1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

- oOo -

TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI:

“VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY”

Hà Nội, 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

- oOo -

BÀI TIỂU LUẬN MÔN:

Hà Nội, 2021

Trang 4

1.1 Khái niệm văn hóa

Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa Mỗi người nghiên cứu, từ mục đích và cách tiếp cận của mình, có thể đưa ra quan niệm riêng về văn hóa Do vậy, các định nghĩa về văn hóa thường có xu hướng nghiêng về một khía cạnh nào đó và bỏ qua các khía cạnh khác, làm cho các định nghĩa thường bị biến dạng

Văn hóa có thể được hiểu theo một số cách sau:

- Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Theo cách hiểu này, tất cả những gì không có sẵn trong tự nhiên, là kết quả sự sáng tạo của con người, đều được coi là một sản phẩm văn hóa

- Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), văn hóa được hiểu là: Tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội, hay của một nhóm người trong xã hội; Bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, hệ thống các giá trị, các tập tục và tín ngưỡng

- Từ một cách nhìn khác, các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa là hệ thống các ý nghĩa và niềm tin với những biểu tượng và giá trị được các thành viên trong cộng đồng chia sẻ Theo cách hiểu này, văn hóa là cái định hướng cho các lựa chọn, cách suy nghĩ, cách hành xử của con người theo một chuẩn mực đã được cộng đồng chấp nhận

Như vậy, Văn hóa là trình độ phát triển lịch sử nhất định của xã hội, trình độ phát triển năng lực và khả năng sáng tạo của con người biểu hiện trong các phương thức tổ chức đời sống xã hội và hoạt động của con người cũng như toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo nên trong tiến trình lịch sử vì lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống Văn hóa phản ánh tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, bản sắc, truyền thống, sức sống, sức sáng tạo của mỗi dân tộc

Trang 5

3/ 11

1.2 Khái niệm Văn hóa chính trị

Ý niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời cổ đại Platon, nhà triết học cổ đại Hy Lạp định nghĩa: “Chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ” Tuy nhiên, chỉ đến khoảng giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học mới nêu ra thuật ngữ văn hóa chính trị (political culture) Từ cách tiếp cận thể chế của quốc gia có thể nhận thấy, văn hóa chính trị biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ, sự chi phối, hỗ trợ lẫn nhau giữa văn hóa và chính trị, mà cụ thể là giữa thể chế văn hóa và thể chế chính trị

Văn hóa chính trị chỉ là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hóa Hoạt động chính trị được coi là văn hóa thì đều phải có một thể chế và niềm tin chính trị Do vậy, văn hóa chính trị có thể được hiểu là hệ thống các niềm tin về quyền lực, quyền và thẩm quyền - những yếu tố gắn với thiết chế nhà nước Cũng có thể hiểu rằng, văn hóa chính trị là những định hướng chính trị, thái độ chính trị của chủ thể đối với hệ thống chính trị cũng như đối với vai trò của bản thân chủ thể đó trong hệ thống chính trị Còn theo Lucian Pye và Sidney Verba - các nhà khoa học người Mỹ, thì “Văn hóa chính trị là một hệ thống các niềm tin được hình thành trong thực tiễn chính trị”

Có hai vấn đề lớn liên quan đến văn hóa chính trị, đó là: (1) bộ máy nhà nước nên được tổ chức, điều hành như thế nào; (2) bộ máy nhà nước nên làm những gì Hai vấn đề này chính là sự đề cập đến vai trò của chính trị đối với phát triển kinh tế, xã hội Ngoài ra, trong văn hóa chính trị có một số nguyên tắc liên quan đến các giá trị, niềm tin và thái độ, cảm xúc của các thành viên trong cộng đồng Đó là, (1) những niềm tin được san sẻ; (2) những luật lệ được chấp nhận một cách phổ biến Các nguyên tắc này chính là sự đề cập đến mối quan hệ gắn bó, mang tính pháp lý giữa chính trị và văn hóa

Từ các phân tích nêu trên cho thấy rằng, trung tâm của văn hóa chính trị là vấn đề định hướng, hay văn hóa chính trị có chức năng chủ yếu là định hướng Đó là các định hướng về nhận thức, tình cảm và sự đánh giá Cụ thể như các định hướng về cấu trúc bộ máy nhà nước; định hướng về nhận thức, hiểu biết hệ thống chính trị, những người trong bộ máy cầm quyền, vai trò của truyền thông; định hướng về

Trang 6

4/ 11

niềm tin, sự tin tưởng về luật lệ trong hoạt động chính trị; định hướng về hoạt động chính trị của chủ thể như thái độ, ý thức, cách thức hoạt động chính trị Điều đó cho thấy rằng, mỗi hệ thống chính trị đều gắn liền với một cách thức định hướng đặc thù của văn hóa chính trị

Trong các quốc gia hiện đại, quyền lực chính trị thể hiện chủ yếu ở quyền lực của đảng chính trị; quyền lực nhà nước và quyền lực của nhân dân Việc thực thi các quyền lực này có văn hóa, tức chúng được định hướng bởi văn hóa là biểu hiện về mặt hình thức của văn hóa chính trị

Có ba phạm vi biểu hiện chủ yếu của văn hóa chính trị như sau:

Thứ nhất, đó là văn hóa bầu cử để giành địa vị cầm quyền của các lực lượng chính trị trong xã hội Hình thức này biểu hiện việc giành, giữ địa vị cầm quyền của các lực lượng chính trị phải mang tính cạnh tranh và tuân theo pháp luật Bởi chính trị, hiểu một cách cô đọng, chính là việc phân bố và thực thi quyền lực giữa các lực lượng chính trị trong xã hội Quyền lực này phải do dân ủy nhiệm qua các cuộc bầu cử; quyền lực được ủy nhiệm sẽ trở thành “thẩm quyền” - quyền lực chính đáng Văn hóa chính trị đúng đắn phải tôn trọng sự ủy quyền đó, tức tôn trọng kết quả của các cuộc bầu cử Do vậy, muốn có văn hóa chính trị trong bầu cử, rất cần bảo đảm tính cạnh tranh, công khai và có luật về bầu cử; hơn nữa, luật đó phải đúng đắn, được thực hiện nghiêm minh, tức hợp với lòng dân

Thứ hai, văn hóa cầm quyền (lãnh đạo, quản lý) của cá nhân các nhà chính trị, đội ngũ công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước Văn hóa lãnh đạo và văn hóa quản lý là hai hoạt động chủ yếu, cần thiết của cá nhân các công chức, viên chức có chức trách trong bộ máy nhà nước

Văn hóa lãnh đạo được hiểu là các hoạt động không sử dụng tới công cụ quyền lực Đây được hiểu là các hoạt động mang tính định hướng, thuyết phục, tức hoạt động gắn với việc sử dụng quyền lực “mềm” thông qua việc nghe, nhìn, cảm giác để xác định “tầm nhìn” nhằm xây dựng các đường lối, chiến lược, chính sách quốc gia; thông qua việc nói, truyền đạt để thuyết phục thực hiện các đường lối, chiến lược, chính sách đó Nếu nhìn nhận thể chế (quốc gia) là cơ thể con người, thì văn hóa

Trang 7

5/ 11

lãnh đạo phụ thuộc rất lớn vào bộ não (hiến pháp, pháp luật) cùng với các giác quan (thể chế văn hóa) của người đó Các giác quan đầy đủ, hoàn hảo, bộ não minh mẫn, tức các nhà cầm quyền của quốc gia thực hiện vai trò lãnh đạo có tầm nhìn, sáng suốt, có năng lực xây dựng pháp luật, chính sách là cơ sở quan trọng để hoạt động lãnh đạo có văn hóa

Văn hóa quản lý được hiểu là các hoạt động sử dụng tới công cụ quyền lực Đây được hiểu là các hoạt động mang tính ép buộc, tức các hoạt động gắn với việc sử dụng quyền lực “cứng” nhằm chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ việc thực hiện các đường lối, chiến lược, chính sách Nếu nhìn nhận thể chế (quốc gia) là cơ thể con người, thì văn hóa quản lý phụ thuộc rất lớn vào đôi tay (thể chế chính trị) và trái tim (lực lượng cầm quyền) của người đó Đôi tay hoàn hảo, khỏe mạnh, trái tim nhân hậu, tức cá nhân các nhà cầm quyền thực hiện vai trò quản lý có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực thi pháp luật, chính sách là cơ sở quan trọng để hoạt động quản lý có văn hóa

