1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Họ Sim (Myrtaceae) Ở Khu Vực Phía Nam Tỉnh Thanh Hóa Và Phía Bắc Tỉnh Nghệ An.pdf

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đậu Bá Thìn

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 3

Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học theo Quyết định số 942/QĐ-ĐHHĐ ngày 26/4/2023

của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức

Xác nhận của Người hướng dẫn

Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Ngày tháng 7 năm 2023

Trang 4

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận

văn, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố

Người cam đoan

Nguyễn Thị Hải

Trang 5

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Hồng Đức, tôi đã nhận được sự quan tâm dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của Quý thầy/cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự động viên của gia đình người thân giúp tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Đậu Bá Thìn đã hướng dẫn khoa học và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Bộ môn Sinh học Trường Đại học Hồng Đức, UBND thị xã Nghi Sơn, UBND thị xã Hoàng Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài

Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường THPT Quảng Xương 1, Tổ Sinh học đã tạo điều kiện để tôi được tham gia và hoàn thành khóa học

Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy/Cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ nghiên cứu của đề tài cấp Bộ, mã số B2022-TDV-07

Xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 6 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Hải

Trang 6

1.1.3 Nghiên cứu họ Sim tại Thanh Hóa và vùng nghiên cứu 7

1.2.2.2 Thực trạng một số ngành kinh tế chủ yếu 11

Trang 7

iv

1.2.2.3 Về cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế 11

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

2.1 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu 13

2.4.2.2 Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 15 2.4.2.3 Đánh giá đa dạng của hệ thực vật của họ Sim (Myrtaceae) 16 2.4.2.4 Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng các loài thuộc họ Sim

Trang 8

Danh mục công trình công bố liên quan đến đề tài luận văn 37

PHỤ LỤC Phụ lục 1 Một số hình ảnh thực địa

Phụ lục 2 Phụ lục ảnh một số loài họ Sim

Trang 9

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN Bảo tồn thiên nhiên VQG Vườn Quốc gia

Trang 10

23

Bảng 3.3

Bảng 3.3 So sánh kết quả nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An với kết quả nghiên cứu ở khu BTTN Pù Huống, Nghệ An

24

Bảng 3.4

Bảng 3.4 So sánh số lượng chi, loài họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ với họ Sim trong cả nước

25

Bảng 3.5 Dạng thân của các loài thuộc họ Sim ở khu vực

Bảng 3.6 Các yếu tố địa lý của họ Sim (Myrtaceae) ở phía

Nam tỉnh Thanh Hoá - Bắc tỉnh Nghệ An 28 Bảng 3.7 Các nhóm giá trị sử dụng của họ Sim (Myrtaceae)

ở phía Nam tỉnh Thanh Hoá - Bắc tỉnh Nghệ An 30

Trang 11

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Tỷ lệ % các chi trong họ Sim (Myrtaceae) ở phía

Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An 24

Hình 3.2 Tỷ lệ % các bậc taxon của họ Sim (Myrtaceae) ở

khu vực nghiên cứu so với họ Sim trong cả nước 26

Hình 3.3 Tỷ lệ % các dạng thân của họ Sim (Myrtaceae) ở

phía Nam tỉnh Thanh Hoá - Bắc tỉnh Nghệ An 27

Hình 3.4 Tỷ lệ % các yếu tố địa lý họ Sim (Myrtaceae) ở phía

Nam tỉnh Thanh Hoá-Bắc tỉnh Nghệ An 29

Hình 3.5

Tỷ lệ % các nhóm giá trị sử dụng họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hoá - Bắc tỉnh Nghệ An

31

Trang 12

1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Họ Sim (Myrtaceae Juss 1789) là một trong những họ lớn của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), trên thế giới có khoảng 4.500 - 5.000 loài thuộc 130 chi, phân bố ở khu vực Địa Trung Hải, châu Phi, Madagascar, châu Á, Australia, đảo Thái Bình Dương và khu vực nhiệt đới châu Mỹ [39] Hiện nay, ở Việt Nam đã ghi nhận được 15 chi với 107 loài và thứ [3] chúng phân bố từ đồng bằng, trung du đến vùng núi cao Về giá trị, các loài trong họ Sim có thể được sử dụng làm đồ gỗ, trồng làm cảnh, nguyên liệu cho ngành dược, lấy tinh dầu, ăn được,… [6], [16], [21]

