Tên đề tài: Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị của sinh viên khối lý luận tại học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.. Đặc biệt là sinh viên khối lý luận Học viện Báo chí
Trang 1Phần 1 KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
1 Tên đề tài
- Về hình thức tên đề tài là một mệnh đề được hình thành bởi những từ ngữ khoa học, có độ chính xác cao, tuân thủ nghiêm túc quy tác của logic, ngôn ngữ, chính tả
- Về nội dung: tên đề tài phản ánh được đôi tượng nghiên cứu, mục tiêu chính đề tài cần thực hiện,
2 Tính cấp thiết của đề tài
Tình bày được hai ý chính:
- Lý do lý luận: khái quát được tính chất, vị trí, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu trong đề tài
- Lý do thực tiễn: khái quát những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với
vị trí, yêu cầu nêu trên
3 Tình hình nghiên cứu
- Đưa ra những công trình, tác phẩm có liên quan hoặc những công trình trước đó đã tìm hiểu về đề tài
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu Mục tiêu có thể
đo lường hay định lượng được Nói cách khác mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra
và là kết quả mà kết quả phải đạt được.mục tiêu trả lời cho câu hỏi l” làm cái gì?”, “ nhằm đạt được cái gì?”
Trang 24.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thường chia làm 3 nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan tới những vấn đề nghiên cứu của đề tài
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp kiến nghị
5 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là chủ thể mà đề tài đề cập đến Trả lời cho câu hỏi
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tiêu điểm là vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu giải quyết Đối tượng nghiên cứu của một đề tài có thể là thực trạng, biện pháp, giải pháp về vấn đề nghiên cứu
5.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là sự xác định khu biệt, giới hạn, cụ thể hóa đối tượng nghiên cứu của đề tài Sự xác định phạm vi nghiên cứu thường thể hiện ở các mặt: không gian; thời gian
6 Phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Đưa ra Các phương pháp đã được sử dụng trong đề tài, các phương pháo đó được sử dụng nhằm mục đích gid, có ý nghĩa như thế nào đối với tiểu luận
6.2 Cơ sở lý luận
Nêu ra cơ sở lý luận được dừng để làm cơ sở nền tảng cho bài tiểu luận, tầm quan trọng của cơ sở đó đối với tiểu luận
Trang 37 Cái mới của đề tài
Cái mới của đề tài được trả lời cho câu hỏi “ đề tài đã được tìn hiểu ở đâu chưa?” và “ so với các đề tài trước, đề tài của em có những điểm mới nào
mà đề tài trước chưa được làm rõ?”
8 Đóng góp lý luận và khoa học
Đưa ra những mặt thiết thực về đóng góp của tiểu luận Tiểu luận có giúp được
gì trong quá trình học tập và cho xã hội hay không?
9 Kết cấu của đề tài
Nêu lên các mục, các chương có trong một đề tài khoa học, các mục các chương đó được triển khai như thế nào? Gồm những nội dung gì?
Phần 2 ĐỀ TÀI KHOA HỌC THUỘC NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC
1 Tên đề tài:
Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị của sinh viên khối lý luận tại học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
2 Tính cấp thiết của đề tài
- Cơ sở lý luận:
+ Sinh viên là những thanh niên tạo nguồn cho đội ngũ trí thức, là chủ nhân tương lai quan trọng của nước nhà Sinh viên cần được quan tâm đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng về mọi mặt và tạo điều kiện để trở thành những người tiêu biểu cho thế hệ con người mới Việt Nam Đặc biệt là sinh viên khối lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho thành niên nhằm giáo dục lý luận chính trị cho thanh niên nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những tầng lớp người kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và sự nghiệp của cách mạng Việt Nam
Trang 4+ Lịch sử nghiên cứu chưa từng có đề tài nào nghiên cứu về chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị của sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và tuyên truyền
- Cơ sở thực tiễn:
+ Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của công tác giáo dục lý luận chính trị So với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ cách mạng khoa học – công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay thì chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên còn chưa ngang tầm + Thứ hai, xuất phát từ thực trạng chất lượng giáo dục lý luận chính trị của cán
bộ, đảng viên trong thời gian qua Chính nhờ làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng, trong gần 90 năm qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ được bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh Đồng thời, cũng do làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã trở thành lực lượng nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đưa Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững
ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường quốc phòng- an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng
+ Thứ ba, xuất phát từ đặc thù của học viện Báo chí và tuyên truyền Là ngôi
“trường Đảng” chuyên đào tạo nhiều thế hệ sinh viên với nhiều chuyên ngành thuộc khối lý luận Đồng thời học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc học
Trang 5viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, với đội ngũ cán bộ giảng viên có trình
độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
+ Thứ tư, xuất phát từ thực trạng sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyền truyền Đa số sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là sinh viên thuộc khối lý luận ngoài việc học tập những môn liên quan đến chuyên ngành, mỗi sinh viên cần trang bị cho mình những môn lý luận chính trị cơ bản để hiểu hơn về ngành cũng như khối lý luận chủa mình Bên cạnh đa số sinh viên học tập và chấp hành quy chế của nhà trường thì còn một số sinh viên chưa tham gia và chấp hành tốt , vì vậy việc giáo dục lý luận chính trị cũng góp phần lớn trong việc nâng cao ý thức của mỗi sinh viên, giúp mỗi cá nhân sinh viên
có thể thực hiện đúng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
3 Tình hình nghiên cứu
TS Phạm Tất Thắng, “một số vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác tư tưởng
lý luận”, nxb Chính trị Quốc gia,2010 Tình hình tư tưởng trong Đảng và trong
nhân dân ta hiện nay có cả mặt tích cực và tiêu cực đan xen nhau, trong đó mặt tích cực là cơ bản Đại đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã hội ta tin tưởng ở Đảng, ở tiền đồ tươi sáng của đất nước, đồng thuận tiện theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của phương Tây và của nhân loại Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực, dưới tác động cả tích cực và tiêu cực của tư tưởng, chính trị, văn hoá, lối sống phương Tây, chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức làm công tác tư tưởng một cách nhạy bén, sâu sát, có sức thuyết phục, phù hợp với các đối tượng, vùng miền để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo được sự đồng thuận cao, sự nhất trí cao trong Đảng và một quyết tâm cao của toàn dân tộc thực hiện thành công cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội
Trang 6công bảng, dân chủ, văn minh" Để thực hiện việc đó cần không ngừng đổi mới công tác lý luận, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn; tăng cường tính đảng, tính tư tưởng, chính trị trong nội dung, phương thức hoạt động; xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu hoạt động lý luận của Đảng trước yêu cầu mới; tổng kết lý luận với việc tiếp thu kinh nghiệm, nội dung nghiên cứu, tổng kết lý luận nước ngoài; đấu tranh chống quan điểm của các thế lực thù địch đối với quan điểm, lý luận đổi mới của Đảng Tài liệu tóm tắt và nội dung nghiên cứu tuy có điểm khác biệt vì đây là hai đề tài nghiên cứu khác nhau tuy nhiên do cùng nghiên cứu về công tác tư tưởng, lý luận cho nêu tài liệu tóm tắt có nhiều nội dung có thể sự dung trong đề tài nghiên cứu của nhóm như: tình độ nhận thức lý luận chính trị; công tác tư tuoerng lý luận với việc bảo vệ chủ nghĩa Mac – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng; giải pháp tăng cường tính tư tưởng, chính trị
Công tác tư tưởng, lý luận có vai trò hết sức quan trọng Giải quyết tốt yêu cầu
về công tác tư tưởng, lý luận là một trong các điều kiện có tính quyết định để thực hiện thắng lợi những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Trần Thị Anh Đào, (2010) “Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia tài liệu phân tích khái niệm “lý
luận chính trị” và “công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên” là 2 khái niệm liên quan mà đề tài cũng cần tìm hiểu Tài liệu đã nêu lên thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị của sinh viên Việt Nam trong các trường đại học những năm gần đây Thông qua tìm hiểu nội dung, chương trình, phương pháp dạy – học và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên So sánh kết quả đó với yêu cầu phát triển đất nước trong thời
Trang 7kỳ cách mạng khoa học – công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay để đánh giá chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Trên cơ sở đó đã đưa ra được những giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên nói chung Dựa trên thông tin của tài liệu đề tài sẽ phân tích sâu hơn vào thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Những phân tích của tài liệu sẽ là dàn ý để thực hiện đề tài Từ những ưu điểm
và hạn chế chung đó sẽ có thể tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả của tài liệu cùng với những tài liệu liên quan khác để nêu lên được thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị của sinh viên khối lý luận tại học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay thì đề tài nghiên cứu:
+ Thực trạng chất lượng công tác giáo dục lý luận cho sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
+ Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyên truyền
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây thì đề tài xác định 3 nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận chính trị
Trang 8+ Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyên truyền
+ Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận cho sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyên truyền
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Phạm vi nghiên cứu: Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
6 Phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị của sinh viên khối
lý luận tại học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” em lựa chọn những phương pháp sau : phyuowng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học
Em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ một số vấn đề về chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị trong những năm qua
Phương pháp điều tra xã hội học trong việc khảo sát thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 9Phương pháp phân tích tổng hợp trong việc đánh giá, tổng hợp khảo sát công tác lý luận cho sinh viên khối lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền
6.2 Cơ sở lý luận
Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mac –Leenin tư tưởng Hồ Chí
Minhchaast lượng công tác giáo dục lý luận chính trị và Nghị quyết của ban
chấp hành trung ương về giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ
7 Cái mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về thực trạng chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trước đó chỉ có đề tài nghiên cứu về chất lượng công tác giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên
8 Đóng góp về thực tiễn và khoa học
8.1 Đóng góp về thực tiễn
Đề tài góp thêm kinh nghiệm cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng và sinh viên các trường đại học nói chung về việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị
Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trijcho sinh viên khối lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền
8.2 Đóng góp về khoa học
Đề tài góp phần làm sáng tỏ và cúng cấp luận cứ khoa học cho việc xác định các quan điểm và hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục
Trang 10lý luận chính trị chung và giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học nói riêng
Ngoài ra đề tài cung cấp thêm tư liệu tham khảo phong phú, đáng tin cậy cho các sinh viên tham khảo, nghiên cứu
9 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lực, tài liệu tham khảo Đề tài của em gồm những nội dung sau:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về chất lyuowjng công tác giáo dục lý luận chính trị
1.1 Những cơ sở và lý luận thực tiễn
1.2 Vai trò của công tác gíao dục lý luận chính trị
1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị 1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng
Chương 2 Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối
lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1 tình hình tư tưởng của sinh viên khối lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.2 tình hình hhoajt động thực tiễn của công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.3 vấn đề đặt ra công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viewn khối lý luận học viện báo chí và Tuyên truyền
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên khối lý luận học viện báo chí và Tuyên truyền
Trang 113.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
3.2 Đối với học viện báo chí và Tuyên truyền
3.3 Đối với sinh viên khối lý luận học viện Báo chí và Tuyên truyền