1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần văn học dân gian việt nam trình bày nhận thức của anh chị về tính truyền miệng tính biến đổi và mối quan hệ giữa hai thuộc tính này trong văn học dân gia

14 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM TP HO CHI MINH

TP HO CHi MINH

TIEU LUAN KET THUC HOC PHAN

MON: VAN HOC DAN GIAN VIET NAM

Trang 2

MỤC LỤC

ID Trinh bày nhận thức của anh/chị về tính truyền miệng, tính biến đối và mối quan hệ giữa hai thuộc tính này trong văn học dân gian ‹-o «so ssc ssS s5 1355055 <6% 1 1 Về tính truyền miệng các cà cà nà sành nh hy se essel 2 Về tính biến đổi (đị bản) tuy ¬— eects see eaeeeeneene

3 Mối quan hệ giữa tính truyền n miệng và i tinh biến đổi

II) Trinh bay tom tắt những đặc trưng của cô tích Tự chon 1 một tác - phẩm e cô tích mà anh chị yêu thích và phân tích những đặc trưng riêng của thể loại thể hiện qua

1 Tóm tắt các đặc trưng của cô tích ¬— ee nets renee tte tenet itn neead 2 Phan tich tac pham “Cai Kién may kiện củ khoai” ¬—— tenetstne tae eee ee 8 IID Trình bày giá trị của tục ngữ trong đời sống xưa và nay -< «<< 9

1.Khái lược tục ngữ Việt Nam cà cà cóc cóc cóc cv PIc ranh ó0 ce ene ee eee tee tne tte teen te ten renee D

Trang 3

đây trở thành một đặc trưng khu biệt văn học dân gian so với văn học viết Truyền miệng

là phương thức phô biến nhất để diễn xướng các tác phẩm văn học dân gian và hơn nữa là một hình thức sản xuất nghệ thuật đặc trưng xét trên tông thể tiến trình phát triên của thé loại này “Aó¡ đến tính truyền miệng là nói đến một hình thức sáng tạo và lưu truyền, sử

dụng và biéu điền rất đặc biệt, khác với hình thức văn tự của văn học viết” [2] Có thé giải thích lí do tạo nên vị trí đặc biệt của tính truyền miệng như sau: Văn học dân

gian có nguồn gốc từ những xã hội nguyên thủy khi nhu cầu sáng tạo nghệ thuật xuất hiện trước cả chữ viết Đến giai đoạn chữ viết đã xuất hiện, song các phương tiện sản xuất tinh thần vẫn chủ yêu dành cho giai cấp thống trị thì nhân dân vẫn trọng dụng truyền miệng để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của mình Cuối cùng, khi chữ viết đã trở thành một

“tài sản” của toàn xã hội thì cũng chỉ có truyền miệng mới lột tả hết được nội dung và giá

trị của các sáng tác dân gian Từ đây, có thê khăng định chắc nịch rằng trong tiến trình của mình, văn học dân gian vẫn luôn bảo tồn tính truyền miệng, nói cách khác, tính

truyền miệng là một thuộc tính xuyên suốt của văn học dân gian

Cùng với sự phong phú của các loại hình văn học dân gian, biêu hiện của truyền miệng cũng vô cùng đa dạng ứng theo từng thê loại, từng mục đích diễn xướng (kể cổ tích, than thoại; diễn xướng ca dao bằng giai điệu; lồng tục ngữ trong lời ăn tiếng nói) Văn học dân gian vi thé là văn học sinh hoạt, gắn với đời sông nhân dân, là văn học được truyền đạt một cách trực tiếp nên thân mật, gần gũi Truyền miệng không đơn thuần thuộc phạm trù

hình thức nữa, nó gắn chặt và trở thành đặc trưng nghệ thuật bộc lộ trọn vẹn giá trị của tác phâm, tạo nên một bầu không khí nghệ thuật có tính đặc thù Môi trường diễn xướng

đặc biệt (truyền đạt băng lời, trực tiếp thân mật) dẫn tới đòi hỏi ở con người phải tích lũy

vốn kinh nghiệm dày dặn để thành công trong việc biểu đạt tác phẩm dân gian Thông qua những trải nghiệm của mình, chủ thê tiến hành sáng tạo — cá trong sáng tác lẫn lôi diễn xướng - dựa trên nền tảng là các Øuyên thống về nội dung (đề tài, nhân vật, mô tip ) và hình thức (kết câu, văn phong ) [3] Trình bày văn học dân gian, tựu trung là sự ứng biến, nên nếu không hình thành “thói quen”, không tiếp xúc thường xuyên thì khó có thê diễn xướng nghệ thuật Nói vậy tức nghĩa là tính truyền miệng tự dat ra van dé cho

chủ thê (diễn xướng ứng biến), và cũng đồng thời đưa ra lời giải (do văn học dân gian

được truyền miệng nên rất dễ bắt gặp, tiếp xúc trong đời sông).

Trang 4

Tóm lại, nói đến tính truyền miệng không đơn thuần bàn tới một phương thức lưu truyền và phô biến văn học dân gian, nó còn là một thuộc tính đặc thù tạo nên màu sắc riêng biệt, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển văn học dân gian đến những giá trị hôm

nay Ngôn ngữ âm thanh là tài nguyên gần gũi nhất với nhân dân, dễ hiểu khi nói văn học

dân gian nhờ có tính truyền miệng mà gắn liền với mọi tầng lớp nhân dân, với tâm hồn Việt

2 Vé tinh bién đổi (tinh di ban):

Văn hoc dan gian mang tính chủ thé sau sac, tat yéu dan téi tinh bién d6i “Di ban la những bản kể, văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm văn học dân gian Sự khác

nhau đó thê hiện ở nhiều phương điện như đề tài, nội dụng, nghệ thuật, thể loại ; 6 nhiễu yếu tô như chỉ tiết, tình tiết, sự kiện, không gian, thời gian, nhân vật, từ ngữ, hình ảnh, số lượng câu chữ ” [2] Tùy vào mục đích và trình độ của nghệ nhân mà các di ban

sẽ bày tỏ tư tưởng, tỉnh cảm, thái độ, quan niệm khác nhau, và xu hướng chung trong các dị bản sẽ có thê khái quát nên thành thái độ của một thời đại, xã hội Như vậy, tính

biến đôi, nhờ sự linh hoạt của mình, luôn kịp thời nắm bắt những chuyên biến trong đời

sông nhân dân

Tính biến đôi tỉ lệ thuận với độ phô biến của tác phẩm, càng nhiều người biết thì càng có

nhiều dị bản, song không có nghĩa là tác phâm dân gian cảng phô biến, sự ôn định của nó càng bị lung lay Ở các dị bản luôn có một phần điểm chung tạo nên cái cốt của tác phẩm ấy, theo Trần Tùng Chinh: “Nói đến đị bán, ta thấy có hai điểm nổi bật Đó là những yếu tố cố định không thay đôi và những yếu tố mới” [2], tức là, tính biễn đôi chỉ thê hiện ở

những yếu tố di dời được mà không làm mắt đi bản chất của tác phẩm, không biến nó

thành một tác phâm khác Bên cạnh đó, cũng trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, ông đồng thời nêu ra một biểu hiện dị bản khác mà sự ra đời sau thoát ly với gốc

của nó, “hẩu như không đi theo một hệ thống nội dung và hình thức thường thấy trong

hấu hết các hiện tượng dị bản cho du it nhiều vẫn tôn tại một yếu tô liên hệ với cái cũ đã

có” [2]

Tính biến đổi phần nào định hướng văn học dân gian, bắt đầu từ cấp độ các tác phẩm đơn

lẻ Một di bản có thê tốt hơn, hoặc tệ đi so với phiên bản trước đó, quy luật đào thải tự nhiên của nhu cầu tỉnh thần ở nhân dân sẽ quyết định đâu là phiên bản tiếp tục được tổn

tại, được trở thành tiền đề cho một dị bản khác ra đời sau này

Tính biến đôi đã hình thành sức sống mạnh mẽ, lâu bền cho các tác phẩm văn học dân gian Nhờ đặc trưng này mà văn học dân gian trường tồn qua thời gian bởi không có đị bản nào là cuối cùng Chưa cần nói đến một tập thé, từng thời đại, mỗi một nghệ nhân trong các lần kê khác nhau cũng có thể nhào nặn ra vô vàn hình dáng cho một tác pham

Trang 5

dân gian Nói cách khác, nó phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan, nên cũng dễ dàng bộc lộ

thé gidi tinh thần đa diện, phong phú của cá nhân và thời đại

3 Mối quan hệ giữa tính truyền miệng và tính biến đổi:

Nhìn chung, tính truyền miệng là một trong những yếu tố sinh ra di bản, nhiều đị bản

khái quát thành tính biến đối Nhưng mỗi quan hệ này không một chiều, chúng biện

chứng để cùng nhau tồn tại vững vàng trong lĩnh vực văn học dân gian mang đậm tính truyền thống

Đầu tiên, do truyền miệng nên không ấn định, dễ thay đối, phụ thuộc rất nhiều vào trí nhớ và chủ quan người diễn xướng, truyền miệng nên rất dễ thay đổi theo ý muốn cá nhân Vì

đó mà truyền miệng là một điều kiện thuận loi dé tính biến đổi được dễ dàng xuất hiện, điều mà đối với văn học viết - mỗi con chữ “bất di bát dịch” trên trang giấy, rất khó có

được Đông thời, tính truyền miệng khiến cho các tác phẩm rất dễ tiếp cận đến hầu hết mọi tầng lớp, dị bản càng được phố biến thì khả năng tồn tại càng bền vững Như vậy, tính truyền miệng tạo điều kiện ra đời và giữ vững tính biến đối cùng những biểu hiện cua nó

Đến lượt mình, tính biến đối lại góp phần làm phong phú hơn khả năng truyền miệng, tô

đậm thêm vai trò của nó trong đời sống văn học dân gian Truyền miệng lấy tính biến đổi

với tất cả các dị bản phù hợp với thị hiếu cá nhân — thời đại của nó làm tài nguyên đê tiếp

tục tồn tại Thiếu tính biến đổi, sự truyền miệng sẽ không thé bay ra hét gia tri dep dé cua no, sẽ không thê trở thành một đặc trưng văn học nghệ thuật đặc thù Đó là chưa nói đến

việc mỗi sáng tạo dân gian sẽ đến lúc lỗi thời, truyền miệng sẽ không có tác dụng và biến mất nếu chỉ mãi bó hẹp đối trượng trong tác phẩm không còn phù hợp, nếu tách rời với

tính biến đôi hoặc tính biến đối không còn đậm đà

Tựu trung, cả tính truyền miệng và tính biến đối (dị bản) đều có những tác dụng tích cực đến sự phát triển của văn học dân gian Tác giả Lê Hồng Phong, trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam còn xếp chúng vào các đặc trưng khu biệt văn học dân gian và văn học viết, đủ để thấy tầm ảnh hưởng của chúng đến thể loại sáng tạo nghệ thuật truyền thống này [4] Tính truyền miệng và tính biến đổi song hành cùng thời đại, trải qua sự sang loc tự nhiên của thị hiểu, nhu cầu tinh thần của con người mà trở nên phù hợp, ngày càng gắn bó sâu sắc với đời sống

I) Trình bày tóm tắt những đặc trưng của cô tích Tự chọn một tác phẩm cô tích mà anh chị yêu thích và phân tích những đặc trưng riêng của thể loại thê hiện qua tác phầm đó

1 Tóm tắt các đặc trưng của cô tích: 1.1 Đặc trưng về nội dung:

Trang 6

1.1.1 Nội dung truyện:

Truyền thuyết, nội dung tập trung phản ánh của các câu chuyện Cổ tích là con người trong cuộc song đời thường, những con Người - nhỏ be, gần gũi, thân thuộc Nhìn chung, các tác phâm Cô tích có hai mặt phản ánh: nguồn gốc các loài vật, cây cỏ, các hiện tượng tự nhiên và mâu thuẫn giai cấp, đây là những nhu cầu bày tỏ, tri thức của nhân dân, đặt trong bối cánh rất giản dị, gần gũi Song, khác với mục đích giải thích thiên nhiên của Thân thoại hay đời sống xã hội được thể hiện trong Truyền thuyết, tâm điểm mà Cô tích hướng tới là các vấn đề nhân sinh “Truyén cé tích nay sinh từ trong xã hội nguyên thủy, nhưng phat triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp” [2], do ay Cô tích một mặt gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân, mặt khác đón nhận được sự tiền bộ trong tư duy nghệ thuật của quân chúng, các sáng tác hướng về đời sống cá nhân, giai cấp, bày tỏ được những tư tưởng tình cảm độc đáo “C7 đề chính là chủ đẻ xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội với những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuân và đấu tranh giai cấp ” [2]

1.1.2 Triết lí của nhân dân:

Triết lí của nhân dân thể hiện trong các câu chuyện Cô tích, trước tiên là triết lí lạc quan về cuộc đời Thông qua Cô tích, tác giả dân gian bày tỏ mong muốn, hướng tới ước mơ, lí tưởng đạo đức, công bằng xã hội Thậm chí, trong các tác phẩm có cái kết bi kịch, tính lạc quan này vẫn không bị bài trừ: Kết thúc bi thảm của nhân vật không đơn thuần là sự chấm dứt, nó được gửi gắm vào các bài học hướng thiện cho con người, bi thảm chỉ là một yếu tô dẫn tới cái đích đẹp đẽ Ví dụ như trong Tắm Cám, mặc di me con Cam rap tâm hãm hại khiến Tắm nhiều lần chết, nhưng cái chết đó chỉ là bước ngoặt cho câu

chuyện dân đi đến cái kết hạnh phúc cho nàng “Ở hiền gặp lành” — đó là góc nhìn, là

quan niệm sống của nhân dân được thê hiện với tần suất dày đặc trong kho tàng Cổ tích Bên cạnh tư tưởng lạc quan bao trùm, người xưa cũng đề cao về vai trò của tư duy, trí tuệ, cách ứng xử thông minh của cá nhân trước hoàn cánh Điều ây thê hiện trong các câu chuyện thử tài, trong mưu trí sử dụng để chống lại các thể lực xấu, tà ma như chuyện “Cây nêu ngày Têt” Đông thoi, vi gan với đời sông thường nhật của nhân dân, Cô tích cũng được sáng tác đê ca ngợi những người có công với nhân dân

1.2 Đặc trưng về nghệ thuật 1.2.1 Kết cẫu truyện

Cổ tích là văn xuôi dân gian, có dung lượng tương đối đáng kể Từ nhu cầu của tính

truyền miệng đặc trưng mâu thuẫn với hệ thống thông tim dày đặc các sự kiện, nhân vat,

mà Cô tích đem lại, tất yêu dẫn đến kết cầu truyện Cô tích thường là một cấu trúc

tuyến tính, các sự việc được diễn ra một cách tuần tự, trước sau Chính kết cấu nay giup

Trang 7

Cô tích rất dễ tiếp cận ở mặt diễn xướng lẫn tiếp nhận Có thể khái quát kết cầu truyện Cổ tích thành ba phân:

- Phan mo đầu mang tính chất giới thiệu bồi cảnh, hoàn cảnh — xuất thân nhân vật,

những mâu thuân, tức bày ra tât cả các yêu tô quan trọng kích thích trí tưởng tượng sơ lược về thê giới được thê hiện trong câu chuyện “Ngày xửa ngày

33, 66,

xưa Ở một làng nọ là những cách mở đầu quen thuộc

- _ Tiếp đến là hành trình của nhân vật giải quyết những mâu thuẫn được đặt ra, thông qua hoạt động và giao tiếp, nhân vật bộc lộ tài đức, phâm chất con người - _ Cuối cùng, cái kết có hậu thường được ưu ái Đó có thê là những phân thưởng đôi

đời hay sự chiến thăng khó khăn, các thê lực xâu xa thê hiện được ước mơ, mong

muôn của quân chúng

Kết cấu truyện đặc trưng ngoài tác dụng hỗ trợ cho việc ghi nhớ của nhân dân, còn tạo ra một thê thông nhât có xu hướng, quy luật trong các sáng tác thê loại này Song, nó cũng dân đên sự thiêu linh hoạt trong tình tiết câu chuyện, khiên câu chuyện thiêu sinh động

1.2.2 Miêu tả, xây dựng nhân vật

Xây dựng nhân vật trong Cô tích đều nhắm đến phản ánh con người đời thường, giai cấp nhỏ bé, yêu thế trong xã hội, những con người tuy khó khăn nhưng vẫn luôn mang trong mình giá trị cao đẹp Việc xây dựng, miéu tả nhân vật ngoài được bay fỏ một cách trực tiếp qua lời kể, còn hàm ẩn trong các yếu tô kì lạ, trong các môi quan hệ Đó là cách khắc họa tương phản (người anh tham lam — người em thật thà, lương thiện trong ` ‘An khé tra vàng”) và sự nhắc lại trong các câu chuyện cô tích (Lần lượt hai anh em đều được chở tới đảo vàng trong “Ăn khế trả vàng”) Cũng cần chú ý rằng sự miêu tả chủ yêu dựa vào hành động nhân vật, ít khi xây dựng thế giới nội tâm, tâm lí cùng các yếu tô khác không quá cần thiết nhằm giúp câu chuyện dễ tiếp cận hơn

Nhân vật trong truyện Cô tích là một trong những đặc trưng quan trọng nhằm khu biệt bộ ba thé loại tự sự dân gian Thần thoại — Truyền thuyết — Cổ tích Nhân vật trong Cô tích,

như đã đề cập, không phải thần và bán thần, cũng không là các nhân vật lịch sử vĩ đại,

chủ yếu là con người bình thường, dân dã Các tuyến khác, chẳng hạn như thần và bán thần cùng tất cá sự kì ảo, xuất hiện không chủ chốt, mà nằm rải rác trong câu chuyện, là một tuyến phụ giúp phát triển nhân vật, cốt truyện Nó có thê là hại người hoặc giúp người tùy theo hai mặt thiện - ác, song, cũng cần nhấn mạnh rang yeu tố con người vẫn được đề cao dấu có thần kì, huyền ảo Tắm không được hô biến đề đến ngay với hoàng

tử, mà qua nhiều lần biến thân, trải qua khó khăn đề đến được với hạnh phúc, dé tự do

với khát khao, mơ ước của mình Chính vì vai trò phụ nảy, nên trong xây dựng nhân vật của Cô tích, đôi khi yeu tố kì ảo đã bị gạt đi phan nhiều, hình thành những câu chuyện vô cùng thực tế, rất dễ đồng cảm trong bản thân mỗi người.

Trang 8

1.2.3 Motif

Cũng như các thê loại văn học dân gian khác, những điều hay, ý đẹp, những đặc trưng của Cô tích đã được chất lọc và ứng dụng trong phần lớn các sáng tác, từ đó hình thành

một vùng giao nhau rất chặt chẽ là các motif cụ thê Có thê đề cập đến một sô motif đặc

trưng như sau:

- Motif mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa ” phiếm chỉ về thời gian, song cũng tạo cho người nghe một cảm giác gân gũi, thân thuộc bởi vân điệu xửa — xưa như câu hát, ngày xưa ấy như là một quá khứ chung của tất cả mọi người

- Motif nhân vật lương thiện với ngoại hình kì lạ: Sọ Dừa trong truyện “So Dừa”,

anh chồng đê trong “Cưới chồng đê” như lời răn đe về quan niệm “Tốt gỗ hơn tốt TƯỚC SƠN”

- _ Motifsinh nở kì điệu: Người mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh báo hiệu cho sự phi thường của nhân vật

- - Motif biến hình, hóa thân: Những lần hóa thân của Tấm thể hiện tình cảm của

nhân dân đôi với số phận nhân vật, giúp mở nút cho câu chuyện khi bê tắc - Motif “G hién gặp lành, ác giả ác báo”: Người anh tham lam bị bỏ lại trên đảo

vàng trong “Ăn khế trả vàng” thê hiện niềm tin vào chính nghĩa, hướng thiện cho COn người

Một câu chuyện cô tích không nhất thiết bao hàm tất cả các motif trên, đó có thể là một motif lam tam diém phat triên câu chuyện, song song với biêu hiện cua cac motif khac đóng vai trò thành phan tao nên sự hâp dân, phong phú cho câu chuyện

1.2.4 Thời gian — không gian nghệ thuật

Thời gian trong Cô tích không phải thuở khai sinh vũ trụ, không gian trong Cô tích không

phải hỗn mang, đất trời hòa làm một, tức so với Thần thoại, Cổ tích có không gian — thời

gian xác định hơn, nhưng không cụ thê như Truyền thuyết, vẫn mang tính phiểm chỉ để

phù hợp với nội dung chủ đạo: Cuộc đời đẹp để mà bình dị của những người dân vô danh, tạo được sức đồng cảm sâu sắc

Dù phiếm chỉ, nhưng thời gian trong Cô tích vẫn được chất loc dé thé hiện hệ thống các triết lí dân gian, mơ ước dân gian Có thê lây sự diễn biến tuyên tính trong côt truyện làm một dân chứng tiêu biêu cho tính hệ thông này

Về không gian, không gian của Cô tích, sau khi kế thừa những tỉnh hoa của các thể loại tự sự dân gian trước đồng thời do hướng đến đối tượng con người đời thường, mà trở nên rất rộng, rất đa dạng Có thể bó hẹp từ một gia đình, trong một bản làng, thôn xóm, cho đến các vùng đất mới (các nước láng giêng), các xứ sở kì ảo (thiên đình, âm phủ) Nơi

Trang 9

đâu có thê xảy ra các xung đột, ở đó có thê trở thành không gian cho Cổ tích, bởi nó vốn phan ánh sự đôi nghịch, đâu tranh vì hạnh phúc của giai câp nhỏ bé

2 Phân tích tác phẩm “Cái Kiến mày kiện củ khoai” 2.1 Tóm tắt tác phẩm:

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai giàu có vì say mê sắc đẹp, tính tình nết na nên muốn hỏi cưới một cô gái nhà nghèo dù không môn đăng hộ đối Bà mối dù đã nhận tiền cua chang trai nhà giàu, nhưng vì tham lam, đã khinh rẻ gia cảnh nghèo khó của cô gái này Bấy giờ, ở gần vùng có một cô nhà giàu nhưng ế chồng, bà mối đã làm mai cô gái

nha giau nọ với chàng trai nhà giàu dé nhận thêm một số tiền lớn Bà một mặt cho hai

nhà giàu gặp nhau, mặt khác nói xấu cô gái nhà nghèo với chàng trai nọ, khiến chàng đâm ra chán chường, ghét bỏ cô gái Cô gái nhà nghèo vì tức tưởi đã tự vẫn Sau này, khi tất cả đã xuống Âm phủ, Diêm Vương mới phân xử, để bà mối kiếp sau làm Cái Kiến — con một nhà giàu có nhưng chỉ ham tiền tài, anh nhà giàu làm một chàng học trò giỏi giang không có nỗi một miếng đất cắm dùi, còn cô nhà nghèo được ở lại cõi âm để theo dõi, trả thù Chàng trai tuy giỏi giang, nhưng vì bị trả thù nên cứ trắc trở trong kinh kì, song Cái Kiến vẫn phải lòng Biết cha mình tham phú phụ bằn, nàng bèn cắp một số vàng của cha, đúc thành hình củ khoai, vờ đưa củ khoai ấy cho chàng trai để chàng sang nhà hỏi cưới Lúc sang nhà, oan hồn của cô gái đã biến củ khoai vàng thành khoai thật, khiến chàng trai xấu hỗ bỏ đi không về nhà nữa, còn Cái Kiến, vì tưởng chàng trai xảo tra lay đi sô vàng, nên tức tưởi mà chết Khi xuống Âm phủ, Cái Kiến đã kêu oan với Diêm Vương về củ khoai vàng Diêm Vương liền vạch số sách cho y biết những tội trạng kiếp trước

Vì thế mới có câu: “Cái Kiến mày kiện củ khoai”

2.2 Phân tích tác phẩm: 2.2.1 Về nội dung:

Trước tiên, dé dàng nhận ra tình huồng truyện được xây dựng trên bối cảnh mối xung đột kẻ giàu — người nghèo, chuyện cưới xin môn đăng hộ đổi, tức những vấn đề rất phố biến trong bối cảnh xã hội giai cấp đương thời Tuyến nhân vật chính cũng chỉ xoay quanh ba người là chàng trai giàu, cô gái nhà nghèo và bà mối, những yếu tô khác, trong đó có yếu tố thần kì của Âm phủ, Diễm Vương, đều đóng vai trò phụ Đây chính là đặc trưng nội dung xoay quanh con người nhỏ bé, đời thường của Cổ tích Trong đó, sự mâu thuẫn giữa giàu — nghèo là mâu thuẫn chủ yếu, soi chiếu trong hiện thực, đây cũng là một vấn đề phô biến trong xã hội cũ, thể hiện thái độ căm tức, đấu tranh, đòi công bằng của nhân dân trước cái bất công, áp bức bóc lột của giai cấp thống trị.

Trang 10

Cái kết khi cô gái nhà nghèo nọ đã giải quyết được ân oán, chính là mong muốn phản kháng được thỏa mãn của quân chúng, đồng thời thê hiện tư tưởng, triết lí “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” được thể hiện xuyên suốt trong vô vàn các câu chuyện Cô tích dân gian

Như vậy, về mặt nội dung, “Cái Kiên mày kiện củ khoai” chính là một biêu hiện đặc sắc

bao hàm cả nội dung và triệt lí chủ đạo trong sáng tác Cô tích của các tác giả dân gian

2.2.2 Về nghệ thuật

Kết cầu truyện: Kết cấu truyện trong tác phẩm này cũng diễn ra theo một trình tự tuyến tính, sự việc này nối tiếp sự việc kia Không những thế, nó còn là sự nối tiếp giữa kiếp trước và kiếp sau, dù thời gian bao gồm hai kiếp người như câu chuyện, nhờ có tính tuyến tính mà dễ dàng trở thành một thê thống nhất trong tâm trí con người Mở đầu bằng

cách nêu vấn đề, diễn biến phát triển tới xung đột đỉnh điểm và kết thúc là sự giải quyết

ôn thỏa xung đột, mâu thuẫn đó Đây là một trình tự thường thấy trong rất nhiều tac pham

Cổ tích như Tâm Cám, Đồng Tiền Vạn Lịch,

Miều tả, xây dựng nhân vật: Nhân vật chỉ được khắc họa một vài nét sơ lược phục vụ

cho nội dung, diễn biến câu chuyện, và chủ yêu là hành động: hành động hỏi cưới, hành

động trình Diễm Vương Các yếu to ngoại hình, tính cách, độc thoại nội tâm, hoàn toàn không xuất hiện Ta khó tái hiện cụ thể được hình ảnh nhân vật trong đầu, nhưng

không có nghĩa đây là một khuyết điểm Chính vì không rõ ràng, nên nhân vật có thê là bat ki ai trong ching ta, chính nhờ lược bỏ những yếu tổ bên lề đó, tính truyền miệng mới

được đảm báo chất lượng, đúng như yêu cầu thiết thực của một tác phâm Cổ tích

Motif: Motif “Ngay xua ” chắc chắn là thứ xuất hiện trong tat cả các tác phâm Cô tích Bên cạnh đó, trong “Cái Kiến mày kiện củ khoai”, còn có motif “Ở hiển gặp lành, ác giả ác báo” quen thuộc Đó là cô gái nghèo khổ trả xong món thù của mình và người lãnh hậu

quả nặng nề nhất là bà mối — hậu kiếp là Cái Kiến Tinh motif bao trùm các tác phẩm văn

học dân gian, Cô tích không ngoại lệ, chính nhờ đó mà những bài học được khái quát hóa

thanh motif lap di lap lại, thường xuyên răn đe, nhắc nhở con nguoi, đồng thời tạo cảm giác quen thuộc cho tất cả dễ nhập tâm

Thời gian — không gian nghệ thuật: Thời gian có được được đề cập thì cũng chỉ là tiền kiếp và hậu kiếp, hoàn toàn không rõ thời nào, năm nào, không gian cũng phiến chỉ: ở một làng, gần vùng đó, điều này kết hợp cùng tuyến nhân vật đời thường tạo nên tính thiên biến vạn hóa khi hình dung câu chuyện trong đầu óc con người Tính linh hoạt của Cô tích thê hiện ở đây giúp cho ai cũng có thê nắm bắt được tình tiết, ai cũng có thê hiểu

và liên hệ tới bản thân Đồng thời, đây cũng là nằm trong cố gắng gạn bỏ đi những yếu tổ

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w