Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài đề tài “Tín ngưỡng phon thực trong một số lễ hội dan gian tiêu biểu vùng đất 16” để bước đầu khảo sát, nghiên cứu nhằm chỉ ra được nguồn cội sự hình t
Trang 1“we ett rg 1/4460 ea M4 ar 210 aN gà s84 CA óc
PHAM HAI YEN
TÍN NGUONG PHON THỰC TRONG MOT SO
LE HOI DAN GIAN TIEU BIEU VUNG DAT TO
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT
Hệ dao tạo: Chính quy Khóa học : QH-2010-X
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET
PHAM HAI YEN
TIN NGUONG PHON THUC TRONG MOT SO
LE HOI DAN GIAN TIEU BIEU VUNG DAT TO
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC NGANH VIET NAM HOC VA TIENG VIET
Hệ đào tao: Chính quy
Khóa học: QH-2010-X
NGƯỜI HƯỚNG DAN: Thầy Vũ Thanh Tùng — Giảng viên Khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt
HÀ NỘI, 5/2014
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là kêt quả nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu,
LỜI CAM ĐOAN
kết quả trong khóa luận đều trung thực, không sao chép hay lấy nguyên văn bất cứ một công trình nào khác Tat cả các nguồn dẫn, trích mà tôi tham khảo
đều được chú thích một cách rõ ràng, công khai.
Tác giả khóa luận
Phạm Hải Yến
Trang 4_LỜI CẢM ON
Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành khóa
luận với đề tài “TÍN NGUGNG PHON THỰC TRONG MỘT SO LE HỘI
DÂN GIAN TIEU BIEU VUNG DAT TO”.
Đề thực hiện được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô, bạn
bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Thanh Tùng - Giảng
viên chính Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Kim Thoa - Trưởng Phòng Lưu
trữ của Bảo tàng Hùng Vương tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo,
cung cấp cho tôi rất nhiều tư liệu quý giá để tôi có thể hoàn thiện hơn nữakiến thức của mình về mảng đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm và các thầy
cô trong Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt nơi tôi học tập đã tạo điều kiện tốt
nhất, thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình và những người
thân, xin cảm ơn anh em, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
khóa luận này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2014
Phạm Hải Yến
Trang 53 Lịch sử vấn đề - s++x+2 9E 2721271211271 erkprred 3
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . -+ +©+++++z+++re+rxrrrerrxerrrreee 4
5 Phương pháp nghiÊn CỨU .- - 5 23933 ng như 5
6 Kết cầu của khóa luận -s 2+tertxttrkttEkrtrkrrrkrrtrrrrrrrrrrrrrrrrriie 5
CHƯƠNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH TÍN NGƯỠNG PHON THUC TRONG CAC
LỄ HỘI DÂN GIAN -222222EEEEEAA A2222 t.rrrrrrrrrrrrtrrrirriiiie 6
1.1 Lễ hội dân gian và tín ngưỡng nói chung . . s- 5-52 s5 =s 5s 552 6
1.1.1 Lễ hội dan gian trong đời sống tâm linh người Việt 6
1.1.2 Tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần và xã hội
CUA NQUOL ViGt i 87 81.2 Tin ngưỡng phon thực trong các lễ hội dân gian +: 10
1.3 Cơ sở hình thành tín ngưỡng phổn thực ở trong các lễ hội dân gian Bắc bộ
và của vùng đất tô nói riêng -s +- — 14
1.3.1 Khái quát chung về cơ sở hình thành tín ngưỡng phôn thực trong lễ hội
dân gian ở Bắc bộ nước ta.c.scsccsssesssesssessessseesessesssessecsscssessecsecssecsecescsneceseeneess 141.3.2 Vùng đất tô và các lễ hội dân gian biéu hiện tín ngưỡng phon thực 171.3.3 Cơ sở hình thành lễ hội dân gian vùng đất Tổ mang tinh phôn thực .20
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ LE HỘI TIÊU BIEU VUNG DAT TO THE HIỆN TÍN
NGƯỠNG PHON THỰC 2ccccccc2S2zrrrrrirrrrrrtrrrirrrrrrrrriee 29
2.1 Lễ hội Trò Trám ¿- + 25s +E£E£xeEeExrkrkrrrrxrersrrrrerrrrerrree 29
2.1.1 Địa điểm, thời gian tổ chức . -s- 5+ sce+cxerxerxrrserrersecree 29 2.1.2 Hình thức tổ chức lễ hộii - 2 - «2 2 £EzEE£E£EE£keEx£kevvtEsrkreevxe 33 2.1.3 Ý nghĩa của lễ hội 2 +++x++xtEExEEEEEEEEEEkrEkerkrrkrrrkrrrrrvee 37 2.2 Lễ hội Ông Khiu Bà Khiu -5- M 38
Trang 62.2.1 Địa điểm, thời gian t6 chức lễ hội -©ccccrrrrrecee 38
2.2.2 Hình thức tổ chức lễ hội - «5+ +++xerxesrerxerxerrkerrxrrkee 39
2.2.3 cố an
2.3 Lễ hội Đánh Phết Hiền Quan - 555% xsvxeerxerxrrxerrrered 43
2.3.1 Địa điểm, thời gian tô chức lễ hội . -© +ccesccesrrrrrred 43
2.3.2 Hình thức tổ chức lễ hội 2-2 + 2222 s+se+zerxetxerxrrrsersees 44
2.3.3 Ý nghĩa của lễ hội -. 5+©+++x++reEkxttrerretrirrksrrkerrkirrkrrrkee 46
2.4 Lễ hội Làng Nam Cường -+ +-+©-++-e+x++rerrsrrrreersererrerrkree 46
2.4.1 Địa điểm, thời gian tổ chức lễ hội - + +5+©5s+ceczxerxerxee 46
2.4.2 Hình thức tổ chức lễ bội -22-: 2222 EEEEttxEEErtesrrrrrsrrre 48
2.4.3 Ý nghĩa của lễ hội - 52 s++t+ExtErErxrrrerkertsrrrrrrrrrrkrrrrrrvee 50
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY TÍN NGƯỠNG
PHON THỰC TRONG LE HỘI DÂN GIAN VUNG DAT TÔ 52
3.1 Lễ hội dân gian mang tín ngưỡng phon thực là những biêu hiện ban sac văn
hóa độc đáo cân được bảo tÔn -. 5-55 +2 * E922 111111111111 rk 52
3.2 Một số biến đổi khi thực hành lễ hội dân gian hiện nay ở vùng đất tổ làm
mat dan đi nét tín ngưỡng ph6n thực 54
3.3 Một số giải pháp bảo tồn, phát huy tín ngưỡng phén thực trong lễ hội dân
Trang 7MỞ DAU
Việt Nam là một đất nước có vị trí đặc biệt trên bán đảo Đông Dương và
Đông Nam Á, là nơi hội tụ đầy đủ các nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu cho nền
văn hóa đậm nét Á Đông Cũng như các nước láng giềng Lào, Campuchia, Thái
Lan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á Việt Nam
chịu ảnh hưởng đặc biệt của nền văn hóa Trung Hoa Mặt khác, các nước trong
khu vực Đông Nam A và Nam A còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nên văn hóa
Án Độ
- Vốn là một đất nước làm nông nghiệp ngay từ buổi đầu sơ khai khi con
người còn chưa có hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh, người Việt tôn sùng vạn vật để cầu mong cho mùa màng tốt tươi, thuận lợi cấy trồng, mang lại vụ
mùa bội thu Cũng như các dân tộc xung quanh, việc thờ cúng các vị thần đầu
tiên của người Việt thường là trời, đất và nước Dấu tích của việc này còn In
đậm trong các đền phủ hiện vẫn thờ Tam tòa Thánh mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) Ngoài việc thờ cúng các vị thần thuộc về tự
nhiên, người Việt còn thờ cúng tô tiên vì họ quan niệm rằng tổ tiên luôn tổn tại phù hộ cho con cháu dù họ đã về thế giới bên kia Để cầu các vị thần linh, cầu
xin tô tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con cháu mạnh
khỏe, nòi giống trường tổn, rất nhiều lễ hội mang tính chất tín ngưỡng hình
thành Một trong những tín ngưỡng quan trọng và có ý nghĩa nhất, tồn tại lâu dài
và bền vững trong tiềm thức cũng như đời sống con người trong quá khứ và hiện
tại là tin ngưỡng phồn thực - biểu hiện là tục thờ Linga - Yoni phổ biến ở Nam
Á và Đông Nam Á mà Ấn Độ có thể coi là một cái nôi xuất hiện đầu tiên Đặc
điểm chung, phổ biến của tục này là thờ biểu tượng sinh thực khí nam - nữ và
mong muốn cầu mong mùa màng, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật Tuy nhiên ở
mỗi nơi lại biến đổi ít nhiều để phù hợp với nền văn hóa cội nguồn sơ khai của
họ
Trang 81 Lý do chọn đề tài.
Tín ngưỡng phôn thực là tín ngưỡng cỗ xưa nhất không chỉ ở Việt Nam
mà là có ở nhiều nước trên thế giới Nó là cái thuần túy nhất của ông cha ta
trong thời kỳ khởi nguyên của loài người Thời kỳ mở đầu của đất nước Việt
Nam là thời kỳ Hùng Vương, con lạc cháu Hồng và các vua Hùng đã lập nên
nhà nước Văn Lang chọn Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) làm nơi dựng kinh
đô.
Phú Thọ - nơi đây ẩn chứa nhiều dấu ấn nghỉ lễ cô xưa của cư dân nông
nghiệp như rước lúa thần, rước các hình mã gia súc, rước nông cụ, lễ gọi lúa, lễ cầu nước có thé nói đất tổ Phú Thọ chính là vùng đất ươm trồng văn hóa làng
xã với biéu hiện tập trung là lễ hội Đến với Phú Thọ, người ta có thé thấy hiện
ra những điều nằm trong quá khứ về văn hóa dân tộc đi từ cội nguồn đến hiện
tai, có thé xới tìm lên các cơ tang văn hóa chồng phủ lên nhau, trong đó có cảtầng nền móng dé đi từ văn hóa Văn Lang tới văn hóa Đại Việt
Tuy nhiên theo dòng chảy lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến chống quân
xâm lược, do ảnh hưởng của sự phát triển của kinh tế - văn hóa- xã hội nhất là
trong thời kỳ hội nhập mà các lễ hội mang nét tín ngưỡng cé xưa kia cũng đã và
đang bị thay đổi đi ít nhiều để phù hợp với lối sống hiện tại Những sắc thái văn
hóa dân tộc độc đáo bị phai nhạt và lợi dụng Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
đề tài “Tín ngưỡng phon thực trong một số lễ hội dan gian tiêu biểu vùng đất 16” để bước đầu khảo sát, nghiên cứu nhằm chỉ ra được nguồn cội sự hình thành,
thời gian lễ hội, các hình thức sinh hoạt, các nét độc đáo của loại hình văn hóa này Cùng với những điều đó, chúng tôi cũng muốn chỉ ra những yếu tố bị
thương mại hóa, “hiện đại hóa” làm mất đi ban sắc độc đáo của lễ hội và đề xuất
một số giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy tính nhân văn, tính dân tộc
va sự độc đáo của các lễ hội mang nét phon thực.
Trang 92 Mục đích nghiên cứu.
Bản khóa luận “Tín ngưỡng phon thực trong một số lễ hội dân gian tiêu
biểu vùng đất t6” mong muốn nghiên cứu biểu hiện của tín ngưỡng phén thực
qua một số các lễ hội dân gian tiêu biểu được lựa chọn trong hàng trăm các lễ
hội ở vùng đất tổ để từ đó tìm hiểu cội nguồn, sự phát triển theo dòng lịch sử và
sự biến đối của tín ngưỡng này trong tiềm thức của người dân Phú Thọ nói riêng
và trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam nói chung, cũng như những giá trị của
nó trong đời sống tỉnh thần của người dân Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn
đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị của tín ngưỡng phon thực trong
đời sống văn hoá hiện nay, góp phân gìn giữ ban sac van hoá dân tộc.
3 Lịch sử van đê.
Tín ngưỡng của người Việt nói chung và tín ngưỡng phôn thực nói riêng
đã được lưu truyền, ghi chép, nghiên cứu khá nhiều Các hình thức sùng bái sự
giao phối để cầu mong sự sinh tồn đã được nghi chép ngay trong các tích truyện
cổ, trong các sách Lĩnh Nam chính quái, Việt Điện u linh, Truyền kỳ Ngay
trong các phù điêu chạm khắc trên các mái đình, chùa, miéu mạo thiêng liêng
cũng có hình các đôi chim, đôi doi, ran, cá làm các động tác giao phối Trên
trống đồng qua các thời kỳ ta cùng tìm thấy hình tượng chim, cá, cóc giao phối
được đúc nỗi ngay trên mặt trống Đặc biệt trên nắp thạp đồng Đào Thịnh có đúc
nổi tượng nam nữ đang giao phối Trong sách Dư Địa chí Bắc Ninh qua tư liệu
Hán Nôm cũng in hình vẽ bộ phận sinh dục của nam va nữ bằng gỗ (trang 337).
Trong Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, ta cũng tìm thấy rất nhiều biểu tượng sinh
thực khí nam, nữ bằng đá Các nhà mồ ở Tây nguyên cũng có nhà khắc hình đôi
nam nữ đang giao phối v.v
Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu tín ngưỡng và văn hóa đều đề cập
đến yếu tố phén thực trong các công trình nghiên cứu của mình Tuy nhiên, sự
quan tâm ở mỗi công trình cũng khác nhau Hầu hết các công trình nghiên cứu khi nói đến tín ngưỡng phon thực cũng chỉ dừng lại như một sự điểm tên, nêu
một hình thức tín ngưỡng dân gian đã tồn tại Có một số công trình ghỉ chép lại
3
Trang 10khá chỉ tiết cách thức hành vi giao phối (như sách Dư Địa chí Bắc Ninh qua tư
liệu Hán Nôm, Hội làng quê đi từ đất t6 của Nguyễn Khắc Xương, Bản sắc văn
hóa Việt Nam của Phan Ngọc, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc
Thêm ) nhưng cũng chỉ dừng lại ở sự miêu tả là chính Công trình nghiên cứu
khá đầy đủ là Tín ngưỡng phon thực trong lễ hội dân gian người Việt ở châu thổ
(‘Bic bo của Vũ Anh Tú Trong công trình này, tác giả đã day công thống kê,
phân loại các tín ngưỡng phén thực ở vùng châu thổ Bắc bộ Tuy nhiên việc đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc hình thành, ý nghĩa tâm linh của từng lễ hội, hình
thức tiến hành các trò diễn chưa được tác giả chú ý nhiều, nhất là các lễ hội tiêu
biểu ở vùng dat tô
Tín ngưỡng phén thực biểu hiện thông qua các lễ hội ở Phú Thọ là mảng
đề tài độc đáo, ý nghĩa và được các nhà nghiên cứu văn hóa chú ý tới Các tài
liệu mà chúng tôi có được chủ yếu là sách nghiên cứu của nhà nghiên cứu vănhóa dân gian Nguyễn Khắc Xương, cùng các bài viết hay báo chí có nhắc đến tín
ngưỡng này trong các lễ hội dân gian ở vùng đất Phú Thọ Tuy nhiên, cũng như
các nhà nghiên cứu khác, các nghiên cứu của Nguyễn Khắc Xương trên một
bình diện rộng và vì thé lễ hội cũng như lễ hội mang tín ngưỡng phén thực chỉ
là một phần minh họa cho mục đích tìm ra cái bản sắc văn hóa độc đáo của ông
mà thôi.
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi khảo sát, tìm hiểu của chúng tôi là tại một số huyện xã của tỉnh
Phú Thọ trong đó có huyện Cao Xá với lễ hội Trò Trám, huyện Tam Nông với
Lễ hội làng Nam Cường và Hội Phết Hiền Quan, về Thanh Đình tham dự lễ hội
rước ông Khiu bà Khiu hàng năm.
Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi khảo sát chính là các cách thức tổ
chức lễ hội dân gian của nhân dân vùng đất tô và tập trung vào các phần nghỉ lễ
và diễn trò của các lễ hội tiêu biểu của tín ngưỡng phén thực Qua công tác khảo sát tài liệu và thực địa chúng tôi có thé hiểu rõ hơn nguồn gốc sâu xa biểu tượng
tín ngưỡng phổn thực trải qua hàng nghìn năm lich sử vẫn được lưu giữ và
4
Trang 11truyền lại cho đến ngày hôm nay Có thé thấy được cái gi còn lại, cái gì mat đi
của tín ngưỡng này trong lễ hội để từ đó có thể đó đưa ra các biện pháp nhằm
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc.
5, Phương pháp nghiên cứu.
Để có thé thu được kết quả nghiên cứu tốt nhất, chúng tôi chọn phương
pháp di điền dã đến các địa điểm có lễ hội mang đậm dấu ấn nhất của tín ngưỡng
phén thực dé tìm hiểu, ghi chép và trực tiếp khám phá những bí ân, những nét
độc đáo trong phần nghỉ lễ và diễn trò, trò chơi của các lễ hội này Chúng tôi
cũng tìm hiểu qua các nguồn tư liệu đã có, các số liệu thống kê, các truyền thuyết dân gian, các lời kể của người dân ở vùng lễ hội, từ đó phân tích, tông
hợp, đối chiếu so sánh với thực tế để tìm ra những kết luận có tính khoa học.
Chúng tôi cũng từ thực tế khảo sát và những lời đóng góp của cơ quan chức
năng về sự lạm dụng và thương mại hóa trong lễ hội để đưa ra những giải pháp
nhằm góp phan vào việc giữ gin và bảo tồn hình thức sinh hoạt lễ hội độc đáo cổ
xưa này.
6 Kêt cầu của khóa luận.
Khóa luận được trình bày theo trật tự kết cau như sau:
Mở đầu
Chương 1: Sự hình thành tín ngưỡng phén thực trong các lễ hội dân gian.
Chương 2: Một số lễ hội tiêu biểu vùng đất tô thé hiện tín ngưỡng phén thực.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy tín ngưỡng phén thực
trong lễ hội dân gian vùng đất tô.
Kết luận
-Tài liệu tham khảo.
Trang 12Chương 1
SƯ HÌNH THÀNH TÍN NGƯỠNG PHON THỰC TRONG CÁC LỄ HỘI
DÂN GIAN
1.1 Lễ hội dân gian và tín ngưỡng nói chung.
1.1.1 Lễ hội dân gian trong đời sống tâm linh người Việt.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính
cộng đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳ không
gian - thời gian nhất định nhằm làm những nghỉ thức về nhân vật được sùng bái
dé tỏ những ước vọng, vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm.
Lễ hội là những hoạt động, những sinh hoạt mà ở đó có sự gắn kết không
thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai yếu t6 cơ bản là Lễ và Hội.
Ngoài ra, trong hoạt động lễ hội còn bao gồm một sỐ yếu tố khác như hệ thống
các tục hèm, các trò diễn dân gian, hoạt động hội chợ triển lãm và liên hoan văn
hóa ẩm thực v.v Các yếu tố này luôn có sự gắn kết mật thiết, tương hỗ lẫn
nhau, sự tương hỗ này luôn có một trục trung tâm là định hướng phát triển Các
yếu tế của lễ hội luôn vận hành quanh trục trung tâm đó để đạt được.
những mục tiêu nhất định, những mục tiêu này nhằm phục vụ lợi ích của cả
cộng đồng chứ không phục vụ riêng cho mục đích của những người tô chức hoạt
động lễ hội Từ đó để thấy rằng: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng
đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định;
nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là địp để
biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên - thần thánh và con
người trong xã hội Khái niệm trên đã phản ánh bản chất và những nội dung của
lễ hội truyền thống Việt Nam Trước hết, lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hóa
cộng đồng, bởi vì day là hoạt động văn hóa của tập thể, thuộc về tập thé, do tập
thể tổ chức tiến hành Dù ở bat cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng phải
do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành Chính họ là những người sáng tạo
chân chính những giá trị bắt nguồn từ cuộc sông lao động sản xuât và chiên đâu.
Trang 13Lễ hội dân gian bao gồm hai thành phần chính : phần lễ và phần hội Hai
yếu tố này kết hợp với nhau để tạo nên ý nghĩa đặc trưng của cả lễ hội làm bộc
lộ bản chất của lễ hội Phần lễ được xác định bởi nhân vật được thờ phụng; hệ
thống di tích nghỉ lễ, nghi thức, thờ cúng mang tính thiêng liêng Tùy vào
từng nơi mà có những quy định về lễ nghi khác nhau Phần hội được cấu thành
bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, những trò vui Các trò vui mang ước
vọng của cư dân nông nghiệp có nội dung là tín ngưỡng phén thực diễn ra theo
nghỉ lễ trong dịp hội làng với tâm niệm dé lay may Sự thắng lợi hay thất bại của
các trò chơi thường khiến người ta liên tưởng đến một năm tới ra sao Nếu thắng
thì mọi thứ có lễ đều suôn sẻ hơn còn thua thì người ta sẽ tự nhắc nhớ cân trọng
trong năm tới Các trò diễn khá đa dạng, nhiều loại hình phong phú với nhiều
cách biéu hiện khác nhau luôn đem lại những niềm vui thích, phan khởi cho
những ai tham gia chơi hội.
Lễ hội dân gian hay "hội làng", "hội làng quê" là biểu hiện tổng hợp và tập
trung cao nhất của văn hóa làng xã, văn hóa của cư dân nông nghiệp Lễ hội
không chỉ biểu hiện những thành tín ngưỡng, tôn giáo, những trò vui chơi hội
đám mà còn là toàn bộ sinh hoạt nông thôn với phong tục, tập quán cho tới các
nghề nghiệp truyền thống Có thể nói đến với lễ hội làng quê là đến với văn hóa
làng xã và để tìm hiểu về nông thôn, về những giá trị tinh thần cho tới những
đáy sâu tiềm An tâm linh của nhân dân công xã không thể không tìm đến các lễ
hội *
Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền”, Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội cô
truyền là một pho lịch sử không 16, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín
ngưỡng, văn hoá nghệ thuật cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân
tộc” và lễ hội “còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tỉnh thần của
người Việt Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng
" Nhiều tác giả (2006 ), “Hỏi và đáp về cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Văn hóa — Thông tin, Hà Nội, Tr.63
7
Trang 14_ “yơẹzx_—.—.w<£ewwnu
tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhât”, tác giả cũng cho răng “Hội
lễ là nơi bảo tồn, tích tụ văn hoá (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử,
trong quá khứ, đồn nén lại cho đương thoi”.
Nhu vay co thé thay cùng với hoạt động lao động san xuất người dân còn
có các sinh hoạt tín ngưỡng thông qua các hình thức lễ hội Các lễ hội dân gian
là biểu hiện đầy đủ nhất đời sống tâm linh, tỉnh thần của người lao động Thông
qua các lễ hội này, người dân bày tỏ mong ước của mình vê một cuộc sông no
ấm, đầy đủ sự sinh sôi trường tôn của nòi giông.
1.1.2 Tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian trong đời sống tỉnh thân và xã
hội của người Việt
Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, sùng bái những thần thánh, vật
thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc do con người
suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm Tín ngưỡng là một thành tố văn
hóa tổ chức cộng đồng, thuộc phạm vi đời sống cá nhân, được hình thành tự
phát, nhưng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng Tín ngưỡng đôi
khi được hiểu là tôn giáo Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín
ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tô chức không chặt
chẽ như tôn giáo Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng
của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì
không mang tính dân tộc Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tô chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ té và rời rac Tin ngưỡng nếu
phát triển đến một mức độ nào đó thì có thê thành tôn giáo.
? _ Viện văn hóa dân gian (1992), Lễ hội cổ truyền, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr.24.
3 Vũ Anh Tú (2010), Tín ngưỡng phén thực trong lễ hội dân gian người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội
Trang 15Người Việt có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng mạnh mẽ Tuy nhiên, phan
đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào Việt
Nam là nơi hội tụ và giao thoa của nhiều luồng tôn giáo tín ngưỡng trên thế giới,
trước khi tiếp nhận các tôn giáo đó họ đã có những biến đổi tôn giáo đó sao cho
phù hợp với tôn giáo tín ngưỡng bản địa, hình thành màu sắc tôn giáo tín
ngưỡng riêng Nói đến tín ngưỡng không thé không nhắc tới yếu tố phén thực là khát vọng thuở hồng hoang của con người và tạo vật, cầu mong sự sinh sôi nảy
nở lấy biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng Ở nước ta
có các tín ngưỡng dân gian như việc thờ cúng tô tiên, thờ cúng các vị than tại
các làng xã, thờ cúng những vị có công với dân, với nước, thờ các thần làng nghề, thờ Mẫu có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và xã hội của người Việt.
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống Tín ngưỡng của người
Việt rất giản di: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng
nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó
khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp
điêu lành và cũng qué trách con cháu khi làm những điêu tội lôi
Thờ cúng các vị thần tại làng như: thần Thành hoàng làng (thần Thànhhoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch và đù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào,thì cũng là chủ tế trên cõi thiêng của làng và đều mang tinh chất chung là hồ
quốc ty dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó Thờ các thần làng nghề
hay còn gọi là Tổ nghề là người có công sáng lập ra nghề thủ công của làng đó,
là người có công truyền dạy lại cho con cháu đời sau Do là một đất nước nông
nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên, sting bái thân thánh là điêu dé hiểu.
Thời đại xưa chế độ mẫu hệ ảnh hưởng khá đậm nét trong đời sống xã hội
của cư dân Việt Nam Người Việt có truyền thống thờ nữ thần, một đặc trưng cơ
bản của tín ngưỡng cư dân nông nghiệp Từ chỗ thờ các nữ thần mà hiện thân
của nó là các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sắm, chớp dần da tín
ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện Dấu tích của việc này thể hiện ở sự hình thành của
các đền phủ hiện vẫn thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Các nhà nghiên cứu đã
Trang 16thống nhất rằng tín ngưỡng thờ Mau là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng
thể cầu mong sự sinh sôi, dân khang vật thịnh, cuộc sống tốt đẹp
Tựu chung lại người Việt cho rằng đời sống hàng ngày của họ có làm ăn
yên ổn hay không, mùa màng có tốt tươi hay không là nhờ một phan có thần
linh, ông bà yếm trợ, giúp đỡ Họ luôn xây dựng một niềm tin mạnh mẽ theo những triết lý ma ông bà truyền lại rằng: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, “
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Điều đó có nghĩa lớn lao và đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió
hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định,
thịnh vượng.
1.2 Tín ngưỡng phén thực trong các lễ hội dân gian.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng phon thực ra đời trên nền tảng xã hội nông
nghiệp cô truyền Xuất phát từ những nghi lễ mang tinh phén thực trong tin ngưỡng nông nghiệp được thực hiện với mong muốn đặt niềm tin vào một thế
lực nào đó cầu mong sự sinh sôi nảy nở, phát triển của giống nòi Tín ngưỡng
phén thuc gắn với các nghi lễ, lễ vật, -biểu tượng, tro choi, trò diễn mang tính
nghi lễ.
Tín ngưỡng của người Việt thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng phôn thực, tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người: tín ngưỡng thờ Mẫu,
in ngưỡng thờ những người có công, Tín ngưỡng này ra đời do nền nông
nghiệp cô truyền, tố chất nông dân mạnh về tư duy tổng hợp, thiếu tự duy phân
tích nên tín ngưỡng của người Việt là tín ngưỡng dân dã đang ở giai đoạn hình
thành những mầm mống tôn giáo sơ khai: nghĩa là tín ngưỡng Việt Nam chưa
chuyển được thành tôn giáo.
Tín ngưỡng Việt Nam phản ảnh rất rõ những đặc trưng của nền nông
nghiệp lúa nước của nền văn hóa Việt Nam Đó là: sự tôn trọng và gan bo mat
thiết với thiên nhiên (tín ngưỡng sing bái tự nhiên); là sự phan ánh đậm nét
nguyên lý Âm - Dương (tín ngưỡng phén thực, thờ cúng trời đất cho đến cách
thức giao lưu giữa con người và thần linh, trần gian và cõi linh thiêng); là
10
Trang 17khuynh hướng đề cao nữ tính với hàng loạt mẫu thần được thờ cúng ở mọi làng
quê đó là tính tổng hợp thé hiện ở tính đa thần, tính cộng đồng.”
Phén nghĩa là nhiều thực nghĩa là nảy nở Tín ngưỡng phon thực nghĩa là
cầu mongGu nảy nở, sinh sôƒ của tự nhiên và con người, lây biêu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng Tín ngưỡng này có mặt rất sớm
trong cơ tang văn hóa Đông Nam Á cô đại nhưng có sự biến thiên khác nhau
giữa các vùng, do sự ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ và Hán nhiều hay ít.
