tiểu luận kết thúc học phần logic học, đề tài chứng minh và các lỗi logic vi phạm quy tắc chứng minh. Trong cuộc sống luôn xuất hiện các vấn đề chưa được sáng tỏ và thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải làm sáng tỏ. Chẳng hạn trong lĩnh vực pháp luật, các cơ quan chức năng phải chứng minh xem có vi phạm pháp luật hay không, ở điều khoản, mức độ nào để đưa ra kết luận chắc chắn. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chứng minh có mục đích thuyết phục người khác về tính chân thực của tri thức, kiểm tra tính chân thực hay giả dối của tri thức đang có, là phương tiện quan trọng để tạo sức thuyết phục cho tính đúng đắn của tri thứ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Logic học
ĐỀ TÀI 9: Chứng minh và các lỗi logic vi phạm các quy tắc chứng
minh thông qua các tình huống pháp luật và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu với sinh viên ngành luật.
Giảng viên hướng dẫn : TS Võ Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Trần Khánh Ngọc
Lớp : K23LKTA
Mã sinh viên :23A4060186
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Trang 2MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống luôn xuất hiện các vấn đề chưa được sáng tỏ và thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải làm sáng tỏ Chẳng hạn trong lĩnh vực pháp luật, các cơ quan chức năng phải chứng minh xem có vi phạm pháp luật hay không, ở điều khoản, mức độ nào để đưa ra kết luận chắc chắn
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Chứng minh có mục đích thuyết phục người khác về tính chân thực của tri thức, kiểm tra tính chân thực hay giả dối của tri thức đang có, là phương tiện quan trọng để tạo sức thuyết phục cho tính đúng đắn của tri thức
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chứng minh và các lỗi logic vi phạm các quy tắc chứng minh
Phạm vi nghiên cứu: Trong lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm của logic học hình thức về hình thức và quy luật của tư duy
Phương pháp nghiên cứu: thống nhất lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa,phương pháp hình thức hóa
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: nghiên cứu đề tài sẽ giải quyết các vấn đề liên quan tới chứng minh và khắc phục tình trạng mắc lỗi logic nhiều trong chứng minh
Ý nghĩa thực tiễn: giúp nhận thức rõ vai trò của chứng minh trong đời sống hiện nay, nhất là trong lĩnh vực pháp luật
Trang 3NỘI DUNG
Phần 1: Phần lý luận
1.1.Định nghĩa chứng minh
Định nghĩa: Chứng minh là thao tác logic xác định tính chân thực của một luận điểm nào đó nhờ sử dụng các luận điểm chân thực khác có quan hệ hữu cơ với luận điểm ấy
Bản chất: là mối liên hệ giữa các suy luận, thể hiện sự tác động tổng hợp của các quy luật logic, đặc biệt là quy luật lý do đầy đủ
Vai trò: chứng minh có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học, là nền tảng của nhận thức khoa học Chứng minh có mặt ở mọi khoa học, bởi khoa học là hệ thống chặt chẽ các tri thức, nơi các thành tố liên
hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc và chế định lẫn nhau Khoa học không chỉ khám phá ra và tuyên bố chân lý mới, mà còn phải chứng minh chúng
*Quá trình chứng minh
Thứ nhất, chứng minh các luận điểm dùng để chứng minh: thuyết phục người khác về tính chân thực của luận điểm dung để chứng minh Đó là chứng minh lại các định lý, định luật, quy tắc… đã được phát hiện và đã khẳng định tính đúng đắn của nó
Thứ hai, chứng minh các luận điểm cần chứng minh: Đó là từ những luận điểm đã được khoa học xác nhận chân thực, dựa vào các quy tắc suy luận, ta rút
ra các luận điểm mới mà trước đây chưa biết Luận điểm mới là hệ quả của luận điểm đã nêu
Trong quá trình chứng minh luận điểm nào đó là chân thực, trước hết luận điểm dung để chứng minh cũng phải chân thực và lập luận phải đúng quy tắc logic
Trang 41.2.Kết cấu logic của chứng minh
Chứng minh bao gồm 3 thành phần: luận đề, luận cứ và luận chứng
Ví dụ: Luận đề: Bị cáo X không phải chịu bất kỳ hình phạt nào
Luận cứ: X gây án trong lúc bị bệnh tâm thần
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
Kết luận: Bị cáo X không phải chịu bất kỳ hình phạt nào ( Luận đề đã được chứng minh)
1.2.1.Luận đề
Luận đề của chứng minh là luận điểm mà tính chân thực của nó cần phải được làm sáng tỏ
Ví dụ: Anh A không phải là hung thủ vụ án giết người
1.2.2.Luận cứ
Luận cứ của chứng minh là các luận điểm khoa học, các căn cứ, sự kiện thực
tế chân thực, có liên quan đến luận đề và được sử dụng để chứng minh tính chân thực của luận đề
Ví dụ: Vào thời điểm xảy ra vụ án, anh A đang ngồi ăn cơm cùng gia đình Anh A không thể có mặt tại hiện trường vụ án khi vụ án xảy ra
*Trong nghiên cứu khoa học có 2 loại luận cứ:
Luận cứ lý thuyết: bao gồm cơ sở lý thuyết khoa học, luận điểm khoa học, các tiền đề, định lý, định luật, quy luật đã được khoa học xác nhận là đúng
Trang 5Luận cứ thực tiễn: là các phán đoán được hình thành từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học (số liệu, sự kiện)
1.2.3.Luận chứng
Luận chứng của chứng minh là những cách thức, những phương pháp cùng các quy luật, quy tắc được sử dụng trong quá trình liên kết các luận cứ lại với nhau để rút ra được tính chân thực của luận đề
1.3.Các quy tắc chứng minh
1.3.1.Quy tắc cho luận đề
Luận đề phải chân thực: có thể luận chứng tính chân thực của luận đề, không biến luận đề giả dối thành chân thực hoặc bác bỏ luận đề chân thực
Luận đề phải rõ ràng, chính xác: xác định rõ nội dung, phạm vi luận đề, chỉ được hiểu luận đề theo một nghĩa
Luận đề phải đồng nhất khi chứng minh: phải giữ nguyên luận đề trong suốt quá trình chứng minh, không được đánh tráo hoặc nhầm lẫn với luận đề khác
1.3.2.Quy tắc cho luận cứ
Luận cứ phải chân thực: luận cứ đã được chứng minh là đúng hoặc tính hiển nhiên của nó đã được mọi người thừa nhận
Luận cứ phải có cơ sở đầy đủ: luận cứ cần phải có cơ sở riêng chân thực để
có thể trở thành cơ sở của luận đề
Các luận cứ không được mâu thuẫn với nhau: nếu các luận cứ mâu thuẫn nhau, thì theo quy luật bài trung một trong số chúng phải là giả dối
Luận cứ phải đủ chứng minh cho luận đề: mỗi luận cứ được dùng để chứng minh là cần, còn tất cả chúng cùng nhau phải là đủ để đưa ra kết luận chân thực hay giả dối cho luận đề
Trang 61.3.3.Quy tắc cho luận chứng
Luận chứng phải logic: phải tuân theo các quy luật của tư duy và các quy tắc của suy luận được sử dụng trong luận chứng
Luận chứng phải rút ra được luận đề: việc rút ra luận đề là tự nhiên, tất yếu
từ sự liên kết các luận cứ của một suy luận
1.4.Các lỗi logic trong chứng minh
1.4.1.Các lỗi ở luận đề
Đánh tráo luận đề: vi phạm quy tắc luận đề phải rõ ràng, chính xác và quy tắc luận đề phải đồng nhất khi chứng minh Thay vì phải chứng minh một luận
đề, thì lại đi chứng minh điều khác có vẻ gần với luận đề
Thu hẹp luận đề: chứng minh quá ít, luận đề được chứng minh sau đó hẹp hơn so với luận đề cần phải chứng minh ban đầu
1.4.2.Các lỗi ở luận cứ
Coi luận cứ giả dối là chân thực: vi phạm quy tắc luận cứ phải chân thực Không thể chứng minh một luận điểm là đúng hay sai khi dựa vào những luận cứ
có giá trị logic là giả dối
Coi luận cứ chưa được chứng minh là chân thực: cũng vi phạm quy tắc luận
cứ phải chân thực Tương tự, không thể chứng minh một luận điểm là đúng hay sai khi lại dựa vào những luận cứ mà giá trị logic của chúng chưa được chứng minh
Chứng minh vòng quanh: lấy luận đề làm luận cứ Luận đề được chứng minh nhờ luận cứ, rồi sau đó luận cứ lại được chứng minh nhờ luận đề
Trang 7Chứng minh quá ít: vi phạm quy tắc luận cứ phải đủ chứng minh cho luận
đề Các luận cứ dùng để chứng minh chưa phải là đủ để chứng minh cho một luận
đề
Chứng minh quá nhiều: cũng vi phạm quy tắc luận cứ phải đủ chứng minh cho luận đề Một số luận cứ dùng để chứng minh là thừa, không cần thiết cho việc chứng minh luận đề
1.4.3.Các lỗi ở luận chứng
Không có liên hệ logic giữa luận cứ và luận đề: vi phạm quy tắc luận chứng phải logic Đó là sự nhầm lẫn giữa cái tất yếu và không tất yếu, giữa cái quy luật
và không phải quy luật, dẫn tới những kết luận rút ra không phải là kết luận tất yếu đúng
Phần 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1.Liên hệ thực tế
Trong lĩnh vực pháp luật, các cơ quan chức năng phải chứng minh xem có
vi phạm pháp luật hay không và vi phạm điều khoản nào, mức độ ra sao? Cần phải có đầy đủ chứng cứ và suy luận logic mới có thể đưa ra kết luận chính xác, tránh án oan cho người vô tội Tuy nhiên trên thực tế vẫn có không ít vụ án mà các cơ quan chức năng mắc phải các lỗi logic trong chứng minh dẫn đến nhiều hậu quả ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của công dân, hay nghiêm trọng hơn
đó là làm xuất hiện tình trạng án oan sai…
2.1.1.Ví dụ 1
*Tóm tắt vụ án:
Năm 2002 vợ chồng bà N.T.T được UBND huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cấp giấy đỏ thửa đất số 19 tại khu dân cư Kim Bình, xã Hàm Thắng,
Trang 8khó khăn, chưa đủ tiền xây nhà nên gia đình bà tạm thời ở căn nhà cũ, để đất trống
Cạnh lô số 19 của bà T là thửa đất số 18 người chủ đất đã xây căn nhà cấp 4 và
H được cấp giấy đỏ, sau đó ông H đã chuyển nhượng cho người khác Đến năm
2017, người này bán lại cho ông L.V.M đồng đứng tên sử dụng cùng năm anh chị
em trong gia đình
Ngày 29-5-2017, ông M được UBND huyện Hàm Thuận Bắc cấp giấy phép xây dựng nhà trên thửa đất số 17 Thế nhưng không hiểu sao ông Mười lại tập kết vật liệu rồi xây dựng một căn nhà lầu trên thửa đất số 19 của bà T mặc dù cách hai
lô đất là căn nhà cấp 4 trên thửa đất số 18
Vợ chồng bà T làm đơn khiếu nại thì ông M cho rằng lý do ông xây nhầm là do người bán chỉ nhầm miếng đất Phía bà T khởi kiện yêu cầu ông M trả lại đất Ngày 19-11-2018, TAND huyện Hàm Thuận Bắc xử sơ thẩm, nhận định khi xây nhà ông M và các anh chị em liên quan nghĩ là xây dựng trên phần đất đã mua lại chứ không biết xây dựng trên thửa đất số 19 của bà T Thời gian ông M xây dựng nhà hơn sáu tháng nhưng nguyên đơn không hề ngăn cản, chính quyền địa phương cũng không biết để can thiệp kịp thời
Việc ông M xây nhà nhầm là do người bán chỉ sai vị trí đất Nếu giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn phá nhà, trả lại thửa đất số 19 thì gây lãng phí, làm thiệt hại lợi ích của đương sự Vì thế cần giao diện tích đất của nguyên đơn cho ông
Nhà nước cho vợ chồng bà T
*Sai sót trong vụ án:
Thứ nhất, Toà án cấp sơ thẩm giao đất cho bị đơn, tuyên bị đơn trả cho bà T
400 triệu đồng theo định giá Nhà nước là ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của bà T bởi lô đất trên thực tế trị giá hàng tỷ đồng lại bị định giá theo
Trang 9giá Nhà nước chỉ còn 400 triệu đồng là hết sức vô lý Ở đây tòa án nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc đã nhầm lẫn khi định giá lô đất, hay trong logic học là đã
mắc lỗi đánh tráo luận đề: thay vì định giá lô đất theo giá thực tế thì lại định giá
lô đất theo giá Nhà nước
Thứ hai, quyền đòi lại đất của bà T là hợp pháp theo Điều 166 Bộ luật hình
sự 2015:
“ Điều 166 Quyền đòi lại tài sản
1 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật
2 Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang
có quyền khác đối với tài sản đó.”
Ở đây bà T cũng không có lỗi trong việc bị xây nhầm, việc ông M xây nhầm nhà trên đất bà T là lỗi chính thuộc về ông này, cũng như một phần trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng Vậy tòa không thể vì lý do tránh lãng phí cho xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của bị đơn mà buộc nguyên đơn phải chấp nhận hi sinh lợi ích của mình được pháp luật bảo vệ như vậy, trừ khi họ tự nguyện
đồng ý Trong logic học, có thể nói tòa án sơ thẩm đã vi phạm lỗi không có liên
hệ logic giữa luận cứ và luận đề, nhầm lẫn các tình tiết của vụ án dẫn đến việc
coi bà T có lỗi trong việc xây nhầm
2.1.2.Ví dụ 2
Vụ án Hàn Đức Long là một vụ án oan xảy ra tại tỉnh Bắc Giang của Việt Nam Trong vụ án này, ông Hàn Đức Long đã bốn lần bị tòa án cấp sơ thẩm (2 lần) và cấp phúc thẩm (2 lần) tuyên án tử hình, mặc dù tại các phiên tòa này ông Long đều kêu oan Năm 2014, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm lần hai đối với vụ án này, và tuyên hủy cả bản án hình sự
sơ thẩm lần hai và phúc thẩm lần hai, và yêu cầu điều tra lại để làm rõ 6 vấn đề
Trang 10còn mâu thuẫn của vụ án Sau đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang không làm rõ được các vấn đề này nên không đủ căn cứ buộc tội Vì vậy, đến ngày 20 tháng 12 năm 2016, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã đình chỉ vụ án và trả tự do cho ông Long
*Tóm tắt vụ án:
Ngày 26 tháng 6 năm 2005 ở thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án một cháu bé 5 tuổi tên N.T.Y bị hiếp giết rồi vứt xác ngoài cánh đồng Tội phạm gây án lúc nhập nhoạng tối và không có ai nhìn thấy thủ phạm, cơ quan điều tra thu được ở hiện trường một số lông, tóc, tinh trùng nhưng giám định không cho ra kết quả vì chất lượng dấu vết kém
Gần 4 tháng sau, hai mẹ con một gia đình ở thôn này có đơn tố cáo ông Hàn Đức Long từng hiếp dâm mình Cơ quan điều tra bắt Long và Long khai nhận từng hiếp dâm hai mẹ con và thú nhận thêm là hung thủ vụ giết hại cháu bé
Nhưng, khi ra tòa, bị cáo Hàn Đức Long kêu oan, khai rằng đã bị đánh đập nhục hình buộc phải nhận tội Tuy vậy hội đồng xét xử các cấp không chấp nhận lời khai tại tòa và tin vào những biên bản ghi lời khai có trong hồ sơ Hội đồng xét
xử đã tuyên bị cáo Hàn Đức Long có tội với mức án tử hình Nhờ gia đình và luật
sư bào chữa liên tục kêu oan nên các bản án đã nhiều lần bị hủy bỏ để yêu cầu điều tra lại Đến ngày 20/12/2016, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ điều tra và trả tự do cho ông Hàn Đức Long
*Sai sót trong vụ án:
Thứ nhất, trong vụ hiếp dâm hai mẹ con gia đình cùng thôn và cả vụ hiếp cháu Y, đều chỉ dựa vào lời khai của ông Long mà không có một chứng cứ trực tiếp nào (các vật chứng thu giữ được tại hiện trường không cho kết quả rõ ràng
và cũng không có nhân chứng) Tuy vậy, cơ quan điều tra vẫn kết luận hung thủ
là ông Long và qua 4 lần bị các tòa án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án tử hình Ở
đây các cơ quan điều tra đã vi phạm lỗi chứng minh quá ít (các luận cứ dùng để
chứng minh chưa phải là đủ để chứng minh cho một luận đề)
Trang 11Thứ hai, nguyên nhân cái chết của bé Y vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý Cụ thể, lời khai của ông Long trong hồ sơ như sau: “ Bị cáo sau khi thực hiện hành
vi hiếp dâm tại bờ mương bê tông đã bế cháu bé tới một đoạn mương nước bờ đất, đặt cháu bé ngồi trên bờ rồi đẩy cháu ngã xuống nước, bị cáo quay đầu bỏ chạy về ” Tuy nhiên kiểm tra bờ mương cho thấy mực nước sâu 35cm, trong khi cháu bé 5 tuổi có chiều cao 1,07m Vậy chỉ cần ngồi là đã cao hơn mực nước, khả năng nạn nhân bị dìm chết sặc nước chứ không phải bị ngã xuống nước, mô tả trong hồ sơ không phù hợp với thực tế khách quan Dưới góc nhìn logic học, cơ
quan điều tra đã mắc lỗi coi luận cứ giả dối là chân thực
Thứ ba, ông Long có một số bằng chứng ngoại phạm, cụ thể:
Chiều tối hôm bé Y bị sát hại, ông Long xay thóc tại nhà anh N là người trong thôn Ngay hôm sau, thi thể nạn nhân được phát hiện, cơ quan điều tra đã hỏi anh
N chiều tối ngày hôm trước có thấy điều gì bất thường không và hỏi có những ai xát thóc, anh N kể ra 7 người trong đó có ông Long Chính ông cũng thừa nhận
và nhiều người cùng xát thóc cũng xác nhận điều đó Đây chính là bằng chứng ngoại phạm thứ nhất của ông
Bằng chứng ngoại phạm thứ hai: cơ quan điều tra xác định thời điểm cháu bé chết
là khoảng 6 giờ chiều, nhưng tài liệu điều tra lại ghi nhận Hàn Đức Long 6 giờ
30 mới đi ra quán xay xát, và khi đến nhà là 19 giờ 47 phút Như thế thì thời điểm Long đi xay thóc thì cháu Yến đã chết Không thể có chuyện ông Long trong khi chờ đến lượt xay thóc đã sang nhà cháu Y để thực hiện hành vi phạm tội sau đó quay về xay thóc như kết luận của cơ quan điều tra
Nhận thấy dù bị cáo có bằng chứng ngoại phạm nhưng cơ quan điều tra vẫn khẳng định có đủ căn cứ kết luận ông Hàn Đức Long phạm tội hiếp dâm và giết người,
đó là đã vi phạm lỗi không có liên hệ logic giữa luận cứ và luận đề