1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình hình nghiên cứu giáo dục giới tính Ở việt nam giai Đoạn 1980 2002

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình nghiên cứu giáo dục giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1980 - 2002
Tác giả Đoàn Thanh Trà
Người hướng dẫn TS. Hồ Thị Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Đông Phương Học
Chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 315,63 KB

Nội dung

Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, so với các bộ môn khoa học được giảng dạy chính khóa khác thì giáo dục giới tính vẫn chưa thực sự được chú trọng, chưa có đội ngũ giáo viên chuyên giảng dạ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC : KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

NHÂN VĂN KHOA : ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980 - 2002

Sinh viên thực hiện : Đoàn Thanh Trà

Mã sinh viên: 21030576 Lớp : QH - 2021 - X - ĐNA Giảng viên : TS Hồ Thị Thành

Hà Nội, ngày 3 tháng 12 năm 2021

Trang 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu

Cuộc sống luôn biến động, kèm theo đó là có vô vàn những vấn đề xảy ra Và giáo dục giới tính có lẽ sẽ luôn là vấn đề “nóng”,khiến mọi người đau đầu nhất

Các vấn đề về giới tính thường kích thích sự tò mò của mọi người, đặc biệt là tuổi dậy thì, giai đoạn này rất cần được dẫn dắt, giáo dục hình thành nhân cách tích cực

Để giúp học sinh có được những nhận thức đúng đắn trong cuộc sống, ngoài việc cung cấp kiến thức khoa học thông qua các môn học chính khóa, nhà trường và gia đình cũng cần phải tạo mọi điều kiện cung cấp những hiểu biết về tâm sinh lý, xã hội và nhận thức về giới tính

Giáo dục giới tính là quá trình dạy và học dựa trên chương trình giảng dạy về các phương diện nhận thức, tình cảm, thể chất và xã hội của tình dục Nhằm mục đích cung cấp cho trẻ em và thanh thiếu niên kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị

để họ nhận thức được sức khỏe, hạnh phúc và nhân phẩm của mình; phát triển các mối quan hệ xã hội và tôn trọng lẫn nhau; xem xét sự lựa chọn của họ ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc của chính họ và của người khác; hiểu và đảm bảo rằng các quyền được bảo vệ suốt đời của họ Đây cũng là biện pháp can thiệp chính để ngăn ngừa và giảm quấy rối, tấn công và lạm dụng tình dục Nó chỉ cần được cung cấp theo cách phù hợp với lứa tuổi và có sự tham gia dựa trên cơ sở khoa học và thực tế

Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, so với các bộ môn khoa học được giảng dạy chính khóa khác thì giáo dục giới tính vẫn chưa thực sự được chú trọng, chưa có đội ngũ giáo viên chuyên giảng dạy mà thay vào đó là được lồng vào trong một số môn do các thầy cô bộ môn đảm nhiệm như Sinh học, Giáo dục công dân Việc giáo dục giới tính ở nhà hay ngoài xã hội cũng còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả Tình hình này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân trẻ mà còn ảnh hướng tới

xã hội

Khởi nguồn từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Tình hình nghiên cứu về Giáo dục giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1980- 2002” để nghiên cứu Thông qua việc đánh giá và phân tích các nghiên cứu đi trước, tôi mong muốn có thể tìm ra được những ưu nhược điểm về giáo dục giới tính đã được nghiên cứu

Trang 3

trước đó, đồng thời có thể đưa ra một số nhận xét bổ sung để giúp cho việc giáo dục giới tính trở nên toàn diện hơn

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng tôi tập trung nghiên cứu trong đề tài này là giáo dục giới tính ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2002

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Khu vực nghiên cứu: Đề tài này tôi sẽ thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam

- Giới hạn thời gian: Từ những năm 80, công tác giáo dục giới tính ở nước ta đã được đề cập đến Vì vậy ở đây, tôi sẽ nghiên cứu tình hình trong khoảng thời gian

từ năm 1980 cho đến năm 2002

3.Tính mới và những đóng góp của đề tài

- Đưa ra cái nhìn khái quát nhất về giáo dục giới tính

- Phân tích, đánh giá và bình luận về những khó khăn mà giáo dục giới tính đang gặp phải và phương pháp giáo dục ở nước ta

- Đồng thời đóng góp thêm một số ý kiến cá nhân để giúp giáo dục giới tính có thể toàn diện hơn

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 Các khái niệm cơ bản

Để có thể đánh giá, nhận xét kĩ hơn về các công trình nghiên cứu, tôi đã tìm hiểu và tổng kết được định nghĩa chính xác về giới tính và giáo dục giới tính

1.1 Khái niệm về Giới tính

Giới tính là một khái niệm rộng, bao gồm tất cả những đặc điểm tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ, những đặc điểm riêng biệt về mặt giải phẫu sinh lý cơ thể hay những đặc điểm riêng biệt về mặt tâm lý (tính cách, tình cảm, năng lực, ) Giới tính có nguồn gốc sinh học và xã hội

1.2 Khái niệm về Giáo dục giới tính

Như tôi đã tìm hiểu thì có rất nhiều định nghĩa về Giáo dục giới tính:

Trang 4

- Giáo dục giới tính là quá trình nhằm hình thành phẩm chất, đặc điểm, chiều hướng tâm lý của nhân cách con người nhằm xác định thái độ, hành vi đúng đắn cho xã hội (A.G Khrivcova & D.V Kolexev)

- Giáo dục giới tính là một hệ thống các biện pháp y tế và giảng dạy nhằm giáo dục trẻ em, thanh thiếu niên có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề về giới (Bách khoa toàn thư y học phổ thông -A.V Petrovxki)

- Giáo dục giới tính là giáo dục về chức năng làm người Từ mẫu giáo đến đại học, vấn đề về giới tính được đề cập công khai và toàn diện là rất quan trọng, giúp học sinh cảm thấy an toàn và tự do khi bày tỏ những cảm nhận liên quan đến cuộc sống của mình.(Từ điển bách khoa về giáo dục)

Nhìn chung, giáo dục giới tính là bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nhân cách phát triển cân đối và toàn diện Cung cấp những hiểu biết cần thiết về giới, hình thành đặc điểm giới của bản thân, hướng dẫn thái độ và kỹ năng giao tiếp lịch sự, văn minh với người khác giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trau dồi ý chí làm chủ bản năng để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội

2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài

Vài nét về tình hình nghiên cứu Giáo dục giới tính vị thành niên ở Việt Nam

Ngay từ sớm, vấn đề giới tính đã được đề cập đến qua các tác phẩm văn chương Tuy nhiên, sau khi được xuất bản, những tác phẩm ấy lại bị chỉ trích, phê phán, bị coi là tục tĩu Bác sĩ Đào Xuân Dũng (1996) từng nói có hai nhân vật lịch

sử xứng đáng được coi là những người can đảm nhất trong việc tiếp cận vấn đề tình dục và giáo dục giới tính là Hồ Xuân Hương1 với những tuyệt phẩm phong tình, táo bạo và Vũ Trọng Phụng2với tiểu thuyết “Làm đĩ” và “Lục sì”

Sau năm 1954, xã hội học dần hình thành và phát triển với nhiều nghiên cứu chuyên ngành đã được thực hiện ở Việt Nam Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn còn hạn chế do sự chia cắt của đất nước Sau ngày đất nước thống nhất (1975), giới khoa học có cơ hội nghiên cứu sâu - một trong những chủ đề được các nhà

1 Hồ Xuân Hương Chi tiết tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Xu%C3%A2n_H%C6%B0%C6%A1ng

2 Vũ Trọng Phụng Chi tiết tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Tr%E1%BB%8Dng_Ph%E1%BB%A5ng

Trang 5

nghiên cứu quan tâm là giáo dục giới tính Trong những năm qua, đã có rất nhiều cuốn sách, đề án chuyên khảo và nghiên cứu về giáo dục giới tính:

Cuốn sách “Giáo dục giới tính”(1997) do hai tác giả chính Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan cùng nhiều tác giả cùng tham gia nghiên cứu đã giúp người đọc

ý thức được giáo dục giới tính là một bộ phận đặc biệt của nội dung giáo dục đời sống gia đình Cuốn “Giáo dục giới tính vì sự phát triển vị thành niên” (2002) của bác sĩ Đào Xuân Dũng lại cho đọc giả thấy tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên

Bên cạnh những cuốn sách được xuất bản thì cũng cần kể đến rất nhiều công trình nghiên cứu.Ngày 24/12/1984, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng

đã kí chỉ thị 176a, trong đó có nội dung: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan, xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dương cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái” 3

Một đề án có quy mô lớn, ký hiệu VIE/88/P09, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự tài trợ của Quĩ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cùng sự giúp đỡ

kỹ thuật của UNESCO khu vực, đó là đề án “Giáo dục đời sống gia đình và giới tính”, được biên soạn để giảng dạy về “Giáo dục đời sống gia đình” cho giai đoạn thực nghiệm 1988-1991 Đề án thực hiện thử nghiệm giáo dục cho học sinh lớp 9,

10, 11 và 12

Từ năm 1990 trở về sau, Việt Nam đã có nhiều đề án cấp quốc gia, nhiều đề tài liên quan đến các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và nhiều vấn đề liên quan Nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính được Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh coi trọng hơn

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ BỔ SUNG QUAN ĐIỂM

Sau khi tham khảo và nghiên cứu những cuốn sách và các đề án trên, tôi nhận thấy hai vấn đề nổi bật:

3 Chỉ thị 176a-HĐBT Chi tiết tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-quyet-176a-HDBT-phat-huy-vai-tro-va-nang-luc-cua-phu-nu-trong-su-nghiep-xay-dung-va-bao-ve-To-quoc-xa-hoi-chu-nghia-43572.aspx

Trang 6

Một là tuy việc nghiên cứu về giáo dục giới tính đã được nghiên cứu rộng hơn nhưng vẫn gặp phải những khó khăn nhất định

Hai là những phương pháp giảng dạy được đưa ra có thật sự hiệu quả hay không

1 Những khó khăn của Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính vẫn luôn là một vấn đề quan trọng Việc hướng dẫn thế hệ trẻ phát triển một cách đúng đắn là trách nhiệm nặng nề và vinh quang của lực lượng giáo dục mà tiên phong là các bậc phụ huynh và các thầy, cô giáo Giáo dục giới tính không chỉ có tác động trực tiếp tới bản thân trẻ mà còn tác động tới gia đình và xã hội Tuy nhiên, theo những nghiên cứu tôi tìm hiểu được thì việc giảng dạy giáo dục giới tính đã gặp không ít những khó khăn:

 Khó khăn thứ nhất là đến từ xã hội Có những người vẫn giữ quan điểm cổ hủ rằng việc giảng dạy về giáo dục giới tính là không thích hợp đối với học sinh mới lớn vì nó sẽ khiến con em sớm nghĩ đến những vấn đề chưa hợp tuổi, đánh mất sự trong sáng Nhưng lại có một chiều hướng khác cho rằng việc giáo dục giới tính là rất cần thiết, họ thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em họ

đi vào ngõ cụt

 Yếu tố cản trở thứ hai chính là do các bậc phụ huynh Cha mẹ luôn cho rằng con mình còn nhỏ nên chưa cần biết, e ngại và luôn lảng tránh khi được con hỏi và có thái độ chủ quan rằng con sẽ tự hiểu khi lớn lên Cha mẹ còn tự cho rằng mình thiếu kiến thức, kỹ năng để có thể truyền đạt cho con

 Thứ ba, chương trình giáo dục giới tính ở Việt Nam vẫn chưa thực sự được chú trọng, giáo dục giới tính vẫn đang được lồng ghép vào một số bộ môn như Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý Nội dung giảng dạy vẫn còn sơ sài, chưa đáp ứng được nhu cầu về kiến thức giới tính mà các em cần nắm vững Thêm vào đó là chưa có đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp về lĩnh vực này

 Khó khăn tiếp theo là đến từ chính bản thân trẻ Thái độ của các em khi đề cập đến vấn đề này còn rất e ngại, các em tỏ ra ngại ngùng khi học những bài có nội dung nhạy cảm, chưa mạnh dạn nói lên cảm nhận của bản thân mình Nhưng bên cạnh đó có một số em lại phản ứng gay gắt về vấn đề này, các em cho rằng việc giảng dạy này là vớ vẩn, nên bỏ đi

Trang 7

Giáo dục giới tính được nhận xét là một trong những vấn đề khó nhất của khoa học con người Vì nó đụng chạm đến hệ thống quan điểm, niềm tin, tập quán

đã hình thành ở con người qua nhiều thế hệ và hệ thống tính cảm sâu kín Chính bởi vậy mà để nghiên cứu về vấn đề này thật sự có rất nhiều khó khăn

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được hầu hết những khó khăn chính gặp phải về giáo dục giới tính, nhưng theo quan điểm cá nhân thì tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại một số ít khó khăn trong quá trình giáo dục giới tính:

 Truyền thông phát triển, xuất hiện rất nhiều luồng thông tin không uy tín, sai

sự thật Nếu các em ngại trao đổi với người lớn sẽ tự tìm trên internet, điều này

sẽ có rất nhiều rủi ro xảy ra

 Điều kiện kinh tế mỗi gia đình là khác nhau, vì vậy sự quan tâm chú ý tới vấn

đề này cũng khác nhau

 Tâm, sinh lý của nam và nữ khác nhau nên yêu cầu nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng giới

 Con gái thường được dành nhiều thời gian để giáo dục giới tính hơn con trai

 Tâm lý tuổi dậy thì khó nắm bắt

2 Phương pháp giảng dạy giáo dục giới tính

Như đã đề cập ở trên, giáo dục giới tính là một trong những vấn đề khó nhất của khoa học con người Vì vậy, để có phương pháp giảng dạy thực sự hiệu quả không phải điều dễ dàng Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tôi tổng hợp được những phương pháp sau:

 Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện hai người là hình thức được áp dụng nhiều nhất trong giáo dục giới tính Giữa mẹ - con, cha - con có thể trò chuyện thân mật để giúp con có thêm kiến thức về giới tính Với trẻ nhỏ, người lớn có thể giáo dục thông qua những câu hỏi của trẻ đặt ra

 Diễn giải kết hợp với hỏi đáp và tranh ảnh minh họa: Trên cơ sở diễn giảng kết hợp với hỏi đáp gợi mở, giáo viên phân tích hợp tình hợp lí nhằm thuyết phục học sinh tự giác tiếp thu kiến thức, nắm vững kiến thức sẽ giúp các em ứng xử hợp lí trong quan hệ giới tính

 Thảo luận: Giáo viên có thể tổng hợp các câu hỏi qua hình thức ghi câu hỏi vào giấy mà không ghi tên người hỏi, sau đó nêu câu hỏi cho các em thảo luận

Trang 8

Tổ chức thảo luận theo nhóm nhỏ sau đó phát biểu chung ở lớp dưới sự điều khiển của giáo viên

 Hội thảo khoa học theo chủ đề: Mục đích giúp học sinh chủ động tìm hiểu, sáng tạo, qua buổi hổi thảo giúp các em tự giải, rút ra những kết luận cần thiết

 Báo cáo ngoại khóa: Mời các thầy cô chuyên môn về y tế, tâm lý về buổi ngoại khóa nhằm mở rộng tầm hiểu biết của học sinh

 Phương pháp kiểm tra nhận thức học sinh: Thực hiện những bài kiểm tra trắc nghiệm

 Phương pháp tạo tình huống tình giáo dục: Giáo viên giả định những tình huống nhỏ để học sinh đặt mình vào đó rồi xử sự Giáo viên cũng có thể phối hợp với Đoàn thanh niên để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài trời

 Phương pháp rèn luyện theo chế độ sinh hoạt: Đây là phương pháp giáo dục thích hợp trong gia đình Những đứa trẻ được rèn luyện những thói quen tốt, tuân thủ theo chế độ đúng đắn thì sẽ có định hướng đúng về lĩnh vực giới tính

 Phương pháp thuyết phục bằng sự gương mẫu của cha mẹ: Người tiếp xúc thường xuyên với trẻ chính là cha mẹ, vì vậy thái độ giữa cha mẹ là nơi đầu tiên làm nảy sinh những mầm mống đạo đức giới tính

 Giáo dục giới tính thông qua đọc sách có hướng dẫn

Giáo dục giới tính là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, vì vậy mà phương pháp giáo dục cũng cần thích hợp nhất để có hướng đi đúng đắn Những phương pháp đã được nêu ở trên quả thực rất thiết thực, rất khả thi, tuy nhiên tôi thấy khi áp dụng thì những phương pháp này chưa thật sự hiệu quả:

- Chẳng hạn như ở phương pháp trò chuyện: việc giữa con cái và cha mẹ có thể trò chuyện tâm sự với nhau đó là điều thật tuyệt vời Nhưng khi một bên không sẵn sàng tham gia thì phương pháp này lại không có ý nghĩa nữa Hoặc khi con cái đặt những câu hỏi, có thể cha mẹ lại không nhiệt tình giải đáp mà thay vào đó là gắt gỏng thì giờ đây quả thực phương pháp lại phản tác dụng

- Với phương pháp thảo luận hay hội thảo khoa học theo chủ đề: việc để các

em chủ động tìm hiểu, tự tiếp thu là một phương pháp rất hay Nhưng bên cạnh đó vẫn sẽ có một số học sinh thụ động, không có ý thức tự giác, ỷ lại các bạn khác do

Trang 9

đó là bài làm nhóm, không đóng góp quan điểm ý kiến Điều này có thể khiến các

em học sinh đó thấy chán nản và đánh giá môn học không hề bổ ích

- Ở phương pháp báo cáo ngoại khóa: có thể mời được thầy cô chuyên gia về thuyết giảng thì sẽ giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức Nhưng tuy nhiên nó cũng

có mặt hạn chế rằng nếu điều kiện kinh phí nhà trường không cho phép thì sẽ không thế áp dụng được phương pháp này Hạn chế nữa là sẽ có trường hợp các

em học sinh mất tập trung, không lắng nghe, điều này làm cho buổi ngoại khóa đó trở thành công cốc

- Đối với phương pháp rèn luyện theo chế độ sinh hoạt hay thuyết phục bằng

sự gương mẫu của cha mẹ: đây là phương thức thiết thực vì người tiếp xúc hàng ngày với các em là cha mẹ, các em có thể học hay bắt chước từ đó, nhưng tuy nhiên để phương pháp này có thể đạt hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là gia đình các em phải hạnh phúc, chế độ sinh hoạt lành mạnh Và theo như tôi biết thì đâu phải gia đình nào cũng có mái ấm êm đềm

Để các phương pháp này được khi đưa vào thực thi được hiểu quả hơn, cá nhân tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

 Trong khi trò chuyện tâm sự, nếu con có thái độ e dè, ngại ngùng khi nói về những vấn đề nhạy cảm thì tôi nghĩ cha mẹ nên khéo léo để bắt chuyện với con, khi cha mẹ mở lòng chắc chắn con cái họ cũng vậy

 Khi đang ở độ tuổi phát triển chắc chắn trẻ sẽ có nhiều tò mò, băn khoăn, đấy

là lúc cha mẹ nên trả lời những câu hỏi sao cho chuẩn mực nhất Trẻ sẽ hay hỏi mọi lúc mọi nơi, vì vậy cha mẹ nên trả lời đúng nơi đúng lúc Câu trả lời nên mang theo giọng điệu dí dỏm, điều ấy sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú khi nói chuyện với bạn Hơn nữa lượng thông tin trả lời phải ở mức trẻ có thể hiểu được và có lợi cho trẻ

 Trong giáo dục ở nhà trường, khi có những buổi hội nhóm, giáo viên hoặc nhóm trưởng sẽ phân công phần việc chia đều tất cả các bạn, tránh trường hợp xảy ra sự thụ động, ỷ lại Mọi người đều hoạt động, đóng góp ý kiến thì việc giáo dục giới tính mới đem lại hiểu quả tốt nhất

Trang 10

 Ở những buổi ngoại khoá, các thầy cô hay chuyên gia nên thường xuyên đặt những câu hỏi về phía các em học sinh, điều này có thể giúp làm tăng khả năng tập trung suốt quá trình nghe giảng

 Điều kiện gia đình là điều mà không phải tôi hay bất kì ai có thể can thiệp được vì mỗi nhà mỗi cảnh Nhưng tôi hi vọng rằng các bậc phụ huynh thật sự nên quan tâm để ý đến con cái của mình, quan tâm chăm sóc các em về cả vật chất và tinh thần, vì các em là mầm non, là tương lai của đất nước Cha mẹ nên trở thành chỗ dựa vững chắc, tin tưởng, trách nhiệm đối với con cái

 Bản thân các em cần có cái nhìn đúng đắn về Giáo dục giới tính Các em nên tìm kiếm tham khảo tài liệu một cách có chọn lọc và điều quan trọng là các em cần mở lòng hơn, cởi mở chia sẻ hơn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ gia đình, nhà trường và xã hội

 Trong giáo dục ở phía nhà trường cần khiến giáo dục giới tính thành môn học

có nhiều nội dung phong phú, đa dạng và có hệ thống giáo dục khoa học Nên

có một số giờ nhất định để giảng sâu hơn về giáo dục giới tính thay vì chỉ lồng ghép giảng dạy nội dung vào một số bộ môn

 Không ngừng cải thiện trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhằm giúp công tác giáo dục trở nên hiệu quả nhất

 Xây dựng thư viện trong nhà trường để giúp các em học sinh có nguồn tài liệu tham khảo chính xác nhất

 Cần tích cực tuyên truyền những nội dung về giáo dục giới tính trên các phương tiện truyền thông, khuyến cáo các nguy cơ, hậu quả của lối sống không lành mạnh

Cá nhân tôi nhận thấy việc trang bị kiến thức cần thiết về giáo dục giới tính là không khỏi bàn cãi Tuy vậy không nên quá tham lam việc cung cấp kiến thức quá nhiều cho một tiết học, hay khi giáo dục ở môi trường khác, nên để các em cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái nhất khi tiếp thu nhận thức về giới tính, khi ấy mới thật

sự có hiệu quả trong giáo dục về vấn đề nhạy cảm này dù áp dụng phương pháp nào đi nữa

Ngày đăng: 21/11/2024, 08:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w