1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần đề tài chèo nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa việt nam

25 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chèo - Nghệ Thuật Sân Khấu Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
Tác giả Vu Huong
Người hướng dẫn Ts. Dang Giang Ngoc Ngan
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Được hình thành và phát triển rất sớm, nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHi

MINH

KHOA LICH SU -000 -

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU cọ Hi BH BE ến 1

CHUONG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 2

1.2 Chèo qua các thời kKÌ - cuc cm mm n ngà 2

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CẤU TẠO NÊN CHÈO .5

2.1 Đặc điểm trong nội dung và nhân vật - 5 2.2 Đặc điểm trong nhạc cụ, trang phục - -.-‹.-. 6 2.2.1 Đặc điểm trong nhạc CỤ cty 6 2.2.2 Đặc điểm trong trang phục và hóa trang - 7

2.3 Một số đặc trưng trong kĩ thuật hát chèo truyền thống

2.3.1 Hát liền hơi/ liền giọng cv nh nền heo 8

3.1 Thực trạng Chèo nghệ thuật đương đại - - - 10

3.2 Những chính sách bảo tồn và phát huy Chèo truyền

KẾT LUẬN cọ ni ng nh 15

Trang 3

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

LOI MO DAU

Sân khấu là loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc và là nền nghệ thuật thứ 6 của nhân loại Được hình thành và phát triển rất sớm, nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã đạt được những thành tựu

vô cùng to lớn và trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam

Nếu ở Trung Quốc nổi bật bởi kinh kịch ở Bắc Kinh, thì tại Việt

Nam khi nói đến nghệ thuật dân gian thì không thể không kể đến

hát Chèo Chèo đã tồn tại trong đời sống tỉnh thần của dân tộc Việt Nam không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một hai thế kỉ mà nhiều thế kỉ; không phải một hai nơi mà khắp cả

vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Nó là kết tỉnh những về đẹp

tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là công trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do,

công bằng và ý tưởng nhân văn hướng tới chân - thiện - mỹ Nhờ

vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc Dòng chảy của thời gian cùng với nhịp sống xô bồ của cuộc sống hiện đại, ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơi kinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung

Trang 7

CHUONG 1: LICH SU HiNH THANH VA PHAT TRIEN

và múa dân gian, nhất là các trò nhại từ thế kỉ X Qua thời gian,

người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của Chèo dựa trên

các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn

1.2, Chèo qua các thời kì

Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một

binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14 Binh

sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính

bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát

Thế kỷ XI, dưới thời nhà Lý (1010-1225), chèo đã vượt qua phạm

vi trong dân gian mà phổ biến sâu rộng vào cả kinh thành Thăng Long Giới thượng lưu bấy giờ (vua, quan, quý tộc) mê hát chèo Sách Việt sử thông giám cương mục cho biết tháng 6 năm 1028, vua Lý Thánh Tông xuống lệnh cho mời phường chèo vào diễn mừng sinh nhật nhà vua Về sau, lễ sinh nhật của các vua Lý tổ chức thành ngày hội ở Thăng Long và dĩ nhiên không thể thiếu vắng những phường chèo Tiếp đó, bia Sùng Thiện diên linh (lập năm 1121) có ghi chép khá tỉ mỉ về đội chèo của Thiên vương Trong đó có đoạn “ở giữa bậc dưới, những cô gái tiến hươu vàng, nhạc quan đứng thành hàng dưới sân nhảy hát một lúc ” Sách An Nam chí lược dưới thời nhà Trần ghi chép về đời sống văn hóa, văn nghệ trong cung đình và có đoạn đề cập đến diễn

2

Trang 8

chèo Vào ngày tất niên cuối năm, vua Trần ngự ở cửa Đoan cương

để bách quan lạy mừng năm mới Nhân dịp này, các phường chèo, phương hát cũng tới hát mừng nhà vua và văn võ bá quan Thế kỷ

XV, các vua nhà Lê đã có những chính sách hạn chế cho biểu diễn loại hình nghệ thuật này trong cung đình do chịu ảnh hưởng của Khổng giáo Chèo trở về với đời sống của nông dân trong làng xã,

biểu diễn trong không gian cổ truyền và kịch bản lấy từng các

truyện bằng chữ Nôm Qua niệm truyền thống của Nho giáo phân chia thứ bậc trong xã hội thành 4 hạng (sĩ, nông, công, thương), như vậy những người hành nghề diễn xướng bị xem là “xướng ca

vô loài”, “con hát”, và bị phân biệt, coi thường, con cái của họ không được đi học

Việt sử thông giám cương mục ghi thời Hồng Đức (1470-1497), trong những điều dạy của vua Lê Thánh Tông với bách tính có hai

