1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình hình nghiên cứu về văn hóa khu vực Đông nam Á

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình nghiên cứu về văn hóa khu vực Đông Nam Á
Tác giả Nguyễn Thùy Trang
Người hướng dẫn TS. Hồ Thị Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Đông Phương học
Chuyên ngành Đông Nam Á học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 750,64 KB

Nội dung

Việt Nam nằm trong tổng thể văn hóa Đông Nam Á và là một trong số ít những quốc gia hội tụ được nhiều giá trị, tinh hoa của nền văn hoá, văn minh phương Đông, mang nhiều đặc trưng điển h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Học phần : Nhập môn Đông Nam Á học

Giảng viên : TS Hồ Thị Thành

Sinh viên : Nguyễn Thùy Trang

Mã số sinh viên : 21030579

Lớp : QH-2021-X-ĐNA

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Tổng quan về văn hóa Đông Nam Á 1

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á 2

1 Lịch sử nghiên cứu về Văn hóa Đông Nam Á 2

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á 2

3 Một số phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á 4

1 Cuốn sách “Văn hóa Đông Nam Á” của GS.TS Mai Ngọc Chừ 4

2 “Buddhism in Early Southeast Asia” (1973) - Aurora Roxas-Lim 5

3 Nghiên cứu về vấn đề “Việt Nam trong tổng thể văn hóa Đông Nam Á” 7

CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC

TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á 8

1 Một số thành tựu trong nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á 8

2 Những thách thức trong quá trình nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á 9

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Tiếng Việt……… 12

Tiếng Anh……… 12

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Đông Nam Á là khu vực đa văn hóa bởi sự giao lưu, tiếp xúc giữa 11 quốc gia trong khu vực và các vùng lãnh thổ khác Văn hóa Đông Nam Á mang những bản sắc văn hóa lâu đời, riêng biệt nhưng lại cùng tồn tại và thống nhất Việt Nam nằm trong tổng thể văn hóa Đông Nam Á và là một trong số ít những quốc gia hội tụ được nhiều giá trị, tinh hoa của nền văn hoá, văn minh phương Đông, mang nhiều đặc trưng điển hình của một “Đông Nam Á thu nhỏ”.1

Bản thân tôi là một người học chuyên sâu về Đông Nam Á, hơn nữa, văn hóa còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác như kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội… của khu vực nói chung và đối với Việt Nam nói riêng Và để hiểu sâu sắc thêm về văn hóa Đông Nam Á, chắc chắn phải xuất phát từ những công trình nghiên cứu của các bậc tiền bối từ trước tới nay, đó là kho tàng kiến thức giá trị giúp tôi có cái nhìn

từ tổng quan đến chi tiết về mọi khía cạnh, cũng như những thành tựu, hạn chế và những thách thức trong việc nghiên cứu về văn hóa khu vực Xuất phát từ những luận

điểm trên, tôi nhận thấy, việc tìm hiểu về tình hình nghiên cứu văn hóa khu vực Đông

Nam Á là thực sự quan trọng và cần thiết

2 Tổng quan về văn hóa Đông Nam Á

Đông Nam Á là một khu vực văn hóa vừa đa dạng vừa thống nhất Điều đó đã được khẳng định bởi nhiều học giả cả phương Đông và phương Tây Bởi trước khi tiếp xúc với những nền văn hóa khác như Trung Quốc, Ấn Độ, cư dân vùng Đông Nam Á vốn đã sở hữu một nền văn hóa bản địa khá phát triển: Nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nền văn hóa Đông Sơn cùng với ngôn ngữ bản địa, tổ chức làng, xã, chế độ mẫu hệ, phong tục tập quán về lễ hội, lễ Tết… Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á ngày càng tiếp thu thêm nhiều yếu tố mới từ các nền văn hóa bên ngoài khu vực, có thể kể đến như Ấn Độ, Trung Quốc, Arap và cả phương Tây (Pháp, Anh, Mỹ…) - đó là sự giao lưu văn hóa Song song với sự phát triển của kinh tế khu vực, các giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ càng được chú trọng, phát huy Văn hóa Đông Nam Á trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn khu vực

1

GS.TS Phạm Đức Dương, 21/6/2010, Văn hóa Việt Nam- Văn hóa đa sắc tộc, VietNam Federation of

UNESCO Associations,

http://unescovietnam.vn/vnf/index.php?option=com_content&view=article&id=412:vn-hoa-vit-nam-vn-hoa-a-sc-tc&catid=114:tin-vn-hoa&Itemid=329

Trang 4

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á

1 Lịch sử nghiên cứu về Văn hóa Đông Nam Á

Chính bởi sức ảnh hưởng sâu rộng, văn hóa Đông Nam Á trở thành mảnh đất màu

mỡ, trù phú thu hút tâm sức, bút lực của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài khu vực Trong suốt nhiều thập kỉ qua, có rất nhiều các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí,…đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa Đông Nam Á trên mọi phương diện, khía cạnh và nhiều vấn đề liên quan khác Ở đây, ta có thể kể đến một vài công trình

nghiên cứu: Văn hóa Đông Nam Á của Mai Ngọc Chừ, Nxb ĐHQGHN (tái bản năm 1999); History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives (1997), ISEAS

Institute of Southeast Asian Studies-

Asian Art and Culture (2006) - Aurora Roxas-Lim; Người Đông Nam Á nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu về sự đa dạng văn hóa ở khu vực Đông Nam Á (2008) của TS

Nguyễn Duy Thiệu; Southeast Asian Culture and Heritage in a Globalising World (2016) - Rahil Ismail, Brian Shaw; Đặc biệt là “Tính thống nhất trong đa dạng của

văn hóa truyền thống Đông Nam Á”- chủ đề luôn trở đi trở lại cho đến tận những năm gần đây, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều công trình luận văn, luận án… Nghiên cứu về Văn hóa Đông Nam Á, người ta không giới hạn ở một bình diện nào, mà luôn phát triển trên nhiều khía cạnh, nhiều mối liên hệ khác nhau: Văn hóa truyền thống của từng quốc gia; sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của văn hóa các nước trong khu vực; sự ảnh hưởng của văn hóa khu vực đến các quốc gia, vùng lãnh thổ khác; những hạn chế, thách thức nền văn hóa Đông Nam Á phải đối mặt,… Bởi vậy, việc nghiên cứu về Văn hóa Đông Nam Á là vô cùng quan trọng, có lịch sử lâu đời cùng số lượng công trình nghiên cứu đồ sộ

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á

Mục tiêu nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á là phát triển những giá trị tốt đẹp,

tích cực của nền văn hóa khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự gắn kết, giao lưu hợp tác của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong và ngoài khu vực trên mọi mặt Đồng thời, nghiên cứu để tìm ra những điểm hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức còn tồn tại nhằm định hướng những bước tiến tiếp theo trong tương lai Những công trình nghiên cứu văn hóa còn là nơi lưu giữ tri thức văn hóa khu vực, nhằm giúp thế hệ sau có nhiều cơ hội tiếp cận và kế thừa

Để đạt được những mục tiêu trên, các nhà nghiên cứu, những người tham gia làm nghiên cứu phải tốn nhiều thời gian và tâm huyết Cùng với đó là một số nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 5

 Nắm bắt và chọn lọc thông tin chính xác, phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu

 Xác định rõ đề tài nghiên cứu, liên quan đến khía cạnh nào của văn hóa Đông Nam Á

 Đưa ra những quan điểm, đánh giá trực quan, thẳng thắn về các vấn đề của văn hóa khu vực

 Nghiên cứu những khía cạnh mới dựa trên sáng kiến, ý tưởng của tư duy mới

 Đề xuất giải pháp, định hướng khi nghiên cứu những hạn chế, thách thức của nền văn hóa khu vực

3 Một số phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về văn hóa, cụ thể là văn hóa Đông Nam Á, người nghiên cứu phải sử

dụng đến nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bởi vốn dĩ, bản thân văn hóa cũng đã có tính tích hợp, liên ngành Thông qua sự tìm hiểu về những công trình nghiên cứu, tạp chí, sách, báo,…về văn hóa nói chung và cụ thể là về văn hóa Đông Nam Á, tôi nhận thấy rằng, mỗi học giả, mỗi nhà nghiên cứu đều sử dụng những phương pháp chung nhất định, bên cạnh những phương pháp riêng, phụ thuộc vào đề tài, lĩnh vực, phạm vi,…nghiên cứu Cụ thể, đa phần các công trình nghiên cứu văn hóa này sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, tài liệu; phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn hóa và văn hóa học; phương pháp nghiên cứu khu vực; phương pháp nghiên cứu liên ngành - tiếp cận văn hóa, lịch sử và những lĩnh vực liên quan…

Đó là những công cụ hỗ trợ nhằm đạt được hiệu quả nghiên cứu cao nhất có thể, tăng chất lượng, giá trị của công trình nghiên cứu về tính khoa học, logic, chính xác

Ví dụ, trong cuốn Văn hóa Đông Nam Á (tái bản năm 1999) của Mai Ngọc Chừ, ông

đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đi đến hoàn thành công trình nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á, có thể nói là tương đối toàn diện và đầy đủ Điển hình là phương pháp nghiên cứu liên ngành, tác giả vận dụng kiến thức đa lĩnh vực: Chuyên ngành Địa lý khi nghiên cứu về điều kiện tự nhiên Đông Nam Á; chuyên ngành Lịch

sử khi nghiên cứu về nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á - Chủ thể của văn hóa Đông Nam Á v.v…2

2

Mai Ngọc Chừ, Văn hóa Đông Nam Á (tái bản 1999), tr.15, 22

Trang 6

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐÔNG

NAM Á

Văn hóa Đông Nam Á được đào sâu nghiên cứu từ tổng quan nền văn hóa khu vực cho đến tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật…đặt trong bối cảnh cụ thể, vấn đề

cụ thể Dưới đây là một số công trình nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á về một vài khía cạnh, vấn đề khác nhau

1 Cuốn sách “Văn hóa Đông Nam Á” của GS.TS Mai Ngọc Chừ

GS.TS Mai Ngọc Chừ, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đông Nam Á học, hiện ông

đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Đào tạo Khoa Đông phương học và một

số chức vụ quan trọng khác tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Hoạt động nghiên cứu chính của ông hướng đến Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông.3

Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, ông đã cho ra đời nhiều

công trình nghiên cứu giá trị, trong đó “Văn hóa Đông Nam Á” là một công trình tiêu

biểu

“Văn hóa Đông Nam Á” ra đời nhằm phục vụ „yêu cầu cấp thiết cần phải có một

cuốn giáo trình cho sinh viên Đông phương học, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Đông Nam Á học‟ Theo GS.TS Mai Ngọc Chừ, cuốn sách này không đi sâu vào văn hóa từng nước hay khu vực nhỏ, cũng không chỉ bàn về một lĩnh vực cụ thể mà bao quát toàn bộ khu vực Đông Nam Á với nhiều phương diện văn hóa, cả theo cấu trúc lẫn diễn trình lịch sử.4

Như vậy, đây là một công trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa Đông Nam Á, đó cũng là điểm khác biệt so với một số cuốn sách về Đông Nam Á trước đó Gắn với nội dung trên, tác giả có nhiệm vụ tổng kết những kết quả, thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, xây dựng lại thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh về tất cả mọi mặt của văn hóa Đông Nam Á

Đối với một công tình nghiên cứu tổng hợp nhiều nội dung như vậy, tác giả cần đến những phương pháp nghiên cứu đa dạng Tuy nhiên, do kiến thức chưa đủ sâu rộng, tôi xin phép chỉ điểm qua một số phương pháp nghiên cứu chính, nổi bật Khi nghiên cứu về một lĩnh vực nhiều vấn đề và phức tạp như văn hóa Đông Nam Á- một nền văn hóa có lịch sử lâu đời và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trước hết cần đến phương pháp phân tích, xử lý thông tin Nhờ đó, tác giả có thể hình thành nên một hệ thống nghiên cứu khoa học và logic Đồng thời, ông ứng dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn hóa xuyên suốt nội dung cuốn sách- đó là phương pháp nghiên

3Viet Nam Documentary Photography, 2015, Mai Ngọc Chừ,

https://www.documentary.vn/People/Archive/Mai-Ngoc-Chu/i-jpPcFTf/

4

Mai Ngọc Chừ, Văn hóa Đông Nam Á (1999), tr.3

Trang 7

cứu cần thiết của một công trình nghiên cứu về văn hóa nhằm khai thác những thông tin chính xác, giá trị về mọi khía cạnh của lĩnh vực này Một phương pháp vô cùng quan trọng nữa, là phương pháp nghiên cứu liên ngành Thực hiện công trình nghiên cứu với mục đích đem lại cái nhìn tổng quan nhưng vẫn tương đối đầy đủ về văn hóa Đông Nam Á, tác giả đã đi từ „Đặc điểm tự nhiên và nguồn gốc tộc người‟; „Tiến tình lịch sử văn hóa Đông Nam Á‟ qua các thời kì cho đến „Các thành tố của văn hóa Đông Nam Á‟ Để làm được điều đó cần sự kết hợp của nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau, có mối liên hệ mật thiết với văn hóa Đông Nam Á: Lịch sử học, Địa lý học, Khu vực học, Tôn giáo học, Dân tộc học…

Trải qua quá trình dài nghiên cứu, “Văn hóa Đông Nam Á” của GS.TS Mai Ngọc Chừ đã khẳng định được những giá trị riêng giữa vô vàn công trình nghiên cứu về văn hóa khu vực Mặc dù cuốn sách vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, Ví dụ, mục VIII của Phần thứ ba, vấn đề lịch sử của nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á vẫn chưa được hoàn thành Bởi lẽ, để có được một cuốn sách tầm cỡ về văn hóa Đông Nam Á cần phải có thời gian lâu hơn cho việc chuẩn bị, tuy nhiên vì áp lực thời gian gấp rút, cuốn sách chưa thật sự sâu sắc và chi tiết Trong những lần tái bản tiếp theo, tác giả hi vọng sẽ giúp cuốn sách hoàn thiện hơn, lấp đầy những khoảng trống còn thiếu sót

2 “Buddhism in Early Southeast Asia” (1973) - Aurora Roxas-Lim

Giáo sư Aurora Roxas-Lim (1935-2020), nguyên chủ nhiệm Asian Center Bà là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực văn học, lịch sử, nghệ thuật và nghiên cứu khu vực Sự nghiệp viết lách, nghiên cứu của bà kéo dài suốt sáu thập kỷ và cho ra đời nhiều bài báo nghiên cứu về nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, tôn giáo và xã hội Đông Nam Á.5

“Buddhism in Early Southeast Asia” công bố năm 1973, xuất bản trong Tạp chí

Nghiên cứu Châu Á (Asian Studies Journal- ASJ) ASJ là một ấn phẩm của Asian

Center, nơi bà từng là Trưởng khoa từ năm 1994 đến năm 1997 Bài viết nghiên cứu

về một khía cạnh của văn hóa- vấn đề về Tôn giáo, cụ thể là về Phật giáo ở khu vực Đông Nam Á Trong bài, GS.Aurora Roxas-Lim đã đề cập đến lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo ở Đông Nam Á; nêu lên tác động, ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo tới các vấn đề xã hội như hình thành thể chế, đặc điểm văn hóa- nghệ thuật, , bên cạnh các mối liên hệ, ảnh hưởng tư tưởng từ các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Ấn Độ- quê hương của Phật giáo

5

Asian Center, 2020, Professor Aurora Roxas-Lim, Former Dean of the UP Asian Center, Passes Away at

84, https://www.ac.upd.edu.ph/index.php/resources/news-announcements/2251-dean-lim-passes-away

Trang 8

Trong bài nghiên cứu, giáo sư đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu văn hóa khác nhau Ở đây, tôi sẽ điểm qua một vài phương pháp nghiên cứu quan trọng của bài Trước hết là phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin Phật giáo là một tôn giáo có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cho nên những thông tin, kiến thức cốt lõi về Phật giáo, tôn giáo là những giá trị không thể thay đổi Dựa trên đó, tác giả tổng hợp và phân tích trên các lĩnh vực liên quan để đặt ra những vấn đề nghiên cứu

cụ thể Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành- phương pháp quan trọng khi nghiên cứu về các khía cạnh của văn hóa: Lịch sử học, khu vực học, tôn giáo học… Cụ thể, khi nghiên cứu về Phật giáo, xuyên suốt là kiến thức trong lĩnh vực tôn giáo học Ngoài ra, liên quan đến lịch sử Phật giáo trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, giáo sư Aurora Roxas-Lim có đề cập: Lịch

sử phát triển của Phật giáo là một vấn đề rất phức tạp Đặc biệt, chúng ta sẽ không thể hiểu được lịch sử phát triển của Phật giáo ở Đông Nam Á nếu như không song song tìm hiểu về sự ra đời, phát triển của tôn giáo này ở Ấn Độ.6

Đó là nội dung về lịch sử học Về khu vực học, bà chỉ ra những tác động, ảnh hưởng của khu vực đến sự truyền

bá, tiếp thu tư tưởng Phật giáo trong lịch sử hình thành, phát triển bởi Phật giáo có khu vực tiếp cận rộng lớn, bao gồm gần như toàn bộ khu vực Châu Á, từ phía tây là Afghanistan tới phía Nam là Java và tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc- Mông Cổ

về phía bắc.7

Qua bài nghiên cứu, GS Aurora Roxas-Lim đặt ra một vấn đề lớn hơn về sự cần thiết đưa ra một cuộc khảo sát chung về các đặc điểm văn hóa được truyền đến Đông Nam Á từ thời kỳ đầu tiên mà Phật giáo lan rộng (XII- XIV).8 Quá trình truyền bá và ảnh hưởng của Phật giáo đối với các nền văn hóa Đông Nam Á sẽ được chỉ ra thông qua những đóng góp của các học giả về vấn đề trên

6

GS.Aurora Roxas-Lim, 1973, Buddhism in early Southeast Asia, Tạp chí Nghiên cứu Châu Á (Asian

Studies Journal- ASJ),

https://www.asj.upd.edu.ph/mediabox/archive/ASJ-11-01-1973/roxas-limbuddhism%20early%20southeast%20asia.pdf

7GS.Aurora Roxas-Lim, 1973, Buddhism in early Southeast Asia, Tạp chí Nghiên cứu Châu Á (Asian

Studies Journal- ASJ),

https://www.asj.upd.edu.ph/mediabox/archive/ASJ-11-01-1973/roxas-limbuddhism%20early%20southeast%20asia.pdf

8

GS.Aurora Roxas-Lim, 1973, Buddhism in early Southeast Asia, Tạp chí Nghiên cứu Châu Á (Asian

Studies Journal- ASJ),

https://www.asj.upd.edu.ph/mediabox/archive/ASJ-11-01-1973/roxas-limbuddhism%20early%20southeast%20asia.pdf

Trang 9

3 Nghiên cứu về vấn đề “Việt Nam trong tổng thể văn hóa Đông Nam Á”

Trong quá trình tìm hiểu về Tình hình nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á, tôi đọc

được nhiều bài báo, luận văn, luận án, cũng như các tác phẩm sách, đề cập tới tác động, ảnh hưởng của Văn hóa khu vực đối với Việt Nam, nghiên cứu về Việt Nam trong tổng thể văn hóa Đông Nam Á và một số vấn đề liên quan khác

Ở đây, tôi xin được dẫn ra một bài nghiên cứu về đề tài trên: Văn hóa Việt Nam

trong không gian Văn hóa Đông Nam Á- một góc nhìn địa- Văn hóa, 30/3/2017 in

trong Kho tàng Văn hóa của tác giả Huỳnh Thiệu Phong Thông qua tìm hiểu, tôi thấy được rằng, bài nghiên cứu hướng đến phân tích sự tương đồng, tương cận của văn hóa Việt Nam với văn hóa Đông Nam Á từ góc nhìn địa- văn hóa, có nghĩa là coi yếu

tố tự nhiên như cội nguồn, gốc rễ của sự tương đồng đó giữa văn hóa nước ta với văn hóa của toàn khu vực, thông qua đây góp phần làm rõ hơn luận điểm “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ”- như đã được nhiều nhà nghiên cứu nhận định

Bài nghiên cứu tiếp cận Đông Nam Á như một không gian văn hóa liên quan đến những quan điểm, nhận định khác nhau Quan trọng nhất, tác giả đã nghiên cứu về sự tương đồng văn hóa giữa Việt Nam với văn hóa Đông Nam Á Tác giả chỉ chỉ ra những giá trị văn hóa có sự tương đồng lẫn nhau, chịu sự chi phối của yếu tố tự nhiên Cụ thể, Huỳnh Thiệu Phong đã phân tích một vài nét tương đồng dựa trên các yếu tố địa lý, tự nhiên: Phong tục tập quán, sáng tạo những nền văn hóa tộc người và địa phương đa dạng và phong phú trên cơ tầng chung của văn hóa nông nghiệp, lễ hội truyền thống, tin ngưỡng bản địa, làm nghề (đánh bắt, dệt nhuộm, đan lát…), tinh thần xem trọng gia đình,… Ở mỗi nét tương đồng, tác giả đều đưa ra những luận chứng, luận cứ cụ thể Ví dụ, để nhấn mạnh lại quan điểm đã được nhìn nhận trước

đó “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ” Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, „nếu Đông Nam Á được xem như là cầu nối giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải thì Việt Nam lại tọa lạc ngay trung tâm của Đông Nam Á Chính vị trí này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa‟; với vị trí địa lý như vậy, „Việt Nam cũng gần gũi và chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ‟.9

Bài nghiên cứu này là sự kết hợp của phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn hóa, lịch sử, địa lý, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp nghiên cứu liên ngành… Tuy đây chưa thể là một chuẩn mực vì sự bất đồng trong việc xác định các

9

Huỳnh Thiệu Phong, Kho tàng Văn hóa, 30/3/2017, Văn hóa Việt Nam trong không gian Văn hóa Đông

Nam Á- một góc nhìn địa- Văn hóa, https://nghiencuulichsu.com/2017/03/30/van-hoa-viet-nam-trong-khong-gian-van-hoa-dong-nam-a-mot-goc-nhin-dia-van-hoa/

Trang 10

thành tố văn hóa, tác giả chỉ nghiên cứu dựa trên một góc nhìn là địa- văn hóa Nhưng, thông qua đó cũng đã khẳng định một lần nữa, văn hóa Việt Nam đã có

„những tiếp nhận, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các quốc gia còn lại trong khu vực‟, củng cố thêm về sự hiện diện của Việt Nam trong tổng thể văn hóa Đông Nam

Á

CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC

TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á

1 Một số thành tựu trong nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á

Việc nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á cho tới nay đã đạt được những thành tựu nhất định

Trước hết, những công trình nghiên cứu chất lượng, giá trị là nguồn tư liệu quý

báu hỗ trợ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu của các thế hệ sau Cuốn “Văn hóa Đông

Nam Á” của GS.TS Mai Ngọc Chừ là một ví dụ điển hình, được sử dụng phổ biến

trong nghiên cứu văn hóa khu vực và các lĩnh vực liên quan, đặc biệt trong trường học Có thể nói là „sách gối đầu giường‟ của những ai muốn tìm hiểu về văn hóa khu vực, hơn hết là đối với sinh viên ngành Đông Nam Á học, như đã nêu trên Bởi ở đây cung cấp những thông tin cốt lõi, hữu ích về các vấn đề xoay quanh Văn hóa Đông Nam Á Cho đến nay, cuốn sách là một công trình nghiên vẫn vẹn nguyên giá trị, góp phần khẳng định tên tuổi của ông trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa khu vực lúc bấy giờ

Bên cạnh đó là những thành tựu nghiên cứu nhất định ở từng khía cạnh khác nhau, liên tục tìm ra những vấn đề mới về văn hóa của khu vực Ví dụ, về tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á Những người làm nghiên cứu không chỉ dừng lại ở lịch

sử ra đời và quá trình tồn tại, phát triển của các trường phái tôn giáo khác nhau mà còn đặt ra các vấn đề mới trong bối cảnh mới Trong Tạp chí nghiên cứu Đông Nam

Á, có bài nghiên cứu „Tín ngưỡng, tôn giáo Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập

hiện nay‟, 3/2019, tác giả Lê Thu Huyền, Võ Thị Thanh Thúy Bài nghiên cứu đã đặt

ra vấn đề về những thách thức đến từ sự đa dạng hóa các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng trong quá trình hội nhập, phát triển của khu vực.10

Hay bài “Buddhism in

Early Southeast Asia” của GS.Aurora Roxas-Lim đã nêu trên Bà đã thành công

10

Lê Thu Huyền, Võ Thị Thanh Thúy, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, 3/2019, Tín ngưỡng, tôn giáo Đông

Nam Á trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Ngày đăng: 21/11/2024, 08:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w