Chăng hạn như, khi nghiên cứu định lý thì ta có câu hỏi “Nếu A dẫn đến B thì B có dẫn đến A hay không?” hoặc khi giải toán thì ta thường hỏi “Có cách nào khác đề giải quyết bài toán này
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THANH PHO HO CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
® sẽ TP HỒ CHÍ MINH
BAI TIEU LUAN KET THUC HOC PHAN
ki NANG LAM VIEC NHOM VA TU DUY SANG TAO
DE TAI LAT NGUQC VẤN ĐÈ - TƯ DUY NGUQC VA UNG DUNG
TRONG DAY TOAN - HOC TOAN
Sinh viên thực hiện: Lê Lam Thuan MSSYV: 48.01.101.083
Trang 22.3 Kĩ thuật sử dụng giả định “Cái gì sẽ đến nếu tôi ” - cccttseseer 4
» Bồn cấp độ lật ngược vấn đề S22 12121 22 2211121212111 eo 4
+ Đặc điểm, ưu và nhược điểm của thủ thuật lật ngược vấn đề - 7
4.1 Đặc điểm c2 Tnhh Hà Ha Ha HH se 7 4.2 Uuđiểm ìì hình HH HH Hee 8 4.3 Nhược điểm 2 2ì TS HH n1 1 1kg 9
5 Một số cách rèn luyện và phát triển tư duy ngược, lật ngược vấn đề 10
Ill UNG DUNG LAT NGƯỢC VẤN ĐÈ VÀO DẠY HỌC THÔNG QUA MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC 0 2 2n 12212211 12 112121121812 a II
1 Mô hình lớp học đảo ngược - nh HH Ho LH ko 12
2 Những ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược . .- 5-5: 5S sec 14
1 Phương pháp bài toán ngược - nh nén Hành nh kho to 17
2 Ví dụ cho dạy học bằng phương pháp bài toán ngược 5c sec 19
V LIEN HE BAN THAN - UNG DUNG LAT NGUQC VAN DE TRONG HQC TẬP
VA LAM VIEC NHOM Qo .cccccccccccccccccscscscscscseecsvsestscstessessststissnsesssevsseesssessscavevavevavivavevetinenes 20
1 Ứng dụng trong quá trình học tập các môn chuyên ngành . 20
2 Ứng dụng trong làm việc nhóm và học tập các môn chung -5-: 22 2.1 Các bước áp dụng lật ngược vấn đề hiệu quả - 2S Sc Sntsseerye 22 2.2 Ứng dụng cụ thể trong các môn học . 5: 5:2: 22 2 2 321221 EtxeErrrrkeei 24
VL KẾT LUẬN 2n nh HH HH se 26
VI TAT LIEU THAM KHẢO L2 21 2n HH nh HH gu 27
Trang 3I LY DO CHON DE TAI
Khi tham gia hoc tap hoc phan “Kĩ năng làm việc nhóm va tư duy sáng tạo”, tôi đã được tiếp cận với các thủ thuật sáng tạo và kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả Mỗi một bài học, mỗi một kĩ năng ấy đều để lại trong tôi sự ấn tượng về sự hiệu quả khi áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể Ân tượng hơn hết cả đó là thủ thuật “Lật nguoc van đề”, và đó cũng là lí do tôi chọn đề tài số 2 với câu hỏi “?7rong các biện pháp làm việc nhóm hiệu quả và các thủ thuật tư duy sáng tạo, bản thân anh (chị) ấn tượng với kĩ thuật nào? Vì sao? Ap dung kĩ thuật đó cho bản thân như thể nào? ”
Nói riêng trong vấn đề học toán từ những năm phố thông đến học trên trường đại học,
ta luôn đặt ra vấn đề “đảo” của một van dé đang xét, có thê là đảo ngược cả cách làm hoặc đảo ngược vài bước trong cách làm cũ Chăng hạn như, khi nghiên cứu định lý thì
ta có câu hỏi “Nếu A dẫn đến B thì B có dẫn đến A hay không?” hoặc khi giải toán thì
ta thường hỏi “Có cách nào khác đề giải quyết bài toán này nhanh hơn hoặc dễ dàng hơn không?”, đó là những áp dụng căn bản của thủ thuật lật ngược vấn đề hay cách tư duy ngược vào việc giải toán Trong quá trình tìm hiểu về thủ thuật ấy thông qua học phan, tôi càng hiểu sâu sắc hơn, lật ngược vẫn đề là một kĩ thuật không chỉ áp dụng được trong giải toán mà mở rộng hơn, còn là trong quá trình học tập, phát triển bản thân, đồng thời là áp dụng vào dạy học và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Trong khuôn khô bài tiêu luận, tôi xin trình bày sơ lược hệ thống lý thuyết về thủ thuật
“Lật ngược vấn đề” mà tôi đã được tiếp cận qua học phần, cũng như các phương pháp
áp dụng thủ thuật lật ngược vấn đề trong công việc và học tập, cu thé là trong việc học toán và dạy toán mà bản thân dự định sé thực hiện, đồng thời rút ra một số lưu ý khi áp dụng sau này
Mac du da phan tích và chọn lọc nội dung cần thận đề đưa vào tiểu luận, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên và các bạn đọc Xin chân thành cảm ơn thầy vì đã tạo cơ hội cho tôi thực hiện tiểu luận nảy!
Trang 4H CƠSỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm thủ thuật “Lật ngược vẫn đề”
Thủ thuật “Lật ngược vấn đề” (hay “Tư duy ngược”) là một kĩ thuật giúp tập cho não hình thành các lỗi đi ngược so với con đường mòn thông thường, từ đó, tín hiệu thần kinh sẽ chạy đến các vùng mới, hình thành nên các liên kết mới, tạo ra những khám phá mới, giúp ta có những góc nhìn mới Khi được tiếp cận vấn đề một cách mới mẻ, thì hướng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề đó cũng tất nhiên sẽ đi theo các con đường TỚI mẻ
Lấy ví dụ, một cây bút chì thường được dùng để viết “Lật ngược” vẫn đề lại, ta đặt câu hỏi rằng “Nếu bút chì không dùng đề viết thì sẽ dùng để làm gì?”, từ đó con người sáng tạo bút chỉ có thể dùng để làm cốc đựng bút, đồng hồ, hoặc sáng tạo hơn la khắc bút tạo thành đồ trang trí
Hình l Bút chì khi được sảng tạo thành các vật dụng khác nhau Lật ngược vấn đề không chỉ là đi ngược 180 độ theo chiều hướng ngược lại so với thông thường, mà còn bao hàm ý nghĩa “đi ra khỏi lỗi mòn”, tức đôi khi bạn chỉ cần đi theo hướng 90 độ, khác bình thường một chút thì cũng đã là góc nhìn rất khác biệt rồi
2 Các kĩ thuật lật ngược vẫn đề
2.1 Kĩ thuật tiêu cực hóa vẫn đề
Thông thường khi bắt tay vào thực hiện một công việc hoặc một dự định nào đó, hiển nhiên ta sẽ muốn đạt được mục tiêu đã đề ra Tuy nhiên, trên thực tế ta sẽ luôn bắt gặp
không ít những tình huống khó khăn trong quá trình thực hiện Vấn đề đặt ra là “Hoàn
thành tốt mục tiêu”, lật nguoc vấn đề lại, ta có một vấn đề mới là “Không hoàn thành
3
Trang 5ALD
được mục tiêu” Băng cách hình dung trước và suy nghĩ về các tình huồng tệ, tình huỗng không theo kế hoạch, các phương pháp sẽ dẫn tới tình huống đó, từ đó ta đặt một số câu hỏi như “Tại sao phương pháp đó lại mang tới kết quả xấu? Phương pháp đó sai tại chỗ nào? Vấn đề nào sẽ phát sinh lúc thực hiện phương pháp đó? ” Qua đó ta có được những ý tưởng mới giúp tránh, cũng như khắc phục được những vấn đẻ, sai lầm có thể xảy Ta
2.2 Kĩ thuật hoán đỗi thất bại với thành công và ngược lại
Đây là kĩ thuật mở rộng của kĩ thuật tiêu cực hóa vấn đề, khi ta không chỉ hình dung về các tỉnh huống xấu trong qua trinh thực hiện mà định hình hình ảnh “thất bại” sẽ trông như thế nào, từ đó đi ngược lại, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thất bại Nếu kĩ thuật tiêu cực hóa vấn đề giúp ta dự đoán và đề ra phương pháp giải quyết các tình huống thì hoán đôi thành công với thất bại sẽ tạo động lực to lớn cho bản thân trong quá trình thực hiện, rèn luyện kỉ luật để không vướng vào các nguyên nhân dẫn đến that bại
2.3 Kĩ thuật sử dụng giả định “Cái gì sẽ đến nếu tôi ”
Kĩ thuật này thường rất hữu dụng khi ta muốn vượt qua khỏi lỗi mòn quen thuộc trong
tư duy Thay vì giải quyết vấn đề theo cách thông thường, ta có thể kết hợp phương pháp công não (Brainstorming) đề liệt kê toàn bộ những phương thức có thê nghĩ ra Giả sử các phương thức đó lần lượt là phương thức A, phương thức B Khi đó ta đặt câu hỏi rằng “Cái gì sẽ đến nếu tôi làm theo cách A?”, “Cái gì sẽ đến nếu tôi làm theo cách B?” Thông qua đó, ta vừa sáng tạo ra cách giải quyết vấn đề mới, vừa biết được phương thức đó có hiệu quả hay không và phủ nhận những phương thức không hiệu quả
