1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình hình nghiên cứu về vấn Đề xâm hại tình dục trẻ em Ở việt nam

8 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Người hướng dẫn Hồ Thị Thành
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Đông Nam Á học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 214,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM 4 1.. Vì vậy, tôi quyết định chọn “Nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

TIỂU LUẬN

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ

XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN: HỒ THỊ THÀNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC

NGÀNH: ĐÔNG NAM Á HỌC

MÔN: HK211-SEA1150-21- NHẬP MÔN ĐÔNG NAM Á HỌC

KHÓA: QH-2021-X

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

I NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG 3

1 Khái quát chung về trẻ em và quyền trẻ em 3 1.1 Trẻ em là gì? 3 1.2 Quyền trẻ em là gì?

2 Khái quát về xâm hại tình dục trẻ em 4

II MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ

XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM 4

1 Những nghiên cứu về thực trạng chung của việc xâm hại

tình dục trẻ em 4

2 Những nghiên cứu về giáo dục phòng chống xâm hại tình

dục ở trẻ em 4

3 Những nghiên cứu về Luật 7

IV QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN

CỨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Trẻ em đóng góp một vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả gia đình và xã hội, là “mầm non tương lai” của đất nước, là người kế thừa những giá trị truyền thống và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Tuy nhiên, trẻ em cũng như

“búp trên cành” Đây là độ tuổi yếu đuối, hồn nhiên, chưa hoàn thiện về mặt nhận thức hành vi, còn non nớt cả về thể chất, tinh thần lẫn kĩ năng sống Vì vậy, đã từ lâu, công tác bảo vệ, quan tâm, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo thực hiện quyền trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng Điều đó thể hiện rõ ở việc Việt Nam là quốc gia Châu Á đầu tiên và là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990

Tuy nhiên hiện nay, vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang là một vấn đề cực kì phức tạp, gây nhức nhối trong cộng đồng và xã hội Vấn đề này không chỉ phản ánh sự mục ruỗng, suy đồi đạo đức của một số thành phần trong xã hội mà còn để lại nhiều hậu quả khôn lường và là nỗi bất an đối với nhiều gia đình và thế hệ trẻ Việt Nam đã có nhiều điều luật nghiêm khắc dành cho những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại trẻ em Tuy nhiên, đây không chỉ mặc định là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước hay những nhân viên công tác

xã hội mà còn cần sự chung tay của tất cả mọi người, gia đình, trường học, cộng đồng và cả xã hội

Vì vậy, tôi quyết định chọn “Nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ

em ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình vì tính cấp thiết của nó cùng với mong muốn có thể trang bị thêm kiến thức về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em một cách đúng đắn và góp phần hướng sự quan tâm của bản thân cùng mọi người đến với thế hệ chủ nhân tương lai, giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc

NỘI DUNG

I NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG

1 Khái quát chung về trẻ em và quyền trẻ em

1.1 Trẻ em là gì?

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (UNCRC) là một công ước quốc tế gồm 54 điều khoản, đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội mà tất cả trẻ em trên thế giới đều được hưởng Trong đó, công ước này

Trang 4

dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn Theo luật pháp Việt Nam, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi Còn

về mặt sinh học, chúng ta có thể hiểu trẻ em những người ở trong độ tuổi giữa giai đoạn sơ sinh và dậy thì, hay có thể hiểu là người chưa trưởng thành Ở độ tuổi này, trẻ em cần phát triển, trau dồi về mọi mặt để hình thành nhân cách và bước lên nấc thang trưởng thành Vì vậy cần có sự theo dõi sát sao, quan tâm đặc biệt của gia đình, nhà trường và cả xã hội

1.2 Quyền trẻ em là gì?

Đi đôi với những bổn phận cần phải làm, trẻ em sẽ được hưởng các đặc quyền chỉ dành riêng cho lứa tuổi này Đó là những quyền con người cơ bản mà trẻ em đáng được hưởng, là một “tấm khiên” đảm bảo các em không bị tổn hại hay lạm dụng, giúp trẻ em trên khắp mọi nơi có thể được sống tự do, hạnh phúc, được phát triển một cách toàn vẹn

2 Khái quát về xâm hại tình dục trẻ em

Ở Việt Nam, theo Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016, xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ

dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Đây là một loại tội phạm mang tính nguy hiểm cao cho xã hội Nhiều trường hợp còn thực hiện hành vi đó trong một khoảng thời gian dài, thậm chí là còn đi kèm với những hình thức phạm tội khác

II MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam nhìn chung có thể được xếp thành ba nhóm

1 Những nghiên cứu về thực trạng chung của việc xâm hại tình dục trẻ em

Cuốn sách “Tội phạm và vấn đề chống tội phạm (Lứa tuổi vị thành niên)” của nhóm tác giả Lê Văn Cương cùng cộng sự (1999) đã chỉ ra một hiện trạng rằng ở lứa tuổi học sinh đã xuất hiện một số hiện tượng các em trêu đùa, ghép đôi các bạn với nhau Người lớn thường chỉ nghĩ đây là trò đùa nhỏ nhặt của trẻ con và xem nhẹ điều đó Nhưng trên thực tế, những hành động đó chính là biểu hiện của quấy rối tình dục, là một hình thức xâm hại tình dục bằng cả lời nói và hành động Nhóm tác giả đã nêu một số trường hợp học sinh vì tính tò mò cũng như sự thiếu hiểu biết về tình dục nên vào quán karaoke, hẹn nhau “làm thử” Để rồi không ít vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra và hiện tượng này không ngừng tăng lên trong những năm gần đây Nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu thuộc

Trang 5

độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi, có trường hợp nạn nhân mới chỉ 4 đến 5 tuổi Đáng nói hơn cả, theo thời gian, độ tuổi của các nạn nhân bị xâm hại tình dục trẻ em đang có dấu hiệu trẻ hóa Cuốn sách đã đưa ra một số số liệu dẫn chứng về tình trạng nhức nhối này: vào năm 1994 ở TP.Hồ Chí Minh có 55 vụ hãm hiếp trẻ

em trên tổng số 107 vụ xâm hại tình dục, trong đó có 43 vụ nạn nhân dưới 13 tuổi Những kẻ có hành vi xâm hại tình dục trẻ em không có dấu hiệu nhận biết

cụ thể Chúng có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, bất kể độ tuổi, giới tính và địa vị

xã hội, “hầu hết đều chưa xây dựng gia đình (66%), mù chữ hoặc học vấn thấp (70%)” Trong con số 107 vụ án nêu trên, có 10 vụ thủ phạm còn đang ở tuổi vị thành niên Đây là một công trình nghiên cứu tiêu biểu có giá trị Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa có cái nhìn tổng thể về các khía cạnh khác mà mới chỉ dừng lại ở

“góc độ điều tra viên và tội phạm học” Vì vậy, nó vẫn chưa phù hợp trong khía cạnh giáo dục

Trong “Nghiên cứu phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam” được thực hiện bởi Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tháng 8/2011, tác giả đã nêu ra thực trạng mại dâm, kinh doanh văn hóa phẩm tình dục trẻ em, bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại trên khắp đất nước Việt Nam Nghiên cứu này cũng đã đề xuất những khuyến nghị để bảo vệ nạn nhân và phòng ngừa nguy cơ trẻ em bị lạm dụng tình dục

Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản của trẻ em” do thạc sĩ Đặng Bích Thủy làm chủ nhiệm đã tìm hiểu về những chính sách và pháp luật của Việt Nam và chỉ ra những lỗ hổng và các vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc y tế, bị bỏ rơi, bị xâm hại tình dục, lao động sớm…

Nghiên cứu “Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Qua khảo sát tại Huế và Hà Nội)” của tác giả Lê Thị Linh Chi (2007) đã nghiên cứu về những nguy cơ xâm hại tình dục mà trẻ em đường phố phải đối mặt và nhận thức của các em về các mối nguy hiểm đó cũng như thái độ và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp phải những vấn đề đó Ngoài việc cung cấp một cái nhìn sâu hơn về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em đường phố, nghiên cứu này cũng đã đề xướng ra một số giải pháp phòng tránh và ngăn chặn

2 Những nghiên cứu về giáo dục phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em

Ngoài việc thắt chặt, điều chỉnh các chế tài xử phạt đúng mức, xử lý nghiêm ngặt các trường hợp phạm tội và đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em thì việc tăng cường giáo dục giới tính cho trẻ em cũng là một đề tài được dành rất nhiều sự quan tâm của nhiều công trình

Trang 6

Phương, 2003; Nguyễn Thị Phương Nhung, 2009; Nguyễn Xuân Huệ, 2012 và một số tác giả khác)

Hiện nay, có khá ít các công trình nghiên cứu về tổ chức các chương trình, hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức phòng chống xâm hại tình dục và giáo dục giới tính dành cho trẻ ở cấp bậc mầm non, tiểu học mà chủ yếu tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên cấp THCS và THPT Như vậy, việc giáo dục vẫn chưa được bao quát mà chỉ mới thực hiện hiệu quả ở một bộ phận học sinh

Một nguyên nhân cho việc này có thể kể đến trong nghiên cứu “Công tác

xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục” của tác giả Đinh Thị Nga và Đỗ Thị Bắc

đã đề cập đến tư tưởng truyền thống xưa cũ của một số gia đình và nhà trường ở Việt Nam khiến họ luôn có ý nghĩ “tình dục” là một chủ đề nhạy cảm và luôn hạn chế đề cập vấn đề này đến với những đứa trẻ Vì vậy, việc giáo dục giới tính

và giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em ở nhiều nơi vẫn đang còn lúng hoặc chưa được quan tâm một cách sâu sắc

Tuy nhiên, công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại đang dần được phổ cập và đưa vào cùng với các tài liệu hướng dẫn thầy cô giáo giảng dạy

về kỹ năng sống cho học sinh ở lứa tuổi mầm non, tiểu học

Ngoài ra, một phương pháp hướng dẫn cha mẹ dạy cho con về cách phòng tránh xâm hại tình dục khá phổ biến hiện nay là các cẩm nang tóm lược và trình bày những kỹ năng cơ bản, dễ hiểu, dễ tiếp cận với bậc cha mẹ còn đang lúng túng và trẻ nhỏ Nhiều cẩm nang đã được các thạc sĩ, tiến sĩ biên soạn nhằm trang bị các kỹ năng cần thiết, xây dựng những câu chuyện, tình huống các bé dễ gặp phải với những gợi ý giải quyết vấn đề bằng ngôn từ gần gũi, ngắn gọn cùng các nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu như “Luật bàn tay” và “Nguyên tắc đồ lót” trong “Cẩm nang Giáo dục giới cho trẻ em” của Thạc sĩ Nguyễn Lan Hải (2016);

“Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con – cha mẹ cần biết trước khi quá muộn!” (2017) của tác giả Phạm Thị Thúy; “Những bảo bối 9 của Hiệp sĩ Tani -Trẻ em bảo vệ trẻ em!” (2017) của Trần Lê Thảo Nhi và Đào Trung Uyên, tiến

sĩ Phạm Thị Thúy làm cố vấn Trong đó, tác giả Lê Thảo Nhi là một cô bé sinh năm 2007 đã dùng ngôn từ trẻ thơ, trong sáng của mình để chia sẻ những câu chuyện, tình huống có thật mà cô bé sưu tầm được và những câu thơ đơn giản,

dễ thuộc cùng những bức tranh minh họa sinh động

3 Những nghiên cứu về Luật

Việt Nam đã có các quy định về Luật trẻ em 2006, trong đó định nghĩa đầy đủ, rõ ràng về khái niệm “xâm hại trẻ em” và “xâm hại tình dục trẻ em” Các điều luật và khung hình phạt nghiêm khắc về những hành vi vi phạm cũng

đã cho thấy sự quan tâm trong công tác bảo vệ trẻ em của Việt Nam

Trang 7

Công trình nghiên cứu “Một số cách tiếp cận nghiên cứu xâm hại tình dục trẻ em qua các nghiên cứu nước ngoài” (2012) của tác giả Trần Thị Cẩm Nhung

đã tham khảo và khái quát một số cách tiếp cận của một số công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này Đây là một kinh nghiệm đáng quý có thể áp dụng để giải quyết một số vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, các văn bản Pháp luật hiện nay mới chỉ quy định về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chứ chưa có các quy định cụ thể về công tác phòng chống xâm hại tình dục Vẫn còn là sự hoạt động riêng lẻ, chưa có sự hợp tác toàn diện của các cấp, các ngành Do đó, công tác nghiên cứu và hoạt động trong việc bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả và được giải quyết một cách triệt để

IV QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Từ thời phong kiến, Việt nam đã có một số quy định bảo vệ quyền lợi cho trẻ em Có thể thấy rằng, trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm nên những tội phạm xâm hại, nhất là xâm hại tình dục trẻ em cũng rất đáng chú ý Vì thế mà ở Việt nam có khá nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành với quy mô lớn nhỏ khác nhau Những tài liệu viết về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em khá dồi dào, phong phú, đa chiều được xuất bản dưới nhiều dạng như: sách báo, tạp chí, giáo trình, luận án, luận văn, sách chuyên khảo… Tuy nhiên những công trình

dù là cơ bản hay chuyên sâu thì vẫn còn mang tính nghiên cứu riêng lẻ và chưa

có sự hệ thống, liên ngành và toàn diện Dù thế, đó vẫn là những nghiên cứu đóng góp vai trò to lớn, có ý nghĩa tham khảo để các nghiên cứu của thế hệ sau trở nên hoàn thiện hơn, xây dựng các giải pháp và nhiều lúc đã áp dụng thành công trong thực tiễn

KẾT LUẬN

Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em đã nhấn mạnh rằng: “Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền, bất kể dân tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, khả năng hay bất kỳ tình trạng nào khác” Tuy vậy, vẫn có những kẻ thú tính nhẫn tâm chà đạp lên quyền con người cơ bản của những đứa trẻ ấy, gây ra những vụ

án xâm hại tình dục tàn ác một cách đau lòng Đây là một vấn đề chung của toàn

xã hội, đòi hỏi sự chung tay của toàn thể mọi người Vì vậy mà tôi cũng muốn

Trang 8

tương lai của đất nước hay chũng chính là góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua bài tiểu luận này Mặc dù nó vẫn còn nhiều hạn chế về tìm hiểu tài liệu, còn nhiều khía cạnh mà tôi vẫn chưa đề cập và tiếp cận đến được Nhưng về cơ bản tôi đã khái quát chung về một số khái niệm về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em và nêu ra một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu rồi dựa vào

đó phân tích một số vấn đề của những công trình ấy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trương Việt Hùng, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, UNICEF

Việt Nam

2 Lê Thủy, Hỏi đáp về Luật Trẻ em, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình

3 Lê Văn Cương cùng cộng sự, Tội phạm và vấn đề chống tội phạm (Lứa tuổi vị

thành niên), 1999

4 Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Bộ Lao động – Thương binh và

xã hội, Nghiên cứu phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại

tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, 2011

5 Đặng Bích Thủy, Một số vấn đề cơ bản của trẻ em

6 Lê Thị Linh Chi, Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những

nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Qua khảo sát tại Huế và Hà Nội),

2007

7 Đinh Thị Nga và Đỗ Thị Bắc, Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục

8 Trần Thị Cẩm Nhung, Một số cách tiếp cận nghiên cứu xâm hại tình dục trẻ

em qua các nghiên cứu nước ngoài, 2012

9 Nguyễn Lan Hải, Cẩm nang Giáo dục giới cho trẻ em Nguyễn Lan Hải, 2016

10 Phạm Thị Thúy, Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con – cha mẹ cần biết

trước khi quá muộn!, 2017

11 Trần Lê Thảo Nhi và Đào Trung Uyên, Những bảo bối 9 của Hiệp sĩ Tani

-Trẻ em bảo vệ trẻ em!, 2017

Ngày đăng: 22/11/2024, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w