Do đó, sự ra đời của các nghiên cứu về những vấn đề trên rất quan trọng trong việc tiếp cận, cung cấp kiến thức và đưa ra những chiến lược nhằm giải quyết nạn tảo hôn tại Malaysia.. Xuất
Trang 11
C
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TẢO HÔN Ở
MALAYSIA
Môn : Nhập môn Đông Nam Á học Giảng viên : TS.Hồ Thị Thành
Sinh viên : Mạc Thị Ngọc
Mã số sinh viên : 21030565
Lớp : QH-2021-X-ĐNA
Hải Dương, tháng 12/2021
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1 Khái niệm về kết hôn và tuổi kết hôn 2
1.2 Khái niệm về hôn nhân 2
1.3 Khái niệm về tảo hôn 3
CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TẢO HÔN Ở MALAYSIA 3 2.1 Nhóm nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề tảo hôn: 3
2.2 Nhóm nghiên cứu về hậu quả của vấn đề tảo hôn 5
2.3 Nhóm nghiên cứu về giải pháp của vấn đề tảo hôn 6
2.4 Nhóm nghiên cứu luật pháp Malaysia về hôn nhân liên quan đến vấn đề tảo hôn 7
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 9
3.1 Về lý luận 9
3.2 Về thực tiễn 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Tiếng Việt 11
Tiếng Anh 11
Trang 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MWFCD Gia đình và Phát triển Cộng đồng Malaysia
CRC Ủy ban về Quyền trẻ em
UNFPA Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
EMAS Thang đo thái độ kết hôn sớm
IFLA Đạo luật gia đình Hồi giáo
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Từ trước tới nay Malaysia được biết đến như một trong những quốc gia có tỷ lệ tảo hôn tiếp tục gia tăng Từ năm 2007 đến 2017, khoảng 15.000 trường hợp đã được ghi nhận ở Malaysia Theo Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng Malaysia (MWFCD), ít nhất 1.500 trẻ em kết hôn mỗi năm1 Ở Malaysia, hôn nhân trẻ em luôn là một chủ đề nóng gắn
liền với cả tranh luận tôn giáo và văn hóa Vì thế, nó không phải là một vấn đề nhỏ Đơn xin kết hôn trẻ em đến từ cả cộng đồng Hồi giáo và không hồi giáo Do đó, sự ra đời của các nghiên cứu về những vấn đề trên rất quan trọng trong việc tiếp cận, cung cấp kiến thức
và đưa ra những chiến lược nhằm giải quyết nạn tảo hôn tại Malaysia
Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn tiểu luận với đề tài “tình hình nghiên cứu về vấn
đề tảo hôn tại Malaysia” nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát về những công
trình nghiên cứu trước đó cũng như tập hợp, liệt kê và xem xét các thông tin có trong các bài nghiên cứu Tôi hi vọng bài tiểu luận này giúp các nhà nghiên cứu thu thập, hệ thống thông tin hiện có liên quan đến chủ đề của mình để học hỏi, hiểu biết từ nó và đề xuất một vấn đề mới mẻ có ích cho nghiên cứu, cho xã hội
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chính của tiểu luận là nắm được tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn đề tảo hôn ở Malaysia, đồng thời đặt ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
Do vậy để thực hiện mục tiêu nghiên cứu kể trên, tiểu luận đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Thể hiện những thông tin, kiến thức về đề tài đã được công bố, xuất bản dưới nhiều
hình thức như sách báo, tạp chí khoa học, luận văn
- Phát hiện và chỉ ra những đóng góp nổi bật, có giá trị từ các bài nghiên cứu, tài liệu
đó
- Tìm ra ưu điểm và hạn chế của các bài nghiên cứu, tài liệu trước đó
- Đánh giá và xác định vấn đề còn tồn tại, chưa được giải quyết trong đề tài nghiên cứu
hiện có
- Hình thành ý tưởng và đề xuất những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tình hình nghiên cứu về vấn đề tảo hôn ở
Malaysia
Phạm vi nghiên cứu được xác định bao gồm:
- Phạm vi không gian: Malaysia
- Phạm vi thời gian: tiểu luận tập trung chủ yếu vào các nghiên cứu, tài liệu khoa học
được công bố và xuất bản từ năm 2014 tới nay
1“Towards ending child marriage in Malaysia”, UNICEF Malaysia,
https://www.unicef.org/malaysia/reports/towards-ending-child-marriage-malaysia , truy cập ngày 26/11/2021
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm có
cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu, tài liệu trước đó và phương pháp phân tích để thấy được những ưu điểm và hạn chế qua các nghiên cứu Ngoài ra, phương pháp tổng hợp với mục đích đưa ra những kết luận và đề xuất những ý kiến hợp lý về tình hình nghiên cứu vấn đề tảo hôn ở Malaysia
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về kết hôn và tuổi kết hôn
Hiện nay, chúng ta có nhiều quan điểm về kết hôn nhưng dưới đây là một số khái niệm
cơ bản:
Từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm: “kết hôn là việc nam nữ chính thức lấy nhau thành
vợ chồng”2 Nghĩa là theo phong tục, tập quán truyền thống của người Việt Nam thì nam,
nữ tổ chức lễ cưới theo nghi thức truyền thống Từ thời điểm đó họ được công nhận là vợ chồng
Theo điều khoản 5 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ở Việt Nam kết hôn được hiểu là: “ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”3.Kết hôn là việc thiết lập mối quan
hệ cam kết hôn nhân một vợ một chồng khi đã thỏa mãn các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Ở Việt Nam, nam nữ kết hôn phải tuân thủ các điều kiện sau: nam từ
20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giữa đôi bên
Tuy nhiên mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những khái niệm và điều kiện tuổi kết hôn khác nhau Ở Malaysia, theo Ban hành Luật Gia đình Hồi giáo áp dụng ở tất cả các tiểu bang,
độ tuổi hợp pháp tối thiểu để kết hôn là 18 tuổi đối với nam và 16 tuổi đối với nữ Đối với những người không theo đạo Hồi, con số này là 18 cho cả nam và nữ.Đạo luật Cải cách Luật (Hôn nhân và Ly hôn) năm 1976 (Đạo luật 164) quy định rằng trong mọi trường hợp, hôn nhân của những người không theo đạo Hồi dưới 16 tuổi có thể được chấp thuận hợp pháp4
1.2 Khái niệm về hôn nhân
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau thành vợ
chồng”5
2 Từ điển Tiếng Việt, https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-k%E1%BA%BFt%20h%C3%B4n, truy cập ngày 26/11/2021
3 “Luật Hôn nhân và gia đình 2014”, Thư viện pháp luật ,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx ,truy cập ngày 26/11/2021
4 Luật pháp và hành vi chi phối hệ thống Cải cách luật pháp (hôn nhân và ly hôn) 1976, 2006, truy cập ngày 26/11/2021
5 Từ điển Tiếng Việt, https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-h%C3%B4n%20nh%C3%A2n , truy cập ngày 26/11/2021
Trang 6Ở Việt Nam, khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”3 Hôn nhân theo luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận
và bền vững
Nhìn chung, quan điểm về hôn nhân bị ảnh hưởng sâu sắc từ nhiều yếu tố khác nhau như xã hội, chính trị, pháp luật, tôn giáo, Nhưng trong xã hội hiện nay thì khái niệm hôn nhân dưới góc độ pháp lý được sử dụng nhiều nhất
1.3 Khái niệm về tảo hôn
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 ở Việt Nam, tảo hôn được hiểu là: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật”3
Ủy ban về Quyền trẻ em (CRC) định nghĩa "hôn nhân trẻ em" là bất kỳ cuộc hôn nhân nào mà một (hoặc cả hai) đối tác dưới 18 tuổi Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ
nữ và Ủy ban về Quyền trẻ em đã tuyên bố rằng hôn nhân trẻ em "được coi là một hình thức hôn nhân cưỡng bức, vì một hoặc cả hai bên đã không thể hiện sự đồng ý đầy đủ, tự
do và có hiểu biết"1
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) định nghĩa tảo hôn là "một cuộc hôn nhân chính thức hoặc kết hợp không chính thức trước 18 tuổi"6
Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, tôi đưa ra tảo hôn còn được hiểu là những cuộc hôn nhân trẻ em phải đối mặt với việc vi phạm pháp luật và thiệt thòi về quyền cơ bản của con người
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TẢO HÔN Ở MALAYSIA Vấn đề tảo hôn ở Malaysia đã được các cơ quan và các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu được công bố và thể hiện qua các nhóm vấn đề sau:
2.1 Nhóm nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề tảo hôn:
Các tạp chí, bài báo nghiên cứu khoa học:
3 “Luật Hôn nhân và gia đình 2014”, Thư viện pháp luật ,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx ,truy cập ngày 26/11/2021
3 “Luật Hôn nhân và gia đình 2014”, Thư viện pháp luật ,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx ,truy cập ngày 26/11/2021
1 “Towards ending child marriage in Malaysia”, UNICEF Malaysia,
https://www.unicef.org/malaysia/reports/towards-ending-child-marriage-malaysia , truy cập ngày 26/11/2021
6 “Early Mariage, Child Spouses, Innocenti Digest”, UNICEF, https://www.unicef-irc.org/ , truy cập ngày 26/11/2021
Trang 7Wiki Impact Team: “Nghèo đói là một trong những động lực chính của tảo hôn”7 Bài nghiên cứu là một trong những công trình đang tiến triển với mục đích phân tích lí do tảo hôn ở Malaysia và tập trung chính vào nguyên nhân dẫn tới tảo hôn là nghèo đói Bài nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về tảo hôn đồng thời cho rằng lý do dẫn tới tảo hôn không chỉ liên quan tới văn hóa, tôn giáo mà còn là sự nghèo đói Khảo sát và phân tích dưới nhiều góc độ, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng hôn nhân không phải giải pháp để thoát nghèo, chẳng những vậy mà nó còn để lại hậu quả lâu dài và to lớn Hơn nữa, những lời kêu gọi phản đối kết hôn trẻ em là những gì cần làm, cần có Theo tôi, nghiên cứu này đã làm tốt công việc của mình trong việc đi sâu và tập trung vào một nguyên nhân của vấn đề
để tham khảo và là tài liệu để giúp đỡ các ngành, các nghiên cứu có liên quan Tuy nhiên, nghiên cứu này đang tiến triển, tiếp tục cập nhật nên những vấn đề rất có thể đang tìm câu trả lời và kết luận sẽ có sự bổ sung hoặc thay đổi
Ayako Kohno, Maznah Dahlui, Nik Daliana Nik Farid, Siti Hawa Ali và Takeo
Nakayama: “Kiểm tra chuyên sâu các vấn đề xung quanh lý do tảo hôn ở ở Kelantan, Malaysia: một nghiên cứu định tính”8 Đây là một trong những nghiên cứu sớm nhất khám phá các vấn đề liên quan tới lý do tảo hôn ở Malaysia bằng cách sử dụng quan điểm của phụ nữ cũng như các bên liên quan khác nhau trong bối cảnh Mục đích của bài nghiên cứu
là kiểm tra, khảo sát các vấn đề cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội xung quanh lý do tảo hôn ở những người phụ nữ kết hôn dưới 18 tuổi Kết quả của nghiên cứu tập trung trong
ba chủ đề phù hợp với các lớp cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội của mô hình sinh thái
xã hội: sự non nớt trong việc đưa ra quyết định, gia đình nghèo đói và các chuẩn mực tôn giáo, văn hóa Từ đó đưa ra những đề xuất về chính sách và chương trình can thiệp để hạn chế tình trạng tảo hôn ở Malaysia Như vậy, bài nghiên cứu đã cho ta thấy những cái nhìn
rõ ràng, chi tiết về lý do tảo hôn của người phụ nữ nhưng hạn chế trong nghiên cứu này là rất có khả năng người phụ nữ thay đổi ký ức của họ liên quan đến lý do tảo hôn của bản thân trong những năm qua, đặc biệt là ở một số người tham gia lớn tuổi
Ayako Kohno, Maznah Dahlui, Nik Daliana Nik Farid, Razitasham Sajii và Takeo
Nakayama: “Tại sao các cô gái kết hôn sớm ở Sarawak, Malaysia - một nghiên cứu định tính khám phá”9 Bài báo nghiên cứu với mục đích đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao các
cô gái kết hôn sớm ở Sarawak – nơi vẫn còn thực hiện tảo hôn theo các chuẩn mực văn hóa, xã hội Kết quả của nghiên cứu đưa ra 4 chủ đề bao trùm: hành vi nguy cơ sức khỏe, gia đình nghèo, tin vào số phận và bất hòa trong gia đình Trong đó, lý do lạm dụng rượu,
ma túy trong phần nguy cơ sức khỏe theo tôi thấy là một lưu ý mới so với các nghiên cứu trước đây Kết luận nghiên cứu cho rằng khi hiểu biết sâu sắc các yếu tố dẫn đến tảo hôn ở địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra những phương pháp can thiệp mới
7 Wiki Impact Team (2020), “Poverty is one of the main drivers of Child Marriage”, Wiki Impact, https://bit.ly/3lwebxd , truy cập
ngày 26/11/2021
8 Ayako Kohno, Maznah Dahlui, Nik Daliana Nik Farid, Siti Hawa Ali và Takeo Nakayama (2019), “In-depth examination of
issues surrounding the reasons for child marriage in Kelantan, Malaysia: a qualitative study”, BMJ Journals,
https://bmjopen.bmj.com/content/9/9/e027377.abstract , truy cập ngày 26/11/2021
9 Ayako Kohno, Maznah Dahlui, Nik Daliana Nik Farid, Razitasham Sajii và Takeo Nakayama (2020), “Why girls get married
early in Sarawak, Malaysia - an exploratory qualitative study?”, Spinger Link, https://link.springer.com/article/10.1186/s12905-020-00911-z , truy cập ngày 26/11/2021.
Trang 8nhằm xóa bỏ nạn tảo hôn ở bang Sarawak ở Malaysia Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu
là các yếu tố dẫn tới tảo hôn được khám phá từ quan điểm của phụ nữ chứ không phải quan điểm của nam giới hoặc cha mẹ của người kết hôn sớm Cách tiếp cận này gây hạn chế tới các phát hiện phản ánh quan điểm của những người liên quan tới tảo hôn Quan điểm từ phía nam giới và cha mẹ người tảo hôn nên được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai Ayako Kohno, Maznah Dahlui, Nik Daliana Nik Farid, Norlaili Abdul Azizvà Takeo
Nakayama: “Phát triển thái độ kết hôn sớm Quy mô: Thang đo đa chiều đo lường thái độ đối với hôn nhân trẻ em”10 Mục đích của nghiên cứu là phát triển một thang đo đa môn,
tự quản lý để đo lường thái độ với hôn nhân trẻ em ở thanh thiếu niên nữ tại Malaysia Các tác giả cho rằng cách tiếp cận này sẽ đóng góp độc đáo để khảo sát, khám phá tại sao một
số cô gái kết hôn ở tuổi vị thành niên Thái độ đối với tảo hôn sẽ cho phép so sánh phản ứng giữa thanh thiếu niên nữ có nền văn hóa khác nhau và sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách, các học viên ý tế xác định những gì cấu thành thái độ với hôn nhân trẻ em Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ 7 lĩnh vực: ra quyết định trực quan; tin vào số phận; khó khăn kinh tế của cha mẹ trong thời niên thiếu; tôn giáo; chuẩn mực xã hội; ý kiến về tình dục trước hôn nhân; mối quan hệ với cha mẹ Trong đó, một cấu trúc mới của “mối quan
hệ với cha mẹ/người giám hộ” đã được thêm vào với định nghĩa về “trạng thái được kết hôn với một người cha, một người mẹ hoặc người giám hộ” Các thảo luận cho rằng ý nghĩa của nghiên cứu này rất lớn đối với sức khỏe của thanh thiếu niên Điểm mạnh được ghi nhận trong nghiên cứu này là cách tiếp nhận bằng thang đo, các tác giả tin rằng quy mô này có thể sử dụng bởi các học viên, nhân viên chính phủ giám sát trong việc đưa ra các chính sách ngăn chặn tảo hôn Hạn chế cách tiếp cận này cho ra kết quả là con số, mà những con số không đại diện cho công bằng Mặt khác, hạn chế trong khả năng áp dụng quy mô này đối với nhiều nhóm dân tộc Quan trọng là nghiên cứu này đã dẫn tới sự phát triển ban đầu của một biện pháp EMAS mới góp phần đẩy nhanh nghiên cứu trong việc tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa thái độ của thanh thiếu niên nữ và sự xuất hiện của hôn nhân trẻ em
2.2 Nhóm nghiên cứu về hậu quả của vấn đề tảo hôn
Dự án nghiên cứu sinh viên:
Norsyakezah Sarifah Zulkifli, Ubaidah Syamit Ishar và Yasmeen Zairi: “Nhận thức
về hậu quả của tảo hôn: một nghiên cứu điển hình ở Selangor”11 Mục đích của nghiên cứu nhằm mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của những người được hỏi và xác định mức độ nhận thức về hậu quả của tảo hôn Đồng thời nghiên cứu cũng mô tả các yếu tố nhận thức về hậu quả của hôn nhân và so sánh các yếu tố này với các yếu tố nhân khẩu học xã hội khác nhau Kết quả là 5 yếu tố được trích ra từ 20 mục có tên: hòa nhập
Early Marriage Attitude Scale: A Multi-Dimensional Scale for Measuring the Attitudes Toward Child Marriage”, Sage journals,
https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/21582440211037674 , truy cập ngày 26/11/2021
11 Norsyakezah Sarifah Zulkifli, Ubaidah Syamit Ishar và Yasmeen Zairi (2020), “Awareness on the consequences of child
marriage: a case study in Selangor”, UITM Journal, https://ir.uitm.edu.my/id/eprint/50287/ , truy cập ngày 26/11/2021
Trang 9xã hội, giáo dục trẻ em sau khi kết hôn, an ninh của cô dâu, sức khỏe của trẻ em sau khi kết hôn và bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình Kết quả cho thấy chỉ có giới tính
là đáng kể và là yếu tố duy nhất phân biệt là giáo dục Người ta chứng minh rằng nam giới có ý thức về giáo dục con cái sau khi kết hôn hơn so với nữ giới Song, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm giảm thiếu số lượng các cuộc tảo hôn
Các tạp chí, bài báo nghiên cứu khoa học:
Ooi Kok Hin: “Hôn nhân trẻ em ở Malaysia: Thực tế, kháng cự và truy đòi”12 Bài nghiên cứu đã chỉ ra tảo hôn có nguy cơ cao và tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe thể chất, tinh thần của đứa trẻ đồng thời làm giảm cơ hội giáo dục, kinh tế của trẻ và tăng nguy
cơ lạm dụng trong gia đình và tình dục Hơn nữa, hôn nhân trẻ em không phải giải pháp cho tình dục trước hôn nhân và các tệ nạn xã hội nhưng nó vẫn xảy ra Mặt khác, nghiên cứu đã đưa ra những bất cập trong đạo luật Hôn nhân của Malaysia là một trong những yếu
tố góp phần gia năng vấn đề tảo hôn qua việc lạm dụng quy trình tòa án Shariah và tỷ lệ kết án cực kỳ thấp đối với các vụ lạm dụng tình dục trẻ em Kết luận của nghiên cứu nhấn mạnh việc can thiệp sớm là vô cùng cần thiết , đề ra một số giải pháp tập trung vào giáo dục trẻ em, các hoạch định chính sách nhà nước và truyền thông đại chúng Nghiên cứu này đã đóng góp không nhỏ trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho các ngành hoặc nghiên cứu có liên quan
Maheran Makhtar: “Hôn nhân trẻ em và quyền giáo dục: quan điểm pháp lý và xã hội”13 Mục đích của bài nghiên cứu là xem xét khung pháp lý về tảo hôn ở Malaysia cả trong luật Hồi giáo và luật Dân sự đồng thời nghiên cứu hậu quả của tảo hôn về quyền được giáo dục Nhờ việc xem xét các đạo luật, nghiên cứu cho thấy những lỗ hổng trong cả hai đạo luật của Malaysia khi không nêu rõ các tiêu chí chính xác trong đó một đứa trẻ vị thành niên có thể kết hôn và sự khác biệt của đạo luật của Malaysia với các điều ước quốc tế Nêu được quyền giáo dục ở Malaysia, nghiên cứu cho rằng thiếu giáo dục là cả yếu tố và kết quả của một cuộc hôn nhân sớm, nó có ảnh hưởng lớn tới phúc lợi tương lai của trẻ em Một số hậu quả nghiên cứu đề cập tới như lạm dụng về thể xác và tinh thần; gánh nặng về tài chính; trình độ học vấn thấp; suy giảm sức khỏe tình dục và phát triển xã hội Từ đó nghiên cứu đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục đối với các cuộc hôn nhân trẻ em đến từ cha mẹ, gia đình, đặc biệt là trẻ em gái đồng thời những giải pháp cải cách của chính phủ, tòa án vô cùng cần thiết
2.3 Nhóm nghiên cứu về giải pháp của vấn đề tảo hôn
Nhìn chung, các nghiên cứu trên ngoài việc khám phá đi sâu vào một vấn đề thì đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp Nhưng sau đây là một số nghiên cứu tập trung vào định hướng giải pháp về vấn đề tảo hôn ở Malaysia
12 Ooi Kok Hin (2017), “Child Marriages in Malaysia: Reality, Resistance and Recourse”, Penang Institude Issues ,
https://penanginstitute.org/wp-content/uploads/jml/files/issues/july_11_2017_OKH_download.pdf , truy cập ngày 26/11/2021.
13 Maheran Makhtar (2019), “Child marriages and the right to education: the legal and social perspectives”, International Journal
of Law, Government and Communication, http://www.ijlgc.com/PDF/IJLGC-2019-15-06-03.pdf , truy cập ngày 26/11/2021
Trang 10Tạp chí, bài báo nghiên cứu khoa học:
Muzaffar Syah Mallow và Ajwad Mohd Shafie: “Tìm giải pháp toàn diện cho vấn đề hôn nhân vị thành niên ở Malaysia”14 Đối tượng của bài báo là xem xét chặt chẽ các vấn
đề liên quan đến hôn nhân vị thành niên ở Malaysia, xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đối với chính đứa trẻ đã kết hôn, phân tích các luật hiện hành và đưa ra các giải pháp toàn diện cho vấn đề này Vì vậy, bài báo đã khái quát được nguyên nhân và ảnh hưởng của tảo hôn, đồng thời có những đối chiếu về các công ước quốc tế và luật hiện hành
về hôn nhân ở Malaysia Về giải pháp, bài báo nhấn mạnh an toàn và phúc lợi cho trẻ em phải là trọng tâm hàng đầu Mặt khác, sẽ bất công nếu nếu người lớn ngăn cản những đứa trẻ tiến hành ý chí tự do khi chúng đã chuẩn bị đầy đủ để kết hôn Giải pháp phổ biến nhất
là thông qua luật pháp có những thay đổi về tăng giới hạn độ tuổi kết hôn cho tất cả công dân lên 18 tuổi Hơn nữa, việc thắt chặt quy trình hoạt động trong việc chấp thuận các cuộc hôn nhân vị thành niên bởi các thẩm phán Tòa án Syariah là điều quan trọng Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra rằng cải cách pháp luật chỉ là một phần của giải pháp, để giải quyết triệt
để vấn đề này cần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của hôn nhân vị thành niên thông qua giáo dục và tạo nhận thức trong xã hội
Rafeah Saidon,Mohamed Azam Mohamed Adil, Noorul Huda Sahari, Mardhiyyah
Sahri, Baterah Alias, Norzaidi Mohd Daud và Khairudin Murad: “Phát triển mô hình quản trị hôn nhân vị thành niên mới cho người Hồi giáo ở Malaysia”15 Nghiên cứu này có lẽ
là một trong những nghiên cứu đầu tiên phát triển một mô hình quản trị mới cho hôn nhân
vị thành niên bằng cách điều tra các lỗ hổng của hệ thống hiện có Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy một số điểm yếu và lỗ hổng đáng kể trong việc quản lý hôn nhân
vị thành niên hiện nay và đề xuất một mô hình mới để cải thiện các gia đình Hồi giáo ở Malaysia Kết luận rằng việc quản lý hôn nhân vị thành niên ở Malaysia đặc biệt là về mặt pháp lý và hành chính nên được cải cách Đó là tăng tuổi kết hôn và một số Điều khoản trong Đạo luật Gia đình Hồi giáo/Ban hành nên được sửa đổi để tránh kết hôn sớm Trong
đó, thuật ngữ “một số trường hợp nhất định” tức là sự biện minh được tòa án đưa ra trong việc cho phép kết hôn sớm trong phần 8 của Điều khoản IFLA nên được xác định rõ ràng
và hợp pháp Mặt khác, Nhà nước cần có những chương trình khuyến khích những trẻ em kết hôn sớm thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra thể chất và tâm lý Tư vấn trước hôn nhân, hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng kết hôn tuổi vị thành niên là những gì nghiên cứu đề xuất Nhà nước nên làm Quan trọng hơn nữa là xã hội cần một nền giáo dục tốt để tránh khỏi những bế tắc nêu trên
2.4 Nhóm nghiên cứu luật pháp Malaysia về hôn nhân liên quan đến vấn đề tảo hôn
14 Muzaffar Syah Mallow và Ajwad Mohd Shafie (2019), “Finding holistic solutions to the issue of underage marriage in
Malaysia”, Proceedings of INTCESS 2019- 6th International Conference on Education and Social Sciences,
https://www.ocerints.org/intcess19_e-publication/papers/20.pdf , truy cập ngày 26/11/2021
15 Rafeah Saidon,Mohamed Azam Mohamed Adil, Noorul Huda Sahari, Mardhiyyah Sahri, Baterah Alias, Norzaidi Mohd Daud
và Khairudin Murad (2015), “Developing a New Model of Underage Marriage Governance for Muslims in Malaysia”,
Middle-East Journal of Scientific Research, https://bit.ly/3ImLT1Y , truy cập ngày 26/11/2021