3 Bồn cấp độ lật ngược vẫn đề
Tiêu chí đầu tiên của sáng tạo chính là “khác biệt”, không giống so với suy nghĩ thông thường của đám đông, là nhìn vẫn đề đưới góc nhìn khác so với đại đa số, là nghĩ theo hướng mà bình thường người khác không nghĩ đến Cùng một vấn đề có rất nhiều cách nhìn, vì vậy lật ngược vấn đề cũng có các “cấp độ” lật ngược, mỗi một cấp độ lại cho
ta những phương án sáng tạo khác nhau
Trang 6
Đề tìm hiểu bốn cấp độ lật ngược van dé, ta có ví du sau:
“Giả sử bạn là chủ một trang trại lớn Một hôm, dé tăng sản lượng nuôi cá, bạn muốn mở rộng cái ao này ra gấp đôi điện tích hiện tại, nhưng lại không muốn đốn
bỏ hay bứng đời bất cứ cái cây nào, vì bốn gốc cây này đểu la cé thu rat dep va quy gid Vay, ban sé làm sao?”
Với lỗi tư duy thông thường, “mở rộng diện tích” nghĩa là mở rộng theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc Đó chính là lối mòn tư duy Tuy nhiên, lối mòn tư duy đã dẫn đến
bề tắc Do đó, ta cần thoát ra bằng cách đi ngược lại hoặc đi ra khỏi lối mòn nảy
Đề thoát ra khỏi lỗi mòn, ta có thể sử dụng vài câu hỏi trợ lực như:
i Tại sao tôi phải mở rộng diện tích? (Đi ngược lại cá van dé)
ii Nếu tôi không mở rộng mà thu hẹp lại thì sao? (Đi ngược lại lối mòn)
ii Nếu tôi không thay đối chiều dài hay chiều rộng như thông thường thì sao? (Lật ngược một bộ phận)
iv Nếu tôi không làm như vậy thi liệu còn cách nào khác? (Đi chệch khỏi lối mon)
Từ đó ta nay sinh ra một số một số giải pháp sáng tạo, chắng hạn như:
i Tại sao tôi phải mở rộng điện tích? (Đi ngược lại cá vấn đề)
Từ câu hỏi này, ta nghiệm lại mục đích của mình: Tôi mở rộng diện tích nhằm tăng sản
lượng nuôi cá để tăng lợi ích kinh tế, vậy liệu còn cách nào khác dé tang loi ich kinh té
mà không cần tăng sản lượng nuôi cá? Qua đó, ta tìm ra được một ý tưởng mới: Thay đối giống cá thành loại quý hiếm, được giá hơn Mặc đù sản lượng có thể không tăng
5
Trang 7nhưng hiệu quả kinh tế sẽ tăng rõ rệt, vả ta vẫn đạt được mục đích ban đầu Nghĩ rộng hơn nữa, nếu đã có ao, lại có 4 cô thụ đẹp, lại có cá quý hiếm, vậy tại sao ta không xây dựng trang trại thành một khu du lịch sinh thái, cho khách đến tham quan? Ý tưởng này sáng tạo, hữu ích, nhưng tính khả thi cao hay thấp phụ thuộc vảo tình trạng thực tế hiện tại (nguồn vốn, điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan )
ii Nếu tôi không mở rộng mà thu hẹp lại thì sao? (Đi ngược lại lỗi mòn)
Suy nghĩ này dẫn chúng ta đến một ý tưởng mới: Tăng độ sâu của ao cá nhằm tăng thê tích toàn bộ ao cá Rõ ràng đây là một cách đề tăng không gian sông của cá, từ đó tăng sản lượng nuôi cá mặc dù diện tích không đôi hay thậm chí là bị thu hẹp Y tưởng này còn tạo ra một hiệu quả khác: ta có thể nuôi đồng thời nhiều loại cá, cá sống dưới sâu,
cá sống trên mặt nước Một ý tưởng sáng tạo, hữu ích, khả thi; tuy nhiên đảo sâu chỉ tăng vẻ thé tích, không tăng về diện tích như ý định ban đầu
ii Nếu tôi không thay đôi chiếu đài hay chiễu rộng như thông thường thì sao? (Lat ngược một bộ phận)
Mục tiêu của chúng ta là mở rộng ao cá mà không chặt bỏ
4 cây cô thụ ở 4 góc Lối mòn thông thường của ta khi nói Ỳ Ì
về việc mở rộng một hình chữ nhật, hoặc là mở rộng chiều
đài, hoặc là mở rộng chiều rộng của hình chữ nhật Nếu
chúng ta đi khác con đường ấy, ta cần phải mở rộng diện
tích theo một cách khác Một trong các đáp an cho van đề
này sẽ là mở rộng theo đường chéo Rõ ràng diện tích của
ao cá được mở rộng rõ rệt nhưng ta vẫn giữ được 4 cây cô
thụ quý Ý tưởng này sáng tạo, hữu ích, và khả thi, đạt được đúng mục đích ban đầu
Do đó đây là ý tưởng tối ưu nhất
iv Nếu tôi không làm như vậy thì liệu còn cách nào khác? (Đi chệch khỏi lỗi mòn) Với câu hỏi này, có thê não bạn sẽ nghĩ thêm cách khá thú vị là làm ao cá trên cao, tức
ao cá nhiều tâng, làm băng hô kính chăng hạn, hoặc xây nhiêu tâng vả mỗi tầng là một
hồ nuôi cá Với ý tưởng này, bạn sẽ nuôi được nhiêu loại cá khác nhau ở mỗi tang Y tưởng này là sáng tạo, có hữu ích, nhưng tính khả thi khá kém, khó thực hiện
6
Trang 8Kết luận: Từ một lỗi mòn bề tắc không thê giải quyết được vẫn đề, 4 câu hỏi đặt ra đã cho chúng ta nhiều giải pháp sáng tạo khác nhau 4 câu hỏi đó cũng tương ứng với 4 cap dé lat ngược vân đề được hệ thông hóa qua sơ đồ sau
Nếu tôi làm chỉ tiết nhu ngược
lai thi sao?
Tai sao tôi phỏi
lam cdi nay?
Đi ngược lợi Nếu tôi không
thì còn cách
Nếu tôi không nòo khác?
làm như vậu
mà làm ngược lai thi sao?
Hình 2 Sơ đồ 4 cấp độ lật ngược vấn dé
4 Dac điêm, ưu và nhược điềm của thủ thuật lật ngược vẫn đề
4.1 Đặc điểm
Lật ngược vân đề hay tư duy ngược có một sô đặc điểm riêng biệt mà ta cân nắm chắc
đề có được cái nhìn khách quan về toàn bộ vân đề và tìm ra giải pháp sáng tạo, tôi ưu
- - Đưa ra 2 lựa chọn đổi lập: Một trong những đặc điểm của tư duy ngược la việc đưa ra 2 lựa chọn đối lập nhau về cùng một vẫn đề Thay vì nhiều lựa chọn thì người có tư duy ngược thường chỉ đưa ra 2 phương án, trái ngược nhau đề bao quát vấn đề
- _ Gây cảm giác bất định, lo lắng: Do luôn nhìn vẫn đề ở 2 góc độ đối lập nên tư
duy ngược thường khiến con người cảm thấy bất định, lo lắng khi đối mặt với các quyết định quan trọng Điều nảy sẽ thôi thúc chúng ta tìm kiếm nhiều ý kiến
đề đưa ra quyết định đúng đắn nhất
Trang 9- Phan ảnh tính khách quan: Tư duy ngược giúp phản ánh cải nhìn khách quan của bên thứ ba lên vấn đề Người có cách tư duy này có thê đánh giá vấn đề một cách công bằng, không thiên vị bên nảo
- _ Bỏ gua bối cảnh: Do chỉ tập trung vào 2 góc độ đối lập nên tư duy ngược có xu hướng bỏ qua bối cảnh, hoàn cảnh xung quanh Điều này khiến giải pháp đưa ra
có thê chưa phù hợp với thực tiễn
- Dua trén thoi quen suy nghĩ: Những người sử dụng tư duy ngược thường căn cứ vào thói quen suy nghĩ của bản thân mà không đưa ra cái nhìn mới mẻ Do đó,
họ có xu hướng áp dụng cách giải quyết tương tự cho nhiều vẫn đề khác nhau Nhận biết được các đặc điểm của lật ngược vấn đề sẽ giúp ta vận dụng đúng cách và hiệu quả, đồng thời phân biệt được với các phương pháp tư duy khác Không có một phương pháp nào là hoàn hảo, lật ngược vấn đề cũng có các ưu, nhược điểm riêng nên
ta cần phối hợp đồng bộ nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra giải pháp sáng tạo,
hiệu quả nhất
42 Ưuđiểm
- Giup nhin van đề ở nhiễu góc độ khác nhau
Thay vì chỉ nhìn vấn đề ở một chiều, một lối mòn, tư duy ngược khiến ta phải xem xét
sự việc dưới góc nhìn đa chiều nhằm tìm giải pháp tối ưu Việc nhìn nhận một vấn đề
từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, cái nhìn bao quát và đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống Suy nghĩ khác, góc nhìn khác giúp ta có cái nhìn toàn diện về sự vật, hiện tượng Nó còn giúp ta trãnh được lỗi suy nghĩ thiển cận, phiến diện và bồi dưỡng tri thức mới mẻ Hơn thế nữa, biết suy nghĩ khác biệt tạo nên tính năng động, tích cực trong tư duy
- _ Rèn kĩ năng giải quyết vấn đề sáng tạo, đột phá
Sự đảo ngược trong tư duy giúp bạn thoát khỏi khuôn khô cũ, từ đó tìm ra ý tưởng mới
lạ và giải pháp sáng tạo mà trước đây không nghĩ ra được Thủ thuật lật ngược vấn đề giúp cho bản thân dễ dàng tìm ra được những cách thức, phương giải để giải quyết vấn
đề một cách hiệu quả, thúc đây cải thiện khả năng tư duy, sự sáng tạo và lòng kiên nhẫn
- _ Rèn luyện tư duy, lập luận logic và khả năng phân tích, đánh gid
§
Trang 10Đề áp dụng tư duy ngược tốt, ta cần phân tích vấn đề sâu sắc, sau đó lật ngược nó một cách logic Nếu không phân tích vấn đề đủ sâu, toàn diện thì việc lật ngược có khả năng
bị “phản tác dụng” vì thiếu tính hợp lí, gây ra sự rồi loạn khi giải quyết vấn đề Nhờ vậy
mà khả năng phân tích và tư duy logic được rèn luyện, mài giữa khi áp dụng phương pháp tư duy này
- _ Phù hợp với thời đại công nghệ số
Trong thời đại phát triển và biến động liên tục như hiện nay, tư duy ngược giúp ta tìm
ra được các giải pháp sáng tạo từ các nguồn thông tin có sẵn, vì vậy đây không chỉ là kĩ năng mềm quan trọng mà còn là yếu tố cạnh tranh giữa các cá nhân và các tô chức Hơn thế nữa tư duy ngược cũng giúp chúng ta linh hoạt và chủ động trong việc đối mặt với những thách thức và cơ hội do công nghệ mang lại, là một trong những yếu tổ quyết định cho sự thành công và phát triển bền vững trong thời đại công nghệ số
4.3 Nhược điểm
- _ Đòi hỏi nhiều thời gian, công sức nghiên cứu
Khi lật ngược vẫn đề, việc đánh giá vấn đề ở góc độ khác đòi hỏi ta phải dành thời gian
để kiểm tra, đánh gía những vấn để mà bản thân mình lật ngược xem nó có phù hợp, có tính khoa học hay không Bởi vì những gì chúng ta lật ngược là theo quan điểm, suy nghĩ của cá nhân Ở những vấn đề có độ khó, tính phức tạp hơn thì càng đòi hỏi chúng
ta cần phải dành nhiều thời gian hơn nhăm nghiên cứu giải pháp tối ưu nhất
- _ Có thê gây căng thăng, áp lực khi lật ngược vẫn đề ở quá nhiễu góc độ
Bản chất của tư duy ngược hay lật ngược vẫn đề là nhìn một cách tông quan và tiến hành “lật ngược” Việc nhìn nhận van đề ở nhiều góc độ có thể khiến cho chúng ta cảm thấy áp lực, mệt mỏi, băn khoăn vì không biết góc độ nào sẽ đưa ra cách giải quyết tôi
ưu nhất, đặc biệt là những góc độ có sự đối lập lẫn nhau
- _ Dễ dân đến hậu quả tiêU cực nếu chỉ nhìn ở góc độ tiêu cực đề lật Hgược van dé Nhin nhận vấn đề ở góc độ tiêu cực dễ khiến bản thân rơi vào trang thai ty ti, that vong,
từ đó nảy sinh ra trong đầu những suy nghĩ bi quan, chán nản Nếu chỉ nhìn ở góc độ tiêu cực để lật ngược vấn đề, chúng ta có thể đễ dẫn đến những hậu quả không mong
Trang 11muốn Ví dụ, nếu ta muốn tăng doanh thu cho một sản phẩm, ta không nên chỉ hỏi “Làm sao để giảm doanh thu?” mà còn phải xem xét những yếu tố khác như thị trường, đối thủ, khách hàng, chi phi, chất lượng, kết hợp với các cấp độ lật ngược vẫn đề khác Nếu chỉ tập trung vào góc độ tiêu cực, chúng ta có thể bỏ qua những cơ hội và nguồn lực quan trọng, hoặc thậm chí làm tôn hại đến uy tín vả niềm tín của khách hàng
- _ Khó áp dụng với những người có tư duy cứng nhắc, thiểu tính sáng tạo
Lật ngược vấn đề/tư duy ngược đòi hỏi phải có sự linh hoạt, mở rộng, và đối mới trong cách nhìn nhận và giải quyết vẫn đẻ Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đễ dàng áp dụng tư duy ngược trong thực tế Những người có tư duy cứng nhắc, thiếu tính sáng tạo thường gặp khó khăn khi phải đối mặt với những vẫn đề mới lạ, phức tạp, hoặc mâu thuẫn; vì họ thường bị ràng buộc bởi những quy tắc, tiêu chuân, và khuôn mẫu đã được định sẵn, không dám phá vỡ hay thay đổi Đồng thời những người có tư duy cứng nhắc thiếu khả năng tưởng tượng, liên tưởng, và kết hợp những ý tưởng khác nhau để tạo ra những giải pháp độc đáo và hiệu quả Do đó, tư duy ngược khó áp dụng với những người có tư duy cứng nhắc, thiếu tính sáng tạo
5 Một số cách rèn luyện và phát triển tư đuy ngược, lật ngược vẫn đề
- _ Thói quen hóa việc đặt câu hỏi ngược
Hãy đặt cho mình thói quen đảo ngược mọi vẫn đề bằng cách đặt câu hỏi “Làm thế nào để ” Chọn một vấn đề hoặc tình huống cụ thể, sau đó thử đặt ra câu hỏi ngược lại Điều này giúp nhìn vào các khía cạnh tiêu cực và tìm cách chuyên chúng thành tích cực Ngoài ra nó còn giúp rèn luyện khả năng suy luận ngược lại và xây dựng lập luận logic
từ các vấn đề phức tạp
- _ Đọc sách và bài viết về tr đuy ngược
Đọc sách và bài viết về tư duy ngược là một cách tốt dé tìm hiểu về khái niệm này và cách áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày Sách có thê giới thiệu các phương pháp và
ví dụ cụ thê về tư duy ngược, từ đó có thê áp dụng vảo tình huống thực tế
- _ Trò chuyện với những người có ý tưởng đối lập
10
Trang 12Khi ta trò chuyện với những người có ý tưởng và quan điểm đối lập, ta mở rộng suy
nghĩ của mình và tìm cách nhìn vào vẫn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát triển
khả năng tư duy lĩnh hoạt và sáng tạo
- Ap dung vao tinh huống thực tế
Tư duy ngược và lật ngược van đề đòi hỏi sự thâm sâu và nhuần nhuyễn để có thể áp dụng hiệu quả Do đó, vận dụng tư duy ngược vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống, công việc sẽ giúp ta hình thành thói quen mới và liên tục cải thiện qua từng ngày
Ill ỨNG DỤNG LẬT NGƯỢC VẤN ĐẺ VÀO DẠY HỌC THÔNG QUA MÔ HÌNH LỚP HOC DAO NGUOC
Khi còn đang là một sinh viên sư phạm Toán tham gia hoc tập tại HCMUE, tôi ý thức được rằng đây là khoảng thời gian phù hợp, cần thiết để chuẩn bị kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này Vì vậy, tôi không ngừng học hỏi và tìm tòi nhiều phương pháp hiệu quả, làm giàu vốn kiến thức cho bản thân Trong quá trình tìm hiểu
về thủ thuật lật nguoc van dé cũng như tư duy ngược, tôi đặt câu hỏi rằng “Mục tiêu của dạy học là hình thành và phát triển nhân cách, năng lực toàn diện cho người học Vậy có phương pháp nào khác để đạt được mục tiêu đó mà không đi theo phương pháp truyền thống, lỗi mòn như xưa giờ?”
Hầu hết ở các lớp học truyền thống, mọi người đều đễ đàng nhận thấy rằng giáo viên phải dành phần lớn thời gian trên lớp đề giúp học sinh năm được kiến thức, kĩ năng mới, sau đó học sinh mới làm bài tập, thực hành tại lớp, được giao bài tập về nhà để củng cô, hoàn thiện tri thức đã tiếp nhận Việc làm như vậy chưa tạo cho người học tính chủ động, tích cực Đặt trong bối cảnh thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức đã tạo ra những biến đối to lớn, một giải pháp sáng tạo, thoát lỗi mòn truyền thống đó là đạy học kết hợp sử dụng công nghệ thông tin Từ phương thức này đã phát triển thành
mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped classroom), duoc ứng dụng rộng rãi trong việc dạy học các môn khác nhau, đặc biệt ứng dụng trong thời gian đại dịch Covid-L9 hoảnh hành, giúp người học và người dạy tương tác với nhau mà không gặp rào cản khoảng cách
11
Trang 131 Mô hình lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược là mô hình được hình thành tại Mĩ từ những năm 1990, được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ tiêu học đến đại học, đã đảo ngược cách tô chức đạy học theo lớp học truyền thống (Giáo viên chuẩn bị bài giảng lên lớp, còn học sinh chuẩn bị bài tập về nhà trước buôi học, bài mới sẽ được giáo viên giảng trong giờ học và trong một số giờ đạy có dành thời gian để luyện tập làm bài tập trên lớp)
Hình 3 So sánh giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược Lớp học đảo ngược có nghĩa là tất cả các hoạt động dạy — học được thực hiện “đảo ngược” so với lớp học truyền thông Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đôi với các dụng ý và chiến lược sư phạm ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu đạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học Học sinh sẽ học trước bài giảng của giáo viên ở nhà qua hệ thống trực tuyến, tự hoc dé đạt được một số yêu cầu cần đạt ở mức độ biết và hiểu Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động thảo luận, giải đáp về kiến thức mới, vận dụng vào giải quyết vấn đẻ, tiến hành hoạt động thực hành, thực tiễn Giáo viên đóng vai trò là người điều tiết, định hướng hỗ trợ, có thê giúp học sinh giải quyết những điểm trừu tượng, khó hiệu trong bài học mới
12
Trang 14
Hình 4 Quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược Hình 5 sau đây so sánh cấp độ tư duy của học sinh theo thang đo Bloom giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược
Lớp học truyền thống Lớp học đảo ngược
Hình 5 So sánh mức độ tư duy giữa lớp học truyền thống và lớp học đáo ngược theo
thang đo của Bloom Lớp học đảo ngược làm thay đôi vai trò của người dạy và người học Bản chất của mô hình lớp học đảo ngược là hướng đến mục tiêu hoạt động hóa việc học của người học, chú trọng sự tương tác giữa người học và môi trường học tập nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức từ kiến thức vốn có của học sinh đến kiến thức cần chiếm lĩnh Giáo viên phải tạo được môi trường để thúc đây sự sáng tạo trong tiếp thu kiến thức của người học cũng như tạo cơ hội đề rèn luyện, phát triển tư duy cho người học Trong mô hình lớp
13