1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình hình nghiên cứu về giá trị và phát huy tiếng việt trong thời kì hiện Đại

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 339,06 KB

Nội dung

Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn  TIỂU LUẬN NHẬP MÔN ĐÔNG NAM Á HỌC Đề bài: Tình hình nghiên cứu về giá trị và phát huy tiếng Việt trong thời kì hiện

Trang 1

Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn



TIỂU LUẬN NHẬP MÔN ĐÔNG NAM Á HỌC

Đề bài: Tình hình nghiên cứu về giá trị và phát huy tiếng Việt trong thời kì hiện đại.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Minh

Mã sinh viên: 21030562 Lớp: K66 Đông Nam Á học Khoa: Đông Phương học Giảng viên: TS Hồ Thị Thành

HÀ NỘI, 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3 Nội dung và mục đích nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

NỘI DUNG 4

I MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ VÀ PHÁT HUY TIẾNG VIỆT 4

1 Công trình “Ngữ âm tiếng Việt” (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1977) của GS.NGND Đoàn Thiện Thuật 4

1.1 Tóm lược nội dung 4

1.2 Đánh giá 4

2 Công trình “Tiếng Việt trên các miền đất nước” (NXB Khoa học xã hội, 1989) của GS.TS Hoàng Thị Châu 5

2.1 Tóm lược nội dung 5

2.2 Đánh giá 5

3 Đề xuất “Cải tiến chữ quốc ngữ” của PGS.TS Bùi Hiền 6

3.1 Tóm lược nội dung 6

3.2 Đánh giá 6

4 Công trình nghiên cứu “Categories of grammatical Sino-Vietnamese vocabulary” của GS Mark Alves đến từ Đại học Montgomery (Mỹ) 7

4.1 Tóm lược nội dung 7

4.2 Đánh giá 8

5 “A Brief Report on Proto-Austroasiatic and Proto-Vietic Vocabulary in Vietnamese” của GS Mark Alves tại Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh ngôn ngữ học thế giới và khu vực” 8

5.1 Tóm lược nội dung 8

5.2 Đánh giá 9

II KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó

phổ biến ngày càng rộng khắp” [Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 8/9/1962].

Tiếng Việt ngày nay của chúng ta mang nhiều giá trị đẹp đẽ, giá trị ngôn ngữ, giá trị văn hóa và giá trị lịch sử Tiếng Việt được ra đời, hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử, tồn tại tới ngày nay qua hàng loạt biến cố bị xâm lược, thực dân đô hộ là minh chứng vô hình cho lịch sử, lòng kiên cường bất khuất của cha ông ta trong hành trình dựng nước và giữ nước Đồng hành cùng nhân dân Việt Nam từ thuở khai sơ tới thời kì hiện đại, Tiếng Việt mang trong mình những kết tinh văn hóa, sinh hoạt của con người Việt Giá trị văn hóa của tiếng Việt vượt bậc khi bảng chữ cái Latinh tồn tại nhưng người Việt vẫn giữ được tiếng nói của mình Về mặt ngôn ngữ, tiếng Việt đặc biệt với hệ thống ngữ

âm phong phú, đa dạng về ngữ nghĩa

Trong thời kì hiện đại, hội nhập quốc tế, tiếng Việt là một trong những dấu

ấn văn hóa đặc trưng tiêu biểu của đân tộc ta, đất nước ta, là điều tạo nên giá trị khác biệt cho con người và hành trình Việt Nam Nhìn nhận giá trị của Tiếng Việt trong suốt chiều dài lịch sử, trong hiện đại và tương lai, trong nhiều lĩnh vực, ta càng nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong hành trình phát triển và khẳng định tên tuổi Việt Nam trên đấu trường quốc tế Việc nghiên cứu, khai thác, nhận thức và phát huy vẻ đẹp, giá trị của Tiếng Việt

là một trong những điều quan trọng

Nhìn vào thực tế những năm gần đây, vẻ đẹp và giá trị của tiếng việt bị nhận thức và định hướng phát triển lệch lạc Trong cách sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vào đời sống thường ngày xuất hiện nhiều biến tướng, sự thiếu chuẩn mực Đã có

Trang 4

không ít các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu về giá trị của tiếng Việt thành công và trở thành tài liệu tham khảo chính trong và ngoài nước, tuy nhiên cũng có những cải cách được đề xuất gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công trình nghiên cứu khoa học, các

đề xuất về giá trị và phát huy tiếng Việt

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các công trình nghiên cứu, luận văn nghiên cứu về giá trị và phát huy tiếng Việt trong cuộc sống hiện đại

3 Nội dung và mục đích nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu của đề tài là các công trình nghiên cứu khoa học, những đề xuất về giá trị và việc phát huy tiếng Việt

- Mục đích của đề tài là tìm hiểu về các công trình nghiên cứu của các tác giả

từ đó đưa ra nhận xét, kết luận

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu (tìm hiểu sách, báo,… hoặc luận văn liên quan đến đề tài)

- Phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ

GS.NGND Giáo sư, nhà giáo Nhân dân

ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội

PGS.TS Phó giáo sư, Tiến sĩ

Trang 5

NỘI DUNG

I MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ VÀ PHÁT HUY TIẾNG VIỆT

1 Công trình “Ngữ âm tiếng Việt” (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1977) của GS.NGND Đoàn Thiện Thuật.

1.1 Tóm lược nội dung

GS.TS Nguyễn Văn Lợi [Khoa ngôn ngữ học, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN] đã tổng quát giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của tiếng Việt từ sách “Ngữ âm tiếng Việt” Cụ thể, công trình “Ngữ âm tiếng Việt” đã áp dụng một cách khoa học những cơ sở lí thuyết và phương pháp miêu

tả ngữ âm - âm vị học của âm vị học truyền thống, đồng thời tiếp thu những thành tựu về lí luận và phương pháp nghiên cứu ngữ âm các ngôn ngữ Đông phương của các tác giả thuộc trường phái Đông phương học Nga – Xô Viết vào việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt Hơn hết, cuốn sách đánh dấu một bước phát triển mới trong nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt, là tài liệu tham khảo chính đối với các sách chuyên khảo, ví dụ như sách về phương ngữ tiếng Việt của Hoàng Thị Châu (công trình được giải thưởng nhà nước năm 2005) và còn được dùng

để trích dẫn trong các sách, luận án, báo cáo hay các bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành ngữ âm học tại Hội nghị khoa học quốc tế Bên cạnh đó,

“Ngữ âm tiếng Việt” còn góp phần giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan như dạy học, được áp dụng trong nghiên cứu bệnh học ngữ âm tiếng Việt và cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết về ngữ âm để xử lí lời nói tiếng Việt trong công nghệ thông tin

1.2 Đánh giá

Sách “Ngữ âm tiếng Việt” của GS.NGND Nguyễn Thiện Thuật có tính chất

sư phạm, điều này được thể hiện ở lối lập luận logic và cách trình bày chi tiết, thuyết phục người đọc Đây là công trình nghiên cứu khoa học có những đóng góp mới trong lí luận và áp dụng thực tiễn về ngữ âm tiếng Việt Công trình còn

có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chuyên ngành ngôn ngữ

Trang 6

học nói chung và ngữ âm học nói riêng ở nước ta, là một trong các công trình đặt nền móng cho việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng

2 Công trình “Tiếng Việt trên các miền đất nước” (NXB Khoa học xã hội, 1989) của GS.TS Hoàng Thị Châu.

2.1 Tóm lược nội dung

“Tiếng Việt trên các miền đất nước” có lối tiếp cận rất đặc thù của phương ngữ học, đó là tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - lịch sử - xã hội – văn hoá Cuốn sách giới thiệu và phân tích những vấn đề lý luận của phương ngữ học và các phương pháp nghiên cứu phương ngữ, miêu tả cả chiều không gian – địa lý lẫn chiều thời gian – lịch sử và kèm theo bình diện xã hội, văn hoá của các vấn đề Tác giả đã phân tích và chỉ ra rằng sự hình thành ba vùng phương ngữ lớn và những khác biệt giữa chúng là kết quả của quá trình di dân Bên cạnh đó, cuốn sách giới thiệu và mô tả những biến thể địa phương vô cùng đa dạng của tiếng Việt, tìm những cứ liệu lịch sử để lý giải nguyên nhân xã hội cùng với các quy luật biến đổi biến đổi ngữ âm tạo ra sự đa dạng đó GS Hoàng Thị Châu cũng đã vận dụng những tư liệu lịch sử và ngôn ngữ có được để xác định niên đại cho các mốc biến đổi Do đó, các vấn đề trong sách vừa thuộc về lĩnh vực ngôn ngữ học địa lý, vừa thuộc ngôn ngữ lịch sử, vừa là đồng đại và là lịch đại

2.2 Đánh giá

“Tiếng Việt trên các miền đất nước” với các khảo sát liên ngành và phương pháp phân tích khoa học, hợp lý, đã chứng minh được rằng phương ngữ không chỉ phản ánh lịch sử đất nước mà còn phản ánh phần nào quá trình tiếp xúc ngôn ngữ trong quá khứ lịch sử Công trình nghiên cứu này của GS Hoàng Thị Châu cho thấy rằng người quan tâm đến lịch sử tiếng Việt có thể tìm thấy trên bản đồ phương ngữ sự diễn biến của nó trong thời gian Vào năm 2005, công trình khoa học “Tiếng Việt trên các miền đất nước” đã được Hội đồng Giải thưởng Quốc

gia về Khoa học và Công nghệ đã trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học

và Công nghệ.

Trang 7

3 Đề xuất “Cải tiến chữ quốc ngữ” của PGS.TS Bùi Hiền

3.1 Tóm lược nội dung

PGS.TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) vào tháng 9 năm 2017 đã có tham luận tại Hội thảo Ngữ học toàn quốc, tổ chức tại Trường Đại học Quy Nhơn với tiêu đề “Chữ Quốc ngữ và hội nhập quốc tế” Tham luận này được in trong sách “Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập

và phát triển” (tập 1) do NXB Dân trí phát hành PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt từ 38 chữ cái xuống còn 31 chữ Ông cho rằng chữ được cải tiến sẽ giúp học sinh không còn nỗi ám ảnh khi viết sai chính tả, thuận lợi cho người dân tộc, người nước ngoài học tiếng Việt, mang lại nhiều lợi ích như:

- Thống nhất được chữ viết cho cả nước

- Loại bỏ được hầu hết thiếu sót thường gây khó khăn cho người dùng, dễ dẫn tới những lỗi chính tả và giản tiện được bộ chữ cái

- Rút ngắn hẳn thời gian cho mọi người bắt đầu học, nhất là học sinh, người dân tộc và người nước ngoài

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn dễ dàng chuyển đổi từ cách viết và đọc chữ quốc ngữ cũ sang chữ quốc ngữ mới

3.2 Đánh giá

Đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền đã gây tranh cãi trong dư luận, nhận nhiều chỉ trích tiêu cực từ cộng đồng Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho biết rằng: “Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ PGS.TS Bùi Hiền

là ý kiến của một cá nhân có thể xuất phát từ mục đích tốt nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn, hiểu biết chưa toàn diện, không có tính khả thi” Phương án

đề xuất “Cải tiến chữ quốc ngữ” mà PGS.TS Bùi Hiền nêu ra chắp vá và không

có tính khoa học như có cách diễn đạt mơ hồ “Tạm thống nhất…”; có nhầm lẫn

cơ bản về mặt ngôn ngữ học bởi tiếng Hà Nội không phải tiếng có thể đại diện

Trang 8

cho một diện mạo ngữ âm khách quan của tiếng Việt; không phân biệt được các khái niệm ngữ âm, âm vị học;…

