Khái niệm chương trình giáo dục nghệ thuật và quy trình xây dựng 1 chương trình giáo dục nghệ thuật : 1/ Khái niệm chương trình giáo dục nghệ thuật : Xây dựng một chương trình giáo dụ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT Đề: Trình bày các mục tiêu giáo dục của tác phẩm điện ảnh (phim ngắn):
“ Bầu trời xuyên qua tán lá”
HỌ VÀ TÊN: Lâm Thế Tài
MÃ SỐ SINH VIÊN: D20QL142
LỚP: 15.1
KHOÁ HỌC: 2020-2024
GVGD: Lê Thị Vương Nguyệt
Trang 2TP HCM, ngày 8 tháng 6 năm 2021
Đề tài: Trình bày các mục tiêu giáo dục của tác phẩm điện ảnh (phim ngắn) : “
Phần 1: Mở đầu 1
Phần 2: Nội dung 2
I/Khái niệm chương trình giáo dục nghệ thuật và quy trình xây dựng 1 chương trình giáo dục nghệ thuật: 2
1/Khái niệm chương trình giáo dục nghệ thuật: 2
2/Quy trình xây dựng các chương trình giáo dục nghệ thuật 2
II/Mục tiêu giáo dục của tác phẩm: 4
1 Nhân vật 4
1.1 Hoàn cảnh và tính cách 4
1.2 Diễn biến tâm lý: 5
2 Bài học từ bộ phim: 6
III/Ý nghĩa của tác phẩm: 7
Phần 3: Kết luận 9
Tài liệu kham khảo: 10
Phụ lục hính ảnh 11
Trang 3Đề tài: Trình bày các mục tiêu giáo dục của tác phẩm điện ảnh (phim ngắn): “ Bầu trời xuyên qua tán lá”
Ph
ần 1 : Mở đầu
So với các loại linh nghệ thuật khác thì điện ảnh là “loại hình gần giũi với cuộc sống nhất” (Giáo trình “Văn học và các loại hình nghệ thuật”) Điện ảnh có khả năng bao quát đời sống một cách rộng rãi về không gian và cả thời gian Bởi môi trường của điện ảnh là sự thật cuộc đời, và hình tượng điện ảnh mang tinh chất động, nó hiện ra ngay trước mắt người xem một cách sinh động, y như thật và tác động trực tiếp vào giác quan của con người, tạo cho người xem những cảm xúc trực tiếp Bất kì một tác phẩm điện ảnh nào cũng được xây dựng dựa theo những cốt truyện hư cấu và gắn liền với thực tế cuộc sống Và “ Bầu trời xuyên qua tán lá” cũng vậy, Bầu Trời Xuyên Tán Là là bộ phim dành cho các bạn học sinh cấp 2, bộ phim mang thông điệp nhẹ nhàng về tình bạn, không phân biệt đối xử nhau dù là ở thành thị hay thôn quê Thông điệp phim sâu sắc dành cho các bậc cha mẹ ham mê công việc mà ít quan tâm đến con cái Phim còn là sự kết hợp của các diễn viên nhí trong phim Hoa Vàng Cỏ Xanh Tuy không gây tiếng vang lớn trong nền nghệ thuật điện ảnh Việt Nam nhưng phim lại thành công trong việc xây dựng cốt truyện, nhân vật, tâm lý đến không gian và thời gian Do đó, việc nghiên cứu đề tài các mục tiêu giáo dục với những bài học ý nghĩa trong phim ngắn: “Bầu trời xuyên tán lá” là rất cần thiết để khám phá nền điện ảnh Việt Nam Từ đó, chúng ta phân tích và nghiên cứu sâu hơn về cũng như tính nhân văn của bộ phim “ Bầu trời xuyên qua tán lá”, để rồi áp dụng vào cuộc sống những cái hay và mới, đặc biệt là cách giáo dục và chăm sóc con cái Với đề tài này thì hầu như vẫn chưa có bài viết nghiên cứu sâu, chính vì thế đề tài sẽ đem đến cách nhìn nhận mới và sâu sắc hơn về tâm lý của những đứa trẻ mới lớn Tìm hiểu triển vọng của bộ phim “ Bầu trời xuyên qua tán lá” và phát triển nhiều hơn nữa những giá trị từ các bộ phim Việt Nam khác
Phần 2: Nội dung
Trang 4Khái niệm chương trình giáo dục nghệ thuật và quy trình xây dựng 1 chương trình giáo dục nghệ thuật :
1/
Khái niệm chương trình giáo dục nghệ thuật :
Xây dựng một chương trình giáo dục nghệ thuật là việc tổ chức những nội dung một cách khoa học phù hợp với những đối tượng người học khác nhau để nâng cao nhận thức về một hay một vài loại hình nghệ thuật nào đó Chương trình giáo dục nghệ thuật là một chương trình học tập thông qua nghệ thuật để đạt được nhiều mục tiêu giáo dục khác Đây là những chương trình được xây dựng để cung cấp phương pháp học tập thực hành với công
cụ là nghệ thuật hướng tới một chủ đề giáo dục nào đó như các vấn đề xã hội; ngôn ngữ và khả năng đọc, viết; nhận thức về văn hóa, các vấn đề về y
tế, sức khỏe, quyền công dân Một chương trình như vậy phải được lên kế hoạch và có sự liên hệ với các môn học khác trong tình huống phù hợp để học sinh, sinh viên có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng đã được học
Ví dụ: Chương trình sử dụng nghệ thuật chèo để giáo dục về HIV/AIDS cho sinh viên các trường đại học ở TP.HCM cần đề cập những nội dung liên quan đến chủ đề HIV/AIDS như HIV/AIDS là gì, tác hại, phương thức lây truyền, cách thức phòng tránh, thái độ của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV Những nội dung này có thể được chuyển tải qua các tình huống, hành động và số phận của các nhân vật trong vở diễn và phần giao lưu, trao đổi giữa nghệ sĩ với sinh viên sau chương trình biểu diễn
2/Quy trình xây dựng các chương trình giáo dục nghệ thuật
1 Lựa chọn chủ đề, đối tượng công chúng
Việc lựa chọn chủ đề là một việc làm cần thiết vị thông qua chủ đề, giáo viên có thể xác định cụ thể các hoạt động cần có trong chương trình cũng như những nguồn lực cần huy động Tuy nhiên, chủ đề cần rõ ràng, chính xác, tránh mập mờ Trong một chương trình giáo dục nghệ thuật, bất
kỳ một hiện vật di sản, một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có thể trở thành chủ đề của chương trình Chủ để phải xuất phát từ cuộc sống xung quanh, phù hợp với các đối tượng công chúng
Trang 5Ví dụ: Lựa chọn đối tượng là những học sinh cấp 3 trong địa bàn tp.HCM để giáo dục về an toàn giao thông thông qua hình thức nghệ thuật kịch, hát
2.
Xác định mục tiêu
Mỗi một thương trình giáo dục nghệ thuật đều phải hướng đi việc đạt được mục đích chung Tuy nhiên, các mục tiêu cần phải được xác định một cách rõ ràng, có tính xác định và có khả năng lượng hóa được Mục tiêu càng
cụ thể, càng để đạt được, càng dễ kiểm tra và đánh giá, nên tránh các mục tiêu chung chung, ôm đầm, thiếu tính khả thí
Ví dụ: Nâng cao kiến thức và trách nhiệm của học sinh trong viec54 tham gia giao thông thông qua chương trình an toàn giao thông
3.
Xác định nguồn lực
Nguồn lực là những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình triển khai nội dung giáo dục nghệ thuật Nó bao gồm nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần Khi tổ chức một chương trình, chi phí có thể là một thách thức, nhưng tất cả các nguyên vật liệu cần đến đều phải có đủ Bên cạnh đó, việc kiểm tra, chạy thử các vật dụng điện tử trước khi tổ chức chương trình là vô cùng cần thiết
Ví dụ: Sử dụng đầy đủ nguồn lực từ các đạo cụ, trang phục, âm nhạc, ánh sáng, và kiểm tra, chạy thử chúng để đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ
4.
Xác định sản phẩm của chương trình
Sản phẩm của một chương trình giáo dục nghệ thuật chính là những tác phẩm nghệ thuật hình thành trong quá trình tham gia Chương trình của người học Sản phẩm này có thể là thành qua của một cá nhân hoặc là kết quả hoạt động của cả nhóm, thể hiện khá năng sử dụng các kỹ năng nghệ thuật, tính sáng tạo Việc xác định sân phản ngay từ khi lập kế hoạch sẽ giúp cho người xây dựng chương trình dễ dàng đạt được mục tiêu đã định cũng như hướng người học tới các hoạt động mang tính sáng tạo
Ví dụ: Sản phẩm của chương trình An toàn gia thông là các tiết mục biểu diễn Các tiết mục đó có thể được thực hiện bởi 1 người hay 1 nhóm
5.
Xác định phương pháp thực hiện
Khi xác định phương pháp thực hiện một chương trình giáo dục nghệ thuật cần luôn lưu ý cố gắng kết hợp các hình thức nghệ thuật khác nhau như
Trang 6mỹ thuật, âm nhạc, múa, kịch hay các trò chơi kích thích tính sáng tạo Điều này sẽ cung cấp cho người học có được các trải nghiệm nghệ thuật cân bằng
và phong phú
Ví dụ: Sử dụng phương pháp dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp để thực hiện chương trình nhằm kết hợp các tiết mục nghệ thuật khác nhau để tạo nên 1 chương trình đặc sắc và phong phú
6 Đánh giá hiệu quả, bổ sung, rút kinh nghiệm, khen thưởng
Đánh giá kết quả hoạt động là khâu cuối cùng của quy trình tổ chức một chương trình giáo dục nghệ thuật Việc đánh giá không chỉ nhằm tạo ra kết quả đánh giá cuối cùng về người học mà quan trong hơn là tạo cơ hội để cho các em tự đánh giá và tự điều chỉnh, giúp cho giáo viên có cơ sở để đánh giá và điều chỉnh chương trình cũng như đánh giá, điều chỉnh chính mình
Ví dụ: Sau khi đã hoàn thành chương trình “Dấu chân anh hung”, thầy
cô cũng như các ban giám khảo khác sẽ thực hiện việc chấm điểm và đánh giá, nhận xét các tiết mục những điểm số ấy sẽ là động lực để giúp cho các nhóm rút kinh nghiệm và cố gắng hơn
II
/Mục tiêu giáo dục của tác phẩm:
1 Nhân vật
Bộ phim có cách xây dựng nhân vật khéo léo, những nhân vật trong phim tuy có tính cách và hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau, không ai giống ai Tưởng chừng như điều đó sẽ khiến bộ phim trở nên nhàm chán, không ăn khớp với nhau nhưng nó lại là cái khiến cho bộ phim trở nên độc đáo và có nhiều diễn biến không ai có thể ngờ tới, khiến cho khán giả dở khóc dở cười với những tình huống hồn nhiên, đáng yêu cũng như cảm động trong phim:
1.1 Hoàn cảnh và tính cách
-Hà My: Vốn được sinh ra trong một gia đình có điều kiện và học vấn đầy đủ nhưng lại thiếu thốn tình cảm gia đình Do cha mẹ có việc bận đột xuất nên cô được gửi về quê nội chăm sóc Hà My gặp được Cò và Chuột và
từ đó cuộc sống cô thay đổi
Trang 7-Hai anh em Cò và Chuột: Mẹ bỏ đi từ sớm chỉ có cha làm trụ cột, cuộc sống khó khăn phải cùng cha mưu sinh từ rất sớm nhưng lại rất hồn nhiên, vui vẻ với cuộc sống hiện tại
-Dì Năm (bà nội của Hà My): Giàu có, khó tính và khinh thường người nghèo nhưng lại rất yêu quý cháy gái của mình Bảo bọc, không cho cháu gái ra ngoài và giao du với người khác
-Cha của Cò và Chuột: “Gà trống nuôi con” nhưng không vì thế mà tỏ
ra giận dữ với con cái, luôn yêu quý và chăm sóc con cái hết mực và có tính cách dễ gần
-Cha mẹ Hà My: Say mê công việc, coi việc kiếm tiền quan trọng hơn chăm sóc con cái
1.2 Diễn biến tâm lý:
Bộ phim đã khéo léo tạo ra những tình huống cũng như cách xử lý của các nhân vật trong phim để tạo nên một hướng đi tốt nhất và cách bộc lộ cảm xúc của các nhân vật cũng giúp cho ta hiểu được phần nào về sự thay đổi của nhân vật trong phim về sau
-Hà My: từ đầu phim cô bé đã biểu hiện bản thân mình là một ”tiễu thư”, nhút nhát và ái ngại với nhiều thứ như nước trong lu, chuột,… và kể cả người nghèo như Cò và Chuột được thể hiện qua hành động đóng cửa khi Chuột rủ cô bé ra ngoài chơi Nhưng dần về sau cô bé cũng đã vứt bỏ cái tôi quá lớn của mình để chơi với 2 anh em Cò, Chuột; mạnh mẽ hơn, không còn
sợ những thứ dơ bẩn và cuối cùng cô chọn ở lại vùng quê cùng với những người mình yêu quý
=> Trưởng thành về mặt suy nghĩ và tính cách
-Cò: “Mấy đứa thành phố nó chảnh lắm” là câu nói của Cò với Chuột khi lần đầu gặp Hà My Tuy người em là Chuột luôn có tâm lý hồn nhiên, cởi
mở với mọi người nhưng người anh lại trái ngược hoàn toàn: Trưởng thành,
Trang 8thẳng tính hơn, tỏ ra bất đồng với những hành động của Hà My ở đầu phim Nhưng từ hành động cho kẹo của Hà My, Cò lại thể hiện bản thân mình là người dễ gần và trở thành bạn thân của My Cứu Hà My khỏi cái chết mặc
dù trước đã đã bị dì Năm mắng cho 1 trận
=>Là một người tuy cứng rắn nhưng sâu bên trong lại chứa đựng một tình người cao cả, biết tha thứ và đón nhận những điều tốt
-Chuột: Hồn nhiên, cởi mở với mọi thứ Dù bị Hà My tỏ thái độ khó chịu nhưng vẫn luôn cố gắng rủ đi chơi
=>Có tấm lòng tốt, luôn yêu quý mọi thứ xung quanh và cởi mở với mọi thứ
-Bà Năm: Đầu phim tỏ ra kỳ thị những người nghèo “Tụi bây tưởng ai cũng cần tiền như tụi bây hả?” và cấm cản cháu mình ra ngoài và chơi với người nghèo vị sợ cháu mình gặp chuyện Nhưng dần bà cũng thay đổi và thay đổi định kiến cổ hủ của mình sau khi chính Cò và Chuột (người mà bà
đã mắng chửi thậm tệ) cứu cháu gái của mình ra khỏi nanh vuốt của tử thần
=>Là một người tuy khó tính nhưng lại rất yêu quý con cháu, biết ăn năn và thay đổi bản thân
2 Bài học từ bộ phim :
Bộ phim tuy chỉ có cốt truyện đơn giản chỉ xoay quanh cuộc sống của
cô bé Hà My nhưng lại mang lại cho người xem nhiều bài học quý giá: -Tình bạn không phân biệt giàu nghèo giữa cô bé Hà My (vốn sinh ra trong một gia đình gia đình giàu có) với Cò và Chuột (gia cảnh khó khăn, phải đi lao động từ sớm và không được học hành tới nơi tới chốn)
-Sự đồng cảm và sẻ chia (khi Hà My và Cò, Chuột chia sẻ với nhau những khó khăn và ước muốn của bản thân và cùng nhau đem chôn giấu chúng xuống ngôi miếu)
Trang 9-Sự mạnh mẽ của ý chí muốn được giải thoát khỏi rào cản nỗi sợ của bản thân và hướng tới điều tốt đẹp hơn khi cô bé Hà My gạt bỏ hết tất cả những nỗi sợ và định kiến của gia đình để kết bạn (giây phút Hà My tặng kẹo cho Cò và Chuột thể hiện sự thiện chí khi kết bạn) hay khi cô bé bị bà nội cấm cản nhưng vẫn cố gắng trốn đi chơi
-Giúp đỡ lẫn nhau mặc cho hoàn cảnh có khó khăn (khi Hà My bị rắn cắn, Chuột và Cò đã giúp cô bé cầm vết thương và đem đi chữa trị) -Nhận ra lỗi lầm và sửa chửa: “Con lại đi chơi với tụi nó phải không?”
là câu nói của dì Năm khi nhận ra cô bé đã trốn đi chơi với 2 người bạn của mình ở đầu phim và cấm cản cô bé bằng cách qua nhà mắng vốn cha của Cò
và Chuột nhưng cuối cùng bà Năm cũng biết ân hận và qua nhà tặng bánh cũng như cảm ơn Cò và Chuột khi biết họ đã cứu cháu mình khỏi rắn cắn
“Tao qua để cảm ơn Hôm qua cháu tao bị rắn cắn, cũng may là 2 đứa nó chạy qua cứu kịp.”(dì Năm) và từ đó bà đã thay đổi định kiến về người nghèo
-Sống có tấm lòng: Biết được điều ước của Hà My, nhân đêm cuối cùng mà Hà My còn ở quê Cò và Chuột đã thực hiện điều ước của cô bé bằng cách thả những chú đom đóm mà mình đã cố gắng bắt được
-Tạo ra thông điệp sâu sắc dành cho các bậc cha mẹ vì ham mê công việc mà bỏ bê con cái hay vô trách nhiệm trong gia đình (như cha mẹ của
Hà My vì quá say mê kiếm tiền mà bỏ bê Hà My, gửi cô bé về quê sống hay người mẹ vô trách nhiệm đã bỏ cha con Cò, Chuột để rồi đưa họ vào hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm của người mẹ được thể hiện qua lời tâm sự của những đúa trẻ trong phim như “Ước gì chị được ngắm đom đóm với ba má chị” (Hà My) hay câu nói tưởng chừng như là lời nói hồn nhiên của một đứa trẻ con nhưng lại phản ánh sự thật đau lòng “Má em còn không gặp, huống chi là ngắm chung”(Chuột))
Trang 10III/Ý nghĩa của tác phẩm:
Tác phẩm “Bầu trời xuyên tán lá” là một bộ phim mang lại nhiều tính nhân văn và đầy ý nghĩa, với cốt truyện tuy giản dị nhưng lại khiến không ít người xem dở khóc dở cười những tình huống đầy sự bất ngờ Đưa người xem đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như cảnh nô đùa đầy sự hồn nhiên Hà My với hai an hem Cò, Chuột khiến không ít người xem phải bật cười vì sự hồn nhiên của chúng và bật khóc khi xuất hiện khung cảnh cô bé
Hà My bị bà nội cấm cản không cho chơi cùng bạn và phải lui thủi quay lại với cuộc sống chỉ có chiếc máy tính bản làm bạn trong căn nhà lạnh lẽo hay qua câu nói tưởng chừng như chỉ là câu nói hồn nhiên của Chuột nhưng lại khiến cho người xem không khỏi cầm nước mắt: “Má em còn không gặp, huống chi là ngắm chung”.Tình bạn Giữa My với Cò và Chuột không chỉ đơn giản là danh xưng mà chúng còn là tình cảm đặc biệt , là thứ đã giúp Hà
My trở nên trưởng thành và mạnh mẽ hơn; và thứ tình cảm đó cũng góp phần rất lớn làm thay đổi định kiến giàu nghèo của bà nội Hà My Không những chỉ đề cao tình bạn mà còn phê phán những người cha, người mẹ vì quá say
mê công việc mà bỏ bê con cái hay quá bảo bọc con cái để rồi đưa chúng vào hoàn cảnh khó khăn, để rồi khiến đứa con của họ trở nên xấu đi cả về thể chất lẫn tinh thần Tất cả những chuyện như thế không chỉ có ở trong phim
mà còn hiện hữu rõ rang2 trong cuộc sống của chúng ta