Chính vì lý do đó, sau một thời gian thực tập, năm bắt tình hình hoạt động kinh doanh tai chi nhánh em đã chọn dé tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Nang cao chấtlượng tín d
Trang 1trường đại học kinh tế quốc dân
viện ngân hàng - tài chính
nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại
cổ phần quốc tế việt nam - chi nhánh ba đình
Giáo viên hướng dẫn : ThS Trương Minh CứSinh viên thực hiện — : Chu Xuân Hòa
Lop : Tai chinh doanh nghiép A
Mã sinh viên : CQ511445 Khoá :51
Hà nội — 2012
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
LOT MỞ ĐẦUU 5£ °+e©SE+4EEE.449E7E244 072344 077244077940 972141 972141petrdd 1
CHUONG 1: CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HANG THƯƠNG MAI
— ÔÔÔÔÔ 3
1.1 Khái quát về Ngân hang thương mại -° 22s se sssssessessessesee 3
1.1.1 Khái nệm Ngân Hàng thương mạai - - -5- 5 «5+ «£+s++s£++x++ 3 1.1.2 Các hoạt động cua Ngân hàng thương mại « ««+ 3
1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương IẠÌ -.-<- << se «<< «<es 6
1.2.1 Khái niệm tin dụng ngân hàng - 5 5+ s+ss+eexeeereeess 6
1.2.2 Mục tiêu của tín dụng ngân hang - «+ ««+sx++vesexss 6
1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hang ¿5+ + *++s++eeeeeesseess 7 1.2.4 Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại II 1.2.5 Quy trình tín dung tai Ngân hàng thương mại - 12
1.3 Chất lượng tin dụng của Ngân hang thương mại - 2< 14
1.3.1 Quan niệm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mai 141.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương
1.3.3 Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng tại Ngân hang
thƯƠng TmậiI - óc 11019911911 11 11v vn nu nnrưy 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUOC TE VIET NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH .- 30 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam — chỉ nhánh Ba Đình30
2.1.1 Lịch sử hình thành - -¿¿ 2211 1E E***2331 1 kg krrerez 302.1.2 Co CAU t6 CHUC an ai 322.1.3 Các hoạt động chủ yéu cccccececcesessessessessessessessessessesseseeseseeseesees 342.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009 - 2011 35
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam —
chỉ nhánh Ba TĐÌnhh G5 5 5 5559999 955999999959598996699955596668995955956689955556 89 46
2.2.1 Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 46
2.2.2 Các hình thức tín dụng - - -c Ă S113 vEeesereeeeeereree 48 2.2.3 Quy trình tin ụng - <6 + + 11919 119 111 1 1 ngư 50
Trang 32.2.4 Chất lượng tin dung tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - chi
nhánh Ba Đình - - - << 2E E1 EE31111EEEEEE5351 1E 1 key 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGAN HÀNG TMCP QUOC TE VIỆT NAM CHI NHANH BA ĐÌNH 61
3.1 Dinh hướng phat triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam — chỉ nhánh Ba TĐÌnH o o œ- 5 5 < 5 4 9 0 0.000 0000.000400 09:00004000006 00 61 3.1.1 Dinh hướng của Ngân hang TMCP Quốc Tế Việt Nam trong năm “00 61
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam — chi nhánh Ba Dinh cho tới năm 2015 63
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam — chỉ nhánh Ba Đình 25 <5 5< s9 HS 0096 8m, 64 3.2.1 Phát triển nguồn nhân lực tín đụng - 2 2 22s: 64 3.2.2 Nâng cao chất lượng thâm định tín dụng . : 66
3.2.3 Nâng cao tinh than, trách nhiệm trong việc xử ly nợ xấu 67
3.3 Một số kiến nghii c.secsesssssoessesseecsesssessessncssessecssccossscsscssucsseesscancesceanceseesecsseess 68 3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 68
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 70
3.3.3 Kiến nghị đối với co quan Nhà nước có thâm quyền 70
4100/0017 72 TÀI LIEU THAMM KHẢO -e-s<s<s<se£+seESseEvseEsserseerssersserssers 73
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
: Ngan hang nhà nước
: Ngân hàng thương mại
: Thương mại cô phần
: Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
: Phòng giao dịch
: Doanh nghiệp nhà nước
: Cán bộ tin dụng : Rui ro tín dung
Trang 5DANH MUC SO DO, BANG BIEU
Cơ cau tô chức chi nhánh Ngân hang TMCP Quốc Tế Việt Nam
- chi nhánh Ba Đình - ó- «+ x13 * vs ng 32
Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam
— chi nhánh Ba Đình - - 5 5 2331133 3 Esireeerseserersee 36Qui mô khách hàng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc TếViệt Nam — chi nhánh Ba Dinh - 2255 < << << <++<+ss+ 39
Qui mô và Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt
Nam — chi nhánh Ba Dinh c5 55c + +*vssesseeseeesss 40Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCPQuốc Tế Việt Nam - chi nhánh Ba Dinh 2-5 5=: 42Kết quả Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam — chi nhánh Ba Đình - 5 2-<==+<<+<s+<<ss 43
Kết quả kinh doanh của Ngân hàng quốc tế Việt Nam chi nhánh
Ba 890017 44
Nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - chỉnhánh Ba Đình óc + 1119119 1 1 91 1 1 vn ng nưkp 51Tổng dư nợ có nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Quốc Tế ViệtNam — chi nhánh Ba Đình - 5 55c + +v+sesseeseeesss 52Khách hàng có nợ quá hạn của Ngân hang TMCP Quốc Tế Việt
Nam — chi nhánh Ba Đình - 5 55555 3+ ++vsseseeeseeeees 53
Khả năng thu hồi nợ quá han của Ngân hang TMCP Quốc Tế
Việt Nam — chi nhánh Ba Đình << =++<+< sex 54
Phân loại nợ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam — chi nhánh
Ba Dit 0 -—3€ , 54
Khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP
Quốc Tế Việt Nam — chi nhánh Ba Đình - 55
Hiéu suat str dung vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
— chi nhánh Ba Đình - 119911391131 E1 Errkerek 56Trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng TMCP Quốc Tế ViệtNam — chi nhánh Ba Đình 5 5 5+5 ++£+se+eeeseeessxe 57
Tỷ lệ xóa nợ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - chi
Mhanh Ba Dinh ee 58
Du nợ va du nợ qua hạn theo các ngành kinh tế của Ngân hangTMCP Quốc Tế Việt Nam — chi nhánh Ba Đình 59
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng là một mảng hoạt động lớn và đóng một vai trò hết
suc quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM).
Tính quan trọng của hoạt động tín dụng được thể hiện trước hết ở nguồn thu
nhập lớn mà nó mang lại cho NHTM, bên cạnh đó nhờ hoạt động này mà
NHTM có thể bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho các hoạt
động khác như thanh toán quốc tế, chuyền tién Tuy nhiên, hoạt động tindụng có mang lại hiệu quả cao như vai trò vốn có của nó hay không thì hoàn
toàn phụ thuộc vào những rủi ro tiềm ân do nó mang lại Những rủi ro này
không những làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả, mà hơn nữa nó làm
cho NHTM mất đi tính thanh khoản vốn hết sức cần thiết và nhạy cảm, gây ranhững tồn thất lớn thậm chí là sự phá sản đối với một NHTM
Thực hiện quản trị tốt hoạt động tín dụng không chỉ nâng cao hiệu quả,
làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong bối cảnh nền kinh tế hội nhậpngày nay mà còn đóng góp phần tích cực vào sự vận hành của nền kinh tếthông qua sự tác động của cung - cầu vốn dẫn đến làm thúc đây hay kìm hãm
sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tiền tệ giúp cho Nhà nướcthực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động kinh tế trong nền kinh tế
thị trường.