Đến nay, còn có công trình của tác giả Nguyễn Kim Đào (2023) trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 2 - Nguyễn Tiến Bân chủ biên) [3] và một số công trình nghiên cứu riêng lẻ về họ Sim như Nguyễn Cảnh Hiếu và cộng sự (2021) [12], Trần Hậu Khanh (2022) [18]

Khu vực phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An là vùng tiếp giáp giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An có hệ thống núi đất xen kẽ núi đá vôi Qua khảo sát, cho thấy ở khu vực này hệ thực vật khá đa dạng, phong phú Bên cạnh đó, tại đây hiện có 3 nhà máy xi măng (Nghi Sơn, Công Thanh và Hoàng Mai) đã và đang khai thác nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng nên ít nhiều có tác động đến hệ thực vật nói chung và họ Sim nói riêng Cho đến nay, ở khu vực này đã có một số công trình nghiên cứu về thực vật như Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009) nghiên cứu về thực vật có mạch [2], Đậu Bá Thìn và cộng sự (2014, 2019) nghiên cứu về họ Đậu, họ Cúc và họ Thầu dầu [24], [25], [26] Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu riêng biệt nào về họ Sim tại đây

Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng họ Sim (Myrtaceae) ở khu vực phía Nam tỉnh Thanh Hóa và phía Bắc tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá tính đa dạng về thành phần loài họ Sim cũng như giá trị

của chúng tại khu khu vực này để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học

Trang 13

2

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài, dạng thân, yếu tố địa lý và giá trị sử dụng của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên họ Sim (Myrtaceae) nói riêng và các họ thực vật khác nói chung

Trang 14

3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu về họ Sim trên thế giới

Nghiên cứu đề cập về họ Sim (Myrtaceae) lần đầu tiên là nhà thực vật học C Linnaeus (năm 1753), ông đã liệt kê họ này có 13 loài thuộc 3 chi là

Psidium (có 1 loài), Eugenia (5 loài) và Myrtus (7 loài) [49]

Tiếp sau đó, A Jussieu (năm 1789) đã đặt tên họ Sim là Myrtaceae với typus là Myrta L [41]; về sau các chi trong họ này đã có nhiều thay đổi, như

các loài trong chi Eugenia L được tác giả Gaertner (1732-1791) chuyển sang chi Syzygium, ông cho rằng Eugenia đặc trưng cho vùng phân bố châu Mỹ với

đặc điểm cánh đài không dựng đứng cao trên bầu và quả buông thõng xuống, có múi, hạt không dính liền vào nội quả bì Trong khi đó, các loài phân bố ở

các châu lục còn lại được xếp vào chi mới là Syzygium Gaertn [48] Sau này, Blume (1826) cũng tách từ chi Eugenia ra khỏi Syzygium để xây dựng 1 chi mới là Cleistocalyx Blume với lý do cánh đài dính nhau từ trong nụ và rơi một lượt, hạt dính vào nội quả bì Trong khi đó chi Syzygium có cánh đài rời

nhau hay chỉ dính nhau ở gốc, dựng trên noãn sào và luôn còn lại trên quả chín, hạt dính vào nội quả bì Blume cũng đã chia họ Sim thành 11 chi với 53 loài [36] Các thay đổi này không được cập nhật trong các Bộ thực vật chí của các nước châu Á nhiệt đới

Năm 2007, J Chen & L A Craven cho rằng họ Sim trên thế giới có khoảng 130 chi và 4.500 đến 5.000 loài [39] Trong khi đó, tác giả F Gagnepain trong Bộ thực vật chí đại cương Đông dương, tập 2 (1908) đã chia

họ Sim thành 11 chi và 80 loài Ông cũng sử dụng chi Eugenia L cho tất cả các loài thuộc chi Syzygium và chi Cleistocalyx, đồng thời còn xếp cả các chi

Careya Roxb và chi Barringtonia Forster thuộc họ Lecythidaceae cùng chi Suringaria Pierre [50] Tác giả P G Wilson & cộng sự đã thống kê được 133

Trang 15

4

chi và 3.800 loài, các loài chủ yếu tập trung ở châu Úc, Đông Nam châu Á và vùng Nhiệt đới đến Nam ôn đới, còn có một số ít ở châu Phi Năm 2011, tác giả P G Wilson cho rằng họ Sim bao gồm Psiloxylaceae và Heteropyxidaceae, tổng cộng có khoảng 142 chi và trên 5.500 loài [47]

Năm 2009, A Takhtajan cho thấy họ Sim gồm phân họ Psiloxyloideae với đặc điểm chung là có lá mọc xen kẽ, có khoang tiết nhưng không chứa tinh dầu, trong phân họ Psiloxyloideae có 2 chi và có 127 chi, trong đó chi

Alphanomyrtus nằm trong chi Syzygium và chi Monimiastrum nằm trong chi Eugenia Phân họ Myrtoideae có đặc điểm chung: lá mọc đối hoặc sắp xếp

theo hình xoắn ốc, trong khoang tiết có chứa tinh dầu [44]

Ngoài các công trình nghiên cứu tổng thể về họ Sim (Myrtaceae) trên toàn thế giới, còn có nhiều công trình nghiên cứu riêng lẻ cho từng taxon hoặc từng nhóm taxon hay các công trình thực vật chí của các nước, như: Bộ thực vật chí Ấn Độ “Flora of British India” (1879) do J D Hooker chủ biên; tác

giả J F Duthie vẫn sử dụng chi Eugenia cho toàn bộ chi Syzygium và

Cleistocalyx, đồng thời chia họ này làm 3 tông, phân biệt bằng quả nang và

quả thịt, bên cạnh đó ông đã xây dựng khóa định loại cho 12 chi với 158 loài [40] Ở Trung Quốc, tác giả J Chen & L A Craven (2007) đã xây dựng khóa định loại cho 10 chi và 121 loài thuộc họ Sim [39] Ở Lào ghi nhận 14 chi và 118 loài [42] Ở Thái Lan có 14 chi và 204 loài [38] và ở Malaysia đã ghi nhận 12 chi với 241 loài (theo [18])

1.1.2 Nghiên cứu về họ Sim ở Việt Nam

J Loureiro (người Pháp) là người đầu tiên nghiên cứu về họ Sim ở Việt Nam; ông đã mô tả họ Sim có 3 chi với 15 loài được ghi lại trong cuốn “FIora Cochinchinensis” (1788) [51]

Khi nghiên cứu khu vực Đông Dương, tác giả H Lecomte (1908 - 1921) ở đã mô tả 11 chi với 80 loài, trong đó ở Việt Nam đã ghi nhận 10 chi và 58 loài [50]

Trang 16

5

Tiếp theo công trình nghiên cứu của H Lecomte là công trình “Cây cỏ miền nam Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ xuất bản năm 1960 Ông đã thống kê và mô tả với 28 loài thuộc 10 chi và 1 thứ [13]

Năm 1965, tác giả Pócs Tamás trong công trình “Analyse géographique et écologique de la flore du Vietnam Nord” đã ghi nhận 7 chi và 28 loài thuộc họ Sim ở Việt Nam [45]

aire-Năm 1993, tác giả Phạm Hoàng Hộ đã cho xuất bản tác phẩm “Cây cỏ Việt Nam” tại Canada trên cơ sở kế thừa công trình “Cây cỏ miền nam Việt Nam”, tác giả đã xây dựng khóa định loại cho họ Sim ở Việt Nam với 14 chi và 101 loài và thứ, tác phẩm này được tái bản lần 1 năm 1999 và lần 2 năm 2003 [14]