Tín ngưỡng phén thực hình thành từ xa xưa trong lich sử theo cơ sở tư
duy trực quan và cảm tính của cư dân làm nông nghiệp cầu mong mùa màng bộithu và sự sinh sôi nảy nở của con người Do trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu
kém, cư dân nông nghiệp không thể nào chống cự trước sức mạnh của thiên
nhiên nên họ đã sùng bái các hiện vật - hiện thực đó như thần thánh Bản chất
của tín ngưỡng phôn thực là tín ngưỡng cầu sinh nở và no đủ Đối với nước ta,
tín ngưỡng phén thực tồn tai ở hai dang biểu hiện là thờ bộ phận cơ quan sinh
dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối Thờ bộ phận cơ quan sinh dục
nam nữ còn được gọi là thờ sinh thực khí Đây là hình tượng rất xa xưa và đơn
giản không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở các nước khác trên thế giới Như ở Ấn
Độ họ gọi sinh thực khí Linga (bộ phận sinh dục nam), sinh thực khí Yoni (bộ
phận sinh dục nữ) Hau hết những vật tượng trưng cho âm - dương đều có những hình dáng chung nhưng lại tồn tại ở đa dạng các loại như: sinh thực khí nam
luôn có hình dang khối trụ, tròn, hoặc dài, và mang tính động Còn những vật
mang tính biểu trưng cho nữ thì thường có hình dáng bẹt, vuông hay tròn, thường có lỗ, rãnh, hốc, khe và mang tính tĩnh Ở Việt Nam người ra tìm thấy
tượng linga và yoni bằng đất nung ở di tích Mả Đồng (Hà Tây), tượng người
bằng đá có sinh thực khi Linga to quá cỡ ở Văn Điển” chính là bằng chứng
cho thấy tín ngưỡng này đã hình thành từ rất xa xưa.
Trang 18Thứ hai là thờ hành vi giao phối là một dang tín ngưỡng phén thực phd
biến ở khu vực Đông Nam Người xưa đã coi như các hành động tự nhiên và hết
sức bình thường mang đến sự phát triển giống nòi của con người Chính vì vậy
họ nghĩ đó là hành động tự nhiên rất thiêng liêng và không có gì là đáng xấu hỗ,
đi ngược lại với thuần phong mỹ tục Thậm chí nó là một hành động đẹp đáng
tôn thờ và còn được ghi chép lại ở nhiều hình thức Biểu hiện nó như là tượng 4
đôi nam nữ đang giao hợp trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500
năm Tr.CN).
Trên nắp thạp đồng niên đại 500 năm TCN tìm thay ở Đào Thịnh (Yên Bái), xung quanh
hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp
được thé hiện rat sinh động.
Trên nắp trống đồng Hoàng Ha (Hà Sơn Bình) có khắc những cặp chim
ngồi trên lưng nhau trong tư thế đạp mái Đặc biệt là điệu múa tùng dí trong lễhội làng ở các vùng thuộc tỉnh Phú Thọ, Lễ hội Rước thần ở Đình Bảng Bắc
Ninh vào ngày mồng 6 tháng Giêng Âm lịch với thanh niên nam nữ trẻ trong
làng từng đôi múa, cầm trong tay những vật biểu tượng cho sinh thực khí nam
và nữ, cứ mỗi khi nghe tiếng trống đánh, lời chủ tế hô và họ giơ hai vật ấy rồi
chạm vào nhau
Ngoài ra trong nghệ thuật dân gian, câu hát, văn học dân gian đều có
những hình tượng, câu chữ đan xen rất gần gũi với tín ngưỡng này Đặc biệt tín
ngưỡng này trong lễ hội cỗ truyền của các vùng trong cả nước Nhân vật thờ cúng của các lễ hội cũng là các biểu tượng của tín ngưỡng phén thực như ông
thánh Bôn mà một số làng quê ở Thanh Hóa thờ phụng, như lễ hội Rước Chúa
12
Trang 19a ¡ ở vùng Lâm Thao (Phú Thọ), lễ hội ông Khiu bà Khiu, ông Đùng bà Đùng,
ä hội thần Po Yan Dari (tiếng Việt gọi là thần Đĩ Đàng) của người Chăm
Btrong các nghỉ thức thờ các vị thần phôn thực, đặc biệt thường có các tục hèm
‘ ang tinh nghỉ lễ Đó là yếu tố cốt yếu của phén thực Ví dụ như ở lễ hội Trò
Bán (Lâm Thao - Phú Thọ), thời khắc quan trọng nhất của lễ hội là lúc trong
kứ chỉ còn lại ông chủ tế và một đôi nam nữ thanh niên Chủ tế đưa cho người
Ỷ m một chiếc dùi gỗ hình dương tính, trao cho người nữ một chiếc mu rùa hình
4 in tinh Đôi trai gái sau câu xướng cua chủ tế “Linh tinh tình phộc” phải duén
| ười lên, giơ cao dui gỗ mu rùa, miệng hát rồi chọc mạnh vào nhau cho khớp.
| W ny Lễ hội ông Dung, bà Ding diễn ra ở An Xá (Hưng Yên) và một vai nơi
bác, Tục hém này tdi hiện lại những hành động giao phối của hai vị thần, ông
pang bà Ding lúc sinh thời Tùy vào từng địa phương mà có những tục lệ khác
ba: hoặc tương tự gần giống và cũng tùy thuộc vào từng bản sắc riêng mà có
ing tục lệ độc đáo không trùng lặp Tiếp đến có thể kể đến những trò diễn
Bong lễ hội cỗ truyền mô phỏng lại hành vi giao phối bằng các biểu tượng như
Ð múa mo ở Sơn Đồng (Hà Tây), trò múa tùng di, trò bắt chạch trong chum
hú Thọ) Trò điễn trong lễ hội thường được gắn với nhân vật thờ phụng một
bh khá rõ rệt Qua các trò diễn phén thực ở những lễ hội còn lưu giữ phong tục
By trong các dip hội làng ở đồng bằng Bắc bộ thì càng khẳng định vị trí hết sức
ian trọng của một tín ngưỡng cô xưa trong đời sống tâm linh của người Việt.
Qua nhiều thăng trầm của lịch sử - văn hóa, sự giao thoa giữa các nền văn
fa với Việt Nam, tín ngưỡng phon thực không vì thế mà mat di mà còn hòa
à €n với các tín ngưỡng khác, dan xen trong đời sống văn hóa của nhân dân dé
ÿthành “một thứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam”
13
Trang 201.3 Cơ sở hình thành tín ngưỡng phon thực ở trong các lễ hội dân gian Bắc
bộ và của vùng đất tổ nói riêng.
1.3.1 Khái quát chưng về cơ sở hình thành tín ngưỡng phon thực trong lễ
hội dân gian ở Bac bộ nước ta.
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, do trình độ sản xuất còn lạc hậu nên phụ thuộc vào thiên nhiên là chủ yếu Người dan luôn có mong muốn mùa
màng tốt tươi, cây cối sinh sôi nảy nở Những mong ước này được thể hiện ở tập
tục, tín ngưỡng của họ Tín ngưỡng phén thực ra đời và phát triển nhằm đáp ứng
mong muốn trong đời sông tâm linh của cộng đồng cư dân Lễ hội Việt Nam là
sự kiện văn hóa được t chức mang tính cộng đồng "Lễ" là hệ thống những
hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản
ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ
chưa có khả năng thực hiện "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở
đó các yếu tố văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát triển Những yếu tố
văn hoá truyền thống đó không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, vận hành cùng
tiến trình phát triển lịch sử của mỗi địa phương trong lịch sử chung của đất
nước Trong hàng loạt các yếu tố văn hóa truyền thống cần được bảo tồn như:
sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh
hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu ), các cuộc thi tài, vuichơi, giải trí, 4m thực, mua bán trong hàng loạt các tín ngưỡng thờ cúng thìkhông thể không kể đến tín ngưỡng tồn tại cỗ xưa của dân tộc là tín ngưỡngphon thực Lễ hội cô truyền gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, nó
mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề ngoài
là trần tục, như các trò vui chơi giải trí, thi tài, các diễn xướng mang tính phồnthực, nên nó mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục mang tính phong tục, nên
nó van thuộc về cái thiêng, như tôn sing sinh thực khí mà hội Trò Tram (Phú
Tho) là điển hinh.T6n tai và phát triển qua hàng nghìn năm lich sử vượt qua bao
thăng trầm biến cố tưởng chừng như mất đi khi đất nước chịu ảnh hưởng của
14
Trang 21Nho giáo Họ cho rằng tín ngưỡng này không phù hợp với thuần phong mỹ tục
của dân tộc Nhưng tín ngưỡng này vẫn âm thầm tồn tại và vẫn được phục hồi và phát triển trong những thời kỳ sau đó trong các dịp lễ hội của làng quê, của dân
tộc 2 `
Hầu hết các lễ hội dân gian có biểu hiện đậm đặc của tín ngưỡng phôn
thực của nước ta đều có những đặc điểm chung về đối tượng thờ, vật thờ cúng,
hình thức t6 chức lễ nghi, trò vui, ca hát Đó là về tổng thé những nét chung
nhất của lễ hội mang tính phồn thực nhưng mỗi địa phương lại mang trong mình
những nét riêng đặc trưng để mỗi khi nhắc đến thì khó có thé nhằm lẫn với nhau.
Để có một cái nhìn khái quát chung nhất về các lễ hội có biểu hiện của tín
ngưỡng phon thực ta có thể xét chung trên 2 khía cạnh: nội dung và hình thức
của lễ hội đó Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng, việc phân loại các hình thức
biểu hiện của tín ngưỡng phén thực trong các lễ hội chỉ mang tinh chất tương
đối bởi trong nhiều lễ hội phồn thực, các biểu hiện hầu như không có biên giới
rõ ràng vì chúng là một tổng thể phức hợp.”
và nội dung của các lễ hội phồn thực chủ yếu đều có yếu tố thờ sinh thực
khí hay còn được gọi là linga, yoni hoặc nõ và nường Hai loại biểu tượng này
luôn đi đôi và mang ý nghĩa mong muốn sự sinh sôi nảy nở Ở mỗi vùng miền
lại có cách biểu hiện hình tượng này riêng Ví dụ như ở vùng Tây Nguyên thì
biểu tượng nam và nữ được biểu hiện theo kiểu “trực quan sinh động”, cơ quan
sinh dục nam được tạc ngoại cỡ so với tượng người, được gan trên các nhà mà.
Tuy nhiên ở vùng Bắc bộ biểu tượng này lại tượng thê hiện tỉnh tế mang tính tế nhị hơn mà người ta ngầm định nó đưới dạng đồ vật Đó là chiếc mo cau và đùi
gỗ trong Trò Tram (Lâm Thao) hay là khúc tre và một mo cau trong hội Sơn
Đằng (Hà Tây cũ), hoặc là cái chày và cái cối trong Lễ hội Rước than ở Đình Bang (Bắc Ninh) Dé cầu mong cho sinh con đẻ cái, cầu may, mùa màng tươi
tốt ở mỗi nơi lại có cái lệ riêng như cướp sinh thực khí và rước sinh thực khí hay
Š Vũ Anh Tú ( 2010), Tín ngưỡng phôn thực trong lễ hội dân gian người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội,Tr.153.
15
Trang 22được chứng kiến 2 sinh thực khí chạm vào nhau Nội dung lễ hội phon thực
BF còn thể qua thờ các vị thần phon thực hay hành vi giao phối Có thé ké đến các
hội dân gian như Lễ ông Khiu, bà Khiu; Lễ ông Ding ba Đà, ông Cé ba
sc Thường các vị than phồn thực hay còn được gọi là dâm thần thường là
© cặp nam - nữ thực hiện những hành vi giao phối trong thời gian làm lễ.
Tín ngưỡng phồn thực qua những hình thức biểu biện như hình thức tổ khức nghi thức, trò choi, tro diễn Các nghi thức phong phú đa dạng nhưng đều
hướng đến một điều chung nhất là phon thực như: tục Tắt đèn (Hội hàng Niệm
‘Thuong - Bắc Ninh, lễ hội mở cửa rừng ở Phú Lộc - Phú Tho ), tục Chen (Hội
lỗ làng Nga Hoàng - Bắc Ninh), tục Linh tinh tình phộc (lễ hội Trò Tram - Phú
% ho) Một bộ phan không thé thiếu trong phần nghỉ lễ của lễ hội là phần trò
l ién Day là phan tái hiện lại toàn bộ hay một phần hoạt động của nhân vật được
h hờ phụng hay thé hiện một nội dung nào đó được quy định trong nghỉ lễ người
t gọi là tục “hèm” Trò diễn theo các tích xưa gắn với phong tục riêng của từng
ø Trò diễn có múa mo, múa tùng di, cướp nd xé bông Các tục này là điểm
: han của mỗi lễ hội phồn thực thêm đặc sắc và thu hút sự chú ý của người di
lội Sau phần nghỉ lễ bao giờ cũng có phần hội Các trò chơi trong hội luôn
lang đến cảm giác vui tươi, phan khởi cho người tham dự, làm tăng ý thức
Eộng đồng làng xã Các trò chơi trong lễ hội phồn thực đều nhắm đến mục đích
k nam - nữ tham gia chơi hội có cơ hội để ý đến nhau, giao duyên, trao tình gửi
Ý như trò cướp cầu, tung ném còn, chơi du hat phết, hát giao duyên, hát đối
Tất cả các yếu tố trong lễ hội cố kết với nhau tạo nên một phong tục tập
, nếp sống văn hóa từ bao đời nay vẫn còn được lưu giữ mãi trong tâm trí
` a người tham gia hội Tín ngưỡng phén thực dan xen trong suốt các tập tục,
khi lễ, trò chơi trong lễ hội, nó được thể hiện rất tỉnh tế khiến cho nét văn hóa
a ÿ mãi có sức sống mạnh mẽ và bền đẹp Dù đã phai nhạt đi ít nhiều nhưng nếu
ĐC tách, nhìn sâu vào các lớp biểu hiện thì yếu tố phồn thực mãi là một phần
hông thé thiếu trong các lễ hội dân gian nói chung Chính vì vậy mà phồn thực
” suc sông bên vững trong đời sông tâm linh của người dân và trở thành một bộ
16
Trang 23phận cấu thành trong ban sắc văn hóa dân tộc, làm nên giá trị văn hóa độc đáo
của Việt Nam
1.3.2 Vung dat tô và các lễ hội dân gian biểu hiện tin ngưỡng phôn thực.
| 13.2.1 Vị trí dia ly
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong
khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí
địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc).
Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp
Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp
Tuyên Quang Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Ha Nội 80 km.
khác Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh
đông băng Bac Bộ với các tỉnh miên núi Tây Bắc.
17
Trang 24we mw
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia
thành tiêu vùng chủ yếu Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ.
Tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều
tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang
trại Tiểu vùng gò, đôi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng
bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại
cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh Nhiệt
độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600
đến 1.800 mm Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 — 87%.
Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật
nuôi đa dạng.
Như vậy với địa hình và khí hậu của nên nhiệt âm gió mùa, vùng trung du
miền núi này có đủ các điêu kiện dé phát trién cây trông vật nuôi nông nghiệp
như lúa, ngô, khoai, săn là cây trông quan trọng đóng góp chủ lực cho kinh tê
địa phương.
1.3.2.2 Lịch sử hình thành
Phú Thọ là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh
tụ của người Việt cỗ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang Mảnh đất này trải
mấy ngàn năm lịch sử còn tồn tại và lưu giữ rất nhiều giá trị thiên nhiên và nhân
văn vô cùng phong phú Mảnh đất nơi đây gắn liền với huyền thoại về dòng
giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử dựng và giữ nước của
18 đời Vua Hùng - triều đại đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Miền đất tô với đền
đài, lăng tâm Vua Hùng trên sườn núi Nghĩa Lĩnh Mẹ tiên Âu bố rồng Lạc
-khởi nguyên thần thoại dân tộc Việt Nam, nhưng Âu Việt miền đồi gò thung
lũng kết hợp với Lạc Việt miền sông núi biển cả để trở thành Âu - Lạc và miền đất tổ, xuất phát điểm địa lý của sự hình thành Nhà nước của người Việt cỗ là một hiện thực Chuyện Hùng Vương kén rễ, chuyện tình của Sơn Tinh tức thần núi Tản, của Thủy Tỉnh thần nước với My Nương công chúa là huyền thoại
18
Trang 25sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, sự nghiệp chông ngoại xâm giữ
Hiện thực đó hiển hiện qua hàng trăm di chỉ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt sớm
được phát hiện và khai quật bao năm qua trên miền đất tổ Những chiếc cuốc đá,
riu sắt, lưỡi cày, liềm hái đồng thau cùng bao vòng tay hạt chuỗi, khuyên tai
đá - ngọc đứng xếp hàng trong nhà Bảo tàng đất tô - Vua Hùng là những vật
minh chứng cho cả một chặng đường dài lịch sử vài thiên niên kỷ trước công
nguyên Trong các truyền thuyết của người Việt có rất nhiều truyền thuyết liên
quan đến thời đại của các Vua Hùng được truyền lại trong dân gian đến nay Đó
là chuyện Vua Hùng kén rễ, chuyện nang công chúa Tiên Dung với chang trai
nghèo Chử Đồng Tử, là sự tích bánh chưng, bánh dày gắn với tích Hùng Vương
chọn người truyền ngôi báu Nhưng cùng với những truyền thuyết đó, là những
trang sử được ghi lại: "Thời Trang Vương nhà Chu năm 692-682 TCN, ở bộ Gia Ninh có di nhân dùng yêu thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng
Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền 18 đời đều gọi là Hùng Vương." (Đại Việt
sử lược) Trong Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán triều Nguyễn cũng thấy
chép rằng: “Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, nay là huyện Bach Hac”.
Qua những công trình nghiên cứu khảo cô học, các nhà khoa học đã
chứng minh rằng, từ hàng ngàn năm trước, dải đất từ Việt Trì đến Đền Hùng Và
một số địa danh phụ cận là đất phát tích của người Việt Nam Nơi đây đã ra đời
một kinh đô đầu tiên, Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và Đền Hùng là
nơi thờ tự 18 đời Vua Hùng theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Mỗi địa danh trên đất Phú Thọ, đặc biệt là dải đất từ Việt Trì đến Đền Hùng đều
có tên gọi gắn liền với một tích cô thời Hùng Vương Tích Vua Hùng chọn đất
đóng đô ở Bạch Hạc, nơi hội tụ của ba con sông cửa ngõ giao lưu đường thuỷ.
Mùa xuân hằng năm, trên bến sông này lại có hội bơi chải diễn lại tích "Thổ
lệnh Thạch Khanh" từ thời nhà Hùng Tích Vua Hùng dạy dân cấy lúa được thé
hiện lại ở Minh Nông Đất Dữu Lâu có vườn trầu của nhà Vua; đất Hương Trầm
gắn liền với tích về một cánh đồng, nơi hoàng tử Lang Liêu trồng lúa thơm làm
19
Trang 26| bánh chưng, bánh day Khi đặt các tích cô và các công trình khảo cỗ khoa học
về Đền Hùng và những vùng dat lân cận bên cạnh nhau, để thêm một lần chúng
ta có cơ sở để công nhận Đền Hùng là đất tô của người Việt Và cũng có thé
nhận định, Đền Hùng là một khu di tích chứa đựng nhiêu ý nghĩa sâu sắc về cội
nguồn dân tộc Việt ta Tin ngưỡng thờ cúng tô tiên bên vững và sông mãi trong tâm thức của 54 đồng bào các dân tộc Việt Nam, truyền từ đời này sang đời
khác, qua các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê đã làm nên sức mạnh phi thường
của cả dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.”
Phú Thọ hiện nay có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố
Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Câm Khê, Phù
Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập;
277 đơn vị hành chính cấp xã Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế
- văn hoá của tỉnh.
1.3.2.3 Cơ sở dán cư.
Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2011 là 1.326.000 người Mật độ: 375
ngudi/km? Thành phần dân tộc: Tỉnh Phú Thọ có 21 dân tộc anh em sinh sống,
trong đó người Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn 10
vạn, người Dao hơn 6.000 người, Cao Lan hơn 2.000
1.3.3 Cơ sở hình thành lễ hội dân gian vùng dat TỔ mang tinh phon thực.
1.3.3.1 Tín ngưỡng Hùng vương.
Trong các sách Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử ký toàn thư đều chép
rằng: Suy tôn người đứng đầu tài giỏi làm chủ, hiệu là Hùng Vương, đặt tên
nước là Văn Lang và mở ra thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam (từ
khoảng thé ky thứ VII dén thé ky thứ III tr.CN) Tương truyền rang cha Lạc
Long Quân va mẹ Au cơ kết duyên với nhau sinh ra bọc trăm trứng, là tô tiêncủa người Bách Việt Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng
7 http://maxreading.com/sach-hay/qua-mien-van-hoa/phu-tho-37507.html
8 http://www vista.net.vn/
20
Trang 27là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó" Bèn từ biệt, chia năm
chục người con theo mẹ lên núi, năm chục người con theo cha về phía Nam
miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi Hùng Vương lên
ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú
Thọ), chia nước ra làm 15 bộ Các đời Vua sau đều gọi là Hùng Vương, có 18
đời vua Hùng Vương Đặt các tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc:
Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là My Nương, các quan
nhỏ gọi là Bồ Chính.
Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của
Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cô kết được lòng người Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng
bào ruột thịt Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con
người, thay được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy lợi, trao đổi sản
phẩm và đấu tranh giữ gìn ban làng, đất nước
Trong sự thăng tiến phẩm trật của thần linh, Vua Hùng từ quan niệm ban
đầu là thần núi với các mĩ tự: “Đột Ngột Cao Sơn; Viễn Son; At Sơn” dan trở
thành tín niệm trong tâm thức dân gian Tín niệm ấy được lan tỏa rộng ra và trở
thành niềm tin thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt - niềm tin vào tô tiên và
sức mạnh thiêng liêng tiềm ấn của các thé lực siêu nhiên tuy không cùng sống,
cùng sinh hoạt song đang đồng hành trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của nhân dân: tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng - thờ cúng Tổ tiên.
Thờ Vua Hùng là biểu hiện của sự biết ơn và tôn vinh công lao dựng nước
của Tổ tiên Đây là một việc làm vừa mang ý nghĩa văn hóa, vừa thể hiện ý thức
đạo đức cũng như chứa đựng những ý nghĩa tâm linh cao đẹp của mỗi người dân
Việt Nam Với sự linh thiêng và uy nghi của tín ngưỡng thờ Vua Hùng, ý thức
cộng đồng dần được hình thành từ trong gia đình, củng cố trong làng xã rồi phat
triển trong toàn quốc theo quan hệ huyết thống: Dòng máu Lạc Hồng, con cháu
Lạc Hồng Truyền thống thờ Vua Hùng gắn liền với truyền thống thờ tô tiên ở
mỗi gia đình Việt Nam, là một tín ngưỡng sâu sắc, tồn tại từ lâu đời như một tôn
21
Trang 28giáo bản địa Truyền thống này ra đời ngay trước khi xuất hiện ở Việt Nam
những tôn giáo như: đạo Phật, đạo Lão, đạo Không và các tôn giáo khác sau
này.
Truyền thống thờ Hùng Vương gan liền với truyền thống thờ tổ tiên ở mỗi
gia đình Việt Nam Hàng nghìn năm trước, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa
Lĩnh, ngọn núi cao nhất trong khu vực kinh đô Văn Lang xưa dé thực hiện các
nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời bay giờ Việc thờ than lúa,
thần mặt trời là để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật
sinh sôi, nảy nở, người dân được no đủ Sau này, dé ghi nhớ công ơn của các
vua Hùng, con cháu đã lập đền thờ các vị vua Từ trung tâm thờ tự các Vua
Hùng đầu tiên trên núi Nghĩa Lĩnh, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần dân
lan tỏa tới khắp các tỉnh thành khác của Việt Nam Người Việt thờ cúng các Vua
Hùng chính là dé tôn vinh dân tộc mình.
Thờ cúng Vua Hùng mặc dù là một hình thức tín ngưỡng song không phải
là gốc của một tôn giáo Khác với Thiên chúa giáo hay Phật giáo có Giáo chủ,
có Cao tăng Người Việt thờ cúng các Vua Hùng không có học thuyết, cũng
không có giáo hội đi truyền bá nhưng suốt từ đời này sang đời khác tục thờ cúng
đã được lưu truyền Cho đến tận hôm nay cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng
năm hàng trăm nghìn người Việt vẫn hành hương về Đền Hùng để tri ân công
đức các Vua Hùng, những người đã có công dựng nước, đặt nền móng cho dân
tộc Việt Nam trường tồn Từ thực tế đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã
tồn tại và phát triển trong cuộc sống cộng đồng của người Việt và trở thành mộthình thức sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc của dan tộc Việt Nam Trong tâm thức
của nhân dân ta từ bao đời nay, Vua Hùng là vị vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam Ghi nhớ và tôn vinh công
lao dựng nước của tổ tiên là một hành vi văn hóa, ý thức đạo đức và bổn phận
mỖI người.
22
Trang 29Hiện nay hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm lễ giỗ tổ Hùng
~ : ương lại được long trọng diễn ra với tam lòng của con dân cả nước hướng về
© cội nguồn - đất tổ Việc thờ Vua Hùng trước thời Hậu Lê không có quốc lễ mà
chỉ do một làng ở Triệu Phú, Cô Tiét thực hiện ở đình làng Trên núi Hùng chỉ
ˆ có một đền thờ Hùng Vuong do Triệu Phú xây dựng là đền Trung Ngày gid Tổ
chỉ có ông từ và vài bô lão lên thắp hương Sau khi đuổi giặc Minh xâm lược,
_ các làng trên đều xây dựng đền ở núi Hùng nhưng việc cúng lễ vẫn do dân sở tại
tổ chức Từ thời Hồng Đức dưới triều Lê Thánh Tông, hội Đền Hùng được đưa
vào cấp quốc gia, tuy vậy vào thời kỳ này việc tế lễ diễn ra vào thang 8, chọn
ngày tốt mà hành lễ, không có ngày cố định Thời Nguyễn, vua Minh Mang cho
rước bài vị các vua Hùng ở Đền Hùng vào Huế thờ ở miéu Lịch Đại đế vương,
vẫn cấp sắc ở Đền Hùng cho dân sở tại Thời Khải Định năm thứ 2 (1917) chính
thức lấy ngày 10/3 âm lịch làm lễ chính, có tổ chức quốc lễ.”
Thò cúng Vua Hùng mang một ý nghĩa thiêng liêng cao cả hướng về cội
nguồn, tưởng nhớ những người đã có công trong việc tạo lập non sông đât nước
_ xây dựng cuộc sông ngày nay trong mỗi người dân và dé cầu mong tô tiên phù
hộ cho cuộc sông con cháu.
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy
nước” là lời Bác Hồ dặn vào 1946 khi đến thăm Đền Hùng Mong muốn của
người là dân tộc ta hãy đoàn kết một lòng xây dựng và bảo vệ non sơn gam vóc
này Mỗi con dân đất Việt, dù di đâu làm ăn, sinh sống ở đâu vẫn luôn ghi nhớ
câu ca về nguôn cội:
“ Đà ai di ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
” Nguyễn Khắc Xương (2011), Hội làng quê đi từ đất Tổ , NXB Lao động, Hà Nội, Tr 13-14.
23
Trang 301.3.3.2 Tín ngưỡng lúa nước.
Phú Thọ có vị trí địa lý nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ nên cũng có
những đặc điểm tự nhiên giống như đặc điểm hầu hết các tỉnh Bắc bộ như có khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ âm cao, nhiều sông ngòi, hồ đầm; có điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi dé phát triển cây lúa Phú Thọ một địa bàn trung du và
nhiều sông ngòi nhỏ: sông Thao, sông Lô, sông Đà và nhiều sông ngòi nhỏ với
các vùng đồi thấp rải rác khắp các địa phương Các địa bàn trong vùng đất tổ
đều có đủ 3 địa hình đồi, núi và đồng bằng tất cả đều thuận lợi cho canh tác lúa
nước.
Theo Sử ký sách an dẫn Quảng Châu ký: “Đất Giao Chỉ có ruộng Lạc
trông nước thủy triều lên xuống mà làm Người ăn ruộng ấy là Lạc Hầu” và
“Người Cửu Chân làm nghề săn bắn nỏ, chưa biết cày bằng trâu, những lúc thiếu
đói thường xin đong ở Giao Chỉ” '" Bên cạnh sử sách ghi lại thì cũng có truyền
thuyết vùng đất tô ké rang, con gái Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên sông, mai
ngắm cỏ cây chim chóc, bỗng có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc
công chúa Công chúa đem bông kê về trình Vua cha, Vua mừng cho là điềm
lành, nghĩ rằng hạt này chim ăn được, người cũng ăn được liền bảo các My
Nương ra bãi tuốt bông kê, bông thóc hoang mang về Mùa xuân, Vua giao hạt
kê, hạt thóc cho các công chúa và dân đi quải (vung thóc bằng tay) Nhân dân
vui mừng mang trống m6 rước Vua, rước kê, thóc ra đồng, lấy que nhọn chọc lỗ tra hạt, lại lấy cành tre cắm dé chim không sà xuống ăn hạt được Đời sau, nhân
dân nhớ ơn Vua Hùng, tôn làm Tổ nghề nông, thường gọi là Thần Nông, dựng
đàn tịch ngay trên mom đất Vua day dân cấy lúa.
Tương truyền trong truyền thuyết ngày xưa Vua Hùng dạy dân làm ruộng
rất giỏi, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng Ngoài ra Vua Hùng còn dạy
'° Nguyễn Khắc Xương (2011), Hội lang quê đi từ đất Tổ , NXB Lao động, Hà Nội, Tr.101.
24
Trang 31k làm bánh trưng bánh dày, bánh ót Những loại bánh này cũng cần phải có
` mà gạo là từ cây lúa mà ra Tất cả đều phản ánh xã hội Hùng Vương là xã
k của nền kinh tế nông nghiệp Đó là chuyện kế dân gian của một xã hội nông
hiệp với cộng đồng dân cư trông lúa nước.
Không chỉ có truyền thuyết Hùng Vương mà còn các di chỉ khảo cổ học
đã chứng minh cư dân nơi này là cư dân lúa nước Với các phát hiện là
cụ sản xuất, công cụ chiến dau và phục vụ sinh hoạt gia đình do chính
biệp thời Hùng Vương như các di chỉ của nền văn hóa Son Vì từ 15.000 đến
kooo năm sống bằng hái lượm, bắt cá và săn bắt với dụng cụ thô sơ, chưa có
k g trọt, chăn nuôi Thời kỳ sau ở di chỉ Gò Mun đã tìm thấy lưỡi hái hay liềm
i đồng Dựa vào truyền thuyết và các chứng cớ của khoa học có thể chứng |
được rằng nơi đây đã từng tồn tại nền văn minh lúa nước chính vì ly do đó
.cây lúa có vị trí quan trọng như thê nào trong cuộc sông của cư dân nơi đây.
_Vến là cư dân nông nghiệp lấy cây lúa làm cây lương thực chính, ngoài ra
: cả các cây, củ có giá trị nông nghiệp khác để duy trì cuộc sống hàng ngày.
b nhiên do trình độ canh tác còn lạc hậu nên bão, lũ hay hạn hán đều có thể
, ảnh hưởng không nhỏ đến canh tác nông nghiệp của người dan Tin ngưỡng
nước là tín ngưỡng có từ thời Hùng Vương, các vua Hùng thường lên đỉnh
‘ Nghia Linh (nay 1a đền thờ vua Hùng) từ xưa đã lập đàn tế, lễ xuống đồng tạ
_ đất và thần Lúa vào mỗi mùa xuân để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây
fi tốt tươi, đem lại một mùa vụ bội thu, nhân dân no ấm Thời phong kiến, tại
k Thượng treo hạt lúa thần đục bằng gỗ to như chiếc thuyền câu Ngày nay,
ngưỡng thờ Than Lúa là một nghỉ lễ đặc sắc trong nhiều lễ hội dân gian vùng
F tổ Tín ngưỡng phon thực có cơ sở từ bái vật giáo với niềm tin ở vía lúa, hồn
B và ở tinh linh của các loại cây trồng khác Người ta tin rằng lễ nghi về vật
ông và lễ nghỉ sinh hoạt tính giao sẽ tác động đến tinh linh của cây trồng để
PQ sôi nảy nở cũng như con người sinh sôi phát triên tính giao Môi quan hệ
25
Trang 32k dữa tín ngưỡng phén thực va tin ngưỡng lúa nước là gan bó mật thiết trong đời
đóng cư dân nông nghiệp.
13.33 Đặc điểm tín nguong phon thuc vung đất tổ mang sự khác biệt
ko với các vùng khác.
Tín ngưỡng phén thực là tín ngưỡng về sự sinh sôi nảy nở của con
: : ‘ x x r A 2 ` x ^ời và cây trông, về sự mong ước phôn thịnh của mùa màng trong nông
phiệp đặc biệt là nông nghiệp lúa nước Tin ngưỡng phén thực cũng có cơ sở từ
¡ vật giáo với niềm tin ở vía lúa, hồn lúa và ở tỉnh linh của các loại cây trồng.
bái vật giáo là lòng tin của con người vào thuộc tính siêu nhiên của những vật
chất như hòn đá, gốc cây, lá bùa, tượng, tranh Bái vật giáo là hình thức tín
ngưỡng thổi phông, phóng đại những tinh năng thực tế của đồ vật và gán cho
n hững vật chất, đồ vật những khả năng siêu phàm Đối với tín ngưỡng dân gian
s a người Việt dấu ấn bái vật giáo rất đậm đặc như việc người dân thờ gốc cây,
giếng nước, hòn đá hay thờ thần sông, thần núi, thần đất, thần trời, biểu hiện rõ
phát ở tín ngưỡng thờ Tam phủ (mẹ thượng ngàn, mẹ thủy, mẹ thiên), Tứ phủ
[me thượng ngàn, mẹ thủy, mẹ thiên, mẹ đất) l
: Đặc trưng của tin ngưỡng phon thực là thờ sinh thực khí của nam va nữ
Mới thực hành tính giao Người ta cho rằng những lễ vật giống như vậy sẽ tác
Mộng đến sự sinh sôi nảy nở của con người và cây trồng Dấu tích của tín
_ hgưỡng phén thực ở vùng đất tổ Hùng Vương được thé hiện đậm đặc ở các hình
ì thức văn hóa vật thê và phi vật thể như thạp đồng, trống đồng, tượng thời Hùng
3 'ương, trong lời hát xoan gheo hay trong những trò vui, lễ hội dân gian Nhân
ở vùng này gọi biểu tượng của sinh thực khí là nd và nường hay còn gọi là
Cua mo, cò gỗ” Ở nhiều xã những biểu tượng nõ, nường này được tạo bằng gỗ
son thiếp vàng và đặt trong cung của đình làng thờ suốt năm đến ngày lễ
tic xuống dé tế lễ và thực hiện các hành động biểu hiện lại tinh giao Thờ lễ nd
| Ong có thé coi là một biểu hiện của tục thờ lễ Linga- Yoni phổ biến ở Nam A
ye Đông Nam Á.
26
Trang 33Tín ngưỡng phén thực ở Phú Tho được thê hiện rất da dạng qua nhiều
ø diện, dày đặc và phân bố không chỉ ở một vùng nhỏ ma được phân bó
* bàn toàn tỉnh Nếu như ở các địa phương khác các hình thức có thể chỉ ở
bài địa phương trong một tỉnh, riêng ở Phú Thọ thì hầu hết làng, xã nào
7 những lễ hội thé hiện đậm đặc tinh phồn thực Theo như bảng thống kê
phon thực của người Việt ở vùng châu thé Bắc bộ phân theo các tỉnh và
an mở hội” thì riêng tinh Phú Thọ có tới 21/90 lễ hội phén thực ở Bắc bộ,
k là tỉnh Bắc Ninh có 15/90 lễ hội, Vĩnh Phúc 10/90 lễ hội còn các địa
b g, tinh thành khác thì số lượng chiếm không nhiều.
q Đặc trưng tiêu biểu của tín ngưỡng phon thực ở nơi đây là do Phú Thọ là
ong những địa bàn sinh song đầu tiên của cư dân Lạc Việt nên dấu tích
b ông, canh tác và hoạt động về mặt tỉnh thần xuất hiện và vẫn còn được lưu
T có thể vẫn còn mang tính nguyên bản cỗ xưa sâu sắc và rõ nét Nghiên
’ h sử các thời đại Vua Hùng qua các thời ky lich sử thành văn và cả truyền : k dân gian, chúng ta có đủ niềm tin để chứng mình lịch sử của thời đại
Ì Vương, Các bộ sử của dân tộc từ “ Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu tới
Việt sử ký toàn thư”, “Việt sử thông giam cương mục” và hệ thống “Ngọc |
Hùng Vương”, “Việt Điện U Linh” Chính nhờ các căn cứ dữ liệu này
| chứng tỏ mảnh đất Phú Thọ là nơi khởi nguồn của thời đại Hùng Vương,
b lưu giữ nhiều nhất đời sống văn hóa của nhân dân thời kỳ đó Thực tế
Hát các lễ hội ở vùng trung du Bắc bộ nhất là ở khu vực Phú Thọ, hầu hết
B hoi truyền thống ở vùng nay duoc gắn chặt với các sự kiện mang tính chất
tử thời kỳ Hùng Vương dựng nước Hệ thống đình , đền đều thờ các vị
4 lĩnh thời kỳ Hùng Vuong như Tản Viên Son Thánh, Quý Minh Đại
| Lễ hội không chỉ tái hiện các truyền thuyết mà còn thể hiện các hình
[diễn xướng dân gian, các trò diễn dân gian, phong tục tập quán thời kỳ
3 h Tú (2010), Tin ngưỡng phén thực trong lễ hội dân gian người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, NXB Chính trị
Pm Hà Nội, Tr.288.
27
Trang 34Vương dựng nước Vì vậy lễ hội truyền thống ở đất tô thực sự là một kho
a quý giá về lịch sử dân tộc.
¡ kết.
Dưa vào chứng tích lịch sử, những nét độc đáo của các lễ hội dân gian,
phôn thực ở trong
và của vùng đất tô nói riêng ta có thê thấy khái quát qua những yếu tố làm
Ming mong muốn của cư dân nông nghiệp, mong muốn sự sinh sôi nảy nở,
{ triển cây trồng, vật giống Tín ngưỡng phén thực tổn tại trong mọi mặt đời
tâm linh của người dân như đối tượng thờ cúng, cơ sở và điện thờ, nghỉ
thờ cúng, vật dâng cúng và các trò chơi, trò diễn mang tính nghi lễ Các yếu
'như địa lý, dân cư, lịch sử - văn hóa lâu đời của nơi đây có tác động mạnh mẽ
việc hình thành và phát triển tín ngưỡng phôn thực trong các lễ hội dân gian.
ú Thọ - đất tổ Hùng Vương là nơi khởi nguồn các triều đại phong kiến đầu
¬ ở Việt Nam Đây cũng là nơi hình thành và lan tỏa các tín ngưỡng, lễ hội
biểu của người Việt Tín ngưỡng phon thực cũng nằm trong số những tín ỡng, lễ hội dân gian đó Điều này được chứng minh ở sự phong phú, đa
ng, tập trung các lễ hội trong một phạm vi không gian một địa bàn không rộng
Bn và điều kỳ diệu là các lễ hội, tín ngưỡng dân gian với sức truyền cảm đã
lược lưu truyền, giữ gìn và sống mãi trong tâm linh và đời sống cộng đồng
ời Việt hàng ngàn năm qua.
28
Trang 35Chương 2
ị /MOT SO LE HỘI TIÊU BIEU VUNG DAT TO THẺ HIỆN TÍN
NGUONG PHON THUC
ì Là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, Phú Thọ hiện có gần
: hội trong đó có 47 lễ hội được tổ chức thường niên như lễ hội Đền Hùng
Tri), lễ hội đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hòa), Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông), lễ
= Tram lang Tứ Xã, lễ hội hát Xoan lang Kim Đức, An Thái, lễ hội đền
: Sương (Thanh Thủy) v.v Đa phần các lễ hội được tổ chức vào mùa
s chỉ có số ít là tổ chức các mùa khác Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu
Ỉ § lễ hội tiêu biểu thé hiện tín ngưỡng phồn thực được hình thành và đang
b phục hồi ở vùng dat tổ.
RLễ hội Trò Tram.
21.1 Địa điểm, thời gian tổ chức
' Lễ hội Trò Trám ở làng Tứ Xã là một hình thức diễn xướng nghỉ lễ va
| là một hình thức nghệ thuật dan gian vẫn được tổ chức trong các dịp hội
| ưa đến nay Dân gian xưa có câu :
“ Dù ai quần lĩnh áo theCũng phải đi xem cò ke Trò Trám Trò Trám vào đám mười hai
Chang xem Trò Tram cũng hoài tuổi xuân.
Phường ta vui cảnh tứ dân
Năm năm mở hội đầu xuân làm trò
Bà bế cháu mẹ bồng con
Không xem Trò Tram cũng buồn cả năm `
Cuộc đời vất vả sớm hôm
Đi xem Trò Trám đu ôm miệng cười”
_ 29
Trang 36: Nơi sản sinh ra lễ hội Trò Trám ở vùng đất tổ là một khu làng cô thuộc
¬ gại vi Đền Hùng, cách đền Hùng khoảng 6km Vào thời Hùng Vương làng
n có tên là Ko Lang Theo giáo sư Phạm Huy Thông thì Ko Lang là bộ tộc
lùng mạnh nhất ở thời Hùng Vương Sau này làng Gáp, một làng đông người có
| xã gọi là làng Tứ Xã luôn luôn là làng đông dân giàu có, lắm lúa gạo nhiều
tôm cá nhất ở tỉnh Phú Thọ Tứ Xã là một làng lớn, đông dân thuộc huyện Lâm
i Thao tinh Phú Thọ, noi có mộ tổ Vua Hùng Ở Tứ Xã trước cách mạng, người ta
còn thấy dấu vết của tín ngưỡng vạn vật hữu linh như tục thờ các thần thiên
nhiên của địa phương Đó là các thần ngòi lạch, đặc biệt các thần này đều là nữ
thần (Bà cả thủy thần, Bà nhị thuộc đại vương ) Thổ địa ở đây được gọi với
\ ˆ một cái tên khá lạ là: “Bà Đụ Di” Thần bảo vệ xóm Trám cũng là nữ thần Các
tục lệ cầu tế cũng mang nhiều nét của một sinh hoạt nguyên thủy Trò Trám có
) những hình thức sinh hoạt văn nghệ truyền thống như hát ví, ca xấm, hát ống,
hát du.”
Theo như lời kế lại của các cụ trong làng thì “có thé” xa xưa nơi đây có
7 _rất nhiều cây tram mà chữ Han gọi là “Cam lãm” Noi đây do có những điều
kiện thuận lợi về làm ruộng, đánh cá nên cư dân Lạc - Việt quy tụ về đây cư trú
cũng ngày một nhiều lên Cũng vì vậy những người đến đây được gọi là
“phường Tram” Cư dân nhiều lên và được chia thành nhiều xóm nhỏ thì bộ
phận dân lập ra diém Tram và miéu Trò được mang tên là “xóm Tram” Diém
Trám có gian vừa là nơi tuần phiên canh gác, vừa là nơi nghỉ dưỡng và chơi vui
của dân làng Trên một gò nhỏ cạnh xóm có một miéu nhỏ lop lá chỉ có 4 cột, có
ban thờ và bát nhang, thờ vị thé thần Ngô Thị Thanh Than là con gái của người
lập ra xóm Tram là Ngô Quang Điện Miếu này có tên là miéu Trò Miếu Trò là
ngôi miéu cô, được dựng trên một gò đất cao Phù điêu và hoa văn trong miéu
được tram khắc tinh tế, tài tình bởi bàn tay người thợ tài hoa Tứ Xã Chính giữa
miéu, có bức hoành thư mang dòng chữ “ Téi linh từ” (Miếu thờ thần rất linh
” Nguyễn Khắc Xương (2011), Hội lang quê di từ đất Tổ , NXB Lao động, Hà Nội, Tr.218
30
Trang 37) Miếu Tram còn gọi là miéu Trò vì lễ hội ở đây là nơi trình trò “Tir dan
Ì nghiệp” Đặc sắc nhất là trò “Tháo khoán” Miếu Trám thờ vật linh là Linga
Ỉ ni bằng chày gỗ và mo cau khoét lỗ tượng hình cho hai vật giống nam nữ.
' là tục cầu thờ sinh thực khí trong tín ngưỡng phén thực của cư dân Việt cô
lúa nước Miếu thờ bà Ngô Thị Thanh được dân gian gọi là miéu thờ bà
gọi là trò phon thực với nhiều nội dung và yếu tố tục, gây cười Diém
là nơi tập trung già trẻ gái trai, nơi sinh hoạt chung của cả xóm Điểm
có bàn thờ, nồi nhang Đến ngày lễ, ngày Tết, dân phường thường đem lễ
1 ra điểm Trám cúng bái, cầu may Diém Tram và miéu Trò là 2 nơi tổ chức
la hội Tro Tram.
Ro
39%2
` `
SECA BS
Miếu Trò — Ngôi miéu thờ hai “linh vật đê thực hiện lễ mật.
Do xa xưa dòng Nậm Tao (Sông Thao) luôn đổi dòng trên đất Tứ Xã, dân
g vì thế cũng phải nhiều lần rời làng lên những gò đất cao khỏi lụt lội Nơi
Bây là gò đất cao, thuận lợi cho việc làm ruộng, trồng lúa nước và đánh bắt tôm
cua ốc Làng một thời ở khu Đồng Trong Khi có đê sông Hồng định hình
ư ngày nay thì khu Đồng Trong bị ngập tng, phù sa sông Hồng bồi đắp dần
bang đông bãi gò đôi dé nó trở thành khu đông chiêm tring mà mùa mưa cả
31
Trang 38ồng Trong là biển hồ mênh mông nước Vì một thời là làng nên ngày nay
Prrong vẫn có các tên gò Chùa, gò Cây Quân, gò Lò Gach, Lò Ngói Bay
L đi làm đồng người ta vẫn nhặt được nhiều đồ gốm gạch ngói cổ Theo
A, ở chùa Tổng thì thời Hồng Bang cha con ông Ngô Quang Điện đã rời
‘ Đồng Trong về làng hiện nay Ông Ngô Quang Điện được dân làng dap
bong Đức Ong thờ ở chùa Tổng, theo kiểu của chùa chién Việt Nam giai
thờ tiền thần hậu phật (phía trước thờ thần Đức Ông, hậu cung thờ
Chùa Tổng là di tích lớn đầu tiên của làng Ngoài sinh hoạt của tín
` Phật giáo còn có lễ Đức Ông người khai dân lập ấp Cạnh chùa Tổng có
ram thờ bà Ngô Thị Thanh - con cả ông Ngô Quang Điện Bà Thanh có
ị ay dân làng múa hát và làm lễ hội Tên của Trò Trám xuất phát từ tên gọi
Ben Tram va do vi trí địa li của miêu Trò và diém Tram năm trong khu rừng
Do đó, cư dân vùng lân cận (phường Hát, phường Ngư Dân ) gọi lễ hội
L ra ` XxX ae x la 13
m Tram là lề hội Tro Tram.
ILS hội Trò Tram được tô chức từ khoảng 18 giờ ngày 11 tháng Giêng đến
k g hôm sau ngày 12 tháng Giêng âm lịch Dé chuẩn bị cho lễ hội, phường
lu một cụ già khỏe mạnh, đẹp lão, con đàn cháu lũ, ăn nên làm ra, thành
đặc biệt là trong năm không có tang trở lam chủ tế Chọn một số nam nữ
ợ chưa chồng, khỏe mạnh, xinh đẹp chia thành hai bên khiêng chiêng,
sang miéu Trò Chọn một đôi nam nữ để chủ diễn trò nõ nường Dé chuẩn
trò diễn tứ dân, các phường phải chuẩn bị luyện tập từ trước các tiết mục
bò chia vai như: Người đánh lờ, người đi câu, người đi cấy có tiết mục
đến 2 người, có tiết mục phải chuẩn bị theo nhóm Xóm Trám cứ gần đến
R thì nhộn nhịp, rộn ràng và vui vẻ hơn.
hi Thanh Thủy (2014), Tim hiểu về lễ hội Trò Tram ở Xóm Trám — xã Tứ Xã — Huyện Lâm Thao — Tỉnh ' Báo cáo Nghiên cứu khoa học, Trường Dai học KHXH&NV, Hà Nội.
32