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế lạm phát tăng cao, các doanh nghiệphoạt động khó khăn do sự gia tăng lãi suất dẫn đến chất lượng tín dụng của cácNHTM nói chung cũng như chi nhánh Ngân hàngTMCP Quốc Tế Việt Nam —chi nhánh Ba Dinh bộc lộ những han chế nhất định, nguy co nợ xấu, nợ quá hạntăng cao Điều này đặt ra yêu cầu đối với chi nhánh phải nâng cao chất lượng tín
dụng từ đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chỉ nhánh Chính vì lý do đó,
sau một thời gian thực tập, năm bắt tình hình hoạt động kinh doanh tai chi nhánh
em đã chọn dé tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Nang cao chấtlượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc TẾ Việt Nam — chỉ nhánh BaĐình”, hi vọng có thê đưa ra cái nhìn khách quan về chất lượng tín dụng của
Trang 7chi nhánh, dé từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng cho chi nhánh.
Về kết cau của chuyên đề, ngoài phần mở đầu, kết luận thì nội dung được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng quốc tế Việt Nam
- chỉ nhánh Ba Đình.
Chương 3: Giải nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng quốc tế Việt
Nam - chỉ nhánh Ba Đình.
Trang 8CHƯƠNG 1CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm Ngân Hàng thương mại
Ngân hàng là một tô chức tài chính trung gian quan trọng bậc nhất đốivới toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính của một quốc gia nói
riêng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính, các ngân
hàng đã phát triển theo những định hướng riêng dé thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ riêng dẫn tới hình thành các loại hình ngân hàng khác nhau đóng vaitrò khác nhau trong nền kinh tế như: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính
sách, Ngân hàng hợp tác xã, Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhà nước)
Trong đó, Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy môtài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng
Đề đưa ra khái niệm Ngân hàng thương mại, ta sẽ tiếp cận trên phươngdiện những loại hình dịch vụ mà Ngân hàng thương mại cung cấp Theo đó,
“Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mụccác dịch vụ tài chính đa dạng nhất — đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán — và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bat kỳ một tổ
chức kinh doanh nào trong nên kinh tế” Bên cạnh đó một định nghĩa khác
được đưa ra trong Luật các tô chức tin dụng năm 2010 là : “Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tat cả các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằmmục tiêu lợi nhuận ” trong đỗ “Hoạt động ngán hàng là việc kinh doanh, cungứng thường xuyên một hoặc một SỐ các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp địch vụ,cung ứng các dịch vụ qua tài khoản ”.
1.1.2 Các hoạt động của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Là hoạt động khởi điểm sơ khai của NHTM trong quá trình hình thành
Trang 9và phát triển Ngày nay huy động vốn là một trong những hoạt động hết sứcquan trọng của NHTM Huy động vốn đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ranguồn vốn cho hoạt động của NHTM Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn
trong nguồn vốn tín dụng và là cơ sở cho hoạt động này.
Các nước đều có qui định chung về mức độ huy động vốn vay tối đa của
NHTM thông qua việc qui định tỷ lệ vốn Chủ sở hữu của NHTM không thấphơn một mức (%) nào đó so với tông tài sản Dé có thé huy động vốn đượctốt, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa huy động vốn chủ sở hữu và huy động vốn
nợ của NHTM Việc kết hợp đó tạo ra được khả năng huy động vốn tôi đaphục vụ cho hoạt động của NHTM, đảm bảo nguồn vốn huy động được ồn
định Huy động vốn có các hình thức cơ bản sau:
* Huy động vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là khoản tiền được đóng góp từ chủ Ngân hàng bỏ vào
đầu tư ban đầu để thành lập NHTM hoặc được bé sung trong quá trình kinh
doanh Ngoài ra, khi cần thiết vốn chủ sở hữu còn được huy động trong quá trìnhhoạt động thông qua việc phát hành cô phiếu để tăng vốn
* Huy động vốn nợ:
Vốn nợ là hình thức huy động đóng vai trò quan trọng, mang lại nguồn
vốn lớn cho hoạt động của NHTM Huy động vốn nợ bao gồm nhiều hìnhthức huy động khác:
- Huy động tiền gửi: NHTM nhận tiền gửi của các cá nhân và tô chứcdưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi
khác Đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động vốn nợ của NHTM.
- Huy động từ phát hành các công cụ nợ: chủ yếu là phát hành kỳ phiếu
và trái phiếu Kỳ phiếu dùng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn cho các NHTM.
Trái phiếu phát hành dé huy động vốn trung-dài hạn cho NHTM Hình thứchuy động thông qua các công cụ nợ này mang tính ôn định hơn, làm tăng khảnăng huy động vốn của NHTM trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động
trong sử dụng nguôn vôn.
Trang 10- Vay các tô chức tín dụng: các NHTM thực hiện hình thức huy độngnày nhằm điều hoà vốn trong toàn hệ thống, tăng dự trữ đảm bảo tốt khả năngthanh khoản của NHTM Việc huy động vốn thông qua hình thức này thường
đơn giản và nhanh gọn có thê vay trực tiếp, vay qua Ngân hàng đại lý (hoặc NHTW) và khoản vay thường không có bảo đảm (nếu có thường là chứng
khoán của kho bạc).
- Vay NHTW: thường là hình thức huy động cuối cùng trong hoạt độnghuy động vốn của NHTM Thường áp dụng cho việc vay để đảm bảo duy trì
dự trữ bắt buộc hay thiếu hụt thanh toán
- Huy động vốn nợ khác: bao gồm huy động các khoản uỷ thác; tiền ký
quỹ; các khoản nợ thuế chưa nộp, lương chưa trả đây là hình thức huy động
mang tính thụ động và thường có khối lượng nhỏ không đáng kể
1.1.2.2 Hoạt động Tín dụng
Hoạt động Tín dụng là hoạt động kế tiếp của hoạt động huy động vốn và
là hoạt động trọng yếu trong sử dụng vốn của NHTM, mang lại thu nhập chủyếu cho NHTM, thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớnthậm chí trên 90% trong tông thu nhập của NHTM Nhưng ngược lại đó cũng
là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho NHTM Hoạt động tín dụng không tốt
sẽ gây anh hưởng lớn đến tính thanh khoản, thậm chi dẫn đến sự sụp đồ của
NHTM.
NHTM cấp tin dụng cho các tô chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và
các hình thức khác theo quy định của NHNN như bao thanh toán tài trợ nhập
khẩu, tài trợ suất khẩu Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt
Trang 11động này ngày càng được chú trọng và mở rộng, tạo ra nguồn thu ngày càngchiếm tỷ trọng lớn hơn.
1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm tín dụng ngần hang
Tin dung (Credit) được xuất phát từ tiếng Latinh là “credo” tức là tin tưởng,tín nhiệm Trong thực tế hoạt động tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhautuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà mỗi cách hiểu có một nội dung riêng Trongquan hệ tài chính - tin dụng có thé được hiéu là sự chuyển nhượng tạm thời lượng
giá trị (tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một thời gian nhất định;
khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
Như vậy, phạm trù tín dụng có ba nội dung cơ bản là: tính chuyền nhượng tam
thời một lượng giá tri, tính thời hạn và tính hoàn tra.
Tín dụng có nhiều loại, như: tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín
dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng Trong đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ
chuyền nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng với các chủ thé khác trong nền kinhtế; trong mối quan hệ này, ngân hàng vừa giữ vai trò là người đi vay (con nợ) vàvai trò là người cho vay (chủ nợ) Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp của người tiếtkiệm thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các
chủ thé có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.
Từ phân tích trên, ta có thé đưa ra khái niệm: Tin dung ngân hàng là việcngân hàng thỏa thuận dé khách hàng sử dụng tài sản (tién, tài sản thực hay uy tín)với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vu cho vay, chiết khẩu (tdi chiếtkhẩu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác
1.2.2 Mục tiêu của tín dụng ngân hàng
Tin dụng là hoạt động truyền thống, chiếm ty trọng lớn trong tổng tài
sản Mặc dù tỷ trọng của hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm, nhưng
tín dụng ngân hàng vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối
với mỗi ngân hàng Đứng trên góc độ của nhà ngân hàng thì tín dụng ngân
hàng có hai mục tiêu cơ bản:
Trang 12Mục tiêu lợi nhuận, tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuậncho ngân hàng, những biến động về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ ảnhhưởng mạnh mẽ tới lợi nhuận của toàn bộ ngân hàng Do đó một trong nhữngmục tiêu hàng đầu mà các ngân hàng đặt ra cho hoạt động tín dụng là phảiluôn đem lại lợi nhuận cao và 6n định cho ngân hàng.
Mục tiêu an toàn, đồng hành với lợi nhuận, hoạt động tín dụng cũng
luôn đối mặt với những rủi ro nhất định Khi mà rủi ro tín dụng của ngân hàng
ở mức cao, nợ xấu và nợ quá hạn nhiều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến khảnăng thanh khoản của ngân hàng, thậm chí dẫn tới sự sụp đồ của ngân hàng.Chính điều đó mà các các ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn là mục tiêu tối
quan trọng của ngân hàng.
Mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu an toàn là hai mục tiêu song hành
nhưng đối ngược Do đó trong quá trình hoạt động các ngân hàng phải luôncân đối giữa hai mục tiêu này dé vừa thu được lợi nhuận hợp lý vừa đảm bảo
an toàn cho toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói
riêng.
Ngoài hai mục tiêu cơ bản trên thì hoạt động ngân hàng còn có một số
mục tiêu kinh tế - xã hội khác như: góp phần vào việc chuyển dịch kinh tế
trên địa bản hoạt động, thúc đây tăng trưởng kinh tế
1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng
1.2.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Phân loại theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, vì thời
hạn của các khoản tín dụng liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi củatín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng Thời hạn của mộtkhoản tín dụng có thể hiểu là khoảng thời gian từ thời điểm ngân hàng cungcấp khoản vốn đầu tiên cho khách hàng đến thời điểm cuối cùng khách hàngphải hoàn thành việc trả gốc và lãi cho ngân hàng Theo thời hạn, tín dụng
được phân thành:
Trang 13Tín dụng ngắn hạn:
Là các khoản tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và được dùng đề:
- Bu đắp thiếu hut vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp như: bổ
sung ngân quỹ, ứng trước tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duytrì hàng tồn kho
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình
Đây là loại tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh,tránh được các rủi ro về lãi suất, lạm phát cũng như sự bất ôn của môi trườngkinh tế vĩ mô và thị trường, vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại hình tíndụng khác.
s* Tín dụng trung han:
Là các khoản tin dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm và sử dụng chủ yếu
dé đầu tư mua sắm tài sản cô định, cải tiễn và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản
suất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
s* Tín dụng dài hạn:
Là các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu
tư dai hạn như: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất ), xây
dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biên, sân bay ), cải tiến và mở rộng san
xuất có quy mô lớn Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn
thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiễn độ dự án Nhìn chung,
tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài, thì những biến
động không dự tính có thé xảy ra càng lớn
1.2.3.2 Căn cứ vào hình thức tài trợ
Theo hình thức tải trợ thì tín dụng được chia thành:
s* Cho vay:
Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong thời gian xác định
Trang 14s* Bảo lãnh:
Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách
hàng của mình Ngân hàng không phải xuất tiền trực tiếp cho khách hàng vay,
song ngân hang đã cho khách hang sử dụng uy tin của minh dé tiến hành một
hoạt động nao đó.
* Chiết khấu thương phiếu:
Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trịcủa thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thươngphiếu chưa đến hạn
s* Cho thuê:
Là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo
những thỏa thuận nhất định
1.2.3.3 Căn cứ vào đảm bảo tín dụng
s* Tin dụng có bảo dam:
Là những khoản tin dụng ma trong hợp đồng tín dụng khách hàng có
cam kết dùng tài sản mà mình đang sử hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả
nợ của bên thứ ba để đảm bảo cho việc trả nợ cho ngân hàng Về nguyên tắc
mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có đảm bảo Tài sản đảm bảo
hoặc bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm
nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính (dòng tiền) của khách hàng thiếu
hụt, tạo áp lực buộc khách hàng phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
s* Tin dụng không có bảo dam:
Là những khoản tin dụng không có tài sản cầm có, thé chap và không
có bảo lãnh của người thứ ba cho việc trả nợ của khách hàng Những khoản
tín dụng này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách
hàng thường xuyên làm ăn có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, không có
tiền lệ xấu trong việc trả nợ, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của
người vay Các khoản vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu,
không cân tài sản đảm bảo Các khoản cho vay đôi với các tô chức tài chính
Trang 15lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngânhàng có khả năng giám sát cũng có thê không cần tài sản đảm bảo.
1.2.3.4 Căn cứ vào mục đích tín dụng:
* Tín dung bat động sản:
Đây là các khoản tín dụng dau tư vào bat động sản, bao gồm:
- Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai
- Tín dụng dai hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trangtrại và bất động sản ở nước ngoài
s* Tín dụng công thương nghiệp:
Đây là các khoản tin dụng cấp cho các doanh nghiệp dé trang trải cácchi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả thuế, và chỉ trả lương
s* Tín dụng nông nghiệp:
Đây là các khoản tín dụng cấp cho hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ
giúp hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc.
s* Tín dụng tiêu dùng:
Đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, trang thiết bị trong nhà
1.2.3.5 Căn cứ vào chủ thể vay vốn
s* Tín dụng doanh nghiệp (tin dụng bán buôn):
Gọi là bán buôn vì những doanh nghiệp thường vay với những khoản
vay có giá tri lớn.
s* Tin dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dung bán lẻ):
Gọi là tín dụng bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản
vay có giá trị nhỏ nhằm mục đích tiêu dùng
* Tin dung cho các tổ chức tài chính:
Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm,
công ty tài chính và các t6 chức tài chính khác Những khoản đi vay này trở
thành nguồn vốn của ngân hang đi vay, nên chúng có thé dùng dé trả nợ hay
cho vay lại.
10
Trang 161.2.3.6 Phần loại khác
Ngoài các cách phân loại ké trên người ta còn phân loại các khoản tín
dụng theo một số tiêu chí khác như:
- Theo phương thức hoàn trả nợ vay, các khoản tín dụng được chia
thành tin dụng trả góp, tín dụng hoàn trả một lần và tín dụng hoàn trả theo yêu cau
- Theo hình thái giá trị tín dụng có các loại: tín dụng bang tién, tin dungbang tai san, tin dung bang uy tin
- Theo xuất sứ tin dụng có hai loại là tin dụng trực tiếp và tin dụng giántiếp Trong đó tín dụng trực tiếp là hình thức tín dụng mà ngân hàng cấp vốntrực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ
vay trực tiếp cho ngân hàng Còn tín dụng gián tiếp là hình thức cấp tín dụng
qua trung gian như: tín dụng ủy thác, tin dụng thông qua tô chức đoàn thé
1.2.4 Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại
Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngânhàng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hìnhthành một chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả Chính sách tín dụng cung
cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chỉ tiết để ra quyết
định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại thường bao gồm cácnội dung sau:
- Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng, bao gồm các đặc điểm
của một danh mục tín dụng xét theo các tiêu chí như: các loại tín dụng, những
kỳ hạn tín dụng, giá trị tín dụng, chất lượng tín dụng, đối tượng khách hàng
chính, khách hàng mục tiêu
- Phân cấp thâm quyên cho vay đối với từng cán bộ tin dung và từng hộiđồng tin dụng (quy định mức cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép )
- Phân cấp chịu trách nhiệm hàng ngày trong hoạt động tín dụng và báo
cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng.
