1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận văn hóa du lịch đề tài tìm hiểu di sản phố cổ hội an và sự ảnh hưởng đến phát triển du lịch địa phương

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu di sản phố cổ Hội An và sự ảnh hưởng đến phát triển du lịch địa phương
Tác giả Hoàng Ngọc Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Phúc
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Văn hóa Du lịch
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

Đến với bài tiểu luận gói gọn trong 15 trang, tất cả các thông tin đều được cô đọng theo sườn ý như sau: Giá trị di sản của nơi Phố cổ xưa, trước hết là giá trị lịch sử được xây từ cuối

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN VIỆT NAM HỌC

TIỂU LUẬN VĂN HÓA DU LỊCH

Đề tài: TÌM HIỂU DI SẢN PHỐ CỔ HỘI AN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

Giáo viên : TS.Nguyễn Đình Phúc Sinh viên thực hiện : Hoàng Ngọc Hà

Mã sinh viên: A43595 Lớp: VANHOADL.3

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 1

PHẦN 1 NỘI DUNG 1

1.1 Lý do lựa chọn di sản Phố cổ Hội An 1

1.2 Giới thiệu những giá trị của di sản Phố cổ Hội An 2

1.2.1 Giá trị lịch sử 2

1.2.2 Giá trị về di tích 4

1.2.3 Giá trị về mặt hình ảnh – kiến trúc 7

1.2.4 Giá trị văn hóa phi vật thể 8

1.3 Ảnh hưởng của Phố cổ Hội An đến sự phát triển của địa phương 12

PHẦN 2 KẾT LUẬN 14

Trang 3

DANH MỤC, HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Ảnh 1.2 Đường phố Hội An xưa kia 3

Ảnh 1.3 Chiếc chùa Cầu Hội An 5

Ảnh 1.4 Nhà cổ Tấn Ký 5

Ảnh 1.5 Bên ngoài Hội quán 6

Ảnh 1.6 Những con đường ôm trọn lấy những căn nhà 8

Ảnh 1.7 Nhà trên Phố cổ Hội An 8

Ảnh 1.8 Người dân Hội An tín Phật nhất 9

Ảnh 1.9 Món cao lầu đặc sản Hội An 11

Trang 4

MỞ ĐẦU

Cổ kính như Lệ Giang của Trung Hoa, lãng mạn như Venice của Ý và êm đềm như Giethoorn của Hà Lan đó là những cảm nhận của hầu hết du khách khi đến với phố cổ Hội An của Quảng Nam, nơi được mệnh danh là “thành phố của những danh hiệu”

Là địa điểm du lịch nổi tiếng không những chỉ trong mà còn ngoài nước Phố cổ Hội An vừa là điểm đến đem lại lợi nhuận doanh thu khổng lồ, vừa là bộ mặt du lịch của tỉnh Quảng Nam nói riêng vừa là bộ mặt du lịch Việt Nam nói chung

Đến với bài tiểu luận gói gọn trong 15 trang, tất cả các thông tin đều được cô đọng theo sườn ý như sau:

Giá trị di sản của nơi Phố cổ xưa, trước hết là giá trị lịch sử được xây từ cuối thế kỷ XVI và bảo tồn duy trì cho đến tận ngày nay

Giá trị về di tích, những công trình được xây từ hàng nghìn năm trước, mang

ý nghĩa vô giá đến hàng ngàn đời sau

Giá trị về kiến trúc nhà cửa và cuối cùng là giá trị văn hóa phi vật thể nơi đây

Và phần kết chính là ảnh hưởng của di sản Phố cổ Hội An đến với tỉnh Quảng Nam, không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của tỉnh mà còn là nơi quảng bá bộ mặt đất nước Việt Nam đối với bạn bè thế giới

Trang 5

1

PHẦN 1 NỘI DUNG

1.1 Lý do lựa chọn di sản Phố cổ Hội An

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho đất nước hay một địa phương nhất định Nhận thấy di sản Phố cổ Hội An là một trong những địa điểm cực kỳ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Đối với một sinh viên chuyên ngành du lịch việc tìm hiểu và bổ sung kiến thức là vô cùng cần thiết Hơn hết những tác động mà du lịch mang lại cho một doanh nghiệp, địa phương, đất nước luôn dược quan tâm Đặc biệt là đối với những người quan tâm đến du lịch

và học ngành du lịch

Vì vậy em đã chọn dề tài tìm hiểu di sản Phố cổ Hội An và sự tác động đến phát triển du lịch địa phương

Trang 6

2

1.2 Giới thiệu những giá trị của di sản Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể năm 1999 Cho đến nay địa điểm này vẫn luôn là một trong những địa phương thu hút khách du lịch nhiều nhất cả nước bên cạnh những địa điểm khác như : Cao nguyên đá Đồng văn, Vịnh Hạ Long, Cát Bà…

Về vị trí: phố cổ Hội An là một thành phố du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, nằm trọn trong Phường Minh An, thuộc hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Nam, Việt Nam Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng

30 km về phía Nam, phía Đông giáp với biển Đông, phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên và phía Tây giáp với huyện Điện Bàn

1.2.1 Giá trị lịch sử

Điểm hấp dẫn lớn nhất tại Phố cổ Hội An đối với du khách đó chính là giá trị lịch sử Đến với nơi đây du khách từ mọi phương sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc mang hơi hướng của thế kỉ XVII, XVIII và XIX Được nhìn lại thời gian khi xưa kia nơi đây đã từng là một cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á, một trung tâm buôn bán sầm uất nơi con người nhộn nhịp giáo thương không chỉ trong nước mà còn có thương nhân người Anh, Pháp, Hoa…

Cụ thể Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thể kỷ 16 dưới sự trị vị của nhà Lê Năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê và vùng Đông Kinh lúc bấy giờ quyên quyền cai quản của nhà Mạc Sau đó năm 1533, Nguyễn Kinh nhân danh nhà Lê lập binh chống lại Nhà Mạc và sau khi Nguyên Kim mất, con rễ là Trinh Kiểm lên nắm quyền

Năm 1558, Nguyễn Hoàng – người con thứ ba của Nguyễn Kim cùng dòng họ

và binh linh lui về định cư ở vùng Thuận Hóa Cũng kể từ năm 1570, Nguyễn Hoàng nắm quyền trấn thủ Quảng Nam và cùng Nguyễn Phúc Nguyên là con trai xây dựng thành lũy, lên kế hoạch phát triển kinh tế đàng trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài (chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước phương Tây) Bắt đầu từ đây, Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất nhất khu vực Đông Nam

Á

Trang 7

3

Đến năm 1976 của thế kỷ 20, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập, Đà Nẵng dần phát triển mạnh, Hội An bị rơi vào quên lãng Phải đến năm 1980 mới nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam và các nước khác Đến năm 1999, Hội An được ghi tên vào danh sách “Di Sản Văn Hóa Thế Giới” mới trở nên thu hút khách

du lịch và nổi tiếng cho đến ngày nay

Ảnh 1.1 Phố cổ nơi buôn bán tấp nập

Ảnh 1.1 Đường phố Hội An xưa kia

Trang 8

4

1.2.2 Giá trị về di tích

Một trong những điều thu hút khách đến tham quan tại đây nhất chính là được nhìn lại những giá trị cổ xưa, muốn được tận tay tận mắt chạm và nhìn “quá khứ” bằng các di tích hiện vật thực sự Trải qua hàng nghìn năm, tất nhiên những di tích

du khách nhìn thấy hiện tại chất liệu không phải thực sự được làm từ hàng trăm năm trước Mà đã được Tỉnh quảng Nam và UBND TP Hội An cho tu bổ và xây dựng lại những di tích

Chính vì được các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng như trung tâm bảo tồn

và quản lý di sản văn hóa Hội An quan tâm Trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển, hiện nay Hội An vẫn giữ được hơn 100 di tích cổ Toàn bộ đều mang nét đặc trưng riêng mà hầu như ai mỗi lần tới đây đều muốn ghé thăm chiêm ngưỡng, khám phá Có thể kể đến một số di tích tiêu biểu sau:

1.2.2.1 Chùa Cầu – di tích lịch sử của Phố cổ:

Chùa Cầu hay còn gọi hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An Ngôi chùa được xây chính bởi các thương gia Nhật Bản khi đến đây buôn bán vào giữa thế kỷ 16 Do ảnh hưởng của thiên tai, dịch họa, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nên dần mất đi các chi tiết kiến trúc Nhật Bản mà thay vào đó

là những nét kiến trúc Việt – Trung

Về kiến trúc chùa chùa Cầu Hội An mang đậm phong cách Nhật Bản với mái che uyển chuyển Bộ phận này che kín cả cây cầu, cửa chính có tấm biển lớn chạm nối 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều” Phần chùa ngăn cách với cầu bởi một lớp vách gỗ cùng với bộ cửa song hạ bản mang đến không gian đặc biệt

Bên cạnh đó, chùa Cầu Nhật Bản ở Hội An còn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi bức tượng thú đứng chầu Cụ thể là hai linh vật Chó và Khỉ thể hiện sự oai nghiêm Đồng thời, điều này còn đánh dấu công trình khởi công vào năm Thân đến năm Tuất mới hoàn thành

Trang 9

5

1.2.2.2 Nhà cổ Tấn Ký hơn 150 tuổi

Đây là một trong những di tích quan trọng phải nhắc bởi từng là nơi đón tiếp các Nguyên thử quốc gia, chính khách trong và ngoài nước Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ đầu tiên được vinh danh Di sản Quốc gia, được xem như “bảo tàng sống” giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa

Ảnh 1.2 Chiếc chùa Cầu Hội An

Ảnh 1.3 Nhà cổ Tấn Ký

Trang 10

6

Về nét đặc biệt: Ngôi nhà cổ được xây dựng vào năm 1741, cuối thế kỷ XVIII Đây là nơi nhà họ Lê sinh sống suốt 7 đời Kiến trúc giao thoa tinh túy của 3 nền văn hóa Trung – Nhật – Việt, gồm 2 tầng và 3 gian Năm 1964, xảy ra trận lụt lịch sử, nhà cổ này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, bị ngập toàn bộ tầng 1, nhưng may mắn vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các giá trị kiến trúc, văn hóa

1.2.2.3 Hội quán Phúc Kiến

Đây cũng là một công trình tiêu biểu nằm trong danh sách các di tích nổi tiếng

ở Hộ An Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thanh Mẫu – người phù hộ cho các ngư dân và thương nhân thuận buồm xuôi gió

Địa chỉ tại tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, Hội quán Phúc Kiến là một điểm đến lịch sử và tâm linh của phố cổ Hội An Nơi đây được du khách yêu thích nhờ mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật

Hội Quán Phúc Kiến là một trong ba hội quán nổi tiếng nhất còn tồn tại ở phố

cổ Hội An Bao gồm Hội quán Quảng Đông, Hội quán Dương Thương, Hội quán Triều Châu, Hội quán Hải Nam

Ảnh 1.4 Bên ngoài Hội quán

Trang 11

7

1.2.2.4 Chùa Ông Uy Nghi

Chùa Ông được xây dựng vào năm 1653 và đã trải qua 6 lần trùng tu vào năm

1753, 1783, 1827, 1862, 1904 và lần cuối cùng vào năm 1906 Đây là một trong số các ngôi chùa cổ của Hội An, sở hữu lối kiến trúc uy nghi, hoành tráng Trong chùa thờ tượng Quan Vân Trường nên còn được gọi với cái tên là Quan Công Miếu Ngoài

là điểm tín ngưỡng của người dân địa phương thì chùa Ông còn là nơi mà các thương nhân thường đến cầu may mắn, làm ăn phát đạt

1.2.3 Giá trị về mặt hình ảnh – kiến trúc

Một điểm thu hút nữa của con phố này đó chính là những dãy nhà cổ màu vàng mái ngói đỏ Đây chính là nét quyến rũ thu hút du khách, là hình ảnh chủ đạo gợi nhớ mỗi khi nhắc đến Phố cổ Hội An

Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên

có tường gạch ngăn cách Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau

Mái ngói: Bên cạnh phần khung và vách tường thì ở Hội An, bạn sẽ nhận thấy một sự đồng bộ với nhau về phần lợp mái, mái ở đây thường sẽ được lợp theo kiểu âm dương đặc trưng, sau đó dùng vữa cố định lại với nhau Và loại mái thường dùng là loại được làm từ đất nung, mỏng và có màu nâu đỏ đặc trưng Đường phố: Đường phố ở khu phố cổ bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn, uốn lượn, ôm sát những ngôi nhà Đi trên con đường này và cảm nhận du khách sẽ được trải nghiệm rõ nhất không khí nới đây Đặc biệt đây còn là nơi tuyệt vời để sống ảo

Trang 12

8

1.2.4 Giá trị văn hóa phi vật thể

Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú Cuộc sống thường nhật của

cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển

Ảnh 1.5 Những con đường ôm trọn lấy những căn nhà

Ảnh 1.6 Nhà trên Phố cổ Hội An

Trang 13

9

1.2.4.1 Văn hóa dân gian, văn hóa tín ngưỡng

Đề cập tới văn hóa Hội An, không thể không nhắc tới âm nhạc dân gian, trò chơi truyền thống Các hình thức diễn xướng, trò chơi dân gian tại đây kết tinh từ quá trình lao động của người dân địa phương và đến nay vẫn được gìn giữ trọn vẹn

Có thể kể đến các điệu hò giựt chì, hò khoan, hò kéo neo hay những điệu vè, điệu lý, các hình thức hát tuồng, bả trạo, hô bài chòi,…

Ở Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, người dân còn có tục thờ Ngũ tự gia đường Theo quan niệm của người dân địa phương, nước có vua, nhà có chủ, thần chủ nhà chính là Ngũ tự gia đường Phần đông cho rằng Ngũ tự gia đường là 5 vị thần trông coi, cai quản, sắp đặt vận mệnh cho 1 gia đình gồm: Thần Bếp, thần Cổng, thần Giếng, Tiên sư bổn mạng và Cửu thiên huyền Khám thờ Ngũ tự gia đường theo văn hóa Hội An sẽ được đặt trang trọng ngay giữa nhà, trên bàn thờ gia tiên

Một điểm khác biệt nữa trong tín ngưỡng Hội An chính là tục thờ Quan Công Miếu thờ Quan Công được xây dựng ở trung tâm phố cổ, trở thành trung tâm tín ngưỡng thiêng liêng, quanh năm hương khói Các gia đình Hội An từ xưa đã có quan

Ảnh 1.7 Người dân Hội An tín Phật nhất

Trang 14

10

niệm thờ Quan Công như thờ 1 vị thần hộ mệnh, bảo hộ cho sự bình an của cả gia đình

1.2.4.2 Các lễ hội truyền thống

Văn hóa Hội An giữ gìn nhiều lễ hội truyền thống như:

Lễ hội Long Chu: diễn ra vào dịp rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 hằng năm Vào ngày lễ chính, toàn thể dân làng rước Long Chu (1 chiếc thuyền hình rồng) về đình, người chủ bái cùng thầy phù thủy sẽ khai quang điểm nhãn cho Long Chu Sau nhiều nghi lễ cúng tế, vào buổi tối, các tráng đinh sẽ mang Long Chu đến những nơi cần yểm, đốt rồi thả tro ra biển;

Lễ hội đua ghe: thường diễn ra vào dịp mừng xuân mùng 2 – mùng 7 tháng Giêng Đua ghe là dịp làm hài lòng các bậc thánh nhân đã phù hộ cho thôn làng được bình yên;

Lễ hội cầu ngư: thường tổ chức vào rằm tháng 2 âm lịch Vào dịp cầu ngư, dân cư các làng chài Hội An còn tổ chức lễ tế cá Ông, tri ân cá Ông đã cứu giúp người dân gặp nạn trên biển;

Lễ cầu an: thường diễn ra vào trung tuần tháng 3 âm lịch;

Lễ hội đêm rằm phố cổ: tổ chức vào mỗi đêm 14 âm lịch hằng tháng Khi lễ hội diễn ra, các ngôi nhà, hàng quán đều tắt điện, nhường chỗ ánh sáng trăng rằm và những ngọn đèn lồng Trên các con phố, người đi bộ tỏa ra đường, tham gia chơi các trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, đánh bài chòi hoặc đi thuyền trên sông Hoài và thả hoa đăng,…

1.2.4.3 Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực ở Phố cổ Hội An đa dạng và tinh tế

Với vị trí cửa sông – ven biển, là nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy, hội tụ kinh tế và văn hóa trong nhiều thế kỷ, văn hóa Hội An về ẩm thực có nhiều sắc thái riêng biệt

Hội An không sở hữu những cánh đồng lúa lớn nhưng lại có các cồn bãi ven sông màu mỡ và những thửa ruộng hẹp giàu phù sa Môi trường sông biển ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, phong tục tập quán và thói quen ẩm thực của người dân địa

Trang 15

11

phương Trong bữa ăn hằng ngày, người dân Hội An đặc biệt ưa chuộng thủy hải sản

Cá là món ăn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của người dân nên họ quen gọi khu vực bày bán thức ăn là chợ cá

Ngoài ra còn một vài các món đặc sản khác có thể kể tên như:

Mì Quảng

Cơm gà Hội An

Bánh bao – bánh vạc

Hoành thánh

Chè Hội An

Hến xào, bánh đập

Bánh tráng…

1.2.4.4 Hoạt động về đêm

Ngắm đèn lồng về đêm: Việc dạo bước ngoài phố cổ và ngắm nhìn những ngôi nhà cổ, những con phố đèn lồng rực rỡ về đêm sẽ khiến cho bạn có cảm giác như lạc vào một buổi dạ tiệc của ánh sáng Đây là một trải nghiệm đáng nhớ của tất cả mọi người khi đến thăm phố đèn lồng Hội An

Ảnh 1.8 Món cao lầu đặc sản Hội An

Trang 16

12

Đi thuyền trên sông Hoài: vào buổi tối du khách có thể ngồi trên chiếc thuyền

di chuyển trên dòng sông Hoài Thời điểm thích hợp để du khách tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở đây là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà Trên những chiếc thuyền, du khách có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống, nghe tiếng khua mái chèo giữa sông nước mênh mông

Ngoài ra còn các hoạt động về đêm khác cho du khách, cũng như con người nơi Phố

cổ Hội An

Thăm chùa Cầu cổ kinh

Khám phá chợ đêm

Ghé các quán caffe

Check-in sống ảo cầu Ánh Trăng Thương Cảng

1.3 Ảnh hưởng của Phố cổ Hội An đến sự phát triển của địa phương

Với một địa danh nổi tiếng về cảnh quan đẹp và được UNESCO công nhận là

di sản văn hóa thế giới ( 4/12/1999) Không khó để thấy rằng Phố cổ Hội An là nguồn

“ cá kiếm” đem về lợi nhuận kinh tế khổng lồ cho Tỉnh Quảng Nam cũng như nâng cao chất lượng thu nhập cho người dân địa phương sống quanh khu vực Hội An

- Tác động, thay đổi hướng phát triển kinh tế của cả Tỉnh Quảng Nam: kể từ khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới (4/12/1999), du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định vai trò chủ đạo và thúc đẩy sự phát triển của thành phố

- Là nguồn thu kinh tế lớn nhất tỉnh Quảng Nam, địa phương góp phần lớn vào phát triển du lịch của cả nước:

Luôn là điểm đến hấp dẫn hàng đầu tại Việt Nam, không chỉ thu hút khách nội địa mà còn cả khách quốc tế:

Bán vé tham quan phố cổ được Hội An chính thức thực hiện từ tháng 10/1995 và chỉ trong năm đầu tiên đã bán được hơn 105 ngàn vé, thu gần

3 tỷ đồng

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN