1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em tại việt nam hiện nay

33 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Vấn Nạn Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Tại Việt Nam Hiện Nay
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 496,15 KB

Nội dung

Nhờ sự chỉ dạy tận tâm và tận lực của thầy mà chúng em đã có những kiến thức thực hiện bài tiểu luận với đề tài “Thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam hiện nay”.. Mục t

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài) 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và khách thể 3

3.1 Đối tượng 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

3.2.1 Không gian 3

3.2.2 Thời gian 3

3.2.3 Nội dung 3

3.3 Khách thể 3

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Câu hỏi nghiên cứu 3

4.2 Giả thuyết nghiên cứu 4

4.3 Phương pháp luận 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp chọn mẫu (Chọn mẫu ngẫu nhiên) 4

5.2 Phương pháp bảng hỏi 5

5.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

6.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài 7

6.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7

7 Kết cấu của đề tài 7

PHẦN II: NỘI DUNG 8

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 8

1 Nhìn lại kết quả các bài nghiên cứu 8

2 Các khái niệm liên quan 9

Thao tác hóa khái niệm 17

Trang 3

3.2 Thái độ của trẻ em về vấn nạn xâm hại tình dục 19

3.3 Yếu tố tác động đến nhận thức của trẻ em về vấn nạn xâm hại tình dục 20

4 Cách tiếp cận lý thuyết của đề tài 21

4.1 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc 21

4.2 Tiếp cận liên ngành 21

5 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 22

6 Bối cảnh lịch sử và lược đồ phân tích 23

6.1 Bối cảnh lịch sử 23

6.2 Lược đồ phân tích (Khung lý thuyết) 25

Chương 2: Thực trạng về đề xâm hại tình dục trẻ em 25

1 Thực trạng vấn nạn xâm hại trẻ em tại Việt Nam 25

2 Đối tượng xâm hại trẻ em 25

Chương 3: Định hướng và giải pháp vấn đề xâm hại tình dục trẻ em 25

1 Định hướng tình vấn đề trong tương lai 25

2 Giải pháp hạn chế và khắc phục vấn đề 25

PHẦN III: KẾT LUẬN 25

1 Kết luận 25

2.Kiến nghị 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Đinh Văn Chí - người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhờ sự chỉ dạy tận tâm và tận lực của thầy mà chúng em đã có những

kiến thức thực hiện bài tiểu luận với đề tài “Thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam hiện nay” Với em những kiến thức quý giá của môn học đã

giúp em chạm tới gần hơn những kiến thức sâu rộng thực tiễn, hỗ trợ tích cho các học phàn chuyên ngành sau này

Do những hạn chế về kiến thức, bài làm của em nhất định còn không ít sai sót Mong thầy xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài)

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là những con người có tâm hồn ngây thơ trong sáng và yếu đuối, nên rất cần sự bảo bọc, quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội Ở lứa tuổi này, các em cần được học hành và vui chơi Nhưng hiện nay, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau Xâm hại trẻ em xảy ra mọi lúc, mọi nơi, với nhiều mức độ, nguyên nhân khác nhau “Cứ ba phụ nữ và trẻ em gái thì có một người đã từng bị đánh đập, ép

buộc quan hệ tình dục hoặc bị xâm hại Đây là một sự thật kinh hã về quyền con người” (Theo Unifem – Quỹ phát triển Liên Hiệp Quốc dành cho phụ nữ)

Xâm hại trẻ em ở Việt Nam đang diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi xảy ra với tất cả các em học sinh ở mọi lứa tuổi Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021, cả nước có hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại tình dục, trong

đó có hơn 3.600 trẻ là nữ Các trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục trong giai đoạn 2019-2021 trong độ tuổi 13-16 tuổi là hơn 2.600 trường hợp, chiếm hơn 66% Đặc biệt có hơn 293 trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang ở mức đáng báo động cấp thiết và là mối

lo, nỗi niềm trăn trở của nhà trường, gia đình và xã hội

Là một sinh viên ngành Công tác xã hội, đang học nghề và rèn luyện kỹ năng nghề Tôi rất quan tâm đến các nhóm thân chủ bị yếu thế thiệt thòi trong xã hội Trẻ em là một trong những nhóm thân chủ tôi đang muốn hướng tới để bảo vệ các quyền trẻ em Tôi mong muốn các em sẽ được phát triển trong một môi lành mạnh

Đây là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam hiện nay”

Trang 6

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung: Bài nghiên cứu tìm hiểu về cách thức thực hiện các hành vi

xâm hại tình dục trẻ em, từ đó làm rõ thực trạng vấn đề này trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn

Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nói trên, tôi đã nghiên

cứu đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Về mặt lý luận, cố gắng hệ thống hóa cả ba thành tố về nhận thức, hành vi, thái

độ của trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ trong một khái niệm tổng thể là

“Thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em” tại Việt Nam Từ kết quả bài nghiên

cứu thì thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em được rõ ràng với các số liệu mới nhất

Về mặt thực tiễn, góp phần làm rõ cũng như lý giải quá trình phát triển phức tập của vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam Qua đó xác định được mức

độ nghiêm trọng của vấn nạn xâm hại trẻ em ở Việt Nam, xác định các hình thức xâm hại chủ yếu, xác định được thức của trẻ em, gia đình và xã hội với vấn nạn Đồng thời, cũng đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Bài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu các lý luận liên quan đến đề tài vấn nại xâm hại tình dục trẻ em

Thứ hai, hệ thống hóa, khái niệm hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn

đề bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em

Thứ ba, tìm hiểu thực trạng vấn đề xâm hại trẻ em, từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần nhằm khắc phục, hạn chế vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em

Trang 7

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và khách thể

3.1 Đối tượng

Tập trung nghiên cứu thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam, bao gồm cả việc mô tả nguyên nhân hình thành, các hình thức xâm hại, các dấu hiệu của tội phạm về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Không gian

Nghiên cứu vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam trên cơ sở lý luận

và thực tiễn những vấn đề có liên quan

3.2.2 Thời gian

Thời gian nghiên cứu: Từ “hiện nay” trong tên đề tài được hiểu là trong 4 năm trở lại đây, nghĩa là khoảng thời gian mà sinh viên được phỏng vấn có thể nhớ được khá chi tiết những gì được phỏng vấn

Quy mô nghiên cứu: thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh

Trẻ em tại Việt Nam

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của nghiên cứu này được thiết kế theo kiểu định tính để tìm hiểu

rõ vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em Cụ thể như sau:

- Mức độ trẻ em bị xâm hại tại Việt Nam như thế nào?

- Số ca trẻ em bị xâm hại tình dục tại Việt Nam như thế nào?

Trang 8

- Trẻ em tại Việt Nam đã có nhận thức như thế về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em?

- Người dân tại Việt Nam đã có suy nghĩ như thế nào vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em?

- Làm sao để có thể ngăn chặn một cách hiệu quả nhất vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra giả thuyết sau:

Nếu đề tài đề xuất được các biện pháp phù hợp, khả thi thì hiệu quản lý các hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam sẽ dược nâng cao

4.3 Phương pháp luận

Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thông qua việc đọc sách, báo và các bài viết, bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu Để từ đó, chộn lọc

để xây dựng nên cơ sở của đề tài

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp chọn mẫu (Chọn mẫu ngẫu nhiên)

Là phương pháp chọn mẫu khi khả năng được chọn của tất cả các đơn vị vào tổng thể là như nhau Phương pháp này là phương pháp khá tốt để người nghiên cứu có thể lựa chọn ra một mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu Quy trình chọn mẫu cụ thể như sau:

Có 200 học sinh tiểu học (N = 200), cần 100 học sinh tham gia điều tra (n = 100)

- Lập danh sách 200 các bạn học sinh theo thứ tự bảng chữ cái

- Chia tổng các học sinh thành 5 nhóm đều nhau và sẽ có số học sinh mỗi nhóm là 40 học sinh (K = N:n = 200:100)

- Chọn ngẫu nhiên một bạn học sinh ở vị trí gần nhất của nhóm 1, ví dụ rơi vào bạn vị trí thứ 3

Trang 9

- Mỗi nhóm còn lại sẽ chọn một học sinh có số thứ tự: nhóm 2: ( 3+K), nhóm 3: (3+ 2K) ; nhóm 5: (3+ 4K)

5.2 Phương pháp bảng hỏi

Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp thu nhập thông tin thông qua việc sử dụng bảng hỏi người nghiên cứu đã soạn sẵn, người điều tra bảng hỏi, hướng dẫn cách trả lời, người được hỏi sẽ tự mình ghi câu trả lời ra phiếu điều tra Điều tra viên sẽ ghi lại những câu trả lời và xử lý thông tin, cụ thể như sau: (1) Về quy trình chọn mẫu: Cuộc nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính Trong đề tài này này tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên 200 học sinh tiểu học ở các trường thuộc các thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh (2) Về thiết kế, bảng hỏi gồm 5 phần: thông tin đặc điểm người trả lời;

thông tin về nhận biết và các quan niệm về xâm hại tình dục của các em học sinh,

thái độ của học sinh trước vấn nạn xâm hại tình dục; các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận thức vấn đề xâm hại tình dục của học sinh Các nội dung này được sắp xếp theo kết cấu chi tiết của đề tài, theo mức độ từ khái quát đến chi tiết, có lưu ý đến tâm lí của các bạn học sinh trả lời

(3) Về đối tượng trả lời bảng hỏi: Để đảm bảo sự chính xác của thông tin,

số người trả lời này phải là học sinh tiểu học ở các trường thuộc các thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh

(4) Về cách thức triển khai cuộc khảo sát: Trước hết, tác giả liên hệ với bộ phận phòng đào tạo của các trường để xin phép được phỏng vấn học sinh ở các lớp thuộc thuộc các thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh, sau đó tác giả liên hệ với ban cán sự các lớp để xin phép khảo sát về nhận thức của các bạn về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em Quá trình thu thập thông tin luôn có sự giám sát của tác giả để hạn chế tối đa những sai sót

Trang 10

(5) Về xử lí kết quả điều tra: Sau điều tra, các bảng hỏi được kiểm tra, mã hóa, làm sạch dữ liệu và nhập liệu, xử lí theo yêu cầu của luận án trên phần mềm SPSS phiên bản 20.0

(6) Về đặc điểm của đối tượng trả lời được phân tổ sau khi khảo sát theo năm nhóm xã hội dưới đây:

5.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Là việc phân tích và tổng hợp các khái niệm làm việc, các cách tiếp cận lý thuyết, các nội dung và phương pháp của các công trình có liên quan cũng như

các nguồn số liệu thống kê đã được công bố Trong đó, bao gồm: các sách, báo

in, báo mạng, tạp chí khoa học và công trình nghiên cứu tại các hội thảo quốc

Trang 11

gia…; các nghị định, đề án của Chính phủ, bộ, ngành và các văn bản pháp luật có

liên quan tới trẻ em, trẻ em bị xâm hại tình dục

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Tìm hiểu vấn đề và làm sáng tỏ thực trạng tình hình xâm hại tình dục trẻ em

ở Việt Nam, đồng thời cũng góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận, các

lý thuyết về vấn đề này

Kết quả của bài nghiên cứu có thể góp phần làm tài liệu tham khảo, thông tin học tập cho các bạn sinh viên, các khóa kế tiếp và cho tất cả những ai đã, đang

và sẽ quan tâm đến vấn đề này

Đóng góp thêm thông tin, số liệu gần đây để nhà trường, gia đình thấy rõ tình trạng và đưa ra các đề xuất phù hợp, thiết thực và khách quan

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Góp phần mô tả thực trạng chung về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em để đưa

ra những điều chỉnh về chế độ pháp lý, cơ chế bảo vệ, giúp trẻ em phù hợp hơn với thực trạng hiện tại

Góp phần nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt là trẻ em biết về nguy

cơ bị xâm hại tình dục, các em có sự hiểu biết để phòng tránh - Thu hút sự chú ý, quan tâm của các cơ quan tổ chức có liên quan việc ban hành và sử dụng pháp lý liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được tổ chức thành 3 chương Trong đó, chương 1 dành cho tổng quan nghiên cứu đề tài, cũng như việc xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 2 tập trung mô tả, phân tích, giải thích và bình luận nhận thức về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em qua số liệu thống kê tần suất và qua tương quan giữa các nhóm xã hội khác nhau Chương 3, tác giải sẽ tập trung đưa định hướng và giải pháp khắc phục vấn đề

Trang 12

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

1 Nhìn lại kết quả các bài nghiên cứu

Tình trạng ngày càng có nhiều trẻ em bị lợi dụng và xâm hại tình dục trong thời gian gần đây đã dóng lên một hồi chuông đáng báo dộng cho các cơ quan chức, gia đình và nhà trường Hành vi thiếu nhân này đã gây lên hậu quả vô cùng lớn về thể xác, tinh thần và tâm lý đối với nạn nhân Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu và sách báo đề cập đến đề trẻ em nói chung và xâm hại tình dục

ở trẻ em nói riêng

PGS.TS Nguyễn Văn Dững, “Báo chí truyền thông hiện đại”, xuất bản năm

2011, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã có phần nghiên cứu đề cập về vấn đề trẻ em trên báo chí

Luận án tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trai “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ”,2018, đã nêu rõ tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận về hoạt

động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra tình hình, đặc điểm hình sự, dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả

Trang 13

UNICEF, “National responses to online child sexual abuse and exploitation ASEAN Member States”, 2016, trong báo cáo Bảo vệ trẻ em trong thời đại kỹ thuật số: Phản hồi quốc gia về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến ở các quốc gia khu vực ASEAN 17, đã chỉ ra thực trạng xâm hại tình dục trẻ em và kết quả ngăn chặn thực trạng này ởcác quốc gia khu vực ASEAN Báo cáo chỉ rõ để phòng ngừa ngăn chặn hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan lập pháp,

tư pháp và hành pháp ở mỗi nước

Như vậy, có thể thấy vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em đã được nhiều quốc gia nghiên cứu với các cấp độ khác nhau trong đó có nhấn mạnh đến việc nhận diện hành vi xâm hại tình dục; trường học là nơi giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục tốt nhất; tổ chức các hình thức giáo dục trực tiếp và trực tuyến, tổ chức các lớp bồi dưỡng cho học sinh, cộng đồng, cho giáo viên; giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ kết hợp giữa gia đình - nhà trường và chính quyền địa phương

2 Các khái niệm liên quan

2.1 Khái niệm trẻ em

Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hợp quốc định nghĩa trẻ em là “ mọi con người dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn” Hiệp ước này được 192 trong tổng 194 nước thành viên

phê duyệt Xét theo góc độ của sinh học, thì trẻ em là con trong giai đoạn phát triển sơ sinh và trưởng thành Theo quy định của Luật Trẻ em (2016) tại Việt Nam, trẻ em được định nghĩa “là người dưới 16 tuổi”

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, em sử dụng định nghĩa trẻ em theo Luật Trẻ em của Việt nam

2.2 Khái ni ệm xâm hại trẻ em

Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác (Điều4, chương 1, Luật Trẻ em 2016)

Trang 14

Trên khắp thế giới, có bốn hình thức xâm hại được thừa nhận bao gồm: Xâm hại thể xác, xâm hại tình dục, xâm hại tâm lý/tình cảm và Sao nhãng Tuy nhiên,

ở mỗi quốc gia khác nhau, do những đặc trưng về lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội có những cách phân chia phù hợp hơn Tại Việt Nam có các hình thức xâm hại phổ biến:

1. Xâm hại (trừng phạt) thân thể

2. Xâm hại tâm lý/tình cảm

2.2 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (Điều 4, Luật Trẻ 2016) Bao gồm các hành

vi như đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể trẻ; dụ dỗ tham gia các hành vi tình dục; hiếp dâm; ép buộc xem bộ phận sinh dục hay tài liệu khiêu dâm; dùng lời nói tán tỉnh thô tục mang nội dung tình dục

2.3. Một số khái niệm liên quan

Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được

sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Điều 4, Luật Trẻ 2016)

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức

khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố

ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em (Điều 4, Luật Trẻ 2016)

Trang 15

Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về

lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động

du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em

để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi (Điều 4, Luật Trẻ 2016)

2.4. Quyền của trẻ em (Theo Luật Trẻ em 2016)

Điều 12 Quyền sống:

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển

Điều 14 Quyền được chăm sóc sức khỏe:

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận,

sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh

Điều 15 Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng:

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện

Điều 21 Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo

vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư

Điều 25 Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục:

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình

dục

2.5 Nguyên nhân làm gia tăng thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục

Nguyên nhân của hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay có rất nhiều,

có thể xuất phát từ chính gia đình hoặc cộng đồng xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các em

Trang 16

Thứ nhất, đối với gia đình, trong đó nói đến vai trò của cha mẹ, người chăm

sóc trẻ em thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu kỹ năng phòng ngừa, kỹ năng giải quyết về pháp lý, kỹ năng chăm sóc và phục hồi cho trẻ bị xâm hại tình dục về thể chất và tâm lý Phấn lớn các trường hợp gọi đến đường dây tư vấn tâm lý đều chậm hơn rất nhiều so với thời điểm trẻ bị xâm hại Điều đáng chú ý là đa số những vụ xâm hại tình dục trẻ em đều xảy ra ở địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa, cha mẹ của các nạn nhân chủ quan ít để ý đến con em mình Những kẻ phạm tội thường có quan hệ láng giềng với người bị hại Những nạn nhân còn nhỏ, bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng về thể chất và tinh thần khi đưa ra xét xử, nạn nhân thường không dám xuất hiện vì sợ nhiều người biết, ảnh hưởng tới danh dự bản thân

Thứ hai, đối với bản thân trẻ, sự hạn chế trong nhận thức của trẻ về các hình

thức xâm hại tình dục, sự tò mò khám phá về giới tính, sự thiếu kỹ năng phòng ngừa và tố giác người xâm hại…

Thứ ba, đối với xã hội, hiện tượng xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình

dục nói riêng không phải là điều mới mẻ mà có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc và hầu như ai trong số người lớn chúng ta, chủ quan hay khách quan đều biết nhưng thờ ơ hoặc không quan tâm tới vấn đề này Hoặc công tác truyền thông về xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là vấn đè gaiso dục giưới tính cũng như giáo dục các

em biết cách tự bảo vệ mình còn bị coi nhẹ, chưa chú trọng ngay khi các em đang học mẫu giáo hay tiểu học Các trường mẫu giáo, tiểu học cũng như các bậc phụ huynh chưa chú tọng giáo dục con biết cách tự bảo vệ mình Các nhà trường hiện nay chủ yếu chú trọng việc dạy chữ hơn dạy người, do đó trẻ rất yêú kém trong các kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại tình dục của người khácề bảo vệ, chăm óc, giáo dục trẻ em mới chỉ tập trung vào điều chỉnh một số hình thức xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng như hiếp dâm, cưỡng dâm, buôn bán trẻ em để sử dụng vào mục đích bóc lột tình dục…mà chưa chú tọng điều chỉnh những hình thức xâm hại tình dục trẻ em ít nghiêm trọng hơn như: quấy rối tình

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w