1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quan niệm của anh chị về tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí theo anh chị có những cách thức nào để giúp ngôn ngữ báo thuộc chuyên ngành anh chị đang theo học trở nên hấp dẫn

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm của anh (chị) về tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí? Theo anh (chị) có những cách thức nào để giúp ngôn ngữ báo thuộc chuyên ngành anh (chị) đang theo học trở nên hấp dẫn?
Tác giả Phạm Vũ Gia Hân
Người hướng dẫn Trần Thị Vân Anh
Trường học Học Viện Báo Chí Và Truyền Thông
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Báo Chí
Thể loại Kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Điều này thể hiện rõ nhất ở các tít báo - Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở hai đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: *Ngôn ngữ báo chí là “siêu ngôn ngữ”: Nghĩa là ngôn ngữ không p

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

Tên giảng viên: Trần Thị Vân Anh Tên sinh viên: Phạm Vũ Gia Hân

Mã số sinh viên: 2156050022 Lớp: Truyền hình K41

Lớp tín chỉ: PT03801_K41.3

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Trang 2

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (4 điểm): Quan niệm của anh (chị) về tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí? Theo anh (chị) có những cách thức nào để giúp ngôn ngữ báo thuộc chuyên ngành anh (chị) đang theo học trở nên hấp dẫn?

Câu 2 (6 điểm): Trình bày những hiểu biết cuả anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Những biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời gian từ năm 2021 đến nay?

BÀI LÀM Câu 1:

I Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí

- Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí là sự chính xác cao nhất trong việc biểu đạt thông tin là sự thật, tạo hiệu ứng tác động mạnh nhất đến lý trí và cảm xúc của đối tượng tiếp nhận

- Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí góp phần tạo nên phức hợp độ và lắng của thông tin, sự kiện

- Tính hấp dẫn không chỉ cung cấp thông tin, đưa thông tin tới công chúng,

mà còn tạo độ mở cho thông tin (siêu ngôn ngữ) và giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm

- Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí là yếu tố thu hút và giữ chân người đọc, người xem với tác phẩm báo chí Điều này thể hiện rõ nhất ở các tít báo

- Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở hai đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:

*Ngôn ngữ báo chí là “siêu ngôn ngữ”:

Nghĩa là ngôn ngữ không phản ánh thẳng vào sự kiện mà bằng một cách gián tiếp nào đó nhà báo vẫn nói được điều mà mình cần nói

*Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của “độ không xác định”:

Trang 3

+ Cách diễn đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc, người xem, nhờ thế mà có được cái kết bất ngờ bùng nổ thông tin

+ Cấu trúc mở, tạo cho tác phẩm báo chí sức sống vượt thời gian Ngôn ngữ của độ không xác định sự đồng hành với cấu trúc mở

- Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí, được biểu hiện thông qua tính chính xác, chân thực và tính ngắn gọn, hàm súc

*Tính chính xác

Báo chí có tính chính xác, chân thực mới có được lòng tin của nhân dân Mỗi bài viết nên bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc; bài viết phải đem lại lượng thông tin cao và chính xác, không nên có sự bịa đặt, cẩu thả, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ để mang đi làm tư liệu viết báo

Chính xác chính là phải biểu đạt ngôn từ “đúng”, thậm chí là “trúng” bản chất của sự vật, hiện tượng Báo chí thời nào cũng mang tính chất định hướng

dư luận xã hội, nếu không tuân thủ tính chính xác, chỉ cần dùng sai ngôn từ, sai sắc thái biểu đạt của ngôn từ là đã có thể dẫn đến những hiểu lầm, thậm chí gây

ra xung đột không đáng có, để lại những hậu quả đáng tiếc Muốn ngôn ngữ báo chí giữ được tính hấp dẫn, trước hết những người làm báo nên đảm bảo được tính chính xác của thông tin mà họ đề cập trên mặt báo

*Tnh ngắn gọn, hàm súc

Ngôn ngữ báo chí cần phải đảm bảo được tính chính xác, chân thực và tính ngắn gọn, hàm súc mới mang lại sự hấp dẫn đến cho độc giả Đặc biệt, với các loại hình báo chí như báo truyền hình, báo phát thanh, báo mạng điện tử…, các nhà báo cần phải đặc biệt chú trọng đến tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí Bởi lẽ, không chỉ thông qua ngôn từ, mà các loại hình báo chí đặc biệt này còn

có khả năng thể hiện sự hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí khi kết hợp với các yếu

tố âm thanh, hình ảnh, màu sắc,…tạo nên sự hứng khởi cho người xem Đây

Trang 4

cũng là một trong những đặc điểm mà những người làm báo cần nắm bắt và hiểu rõ về loại hình báo chí mà mình đang làm, để phát huy được tính hấp dẫn của báo chí

II Cách thức giúp ngôn ngữ báo chí truyền hình trở nên hấp dẫn

1 Ngôn ngữ truyền hình là gì?

Ngôn ngữ trên truyền hình là hệ thống tín hiệu được quy ước, dùng để truyền tải thông tin thông qua loại hình truyền hình Như vậy, theo những người làm truyền hình ngôn ngữ trên truyền hình bao gồm cả tín hiệu từ ngữ là âm tiết, từ vựng, câu, đoạn văn, văn bản và tín hiệu phi từ ngữ như hình ảnh, âm thanh (bao gồm tiết tấu, cao độ, trường độ, cường độ của giọng nói)

1.1 Đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình

1.1.1 Ngôn ngữ báo truyền hình là ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ hướng vào đối tượng bên ngoài, được biểu đạt bằng lời nói (âm thanh) và thu nhận bằng thính giác (nghe)

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, dung lượng thông tin mà con người tiếp nhận được nhờ thính giác (tức ngôn ngữ nói) lớn gấp ba lần so với lượng thông tin mà con người tiếp nhận khi đọc

Điều này là do ngôn ngữ nói, ngoài thông tin nằm trong ý nghĩa của ngôn

từ, còn mang trong mình một lượng thông tin quan trọng khác được thể hiện qua chất giọng, qua ngữ điệu, qua âm lượng Lượng thông tin này trong nhiều trường hợp đóng vai trò là nhân tố quyết định mức độ hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin

Trang 5

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ hướng vào đối tượng bên ngoài, được biểu đạt bằng lời nói (âm thanh) và thu nhận bằng thính giác (nghe)

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, dung lượng thông tin mà con người tiếp nhận được nhờ thính giác (tức ngôn ngữ nói) lớn gấp ba lần so với lượng thông tin mà con người tiếp nhận khi đọc

Điều này là do ngôn ngữ nói, ngoài thông tin nằm trong ý nghĩa của ngôn

từ, còn mang trong mình một lượng thông tin quan trọng khác được thể hiện qua chất giọng, qua ngữ điệu, qua âm lượng Lượng thông tin này trong nhiều trường hợp đóng vai trò là nhân tố quyết định mức độ hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin

1.1.2 Ngôn ngữ truyền hình thiên về hình thức độc thoại tuy có sử dụng nhiều phương diện của đối thoại

Phần lớn các thể loại của báo truyền hình như tin, bình luận, phóng sự, bài phản ánh, đều được thể hiện với tính chất độc thoại Ở một số ít thể loại vốn được coi là thuộc kiểu đối thoại như phỏng vấn, tọa đàm cũng có không ít những lời hồi đáp mang tính chất độc thoại

1.1.3 Ngôn ngữ truyền hình luôn mang dấu ấn cá nhân rõ nét của người đọc, nói

Người đọc, nói trên sóng truyền hình luôn thể hiện thái độ, cảm xúc ở các mức độ khác nhau thông qua giọng điệu Bởi bản thân giọng nói luôn thể hiện các đặc điểm tâm lý cá nhân của người nói Ngay cả khi thông tin khách quan về

sự kiện thì nhà báo vẫn thể hiện điều này rõ nét Không chỉ các truyền hình viên

mà các nhà báo trực tiếp thể hiện giọng trong các bài phóng sự, bài phản ánh, bài tường thuật truyền hình càng thể hiện các cảm xúc, thái độ một cách sinh động

và tự nhiên Họ mang những cảm xúc cá nhân – người chứng kiến, cảm nghiệm

sự kiện vào cách thể hiện Điều này mang lại sự sinh động, thuyết phục cho tác phẩm truyền hình

Trang 6

1.1.4 Ngôn ngữ truyền hình có tính hình tuyến

Tính hình tuyến tức là các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện lần lượt, cái này tiếp theo sau cái kia tạo thành dòng chảy liên tục theo thời gian Điều này cũng

có nghĩa là người nghe phải tiếp nhận âm thanh ngôn ngữ theo trình tự mang tính hình tuyến và không có khả năng quay lại với điều chưa hiểu hoặc hiểu chưa

rõ Họ phải hiểu ngay lập tức những gì mình đang nghe

Đặc điểm này của báo truyền hình đòi hỏi cách viết dễ hiểu, mạch lạc, trong sáng, giúp cho công chúng nắm được thông tin ngay ở thời điểm tiếp nhận Bất cứ sai sót nào trong sử dụng ngôn ngữ truyền hình cũng có thể khiến cho thính giả phải dừng lại để định hình, suy nghĩ, tìm hiểu và mất đi mạch tập trung,

bỏ lỡ những thông tin kế tiếp, dẫn tới hiệu quả tiếp nhận không cao Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngôn ngữ truyền hình là: ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, chính xác và dễ hiểu

2 Cách thức giúp ngôn ngữ báo chí truyền hình trở nên hấp dẫn

Muốn ngô ngữ báo chí trên truyền hình được hấp dẫn, người làm truyền hình phải chú ý đáp ứng những yếu tố sau đây:

- Ngôn ngữ được sử dụng trên báo chí truyền hình phải cô đọng, hàm súc,

không thể mất quá nhiều chữ nghĩa để chuyển tải một lượng thông tin ít ỏi, nghèo

nàn Nếu ngôn ngữ báo chí trên truyền hình quá dài dòng, lan man, người xem,

người nghe sẽ khó tiếp thu và mất hứng thú với thông tin

- Ngôn ngữ được sử dụng trên báo chí truyền hình phải có sự tác động vào trí

tò mò, tưởng tưởng, cảm xúc của người nghe, người xem Điều này yêu cầu người nhà báo, biên tập viên sản xuất các bản tin truyền hình cần đầu tư tỉ mỉ, chỉ tiết vào phần biên tập lời dẫn, biên tập thông tin

Trang 7

Một bản tin có tiêu đề rất thu hút người xem của Trung tâm Tin tức VTV24

- Ngôn ngữ được sử dụng trên báo chí truyền hình phải trong sáng, hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ Có như vậy, báo chí mới gây được thiện cảm và lòng tin nơi người đọc, người xem truyền hình

- Ngôn ngữ trên báo chí truyền hình có thể kết hợp sử dụng ngôn ngữ hội thoại để thu nhỏ khoảng cách giữa người làm báo và người xem Điều này giúp người xem cảm thấy gần gũi, dễ đồng cảm hơn với thông tin mình đang được tiếp nhận

- Ngôn ngữ báo chí trong truyền hình có thể sử dụng một số biện pháp nghệ thuật về mặt ngữ âm: hòa phối thanh điệu, lên bổng xuống trầm; hoặc sử dụng một

số biện pháp tu từ: liên tưởng, tương phản, châm biếm, hài hước… để bản tin trở nên sinh động, thu hút hơn

- Trong một số trường hợp, ngôn ngữ báo chí trên truyền hình có thể lồng ghép các câu trích dẫn, số liệu,… để ngôn ngữ trở nên hấp dẫn và đáng tin cậy hơn

Trang 8

Một bản tin có tiêu đề sử dụng biện pháp trích dẫn để thu hút người xem

- Người làm báo cần tự có ý thức sử dụng ngôn ngữ báo chí tỉ mỉ, tinh tế, tránh những lỗi sai ngớ ngẩn khiến người đọc giảm hứng thú với tác phẩm báo chí Bên cạnh đó, họ cần chủ động học tập, tìm tòi những phương pháp cải tiếng, nâng cao ngôn ngữ báo chí của mình

- Trong thời đại công nghệ số, người làm báo có thể áp dụng đa nền tảng, sử dụng các công nghệ tiến tiến để truyền tải thông tin của mình đến người đọc, người xem một cách sinh động và hấp dẫn nhất

Trang 9

VTV đi đầu trong việc đưa truyền hình lên các nền tảng số và ứng dụng trên

điện thọai

Câu 2:

I Những hiểu biết về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

1 Khái niệm chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

a Khái niệm chuẩn mực ngôn ngữ:

Chuẩn mực ngôn ngữ là toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ được mọi người thừa nhận và được coi là đúng, là là khuôn mẫu, quy ước trong một xã hội nhất định và trong một thời đại nhất định

b Khái niệm chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí là chuẩn mực ngôn ngữ được nhà báo sử dụng

để chuyển tải thông tin trong tác phẩm báo chí

2 Yêu cầu của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí.

Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo tính đúng và tính phù hợp:  

2.1 Tính đúng:

- Tính đúng được thể hiện ở tính chất quy ước xã hội, ngôn ngữ chuẩn nghĩa

là ngôn ngữ được công chúng thừa nhận và sử dụng rộng rãi, coi đó là khuôn mẫu,

Trang 10

- Tính đúng là một nhân tố quan trọng bậc nhất đảm bảo sự thành công trong quá trình giao tiếp

- Những biểu hiện chính của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí thường dựa trên chữ viết, từ ngữ và ngữ pháp

a Chuẩn chính tả:

Chuẩn chính tả Tiếng Việt cũng là một yêu cầu cấp bách của việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt trong xu thế hội nhập quốc

tế. 

Nhà báo cần phải để ý những quy tắc riêng của tiếng Việt như là viết hoa tên các địa danh, viết hoa tên riêng,…

b Dùng từ đúng ý nghĩa:

-  Dùng từ phải đúng ý nghĩa là sử dụng từ mang nghĩa đen, tuyệt đối tránh những từ ngữ mang nhiều ngữ nghĩa khác nhau làm cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai. 

- Dùng từ đúng ý nghĩa phải dựa trên đúng quan hệ kết hợp về ngữ pháp và

nghĩa. 

c Dùng từ hợp phong cách:

- Dùng từ hợp phong cách nghĩa là dùng từ phải hợp với văn cảnh, hoàn cảnh:  

+ Hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ được sử dụng

trong đó phải trang trọng, nghiêm túc, hoàn chỉnh và có tính gọt giũa…

+Hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (cảnh giao tiếp thân mật,

không mang tính chính thức xã hội) cho phép người viết dùng ngôn từ tự do, thoải mái

d Tránh dùng thừa từ hoặc lặp từ:

- Lặp từ nghĩa là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền

Trang 11

2.2 Tính phù hợp 

Tính phù hợp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ của ngôn từ. Nói đến tính phù hợp của ngôn ngữ báo chí là nói đến tính đại chúng: 

- Phù hợp không có nghĩa là chúng ta tầm thường hoá ngôn ngữ, làm cho nó

giản đơn, nghèo thông tin, làm cho nó ngày càng mòn cùn đi và triệt tiêu mọi sáng

tạo cá nhân của nhà báo

- Giản dị, chân xác đó là điều cốt yếu mà báo chí cần đạt được nhưng làm cho

mỗi câu chữ đạt được giá trị mỹ cảm, làm giàu có hơn đời sống tinh thần của người đọc, đó mới là chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

3 Những biện pháp đáp ứng chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

Để đáp ứng tốt chuẩn mực ngôn ngữ báo chí và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất, nhà báo trước tiên phải rèn giũa vốn từ vựng chuẩn xác, phong phú Dùng

từ không chỉ “đúng” mà còn phải “trúng”, phải “đắt”, phải “hay” Nhờ đó, nhà báo

có thể “gạn đục khơi trong”, để tìm được những từ ngữ đắt nhất, hay nhất, biểu đạt được chính xác nhất ý tưởng của mình

Nhà báo phải biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với những đặc trưng thể loại, loại hình báo chí và đặc điểm của công chúng Nắm được đúng yêu cầu về đặc trưng loại hình báo chí cho phép nhà báo sử dụng được ngôn ngữ đúng “lãnh địa” làm cho ngôn ngữ đắc dụng hơn, tránh tạo ra “độ vênh” thông tin

Nhà báo phải có một sự nhạy cảm đặc biệt trong việc giải quyết tốt mối quan

hệ giữa tính cá nhân và tính đại chúng của ngôn ngữ sao cho vừa không làm mất đi phong cách sáng tạo riêng, vừa đáp ứng được tính phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ

II Những biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

1 Chuẩn chính tả

Trang 12

Yếu tố hàng đầu của chuẩn mực ngôn ngữ nói chung và chuẩn mực ngôn ngữ nói riêng là phải chuẩn chính tả Chuẩn chính tả cũng là yêu cầu thiết yếu để giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt

1.1 Chuẩn phụ âm hoặc nguyên âm

Ví dụ: 

1.2 Viết đúng thanh điệu và vị trí thanh điệu

Ví dụ:

1.3 Chuẩn quy tắc viết hoa

- Viết hoa tên riêng : 

+ Đối với tên Việt Nam, viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết, ví

Trang 13

+ Đối với tên nước ngoài, chỉ cần viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên: Vladimir Putin, Bill Clinton, Paris, Berlin,

- Viết hoa tên các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội:

Với tên các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội , chúng ta viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các chữ cái đầu của các âm tiết đầu trong các

từ nêu lên tính chất riêng biệt của tên: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An,

- Viết hoa tu từ

Viết hoa tu từ là biện pháp dùng chữ hoa để riêng hoá các từ ngữ chung nhằm thể hiện màu sắc biểu cảm trong văn bản Ví dụ:

+ Những từ ngữ liên quan đến các đối tượng, sự kiện là niềm tự hào của đất nước, của dân tộc: Cách mạng Tháng Tám, Chiến thắng Điện Biên Phủ,

+ Tên các chức vụ cao cấp của Đảng, Nhà nước: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ

+ Các danh hiệu cao quý: Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

+ Các giải thưởng cao quý: Huy chương Kháng chiến, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất

2 Chuẩn từ ngữ

2.1 Dùng từ phải đúng ý nghĩa

- Mỗi từ khi được dùng phải biểu đạt chính xác nội dung cần thể hiện, tức là nghĩa của nó phải thích hợp nhất với điều định nói Nếu người nói hay người viết không đáp ứng được yêu cầu này, phát ngôn của họ sẽ trở nên khó hiểu hoặc bị sai

- Người viết dùng từ không đúng nghĩa có thể là do những nguyên nhân sau đây:

+ Do người viết không nắm được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán Việt, các thuật ngữ khoa học

Ngày đăng: 05/07/2024, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w