chế văn hóa công sở cho một cơ quan cụ thể và đề xuất một số giải pháp để triển khsi thực hiện quy chế này trong hoạt động của cơ quan đó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục đích của đề tài - Nhằm xây dựng cho công chức, viện chức, người lao động khi làm việctrong cơ quan có được phong cách làm việc, giao tiếp, ứng sử được chuẩn mực, đảm bảo sự liêm chín

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHU VỰC MIỀN TRUNG

TÊN ĐỀ TÀI: CĂN CỨ VÀO CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚCVÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ, ANH/CHỊ HÃY XÂY DỰNG QUY CHẾ VĂNHÓA CÔNG SỞ CHO MỘT CƠ QUAN CỤ THỂ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐGIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHSI THỰC HIỆN QUY CHẾ NÀY TRONG HOẠT

ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐÓBÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: NGHI THỨC NHÀ NƯỚCMÃ PHÁCH:……….

Quảng Nam-2023

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Công sở là một tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước Công sở có vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng Có thể nhận thấy công việc hoạt động của công sở là nhằm đáp ứng những nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng; về hình thức thì công sở là một tập hợp cơ cấu tổ chức có phương tiện, vật chât, và con người được nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ được giao; về ý nghĩa tổ chức nhà nước thì có thể xem công sở là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, do nhà nước thành lập và có thẩm quyển xử lý, giải quyết công vụ

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, những nguyên tắc, quy chế trong công sở trước kia dần không còn phù hợp với xu thế ngày nay khiến cho môi trường công sở trong cơ quan trở nên lạc hậu so với thời đại Nhận thấy điều này tác giả đã chọn chủ đề số 3 để góp phần đổi mới và giúp cho môi trường công sở ngày càng hoàn thiện hơn.

2 Mục đích của đề tài

- Nhằm xây dựng cho công chức, viện chức, người lao động khi làm việc

trong cơ quan có được phong cách làm việc, giao tiếp, ứng sử được chuẩn mực, đảm bảo sự liêm chính, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương.

- Nâng cao ý thức và hành động tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo

đức công vụ, nghề nghiệp của cán bộ, công chức viên chức trong cơ quan.

- Làm căn cứ đánh giá việc chấp hành các quy định của công chức, viên chức

người lao động tại cơ quan

Trang 4

3 Nhiệm vụ của đề tài

Để có thể xây dựng các quy chế về văn hóa công sở tác giả cần phải tìm hiểu về thiếu sót của những quy chế trước đây, phân tích tìm hiểu những điểm không còn phù hợp với môi trường công sở trong cơ quan, tham khảo phân tích những phong cách văn hóa giao tiếp, ứng xử, thời trang phù hợp với cơ quan, phong tục, tập quán, văn hóa dân tộc, đề xuất các biện pháp áp dụng phù hợp.

4 Phạm vi nghiên cứu

- Quy chế này quy định về, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức viên chức, người lao động trong cơ quan, quy định về bài trí công sở, nội quy ra vào cơ quan và quản lý phương tiện tại cơ quan.

5 Phương pháp của đề tài

Để nội dung được được tiếp cận một cách cụ thể và chi tiết tác giả đã có sự kết hợp chặt chẽ giũa lý thuyết được học và tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN TỔ CHỨC, MỤCĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG SỞ

1 Giới thiệu về cơ quan, tổ chức

1.1 Vị trí và chức năng

Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là cán bộ, công chức cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, ở tổ dân phố; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua, khen thưởng

(căn cứ theo quyết định số 2/2021/QĐ-UBND quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Nam Định.)

1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 1, Trình Ủy ban nhân dân tỉnh

Trang 6

2, Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực của sở và theo phân công của Chủ tịch UBND tỉnh.

3, Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

4, Tổ chức bộ máy

5, quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

6, quản lý vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

7, Tổ chức chính quyền.

8, Công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

9, hcán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn,

Trang 7

12, cải cách hành chính; cải cách chế độ công vụ, công chức 13, công tác tổ chức hội; quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

14, Công tác văn thư, lưu trữ 15, Công tác tín ngưỡng, tôn giáo 16, Công tác thi đua khen thưởng 17, Công tác thanh niên.

18, Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác nội vụ và các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

19, Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Nội vụ; thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật, hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật.

20, Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực khác được giao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh.

21, Tổng hợp, thống kê các lĩnh vực công tác được giao Thực hiện công tác thông tin, báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ

Trang 8

Nội vụ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

22, Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

23, Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ.

24, Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Nội vụ; quản lý hồ sơ, quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, nâng bậc lương, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nội vụ theo quy định và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

25, Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

26, Quy định cụ thể về mối quan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Nội vụ theo quy định của pháp luật.

Trang 9

27, Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật

(căn cứ theo quyết định số 2/2021/QĐ-UBND quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Nam Định.)

2 Mục đích, ý nghĩa.

2.1 Mục đích.

Xây dựng phong cách giao tiếp và ứng xử chuẩn mực của công chức, viên chức, người lao động khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, nhằm đảm bảo sự liêm chính, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của công chức, viên chức, người lao động trong hoạt động công vụ

2.2 Ý nghĩa.

Là căn cứ để đánh giá việc chấp hành các quy định của công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở

CHƯƠNG II: NỘI DUNG QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀQUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ GƯỜILAO ĐỘNG THUỘC SỞ NỘI VỤ TỈNH NAM ĐỊNH

* Nội dung quy chế

Nội dung quy chế gồm có 5 chương:

Trang 10

- Chương I: Quy định chung

- Chương II: Trang phục, giao tiếp và ứng xử của công chức, viên chức, người lao động

- Chương III: Bài trí công sở

- ChươngIV Nội quy ra vào cơ quan và quản lý phương tiện giao thônG

- ChươngV Quy định về tổ chức thực hiện

ChươngI: Quy định chung

1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1, Phạm vi điều chỉnh

a, Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp, ứng xử của công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định

b) Quy định về bài trí công sở, nội quy ra vào cơ quan và quản lý phương tiện tại cơ quan Sở và Trung tâm lưu trữ thuộc Sở.

2, Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định.

2 Nguyên tắc thực hiện

1 Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của Sở Nội vụ tỉnh Nam Định.

2 Phù hợp với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu

Trang 11

cầu đổi mới căn bản toàn diện văn hoá công sở và chủ trương hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

3 Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, của cơ quan.

3 Mục đích

1, Xây dựng cho các cán bộ công chức, viên chức, người lao động khi hoạt động, làm việc tại Sở Nội vụ tỉnh Nam Định có được phong cách giao tiếp chuẩn mực, đảm bảo sự liêm chính, kỷ luật và trách nhiệm của mình.

2, Nâng cao ý thức và hành động tự tu dưỡng, chủ động rèn luyện đạo đức công vụ, nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Sở Nội vụ tỉnh Nam Định.

3, Làm căn cứ, đánh giá về việc chấp hành quy chế của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Sở Nội vụ tỉnh Nam Định.

ChươngII: Quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xửcủa công chức, viên chức, người lao động

1 Trang phục, lễ phục

1, Trang phục

a, Khi làm việc tại cơ quan Sở Nội vụ tỉnh Nam Định yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải có trang phục gọn gàng, lịch sự và phù hợp với tính chất công việc và văn hóa dân tộc và cơ quan.

- Đối với nam yêu cầu áo sơ mi, quần âu hoặc comple, giày đen, nâu và dép có quai.

Trang 12

- Đối với nữ yêu cầu áo sơ mi, quần âu, váy đen công sở ( nhưng không được ngắn hơn đầu gối ), đi giày hoặc dép có quai

b, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Sở Nội vụ tỉnh Nam Định không được phép ăn mặc phản cảm thiếu chuẩn mực và sai với quy định trên Trong trường hợp gặp phải các sự cố trang phục phải sử dụng trang phục dự phòng do cơ quan ban hành, sau khi sử dụng trang phục dự phòng yêu cầu giặt sạch sẽ và trả lại cơ quan.

2, Lễ phục

Lễ phục là trang phục chính thức được cơ quan quy định khi tham dự các buổi lễ, họp

- Lễ phục của nam yếu cầu comple, áo sơ mi, cravat - Lễ phục nữ yêu cầu áo dài truyền thống hoặc comple nữ 3, Người quyết định sử dụng trang phục và lễ phục tại Sở Nội vụ tỉnh Nam Định.

- Lãnh đạo sở đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về việc sử dụng trang phục và lễ phục tại cơ quan.

2 Quy định về sử dụng thẻ nhân viên tại Sở Nội vụtỉnh Nam Định.

1, Các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Sở Nội vụ tỉnh Nam Định yêu cầu cần phải có thẻ nhân viên, đeo tại vị trí trước ngực ( có thể dùng ghim, cài )

Trang 13

2, Mẫu thẻ sẽ sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ, chịu trách nhiệm in thẻ và cấp thẻ, quản lý, kiểm tra thuộc về văn phòng sở.

3, Các trường hợp được bổ nhiệm, hoặc từ chức, miễn nhiệm, chuyển đổi công việc, cơ quan khác phải trả lại thẻ cho cơ quan, thu hồi đối với người bị sa thải.

3 Quy định về chuẩn mực giao tiếp và ứng xử chung

- Khi giao tiếp và làm việc tại cơ quan Sở Nội vụ tỉnh Nam Định, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao dộng cần phải tuân thủ những quy định sau:

1, Những quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị 2, Yêu cầu sự nghiêm túc, trách nhiệm, chí công vô tư trong công việc

3, Trong khi làm việc với các đồng nghiệp, cán bộ cấp trên trong cơ quan, yêu cầu cần phải có thái độ tôn trọng, lịch sự, không được phép sử dụng những từ ngữ thô lỗ, khó chịu.

4 Quy định về ứng xử của cán bộ, công chức, viênchức, người lao động trong thực thi công vụ tại Sở Nội vụtỉnh Nam Định.

- Trong quá trình thực thi công vụ, công chức, viên chức, người lao động phải có ý thức về nhiệm vụ, chức trách, nhiệm vụ của bản thân là:

1, Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, không được phép kén chọn vị trí làm việc Phải chăm chỉ, gương mẫu, linh hoạt trong công việc.

Trang 14

2, Có ý thức tự giác, kỷ luật, sắp xếp thời gian công việc một cách hợp lý và khoa học, trong công việc, chủ động, hợp tác với đồng nghiệp khi cần Không được phép lơ đãng trong công việc, chủ quan, coi thường những vấn đề dừ là nhỏ nhất.

3, Không gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, không được có thái độ thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm trước khó khăn và bức xúc cá nhân hoặc cơ quan

4, Giữ gìn và bảo vệ những tài sản được cơ quan giao cho, không lãng phí, tham nhũng, tuyên dương tinh thần Phòng chống tham nhũng.

5, các cán bộ, công chức, viên chức nắm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, công bằng, khách quan, khi sử dụng và đáng giá nhân viên cấp dưới Sẵn sàng xin thôi giữ chức vụ, khi thấy bản thân có hạn chế về năng lực, uy tín, sức khỏe.

5 Quy định về ứng xử và giao tiếp cửa cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động tại Sở Nội vụ tỉnh NamĐịnh.

1, Đối với cán bộ, lãnh đạo, quản lý trong cơ quan.

a, Đề cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng nêu gương cho nhân viên cho cơ quan, không lợi dụng chức quyền để lôi kéo bè phái, lợi ích cá nhân.

b, Thấu hiểu tâm lý, lối sống, làm việc, tạo môi trường làm việc công bằng, dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo.

Trang 15

c, Bảo vệ danh dự của nhân viên cấp dưới khi có những phản ánh, tố cáo, công kích không đúng sự thật hoặc chưa có đầy đủ chứng cứ rõ ràng và cụ thể.

d, Cố gắng và nỗ lực xây dựng môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, đoàn kết, đạo đức, văn hóa, hiệu quả.

2, Đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan

a, Chấp hành các quyết định của lãnh đạo, quản lý, chủ động và sáng tạo, sẵn sàng nhận lỗi, chịu trách nhiệm khi sai phạm trong công việc.

b, Khi phát biểu ý kiến cá nhân đối với tổ chức, đồng nghiệp không được phép phê bình và làm tổn hại tới danh dự của người khác.

3 Đối với đồng nghiệp

a, Phải có tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau khi làm nhiệm vụ.

b, không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, ứng xử có văn hóa, tôn trọng và giữ gìn bảo vệ danh dự, uy tín, xây dựng đoàn kết Trung thực, thân thiện, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

6 Quy định về ứng xử khi tham gia cuộc họp

1, Công chức, viên chức, người lao động được cử tham dự cuộc họp phải nghiên cứu tài liệu, văn bản trước khi tham dự cuộc họp

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan