Những phỏng đoán thiên tài này về cấu trúc vật chất đã cóảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử phát triển khoa học, đặc biệt là vật lý học, với việc phát hiện ra sự tồn tại hiện thực của hạt ngu
Trang 1Trường đại học kinh tế quốc dân
BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
Đề tài số 1:
Chứng minh rằng: quan niệm về vật chất và ý thức của Triết học Mác – Lênin
là quan niệm đúng đắn nhất và toàn diện nhất trong lịch sử phát triển của chủ
nghĩa duy vật.
Họ, tên SV: Nguyễn Danh Vĩnh An Mã SV: 11220027
`
HÀ N I 4/2023 Ộ
Trang 2DANH MỤC:
A: Mở đầu: 3
B: Nội dung: 4
I.Khái quát chung và lịch sử của chủ nghĩa duy vật : 4
1.Nguồn gốc và khái niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác Lenin: 5
2.Nhận xét về chủ nghĩa duy vật trước Mác- Lenin: 6
II Định nghĩa quan niệm vật chất và ý thức của trong triết học duy vật của Mác: 7
1.Quan niệm về vật chất của Mác Lenin: 7
2 Quan niệm về ý thức của Mác Lenin: 8
3 Phân tích, nhận xét quan niệm về vật chất và ý thức của Mác- Lê-nin: 9
III Liên hệ thực tiễn: 10
1.Liên hệ chung 10
2.Liên hệ cụ thể 11
2.1 Liên hệ với nhà nước Việt Nam 11
2.2 Liên hệ với cá nhân 12
C.Kết luận: 13
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 13
Trang 3A.MỞ ĐẦU
Tìm hiểu bản chất và các hình thức tồn tại của thế giới là vấn đề hết sức cơ bản trong lịch sử của nhân loại Chính vì vậy triết học đã được ra đời để giải quyết các các vấn đề cũng như là giải thích các mối quan hệ của thế giới xung quanh Triết học là bước phát triển vĩ đại của tư duy Ngay từ đầu triết học đã là họat động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức đánh giá của con người về thế giới khách quan Trong việc nhận thức thế giới, vấn đề nảy sinh đầu tiên đối với tư duy triết học là: Thế giới quanh ta có thực hay chỉ là một sản phẩm thuần túy của tư duy con người? Hơn thế nữa, các sự vật, hiện tượng mà chúng ta biết đến không tồn tại vĩnh viễn, liệu có thể nói về sự tồn tại của chúng và suy rộng
ra có thể nói đến sự tồn tại của thế giới không? Một là mọi thứ đều tồn tại bên trong ý thức và tinh thần, mọi vật chỉ tồn tại trong chừng mực của con người cảm thấy chúng,cái gì ngoài tri giác là không tồn tại, không có chủ thể thì không có khách thể Điển hình của những người theo phong cách triết học này
là Plato, Hegel, IM.Kant, và hai là: sự tồn tại của thế giới được hiểu như là một chỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất Những nhà triết học theo trường phái triết học này là Karl Marx, Engels, VI.Lenin Đây cũng chính là cơ sở để hình thành hệ thống chủ nghĩa duy vật, một trường phái triết học được nhiều nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ưa chuộng, trong đó có Việt Nam Chính vì thế, từ các điều kiện thực tiễn, đại hội VII của Đảng ta lần đầu tiên đã khẳng định: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,
là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng.Tức là, chúng ta phải: dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác –Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta
Trang 4Có như thế chúng ta mới có thể dần dần tìm hiểu được quy luật phát triển của Cách mạng Việt Nam, định ra được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của Cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước ta Vậy tại sao chúng ta lại chọn triết học của Mác- Lenin mà không phải là các nhà duy vật khác ? Để có thể hiểu rõ hơn cốt triết học Mác- Lenin nói riêng và triết học duy
vật nói chung em xin trình bày bài tiểu luận: Chứng minh rằng: quan niệm về
vật chất và ý thức của Triết học Mác – Lênin là quan niệm đúng đắn nhất
và toàn diện nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật
I Khái quát chung và lịch sử của chủ nghĩa duy vật
1 Nguồn gốc và khái niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác- Lênin:
Chủ nghĩa duy vật là một trong những phương pháp triết học cổ xưa nhất và đã tồn tại trong lịch sử của nhân loại từ rất lâu Nó được xác định bởi sự tập trung vào vật chất là trung tâm của hiện thực, bao gồm những hình thức cụ thể của nó, những vật thể có thể nhìn thấy và chạm được trong thế giới bên ngoài Tuy nhiên, các triết gia trong lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về thực thể của thế giới Ở Trung Quốc cổ đại, phái duy vật coi khí là thực thể của thế giới, trong khi đó ở Ấn Độ cổ đại, phái Nyaya-vaiseshika cho rằng nguyên tử (Paramanu) mới là thực thể của thế giới Thậm chí, ở Hy Lạp cổ đại, Tha-lét lại cho rằng nước là thực thể trung tâm ấy
Sự phát triển tiếp theo của chủ nghĩa duy vật được thể hiện rõ ràng hơn trong thời Trung cổ với sự đóng góp của các triết gia như John Duns Scotus và William of Ockham Tuy nhiên, đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật cổ đại chính là phỏng đoán thiên tài của hai nhà triết gia Lơ xíp và Đêmôcrít về thuyết nguyên tử Theo họ, nguyên tử là các phần tử siêu nhỏ, cực kỳ cứng, không thể cảm nhận được và không thể xâm nhập được Sự liên kết của các nguyên tử khác nhau của không gian tạo nên toàn bộ thế giới Những phỏng đoán thiên tài này về cấu trúc vật chất đã có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử phát triển khoa học, đặc biệt là vật lý học, với việc phát hiện ra sự tồn tại hiện thực của hạt nguyên tử hiện đại sau này
John Duns Scotus và William of Ockham là hai triết gia của thời kỳ Trung cổ, thời
kỳ này đặc trưng bởi sự phát triển của triết học tôn giáo và triết học kinh viện (scholasticism) Cả hai triết gia này đều đóng góp quan trọng cho chủ nghĩa duy
Trang 5vật, tạo nên mầm mống cho chủ nghĩa duy vật hiện đại.Với JD Scotus, đó là khái niệm “quiddity” Theo ông, quiddity là bản chất của một vật thể, được tách ra khỏi
sự tồn tại của nó Ông cũng cho rằng ý thức là một khía cạnh của vật chất và không thể độc lập tồn tại Ông còn đề ra một thực thể phi vật chất, được gọi là “quyền năng tối cao” và là nguyên nhân của sự tồn tại của các vật chất Scotus cho rằng vật chất không phải là nguyên nhân của sự tồn tại của nó, mà là do quyền năng tối cao ban cho nó Còn William of Ockham quan điểm siêu hình học của mình, Ockham lập luận rằng thế giới được tạo thành từ chất và hình dạng, với chất là chất bản chất của các vật và hình dạng là những đặc tính và chất lượng khiến chúng trở nên như vậy Ông cũng tin rằng mọi thứ đều được tạo thành từ các hạt không thể chia nhỏ hơn, mà ông gọi là "ultimate minima" Những hạt này là các khối xây dựng cơ bản của thế giới, và mọi thứ cuối cùng đều có thể giảm xuống chúng
Từ thời kỳ phục hưng đặc biệt là thời kỳ cận đại thế kỷ XVII – XVIII, khoa học tự nhiên - thực nghiệm châu Âu Chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có những bước phát triển mới và đã thêm dần các yếu tố biện chứng
Mở đầu thời kỳ này, CôPécních (1473 - 1543) đã chứng minh mặt trời là trung tâm
và đã làm đảo lộn kinh thánh và quan điểm thần học Francis Bacon (1561-1626) nhà triết học và nhà khoa học nổi tiếng, được xem là cha đẻ của phương pháp khoa học thực nghiệm Tự nhiên đối với ông là những vật thể có chất lượng muôn màu, muôn vẻ, coi vận động là một thuộc tính không thể tách rời hỏi vật chất Thomas Hobbes (1588 – 1679) với ý tưởng mọi vật, mọi hiện tượng trong vũ trụ và cả con người và cảm xúc của con người đều có thể giải thích bằng sự vận động của các hạt nhân Quan điểm học thuyết lượng tử cổ đại cũng được phát triển thêm bởi Pierre Gassendi (1592-1655) và cho rằng thế giới bao gồm những nguyên tử có đặc tính tuyệt đối như tính kiên cố và không thể thấm qua René Descartes (1596– 1650) trong học thuyết vật lý duy vật của mình đã xuất phát từ vật chất vận động
để giải thích thế giới Nguyên lý cơ bản về vật lý duy vật của ông là: Vũ trụ là vô tận, vũ trụ là vật chất Các hạt vật chất luôn chuyển động trong không gian Đỉnh điểm của triết học duy vật phục hưng là vào thế kỷ XVIII, các nhà duy vật Pháp đã phát triển phạm trù vật chất lên một tầm cao mới ( nhờ vào triết học khai sáng) Đặc biệt là Denis Diderot (1713- 1784) với quan điểm, trong vũ trụ, trong con người, trong mọi vật chất, sự vật chỉ có một thực thể duy nhất là vật chất Ý thức chỉ là một tính chất cụ thể được tạo ra bởi vật chất Ông cũng đã nêu lên được tư tưởng biện chứng rằng, bản tính cố hữu của của vật chất là vận động, vận động được hiểu là năng lực sống động của vật chất luôn vận động, tác động qua lại lẫn
Trang 6nhau khi chuyển động hay đứng yên Vật chất, đối với La Mettrie, là những gì tác động bằng cách nào đó vào cảm giác chúng ta và tất cả những gì làm nên con người đều là vật chất
Khi bước vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhờ sự xuất hiện của các phát minh mới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, con người đã khám phá được những kiến thức cơ bản và sâu sắc hơn về nguyên tử Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia
X, một loại sóng với bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 100.10-8 cm Vào năm
1896, Béccơren phát hiện hiện tượng phóng xạ, đánh đổ quan niệm về sự bất biến của nguyên tử Tiếp theo đó, vào năm 1897, Tômxơn khám phá ra điện tử và chứng minh rằng nó là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử, đánh dấu bước ngoặt trong việc chứng minh sự tồn tại của nguyên tử bằng các thực nghiệm khoa học Sau đó, vào năm 1901, Kaufman đã chứng minh rằng khối lượng điện tử không phải là một giá trị tĩnh mà phụ thuộc vào tốc độ vận động của nó Những khám phá này đã đánh dấu một bước tiến mới của con người trong việc nhận thức
và hiểu biết về các quy luật của thế giới tự nhiên, đồng thời vô hiệu hóa những quan niệm cổ xưa của giới siêu hình Về mặt triết học, Mác và Ăngghen tuy chưa cho ra được định nghĩa vật chất, đã đưa ra nhiều quan điểm: tính chất đối lập của vật chất và ý thức, tính bản chất và thống nhất của thế giới, về vận động cũng như không thời gian Những tính chất này đã hình thành nên bản chất, nền móng vững chắc cho các cơ sở triết học của Mác- Lê nin sau này
2.Nhận xét về chủ nghĩa duy vật trước Mác - Lenin:
Từ thời kỳ cổ đại đến nửa sau của thời kỳ phục hưng, khoa học vẫn giữ một tính cơ học cổ điển, chủ yếu tập trung vào việc thu thập và mô tả hiện tượng Tuy nhiên, phát triển của các ngành khoa học như vật lý, hóa học, sinh học, địa chất học, vẫn còn ở mức độ thấp Do đó, quan điểm siêu hình - máy móc đã trở thành quan điểm thống trị của triết học và khoa học tự nhiên thời bấy giờ Quan điểm này
đã phần nào chi phối những hiểu biết triết học về vật chất, trong đó giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng cách giả thuyết về sự tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy của các phân tử của vật thể
Theo quan điểm này, các phần tử trong quá trình chuyển động của vật là bất biến,
và chỉ có trạng thái không gian và tập hợp của chúng thay đổi Mọi phân biệt về chất giữa các vật thể đều được quy giản về sự phân biệt về lượng, và mọi sự vận động đều được quy về sự dịch chuyển vật lý trong không gian và tập hợp của chúng Người ta cho rằng mọi hiện tượng phức tạp đều được giải thích bằng cách
Trang 7giản đơn hóa chúng, và chúng ta có thể giải thích mọi thứ bằng cách tìm ra nguyên tắc cơ bản
Niềm tin vào các chân lý cơ học Newton đã khiến các nhà khoa học đồng nhất hóa vật chất với khối lượng và vận động với vận động cơ học Các nhà duy vật cạn đại tiếp tục kế thừa quan điểm của nguyên tử luận cổ điển, xem các nguyên tử là phần
tử nhỏ nhất không thể phân chia, tách rời nguyên tử với vận động, thời gian và không gian Tuy nhiên, các triết gia thời đó đã bắt đầu nghi ngờ về quan điểm siêu hình và máy móc này, và đưa ra những lập luận triết học mới về vật chất và thế giới tự nhiên
Nhờ bước tiến nhảy vọt trong thời kỳ vàng của công nghệ, nhiều phát minh mới đã được xây dựng, điều này đập tan vấn đề khúc mắc lớn trong triết học duy vật mà những nhà triết gia duy tâm đã lợi dụng, đó là, trong nhận thức của lúc đó, các hạt điện trường vẫn là cái gì đó nằm ngoài phạm trù của vật chất Trước đó, những nhà duy tâm cho rằng “vật chất” của chủ nghĩa duy vật đơn giản không tồn tại, và nền tảng ý tưởng của chủ nghĩa duy vật sụp đổ Chính trong hoàn cảnh như vậy, V.I.Lênin đã khái quát thành tựu khoa học tự nhiên và chỉ rõ rằng, vật chất không bị tiêu tan, chủ nghĩa vật chất không bị bác bỏ Cái bị bác bỏ chính là giới hạn hiểu biết trước đây về vật chất, là quan điểm siêu hình – máy móc cùng về cấu trúc, rằng giới hạn cuối cùng bất biến của khối tự nhiên là nguyên tử hoặc khối lượng, vv Từ đó, Lênin kết luận rằng: “Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử,
tự nhiên là vô tận Đồng thời Lênin cũng chỉ rõ rằng sự thay thế của một số khái [1]
niệm này bằng khái niệm khác chỉ chứng tỏ giới khoa học, phản ánh hiện thực khách quan cứ hoàn thiện mãi lên,chứng tỏ sự hiểu biết con người ngày càng sâu sắc.Theo đó vật lý học đang trải qua bước trưởng thành lớn và nguyên nhân của sự trưởng thành đó chính là bước nhảy vọt trong nhận thức của nhân loại, dần dần dịch chuyển từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô
II Định nghĩa quan niệm vật chất và ý thức của trong triết học duy vật của Mác:
1 Quan niệm về vật chất của Mác – Lênin
Quan niệm của Mác về vật chất rất khác biệt so với quan niệm siêu hình - máy móc của triết học và khoa học tự nhiên thời kỳ trước đó Mác cho rằng vật chất là thực tại đầu tiên và cơ sở của sự tồn tại Vật chất không chỉ đơn thuần là một đối tượng
Trang 8tư thế bên ngoài, mà còn là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả mặt tư tưởng
Theo Mác, vật chất không phải là một khối lượng không đổi mà là một sự chuyển hóa liên tục Vật chất có khả năng tương tác và tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của nó Mác cũng cho rằng vật chất không thể tách rời hoàn toàn với ý thức và nhận thức Ý thức và nhận thức được hình thành từ các quá trình vật chất
và không thể hiểu được một cách độc lập với vật chất
Mác coi các nguyên tử là phần tử cấu tạo nhỏ nhất của vật chất và khác biệt với quan điểm của các nhà duy vật cổ đại, ông cho rằng nguyên tử có khả năng tách rời
và kết hợp với nhau
Theo thuyết quan niệm về vật chất của Lênin, phạm trù vật chất là phạm trù “rộng lớn đến vô cùng cực, rộng nhất, mà nhận thức luận cũng không nhận ra được” [2]
Điểm nhấn chính trong quan điểm của Lenin về vật chất là quan niệm về tính bao quát của vật chất đối với ý thức Theo Lenin, vật chất không phụ thuộc vào ý thức
và ý thức cũng không phụ thuộc vào vật chất Tuy nhiên, ý thức được sinh ra từ vật chất và tồn tại như một đặc tính phụ thuộc của vật chất Theo Lenin, vật chất có tính khách quan, tức là tồn tại độc lập với ý thức của con người Vật chất cũng có tính chủ động, có khả năng tác động lên ý thức của con người Bằng phương pháp này phạm trù vật chất được diễn đạt như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”[3]
2 Quan niệm về Ý thức của Mác- Lenin:
ý thức được hiểu là những suy nghĩ, ý niệm, ý tưởng, tín ngưỡng, giá trị và hành động của con người Theo quan niệm này, ý thức là một sản phẩm của hoạt động của não bộ, một phản ánh tương đối chính xác của thế giới khách quan bên ngoài
và được thể hiện thông qua các hành động của con người
3 Phân tích, nhận xét quan niệm về vật chất và ý thức của Mác- Lê-nin:
Qua câu nói của Lê-nin ta có thể thấy được rằng Mác đã phân biệt được hai vấn đề quan trọng :
Một là sự khác biệt giữa vật chất trong triết học và vật chất trong các khoa học tự nhiên Theo Lênin, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và được cảm giác của con người phản ánh Điều này khác biệt với đối tượng vật chất trong khoa học tự nhiên, những vật chất này có thể mất đi hoặc
Trang 9chuyển từ thể này sang thể khác.Lý do cho sự khác biệt này là do vật chất trong triết học được xem như một khái niệm trừu tượng, tổng quát hơn, áp dụng cho mọi hình thái vật chất, không chỉ giới hạn trong phạm vi những vật chất cụ thể Vật chất trong triết học không chỉ là các vật thể, mà còn bao gồm cả các quá trình, sự biến đổi của vật chất.Trong khi đó, đối tượng vật chất trong khoa học tự nhiên lại chỉ áp dụng cho các vật thể cụ thể, những vật chất này có thể tồn tại trong thời gian
và không gian nhất định, và có thể trải qua sự biến đổi, mất đi hoặc chuyển từ thể này sang thể khác.Vì vậy, vật chất trong triết học được xem như là một khái niệm trừu tượng, tổng quát hơn, không giới hạn trong phạm vi những vật chất cụ thể, không sinh ra, không mất đi, vô hạn vô tận và vô sinh Trong khi đó, đối tượng vật chất trong khoa học tự nhiên chỉ áp dụng cho những vật thể cụ thể, và có thể mất đi hoặc chuyển từ thể này sang thể khác.Như vậy, vấn đề một nhấn mạnh rằng vật chất với tư cách là phạm trù triết học chỉ là một vật chất nói chung, vô hạn vô tận,
vô sinh, không sinh ra không mất đi, khác biệt hoàn toàn so với vật chất trong các khoa học tự nhiên
Hai là trong câu nói của Lênin nói lên tính chất đối lập giữa vật chất và ý thức Vật chất tồn tại độc lập với ý thức, nó không phụ thuộc vào cảm giác hay nhận thức của con người Trong khi đó, ý thức chỉ tồn tại khi có sự tương tác giữa người suy nghĩ và vật chất Thuộc tính khách quan của vật chất là một khái niệm rất quan trọng trong triết học duy vật Nó cho biết rằng vật chất tồn tại độc lập với nhận thức của con người và không bị ảnh hưởng bởi các quan điểm cá nhân hay xã hội Thực tại khách quan tồn tại một cách riêng rẻ với ý thức của loài người, và qua quan sát, phản ánh chúng ta tạo ra một thực tại chủ quan: “Thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người và được ý thức của con người phản ánh” [4]
Tóm lại định nghĩa phạm trù vật chất cơ bản của V.I.Lênin gồm những nội dung cơ vản sau:
- Sự tồn tại của vật chất là khách quan bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy đã được hay chưa được nhận thức
- Vật chất gây nên cảm giác của con người bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp Tất
cả cảm giác, tư duy, ý thức của con người chỉ là sự phản ánh của vật chất từ con người đến vật chất
Khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan đem cho người cảm giác”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Lê nin đã thừa nhận rằng thực tại, hay vật chất là cái
có trước, là cái thứ nhất và là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức Và khi nhấn mạnh vật chất là cái “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
Trang 10ánh” ông muốn nói rằng con người có thể nhận biết được thế giới vật chất bằng cách tương tác với nó qua các phương tiện khác nhau ( chép, chụp, phản ánh) Bằng định nghĩa này ông đã bác bỏ thuyết không thể biết, khắc phục được thuyết không thể biết, bác bỏ các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất.Các định nghĩa của ông đã kế thừa, bảo vệ và phát triển các quan điểm duy vật tiền thân đó
là duy vật Mác – Engels
III Liên hệ thực tiễn:
1.Liên hệ chung:
Trong triết học, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một vấn đề cơ bản Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người cần phải luôn chủ động, khai thác hết trí thông minh và khả năng suy nghĩ của mình Việc tìm tòi, sáng tạo mới trên cơ
sở tích lũy và kế thừa những cái cũ là cần thiết để con người phát triển tài năng và
xã hội ngày càng phát triển Tuy nhiên, không được lơ là, trông chờ hoặc ỷ lại trong bất cứ tình huống nào Phải tránh sa vào lười suy nghĩ và lười lao động Điều này không có nghĩa là tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong hoạt động nhận thức và thực tiễn Việc phát huy tính năng động, sáng tạo và sức mạnh
to lớn của con người bởi ý thức đòi hỏi ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất để biến đổi hoàn cảnh vật chất Ý thức có thể thay đổi nhanh chậm nhưng không vượt quá tính biến đổi của vật chất Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Vai trò của ý thức chỉ đạo hoạt động hành động của con người và có thể đúng hay sai, thành công hay thất bại Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo chính xác cho hiện thực, hình thành định hướng và lý luận đúng đắn, từ đó động viên khai thác tiềm năng sáng tạo và nâng cao trình độ vật chất Trong xã hội ngày nay, vai trò của ý thức ngày càng to lớn, đặc biệt trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nơi tri thức và tư tưởng chính trị nhân văn đóng vai trò rất quan trọng Tuy nhiên, tính năng động sáng tạo của ý thức không vượt quá tính quy định của tiền đề vật chất và phải dựa trên điều kiện khách quan
và n Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một vấn đề cơ bản trong triết học Trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tế, con người cần phải luôn chủ động
và phát huy tối đa trí thông minh và khả năng suy nghĩ của mình Con người cần luôn tìm tòi, sáng tạo để tạo ra những điều mới trên cơ sở tích lũy và kế thừa những điều cũ phù hợp Chỉ khi đó, con người mới trở nên thông minh và xã hội mới phát triển được