Từ các dữ liệu trên, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu mà mình đã thu thập được Thông qua việc xây dựng các biểu đồ cho những số liệu mà mình đã thu thập được, từ các biểu đồ đã được
Trang 1Đ1ẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-
LÊ DƯƠNG NGỌC TÂM
ÁP DỤNG KỸ THUẬT DMAIC NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MARTECH
APPLYING DMAIC TECHNIQUE TO IMPROVE PRODUCT QUALITY DURING THE PRODUCTION PROCESS AT
MARTECH JOINT STOCK COMPANY
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 8340101
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2024
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hằng
Cán bộ chấm nhận xét: TS Nguyễn Quỳnh Mai
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM ngày 18 tháng 06 năm 2024
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1 Chủ tịch: TS Nguyễn Dức Nguyên
2 Thư ký: TS Đường Võ Hùng
3 Phản biện: TS Nguyễn Quỳnh Mai
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ và Trưởng Khoa quản
lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa (nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
TS Nguyễn Dức Nguyên
Trang 3Đại Học Quốc Gia TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: LÊ DƯƠNG NGỌC TÂM MSHV: 2270095
Ngày, tháng, năm sinh: 01/11/1998 Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 2270095
I TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG KỸ THUẬT DMAIC NHẰM CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MARTECH (APPLYING DMAIC TECHNIQUE TO IMPROVE
PRODUCT QUALITY DURING THE PRODUCTION PROCESS AT MARTECH JOINT STOCK COMPANY)
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1 Phân tích thực trạng quy trình quản lý chất lượng và nhận diện các vấn đềchất lượng đang được công ty quan tâm, xác định các sai lỗi chủ yếu ảnhhưởng đến chất lượng sản phẩm
2 Xác định các vấn đề chính (bước D và M) và các nguyên nhân gốc rễ(bước A)
3 Đề xuất, triển khai các giải pháp cải tiến và đánh giá hiệu quả các giảipháp (bước I), từ đó kiểm soát các quy trình (C)
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/1/2024
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/5/2024
V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Tp HCM, ngày 20 tháng 05 năm 2024
TS NGUYỄN THỊ THU HẰNG
TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian học tập và rèn luyện thông qua chương trình Đào tạo Sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh tại Khoa Quản lý Công Nghiệp -Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành tựu khiến tôi tự hào nhất trong những tháng năm tuổi trẻ của mình Quãng thời gian được học tập cùng các bạn và được rèn dạy bởi những người thầy cô tận tâm đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều, giúp tôi tự tin hơn trước khi bước ra xã hội Đó không chỉ là kiến thức
mà còn là tình cảm thầy trò, bè bạn, sự giúp đỡ, sẻ chia trong học tập và cả trong cuộc sống và Đồ án tốt nghiệp là một cột móc để đánh dấu đầu tiên cho sự hoàn thiện ấy Nhưng quá trình này không thể đạt được thành công như ngày hôm nay nếu thiếu đi
sự giúp đỡ, quan tâm của những người thầy, người cô, đồng nghiệp, bạn bè và mọi người xung quanh
Vì vậy, lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn các anh chị cũng như tập thể nhân viên tại Tổng Công ty Cổ Phần Martech đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả được học hỏi để hoàn thành tốt đề tài Tác giả xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thành viên trong bộ phận QA/QC của công ty
Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS Nguyễn Thị Thu Hằng
và Anh Thái Cao Quyền những người đã hỗ trợ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này Sự hỗ trợ về kiến thức chuyên môn của cô đã giúp tác giả tự tin đối mặt với những khó khăn, thử thách mà tác giả gặp phải khi thực hiện đề tài
Tiếp theo, cho phép tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất đến các thầy
cô khoa Quản Lý Công Nghiệp đã truyền dạy cho tác giả những kiến thức chuyên môn trong suốt quãng thời gian học ở nhà trường Các thầy cô đã giảng dạy bằng tất
cả tâm huyết, đam mê và không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn quý báu chính mình đúc kết được
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2024
LÊ DƯƠNG NGỌC TÂM
Trang 5TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “ÁP DỤNG KỸ THUẬT DMAIC NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MARTECH” được thực hiện nhằm nhận diện vấn đề về chất lượng hiện hữu trong
quá trình sản xuất của Công ty Cổ phần Martech Từ đó, phân tích và xác định nguyên nhân gốc rễ, xây dựng giải pháp và thực hiện cải tiến giải quyết vấn đề trên
Đầu tiên, tác giả thu thập các thông tin Tổng quan về Công ty Cổ phần Martech để
có cái nhìn tổng quát về tổ chức: Quá trình hình thành phát triển, các sản phẩm chính, trong quá trình hoạt động kinh doanh tổ chức đang vận hành dựa trên các tiêu chuẩn nào, thế mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua
Tiếp theo, Tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu là các Báo cáo Sản phẩm Không phù hợp từ phía Bộ phận QC, tác giả sẽ tổng hợp số liệu các (NCR – Non Conformance Report) trong quý thứ 4 của năm 2023 (Từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 của năm 2023), bên cạnh đó là dữ liệu về tiến độ của các dự án và chi phí phát sinh do các lỗi
về chất lượng xảy ra trong quá trình sản xuất Từ các dữ liệu trên, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu mà mình đã thu thập được (Thông qua việc xây dựng các biểu đồ cho những số liệu mà mình đã thu thập được), từ các biểu đồ đã được xây dựng, tác giả tiến hành phân tích số liệu và xác định các vấn đề chính (những NCR quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình sản xuất gây ra tình trạng chậm trễ tiến độ), sử dụng phương pháp phân tích 5whys để phân tích nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề chính Từ đó, tác giả sẽ tiến hành áp dụng kỹ thuật DMAIC nhằm đưa ra các cải tiến cải thiện chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất tại Nhà máy Martech
Trang 6ABSTRACT The topic "APPLYING DMAIC TECHNIQUE TO IMPROVE PRODUCT
QUALITY DURING THE PRODUCTION PROCESS AT MARTECH JOINT STOCK COMPANY" was carried out to identify existing quality problems in the
production process of Martech Joint Stock Company From there, analyze and determine the root cause, develop solutions and implement improvements to solve the above problem
First, the author collects general information about Martech Joint Stock Company to have an overview of the organization: The process of formation and development, main products, in the process of business operations, the organization is operating based on which standards, the company's strengths compared to competitors and the company's business performance in recent years
Next, the author will collect data from the Non-Conformance Reports from the QC Department, the author will compile data on (NCR - NonConformance Report) in the 4th quarter of 2023 (From October to the end of December 2023), along with data on project progress and costs incurred due to quality errors occurring during the production process From the above data, the author will analyze the data he has collected (Through building charts for the data he has collected), from the charts that have been built, the author will analyze the data and identify the main problems (the most important NCRs that affect quality during the production process causing delays), using the 5 whys analysis method to analyze the root causes of the main problems From there, the author will apply DMAIC techniques to propose improvements to improve product quality during the production process at Martech Factory
Trang 7LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ Tôi xin cam đoan đề tài “ÁP DỤNG KỸ THUẬT DMAIC NHẰM CẢI THIỆN
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN MARTECH” là thành quả của một quá trình học tập và nghiên cứu
nghiêm túc, độc lập dưới sự hướng dẫn của Thầy/Cô TS NGUYỄN THỊ THU HẰNG khoa Quản lý Công Nghiệp Trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh Tất cả nội dung trong bài tiểu luận không có bất kỳ sự gian lận hay sao chép của người khác,
đó là sản phẩm do chính em đã đạt được sau quãng thời gian học tập tại trường cũng như kết hợp nghiên cứu từ đơn vị Martech Joint Stock Company Các số liệu và minh chứng được trình bày trong báo cáo là hoàn toàn đúng sự thật Nếu có bất kì vướng mắc hay vấn đề nào phát sinh tôi xin được chịu trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật của khoa và nhà trường
Trang 8MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI iii
ABSTRACT iv
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ix
DANH SÁCH HÌNH x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ xii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
1.2MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ 3
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 LÝ THUYẾT VỀ DMAIC 5
2.1.1 Tổng quan 5
2.1.2 Lợi ích của việc thực hiện DMAIC 6
2.1.3 Các giai đoạn của DMAIC 6
2.1.4 Ý nghĩa của DMAIC 10
2.2 CÁC CÔNG CỤ BỖ TRỢ 10
2.2.1 Lưu đồ quá trình 10
2.2.2 Biểu đồ Pareto 12
2.2.3 SIPOC 13
2.2.4 Cây CTQ – The Critical to quality tree 13
2.2.5 Biểu đồ Ishikawa 14
2.2.6 Nguyên tắc 5 Whys 14
2.2.7 Kỹ thuật Brainstorming 15
Trang 92.2.8 Kỹ thuật thảo luận nhóm 15
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.3.1 Thu thập dữ liệu 16
2.3.1.1 Thảo luận nhóm 17
2.3.1.2 Phương pháp thảo luận tay đôi 17
2.3.1.3 Quan sát 18
2.3.2 Xử lý dữ liệu 18
2.3.3 Phân tích dữ liệu 18
2.3.3.1 Mô tả hiện tượng 19
2.3.3.2 Phân loại hiện tượng 19
2.3.3.3 Kết nối dữ liệu 19
2.3.4 Quy trình thực hiện đồ án nghiên cứu DMIAC tại Nhà máy Martech 19
2.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 26
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MARTECH 27
3.1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN MARTECH 27
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27
3.1.2 Thị trường tiêu thụ 30
3.2 SẢN PHẨM 31
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 35
3.3.1 Sơ đồ tổ chức 35
3.3.2 Cơ cấu nhân sự Phòng Quản lý chất lượng 35
3.3.3 Thế mạnh của Công ty Martech 36
CHƯƠNG 4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 37
4.1 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 37
4.1.1 Tình hình kinh doanh 37
4.1.2 Hệ thống quản lý Chất lượng 38
4.1.3 Tiến độ giao hàng 39
4.1.4 Xác định yêu cầu của khách hàng về một Sản phẩm Lò hơi chất lượng 40 4.1.5 Hình thành nhóm dự án 42
4.2 ĐO LƯỜNG 46
Trang 104.3 PHÂN TÍCH 48
4.3.1 Phân tích Ishikawa 48
4.3.2 Phân tích 5 whys 50
4.4 CẢI TIẾN 53
4.4.1 Đối với lỗi về Hàn 53
4.4.2 Đối với Lỗi về Vật tư 58
4.4.3 Đối với một số lỗi về Gá lắp 62
4.5 KIỂM SOÁT 64
4.5.1Kiểm soát các vấn đề phát sinh 65
4.5.2 Kiểm soát chất lượng ngay từ Tổ sản xuất 68
4.5.3 Kiểm soát tiến độ Nhà máy 69
4.6TRIỂN KHAI TẠI NHÀ MÁY 71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1 KẾT LUẬN 73
5.2 KIẾN NGHỊ 75
5.3 LỢI ÍCH 76
5.4 HẠN CHẾ 76
5.5 HƯỚNG MỞ RỘNG ĐỀ TÀI 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 80
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 85
Trang 11DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2-1 Một số công cụ cho bước Define 7
Bảng 2-2 Một số công cụ cho bước Measure 8
Bảng 2-3 Một số công cụ cho bước Analyze 9
Bảng 2-4 Các kí hiệu trong lưu đồ quá trình 11
Bảng 2-5 Timeline thực hiện nghiên cứu 21
Bảng 2-6 Quy trình thực hiện đề tài 22
Bảng 2-7 Nhu cầu thông tin 23
Bảng 3-1 Sản phẩm của Martech 31
Bảng 4-1 Tiến độ giao hàng 40
Bảng 4-2 Phàn nàn từ khách hàng 40
Bảng 4-3 CTQ về Lò hơi 42
Bảng 4-4 SIPOC về Mùa hàng và Quy trình Hàn 42
Bảng 4-5 Bảng tuyên ngôn dự án 45
Bảng 4-6 Lỗi về Hàn 51
Bảng 4-7 Lỗi vật tư 52
Bảng 4-8 Bảng kế hoạch kiểm soát 64
Bảng 4-9 Phiếu CAR 67
Trang 12
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1-1 Lỗi phát sinh Quý IV 2
Hình 2-1 Chu trình DMAIC 5
Hình 2-2 Minh họa về nút thắt cổ chai 12
Hình 2-3 Mô tả biểu đồ Ishikawa 14
Hình 2-4 Mô tả nguyên tắc 5 Whys 15
Hình 2-5 Quy trình nghiên cứu 20
Hình 3-1 Tổng quan về Martech 27
Hình 3-2 Tiêu chuẩn áp dụng ở Martech 29
Hình 3-3 Lịch sử hình thành và phát triển 30
Hình 3-4 Thị trường tiêu thụ 30
Hình 3-5 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Marteh 35
Hình 3-6 Sở đồ tổ chức Phòng QA/QC 35
Hình 3-7 Máy móc sản xuất ở xưởng 36
Hình 4-1 Tình hình kinh doanh 37
Hình 4-2 Quy trình kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm 38
Hình 4-3 Báo cáo NCR 39
Hình 4-4 Quy trình mua hàng 44
Hình 4-5 Quy trình Hàn 44
Hình 4-6 Biểu đồ Pareto cho các lỗi phát sinh 47
Hình 4-7 Biểu đồ Ishikawa xác định nguyên nhân Lỗi về Hàn 48
Hình 4-8 Biểu đồ Ishikawa xác định nguyên nhân Lỗi Vật tư 50
Hình 4-9 Đào tạo QC 54
Hình 4-10 Tiêu chí chấp nhận mối hàn 54
Hình 4-11 Bảng công việc Triễn khai tại Xưởng 55
Hình 4-12 Kiểm tra NDT 55
Hình 4-13 Quy trình sát hạch Thợ hàn 56
Hình 4-14 Một số hình ảnh thực hiện Tái sát hạch Thợ Hàn 57
Hình 4-15 Tiêu chí phụ cấp Thợ hàn 57
Hình 4-16 Thống kê NDT hàng tháng 58
Hình 4-17 Hướng dẫn đánh giá và kiểm soát nhà cung ứng 58
Hình 4-18 Bảng đánh giá nhà cung ứng 59
Hình 4-19 Các chỉ tiêu đánh giá 60
Hình 4-20 Biểu mẫu danh sách nhà cung ứng được phê duyệt 60
Hình 4-21 Máy PMI - Positive material identification 61
Hình 4-22 Kết quả bắn PMI vật tư 61
Hình 4-23 Kết quả bắn PMI vật tư 62
Hình 4-24 Yêu cầu về thành phần hóa học trong tiêu chuẩn ASME 62
Trang 13Hình 4-25 Code Marking chi tiết 63
Hình 4-26 Code Marking và Chi tiết thực tế 63
Hình 4-27 Danh sách tồn đọng 65
Hình 4-28 Bảng nhận diện rủi ro 66
Hình 4-29 Đào tạo kiểm soát chất lượng cho tổ Sản xuất 69
Hình 4-30 Form họp khởi động dự án 70
Hình 4-31 Bảng theo dõi tiến độ dự án 71
Trang 14DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
CAR Phiếu yêu cầu hành động khắc phục
Trang 15CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong phạm vi chương đặt vấn đề này, tác giả sẽ giới thiệu về đề tài của luận văn cũng như nêu lý do hình thành đề tài, mục tiêu đề tài, phạm vi thực hiện, phương pháp thực hiện, quy trình thực hiện và ý nghĩa của đề tài Cùng với đó là bố cục luận văn và phương pháp luận thực hiện luận văn
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Hiện nay, trong các nhà máy công nghiệp có sử dụng nhiệt thường sử dụng thiết bị nồi hơi (lò hơi) để làm nguồn cung cấp nhiệt, cung cấp hơi và dẫn nguồn nhiệt, nguồn hơi đến hệ thống máy móc cần sử dụng Lò hơi sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt với mức
độ và công suất khác nhau Sự ứng dụng của lò hơi công nghiệp tại Việt Nam vô cùng lớn, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại lò hơi trong các công ty như công ty may mặc, công ty giặt khô,…sử dụng lò hơi để cung cấp hơi cho hệ thống cầu là; trong các nhà máy như nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo, sử dụng lò hơi để sấy sản phẩm và một số nhà máy sử dụng lò hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy bia rượu - nước giải khát, nước mắm - tương - dầu thực vật
Lò hơi được sử dụng rộng rãi như hiện nay bởi chi phí lắp đặt và vận hành hợp lý, nguồn nguyên liệu để gia nhiệt cho nồi hơi an toàn và dồi dào quanh năm, rất tiện dụng cho công tác chế biến và sản xuất công nghiệp Từ các nguyên liệu hữu cơ như
vỏ trấu, mùn cưa, củi… đều có thể dùng làm chất đốt công nghiệp an toàn mà lại hiệu quả Điều đặc biệt của lò hơi mà không thiết bị nào thay thế được là tạo ra nguồn năng lượng an toàn không gây cháy để vận hành các thiết bị hoặc động cơ ở nơi cần cấm lửa và cấm nguồn điện (như các kho xăng, dầu)
Với kinh nghiệm nhiều năm về ngành sản xuất lò hơi, cùng với khả năng thiết kế và chế tạo đáp ứng các yêu cầu chứng nhận về sản xuất lò và thiết bị áp lực theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ASME tem S, U và National Board tem R); sản xuất lò theo tiêu chuẩn Châu Âu (EN 12952 và EN 12953) Công ty Cổ phần Martech luôn tìm tòi, học hỏi
và thiết kế ra các dòng sản phẩm vượt trội nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng lớn như AJINOMOTO (Việt Nam và Indonesia), KNAUF (Việt Nam và Philippin),
Trang 16hệ về với khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh thì công ty phải đáp ứng đầy đủ về mặt uy tín và chất lượng như sản phẩm chất lượng tốt, giao hàng đúng hẹn, giá cả hợp lý
Tuy nhiên, hiện nay công ty đang gặp phải vấn đề là sản phẩm rất thường xuyên bị lỗi làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất đây là một trong những nguyên nhân làm trễ đơn hàng, ảnh hưởng đến uy tín công ty Theo số liệu được tác giả thống kê trong Quý 4 năm 2023, phát sinh 32 lỗi nặng (Được QC ghi nhận thông qua phiếu NCR - NonConformance Report) làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của các dự án, phát sinh các phàn nàn, phạt chi phí từ phía khách hàng ( dữ liệu này được Tác giả tổng hợp từ kết quả từ các báo tuần) Bên cạnh đó theo thống kê từ Anh Lầu Đức Kim
“Trưởng nhóm Giáo tiếp Khách hàng Bộ phận Sales Marketing” trong quý số IV của năm 2023 phát sinh một lượng lớn các phàn nàn từ khách hàng trong đó có 3 yêu cầu tính phí cho Martech và một số các yêu cầu hủy bỏ đơn hàng từ khách hàng Nội dung các phàn nàn được tác giả tổng kết một số các phàn nàn của các đối tác lớn của Công
ty ở Bảng 4-1: Chương 4
Chính vì vậy, nhằm nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, cải tiến hệ thống quản, ngăn chặn và hạn chế sự không phù hợp lặp lại trong tương lai và hạn chế chúng ở mức tối thiểu thì việc đề xuất phương pháp cải tiến hệ thống chất lượng là vô cùng cần thiết và cấp bách
Hình 1-1 Lỗi phát sinh Quý IV
Trang 17Được sự đồng ý của Trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng , với mong muốn cải tiến
hệ thống quản lý chất lượng hướng đến việc giảm thiếu lỗi trong quá trình sản xuất
tại Công ty Cổ Phần Martech, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu đề tài: “Áp dụng Kỹ thuật DMAIC nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Martech” Ở đề tài này, Tác giả thực hiện đề tài với vai trò là một
QA Specialist với nhiệm vụ thu thập, phân tích dữ liệu, đề xuất giải pháp và kế hoạch
kiểm soát, tổng hợp nội dung và triển khai các nội dung tại xưởng sản xuất
1.2 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
Với mục tiêu chính là cải thiện chất lượng sản phẩm trong của trình sản xuất tại Nhà máy Martech JSC thông qua áp dụng tiến trình DMAIC, các mục tiêu cụ thể là:
- Phân tích thực trạng quy trình quản lý chất lượng và nhận diện các vấn đề chất lượng đang được công ty quan tâm, xác định các sai lỗi chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Xác định các vấn đề chính (bước D và M) và các nguyên nhân gốc rễ (bước A)
- Đề xuất, triển khai các giải pháp cải tiến và đánh giá hiệu quả các giải pháp (bước I), từ đó kiểm soát các quy trình (C)
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đối với học viên: Thông qua đề tài, đây là cơ hội cho học viên có được môi trường
để trải nghiệm làm việc trong một thực tế Bên cạnh đó, học viên có thể áp dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào thực tiễn như Quản Lý Sản Xuất, Quản Lý Chất Lượng và được học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới từ doanh nghiệp; nâng cao hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm tạo tiền đề cho việc tiếp tục phát triển nghề nghiệp
Đối với doanh nghiệp: đề tài sẽ là cơ sở giúp cho doanh nghiệp nhìn lại các vấn đề
đang hiện hữu trong quá trình suất từ đó có các hành động khắc phục để đảm bảo năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng tiến độ giao hàng
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi thực hiện: Nhà máy nhơn trạch, Đường số 2, KCN Nhơn Trạch III - Giai đoạn 2 - xã Long Thọ - huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai
Trang 18- Đối tượng tập trung phân tích: Các lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất thông qua Báo cáo NCR
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/02/2024 đến 12/05/2024
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Cấu trúc của bài báo cáo gồm 5 chương:
• Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày cái nhìn tổng quan về ngành sản xuất lò hơi ở Việt Nam nói chung và vấn
đề đối mặt ở công ty Mạc Tích nói riêng, mục tiêu thực tập, phạm vi nghiên cứu, kế hoạch thực hiện
• Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết sẽ trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài như tổng quan về Lean, công cụ DMAIC và những công cụ và phương pháp khác sẽ được
sử dụng để thực hiện đề tài
• Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần MARTECH
Thông tin tổng quan của công ty, quá trình hình thành và phát triển, thị trường và khách hàng, các dòng sản phẩm và cơ cấu tổ chức của công ty Tổng thể thực trạng quản lý chất lượng của hệ thống Quản lý Chất lượng
• Chương 4: Giải quyết vấn đề
Sau khi tìm hiểu hệ thống Quản lý chất lượng và các dữ liệu thu thập được, trình bày vấn đề tìm thấy và phân tích hướng giải quyết, đề xuất cải tiến, áp dụng kỹ thuật DMAIC để giảm lỗi trong quá trình sản xuất tại Nhà máy Martech
• Chương 5: Kết luận – Kiến nghị
Trình bày các kết luận rút ra sau khi hoàn thành báo cáo và kiến nghị cải thiện đề xuất
áp dụng tại công ty
Trang 19CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ở nội dung chương 2, tác giả trình bày các lý thuyết làm nền tảng để thực hiện luận văn như: Kỹ thuật DMAIC, Biểu đồ xương cá Ishikawa, Biểu đồ Pareto, 5 whys, Brainstorming, kỹ thuật thảo luận nhóm, khảo sát thời gian
2.1 LÝ THUYẾT VỀ DMAIC
2.1.1 Tổng quan
Theo M L George, DMAIC (Define Measure Analyze Improve Control) là một hệ
thống các bước thực hiện tuần tự và có cấu trúc nhằm cải tiến quy trình đang tồn tại các đặc điểm kỹ thuật xuống cấp và tìm kiếm các cải tiến ưu việt hơn, đồng thời còn
là một phương pháp để đánh giá các hoạt động có hiệu quả và không có hiệu quả để
từ đó tối ưu việc quản lý sản xuất
Mỗi ký tự của DMAIC là viết tắt cho 5 giai đoạn kết nối với nhau của Six Sigma bao gồm: Define (xác định), Measure (đo lường), Analyze (phân tích), Improve (cải tiến), and Control (kiểm soát) Các giai đoạn của DMAIC được dẫn dắt và thực hiện bởi một nhóm Dự án từ đó xác định vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tiến đến giải quyết vấn đề thông quá các nguyên nhân cốt lõi đã được xác định và thiết lập các thành tự gỉai quyết vấn đề và kiểm soát chúng (M L George, 2005)
Hình 2-1 Chu trình DMAIC
Nguồn: Sokovic, Pavletic, & Pipan (2010)
Trang 202.1.2 Lợi ích của việc thực hiện DMAIC
Áp dụng DMAIC giúp doanh nghiệp đạt được các lợi ích sau:
- Cải tiến quá trình: Thúc đẩy sự cải tiến sản xuất, cải tiến kinh doanh từ cấp độ sigma thấp đến sigma cao Từ đó, tăng sự hài lòng khách hàng
- Thiết kế lại quy trình: Đẩy mạnh các giải pháp công nghệ mang tính đột phá cao hơn trong quy trình thông qua khâu nâng cấp hệ thống, tối ưu hóa việc sư dụng tài nguyên
- Quản lý quy trình: Duy trì sự hoạt động ổn định cho toàn hệ thống dựa trên kết quả cải tiến và thiết kế quy trình mới nhất, giảm chi phí chất lượng
2.1.3 Các giai đoạn của DMAIC
Hệ phương pháp 6 Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC (R Bhargav, 2015; Understanding DMAIC Within Six Sigma., 2015) gồm: Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến), Control (Kiểm soát) Tiến trình DMAIC là trọng tâm của các dự án cải tiến quy trình 6 Sigma:
2.1.3.1 Giai đoạn Xác định – Define (D):
a) Mục đích của giai đoạn xác định
Theo R Shankar, Mục tiêu của Giai đoạn Xác định là các vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án được xác định và các mục tiêu của dự án phải chú trọng vào các vấn đề chính và phải kết hợp với các chiến lược đầu tư kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng Cụ thể là ở bước này cần tìm ra vấn đề nổi cộm nhất tốn tiền nhất không cải thiện được nhiều nhất Tìm hiểu nguyên nhân khiến phàn nàn của khách hàng và tìm ra vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết (R Shankar, 2009)
Mục tiêu của bước xác định (D) là làm rõ vấn đề và các yêu cầu và mục tiêu của dự
án Các mục tiêu của dự án nên tập trung vào những vấn đề then chốt của chiến lược kinh doanh (Mekong Capital, 2006)
b) Các hoạt động chính của giai đoạn xác định
Các hoạt động chính của giai đoạn xác định:
- Xác định dự án
- Phân tích quá trình cấp cáo nhất
Trang 21- Phân tích các bên liên quan
- Phân tích VOC – CTQ
Ở bước Xác định, kết quả đầu ra mong muốn sẽ là: Tổng quan về dự án cải tiến và yêu cầu của khách hàng được xác định chi tiết
c) Công cụ áp dụng
Các công cụ thường được sử dung trong giai đoạn Xác định sẽ được trình bày cụ thể trong Bảng bên dưới:
Bảng 2-1 Một số công cụ cho bước Define
Project Charter Xác định nhiệm vụ của nhóm dự án và các nhân tố chủ yếu
của dự án
Kế hoạch dự án Xác định thời gian, quá trình, nguồn nhân lực và các công
việc thực hiện Báo cáo dự án Tổng quan về các kết quả trong và sau dự án
VOC- Tiếng nói của
khách hàng
Danh sách và đánh giá các yêu cầu của khách hàng theo yêu cầu cơ bản, hiệu suất và chất lượng
Mô hình KANO
Hình dung sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ và có thể sử dụng làm tiêu chuẩn như một cách tiếp cận dự án
CTQ Yêu cầu chất lượng của khách hàng, các yêu cầu cơ bản
được mô tả chuyên sâu
SIPOC
Trình bày đơn giản và rõ ràng về các quy trình chín từ nhà cung cấp đến khách hàng, sử dụng như dữ liệu đầu vào để lập bản đô quy trình cho giải đoạn đo lường và cho lưu đồ quá trình cho giai đoạn phân tích
2.1.3.2 Giai đoạn Đo lường – Measure (M):
Mục đích chính của việc đo lường nhằm giúp hiểu rõ trạng thái dự án trong hiện tại (xác định thực trạng) Đây là bước đo lường bằng cách dựa vào các con số cụ thể, các con số này sẽ cho biết hiện tại doanh nghiệp đang ở đâu và mong muốn đi tới đâu,
Trang 22thống kê số lượng phản ánh không hài lòng của khách hàng tại thời điểm hiện tại và đặt mục tiêu với con số rõ ràng
Douglas C Montgomery (2009) cho rằng mục tiêu của đo lường là giúp hiểu tường tận mức độ thực hiện trong quy trình hiện tại bằng cách xác định cách thức tốt nhất
để đánh giá khả năng hiện thời và tiến hành việc đo lường Điều này liên quan đến việc thu thập dữ liệu về về chất lượng, chi phí và thời gian chu kỳ
Tóm lại, kết quả mong muốn sau giai đoạn đo lường:
- Tạo ra sự hiểu biết về thực trạng của doanh nghiệp một cách thống nhất trong dự án
- Xác định các vấn đề thông qua các biểu đồ
- Phân tích vấn đề cần cải tiến
- Dựa trên các dữ liệu và cá vấn đề đã được phân tích để đưa ra các cải tiến phù hợp Theo Mekong Capita (2006), công cụ được áp dụng phổ biến nhất trong giai đoạn đo lường bao gồm: lưu đồ quy trình, sơ đồ xương cá, ma trận nhân - quả, phân tích trạng thái sai sót và tác động (FMEA)
Bảng 2-2 Một số công cụ cho bước Measure
Sơ đồ quy trình Biểu thị mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra
FMEA Phân tích các biến ảnh hưởng quản trọng nhất trong một
quá trình Biểu đồ kiểm soát Ghi nhận các phép đo trong một khoảng thời gian nhất định
Histogram Biểu diễn các tần số nhất định và sự xuất hiện của các đặc
điểm quá trình Biểu đồ xương cá Tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Ma trận nhân quả
Xác định các yếu tố đầu vào chính cho việc đo lường và phân tích chuyên sâu sau khi đã xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra từ kết quả của biểu đồ xưởng cá và SPIOC
Kế hoạch thu thập dữ
liệu
Tài liệu cung cấp tổng quan về việc thu thập dữ liệu cho việc cải tiến
Trang 232.1.3.3 Giai đoạn Phân tích – Analyze (A):
Theo Mekong Capita (2006), mục đích của bước Phân tích là xác định và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và đặc biệt là ảnh hưởng đến mực độ đánh giá đạt và không đạt theo yêu cầu của khác hàng
Theo Mekong Capital (2006), các công cụ sử dụng trong bước phân tích: 5 tại sao (Five Whys), thống kê mô tả, tần suất , phân tích tương quan/ hồi qui, đồ thị tác nhân chính, phân tích phương sai (ANOVA), hoàn thành bảng FMEA
Bảng 2-3 Một số công cụ cho bước Analyze
Thống kế mô tả Ghi nhận các dữ liệu định lượng trong khoản thời gian nhất
định và trình bày dưới dạng biểu đồ
Five Why Tìm ra nguyên nhân gốc rễ bằng các câu hỏi thông qua thảo
luận nhóm Biểu đồ xương cá Tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Phân tích tương quan/
hồi qui
Phân tích mối quan hệ giữ một biến phụ thuộc và một hoặc nhiều biến độc lập
Histogram Biểu diễn các tần số nhất định và sự xuất hiện của các đặc
điểm quá trình Phân tích trạng thái sai
sót và tác động (FMEA)
Phát hiện các lỗi tiềm ẩn trong quá trình phát triển sản phẩm và quy trình trước khi chúng phát sinh và phòng ngừa
2.1.3.4 Giai đoạn Cải tiến – Improve (I):
Theo Mekong Capita (2006), bước cải tiến là bước chú trọng và tập trung triển khai các giải pháp nhằm hạn chế và loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nỗi cộm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và mức độ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, kiểm chứng và tối ưu các giải pháp Thực hiện cải tiến bao gồm 2 bước: nhóm dự án xem xét độ ưu tiên cho các phương án và thực hiện chúng một cách tuần tự song song Công cụ thường áp dụng: sơ đồ quy trình, phân tích năng lực quy trình (CPK), thiết kế thử nghiệm (DOE), Kỹ thuật Brainstorming, Kỹ thuật thảo luận nhóm
Trang 242.1.3.5 Giai đoạn Kiểm soát – Control (C):
Mục tiêu của bước Kiểm soát là thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả trong tương lai và khắc phục các vấn đề phát sinh, bao gồm các hạn chế của hệ thống đo lường nếu có Kiểm soát các quy trình mới và thực hiện những điều chỉnh, thay đổi để tăng mức độ hài lòng cho khách hàng
Douglas C Montgomery (2009), mục tiêu của bước kiểm soát là thiết lập các thông
số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần; bao gồm các vấn đề của hệ thống đo lường Hai bước chính là xác định phương pháp kỹ thuật dùng trong quản lý và tạo một kế hoạch phản hồi; trong đó, xác định phương pháp kỹ thuật dùng trong quản lý là xác định dựa trên số lượng vật liệu đưa vào quy trình và tiêu chuẩn mà quy trình có, và tạo một kế hoạch phản hồi nghĩa là kế hoạch này tương tự như kế hoạch thu thập thông tin và ghi nhận những kết quả mà quá trình mới do nhóm
dự án tạo ra đạt được Những tiêu chuẩn đo lường được xác nhận bởi khách hàng của quy trình, phiếu thu thập thông tin, và phương pháp quản lý Các công cụ sử dụng:
kế hoạch kiểm soát, lưu đồ quy trình với các mốc kiểm soát, các biểu đồ kiểm soát quy trình bằng thống kê, phiếu kiểm tra (Mekong Capita, 2006)
2.1.4 Ý nghĩa của DMAIC
Để quản lý tốt nhất 6 Sigma chính là vận dụng có hiệu quả phương pháp DMAIC Trong quy trình của mình, DMAIC đã hoạt động rất tốt trong vai trò của của một chiến lược có tính đột phá rất cao Chính vì thế mà có rất nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng và ưa chuộng việc áp dụng phương pháp cải tiến này với mong đợi sẽ có thể đột phá cải tiến mang lại những thành quả thực sự
2.2 CÁC CÔNG CỤ BỖ TRỢ
2.2.1 Lưu đồ quá trình
Là sơ đồ trình bày trực quan một dòng di chuyển bằng một quy trình rõ ràng bằng một loạt ký hiệu thống nhất Lưu đồ quy trình là một công cụ thể hiện bằng hình ảnh rất hiệu quả các quá trình được tiến hành như thế nào, có hai dạng là dạng mô tả và dạng phân tích: với dạng mô tả bắt đầu với đầu vào và kết thúc với đầu ra dùng để cung cấp thông tin Dạng phân tích cung cấp số lượng liên quan đến các thành phần của quá trình được trình bày dưới dạng ký hiệu (biểu tượng) của quá trình để so sánh
Trang 25các quá trình với nhau và đưa ra cải tiến thích hợp (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2011)
Để xây dựng lưu đồ quá trình, trước hết ta đi tìm hiểu những gì diễn ra trong thực tế
để vẽ quy trình, xác định những bước công việc tạo ra giá trị hay không tạo ra giá trị, xác định các thời gian lãng phí, các điểm tắc nghẽn và xác định những công việc dễ dẫn đến sai sót, chuẩn bị cho những phân tích sau này để từ đó tìm ra các cơ hội cải tiến
Production flow:
- Trình bày dòng di chuyển trong sản xuất
- Theo quy trình sản xuất từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quy trình để xác định dòng
di chuyển của nó
- Xác định các công việc tạo ra giá trị và không tạo ra giá trị
- Xác định các điểm tắc nghẽn trong quy trình
- Xác định các bước dễ sai sót trong quy trình
Bảng 2-4 Các kí hiệu trong lưu đồ quá trình
Bắt đầu hoặc kết thúc một quy trình
Các bước trong một quy trình
Ra quyết định
Kiểm tra/ kiểm soát
Đầu vào, đầu ra Điểm kết nối Điểm trễ, chờ Tồn kho, dự trữ
Hướng di chuyển
Trang 26Đường kết nối
Value – added và nonvalue – added:
Value – added: Là những bước tạo ra giá trị gia tăng đứng trên quan điểm của nhà quản lý
Nonvalue – added: Là những bước không tạo ra giá trị gia tăng đứng trên quan điểm của nhà quản lý
Theo Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2011, Biểu đồ Pareto
là phân bố tần suất với thuộc tính dữ kiện sắp xếp theo loại với thứ tự tần suất giảm dần từ trái sang phải, giúp phát hiện những lỗi thường xảy ra nhất theo định luật 20-
80 với 20% nguyên nhân tạo ra 80% tình trạng không đạt chất lượng Tất nhiên, sự chính xác của định luật 20-80 chỉ là tương đối, tuy nhiên cần biết một số ít nguyên nhân gây phần lớn vấn đề về chất lượng, và cũng cần để ý rằng, lỗi thường xảy ra chưa hẳn là lỗi quan trọng nhất theo nghĩa hậu quả nghiêm trọng
Chín bước để vẽ xây dựng biểu đồ Pareto là (1) liệt kê tất cả nguyên nhân
tiềm năng các lỗi chất lượng, (2) chuẩn bị một bảng kê thu thập dữ liệu các nguyên nhân, (3) xác định khoảng thời gian quan sát, (4) tính thiệt hại/đếm số lỗi do mỗi
nguyên nhân, (5) xếp hạng nguyên nhân theo thứ tự nhiều xếp trước và ít xếp sau,
Trang 27(6) vẽ đồ thị Pareto, (7) xếp loại A các nguyên nhân gây 80% thiệt hại, (8) chia đều những nguyên nhân còn lại theo hai loại B&C, (9) ưu tiên giải quyết những vấn đề loại A, tiếp theo là loại B, và cuối cùng là loại C
2.2.4 Cây CTQ – The Critical to quality tree
Theo Website Mind Tools (2011), cây CTQ là bước đầu tiên để xác định nhu
cầu khách hàng và xác định những đặc tính của sản phẩm và dịch vụ phải cung cấp
để làm hài lòng khách hàng Với ba bước tiến hành xây dựng cây CTQ:
Bước 1: Xác định nhu cầu khách hàng: xác định các nhu cầu của khách hàng
mà sản phẩm phải đáp ứng Trong bước này, cần trả lời câu hỏi "Điều gì quan trọng đối với sản phẩm hay dịch vụ này?"
Bước 2: Xác định những đặc tính chất lượng thiết yếu: những yêu cầu quan
trọng nhất của khách hàng, đó là những đặc điểm quyết định đến sự hài lòng của khách hàng Đây là yếu tố khách hàng dùng để đánh giá sản phẩm
Bước 3: Xác định yêu cầu để đáp ứng được các đặc tính chất lượng thiết yếu:
xác định những yêu cầu tối thiểu để đáp ứng cho những đặc tính về chất lượng tại bước 2 Và xem xét về nguồn lực của công ty như có đủ nguồn lực hoặc các công nghệ ngay tại chỗ? Và, những gì sẽ cần phải làm trong các bộ phận khác của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu này?
Trang 282.2.5 Biểu đồ Ishikawa
Biểu đồ nhân quả là công cụ giải quyết để tìm hiểu nguyên nhân tiềm ẩn gây ra vấn
đề cụ thể trước khi tìm ra hướng giải quyết (Kaoru Ishikawa, 1943)
Biểu đồ Ishikawa là một công cụ sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một vấn đề/kết quả và nguyên nhân tiềm tàng của nó Nhiều nguyên nhân tiềm tàng
có thể ghép lại thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để trình bày giống như một xương cá Vì vậy, công cụ này còn được gọi là biểu đồ xương cá
Công dụng:
- Liệt kê và phân tích các mối quan hệ nhân quả
- Xác định và tổ chức có hệ thống các nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng
- Tạo điều kiện thuận lợi giải quyết vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân tới giải pháp
Hình 2-3 Mô tả biểu đồ Ishikawa 2.2.6 Nguyên tắc 5 Whys
5 Whys là một phương pháp phổ dụng được dùng trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo để truy tìm nguyên nhân/ kết quả của mỗi sự kiện, vấn đề và hiểu thấu sự kiện, vấn đề đó Cách hỏi của 5 Whys sẽ cho phép truy vấn được nguyên nhân sâu
xa, thực sự của mỗi vấn đề và tìm đến các nguyên nhân thực thụ, có tính gốc rễ
Trang 29Hình 2-4 Mô tả nguyên tắc 5 Whys
ra đáp án tốt nhất, sau đó tiếp tục triển khai
Định nghĩa brainstorm được tạo ra bởi “ông trùm” lĩnh vực quảng cáo – Alex Faickney Osborn và nó đã xuất hiện đầu tiên trong quyển sách do ông biên soạn vào năm 1984 Sau đó, brainstorming trở thành thuật ngữ quen thuộc với mọi người, không kể công việc hay ngành nào
Brainstorming đem đến sự tích cực và tạo ra giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề Thông qua trao đổi, thảo luận, tập thể sẽ tiếp nhận nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo khác nhau với cùng một chủ đề Sau khi có sự thống nhất của tập thể, vấn đề sẽ được giải quyết một cách tối ưu nhất
2.2.8 Kỹ thuật thảo luận nhóm
Theo Malhotra (2010) có giới thiệu về kỹ thuật thảo luận nhóm là một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi một người dẫn dắt khách quan với một nhóm thành viên để thảo luận Cuộc thảo luận được thực hiện trên tinh thần tự nhiên và phi cấu trúc Mục đích chính của thảo luận nhóm là để hiểu rõ hơn vấn đề cần giải quyết bằng cách lắng nghe
Trang 30một nhóm người có chuyên môn Giá trị của kỹ thuật này là những phát hiện bất ngờ thường thu được nhờ sự cộng hưởng về ý tưởng của các thành viên trong nhóm
Cách thực hiện:
Phương pháp phỏng vấn nhóm được tiến hành bằng cách tập hợp một nhóm từ 10 –
12 người, nhóm ít hơn 8 người thì khó có thể tạo ra sự đa dạng của nhóm để tạo ra sự thành công trong thảo luận Ngược lại, nhóm hơn 12 người là quá đông và cũng không thể có một cuộc thảo luận sâu, ý kiến sẽ rất phân tán
Tiêu chí lựa chọn các thành viên trong nhóm thông thường là những người có kinh nghiệm về vấn đề đang được thảo luận
Thời gian thảo luận có thể kéo dài từ 1 – 3 giờ, thông thường trong khoảng 1,5 – 2 giờ là tốt nhất và nên sử dụng máy ghi âm hoặc video để ghi lại nội dung thảo luận Người điều phối cần thăm dò để làm rõ câu hỏi nếu các thành viên trong nhóm có vẻ không sẵn sàng đưa ra ý kiến, đồng thời cho các thành viên trong nhóm biết rằng họ hoàn toàn tự do đồng ý hoặc không đồng ý với câu trả lời của người khác
Người điều phối cần nêu các câu hỏi mở có tính tổng quát Khi mọi người trở nên thoải mái hơn trong việc đóng góp các câu hỏi, lúc ấy người điều phối có thể trở nên cụ thể hơn Khi thời gian gần kết thúc hoặc hầu như không còn ý tưởng mới nào được cung cấp, người điều hành nên chuẩn bị kết thúc phiên họp bằng cách tóm tắt các ý chính của cuộc thảo luận để đảm bảo sự chính xác của những gì mà những người tham dự
đã nói, cũng như ý nghĩa của những lời nói đó Cuối cùng, người điều phối cần tuyên
bố kết thúc, cảm ơn những người tham dự đã dành thời gian và đảm bảo rằng những câu trả lời của họ sẽ được giữ hoàn toàn bí mật
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(2) số liệu nội bộ được cung cấp bởi nhà máy Martech
Trang 31Dữ liệu sơ cấp được thu thập ở nhà máy Martech dạng định tính được thu thập bằng các phương pháp: phương pháp thảo luận nhóm, quan sát và dữ liệu từ các báo cáo tại nhà máy Martech
2.3.1.1 Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là việc thu thập dữ liệu thông qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu Khi tuyển chọn thành viên tham gia nhóm, chúng ta cần chú ý đến:
(1) tính đồng nhất, (2) thành viên chưa từng tham gia một cuộc thảo luận tương tự trước đây, hoặc ít nhất trong một khoảng thời gian nào đó, (3) thành viên chưa quen biết nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Tác giả sử dụng công cụ thảo luận nhóm khi xử lý và phân tích số liệu thông qua phỏng vấn nhóm nhỏ đồng thời cách tính hao hụt – mất mát của các nhân viên kiểm soát (controller) để đồng nhất cách tính số liệu và đồng thời phỏng vấn nhóm nhỏ 2-
3 chuyên gia chất lượng trong quá trình thử nếm chất lượng Lò hơi nhằm hiểu biết sâu các vấn đề về chất lượng
2.3.1.2 Phương pháp thảo luận tay đôi
Thảo luận tay đôi là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu Thảo luận tay đôi thường được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các trường hợp sau: (1) Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao, không phù hợp cho việc thảo luận trong môi trường tập thể, (2) Do vị trí xã hội, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu nên rất khó mời họ tham gia nhóm, (3)
Do cạnh tranh mà đối tượng nghiên cứu không thể tham gia thảo luận nhóm, (4) Do tính chuyên môn của vấn đề nghiên cứu sản phẩm mà phỏng vấn tay đôi mới có thể làm rõ và đào sâu được dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Do tính chuyên môn của vấn đề nghiên cứu, Tác giả tiến hành thảo luận tay đôi thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia chất lượng như và nhân viên phụ trách chất lượng hàng thành phẩm và bán thành phẩm bằng cách đặt những câu hỏi khơi gợi, kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin.Tác giả cũng sử dụng công cụ này nhằm đối chiếu, xác nhận tính xác thực và độ tin cậy của thông tin và dữ liệu xoay quanh chủ
đề nghiên cứu
Trang 322.3.1.3 Quan sát
Quan sát là một công cụ thường dùng để thu thập dữ liệu định tính để thu thập dữ liệu bằng mắt bao gồm: (1) nhà nghiên cứu tham gia như một thành viên và không cho các đối tượng nghiên cứu nhận ra mình là nhà nghiên cứu, (2) nhà nghiên cứu tham gia chủ động để quan sát và cho các thành viên khác biết mình là nhà nghiên cứu, (3) tham gia thụ động và mục tiêu chính là quan sát và (4) chỉ quan sát không tham gia như một thành viên, dù là chủ động hay thụ động (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Tác giả tham gia chủ động với mục tiêu chính là quan sát, giám sát quá trình chế tạo tại Nhà máy Martech, tham gia vào việc ghi nhận lại các lỗi về chất lượng xảy ra
xuyên suốt quá trình chết tạo
2.3.2 Xử lý dữ liệu
Tác giả xử lý các loại dữ liệu bằng các công cụ bổ trợ đã được nêu ở Chương 2:
- Đối với dữ liệu dạng chữ: sử dụng các công cụ phân tích 5 Whys, biểu đồ xương
Để nghiên cứu đạt chất lượng cao, tác giả vừa là người trực tiếp thu thập, vừa phân tích dữ liệu tại nhà máy trong khoảng thời gian gần 3 tháng nhằm theo dõi để hiểu và
mô tả lại được những ý nghĩa của dữ liệu Đồng thời áp dụng ba quá trình cơ bản của phân tích định tính là mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng, và kết nối dữ liệu để phân tích dữ liệu
Trang 332.3.3.1 Mô tả hiện tượng
Mô tả hiện tượng là công việc đầu tiên của phân tích định tính nhằm mô tả hiện tượng, diễn giải và thông đạt những gì đang diễn ra Dữ liệu luôn chứa đựng các khái niệm nghiên cứu Vì vậy, quá trình mô tả dữ liệu giúp chúng ta khám phá các khái niệm nghiên cứu để làm cơ sở trong quá trình xây dựng khái niệm và lý thuyết Mô tả hiện tượng bao gồm mô tả sâu đặt nền móng cho phân tích và mô tả nông phát biểu lại các hiện tượng (Dezin, 1978)
Tác giả dùng phương pháp mô tả sâu hiện tượng một cách đầy đủ và hệ thống nhằm xác định vấn đề trong quản lý chất lượng và sản xuất Lò hơi và để trả lời các câu hỏi: (1) Dữ liệu nói lên cái gì? (2) Những vấn đề gì đang xảy ra? (3) Ai có liên quan? (4)
Họ định nghĩa những vấn đề đó như thế nào?
2.3.3.2 Phân loại hiện tượng
Sau khi mô tả hiện tượng, nhà nghiên cứu tiến hành phân loại hiện trường nhằm sắp xếp dữ liệu thành những nhóm dựa vào tính chất và giới hạn của chúng nhằm tạo thành các khái niệm và các thành phần của nó (khái niệm con) và so sánh chúng với nhau Vì vậy, nếu dữ liệu không được sắp xếp một cách có hệ thống, chúng ta sẽ không biết chúng ta đang phân tích gì và rất khó khám phá những khái niệm chứa đựng trong dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Tác giả phân loại hiện tượng trong bước Xác định để xác định các nhóm vấn đề trong quản lý chất lượng và vận hành, đồng thời phân loại các nhóm nguyên nhân của vấn
đề theo phương pháp 5M + E khi xây dựng biểu đồ xương cá trong bước Phân tích
2.3.3.3 Kết nối dữ liệu
Sau khi mô tả và phân loại dữ liệu, nhà phân tích cần liên kết các khái niệm nghiên cứu lại với nhau thành một hệ thống có logic để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học Nhà nghiên cứu cần chú ý đến mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự thay đổi của chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Tác giả nối kết dữ liệu thành một hệ thống có logic nhằm tìm ra nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề trong quản lý chất lượng và sản xuất, từ đó tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó
Trang 34Trong nghiên cứu này, phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu là thông qua việc thu thập các bằng chứng khách quan trong quá trình sản xuất tại nhà máy Martech Các trao đổi cá nhân và nhóm được thực hiện để thu thập dữ liệu và thông tin cần thiết nhằm có được bức tranh tổng quát vấn đề Ngoài ra, việc quan sát và ghi nhận
số liệu trực tiếp tại quá trình sản xuất cũng sẽ được thực hiện Phương pháp DMAIC của Six Sigma được sử dụng với các bước thực hiện được mô tả trong Hình 2-5
Hình 2-5 Quy trình nghiên cứu
Trang 352.5.6.1 Phương pháp thực hiện
Bảng 2-5 Timeline thực hiện nghiên cứu
của doanh nghiêp
Phân tích được hiện trạng quản lý chất lượng thực tế: Sự không phù hợp ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm (tắc nghẽn, lãng phí, trễ tiến độ…)
thuật DMAIC nhằm đưa ra các cải
tiến giảm lỗi trong quá trình sản
xuất tại Nhà máy Martech
Xác định nguyên nhân gốc rễ các lỗi ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ dự
án và đề xuất hướng giải quyết, rút ra kết quả
Làm bảng báo cáo Đồ án tốt nghiệp
2.5.6.2 Quy trình thực hiện đề tài
Trang 36Bảng 2-6 Quy trình thực hiện đề tài
Xác định các lỗi
chủ yếu ảnh
hưởng đến chất
lượng sản phẩm
B1: Xác định mục tiêu đề tài, xây dựng cơ sở lý thuyết, tìm hiểu tổng quan về công
B2: Giai đoạn xác
định
Project Charter SIPOC CTQ
Sử dụng Project Charter
để xác định các yếu tố bao gồm: vấn đề, mục tiêu, thanh viên dự án,
… SIPOC xác định các yếu
tố đầu vào và đầu ra của quy trình cần tập trung
cải tiến CTQ xác định yêu cầu của khác hàng vầ nhận định như thế nào là lỗi
B3: Giai đoạn đo
Dùng Pareto để xác định các lỗi không phù hợp chủ yếu trong quá trình sản xuất Thống kê dưới dạng
Trang 37biểu đồ từ đó phân tích biểu đồ nhằm xác định các sự không phù chủ yếu cần cải tiến
Tìm ra nguyên
nhân gốc rễ cho
sự không phù
hợp
B4: Giai đoạn phân tích
ra nguyên nhân gốc rẽ của vấn đề nỗi cộm
Đề xuất các giải
pháp loại bỏ sự
không phù hợp,
cải thiện chất
lượng sản phẩm
B5: Cải tiến
Brainstorming Thảo luận nhóm
Từ nguyên nhân cốt lõi đưa ra các đề xuất hành động, giải pháp cải tiến Triển khai tại nhà máy
Đo lường và kiểm tra tính hiệu quả của hoạt
động
B6: Giai đoạn kiểm soát Các quy trình
Xây dựng các Quy trình chuẩn để vận hành và giám sát nhằm đảm bảo các giải pháp được thực thi
2.5.6.3 Nhu cầu thu thập thông tin
Bảng 2-7 Nhu cầu thông tin
hiện
Nguồn thông tin
thu thập
Nguồn thông tin
thu thập
Trang 38Tìm hiểu tổng
quan về công
ty
chung về hoạt đông kinh doanh, sản xuất, quản lý chất lượng (Doanh thu, sơ
đồ tổ chức, quy trình quản
lý chất lượng, các lỗi không phù hợp thông qua phiếu NCR, …)
công ty từ Phòng Kinh doanh, Phòng Sản xuất, Phòng QA/QC
Tìm hiểu cơ
sở lý thuyết
Sách, báo khoa học liên quan đến DMIAC và các lý thuyết, công cụ liên quan
Internet, bài giảng, giáo trình
B2:
Gia đoạn xác
định
Mục tiêu chất lượng của Công ty
Bộ phận Sản xuất, Chất lượng
Thông tin về nhu cầu khách hàng, nhà cung cấp, đầu vào, quy trình đầu
ra, khách hàng
Project Charter xác định phạm vi
và các cá nhân
có trong dự án SPIOC mô tả quy trình hàn, mua vật tư CTO xác định
Trang 39yêu cầu chất lượng cần đạt dựa trên nhu cầu của khách hàng
B3:
Giai đoạn đo
lường
Thông tin về sản phẩm không phù hợp, các phiếu NCR, tần suất lặp lại của các lỗi
Tài liệu nội bộ
B4:
Giai đoạn
phân tích
Phân tích nguyên nhân cốt lỗi của các
không phù hợp
Sử dụng 5 Whys để lựa chọn các vấn
đề cần tập trung giải quyết
ra các cải tiến
Thảo luận nhóm,
brainstorming
để đưa ra các cải tiến
Nhóm dự án
B6:
Giải đoạn
Sử dụng các quy trình, biểu
Tài liệu nội bộ
Trang 40kiểm soát mẫu để kiểm
soát chất lượng, quá trình sản xuất
2.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 tổng hợp và trình bày các lý thuyết về Six Sigma, tiến trình DMAIC, các công cụ thực hiện trong các bước Define – Xác định, Measure – Đo lường, Analyze – Phân tích, Improve – Cải tiến, Control – Kiểm soát Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình bày ứng dụng của DMAIC trong sản xuất thực tế và đưa ra khung nghiên cứu
áp dụng DMAIC tại nhà máy Martech Chương 2 cũng trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, phạm vi thực hiện, phương pháp chọn mẫu, xử lý và phân tích dữ liệu Nghiên cứu thu thập dữ liệu bằng các công cụ thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi và quan sát với mẫu được chọn là Nhà máy Martech – Nhơn Trạch và áp dụng ba quá trình mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng và kết nối dữ liệu để phân tích các dữ liệu định tính thu thập được