Năm 2003, trong cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, tác giả Nguyễn Kim Đào đã lập danh lục 15 chi với 107 loài và thứ [11]

Về thành phần loài họ Sim (Myrtaceae) ở một số khu vực cụ thể, các nhà nghiên cứu khi đánh giá đa dạng thực vật đều thống kê phân loại họ Sim (Myrtaceae), chẳng hạn: Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) nghiên cứu về thực vật tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương đã công bố họ Sim (Myrtaceae) có 19 loài và dưới loài thuộc 5 chi [19]

Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn khi nghiên cứu đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã xác định được họ Sim (Myrtaceae) có 14 loài và dưới loài thuộc 4 chi [30]

Tại VQG Hoàng Liên, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2008) đã ghi nhận họ Sim (Myrtaceae) có 6 loài thuộc 01 chi [31]

Khi nghiên cứu đa dạng sinh học tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nhóm tác giả Trần Minh Hợi và cộng sự (2008) đã ghi nhận tại đây có 9 loài và dưới loài của 5 chi thuộc họ Sim (Myrtaceae) [15]

Năm 2017, tác giả Nguyễn Thanh Nhàn trong luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật có mạch tại Vườn Quốc gia Pù Mát - Nghệ

Trang 17

6

An, nguyên nhân gây suy giảm và các giải pháp bảo tồn bền vững” đã ghi

nhận 25 loài thuộc chi Syzygium [22]

Nguyễn Danh Hùng (2020), khi nghiên cứu đa dạng thực vật có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh

Nghệ An đã ghi nhận 18 loài thuộc chi Syzygium [17],…

Ngoài những công trình đã được công bố theo dạng khóa định loại, dạng danh lục, dạng sách tra cứu, các loài thực vật thuộc họ Sim còn được công bố theo hướng các loài có giá trị như: Giá trị làm cây cảnh, giá trị làm thuốc, giá trị trong xây dựng,… Điển hình năm 1993 công trình do Trần Đình Lý và cộng sự biên soạn “1.900 loài cây có ích ở Việt Nam” đã ghi nhận họ Sim có 31 loài thuộc 10 chi có công dụng làm thuốc [20]

Võ Văn Chi (2012) đã mô tả 11 chi và 32 loài được sử dụng làm thuốc [6] Đỗ Tất Lợi (2003) đã thống kê và mô tả chi tiết 11 loài thuộc 9 chi được sử dụng làm thuốc trị bệnh [21] Gần đây nhất có công trình của Viện Dược Liệu (2016) đã lập danh lục và mô tả 10 chi với 27 loài thuộc họ Sim được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam [34]

Năm 1999, tác giả Lê Trần Chấn và cộng sự trong tác phẩm “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam” đã ghi nhận 94 loài và 14 chi [5] Bên cạnh đó, họ Sim còn được công bố trong các công trình nghiên cứu về tính đa dạng của hệ thực vật ở các khu vực khác nhau trong cả nước, đặc biệt là các công trình nghiên cứu đa dạng hệ thực vật ở các VQG và khu BTTN

Trong cuốn sách “Tên cây rừng Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn năm 2000, đã thống kê trong họ Sim có 9 chi với 59 loài [4]

Nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae) riêng lẽ, tác giả Nguyễn Cảnh Hiếu và cộng sự (2021) khi nghiên cứu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An đã ghi nhận có 38 loài thuộc 9 họ với 4 dạng sống, 6 nhóm giá trị khác nhau [12]

Trang 18

7

Trong luận án tiến sĩ, Trần Hậu Khanh (2022) [18] đã xác định được 63 loài thuộc 13 chi trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh và tất cả các loài trên đều có giá trị sử dụng: Cây cho tinh dầu với 63 loài, cây lấy gỗ với 48 loài, cây làm thuốc với 32 loài, cây cho quả ăn được với 25 loài, cây làm cảnh với 11 loài, cây có công dụng khác với 7 loài và cây cho tanin, thuốc nhuộm với 4 loài

1.1.3 Nghiên cứu họ Sim tại Thanh Hóa và vùng nghiên cứu

Tại Thanh Hóa đã có một số công trình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài thực vật của các Khu BTTN và VQG nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu riêng biệt, chi tiết, cụ thể về họ Sim (Myrtaceae)

Đến nay, có một số công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật có đề cập đến thành phần loài và giá trị sử dụng của họ Sim (Myrtaceae), như:

Năm 2007, tác giả Đỗ Ngọc Đài và công sự khi nghiên cứu thực vật có mạch trên núi đá vôi VQG Bến En đã xác định và công bố được 4 ngành với 110 họ, 267 chi, 412 loài và dưới loài, trong đó họ Sim (Myrtaceae) có 4 chi với 12 loài [8]

Trong kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2008) tại VQG Bến En có 6 ngành thực vật có mạch với 173 họ, 650 chi, 1.389 loài và dưới loài, trong đó họ Sim (Myrtaceae) có 5 chi với 19 loài và dưới loài [43]

Đỗ Ngọc Đài và công sự (2010) khi nghiên cứu đa dạng thực vật ở khu BTTN Xuân Liên đã xác định được 6 ngành thực vật có mạch với 162 họ, 517 chi và 952 loài và dưới loài, trong đó họ Sim (Myrtaceae) có 4 chi với 12 loài và dưới loài [10]

Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2013) đã công bố tại Khu BTTN Pù Hu có 1.725 loài và dưới loài của 696 chi, 170 họ của 6 ngành thực vật có mạch, trong đó có 15 loài thuộc 5 chi thuộc họ Sim (Myrtaceae) [23]

Năm 2016, tác giả Đậu Bá Thìn và cộng sự khi nghiên cứu hệ thực vật có mạch tại Khu BTTN Pù Luông đã xác định được 1.533 loài, 715 chi, 181 họ thuộc 6 ngành thực vật có mạch và đã thống kê họ Sim gồm 4 chi với 10

Trang 19

8 loài [27]

Ngoài kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009) [1]; Năm 2016, Đặng Quốc Vũ khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa đã xác định được 6 ngành thực vật có mạch với 170 họ, 701 chi và 1.560 loài và dưới loài Trong đó xác định được 12 loài của 3 chi thuộc họ Sim (Myrtaceae) [35]

Hoàng Văn Chính (2019) đã xác định được 410 loài thuộc 180 chi, 45 họ của 2 ngành thực vật có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa, trong đó đã ghi nhận họ Sim (Myrtaceae) có 17 loài thuộc 6 chi, chúng có giá trị như cho tinh dầu, làm thuốc, ăn được và lấy gỗ [7]

Ở khu vực nghiên cứu của học viên, đã có một số công trình nghiên cứu về thực vật như: Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009) [2], Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2008) [9], Đậu Bá Thìn và Lê Văn Do (2014) [24], Đậu Bá Thìn, Nguyễn Thị Luyến (2019) [25], Đậu Bá Thìn, Hà Thị Huyền (2019) [26]

Như vậy, cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài, giá trị sử dụng, dạng thân, yếu tố địa lý của các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở khu vực phía Nam tỉnh Thanh Hóa và phía Bắc tỉnh Nghệ An

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu thuộc 8 xã/phường thuộc thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa (Phú Lâm, Tân Trường, Tùng Lâm, Trường Lâm, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà và Nghi Sơn) và 4 xã/phường của thị xã Hoàng Mai, Nghệ An (Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Vinh và Quỳnh Thiện); phía Bắc tiếp giáp với huyện Quảng Xương - Thanh Hóa, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ và phía Tây giáp huyện Nông Cống - Thanh Hóa; phía Nam giáp quỳnh Lưu [32], [33]

1.2.1.2 Địa hình

Theo Báo cáo của UBND thị xã Nghi Sơn (2022) [33] và Báo cáo của

Trang 20

9

UBND thị xã Hoàng Mai (2019) [32], địa hình khu vực nghiên cứu gồm cả khu vực ven biển, vùng trung du và bán sơn địa; có hệ thống núi đá vôi phát triển khá mạnh theo chiều từ Tây sang Đông

Tại khu vực nghiên cứu có 3 nhà máy xi măng Nghi Sơn, Công Thanh thuộc huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa và Nhà máy xi măng Hoàng Mai thuộc thị xã Hoàng Mai - Nghệ An đã và đang khai thác đá, đã ít nhiều tác động tới môi trường và ảnh hướng đến hệ thực vật nói chung, họ thực vật cụ thể nói riêng

1.2.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng

Theo kết quả tổng hợp từ Báo cáo của UBND thị xã Nghi Sơn (2022) [33] và báo cáo của UBND thị xã Hoàng Mai (2019) [32], khu vực nghiên cứu gồm rừng tự nhiên chiếm dưới 38,98%, chủ yếu là rừng trồng Độ che phủ rừng ước đạt khoảng gần 17,08%, chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không lớn, cây rừng phần lớn là gỗ tạp Diện tích đất và diện tích rừng của khu vực nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 1.1

Bảng 1.1 Diện tích đất và rừng của khu vực nghiên cứu

TT Xã/phường Diện tích đất tự nhiên (km2)

Diện tích đất có rừng (ha)

Diện tích rừng trồng

6 Hải Thượng, Nghi Sơn 24,21 1.279,81 1.279,81

Trang 21

10

TT Xã/phường Diện tích đất tự nhiên (km2)

Diện tích đất có rừng (ha)

Diện tích rừng trồng

*Nguồn: Theo Báo cáo của UBND thị xã Nghi Sơn (2022) [33]

và Báo cáo của UBND thị xã Hoàng Mai (2019) [32] 1.2.1.4 Khí hậu và thủy văn

Theo Trung tâm dự báo khí hậu thủy văn Bắc - Trung Bộ, khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu, thủy văn:

- Khí hậu: Thị xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt Mùa lạnh thường kèm theo hanh, khô và rét đậm Mùa nắng thường kèm theo gió Lào, nhiệt độ có thể lên tới 38 - 400C, gây khô hạn kéo dài, thường có mưa lớn kèm theo lụt bão

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình trong năm đạt từ 8.500 đến 8.600C, biên độ năm 12 - 13C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5 - 6C Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 5C, cao nhất chưa quá 41C

- Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 1800mm, lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 10 (lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm)

- Sông trên địa bàn gồm sông tự nhiên và sông đào: sông Kênh Than, sông Ghép, sông Lạch Bạng, sông Yên Hòa (Lạch Hà Nẫm), sông Nhà Lê và các con suối nhỏ là nơi tiêu thoát, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống một bộ phận dân cư Hệ thống sông có đặc điểm chung là ngắn và dốc

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.2.1 Dân số, lao động

Theo số liệu thống kê năm 2022, dân số tại địa bàn 8 xã/phường thuộc thị xã Nghi Sơn chiếm gần 20% so với dân số cả thị xã); còn 4 xã/phường tại

Trang 22

1.2.2.2 Thực trạng một số ngành kinh tế chủ yếu

Ngành tiểu thủ công nghiệp chủ yếu dựa trên tài nguyên có sẵn và nguyên liệu là sản phẩm được khai thác, được sản xuất trên địa bàn Những năm qua sử dụng trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, nên chưa khai thác hết thế mạnh của địa phương Một số ngành như: nghề may, nghề dệt chiếu cói, sản xuất nước nắm, mắm tôm, nghề sơn tràng, làm nước đá

Ngành công nghiệp đã và đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho thị xã Nghi Sơn và thị xã Hoàng Mai nói riêng và cho tỉnh nói chung Đặc biệt là hoạt động của khu Kinh tế Nghi Sơn với nhiều hoạt động của các khu công nghiệp, trong đó có nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, các nhà máy xi măng,