Như những đánh giá từ GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, đề xuất cải tiến “Chữ quốc ngữ” của PGS.TS Bùi Hiền có thể xuất phát từ mục đích tốt, tuy nhiên, tiếng Việt là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc, không chỉ là phương tiện quan trọng trong các hoạt động giao tiếp mà còn được ví là “cái hồn” của nền văn hóa dân tộc, trong tình hình hiện nay, việc thay đổi hay cải tiến chữ Quốc ngữ là không nên và không cần thiết GS Nguyễn Minh Triết, nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và đương kim Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng đã bình luận: “Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì các học giả sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả, phải

đi học lại từ đầu; tất cả các tài liệu khoa học sẽ trở thành văn bản cổ, chỉ các nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được.”

4 Công trình nghiên cứu “Categories of grammatical Sino-Vietnamese vocabulary” của GS Mark Alves đến từ Đại học Montgomery (Mỹ)

4.1 Tóm lược nội dung

Bài báo cáo của GS Mark Alves đề cập đến một phần đáng chú ý của từ vựng ngữ pháp tiếng Việt là từ gốc Hán Trong khi có rất nhiều từ mượn từ tiếng Hán

đã được ngữ pháp hoá thì một số từ khác chỉ được ngữ pháp hoá sau khi mượn sang tiếng Việt Nghiên cứu của GS Mark Alves trình bày từ vựng ngữ pháp Hán Việt trong một số phạm trù ngữ pháp và thảo luận về các cụm từ liên quan Bài báo cáo liệt kê các từ vựng ngữ pháp tiếng Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc, xem xét các câu hỏi như mức độ chắc chắn về nguồn gốc của từ, các dạng ngữ pháp đã xảy ra hoặc chưa xảy ra, các từ đó là được vay mượn ngữ pháp hay

đã được ngữ pháp hoá sau khi vay mượn Ở phần đầu, tác giả giới thiệu ngắn gọn các danh mục ngữ pháp lịch sử về sự vay mượn và những vấn đề về thời điểm các từ mượn tiếng Trung được ngữ pháp hoá trong tiếng Việt Sau đó, ở các phần tiếp theo, ông xem xét, đưa ra một số danh mục từ vựng ngữ pháp và các chi tiết liên quan cùng với những ví dụ

Trang 9

4.2 Đánh giá

Từ bài báo cáo, ta thấy được rằng từ vựng Hán Việt cùng với ngữ pháp của

nó có một vai trò, vị trí đặc biệt trong tiếng Việt Từ vựng tiếng Trung đã trở lên phù hợp với cấu trúc tiếng Việt hơn là ảnh hưởng hoặc thay đổi nó Theo dữ liệu trong bài thì một mô hình ngữ âm đáng chú ý đã được quan sát giữa các từ Hán Việt đời thường với thanh điệu “huyền” và các hình thức viết lách với thanh

“nặng” Câu hỏi đặt ra là liệu những từ ngữ ấy được lấy từ các bài văn học và được thay đổi, hay là được tiếp xúc với người nói tiếng Trung qua thương mại khiến những từ ngữ này trở thành kết quả của việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai về những âm điệu đó? Việc hiểu được bản chất của sự vay mượn có thể giúp ích trong việc tìm hiểu bản chất của mối quan hệ con người giữa các nhóm khác nhau ở xung quanh Việt Nam, bao gồm cả những người nói tiếng Trung cũng như các ngôn ngữ tại Đông Nam Á lân cận

Bài báo cáo của GS Mark Alves cũng cho thấy thực tế rằng nhiều từ tiếng Trung về thương mại, ẩm thực, tài chính và nhiều các danh mục văn hoá khác đã

đi vào các ngôn ngữ Đông Nam Á, như là tiếng Thái và tiếng Khmer - các ngôn ngữ không có truyền thống văn học liên hệ với Trung Quốc như tiếng Việt Việc nghiên cứu so sánh từ Hán Việt với các ngôn ngữ khác có thể tiết lộ các chi tiết lịch sử về thời gian thay đổi ngữ âm và ngữ pháp, hoặc thậm chí là cả hướng vay mượn

5 “A Brief Report on Proto-Austroasiatic and Proto-Vietic Vocabulary in Vietnamese” của GS Mark Alves tại Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh ngôn ngữ học thế giới và khu vực”

5.1 Tóm lược nội dung

Theo GS Mark Alves, ở bài báo cào này, ông sử dụng một khối lượng từ vựng bản ngữ trong tiếng Việt lớn hơn bất cứ nghiên cứu nào công bố trước đây, với hơn 1000 từ GS Mark Alves đã giới thiệu rằng ông phát hiện ra hơn 750 từ nguyên bản địa, hơn 220 từ nguyên gốc hệ Nam Á hoặc Nam Á khu vực, trong

Trang 10

khi đó, chỉ có khoảng 120 từ được tìm thấy là từ vay mượn, bao gồm 100 từ vay mượn trong tiếng Hán cổ và Hán trung cổ Những từ ngữ này đã được lựa chọn cẩn thận dựa trên dữ liệu so sánh về việc tái tạo ngôn ngữ gốc và các mẫu âm vị học Có thể coi đây là cập nhật đáng chú ý cho các nghiên cứu trước đây về từ vựng bản địa của tiếng Việt

GS Mark Alves cho biết trong một nghiên cứu ban đầu của ông về 2000 âm tiết tiếng Việt thì chỉ có chưa đến 25% là âm Hán Việt mượn từ tiếng Hán trung

cổ, 75% còn lại là âm tiết tiếng Việt bản ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á Chính số lượng các từ bản ngữ đáng kể khiến chúng ta phải thay đổi nhận thức về vai trò của từ vựng tiếng Trung trong từ vựng tiếng Việt Tại bản báo cáo này, ông thảo luận về các phát hiện dựa trên miền ngữ nghĩa và đưa ra các suy nghĩ về những gợi ý của dữ liệu ngôn ngữ về mối liên hệ với tiếng Việt và ngôn ngữ tiền thân của nó

5.2 Đánh giá

Trong bản báo cáo tóm tắt, GS Mark Alves đã đưa ra nhiều minh chứng cho chúng ta thấy rằng tiếng Việt nguyên bản độc lập với tiếng Hán Bởi trong một nghiên cứu của ông cho thấy rằng có đến 75% âm tiết tiếng Việt bản ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á (Việt Mường hoặc thuần Việt) Tuy nhiên, không thể nghi ngờ rằng tác động của các từ mượn tiếng Trung đối với từ vựng tiếng Việt là rất sâu sắc, bao gồm cả các từ Hán Việt chuẩn và Hán Việt sơ khai GS Mark Alves đưa

ra kết luận rằng tổ tiên người Việt là những người trồng lúa nước, đã có một nền văn hóa mạnh mẽ trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và có thể cho rằng cốt lõi của tiếng Việt là một ngôn ngữ Vietic, nhưng với những tác động xung quanh khi tiếp xúc với tiếng Trung

Đối với hàng trăm từ bản địa có khả năng là Proto-Vietic hoặc Vietic sơ khai trước khi tiếp xúc với tiếng Trung Quốc, qua việc phân tích các miền ngữ nghĩa của chúng kết hợp với thông tin từ dữ liệu khảo cổ và lịch sử có thể cung cấp một số giả thuyết dân tộc học dự kiến về văn hoá Vietic sơ khai tại thời nhà Hán

mở rộng ra miền Bắc Việt Nam ngày nay Ngoài ra, việc so sánh hàng trăm từ

Ngày đăng: 22/11/2024, 14:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w