Văn hóa lãnh đạo và văn hóa quản lý là các hoạt động gắn kết với nhau của cá nhân các nhà cầm quyền Chúng được sử dụng tùy theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể Việc kết hợp giữa hai hoạt động này được coi là văn hóa quản trị quốc gia Thứ ba, văn hóa giám sát, phản biện (văn hóa tham dự) của nhân dân, các tổ chức xã hội đối với tổ chức, hoạt động của nhà nước, các cá nhân có chức trách trong bộ máy nhà nước, đặc biệt trong các cơ quan hành pháp và chính quyền địa phương Các hoạt động giám sát, phản biện của nhân dân, các tổ chức xã hội là mang tính độc lập Nếu nhìn nhận thể chế (quốc gia) là cơ thể con người, thì văn hóa giám sát, phản biện phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc hoàn hảo của các chi (thể chế kinh tế, chính trị) và các giác quan (thể chế văn hóa) Điều đó có nghĩa là, việc bảo đảm đầy đủ, hoạt động hoàn hảo của các chi, các giác quan, tức kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, lực lượng đa số và lực lượng thiểu số cầm quyền, tổ chức xã hội thuộc nhà nước và tổ chức xã hội dân sự được hoạt động bình đẳng, tuân theo luật pháp là điều kiện quan trọng để hoạt động giám sát, phản biện của nhân dân, các tổ chức xã hội có văn hóa

Trang 8

6/ 11

Văn hóa chính trị có vai trò to lớn trong quản trị quốc gia Quốc gia khó có thể phát triển được, tức “đôi chân” (thể chế kinh tế) khó có thể đi được nếu không có sự giúp đỡ, “định hướng” đường đi bởi các “giác quan” (thể chế văn hóa), không có sự giúp sức để loại bỏ các rào cản, hay “mở đường” đi bởi “đôi tay” (thể chế chính trị)

Để xây dựng, nâng cao văn hóa chính trị, các nhà khoa học đã nghiên cứu, đưa ra các chỉ số nhằm xác định mức độ đạt được của nó Một số dấu hiệu chủ yếu của chỉ số văn hóa chính trị được các nhà khoa học nêu ra như sau: sự hưởng ứng của công dân trong các cuộc bầu cử; sự tự hào về nhiều phương diện của quốc gia mình; sự tin tưởng và bảo đảm công bằng của các cơ quan công quyền; sự tự do ăn nói về chính trị; sự khoan dung với ý kiến khác biệt; sự tự tin vào năng lực bản thân khi tham gia vào đời sống chính trị, xã hội; sự hợp tác và tin cậy trong xã hội dân sự, tham gia vào các đoàn thể và các tổ chức thiện nguyện; lòng tin vào các ngành nghề trong xã hội và các lĩnh vực trong hệ thống chính trị

Trong các chỉ số nêu trên, lòng tin trong văn hóa chính trị đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất Lòng tin như vậy được dựa trên sự thỏa mãn ngày càng nhiều các giá trị như: sự an toàn kinh tế, thân thể; sự bình đẳng xã hội, việc bảo đảm môi sinh; hay sự đa nguyên văn hóa và sự tự do thể hiện của bản thân

Từ những điều được phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng, văn hóa chính trị của mỗi quốc gia được nhìn nhận là một cấu trúc phức tạp bao gồm đa dạng tri thức về các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội; sự định hướng tư tưởng, tình cảm, niềm tin và thái độ, hành vi chính trị Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, đồng thời cũng là một tế bào - thể chế thu nhỏ của quốc gia Văn hóa chính trị của mỗi quốc gia đều xuất phát từ văn hóa chính trị của mỗi cá nhân, phụ thuộc rất lớn vào niềm tin, hành vi chính trị của cá nhân Việc nhận thức, xác định đúng đắn các thể chế văn hóa và thể chế chính trị, việc giải quyết mối quan hệ hài hòa, tuân theo các quy luật khách quan giữa các thể chế đó có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị quốc gia Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế nói chung, thể chế văn hóa, chính trị nói riêng, cũng như xây dựng văn hóa chính trị của mỗi quốc gia luôn là yêu cầu cần thiết, nhằm vừa bảo đảm đầy đủ các bộ phận chức năng, hoạt động

Trang 9

7/ 11

hoàn hảo của thể chế văn hóa, thể chế chính trị, vừa nâng cao văn hóa chính trị đáp ứng yêu cầu về quản trị quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững

2 Ưu điểm và một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay:

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo Từ khi xã hội có giai cấp, phát sinh áp bức bóc lột thì văn hóa chính trị là công cụ đấu tranh tinh thần nhằm xóa bỏ bất công, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, mang lại cuộc sống tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc Trong tiến trình hướng tới mô hình chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực thì văn hóa là sự hướng đạo các giá trị phổ quát giàu tính nhân bản, theo dự báo tiên đoán chính trị được chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi Và trong dòng chảy nghìn năm của văn hóa Việt Nam, văn hóa chính trị hiện đại vượt lên tiên phong, dẫn hướng cho tương lai dân tộc

Ở Việt Nam, văn hóa chính trị thời hiện đại được kế thừa, tiếp biến trên nền tảng truyền thống yêu nước, thương nòi, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong tiến trình dựng nước và giữ nước Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh là nhịp cầu nối giữa văn hóa chính trị truyền thống với văn hóa chính trị hiện đại, định hướng và mở ra chân trời tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc cũng chính là người định hình văn hóa chính trị trong lòng nhân dân Việt Nam, trước tiên xác định sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ rồi tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Như vậy, ngay khi ra đời, Đảng ta thực sự là ngọn đuốc soi sáng tương lai, đã tiên phong mở lối đi cho lịch sử nước nhà, là người khơi nguồn dòng chảy lịch sử cho hiện tại và tương lai Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng nhận thức và hành động nhất quán, kiên định

Từ nền tảng truyền thống yêu nước thương nòi, tự lực, tự cường, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khắc họa tầm vóc văn hóa chính trị của Việt Nam trong thời hiện đại, như một tòa tháp hải đăng Tầng thứ nhất, là văn hóa cứu nước theo con đường cách mạng vô sản Tầng thứ hai, là văn hóa vùng lên

Trang 10

8/ 11

giành độc lập Tầng thứ ba, là văn hóa bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc Tầng thứ tư, là văn hóa quyết đoán tìm ra con đường đổi mới, tư duy định hình cấu trúc chế độ xã hội chủ nghĩa phù hợp hoàn cảnh lịch sử và thực tiễn cách mạng Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Tầng thứ năm, là văn hóa khát vọng "dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu”, đóng góp đáng kể vào tiến trình lịch sử nhân loại hướng tới hiện đại, văn minh, hòa bình, hạnh phúc, nhân ái, không còn áp bức, bất công

Một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay:

Như đã phân tích, văn hóa chính trị bao hàm cả khía cạnh chủ quan và khía cạnh khách quan Ở Việt Nam hiện nay, khía cạnh khách quan của văn hóa chính trị chính là những định hướng giá trị mà Đảng và Nhà nước đang cố gắng tạo dựng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và cho người dân thông qua quá trình xã hội hóa chính trị Khía cạnh chủ quan của văn hóa chính trị là các niềm tin và giá trị của các cá nhân có được từ các kinh nghiệm lịch sử và từ sự trải nghiệm thực tế Cả hai yếu tố này sẽ quyết định hành vi cá nhân khi họ tham gia vào đời sống chính trị Thực tiễn chính trị Việt Nam hiện nay cho thấy, dường như đang tồn tại một khoảng cách khá lớn giữa các mẫu hình và giá trị văn hóa chính trị chuẩn mực với các hành vi chính trị thực

đang hướng tới

- Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” được xem là một sáng tạo trong cách thức vận hành nền chính trị Việt Nam, nhưng nó cũng bộc lộ những điểm bất cập khi được áp dụng trên thực tế Phạm vi thẩm quyền và cách thức sử dụng quyền lực của ba chủ thể vẫn còn nhiều tranh luận Vấn đề dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra chưa có cơ chế thực hiện thực sự hiệu quả

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân còn đang trong quá trình xây dựng, thiếu đồng bộ và chưa thực sự phát huy được tính tích cực - Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền có chiều

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN