1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình hình nghiên cứu về vấn Đề tranh chấp chủ quyền biển Đông giữa philippines với trung quốc Ở Đông nam Á

12 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 239,04 KB

Nội dung

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về Biển Đông và vai trò của Biển Đông...5 Chương 2: Những công trình nghiên cứu về sự tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -Bài Tiểu Luận

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG GIỮA PHILIPPINES VỚI TRUNG QUỐC

Ở ĐÔNG NAM Á

Giảng viên: Hồ Thị Thành Sinh viên thực hiện: Lê Phạm Hoài Thanh MSSV:21030571

Ngành: Đông Nam Á học

Hà Nội – 2021

Trang 2

Họ và tên: Lê Phạm Hoài Thanh

MSSV:21030571

Ngành học: Đông Nam Á học

BÀI TIỂU LUẬN

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG GIỮA PHILIPPINES VỚI TRUNG QUỐC

Ở ĐÔNG NAM Á

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài……… 3

2 Mục tiêu nghiên cứu……….4

3.Đối tượng nghiên cứu………4

4.Phạm vi nghiên cứu……… 4

5.Phương pháp nghiên cứu……… .4

6.Nguồn tài liệu……… 4

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về Biển Đông và vai trò của Biển Đông 5

Chương 2: Những công trình nghiên cứu về sự tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á 5

Chương 3: Một vài nhận xét của cá nhân về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á 10

C.PHẦN KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Biển Đông còn gọi là biển Nam Trung Hoa theo tên tiếng Anh (The South

China Sea) là một biển rìa Tây Thái Bình Dương.Theo quy định của ủy ban

Quốc tế về biển, tên của các biển rìa thường dựa vào địa danh của các lục địa lớn

Gần nhất hoặc mang tên của một nhà khoa học phát hiện ra chúng Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên có tên gọi là biển Nam Trung Hoa.Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển được xác định và giải quyết theo luật pháp Quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 Biển Đông được nhân dân Việt Nam gọi theo thói quen như một danh từ riêng Biển Đông còn là nơi chứa đựng tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản(dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển

Biển Đông dưới cách gọi của Philippines gọi là biển Luzon(theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippines) hoặc biển Tây Philippines.Trong bối cảnh tranh chấp căng thẳng về phân chia chủ quyền vùng biển, đã có quan điểm của một số học giả- sử gia

đề xuất đổi tên biển thành “ biển Đông Nam Á”(“South East Asia Sea”) hay biển Đông Nam Châu Á (South East Asia Sea)-là một tên gọi trung lập.Tên gọi này bắt nguồn từ việc khu vực kinh tế Đông Nam Á đang là thị trường năng động đang đà phát triển; các nước khu vực Đông Nam Á bao bọc hầu như toàn bộ chu vi của “Biển Đông” với tổng chiều dài bờ biển vào khoảng 130.000 km trong khi đường bờ biển của các tỉnh duyên hải phía nam Trung Quốc chỉ vào khoảng 2.800 km

Một vài năm trở lại đây vấn đề Biển Đông vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt mà luôn nóng hơn bao giờ hết.Vấn đề Biển Đông trở thành tiêu điểm với những hành động diễn tập quân sự đơn phương,cải tạo đảo đá,xây dựng hệ thống công trình quân sự,bố trí hoả lực trên các cấu trúc đảo nhân tạo.Những hành động đã biến Biển Đông trở thành điểm trung tâm,vấn đề gây nhiều tranh cãi,cạnh tranh chiến lược trong khu vực Châu

Á –Thái Bình Dương nói chung và ở khu vực Đông Nam Á nói riêng.Chúng ta có thể thấy rằng trong thế kỉ XX,vấn đề Biển Đông vốn dĩ chỉ là các tranh chấp giữa giữa các nước ven biển đói với việc sử hữu các đảo,bãi đá ngầm,bãi bồi và phân chia vùng biển,trong đó vấn đề cốt lõi nhất là tranh chấp chủ quyền và tranh giành tài nguyên.Nhưng đến những thập niên đầu thế kỉ XXI, mọi thứ không dừng lại ở tranh chấp tài nguyên nữa mà đã nâng lên mức độ Quốc tế hóa,vấn đề tranh cãi cũng theo đó ngày càng mở rộng từ tranh chấp chủ quyền đối với các đảo,bãi đá ngầm,vùng biển

Trang 4

ban đầu đến các vấn đề ngoài chủ quyền như khai thác biển,an ninh hàng hải,cạnh tranh địa lý,xâm phạm lãnh thô trên biển.Trong hoàn cảnh đó, Philippines là một nước ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á cũng bị cuốn vào vòng xoáy tranh chấp chủ quyền Biển Đông gay gắt với Trung Quốc-một nước lớn với tham vọng bá quyền lấn chiếm chủ quyền ven biển của những nước ở Đông Nam Á,tiêu biểu là Philippines Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tình hình nghiên cứu về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á” để đóng góp vào việc tìm hiểu, phân tích và cuối cùng đưa ra nhận xét về việc nghiên cứu về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á

2.Mục tiêu nghiên cứu

Trên kết quả tìm hiểu,phân tích tài liệu rồi đưa ra nhận xét về tình hình nghiên cứu

vế vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á

3.Đối tượng nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á

4.Phạm vi nghiên cứu

4.1 Phạm vi không gian: Tình hình nghiên cứu về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á

4.2 Phạm Vi thời gian:tình hình nghiên cứu hiện nay về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc

5.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu :Bài nghiên cứu sử dụng tài liệu gồm các thông tin từ các bài báo điện tử,các bài nghiên cứu đi trước,sách báo tạp chí có liên quan đến tình hình nghiên cứu về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á

Phương pháp phân tích : từ việc tổng hợp các thông tin có trong tài liệu để đi đến phân tích,nhận xét tình hình nghiên cứu về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á

6.Nguồn tài liệu

Để hoàn thành tôi đã dựa vào các nguồn tài liệu chinh sau:

Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam được công bố

trên sách báo, tạp chí, Đây là nguồn tư liệu phong phú có ý nghĩa quan trọng

không chỉ giúp cung cấp tư liệu mà còn giúp tôi hiểu thêm được nhiều vấn để để

hoàn thành bài tiểu luận này

Tạp chí những vấn đề thế giới, tạp chí nghiên cứu quốc tế, tạp chí cộng

Trang 5

sản, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tư liệu trên Internet.

II.PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA BIỂN ĐÔNG

Biển Đông là một biển nửa kín, Rộng khoảng 3,4 triệu km2, được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Philippines, Malaysia, Bru-nây, Indonesia, Thái lan, Campuchia và Singapore

Biển Đông là tuyến vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới sau tuyến Địa Trung Hải với khoảng 150 – 200 tàu trọng tải lớn qua lại mỗi ngày Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào tuyến hàng hải qua Biển Đông (70% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc qua Biển Đông) Biển Đông giàu tài nguyên như dầu, khí đốt và nhiều loại khoáng sản có giá trị như sắt, ti tan, cát thủy tinh, đặc biệt có loại khí đốt gọi là băng cháy với trữ lượng được đánh giá tương đương với trữ lượng dầu khí; nguồn tài nguyên thủy sản to lớn (với hơn 1,000 loài cá, trong đó có 20 loài có giá trị) Biển Đông đem lại cho các quốc gia ven Biển Đông những điều kiện tự nhiên thuận lợi to lớn để xây dựng và phát triển kinh tế

Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với ấn Độ Dương; cũng là nơi tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều nước giữa Việt Nam và Trung Quốc (đối với quần đảo Hoàng Sa), giữa Việt Nam, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Philippines ,Malaysia , Bru-nây (đối với quần đảo Trường Sa) và được quốc tế quan tâm vì liên quan đến vấn đề tự do, an ninh,

an toàn hàng hải

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – Á, Trung Đông – châu Á Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới Mỗi ngày có khoảng 150-200 tàu các loại qua lại biển Đông

Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo Hơn 90% lượng vận tải của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua biển Đông Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế

Trang 6

CHƯƠNG 2:NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG GIỮA PHILIPPINES VỚI TRUNG QUỐC Ở

ĐÔNG NAM Á

Khu vực đường chín đoạn mà Trung Hoa Dân Quốc , sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền , bao gồm hầu hết Biển Đông và chồng lấn với các yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, Indonesia, Malaysia , Philippines, Đài Loan và Việt Nam

Xung đột giữa Philippines và Trung Quốc ngày càng nóng dần lên ở Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á.Cụ thể là chính phủ Philippines kêu gọi các tàu Trung Quốc rời rặng san hô Whitsun Reef ngay lập tức.Manila-Chính phủ Philippines đã có những động thái nhấn mạnh là họ vẫn sẽ duy trì giữ vững chủ quyền của quốc gia mình ở Biển Đông.Theo thông tin thì Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cam kết bảo vệ lãnh thổ biển có chủ quyền của mình,động thái được đặt trong bối cảnh quốc tế quan ngại về hoạt động bành trướng của tàu Trung Quốc trên Biển Đông.Người phát ngôn của Tổng thống Philippines cho biết ông Duterte đã đưa ra cam kết này trong cuộc gặp song phương với đại sứ Trung Quốc tại Manila

Nguyên nhân sâu xa của sự tranh chấp đó là Philippines đã đệ đơn phản đối kịch liệt ngoại giao về sự hiện diện của hơn 200 tàu,được cho là của lực lượng dân quân hàng hải ,trên bãi đá ngầm Whitsun,vẫn là một phần của vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm

mà Philippines tuyên bố chủ quyền.Theo như phát ngôn của tổng thống thì ông nói rằng ông ấy rất lo ngại,mọi quốc gia sẽ lo ngại về số lượng lớn tàu như vậy-phát ngôn viên của ông Duterte – Harry Roque cho biết.Không chỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á lo lắng về vấn đề này mà các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ,Nhật Bản,Canada cũng đồng bày tỏ quan ngại về số lượng lớn tàu Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp

Philippines đã giành chiến thắng tại vụ kiện mang tầm cỡ quốc té có tính bước ngoặt vào năm 2016 do đó Roque cho biết ông Duterte đã nhắc lại với Đại sứ Trung Quốc tại Philippines ,Huang Xilian, trong vụ kiện đó đã nêu bật rõ ràng các quyền chủ quyền của mình trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.Phán quyết cũng vô hiệu hóa yêu sách về đường đứt đoạn của Trung Quốc đối với 90% Biển Đông,tuyến đường thương mại quốc tế tạo ra 3,4 nghìn tỷ USD mỗi năm.Tuy nhiên đại diên bên đại sứ quán Trung Quốc đã không phẩn hồi ngay lập tức mà đến ngày 24/3/2021, tuyên bố các tàu trên bãi đá ngầm Whitsun là tàu cá.Tùy viên quốc phòng của Trung Quốc phủ nhận bất kì lực lượng dân quân nào có mặt trên tàu

Jakarta, CNBC Indonesia - Biển Đông (LCS) đang nóng trở lại Trung Quốc và Philippines một lần nữa lại gây tranh cãi trên vùng biển tranh chấp

Trang 7

Gần đây nhất, Ngoại trưởng Philippines, Teodoro Locsin Jr, đã ném một quả "bom chữ F" vào Trung Quốc Không phải theo nghĩa thực, quả bom được đề cập là những lời chỉ trích và lăng mạ với ngôn ngữ phi ngoại giao trên mạng xã hội Twitter Trong tiếng Anh, ông trục xuất Trung Quốc khỏi Biển Đông với câu "Get The Fuck Out" Ông cũng gọi Trung Quốc là "kẻ ngu ngốc".Trong bài phê bình của mình, Locsin cũng gọi là "các cuộc đàm phán ngoại giao thân thiện không có kết quả" Locsin được biết đến là người rất lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte Lời chửi thề của Locsin là bước leo thang mới nhất trong quan hệ giữa hai nước sau khi xấu đi sau vụ hàng trăm tàu ​ ​ đánh cá Trung Quốc xâm nhập vào rạn san hô Whitsun Khu vực này cách đảo Palawan, Philippines khoảng 175 hải lý về phía tây và cách Hải Nam Trung Quốc 638 hải lý.Theo Tòa Trọng tài Quốc tế, Whitsun Reef được đưa vào Vùng Đặc quyền Kinh tế Manila (EEZ) Nhưng nó đã bị Trung Quốc từ chối bằng cách gọi nó là Niu'e Jiao.Những lời xúc phạm của Locsin ngày càng tăng sau khi Trung Quốc được cho là có "hành động gây hấn" đối với các tàu của Philippines gần bãi cạn Scarborough Khu vực này là một trong những ngư trường phong phú nhất trong khu vực Bãi cạn Scarborough nằm về phía tây của đảo Luzon chính của Philippines và cách bờ biển Trung Quốc gần nhất 470 hải lý Trung Quốc đã chiếm đóng khu vực này từ năm 2012, mặc dù một tòa án quốc tế năm 2016 đã ra phán quyết

có lợi cho Philippines là chủ sở hữu Trung Quốc gọi nó là đảo Hoàng Nham Tuần trước, Bức màn tre khẳng định họ có chủ quyền ở khu vực còn được gọi là "Bajo de Masinloc" và kêu gọi Philippines không leo thang xung đột.Trong khi đó, trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines Bộ này viết: “Trung Quốc không có quyền thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.Người phát ngôn của Duterte cho biết ông sẽ không can thiệp vào dòng tweet của Locsin “Chúng tôi sẽ không can thiệp vào quyền tự do ngôn luận của Locsin,” phát ngôn viên của tổng thống Harry Roque nói.Theo South China Morning Post , hiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào từ phía Trung Quốc Một nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có thể sẽ gạt Locsin sang một bên trừ khi điều đó thoát ra khỏi miệng ông DuterteBản thân ông Duterte được biết đến là người thân thiện với Trung Quốc hơn là với Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ Điều này là do sự hứa hẹn về đầu tư của Trung Quốc vào nước này và vắc-xin coronavirus (Covid-19).Nhưng trong tuyên bố ngày 29/4, ông nhấn mạnh rằng Philippines sẽ không rút quân ở Biển Đông, nơi trước

đó đã triển khai để đáp trả Trung Quốc Ông nói về chủ quyền không thể thương lượng."Tôi sẽ nói với Trung Quốc, chúng tôi không muốn rắc rối Chúng tôi không muốn chiến tranh Nhưng nếu bạn bảo chúng tôi rời đi, thì không", ông Duterte

Trang 8

nói "Có những điều thực sự không thể bị xâm phạm Tôi hy vọng họ hiểu, nhưng tôi cũng có quyền lợi của đất nước mình trong việc bảo vệ."

True News , một dịch vụ tin tức trực tuyến liên kết với Đài Á Châu Tự Do , không thể xác định ngay lập tức liệu các cuộc biểu tình hàng ngày đã dừng lại hay chưa Tuy nhiên, các nhà ngoại giao trước đó cho biết các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục miễn là có cuộc tấn công của Trung Quốc Tháng trước, Bộ chỉ huy miền Tây (Westcom) của quân đội, có trụ sở tại tỉnh Palawan, cho biết: Trung Quốc đã cảnh báo máy bay Philippines khi đang tuần tra trên Biển Đông Theo báo cáo nội bộ của Westcom, Trung Quốc đã bắn 5 quả pháo sáng trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến 22/6 vào các máy bay quân sự của Philippines đang tiến hành tuần tra an ninh Trung Quốc tiếp quản vào năm 2012 và giao chiến với Cảnh sát biển Philippines trong một thế trận căng thẳng trước khi cả hai bên đồng ý rời khỏi vùng biển xung quanh Philippines vẫn kiên quyết với thỏa thuận, nhưng Trung Quốc không bao giờ rời đi, buộc Manila phải đưa vụ việc ra tòa trọng tài quốc tế, mà năm 2016 đã thắng kiện Nhưng Trung Quốc cho biết họ không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Hay Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các vùng biển mà Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền Trong khi Indonesia không coi mình là một bên trong tranh chấp, Bắc Kinh cũng tuyên bố các quyền lịch sử đối với phần biển chồng lấn với EEZ của Indonesia

Bình luận về dịp kỷ niệm 5 năm Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông ra phán quyết cuối cùng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 12-7 nhấn mạnh Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, và bằng các giải pháp, biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm

1982 (Công ước)

Những lời bình luận từ phía Việt Nam đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á :"Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước và quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam đề nghị tất cả các bên liên quan tôn trọng

và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình được quy định trong Công ước, cùng nhau hợp tác, đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh,

an toàn, tự do hàng hải, hàng không và trật tự ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế"

- người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu.Theo bà Hằng, nhân dịp này, Việt Nam cũng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo

Trang 9

Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định trên cơ sở Công ước

Philippines đã có những hành động nhằm phản kháng lại sự xâm chiếm chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc: Vào tháng 4, chính phủ Philippines đã phản đối sự hiện diện của gần 300 tàu Trung Quốc gần đảo Thitu trên Biển Đông đang tranh chấp Có những lo ngại rằng những tàu này là một phần của cái gọi là " lực lượng dân quân hàng hải " của Trung Quốc , là những tàu đánh cá được hỗ trợ bởi Cảnh sát biển Trung Quốc và Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)

Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố sẽ thực hiện “ hành động thích hợp ” , tuyên bố những hành động như vậy là “bất hợp pháp” và “ vi phạm rõ ràng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines như được định nghĩa theo luật pháp quốc

tế ”

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thậm chí còn tỏ ra khó chịu: các báo cáo truyền thông trích dẫn rằng ông đe dọa sẽ gửi quân đến một " nhiệm vụ cảm tử " nếu Trung Quốc không "sa thải" hòn đảo này Anh ấy được trích dẫn rằng “chúng ta hãy là bạn nhưng đừng chạm vào Đảo Pag-Asa hoặc phần còn lại Nếu không, mọi thứ sẽ khác ” Tổng thống Duterte mô tả đây không phải là một lời cảnh báo mà là một “lời khuyên”

Những tuyên bố mạnh mẽ này trên đảo Thitu trái ngược với giọng điệu hòa giải mà ông Duterte đã nói đối với Trung Quốc kể từ khi ông trở thành tổng thống vào năm

2016 Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Duterte đã theo đuổi tài trợ thương mại và cơ sở hạ tầng từ Sáng kiến ​ ​ Vành đai và Con đường của Trung Quốc, và do

đó, đã làm dịu hùng biện phản đối Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông Tuy nhiên, ông đã không hoàn toàn im lặng: vào tháng 8 năm 2018, chẳng hạn, ông Duterte đã công khai cảnh báo Bắc Kinh “ nóng nảy… hành vi của họ” ở Biển Đông

Trong cùng năm ông Duterte nhậm chức, một tòa trọng tài quốc tế đã vô hiệu hóa các tuyên bố của Trung Quốc về “quyền lịch sử” đối với các vùng rộng lớn ở Biển Đông, trong một vụ kiện do chính phủ Aquino kế nhiệm ông Duterte khởi xướng Tuy nhiên, ông Duterte thích từ chối những lời chỉ trích về sự quyết đoán liên tục của Bắc Kinh ở Biển Đông, được coi là trái với phán quyết của trọng tài Trong nội bộ Philippines, đã

có nhiều cuộc phản đối về việc chính phủ không lên tiếng về các tranh chấp ở Biển Đông và phàn nàn của giới tinh hoa rằng ông Duterte quá mềm mỏng với Bắc Kinh.Vào tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã

đe dọa xem xét Hiệp ước Phòng thủ lẫn nhau với lý do Hoa Kỳ tỏ ra “mâu thuẫn” về

sự liên quan của hiệp ước này đối với Biển Đông.Việc các tàu của Bắc Kinh gia tăng

Trang 10

nhìn thấy các tàu của Bắc Kinh xung quanh đảo Thitu và hành động chống trả của Manila diễn ra sau khi các quan chức Mỹ công khai đảm bảo với Philippines rằng nếu Trung Quốc tấn công ở Biển Đông, Mỹ sẽ ra tay bảo vệ họ Tại cuộc họp báo ở Manila ngày 1/3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: “ Một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng, máy bay hoặc tàu công cộng của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các nghĩa vụ phòng vệ lẫn nhau theo Điều 4 của Tương hỗ của chúng ta Hiệp ước Phòng thủ” Điều này được giải thích rộng rãi là làm rõ quan điểm không rõ ràng trước đây của Washington về việc liệu một cuộc đụng độ ở Biển Nam có tạo thành một cuộc tấn công vào Philippines hay không Tuy nhiên, phản ứng tại Manila

để làm rõ Mỹ nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước phòng thủ chung là hỗn hợp

Chương 3: Một vài nhận xét của cá nhân về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Đông Nam Á

Theo cá nhân tôi thấy rằng sự hợp lý ở đây qua những bài báo thông tin về vấn đề trang chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc là về những hành động của cả 2 bên đã mang tính bước ngoặc,đưa ra nhiều mấu chốt quan trọng về vấn

đề tranh chấp Biển Đông này.Hợp Lý ở chỗ là đã thông tin chính xác các mốc thời gian cũng như số liệu cụ thể qua từng thời điểm của sự tranh chấp nổ ra.Philippines cũng đã đưa ra được nhiều biện pháp hợp lý mang tầm quan trọng để giải quyết sao cho hợp lý vấn đề này

Tuy nhiên theo tôi thấy thì những bài báo này cần tăng cường mở rộng những thông tin này đến nhiều người trên thế giới.Cần phải ngày càng nâng tầm quan trọng hóa vấn

đề Biển Đông trở thành vấn đề tiêu điểm để đưa ra bàn luận ở giữa những quốc gia trong và ngoài khu vực với nhau.Bên cạnh đó phải thu thập thêm nhiều thông tin, liên tục cập nhật tình hình về vấn đề tranh chấp Biển Đông không những với Philippines

mà còn nhiều quốc gia khác Tôi có thể nhận xét rằng đây là một vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông cần được đưa ra thế giới để xem xét và bàn bạc.Vấn đề tranh chấp Biển Đông thì luôn là tiêu điểm nóng không những của những nước ven biển như Philippines,Việt Nam mà còn là vấn đề đáng để lên án đối với một nước lớn như Trung Quốc với mục đích lấn chiếm,bá quyền đối với lãnh thổ của những nước nhỏ hơn

Dựa trên thông tin nghiên cứu về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông của Philippines với Trung Quốc tôi đã hiểu được sâu sắc và kĩ càng về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông không còn trong phạm vi giữa nước lớn và nước nhỏ mà đã vươn tầm Quốc tế.Mức độ nổ ra bằng những vụ kiện,những hành động lấn chiếm một

Ngày đăng: 22/11/2024, 14:58

w