1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình hình nghiên cứu về vấn Đề văn hóa lào Ở Đông nam Á

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Nghiên Cứu Về Vấn Đề Văn Hóa Lào Ở Đông Nam Á
Tác giả Lý Mai Trang
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Đông Nam Á học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 316,23 KB

Nội dung

Nhờ có Lào mà tôi biết đến một nền văn hóa phong phú và đặc sắc gồm có: Kiến trúc, văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật, văn hóa trang phục… Chính vì thế mà tôi muốn đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

o0o -TIỂU LUẬN

ĐỀ BÀI: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ VĂN

HÓA LÀO Ở ĐÔNG NAM Á

Sinh viên thực hiện: Lý Mai Trang Khóa: K66/2021 Khoa/ Bộ môn: Đông Nam Á học Môn: Nhập môn Đông Nam Á học

5/12/2021

Trang 2

MỤC LỤC

● CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA VÀ ĐẶC SẮC VĂN

1.1 Tổng quan về đất nước Lào 5

1.3 Khái quát về tình hình nghiên cứu về văn hóa Lào 5 1.4 Những nghiên cứu về đặc sắc văn hóa Lào 6

1.4.3 Văn hóa tín ngưỡng 7

● CHƯƠNG II: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN

● DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nhắc tới Lào người ta sẽ nghĩ tới một đất nước nằm khép mình ở trung tâm bán đảo Đông Dương, một xứ sở mộng mơ với những mùa hoa Champa tinh khôi và đằm thắm Quốc hoa của Lào- Hoa Chăm Pa có 5 cánh hoa xoè thể hiện sự đoàn kết dân tộc và là biểu tượng của tình yêu Màu sắc và vẻ đẹp của hoa Chăm pa còn được người dân nước Lào ví như mối tình sáng trong của những đôi trái gái

Đất nước Lào, để có được Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của ngày nay, thế hệ cha ông ngày xưa đã hy sinh xương máu, trải qua hơn 2000 năm lịch sử Lịch sử Lào trải qua các giai đoạn thịnh hưng và suy tàn, giai thoại lịch sử đầy đen tối và đau thương của Lào vào thế kỉ XIX với các cuộc đấu tranh và xung đột Xuyên suốt thời kì dựng nước và giữ nước mới đổi lấy được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và nụ cười rạng rỡ của người Lào ngày hôm nay

Phật giáo đã trở thành quốc giáo của Lào với hơn 90% dân số theo đạo Phật Tư tưởng Phật giáo hòa với tín ngưỡng của người Lào Họ tín Phật và vận dụng những đạo lý triết học Phật giáo lĩnh vực luật pháp như: Thăm mạ sạt thong, sụ văn nạ mục kha, soi sai khăm,… Trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, thể thơ, văn học của Lào phản ánh thế giới quan, thế giới thực và thế giới Phật giáo tất cả những điều

đó nhằm phát huy những điều tốt đẹp Song cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo đã góp phần thúc đẩy kiến trúc Lào phát triển Người ta thấy hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn những ngôi chùa lớn nhỏ dựng lên ở xứ sở này

Xứ sở Lào xinh đẹp, con người Lào thân thiện và tốt bụng, văn hóa lào đa dạng với những lệ hội truyền thống đầy màu sắc chính là điều níu chân bao khách du lịch đi tới nơi đây và cũng níu giữ chính tâm hồn tôi Nhờ có Lào mà tôi biết đến một nền văn hóa phong phú và đặc sắc gồm có: Kiến trúc, văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật, văn hóa trang phục… Chính vì thế mà tôi muốn đặt bút nghiên cứu và viết về đề tài “Tình hình nghiên cứu văn hóa Lào ở Đông Nam Á”, tôi muốn mang cái hay, cái đẹp của đất nước xinh đẹp này đến với mọi người

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á và được biết đến với cái tên “Triệu voi” hay “Xứ sở Champa” Không phải ngẫu nhiên mà Lào được biết đến với cái tên như vậy Nhìn vào bề dày lịch sử, công trình kiến trúc, thành tựu văn hóa cũng đủ để thấy xứ sở này rực rỡ và phát triển đến nhường nào Điều làm tôi ấn tượng khi tìm hiểu về Lào chính là một nền văn hóa đa dạng Nền văn hóa Lào vừa tiêu biểu cho những đặc trưng văn hóa rất riêng của đất nước Lào lại vừa có sự tương đồng nhưng không hề bị hòa tan với các nền văn hóa khác trong khu vực Chính vì vậy, tôi muốn tìm hiểu về văn hóa cũng như đặc sắc văn hóa Lào

2 Tình hình nghiên cứu

Từ lâu đề tài về nền văn hóa không chỉ ở đất nước Lào mà còn ở các đất nước khác trên thế giới và khu vực đã trở thành một đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu và học thuật Trong cuốn sách “Tìm hiểu văn hóa - lịch sử đất nước Lào” được tác giả Hà Nguyễn viết nhân dịp kỷ niệm 55 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Lào và 40 năm ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào đã khai thác chiều sâu về bề dày lịch sử cũng như nền văn hóa nước Nam-Lào Hay trong cuốn sách “Lào, Đất nước – con người” của tác giả Hoài Nguyên đã đem đến cho người đọc một nội dung liền mạch đi từ lịch sử cổ đại đến lịch sử hiện đại, mang đến những hiểu biết mới về đất nước, con người, quá trình dựng- giữ- xây đất nước của nhân dân Lào gắn liền với quá trình xây dựng nền văn hóa đa dạng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Đặc sắc văn hóa Lào”, đối tượng nghiên cứu chính là nền văn hóa Lào cùng những nét đặc sắc trong nền văn hóa ấy trên một phạm vi nghiên cứu trong sinh hoạt và các lĩnh vực đời sống xã hội của người dân Lào

4 Ý nghĩa của đề tài

Có được những đánh giá, nhận xét thực tế nhất về đặc sắc văn hóa của Lào và đóng góp một phần kiến thức mới được tìm được thông qua các bài nghiên cứu, khảo sát về văn hóa Lào

5 Bố cục

Đề tài “Tình hình nghiên cứu về văn hóa Lào ở Đông Nam Á” ngoài phần lời mở đầu,

mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì gồm có 3 chương, lần lượt là: Chương I: Tình hình nghiên cứu về văn hóa và đặc sắc văn hóa đất nước Lào

Chương II: Những nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của văn hóa Lào đến Việt Nam Chương III: Kết luận

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VÀ ĐẶC SẮC VĂN HÓA ĐẤT NƯỚC LÀO

Tên nước: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lao People’s Democratic Republic)

Thủ đô: Viêng Chăn

Diện tích: 236.800km2

Ngày quốc khánh: 02/12/1975

Trang 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC LÀO

● Lịch sử hình thành:

Lịch sử hình thành của Lào bắt đầu với những cư dân bản địa là người Kha là tác giả của những cánh đồng Chum tại Xiêng Khoảng Đất nước Lào gắn liền với các giai đoạn, giai thoại lịch sử lớn Đầu TK XIII, tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ hình thành và phát triển cho tới TK XIV, vị quân vương đầu tiên của Lào là Pha Ngừm đã thống nhất các mường và đặt tên nước là Lan Xang Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào TK XV cho tới TK XVII Ở TK XVII, Lan Xang suy yếu dần và bị chiếm đóng Thế kỷ 19 là khoảng thời gian đen tối nhất của Lào với các cuộc nội chiến và đấu tranh ở khu vực trong và ngoài nước khiến cho Lào dần rơi vào khủng hoảng và suy yếu

● Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Lào là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương hay Trung Ấn tại khu vực Đông Nam

Á và cũng là quốc gia duy nhất không giáp biển Vị trí nằm ở trung tâm bán đảo Đông Dương với phía Đông giáp Việt Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp

Myanmar và giáp Thái Lan ở phía Nam Địa hình của Lào chủ yếu là núi và cao

nguyên với đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.817m Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, ngư, nghiệp, khoáng sản và thủy điện Sông Mê Kông là con sông lớn nhất của Lào, con sông đóng vai trò vừa là một nguồn thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước lại vừa là các yếu tố quan trọng thống nhất Lào về mặt địa Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) Đất nước Lào cũng là xứ sở của các loài động vật, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật lớn trên thế giới, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ

=> Những thuận lợi về mặt địa lý và tự nhiên đã đem đến cho Lào cơ hội và điều kiện phát triển các ngành nông nghiệp, thúc đẩy giao lưu, trao đổi với nước ngoài song việc không giáp biển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn khó khăn khiến cho Lào là một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á

1.2 KHÁI NIỆM VĂN HÓA

Theo cuốn “Cơ sở văn hóa” của Trần Ngọc Thêm viết năm 1999 thì khái niệm văn hóa được hiểu là: Thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm toàn bộ đời sống con người Trên thế giới có nhiều định nghĩa về văn hóa Chúng ta chọn định nghĩa đã được UNESCO công nhận: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”

1.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀO

Lào là đất nước với nhiều nét văn hóa đa dạng, độc đáo và chính vì vậy từ đầu đề tài nghiên cứu về văn hóa Lào đã được giới học thuật và nghiên cứu vô cùng chú trọng

Họ đã tìm và phát hiện ra nhiều nét độc đáo, mới lạ trong văn hóa của Lào - Xứ sở ẩn chứa những câu chuyện bí ẩn và huyền bí mà tới nay nhiều điều về đất nước Lào vẫn còn là một ẩn số

Trang 6

Trong cuốn sách “Văn hóa Đông Nam Á” của tác giả Mai Ngọc Chừ có viết về văn hóa của đất nước Lào: Lào được biết đến là một nước nông nghiệp nổi bật với một nền nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa lúa nước và văn minh xóm làng Bên cạnh đó, Lào được biết đến với cái tên “Triệu Voi” không chỉ vì đất nước họ rất quý trọng, coi trọng loài voi, với người Lào thì Bạch tượng là biểu tượng cho may mắn mà còn là một cách nói về đội quân triệu voi hùng mạnh của Phà Ngừm - vị quân vương đầu tiên của Lào

Hay với cuốn “Lào- Xứ sở triệu voi” của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến đã mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan, bao quát về văn hóa đất nước Lào trên lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần

Bên cạnh đó, những nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng: Nền văn hóa Lào cũng chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo, sự ảnh hưởng này cũng được thể hiện rõ ràng trong lĩnh vực ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào Tư tưởng Phật giáo ăn sâu và nhận thức và tư tưởng của người Lào, họ kính trọng lời Phật dậy, tôn thờ nhà sư Bên cạnh sự phát triển của đạo Phật thì kiến trúc Phật giáo ở Lào cũng rất phát triển Văn hóa Lào được phản ánh trên các lĩnh vực đời sống cũng như sinh hoạt thường ngày, thể hiện qua các mặt như phong tục tập quán, kiến trúc, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, văn hóa trang phục, du lịch, văn hóa lễ hội,…

Những nghiên cứu về đất nước Lào góp phần khám phá ra một vùng đất mới đồng thời chỉ ra đất nước Lào-một nền văn hóa riêng biệt đồng thời cũng mang xu hướng chung của nền văn hóa trong khu vực, từ đó góp phần tạo ra bản sắc văn hóa riêng với những đóng góp quan trọng trong kho tàng văn hóa của thế giới

1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC SẮC VĂN HÓA LÀO

1.4.1 Kiến trúc

Lào phát triển trên lĩnh vực kiến trúc với nhiều thành tựu về các công trình kiến trúc lớn như: Wat Xayaphoum, Bảo tàng quốc gia Lào, chùa Wat Ong Theu, chùa Si

Muang hay Talat Sao Kiến trúc Lào phát triển dựa trên những tín ngưỡng mạnh mẽ của người dân về Phật giáo

Nghiên cứu về kiến trúc Phật giáo That Luông ở Lào, luận văn của thạc sĩ kiến trúc Sengtavanh đã chỉ ra That Luong là biểu tượng của phật giáo và nền chủ quyền của Lào Đây là ngôi chùa cổ lớn nhất của Lào được đánh giá như một công trình kiến trúc văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, là biểu tượng của trí tuệ và sáng tạo

Những nghiên cứu của các học giả khác cũng đưa ra những phát hiện mới về kiến trúc Lào: Kiến trúc Lào có nhiều nét giống Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện với những chùa vàng và tháp đồng thời cũng phát triển mạnh với việc đất nước có khoảng hơn 6 triệu người và lại có tới khoảng 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ Nghệ thuật kiến trúc của Lào nổi tiếng bởi sự điêu luyện độc đáo, tượng Phật được chạm khắc bằng các kỹ thuật và hoa văn tinh xảo phải kể đến như chùa Xiang với những bức tranh tường kể lại tích Phật bằng nghệ thuật Moniac; chùa May với lối nét độc đáo của mái ngói 5 tầng cùng những chi tiết trang trí tuyệt vời

Chính những sự độc đáo trong kiến trúc về thiết kế, nguyên nhiên vật liệu đã tạo nên đất nước Lào nguy nga, đồ sộ thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch đến từ

Trang 7

trong và ngoài nước Dựa trên điều này nên du lịch ở Lào cũng là một nét văn hóa quan trọng và phát triển, lượng khách du lịch đến Lào tăng qua từng năm

1.4.2 Văn hóa ẩm thực

Những nghiên cứu về ẩm thực của Lào của các nhà ẩm thực đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của Lào:

Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan: chua, cay, ngọt Tuy nhiên, ẩm thực lào lại mang đến cho du khách những thưởng thức và cảm nhận rất riêng bởi tươi ngon của các loại thực phẩm cùng việc kết hợp nhiều loại gia vị trong mỗi món ăn, cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng tạo nên những món ăn thanh đạm với hương vị độc đáo

Jacob Dean- Biên tập viên cập nhật tại Serious Eats đã có những trải nghiệm và

nghiên cứu về ẩm thực Lào: Gạo là lương thực cơ bản nhất của Lào, là cơ sở cho mọi bữa ăn đồng thời hầu hết người dân đều thích ăn gạo nếp và họ nấu gạo nếp theo kiểu khao thip

Ngoài ra các món ăn của Lào còn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua,

ớt sa tế, ớt hầm, Ẩm thực Lào có những món được xem là đặc sản như: Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu,tôm dâm cung, cá nướng… Mỗi món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay Người loài còn ưa chuộng những món ăn từ côn trùng như: dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồi đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon

Từ những nghiên cứu của nhiều nhà ẩm thực tại Lào cũng như những người đã đặt chân tới Lào, tôi có thể thấy nền ẩm thực của Lào vô cùng đặc sắc và đa dạng Ẩm thực của Lào là sự kết hợp hài hòa giữa dân dã và hiện đại, tuy chưa từng được nếm thử nhưng thông qua những mô tả có thể thấy được màu sắc đẹp mắt cũng như mùi

vị thơm ngon của các món ăn Lào Món ăn Lào đa dạng phong phú, đơn giản mà không kém phần đẹp mắt, vừa bao gồm món ăn truyền thống và cả món ăn hiện đại

Ẩm thực Lào được biết như một nét văn hóa rất nổi tiếng trong thế giới và khu vực

Và tôi thấy nét ẩm thực Lào cần được lan tỏa rộng rãi hơn trong thế giới và khu vực

1.4.3 Văn hóa tín ngưỡng

Lào- một quốc gia đông dân với dân số đạt tới 7,276 triệu (2020) theo như báo cáo của Ngân hàng thế giới và với 90% dân số theo đạo Phật nên từ lâu Phật đã trở thành quốc giáo của đất nước này

Theo Ths On Xỉ Pạ Xa Vông* thì những lý do khiến nhân dân Lào theo Phật giáo là:

Do họ nhận thấy lời khuyên dạy của Phật giáo có ý nghĩa sâu xa và mang tính khoa học Cho nên họ đã nhận lấy đạo lý Phật giáo và lời khuyên vào cuộc sống thực của

Trang 8

họ và tuân thủ nghiêm ngặt theo năm điều đạo lý Ngoài ra còn có năm nghĩa lý song song với nhau, năm nghĩa lý này là công cụ tương tác làm cho năm đạo lý đó có nội dung phong phú lên Đồng thời ở giai đoạn đầu tín ngưỡng về Phật giáo của người dân tương đối phức tạp, nhân dân Lào đa số đều theo đạo Balamon vừa tôn thờ Phật giáo song song nhưng tới sau này, họ tôn kính thực hiện các đạo lý, lời dạy của Phật giáo đã làm sự thờ đạo, ma Bà la môn giảm đi

Phật giáo ở Lào gồm có hai dòng: Dòng Nam truyền và dòng Đại thừa Dòng Nam truyền được những tín đồ duy trì kinh Phật ban đầu và được truyền vào từ Lào từ lâu đến nay với thời gian khoảng 600 năm với một số lượng lớn người theo còn dòng Đại thừa coi trọng đạo lý, phù hợp với hoàn cảnh thời tiết là vũ trụ to lớn và cách tiến hành nghi lễ Ngoài gia ở Lào còn những tôn giáo khác phát triển như là Hồi giáo hay Thiên chúa giáo

Dựa trên những nghiên cứu về tôn giáo Lào, tôi biết đến một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Người Lào luôn sùng bái các giáo lý và luôn coi nó là phần không thể thiếu trong cuộc sống Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, con người được tiếp xúc nhiều với công nghệ mới nên cũng như bao người khác, người Lào đã biết đến những chân lý mới, từ đó góp phần đẩy lùi những mê tín còn tồn tại trong đời sống sinh hoạt

1.4.4 Văn hóa nghệ thuật

Theo trang web dulichvietnam tìm hiểu thì Lào là xứ sở của những điệu múa, người Lào thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống Dân ca Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử, mỗi loại lại mang màu sắc, âm thanh đặc trưng cho từng vùng, miền ở Lào

Đặc biệt phải kể đến về văn hóa nghệ thuật của Lào các điệu múa đẹp mắt, được phổ biến rộng rãi từ thành thị tới nông thôn Có điệu múa một người, hai người hoặc tập thể mà tại đây già, trẻ, trai, gái ở Lào tham gia một cách hết sức tự nhiên và vui vẻ Điệu múa của Lào không cầu kì mà động tác tự do, mang đậm bản sắc dân tộc kết hợp với sự dẻo dai, uyển chuyển của cơ thể

Về âm nhạc, người Lào sử dụng nhạc cụ Khaen, Lam saravane là loại nhạc cụ phổ biến ở Lào và cũng thường được các ban nhạc sử dụng

1.4.5 Văn hóa trang phục

Trang phục Lào mang những màu sắc phong phú từ những loại củ rừng, quả rừng Những cô gái Lào thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi, bên ngoài quấn chiếc khăn gọi là “phạ-xà-rông” màu, kẻ ô vuông Trong lễ hội hay những lúc bình thường, nam giới ở Lào thường đeo nhẫn

Gia đình khá giả ở Lào sẽ mặc loại tơ tằm Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào mặc váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc quá dài Ai không mặc như trên hoặc dùng vải quá mỏng, quần chẽn bó lấy thân bị coi là không đứng đắn, trái với cách ăn mặc truyền thống của phụ nữ Lào Các em bé gái dưới mười tuổi có thể châm chước trong cách ăn mặc nhưng vẫn kỵ mặc đảo ngược gấu váy lên trên Đi lao động ngoài ruộng

Trang 9

rẫy như gặt hái, làm cỏ, hái lượm trong rừng, phụ nữ mặc áo tay dài nhuộm màu chàm hoặc đen Người lớn tuổi hay quấn trên đầu chiếc khăn rằn (phạ-phe)

Nhìn chung, trang phục Lào gồm các kiểu quần áo, màu sắc khác nhau được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với hoàn cảnh

1.4.6 Văn hóa lễ hội

Không thể không nhắc tới một đặc sắc văn hóa ở đất nước này chính là văn hóa lễ hội Theo như những nghiên cứu về Lào thì Lễ hội thường được tổ chức hàng năm vào các dịp: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H’mong (tháng 12)

Trong những ngày lễ hội vui chơi, họ chuẩn bị đồ ăn, thức uống trang trọng hơn ngày thường và đặc biệt không thể thiếu rượu Các lễ hội tại Lào phong phú, đa dạng như

lễ hội Bun Pi Mày, lễ hội té nước, tắm tượng Phật, xây tháp cát, phóng sinh, hái hoa tươi, ăn món lạp, buộc chỉ cổ tay Hầu như các lễ hội này đều dựa trên cơ sở những phong tục tập quán ở Lào

CHƯƠNG II: TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA LÀO ĐẾN VIỆT NAM

Theo PGS.TS Lê Thanh Bình đã nói: giao lưu văn hóa với các quốc gia, dân tộc là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển xã hội hiện đại Lào chính là người anh

em láng giềng có quan hệ thân thiết, tốt đẹp với Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Triệu Phong đã chỉ ra: Việt Nam giống như Lào, cũng là một trong số những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á Trên chặng đường hình thành, tồn tại và phát triển, Việt Nam – với tư cách là một thành viên trong không gian văn hóa Đông Nam Á đã có những sự tiếp nhận, giao lưu văn hóa với các quốc gia còn lại trong khu vực Những giá trị mà Việt Nam tiếp nhận thể hiện sự tương đồng về lịch sử, nhận thức Những ảnh hưởng của đặc trưng Đông Nam Á đối với Việt Nam được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Lại nói về ảnh hưởng của văn hóa Lào tới Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Hữu Thức cho rằng: Về phong tục tập quán, Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước rất phát triển cũng giống như nền tảng văn hóa Lào Người dân trồng trọt, chăn nôi, nguồn lương thực chính là lúa gạo Cư dân Việt Nam biết sử dụng sức kéo của gia súc và một số công cụ lao động phục vụ cho đời sống hằng ngày và trong nông nghiệp Lúa gạo chiếm sản lượng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh

tế nước nhà Ảnh hưởng về nông nghiệp là vậy nhưng hình thức, cách thức canh tác

ở mỗi đất nước là khác nhau và ở Việt Nam cũng vậy Trồng lúa phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là nước Cha ông ta đúc kết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần,

tứ giống” Lễ hội là sinh hoạt lớn của người nông dân ở làng quê vẫn còn lưu giữ những sinh hoạt văn hóa liên quan đến nước như tín ngưỡng cầu mưa, thờ mẹ lúa, thờ Tứ Pháp (mây - mưa - sấm - chớp), cầu nước (qua rước nước), cầu khô, cầu tạnh mong nước rút để được mùa lúa, cuộc sống no đủ Ngoài ra, tục ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình ca múa hay các lễ hội truyền thống, ma chay, cưới hỏi đều có ảnh

Trang 10

hưởng ít nhiều của Lào, tục ăn trầu, nhuộm răng đen cũng là một nét văn hóa phát triển ở các quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar

Về lễ hội, chịu ảnh hưởng của sự phát triển tôn giáo ở Đông Nam Á, trong đó có Lào cho nên các lễ hội Việt Nam cũng vô cùng phong phú, đa dạng: lễ hội phật giáo phải

kể đến là lễ cúng rằm tháng giêng, còn gọi lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ An cư kiết hạ, lễ Vu lan…Bên cạnh đó lễ Tết cũng là văn hóa đặc sắc của Việt Nam Trong dịp Tết, gia đình, người thân quây quần bên nhau tạm biệt năm cũ chào đón năm mới cùng với những mong muốn hạnh phúc, tốt đẹp Về văn hóa ẩm thực, Việt Nam được biết đến với những món ăn truyền thống như: bánh xèo, bún chả, nem cua bể, chả giò, phở, heo sữa quay lu, chạo tôm, bún cá…Những món ăn này mang đặc sắc riêng của từng vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam và nó cũng dành cho mọi lứa tuổi Về văn hóa, có thể thấy những điểm tương đồng khác như: ngành nghề thủ công như: dệt nhuộm (lụa và các loại cotton, sợi bã, sợi chuối, sợi dứa…), đan lát, làm gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn… rất phát triển Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần với thiên nhiên Về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là truyền thống ở Việt Nam cũng như đất nước Lào, tín ngưỡng với một niềm tin mạnh mẽ rằng: vạn vật đều có linh hồn, xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh Người Việt thờ cúng tổ tiên không giới hạn thời gian, sau 5 đời thì nhập bát nhang thờ cụ kị vào một bát nhang chính gọi là bát nhang thờ tiên tổ Đồng thời người Việt ta rất xem trọng giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền

thống cộng đồng làng/bản bền chặt Có thể nói rằng, ảnh hưởng của đặc trưng khu vực Đông Nam Á tới Việt Nam là rất rộng Ở Việt Nam hiện nay có 54 dân tộc, chiếm chủ yếu là người kinh Các dân tộc sinh sống ở mọi nơi trên đất nước, với hệ thống ngôn ngữ khác nhau, chính điều đó đã tạo nên sự phân chia vùng miền, dân tộc Nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam đã kiến tạo một nền văn hóa đa dạng các thành tố và hình thức biểu hiện

Những nghiên cứu của tác giả trên đã làm rõ vấn đề Văn hóa Việt Nam chịu ảnh

hưởng của văn hóa nước bạn nhưng vẫn vừa mang tính truyền thống lại đậm đà bản sắc dân tộc Trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay, quá trình đô thị hóa phát triển, nhu cầu đời sống dần cải thiện thì phải kể đến thành công của sự tiếp thu, giao lưu văn hóa Tiếp thu, giao lưu văn hóa là không thể thiếu nhưng trong quá trình ấy cần phải tiếp thu có chọn lọc Người Việt luôn tiếp thu một cách khéo léo những cái hay, cái đẹp của đất nước bạn nhưng về đặc sắc văn hóa của Việt Nam không hề bị pha trộn hay nhầm lẫn với đất nước nào bởi vì người Việt chúng ta luôn có những đặc sắc về mặt văn hóa rất riêng, mang tính truyền thống lại đậm đà bản sắc dân tộc

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

Những nghiên cứu về văn hóa Lào rất nhiều mà trong một đề tài tôi vẫn chưa thể kể hết được Qua những công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu tôi đã nêu lên trong đề tài của mình đã chỉ và phát hiện ra những nét đặc sắc trong văn hóa Lào về tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa lễ hội, văn hóa

Ngày đăng: 28/11/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w