1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tình huống vi phạm pháp luật về môi trường trong hoạt động du lịch

14 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Hoạt Động Du Lịch, Tình Huống Vi Phạm Pháp Luật Về Môi Trường Trong Hoạt Động Du Lịch
Tác giả Vũ Phương Linh
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Hồng Long
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Du Lịch Học
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Như vậy môi trường sống đối với con ngườikhông chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho mọi thực thể sinh vật và con ngườimà còn là khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA DU LỊCH HỌC

_

TIỂU LUẬN

PHÁP LUẬT DU LỊCH

Đề tài: Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, Tình huống vi phạm pháp luật về môi trường

trong hoạt động du lịch

Giảng viên: PGS.TS Phạm Hồng Long

Sinh viên: Vũ Phương Linh

Mã SV: 20031440

Lớp: K65 Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Du lịch 3

1.1.2 Môi trường 4

1.1.3 Môi trường du lịch 4

1.2 Mối quan hệ giữa môi trường với du lịch 5

1.2.1 Mối quan hệ giữa môi trường với du lịch 5

1.2.2 Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường 6

1.3 Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch 9

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 11

2.1 Nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường 11

2.2 Thực trạng pháp luật trong bảo vệ môi trường 11

2.3 Nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch 11 2.4 Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch của cơ quan nhà nước 11

2.5 Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch của người tham gia du lịch 11

CHƯƠNG 3: TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 11

3.1 Tình huống 11

3.2 Quy định về vi phạm 12

3.3 Cách xử lí và giải quyết 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

2

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

1.1 Khái niệm

1.1.1 Du lịch

Theo Tổ chức du lịch Thế Giới IUOTO thì khái niệm du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc vận hành và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích Việt Nam, nơi họ đến lưu trú không phải

là nơi làm việc của họ”

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization_WTO): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà

có mục đích chính là kiếm tiền

Theo I I Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

1.1.2 Môi trường

3

Trang 4

Thuật ngữ “Môi trường” (Environment) bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật_Theo điều 3 Luật BVMT của VN, 2005

Trung Tạng (2000), Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,… mà ở đó, cá thể, quẩn thể, loài,… có quan hệ trực tiếp và gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình

Theo định nghĩa của UNESCO (1981), Môi trường của con người bao gồm toàn

bộ các hệ thống tự nhiên và cấc hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin…) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các TNTN và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình Như vậy môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho mọi thực thể sinh vật và con người

mà còn là khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người Như vậy, định nghĩa chung về Môi trường: “Môi trường là tập hợp những yếu tổ

tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người,…

1.1.3 Môi trường du lịch

Căn cứ pháp lý theo điều 4 Luật du lịch 2005, “Môi trường du lịch là môi trường

tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch”

Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự nhiên, kinh

tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển” Hoạt động du lịch

có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường

1.2 Mối quan hệ và tác động giữa môi trường với du lịch.

1.2.1 Mối quan hệ giữa môi trường với du lịch

Quan hệ cộng sinh: Trong mối quan hệ này, du lịch và môi trường đều nhận được những lợi ích và có sự hỗ trợ lẫn nhau Trong quá trình phát triển, các giá trị của tự nhiên được bảo tồn, thậm chí được cải thiện tốt hơn trong khi đó số khách du lịch vẫn tăng lên, chất lượng du lịch được đảm bảo, đem lại lợi ích kinh tế, góp phần nâng cao giá trị bảo tồn môi trường Như vậy đã đem lại lợi ích cho cả du lịch và môi trường phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững trong du lịch

4

Trang 5

Quan hệ mâu thuẫn: Mối quan hệ này xảy ra khi du lịch phát triển quá mức không quan tâm đến bảo vệ môi trường Đây là kiểu phát triển ồ ạt, chỉ quan tâm tới những lợi ích kinh tế trước mắt trong khi chưa có các qui hoạch thận trọng, quan tâm đến môi trường Cùng một môi trường nhưng chịu sự tác động của nhiều ngành khác nhau dẫn tới mâu thuẫn về xu hướng và lợi ích giữa các ngành

Như vậy, du lịch có khả năng kích thích sự bảo tồn tài nguyên, mặt khác nó cũng góp phần làm suy thoái môi trường Chỉ có du lịch được quy hoạch, quản lí trên cơ

sở khoa học sẽ tạo ra được mối quan hệ cộng sinh với môi trường

1.2.2 Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường

1.2.2.1 Tác động tích cực

a Đối với môi trường tự nhiên

Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng

Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên, cảnh quan, khu nuôi chim thú… hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch

Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường

có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…

b Đối với môi trường nhân văn xã hội

Góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ) Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch

Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch

Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia

5

Trang 6

1.2.2.2 Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài

a Đối với môi trường tự nhiên

- Làm ô nhiễm môi trường: Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trư -ờng đất, nước Ví dụ như ở chùa Hương vào mùa lễ hội, ước tính trung bình lượng rác thải từ 4 đến 5 tấn/ngày chưa tính đến nước thải và ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi… nhưng khối lượng thu gom mới chỉ đạt khoảng 80%

- Làm suy thoái môi trường: Tài nguyên thiên nhiên như: các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn; nghề cá và các nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý Các khu vực có tính

đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệt đới, thác nước, hang động, cảnh quan… cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải, đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như: san hô, đồi mồi… bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực,

đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật…

Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ…) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

b Đối với môi trường nhân văn xã hội

Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do

xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống Ví dụ như tình trạng trẻ em lang thang bán hàng rong

6

Trang 7

ngoài thị trấn Sa Pa (Lào Cai) như hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự gắn kết chặt chẽ vốn

có giữa trẻ em với các thành viên trong gia đình và dòng tộc, làm tổn thương đến các giá trị truyền thống đã được thiết lập trong cộng đồng dân tộc

Các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu dễ

bị hủy hoại, ví dụ như di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam Các di sản này thường phân bố trên diện tích hẹp, dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ

1.3 Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, “Hoạt động bảo vệ môi trường” là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu

“Pháp luật bảo vệ môi trường” có thể được hiểu là những quy phạm pháp luật nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu Pháp luật bảo vệ môi trường hiện được có thể kể đến Luật bảo vệ môi trường năm 2020

Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở pháp lí cho việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch

Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở pháp lí quy định hoạt động chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch Khi cần thiết, nhà nước có thể

sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ cho pháp luật được thi hành, trừng phạt đảm bảo cho pháp luật bảo vệ môi trường trong luật Du lịch

Thứ ba, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở pháp lí cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường

Thứ tư, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với

7

Trang 8

những hành vi phạm luật môi trường Ví dụ: tiêu chuẩn về độ ồn, tiêu chuẩn về xử lí nước thải,

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

2.1 Nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Theo khoản 1, 2 Điều 66 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 quy định như sau:

Điền 66 Bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

1 Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này

2 Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú

du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, địa điểm diễn ra lễ hội phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường;

b) Thải bỏ chất thải đúng nơi quy định; hạn chế phát sinh chất thải nhựa; c) Giữ gìn vệ sinh công cộng;

d) Không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật

3 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở lưu trú du lịch

và dịch vụ du lịch; phát triển cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch thân thiện môi trường;

b) Tổ chức thực hiện quy định về khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

Tại khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường quy định như sau:

Điều 59 Bảo vệ môi trường nơi công cộng

1 Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng

8

Trang 9

loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng

2 Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:

a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;

b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử

lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;

d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và Khoản 18, Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP, ngày 24/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo

vệ môi trường bị xử phạt như sau:

1 Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

2 Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

3 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại khoản 4 dưới đây;

9

Trang 10

4 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố

2.2 Thực trạng pháp luật trong bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, việc thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch đã được quan tâm thực hiện Tuy nhiên, những hạn chế vẫn tồn tại trong lĩnh vực này cần được nhìn nhận, đánh giá, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc thực hiện các quy định của pháp luật chưa có sự đồng đều giữa các khu vực, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số; việc thực hiện các quy định của pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu thốn về điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ quản lý Ở những vùng này, đồng bào vẫn duy trì những nếp sống, thói quen sinh hoạt xưa cũ gây ảnh hưởng đến môi trường, việc bảo vệ môi trường còn nhiều lạ lẫm và việc phổ biến pháp luật đến nhóm những đối tượng này còn gặp nhiều hạn chế

Thứ hai, do đặc điểm tài nguyên của Việt Nam còn mang tính chất phân tán, trải rộng ở nhiều địa bàn khác nhau, tài nguyên du lịch tự nhiên sinh thái thường đan xen với tài nguyên du lịch văn hóa cộng đồng Nhiều khu vực có tiềm năng du lịch, nhưng mới định hình, có nhiều vấn đề không được quản lý chặt chẽ, dẫn đến xuất hiện những hiện tượng gây tổn hại đến môi trường

Thứ ba, số lượng và chất lượng đội ngũ quản lý về pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch chưa đồng đều, mặc dù những năm qua hệ thống các cán bộ quản lý, chuyên viên, nhân viên có trình độ được điều động về tuyến huyện, xã đã được lưu tâm nhưng hệ thống cán bộ nhân viên này số lượng còn mỏng và ít.Tuy nhiên, môi trường là một trong những lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, độ chính xác về mặt số liệu thống kê là điều kiện tiên quyết, việc chỉ để các chính sách quy định này ở mức độ chủ trương mà không áp dụng và thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn thì sẽ không đạt được hiệu quả cao như kỳ vọng

Thứ tư, do việc quản lý áp dụng thực hiện pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, nên vẫn để lọt lưới các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các chủ thể tham gia hoạt động môi trường Việc thực hiện thanh, kiểm tra, giám sát thường được tổ chức thực hiện mang tính chất định kỳ vào các mốc thời gian cố định trong năm, các số liệu cũng được

10

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w