1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nạn xâm hại tình dục trẻ em ở việt nam – thực trạng và hạn chế tối đa

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nạn Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Ở Việt Nam – Thực Trạng Và Hạn Chế Tối Đa
Tác giả Nguyễn Duy Long, Cao Quốc Huy, Trần Đức Thanh Khoa, Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Quốc Khánh
Người hướng dẫn Đoàn Trọng Chỉnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,81 MB

Cấu trúc

  • I. Định nghĩa và phân loại các hình thức xâm hại trẻ em (9)
    • 1. Định nghĩa (9)
    • 2. Các hình thức xâm hại trẻ em (9)
    • 3. XHTD trẻ em phân loại theo độ tuổi (10)
  • II. Hậu quả của nạn TCTD ở trẻ (11)
    • 1. Số liệu thống kê của nạn xâm hại ở trẻ em (11)
    • 2. Hậu quả về mặt tâm lý, sức khỏe của nạn nhân (11)
  • III. Nguyên nhân và yếu tố gây XHTD trẻ em (13)
  • IV. Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu XHTD trẻ em (16)
    • 1. Giáo dục và nâng cao nhận thức của trẻ (16)
    • 2. Hợp tác giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng (16)
    • 3. Luật pháp và hình phạt (18)
  • V. Vai trò của các bên liên quan trong phòng ngừa và giảm thiểu XHTD trẻ em (20)
    • 1. Gia đình (20)
    • 2. Nhà trường (0)
    • 3. XH và cộng đồng (21)
    • 4. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (22)
  • VI. Kết luận (23)
    • 1. Tổng lại các điểm chính (23)
    • 2. Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề XHTD trẻ em (26)
    • 3. Đề xuất giải pháp và hướng phát triển tương lai (27)
  • PHỤ LỤC (28)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tàiXHTD trẻ em hiện nay là một vấn đề tồn đọng đã lâu trong XH, đây cũng là chủ đề rất nghiêm trọng và cấp thiết hiện nay, nó đề cập đến việc XHTD và lạm dụng

Định nghĩa và phân loại các hình thức xâm hại trẻ em

Định nghĩa

TCTD là bất kì hành vi có tính tình dục hoặc khiếm nhã làm cho người bị hại cảm thấy bản thân bị đe dọa, khó chịu hoặc sợ hãi Người bị hại không có nhu cầu về tình dục mà người thực hiện hành vi cưỡng ép, bắt cóc, TCTD có sử dụng chất kích thích,… lạm dụng tình dục trẻ em hoặc ép buộc người khác với các yếu tố mang tính tình dục Những đối tượng thường xuyên bị xâm hại là phụ nữ và trẻ em,những đối tượng này có khả năng chống đỡ và phản kháng còn yếu, hành trang về kiến thức phòng tránh vẫn còn hạn chế, mà khi lâm vào tình cảnh khó khăn, bản thân cũng khó thể chống đỡ, nên đây là những nhóm đối tượng thường bị các tên thủ phạm thường xuyên nhắm tới, đặc biệt là trẻ em.

Các hình thức xâm hại trẻ em

Tại khoản 5, Điều 4, Luật trẻ em năm 2016 đã nêu lên các hình thức xâm hại trẻ em, đó là: bạo lực, bốc lột, XHTD, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em Nhưng vấn nạn nổi trội và đáng lưu tâm hơn hết là các vấn đề về XHTD ở trẻ em XHTD trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em vào các hành vi có liên quan đến yếu tố tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi XHTD là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm với mọi hình thức (khoản 8 Điều 4 Luật trẻ em 2016) XHTD bao gồm các hành vi động chạm như sờ mó; giao cấu (QHTD); cũng như các hành vi không động chạm như quan sát các hành động tình dục, xem phim khiêu dâm, quay phim chụp ảnh khiêu dâm trẻ.

XHTD trẻ em phân loại theo độ tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ em đặc biệt yếu đuối và thật sự cần sự trợ giúp từ cha me, người giám hộ Ở độ tuổi này, trẻ không thể tự mình bày tỏ cảm xúc của bản thân, nên hành vi XHTD khó có thể nhận biết được Những hành vi xâm hại ở độ tuổi này đều liên quan đến những hành vi đụng chạm, sờ mó vào những khu vực nhạy cảm hoặc vùng kín của trẻ.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi Đây là khoảng thời gian trẻ đã có nhận biết thế giới xung quanh và bắt đầu có những trải nghiệm, khám phá cho riêng mình Những hành vi có liên quan đến việc XHTD bao gồm việc đánh đập, cưỡng hiếp, bắt ép trẻ tham gia vào các HÀNH VI tình dục hoặc bị xâm hại.

Trẻ từ 7 – 12 tuổi Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể có sự tự chủ và khả năng tư duy phát triển, vấn đề về cơ thể cũng được trẻ để tâm hơn và trẻ bắt đầu có các mối quan hệ XH và những người bạn bè thân thiết, ở xung quanh trẻ và trên các nền tảng mạng XH Đây cũng là độ tuổi mà những tên tội phạm thường nhắm tới vì dễ dàng tiếp cận, dụ dỗ, gạ gẫm, đặc biệt là ở không gian mạng Trẻ bị các đối tượng nhắm tới, lợi dụng để thực hiện hành vi xâm hại, bạo lực cả về mặt thể chất lẫn tinh thần Với trí tuệ nhân tạo (AI), trẻ dễ bị lợi dụng hình ảnh các nhân để các đối tượng uy hiếp tinh thần và thực hiện các hành vi xấu.

Trẻ từ 13 – 18 tuổi Ở độ tuổi vị thành niên sắp bước sang độ tuổi trưởng thành, giai đoạn trẻ phát triển nhất cũng là khoảng thời gian trẻ dễ bị xâm hại nhất, đặc biệt là những hành vi tình dục, bao gồm XHTD, lạm dụng tình dục, quấy rối ở không gian mạng, cưỡng hiếp, bắt ép trẻ tham gia vào các đường dây buôn bán người, các hoạt động tình dục bất hợp pháp

Hậu quả của nạn TCTD ở trẻ

Số liệu thống kê của nạn xâm hại ở trẻ em

Theo Hội thảo về phòng, chống tội phạm XHTD trẻ em do Tổng Cục Cảnh sát, Bộ Công an tổ chức, tháng 7 năm 2017, đã có bản báo cáo trong 5 năm, từ năm

2012 đến 2016, nước ta đã ghi nhận gần 6,7 ngàn vụ xâm hại trẻ em Hơn 8100 trẻ trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại, còn có các vụ việc được ghi nhận là có hàng tram trẻ em bị TCTD ở độ tuổi dưới 6 Cũng theo thống kê trên, có hơn 4100 vụ TCTD trẻ em thì có hơn 80% các nạn nhân là các bé gái, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi có 278 em là nạn nhân, từ 6-13 tuổi có 1333 em và hơn 2500 em từ 13-16 tuổi.

Theo số liệu thống kê của Chính phủ tại Báo cáo về thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em ngày 14/5/2020, số lượng trẻ em trên toàn quốc là 24.776.773 (trong đó nam là 12.915.365; nữ là 11.861.368) và số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 1.773.112 (chiếm 7.16 %) Toàn quốc có khoảng 91.7% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông đang được đi học (mầm non: 4.922.383 trẻ; tiểu học: 8.482.556 trẻ; trung học cơ sở: 5.440.976 trẻ; trung học phổ thông: 2.548.878 trẻ) còn 8.3% trẻ em đang trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (7.7% đã thôi học; 6% chưa bao giờ đi học; tỷ lệ này của nữ cao hơn của nam) Trong đó, có 1.75 triệu trẻ em (chiếm 9.6%) trong độ tuổi từ 05 đến

17 tuổi được xác định là lao động trẻ em, 175.000 trẻ em không đi học, 8.200 trẻ em chưa từng đi học

Hậu quả về mặt tâm lý, sức khỏe của nạn nhân

Nạn nhân của các vụ việc TCTD đã ít nhiều sẽ bị các vấn đề tổn thương tâm lý, tinh thần rất nặng nề Các em sẽ mặc cảm bản thân đã có vết nhơ trong mình và không còn có sự trong sáng, hồn nhiên như các bạn đồng trang lứa.

