1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống cư dân Mường Động - Kim Bôi - Hòa Bình

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

NGUYEN THỊ THƯƠNG

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỎ TIÊN TRONG ĐỜI SÓNG CƯ DÂN

MƯỜNG ĐỘNG - KIM BÔI - HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌCNGÀNH VIỆT NAM HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2011-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GVC VŨ THANH TÙNG

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tư liệu

dẫn trong khóa luận được các cụ cao niên của cư dân Mường Động cung cấp,kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bốtrong bất kì công trình nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam

đoan này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015.Tác giả

Nguyễn Thị Thương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bằng tắm lòng kính trong và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm on

thầy Vũ Thanh Tùng - người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em

trong quá trình thực hiện khóa luận này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các phòng ban của nhà

trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Thư viện TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốtquá trình học tập Em cũng bày tỏ lòng biết ơn các ông bà, cô chú người

Mường ở huyện Kim B6i, tỉnh Hòa Bình đã cung cấp những tài liệu quan

-trọng và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian đi điền dã tìm hiểu,

nghiên cứu đê tài này.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, các bạn sinh viên lớp

K56 Việt Nam học và gia đình đã tạo điều kiện, động viên em trong quá trình

học tập và nghiên cứu đề em hoàn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2015.

Nguyễn Thị Thương

Trang 5

DANH MỤC BANG

1 Bảng 1: Bảng so sánh sự khác nhau trong tục thờ cúng tô tiên ở Mường

Động và Mường Bi ngày nay.

Trang 6

MỤC LỤC

A 2900270756775 1

1 Lý do chọn để tài .s c-cssccceeeseerrrrarrrrrrktErrA E131 1-0400 rrrdrerrrrrarrrrsee 1ngà G7 3

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU -s- 55s + s95 6939839569985519583805956364806803803000803870800880856 5

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên CỨU s- se ss+s*+ss+ee+eserseErserrsersersssrssrvseoe 5

5 Phương pháp nghiÊn CỨU «5< s25 << 5 569%56858895669588958949868380889566858080900 008056 5

6 Kết cấu của khóa luận - set tsee©rxeererreereeerserreovseorrserrerkseore 6

[e:10/90950 75 7

TÍN NGƯỠNG VA TÍN NGUONG THỜ CÚNG TỎ TIEN 7

1.1 Khái quát về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tỔ tÍÊN -<e<ccsccsscsssrsseseesersee 7

1.2 Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tô tiên của người Mường nói chung và của

người Mường Động nói riÊng sos5 s55 s56 5958959519893658938883803038009880008365085000 11

1.2.1 Giới thiệu về người Mường ở Hòa Bình .- <5 secsecsesessessesesscse 111.2.2 Khái quát về người Mường ở Mường Động cccc.cecereeveveeeereessrree 15

CHƯƠNG 2.TÍN NGƯỠNG VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỎ TIÊN CỦA

)[90/978./10/9)165/9) C05757 .).) 20

2.1 Các hình thức Tin ngưỡng của người Mường DON - <5 «=e< «<< seesse 20

2.2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên s- s2 5< s©cs©Sz©cs+EEsEsecexgESEExCreeseeseersrsers 232.2.1 Quan niệm của người Mường Động về thờ cúng tổ tiên - - -s <s<- 23

Trang 7

;” 0 —

2.2.2.7 Chăm sóc mộ phân của tO (IÊT c co 5< 565 599 HH 0010600580960

CHƯƠNG 3 NET ĐẶC SẮC TRONG TỤC THỜ CÚNG TO TIÊN CUA

)(0101908./119)(65000167577.7 3.1 Sự đóng góp của con cháu khi nhớ ngày cho tổ tiên s scss©css©csze:3.2 Vai trò của thầy Mo (thầy Cúng) trong tục thờ cúng tổ tiên của người Mường

3.3 Sự khác biệt trong tục thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Mường Động

-Kim Bôi và Mường Bi - Tân Lạc tỉnh Hòa Bình - << < «5s seSssSS5895555552s5%

CHƯƠNG 4 Ý NGHĨA, NHỮNG BIEN DOI VA HƯỚNG GIỮ GIN NET

ĐẸP TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TO TIEN MƯỜNG ĐỘNG

4.1 Ý nghĩa thờ cúng tô tiên trong đời sống cư dân Mường 4.2 Sự biến đổi của việc thờ cúng tổ tiên trong đời sống hiện nay < ss «se

Động - -4.3 Hướng giữ gìn nét dep trong tục thờ cũng tổ tiên của người Mường Động C PHAN KET LUẬN 2° 2 5< 2s Ss< 2e EEsESsEESEEEEkeEsvvseeesereevvsceeecree

TÀI LIEU THAM KHAO .ccssscssesssssssesssesssssssesssssssssssessssssssssssssssesssecsssesseessesesseenees

CÁC NHÂN CHUNG ĐÃ CUNG CAP TU LIEU DIEN DÃ snescossoseascaveoes

PHU LUC ANH u cescssssssssosssnesssscsnecsneessesssessssessesssesssssssssssssssssssssssseesssesseesseessesssscessees

Trang 8

A PHAN MỞ DAU

1 Ly do chon dé tai

Dân tộc Mường là một cộng đồng dân cư chiếm số đông trong 54 dân

tộc anh em, với tông số dân hơn 1 triệu người, đứng thứ tư sau dân tộc Kinh,

Tay và Thái Người Mường (còn có tên gọi Mol, Mual, Moi) có cùng nguồn

gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, tập trung đông nhất là ở

tinh Hòa Binh và một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.Người Mường đã di cư tới nhiều nơi, sống xen kẽ với các dân tộc khác và họrất gần gũi với người Kinh Bản sắc văn hóa của dân tộc Mường gắn liền vớinền văn hóa Hòa Bình ra đời cách đây hơn một vạn năm Hoà Bình là mộttrong những vùng đất mà các nhà khảo cỗ học chứng minh đã có người Việtcô sinh sống cách đây hàng vạn năm Nơi đây còn đọng lại nhiều dấu ấn củamột nền văn hóa Hòa Bình rực rỡ qua việc tìm thấy những chiếc trống đồngcổ, tiêu biểu là chiếc trống đồng Sông Đà Không chỉ dừng lại ở đó, ngườiMường mang trong mình một tiếng nói riêng nhưng lại có chung nguồn gốcvới tiếng nói của người Việt từ giai đoạn tiền Việt Mường Người Mường ởHòa Bình với tiếng nói riêng của mình và tiếng nói đó có phần gần giống vớitiếng Việt ngày nay Tiếng Mường vẫn lưu giữ những đặc điểm của tiếng Việt

cô Tiếng Việt và tiếng Mường đã tách ra thành hai tiếng riêng biệt nhưng cả

hai cùng tạo nên tiếng nói của người Việt Như vậy ta có thể nhận thấy rằngvăn hóa Mường trong đời sống của cư dân Việt rất quan trọng, nó góp phần

tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng và đậm đà bản sắc

văn hóa dân tộc Người Mường đã góp phần làm nên lịch sử và văn hóa cộng

đồng cư dân trên dai đất Việt.

Văn hóa Việt Nam được hình thành từ tiếng nói, chữ viết, phong tục tập

quán và những yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, Mỗi một dân tộc trong cộngđồng Việt đều có một nét văn hóa riêng biệt, tạo nên cái độc đáo trong văn

hóa của mỗi dân tộc nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung Việt

Nam là một nước nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, chính vì vậy từ xa

1

Trang 9

xưa ông cha ta đã sinh ra tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Tín ngưỡng sơ khai

ban đầu của người Việt, những cư dân sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, gắn

với sông nước là tín ngưỡng thờ đa thần như Bà trời, Bà đất, Bà nước hay thờ

động vật và thực vật Các dân tộc ở Việt Nam cùng chung tín ngưỡng sùng

bái tự nhiên và thờ đa thần, nhưng mỗi một dân tộc lại có một điểm khác biệt.Người Mường với địa bản cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng núi rừng bao

quanh, ngoài việc trồng trọt, họ còn lên núi hái lượm và săn bắn Người

Mường ở tỉnh Hòa Bình cư trú ở bốn mường lớn: “Mường Bi, Mường Vang,

Mường Thàng, Mường Động” Mỗi một vùng mường là một nơi cư trú khác

nhau do sự chia cắt của đồi núi tạo nên Mỗi mường có những luật tục khác

nhau do các Quan Lang khác nhau cai quản Vì vậy trong tập tục sinh hoạt

văn hóa của mỗi mường có sự khác biệt Người Mường có tín ngưỡng chung

như thờ Đá, thờ vật thiêng, thờ cây, thờ động vật, trong đó một tín ngưỡng

đặc biệt và không thể thiếu trong đời sống người Mường là tín ngưỡng thờcúng tô tiên Người Mường thờ tô tiên, tuy nhiên nghỉ lễ cúng không thường

xuyên như người Kinh Họ chủ yếu tổ chức cúng lễ vào các dịp tết Nguyên

đán, mừng com mới, ngày làm vía, ngày cầu mát, cưới xin, ma chay, NgườiMường lập bàn thờ và đặt các bát hương cho đến bốn đời (người Kinh 5 đời).Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà người ta làm bàn thờ, đồ thờto nhỏ, cầu kỳ hay đơn giản Bàn thờ được bố trí ở vị trí trang trọng nhất trongngôi nhà Ngoài bàn thờ chính thờ tổ tiên, bên trái có thể có bàn thờ khác thờ

những người chết không con Ngày giỗ là ngày chôn cất, không phải ngày

chết Mường Động cũng như các vùng mường khác đã tạo nên những nếp văn

hóa riêng của mình.Trong phong tục, lối sống của họ có nhiều nét tương đồngvà khác biệt so với các vùng mường khác Cuộc sống dân dã và giản đị của

con người nơi đây luôn gắn liền với tự nhiên, với tình thân trong gia đình,hàng xóm luôn sống hòa thuận và gia đình luôn yêu thương nhau, tấm lòng

hiểu thảo, sự biết ơn và kính trọng của con cháu với ông bà tổ tiên luôn được

dé cao Là một người con của xứ Mường, sinh ra và lớn lên trên mảnh Mường

2

Trang 10

Động với những nét đặc sắc trong văn hóa đã thôi thúc tôi đi sâu tìm hiệu

những tập tục văn hóa của dân tộc mình và nhận thay nhiêu điêu mới mẻ và

khác biệt so với các vùng mường khác, đặc biệt là trong đê tài tìm hiệu ve tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường Động.

Tín ngưỡng thờ cúng tô tiên của cư dân Việt có một ý nghĩa vô cùng

quan trọng trong đời sống, nhất là trong đời sống tâm linh Với người Mường,

tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một nét riêng, nó gắn liền với nguồn gốc rađời của người Mường qua sự tích Chim Ay Cái Ua hay truyền thuyết về Đức

Thánh Tản Viên (thần núi Ba Vì) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một điều hết

sức đặc biệt trong văn hóa của các dân tộc Việt Nam nói chung và trong cuộc

sống của người Mường nói riêng, đặc biệt với cư dân Mường Động Đó là

một nét đẹp văn hóa mang yếu tố tâm linh và cần được giữ gìn Do đó, lựachọn đề tài về tín ngưỡng thờ cúng tô tiên của cư dân Mường Động, chúng tôi

muốn đi sâu tìm hiểu về chính văn hóa của dân tộc mình và một phần nào đó

giới thiệu tới các bạn về nét đặc sắc trong văn hóa của cư dân Mường Động.

2 Lịch sử vẫn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng người Việt Nam nói

chung nhưng đối với người Mường tuy có nhưng không sâu và những tài liệuviết về thờ cúng tô tiên của người Mường hau như chưa có Một số tài liệuviết về tín ngưỡng của người Việt như cuốn Cơ sở Văn hóa Việt Nam của

giáo sư Trần Ngọc Thêm và giáo sư Trần Quốc Vượng (chủ biên), cuốn Nếp

cũ tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh Các công trình nghiên cứu mặc dù

đã tìm hiểu về tín ngưỡng trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người

Việt nói chung nhưng đối với người Mường thì đây vẫn là một vấn đề mới

can di sâu.

Lich sử nghiên cứu về người Mường chính thức mới bat đầu khoảng

trăm năm trước đây nhất là từ khi người Pháp sang đô hộ Việt Nam Từ khi

người Pháp bắt đầu cai trị Việt Nam, họ bắt đầu nghiên cứu về người Việt

3

Trang 11

Nam trong đó có người Mường Trong thời kì từ năm 1853 đến tháng 8 —

1945 việc nghiên cứu về văn hóa Mường đã đạt được những thành quả nhất

định, trước tiên phải kể đến công trình “Tỉnh Mường Hòa Bình” của PierreGrossin đã được xuất bản lần đầu vào năm 1926 bằng tiếng Pháp Đây là công

trình ngắn song cô đọng, mang tính khảo cứu khá toàn diện về người Mường

từ vị trí địa lý, lịch sử và văn hóa.

Nỗi tiếng và đồ sộ hơn là công trình “Người Mường — Địa lý nhân văn,

xã hội học” của học giả người Pháp Jeanne Cuisinier Đây là cuôn sách tìm

hiểu và nghiên cứu khá kỹ về người Mường, được học giả trong và ngoài

nước đánh giá rât cao.

Sau cach mang tháng 8 — 1945 dưới chế độ mới việc sưu tầm, tìm hiểu

và nghiên cứu về người Mường càng được day mạnh và thu được nhữngthành quả to lớn Từ đó đến nay hình thành nên một đội ngũ các học giả, các

nhà nghiên cứu sưu tầm về người Mường khá đông đảo như: Trần Từ, TừChi, Bùi Thiện, Bùi Chi, Vuong Anh, Hoàng Anh Nhân, Bùi Hy Vọng, Bui

Van Noi

Trong số đó “Người Mường ở Hòa Bình” là thành qua nghiên cứu lớncủa Trần Từ, nghiên cứu về hoa văn Cạp váy Mường, Ruộng Lang Nhóm

tác giả Bùi Thiện, Vuong Anh, Hoàng Anh Nhân, Bùi Noi với các công trình

sưu tầm và biên dịch Mo Mường, với hàng chục đầu sách sưu tầm và dịchhàng vạn câu Mo Mường trong đó có Mo Sử thi Dé đất - Dé nước nổi tiếng.Ngoài ra còn rất nhiều bài báo cáo, các công trình luận văn Tiến sĩ của các

nghiên cứu sinh cùng hàng trăm bài báo, bài viết về người Mường Lịch sử

nghiên cứu về dân tộc Mường đã trải qua hàng chục năm với các công trình

sưu tầm, nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường Tuy nhiên, chưa có

công trình nào chuyên sâu về tục thờ cúng tổ tiên của người Mường nói chung

và người Mường Động nói riêng Vì vậy, chúng tôi đã chọn đê tài này đê tìm

Trang 12

hiểu rõ và nhằm chỉ ra những điêm đặc sắc riêng trong tục thờ cúng tô tiên

của người Mường Động so với các dân tộc khác.3 Mục tiêu nghiên cứu

_ Chúng tôi mong muốn di sâu tìm hiểu các yếu tố lich sử của việc hình

thành phong tục thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Mường Động nói riêng

và của người Mường nói chung Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ chỉ ra những nét

đặc trưng truyền thống trong tục thờ cúng tô tiên của người Mường ở Mường

Chúng tôi cũng sẽ làm rõ một số nét thay đổi và đưa ra một số khuyến

nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường ở Mường

Động - Kim Bôi - Hòa Bình.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng tới là những hình thức thờcúng tổ tiên của người Mường Động thông qua các nghi thức hành lễ, các vậtphẩm dâng cúng, thời gian, không gian thờ cúng Các yếu tố lich sử của quátrình hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường Động cũng là

điêu chúng tôi quan tâm nghiên cứu.

Phạm vi mà chúng tôi khảo sát là toàn bộ vùng Mường Động ở Kim

Bôi và so sánh với người Mường ở các Mường khác thuộc vùng núi phía BacViệt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề có thé thu được kết quả nghiên cứu tốt nhất, chúng tôi chọn phương

pháp đi điền dã đến các địa bàn sinh sống của người Mường Động để tìm

hiểu, phỏng vấn, ghi chép và trực tiếp khám phá những bí ấn, những nét độc

đáo trong phong tục thờ cúng tổ tiên của họ Chúng tôi cũng tìm hiểu qua cácnguồn tư liệu đã có, các số liệu thống kê, các truyền thuyết dân gian, các lời

ké của người dân về tục thờ cúng ông bà, tổ tiên để từ đó phân tích, tổng hợp,

5

Trang 13

đối chiếu so sánh với thực tế và tìm ra những kết luận có tính khoa học.Chúng tôi cũng từ thực tế khảo sát và những lời đóng góp của cơ quan chức

năng về sự lạm dụng làm biến dạng những hình thức ma chay, thờ cúng để

dua ra những giải pháp nhằm góp phan vào việc giữ gin và bảo tồn hình thứctín ngưỡng truyền thống này.

6 Kết cau của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương:

Chương 1 Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Chương 2 Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường

Trang 14

B PHAN NOI DUNG

CHUONG 1

TIN NGUONG VA TIN NGUONG THO CUNG TO TIEN

1.1 Khai quat về tín ngưỡng và tin ngưỡng thờ cúng tỗ tiên

Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống Từ thời sơ khai, tổ

tiên ta sống gắn liền với tự nhiên, từ nơi cư trú ở hang động cho tới hoạt độngsăn bắt, hái lượn dé tìm kiêm thức ăn cũng găn liên với thiên nhiên Thủa banđầu, con người vẫn chưa nhận thức được những hoạt động tự nhiên xảy ra

như mây, mưa, sắm, chớp Chính vì vậy, t6 tiên ta đã rất sợ hãi trước những

hiện tượng tự nhiên như vậy Họ cho rằng có sự ton tại của một lực lượng siêunhiên nào đó, những thần thánh có sức mạnh vô hình đã gây ra những hiện

tượng này Từ đó trong tâm thức của họ luôn luôn sùng bái và tin vào những

thần thánh siêu phàm, do đó đã sinh ra tín ngưỡng Trong “Nếp cũ tín ngưỡng

Việt Nam”, học giả Toan Ánh đã viết: “Cũng như bat cứ dân tộc nào trên thé

giới, từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, qua các châu Au, A, Mỹ, Úc, Phi,lúc sơ khởi người Việt Nam tôn thờ và tin tưởng tất cả những sức mạnh hữu

hình hay vô hình mà ta cho rằng có thể giúp đỡ hoặc làm hại đến ta được:Trời, Dat, Sam, Sét, Gió, Mưa, Nước, Lửa, Núi, Sông, Trăng, Sao, ”

Khái niệm tín ngưỡng có rất nhiều-cách hiểu khác nhau, với nhữngcách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên hiểu theo một cách đơn giản nhất thì tínngưỡng là niềm tin thiêng liêng vào những vị thần thánh có sức mạnh siêu

phàm mà con người gán cho Họ tin vào những hiện tượng tự nhiên xảy ra mà

họ không lí giải được và từ niềm tin ay tạo ra sức mạnh đặc biệt cho ho ở thực

tại Tín ngưỡng của người Việt là kết quả của mỗi quan hệ giữa con người với

tự nhiên và xã hội.

Tín ngưỡng là một thành tô của văn hóa và các nhà văn hóa đã đưa ra

định nghĩa: “Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thánh

Trang 15

thần, vật thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặcdo con người suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm” [2,76]

Tín ngưỡng Việt Nam bao gồm tín ngưỡng phén thực, tin ngưỡng sungbai tự nhiên và tín ngưỡng sung bái con người Những tin ngưỡng này tồn tại

song song với quá trình phát triển của con người, từ thời sơ khai cho tới ngày

nay, nhưng về cơ bản thì tín ngưỡng của người Việt vẫn là tín ngưỡng sơ

khai, vẫn chưa trở thành một tôn giáo.

Khái quát về tín ngưỡng Việt Nam, trong “Tim về ban sắc văn hóa Việt

Nam”, học giả Trần Ngọc Thêm đã cho ta thấy tín ngưỡng Việt Nam, cũng

như những bộ phận khác của văn hóa, là tam gương phản ánh trung thành

những đặc trưng nông nghiệp lúa nước của nên văn hóa Việt Nam:

1 Trước hết, đó là sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên (tín

ngưỡng sùng bái tự nhiên).

2 Là con đẻ của nền văn hóa nông nghiệp, tín ngưỡng Việt Nam phản ánhđậm nét nguyên lí âm đương: Từ đối tượng thờ cúng (Trời-Đất, Chim-Thú,Tiên-Rồng, ) cho đến cách thức giao lưu giữa hai cõi (xin âm dương, chợâm đương, ông đồng - bà cốt, đồng Đức Ông — đồng Đức Bà, đồng Cô, đồng

Cậu) Nguyên lí âm dương thể hiện toàn diện và tập trung nhất ở tín ngưỡng

phôn thực.

3 Gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và nguyên lí âm dương là khuynhhướng dé cao nữ tính với hàng loạt nữ thần: Bà trời, Mẹ đất, Bà thủy, Bà hỏa,các nữ thần May-Mua-Sam-Chop; đạo thờ tam phủ, tứ phủ; 12 ba mu Nhogiáo và chế độ phụ quyền cũng không tiêu diệt được vai trò của phụ nữ ở Việt

Nam: Phong trào thờ Mẫu Liễu bùng lên chính vào lúc nho giáo hung thịnh

nhất Ở Việt Nam, phụ nữ cũng có thể đứng trước ban thờ cúng tô tiên thay

chồng con Ở Việt Nam việc thờ Mẫu (các loại) mạnh đến nỗi có thể xem nó

như là một tôn giáo dân tộc đặc biệt — Đạo Mẫu.

8

Trang 16

4 Biéu hiện của tinh tổng hợp trong tín ngưỡng là tính đa thần Cũng như con

người, tập thể các thần này sống và làm việc theo lối cộng đồng, họ có quan

hệ với nhau và với con người theo nguyên tắc dân chủ [25,287-288]

Nhìn chung, tin ngưỡng của người Việt Nam trong đời sống con người

đã phản ánh văn hóa tỉnh thần của họ, từ khi sinh ra cho tới khi mất đi thì

những tín ngưỡng đó vẫn luôn hiện hữu Tín ngưỡng chính là niềm tin để con

người Việt Nam không chỉ nhằm mục đích mong cho cuộc sống hiện tại tốt

đẹp hơn, thuận lợi hơn, mà hơn thế nữa, nó còn là phương thức dé họ thực

hành, duy trì và nuôi dưỡng đạo đức luân lý, truyền thống văn hoá của dân tộc

mình, cộng đồng, gia đình mình như: Truyền thống uống nước nhớ nguồn,

truyền thống yêu nước, truyền thống trọng nữ

Trong tín ngưỡng Việt Nam thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có một vị

trí quan trọng trong đời sống người Việt Từ xa xưa, con người đã sùng bái tựnhiên Họ coi những lực lượng siêu nhiên là các vị thần thánh có sức mạnhsiêu pham mà con người không có Họ cho rằng những vị thần thánh đó cóthê quyết định được sự sống và cái chết của họ Khi con người bất lực trước

tự nhiên và về sau là sự bất lực của con người về áp bực, bóc lột, giai cấp "

trong xã hội, đã nói lên sự tù túng, bế tắc trong cuộc sống ở thực tại và họmuốn tìm đến sự giải thoát trong đời sống tỉnh thần Điều đó đã dẫn conngười tìm đến tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo, đây chính là cơ sở cho sự ra đời

của tín ngưỡng thờ cúng tô tiên.

Bên cạnh đó thì quan niệm về linh hồn luôn hiện hữu là cơ sở tâm linh

cho sự ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tô tiên Người Việt quan niệm rằng,

con người luôn có phan thé xác và linh hỗn Khi con người chết đi thì thể xáccũng mat đi nhưng linh hỗn thì vẫn còn hiện hữu ở một nơi nào đó, mà ngườita thường hay gọi là cõi Âm hay Âm ti, Âm phủ.

Trong con người có cái vật chất và cái tỉnh thần Cái tinh thần trừu tượng,

khó nam bắt, nên người xưa đã thân thánh hóa nó thành khái niệm “linh hồn”,

9

Trang 17

và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng Người Việt và một vài dân tộc

Đông Nam Á còn tách linh hồn ra thành hồn và via Người Việt cho rằng con

người có 3 hồn, nhưng vía thì nam có 7, còn nữ có 9 Ba hồn, theo một cáchgiải thích thông thường gồm tỉnh, khí và thần Tinh là sự tinh anh trong nhận

thức (nhờ các quan năng, các vía mang lại) Khí là khí lực, là năng lượng làm

cho cơ thé hoạt động Thần là thần thái, là sự sống nói chung Vía, với vai trò

trung gian, là cái làm hoạt động các quan năng — những nơi cơ thé tiếp xúc

với môi trường xung quanh Đàn ông có 7 vía cai quản 7 “lễ” trên mặt: hai

tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng Phụ nữ thì có thêm hai vía cai quản nơi sinh

đẻ và nơi cho con bú [25,278-279]

Tổ tiên theo quan niệm của người Việt là những người có cùng huyết

thống, đó là cha mẹ, ông bà, cụ ky, những người đã sinh thành ra mình Tổ

tiên là những người tạo dựng nên cuộc sông của con người.

Thờ cúng tô tiên là hoạt động có ý thức của con người thé hiện lòng

thành kính, biết ơn, tưởng nhớ về tổ tiên đồng thời cũng là sự thé hiện niềm tựhào, sự che chở, bảo trợ, giúp đỡ của tổ tiên đối với con cháu (những người

đang sống).

Tín ngưỡng thờ cúng t6 tiên đã đi vào ý thức con người một cách tự

nhiên, từ thế hệ này truyền sang thế hệ khác Trong gia đình, bên cạnh thờcúng tổ tiên còn có tục thờ cúng thổ công Thổ công là một dạng của Me Dat,

là vị thần trông coi gia đình, ngăn chặn điều xấu và mang lại điều tốt đẹp cho

gia đình Cùng với thờ Thổ công người Việt còn thờ Thành hoàng làng, vị

thần che chở cho dân làng và thờ Vua tổ Hùng Vương, cũng hiện hữu trong

tín ngưỡng thờ cúng tô tiên của người Việt.

Sơ qua về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng to tiên của người Việt có

rat nhiêu điều cần dé cập tới nhưng ở một khía cạnh nhỏ, ta chỉ mới khái quát

được một phần trong tín ngưỡng của người Việt và làm nỗi bật lên tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung trong đó có 54 dân tộc Việt Đây là

10

Trang 18

co sở dé dé cập tới tín ngưỡng thờ cúng tô tiên của người Mường mà ta sẽ tìm

hiểu rõ hơn và sâu hơn ở phân tiêp theo.

1.2 Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tô tiên của người Mường nói

chung và của người Mường Động nói riêng

1.2.1 Giới thiệu về người Mường ở Hòa Bình

Hòa Binh là một tỉnh miên núi thuộc vùng Tây Bac Việt Nam, nắm

cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km Hòa Bình hiện nay có tổng dân số là

799.800 người với diện tích 4.608,7 km2 (2011) Theo thống kê dân số toàn

quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất

là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái

chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Môngchiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trongtỉnh Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây đồng bằng sông Hồng HòaBình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướngTây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: Vùng núi cao nằm về phía TâyBắc có độ cao trung bình từ 600 — 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam,

diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dảinúi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 — 250, độ cao trung bình từ

100 — 200 m Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố

tương đối đồng đều với các sông lớn như sông Đà, sông Bưởi, sông Lạng,

sông Bùi, Hòa Bình có khí hậu cận nhiệt đới âm, mùa đông khí hậu nhiệtđới khô lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm

trên 23 °C Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29 °C,

ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5 °C.[35]

Dân tộc Mường ở Hòa Bình chiêm đa sô, sông xen kẽ với các dân tộckhác như Thái, Dao, Tay va đặc biệt rat gan gũi với người Kinh Cư dânMường nơi đây được mọi người biết dén với câu cửa miệng: “Nhất Bi, nhì

11

Trang 19

Vang, tam Thàng, tứ Động” Một mảnh đất với bốn Mường từ lớn tới nhỏ,

mỗi một Mường mang trong mình những tập tục tập quán khác nhau Nhưng

cho dù là ở Mường nào đi chăng nữa họ vẫn mang trong mình nét văn hóa củacư dân Mường nói chung Khi nhắc tới người Mường ở Hòa Bình ta nhớ tới

món cơm Lam, rượu Cần, nhớ câu nói: “ cơm dé, nha gác, nước vac, lon

thui, ngày lui, tháng tới” Người Mường nơi đây rất thân thiện, ho là những

người con dân tộc thật thà, chất phác, đời sống gắn bó với núi rừng Nét đẹp

của người Mường còn thê hiện trong lôi sông, cách ăn, mặc và ở của họ.

Những cô gái Mường thiết tha trong váy Mường vừa duyên dáng vừa

kín đáo và qua trang phục còn thé hiện lòng tiếc thương của họ cho chuyện

tình chung thủy của anh chàng Khỏe và nàng Út Dô qua chiếc khăn đội đầu.

Bộ trang phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo Khăn

đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh(phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cáchân gồm hai phần chính là thân váy và cạp vay Cap váy nổi tiếng bởi các

hoa văn được dệt kỳ công Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2

hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hỗ, gấu bịt bạc Áo mặc

thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn) Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực,thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng(về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cô truyền) Bên trong là

loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn Đầu thường đội

khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác.

Váy là loại váy kín màu đen Toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp

váy, đây là một phong cách trang trí và thé hiện it gặp ở các tộc khác trong

nhóm ngôn ngữ và khu vực láng giéng Phan trang trí hoa văn trên cap vay

gồm các bộ phận: rang trên, rang dưới và cao Trong các dịp lễ, tết, họ mangchiếc áo dài xẻ ngực thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường

nhật vừa mang tính trang trọng vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên

trong Doi với trang phục nam, nam mặc áo cánh xẻ ngực, cô tròn, cúc sừng

12

Trang 20

vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín

mông Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng Quần lá tọa ống rộng dùng

khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần Xưa có tục để tóc dài búi tóc.

Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác

đôi áo chúng đen dài tới gôi, cài cúc nách và sườn phải.

Khi nhắc tới ẩm thực Mường ta nhớ tới vị đắng của rau rừng, vị chua

của măng chua và vị cay của ớt, Nói tới những phong tục tập quán của một

dân tộc thì vô cùng phong phú và đa dạng Đối với người Mường nơi đây

cũng vậy, họ thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ, rau đồ, cá đồ Cơm, rau

đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn Rượu Cần của ngườiMường nỗi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men lá rừng được

đem ra mời khách quý và uông trong các dịp tết, lễ hội, cưới xin

Phu nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống diéu to,đặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung

một điêu thuôc.

Người Mường sông tập trung thành từng cụm ở ven chân núi, sườn đôi

và gan con sông, con suôi Ho sông ở nha san, nhà san của người Mường gombôn mái phang, chân mái gianh buông thâp, ở dưới gam san là nơi ở của gia

suc, gia cam.

Tục cưới xin: Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo dégia đình chuẩn bị lễ cưới Dé dẫn đến đám cưới phải qua các bước: Ướm hỏi(kháo thiêng), lễ bỏ trầu (ti nom péng), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứnhất (ti cháu), lễ đón dâu (ti đu) Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà

trai khoảng ba, bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sangnhà gái tổ chức cưới Chú rễ mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón(gùi) cơm đồ chín (bằng khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để 2 con gà

sống thiến luộc chín Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoàicùng là chiếc áo dài màu đen thắt hai vạt ở phía trước Cô dâu mang về nhà

13

Trang 21

chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và

hàng chục gối con dé nhà trai biêu cô di, chú bác.

Quan hệ xã hội: Quan hệ làng xóm với nhau chủ yếu là quan hệ láng

giềng Gia đình hai, ba thế bệ chiếm phổ biến, con cái sinh ra lay họ cha.

Quyền con trai trưởng được coi trọng và con trai trong gia đình được thừa kế

tài sản.

Sử dụng lịch: Lịch cô truyền người Mường gọi là sách Doi làm bằng 12

thẻ tre tương ứng với 12 tháng, trên mỗi thẻ có khắc kí hiệu khác nhau để biết

tính toán, xem ngày, giờ tot xâu cho khởi sự công việc.

Người Mường ở Mường Bi (Tân Lạc — Hòa Bình) có cách tính lịch

khác với người Mường ở các nơi khác gọi là cách tính ngày lùi, tháng tới.

Tháng giêng lịch Mường Bi ứng với tháng 10 của lịch Mường các nơi khác và

tháng 10 âm lịch.

Lễ hội: Người Mường có nhiêu ngày hội quanh năm: Xắc bùa, hộixuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ cơm mới

Văn nghệ dân gian: Kho tàng văn nghệ dân gian người Mường khá

phong phú, có các thể loại thơ dài, bài Mo, truyện cổ, dân ca, vi đúm, tục ngữ.

Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đối, hát trẻ conchơi Hát Xéc bùa (có nơi gọi là Xắc bùa hay Khóa rác) được nhiều người ưa

thích Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi

lao động và các nét đẹp phong tục dân tộc Đặc biệt, ở người Mường phải kế

đến lễ ca, đó là những áng Mo, bài khấn do thầy Mo đọc và hát trong đám

tang Công chiêng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra còn có nhị,

- sáo, trông, khén lu

Từ xa xưa, tô tiên người Mường khi sinh ra và mât đi luôn hướng concháu nhớ về cuội người, nhớ vê nơi mà tô tiên mình được sinh ra như thê nao.

Sử thi “Dé dat đẻ nước” đã nói lên phân nào nguôn goc ra đời của họ Không

14

Trang 22

chỉ dừng lại ở đó, bài Mo trong tang lễ của người Mường luôn có đoạn mở

đầu nói về nguồn gốc ra đời của ông cha minh Day chính là cơ sở sinh ra tín

ngưỡng thờ cúng tô tiên của người Mường Cũng như các dân tộc khác, người

Mường luôn có một lòng thành kính đối với bề trên và một lòng biết ơn tổ

tiên đã tạo ra cuộc sống này, đã phù hộ độ trì cho con cháu Tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên gắn liền trong đời sống của họ và lòng tưởng nhớ về tô tiên luôn

ở trong tâm trí của họ.

Ngoài tín ngưỡng thờ cúng t6 tiên thì bên cạnh đó người Mường còn có

những tín ngưỡng khác như tín ngưỡng thờ đá, tín ngưỡng thờ quả, tín

ngưỡng thờ cây, tín ngưỡng thờ động vật, tín ngưỡng thờ vó rác (giếng nước),

tín ngưỡng thờ vật thiêng, tín ngưỡng thờ nhân thần và thành hoàng Tín

ngưỡng thờ cúng của người Mường mang một ý nghĩa quan trọng trong đời

sống của họ Họ thờ cúng để được che chở, được phù hộ cho cuộc sống của

họ thuận lợi và tốt đẹp hơn.

1.2.2 Khái quát về người Mường ở Mường Động

Mường Động là một trong bốn mường nỗi tiếng của người Mường ở

Hòa Bình, thuộc huyện Kim Bôi ngày nay, nằm ở ria phía Đông của tỉnh Hòa

Bình Huyện Kim Bôi phía bắc giáp huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn, phíatây giáp thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong, phía nam giáp các huyện

Lạc Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy, phía đông giáp huyện Lạc Thủy và huyện

Lương Sơn, tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Hòa Bình Kim Bôi có

diện tích 54.950,64 ha và dân số 114.015 người (2014) Kim Bôi chủ yếu là

người Mường, sống xen kẽ với số ít dân tộc Kinh và dân tộc Dao Từ

1/10/2009 huyện Kim Bôi còn 27 xã và 01 thị tran gồm: Hùng Tiến, Bắc Sơn,Bình Sơn, Nat Sơn, Sơn Thủy, Du Sáng, Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Vinh Đồng,

Đông Bắc, Thượng Tiến, Thượng Bì, Hạ Bì, Trung Bì, Lập Chiệng, Hợp

Đồng, Hợp Kim, Kim Sơn, Kim Bình, Kim Bôi, Kim Tiến, Kim Truy, Nam

Thượng, Sao Bay, Cuối Hạ, Nuông Dam, Mi Hòa và thị trấn Bo [36]

15,

Trang 23

Mường Động là một trong bốn Mường lớn ở Hòa Bình, có từ thời Quan

g Trong tổ chức chính trị - xã hội cô truyền của người Mường thì họ sốngmột vùng đất nhỏ gồm từ một đến vài thung lũng chân núi, mỗi MƯƠNG có

một dòng họ thống trị Trong phạm vi một MƯƠNG, tức vùng đất gồm nhiềulàng trong một thung lũng chân núi hay một số thung lũng nối liền nhau Làng

mường là cách gọi tên các khu dân cư của người Mường trong khắp tỉnh HòaBình.

Danh từ Mường được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong địa vực

sinh sống của người Thái Ở đâu có người Thái ở đó có các Mường Trên lãnh

thé miền Bắc Việt Nam, vùng núi Tây — Bắc là địa bàn đông người Thái sinh

sống Ở đây có những địa danh rất nỗi tiếng như Mường Then nay là thung

lũng Mường Thanh nỗi tiếng ở Điện Biên Phủ, Mường Lò ở Nghĩa Lộ tỉnh

Yên Bái, Mường Nhé ở lai châu, Mường Mùn nay là khu vực huyện Mai

Châu của tỉnh Hòa Bình đều là khu vực người Thái định cư.

Từ “MUONG?” của người Thái và người Mường là giống nhau, cũng có

nghĩa là chỉ các khu dân cư.

Ở Hòa Bình có rất nhiều các mường lớn nhỏ, trong đó có bốn Mường

lớn mà dân gian thường có câu: “Pi, Woang, Thang, Doong” (Bi, Vang,

Thàng, Động).

Các Mường lớn thông thường có các dòng Lang có thế lực cai trị Các

làng Mường nhỏ theo áp chế của Lang tập hợp thành các vùng Mường lớn với

chung tâm là làng Mường Chiệng Các vùng Mường này được hình thành

mang tính phân vùng khá biệt lập và là tàn dư của chế độ phong kiến, hình

thái tập các làng, thái ấp có lãnh chúa là Lang Cun cai trị Trước cách mạng

Tháng 8 — 1945 các làng Mường được phân chia chủ yếu thành các mường

lớn, mường nhỏ Các mường lớn của tỉnh Hòa Bình có thé kế tới: Mường Bi ở

16

Trang 24

huyện Tân Lạc, Mường Vang ở huyện Lạc Sơn, Mường Thàng ở huyện Cao

Phong, Mường Động ở huyện Kim Bôi.

Vùng Mường Bi xưa nay thuộc huyện Tân lạc, tỉnh Hòa Bình, diện tích

khá rộng nay được phân chia thành 7 xã: Phú Vinh, My Hòa, Phông Phú,

Tuân Lộ, Địch Giáo, Quy Mỹ, Do Nhân với gần 100 làng mường nhỏ Chiếm

gần 1/3 diện tích cả huyện Tân lạc ngày nay Trung tâm Mường Bi xưa là

làng Chiền Lầm nay thuộc xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc Dòng

Lang Cun họ Định Thế truyền được 20 đời cai quản vùng mường nơi đây đến

tận tháng 8 — 1945 cho đến khi chế độ mới ra đời.

Mường Vang ở huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình Mường Vang nằm ở

phía Đông — Bắc của huyện Lạc Sơn Trước cách mạng Tháng 8 — 1945, vùng

Mường này rất rộng lớn Ngày nay Mường Vang chiếm hơn 1⁄3 diện tích

huyện Lạc Sơn, bao gồm 7 xã: Quý Hòa, Tuân Đạo, Tân Lập, Nhân Nghia,Văn Nghĩa, Mỹ Thành Trung tâm của Mường Vang xưa là làng Chiềng

Vang, nay là xóm Chiéng, thuộc xã Tân lập Dòng Lang họ Quách truyền đờilàm Lang Cun ở Làng Chiềng Vang có quyền lực cai quản toàn Mường Vang.

Mường Động ở huyện Kim Béi tinh Hòa Bình, nay gồm 6 xã: Vĩnh

Đồng, Thượng Tiến, Hạ Bì, Trung Bì, Kim Bình, Kim Tiến Trung tâm của

Mường Động xưa là làng Chiéng Động, nay là xóm Chiéng, xã Vĩnh Đồng.Dòng Lang họ Đinh Công có thế lực nhất vùng [31,59]

Người Mường Động chủ yếu cư trú ở các vùng thung lũng, những dải

đồi thấp ven núi Vì vậy từ trước tới nay, cư dân Mường Động sống bằng

nghề nông nghiệp trồng lúa và kết hợp làm nương rẫy, ngoài ra họ còn chănnuôi gia súc, gia cam Các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, đan lát

khá phát triển, tự cấp được vải mặc và đồ dùng cho gia đình Bản làng được

tập trung ở chân núi với hướng nhà nhìn ra cánh đồng hay dòng suối Họ ở

nhà sàn, ăn cơm tẻ hoặc cơm nếp với các món đồ nướng, uống rượu cần trong

các dịp lễ Chính vì điêu kiện cư trú như vậy, nên nền văn hóa Mường Động

17

Trang 25

nếp ăn, nếp nghĩ hàng ngày Vì vậy đây là một nétvăn hóa hết sức giản dị mộc

mạc mà độc đáo Cư dân Mường Động có phong tục cưới xin, tang ma khá

phức tạp Ngày nay do sống xen kẽ người Kinh, tiếp nhận văn hóa của người

Kinh nên những phong tục này đã có phần khác xưa Tuy nhiên, các tập tục

này chỉ biến đổi ở một vài khía cạnh nhỏ về mặt hình thức và họ vẫn giữ được

văn hóa gốc trong quan niệm cũng như lôi sông.

Tín ngưỡng là niềm tin của con người Cư dân Mường Động mang

trong mình tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chủ yếu vì họ

sống phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên khắc nghiệt của sông suối, rừng

núi, đổi gò, thung lũng, Họ muốn có một thế lực nào đó giúp họ chế ngự

thiên nhiên, từ đó sinh ra nhiều biểu hiện của tín ngưỡng dân gian Với người

Mường Động cũng như các mường khác, họ có quan niệm riêng về tín

ngưỡng thờ cúng tô tiên, quan niệm riêng về linh hồn Người Mường gọi linh

hôn là “Wai”.

Ở nơi được coi là “rừng thiêng nước độc” của Mường Động Khi nghe

nhắc tới địa danh này, người ta nghĩ ngay nơi đây cây cối rậm rạp, nhiều thú

rừng hoang dã và cả những tín ngưỡng, hủ tục kì lạ, những câu chuyện về bùa

ngải, ma rừng Mường Động là nơi rừng núi hiểm trở, điều kiện tự nhiên

khắc nghiệt Vì vậy để sống được ở nơi này, những cư dân Mường đã phải

chống chọi với những hiện tượng bat thường của tự nhiên Họ phải nhờ cậy

vào các lực lượng siêu hình, thờ cúng núi rừng, thờ cúng những vật lạ, vật

thiêng là một điều không thé không có đối với họ và đặc biệt là tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên.

Tiểu Kết:

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một điều gì đó, một thế lực

nào đó Tín ngưỡng không phải là tôn giáo Tuy nhiên, tín ngưỡng đem lại

cho con người lòng tin thiêng liêng, giúp cho họ vượt qua những khó khăn

18

Trang 26

không lường trước Ở Việt Nam tín ngưỡng mang đậm tính dân gian bản địa,

gắn liền với đời sống của các cộng đồng cư dân từ xưa Việt Nam là một nước

đa dân tộc nhưng cơ sở dé sinh ra tín ngưỡng nói chung của cư dân Việt Nam

và của mỗi dân tộc nói riêng đều xuất phát từ đặc điểm cư trú cũng như sinh

hoạt văn hóa của mỗi vùng Nhưng tín ngưỡng nói chung của Việt Nam là

xuất phát từ nguồn gốc cư dân văn hóa nông nghiệp lúa nước, trồng dây leo,

săn bắn, hái lượm, đánh bat

Người Việt Nam đều tin rằng con người ta sinh ra và mắt vẫn còn mối

liên hệ nhất định Ông bà, tổ tiên tuy mat đi, nhưng vẫn sống trong một thé

giới khác Câu nói “trần sao âm vậy” phản ánh cái tâm lý chung của các dân

tộc Việt Nam khi nói tới tổ tiên, ông bà Họ tin, người đã chết luôn dõi theocon cháu, phù hộ, giúp đỡ con cháu làm ăn, sinh sống thuận lợi Tục lệ giỗ Tổ

Hùng Vương phản ánh quan niệm là các dân tộc Việt Nam có chung tổ tiên là

vua Hùng Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là một nét văn hóa nỗi bật của

Việt Nam.

Đối với người Mường cũng như cư dân Mường Động thì thờ cúng tổ

tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, lâu đời gan liền với đời sống hàng

ngày Từ việc lớn như ma chay, cưới xin, dựng vợ gả chồng đến việc nhỏ như

ngày rằm, mồng một thắp nén nhang báo cáo với tổ tiên, cầu xin phù hộ, chechở đã ăn sâu vào nếp nghĩ và trở thành nhu cầu không thể thiếu được Ngoài

thờ cúng tổ tiên, người Mường Động còn có nhiều loại tín ngưỡng khác mà

một số dân tộc khác không có Tìm hiểu về các loại hình tín ngưỡng dân gianđó cũng góp phần làm sáng tỏ thêm cái nét độc đáo của một dân tộc sống trên

dải đất Việt Nam.

19

Trang 27

TÍN NGƯỠNG VA TÍN NGƯỠNG THỜ CỨNG TO TIEN CUA NGƯỜI

MƯỜNG ĐỘNG

2.1 Các hình thức Tín ngưỡng của người Mường Động

Người Mường Động cũng như các dân tộc Mường khác, do mỗi mường

có vi trí địa lí, địa hình cũng như điêu kiện tự nhiên khác nhau nên mỗi

mường có một số đặc điểm văn hóa khác nhau Tín ngưỡng chung của người

Mường ở Hòa Bình cũng là tín ngưỡng mà người Mường Động có.

2.1.1 Tín ngưỡng thờ quả

Với Mường Động, cư dân nơi đây có tín ngưỡng thờ quả Các loại quả

có vị trí quan trọng đối với con người khi họ còn săn bắt, hái lượm Nó đã in

dấu sâu đậm vào thế giới tâm linh, tín ngưỡng của người Mường, do đó họ có

tục thờ quả Họ đã chọn bầu, bí làm những linh vật dé thờ cúng, như trong lễ

mừng nhà mới, quả bí trắng dé ông mo làm vật tế lễ tổ tiên Họ sẽ chọn một

quả bau, bí chin to nhất, đẹp nhất để treo lên hai cây cột ở cạnh ban thờ và để

quanh năm cho đên vụ mới.

Trong ngày Tết họ lễ chay là quả bí được thái dọc, luộc chín rồi dânglên bàn thờ cũng một đĩa muối trắng trong đêm 30 tết để nhắc nhở con cháuthấy khó khăn phải biết chấp nhận và vượt qua.

2.1.2 Tín ngưỡng thờ cây

Người Mường Động cho rằng có những loài cây có tính linh thiêng, là

nơi trú ngụ của các lực lượng siêu nhiên Người Mường coi việc thờ cây có ý

nghĩa quan trọng Các loại cây được tôn làm vật thiêng va thờ cúng là Si, Chu

đồng, Đa, Gạo, Các loại cây này xuất hiện rất sớm trong các tác phẩm vănhọc dân gian Mường Điển hình như mo Dé đất đẻ nước, hoặc thường xuyên

xuất hiện trong các lễ thức quan trọng của vòng đời người như lễ làm mụ kéo

si dé cầu mong cho người già sống lâu trăm tuổi Người Mường Động còn có

20

Trang 28

tục thờ mía trong các lễ nạ mụ (giả mặt người giữ vía), lễ tế nhà xe trong các

đám tang cỗ truyền hay trở thành lễ vật trong đám cưới truyền thống Trong

các ngày lễ mừng cơm mới, người Mường có tục thờ lúa nương Họ quan

niệm rằng cây lúa cũng có linh hồn, nếu chăm chỉ cầu khan, lúa mẹ sẽ gọi vía

các lúa con về sinh sôi nảy nở, giúp cho cuộc sống của dân Mường thêm no

2.1.3 Tín ngưỡng thờ động vật

Khi có dịp ghé chơi nhà người mường ở Mường Động ta sẽ thấy họ thờ

đầu của những con động vật Người Mường Động cho rang thú rừng như hồ,

báo, hươu, nai, đều là những con vật linh thiêng, vừa là nguồn thức ăn quý

giá, vừa là vật tế lễ, chứa đựng những sức mạnh siêu hình, nếu con người thờcúng chúng sẽ tránh được tai họa khi đi rừng và được tiếp thêm sức mạnh.Ngoài động vật trong rừng, các vật nuôi trong nhà như trâu, bò, lợn, gà đều

được cho là những con vật có linh hồn Các bài mo trong đám tang cổ truyền

có những đoạn kế ta ơn các con vật đã gắn bó thân thiết với con người Bên

cạnh đó, người Mường còn thờ cả cóc (chàng hạc) là loài đã có công gọi mưa

và đem lại sự sinh sôi nảy nở cho dân Mường Trong các đám tang còn thấy

xuất hiện các hình tượng cờ con cá (đại diện cho động vật dưới nước), cờ con

hươu (đại diện cho động vật trên cạn) để dẫn đường cho linh hồn người chết

về với Mường trời.

2.1.4 Tín ngưỡng thờ vó rác (giếng nước)

Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn

nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người

Mường Thường là ở giếng làng, có cây đa hoặc cây sỉ gần đó thì họ thườngdé bát hương thờ Hàng năm cứ vào dịp cấy lúa hoặc khi thời tiết không thuận

lợi, người dân lại tổ chức lễ cúng cầu mưa thuận gió hòa để việc trồng cấy,

canh tác được thuận lợi.

21

Trang 29

le 1.5 Tin ngưỡng thờ nhân than

h Đặc biệt đối với người Mường Động đó là tín ngưỡng thờ nhân thần.

bs chinh 14 Vua Hung và ba người con của vua Hùng ở núi Khu Động, xóm

Chanh Trên, Mường Động Theo lời kế của ông Bùi Văn Minh ở xóm Chanh

; Trên, Mường Động thì đây là vùng núi thiêng thờ các vị thánh Núi Khụ

: Động là ngọn núi khá cao, người dân phải leo lên núi với con đường khúc

ị khuỷu, dốc và rất nguy hiểm Ông Minh ké lại rằng, miếu trên đỉnh núi thờ

; ' vua Hùng va ba người con của ông Ba người con của Thánh núi Tan Viên về

Ï người cai quản Mường Khi thấy ba anh em nhà thánh tới, là người tài giỏi

{ dit) đuổi theo cắn họ Theo truyền thuyết thì ba người nay không được giết

chó, nên người em út đã bị chó cắn vào gót chân Vì bị thương họ đã chạy vào

một ngôi nhà, đó là nhà ông Cầu mường Chanh Thấy họ bị thương, ông đã

cum mang giúp đỡ, làm thuốc thang cho khỏi bệnh Về sau được ba vị thánh

dậy cách làm ruộng, đánh bắt, nuôi trồng nên làm ăn ngày càng phát đạt,

Từ đó người dân Mường Động yêu quý, kính trọng họ Sau khi họ mất dân

Mường Động lập miéu thờ trên đỉnh núi Khu Động, nay chính là nơi đỉnh núi

thuộc xóm Chanh trên của mường Động Mỗi dịp lễ hội, những người dânMường Động đều tụ tập ở đây để làm lễ tạ ơn các vị thánh Ngoài thờ vuaHùng và các vị thánh, cách khoảng 500m, gần đó là một miếu nhỏ được lập_ để thờ Chúa Trình, theo lời kế của người dân thì họ nói rằng đây là miéu thờ

mẹ của ba vị vua.

Tục thờ cúng gắn liền với lễ hội của người dân nơi đây Với sự tham

| gia đông đủ người dân từ khắp nơi ở Mường Động, người dan phải leo lên| đỉnh núi rất khó khăn, với sườn dôc treo leo, nhưng với tam lòng thành tâm,

22

Trang 30

sự tôn kính, tôn thờ như người cha, người mẹ đã sinh ra những người con nơi

đây, qua đó cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu thế hệ sau, sự biết9

ơn đối với những người đã xây dựng nên bản làng giàu mạnh [13,14-15]

Với người Mường Động, không chỉ có cây, quả, động vật hay nhân

thần được họ thờ mà họ thờ cả những vật thiêng Đặc biệt là với những gia

đình có người làm ông Mo thì họ thường thờ một vật thiêng gì đó mà những

người thường không biết được, vật thiêng đó chỉ truyền cho những người con,

cháu làm nghề đó

Người Mường Động, cũng có những tín ngưỡng như của người Mường

nói chung, nhưng bên cạnh đó họ cũng có những điểm riêng biệt Chang hạn

như khi nhắc tới tín ngưỡng thờ cúng tô tiên thì hầu hết các dân tộc Việt Nam

đều giống nhau, người Mường cũng vậy, họ cũng thờ cúng tô tiên, ông cha

mình như người Việt nói chung Nhưng khi đi sâu tìm hiểu ta sẽ thấy rằng,mỗi một dân tộc, mỗi một vùng miền có những quan niệm, hình thức thờ cúng

tô tiên là khác nhau.

2.2 Tín ngưỡng thờ cúng tô tiên

2.2.1 Quan niệm của người Mường Động về tho cúng tổ tiên

Nhắc tới tô tiên, theo nghĩa hẹp trong gia đình thì đó chính là cụ ky,

ông bà, những người cùng họ hàng đã sinh ra và nuôi nắng chúng ta thành

người, theo nghĩa rộng hơn nữa thì tổ tiên còn là các vị vua Hùng, Thành

hoàng làng, Thô Công với người Mường Động cũng vậy.

Ta chỉ xét tín ngưỡng thờ cúng tô tiên của người Mường Động theo

nghĩa hẹp, tức là trong phạm vi gia đình Ngoài thờ cúng tổ tiên trong nhà thì

người Mường còn thờ thổ công.

Khi nói tới tín ngưỡng thờ cúng tô tiên là trong mỗi gia đình phải có

bàn thờ gia tiên, cũng như người Việt Mỗi một tộc người có những yếu tố

riêng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Người Mường Động và

23

Trang 31

Ỉ người Mường nói chung có những quan niệm về linh hôn, về cái chết Day

cũng chính là một cơ sở hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người

Theo quan niệm của người Mường, các ông bà cũng chỉ được nghe

truyền lại rằng, con người lúc sinh thời, dù nam hay nữ, có tất cả chín mươi

“Wai” (hồn), người Mường có câu: “Pộn mươi wai pén dam, dim mươi wai

pên chiêu” có nghĩa là “Bốn mươi hồn bên phải và năm mươi hồn bên trái”.

Khi con người mất đi người ta không nói tới hoặc ít nói tới các hồn của người

đã mat Khi hỏi các cụ gia trong bản vì sao lại có nhiều hồn như vậy? và nó

tồn tại ở đâu? thì các cụ không trả lời được cụ thể, chỉ nói sơ sơ rằng có hồn

chính và hồn phụ Rồi cũng có người lại nói rằng con trai có 7 wai, con gái có

9 wai Wai (linh hồn) của người chết đối với người Mường Động tượng trưng

cho người đã qua đời Theo họ mỗi con người đều có hai phần là thể xác vàlinh hồn, nếu như khi xác chết đi thì linh hồn vẫn luôn hiện hữu sống gắn bó

với cuộc sông hiện tại.

Khi một thành viên của cộng đồng qua đời thì người Mường tin rằngmột bộ phận của các linh hồn chuẩn bị trú ngụ ở trên đời (còn lại, không mắt

đi) và một bộ phận khác lại gắn liền với xác chết, tiếp tục một cuộc sốngtrong bóng tối ở gần xác chết, ở bên ngoài và xung quanh chiếc quan tài, rồi ở

vùng xung quanh mộ Họ cũng cho rằng linh hồn cũng là linh hồn của người

sống, còn khi đã thoát khỏi thể xác thì nó biến thành một con ma - một linhhồn đi lang thang và nguy hiểm Phần lớn linh hồn đi lang thang, sau một thờikỳ chuyên tiếp (tương đương với thời gian để tang của những người thân

thích), thì chúng đi vào thế giới của người chết bởi lòng thành của người thân,

bằng những nghi lễ tập tục đã quy định Còn một vài linh hồn rơi vào trạng

thái lang thang vĩnh viễn: Chúng bị đuôi ra khỏi cuộc sống nhưng cũng không

được đưa vào cuộc sống người chết Chúng trở thành những cô hồn ở giữa

Cuộc sông của người sông và cuộc sông của người chết.

24

Trang 32

Người Mường còn tin tưởng và cho rằng có những cuộc tái sinh, tuy là

: rit hiếm Bởi họ cho rằng, những linh hồn tạm thời hay vĩnh viễn lang thang

luôn tìm cách lôi kéo những linh hôn mới lìa khỏi xác Bởi vậy muôn cho

ỉ thân thé có khả năng sống lại thì bắt buộc những linh hồn sống phải quay lại

nhập vào thân thể một vài giờ sau khi đã thoát khỏi thân thé đó.

Theo quan niệm truyền thống của người Mường, vũ trụ chia làm “ba

tầng — bốn thế giới” Đó là trời, tang mat dat va tang dưới mặt đất va dưới

nước Bốn thế giới là thế giới Mường Trời, Mường Pua (mặt đất), Mường

Đác và Mường Ma, phân bố trên một trục dọc Ở giữa là Mường Pưa (mường

bằng phẳng), thế giới của người sống, thế giới của tự nhiên, nơi người Mường

sinh sống Mường K'Lơi (mường trời), ở bên trên Mường Pưa, là nơi ngự trị

của Bua K'loi (vua trời) có các kem pho ta Đấy là tận cùng của mường trời,

nơi cao nhất trong hệ thống trục dọc của vũ trụ, thế giới siêu nhiên Còn nơi

thấp nhất của Mường Trời giáp với Mường Pưa là ở đâu, không ai xác định

được, chỉ biết rằng đâu đó ngoài Mường Trời, trên đường xuống Mường Pưa

có một con sông, khi lên trời, người chết phải vượt qua Như vậy, giữa

Mường Trời - thế giới siêu nhiên và Mường Pưa thế giới tự nhiên, có sẵn lối

dành cho hồn người chết Mường Đác (mường Nước hay còn gọi là Mường

Vua Khú) là thế giới ở dưới nước và Mường Ma là thế giới dành cho tỉnh linh

của người chết Khi tô tiên cư dân Mường Động mat đi, nghĩa là một phan

tinh linh của người mất sẽ trở về Mường Ma Người Mường không phân định

được chính xác giới hạn khu vực của các mường và trong quan niệm của

người Mường còn có mường sáng và mường tối Chính vì vậy, trong đoạn Mocủa các ông Mo có ké lại chuyến đi của người chết tới mường Ma để trình

diện với họ hàng đã mat của mình, trước khi dén định cư vĩnh viên bên họ.

Trên bàn thờ gia tiên, người Mường Động cũng như cư dân Mường

khác có những quan niệm về thé giới bên Mường Ma Người Mường cho rằng

van vật sinh ra déu có linh hôn kê cả cây cỏ, núi, rừng , đó là những vi thân

25

Trang 33

tôn thờ trong cộng đồng cư dân mường Động Mường Ma được coi là

g của người đã chết Trong ý nghĩ của người Mường Động họ quan

“ D

biện rằng thể xác chết đi nhưng Wai (linh hồn) vẫn còn tồn tại Chính vì vậy,

đông bà tổ tiên mất đi nhưng Wai của họ vẫn còn tồn tại ở một nơi rat xa, đó là

? giới Mường Ma, nơi mà mọi sinh hoạt của Mường Ma và con người giống

F nhau Con người ăn, mặc, ở như thế nào thì bên kia Mường Ma cũng vậy Tín

s ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ đa thần là tín ngưỡng của người Mường nói

ì chung và của người Mường Động nói riêng Cư dân Mường Động cho rằng

: wại (linh hồn) của tÔ tiên, ông cha, các vi thần linh vẫn tồn tại và luôn dõi

ì theo, phù hộ cho họ.

Khi tìm hiểu về Wai, về Mường Ma của người Mường ta nhận thay, ở

người Mường Động người chet di gọi là Ma Nhưng khi so sánh với dân tộc

Thái sống cạnh dân tộc Mường, quan niệm của người Thái về Ma khác so với

người Mường Động.

Người Thái quan niệm cuộc đời gồm có thế giới của sự sống và thé giới

hư vô Thế giới sự sống gồm sự tổn tại của muôn vật và con người mà chúng

ta có thể nhận thức bằng trực giác Thế giới hư vô tổn tại trong ý niệm, baohàm cái mà họ gọi là “Phi” Thế giới hư vô và thực tại có quan hệ và chi phối

lẫn nhau Phi có nhiều loại, trong hoàn cảnh cụ thé nó có ý nghĩa khác nhau

đa dạng và phong phú về chủng loại và chức năng trong đời sống tâm linh củacộng đồng Tất cả các loại “Phi” đều có khả năng biến hóa và có ảnh hưởngtốt hoặc xấu đến cuộc sống của con người trong đời sống thường Vì lẽ đó màcon người không thé không quan tâm tới các “Phi”, không thé không coi quan

trọng các “Phi” trong đời thường Từ xưa, con người đã phải cúng bái các

“Phi” “Phi được coi trọng với những hình ảnh từ đơn giản đến phức tạp Đêm

của người là “ngày của Phi” Phi chỉ ăn hương hoa mà thôi.

“Phi” của người Thái chính là “Ma” của người Mường Song ở mỗi dân

tộc có cách nhận thức va lí giải của riêng mình vé thê giới tâm linh của họ, có

26

Trang 34

Ẫ sều điều kì lạ trong đời sống tâm linh mà họ cũng chưa nhận thức

đúng

cũng như chưa thé lí giải được [29,605]

Fe Một số điều kiêng ki trong tục thờ cúng t6 tiên của người Mường Động

F như kiêng ngủ hướng chân về bàn thờ, không đặt những dé vật lạ lên ban thờ,

F đặc biệt là dao, kéo nhọn, những vat ban thiu lên bàn thờ Đôi với gia đình

đang chịu tang thì không làm bất cứ việc gì lớn, quan trọng như không được

dựng vợ gả chồng, không được khỏi công xây dựng nhà cửa, không chặt cây,

không cãi cọ, không huýt sáo , nhưng chỉ đối với những người trong nhà.Họ cũng kiêng đi dự đám cưới, cuộc vui, lễ hội trong vòng 1 năm khi gia đình

đang chịu tang.

Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thổ công của người MườngĐộng cũng giống như người Viét.

Quan niệm về Thổ công của người Mường rất đơn giản Thổ công được

họ gọi là ông công là vị thần trông coi ngôi nhà, không cho linh hồn xấu vào

nhà Bàn thờ thổ công của người Mường Động được đặt ở trước sân nhà Họ

làm bàn thờ nhỏ giống như một ngôi nhà nhỏ, có mái che và cột trụ bên dưới.

Bàn thờ ông công có một bát hương, vài đôi đũa, vài cái chén nhỏ, đèn dầu.

Lễ vật dâng lên thường có một chai rượu, đĩa hoa quả, đĩa thịt lợn, (thịt lợn đã

được luộc chín, nhưng để cả một miếng to), đồ lễ dâng lên cũng tùy vào dịp

gia đình có việc lớn hay nhỏ.

Thờ thổ công của người Mường nhưng so với một số dân tộc khác thìcó điểm khác biệt Chang hạn như người Thái đen, ngôi nhà thờ thé công của

người Thái đen là nhà đất hoặc nhà sàn thấp đặt ở trước hoặc sau nhà ở Ngôi

nhà này chỉ làm 1 mái, có diện tích nhỏ vừa đủ dé mâm cơm cúng Trong ngôinhà đặt một hòn đá vẽ hình người, tượng trưng cho thổ công Lễ cúng gồmcó: 2 bát cơm, 1 đĩa muối, 5 chén rượu, 5 đôi đũa, 1 đĩa trầu cau, 2 bát nướccanh, 1 bát nước lã, gà hoặc cá [37]

27

Trang 35

Việc thờ cúng thổ công thể hiện ý nghĩa tâm linh cầu mong sự phù hộ

4 của thé công, bảo vệ, ngăn chặn tà ma, những điều rủi ro, phù hộ độ trì cho

ì đất đai và gia đình gia chủ.

2.2.2 Hình thức thờ cúng

Tục thờ cúng tổ tiên là một truyền thống văn hóa Việt Nam nói chung,

được lưu giữ qua các thế hệ con cháu cho đến nay Về hình thức thờ cúng tổ

tiên của người Mường Động và các mường khác có nhiêu điêm giông nhau.

2.2.2.1 Ban thờ tổ tiên

Bản thờ tổ tiên của người Mường Động thường đặt ở vị trí trang trọng

nhất trong nhà, thường ở giữa gian nhà, ở trên cao, hướng thẳng ra cửa chính.

Trên bàn thờ của người Mường Động có bát hương đặt ở chính giữa bàn thờ,

chi thờ tô tiên chứ không thờ vị thần thánh khác như người Kinh Đối vớinhững gia đình trưởng họ trên bàn thờ thường có nhiều hơn một bát hương.

Tùy từng gia đình mà có thé chỉ thờ tổ tiên các đời chung một bát hương hoặc

thờ riêng mỗi đời một bát hương được xếp từ cao đến thấp Trên bàn thờ phảicó những đôi đũa, chén, bát nước giếng, gác lên trên là que tăm, đèn, nến

hoặc bây giờ thường là đèn điện để trang trí Mỗi địp gia đình có chuyện vui

hoặc buồn như cưới xin, ma chay, trẻ con mới sinh, làm nhà, đỗ đạt thì chủ

nhà phải lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ và trong những ngày thường không được

xê dịch bát hương, đây là một điều kiêng kị.

Đặc biệt, người Mường Động có “réng thờ” Đó là bàn thờ ông mãnh,

bà cô và được lập riêng, có bát hương riêng Đây là những người chết trẻ,

không có con thờ phụng và rất thiêng nên được lập một bàn thờ riêng hoặc

chung bàn thờ nhưng bát hương riêng thường thấp hơn bát hương thờ gia tiên.

Để biết nên lập bàn thờ ông mãnh, bà cô riêng hay chung bản thờ tổ tiên thì

người Mường thường đi gặp thầy Mo, thầy cúng để nhờ thầy hỏi ý kiến của

ông mãnh, bà cô xem họ thích ở chung hay lập bàn thờ riêng.

28

Trang 36

Đếti với bàn thờ dành cho người mới mất Sau khi người chết được đưa `

š quan tài thì sẽ lập một bàn thờ mới cho người mới mat và bàn thờ đó chi

+ để 10 ngày Sau đó sẽ chuyên lên bàn thờ chung với tổ tiên Trên bàn thờ này

để ảnh thờ, hai cây nến ở hai bên, có một chai rượu và một chậu đổ đầy gạo

để cho người tới viếng thắp hương Người tới viếng thường mang hương và

hoa quả tới phúng viếng, tiễn đưa vong linh người mất về nơi chín suối.

Trong vòng 10 ngày này gia chủ phải thắp nến và thắp hương liên tục vì linh

hồn người chết lúc này van còn ở trong nha.

Bàn thờ tổ tiên của người Mường rất đơn giản chỉ có bát hương, chén,

đũa, ảnh thờ, đèn dầu, chứ không có ngai thờ, lư hương, đèn thái cực, câu đối,hoành phi, bộ đỉnh đồng và cây nến đồng hay khay đĩa đặt đồ lễ như người

Kinh Sự khác nhau này một phần là do điều kiện kinh tế của người Mường

còn kém hơn so với người Kinh và cũng do truyền thống văn hóa riêng biệt

của mỗi dân tộc Người Mường chỉ có bát hương thờ tô tiên chứ không thờthêm vị thần linh nào khác, trong khí đó với người Kinh, một bát hương cóthê thờ chung cả thần linh, thổ công, gia tiên (gọi là bát hương công đồng).

Với người Mường Động, khi ra ở riêng, mặc dù tổ tiên được thờ ở nhà

con trưởng nhưng họ vẫn lập một bàn thờ gia tiên và bàn thờ thô công ở nhàmình Một mặt dé thé hiện lòng thành của con cháu và một mặt thờ thổ công

dé trông coi gia đình, vào những lúc gặp chuyện không may như con cháu đau

ốm, có chuyện vui buôn thì họ thắp hương dé cầu xin tổ tiên phù hộ Người

kinh gọi là thờ vọng.

Đối với bàn thờ thổ công thì người Mường Động lập một bàn thờ ở

ngoài trời, thường ở trước sân nhà và kiêng không thờ thổ công trong nhà.

Thờ trong nhà thì gia đình thường gặp nhiều chuyện không may mắn vì họquan niệm rằng ông công là người bảo vệ cho gia đình tránh nhưng linh hồnquý dữ bên ngoài vào trong nhà nên họ phải lập ban thờ thé công ở ngoài nhà.

29

Trang 37

rên bàn thờ thổ công cũng đơn giản chỉ có một bát hương, vài chiếc chén và

'vài đôi đũa.

: Bàn thờ tổ tiên có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người Bàn

a chính là nơi dé con cháu thé hiện lòng tưởng nhớ và báo hiếu với tổ tiên,

| gay cũng chính là sợi dây tâm linh noi liền thế giới dương gian với thế giới

' bên kia, nơi đây cũng chính là nơi để người chết đi về, là biểu tượng của thé

giới người chết hiện hữu trong thê giới người sông.

2.2.2.2 Không gian thờ cúng

Không gian thờ cúng của người Mường Động có thờ cúng trong nhà

đối với tổ tiên và thờ cúng ở ngoài nhà đối với thờ thổ công, thường ở trướcsân nhà.

Đối với người mới chết, người Mường Động chôn ở nghĩa trang, ngườita làm nhà mồ cho người chết Nhà m6 được làm bằng tre, xếp hàng rào xung

quanh mộ, mộ được đắp đất cao, nhà mé phải có cây nêu và những vat dụngcần thiết như xoong nồi, đài, đèn dầu, mũ, nón, đèn pin, bát đũa , họ cũng

chôn cả quan áo của người chết dé trong quan tài Sau khi chôn cất thì lập bàn

thờ riêng trong nhà, cúng cơm 10 ngày, sau 10 ngày mời thầy Mo về làm lễ

nhập vào thờ cùng trên bàn thờ gia tiên Từ xa xưa người Mường không có

tục cai tang, về sau do tiếp nhận văn hóa người Kinh nên hiện nay họ có tục

cải táng sau 3 năm Mộ sau khi cải táng sẽ được xây băng gạch, trát xi, ở trên

đầu phần mộ sẽ được đặt một bát hương nhỏ.

2.2.2.3 Thời gian thờ cúng

Với quan niệm tô tiên luôn luôn ở trong nhà dõi theo và nhìn thấy mọi

việc làm của con cháu, việc thờ cúng tổ tiên diễn ra thường xuyên trong năm.Cũng giống như người Việt, người Mường và người Mường Động luôn thắphương thờ lễ tô tiên trong những dịp quan trọng như giỗ chạp, cưới xin, tangma, trong ngày Tết hoặc vào những ngày mồng một, ngày rằm, tết thanh

minh, tết hàn thực, tết trung thu hoặc vào các dip gia đình làm những việc

30

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:09

Xem thêm: