1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môi Trường Trong Việc Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam – Thực Trạng Và Giải Pháp.docx

113 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 193,95 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. Tổng quan về môi trường trong sự phát triển bền vững (3)
    • I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về môi trường, phát triển và phát triển bền vững (4)
      • 1. Những đặc trưng cơ bản của môi trường (4)
        • 1.1. Khái niệm chung về môi trường (4)
        • 1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường (10)
        • 1.3. Ô nhiễm môi trường (13)
      • 2. Phát triển (14)
      • 3. Phát triển bền vững (16)
        • 3.1. Khái niệm phát triển bền vững (16)
        • 3.2. Nội dung phát triển bền vững (17)
        • 3.3. Các chỉ số phát triển bền vững (19)
    • II. Môi trường trong việc phát triển bền vững (20)
      • 1. Nhận thức về môi trường trong mối tương tác với kinh tế và xã hội (20)
      • 2. Quan điểm về môi trường và phát triển (24)
      • 3. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường (28)
        • 3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc (28)
        • 3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản (31)
        • 3.3 Một số gợi mở cho Việt Nam (0)
  • Chương 2. Thực trạng môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam (3)
    • I. Hiện trạng môi trường ở Việt Nam (43)
      • 1. Môi trường không khí (43)
      • 2. Môi trường nước (48)
      • 3. Môi trường đất (51)
      • 4. Môi trường sinh vật và sự đa dạng sinh học (54)
    • II. Tình hình thực hiện hoạt động phát triển bền vững ở Việt Nam (55)
      • 1. Chủ trương và chính sách của Nhà nước Việt Nam về phát triển bền vững (55)
      • 2. Các quy định pháp chế liên quan tới phát triển bền vững (58)
      • 3. Hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (58)
      • 4. Hợp tác quốc tế (59)
      • 5. Những kết quả đạt được (60)
      • 6. Những tồn tại (60)
    • III. Thực trạng môi trường trong sự phát triển bền vững của Việt Nam (61)
      • 1. Tác động của môi trường đến đời sống xã hội (61)
      • 2. Tác động của môi trường đến đời sống kinh tế (64)
    • IV. Đánh giá thực trạng môi trường trong sự phát triển bền vững của Việt Nam (69)
      • 1. Những kết quả đạt được (69)
      • 2. Những vấn đề còn tồn tại (75)
  • Chương 3. Các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam (3)
    • I. Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững (84)
    • II. Chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 (86)
    • III. Một số giải pháp bảo vệ môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững (89)
      • 1. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao vai trò của pháp luật (89)
      • 3. Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường (94)
      • 4. Trong quá trình phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa cần có sự quy hoạch chặt chẽ, gắn kết mục tiêu kinh tế với bảo vệ môi trường (97)
      • 5. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải hết sức (0)
      • 6. Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường (102)
      • 7. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và giáo dục về môi trường (103)
      • 8. Tích cực tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (107)

Nội dung

Lời nói đầu Khóa luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã kiên quyết lựa chọn con đường phát triển bền vững, hướng tới sự cân[.]

Tổng quan về môi trường trong sự phát triển bền vững

Một số vấn đề lý luận cơ bản về môi trường, phát triển và phát triển bền vững

1 Những đặc trưng cơ bản của môi trường.

1.1 Khái niệm chung về môi trường.

Mỗi cơ thể sống dù là cá nhân con người hay bất kỳ một loại sinh vật nào tồn tại trên trái đất ở trong mọi trạng thái đều bị bao quanh và bị chi phối bởi môi trường Vậy môi trường là gì? Nó được hình thành và có quá trình biến đổi như thế nào? Môi trường có vai trò gì đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người?

Xung quanh khái niệm môi trường, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ở trong và ngoài nước; mỗi quan điểm đều cố gắng diễn đạt để đưa ra những lập luận hợp lý có sức thuyết phục ở các mức độ khác nhau Trước khi đi sâu vào nghiên cứu về môi trường cũng như vai trò của môi trường trong việc phát triển bền vững của Việt Nam cần hệ thống hóa các quan điểm về môi trường để trên cơ sở đó chúng ta có một khái niệm tương đối đầy đủ về môi trường.

Quan điểm thứ nhất: Cho rằng môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người, môi trường cũng là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động sản xuất và hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài người, trong số này một số có thể tái tạo được, một số khác không thể tái tạo được Trong quá trình khai thác, nếu mức độ khai thác nhanh hơn mức độ tái tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng hoảng môi trường.

Theo quan điểm trên, khái niệm môi trường đề cập nhiều hơn tới môi trường tự nhiên, chưa thể hiện được mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong quan hệ tác động qua lại lẫn nhau hợp thành thể thống nhất của môi trường nói chung Nét nổi trội và cũng là ưu điểm của quan điểm này là đã nêu được những yếu tố cấu thành của môi trường đó là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người Điểm hạn chế ở đây là các yếu tố sinh quyển, sinh thái được đề cập rất chung chung, chưa được cụ thể hóa. Hơn nữa, qua cách diễn đạt thì khái niệm lại toát lên tính không gian của môi trường “là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động” Ở đây, tính không gian về môi trường được nhấn mạnh và trong không gian đó hàm chứa những nguồn tiềm năng tài nguyên làm thành đối tượng lao động Song các yếu tố cấu thành môi trường vẫn chưa được đề cập đầy đủ, khái niệm này còn thiếu những yếu tố rất cơ bản cần thiết cho sự hợp thành của môi trường đó là đất đai, động thực vật, hệ sinh thái còn tài nguyên không phải là yếu tố cơ bản duy nhất cấu thành môi trường.

Nhìn nhận tổng quát khái niệm về môi trường theo quan điểm trên thì tính không gian và chức năng của môi trường được nhấn mạnh, tuy nhiên khái niệm trên chưa thể hiện được quan hệ giữa con người với môi trường cũng như giữa các yếu tố cấu thành của môi trường với nhau.

Quan điểm thứ hai: Quan điểm này cho rằng môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một sự vật hoặc sự kiện nào đó Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại và phát triển trong môi trường nhất định Đối với cơ thể sống thì môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể Tương tự như vậy đối với con người thì “môi trường sống là tổng hợp tất cả các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân của cộng đồng người”.So với khái niệm trên, khái niệm này mang tính bao quát hơn, môi trường được đề cập toàn diện với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó bao quanh mọi cơ thể sống Mặc dù khái niệm không nói cụ thể môi trường bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội song “tất cả những điều kiện bao quanh” đã hàm ý là cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Điểm mới nổi trội của quan điểm này là đã đặt môi trường trong quan hệ với sự sống, môi trường gắn với sự sống và mọi sự sống đều phải gắn với một môi trường nhất định Quan niệm này còn đặc biệt nhấn mạnh quan hệ giữa các cơ thể sống với môi trường, qua đó chúng ta có thể hiểu được môi trường sống của con người là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người, củ xã hội loài người Môi trường sống của con người gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Môi trường tự nhiên giúp con người tồn tại và phát triển vể mặt thể chất, còn môi trường xã hội có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách đạo đức, phong cách và nếp sống của mỗi cá nhân trong xã hội.

Quan điểm thứ ba: Môi trường ở một thời điểm nhất định là tập hợp các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và các nhân tố xã hội có thể có một hậu quả trực tiếp, hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài tới các sinh vật sống và các hoạt động của con người.

Với phương pháp tiếp cận mang tính khoa học, xuất phát từ những môn khoa học cụ thể để định nghĩa về môi trường, khái niệm này đã hàm chứa tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành môi trường, đó là các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội… Mặc dù khái niệm không đề cập thật cụ thể tới các yếu tố tự nhiên, xã hội, nhưng qua cách diễn đạt mang tính khái quát đã bao hàm đầy đủ các nhân tố tự nhiên và xã hội cấu thành môi trường. Khái niệm cũng thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố ở trong môi trường và nhấn mạnh tới môi trường sống của con người Điểm mới trong quan điểm trên về môi trường mà chưa có quan điểm nào thể hiện là tính thời gian của môi trường: “môi trường ở một thời điểm nhất định là tập hợp…” Theo quan điểm này thì môi trường cũng có tính thời gian, môi trường không phải là cái gì đó tĩnh tại, bất biến mà nó luôn thay đổi theo thời điểm Đây là một quan điểm tương đối toàn diện về môi trường, quan điểm này đã đề cập đến cả tính thời gian và tính không gian cũng như những ảnh hưởng trực tiếp trước mắt và lâu dài của môi trường đối với đời sống con người Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của quan điểm này so với các quan điểm trên đó là nó chưa thể hiện được các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành môi trường và quan hệ giữa môi trường với con người.

Quan điểm thứ tư: Quan điểm này dựa vào quan điểm của chủ nghĩa

Mác-Lênin về các điều kiện sống của con người, sự tồn tại và phát triển của loài người Theo quan điểm này, Các Mác đã chỉ ra ba yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người đó là điều kiện địa lý, dân số và phương thức sản xuất trong điều kiện hiện tại; ba nhân tố cũng có thể được xem là các nhân tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường kinh tế Với cách tiếp cận như vậy, quan điểm này cho rằng môi trường là khái niệm dùng để chỉ tổng thể các yếu tố vật chất, tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người Như vậy, khái niệm môi trường ở đây không phải là thế giới tự nhiên nói chung, bất kỳ, mà là thế giới tự nhiên đặt trong mối quan hệ mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người nói chung.

Khái niệm môi trường hiểu theo cách trên đây mang tính bao quát rất rộng và đầy đủ, bao hàm cả môi trường tự nhiên, xã hội và môi trường nhân tạo So với các khái niệm trên nó mang tính bao quát hơn và thể hiện được mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội và nhân tạo, đồng thời nêu bật được vai trò của môi trường đối với đời sống của xã hội loài người cũng như mối quan hệ của con người với môi trường nói chung Tuy nhiên nó thể hiện nhiều hơn về cách phân loại môi trường mà chưa thể hiện được cấu trúc về môi trường.

Quan điểm thứ năm: Trong Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 đã đưa ra khái niệm về môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam).

Quan điểm trên về môi trường nhấn mạnh yếu tố bản chất của môi trường bao gồm các yếu tố bao quanh con người, trong đó cấu trúc của nó cũng được thể hiện đó là yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất do con người tạo nên Khái niệm này đề cập nhiều hơn về góc độ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng tới đời sống của con người.

Tổng hợp tất cả các quan điểm trên đây về môi trường ta có thể thấy chúng đều thể hiện được những nội dung sau:

 Nêu rõ bản chất bao quanh của môi trường đối với các cơ thể sống.

 Môi trường có ảnh hưởng và tác động tới các cơ thể sống, tới sản xuất, tới sự tồn tại và phát triển của xã hội.

 Các mối quan hệ của các yếu tố cấu thành môi trường và quan hệ giữa sự sống của con người với môi trường cũng được đề cập trong một số khái niệm.

 Cấu trúc của môi trường và các yếu tố cấu thành môi trường.

Từ sự phân tích và nghiên cứu các quan điểm khác nhau về môi trường, căn cứ vào quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về môi trường, chúng ta có thể định nghĩa môi trường như sau:

Môi trường là khái niệm dùng để chỉ tất cả các yếu tố tự nhiên, vật chất nhân tạo, xã hội bao quanh con người, có liên quan mật thiết với nhau và quan hệ tới đời sống của con người Môi trường là khái niệm “động”, nó luôn vận động, biến đổi dưới tác động của các nhân tố tự nhiên, xã hội và nhân tạo.

Thực trạng môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam

Hiện trạng môi trường ở Việt Nam

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song cho tới nay các hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu Tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ở nước ta vẫn đang tiếp tục có xu hướng ngày càng gia tăng Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ở các đô thị và các khu công nghiệp đã và đang ở mức báo động Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường đã và đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đe dọa tới sự phát triển bền vững.

Môi trường không khí của Việt Nam đang gặp những vấn đề bức xúc sau đây:

Một là sự biến đổi bất thường của khí hậu Cũng như nhiều nước trên thế giới, môi trường không khí ở nước ta trong thời gian gần đây đã có nhiều biến đổi sâu sắc Sự biến đổi của khí hậu trái đất theo xu hướng nóng dần lên làm cho khí hậu của nước ta ngày càng có nhiều những diễn biến cực đoan như bão, lũ, lụt, nóng, lạnh bất thường… đã gây hại rất lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống.

Theo nhận định của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Việt Nam có thể nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng cao Tình hình biến đổi khí hậu của Việt Nam diễn ra theo chiều hướng tần suất và cường độ ngày càng gia tăng các hiện tượng bão, mưa lớn, nhiệt độ cao và hạn hán. Hầu như năm nào Việt Nam cũng xảy ra hạn hán; theo thống kê, trong vòng

46 năm qua (từ năm 1960 đến năm 2006), Việt Nam đã có tới 34 năm có hạn hán (chiếm 74%) và đặc biệt trong những năm gần đây tình hình hạn hán ngày càng khốc liệt hơn.

Cùng với các hiện tượng trên, băng tan ở hai cực trái đất gia tăng đang là một vấn đề nóng bỏng hiện nay, trong đó Bắc Cực đang nóng lên gấp đôi so với mức tăng nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới Một công trình nghiên cứu do Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố 5/12 dự đoán từ nay đến năm 2070, ít nhất 150 triệu người sống tại các thành phố ven biển, chủ yếu ở khu vực Châu Á, sẽ bị ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt do bão và nước biển dâng cao Theo nghiên cứu trên, trong số 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất có 9 thành phố ở Châu Á, đứng đầu là Calcutta và Bombay của Ấn Độ, tiếp đó là thủ đô Dakkar (Bănglađet), Quảng Đông (Trung Quốc), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Thượng Hải (Trung Quốc), Băng Cốc (Thái Lan) và Yangon (Mianma) Theo tính toán của OECD, thiệt hại tài chính do tình hình ngập lụt ở các thành phố trên gây ra có thể lên tới 25.000 tỷ USD OECD cho rằng những thành phố lớn, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi cần phải nhanh chóng đưa yếu tố biến đổi khí hậu vào chính sách phát triển đô thị và quản lý rủi ro.

Theo các chuyên gia môi trường cảnh báo, vào năm 2100 mực nước biển sẽ dâng cao 1m Việt Nam nằm bên bờ đại dương có diện tích khá lớn đồng bằng thấp sẽ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trước tình hình khí hậu thay đổi và nước biển dâng Từ đó sẽ làm ngập lụt và nhấn chìm tới 12% diện tích đất đai màu mỡ và nhà cửa của 23% dân số sinh sống Đây sẽ là thảm họa cho nước ta, vì sẽ làm biến mất khoảng 4 triệu ha diện tích đất đồng bằng và đặc biệt là ở khu vực các tỉnh đất thấp lưu vực sông Cửu Long sẽ chịu tác động của những trận lụt ở mức độ không thể dự đoán được Ngược lại, một số địa phương ở ven biển Nam Trung Bộ đang ở trong tình trạng sa mạc hóa ngày càng rõ rệt, khô nóng kéo dài, đe dọa sự sống của dân cư trong vùng.

Thêm vào đó, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng diễn ra trầm trọng, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn, các khu công nghiệp và các làng nghề đã làm cho khí hậu tại các nơi này ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với hoạt động sản xuất - xã hội cũng như đối với sự sống con người.

Hai là ô nhiễm bụi Hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bởi các loại bụi, nhiều nơi sự ô nhiễm bụi đã tới mức báo động Qua tính toán, trung bình mỗi năm Hà Nội phải tiếp nhận tới 80.000 tấn khói bụi Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 10 lần; đặc biệt ở các nút giao thông thì nồng độ bụi hơn tiêu chuẩn cho phép từ

5 đến 15 lần, chủ yếu là do bụi đường (khoảng trên 80%); ở các khu đang xây dựng trong đô thị, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần.

Nồng độ bụi trung bình hiện nay ở thành phố Hà Nội vượt từ 5,7 đến

12 lần tiêu chuẩn cho phép; trong đó các khu đô thị mới đang xây dựng và một số tuyến đường giao thông chính trong đô thị, nồng độ bụi gấp 7 đến 20 lần Ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra đối với Hà Nội mỗi ngày khoảng gần 2 tỷ đồng (Theo Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội).

Ba là ô nhiễm bởi các loại khí thải độc hại Nói chung, hầu hết các thành phố và các khu công nghiệp lớn ở nước ta đều chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi các chất khí thải độc hại Riêng ở Hà Nội, trung bình mỗi năm phải tiếp nhận tới 9.000 tấn khí SO2 , 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí

CO2 Tuy nhiên, hiện nồng độ khí SO2 trung bình ở các khu đô thị và khu công nghiệp nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép Tổng lượng thải khí SO2 ở các khu đô thị hiện nay do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ra là chính và chiếm tới trên 95%, do bản thân các ống xả của xe cộ gây ra không đáng kể, chỉ chiếm khoảng từ 1 – 2% và từ sinh hoạt đô thị chỉ chiếm dưới 1%

Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nồng độ khí CO và NO2 trung bình ngày trong môi trường không khí xung quanh đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép Như vậy ở các đô thị và các khu công nghiệp nói chung chưa có hiện tượng ô nhiễm khí CO và NO2. Nhưng ở một số nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ khí CO và NO2 đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Thêm vào đó nồng độ benzene (C6H6) độc hại từ khí thải của động cơ của các phương tiện giao thông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang ở mức báo động.

Môi trường không khí nông thôn nước ta nhìn chung còn tốt, trừ một số làng nghề Không khí ở các làng nghề bị ô nhiễm chủ yếu do khói từ các lò nấu thủ công ở các làng nghề sử dụng than, củi tỏa ra nhiều bụi và các khí độc hại như CO, CO2 và SO2 Đặc biệt, mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở khu vực nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ đang gia tăng ở mức báo động.

Khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng 700 làng nghề, chiếm tới gần một nửa số làng nghề của cả nước Một khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) và Bộ Khoa họcCông nghệ cho thấy 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép Nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, nhất là nước tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuôm.

Kết quả khảo sát tại 30 làng nghề tại Hưng Yên cho thấy có tới 60% cơ sở sản xuất hoàn toàn thủ công, chỉ có 37% là có trang bị nửa cơ khí và hầu hết là sản xuất tại gia đình Khảo sát tại 40 xã ở Hà Nội cũng cho thấy có khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý được thải trực tiếp vào không khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề.

Tình hình thực hiện hoạt động phát triển bền vững ở Việt Nam

II Tình hình thực hiện hoạt động phát triển bền vững ở Việt Nam.

1 Chủ trương và chính sách của Nhà nước Việt Nam về phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được toàn thế giới quan tâm, tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh về vấn đề này và các nước đã đồng thuận xây dựng thành Chương trình hành động để thực hiện phát triển bền vững trong thế kỷ XXI. Ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành quan điểm, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước và được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng Ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 153/2004/QĐ – TTg phê duyệt “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, hay còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 củaViệt Nam Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam là một chiến lược khung,bao gồm những định hướng to lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ XXI Chương trìnhNghị sự 21 của Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, đề xuất những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để phát triển bền vững trong thế kỷ XXI.

Bảng 1 Những chính sách và văn bản pháp luật liên quan tới phát triển bền vững ở Việt Nam.

Số Ngày Cấp ban hành Nội dung

Quyết định thành lập Hội đồng phát triển bền vững quốc gia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)

Nghị quyết về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

“Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”

(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)

685/QĐ - BKH Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Quyết định thành lập văn phòng phát triển bền vững (Văn phòng Va21)

Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam thời kỳ 1997 - 2001

Nguồn: Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam.

Trên cơ sở định hướng của các chính sách này, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng đã được thực hiện trong hơn mười năm qua và hôm nay vẫn tiếp tục triển khai như dân số, kế hoạch hóa gia đình, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nước sạch và vệ sinh nông thôn, xóa mù chữ… Tuy nhiên, việc xây dựng các chính sách liên quan tới phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn tồn tại như:

 Thiếu sự gắn kết hữu cơ giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong triển khai các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển Các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội thường có đề cập tới vấn đề môi trường nhưng chỉ như một việc phụ cần lưu ý trong thực hiện việc chính. Chính sách, chiến lược về bảo vệ môi trường như hành động của một ngành.

 Các chính sách, chiến lược nêu lên định hướng, nhiều việc làm nhưng ít quan tâm đến tính khả thi của các định hướng và việc làm này.

 Việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện chính sách, chỉ định tổ chức độc lập để đánh giá một cách khách quan các mục tiêu đã đạt được và đề xuất các điều chỉnh cần thiết thường không được xác định rõ.

2 Các quy định pháp chế liên quan tới phát triển bền vững. Để tăng cường từng bước việc thể chế hóa các hoạt động quản lý Nhà nước nhằm phát triển bền vững đất nước, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật như: Luật đất đai, Luật dầu khí, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước và luật di sản văn hóa… Để triển khai một cách có hiệu lực các luật này, Chính phủ đã ban hành các nghị định, nghị quyết, chỉ thị và văn bản pháp quy để hướng dẫn thi hành Mặc dù nhiều quyết định đã được triển khai tốt và có hiệu lực, sự vận dụng trong thực tế cho thấy, các văn bản này còn có những nhược điểm sau:

 Một số nội dung được quy định một cách quá khái quát gây khó khăn cho việc thực hiện cụ thể

 Các văn bản dưới luật ban hành quá chậm sau khi luật được công bố.

 Có những quy định không sát thực tế hoặc quá cao không thể thực hiện được, hoặc quá thấp nên hầu như không có tác dụng thực tiễn.

 Một số việc thực hiện không đúng quy chế vẫn được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận Ví dụ, có những dự án phát triển đã được quyết định thực hiện trước khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 Việc quản lý và khai thác thông tin về môi trường và phát triển bền vững, đăc biệt là thông tin tới công chúng và thông tin giữa các cơ quan của Chính phủ còn hạn chế.

3 Hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Một trong những thay đổi đáng kể nhất, kết quả của việc thực hiện các cam kết tại Hội nghị Rio, là việc hình thành hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường Hệ thống này được hình thành trên cơ sở thiết lập Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, các sở theo ngành dọc tại địa phương và các cơ quan cấp vụ thuộc các bộ chuyên ngành khác Trong gần mười năm qua, hệ thống này đã thực hiện một cách tích cực, chủ động và đạt được một số kết quả tốt trong công tác quản lý môi trường Tuy nhiên tới nay, công tác quản lý môi trường ở Việt Nam vẫn còn hạn chế về năng lực chuyên môn và các nguồn lực khác.

Về phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Khoa học công nghệ môi trường có trách nhiệm cùng các bộ, ngành, liên quan giúp Chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược và định hướng về phát triển bền vững trong cả nước Tuy nhiên trong thực tế, trách nhiệm quản lý tổng hợp và điều phối về phát triển bền vững của các cơ quan Nhà nước chưa được quy định rõ ràng Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để gắn kết phát triển kinh tế và xã hội với bảo vệ môi trường chưa được quy định cụ thể.

Việt Nam đã tham gia và tích cực thực hiện các công ước quốc tế như Công Ước về các vùng đất ngập nước RAMSAR, năm 1988, Công Ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp CITES (năm 1994), Công Ước Vienne về bảo vệ tầng Ôzôn (năm 1994), Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất hủy hoại tầng Ôzôn (năm 1994), Công Ước về đa dạng sinh học (năm 1994), kýNghị định thư Kyoto vào tháng 12/1998 và phê chuẩn Nghị định này vào tháng 9/2002…

Xuất phát từ những thỏa thuận và cam kết với quốc tế, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện các chương trình và kế hoạch quốc gia như:

 Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học 1996 – 2000, hiện nay vẫn còn tiếp tục.

 Chương trình quốc gia về giảm thiểu các chất hủy hoại tầng Ôzôn.

 Chương trình biến đổi khí hậu.

5 Những kết quả đạt được.

Trong hơn mười năm qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong nước cũng như trên thế giới, với việc thực hiện các định hướng và mục tiêu đã được xác định trong các chính sách quốc gia nói trên, Việt Nam đã thu được những tiến bộ quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Về kinh tế, tổng sản phẩm trong nước GDP trên đầu người đã tăng lên khá nhiều Về xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của số đông nhân dân được cải thiện rõ rệt Các thành tích của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, cải thiện dịch vụ y tế công cộng, phát triển giáo dục trong những năm vừa qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận Về môi trường, ô nhiễm đô thị và công nghiệp đã được ngăn ngừa và xử lý một phần Tỷ lệ che phủ rừng từ 28% năm 1990 đã tăng lên 33% năm 2000 Số lượng rừng đặc dụng từ năm 1986 đến nay đã tăng từ 73 lên 102 với tổng diện tích là 2,3 triệu ha, tương đương 7% diện tích cả nước Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đang dần dần được cải tiến và đi vào nề nếp.

Mặc dù có nhiều cố gắng để đạt được những thành tích nêu trên, ViệtNam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức Về kinh tế, Việt Nam vẫn thuộc các nước kém phát triển Khả năng của Việt Nam để đối phó với các thách thức cạnh tranh kinh tế trong khu vực và trên thế giới còn rất thấp Về xã hội, tới năm 2002, 32% dân số vẫn còn bị nghèo đói đe dọa, nhiều người lao động còn thiếu việc làm Dân số vẫn tiếp tục tăng với tỷ lệ cao Thiên tai, bấp bênh về thị trường vẫn tiếp tục đe dọa sự ổn định về kinh tế của đất nước.

Về môi trường, sự suy thoái các nguồn tài nguyên đất, nước và rừng tại một số khu vực đang xảy ra ở mức độ đáng lo ngại Ô nhiễm nước và không khí có chiều hướng gia tăng mạnh, đặc biệt là tại các đô thị và khu công nghiệp Thảm rừng có phần được phục hồi nhưng chất lượng rừng giảm sút do sự tàn phá rừng tự nhiên và kèm theo là mất đa dạng sinh học.Tất cả yếu tố này đang gây sức ép lên quá trình phát triển kinh tế.

Thực trạng môi trường trong sự phát triển bền vững của Việt Nam

1 Tác động của môi trường đến đời sống xã hội.

Môi trường có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người Con người tồn tại được là nhờ có bầu không khí, nguồn nước, môi trường đất và cảnh quan trong sạch, đẹp đẽ, không bị ô nhiễm những yếu tố tự nhiên đó phải trong sạch, tươi đẹp, hài hòa thì mới đảm bảo chất lượng không gian sống cho con người Nếu do nguyên nhân nào đó, chất lượng của không gian sống giảm đi, hay nói cách khác là bị ô nhiễm, thì sức khỏe, sự sống của con người trong môi trường đó tất yếu cũng bị hủy hoại.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được việc ô nhiễm môi trường trong những năm vừa qua đã tác động nguy hại như thế nào đối với sức khỏe con người ở nước ta, đặc biệt là đối với dân cư sống trong vùng bị ô nhiễm và những người lao động phải sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.

Ai cũng biết sức khỏe là vốn quý nhất của con người, nhưng trong thực tế, các chương trình phát triển lại ít coi việc bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe là những vấn đề quan trọng Theo số liệu của báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam năm 2000, do ô nhiễm bụi trong môi trường lao động quá cao nên tỷ lệ công nhân bị bệnh phổi silic ở một số ngành nghề rất cao, cụ thể: gần 39,9% ở ngành vật liệu chịu lửa; 27,7% ở ngành khai thác đá; 12,3% ở nhành khai thác than; 25,5% ở ngành đúc kim loại Cũng theo kết quả khảo sát 275 doanh nghiệp thuộc các ngành như hóa chất, cơ khí, luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng cho thấy có 23% số cơ sở này có nồng độ các khí độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 50 lần, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp, về mắt, về hệ thần kinh…

Sự ô nhiễm trong môi trường nước cũng gây nguy hại đáng kể đối với sức khỏe con người Các bệnh tật nảy sinh từ việc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, bị ô nhiễm hiện nay vẫn là nguồn chính gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em Việt Nam… Bởi vậy, sự khan hiếm và ô nhiễm nước ngọt đang là vấn đề sinh thái – xã hội rất đáng lo ngại.

Sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta do chưa được gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường nên ngoài gây ô nhiễm do bụi, khí thải,… còn gây ô nhiễm do tiếng ồn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây tổn hại hệ thần kinh, trí tuệ, tình cảm và năng lực làm việc của con người Kết quả khảo sát ở 11 cơ sở công nghiệp có mức ồn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, cho thấy tỷ lệ người bị điếc nghề nghiệp lên tới 11%.

Mặt khác sự ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn cũng đang là một trong những vấn đề nhức nhối gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người Về cơ bản, nhiều bệnh tật ở các vùng nông thôn vẫn là các bệnh của thế giới lạc hậu Vùng núi vẫn còn bị bệnh sốt rét, bướu cổ, suy dinh dưỡng và nhiều bệnh dịch khác… Môi trường thực phẩm vẫn còn nguy cơ bị ô nhiễm, còn có nhiều vu nhiễm độc thực phẩm tươi sống, dung phẩm màu trong thực phẩm Việc ô nhiễm do dùng các hóa chất trừ sâu, diệt cỏ không những làm thay đổi môi trường sinh thái và các sinh vật sống trong nước mà còn gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Tóm lại, ô nhiễm môi trường đã gây ra nhiều hậu quả xấu đối với đời sống xã hội.

Về sức khỏe : Ô nhiễm môi trường làm cho sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hạnh phúc của con người giảm xuống do ốm đau và chết yểu, do suy thoái của chất lượng không khí, nước và những nguy hiểm khác về môi trường Các chất gây ô nhiễm có thể làm nảy sinh các vấn đề về y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp do sự thay đổi môi trường vật lý Mối liên quan giữa các chất gây ô nhiễm và sức khỏe bắt đầu được phát hiện thông qua những nghiên cứu về bệnh dịch xảy ra ở những nước có thu nhập cao, hậu quả của nó càng sâu rộng hơn ở những nước có thu nhập thấp, nơi người dân có mức sống và trình độ dân trí thấp hơn.

Về tiện nghi sinh hoạt : Phong cảnh đẹp hoặc một không gian trong sạch và yên tĩnh sẽ bổ sung cho chất lượng cuộc sống của con người Như vậy sự suy giảm môi trường làm tổn thương đến tiện nghi của con người.Nếu môi trường trong sạch sẽ góp phần tạo ra những tiện nghi và những điều kiện sinh hoạt tốt cho con người, trên cơ sở đó con người phát triển toàn diện năng lực và thể chất của mình.

2 Tác động của môi trường đến đời sống kinh tế.

Môi trường, cụ thể ở đây là ô nhiễm môi trường không chỉ có tác động đến đời sống xã hội mà nó còn có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế của chúng ta, cụ thể:

Thứ nhất, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, làm cho sức khỏe con người bị suy yếu, từ đó làm giảm năng suất lao động

Như chúng ta đã biết, con người là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất Chính vì vậy, môi trường ảnh hưởng tới con người cũng có nghĩa là môi trường ảnh hưởng tới sản xuất Trong quá trình lao động sản xuất, việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo quá trình lao động diễn ra thông suốt, đảm bảo tái sản xuất lao động sau mỗi chu kỳ làm việc góp phần ổn định và tăng năng suất lao động Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn ở Việt Nam đó là hàng triệu lao động hàng ngày vẫn phải làm việc trong bốn bức tường của nhà máy với mức độ ô nhiễm gấp trăm lần ô nhiễm môi trường đường phố; làm cho sức khỏe, tuổi nghề, tình yêu lao động, sự lao động sáng tạo, tay nghề kiến thức bị bào mòn, niềm tin vào cuộc sống bị giảm sút và môi trường sống bị hủy hoại Tất nhiên, khi sức khỏe người lao động bị suy giảm thì chính các doanh nghiệp, nơi mà họ làm việc, cũng phải gánh chịu hậu quả do năng suất lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ hai, ô nhiễm nguồn nước sẽ gây tổn thất nặng nề cho nghề nuôi trồng thủy sản; có thể kể ra ở đây những bằng chứng của việc ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng lớn như thế nào đối với những người làm nghề nuôi trồng thủy sản, cụ thể:

Từ năm 2000 đến nay, nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản nặng hơn, trong đó có tỉnh Bến Tre, tôm sú, cá nghêu, sò… năm nào cũng bị chết, năm sau chết nhiều hơn năm trước Tính đến năm 2006, tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh này đạt 43.000ha, trong đó chuyên nuôi tôm biển là 32.755ha; diện tích nuôi nghêu là 4.600ha, cá da trơn đạt 60ha… Bến Tre đã chế biến được 8.420 tấn thành phẩm đông lạnh các loại, xuất khẩu hàng thủy sản đạt 8.109 tấn, trị giá xuất khẩu đạt hơn 25 triệu USD, tăng 55,31% so với năm 2005 Tuy nhiên, số lượng diện tích và sản lượng nuôi trồng tăng mạnh nhưng thiệt hại do ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh không kém: tôm sú thâm canh và bán thâm canh thả nuôi trước ngày 1/3/2006 bị thiệt hại 82,18ha, chiếm tới 78% diện tích thả nuôi Riêng diện tích thả nuôi sau ngày 1/3/2006 bị thiệt hại 554,10 ha, chiếm 11,42% diện tích thả giống, tăng 253,1ha so với cùng kỳ năm 2005 Tôm sú nuôi thâm canh và bán thâm canh đều chết nhiều nhất trong tháng 4/2006 do nhiễm virus đốm trắng ở giai đoạn 20 – 45 ngày tuổi. Nguyên nhân là do môi trường nước bị ô nhiễm ở mức độ cao, thời tiết thay đổi thất thường và nhiều hộ nuôi tôm vẫn còn thói quen xả thải bùn đáy ao, xả thải mầm bệnh ra môi trường tự nhiên làm cho môi trường nuôi tôm ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho người nông dân.

Một bằng chứng nữa đó là, tình trạng ô nhiễm sông rạch đã được cảnh báo từ rất lâu tại các địa phương đông dân cư và sản xuất công nghiệp phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Chính vì thế, những diễn biến về sự cố môi trường thực chất là sự bùng phát của mầm ô nhiễm đã tích tụ từ nhiều năm qua 5 lưu vực kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh lâu nay đã trở thành những dòng kênh đen hôi thối bởi sự phân hủy của các chất hữu cơ và đầy rác thải Vụ khoảng 20 tấn cá chết ở quận 7 – TP.HCM (12/2002), kết quả mẫu nước từ rạch chảy vào các ao cá, sau khi phân tích cho thấy có dư lượng thuốc trừ sâu, đã gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi cá tại đây Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu sông Sài Gòn mà còn lan lên tới đoạn sông của tỉnh Bình Dương – phần thượng lưu, làm cho cây trồng, vật nuôi trong môi trường nước bị hủy hoại nặng nề Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng cá bè chết hàng loạt tại Đồng Nai với số lượng lên đến 120 tấn và 30.000 con cá nhỏ ương nuôi đã gây ra thiệt hại rất lớn Theo các chủ hộ nuôi cá bè cho biết có nguồn nước màu đen, có mùi hôi nồng của hóa chất do thủy triều đẩy từ các cống xả của các đơn vị sản xuất phía khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Gần đây nhất, tháng 4/2008, người dân thị trấn Long Mỹ và hai xã Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông của huyện Long Mỹ (Hậu Giang) rất bức xúc trước tình trạng nước sông ô nhiễm Đã nhiều ao cá chết hàng loạt và rau nhút của người dân trồng ven sông cũng bị héo đọt Người dân ở đây cho biết, từ đầu tháng 4 đã có mùi hôi thối nồng nặc vì nước dưới sông Cái Lớn, sông Trà Ban và một số nhánh kênh, rạch trong vùng chuyển sang màu đen như mực tàu Cũng từ đó, cá nuôi trong ao và cá ở ngoài sông cũng nổi lên chết hàng loạt Qua khảo sát, không chỉ có cá nuôi bị thiệt hại mà khoảng 10ha rau nhút của người dân trồng ven sông cũng bị héo đọt Hàng trăm hộ nuôi thủy sản phía trong ruộng cũng bị ảnh hưởng vì nguồn nước ô nhiễm đã xâm nhập vào nội đồng Nhiều hộ dân ở đây đã đầu tư tất cả tiền bạc vào nuôi cá nhưng giờ cá đã chết gần hết Chính nguồn nước ô nhiễm do nhà máy đường – cồn Long Mỹ Phát đổ ra sông làm nhiều nông dân đứng trước nguy cơ trắng tay Các cơ quan chức năng huyện Long Mỹ đã kết hợp cùng

Các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam

Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững

Trong thời đại ngày nay, Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không còn là vấn đề của riêng một quốc gia, một khu vực, mà đã thực sự trở thành mối quan tâm toàn cầu Do vậy, việc xem xét, giải quyết vấn đề này cũng không thể tiến hành riêng lẻ ở từng nước, cho dù nước đó có giàu mạnh, có tiềm lực to lớn đến mức nào đi chăng nữa Thực tế cho thấy tính nguy cấp, phức tạp và nan giải của các vấn đề môi trường toàn cầu đang đòi hỏi chúng ta cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn vai trò của môi trường trong quá trình thực hiện phát triển bền vững.

Có thể nói, môi trường và phát triển bền vững là một vấn đề có tính cấp thiết liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và xuyên suốt nhiều thời đại Quản lý môi trường, bảo vệ, cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý các yếu tố môi trường và các điều kiện thuận lợi của môi trường nhằm phục vụ sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội loài người là những nội dung quan trọng trong hoạt động hiện nau và mai sau của toàn nhân loại Và do vây, trên quan điểm phát triển bền vững, nhiều nước trên thế giới đã đặt phát triển bền vững trên cơ sở nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người theo phạm vi khả năng chịu đựng được của các hệ sinh thái Đó là mục tiêu về phát triển bền vững, chỉ thị đánh giá cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới

Một xã hội bền vững là một xã hội phát triển về mặt kinh tế với một nền môi trường trong lành và xã hội văn minh Xã hội phát triển bền vững dựa trên một hệ thống cấu trúc quan hệ biện chứng giữa kinh tế - môi trường– xã hội, hệ thống này hoạt động theo các nguyên lý, các quy luật vận động của tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ, quy mô còn phát triển kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế trong trạng thái cân đối Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng trong tương lai Một sự phát triển mà bảo vệ môi trường được nhất thể hóa trong quá trình phát triển, bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển thì đó được coi là phát triển bền vững Một nền kinh tế bền vững về mặt môi trường là một nền kinh tế tuân thủ các nguyên lý cơ bản hoặc các quy luật về khả năng bền vững Đó là các nguyên lý có thực, giống như các nguyên lý về khí động lực học hoặc nhiệt động lực học; cũng như vậy, một hệ thống kinh tế bền vững về mặt môi trường cũng phải tuân thủ nguyên lý về khả bền vững Một xã hội có thể vi phạm các quy luật về bền vững môi trường trong thời gian ngắn, nhưng không thể vi phạm trong thời gian lâu dài.

Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Trong thập niêm đầu của thế kỷ 21, quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam đã được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng IX và Chiếm lược phát triển kinh tế - xã hội

2001 -2010 Theo đó, phát triển bền vững của Việt Nam là: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” Phát triển bền vững ở Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010

Nhận thức được nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, Đảng và Chính phủ đã hết sức coi trọng công tác bảo vệ môi trường, coi đây là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với các nhiệm vụ khác như phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội Trên cơ sở Hiến pháp nước ta và Luật bảo vệ môi trường, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta trong từng thời kỳ, Đảng và Chính phủ đã đề ra chiến lược phát triển môi trường của nước ta thời kỳ 2001 – 2010.

Quan điểm chỉ đạo của chiến lược bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta: “Coi công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân của toàn bộ các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Quyết định số 256/2003/QĐ – TTg – 21/12/2003)

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2001 – 2010 phải được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc sau:

 Mục tiêu và nội dung của chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia không thể tách rời mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mà nó phải là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, được xây dựng theo hướng phát triển bền vững.

 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia phải dựa trên việc phân tích hiện trạng và dự báo xu thế biến động của môi trường đất nước trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới Đồng thời chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia phải phù hợp với nguồn lực của quốc gia, được xây dựng trên cơ sở tiếp thu bài học kinh nghiệm của các nước, thu hút được đầu tư nước ngoài và là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các chiến lược phát triển môi trường quốc gia trung hạn và dài hạn các mục tiêu:

- Mục tiêu tổng quát: không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

- Mục tiêu chiến lược: Tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.

Các mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường khả năng quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn và các chất thải độc hại, nâng cao nhận thức và kiến thức; cung cấp đầy đủ thông tin về phòng ngừa ô nhiễm cho toàn công đồng.

- Xây dựng, quy hoạch phát triển bền vững cho các khu đô thị; khu công nghiệp, nông thôn và các vùng sinh thái.

- Áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.

- Đảm bảo thực hiện được các tiêu chuẩn về môi trường tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước phát triển.

 Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Tăng cường về khả năng quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững, đa dạng sinh học của các hệ sinh thái: biển, trên cạn, rừng và dưới nước.

- Bảo vệ, khôi phục và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có như tài nguyên đất, rừng, nước, khoáng sản và đa dạng sinh học… phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

- Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đặc thù để duy trì cân bằng sinh thái, nâng tổng diện tích các khu bảo vệ đa dạng sinh học lên khoảng 2% diện tích tự nhiên cả nước.

- Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để tiến tới xử lý triệt để các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Tiến tới thu gom, xử lý về cơ bản các chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân cư đông đúc.

- Tăng cường phục hồi và trồng mới rừng, tiến tới đạt mức độ che phủ trên 40% diện tích của cả nước vào năm 2010.

- Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các chất bảo quản nông sản, thủy sản.

- Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo 90% dân số được dùng nước hợp vệ sinh và các hệ thống vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trường, xử lý cơ bản các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh để lại hoặc do hậu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh gây ra.

Một số giải pháp bảo vệ môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững

Là một quốc gia đang phát triển với hàng loạt những ưu tiên cho phát triển kinh tế, Việt Nam không tránh khỏi những mâu thuẫn mà các quốc gia thường gặp, đó chính là những vấn đề môi trường nảy sinh khi các chỉ số kinh tế tăng vọt Cùng với sự phát triển kinh tế đó là vấn đề sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý gây ô nhiễm môi trường Hiện nay, ở Việt Nam hầu như tất cả các thành phố có hoạt động công nghiệp phát triển đều đang ở trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng Trước tình trạng đáng báo động đó thì việc tìm giải pháp, hướng đi phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho công tác bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết Dưới đây là một số những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững.

1 Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao vai trò của pháp luật

Luật bảo vệ môi trường có vai trò to lớn đối với việc điều khiển hành vi của con người trong quan hệ với môi trường tự nhiên Vì thế việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc quy định từng điều khoản cụ thể đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, là vấn đề có ý nghĩa lớn đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường phải phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, phải mang tính khả thi và hạn chế được sự tác động tiêu cực tới môi trường, đồng thời phải mang tính giáo dục sâu sắc đối với mọi người Khi hệ thống pháp luật được ban hành cần phải có các giải pháp làm cho luật đi vào cuộc sống, để mọi người hiểu rõ luật hơn Chỉ có trên cơ sở hiểu biết pháp luật người dân mới sống và làm việc theo pháp luật Từ chỗ hiểu rõ như thế nào là hành vi vi phạm pháp luật và việc vi phạm đó sẽ gây ra những tác hại gì đối với sản xuất và cuộc sống, họ sẽ có ý thức hơn trong hành động của mình đối với môi trường sống.

Hiện nay, các chính sách, các quy định của Nhà nước chưa thực sự hiệu quả vì nhiều nguyên nhân, một trong số đó là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở để người ta có thể “lách luật” Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các quy định mang tính cưỡng chế, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của con người, đặc biệt là tác động của con người đến tự nhiên nhằm ngăn chặn và trừng phạt những kẻ có hành vi phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, đồng thời cũng nhằm hướng dẫn, phát huy, khuyến khích những hành động của con người mang lại lợi ích cho cả xã hội lẫn tự nhiên Cũng giống như nhiều đạo luật khác ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường còn mang tính chung chung, ít được phổ biến và hiệu lực thực thi còn thấp Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của pháp luật cũng có nghĩa là phải cụ thể hóa luật, bổ sung, sửa đổi những điểm cần thiết Phải xác đinh rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trước tiên trong các văn bản pháp luật phải có những quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ hơn về khai thác tài nguyên. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về vấn đề này nhưng hiệu lực của các văn bản còn thấp vì thính thực thi chưa cao Cần hoàn thiện các thủ tục hành chính và các quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn môi trường, giám sát môi trường và xử lý vi phạm việc bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của pháp luật bảo vệ môi trường có ý nghĩa là hoàn thiện phần khung trong công trình bảo vệ môi trường quốc gia Chỉ có pháp luật mới có sức cưỡng chế và khuyến khích nhân dân tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường Đảng, Nhà nước cùng các cơ quan ban hành luật cần nghiên cứu khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường để làm tăng sức mạnh của pháp luật, tránh tình trạng bọn tội phạm về môi trường lợi dụng kẽ hở của pháp luật để luồn lách Đây chính là giải pháp cơ bản đầu tiên cần đặt ra để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế.

2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, nâng cao vị trí, vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong bảo vệ môi trường.

Phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, tạo điều kiện cần thiết về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện tốt chức năng quản lý môi trường Phải phân rõ trách nhiệm giám sát, kiểm tra và quyền hạn xử lý về bảo vệ môi trường, môi sinh đối với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước

Trong cơ cấu tổ chức quản lý môi trường ở nước ta hiện nay, cần phải có một hệ thống tổ chức theo ngành dọc (hoặc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) nhưng có đủ quyền lực để xử lý nghiêm và kịp thời những hành vi vi phạm môi trường, đồng thời cũng có những biện pháp để khuyến khích những cá nhân hay tổ chức có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, và phải được bắt đầu từ các cấp chính quyền cơ sở bởi ba lý do sau:

Một là, các hiện tượng xâm hại đến môi trường sinh thái đều xuất phát từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người Mặc dù các hoạt động sản xuất và sinh hoạt rất đa dạng và phong phú làm cho các dạng thức gây hại đến môi trường cũng muôn hình muôn vẻ, nhưng chúng, trước hết và trực tiếp nhất, tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư nơi xảy ra các hành vi vi phạm môi trường Tuy quy mô và mức độ gây hại môi trường có thể là nhỏ, nhưng về số lượng thì các hành vi vi phạm môi trường cấp cơ sở, nơi có khu dân cư, chợ và các cơ sở sản xuất nhỏ thường chiếm tỷ lệ cao nhất Theo nguyên tắc quản lý theo vùng và lãnh thổ, thì chúng đều phải chịu sự quản lý của một cấp chính quyền địa phương hay cơ sở nào đó, và trước hết là chịu sự quản lý của các cấp chính quyền cơ sở Và chính các cấp cơ sở là nơi có đủ khả năng xử lý trực tiếp và kịp thời nhất các hành vi vi phạm môi trường.

Hai là, vai trò giám sát và kiểm tra của cộng đồn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện các hành vi vi phạm môi trường Nhiều địa phương, thôn, bản sở dĩ làm tốt công tác bảo vệ môi trường sống là do đã xây dựng được các hương ước, lấy quan hệ luật tục làm cơ sở điều chỉnh hành vi, trong đó quy định rõ ràng những điều khoản cần thiết để điều tiết các hành vi của các thành viên như xây dựng nhà vệ sinh, khu chăn nuôi, khu vực sản xuất, tiếng ồn, thu gom rác thải sinh hoạt…Kinh nghiệm cho thấy, phát động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường có thể được coi là phương pháp tốt nhất, có một ý nghĩa sâu xa và quyết định, nhất là trong điều kiện cảnh sát môi trường nước ta chưa kiện toàn và hoàn chỉnh Biến hàng triệu tai mắt của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi rọi khắp nơi, không để cho bất kỳ một hành động nào của con người có thể làm hại đến môi trường sống, điều này là rất phù hợp với năng lực quản lý môi trường của các cấp hành chính cơ sở.

Ba là, về mặt không gian và thời gian, chính quyền cấp cơ sở là nơi gần và sát với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, có đủ khả năng nắm bắt kịp thời các thông tin về vi phạm và bảo vệ môi trường Từ đó,các cấp cơ sở có khả năng đưa ra những biện pháp ban đầu hữu hiệu có tác dụng ngăn chặn kịp thời, tránh được những hậu quả tiêu cực to lớn do để vi phạm kéo dài.

Chính bởi những lý do trên, tăng cường quyền lực thực sự cho các cấp cơ sở trong việc kiểm soát và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết.

Một trong những biện pháp có tính chất hỗ trợ cho công tác kiện toàn tổ chức cấp cơ sở, nâng cao vị trí, vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc bảo vệ môi trường đó là thiết kế các điều khoản thưởng/phạt bằng kinh tế và hành chính.

Thưởng bằng kinh tế là làm cho lợi ích kinh tế của cá nhân hay tổ chức được tăng lên do đã có hành động tích cực nhằm bảo vệ môi trường sống trong phạm vi quản lý của cấp cơ sở Nó còn có tác dụng làm gương cho người khác thấy được cái lợi và niềm vinh dự của việc đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường.

Phạt bằng kinh tế là làm cho các cá nhân hay tổ chức đã có hành vi vi phạm, gây hại đến môi trường, buộc phải có những đền bù thỏa đáng. Mức đền bù đó được huy động vào một quỹ chung do các tổ chức bảo vệ môi trường ở các cấp cơ sở quản lý Ngoài ra, phạt bằng kinh tế còn có tác dụng răn đe, làm cho mọi người thấy trước được tác hại của việc thiếu trách nhiệm đối với môi trường sống, để có biện pháp bảo vệ môi trường trong tất cả các khâu của sản xuất và sinh hoạt.

Các biện pháp thưởng/phạt bằng kinh tế thường có tính linh hoạt và mềm dẻo, dễ áp dụng đối với các cấp cơ sở trong việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w