Các tổn thương do XHTD ở giai đoạn trẻ em hoàn toàn không có bất kỳ khuôn mẫu nào Các hậu quả thay đổi không đồng nhất từ trẻ này sang trẻ khác Các hậu quả này có thể xuất hiện ngay tức thì, hoặc xuất hiện chậm gây nên các xáo trộn thích ứng trong quá trình phát triển của chúng Những biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ khi rơi vào tình trạng bị xâm hại, đó là sợ hãi, lo âu, căng thắng, chối bỏ, mau quên, tự trách bản thân, các triệu chứng rối loạn cảm xúc và dễ bị stress, dễ dàng tự cô lập bản thân,… Một điều chắc chắn : XHTD ở trẻ em là yếu tố nguy cơ quan trọng trong hình thành các rối loạn thích ứng tâm lý XH kéo dài tới giai đoạn trưởng thành, gây nên các hậu quả trong đời sống hôn nhân và giáo dục con cái.

Theo các nghiên cứu cho thấy, những trẻ em bị những hành vi dâm ô, XHTD có thể gánh chịu những hậu quả lâu dài về sức khỏe và thể chất, sức khỏe tâm thần:

Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ bị tổn thương về mặt tinh thần và chịu sự ảnh hưởng xấu đến tương lai, dễ bị mặc cảm, phát triển bất bình thường, khó hoà nhập với XH và đặc biệt là tổn thương về sức khoẻ thể chất Việc bị XHTD trong khi thể chất chưa hoàn thiện có thể gây ra những tổn thương nặng nề, đặc biệt là bộ phận sinh dục: Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục hoặc các tổn thương thể chất khác như đau bụng, đau đầu, mất ngủ… Trẻ có thể bị nhiễm các bệnh XH, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

Với các em nữ việc bị xâm hại tinh dục có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi vì cơ thể các em chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc là nguyên nhân dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau Nhiều trường hợp xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực đã dẫn tới tử vong.

Nhiều trẻ sau khi bị xâm hại tình dục có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại,…) Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy bế tắc Nhiều trường hợp, các em không dám kể với người khác, tố cáo đối tượng phạm tội một phần do xấu hổ, một phần khác do bị đe dọa dẫn tới gánh nặng tâm lý ngày càng nghiêm trọng.

Xâm hại tình dục còn có khả năng gây ra những lệch lạc giới tính cho các em Khi các em nam bị xâm hại tình dục thì các em sẽ không phát triển tự nhiên về mặt sinh lý mà có nguy cơ bị lệch lạc về tình dục Những ám ảnh về việc bị lạm dụng, đặc biệt là hành vi tình dục đồng giới sẽ khiến các em trở thành những người đồng tính luyến ái Ngoài ra, những lệch lạc giới tính về sau này khi trưởng thành có thể dẫn đến việc QHTD bừa bãi với nhiều người Đối với một số em thì việc lạm dụng làm cho các em trở nên chai sạn và xem chuyện bị lạm dụng là chuyện bình thường.

Có thể nói những ảnh hưởng nguy hại của tội phạm XHTD trẻ em trước hết tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sự phát triển bình thường của trẻ về tâm lý, giới tính cũng như tương lai của các em sau này Bên cạnh đó, hậu quả mà hành vi này gây ra cho XH là không thể phủ nhận, đó là sự tấn công trực diện đến các nền tảng đạo đức XH, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong dư luận XH.

Nguyên nhân và yếu tố gây XHTD trẻ em

“Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, bạo lực, XHTD trẻ em đang là vấn đề XH có tính toàn cầu, theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) vào năm

2011 trên phạm vi toàn cầu có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai là nạn nhân của bạo lực, XHTD; khu vực Châu Á Thái bình dương có tới 71% trẻ em từ 1-14 tuổi chịu kỷ luật bạo lực; Việt Nam khoảng 68,4%.”

Và nguyên nhân và yếu tố dẫn đến việc XHTD ở trẻ em là từ ba nguyên nhân chính sau:

Yếu tố cá nhân: Là yếu tố từ chính nạn nhân(người bị XHTD) không nhận thức được việc làm này là sai dẫn đến việc cho người khác giới đụng chạm. Thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu kỹ năng phòng ngừa do không được ai dạy dỗ, làm dẫn đến yếu tố thứ hai đó là yếu tố gia đình Nhiều trẻ em chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng tránh bị XHTD; các em khi bị XHTD đa số đều có tâm lý sợ hãi, mặc cảm, tự ti, nên không dám chia sẻ, tố giác kẻ phạm tội Sự hạn chế trong nhận thức của trẻ về các hình thức XHTD, sự tò mò khám phá về giới tính, sự thiếu kỹ năng phòng ngừa và tố giác người xâm hại…

Yếu tố gia đình: đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ không có những biện pháp hay những bài học giúp con trẻ nhận thức được việc làm đó là đúng hay là sai, làm trẻ thiếu các kỹ năng mềm đối với gia đình, trong đó nói đến vai trò của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu kỹ năng phòng ngừa, kỹ năng giải quyết về pháp lý, kỹ năng chăm sóc và phục hồi cho trẻ bị XHTD về thể chất và tâm lý

Yếu tố XH: Là yếu tố gián tiếp từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc bị XHTD ở trẻ em XH có một ảnh hưởng lớn đến nhận thức và suy nghĩ ở các độ tuổi dưới vị thành niên, ở độ tuổi này sự tò mò, tìm tòi về giới tính khác luôn mạnh liệt, “đặc biệt, do tác động của phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, những thông tin độc hại không được kiểm soát lan tràn trên mạng internet… cũng dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn Công tác truyền thông về XHTD trẻ em, đặc biệt là vấn đề giáo dục giới tính cũng như giáo dục các em biết cách tự bảo vệ mình còn bị coi nhẹ, chưa chú trọng ngay khi các em đang học mẫu giáo hay tiểu học Các trường mẫu giáo, tiểu học cũng như các bậc phụ huynh chưa chú trọng giáo dục con biết cách tự bảo vệ mình.

Luật pháp chưa nghiêm ngặt: Các quy định trong hệ thống luật pháp còn chưa được đồng bộ Một số tội danh chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe tội phạm, nhiều khi không tương xứng với hành vi bạo lực cần xử lý Ví dụ: Luật chưa đưa ra và xử lý các hành vi XHTD trẻ em (không có quy định những hành vi như nhìn, ngắm, vuốt ve, sờ mó, ôm ấp… là hành vi XHTD đối với trẻ em).

Nhận thức về pháp luật hạn chế: Nhận thức của một bộ phận người dân chưa đủ về Luật Trẻ em (quyền của trẻ em) và Bộ Luật hình sự 2015.

Công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn: một số trường hợp nạn nhân và gia đình nạn nhân có thái độ bất hợp tác. Ảnh hưởng từ những trang mạng XH Internet có nội dung không lành mạnh: do tác động của những ấn phẩm, trò chơi, phim ảnh có tính chất bạo lực, khiêu dâm và những thông tin độc hại không được kiểm soát lan tràn trên mạng internet… dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn.

Công tác truyền thông, giáo dục, vận động XH chưa hiệu quả: các hoạt động chưa bao phủ được hết các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế nên chất lượng truyền thông trực tiếp chưa cao; các sản phẩm truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia đình…

Tóm lại, ba yếu tố này luôn liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng đến việc XHTD ở trẻ em Cha mẹ nên dạy trẻ rằng việc một người lớn nào đó và cả người thân thích đụng chạm hay mơn trớn con là điều không đúng và con nên nói với cha mẹ hoặc một người lớn nào đó có trách nhiệm với con XH cần nâng cao niên, và chỉnh bản thân các bé cũng cần có được những kĩ năng để biết xử lý khi gặp phải các đối tượng XHTD, dù ít hay nhiều thì đó là vũ khí tự vệ chính của các bé.

Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu XHTD trẻ em

Giáo dục và nâng cao nhận thức của trẻ

Giáo dục cho trẻ về sự phát triển của cơ thể con người, dậy thì, tình dục và các giới tính.

Nâng cao ý thức, tôn trọng các quyền và nghĩa vụ.

Phân biê £t sự khác nhau giữa các mối quan hệ: gia đình, tình bạn, tình yêu,… cách hình thành một mối quan hệ và ranh giới của các mối quan hệ đó. Trang bị cho trẻ các kỹ năng cá nhân: giao tiếp, đàm phán, đưa ra quyết định. Định hướng suy nghĩ, cung cấp cho trẻ cái nhìn đúng đắn về tình dục. Trang bị các kiến thức về sức khỏe sinh sản, bao gồm các bệnh tình dục, mang thai, tránh thai hay các hậu quả của việc mang thai quá sớm.

Sự ảnh hưởng của XH, văn hóa và tác động trên các phương tiện truyền thông đối với tình dục và giới tính.

Hợp tác giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng

- Cha mẹ cần chủ động trao đổi, cung cấp kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản; các rủi ro tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị xâm hại như văn hóa phẩm đồi trụy, nghiện trò chơi trực tuyến, bị bạn bè xấu lôi kéo, nghiện các chất kích thích như thuốc lá điện tử, ma túy…

Trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản nhất để phòng chống xâm hại như:

Dạy cho trẻ về các bộ phận trên cơ thể, đâu là các bộ phận sinh dục, các vấn

Dạy trẻ về những kỹ năng và giới hạn, chuẩn mực khi giao tiếp, tiếp xúc với người lớn, người thân, bạn bè Dặn trẻ không đi với người lạ, không đi đến những chỗ lạ, vắng vẻ ít người qua lại Hướng dẫn trẻ em từ chối, hét to hoă £c bỏ chạy nếu ai đó cố tình tiếp câ £n dụ dỗ và đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm của trẻ cho dù đó là người thân.

Hướng dẫn trẻ sử dụng Internet và mạng XH một cách an toàn, lành mạnh.

Dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ và trao đổi với trẻ để biết được tâm tư, suy nghĩ của trẻ Phổ biến cho trẻ những quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại trẻ em để trẻ hiểu mình có quyền được XH bảo vệ và bênh vực.

- Bên cạnh việc trang bị các kiến thức và kỹ năng cho con để phòng, chống bị xâm hại thì các bậc phụ huynh cũng cần quản lý và giáo dục để trẻ không trở thành tội phạm đi XHTD những trẻ em khác vì trong thực tế, trẻ em không chỉ là đối tượng bị XHTD mà có không ít trẻ đi XHTD những trẻ em khác.

* Nhà trường : Đề ra các buổi tập huấn giáo viên, nhân viên nhà trường về các dấu hiệu nhận biết các hành vi, nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em để đưa các biện pháp ứng phó phù hợp.

Nghiêm ngă £t trong quy trình kiểm tra, tuyển chọn nhân viên, giáo viên cho nhà trường trước khi được làm việc với trẻ em.

Xây dựng, duy trì và điều chỉnh một bộ quy tắc bảo vệ trẻ em trong trường học, áp dụng với tất cả giáo viên và nhân viên nhà trường.

Thường xuyên trao đổi với giáo viên và phụ huynh về tình hình của trẻ.

Nhà trường phải bổ sung kiến thức cho học sinh về giáo dục sức khoẻ giới tính và tinh thần.

Quy định về những hành vi tương tác thân thể phù hợp và không phù hợp trong trường học.

Truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, xây dựng tờ rơi, áp phích, phóng sự, video clip, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đài, mạng xã hô £i giúp mọi người đều có thể biết đến và để bảo vê £ trẻ khỏi các nguy cơ trẻ bị xâm hại tình dục.

Phối hợp các Sở, đoàn viên thanh niên để có các buổi hoạt đô £ng cô £ng đồng đối tượng tham gia là trẻ em và các bâ £c phụ huynh nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh cho trẻ.

Các Sở tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực, XHTD trẻ em, trang bị những kiến thức, biện pháp nghiệp vụ và các kỹ năng, tình huống có thể xảy ra trong quá trình bảo vệ, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị bạo lực, XHTD.

Luật pháp và hình phạt

Các đối tượng XHTD trẻ em đã nêu ở trên sẽ phạm vào các tội danh sau đây được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 Điều 142: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

- Dùng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện HÀNH VI QHTD khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi trái với ý của họ.

- Tội phạm thực hiện hành vi sẽ phải chịu án phạt tù từ 12 đến 20 năm tùy theo mức độ nghiêm trọng về hành vi của họ Điều 143: Tội cưỡng dâm

- Người nào dùng thủ đoạn khiến người khác lệ thuộc mình hoặc người đang trong tình trang quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi QHTD khác, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm. Điều 144 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

- Người nào dùng thủ đoạn khiến người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi đang trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác, thì bị phạt từ 05 đến 10 năm Điều 145 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người từ đủ

- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người từ đủ 13 đến 16 tuổi, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 143 ở Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm Điều 146 Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi QHTD khác, thì bị phạt tù từ 06 đến 03 năm Điều 147 Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.

- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Vai trò của các bên liên quan trong phòng ngừa và giảm thiểu XHTD trẻ em

Gia đình

Trong quá trình thực hiện các vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với vảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ, rủi ro về XHTD, các gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thử thách Trong đó điều đáng quan tâm nhất là sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng cần thiết để trang bị cho trẻ nhận biết được các nguy cơ, có kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi các hành vi XHTD. Để phòng tránh và giảm thiểu XHTD ở trẻ em buộc phải có sự vào cuộc của các ban ngành chức năng, đoàn thể, và hơn hết phải phát huy vai trò giáo dục trẻ tại gia đình Bởi gia đình là môi trường đầu tiên, là nơi nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nên nhân cách của con người Cũng như là chốn bình yên của mỗi người khi trở về Do đó, mỗi gia đình và thành viên trong gia đình nên hiểu rõ vai trò của mình, đặc biệt là những bậc cha mẹ là những người hiểu rõ nhất vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc giáo dục phòng, chống xâm hại cho con trẻ, cháu của mình là điều quan trọng nhất.

Cha mẹ không nên tránh né mà cần thường xuyên trò chuyện với con trẻ về những vấn đề tế nhị, dạy cho trẻ biết rằng không ai được chạm vào “chỗ riêng tư” của trẻ, dạy cho trẻ biết những hành vi lạm dụng tình dục là phạm pháp và quyền mình được bảo vệ và tự vệ.

Bên cạnh đó thì gia đình cũng là những người gần gũi nhất với trẻ để có thể nhận thấy những sự thay đổi bất thường trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con như: ăn uống, thái độ né tránh người khác, khóc, la hét,… Nhận biết được điều khác thường, gia đình có thể chia sẽ, giúp trẻ vượt qua được những giai đoạn khó khăn, phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai sau này của trẻ

Nhà trường có thể được xem là ngôi nhà thứ 2 của trẻ em Khi trẻ tham gia học tập tại trường lớp, nhà trường, thầy cô giáo và nhân viên nhà trường đều có trách nhiệm giữ an toàn cho các em, bảo vệ các em khỏi nguy cơ bị tổn thương và trong đó có XHTD.

Nhà trường có nghĩa vụ phải tạo ra và duy trì một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và có khả năng nhận diện và giúp đỡ những học sinh đang có nguy cơ hoặc đang gặp nguy hiểm Đồng thời, nhà trường cũng có trách nhiệm đào tạo và tập huấn cho thầy cô giáo và nhân nhà trường về việc bảo vệ các học sinh để có những biện pháp ứng phó với các hành vi xâm hại, nạn nhân xâm hại, nguy cơ xâm hại sao cho phù hợp.

Nhà trường cũng phải xây dựng, duy trì và điều chỉnh cần thiết một bộ quy tắc bảo vệ trẻ em trong trường học, áp dụng với tất cả giáo viên, nhân viên nhà trường trong trường hợp họ bị cáo buộc tổn trương học sinh của trường. Thường xuyên có liên kết trao đổi với giáo viên và phụ huynh về tình hình của trẻ.

Bên cạnh đó cũng cần nâng cao nhận thức của trẻ về các kiến thức giáo dục sức khoẻ giáo dục sức khoẻ và tinh thần như: cách nhận biết các hành vi có thể gây nguy hiểm và rủi ro, hành vi tương tác thân thể phù hợp và không phù hợp, các giải pháp đối mặt với áp lực bạn bè và học tập,…

Cùng với sự phát triển của XH thì tình trạng XHTD trẻ em ngày càng có nguy cơ tăng cao và đây cũng là nỗi lo của nhiều gia đình Để ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn đòi hỏi phải nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Nhằm nâng cao nhận thức về vấn nạn XHTD trẻ em thì các địa phương cần phải tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức và tác hại của vấn nạn XHTD trẻ em.

Cộng đồng xung quanh nên có sự linh hoạt phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương với từng gia đình, phụ huynh và trẻ em em Nâng cao kiến thức của mọi người trong cộng đồng để tìm cách và phát hiện kịp thời bảo vệ trẻ khỏi những kẻ biến thái “yêu rau xanh”.

4 Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ

Quyền Trẻ em, bảo vệ quyền của trẻ em khỏi sự XHTD luôn được chính phủ và cộng đồng quốc tế quan tâm bằng việc xây dựng các khung pháp lý chắc chắn để bảo vệ cho trẻ em

Chính phủ đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em và các nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã thừa nhận rất nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm của luật pháp quốc tế về phòng, chống XHTD trẻ em, bảo vệ trẻ em là nạn nhân bị XHTD, bị bóc lột tình dục, bị mua bán hoặc sử dụng vào mục đích khiêu dâm.

Chính phủ và các tổ chức liên quan đã và cũng tăng cường các biện pháp, nhất là củng cố hành lang pháp lý để bảo vệ trẻ khỏi các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em Theo Điều 37 Hiến pháp năm 2013 qui định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và XH bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng về quyền trẻ em trong các hoạt động tố tụng, hành chính, dân sự liên quan đến hành vi XHTD trẻ em.

Các công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực , xâm hại trẻ em là vấn đề được ưu tiên của chính phủ

XH và cộng đồng

Cùng với sự phát triển của XH thì tình trạng XHTD trẻ em ngày càng có nguy cơ tăng cao và đây cũng là nỗi lo của nhiều gia đình Để ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn đòi hỏi phải nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Nhằm nâng cao nhận thức về vấn nạn XHTD trẻ em thì các địa phương cần phải tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức và tác hại của vấn nạn XHTD trẻ em.

Cộng đồng xung quanh nên có sự linh hoạt phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương với từng gia đình, phụ huynh và trẻ em em Nâng cao kiến thức của mọi người trong cộng đồng để tìm cách và phát hiện kịp thời bảo vệ trẻ khỏi những kẻ biến thái “yêu rau xanh”.

Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ

Quyền Trẻ em, bảo vệ quyền của trẻ em khỏi sự XHTD luôn được chính phủ và cộng đồng quốc tế quan tâm bằng việc xây dựng các khung pháp lý chắc chắn để bảo vệ cho trẻ em

Chính phủ đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em và các nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã thừa nhận rất nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm của luật pháp quốc tế về phòng, chống XHTD trẻ em, bảo vệ trẻ em là nạn nhân bị XHTD, bị bóc lột tình dục, bị mua bán hoặc sử dụng vào mục đích khiêu dâm.

Chính phủ và các tổ chức liên quan đã và cũng tăng cường các biện pháp, nhất là củng cố hành lang pháp lý để bảo vệ trẻ khỏi các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em Theo Điều 37 Hiến pháp năm 2013 qui định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và XH bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng về quyền trẻ em trong các hoạt động tố tụng, hành chính, dân sự liên quan đến hành vi XHTD trẻ em.

Các công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực , xâm hại trẻ em là vấn đề được ưu tiên của chính phủ

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w