1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hoạt động kho vận giao nhận tại chi nhánh công ty cổ phần đại lý hàng hải việt nam đại lý hàng hải sài gòn vosa sài gòn

128 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Cơ Bản Nhằm Cải Thiện Hoạt Động Kho Vận Giao Nhận Tại Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Đại Lý Hàng Hải Việt Nam – Đại Lý Hàng Hải Sài Gòn (Vosa Sài Gòn)
Tác giả Võ Ngọc Anh
Người hướng dẫn Ths. Ngô Hồng Giang
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Chuyên ngành Thương Mại – Du Lịch
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 4,26 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – ĐẠI LÝ HÀNG HẢI SÀI GÒN (13)
    • 1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA Corporation) (13)
      • 1.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển (13)
      • 1.1.2 Các lĩnh vực hoạt động (15)
      • 1.1.3 Cơ cấu tổ chức (15)
      • 1.1.4 Định hướng phát triển (16)
    • 1.2 Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam – Đại lý Hàng hải Sài Gòn (VOSA Sài Gòn) (17)
      • 1.2.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển (17)
      • 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ (17)
      • 1.2.3 Cơ cấu tổ chức (18)
        • 1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức (18)
        • 1.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban (19)
        • 1.2.3.3 Nguồn lực của VOSA Sài Gòn (0)
      • 1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn (22)
        • 1.2.4.1 Kết quả phục vụ (22)
        • 1.2.4.2 Đại lý Liner (Đại lý vận tải container) (23)
        • 1.2.4.3 Kết quả hoạt động của VOSA Sài Gòn trong ba năm 2006-2007-2008 (0)
      • 1.2.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của VOSA Sài Gòn (25)
      • 1.2.6 Khái quát về các vấn đề tồn tại hiện nay trong hoạt động kho vận giao nhận tại VOSA Sài Gòn (25)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (26)
    • 2.1 Những lý luận cơ bản về hoạt động kho vận giao nhận (26)
      • 2.1.1 Khái niệm Logistics (26)
      • 2.1.2 Các hình thức hoạt động kho vận giao nhận (27)
      • 2.1.3 Logistics trong giao nhận vận tải (28)
      • 2.1.4 Vai trò của hoạt động kho vận giao nhận (28)
        • 2.1.4.1 Vai trò của hoạt động kho vận giao nhận đối với nền kinh tế (28)
        • 2.1.4.2 Vai trò của hoạt động kho vận giao nhận đối với các doanh nghiệp (29)
      • 2.1.5 Xu hướng phát triển của Logistics (29)
        • 2.1.5.1 Xu hướng phát triển của Logistics trên thế giới (29)
        • 2.1.5.2 Xu hướng phát triển của Logistics tại Việt Nam (30)
    • 2.2 Tổng quan về quản trị Logistics (31)
      • 2.2.1 Sự cần thiết phải quản trị Logistics (31)
      • 2.2.2 Nội dung của quản trị Logistics (31)
        • 2.2.2.1 Dịch vụ khách hàng (31)
        • 2.2.2.2 Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics (32)
        • 2.2.2.3 Quản trị dự trữ (32)
        • 2.2.2.4 Quản trị vật tư (32)
        • 2.2.2.5 Vận tải (33)
        • 2.2.2.6 Kho bãi (33)
        • 2.2.2.7 Chi phí Logistics và phân tích tổng chi phí Logistics (33)
    • 2.3 Kho bãi (33)
      • 2.3.1 Khái niệm kho bãi (33)
      • 2.3.2 Vai trò của kho bãi (34)
      • 2.3.3 Chức năng của kho bãi (34)
        • 2.3.3.1 Hỗ trợ sản xuất (34)
        • 2.3.3.2 Tổng hợp sản phẩm (34)
        • 2.3.3.3 Gom hàng (35)
        • 2.3.3.4 Tách hàng thành nhiều lô nhỏ (35)
      • 2.3.4 Mối liên hệ giữa kho và các bộ phận khác (35)
      • 2.3.5 Một số hoạt động chủ yếu tại kho (36)
    • 2.4 Gom hàng (36)
      • 2.4.1 Khái quát về hoạt động gom hàng (36)
      • 2.4.2 Lợi ích của việc gom hàng (37)
      • 2.4.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động gom hàng (37)
      • 2.4.4 Tiêu chuẩn để trở thành người gom hàng (38)
    • 2.5 Phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng biển Việt Nam (39)
      • 2.5.1 Khía cạnh pháp lý và nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Việt Nam (39)
      • 2.5.2 Nhiệm vụ các bên tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (39)
      • 2.5.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (40)
      • 2.5.4 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng (42)
        • 2.5.4.1 Đối với hàng xuất khẩu (42)
        • 2.5.4.2 Đối với hàng nhập khẩu (44)
      • 2.5.5 Thị trường giao nhận tại Việt Nam và trên thế giới (45)
        • 2.5.5.1 Thị trường giao nhận tại Việt Nam (45)
        • 2.5.5.2 Thị trường giao nhận trên thế giới (46)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHO VẬN GIAO NHẬN TẠI (47)
    • 3.1 Phân tích doanh thu – lợi nhuận của hoạt động kho vận giao nhận tại VOSA Sài Gòn qua các năm 2006 đến 2008 (47)
      • 3.1.1 Phân tích doanh thu (48)
      • 3.1.2 Phân tích lợi nhuận (52)
    • 3.2 Thực trạng hoạt động kho bãi tại VOSA Sài Gòn (53)
      • 3.2.1 Các đối tượng tham gia vào hoạt động kho bãi tại VOSA Sài Gòn (53)
        • 3.2.1.1 Nguồn nhân lực (53)
        • 3.2.1.2 Hệ thống thông tin (53)
        • 3.2.1.3 Cơ sở hạ tầng (53)
        • 3.2.1.4 Hệ thống nhà kho (53)
        • 3.2.1.5 Thủ tục hải quan (53)
      • 3.2.2 Các hoạt động kho bãi tại VOSA Sài Gòn (54)
        • 3.2.2.1 Nhập kho (55)
        • 3.2.2.2 Xuất kho (55)
        • 3.2.2.3 Lưu kho, bão quản hàng hóa trong kho (56)
      • 3.2.3 Cước phí tại kho (56)
      • 3.2.4 Các rủi ro chủ yếu tại kho bãi (57)
      • 3.2.5 Đánh giá thực trạng hoạt động kho bãi tại VOSA Sài Gòn (57)
    • 3.3 Thực trạng hoạt động gom hàng tại VOSA Sài Gòn (59)
      • 3.3.1 Qui trình gom hàng tại VOSA Sài Gòn (59)
        • 3.3.1.1 Tổng hợp và xác nhận booking (59)
        • 3.3.1.2 Lên kế hoạch đóng hàng (60)
        • 3.3.1.3 Đóng hàng (61)
        • 3.3.1.4 Quy trình làm chứng từ (63)
      • 3.3.2 Chi phí trong hoạt động gom hàng (63)
      • 3.3.3 Các rủi ro xảy ra trong quá trình gom hàng (64)
      • 3.3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động gom hàng tại VOSA Sài Gòn (65)
    • 3.4 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại Phòng Đại lý Vận tải – VOSA Sài Gòn (68)
      • 3.4.1 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận tại VOSA Sài Gòn (68)
        • 3.4.1.1 Nguồn nhân lực (68)
        • 3.4.1.2 Trang thiết bị (68)
        • 3.4.1.3 Phương tiện (68)
        • 3.4.1.4 Hoạt động marketing (69)
        • 3.4.1.5 Quy mô doanh nghiệp (69)
        • 3.4.1.6 Đối thủ cạnh tranh (69)
        • 3.4.1.7 Uy tín doanh nghiệp (70)
        • 3.4.1.8 Chất lượng dịch vụ (70)
        • 3.4.1.9 Cơ sở hạ tầng (70)
        • 3.4.1.10 Thủ tục hải quan (71)
        • 3.4.1.11 Pháp luật (71)
      • 3.4.2 Thị trường giao nhận của VOSA Sài Gòn (71)
      • 3.4.3 Các chứng từ liên quan (74)
      • 3.4.4 Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container (75)
        • 3.4.4.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại VOSA Sài Gòn (75)
        • 3.4.4.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại VOSA Sài Gòn (78)
      • 3.4.5 Các rủi ro trong hoạt động giao nhận bằng container tại VOSA Sài Gòn (80)
        • 3.4.5.1 Rủi ro trong quá trình vận chuyển đường biển (80)
        • 3.4.5.2 Rủi ro trong quy trình nghiệp vụ (81)
        • 3.4.5.3 Rủi ro do điều kiện cơ sở hạ tầng trong quá trình giao nhận (81)
        • 3.4.5.4 Rủi ro kinh tế (81)
        • 3.4.5.5 Rủi ro pháp luật (82)
        • 3.4.5.6 Rủi ro tài chính (82)
        • 3.4.5.7 Rủi ro biến động giá (82)
      • 3.4.6 Đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận tại VOSA Sài Gòn (83)
  • CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ (84)
    • 4.1 Một số giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hoạt động kho vận giao nhận tại VOSA Sài Gòn (85)
      • 4.1.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cải thiện bộ máy quản lý (85)
      • 4.1.2 Mở rộng thị trường hoạt động trong nước và quốc tế, tăng cường liên doanh liên kết, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ (85)
      • 4.1.3 Đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc (86)
      • 4.1.4 Hạn chế rủi ro, điều chỉnh những bất cập để cải thiện quy trình hoạt động (87)
      • 4.1.5 Mở rộng các loại hình giao nhận (88)
      • 4.1.6 Quảng bá hình ảnh thông qua hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ (89)
      • 4.1.7 Một số giải pháp cơ bản về nguồn vốn (90)
      • 4.1.8 Tăng cường công tác tư vấn, chăm sóc khách hàng (90)
    • 4.2 Kiến nghị (91)
      • 4.2.1 Kiến nghị đối với các hãng tàu (91)
      • 4.2.2 Kiến nghị đối với cảng (91)
      • 4.2.3 Kiến nghị đối với các công ty xuất nhập khẩu (92)
      • 4.2.4 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng Nhà nước (92)
      • 4.2.5 Kiến nghị đối với VOSA Corporation (93)
  • KẾT LUẬN (93)
  • PHỤ LỤC (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (127)

Nội dung

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – ĐẠI LÝ HÀNG HẢI SÀI GÒN

Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA Corporation)

1.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển:

Giới thiệu về Công ty:

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM. Tên tiếng Anh: VIETNAM OCEAN SHIPPING AGENCY CORPORATION. Tên viết tắt: VOSA CORPORATION.

Trụ sở chính: Phòng 605 – 1002 – 1003, Habour View Tower, 35 Nguyễn

Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: vosagroup@hcm.vnn.vn

Website: http://www.vosa.com.vn; http://www.vosagroup.com

Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 4103005432 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 20/10/2006.

Những sự kiện quan trọng: Đại lý Hàng hải Việt Nam tiền thân là Công ty Đại lý Tàu biển Việt Nam, được thành lập ngày 13/03/1957 theo Nghị định số 50/NĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện. Ngày 08/08/1989, Công ty Đại lý Tàu biển Việt Nam được đổi tên thành Đại lý Hàng hải Việt Nam theo Quyết định số 1436 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông Vận tải.

Ngày 12/05/1993, Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA) được thành lập lại theo Quyết định số 885/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông Vận tải, là Doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam với số vốn là 8.639.000.000 VNĐ.

Ngày 06/09/2005, Bộ Giao thông Vận tải đã ra Quyết định số 3292/QĐ-BGTVT về việc “Phê duyệt danh sách đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện Cổ phần hóa năm 2005” Cổ phần hóa VOSA sẽ tạo một bước ngoặt trong sự phát triển của công ty.

Ngày 14/12/2005, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 4788/QĐ-BGTVT phê duyệt giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Ngày 30/12/2005, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 5099/QĐ-BGTVT về việc “Phê duyệt phương án và chuyển Đại lý Hàng hải Việt Nam, đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty Cổ phần”.

Ngày 31/03/2006, bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.

Ngày 14/06/2006, Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam.

Ngày 20/10/2006, Công ty Cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam nhận Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4103005432 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp Công ty Cổ phần chính thức đi vào hoạt động từ ngày này.

Ngày 01/02/2007, Công ty TNHH NYK Line Việt Nam (liên doanh giữa NYK Line và VOSA) chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 13/03/2007, Công ty đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (13/03/1957 – 13/03/2007).

1.1.2 Các lĩnh vực hoạt động:

 Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải và tổ chức liên hiệp vận chuyển;

 Dịch vụ môi giới hàng hải; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ kiểm đếm hàng hóa;

 Vận tải đa phương thức quốc tế; khai thác tàu biển;

 Quản lý, khai thác cảng, kho, bến, bãi và dịch vụ giao nhận, kho vận;

 Dịch vụ kho ngoại quan; đại lý thủ tục ngoại quan; cho thuê thuyền viên;

 Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa, thiết bị, vật tư, phụ tùng và các loại hàng hóa khác theo quy định của pháp luật; kinh doanh cửa hàng miễn thuế; cho thuê văn phòng; kinh doanh khách sạn, du lịch, lữ hành nội địa và quốc tế; Đại lý bán vé máy bay; Đại lý mua bán, ký gửi và phân phối hàng hóa; Dịch vụ chuyển phát bưu kiện; kinh doanh, cho thuê tài chính.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức: Đại Hội Đồng Cổ Đông

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của VOSA Corporation.

Các mục tiêu chủ yếu của công ty:

Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam được thành lập để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hàng hải và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu: mang lại lợi nhuận tối đa hợp pháp; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông; thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; nâng cao uy tín và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh và trở thành các công ty đa ngành.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

Xây dựng và kiên trì thực hiện chiến lược về thị trường, duy trì và mở rộng các hoạt động vận tải truyền thống; phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như đại lý vận tải, kinh doanh kho bãi, kho ngoại quan, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư xây dựng mạng lưới kho bãi rộng lớn, đầy đủ phương tiện xếp dỡ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, đầu tư phương tiện vận tải như sà lan, tàu, ô tô…để đáp ứng mọi nhu

Hệ Đối Ngoại Phòng Đầu Tư Phòng

MẠNG LƯỚI CÁC CHI NHÁNH

CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH

China Shipping (Vietnam)SYMS (Vietnam) cầu về dịch vụ logistics cho khách hàng; tiếp tực đầu tư liên doanh với các thân chủ lớn, các hãng tàu, các công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài để từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trẻ thông qua kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhằm tạo ra động lực phát triển, từng bước kế thừa và tiếp thu những kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm; từng bước cải tiến cơ cấu tổ chức, tiền lương, tiền thưởng hợp lý, tạo điều kiện để mọi người trong công ty đều có cơ hội sở hữu cổ phần của công ty mình nhằm phát huy tinh thần làm chủ, gắn bó thực sự lâu dài với công ty.

Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam – Đại lý Hàng hải Sài Gòn (VOSA Sài Gòn)

1.2.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển:

Giới thiệu về công ty:

Tên công ty: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT

NAM – ĐẠI LÝ HÀNG HẢI SÀI GÒN Tên giao dich: VOSA CORPORATION – VOSA SÀI GÒN Địa chỉ: Số 3-5-7 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ

Email: vosadl@hcm.vnn.vn

Website: http://www.vosagroup.com

VOSA Sài Gòn là chi nhánh tách ra hoạt động độc lập từ ngày 01/01/2001 với nhiều chức năng và dịch vụ như: kiểm đếm container, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, môi giới mua bán tàu , xây dựng được Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 và hoạt động ngày càng hiệu quả.

VOSA Sài Gòn luôn không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng công tác phục vụ của mình, vì muốn khách hàng và các hãng tàu trên thế giới biết đến VOSA Sài Gòn là một đại lý hàng hải phục vụ tốt nhất và uy tín nhất tại Việt Nam, nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các đại lý khác trong thời gian hiện nay.

VOSA Sài Gòn được công nhận không chỉ là một trong những sự lựa chọn tốt nhất về đại lý tàu biển, mà còn là nơi có dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không có uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ:

Chức năng: Đại lý tàu biển:

- VOSA Sài Gòn đứng ra làm đại lý cho các hãng tàu

- Xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, kiểm đếm và làm thủ tục giám định hàng hóa.

- Thu xếp cứu hộ, cứu nạn.

- Tham gia giải quyết tranh chấp hàng hải.

- Dịch vụ cung ứng dầu, nước ngọt, vật tư thiết bị…và sửa chữa tàu.

- Thuê và môi giới thuê tàu.

- Môi giới mua, bán tàu. Đại lý vận tải:

- Nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ.

- Giao hàng tận nơi ( door -to-door).

- Thay mặt người ủy thác, phối hợp với cảng và các cơ quan liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ: bốc xếp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đại lý và các dịch vụ hàng hải khác, thu ngoại tệ về cho đất nước và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người ủy thác.

- Xây dựng phương án đóng góp vào sự phát triển chung của Đại lý Hàng hải Việt Nam, tham gia tốt vào các tổ chức quốc tế.

- Nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực hàng hải cũng như vào luật pháp hàng hải.

- Tham gia thực hiện tốt việc huấn luyện đào tạo, giáo dục công nhân viên theo chức năng và quyền hạn thông qua công tác đại lý, tham gia tích cực vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia, chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, nội bộ…

- Xây dựng quy hoạch cán bộ, các quy chế quản lý công ty phù hợp với chê độ chính sách của VOSA nói riêng, của Nhà nước nói chung và các quy định, hướng dẫn của cấp trên.

- Hướng dẫn kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách và các thể lệ, nội quy đã ban hành.

- Quản lý vật tư, tiền vốn, tổ chức và hạch toán các hoạt động kinh doanh với quyền hạn của đơn vị hiện hành.

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của VOSA Sài Gòn.

1.2.3.2Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch.

- Trực tiếp chỉ đạo việc thi hành nghiệp vụ của đại lý.

- Sắp xếp phù hợp cho đại lý.

- Phân bổ kế hoạch cho đại lý.

- Trực tiếp tham gia bàn bạc ký kết hợp đồng.

- Tham gia vào công tác đối ngoại.

- Chịu trách nhiệm chung về sự hoạt động của toàn bộ đại lý.

Phòng Tổ chức hành chính:

- Theo dõi quan sát các vấn đề hành chính của cơ quan.

- Thực hiện công tác lưu trữ văn thư.

- Quản lý kho, phân bố những trang thiết bị phục vụ cho cơ quan.

Phòng Tài chính kế toán:

- Theo dõi tình hình tài chính trong và ngoài đơn vị.

- Nhận và phân bố tiền gửi ngân hàng của các hãng tàu nước ngoài.

Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài chính Kế toán

Phòng Đại lý Thương vụ Phòng Đại lý

Vận tải Phòng Đại lý tàu Đội Phương tiện Phòng Đại lý Container

- Kiểm tra và lập các chứng từ thanh toán.

- Giám sát theo dõi tình hình thu chi của cơ quan.

- Nhận chứng từ của các cơ quan đã phục vụ cho tàu, lập bảng thanh toán và đòi tiền của hãng đó.

-Thống kê thời gian sử dụng của các tàu.

-Tính cước, kiểm tra cước thị thực theo yêu cầu của các hãng tàu.

- Quyết toán với khách hàng.

Phòng Đại lý vận tải:

- Gom hàng và lưu kho, thu xếp việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không…

- Cung cấp dịch vụ từ kho đến kho, dịch vụ vận chuyển trong nước.

- Thông báo vị trí tàu cho người chủ nhận hàng.

- Đảm bảo việc chuẩn bị và lập các chứng từ văn bản.

- Tìm cho tàu nguồn hàng xuất khẩu.

- Thu xếp hoặc làm các thủ tục hải quan và tất cả các dịch vụ khác liên quan đến việc tàu vào cảng, lưu cảng, rời cảng.

- Thu xếp việc giao hàng xuất nhập.

- Chăm lo phục vụ hành khách.

- Thu cước hàng xuất, nhập khẩu.

- Chăm lo đến việc giải quyết tổn thất chung, khiếu nại và thủ tục khác.

- Thông báo lịch tàu, chào giá cước và diều chỉnh.

Sơ đồ tổ chức của Phòng Đại lý vận tải:

Nhân viên chuyên hàng container Nhân viên chuyên hàng lẻ

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức của Phòng Đại lý vận tải

Phòng Đại lý thương vụ:

- Theo dõi tin tức của các tàu, các hãng tàu trên thế giới cũng như các cơ quan có liên quan đến nghiệp vụ đại lý.

- Theo dõi tất cả các hợp đồng và ký kết hợp đồng.

- Dịch các công văn giấy tờ.

- Làm môi giới hàng hải.

- Theo dõi và hướng dẫn tàu nước ngoài vào cảng, thông báo cho các cơ quan hải quan để đón tàu, bố trí hoa tiêu và làm thủ tục xuất nhập cảng cho tàu.

- Theo dõi và thực hiện các yêu cầu của tàu trong thời gian nhập cảng.

- Nắm lịch trình tàu đến và tàu rời cảng.

- Theo dõi và thực hiện các yêu cầu của tàu trong thời gian nhập cảng.

- Nắm lịch trình tàu đến và tàu rời cảng.

- Theo dõi thời gian làm việc của tàu, thường xuyên làm việc với thuyền trưởng và đại diện của tàu.

- Giúp đỡ tàu khi tàu vào cảng thì điện báo cho hãng tàu biết những nội dung mà hãng tàu yêu cầu.

- Thực hiện các dịch vụ về thuyền viên.

- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho tàu.

- Thu xếp việc giao hàng xuất nhập. Đội phương tiện:

- Quản lý các phương tiện của cơ quan.

- Sử dụng phương tiện để phục vụ cho công việc đại lý.

Nhân viên làm chứng từ Nhân viên hiện trường Nhân viên làm chứng từ Nhân viên hiện trường

- Lập kế hoạch xăng dầu hàng năm.

- Lập phương án dự trữ, phụ tùng thay thế, sửa chữa.

- Lập kế hoạch mua sắm phương tiện mới.

- Xếp container, thông báo cho chủ hàng có liên quan đến nhận hàng, sửa chữa và cho thuê container.

1.2.3.3Nguồn nhân lực của VOSA Sài Gòn:

VOSA Sài Gòn có 118 nhân viên, trong đó tỷ lệ nhân viên nam chiếm 69,5%, tỷ lệ nhân viên nữ chiếm 30,5%.

Trình độ của nhân viên: số nhân viên có trình độ đại học và sau đại học chiếm 58,45%, đây cũng là một lợi thế mà VOSA Sài Gòn có được Hơn nữa, đội ngũ nhân viên trong công ty có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn nên tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc trong công ty.

Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của VOSA Sài Gòn.

Trình độ Đại học và

Sau Đại học Cao đẳng Trung cấp Trung học chuyên nghiệp

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh) 1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn:

Bảng 1.2: Kết quả phục vụ của VOSA Sài Gòn từ 2006-2008.

Số tàu phục vụ Chuyến 391 418 442

Số tấn trọng tải phục vụ Tấn/km 1.794.378 2.486.177 2.848.548

Số tấn hàng hóa phục vụ Tấn/km 1.514.787 2.216.214 2.628.832

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của VOSA Sài Gòn, Phòng Đại lý vận tải)

Về số tàu phục vụ:

Trong năm 2008, VOSA Sài Gòn đã phục vụ được 442 chuyến tàu, là đơn vị dẫn đầu trong các đơn vị thành viên của VOSA chiếm 14,5% toàn VOSA ( VOSA: 3056 chuyến ) Năm 2007 lượng tàu VOSA Sài Gòn phục vụ tăng 6,9% so với năm 2006. Năm 2008 lượng tàu VOSA Sài Gòn phục vụ tăng 5,7% so với năm 2007 Tốc độ tăng có giảm một phần do ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, làm cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng chậm, dẫn đến số tàu phục vụ có tăng nhưng chậm hơn giai đoạn trước.

Về số tấn trọng tải phục vụ:

Năm 2008, số tấn trọng tải phục vụ đạt 2.848.548 tấn/km chiếm 15,1% tổng số tấn trọng tải phục vụ của toàn VOSA ( VOSA: 18.839.603 tấn/km ), tăng 14,6% so với năm 2007 Điều này cho thấy VOSA Sài Gòn có một vị thế vững chắc trong nước cũng như trên thế giới.

Số tấn hàng hóa phục vụ:

Số tấn hàng hóa phục vụ tăng lên rõ rệt từ 1.514.787 tấn/km năm 2006 lên 2.216.214 tấn/km năm 2007, tăng 46,3% Năm 2008, số tấn hàng hóa phục vụ tăng 18,6% so với năm 2008 Tốc độ tăng chậm lại do ảnh hưởng của nền kinh tế Nhưng nhìn chung, VOSA Sài Gòn vẫn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định so với các công ty khác cùng ngành.

1.2.4.2Đại lý Liner ( Đại lý vận tải container):

Bảng 1.3: Số lượng tàu container do VOSA Sài Gòn phục vụ (2006-2008).

Số lượng tàu container do

VOSA Sài Gòn phục vụ Chiếc 98 121 148

Số tấn trọng tải Tấn/km 279.384,655 414.942,941 512.168,930

Số container phục vụ TEUs 1.013 2.013 2.217

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2008 của VOSA Sài Gòn, Phòng Đại lý vận tải)

VOSA Sài Gòn cung cấp dịch vụ đại lý liner cho các hãng tàu nước ngoài như: NYK, SYMS, China Shipping, DONGNAMA, Maersk-Sealand…Dịch vụ đại lý liner bao gồm thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng container, thu gom hàng, giao nhận hàng hóa v.v…

Năm 2008, VOSA Sài Gòn phục vụ được 148 lượt tàu container (chiếm 33.56% tổng số chuyến phục vụ) với tổng số tấn trọng tải là 512.168,930 tấn/km, và số lượng container phục vụ là 2.217 TEUs.

1.2.4.3Kết quả hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn trong 3 năm 2006- 2007-2008:

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn trong 3 năm 2006-2008.

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của VOSA Sài Gòn 2006-2008, Phòng Tài chính-Kế toán)

Doanh thu hằng năm của VOSA vẫn giữ được mức tăng đều đặn, doanh thu năm sau cao hơn năm trước Doanh thu năm 2008 tăng 10,6% so với năm 2007 và đạt 27.917,765 triệu đồng chiếm 8,8% tổng doanh thu của toàn VOSA Sài Gòn (tổng doanh thu của VOSA Sài Gòn đạt 317.969 triệu đồng ) Tình hình hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn nhìn chung là khá ổn định.

Tuy nhiên trong giai đoạn này, do sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty dịch vụ cùng ngành nên VOSA Sài Gòn gặp khó khăn bởi sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Những lý luận cơ bản về hoạt động kho vận giao nhận

Logistics phát triển quá nhanh chóng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều nước, nên có rất nhiều tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu, đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau, chẳng hạn như:

- Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn… nó bao gồm cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay.

- Logistics là quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ…từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

- Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

- Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch và thực hiện những lợi ích và công dụng của các nguồn tài nguyên cần thiết nhằm giữ vững hoạt động của toàn bộ hệ thống…(Quản trị Logistics, 2006, Nhà xuất bản Thống kê, trang 8)

Nhưng tại thời điểm này, khái niệm sau đây được sử dụng khá phổ biến, theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.

2.1.2 Các hình thức hoạt động kho vận giao nhận:

Logistics bên thứ nhất (1 PL – First Party Logistics): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics.

Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục Hải quan, thanh toán,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán, …

Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định, …Do đó 3 PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.

Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics): là người tích hợp

(integrator) – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4 PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải,… 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

Gần đây, cùng với sự phát triển của Thương mại điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5PL) 5PL phát triển nhằm phục vụ cho Thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng Thương mại điện tử.

2.1.3 Logistics trong giao nhận vận tải:

Logistics trong giao nhận vận tải bắt nguồn từ sự thay đổi trong sản xuất.

Quá trình hàng hóa đi từ người sản xuất đến người tiêu dùng qua nhiều trung gian và nhiều phương thức vận tải khác nhau, chịu nhiều mất mát, rủi ro và trách nhiệm của mỗi người vận tải chỉ giới hạn trong chặng đường do họ đảm nhiệm Đồng thời để tránh đọng vốn, các nhà sản xuất luôn tìm cách duy trì một lượng hàng trong kho nhỏ nhất Kết quả là hoạt động vận tải và lưu thông phân phối phải đảm bảo yêu cầu đúng lúc (Just in Time), tăng cường vận chuyển những chuyến hàng nhỏ thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho (zero-stock), thông tin kịp thời, chính xác và sự ăn khớp giữa các quá trình

Cách mạng Container hóa diễn ra trong những năm 70 của thế kỷ 20 là tiền đề cho sự ra đời của vận tải đa phương thức Theo phương thức này người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng vận tải với một người (gọi là người kinh doanh vận tải đa phương thức – Multimodal Transport Operator – MTO) người sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa bằng một hợp đồng duy nhất (MT document) mặc dù người đó có thể không phải là người vận tải thực sự.

Người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán và gom hàng lẻ thành nhiều đơn vị gửi hàng (consolidation) tại các nhà kho hay nơi xếp dỡ hàng hóa trước khi chúng được gửi đi Tại nơi đến, người tổ chức dịch vụ logistics (Logistics Service Provider) sẽ tách các đơn vị gửi hàng đó (các lô hàng lớn) và xếp hàng hóa thành các lô hàng thích hợp (de-consolidation) để phân phối đến những địa điểm cuối cùng Người tổ chức dịch vụ logistics không chỉ giao nhận mà còn làm các công việc như: lưu kho, dán nhãn hiệu, đóng gói bao bì, thuê phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan và có thể mua hộ cả bảo hiểm cho chủ hàng.

Như vậy, logistics trong giao nhận vận tải luôn là một chuỗi hệ thống các dịch vụ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hóa cũng như chi phí tương tự ở đầu ra bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ của hệ thống logistics nêu trên (theo Logistics

Từ những điều trình bày trên cho thấy, dịch vụ logistics chính là sự phát triển ở giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận kho vận trên cơ sở sử dụng những thành tựu của công nghệ thông tin để điều phối hàng hóa từ khâu tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng, qua các công đoạn: vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hóa.

2.1.4 Vai trò của hoạt động kho vận giao nhận:

2.1.4.1 Vai trò của hoạt động kho vận giao nhận đối với nền kinh tế:

-Hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế

Tổng quan về quản trị Logistics

2.2.1Sự cần thiết phải quản trị Logistics:

Các mô hình quản lý như: “Just-in-time”, “Kanban”, “lean manufacturing”,… ngày càng được áp dụng rộng rãi và mang lại những kết quả khả quan Tuy nhiên, việc áp dụng đơn lẻ các mô hình trên không thể mang lại lợi ích lớn hơn Việc áp dụng quản trị logistics – quản trị toàn bộ dây chuyền cung ứng một cách hiệu quả mới có thể tiếp tục gia tăng tỷ suất lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị phần.

Việc không quan tâm thích đáng đến dây chuyền cung ứng, quản trị logistics gây hao tổn chi phí như dự trữ hàng tồn kho quá nhiều hay tổ chức vận chuyển không hiệu quả, hoặc dự báo không đúng nhu cầu thị trường dẫn đến mất cơ hội kinh doanh gây nên những khoảng thiệt hại lớn và xã hội mất rất nhiều thời gian quý giá. Để giảm thiểu những khoảng chi phí bất hợp lý, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, các nhà cung ứng, nhà sản xuất, người vận tải, người kinh doanh kho bãi,… cùng phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp để tối ưu hóa chuỗi hoạt kinh tế, để tổ chức sản xuất và phân phối hàng hóa một cách hiệu quả, đúng chủng loại, đủ số lượng, đúng địa điểm, kịp thời gian, với chi phí được giảm thiểu tối đa trong khi vẫn thỏa mãn được các yêu cầu của xã hội, của người tiêu dùng Hoạt động đó chính là quản trị logistics, quản trị dây chuyền cung ứng một cách hiệu quả.

2.2.2 Nội dung của quản trị Logistics:

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, khách hàng ngày càng có rất nhiều sự lựa chọn đối với cùng một loại hàng hóa, dịch vụ Nếu nhiều tổ chức cùng đưa ra thị trường những sản phẩm với đặc điểm, chất lượng, giá cả gần tương đương như nhau thì sự khác biệt về dịch vụ khách hàng là công cụ cạnh tranh sắc bén. Dịch vụ khách hàng giúp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi (giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng) Nói ngắn gọn hơn dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các lợi ích từ giá trị gia tăng cho dây chuyền cung ứng với chi phí hiệu quả nhất (PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân).

Trong quá trình hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng chính là đầu ra, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống, là bí quyết để duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với những sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp.

2.2.2.2 Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics:

Hệ thống thông tin logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), từng bộ phận chức năng (logistics, kỹ thuật, kế toán – tài chính, marketing, sản xuất…), từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải…) được kết nối với nhau.

Trong hệ thống này, việc xử lý đơn đặt hàng của khách hàng chính là trung tâm thần kinh của toàn bộ hệ thống logistics Tốc độ và chất lượng của luồng thông tin tác động trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của toàn bộ quá trình Nếu thông tin được trao đổi nhanh chóng, chính xác thì hoạt động logistics sẽ tiến hành hiệu quả Ngược lại, nếu trao đổi thông tin chậm chạp, sai sót sẽ làm tăng các khoản chi phí lưu kho, bãi, vận tải, làm cho việc giao hàng diễn ra không đúng thời hạn, làm mất khách hàng… sẽ là điều không tránh khỏi Nghiêm trọng hơn là có thể làm cho sản xuất kém hiệu quả do phải thường xuyên thay đổi kế hoạch, quy mô để đáp ứng nhu cầu thực tế…

Sự phân công lao động xã hội dẫn đến việc hình thành các loại dự trữ và chuyên môn hóa sản xuất Thời gian và tiến độ sản xuất sản phẩm không ăn khớp với thời gian và tiến độ sử dụng loại sản phẩm ấy Vì vậy để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội tiến hành liên tục, nhịp nhàng thì cần thiết phải dự trữ Ngoài ra, dự trữ cần thiết cho việc cân bằng cung cầu đối với những mặt hàng theo thời vụ, dự trữ để phòng rủi ro, dự trữ là phương tiện phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đột xuất của khách hàng…

Quản trị vật tư (materials management) là một bộ phận của quản trị logistics Vật tư bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, máy móc, các bộ phận thay thế, bán thành phẩm… Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình logistics, thì quản trị vật tư là đầu vào của quá trình này Mặc dù không trực tiếp tác động đến người tiêu dùng nhưng quản trị vật tư có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động logistics Muốn có sản phẩm tốt thì phải có nguyên vật liệu tốt.

Các hoạt động của quản trị vật tư bao gồm: xác định nhu cầu vật tư, tìm nguồn cung cấp, tiến hành mua sắm, thu mua vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho và lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng, quản trị hệ thống thông tin có liên quan, lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu, phế phẩm, ngoài ra còn làm nhiệm vụ sản xuất từ bên ngoài.

Vận tải đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ Nó đáp ứng yêu cầu của khách hàng về mặt vị trí và thời gian Để chuyên chở hàng hóa, nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác, người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch vụ logistics có thể chọn một trong các phương thức vận tải sau: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp nhiều phương thức lại với nhau – được gọi là vận tải đa phương thức Muốn kinh doanh logistics cần phải hiểu được ưu nhược điểm riêng của từng phương thức vận tải.

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí các hàng hóa được lưu kho.

Quản trị kho và hàng hóa lưu kho là một khâu trong quản trị logistics, có quan hệ mật thiết với vận chuyển, cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm cho sản phẩm Nội dung công tác quản trị kho rất phong phú gồm: thiết kế mạng lưới kho, thiết kế và trang bị các thiết bị trong kho, tổ chức các nghiệp vụ kho: xuất, nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa trong kho, quản lý hệ thống thông tin, sổ sách, số liệu về hoạt động của kho, tổ chức quản lý lao động, công tác bảo hộ, an toàn trong kho…

2.2.2.7 Chi phí Logistics và phân tích tổng chi phí Logistics:

Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trí và quá trình chu chuyển, dự trữ hàng hóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối, nên nếu giảm chi phí tùy tiện ở từng hoạt động riêng lẻ, chưa chắc đã đạt được kết quả mong muốn vì có thể làm tăng chi phí ở khâu khác Cho nên cần phải phân tích tổng chi phí để có thể giảm tổng chi phí xuống mức thấp nhất

Chi phí logistics được hình thành từ 6 loại chi phí chủ yếu sau: chi phí phục vụ khách hàng, chi phí vận tải, chi phí kho bãi, chi phí giải quyết đơn hàng và hệ thống thông tin, chi phí sản xuất-thu mua, chi phí dự trữ.

Kho bãi

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.

2.3.2 Vai trò của kho bãi:

- Giúp các tổ chức tiết kiệm được chi phí vận tải: nhờ có các tổ chức có thể gom nhiều lô hàng nhỏ thành một lô hàng lớn để vận chuyển một lần.

- Tiết kiệm chi phí trong sản xuất: kho giúp bảo quản tốt nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giảm bớt hao hụt, mất mát, hư hỏng; Kho giúp cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc, tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng…

- Tổ chức được hưởng lợi từ các khoản giảm giá do mua số lượng lớn và mua theo kỳ hạn.

- Giúp duy trì nguồn cung ứng ổn định.

- Hỗ trợ cho chính sách dịch vụ khách hàng của tổ chức.

- Giúp tổ chức có thể đương đầu với những thay đổi của thị trường.

- Giúp vượt qua những khác biệt về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

- Giúp thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng với chi phí logistics thấp nhất.

- Hỗ trợ cho các chương trình JIT (Just-In-Time) của các nhà cung cấp và của khách hàng.

- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, chứ không phải là những sản phẩm đơn lẻ, giúp phục vụ tốt những nhu cầu của khách hàng.

- Kho là nơi tập hợp, lưu trữ các phế liệu, phế phẩm, các bộ phận, sản phẩm thừa…, trên cơ sở đó tiến hành phân loại, xử lý, tái chế Kho là một bộ phận quan trọng giúp hoạt động “logistics ngược” thực hiện thành công (Quản trị Logistics, PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).

2.3.3 Chức năng của kho bãi:

2.3.3.1 Hỗ trợ sản xuất: Để sản xuất sản phẩm công ty có thể cần nhiều loại nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng…được sản xuất từ các nhà máy khác nhau Vật tư sẽ được vận chuyển về kho nguyên vật liệu của nhà máy theo đơn hàng, hợp đồng đã thỏa thuận trước, theo các phương thức nguyên toa xe hoặc nguyên toa tàu Hàng được dự trữ tại kho và giao cho bộ phận sản xuất khi có nhu cầu Kho nguyên vật liệu thường nằm ngay trong nhà máy nên việc cung cấp hàng rất nhanh chóng, tiện lợi Nhờ có kho đảm bảo vật tư cho sản xuất đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời gian, giúp sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng.

Công ty có nhiều nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp sản xuất những loại hàng khác nhau và ở đầu ra công ty cũng có nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại cần những sản phẩm khác nhau được tạo thành từ các nguyên liệu của các nhà cung cấp trên Theo thỏa thuận, các nhà cung cấp sẽ sử dụng các phương thức giao nguyên toa xe hoặc nguyên toa tàu để đưa hàng về kho trung tâm của công ty Tại đây hàng hóa sẽ được phân lại, tổng hợp, gia cố theo từng đơn hàng theo yêu cầu của các khách hàng

Có những khách hàng cần những lô hàng lớn, mà nhà cung cấp không đủ sức cung ứng đủ hàng cho khách hàng Cho nên hàng sẽ được vận chuyển theo phương thức nguyên toa xe/nguyên toa tàu từ các nhà cung cấp về kho của công ty Tại kho của công ty, hàng được tập trung từ nhiều nhà cung cấp thành một lô hàng lớn để cung cấp cho khách hàng.

2.3.3.4 Tách hàng thành nhiều lô nhỏ:

Có những khách hàng cần những lô hàng nhỏ, để đáp ứng nhu cầu này, hàng sẽ được đưa từ nhà máy về kho Tại kho sẽ tiến hành tách lô hàng lớn thành nhiều lô hàng nhỏ, có số lượng, chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tổ chức vận chuyển đến khách hàng.

2.3.4 Mối liên hệ giữa kho và các bộ phận khác:

Mối liên hệ giữa kho với vận tải: Có thể lập những kho thu gom, tổng hợp hàng hóa gần nguồn cung cấp, tại kho vật tư này sẽ tiến hành gom nhiều lô nhỏ thành một lô lớn, rồi dùng phương tiện đủ lớn thích hợp để vận chuyển đến nhà máy Tương tự, có thể xây dựng những kho thành phẩm gần thị trường tiêu thụ, sản phẩm sẽ được tập trung lại ở các kho rồi phân ra thành những lô hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, được vận chuyển bằng những phương tiện thích hợp đến cho khách hàng Như vậy nhờ bố trí hệ thống kho vật tư và kho thành phẩm hợp lý, người ta có thể tiết kiệm được chi phí vận tải.

Mối liên hệ giữa kho với sản xuất: Nếu sản xuất quy mô nhỏ để theo sát nhu cầu thị trường thì sẽ không có hàng tồn kho, dẫn đến chi phí quản lý kho giảm, nhưng chi phí sản xuất tăng do phải thay đổi trang thiết bị, các yếu tố đầu vào khác Còn nếu sản xuất với quy mô lớn sẽ dẫn đến tình trạng hàng không bán hết, lượng hàng tồn kho lớn, quay vòng vốn chậm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Ngoài ra, nếu mua nguyên vật liệu đầu vào với số lượng lớn sẽ được giảm giá và chi phí vận tải, giúp giảm chi phí sản xuất nhưng lại làm tăng chi phí dự trữ và quản lý kho Do đó, cần phải quan tâm nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ra lời giải tối ưu.

Mối liên hệ giữa kho với dịch vụ khách hàng: Thị trường luôn biến động và có thể xảy ra những tình thế bất trắc mà con người không thể dự báo hết được Cho nên để phục vụ khách hàng tốt nhất thì cần có hệ thống kho để lưu trữ hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Mối liên hệ giữa kho và tổng chi phí logistics: Để duy trì sự tồn tại của kho cần có một khoản chi phí nhất định Chi phí quản lý kho và chi phí quản lý dự trữ có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản chi phí khác của hoạt động logistics, nên không thể tùy tiện tăng lên và cắt giảm Cần xác định số lượng kho, bố trí mạng lưới kho sao cho phục vụ khách hàng được tốt nhất với tổng chi phí logistics là thấp nhất.

2.3.5 Một số hoạt động chủ yếu tại kho:

-Chuẩn bị nhập hàng: Chuẩn bị kho chứa; Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ để nhận hàng, kiểm tra hàng; Chuẩn bị nhân lực.

-Tiến hành nhập hàng: Kiểm tra sơ bộ hàng hóa từ phương tiện chở đến; Dỡ hàng từ phương tiện xuống; Song song tiến hành theo dõi hiện trạng hàng hóa; Đối chiếu hóa đơn hoặc các chứng từ gửi hàng khác; Tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng bằng cách cân, đong, đo, đếm và các phương pháp chuyên môn khác; Kiểm tra lại chứng từ gửi hàng; Nếu có vấn đề phát sinh (hàng hóa không đúng số lượng, chất lượng, chứng từ sai…) thì cần xử lý kịp thời Nhập hàng vào kho, nhập số liệu vào máy, vào sổ sách, vào thẻ kho…

-Chuẩn bị hàng để xuất: công việc chủ yếu là gom hoặc tách thành những lô hàng phù hợp với đơn đặt hàng của khách hàng; Có thể làm thêm các công việc đóng gói bao bì, dán nhãn… theo yêu cầu Chuẩn bị chứng từ thủ tục cần thiết để phục vụ cho việc xuất hàng.

-Tiến hành xuất hàng: tổ chức giao hàng cho khách hàng hay người chuyên chở, lấy các bằng chứng cần thiết (biên nhận, vận đơn…); Nhập số liệu vào máy tính, sổ kho, thẻ kho; Điều chỉnh lại số liệu về lượng hàng hóa còn lại trong kho trên máy tính, sổ kho, thẻ kho.

Lưu kho, bảo quản hàng hóa trong kho:

Gom hàng

2.4.1 Khái quát về hoạt động gom hàng:

Việc thu gom hàng (Consolidation, Groupage) là việc tập trung các lô hàng lẻ từ nhiều người gửi hàng cùng một địa điểm đi, thành ra các lô hàng riêng, đầy để gởi và để giao cho nhiều người nhận hàng tại cùng một địa điểm đến.

Hàng lẻ LCL (Less than container load) là các lô hàng nhỏ, không đủ để đóng trong một container hoặc là các lô hàng lớn có nhiều người gửi và nhiều người nhận.

Người kinh doanh dịch vụ gom hàng được gọi là người gom hàng (Consolidator) và việc thu gom hàng hóa được thực hiện theo các bước sau:

-Người thu gom hàng nhận các lô hàng lẻ từ nhiều người gởi hàng tại trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ CFS (Container Freight Station).

-Tập trung hàng lại thành ra lô hàng nguyên, đầy, mời hải quan kiểm hóa và đóng hàng vào container tại CFS.

-Gởi các container này bằng đường biển hoặc đường sắt hay đường hàng không… cho đại lý của người thu gom ở nơi đến.

-Đại lý này ở nơi đến sẽ nhận các container trên, lấy hàng ra khỏi container và giao hàng cho các người nhận tại CFS của nơi đến.

2.4.2 Lợi ích của việc gom hàng: Đối với người gởi hàng:

- Người gởi hàng sẽ trả tiền cước vận tải cho người thu gom hàng thấp hơn so với tiền cước phải trả cho người vận tải (hãng tàu).

- Người gởi hàng sẽ thuận tiện hơn khi chỉ phải giao dịch, làm việc với một người giao nhận hàng đảm nhận dịch vụ thu gom hàng chuyển hàng đi mọi tuyến đường hơn là phải làm việc với nhiều hãng tàu mà mỗi hãng tàu cũng chỉ hoạt động trên một vài tuyến đường nhất định nào đó, khiến mất thời gian, tổn phí, phức tạp…

- Người thu gom trong thực tế thường đảm nhận dịch vụ từ cửa đến cửa (door- to-door) và dịch vụ phân phối hàng hóa tận tay cho người nhận mà các hãng tàu thường không thực hiện. Đối với người vận tải:

- Giảm bớt giấy tờ, chi phí thời gian do không phải giải quyết từng lô hàng lẻ.

- Tận dụng được triệt để khả năng vận tải của tàu do các người thu gom hàng đã đóng đầy hàng vào các container.

- Không phải lo đến việc không thu tiền cước của chủ hàng bởi người thu gom hàng đã chịu trách nhiệm thu tiền cước từ các người gởi hàng lẻ và sẽ trực tiếp trả tiền cước cho người vận tải, với tư cách được xem là chủ hàng của toàn bộ các lô hàng lẻ. Đối với người giao nhận hàng (Forwarder):

-Người giao nhận với tư cách là người thu gom hàng được hưởng chênh lệch giữa tổng số tiền cước thu được ở các người gởi hàng lẻ và số tiền cước phải trả cho người vận tải theo giá cước hàng nguyên (FCL tariff rate) thấp hơn do có khối lượng hàng lớn và do đã là khách hàng lâu năm, thường xuyên của người vận tải

2.4.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động gom hàng:

- Trình độ nghiệp vụ của nhân viên gom hàng: Nhân viên gom hàng cần phải có nghiệp vụ vận tải bằng container, có kinh nghiệm và kỹ thuật đóng gói hàng vào container để đảm bảo an toàn cho hàng và tận dụng hết dung tích của container, tiết kiệm được thời gian, chi phí và sức lao động Thí dụ như do không tính toán kỹ khi xếp hàng vào container nên phải mất nhiều thời gian để xếp lại hàng, gây hao tổn chi phí, sức lực, thậm chí không đáp ứng được quy định về thời gian dẫn đến việc lưu kho, bãi, tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp Nhân viên gom hàng cũng cần phải nắm rõ đặc tính lý hóa của từng loại hàng hóa khác nhau để sắp xếp hợp lý, tránh gây ra những rủi ro như cháy, nổ, vỡ, thay đổi đặc tính hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin sai sót ảnh hưởng đến hoạt động gom hàng, cụ thể như: thông báo sai ngày giờ gom hàng cho khách hàng dẫn đến việc hàng đưa đến địa điểm gom hàng chậm trễ so với thời gian quy định, và hàng sẽ phải lưu kho, bãi gây tốn kém chi phí Hay việc thông báo sai thông tin dẫn đến thuê container quá lớn, dư thừa diện tích trong container, làm cho việc gom hàng kém hiệu quả vì không đạt được mục tiêu kinh tế là: hàng xếp vừa đủ trong container thì hiệu quả kinh tế càng cao Do đó, thông tin liên lạc cần phải kịp thời và chính xác giữa nhân viên chứng từ, nhân viên hiện trường và khách hàng để không xảy ra rủi ro, tiết kiệm chi phí trong quá trình gom hàng.

- Cơ sở hạ tầng: Việc đóng hàng có liên quan trực tiếp đến quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi đóng hàng quy định và đưa hàng từ các phương tiện vận tải vào container Cho nên chất lượng của các phương tiện vận tải, xe nâng, hệ thống bến bãi, nhà kho… ảnh hưởng trực tiếp đến việc gom hàng Ngoài ra, hệ thống giao thông cũng ảnh hưởng đến việc gom hàng Hệ thống giao thông ở nước ta rất phức tạp do lượng xe quá đông nên thường ùn tắc giao thông, làm cho các phương tiện vận chuyển hàng từ nơi sản xuất ra cảng đôi khi bị trễ thời gian quy định, làm cho thời gian gom hàng cũng trễ hơn so với dự kiến, không kịp thời gian để xếp hàng lên tàu, gây nên những chi phí không đáng có.

2.4.4 Tiêu chuẩn để trở thành người gom hàng:

-Phải có các phương tiện phục vụ cho vận tải hàng bằng container, kho, bãi, thiết bị xếp dỡ ở cảng bốc xếp.

-Phải có các đại lý ở cảng nước ngoài để nhận và phân phối hàng.

-Có đội ngũ cán bộ am tường luật pháp và nghiệp vụ vận tải bằng container, có đủ kinh nghiệm và kỹ thuật đóng gói hàng vào container để đảm bảo an toàn cho hàng và tận dụng hết dung tích của container.

-Có quan hệ rộng rãi với các hãng vận tải để đảm bảo ký được các hợp đồng vận tải dài hạn với cước phí ưu đãi.

-Có đủ khả năng tài chính để tạo sự tín nhiệm nơi khách hàng.

-Phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm tại Câu lạc bộ bảo hiểm vận tải trở suốt(Through Transport Club).

Phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng biển Việt Nam

2.5.1 Khía cạnh pháp lý và nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại

Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như: luật pháp quốc tế (Công ước Brussels 1924 về vận đơn hàng hải, Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Vienna 1980…), các văn bản pháp luật của Việt Nam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng thương mại và tín dụng thư (L/C), mới bảo đảm quyền lợi của chủ hàng xuất nhập khẩu.

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng xuất nhập khẩu như Nghị định 330CP và Bộ luật hàng hải 1990, Quyết định số 2073/QĐGT ngày 6/10/1991 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và bưu điện…

Các văn bản hiện hành đã quy định các nguyên tắc giao nhận hàng xuất nhập khẩu tại các Cảng biển Việt Nam như sau:

1 Việc giao nhận hàng xuất nhập khẩu tại cảng là do Cảng tiến hành trên căn cứ hợp đồng đã được ký giữa chủ hàng, hoặc người được chủ hàng ủy nhiệm (công ty giao nhận) với Cảng.

2 Nếu hàng không thông qua Cảng (không lưu kho tại Cảng), chủ hàng hoặc người được ủy nhiệm, có thể giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) Như vậy, chủ hàng phải quyết toán trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với Cảng về địa điểm bốc dỡ, thanh toán chi phí bốc dỡ và các chi phí phát sinh khác.

3 Việc bốc dỡ hàng trong phạm vi của cảng do Cảng tổ chức thực hiện Nếu chủ hàng muốn đưa phương tiện và nhân công vào Cảng để bốc dỡ hàng, chủ hàng phải thỏa thuận với Cảng và phải trả các lệ phí liên quan cho Cảng.

4 Khi được ủy nhiệm nhận hàng từ tàu, Cảng nhận hàng bằng phương thức nào, sẽ giao hàng bằng phương thức ấy.

5 Người nhận hàng phải xuất trình các chứng từ hợp lệ, xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng ghi trên chứng từ.

6 Cảng không chịu trách nhiệm về hàng khi hàng đã được đưa ra khỏi kho, bãi cảng (Vận tải-Giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải, Dương Hữu Hạnh, 2004).

2.5.2 Nhiệm vụ các bên tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu:

- Ký hợp đồng bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa.

- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.

- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.

- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy nhiệm của chủ hàng nhập khẩu (nhận ủy thác).

- Tiến hành việc bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực Cảng.

- Chịu trách nhiệm về tổn thất gây ra trong giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ…

- Chịu trách nhiệm về tổn thất, hư của hàng được lưu kho, bãi của Cảng và phải bồi thường cho chủ hàng nếu có biên bản hợp lệ và nếu Cảng không chứng minh được là Cảng không có lỗi.

Nhiệm vụ của chủ hàng ngoại thương:

-Ký hợp đồng ủy thác giao nhận với Cảng, nếu hàng phải thông qua Cảng.

-Tiến hành giao nhận hàng với tàu, nếu hàng không thông qua Cảng, hoặc tiến hành giao nhận hàng với Cảng nếu hàng phải qua Cảng.

-Ký hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng với Cảng.

-Cung cấp cho Cảng các thông tin về hàng và tàu.

-Cung cấp các chứng từ cần thiết cho Cảng để Cảng giao nhận hàng:

 Đối với hàng nhập khẩu: Chủ hàng phải cung cấp các chứng từ như Bản lược khai hàng (Cargo List), Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan), Chi tiết hầm hàng, Vận đơn đường biển (nếu ủy thác giao nhận cho Cảng), 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.

 Đối với hàng xuất khẩu: Chủ hàng phải cung cấp các chứng từ như Danh mục hàng xuất khẩu (Cargo List) 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, Sơ đồ xếp hàng (8 giờ trước khi bốc hàng xuống tàu).

- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Lập các chứng từ cần thiết trong lúc giao nhận để có căn cứ khiếu nại các bên có liên quan (tàu, cảng).

- Thanh toán các loại phí cho Cảng.

Nhiệm vụ của Hải quan:

-Tiến hành làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với tàu biển và hàng xuất nhập khẩu.

-Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu có.

-Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hoặc vận tải trái phép hàng, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua cảng biển.

Ngoài ra còn có các cơ quan có liên quan làm nhiệm vụ khác nhau như Đại lý tàu biển, chủ hàng trong nước…

2.5.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu:

- Pháp luật: Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế dựa trên cơ sở pháp lý, luật pháp quốc tế và các văn bản pháp luật của Việt Nam Chẳng hạn như Điều 163, 164 của Luật thương mại mới định nghĩa dịch vụ giao nhận theo nghĩa cũ, chưa phản ánh được xu thế phát triển của nghề này trong những năm gần đây Các nước có trình độ kinh tế cao hơn nước ta đều đưa định nghĩa mới Logistics thay cho định nghĩa cũ về dịch vụ kho vận giao nhận, và các nước đều không cấm nước ngoài đầu tư vào dịch vụ Logistics, song chỉ cho phép nước ngoài chiếm tỷ lệ 49% Như vậy, do cả Luật và Nghị định không định nghĩa Logistics, nên các thương nhân nước ngoài đã lợi dụng xin đăng ký kinh doanh Logistics bằng 100% vốn của họ mà không xin kinh doanh dịch vụ kho vận giao nhận Vì thế họ rất dễ dàng cạnh tranh và đánh bại các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực này – một lĩnh vực tỷ suất lợi nhuận cao (thường từ 25%-30%) mà không cần vốn nhiều (chỉ cần khoảng trên dưới 100.000 USD).

- Thương mại điện tử: Thương mại điện tử là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giao nhận vì mọi công việc đều được thực hiện dựa trên hệ thống máy vi tính được kết nối với nhau thông qua mạng internet Việc ứng dụng tốt những thành tựu của công nghệ thông tin sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí và thời gian Chẳng hạn như: quảng bá website, đàm phán qua email, thanh toán qua ngân hàng điện tử, hải quan điện tử, theo dõi đơn hàng trực tuyến…

- Nguồn nhân lực: Mọi hoạt động đều được thực hiện dưới sự điều khiển của con người, do đó nguồn nhân lực là một yếu tố tác động đến toàn bộ hoạt động giao nhận. Nhân viên sales tác động đến số lượng hàng hóa, nhân viên giao nhận tại hiện trường, nhân viên chứng từ, nhân viên kế toán… mỗi bộ phận đều có những chức năng riêng và trực tiếp tác động đến hoạt động giao nhận Ngoài ra, trình độ của nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cần nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu luật pháp quốc tế, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ phục vụ cho việc đàm phán với các đối tác nước ngoài và các công việc liên quan đến giấy tờ, chứng từ…

- Hoạt động marketing: Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty giao nhận trong nước và trên thế giới cùng với sự cạnh tranh gay gắt Khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn trong cùng một loại hình dịch vụ giao nhận, họ thường chọn những đại lý giao nhận nào có cước phí thấp mà chất lượng dịch vụ tốt Để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần đầu tư vào hoạt động marketing để quảng bá hình ảnh, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp mình đến khách hàng.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHO VẬN GIAO NHẬN TẠI

Phân tích doanh thu – lợi nhuận của hoạt động kho vận giao nhận tại VOSA Sài Gòn qua các năm 2006 đến 2008

Từ bảng 1.4 ta rút ra được đồ thị sau:

Kết quả HĐKD của Vosa Saigon trong ba năm 2006-2008

Lợi nhuận sau thuế Đồ thị 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn trong ba năm 2006 –

 Phân tích chung doanh thu hoạt động kho vận giao nhận 2006 – 2008:

Bảng 3.1: Kết quả doanh thu của VOSA Sài Gòn trong 3 năm 2006 – 2008:

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Đại lý phí tính trên trọng tải 1.786,730 1.965,403 2.161,987 Đại lý phí tính trên hàng hóa 482,900 531,190 584,309

Hoa hồng môi giới 32,837 36,174 39,773 Đại lý liner 3.090,560 3.399,616 3.739,577 Đại lý vận tải và logistics 10.374,448 11.619,364 13.013,716

Kinh doanh xuất nhập khẩu 1.400,410 1.540,451 1.694,540

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của VOSA Sài Gòn 2006-2008, Phòng Tài chính-Kế toán)

Tổng doanh thu năm 2007 đạt 25.232.315.000 đồng tăng 10,64% so với năm 2006 tức tương đương 2.426.617.000 đồng.

Tổng doanh thu năm 2008 đạt 27.917.765.000 đồng tăng 10,65% so với năm 2007 tức tương đương 2.685.450.000 đồng.

Như vậy, tổng doanh thu qua các năm tăng đều, năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn giữ xấp xỉ ở mức 10,65% /năm là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty kinh doanh hoạt động giao nhận nên dẫn đến cạnh tranh gay gắt. Thêm vào đó là ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu vào giữa năm 2008, làm cho hoạt động giao thương quốc tế bị trì trệ, đó chính là nguyên nhân khiến cho tổng doanh thu của VOSA Sài Gòn không tăng cao, nhưng vẫn giữ được ở mức ổn định trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

 Phân tích doanh thu theo từng lĩnh vực hoạt động 2006 – 2008:

Bảng 3.2: Tỷ trọng doanh thu của từng lĩnh vực hoạt động trong 3 năm 2006-2008:

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tỷ trọng doanh thu từng dịch vụ tại

VOSA Sài Gòn năm 2006 Đại lý chi phí trên trọng tải Đại lý chi phí trên hàng hoá

Hoa hồng môi giới Đại lý Liner Đại lý vận tải và logistic

Phí kiểm kiện Kinh doanh XNK Dịch vụ cung ứng

Cho thuê phương tiện Thu khác

Tỷ trọng doanh thu từng dịch vụ tại

VOSA Sài Gòn năm 2007 Đại lý chi phí trên trọng tải Đại lý chi phí trên hàng hoá Hoa hồng môi giới Đại lý Liner Đại lý vận tải và logistic

Phí kiểm kiện Kinh doanh XNK Dịch vụ cung ứng

Cho thuê phương tiện Thu khác

(%) (%) (%) Đại lý phí tính trên TT 1.786,730 7,83 1.965,403 7,79 2.161,987 7,74 Đại lý phí tính trên HH 482,900 2,12 531,190 2,11 584,309 2,09

Hoa hồng môi giới 32,837 0,14 36,174 0,14 39,773 0,14 Đại lý liner 3.090,560 13,55 3.399,616 13,47 3.739,577 13,39 Đại lý vận tải và logistics 10.374,448 45,49 11.619,364 46,05 13.013,716 46,61

(Nguồn: Trích bảng 3.1) Đồ thị 3.2: Tỷ trọng DT từng dịch vụ tại VOSA

Tỷ trọng doanh thu từng dịch vụ tại

VOSA Sài Gòn năm 2008 Đại lý chi phí trên trọng tải Đại lý chi phí trên hàng hoá

Hoa hồng môi giới Đại lý Liner Đại lý vận tải và logistic

Phí kiểm kiện Kinh doanh XNK Dịch vụ cung ứng

Cho thuê phương tiện Thu khác

13.4 Đồ thị 3.3: Tỷ trọng doanh thu từng dịch vụ tại VOSA Sài Gòn năm 2007. Đồ thị 3.4: Tỷ trọng doanh thu từng dịch vụ tại VOSA Sài Gòn năm 2008.

Qua bảng phân tích và các biểu đồ trên ta thấy, doanh thu từ Đại lý vận tải và logistics luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu Doanh thu từ Đại lý vận tải và logistics tăng đều qua các năm và đạt 10.374.448.000 đồng vào năm 2008 Tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu cũng tăng dần, cụ thể là tỷ trọng chiếm 45,49% năm

2006, 46,05% năm 2007, 46,61% năm 2008 Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ nhân viên Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, công ty vẫn giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường là nhờ vào quy mô và uy tín của công ty cũng như các mối quan hệ khăng khít với nhiều khách hàng lâu năm của VOSA Sài Gòn.

Tiếp đến là doanh thu từ Đại lý liner, tuy tỷ trọng qua các năm có giảm (13,55% năm 2006, 13,47% năm 2007, 13,39% năm 2008) nhưng đây cũng là điều tất yếu, vì khi lĩnh vực này tăng tỷ trọng thì sẽ làm giảm tỷ trọng của lĩnh vực khác Do đó, việc tăng hay giảm tỷ trọng của một lĩnh vực trong doanh thu năm không đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ thể hiện được khả năng đóng góp của lĩnh vực hoạt động đó trong tổng doanh thu của năm Ở đây, ta thấy doanh thu trong lĩnh vực này vẫn tăng đều và đạt mức 3.739.577.000 đồng vào năm 2008.

Trên đây là hai hoạt động đóng góp tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu Ngoài ra, nhờ VOSA Sài Gòn đã nắm bắt được cơ hội từ các chủ tàu và lượng tàu của China Shipping, nên dịch vụ kiểm kiện tăng lên đáng kể, dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm…cũng tăng lên đáng kể Điều này có vai trò quan trọng trong việc giữ mức tăng ổn định trong doanh thu cho VOSA Sài Gòn.

Bảng 3.3: Bảng phân tích lợi nhuận 2006 – 2008:

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Biến động 2007/2006 Biến động 2008/2007

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế của VOSA Sài Gòn đạt 1.938.448.000 đồng, năm 2007 con số này tăng lên 2.270.908.000 đồng và tăng 17,15% so với năm 2006.

Từ năm 2007 đến năm 2008 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có tốc độ tăng chậm hơn giai đoạn 2006-2007 (16,79%) nhưng vẫn đạt mức cao 2.652.183.000 đồng. Nhìn chung cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp không có nhiều biến động đáng kể Lợi nhuận tăng là nhờ doanh thu tăng đều qua các năm Nhưng xét về lợi nhuận sau thuế, trong giai đoạn 2006-2007 VOSA Sài Gòn được hưởng ưu đãi nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp Sang giai đoạn 2007-2008, mặc dù lợi nhuận trước thuế tăng 16,79% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 18,92% tức giảm 361.336.000 đồng là do phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28% Việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp làm lợi nhuận giảm đáng kể, chỉ đạt mức 1.909.572.000 đồng, và thấp hơn cả mức lợi nhuận trong năm 2006 (1.938.448.000 đồng) Chính vì thế mà doanh nghiệp cần phải đưa ra những giải pháp hợp lý để làm tăng doanh thu,tăng lợi nhuận thông qua việc thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp.

Thực trạng hoạt động kho bãi tại VOSA Sài Gòn

3.2.1 Các đối tượng tham gia vào hoạt động kho bãi tại VOSA Sài Gòn:

Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kho bãi tại VOSA Sài Gòn gồm có:

- Nhân viên sales là bộ phận tác động trực tiếp đến số lượng hàng hóa.

- Nhân viên giao nhận tại hiện trường là bộ phận trực tiếp làm các công việc giao nhận tại cảng, kho bãi, hải quan…

- Nhân viên chứng từ làm các thủ tục, giấy tờ liên quan đến mọi hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Nhân viên kế toán chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí tại kho bãi, quản lý sổ sách liên quan đến tiền bạc, tài sản trong hoạt động kho bãi.

- Ngoài ra, còn có các bộ phận như nhân viên chuyên chở hàng hóa, nhân viên bốc xếp hàng hóa…cũng tham gia vào hoạt động kho bãi.

Các đối tượng này luôn phải phối hợp làm việc một cách nhịp nhàng để đạt được hiệu quả cao trong công việc.

3.2.1.2 Hệ thống thông tin: Đây là hệ thống quản lý lượng hàng nhập kho, xuất kho, lưu kho…cũng như toàn bộ thông tin tại kho bãi Cho nên thông tin luôn luôn phải chính xác, kịp thời để không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của cả quy trình.

Các phương tiện vận chuyển và kho bãi là các đối tượng không thể thiếu trong hoạt động kho bãi Phương tiện giúp vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến kho, từ kho đến nơi gửi hàng hoặc ngược lại đối với hàng nhập khẩu Phương tiện còn tham gia vào hoạt động xếp dỡ hàng hóa, container…như xe nâng hàng hóa để xếp dỡ hàng trong container, xe cẩu container,…cũng tham gia vào hoạt động kho bãi.

Tùy vào tàu chạy ở cảng nào thì VOSA Sài Gòn sẽ cho đóng hàng tại kho quy định Tàu chạy ỏ Cảng Cát Lái thì sẽ đóng hàng tại kho 8 Tân Cảng, tàu chạy ở Cảng VICT thì đóng hàng tại ICD Transimex hoặc ICD Tanamexco, tàu chạy ở Cảng Tân Thuận thì đóng hàng tại ICD Phước Long…hầu hết hàng được đóng tại kho của Cảng, còn kho của VOSA Corporation ở tại quận 7 thì ít sử dụng tới (kho ở quận 7 có diện tích 1.852m 2 và sân C/Y có diện tích 8.000m 2 ).

Các quy định về thủ tục hải quan như chủ hàng phải là người khai chính xác các thông tin liên quan đến hàng hóa trên tờ khai hải quan Tờ khai hải quan là cơ sở để đối chiếu thực tế lô hàng trong quá trình kiểm hóa Đối với hàng nguyên container, VOSA Sài Gòn phải trình tờ khai hải quan có xác định đã hoàn tất thủ tục cho bảo vệ cổng Cảng và hải quan cổng Cảng trước khi vào trong Cảng để làm các thủ tục tiếp theo.

3.2.2 Các hoạt động kho bãi tại VOSA Sài Gòn:

Chuẩn bị Nhập kho Lưu kho, bảo quản Xuất kho Gửi hàng

Sơ đồ 3.1: Quy trình làm hàng tại kho.

Diễn giải quy trình tại kho:

VOSA Sài Gòn chưa có kho riêng nên phần lớn sử dụng kho của VOSA Corporation tại số 7, Đào Trí, Q.7, Tp.Hồ Chí Minh Ngoài ra, để tiện cho việc gửi hàng VOSA Sài Gòn cũng thường xuyên thuê kho của cảng Tại kho của VOSA Corporation, VOSA Sài Gòn có một khu vực dành riêng để tiến hành các hoạt động

Nhân viên hàng Đại diệnKho

PHẦN KHO VOSA SÀI GÒN

Nhân viên Kho Đại diện Vietcontrol

Nhân viên Kho của kho, còn tại cảng mọi hoạt động đều do cảng quản lý Quy trình hoạt động chủ yếu tại phần kho của VOSA Sài Gòn gồm 5 bước:

Hoạt động kho gắn bó mật thiết với hoạt động gom hàng đặc biệt là việc tổng hợp và xác nhận Booking Sau khi đã phân chia hàng hoá theo các tuyến nếu tàu cập cảng VICT Q.7 hoặc hàng quá ít và thời gian dự định đi còn dài, nhân viên chứng từ sẽ gửi e-mail cung cấp thông tin chính về lô hàng cho bộ phận kho để chuẩn bị kế hoạch cho hàng nhập kho, nội dung e-mail gồm:

Số khối, trọng lượng hàng hoá.

2) Nhập kho: trình bày ở phần 3.2.2.1

3) Lưu kho và bảo quản: trình bày ở phần 3.2.2.2

4) Xuất kho: trình bày ở phần 3.2.2.3

5) Gửi hàng: quy trình này sẽ được trình bày chi tiết trong quy trình giao nhận.

Phần kho của VOSA Sài Gòn nhỏ nhưng lượng hàng hoá tương đối nhiều vì vậy công tác chuẩn bị hết sức quan trọng Nhân viên kho vệ sinh phần trống của kho, chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ để nhận hàng , chuẩn bị nguồn nhân lực để bốc xếp hàng.

Tiến hành nhập hàng: Hàng hoá sẽ được làm thủ tục Hải quan (được thực hiện bởi nhân viên hiện trường hoặc người gửi hàng) trước khi vận chuyển đến kho vì vậy việc nhập hàng cũng đơn giản hơn Khi hàng hoá từ phương tiện chở đến và dỡ hàng xuống nhân viên hiện trường, nhân viên quản kho sẽ tiến hành theo dõi hiện trạng hàng hoá, đối chiếu với Tờ khai Hải quan, Hoá đơn và các chứng từ gửi hàng khác Song song là việc kiểm tra số lượng, xem hàng hoá có đúng số khối như đã báo hay không Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra và không phát sinh vấn đề quản kho sẽ cấp cho nhân viên hiện trường phiếu nhập kho và yêu cầu đến phòng Điều độ kho đóng các phí: phí lưu kho, phí bốc xếp hàng xuất Sau đó, cầm hoá đơn đỏ xuống kho và quản kho sẽ đóng dấu vào phiếu nhập kho “Hàng hoá được nhập kho ngày…tháng…năm” Phiếu này do quản kho giữ một bản, nhân viên hiện trường giữ một bản, khách hàng giữ một bản.

Kết thúc quá trình nhập kho là việc nhập số liệu vào máy, vào sổ sách kế toán và vào thẻ kho.

Chuẩn bị hàng hoá để xuất:

Nhân viên của kho dựa trên cơ sở chi tiết hàng hoá nhập kho đã lưu vào máy để tổ chức gom hoặc tách thành những lô hàng phù hợp với những chi tiết chính:

Một ngày trước khi tàu chạy bộ phận quản kho sẽ gửi biên bản đề nghị xuất kho cho lô hàng lên phòng Điều độ kho cùng với Hoá đơn và phiếu theo dõi xuất nhập kho. Hàng hoá sẽ được chấp nhận cho xuất kho khi việc kiểm tra cuối cùng của nhân viên hiện trường, đại diện của cơ quan Giám định Vietcontrol (hàng có Bảo hiểm), nhân viên kho Nếu hàng hoá đảm bảo như tình trạng lúc nhập kho (không quan tâm đến tính chất bên trong của hàng hoá) thì được quản kho đóng dấu “hàng xuất kho ngày… tháng…năm” Nếu hàng hoá có dấu hiệu bất thường sẽ được giữ lại để tiến hành kiểm tra.

Nhân viên quản kho nhập số liệu vào máy tính số kho, thẻ kho, sổ sách kế toán, điều chỉnh lại số liệu về lượng hàng hoá còn lại trong kho kết thúc một quy trình làm hàng tại phần kho của VOSA Sài Gòn và chuẩn bị cho việc nhập kho lô hàng tiếp theo.

3.2.2.3 Lưu kho, bão quản hàng hóa trong kho: Đây là nghiệp vụ cốt lõi trong quá trình lưu hàng tại kho: giữ gìn đầy đủ số lượng và chất lượng hàng hoá trong kho (không chịu trách nhiệm về bản chất của hàng hoá) Trong thời gian lưu kho có những thiết bị hỗ trợ bảo quản hàng hoá:

 Máy điều hoà nhiệt độ, độ ẩm: duy trì nhiệt độ và độ ẩm nhất định.

 Nhiệt kế, ẩm kế: dùng đo nhiệt độ, độ ẩm thường xuyên trong kho để điều chỉnh khi thích hợp (số lần kiểm tra phụ thuộc vào thời tiết).

 Từ khi hàng hoá nhập kho cho đến lúc xuất kho sẽ được chất xếp theo từng khu vực riêng tuỳ thuộc vào tính chất hàng được thực hiện bởi: lực lượng công nhân bốc xếp, xe nâng, xe pick up.

Vì vậy, hàng hoá trong phần kho của VOSA Sài Gòn sẽ được bảo quản rất tốt, ít xảy ra hư hỏng hay mất mát

Thực trạng hoạt động gom hàng tại VOSA Sài Gòn

3.3.1 Qui trình gom hàng tại VOSA Sài Gòn:

Sơ đồ 3.2: Quy trình gom hàng tại VOSA Sài Gòn.

3.3.1.1 Tổng hợp và xác nhận booking:

Tại VOSA Sài Gòn, phòng Đại lý Vận tải Sea có hai bộ phận: bộ phận nhân viên làm chứng từ, bộ phận nhân viên hiện trường Thao tác tổng hợp và xác nhận Booking

Hãng tàu được thực hiện bởi bộ phận nhân viên chứng từ, thường trễ nhất là 5 ngày trước khi giao hàng.

Tổng hợp Booking shippers bao gồm: Sales, người giới thiệu (Nominator), người gom hàng khác, khách hàng tự tìm đến…

Tên, địa chỉ người gửi hàng.

Tên, địa chỉ của người nhận hàng.

Cảng bốc, cảng dỡ, nơi đến cuối cùng.

Thời gian dự định đi, dự định đến.

Số lượng thùng carton, số CBM.

Sau đó, nhân viên chứng từ điện xác nhận với khách hàng những thông tin trên và lưu ý với khách hàng chuẩn bị hàng.

3.3.1.2 Lên kế hoạch đóng hàng:

Nhân viên chứng từ sẽ phân chia Booking của khách hàng theo tuyến hành trình.

Tuyến nào tổng hợp Booking đủ container sẽ tiến hành đóng container.

Tuyến nào hàng quá ít không thể đóng container kể cả cont 20 feet.

Việc đóng container phức tạp hơn hàng lẻ rất nhiều Nhân viên chứng từ phải chủ động liên lạc với hãng tàu và cung cấp những thông tin cần thiết đặc biệt là tàu cập cảng nào để xuất hàng (việc chọn lựa hãng tàu phụ thuộc vào consignee yêu cầu với đại lý của VOSA Sài Gòn ở nước nhập khẩu hoặc VOSA Sài Gòn chọn hãng tàu phù hợp với lịch trình và có uy tín lâu dài) Sau đó, hãng tàu sẽ fax qua cho VOSA Sài Gòn Booking Confirmation bao gồm:

Thời gian dự định đi (ETD).

Nơi nhận cont rỗng, seal và packing list.

Nơi hạ cont có hàng.

Tên hàng, số cont, số CBM, trọng lượng.

Hàng lẻ không đủ container: Đóng hàng theo yêu cầu của khách hàng (thùng gỗ thưa, thùng carton,…) và nhân viên chứng từ cũng sẽ liên lạc với người gom hàng có container (consolidator) cùng tuyến để nhận lô hàng của mình vận chuyển Việc liên lạc như vậy sẽ tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro cũng như thuận lợi cho việc nhận hàng tại cảng đến.

Lựa chọn nơi đóng hàng (hàng cont) và lưu kho (hàng lẻ) là một khâu rất quan trọng trong việc lên kế hoạch đóng hàng Tại VOSA Sài Gòn, việc đóng hàng và lưu kho tuỳ thuộc vào địa điểm tàu cập cảng bốc hàng xuất Nếu tàu cập cảng Cát Lái sẽ được thực hiện tại Tân Cảng và lưu kho 8 Tân Cảng (hàng lẻ) Nếu tàu cập cảng VICT sẽ được thực hiện tại ICD Transimex, ICD Tanamexco Nếu tàu cập cảng Tân Thuận sẽ được thực hiện tại ICD Phước Long Các hàng tại ICD sẽ được sà lan hoặc truck vận chuyển ra tàu Bên cạnh đó, hàng lẻ sẽ được lưu vào kho của cảng đôi khi sẽ được lưu vào kho của người gom hàng có container (nơi tiến hành đóng hàng sẽ được thể hiện trên Booking Confirmation).

Cuối cùng, nhân viên chứng từ cung cấp cho khách hàng về nơi đóng hàng để họ mang hàng đến và lưu ý khách hàng phải đến sớm và trễ nhất là 2 tiếng trước khi vào sổ tàu Mọi chi phí phát sinh do rớt hàng, lưu kho, lưu bãi do khách hàng chịu.

Việc đóng hàng sẽ được thực hiện bởi nhân viên hiện trường. Đối với hàng đủ container:

Nhân viên hiện trường mang Booking Confimation của hãng tàu và giấy giới thiệu của VOSA Sài Gòn đến bộ phận hàng xuất đóng các phí: phí trải cont, phí công nhân bốc xếp hay xe bốc,… Bộ phận xuất sẽ xuất hoá đơn đỏ cho VOSA Sài Gòn Tiếp theo, nhân viên này sẽ mang hoá đơn đỏ xuống phòng Điều độ để được trải cont Khi trải được cont, họ sẽ thông báo cho nhân viên này về số cont và cấp seal của hãng tàu (số lượng cont tương ứng với số lượng seal)

Sau đó, nhân viên sẽ tiến hành tìm cont và kiểm tra mức độ sạch và mới của cont. Nếu cont không đạt thì yêu cầu đổi lại Khi đã có được cont như ý muốn nhân viên VOSA Sài Gòn sẽ tiến hành đóng hàng vào cont (khách hàng nào đến trước) Thường thì khách hàng ít khi đến cùng lúc và họ đến từ nhiều nơi nên VOSA Sài Gòn không đảm nhiệm việc khai Hải quan Việc đóng hàng có sự giám sát của nhân viên hiện trường, người gửi hàng, đại diện công ty giám định (hàng có Bảo hiểm) Sau khi đóng hàng xong, nhân viên hiện trường sẽ niêm seal vào một bên cửa của cont Để hoàn tất quy trình đóng hàng nhân viên này sẽ đến Thương vụ cảng để vào sổ tàu. Đối với hàng lẻ:

Nhân viên hiện trường sẽ nhận hàng tại cảng hoặc khách hàng có thể mang đến VOSA Sài Gòn để gửi Để tiến hành đóng hàng nhân viên này sẽ điều xe của công ty để mang hàng ra cảng (hàng gửi) Đối với hàng lẻ phải chờ tàu trong một thời gian nhất định thì sẽ được đưa vào kho riêng của VOSA ở tại số 7 Đào Trí, Quận 7, nhưng lượng hàng đưa vào kho riêng này không đáng kể nên ở đây ta chỉ xét đến quy trình đóng hàng tại kho của cảng Quy trình làm hàng tại kho đã nêu ở trên nên ở đây ta mở rộng tại cảng.

Tại đây, nhân viên hiện trường sẽ vận chuyển hàng đến bộ phận đóng hàng Hàng được đóng theo yêu cầu của khách hàng nhưng không được đóng nắp vì còn chịu sự kiểm tra của Hải quan.

Tiếp theo, nhân viên này sẽ lên bộ phận chứng từ hàng xuất tại Hải quan cảng để tiến hành làm thủ tục Hải quan và đăng kí nhập kho:

Nhân viên hiện trường sẽ mang bộ hồ sơ đã chuẩn bị nộp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ Hải quan xuất để được kiểm tra.

Khi cán bộ kiểm tra nếu không hợp lệ sẽ bị trả lại Nếu hợp lệ, cán bộ này sẽ tiếp nhận tờ khai.

Trên “phiếu tiếp nhận hồ sơ và theo dõi làm thủ tục Hải quan” có mục “Chủ hàng đăng kí kiểm hoá”, nhân viên của VOSA Sài Gòn sẽ đăng kí kiểm hoá.

Sau khi tiếp nhận tờ khai thì cán bộ Hải quan ghi số tờ khai và ngày đăng kí và yêu cầu đóng lệ phí Hải quan.

Bộ chứng từ sẽ được đưa lên cho Phó chi cục trưởng Hải quan khu vực I để ra quyết định hàng hoá có trong diện miễn kiểm hoá hay kiểm hoá bao nhiêu %, điều này phụ thuộc vào mặt hàng có đồng nhất hay không, tính chất của mặt hàng

Nếu hàng thuộc diện kiểm hoá thì Hải quan sẽ phân công kiểm tra viên kiểm hoá, tên của kiểm tra viên kiểm hoá cho tờ khai nào được viết rõ trên bảng “Phân công kiểm hoá” Nhân viên hiện trường theo dõi xem ai kiểm hoá cho lô hàng của mình để liên lạc và tiến hành kiểm hoá lô hàng.

Nhân viên hiện trường cho hàng vận chuyển gần cửa kho để cho kiểm tra kiểm hoá nhằm dễ dàng vận chuyển vào kho sau khi kiểm hóa xong.

Trong quá trình kiểm hoá thì nhân viên hiện trường phải có trách nhiệm:

- Có mặt trong suốt quá trình kiểm hoá.

- Đóng hoặc mở các kiện hàng theo yêu cầu của kiểm tra viên.

- Chịu những chi phí xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá.

Ngoài ra, theo nguyên tắc của Hải quan thì phải có ít nhất là hai kiểm tra viên cùng kiểm hoá cho một lô hàng nhưng trên thực tế do số lượng hàng hoá phải kiểm quá nhiều nên thường hai viên kiểm tra viên tách riêng nên mỗi lô hàng chỉ có một kiểm tra viên kiểm hoá.

Sau khi kiểm hoá xong, kiểm tra viên sẽ ghi chú vào mặt sau của cả hai tờ khai tình trạng thực tế của lô hàng Sau đó, hai kiểm tra viên cùng nhân viên hiện trường ký vào hai tờ khai và cán bộ Hải quan trả lại cho VOSA Sài Gòn sau khi đội phó ký tên và đóng dấu vào ô “Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan”

Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại Phòng Đại lý Vận tải – VOSA Sài Gòn

3.4.1 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận tại VOSA Sài Gòn:

Nguồn nhân lực của VOSA Sài Gòn có 118 người, trong đó 69 người có trình độ đại học và sau đại học (chiếm 58,45%) Tuy nhiên, số người làm việc theo đúng chuyên môn được đào tạo chiếm 68,12%, số còn lại làm việc dựa trên kinh nghiệm thực tế lâu năm, cho nên đôi lúc gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách Đội ngũ cán bộ nhân viên nhìn chung đáp ứng được nhu cầu về ngoại ngữ trong giao dịch trên internet, giấy tờ và các chứng từ, nhưng còn hạn chế về giao tiếp trực tiếp với khách hàng nước ngoài. Đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao nhận là nhân viên Phòng Đại lý Vận tải với số lượng khá mỏng: 1 Trưởng phòng, 4 nhân viên chứng từ, 5 nhân viên hiện trường (bộ phận hàng xuất), 3 nhân viên chứng từ và 4 nhân viên hiện trường cho hàng nhập, 1 Kế toán, hầu hết có kinh nghiệm thâm niên trong nghề từ 5 - 10 năm.

Nhìn chung hệ thống trang thiết bị của VOSA Sài Gòn lạc hậu Tại Phòng Đại lý Vận tải chỉ có 1 máy photocopy, 2 máy fax, 2 máy in và 1 máy scan nhưng chúng đã được dùng lâu năm nên khác lạc hậu Lượng giấy tờ và chứng từ và giấy tờ rất nhiều nên chúng phải hoạt động liên tục Do đó, thường xuyên xảy ra các trục trặc kỹ thuật, mất thời gian để chờ chúng hoạt động trở lại Các trang thiết bị này làm việc rất chậm và thường không đáp ứng được số lượng nhiều Ngoài ra hệ thống máy vi tính là trung tâm của mọi hoạt động nhưng cũng bị xuống cấp, hiện nay Phòng Đại lý Vận tải có 16 máy vi tính, trong đó có 12 máy đã quá cũ và lạc hậu nên không đáp ứng được tốc độ xử lý nhanh công việc, thường xảy ra các lỗi như bị virus, mạng quá tải nên phải mất thời gian chờ xử lý.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa trong suốt quá trình giao nhận nên phải đảm bảo về số lượng và chất lượng để có thể đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, kịp thời.

Trong điều kiện kinh tế phát triển, lượng hàng giao thương giữa các quốc gia ngày càng nhiều nên phải có đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Hiện nay tại VOSA Sài Gòn phương tiện cho hoạt động giao nhận còn thiếu thốn, chỉ có 4 xe chở hàng và 2 xe chở hàng có cần cẩu chuyên dụng, không có xe đầu kéo cont nên phải huy động từ kho và đôi khi phải thuê tại cảng (giao nhận door – to – door).

Hoạt động giao nhận của VOSA Sài Gòn tại ICD chỉ dừng lại ở việc giao hàng hóa cho cảng mà không bốc hàng lên tàu vì VOSA Sài Gòn không có sà lan hoặc truck để vận chuyển hàng ra cảng có tàu.

Hiện công ty chưa có phòng marketing riêng, cũng như hoạt động này còn rất hạn chế so với các công ty giao nhận khác Khách hàng của VOSA Sài Gòn chủ yếu là các khách hàng lâu năm, hoặc khách hàng do đại lý giao nhận ở nước ngoài chỉ định cho VOSA Sài Gòn Do đó, việc thu hút các khách hàng mới đến với VOSA Sài Gòn còn rất hạn chế.

Hình ảnh của VOSA Sài Gòn chỉ được biết đến nhờ thương hiệu của VOSA Corporation, bên cạnh đó trang web của VOSA cũng rất sơ sài, chưa cập nhật thông tin để khách hàng có thể tra cứu như: thông báo về giá cả của một số hãng tàu, sự thay đổi cách tính cước, giá cước…

VOSA chưa có hoạt động marketing để thu hút khách hàng tìm năng, trong khi các đại lý giao nhận khác thì lại rất chú trọng đến các hoạt động nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng.

VOSA Corporation được thành lập từ năm 1957, gồm 14 chi nhánh và liên doanh với các tập đoàn lớn như NYK Line, NYK Logistics, China Shipping, SYMS Ngoài ra VOSA còn là thành viên chính thức của các tổ chức sau: Công hội Hàng hải Quốc tế và vùng Bantic (BIMCO), Liên đoàn các hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế (FIATA), Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) VOSA Sài Gòn tách ra hoạt động độc lập từ năm 2001 và là chi nhánh có quy mô lớn nhất của VOSA Corporation với Ban Giám đốc và 7 phòng ban: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Đại lý Thương vụ, Phòng Đại lý Vận tải, Đại lý tàu, Phòng Dịch vụ Trong đó, Phòng Đại lý Vận tải có 3 bộ phận: Bộ phận giao nhận, Đội phương tiện, Phòng Đại lý Vận tải container Quy mô của nó góp phần tạo nên uy tín cho doanh nghiệp và vị trí vững chắc trên thị trường.

Trên cả nước, khoảng 600 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải (gồm khoảng 250 doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là doanh nghiệp liên doanh, tư nhân, cổ phần,…) chủ yếu hoạt động ở các trung tâm Thương mại hàng hải như: Tp.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,

Về lĩnh vực giao nhận hàng hoá (freight forwarding) và logistics hiện nay trên phạm vi cả nước đã có hàng nghìn doanh nghiệp.

VOSA Sài Gòn chịu sự canh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trong các lĩnh vực sau:

- Dịch vụ đại lý tàu biển: Kiến Hưng, Đông Á, Thiên Lý, Vietfracht, Vinamar, Gemadept,…

- Các công ty dịch vụ đại lý Liner, đại lý vận tải và Logistics: Saigon Ship, Vinatrans, Trancimex, Safi, Vietransimex, Sotrans,… và các công ty đại lý tư nhân. Trong bối cảnh khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hoạt động Thương mại, dịch vụ được tự do hoá, các doanh nghiệp trong ngành không còn sự độc quyền Bên cạnh đó, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề vào thị trường Việt Nam sẽ làm tăng sự cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn.

Chữ “tín” là nền móng của sự thành công Nhờ có quy mô lớn và sự phục vụ khách hàng chu đáo mà VOSA Sài Gòn luôn giữ được uy tín với khách hàng Hầu hết các khách hàng đến với VOSA Sài Gòn là những khách hàng lâu năm, điều này chứng tỏ VOSA Sài Gòn đã tạo được uy tín trong lòng khách hàng Uy tín được xây dựng dựa trên việc giao nhận hàng đến đúng nơi theo yêu cầu của khách hàng, hàng hóa ít bị hư hỏng và giá cả phù hợp Uy tín doanh nghiệp còn tạo thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề một cách nhanh gọn.

Chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định uy tín của doanh nghiệp của VOSA Sài Gòn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về mặt thời gian, địa điểm, đảm bảo được an toàn cho hàng hóa trong quá trình đóng hàng cũng như vận chuyển hàng đến tay người nhận hàng Thông tin nhanh, chính xác nên không làm ảnh hưởng đến tiến độ của hoạt động giao nhận Chất lượng dịch vụ là nhân tố quan trọng để duy trì lòng tin của khách hàng dành cho đại lý.

Hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần xây dựng quy mô của doanh nghiệp HiệnVOSA Sài Gòn cơ sở hạ tầng chưa thật khang trang, sử dụng một phần kho bãi củaVOSA Corporation, tòa nhà 3 – 5 – 7 Nguyễn Huệ, Quận 1 khá chật hẹp.

Số lượng Container do Vosa Saigon phục vụ từ 2006 -

NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ

Một số giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hoạt động kho vận giao nhận tại VOSA Sài Gòn

4.1.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cải thiện bộ máy quản lý:

Mọi hoạt động không thể thực hiện được nếu thiếu sự quản lý và điều khiển của con người Muốn phát triển bền vững và nhanh chóng thì cần phải có nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm và khả năng quản lý tốt Để thực hiện được điều này, VOSA Sài Gòn cần phải:

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là trình độ về ngoại ngữ bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo các khóa ngắn ngày trong công ty, mời các chuyên gia đến để giảng dạy Không chỉ nâng cao trình độ nghiệp vụ mà nhân viên cũng cần phải học hỏi để nắm bắt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc

Xây dựng cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm người có năng lực đảm nhận các vị trí chủ chốt theo hướng trẻ hóa cán bộ, tuyển dụng thêm nhân viên mới có trình độ chuyên môn giỏi, có thể liên kết với các trường đại học trong thành phố để tuyển dụng được những nhân viên xuất sắc cho công ty, và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho họ ngay từ khi mới tuyển dụng

Cần bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận xuất vì nhân viên chứng từ phải làm nhiều việc cùng lúc như: tìm khách hàng, liên hệ hãng tàu, phát hàng B/L, trả lời e- mail…; nhân viên hiện trường không đáp ứng đủ cho việc đóng hàng, đôi lúc phải cùng đóng nhiều lô hàng ở những địa điểm khác nhau nên không đáp ứng về thời gian và chất lượng.

Cần phải tuyển dụng và sắp xếp nguồn nhân lực để xây dựng nên bộ phận marketing trong công ty Đây là một yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết vì đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty giao nhận, logistics…như hiện nay, VOSA Sài Gòn chưa có bộ phận marketing nên cần thiết phải xây dựng bộ phận marketing để quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế

Duy trì thái độ giao tiếp, ứng xử chu đáo, nhiệt tình với khách hàng để tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Cần có chế độ đãi ngộ tương xứng đối với các cán bộ nhân viên trong công ty để toàn VOSA Sài Gòn có thể hoạt động năng động và hiệu quả nhất Tạo bầu không khí làm việc năng động, đoàn kết và thoải mái trong công ty để tao ra hiệu quả cao trong công việc Có thể tổ chức các buổi dã ngoại cho toàn thể nhân viên trong công ty vào dịp Lễ như 8/3, 20/10, 26/3…, hoặc tổ chức đi du lịch trong nước 1 tuần/ năm cho nhân viên và gia đình họ vào dịp hè…

4.1.2 Mở rộng thị trường hoạt động trong nước và quốc tế, tăng cường liên doanh liên kết, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ:

Hiện nay VOSA Corporation có tất cả 14 chi nhánh hoạt động rải khắp cả nước, trong đó VOSA Sài Gòn là chi nhánh hoạt động mạnh nhất Các chi nhánh cần liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một khối vững chắc, làm cơ sở cho việc tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con ty con trong những năm sau Vì có đứng vững ở thị trường trong nước mới có thể mở rộng sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn như EMEA, Châu Mỹ…Để thực hiện được điều này VOSA Sài Gòn cần có mối quan hệ tốt với các hãng tàu ở trong nước và nước ngoài, phát triển hoạt động marketing nhắm vào các thị trường tiềm năng để xây dựng thương hiệu cho VOSA ở thị trường nước ngoài, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn quốc tế để thực hiện việc mở rộng thị trường.

Việc liên doanh với các hãng tàu hay các công ty logistics lớn như NYK, China Shipping,… tạo điều kiện thuận lợi cho VOSA Sài Gòn dễ dàng trong giao dịch song phương giữa các quốc gia Càng có nhiều mối quan hệ thì VOSA Sài Gòn càng có cơ hội mở rộng thị trường, các hoạt động diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, giảm được chi phí, đem lại lợi nhuận và uy tín cho công ty.

Không chỉ dừng lại ở hoạt động kho vận giao nhận, công ty nên đa dạng hóa, phát triển thêm một số dịch vụ khác mang lại giá trị gia tăng cho công ty Vì hoạt động kho vận giao nhận mới chỉ là một mảng nhỏ trong chuỗi hoạt động Logistics Một số dịch vụ mà VOSA Sài Gòn có thể phát triển thêm như: gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển như Singapore, Hongkong…; Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hóa (QA – QI Program); Dịch vụ nhà cung cấp Logistics bên thứ tư (4PL)…

4.1.3 Đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc:

Cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc là điều kiện thiết yếu cấu thành nên sự thành công của doanh nghiệp nhất là trong hoạt động giao nhận vì lĩnh vực này đòi hỏi rất nhiều khâu, nhiều công đoạn

Hiện nay, tại VOSA Sài Gòn cơ sở vật chất khá thiếu thốn, trang thiết bị cho nhân viên làm việc tại văn phòng đã dần lạc hậu Vì vậy, đòi hỏi một đại lý giao nhận như VOSA Sài Gòn muốn đứng vững được trên thị trường giao nhận khốc liệt như hiện nay cần phải có những chính sách hoàn thiện:

 Đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi riêng chứa hàng bao gồm: kho hàng khô, hàng máy móc và kho hàng lạnh tại vị trí địa lý gần cảng lớn như: Cát Lái, Tân Cảng,

Với một hệ thống kho bãi như thế sẽ mang lại cho VOSA Sài Gòn rất nhiều lợi ích như:

- Khai thác hết năng lực máy móc đã trang bị từ kho riêng: xe đầu kéo container, xe chở hàng, xe xếp hàng, thiết bị bảo quản,

- Tiết kiệm được một khoảng chi phí khổng lồ từ việc thuê kho, lưu container tại bãi của cảng và các chi phí bồi dưỡng cho nhân viên Hải quan trong quá trình kiểm hàng tại kho, bãi của cảng.

- Tạo được công ăn việc làm cho lao động trong lúc hàng ngàn công nhân đang rơi vào tình trạng thất nghiệp.

 Đối với giao nhận hàng tại ICD thì cần trang bị thêm sà lan và truck để phục vụ cho việc chuyển hàng từ ICD ra nơi tàu cập cảng.

 Vào quý III năm 2008 VOSA Sài Gòn có một số dự án xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đã được đấu thầu và đi vào thi công như:

- Dự án văn phòng Airfreight VOSA Sài Gòn tại 32 Yên Thế, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đầu tư dự án mua tàu, sà lan để khai thác dịch vụ vận tải biển.

- Đầu tư kho bãi phát triển dịch vụ logistics.

Kiến nghị

4.2.1 Kiến nghị đối với các hãng tàu:

Trong hoạt động giao nhận, VOSA Sài Gòn là cầu nối giữa các hãng tàu và khách hàng thực sự, nhưng một số hãng tàu không chú trọng đến hàng nhập nên mọi sự cố phát sinh đều liên lạc với người xuất khẩu nhờ can thiệp Điều này thường gây trì hoãn đến thời gian làm hàng của nhân viên và thường bị khách hàng than phiền Cho nên các hãng tàu cần chú trọng đúng mức đến cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu để không gây ảnh hưởng đến khách hàng.

Cần chủ động thông báo thời gian, lịch trình của tàu, cũng như mọi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển một cách rõ ràng cho Đại lý để Đại lý kịp thời thông báo đến khách hàng của mình.

Đa số các hãng tàu lớn đều là đối tác lâu năm của VOSA Sài Gòn, do đó cần có thái độ và cách ứng xử nhiệt tình, đúng mực đối với nhân viên hiện trường của VOSA Sài Gòn.

4.2.2 Kiến nghị đối với cảng:

 Cảng cần đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, từ phương tiện vận tải, xếp dở cho đến máy móc thiết bị trong kho để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phục vụ tại cảng.

 Đề ra kế hoạch xây dựng hệ thống cảng biển mang tầm cỡ quốc tế tại ViệtNam, nếu làm được điều này thì Việt Nam sẽ có thể trở thành nơi trung chuyển hàng hóa, tạo rất nhiều thuận lợi không chỉ cho cảng mà cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

 Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc để phục vụ cho công việc.

4.2.3 Kiến nghị đối với các công ty xuất nhập khẩu:

 Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB, FCA nghĩa là chỉ cần bán hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng theo quy định là hết trách nhiệm Như vậy quyền định đoạt về vận tải đều do người mua chỉ định và dĩ nhiên người mua sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực hiện điều này Và các công ty Logistics Việt Nam cũng như VOSA Sài Gòn sẽ là người ngoài cuộc Do đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên lựa chọn xuất khẩu hàng mà người bán thuê tàu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước cùng nhau phát triển.

 Còn đối với hàng nhập khẩu thì nên lựa chọn điều kiện FOB, FCA để được quyền thuê tàu Tạo điều kiện cho các công ty giao nhận Việt Nam có điều kiện phát huy thế mạnh của mình với các đối thủ khác.

4.2.4 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng Nhà nước:

 Xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, hệ thống cầu cảng, bến bãi nói riêng Việc phát triển tốt hệ thống giao thông sẽ tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển Chính phủ nên xây dựng các cảng biển tầm cỡ quốc tế tại Hải Phòng hay Thành phố Hồ Chí Minh Nếu Việt Nam không đủ trình độ xây dựng các cảng nước sâu và hiện đại thì ta có thể thực hiện theo cách liên doanh với công ty nước ngoài Một khi đã xây dựng được hệ thống cảng biển hiện đại thì Việt Nam rất có thể sẽ trở thành trạm trung chuyển lớn của thế giới.

 Nên thành lập một Tổng công ty Logistics ở Việt Nam Chúng ta đã có các tập đoàn lớn như Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Điện lực…Chính vì sự lớn mạnh của các tập đoàn này mà các tập đoàn nước ngoài ít có cơ hội thống trị các thị trường, các lĩnh vực quan trọng ở Việt Nam Vì vậy, nếu ở Việt Nam có một tập đoàn Logistics thì chắc chắn thị trường Logistics nội địa sẽ do các công ty Việt Nam kiểm soát, và các tập đoàn nước ngoài sẽ khó có cơ hội làm chủ thị trường Logistics ở Việt Nam.

 Việc thành lập Tổng công ty Logistics Việt Nam có thể được thực hiện bằng cách sát nhập những công ty giao nhận vận tải Nhà nước lại với nhau hoặc thành lập dưới dự giám sát của bộ chủ quản sau đó cổ phần hóa Muốn các công ty Logistics Việt Nam có thể vươn ra thị trường quốc tế thì điều kiện trước tiên là phải đứng vững ở thị trường trong nước.

 Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin phục vụ cho cộng đồng LogisticsViệt Nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Vì hệ thống thông tin của Việt Nam nói chung và ngành Logistics nói riêng còn nhiều bất cập Các trang web của các cơ quan chuyên ngành chưa thực sự mạnh, chưa hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp, dữ liệu thông tin còn chưa phong phú, chưa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Nhiều khi các trang web ở nước ngoài lại chứa đựng nhiều thông tin về Việt Nam hơn là các trang web trong nước…Cho nên cần phải xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, cơ sở dữ liệu mạnh, có những tiện ích dành cho khách hàng như hệ thống Track & Trace để tìm kiếm cơ sở dữ liệu của lô hàng, làm cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp Logistics.

4.2.5 Kiến nghị đối với VOSA Corporation:

 Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tập trung khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi Logistics, mà hình thức phổ biến là giao nhận vận tải, cho thuê kho bãi và vận chuyển nội địa nên hình thức này chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi giá trị gia tăng Logistics Để cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư và mở rộng thêm nhiều dịch vụ trong chuỗi Logistics như:

- Gom hàng nhanh tại kho/ Consolidation Docking.

- Quản lý đơn hàng/ PO Management.

- Dịch vụ kho bãi trị giá gia tăng/ Value Added Warehousing.

- Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển thường là Singapore, Hongkong, Kaoshiung – Cao Hùng/ Multi Country Consolidation.

- Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hóa/ QA-QI Program.

- Dịch vụ container treo (dành cho hàng may mặc)/ Hanger Pack Service.

- Quản lý và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng/ Data Management/ EDI Clearing House.

- Dịch vụ quét và in mã vạch/ Barcode Scanning and Label Production.

- Dịch vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hoạt động Logistics.

- Dịch vụ nhà cung cấp Logistics thứ tư (4PL) Đây là mô hình dịch vụ logistics rất mới giúp cho các hãng Logistics gia tăng dịch vụ giá trị gia tăng cho mình.

 Xây dựng hệ thống kho bãi riêng nằm gần các cảng, giúp tiết kiệm về chi phí kho bãi về lâu dài.

 Đổi mới trang thiết bị, mua sắm thêm các phương tiện để đáp ứng cho nhu cầu công việc.

 Tạo tiền đề cơ sở vật chất, hệ thống thông tin liên lạc, nhân lực, chuyên môn để phát triển thành một chuỗi hoạt động logistics trong tương lai, phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng và bắt kịp với xu thế chung của thế giới.

Ngày đăng: 05/06/2023, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w