điều răn, đó là: Cha mẹ dạy con phải đúng khuôn phép, không

được để buông tuồng đắm đuối vào cờ bạc, rượu chè, tập nghề hát xướng, hại đến phong tục; Khi chèo hát, lúc hội hè, trai gái đến

chơi xem, không được đứng ngồn lẫn lộn, để ngăn ngừa thói dâm

A

0

Theo sách Hí phường phả lục của Lương Thế Vinh năm 1501 thì một trong những vị tổ của nghệ thuật chèo là ông Đào Văn Só Sách này cũng cho biết: Hằng năm ông Đào thường đến các nhà hào trưởng để diễn lại hình ảnh các vị hào trưởng xưa cho con

cháu họ xem Như vậy, ông Đào được mời đến làm trò nhại để bắt

trước như thật các vị quan chức đã qua đời Nghệ thuật chèo tiếp tục tồn tại và phát triển lâu dài cho đến tận thế kỷ XVIII -thế kỷ của loạn lạc và khởi nghĩa nông dân Lúc này, chèo truyền thống có sự

chuyển biến căn bản về nội dung Sân khấu chèo phản ánh mẫu

thuẫn gay gắt của xã hội (nông dân với địa chủ phong kiến) Chèo trở thành một vũ khí tinh thần để đấu tranh chống lại giai cấp

3

Trang 9

thống trị Thời nhà Nguyễn (1802-1885), trước cuộc vũ trang xâm lược của quân Pháp, vương triều nhà Nguyễn sau một thời gian sát cánh cùng nhân dân chiến đấu bảo vệ độc lập đã từng bước ngả

theo phái chủ hòa và “cắt đất” cho người Pháp bằng các bản hiệp ước bất bình đẳng Năm 1862, vua Tự Đức ký hòa ước Nhâm

Tuất, nhượng bộ một số quyền lợi cho quân Pháp đã vấp phải sự phản kháng của toàn xã hội Năm 1870, trong tác phẩm chèo Trò Kiều Tự, vai Hề đã mượn sân khấu dân gian để chỉ trích vua Tự Đức Trong đó có những đoạn “Trời sinh thánh “ế”; Trời sinh thánh

đế; Ai chả biết đế với vương, nhưng không ai hỏi đến thì chẳng ế

sưng ra à?; “Trị nước ngang lưng”; Trị nước lên ngôi; Trị nước lên ngôi thì ngồi mà chết !”

Đến thế kỷ 19, chèo khai thác một số tích truyện ảnh hưởng của tuồng như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc nhu Hán Sở tranh hùng Đầu thế kỷ 20, nghệ thuật chèo đứng trước tình trạng bế tắc và nguy cơ bị mai một Đứng trước hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, chèo buộc phải có một cuộc cách tân Họ đã đưa

đề xướng phong trào “chèo văn minh”, đưa các phường chèo sân

đình vào diễn ở các rạp hát bằng cách bổ sung trang trí bằng phông cảnh Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích

truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai

Đầu thế kỷ XX đánh dấu một bước phát triển mới của nghệ thuật chèo Phong trào Chèo văn minh và Chèo cải lương đã kiến chèo tiến một bước dài thêm Lúc này chèo đả kích những yếu tốt mê tín dị đoan Hình ảnh thổ công, thổ địa, hay sơn thần được đưa lên sân khấu nhập vai Các tác phẩm chèo được sáng tác và đưa vào diễn xướng theo hướng xây dựng những lớp hài tính cách, phù hợp với điều kiện xã hội, sở thích của khán giả

Trang 10

CHUONG 2: CAC DAC TRUNG CO BAN CAU TAO NEN CHEO

2.1 Đặc điểm trong nội dung và nhân vật

Không giống với tuồng, chỉ ca tụng hành động anh hùng của các

giới quyền quý, chèo vẽ lại một bức tranh về cuộc sống bình dị của

người dân nông thôn với khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công Nhiều vở chèo còn khắc họa hình ảnh người phụ nữ đang đấu tranh với những bất công trong cuộc sống

và sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác

Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung

Trang 11

của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực, tính

nhân đạo và tư tưởng sâu sắc

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và có

“một khuôn” Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó Những nhân vật phụ của chèo có

thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên

riêng Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.V Về sau, sự xuất hiện của một số nhân vật như Thiệt Thê, Thi Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã phá vỡ tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng

Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò "Hề" là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những

anh hề trong cung điện của vua chúa châu Âu Với lối diễn tung

hứng, dí dỏm, hề Chèo không chỉ mang lại tiếng cười cho người xem thông qua việc đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến như vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã, mà còn chứa đựng, chuyển tải cả những tinh thần, tư tưởng khác của vở diễn (Thông tấn xã Việt Nam, 2021)

2.2 Đặc điểm trong nhạc cụ, trang phục

2.2.1 Đặc điểm trong nhạc cụ

Trong sự thành công chung của các vở Chèo, ta không thể không

đề cập đến vai trò của âm nhạc Âm nhạc Chèo là một trong những

bộ phận cốt lõi tạo nên nghệ thuật sân khấu Chèo

Dàn nhạc Chèo cấu tạo theo kiểu dàn nhạc màu sắc, truyền

thống mỗi cây đàn có một màu sắc riêng, có lối diễn tấu và sức

6

Trang 12

truyền cảm riêng Các nhạc cụ được cấu trúc theo xu hướng gần gũi với giọng người Âm thanh mỗi nhạc cụ thể hiện tiếng nói riêng, vang lên trong không gian huyền bí của sân khấu như lời mời, gọi người nghe; cái trước, cái sau, khi hoà quyện, lúc tách

nhánh, chuyển động nhịp nhàng theo nội dung vở diễn

Nếu như trước đây, dàn nhạc Chèo gồm:

- Bộ dây - chi kéo: nhị 1, nhị 2, hồ

- Chi gẩy: nguyệt, tam, thập lục, bầu

- Chi gõ: tam thập lục

- Bộ hơi: tiêu, sáo

- Bộ gõ: trống đế, trống ban, trống chầu, trống cơm, thanh la, mỡ, não bạt, sinh tiền, tiu cảnh, chiêng

Ngày nay, dàn nhạc Chèo thường chỉ có 5, 6 nhạc công và mỗi nhạc công có thể sử dụng được 1 hoặc 2 nhạc cụ Với bộ gõ, hiện thường dùng là trống đế, thanh la, mõ, trống cơm, trong đó, trống

đế là nhạc cụ có vai trò quan trọng trội bật

Trong các bộ (dây, hơi, gõ) thì các nhạc cụ thuộc bộ gõ đóng vai trò quan trọng Các cụ có đâu “Phi trống bất Chèo” cho thấy vai trò của bộ gõ nói chung và tiếng trống nói riêng trong sân khấu Chèo

truyền thống Theo thông lệ, vở Chèo thường mở đầu bằng điệu

hát Vỡ nước với sự phụ hoạ của hồi trống rung, buổi diễn kết thúc

có hát Vẫn trò với trống giã đám Bên cạnh đó, thông qua một số ước lệ trong kỹ thuật diễn tấu trống, người diễn viên như cảm nhận được những qui định về hành động sân khấu của mình như: Rù trống (vê dùi trên mặt trống) là diễn viên đang di động; Rụp trống

là diễn viên dừng lại; Cắc trống lúc khoan lúc nhặt là diễn viên đang suy nghĩ, tính toán chuẩn bị hành động Ngoài ra, cũng như sân khấu Tuồng, Chèo trước đây còn sử dụng trống chầu để “cam

7

Trang 13

trịch” buổi diễn (thậm chí là khen-chê), do một người có vai vế, uy tín hoặc am hiểu sâu về nghệ thuật sân khấu điều khiển

Các nhạc cụ gõ trong Chèo có khả năng quán xuyến, điều hành

tiết tấu vở diễn, dẫn dắt sự chuyển màn, chuyển lớp, sự ra vào của

diễn viên trên sân khấu Đúng như nhà nghiên cứu Bùi Đức Hạnh

đã nhận định: “Trống Chèo (bộ bố) là linh hồn của dàn nhạc Chèo

vì nó là nguồn sáng tạo chủ chốt, kích thích mọi sự sáng tạo khác của các cây đàn cùng hoà điệu tạo nên một phong cách chỉnh thể của âm nhạc Chèo trong lối đệm cho hát cũng như hoà tấu nhạc không lời”

Nói như vậy không có nghĩa, bộ gõ là yếu tố duy nhất làm nên hiệu quả cho cả dàn nhạc Mà ở đây, bộ gõ rất quan trọng trong việc tạo không khí bề ngoài cho diễn xuất, tuy nhiên khó có thể tạo được hiệu quả trữ tình, nội tâm sâu lắng của nhân vật Điều này chỉ có thể đạt được nhờ các nhạc cụ thuộc họ dây, họ hơi Ví như tiếng đàn nhị - líu - hồ nhấn vuốt, luyến láy bám sát giọng người, khơi gợi những mạch nguồn sâu thắm của giọng hát Tiếng sáo - tiêu vừa trong sáng bay bổng, vừa mơ hồ, xa xăm, lại giàu chất gợi cảm, trữ tình Tiếng đàn bầu - đàn tranh da diết, cảm thương, ngân nga, vang vọng, giàu chất trữ tình thể hiện những

suy tư thầm kín, những uẩn khúc bi thương Với cách sử dụng đa

dạng, hợp lý các nhạc cụ kể trên, ông cha ta đã tạo nên một sân khấu Chèo có cách thể hiện hài hoà về âm nhạc giữa cái hài, cái

hùng và cái bi, chứ không quá bi hùng như sân khấu Tuồng hay bi luy như sân khấu Cải lương

Có thể thấy, âm nhạc trong Chèo có vai trò thể hiện nội tâm nhân vật, khắc hoạ cho phần diễn của nhân vật rất rõ nét Ngoài

ra, âm nhạc còn có vai trò mở màn, mở cảnh, báo hiệu diễn biến tiếp theo của nội dung

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN