1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Bích

Họ và tên sinh viên 1: Trần Cẩm Ngân

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu: 3

Phần 1: Kỹ năng thích ứng: 4

1 Chọn tình huống: 4

2 Phân tích lợi ích của việc xử lý tình huống hợp lý: 5

3 Phân tích biểu hiện và chiến lược thay đổi: 6

Phần 2: Kỹ năng giải quyết vấn đề: 8

Quy trình giải quyết vấn đề: 8

1 L a ch n công c phân tch vâấn đềề:ự ọ ụ 8

2 Phân tch vâấn đềề: 8

3 L a ch n công c gi i quyềất vâấn đềề:ự ọ ụ ả 10

4 Gi i quyềất vâấn đềề:ả 11

Phần 3: Kết luận- Bài học kinh nghiệm: 15

Tài liệu tham khảo: 17

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Như bạn thấy đấy, trong thời đại hiện nay, khi mà các trang thiết bị ngày càng đượcnâng cấp thì việc thích ứng và giải quyết những biến đổi của xã hội là một trong những điều cần thiết “Đừng chống lại sự thay đổi, điều duy nhất trên thế giới này không thay đổi chính là mọi thứ đang thay đổi” Học phần này góp phần giúp chúng ta thích ứng được những thay đổi trong xã hội và dạy ta biết được nhưng phương pháp để giải quyết những vấn đề đó, ngoài ra, chúng ta còn có thể bổ sung những thiếu sót cho nhau, thông cảm và thấu hiểu lẫn nhau, trau dồi kỹ năng làm việc nhóm Khi nắm được kỹ năng này, bạn sẽ có cho mình những kiến thức cơ bảnvề việc thích ứng và giải quyết vấn đề Không những vậy, nó còn cung cấp cho chúng ta những phương pháp, cách thức để thích ứng và giải quyết một cách tốt nhất những vấn đề biến đổi Từ đó, chúng ta có thể vận dụng được nó để áp dụng vào cuộc sống của mình.

Trang 4

 Lý do chọn tình huống:

Vấn đề vừa học vừa làm ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong cuộc sống Nó không chỉ là một nhu cầu cơ bản để trang trải kinh phí, tích thêm kinh nghiệm cho cuộc sống ,mà còn trở thành một vấn đề nan giải đối với nhiều sinh viên.

 Nguyên nhân chủ yếu là: - Do việc đòi hỏi tài chính:

Một số bạn vì mải mê kiếm tiền chi trả các loại phí mà lơ là đi việc học;- Do việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm:

Trang 5

Một số khác thì chọn công việc không phù hợp với ngành học của mình khiến cho không áp dụng vào thực tế cũng không thể tích lũy kinh nghiệmcho mình

2 Phân tích lợi ích của việc xử lý tình huống phù hợp

 Những giải pháp cho vấn đề mất cân bằng giữa việc học và làm thêm:Việc vừa học vừa làm đòi hỏi sinh viên phải chia sẻ thời gian của mình giữa hai hoạt động này, và đôi khi sẽ có những tình huống mâu thuẫn về thời gian Vì thế nên cần có những giải pháp cụ thể cho vấn đề này:

- Tăng cường kỹ năng quản lý thời gian: Để có thể hoàn thành cả hai công việc, bạn cần phải biết cách quản lý thời gian hiệu quả Hãy tạo ra một lịch trình và sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.Ví dụ: đại bộ phận sinh viên làm thêm chủ yếu là những công công việc part-time, được đăng kí lịch làm theo thời gian trống của sinh viên Vì thế, mỗi tuần việc tự sắp xếp đăng kí lịch đi làm của bạn cũng là một phần trong đó Những hôm nào ban nghỉ thì bạn có thểđăng kí đi làm, những hôm nào kịch học dày, học nguyên ngày thi bạn đăng kí không đi làm ngày đó, hoặc ngày nào bạn chỉ học một

Trang 6

buổi thì bạn có thể đăng kí đi làm buổi còn lại nhưng phải đả bảo rằng bạn phải có thời gian nghỉ ngơi.

- Tìm kiếm công việc phù hợp và linh hoạt: Nếu bạn cảm thấy áp lựcquá lớn với việc học và làm thêm cùng một thời điểm, hãy tìm kiếm các công việc linh hoạt và có thể làm theo một lịch trình khác nhau.

Ví dụ: bạn học ngành sư phạm, tương lai sau khi bạn tốt nghiệp thì bạn sẽ đi dạy học vì vậy, bạn cần phải có kinh nghiệm dạy học Thếnên việc đi dạy thêm là một trong những công việc đáp ứng được điều này; hoặc cũng có thể bạn học quản trị nhà hàng, khách sạn thìbạn có thể xin vào làm việc ở các nhà hàng với nhiều vị trí khác nhau

- Chăm sóc sức khỏe bản thân: có một điều hiển nhiên rằng là một khi đã bị mất cân bằng về vấn đề giữa việc học và làm thêm sẽ đemlại những mặt hại như thiếu thời gian, anh hưởng xấu đến tinh thần,thể chất Vì vậy, cần phải chú ý đến sức khỏe của bản thân.Ví dụ: tập thể dục, đi dạo vào lúc sáng sớm, nghe nhạc, xem phim, xả stress, …

 Lợi ích:

- Tăng hiệu suất học tập: Khi có một kế hoạch hợp lý cho việc kết hợphọc và làm thêm, sinh viên có thể sắp xếp thời gian hợp lý để tập trung vào việc học tập lẫn làm thêm một cách hiệu quả

- Tăng thu nhập: Việc làm thêm sẽ giúp sinh viên có thể trang trải chiphí học tập và sinh hoạt.

- Phát triển kỹ năng: Việc làm thêm cũng giúp sinh viên phát triển kỹnăng mềm như giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…

Trang 7

- Có kinh nghiệm làm việc: Một trong những điều mà các nhà tuyển dụng ngày nay luôn tìm kiếm là kinh nghiệm làm việc Hơn bao giờhết, họ muốn khi bạn gia nhập công ty; sẽ lập tức mang lại giá trị cho công ty của họ hơn là đào tạo lại bạn ngay từ đầu

- Có kỹ năng quản lý thời gian hợp lý: thích nghi với việc sắp xếp vàquản lý thời gian, tìm ra cách cân đối thời gian của bản thân sao cho học hành và công việc không ảnh hưởng lẫn nhau.

ứng được vận dụng (có thể vẽ sơ đồ mô tả các giai đoạn)

 Mỗi người đều sẽ có nhũng biểu hiện cảm xúc khác nhau khi gặp phải vấn đề mất cân bằng giữa việc học và việc làm thêm.

- Biểu hiện cảm xúc khi mới bị mất cân bằng giữa việc học và việc làm thêm :

 Ban đầu thì các bạn sẽ chỉ có những cảm xúc không nhận ra rõ điều đó, có thể là mệt mỏi, chán nản, cảm thấy thời gian không nhiều để dành cho việc học hoặc việc làm.

 Dần dần thì những dấu hiện này ngày càng biểu hiện rõ ra khiến cho chúng ta trở nên căng thẳng, áp lực, suy nghĩ nhiều việc, bắt đầu lơ là đi việc học chỉ tập trung cho việc làm thêm

 Cũng có thể dẫn đến sự bất mãn và thất vọng vì bạn không thể tập trung vào việc học càng không có đủ thời gian và năng lượng để thực hiện việc làm thêm tốt nhất có thể của mình.

 Đỉnh điểm có thể nói là thời gian gần thi, bạn sẽ cảm thấy bản thânkhông còn chút sức lực nào, tâm trí cũng không thỏai mái để ôn thi, bạn cảm thấy kiệt sức và muốn từ bỏ Và chính lúc này đây, bạn cần phải giải quyết vấn đề mất cân bằng này.

- Chiến lược thay đổi:

Trang 8

 Tìm hiểu nguyên nhân: hãy tìm hiểu rõ xem nguyên nhân vì sao bạn lại bị mất cân bằng giữa việc học và việc làm thêm của mình Có thể là bạn đang tập trung quá nhiều cho việc học nên không thể tập trung vào việc trang trải chi phí hoặc ngược lại.

 Xác định được đâu là việc ưu tiên: sinh viên đi làm thêm để trang trải chi phí cho việc học nhưng không đồng nghĩa với việc bạn chỉ chăm vào kiếm tiền mà lơ đi việc học của mình Khi đã xác định được học Đại học thì việc học sẽ phải được ưu tiên hơn. Lập bảng kế hoạch cho chính mình: sau khi tìm ra được nguyên

nhân, xác định được đâu là việc ưu tiên, bạn dựa vào đó để hình thành cho bản thân mình một bảng kế hoạch, hãy phân bổ chi tiết thời gian hợp lý cho cả việc học, việc làm thêm và cả thời gian nghỉ ngơi của bạn nữa, có thể là theo ngày, theo tuần, theo tháng,

PHẦN 2: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.1 Lựa chọn công cụ phân tích vấn đề :

Để ứng dụng có thể vừa mang tính thực tế vừa tạo cảm giác gần gũi nhất, dễ áp dụng trong đời sống sinh viên hiện nay về vấn đề sự cân bằng giữa việc đi làm thêm và việc học, nhóm tôi đã cân nhắc về phương pháp 5W1H- một phương pháp không còn quá xa lạ gì với con người chúng ta ngày nay.

1.1 Khái niệm:

5W1H là cụm từ viết tắt của 5 chữ cái W là: What (cái gì When( khi nàoWhere( ở đâu Why ( tại sao )-Who ( ai ) và 1 chữ H đó chính là How (như thế nào ) Đây là một phương pháp được đưa ra nhằm đặt câu hỏi để xác định, phân tích và tìm ra phương án giải quyết một vấn đề cụ thể Phương pháp này dễ dàng bắt gặp trong các lĩnh vực liên quan đến báo chí, nghiên cứu, điều tra, kinh doanh,

Trang 9

1.2 Lí do lựa chọn công cụ:

Với vấn đề được đặt ra “Sự mất cân bằng giữa việc học và việc làm thêm ở các bạn sinh viên hiện nay”, khi áp dụng công cụ 5W1H vào phân tích vấn đề, chúng ta sẽ dễ dàng tập trung nhìn thẳng vào những câu hỏi cơ bản về vấn đề cần giải quyết Từ đó có thể phân tích vấn đề một cách kỹ lưỡng, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả Bên cạnh đó công cụ 5W1H mang đặc tính dễ hiểu, dễ nhớ, đơn giản mà không cần phải học qua lớp đào tạo nào

2 Phân tích vấn đề:

Để đi vào sâu và phân tích được vấn đề hiện đang tồn tại, cụ thể hơn đó chính là vấn đề sự mất cân bằng giữa việc học và việc đi làm thêm ở sinh viên đại học hiện nay bằng cách áp dụng công cụ 5W1H, dưới đây là phần đặt những câu hỏi mang tính khai thác vấn đề như sau:

 What:

+ Sinh viên làm những công việc nào để kiếm thêm thu nhập cho bản thân mình? + Sinh viên làm bao nhiêu giờ một ngày để có thể duy trì sự ổn định của thu nhập trong công việc?

+ Dấu hiệu gì cho thấy sinh viên đang bị mất cân bằng? Why:

+ Vì sao sinh viên cần đi làm thêm?

+ Tại sao việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến việc học tập trên đại học?+ Tại sao sự mất cân bằng giữa việc học và việc làm thêm lại xảy ra?

Trang 10

+ Như thế nào có thể giúp sinh viên giữ được cân bằng giữa việc học và việc đi làm kiếm thêm thu nhập?

Sau khi đã đặt ra được cho bản thân những câu hỏi như trên hoặc có những ý tưởng khác, chúng ta sẽ bắt đầu ngồi suy ngẫm về những câu trả lời cho vấn đề lớn ta đã đặt ra từ đó đi sâu vào phân tích.

Trong số đó chúng ta nên dành sự quan tâm đặc biệt hơn hẳn đến ba khía cạnh câu hỏi đó chính là: What? (cái gì), Why? (tại sao), How? (như thế nào) Bởi lẽ đây là ba câu hỏi bạn cần làm rõ nhất để có thể tìm ra được “gốc rễ” của vấn đề, để có thể hiểu rõ được mình đanggặp phải những điều gì? Để từ đó có thể đưa ra những phương án giải quyết thiệt thực và triệt để

Nếu chúng ta không trả lời được một cách rõ ràng ở mặt câu hỏi “What?” thì làm sao có thể biết được chúng ta đang gặp phải vấn đề gì Nếu chúng ta không trả lời được câu hỏi về “Why?” thì làm sao chúng ta có thể hiểu nguyên nhân ta lại mắc vào vấn đề như vậy Nếu takhông trả lời được câu hỏi “How?” thì ta sẽ không biết vấn đề đã và đang diễn ra như thế nào

Bên cạnh đó các câu hỏi khác liên quan đến những chữ “W” còn lại cũng vô cùng quan trọng chúng ta không thể bỏ qua Những chữ “W” còn lại ấy sẽ giúp chúng ta “đào sâu” hơnvề khía cạnh đối tượng, thời gian và địa điểm, để ta có thể biết được từ đâu mà vấn đề này phát sinh

Trang 11

3 Lựa chọn công cụ giải quyết vấn đề:

Cân bằng giữa việc học và công việc làm thêm là một thách thức phổ biến mà nhiều sinh viên phải đối mặt Mặc dù đây có thể là một cách tuyệt vời để tích lũy kinh nghiệm làm việcvà độc lập về tài chính, nhưng nó cũng có thể có những tác động tiêu cực đến kết quả học tập và sự phát triển cá nhân Trong phần tiểu luận này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích SWOT về việc cân bằng giữa việc học và công việc bán thời gian, xem xét điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội và mối đe dọa của nó.

3.1 Khái niệm:

SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) Đây là một phương pháp phân tích chiến lược được sử dụng để đánh giá các yếu tố quan trọng của một cá nhân hoặc vấn đề cụ thể SWOT giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức mà tổ chức đang phải đối mặt Việc phân tích SWOT sẽ chúng ta tìm ra cách tận dụng cơ hội và giải quyết các thách thức Công cụ này được thấy rõ nhất tại các doanh nghiệp, tổ chức, dự ản về mảng kinh doanh

3.2.Lý do chọn công cụ để giải quyết vấn đề:

Công cụ SWOT có nhiều ưu điểm khi sử dụng trong quá trình tìm ra phương án để giải quyết vấn đề về việc mất cân bằng giữa việc việc học và việc đi làm thêm ở sinh viên, trong đó không thể không kể đến những ưu điểm nổi bật đó chính là:

 Giúp tập trung vào các yếu tố quan trọng: SWOT giúp nhận diện được các yếu tố quan trọng nhất, từ đó giúp ưu tiên các vấn đề cần giải quyết hoặc tận dụng. Tạo ra cái nhìn tổng thể: SWOT giúp tổng hợp các yếu tố nội bộ và bên ngoài ảnh

hưởng, đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình hiện tại và tương lai.

 Giúp phát hiện và khai thác cơ hội: SWOT giúp nhận diện được các cơ hội hiện hữu trong nhiều khía cạnh của vấn đề chúng ta đặt ra.

4 Giải quyết vấn đề

Trang 12

Để giải quyết vấn đề của đề tài theo công cụ SWOT, chúng ta sẽ cần vạch ra rõ và chân thật nhất về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để có thể nhìn nhận một cách khách quan

 Đầu tiên, nói về điểm mạnh của sinh viên đối với vấn đề có thêm công việc bánthời gian:

+ Về mặt tài chính, sinh viên sẽ có thêm nguồn thu nhập ổn định để trang các vấn đề về học phí, sinh hoạt, chi tiêu cá nhân, sẽ không cần phải vay nợ sinh viên, và đối với một số bạn việc này sẽ giúp cho gia đình họ giảm bớt đi phần nào gánh nặng, giảm thiểu đi sựphụ thuộc vào các khoản vay

+ Về những kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy từ những công việc làm thêm sẽ giúp cho sinh viên tạo ấn tượng tốt cho các nhà tuyển dụng sau khi học ứng vào công việc chính thức, công việc lâu dài của họ Bởi một điều rất dễ thấy rằng, các nhà tuyển dụng họ thường chuộng những hồ sơ có kinh nghiệm, có kỹ năng và từng trải nghiệm nhiều Trong đó những kỹ năng, kinh nghiệm học có thể tích lũy trong quá trình làm thêm chẳng hạn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng văn phòng cơ bản, Chính vì thế,sẽ là một điểm mạnh nếu sinh viên biết cân nhắc lựa chọn công việc làm thêm bổ trợ và phù hợp với chuyên ngành, ngành nghề mình đang theo đuổi.

 Song đó, chúng ta vẫn phải vạch ra những điểm yếu tồn tại:

+ Dễ thấy nhất ắt hẳn chính là những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến điểm số, kết quả học tập cũng như quá trình tiếp thu kiến thức của các bạn sinh viên trên giảng đường Đây cũng chính là điểm mấu chốt của vấn đề Bạn bỏ ra một khoảng thời gian dài, bỏ ra công sức của mình để ôn thi THPTQG, để đậu vào trường đại học ước mơ của mình Nhưng khi vào đến ngưỡng cửa đại học, bạn lại bị xao nhãng và cụ thể ở đây chính là việc bạn có thêm công việc làm thêm, bạn không còn tập trung, không còn đam mê với chuyên ngành mình chọn, với ngôi trường mơ ước của bản thân Phải chăng những công sức nỗ lực của bạn trong những năm tháng ôn thi kia đã bị uổng phí ? Chính vì thế, bạn

Trang 13

không được lơ là với kết quả ở đại học vì đó là bước đệm quyết định cho sự nghiệp của bản thân sau này.

+ Khi bạn không cân bằng được cả hai việc, điểm yếu tiếp theo của vấn đề đó chính là tình hình sức khỏe cũng như tinh thần của bạn sẽ không được ổn định, đảm bảo Nói riêng về sức khỏe trước, bạn sẽ mệt nhoài khi phải gồng gánh cả hai cùng lúc, bạn sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, để chăm sóc bản thân thậm chí cả việc ăn uống ngủ nghỉ cũng không đều độ Và điều này sẽ khiến các bạn sinh viên luôn trong trạng thái uể oải Từ đó bắc cầu cho vấn đề về sức khỏe tinh thần của các bạn sẽ có vấn đề Các bạn sinh viên khi rơi vào tình trạng mệt mỏi do làm việc quá sức ở chỗ làm, lúc đến giảng đường các bạn sẽ không thể tập trung cao độ, tập trung hoàn toàn vào những bài học bởi lẽ não bộ cũng như cơ thể của bạn đã làm việc quá sức, chúng cần được nghỉ ngơi Và khikhông thể tiếp thu kiến thức cũng đồng nghĩa với việc các bạn sinh viên không làm tốt những bài kiểm tra cá nhân, đôi khi cũng không hoàn thành tốt bài tập nhóm Tất cả dẫn đến kết quả học tập kém đi theo thời gian, bạn sẽ bị khủng hoảng, bị áp lực và đôi lúc bạnsẽ nghĩ đến con đường nghỉ học để đi làm.

 Vậy những cơ hội mà các bạn sinh viên sẽ nhận được cũng như những thách thức mà các bạn phải đối mặt khi có công việc làm thêm là gì?

+Khi nói đến các cơ hội và mối đe dọa liên quan đến việc cân bằng học tập và công việc bán thời gian, có một số để xem xét Một mặt, làm việc bán thời gian có thể mang lại cơ hội kết nối mạng, tiếp xúc với ngành và kinh nghiệm làm việc có giá trị Đây có thể là một cách tuyệt vời để sinh viên có được kinh nghiệm thực tế và tạo ra các kết nối hữu íchtrong suốt sự nghiệp của họ Mặt khác, làm việc bán thời gian cũng có thể gây ra các mối đe dọa, chẳng hạn như giảm thời gian học tập và chuẩn bị cho kỳ thi, khả năng bị kiệt sứcvà hạn chế khả năng thực tập hoặc các cơ hội học tập khác Sinh viên làm việc bán thời gian có thể gặp khó khăn trong việc tìm thời gian học tập hoặc tham gia vào các cơ hội học tập khác, điều này có thể hạn chế triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của họ.

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w