11
Trang 17- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn
xin vay của khách hang.
- Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tin dụng, mức
phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay
- Quy định về đảm bảo tín dụng như quy định về các trường hợp tài trợ
cần đảm bảo, các loại đảm bảo, tỷ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo, đánh
giá và quản lý đảm bảo.
- Quy định giới hạn tín dụng tối đa cho một khách hàng
- Các phương án trong việc phát hiện, phân tích và xử lý tín dụng có
van đề
Chính sách tín dụng ngân hàng mang lại nhiều ưu điểm trong quá trìnhthực hiện cấp tín dụng Trước hết, đối với cán bộ tín dụng, họ biết được cầnphải làm các bước như thế nào khi tiến hành một khoản cho vay và biết được
trách nhiệm của mình đến đâu; đối với ngân hàng, thông qua chính sách tín
dụng, ngân hàng có thể đạt được một danh mục tín dụng đa mục đích, nhưlàm tăng khả năng sinh lời, kiểm soát được tiềm ấn rủi ro và đáp ứng được
các doi hỏi từ phía nhà quản ly.
1.2.5 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng thương mại
Quy trình tín dụng mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhậ hồ sơvay von của khách hàng đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và
thanh lý hợp đồng tín dụng
Quy trình tín dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng
thương mại Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp ngânhang nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiêu rủi ro tín dụng Về mặt quản
lý quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sơ cho việc phân định quyền hạn vàtrách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tin dụng, đồng thời làm cơ sở dé
thiết lập các hồ sơ, thủ tục cấp tín dụng.
Về cơ bản quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại thường
gôm các bước như sau:
12
Trang 18Bước 1: Lập hỗ sơ vay vốnBước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách
hàng Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
- Khả năng sử dụng vốn vay
- Khả năng hoàn trả nợ vay (gốc và lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách
hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay Mục tiêu của phân tích
tín dụng là để tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho
ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện
pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tôn thất cho ngân hang
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cấp tín
dụng đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng Khi ra quyết định, ngân hàng
có thể mắc phải hai sai lầm cơ bản: đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt; từ chối cho vay với một khách hàng tốt Cả hai sai lầm đều ảnh
hưởng xấu đến hoạt đông tin dụng cũng như uy tin của ngân hàng
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hang sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng theo hạnmức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng Nguyên tắc giải ngân là phảigan liền với các dòng tiền của dự án, với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ
có liên quan nhằm đảm bao kha năng thu nợ của ngân hàng, nhưng đồng thời
cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh
doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực
tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách
hàng, dé đảm bảo khả năng thu nợ.
13
Trang 19Bước 6: Thanh ly hợp dong tin dụngCán bộ tín dụng tiễn hành thu hồi gốc và lãi vay theo hợp đồng tín
dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản
1.3 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.3.1 Quan niệm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
Hiện tại chưa có một khái niệm chính thức về chất lượng tín dụng Tíndụng có thể coi là một dịch vụ của ngân hàng Do đó dé đưa ra một khái niệm
về chất lượng tín dụng ta sẽ xuất phát từ khái niệm chất lượng của hàng hóa
và dịch vụ nói chung.
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO: “Chất lượng là tổng thể
các đặc tính và đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ có ảnh hưởng đến
khả năng thỏa mãn được những nhu cầu được nêu ra”
Như vậy chất lượng tín dụng có thể hiểu là: “Tổng thể các đặc tính,đặc điểm của hoạt động tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu
câu về vốn của khách hàng, phù hợp các điều kiện kinh tế - xã hội và điều
kiện đặc thù của bản thân ngân hàng, đảm bảo sự ton tại và phát triển củangân hàng ” Nói cách khác chất lượng tín dụng là thước đo khả năng đáp ứngnhu cầu về vốn của khách hàng phù hợp với khả năng quản lý và hoạt độngcủa NHTM trong việc thu hồi nợ cho vay đầy đủ và đúng hạn, cũng như phảiphủ hợp với tình hình kinh tế xã hội nói chung
Tham gia vào quan hệ tín dụng bao gồm ngân hàng, khách hàng và cácchủ thê khác trong nền kinh tế nhà nước, các thê chế chính trị, các thành phầnkinh tế Vì vậy khi đánh giá chất lượng tin dụng khong chỉ đánh giá từ góc
độ của ngân hàng mà phải xem xét trên cả góc độ khác hang và nền kinh tế
%% Đối với khách hàng:
Chất lượng tín dụng được thể hiện qua việc làm thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng thông qua sự đa dạng hóa các loại hình cho vay, cơ chế lãi suất
phù hợp, thủ tục đơn giản, chất lượng phục vụ cao ma vẫn đảm bảo tính chặt
14
Trang 20chẽ, tuân thủ nguyên tắc và chế độ tín dụng hiện hành Thông qua tín dụngngân hàng các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tốt nhất, đặc biệt là việc
tư vấn đề có thể sử dụng dòng tiền hiệu quả.
%% Đối với ngân hàng:
Chất lượng tín dụng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngânhàng thương mại Chất lượng tín dụng bao gồm hai yếu tố: mức độ an toàn và
khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại Nó là sự đáp
ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảmbảo an toàn hay han chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng
s%% Đối với nền kinh tế:
Chất lượng tín dụng phải đảm bảo tính phù hợp trong cơ cấu đầu tư quốc
gia, tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng, các ngành trong nền kinh
tế Chất lượng tín dụng phải góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, tạo
công ăn việc làm cho người lao động nâng cao đời sống nhân dân.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Khi xem xét chất lượng tín dụng bằng các chỉ tiêu định tính ta xem xét
dưới ba góc độ: khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.
s%% Đối với khách hang:
Chất lượng tín dụng thể hiện ở các chỉ tiêu định tính như sau:
- Quy trình thủ tục đơn giản, nhanh chóng nhưng van đảm bao day đủ
theo quy định của ngân hàng.
- Khả năng cung ứng vốn của NHTM day đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu
vốn của khách hàng với chỉ phí hợp lý.
- Các quy định về giải ngân vốn và tài sản đảm bảo chính xác, nhanh
chóng, tránh gây phiền hà cho khách hàng
Các chỉ tiêu này được các ngân hàng thu thập qua việc lấy ý kiến từkhách hàng bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc qua thư góp ý của khách hàng(các ngân hang thường có hòm thư góp ý dé thu thập ý kiến của khách hang)
15
Trang 21%% Đối với ngân hàng:
Chất lượng tín dụng thé hiện ở các chỉ tiêu định tính như sau:
- Chính sách tín dụng được xây dựng đầy đủ khoa học, đảm bảo cả tính
sinh lợi và an toàn cho hoạt động ngân hàng Chỉ tiêu này được đo lường,
đánh giá trong quá trình thực hiện chính sách cũng như kết quả hoạt động,
ngoài ra nó còn được đánh giá dựa trên việc lấy ý kiến của các cán bộ tín
dụng (những người thực thi chính sách).
- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng đáp ứng được nhu cầu về cả kiếnthức, năng động, nhiệt tình, hoàn thành tốt các kế hoạch về tín dụng đượcgiao, góp phần xây dựng ngân hàng vững mạnh Chỉ tiêu này được thé hiện
dựa trên việc theo dõi đánh giá của các cấp lãnh đạo ngân hàng cùng với việc
xem xét chính sách dao tạo của ngân hàng.
- Khả năng thu hút khách hàng thông qua hoạt động tín dụng, từ đó
tăng thị phan, nâng cao vị thé của ngân hang trên địa bàn Chi tiêu nay được
đánh giá theo kết quả chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng
- Hệ thống trang thiết bị cũng như công nghệ thông tin phục vụ hoạtđộng tín dụng phải hiện đại, tiết kiệm và hiệu quả Việc đánh giá hệ thốngtrang thiết bị và công nghệ dựa trên việc so sánh với các ngân hàng khác
trong nước và trên thế giới.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng được thực
hiện đầy đủ và nghiêm túc Chỉ tiêu này được xem xét dựa trên chất lượng các
báo cáo của cán bộ kiểm tra, kiểm soát
s%% Đối với nền kinh tế:
Chất lượng tín dụng thé hiện ở các chỉ tiêu định tính sau:
- Hoạt động tin dụng của ngân hàng góp phan thúc đây sự phát triểnkinh tế trên địa bàn thông qua việc đáp ứng, hỗ trợ nhu cầu vốn cho các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh, các dự án trọng điểm trên địa bàn của ngân hàng
Chỉ tiêu được xem xét dựa trên những đóng góp của ngân hàng cho sự phát
triển kinh tế trên địa bàn
16
Trang 22- Hoạt động tín dụng của ngân hàng hoàn toàn lành mạnh trong khuôn
khổ pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh các luật định của NHNN cũng như các
cơ quan quản lý nhà nước khác Chỉ tiêu này được đánh giá bởi NHNN và các
cơ quan hành chính có liên quan.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
s* Các chỉ tiêu phản únh nợ quá hạn:
Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàntrả được toàn bộ hay một phan tiền gốc hoặc lãi vay Nợ quá hạn thường là biểuhiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng chongân hàng Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là khôngthé tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá ty lệ cho phép dẫn đến mat khảnăng thanh khoản của ngân hàng Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau, căn
cứ vào tính chất rủi ro, ta có các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn sau:
dụng của ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp;
ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao
Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số đư nợ thực sự đã quá hạn, màkhông phan ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn Dé khắc phụcnhược điểm này người ta sử dụng chỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn”
Tỷ lệ tổng dự nợ có nợ quá hạn:
Số dư nợ có NQHTông dư nợ có NQH = Tổng dư nợ x100%
Do chỉ tiêu “Tong dư nợ có nợ qua hạn” bao gôm toàn bộ dư nợ củamột khách hàng (kế cả đến hạn và chưa đến hạn) ké từ khi xuất hiện món nợ
17
Trang 23quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng của
Khả năng thu hồi nợ qua hạn
Đề đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, người ta còn phân loại
nợ quá hạn theo khả năng thu hồi:
NQH có khả năng thu hồi
Nợ quá hạn
NQH có khả năng thu hồi = x 100%
NQH không có khả NQH không có khả năng thu hồi
x 100%
năng thu hồi Nợ quá hạn
Nợ quá hạn còn được phân theo một số chỉ tiêu khác làm căn cứ xây
dựng kế hoạch thu hồi nợ trong từng trường hợp cụ thê và định hướng chính
sách cho vay, bao gồm:
Nợ quá hạn theo thành phan kinh tế:
- Nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhà nước.
18
Trang 24- Nợ quá hạn của các công ty cô phan, trách nhiệm hữu hạn.
- Nợ quá hạn của các hộ gia đình, cá nhân
s* Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu:
Đề hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu”, chúng ta tiến hành phân loại nợ củaNHTM thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gom:
- Các khoản nợ trong han va TCTD đánh gia là có kha năng thu hồi day
đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả nang
thu hồi day đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thờihạn còn lại;
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày:
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gom:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng:
Nhóm 4 (Nợ nghỉ ngò) bao gom:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mat vốn) bao gom:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ câu lại lân đâu;
19
Trang 25- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ ba trở lên, ké cả chưa bị
quá hạn hay đã quá hạn;
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng
là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chấtlượng tín dụng của ngân hàng Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khókhăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường
nữa mà là nguy cơ mat vốn
s* Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng
Thu lãi từ tín dụng
Tông lợi nhuận
Ty lệ lợi nhuận từ tín dụng = x 100%
Ngoài các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu , thì chất lượng tín dụng còn
được phản ánh bởi tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này cho
biết, cứ 100 đồng tổng lợi nhuận thì có bao nhiêu đồng là do tin dụng mang
lại Lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay không
những thu hồi được gốc mà còn cả lãi, đảm bảo an toàn vốn vay
2 TA ST TA eg Thu lãi từ tín dụng
Tỷ lệ sinh lời của tín dụng = Tổng dư nợ bình quân x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, nó chobiết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu Chỉ tiêu này càngcao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt
Thu lai Chỉ lãi vốn
Chênh lệch tín dụng huy động
đầuvàođầura Vônhuy động bìnhquân * 100%
20
Trang 26Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn huy động, cho biết yếu
tố lãi ròng thu được trên 100 đồng vốn huy động là bao nhiêu Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ chất lượng sử dụng vốn càng tốt.
% Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng von:
Tổng dư nợ cho vay
„ Lông dư nợ cho vay, jaggy,
Tông nguôn vôn huy độngHiệu suất sử dụng vốn (H1) =
Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư
nợ cho vay trực tiếp khách hàng Vốn huy động là nguồn vốn có chỉ phí thấp
(rẻ hơn đi vay), 6n định về số dư và kỳ hạn, nên năng lực cho vay của một
NHTM thường bị giới hạn bởi năng lực huy động vốn Tuy nhiên, không phảilúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tự cân đối được nguồn vốn huy động dé đáp
ứng nhu cau cho vay Thật là lý tưởng, nếu NHTM chủ động được nguồn vốn huy động dé cân đối nhu cầu vay (lúc đó hệ số H1 xấp xi 100%) Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tự cân đối được
vốn huy động dé đáp ứng nhu cau cho vay Hai khả năng có thé xảy ra là:
Thứ nhất, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay von đầu tư là rất lớn, trongkhi đó kha năng huy động vốn là khó khăn Dé giải quyết mâu thuẫn này,
buộc các ngân hàng phải đi vay từ các ngân hàng khác (hoặc vay từ hội sở
chính trong trường hợp là chi nhánh) dé cho vay lại Trong trường hợp này thì
hệ số HI lớn hơn 100% Do phải vay với chi phí cao (cao hơn lãi suất huyđộng) nên có thé làm hiệu quả hoạt động tin dụng giảm
Thứ hai, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay vốn là rất ít, trong khi đó khảnăng huy động vốn lại rất cao Đề giải quyết mâu thuẫn này, buộc các ngân hàngphải cho các ngân hàng khác (hoặc chuyền về hội sở chính trong trường hợp là chỉnhánh) vay lại nguồn vốn huy động Trong trường hợp nay thì hệ số HI nhỏ hon100% Do phải cho vay lại nguồn vốn huy động với lãi suất thấp (thấp hơn lãi suấtcho vay) nên có thê làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tổng y cho vayông dư nợ cho va x 100%
Hiệu suất sử dụng vốn (H2) = T ông tài sản
21
Trang 27Chỉ tiêu H2 cho biết, cứ 100 đồng thuộc tài sản thì có bao nhiêu đồng
được sử dụng đề cho vay trực tiếp khách hàng Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn H2 càng cao thì hoạt động kinh doanh
của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại Tuy nhiên, nếu ngân hàng sử dụngvốn cho vay quá mức, thì phải chịu rủi ro thanh khoản; ngược lại, nếu hệ số
H2 quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn, tức nguồn vốn
chưa được sử dụng hiệu quả một cách tối ưu Trong điều kiện bình thường thìhiệu suất sử dụng vốn H2 của ngân hàng thường từ 70-80%
cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao Thông thường, tỷ
lệ này dao động trong khoảng từ 0 đến 5%.
Tỷ lệ xóa nợ:
Xóa nợ
Dư nợ bình quân x 100%
Tỷ lệ xóa nợ =
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra
hoạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ DPRR tín dụng Như vậy,một ngân hang có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mat vốn lớn, nghĩa là chất
22
Trang 28lượng tín dụng thấp Nếu tỷ lệ này lớn, thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có van dé.
s* Các chỉ tiêu phân tan rủi ro:
- Giới hạn cho vay tôi đa một khách hàng
- Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế
- Phân tán rủi ro theo khu vực địa lý
- Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất trên tổng dư nợ1.3.3 Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
thương mại
Chất lượng tín dụng của NHTM bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, mỗi
nhân tố ảnh hưởng đến một hoặc vải khía cạnh của chất lượng tín dụng Ta
xem xét các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo cáchphân loại nguồn gốc ảnh hưởng (tính chủ quan và tính khách quan)
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan
%% Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của CBTD
- Trình độ chuyên môn: trình độ chuyên môn của CBTD ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng Lĩnh vực hoạt động tín dụng là lĩnh
vực hoạt động kinh tế rất rộng, liên quan đến nhiều đối tác trong nhiều lĩnh
vực khác nhau Đặc biệt là hoạt động mang tính động, phụ thuộc phần nhiều
vào đối tác và việc kiểm soát nguồn vốn cho vay cũng như hoạt động kinh
doanh của khách hàng, do đó đòi hỏi CBTD phải có trình độ chuyên môn tốt,
am hiểu biết về kinh tế và xã hội thì mới có khả năng nắm bắt và hiểu được
day đủ nhất thông tin về sử dụng vốn của khách hàng dé từ đó phân tích vađánh giá được những rủi ro tiềm ân trong quá trình đó (dưới nhiều khía cạnhnhư kinh tế, pháp luật, chính tri, ) nhăm đưa các quyết định đúng đắn nhấtliên quan đến việc tai trợ, kiêm soát quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ
vay (gốc và lãi) an toàn, đúng hạn và có hiệu quả.
- Đạo đức nghề nghiệp: do tính chất hoạt động ngoài trụ sở, liên quan
nhiêu đôi tượng, hô sơ và chuân mực cho vay mang tính định tính cũng như
23
Trang 29định lượng (không thé chuẩn xác) đòi hỏi tương đối phức tạp và nguồn thôngtin kiểm soát người vay chủ yếu do CBTD nam giữ Do đó nếu CBTD
không có phẩm chất đạo đức tốt sẽ đứng về phía khách hàng làm thiên lệch hồ
sơ, cung cấp thông tin thiếu chính xác cho lãnh đạo làm cho chất lượng hoạtđộng tín dụng giảm sút nghiêm trọng, có khả năng gây ra nợ xấu cho NHTM
và thậm chí là những tốn thất lớn
s* Bộ máy tổ chức
Bộ máy hoạt động tín dụng: Bộ máy hoạt động tín dụng là nhân tố cơ
bản ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của một NHTM và là yếu tố quyết
định đến hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến rủi ro hoạt động tín dụng Dé có
được bộ máy tốt, trước hết đòi hỏi phải xác định được mô hình tín dụng từ đó
là căn cứ xây dựng lên bộ máy hoạt động tín dụng Bộ máy được tô chức khoahọc, gọn nhẹ thì đảm bảo cho hoạt động tín dụng được điều hành không
chồng chéo, tiết kiệm và hơn nữa đảm bảo được tính linh hoạt trong hoạt
động mà vẫn kiểm soát tốt hoạt động tín dụng từ đó hạn chế được rủi ro tín
dụng một cách tốt nhất.
Bộ máy hỗ trợ và phối hợp: Bộ máy này cùng với bộ máy hoạt động
tín dụng tạo ra chu trình phục vụ khách hàng khép kín, tăng tính tiện ích cho
doanh nghiệp góp phần thúc đây hoạt động tín dụng mang tính chuyên môn
hoá cao và góp phần hỗ trợ hoạt động tín dụng hiệu quả hơn thông qua việc
phục vụ tốt khách hàng và thu hút được nhiều địch vụ phi tín dụng khác.
s%* Hạ tang cơ sở
Hạ tầng cơ sở tạo ra các điều kiện cần thiết, thuận tiện phục vụ cho hoạtđộng tín dụng của NHTM như điều kiện văn phòng làm việc, các công cụ laođộng, hệ thông phần mềm quản lý hoạt động tín dụng
Hạ tang cơ sở công nghệ thông tin: công nghệ thông tin là một công
cụ đắc lực cho mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng
nói riêng Công nghệ thông tin giúp cho việc cập nhật thông tin cần thiết choquá trình thâm định và ra quyết định tín dụng, giúp cho việc quản trị thông tin
24
Trang 30tín dụng mang tính tập trung và khoa học cao, tiết kiệm thời gian và nhân lực,đặc biệt đảm bảo độ chính xác trong kiểm soát thông tin tín dụng không chỉmang tính nội bộ mà còn mang tính ngành và tính xã hội hoá cao.
Hạ tầng cơ sở khác: bao gồm nơi làm việc, hệ thống trang thiết bị phục
vụ công việc, phương tiện đi lại, điện thoại phục vụ cho hoạt động tín dụng
của NHTM Nếu hạ tầng đó không đảm bảo chất lượng thì gây ảnh hưởng đến
chất lượng hoạt động tín dụng thông qua việc làm cho CBTD sẽ không nhiệttình với công việc, việc đánh giá, kiểm soát, quản lý hoạt động tính dụng matnhiều thời gian hơn, va kém hiệu quả
s* Chính sách tín dụng của NHTM:
Chính sách tín dụng thể hiện những định hướng lớn trong hoạt động tíndụng bao gồm: qui mô, lĩnh vực đầu tư, cơ cấu tín dụng theo một số tiêu thức,phương thức cho vay làm nền tang, kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng
Những định hướng này nhằm mục đích hướng tới sự an toàn trong hoạt động
tín dụng của một NHTM, tập trung khai thác thế mạnh của Ngân hàng đối với
thị trường, tối ưu hoá trong việc sử dung các nguồn lực của ngân hàng, Xuất phát từ chính sách tin dụng làm nguồn gốc dé xây dựng lên hệ thống qui trình,
qui cơ chế, hướng dẫn, chỉ đạo trong hoạt động tín dụng
s* Qui trình nghiệp vụ tín dung:
Quy trình tuyển dụng là chung trình tự cụ thể các bước cần làm cho
CBTD từ nhận hồ sơ, thống nhất hồ sơ, quá trình thâm định, phân tích, đánh
giá tín dụng cho đến giải ngân tiền Vay, kiểm soát sau, thu hồi nợ, xử lý nợ
xấu (nếu có) Hoạt động của CBTD phải dựa trên qui trình nghiệp vụ tindụng (cam nang tin dụng), nếu qui trình tốt đảm bao day đủ các bước của quatrình tín dụng thì sẽ tiết kiệm thời gian cho CBTD và đảm bảo chỉ dẫn choCBTD các bước thâm định, phân tích, đánh giá, thu thập và xử lý thông tin
được cụ thể, khoa học, an toàn cho hoạt động tín dụng đồng thời làm chuẩn
mực cho các cấp lãnh đạo tín dụng thực hiện kiểm soát, phê duyệt tín dụngnhanh chóng và chính xác hơn đảm bảo đáp ứng tốt cơ hội kinh doanh của
25
Trang 31khách hàng.
s* Qui chế lao động tiền lương:
Là động lực thúc đây hoặc kìm hãm người lao động nói chung và nóiriêng Một qui chế tốt là qui chế tạo được động lực cho CBTD luôn gắn bó và
có trách nhiệm cao trong công việc đối với NHTM và đó chính là công cụngăn ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất
s* Cơ chế kiểm soát hoạt động tin dụng:
Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường, NHTM buộc phải có hệ thốngmạng lưới rộng khắp và qui mô ngày càng lớn để đảm bảo khả năng cạnhtranh Nhằm tạo sự chủ động cho hoạt động tín dụng của các chi nhánh,phòng giao dich trong hệ thống thi cơ chế kiểm soát (phân quyền) được ra đời
dé qui định quyền quản lý (phán quyết) của mỗi chi nhánh, phòng giao dich
Cơ chế phân quyên tốt sẽ đảm bảo được tính linh hoạt, chủ động trong hoạt
động tín dung của các chi nhánh, Phòng giao dịch và đồng thời kiểm soát tốt
hon rủi ro trong hoạt động tín dụng Gắn với việc phân quyền đòi hỏi cần có
các chế tài liên quan đến thưởng — phát kèm theo cơ chế này nhằm đảm bảo
tính tuân thủ trong thực hiện các qui định nay.
1.3.3.2 Nhân tố khách quan
%% Nhân tô thuộc về khách hang
- Phẩm chất, tư cách của khách hàng
Uy tín của khách hàng ảnh hưởng tương đối lớn đến chất lượng tín
dụng của NHTM, đặc biệt trong trường hợp khi khách hàng gặp khó khăn
trong thanh toán nợ, nếu họ không có ý thức hợp tác tốt với NHTM thì sẽ dẫn
tới trây ỳ, thậm chí phó mặc cho NHTM nếu vấn đề khó khăn đó nghiêm
trọng hơn Khách hàng có uy tin tốt có thé vì uy tín, nên cố gắng thực hiện tốtthoả thuận với NHTM trong việc vay vốn, luôn giữ uy tín trong thanh toán nợ
vay đầy đủ và đúng hạn Trong trường hợp gặp khó khăn họ thường tự kết
hợp chặt chẽ với NHTM xử lý mọi van dé dé thanh toán cho NHTM thậm chí
kê cả việc săn sàng thanh lý tài sản thê châp cũng như các tài sản khác thuộc
26
Trang 32về trách nhiệm nợ hay sở hữu của mình Thực tế cho thấy, uy tín của khách
hàng tốt thì sẽ giúp họ thận trọng hơn trong quá trình ra quyết định đầu tư,
quyết định vay vốn và luôn đặt nghĩa vụ nợ vay lên hàng đầu khi ra các quyết
định kinh doanh và chính vì thế làm cho chất lượng tín dụng của NHTM đượcđảm bảo tốt hơn
- Năng lực của khách hàngNăng lực tài chính: Thể hiện khả năng về vốn, tài sản, nguồn thanh
toán, của khách hàng trong quá trình thực hiện kinh doanh, thực hiện nghĩa
vụ tài chính của mình Năng lực tài chính tốt sẽ đảm bảo được khả năng củakhách hàng trong việc thực hiện dự án/phương án kinh doanh đồng thời gắntrách nhiệm của khách hàng cao nhất trong quá trình ra các quyết định đầu tư
cũng như hợp tác với NHTM khi gặp rủi ro Năng lực tài chính của khách
hàng càng tốt thì họ càng có trách nhiệm hơn đồng thời càng có khả năng tự
gánh chịu rủi ro khi xảy ra, hạn chế phần lớn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
vay cho NHTM.
Nang lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn giúp cho khách hàng tổ
chức tốt điều hành và quản trị hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư của
minh, hạn chế được các rủi ro trong quá trình kinh doanh, đảm bao tính chính
xác và tính đúng đắn trong các quyết định đầu tư cũng như các quyết định liên
quan trong hoạt động kinh doanh Luôn đặt mục tiêu lợi nhuận trong tổng thé
chung với rủi ro và hiệu quả hoa hoạt động kinh doanh cua minh mang tinh
chiến lược, lâu dài hơn Hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo tính bền vững
làm cơ sở vững chắc để đảm bảo tốt cho khả năng trả nợ vay NHTM khi
khoản vay đến hạn
s* Nhân tô thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước
Là nhân tố cực kỳ quan trọng và đặc biệt là trong kiểm soát và điều
hành hoạt động tiền tệ của hệ thống NHTM, một lĩnh vực nhạy cam đối với
nên kinh tê Bao gôm vê bộ máy tô chức và hệ thông các văn bản pháp qui.
27
Trang 33- Hệ thống van bản pháp qui: Qui định về tổ chức, cách thức, théthức, các chuân mực hoạt động của NHTM, cơ chế, thâm quyền của các cơ
quan quản lý Nhà nước trong việc điều tiết, giám sát hoạt động của NHTM.
NHTM chỉ có thé hoạt động có chất lượng (hoạt động tín dụng có chất lượng)
khi hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ, khoa học và phù hợp với qui luật phát
triển của NHTM trong tông thé nền kinh tế theo từng thời kỳ Hệ thống nay
quản lý tốt hoạt động Ngân hàng theo mục đích của quản lý Nhà nước về kinh
tế, nhưng phải đảm bảo được quyền chủ động và linh hoạt của các NHTM,mới khai thác được tính sáng tạo, tạo ra được động lực thực sự cho hệ thốngNHTM phát triển lành mạnh, bền vững và có hiệu quả theo đúng mục tiêu củanền kinh tế
- Bộ máy tổ chức và tính linh hoạt đối với quản lý Nhà nước tronghoạt động tín dụng: Thể hiện sự tổ chức khoa học gọn nhẹ, luôn thích ứng,thay đổi kịp thời của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàngtrong việc quản lý hoạt động của các NHTM theo từng giai đoạn phát triển
kinh tế thông qua sự thay đổi hệ thống văn bản pháp qui cũng như tổ chức hoạt động điều hành của các cơ quan này một cách linh hoạt trước sự phát
triển và trước diễn biến bat thường của nền kinh tế
“+ Nhân tô thuộc về môi trường kinh tế - xã hội
- Môi trường kinh tế: là nền tảng và môi trường cho hoạt động tín
dụng của NHTM Hoạt động tin dụng chỉ có thé phát triển khi các khách hang
(doanh nghiệp) trong nên kinh tế có nhu cầu mở rộng dau tư với lãi suất hợp
lý Môi trường kinh tế có tốt, ôn định thì các khách hàng doanh nghiệp mới có
điều kiện dé mở rộng hoạt động kinh doanh, có được kết quả thu nhập tốt đủ
bù đắp chi phí vay vốn và có được giá trị gia tăng hợp lý Khi môi trườngkinh tế bất ồn như lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng chậm lại thì nhu cầu
vốn cho phát triển của các khách hàng sẽ bị hạn chế hơn Trong điều kiện đó,
các khách hàng hoạt động với sức ép chi phí sử dụng vốn cao, kém hiệu quả
và chứa đựng nhiều rủi ro trong thanh khoản, dẫn đến nguy cơ mất khả
28
Trang 34năng thanh khoản đối với các NHTM.
- Môi trường xã hội: ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTMthông qua tập tục, hành vi, thói quen đối với việc tiếp nhận thông tin, cáchthức ra quyết định vay vốn và cuối cùng quan trọng hơn cả là quan niệm, tưcách trong việc thanh toán nợ vay đối với NHTM Một môi trường xã hội tốt
và văn minh là môi trường minh bach, các khách hàng có day đủ hiểu biết, ýthức pháp luật, trong quan hệ kinh tế từ đó có được nhận thức và hành vichuẩn mực trong quan hệ tín dụng đối với NHTM thì sẽ hạn chế được việcchây ỳ trong thanh toán đối với NHTM Cũng trong điều kiện đó, kể cả khi
khách hàng gặp khó khăn trong thanh toán, họ luôn sẵn sàng hợp tác với
NHTM để khắc phục việc thanh toán hoàn trả cho NHTM đầy đủ theo thoảthuận nhằm tuân thủ đúng các qui định của pháp luật và hơn nữa là để giữ
vững uy tín của mình.
29
Trang 35CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGAN HANG
TMCP QUOC TE VIỆT NAM - CHI NHANH BA ĐÌNH
2.1 Tống quan về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam — chỉ nhánh Ba Dinh
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc
Tế (VIB) được thành lập ngày 13 tháng 5 năm 1996, trụ sở đặt tại 198B Tay
Sơn Q Đống Đa - Hà Nội.
Ngày 31/12/2011, sau hơn 15 năm hoạt động, VIB đã trở thành một
trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên96.950 tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 ty đồng, vốn chủ sở hữu đạt 8.160 tỷ đồng
Các con số phát triển qua 15 năm qua của Ngân hàng TMCP Quốc
Huy động vốn cua VIB,
tăng bình quân 57% trong giai đoạn 2001 — 2011
Vốn chủ sở hữu của VIB,tăng bình quân 57% trong giai đoạn 2001 - 2011Tổng von điều lệ của VIB,
tăng bình quân 50% trong giai đoạn 2001 — 2011
Lợi nhuận trước thuế của VIB,
842 | Ty VND Ít ý bình quân 56% trong giai đoạn 2001 — 2011
160 | CNPGD So lượng chỉ nhánh, phòng giao dịch của VIB,
tăng bình quân 41% trong giai
4.259 Người Sô lượng cán bộ nhân viên cua VIB,
tăng bình quân 49% trong giai đoạn 2001 - 2011
191 ATM | Số lượng ATM của VIB
2.600 POS | Số lượng máy chấp nhận thẻ của VIB
30
Trang 36Do nhu cầu phát triển mạng lưới chi nhánh, Ngân hàng TMCP Quốc TếViệt Nam - chi nhánh Ba Đình được thành lập theo quyết định số 140/2004/QD-NHNNS ngày 13/05/2004 của Thống đốc Ngân hang Nhà nước Việt Nam vàđăng ký kinh doanh số 0054/308918 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày
13/05/2004, dat trụ sở tại 273 Kim Mã, Quận Ba Dinh, Hà Nội.
Trong những năm qua Chi nhánh VIB Ba Đình luôn không ngừng mởrộng và phát triển Khi mới thành lập chi nhánh VIB Ba Đình chỉ có 10 cán
bộ công nhân viên và hoạt động chủ yếu dựa vào các khách hàng trên địa bànquận Ba Đình và một số địa phận khác trong nội thành Tới nay, sau hơn 8năm hoạt động, chinh nhánh VIB Ba Đình đã có 120 cán bộ công nhân viên,
hoạt động đã mở rộng ra hầu hết các địa bàn trên thành phố Hà Nội và một số
tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng chi nhánh VIB Ba Đình đã tiến hành mở 4 phòng giao dịch trên
địa bản hai quận Ba Đình và Đống Đa, bao gồm: PGD Hào Nam; PGD
Nguyễn Chí Thanh; PGD Liễu Giai; PGD Đào Tắn
Trong quá trình hoạt động Chi nhánh luôn đảm bảo giữ vững và đây
mạnh những giá trị côt lõi của VIB: Hướng tới khách hàng; Nỗ lực vượt trội;
Trung thực; Tinh thần đồng đội và tuân thủ kỷ luật Nhờ đó, trong suốt 8 năm
qua, chi nhánh luôn giữ được lòng tin của khách hàng, đối tác và Ban Tổng
gián đốc VIB-Ba Đình luôn được coi là một trong những chi nhánh hoạt
động tốt nhất của VIB.
Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh VIB-Ba Dinh đã từng bước thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình như sau:
© Tăng cưởng mở rộng cho vay, tăng dư nợ cũng như các hoạt động
dịch vụ khác, đảm bảo tự trang trải chi phí hoạt động, có tích lũy dé phattriển
o Tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo các chỉ tiêu tăng
trưởng vốn do VIB giao, điều hòa vốn nội tệ, ngoại tệ trong toàn hệ thống
31
Trang 372.1.2 Cơ cau tô chức
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh VIB-Ba Đình bao gồm 3 phòng ban:
Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng khách hàng cá nhân và Phòng khách hàng
doanh nghiệp Bên cạnh trụ sở chính tại 273 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội,
hiện nay chi nhánh VIB-Ba Đình có tất cả 4 Phòng giao dịch trực thuộc: PGDHào Nam, PGD Nguyễn Chí Thanh, PGD Liễu Giai, PGD Đào Tan
Về bộ máy nhân sự, tổng số cán bộ công nhân viên là 120 người, trong
đó trụ sở chi nhánh có 40 người và mỗi phòng giao dịch có 20 người Bộ máy
ban quản lý chi nhánh gồm 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 3 trưởng phòng ban
Poo m ÔỎ II - ,ÔỎ J
Quan hệ chỉ đạo: —————— Quan hệ phối hợp:
-Giám đốc chỉ nhánh:
Giám đốc chi nhánh có vai trò tối quan trọng trong việc triển khai thực
hiện chiến lược kinh doanh do cấp trên đề ra Là người trực tiếp điều hành cáchoạt động kinh doanh của chỉ nhánh và thông qua Phó Giám đốc và cáctrưởng phòng dé quan lý và giám sát mọi hoạt động của cả chi nhánh
32
Trang 38Phó giám đốc chỉ nhánh:
Phó giám đốc chi nhánh với vai trò là giúp việc cho Giám đốc chinhánh; kiêm chức vụ Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ; chịu trách nhiệm quản
lý, điều hành bộ phận Dịch vụ khách hàng, bộ phận Khách hàng cá nhân vàcác phòng giao dịch Đồng thời thực hiện chức năng quản lý các nội dung,nhiệm vụ khác theo ủy quyền của Giám đốc chi nhánh
Phòng dịch vụ khách hàng:
Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện các hai nhiệm vụ chính sau:
o Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dich với khách hàng, tiếp thị giớithiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách
o Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng cá nhân.
o Xử lý các nghiệp vụ tín dụng đối với cá nhân theo đúng với chế độ,thé lệ hiện hành của Ngân hang Nhà nước và hướng dan của VIB
Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịchvới khách hàng là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ sau:
o Huy động vốn băng VND và ngoại tệ từ khách hàng doanh nghiệp
o Xử lý các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp theođúng với chế độ, thé lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn củaVIB.
Quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tô chức của VIB được phản ánh
qua hai mối quan hệ: quan hệ chỉ đạo và quan hệ phối hợp Theo mô hình cơ
33
Trang 39cầu tô chức thì Giám đốc chỉ nhánh là người có quyền hành cao nhất trong chỉ
nhánh, dưới Giám đốc chi nhánh là Phó giám đốc có quyền chỉ đạo trực tiếp
đối với Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng khách hàng cá nhân và các Phòng
giao dịch Tuy nhiên, Phòng khách hàng doanh nghiệp lại không chiu sự chỉ
đạo của Phó Giám đốc mà chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh
Bên canh đó giữa các Phòng ban và các phòng giao dịch còn có sự phối hợp
với nhau trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm nâng cao tối đahiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chi nhánh, đảm bảo sự đồng bộthống nhất trong chi nhánh
2.1.3 Các hoạt động chủ yếu
* Hoạt động huy động vốn
Vi là cấp chi nhánh nên VIB-Ba Dinh chỉ tiến hành huy động vốn dưới
các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng và ngoại tỆ của các tô chức, cá
nhân và các tổ chức tin dụng khác đưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Tiếp cận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền
địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quyết
định của VIB.
s* Hoạt động tín dụng
Chi nhánh VIB-Ba Đình cấp tín dụng cho các tô chức, cá nhân dưới cáchình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh
và các hình thức khác theo quy định của NHNN và VIB như bao thanh toán,
tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khâu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức
tín dụng
s* Hoạt động dịch vụ khách hang và ngân quỹ:
Chi nhánh mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước và tiếnhành thanh toán giữa các đối tượng khách hàng với nhau Ngoài ra, chi nhánhVIB — Ba Đình cũng mở tài khoản tiền gửi tại chỉ nhánh NHNN thành phố Hà
34