Trả lời * Quan niệm về tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí: Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí là sự chính xác cao nhất trong việc biểu đạt thông tin sự thật, tạo hiệu ứng tác động mạnh nhấ
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
BÀI TẬP KẾT THÚC MÔN
MÔN: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Vân Anh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Mạnh
Mã sinh viên: 2156050036 Lớp: Báo Truyền hình K41
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em – Nguyễn Đức Mạnh xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Trần Thi Vân Anh Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Ngôn ngữ báo chí, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống Từ những kiến thức mà cô truyền tải, em đã dần có được những kiến thức cơ bản, hệ thống về báo chí - truyền thông, giúp chúng em tạo lập kiến thức nền tảng, chuẩn bị hành trang để từng bước vào nghề báo
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tập lớn này, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân em rất mong nhận được những góp ý đến từ cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2022 NGUYỄN ĐỨC MẠNH
Trang 3Câu 1 (4 điểm): Quan niệm của anh/chị về tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí?
Theo anh/chị, có những cách thức nào giúp ngôn ngữ báo chí thuộc chuyên ngành anh/chị trở nên hâp dẫn?
Trả lời
* Quan niệm về tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí:
Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí là sự chính xác cao nhất trong việc biểu đạt thông tin sự thật, tạo hiệu ứng tác động mạnh nhất tới lý trí và cảm xúc của đối tượng tiếp nhận
Tính hấp dẫn thể hiện ở sự liên quan trực tiếp của tin tức, sự kiện, sự việc, với vận mệnh của con người và cộng đồng Hình thức diễn đạt của ngôn ngữ báo chí cần thể hiện tính hấp dẫn ngay từ kiểu chữ, sử dụng từ ngữ, đặt câu đến đặt tiêu đề sao cho hợp lý Cách dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích
sự tò mò của người đọc, khiến họ muốn hiểu sâu hơn về đề tài, phải đọc hết từ đầu đến cuối mà không cảm thấy nhàm chán
Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí góp phần tạo nên tính phức hợp và độ lắng của thông tin sự kiện Không chỉ cung cấp thông tin, đưa thông tin tới công chúng mà còn tạo độ mở cho thông tin (Siêu ngôn ngữ) và giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm
Muốn ngôn ngữ báo chí có tính hấp dẫn thì ngôn ngữ phải
- Dùng từ ngữ hội thoại
- Dùng từ ngữ vay, mượn tiếng nước ngoài
VD: Scandal tình tiền của sao Việt (Kenh14); Street style thế giới quay về gam màu cơ bản (Ngoisao)
- Dùng thuật ngữ
- Dùng tiếng địa phương
Trang 4- Sử dụng chất liệu văn học: từ ngữ, lối nói giàu hình ảnh, thành ngữ, tục ngữ, ca dao – dân ca, danh ngôn, điển tích, điển cố, lối nói chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ
VD: “Làng Vũ Đại ngày ấy” kiếm bạc tỷ nhờ cá kho (VnExpress), “Kẻ khóc người cười” với kết quả trưng cầu ý dân ở Scotland
- Dấu câu
VD: Siêu lãng phí! (Thanhnien); Bất động sản bất bộng (Thanhnien)
- Trích dẫn
VD: Tony Blair: “Không thể chống lại IS mà không sử dụng vũ lực”
- Ngôn ngữ có sự tác động vào trí tò mò, tưởng tượng, cảm xúc
- Ngôn ngữ phải trong sáng, hướng tới giá trị chân – thiện mỹ
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật: về mặt ngữ âm (hòa phối thanh điệu, lên bổng xuống trầm), ẩn dụ, liên tưởng, tương phản, châm biếm, hài hước
Tóm lại, tính hấp dẫn của báo chí không chỉ đến từ hình thức mà còn đến
từ nội dung Một tác phẩm báo chí đạt đến độ hấp dẫn cần sự tôi luyện, rèn giũa, khắc phục những điểm hạn chế để sử dụng ngôn ngữ cho hay, cho đúng chuẩn
Mỗi câu, mỗi từ của báo chí đều có sức nặng và gây được ảnh hưởng lớn,
do đó không thể sử dụng một cách tùy tiện mà phải giữ sự chuẩn mực, khuôn mẫu nhưng vẫn tạo được sự hấp dẫn, thu hút
* Cách thức giúp ngôn ngữ báo chí ngành truyền hình trở nên hấp dẫn:
Nhà thơ Mayakovsky từng viết về quyền lực của ngôn từ:
"Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ Mới thu về một mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài"
Trang 5Ngôn từ, nếu chúng ta biết cách sử dụng đúng đắn và sáng suốt, sẽ trở thành công cụ đắc lực chuyên chở ý đồ, tư tưởng, cảm xúc của người sáng tạo đến người tiếp nhận, để ta hạnh phúc, xúc động, lạc quan hay giận dữ, căm phẫn, buồn đau Ngôn từ có thể thổi hồn cho những đồ việc vô tri, khiếnnó mang một câu chuyện, một cảm xúc Ngôn từ khơi dậy những cảm xúc ẩn giấu trong mỗi con người
Ngôn ngữ trên báo phát thanh, báo điện tử, truyền hình, … có những chuẩn mực riêng và người phát ngôn cần đáp ứng những chuẩn mực đó nhằm chuyển tải thông tin hiệu quả Những nhà truyền thông cần biết mình đang cho nói cho ai, nói điều gì và nói như thế nào để họ tiếp nhận Ngoài những chuẩn mực, mỗi nhóm công chúng lại có những đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý riêng Chẳng hạn, trong mục “Điểm Tuần” của VTV24 - một chuyên mục thu hút hàng ngàn lượt thảo luận trên mạng xã hội Đây là bản tin thời sự có đối tượng chính là người trẻ, vì vậy, khác với lối dẫn truyền thống, các biên tập viên
có những cách trình bày mới lạ, cập nhật với nhịp sống hiện đại để vừa hấp dẫn khán giả trẻ vừa không đi lệch khỏi những chuẩn mực trên truyền hình Nếu những người tham gia sản xuất chuyên mục này không nghĩ cho khán giả của họ, rằng họ thích xem gì, nghe gì, họ sẽ tiếp thu thông tin dễ dàng hơn bằng cách nào, thì “Điểm Tuần” đã không thể thành công đến vậy Do đó, ngoài việc tuân thủ chuẩn mực, nhà truyền thông cũng cần sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, linh hoạt
để hoạt động thông tin diễn ra hiệu quả
Bên cạnh đó, ngôn ngữ phải trong sáng, chân thực, không vi phạm thuần phong mỹ tục, không đi ngược với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Không thể chấp nhận những phát ngôn bừa bãi, cẩu thả, sai sự thật, đặc biệt là trên những kênh thông tin có tính đại diện cho tiếng nói của nhân dân Những điều này đã được nhắc đến trong các chuẩn mực về ngôn ngữ báo chí, và em tin rằng nó cũng khẳng định tầm quan trọng của việc suy nghĩ cho người tiếp nhận
Trang 6Lời đã nói ra không thể rút lại được Nó có thể đem đến những thái độ tích cực, lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng, cũng có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của một ai đó Khi quan tâm tới người tiếp nhận, chính người viết, người nói sẽ
có những điều chỉnh phù hợp để ngôn ngữ trở nên phù hợp và có giá trị
Câu 2 (6 điểm): Trình bày những hiểu biết của anh/chị về chuẩn mực ngôn ngữ
báo chí? Hãy cho biết những biểu hiện của chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí? Khảo sát các lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến nay
Trả lời
* Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:
Theo GS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí”, chuẩn mực của ngôn ngữ (chuẩn ngôn ngữ) cần được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng Mặt khác, chuẩn phải phù hợp phát triển nội tại của ngôn ngữ Từ đó, khi xác định chuẩn ngôn ngữ, đặc biệt là chuẩn mực ngôn ngữ báo chí, cần phải:
(1) Dựa trên những dữ liệu thực tế của ngôn ngữ để nắm được quy luật phát triển và biến đổi của ngôn ngữ trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách
(2) Xét đến những lí do ngoài ngôn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển của Tiếng Việt Những lí do đó là: những biến đổi lớn lao ngoài xã hội, công cuộc đổi mới đất nước… Những yếu tố xã hội đó dù muốn hay không cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nội tại của Tiếng Việt, ở từng thời đại lịch sử,
nó được thể hiện tức thời, sâu sắc và với một tần số cao trên báo chí
Một nhóm nhà khoa học Nga đã nhấn mạnh đến tính chất xã hội của chuẩn ngôn ngữ, họ xem chuẩn là một hiện tượng xã hội và phát triển có tính
Trang 7lịch sử Quan niệm này đúng nhưng có phần phiến diện vì không tính đến bản thân ngôn ngữ, bỏ qua quy luật phát triển bên trong của cấu trúc ngôn ngữ
Chuẩn mực ngôn ngữ được hình thành một cách từ từ, lâu dài trong quá trình hoạt động và phát triển của ngôn ngữ dưới tác động của những thay đổi trong cấu trúc xã hội Nắm được chuẩn mực ngôn ngữ cũng là một quá trình lĩnh hội, thấm nhuần những nguyên tắc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ phù hợp với từng hình thức, lĩnh vực giao tiếp cụ thể Điều cốt yếu nhất trong quá trình này là phải luôn ý thức được sự cần thiết phải tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ để đạt được mục đích giao tiếp Nắm vững và sử dụng thành thạo những kỹ năng cơ bản của các dạng hoạt động giao tiếp ngôn ngữ (nói, nghe, đọc, viết) có quan hệ mật thiết với chuẩn mực ngôn ngữ, với văn hoá ngôn từ và với việc nâng cao hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ
Chuẩn ngôn ngữ bao gồm 2 nội dung căn bản, đó là cái đúng và sự thích hợp Cái đúng hay còn gọi là tiêu chuẩn đúng phép tắc được cộng đồng ngôn ngữ hiểu và chấp nhận, là một trong những điều kiện để thừa nhận tính chuẩn mực cùa ngôn ngữ Ngoài ra, chuẩn mực còn cần phải thích hợp vì thông tin đúng mà không thích hợp thì hiệu quả thông tin kém Sự thích hợp còn có vai trò nâng cao giá trị thẩm mĩ cùa ngôn từ
Hai nội dung của chuẩn ngôn ngữ có mối quan hệ hữu cơ trong quá trình
sử dụng ngôn ngữ làm cho giao tiếp bằng ngôn ngữ đạt đến hiệu quả cao nhất Giải quyết tốt mối tương quan đó giữa cái đúng và cái thích hợp chính là người viết đã đạt đến sự thành công và cái tài của nhà văn, nhà báo trong việc dung ngôn từ có đạt được hay không cũng chính là ở đó 2 Các tính
Một hiện tượng ngôn ngữ được coi là chuẩn mực, nếu như nó đáp ứng các yêu cầu:
a) Phù hợp với cấu trúc ngôn ngữ
b) Được sử dụng thường xuyên, rộng rãi trong quá trình giao tiếp
Trang 8c) Được xã hội thừa nhận Quá trình hình thành chuẩn mực ngôn ngữ bao gồm cả quá trình tự phát và quá trình có ý thức
* Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:
1 Tính chính xác
Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan trọng Vì báo chí
có chức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được
Có thể đưa ra dẫn chứng: Sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu:
“Chúng tôi chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung” Rõ ràng từ “với” ở đây được dùng sai (vì cụm từ “chia tay với…” biểu đạt ý nghĩa
“từ bỏ, từ giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong”
2 Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu tả, tường thuật sự việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ Có như vậy người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong bài báo
Mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính…cụ thể) Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng từ có tính chất mơ hồ như: “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như” …
3 Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi… đều là
Trang 9đối tượng phục vụ của báo chí Đây vừa là nơi để họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi để bày tỏ ý kiến Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho đại chúng, có tính phổ cập rộng rãi như theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V.G Kostomarov đã từng nói: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”
4 Tính ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian của cả người viết lẫn người đọc, dễ dẫn đến các lỗi sai về mặt ngôn từ
5 Tính định lượng
Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tích xuất hiện trên báo, đó là tính định lượng Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về thời gian và không gian
Theo bài: “Đặt tít ngắn có dễ?” trên trang web Nghề báo (nghebao.com),
có những tít báo rất dài, như: “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -
Hội nhập và thách thức” (tít này dài 64 ký tự), sau khi được sửa lại là: “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học” (chỉ còn 33 ký tự) Chúng ta có thể nhận ra tít
sau khi sửa chỉ dài gần bằng phân nửa tít trước nhưng nội dung chính vẫn được giữ nguyên Vậy tại sao lại bắt độc giả ngồi đọc những dòng chữ dài lê thê và khiến cho họ cảm thấy “tức mắt” như vậy?
Bài viết trên cũng đã đưa ra chuẩn mực cho một tít báo là khoảng dưới 50 ký tự, theo đó là một vài gợi ý nhỏ khi viết tít:
- Bỏ những từ thừa
Trang 10- Bỏ những từ “có cũng như không” như “của”, “về”, “được”
- Bỏ “các”, “những” nếu có thể
- “Chặt” chữ trong từ nếu được: “thành lập”, “sang thăm”, “phòng chống”,
“tham dự” …
- Tránh câu bị động
- Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói là Việt Nam
VD1:
"Tối ngày 2/11, Sang và Hùng hẹn gặp nhau tại đường lên núi Dinh (phường
Kim Dinh) để nói chuyện Khi hai bên gặp nhau Hậu quả Sang bị Hùng
thủng dạ dày…", (Thách nhau trên facebook, thanh niên 18 tuổi đâm 4 người).
Lỗi sai ở những câu in đậm ai cũng thấy, chỉ có tác giả và biên tập viên là không biết
VD2:
"Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chỉ trong 3 tháng đầu năm
2013 đã bắt giữ 187.280 chai, lon bia các loại tại Nghệ An, 21.109 chai lọn tại
Hà Tĩnh, 98.445 chai lon tại Quảng Trị và 10.600 chai lon tại Kon Tum."
(Bia lậu rầm rập tuồn về Việt Nam, VNN ngày 21/5)
Cách diễn đạt khiến người đọc không thể xác định được 187.280 chai lon bia kia thu được ở miền Trung và Tây Nguyên hay ở Nghệ An?
* Khảo sát các lỗi thường gặp trên báo chí từ 2021 đến nay:
1 Lỗi viết tắt:
Trong bài “Vì sao Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Phong Điền không đến cơ quan?” đăng trên báo Người lao động ngày 23/12/2022 có viết tắt cụm từ THADS tại tiêu đề khiến người đọc vô cùng khó hiểu, chỉ khi đọc đến sapo, bài báo mới đưa ra giải thích cụm từ THADS là “Thi hành án dân sự”
Trang 11Việc viết tắt tùy tiện như vậy sẽ khiến độc giả khó giải nghĩa, không hiểu được nội dung mà người viết muốn truyền tải
Hình 1: Lỗi viết tắt trên báo Người lao động
Một bài báo khác cũng đăng trên báo Người lao động ngày 23/12/2022 với tiêu đề “Đang xét xử vụ án tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai” cũng khiến người đọc bối rối vì có quá nhiều từ viết tắt như: “ĐBQH”,
“HĐND”, “TAND” mà không hề đưa ra giải nghĩa cũ thể Theo đó, có thể sửa lại các cụm từ như sau: Đại biểu Quốc Hội”, “Hội đồng nhân dân”, “Tòa án nhân dân” để giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin mà không gặp khó khăn trong việc giải nghĩa từ ngữ viết tắt