1.2.2.3 Về cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế

Giao thông vận tải: Thị xã Nghi Sơn và thị xã Hoàng Mai có điều kiện

thuận lợi phát triển hệ thống giao thông không chỉ với hệ thống đường bộ, mà còn có cả hệ thống giao thông đường thủy Đây là những yếu tố hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Giáo dục và đào tạo: có hệ thống giáo dục và đào tạo từ giáo dục Mầm

non đến THPT đầy đủ và được đầu tư đúng mực

Y tế: được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ

làm công tác y tế

Trang 23

12

Nguồn: Theo TS Lê Thanh Hà-Trường Đại học Hồng Đức 2022

Hình 1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu

Trang 24

13

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các loài thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae)

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: 08 xã/phường thuộc thị xã Nghi Sơn,

Thanh Hóa (Phú Lâm, Tân Trường, Tùng Lâm, Trường Lâm, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà và Nghi Sơn) và 04 xã/phường thuộc phía Bắc thị xã Hoàng Mai (Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Vinh và Quỳnh Thiện) Gọi chung là phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An

2.1.3 Phạm vi nghiên cứu: Thành phần loài, dạng thân, giá trị sử dụng

và yếu tố địa lý của các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae)

2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 Thu mẫu trong 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 ngày, cụ thể:

Đợt 1: từ ngày 30/9 đến ngày 02/10/2022; Đợt 2: từ ngày 23/12 đến ngày 25/12/2022; Đợt 3: từ ngày 17/3 đến ngày 19/3/2023; Đợt 4: từ ngày 14/4 đến ngày 16/4/2023

Đã thu được 68 mẫu, đã phân tích và xác định được 33 loài và dưới loài Mẫu vật được lưu trữ ở phòng thực hành Sinh học, khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức; Phòng tiêu bản mẫu thực vật Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Lập danh lục họ Sim (Myrtaceae) ở khu vực nghiên cứu

- Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, dạng thân, giá trị sử dụng và yếu tố địa lý của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở khu vực nghiên cứu

Trang 25

14

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả kế thừa các nội

dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực vật

2.4.2.1 Điều tra thực địa

- Xác định tuyến, điểm thu mẫu và thực hiện quy trình điều tra, thu mẫu nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn giới

thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” (1997) [28] và “Các

phương pháp nghiên cứu thực vật” (2008) [29]; trên cơ sở bản đồ địa hình và

bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đã lựa chọn 10 tuyến nghiên cứu (tuyến 1: từ

xã Phú Lâm đến xã Tân Trường; tuyến 2: từ xã Tùng Lâm - Tân Trường đến xã Trường Lâm; tuyến 3: từ phường Mai Lâm đến xã Trường Lâm; tuyến 4: từ phường Mai Lâm đến phường Hải Thượng; tuyến 5: từ phường Hải Thượng đến xã Hải Hà; tuyến 6: từ xã Hải Hà đến xã Nghi Sơn và bốn tuyến thuộc các xã phía Bắc thị xã Hoàng Mai - Nghệ An gồm tuyến 7: từ xã Quỳnh Lộc đến xã Quỳnh Lập; tuyến 8: từ xã Quỳnh Lộc - Quỳnh Lập đến Quỳnh Thiện; tuyến 9: từ phường Quỳnh Lộc đến Quỳnh Thiện; tuyến 10: từ xã Quỳnh Vinh đến phường Quỳnh Thiện); mỗi tuyến dài khoảng 4,5 - 5 km và

được mở rộng về hai bên khoảng 50m, tuyến nghiên cứu đi qua các địa hình, sinh cảnh khác nhau

- Nguyên tắc thu mẫu: Với những loài có thể định loại được (loài quen thuộc) ghi chép các thông tin như tên loài, dạng thân, giá trị sử dụng, ; với những cây chưa định loại được, tiến hành thu mẫu theo nguyên tắc:

+ Mỗi mẫu thu đầy đủ các bộ phận cành, lá, hoa, quả (nếu có) + Mỗi cây thu 3 mẫu

+ Trên cùng một cây, nếu thu nhiều mẫu thì đánh dấu cùng một số hiệu và theo đợt thu mẫu

Trang 26

15

Với những đặc điểm dễ mất khi khô như: Màu sắc của hoa, quả và những đặc điểm ngoài thiên nhiên sẽ được ghi chép

- Xử lý sơ bộ và bảo quản:

Đeo số hiệu mẫu, ép mẫu vào giữa tờ báo và xếp vào cặp mắt cáo để cố định

Trong quá trình xử lý mẫu, sắp xếp lá (có lá ngửa, lá sấp để có thể quan sát cả hai mặt lá), hoa (được dùng mảnh báo nhỏ để ngăn cách các hoa với nhau và lá bên cạnh để tránh hiện tượng dính vào các bộ phận khác)

2.4.2.2 Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

- Ép mẫu: Sắp xếp phiến lá duỗi hoàn toàn, tránh quăn mép, hoa hoặc

quả được mở hoặc bổ ra và ép phẳng mẫu trên giấy báo dày Tập mẫu ép giữa các lớp báo dày và tấm alumin thoát nhiệt sẽ được bó chặt giữa đôi cặp ô vuông (mắt cáo) trước khi cho vào sấy

- Sấy mẫu và tẩm mẫu: Mẫu được sấy ngay sau khi xử lý và ép Trong

quá trình sấy, các cặp mẫu được dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô Tiến hành thay giấy báo mới hằng ngày giúp cho mẫu khô nhanh

- Phân tích mẫu và xác định tên khoa học: Bằng phương pháp hình thái

so sánh, dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả để xác định tên khoa học

Ngoài ra, sử dụng thêm phương pháp chuyên gia: Một số mẫu khó nhờ các chuyên gia (Bộ môn thực vật, Khoa Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Phòng thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)

Các tài liệu sử dụng trong quá trình xác định tên khoa học của loài gồm:

+ Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ - 2003) [14]

+ Thực vật chí Việt Nam - Họ Sim (Nguyễn Kim Đào - 2003) [11] + Thực vật chí Trung Quốc - Họ Sim (Chen J & Craven L A., 2007) [39]

Trang 27

16

- Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Dựa vào các tài liệu

Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập II - 2005) [3], từ điển cây thuốc Việt Nam (2012) [6], Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (2007) [16]… để chỉnh sửa tên đầy đủ của loài cùng với các thông tin về phân bố, giá trị sử dụng và dạng thân

Tên gọi của chi và họ thực hiện theo hệ thống của Brummitt (1992) [37]

2.4.2.3 Đánh giá đa dạng hệ thực vật của họ Sim (Myrtaceae)

Tiến hành phân tích, đánh giá tính đa dạng loài của các chi theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [29], cụ thể: Xác định chi giàu loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả họ

2.4.2.4 Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae)

Dựa vào phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA) [46] và các tài liệu: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (tập 2, 2003) [3], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003) [21], “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (tập 2, 2003) [14], “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” của Triệu Văn Hùng và cộng sự (2007) [16],“Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012) [6],…để đánh giá tính đa dạng về giá trị sử dụng của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở khu vực nghiên cứu

Bảng 2.1 Giá trị sử dụng của thực vật

Cây ăn được

Được sử dụng một phần để ăn (rau quả, lương thực, gia vị…) hoặc để chăn nuôi gia súc

Trang 28

17

Cây cho tinh dầu

Tinh dầu chiết xuất từ quả, hạt, hoa, vỏ, lá, … được sử dụng trong công nghiệp, y học, dược học.…

CTD

Cây cho gỗ

Cây cho gỗ có giá trị thương phẩm hoặc gia dụng LGO

Cây cho tanin

Tanin có thể có trong một bộ phận hoặc tất cả các bộ phận của cây

Bảng 2.2 Dạng thân của các loài thuộc Sim (Myrtaceae)

2.4.2.6 Đa dạng về các yếu tố địa lý của họ Sim (Myrtaceae)

Dựa vào sự phân bố của các loài thuộc họ Sim, để tiến hành xác định các yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [29]

Trang 29

18

Bảng 2.3 Các yếu tố địa lý các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae)

+ Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ 2.1 + Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ 2.2

+ Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải-châu Âu-châu Á 5.3

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN