1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Thực Vật Học, Sinh Thái Học Của Loài Trà Hoa Trái Mỏng Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Pù Luông, Tỉnh Thanh Hoá.pdf

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố

Người cam đoan

Trịnh Minh Đường

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tại khoa Khoa học tự nhiên Trường Đại học Hồng Đức, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS Đỗ Thị Hải, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm

quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo bộ môn Sinh học Khoa Khoa học tự nhiên, bộ phận đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Hồng Đức đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các cán bộ, nhân viên, kiểm lâm viên Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông huyện Bá Thước Thanh Hoá đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trường PTDTBT

THCS Xuân Lẹ, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu khoa học

Xin chân thành cảm ơn!

Trịnh Minh Đường

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3.Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1.Vị trí phân loại của loái Trà hoa trái mỏng Camellia pleurocarpa Gagnep.) Sealy 3

1.2 Khái quát về chi Camellia 3

1.2.1 Lịch sử nghiên cứu chi Camellia 3

1.2.2 Đặc điểm phân bố chi Camellia L 8

1.2.3 Đặc điểm thực vật học, sinh thái học của một số loài thuộc chi Camellia 10

1.2.4 Giá trị của một số loài thuộc chi Camellia L……….13

1.3 Tình hình nghiên cứu loài Trà hoa trái mỏng (Camellia pleurocarpa) trên thế giới và ở Việt Nam 15

1.4 Điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu 17

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 17

1.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội 19

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Phạm vi nghiên cứu 21

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái thực vật 21

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thực vật…………23

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 24

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

Trang 4

3.1 Một số đặc điểm thực vật học của Trà hoa trái mỏng (Camellia

pleurocarpa (Gagnep.) Sealy) tại Khu BTTN Pù Luông 25

3.1.1 Một số đặc điểm hình thái 25

3.1.2 Đặc điểm cấu tạo giải phẫu 29

3.2 Các đặc điểm sinh thái học của Trà hoa trái mỏng (Camellia pleurocarpa (Gagnep.) Sealy) tại Khu BTTN Pù Luông 32

3.2.1 Phân bố của loài 32

3.2.2 Đặc điểm hoàn cảnh rừng nơi có loài Trà hoa trái mỏng phân bố tự nhiên 38

3.2.3 Mật độ tầng cây gỗ nơi Trà hoa trái mỏng phân bố 39

3.2.4 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Trà hoa trái mỏng 39

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 6

Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả điều tra phân bố loài Trà hoa trái mỏng

trên tuyến điều tra

34

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Trang Hình 1.1 Các tỉnh thành ở Việt Nam có sự phân bố của chi

Hình 3.1 Cây Trà hoa trái mỏng tại khu BTTN Pù Luông 25

Hình 3.2 Thân cây Trà hoa trái mỏng 26

Hình 3.3 Hình thái lá non (A) và lá trưởng thành (B) của cây Trà hoa trái mỏng

27

Hình 3.4 Hình thái hoa mặt trước sau (A), mặt trên xuống (B)

và hình thái các bộ phận của hoa (C: lá đài và tràng; D: Bộ nhuỵ và nhị) cây Trà hoa trái mỏng

28

Hình 3.5 Hình thái quả (A) và hạt (B) cây trà hoa trái mỏng 29

Hình 3.6 Cấu tạo giải phẫu của rễ cây Trà hoa trái mỏng 29

Hình 3.9 Bản đồ phân bố của loài Trà hoa trái mỏng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

33

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Khu BTTN Pù Luông nằm trên địa phận của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước, phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Trung bộ Việt Nam Khu BTTN Pù Luông có diện tích rừng đặc dụng là 16.999,81 ha, chiếm vị trí quan trọng ở phía Tây Bắc của dải núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương - Ngọc Sơn, là một khu vực đại diện điển hình quan trọng mang tính toàn cầu về hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, là khu vực đất thấp lớn duy nhất còn lại ở miền Bắc Việt Nam Liên khu này được xem như một khu vực cần được ưu tiên cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học trong khu vực Theo kết quả điều tra lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng năm 2013 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã ghi nhận có 2.487 loài động thực vật, trong đó có 1.579 loài thực vật thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành đã được ghi nhận, với nhiều loài thực vật quý hiếm được xếp trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [1] Theo kết quả điều tra này, khu bảo tồn đã khẳng định sự có mặt của loài thực vật quý, hiếm: Trà hoa trái mỏng

Loài Trà hoa trái mỏng thuộc chi Camellia là một chi lớn thuộc họ Chè Theaceae Các loài trong chi Camellia có nhiều tác dụng như làm gỗ, làm đồ

gia dụng bền chắc, lá và hoa làm đồ uống, làm dược liệu và làm cây cảnh Ngoài ra, có thể trồng dưới tán cây khác trong các đai rừng phòng hộ chống xói mòn, nuôi dưỡng nguồn nước Trong số đó, các loài trà hoa vàng là loài hiện mới chỉ phát hiện được tại Việt Nam và Trung Quốc Trà hoa vàng là một loại đồ uống bổ dưỡng cao cấp có tác dụng phòng và chữa bệnh tốt, các ứng dụng khác sử dụng các chất dinh dưỡng trong lá, hoa còn có tác dụng hạ huyết áp, tim mạch, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch nhưng chưa được khai thác, do rất hạn chế về nguồn giống Ngoài ra đây còn là một loài cây cảnh quan được ưa chuộng do màu vàng của Trà hoa vàng rất đặc trưng, khó có thể tạo ra được bằng phương -pháp lai hữu tính Trà hoa vàng còn có giá trị sử dụng để lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai

Trang 9

rừng phòng hộ Ngày nay các nhà thực vật thế giới xem các loài trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt

Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ XX Trà hoa vàng được phát hiện -ở nhiều nơi ở một số vùng phía Bắc Trà hoa trái mỏng (trà hoa vàng quả bẹt)

Camellia pleurocarpa (Gagner) Sealy lần đầu tiên được phát hiện vào tháng

8/1920 tại Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam Hiện tiêu bản đang được lưu giữ tại Bảo tàng dược liệu tại Paris, Pháp Đây là loài đặc hữu của Việt Nam Cây trà hoa trái mỏng có tên trong sách đỏ Việt Nam tình trạng bảo tồn: VU- sắp nguy cấp (IUCN 2.3) cho đến nay chưa có nghiên cứu chi tiết về loài này tại khu BTTN Pù Luông, Bá Thước Vì thế việc nghiên cứu về Trà hoa trái mỏng hiện nay ở khu BTTN Pù Luông Bá Thước là một việc làm cần thiết Để góp phần cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững loài cây Trà hoa trái mỏng, ngăn chặn các tổn thất

đa dạng sinh học, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm thực vật học, sinh thái học của loài Trà hoa trái mỏng (Camellia pleurocarpa (Gagnep.) Sealy) tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được một số điểm thực vật học, sinh thái học của loài Trà hoa

trái mỏng (Camellia pleurocarpa (Gagnep.) Sealy) tại Khu BTTN Pù Luông,

tỉnh Thanh Hóa, làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững loài thực vật quý hiếm này

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số điểm thực vật học của loài Trà hoa trái mỏng

(Camellia pleurocarpa (Gagnep.) Sealy) tại Khu BTTN Pù Luông

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài Trà hoa trái mỏng

(Camellia pleurocarpa (Gagnep.) Sealy) tại Khu BTTN Pù Luông

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Vị trí phân loại của loái Trà hoa trái mỏng Camellia pleurocarpa

Gagnep.) Sealy

Loài Camellia pleurocarpa Gagnep.) Sealy thuộc chi Camellia, Chè

(Theaceae), tbộ Chè (Theales), phân lớp Sổ (Dilleniidae), lớp Ngọc lan

(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), giới Thực vật (Plantae)

1.2 Khái quát về chi Camellia

1.2.1.Lịch sử nghiên cứu chi Camellia 1.2.1.1 Trên thế giới

Chi Camellia lần đầu tiên được xác lập bởi Linnaeus (1753) trong cuốn “Species Plantarum” [49] Kể từ đó, vị trí của chi Camellia đã trải qua nhiều

thay đổi trong các hệ thống phân loại Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để

phân loại chi Camellia, tuy nhiên vẫn chưa có được sự thống nhất hoàn toàn

giữa các hệ thống phân loại Ngày nay, nó được chấp nhận rộng rãi như một chi của họ Theaceae

Camellia ban đầu được hiểu là các cây trà (tea tree) và loài đầu tiên được nghiên cứu và mô tả bởi Linnaeus là Thea sinensis(sau đó được đổi tên thành

Camellia sinensis) [49] Tiếp sau đó, loài Camellia japonica cũng được mô tả bởi Linnaeus Tác giả đã thiết lập hai chi Thea và Camellia, trong đó Thea sinensis thuộc chi Thea và Camellia japonica thuộc chi Camellia Quan điểm

này được duy trì tới tận năm 1859, sau đó hai chi này được sáp nhập thành một

chi gọi là Camellia với nhiều nhóm nhỏ

Dyer (1874) [39] là tác giả đầu tiên phân chia chi Camellia thành 2 đoạn (sections) bao gồm Thea and Camellia với 14 loài Pierre (1887) đã phân loại 16 loài thành 6 đoạn (Camelliopsis, Camellia, Euthea, Calpandria, Piquetia, và Stereocarpus) [60] Hệ thống của Cohen-Stuart (1916) bao gồm 38 loài được sắp xếp thành 5 đoạn (Camelliopsis, Camellia, Calpandria, Eriandria và Euthea) [32] Melchior (1925) đã thống kê 50 loài thuộc chi Camellia và chia

Trang 11

chúng thành 3 phân chi Piquetia, Stereocarpus và Camellia, trong đó phân chi Camellia được phân thành 5 đoạn (Calpandria, Eucamellia, Eriandria, Thea và Theopsis ) [52]

Kế thừa từ các hệ thống phân loại của các tác giả đi trước và các nghiên

cứu của mình, Sealy (1958) [62] đã đề xuất phân chia chi Camellia thành 12

đoạn với tổng 82 loài (Bảng 1.1) Cho đến nay, hệ thống này của Sealy vẫn được coi là tài liệu tham khảo quý cho các nhà khoa học quan tâm đến chi

Camellia

Chang (1981) [34] đã sửa đổi hệ thống phân loại của Sealy và nâng cấp

mở rộng hệ thống này thành 4 chi phụ (Protocamellia, Camellia, Thea, và Metacamellia) được chia thành 22 đoạn [35]

Dựa trên hệ thống phân loại của Sealy (1958) và Chang (1981, 1998), Ming và Bartholomew [55] đã tạo ra một hệ thống phân loại mới với rất nhiều

thay đổi Các tác giả phân chia chi Camellia thành 2 phân chi và loại bỏ 9 đoạn

từ hệ thống phân loại của Chang (Bảng 1.1)

Tổng hợp từ các công bố loài mới gần đây của chi Camellia và kế thừa từ

các hệ thống của các tác giả trước, Orel and Curry (2015) [68] đã đề xuất một

hệ thống phân chia chi Camellia mới gồm 4 phân chi và 27 đoạn (Bảng 1.1)

Trang 12

Bảng 1.1 Các hệ thống phân loại chính của chi Camellia trên thế giới

Ghi chú: gạch chân là phân chi, in nghiêng là đoạn (Nguồn: Q.V.Hoi và cs., 2021 [44])

Trên đây là các hệ thống phân loại dựa chủ yếu trên các đặc điểm hình thái của thực vật Cùng với sự phát triển của các phương pháp phân loại hiện đại dựa trên kỹ thuật sinh học phân tử, cấu tạo giải phẫu phấn hoa, cấu tạo giải phẫu lá… đã được các tác giả trên thế giới sử dụng trong phân loại và hệ thống học nhằm giúp giải quyết các vấn đề còn tồn tại, đánh giá đầy đủ về tính đa dạng di truyền và quan hệ chủng loại phát sinh Kết quả phân loại dựa trên phân

Trang 13

tích trình tự nrlTS của 112 loài thuộc chi Camellia của Vijayan và cộng sự

(2009) [66] đã đồng thời đưa ra kết quả đồng thuận và mâu thuẫn với các kết quả từ các hệ thống phân loại hình thái trước đó Các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như Jiang và cộng sự (2010) về phân tích đa biến hình dạng lá, giải phẫu và dữ liệu Hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) [45], Lu và cộng sự (2012) về điểm hình thái và vị trí của lá [50] đã bổ sung cho các nghiên cứu truyền thống sử dụng các đặc điểm hình thái lá trước đó trong phân loại học

Như vậy, cho đến nay giữa các hệ thống phân loại chi Camellia hiện có

đều có những sai khác ít nhiều và chưa có một hệ thống phân loại nào được thống nhất bởi các nhà phân loại học Do đó, các nghiên cứu sâu hơn về chi

Camellia vẫn cần tiếp tục được tiến hành 1.2.1.2 Ở Việt Nam

Những nghiên cứu về chi Trà Camellia ở Việt Nam bắt đầu cách đây hơn

100 năm bởi các nhà khoa học người Pháp Nghiên cứu sớm nhất về chi

Camellia ở Việt Nam là của tác giả người Pháp Lanessan (1886) với hai loài đầu tiên là Thea domoyana và Thea piquetiana dựa trên các phát hoeenj của

Pierre lần lượt vào năm 1873 và 1877 [46]

Kể từ những nghiên cứu đầu tiên, trong thế kỷ 20, số tác giả công bố nghiên cứu về các loài Trà ở Việt Nam ngày càng nhiều, điều này góp phần làm đa dạng thêm cho dữ liệu hệ thực vật Việt Nam Gagnepain (1939) đã công

bố 3 loài Thea tonkinensis, Thea amplexicaulis và Thea flava [40] Trước đó, Chevalier (1919) đã công bố hai loài Thea fleuryi và Thea giberti được tìm thấy

ở Việt Nam [37] Điều đặc biệt đây cũng là những loài đầu tiên thuộc chi Camellia trên thế giới được mô tả là có hoa màu vàng

Sealy (1958) đã ghi nhận 27 loài thuộc chi Trà hoa ở Việt Nam [63], bao

gồm C amplexicaulis, C pleurocarpa, C krempfii, C domoyana, C piquetiana, C oleifera, C furfuracea, C gaudichaudii, C Kissi, C Corallina, Thea yersini, Thea nervosa, C nematodea, C gilberti, C flava, C euphlebia,

Trang 14

C petelotii, C indochinensis, C tonkinensis, C fleuryi, C pubicosta, C sinensis, C gracilipes, C forrestii, C tsaii, C tsingpienensis và C caudata

Giai đoạn sau đánh dấu sự có mặt của các tác giả Việt Nam Trần Ninh là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên đi sâu nghiên cứu về chi Trà ở Việt Nam Tác

giả và cộng sự đã phát hiện và công bố cho khoa học nhiều loài mới như C rosmannii, C rubriflora, C crassiphylla, C murauchii, C dalatensis, C dilinhensis (theo [22])

Trần Ninh (2002) [56] đã thống kê 50 loài và thứ thuộc chi Camellia ở

Việt Nam dựa trên cách sắp xếp của hệ thống của Chang và Bartholomew

(1981) Ông chia chi này thành 4 phân chi Protocamellia, Camellia, Thea và Metacamellia Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Ninh (2002) không đưa ra tiêu chí phân loại, cũng như khóa phân loại cho các bộ phân loại trong chi Camellia

Trong cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân chủ biên

2003 [2] đã thống kê 45 loài và 04 thứ thuộc chi Camellia ở Việt Nam

Nguyễn Hữu Hiến (2017) đã báo cáo có 54 loài thuộc chi Camellia ở Việt

Nam [14] Nghiên cứu của ông dựa trên hệ thống phân loại của Ming (1999,

2000), chia chi Camellia ở Việt Nam thành 2 phân chi và 12 đoạn

Luận án tiến sĩ của Lê Nguyệt Hải Ninh (2018) là công trình đầu tiên của

Việt Nam phân loại chi Camellia L một cách đầy đủ về hệ thống [22] Tác giả

đã kế thừa hệ thống phân loại của Chang (1998) để thiết lập một hệ thống có chỉnh sửa gồm 4 chi và 20 đoạn chứa 68 loài và 01 thứ hoang dại cho Việt Nam Ngày càng nhiều các chuyên gia trong nước có phát hiện và công bố cho khoa học các loài mới thuộc chi Camellia ở Việt Nam và cho tới nay có khoảng

103 loài thuộc chi Camellia (theo [56]) Bên cạnh việc phân loại dựa trên các

đặc điểm hình thái, một số phương pháp phân loại khác như phân loại bằng ADN, phân loại bằng bào tử phấn hoa cũng đã được một số nhà khoa học trong

nước tiến hành trên một số ít loài thuộc chi Camellia L ở Việt Nam và kết quả

đạt được chỉ mới bước đầu, chưa thể tiến kịp với sự phát triển chung của thế giới

Trang 15

Tóm lại, Camellia là một chi lớn thuộc họ Chè (Theaceae) nhận được

nhiều quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước Việt

Nam được biết đến là một trong những trung tâm đa dạng của chi Camellia trên toàn thế giới Nhiều phát hiện loài mới thuộc chi Camellia đã được công bố tại

Việt Nam, và các công bố dựa trên phương pháp phân loại hình thái so sánh là chủ yếu trong điều kiện hiện tại của Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu chuyên

sâu về các loài trong chi Camellia là hết sức cần thiết Bên cạnh các nghiên cứu

truyền thống về hình thái thực vật, các nghiên cứu về trình tự gen phân loại, giải phẫu phấn hoa, giải phẫu các cơ quan sinh dưỡng…là những dữ liệu cần

thiết để cung cấp một kết quả về phân loại cho chi Camellia ở Việt Nam một

cách có hệ thống, đầy đủ và chính xác

1.2.2 Đặc điểm phân bố chi Camellia L

* Trên thế giới

Theo Ming Tien-Iu (1998) [54] chi Camellia L phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt

đới và á nhiệt đới

- Châu Á: Ấn độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri-lanka, Trung Quốc, Việt Nam

- Châu Phi: Burundi, Ethiopia, Kenya, Maritius, Nam Phi, Uganda - Nam Mỹ: Argentina, Brazil, Ecuador, Peru

- Châu Đại Dương: Australia, New-Zeland

- Châu Âu: Tập trung ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Liên xô (cũ)

* Ở Việt Nam

Việt Nam được các nhà khoa học xác định nằm trong trung tâm đa dạng sinh học của các loài Trà được tìm thấy ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước như Tam Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Cúc Phương, Thanh Hoá…(Hình 1.1) Ngày càng có nhiều công bố mới về loài của chi

Camellia bổ sung cho danh lục các loài thuộc chi này tại Việt Nam Cho tới nay, Việt Nam có khoảng 103 loài thuộc chi Camellia (theo [57])

Trang 16

Hình 1.1 Các tỉnh thành ở Việt Nam có sự phân bố của chi Camellia

(các tỉnh có chấm đỏ)

Trang 17

1.2.3 Đặc điểm thực vật học, sinh thái học của một số loài thuộc chi Camellia

1.2.3.1 Trà hoa vàng ở Sơn Động - Bắc Giang

Tại Sơn Động, loài cây Trà hoa vàng (Camellia euphlebia) có kích thước

nhỏ và vỏ nhẵn màu xám mốc Các lá có dạng hình trứng thuôn dài với mép lá có răng cưa dài và mặt trên lá nhẵn bóng màu xanh thẫm, trong khi đó mặt dưới lá có màu xanh nhạt hơi ráp Gốc lá có hình dạng nêm hay tù, đầu lá hơi nhọn, với chiều dài trung bình là 9-15 cm và chiều rộng 4-7 cm Mỗi bên lá có 9-12 gân và gân lá hợp cách mép lá khoảng 0,2-0,6 cm Hoa của cây màu vàng tươi, đường kính 5-6 cm và chúng nở vào tháng 10 đến tháng giêng của năm sau Trên cây có nhiều hoa và chúng mọc ở đầu cành hoặc nách lá [13]

Cây Trà hoa vàng thường mọc ven khe suối, trong rừng thứ sinh nghèo ở Sơn Động, với độ cao so với mặt biển là 300-350 m và độ tàn che 0,6-0,7 Chiều cao trung bình của rừng là 12,3 m Loài cây này thường được tìm thấy cùng với các loài như Kháo, Lim xanh, Sảng, Trám và Máu chó trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình năm 22,5°C Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,1°C và trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 14,9°C Lượng mưa trung bình năm là 1560 mm, lượng mưa vượt qua lượng bốc hơi Trà hoa vàng thường mọc ven suối trên đất thịt nhẹ, với độ sâu tầng đất lên tới 80 cm Đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen và tỉ lệ đá lẫn 5-10%, đất ẩm và chuyển lớp rõ Độ pH của đất là 4,60-6,02, hơi chua, với lượng mùn tầng mặt tương đối nghèo 2,28-2,34%, lượng đạm nghèo 0,11-0,15% và nghèo lân 1,60-2,20 (mgP2O5/100g); lượng K2O trung bình khá từ 4,70-12,00 (mgK2O/100g) [13]

1.2.3.2 Trà hoa vàng ở Cúc Phương - Ninh Bình

Ở Vườn Quốc gia Cúc Phương Trà hoa vàng gồm 2 loài: Camellia cucphuongensis và Camellia flava

Camellia cucphuongensis là loài cây gỗ nhỏ, cao 3-6 m Lá hình bầu dục

dài 6-12 cm, rộng 2,5-4,5 cm; đỉnh lá nhọn dài khoảng 1,5 cm; gốc lá tròn hay

Trang 18

hình nêm rộng; chất lá dày, bóng và dai; gân bên 7-9 cặp Hoa màu vàng nhạt, có cuống dài 5-7 mm, có lông Mùa hoa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau Loài này ưa ẩm mọc trong các thung lũng của rừng nhiệt đới ở độ cao

300-400 m (khu vực gần hồ Mạc thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương).[11] Camellia flava là loài cây gỗ nhỏ, cao 3-8 m Lá hình trứng hay elip dài 6-

15 cm, rộng 3-6 cm, có mũi nhọn dài 1,8 cm; gốc lá hình tim; gân bên gồm 5-7 cặp; chất lá mỏng, bóng và dai Hoa màu vàng nhạt, có cuống dài 3-5 mm, có lông Loài Trà hoa vàng này mọc ở các thung lũng ẩm trong rừng thường xanh trên núi đá vôi ở độ cao 200-400 m (khu vực trung tâm của Vườn Quốc gia Cúc Phương)

Trà hoa vàng ở Cúc Phương thường mọc trong trạng thái rừng giàu được bảo vệ nghiêm ngặt; chiều cao trung bình của rừng là 15,9 m, độ tàn che là 0,73% Thành phần cây bụi chủ yếu là Se bắc, Trọng đũa, Thầu dầu, Đom đóm, Chân chim, Ớt sừng,… với chiều cao trung bình là 1,47 m Thảm tươi có thành phần chủ yếu là Dương xỉ, Dứa dại, Giềng gió, Ráy, Thiên niên kiện,… với chiều cao trung bình là 0,8m Trà hoa vàng Cúc Phương thường mọc cùng các loài Bứa, Cà lồ, Gội, Mạy tèo, Re, Sảng, Vàng anh trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình năm 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,9°C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 16,3°C; lượng mưa trung bình năm là 1856 mm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi Trà hoa vàng ở Cúc Phương mọc trên đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ sâu tầng đất tới 60 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen tỉ lệ đá lẫn 10-15%, đất ẩm và chuyển lớp

rõ Loài C cucphuongensis thường mọc trên đất có độ pH là 5,83-5,86 hơi chua,

hàm lượng mùn OM% thấp 0,12-2,30; lượng đạm thấp 0,01-0,16; P2O5 (mg P2O5/100g) là 12,70-14,20 tương đối khá; lượng kali khá từ 8,50-15,10 (mgK2O/100g) Loài C flava phân bố ở đất có độ pH 6,80-7,30 Đây là nơi đất

dốc tụ, chân sườn núi đá vôi; lượng mùn tầng mặt (OM%) trung bình là 4; nhưng lượng N% thấp 0,02-0,21; lượng lân tương đối 8- 12 (mgP2O5/100g); lượng kali khá 6,20-8,30 (mgK2O/100g) [11]

Trang 19

1.2.3.3 Trà hoa vàng ở Ba Vì - Hà Nội

Trà hoa vàng ở Ba Vì (Camellia tonkinensis) là một loài cây gỗ nhỏ, có

chiều cao từ 3-5 mét, thân tròn, thẳng, có màu trắng nhờ, và cành non và ngọn non có màu nâu đỏ Cây có tốc độ sinh trưởng chậm và có rễ cọc to và dài, ăn sâu Về hình thái, lá của cây này có hình trái xoan dài, đầu lá nhọn, lá dài 9,5-14,5 cm, rộng 3,5-5,0 cm, lá đơn mọc cách không có lá kèm, lá non màu nâu đỏ và mọc chúc xuống rất đặc trưng Cây có hoa màu vàng tươi, hoa lưỡng tính, hoa to, đường kính hoa 6-8cm, hoa nở lâu tàn, có thể duy trì được 8-10 ngày Mùa hoa của Trà hoa vàng ở Ba Vì là từ tháng 10 đến tháng 12 [10]

Trà hoa vàng ở Ba Vì sống trong rừng thứ sinh đang phục hồi, chỉ còn lại ở ven một số khe suối sườn Tây núi Ba Vì ở độ cao 300-500 m so với mặt biển Loài cây này thường mọc cùng với các loài Gội, Long não, Mán đỉa, Máu chó, Nhội, Vàng anh, Xoan nhừ… Về điều kiện khí hậu, Trà hoa vàng ở Ba Vì sống trong môi trường có nhiệt độ trung bình năm là 23,4°C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 15,7°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 29,1°C; lượng mưa trung bình năm là 2166 mm Đối với đất đai, Trà hoa vàng ở Ba Vì sống ven khe suối ẩm, độ sâu tầng đất > 60cm, đất có thành phần cơ giới nhẹ (từ thịt nhẹ đến trung bình) Tầng A màu xám đen, tương đối nhiều mùn, đất chuyển lớp rõ, tỉ lệ đá lẫn 5-15% Đất có độ pH = 5-6,9; lượng mùn (OM) tầng mặt khá 2,3 - 5,4%; lượng đạm tổng số nghèo 0,056 – 0,313 % ; lượng lân tương đối khá là 9,7 - 15,6 (mgP2O5/100g); giàu kali 10-30 (mg K2O/100g) [10]

1.2.3.4 Trà hoa vàng ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Trà hoa vàng ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 2 loài là Camellia tamdaoensis và Camellia petelotii

Camellia tamdaoensis và Camellia petelotii là hai loài cây gỗ nhỏ, có

hoa màu vàng, sống ở vùng Tây Thiên và thung lũng ẩm trong rừng thường xanh Trà hoa vàng ở Tam Đảo thường mọc ở thung lũng ven khe suối, trong trạng thái rừng được bảo vệ Loài này thường mọc cùng với các loài cây khác

Trang 20

như Ba bét, Cọc rào, Mán đỉa, Sảng, Sến mủ, Sồi, Về điều kiện khí hậu, nhiệt độ trung bình năm là 20,1°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 25,5°C và trung bình tháng lạnh nhất là 12,3°C Lượng mưa trung bình năm là 2594 mm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi Đất mà trà hoa vàng ở Tam Đảo sống là đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, có độ sâu tầng đất khoảng 40 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen tỉ lệ đá lẫn 10-30% Đất có độ pH từ 4,66-4,81; lượng mùn tầng mặt tương đối nghèo 2,52%; lượng đạm nghèo 0,07-0,17%; hàm lượng lân nghèo 3,40-6,00 (mg P2O5/100g); lượng kali trung bình khá từ 7,30- 13,20 (mg K2O/100 g).[9]

1.2.4 Giá trị của một số loài thuộc chi Camellia L

1.2.4.1 Giá trị làm thuốc

Trong các loại trà đều có chứa các hợp chất catechin, chúng là nguyên nhân của những tác dụng dược lý được tìm thấy trong trà Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất này có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, Alzheimer, Parkinson, béo phì, sỏi thận, bệnh về đường tiêu hóa và răng miệng Ngoài ra, trà cũng có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol và độc tố do kim loại hoặc do phóng

xạ…[38],[45],[46],[53]

* Tác dụng chống oxy hóa:

Tác dụng chống oxy hóa của trà được chủ yếu đóng góp bởi các hợp chất polyphenol Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tính chất này của trà xanh, và trong một số nghiên cứu gần đây, trà hoa vàng cũng được phát hiện có hoạt tính chống oxy hóa Các polyphenol trong trà hoa vàng đã được nghiên cứu để đánh giá khả năng chống oxy hóa của chúng Trong một nghiên cứu của Lixia Song và đồng nghiệp, 6 mẫu trà hoa vàng thu hái ở Trung Quốc đã được kiểm tra khả năng chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH và phân tích bằng phương pháp HPLC Các thành phần catechin trong trà đã được tìm thấy có khả năng chống oxy hóa rất cao, vượt trội hơn so với các chất chống oxy hóa khác như vitamin C và vitamin E [25] Trong thử nghiệm chống lại sự hình thành các gốc tự do

Trang 21

DPPH [39] trong dung dịch nước, hoạt tính chống oxy hóa của các catechin được xếp theo thứ tự giảm dần như sau: epicatechin gallate > epigallocatechin gallate > epigallocatechin > gallic acid > epicatechin ≈ catechin Hàm lượng catechin chiếm khoảng 30% khối lượng khô của trà, và đóng góp khoảng 70-80% khả năng chống oxy hóa của trà [63]

* Tác dụng chống ung thư:

Trà và các hợp chất catechin có tác dụng ngăn chặn và chữa trị bệnh ung thư Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khả năng tương tác, ngăn chặn và hạn chế quá trình khơi mào, hình thành và phát triển của tế bào ung thư của các chất chiết được từ trà như EGCG, EGC, ECG khi tiến hành nghiên cứu in vivo [46],[64] Trà xanh có khả năng ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư, như được chứng minh trong nghiên cứu của Madhumita Roy và cộng sự [53]

Nghiên cứu dịch tễ học ở Nhật đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thói quen uống trà xanh và tỷ lệ người chết vì ung thư Tác dụng kìm hãm của polyphenol trà lên sự hình thành, phát triển và di căn của khối u cũng đã được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu [53], [64] Trà xanh có thể bảo vệ cơ thể khỏi ung thư bằng cách làm ngưng chu trình tế bào, kể cả chu trình nguyên phân của tế bào ung thư Một số cơ chế chính vì tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư của EGCG bao gồm tác dụng ngăn cản chu kỳ phân chia tế bào và thúc đẩy quá trình apoptosis [31] Trà xanh và các chất chiết có tác dụng gây độc đối với các tế bào ung thư trong các thử nghiệm in vitro, nhưng không gây hại cho các tế bào máu ngoại vi người khỏe mạnh Bột chiết polyphenol và EGCG trà xanh cũng có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư của dòng tế bào phổi và gan

1.2.4.2 Giá trị sản xuất đồ uống

Theo quan niệm của Đông y, Trà có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, vào kinh can thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu

Trang 22

Dùng trong các trường hợp tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt, khát nước, ngộ độc rượu

Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Trà có tác dụng: chống đái tháo đường, làm tiêu hao năng lượng, kích thích thần kinh, kích thích não, tăng cường sức làm việc của trí não, tăng cường và điều hoà nhịp tim, lợi tiểu và kích thích ăn ngon

Vì vậy hiện nay đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng sản xuất trà làm đồ uống và được bán rộng rải trên thị tường

1.2.4.3 Giá trị thẩm mĩ

Trà hoa vàng thực sự mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian sống Với bông hoa vàng rực rỡ, Trà hoa vàng thường được trồng trong các vườn nhà, công viên, khu du lịch, làm cảnh quan trong các khách sạn, resort và các công trình kiến trúc Cây Trà hoa vàng được đánh giá là một trong những cây cảnh đẹp và phổ biến nhất tại Việt Nam và được coi là một biểu tượng của văn hoá và nghệ thuật của đất nước ta

1.2.4.4 Giá trị sinh thái

Trà hoa vàng cũng có giá trị sinh thái quan trọng Nó có khả năng cải tạo đất và giữ nước tốt, làm cho nó trở thành một loại cây được sử dụng để trồng lại rừng và phục hồi môi trường Đặc biệt, trồng Trà hoa vàng tại các đai rừng phòng hộ đầu nguồn cũng giúp bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn nước, giảm thiểu tác động của sự xói mòn đất đai Do đó, việc bảo tồn và trồng rừng Trà hoa vàng là một phương tiện quan trọng để giải quyết các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững

1.3 Tình hình nghiên cứu loài Trà hoa trái mỏng (Camellia pleurocarpa) trên thế giới và ở Việt Nam

Theo Phạm Hoàng Hộ (2001) [16] loài Trà hoa trái mỏng Camellia pleurocarpa phân bố tại Thanh Hoá (La Hán, Hồi Xuân, Quan Hoá) và Gia Lai

Trang 23

(Mang Yang) Trên thế giới, loài này được ghi nhận tại Chiềng Mai, Thái Lan

[4]

Trà hoa trái mỏng (Trà hoa quả bẹt) Camellia pleurocarpa (Gagner)

Sealy lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 8/1920 tại Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam Hiện tiêu bản đang được lưu giữ tại Bảo tàng dược liệu tại Paris, Pháp Trên thế giới, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về loài này

Hình 1.2 Tiêu bản Trà hoa trái mỏng đượng lưu tại Bảo tàng tự nhiên

Pari Pháp

Ở Việt Nam, loài Trà hoa trái mỏng (Camellia pleurocarpa (Gagnep.)

Sealy) được nhiều công trình nghiên cứu, luận án có đề cập đến như:

- Phạm Hoàng Hộ (2001) [16], Cây cỏ Việt Nam (tập 2), NXB Trẻ trang 424 – 432

- Sách đỏ Việt Nam năm 2007 [4] - phần thực vật – trang 347

- Lê Nguyệt Hải Ninh (2018) [22], Nghiên cứu phân loại chi trà (Cmellia L;) Thuộc họ chè ( TheaceaeD Don) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, trang 56 -57, Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học KHTN

Trang 24

Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu kể trên chỉ mang tính chất điểm qua, khái quát Chỉ có nghiên cứu của Lê Nguyệt Hải Ninh (2018) [22] đã mô tả sơ bộ về đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và một số đặc điểm sinh thái để làm cơ sở phân loại dựa trên các mẫu thu được tại Quan Hoá, Bá Thước

Nhìn chung, Trà hoa trái mỏng Camellia pleurocarpa được xem là cây

có giá trị về nhiều mặt như làm cảnh, đồ uống, làm thuốc Tuy nhiên, các nghiên

cứu về loài Trà hoa trái mỏng Camellia pleurocarpa còn rất hạn chế Do đó

chính sách phát triển và bảo tồn loài thực vật quý này chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nguồn tài nguyên này đang bị khai thác tràn lan, bừa bãi và có nguy cơ bị cạn kiệt Chính vì vậy, việc nghiên cứu những đặc điểm thực vật học, sinh thái học của loài Trà hoa trái mỏng có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn

1.4 Điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Khu BTTN Pù Luông có tọa độ địa lý từ 20°21' đến 20° 34’vĩ độ Bắc và từ 105° 02’ đến 105° 20’ kinh độ Đông thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa, phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa và Bắc trung bộ của Việt Nam, Khu BTTN Pù Luông nằm cách đường Hồ Chí Minh 40 km theo quốc lộ 217

Phía Đông giáp với huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Phía Tây giáp với phần đất còn lại của các xã Hồi Xuân, Phú Nghiêm, Thanh Xuân có diện tích quy hoạch Khu Bảo tồn

Vùng lõi và vùng đệm Khu BTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 9 xã thuộc 2 huyện Huyện Quan Hoá: 5 xã (Phú Lệ, Phú Xuân,

Trang 25

Thanh Xuân, Hồi Xuân và Phú Nghiêm) Huyện Bá Thước: 4 xã (Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Sơn và Thành Lâm)

* Đặc điểm địa hình

Khu BTTN Pù Luông nằm ở ranh giới giữa 2 khu kiến tạo là khu vực sông Mã và sông Đà Hai khu vực này bị ngăn cách bởi đoạn đứt gãy Sơn La rất sâu và nổi tiếng, kéo dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam Khu vực này có đặc điểm địa chất rất phức tạp và đa dạng bao gồm có nhiều loại đá khác nhau (đá biến chất, đá Macma, đá Trầm tích thuộc 15 thế hệ) và năm tuổi khác nhau Các đoạn đứt gãy chia cắt khu vực này, làm ảnh hưởng đến địa hình bề mặt của nó, các hệ thống thoát nước ngầm dưới mặt đất, trên bề mặt và các hang động, sự di chuyển của khối Ban Công – La Hán rộng 4 km có lẽ là biểu hiện nổi bật nhất của các hoạt động địa chất này

Địa chất và địa mạo của khu vực Pù Luông khác xa nhiều địa chất và địa mạo gần như chỉ được hình thành từ đá Cacbonnat của Vườn quốc gia Cúc Phương, đá Trầm tích chiếm phần lớn trong phạm vi phía Đông Bắc vùng lõi Đặc trưng của khu vực này là các loại địa hình đá vôi karst bị chia cắt mạnh và hệ thống hang động rộng lớn

Phía Tây Nam vùng lõi, nơi nằm giữa dẫy núi Pù Luông được hình thành bởi đá Macma và đá Bazan Ở các độ cao nhất, dãy núi hình thành nên các vùng đá lộ thiên được xem là có duy nhất ở Việt Nam về mặt địa mạo học Liên Khu bảo tồn có độ cao từ 60 – 1.650 m so với mặt nước biển, điểm cao nhất là núi Pù Luông Đặc trưng của vùng đệm lân cận là các thung lũng phẳng có sông phù sa và suối chảy qua, các đồi đá phiến, đá phiến sét và các đá pha sét thấp, các vùng đá vôi Karst nằm biệt lập

* Điều kiện khí hậu thuỷ văn

Khu BTTN Pù Luông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có gió mùa Đông - Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đông -Nam từ tháng 3 đến tháng 10 Gió Lào khô nóng thổi từ hướng Tây xuất hiện vào giữa tháng 4 và tháng 5 (Anon, 1998a)

Trang 26

Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động trong khoảng từ 20-25°C Nhiệt độ tối đa đạt xấp xỉ 37°C đến 39°C, trong khi nhiệt độ tối thiểu trong khoảng từ 5-10°C Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, từ 1.500- 1.600 mm Lượng mưa tối đa ước đạt 2.540 mm, tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 (chiếm 65-70%) Mưa phùn tập trung vào mùa Xuân (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) Lượng mưa tối thiểu khoảng 1.000 mm

Thuỷ văn: Có hệ thống suối ngắn, lưu vực hẹp và độ dốc chủ yếu đổ về một hướng, nên khu vực có tiềm năng thuỷ điện nhỏ Hệ thống suối nếu được đầu tư đầy đủ sẽ đảm bảo đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn lương thực cho đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống ở đây

1.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội

* Tình hình dân số và dân tộc

Khu BTTN Pù Luông nằm trong khu vực đông dân cư Phần lớn người dân địa phương (>95%) ở đây là các dân tộc Thái, Mường Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, và do những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến sự phân bố dân cư trong vùng không đồng đều Đa số các dân tộc chỉ tập trung sống ở những vùng có thể canh tác nông nghiệp Người dân sống thành từng thôn (bản) phân bố rải rác, không tập trung Nhìn tổng thể có thể phân chia ra làm các khu vực chính:

- Vùng núi đất Pù Luông: đây là vùng đất đai màu mỡ phía dưới chân núi Pù Luông là những vùng đất bằng phẳng, có các tuyến giao thông như đường 15A, 15 C, có nguồn sông suối thuận lợi cho canh tác lúa nước, trồng hoa màu cũng như dùng nước sinh hoạt Khu vực này là nơi tập trung sinh sống của người Thái, Mường và người Kinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm và các hoạt động dịch vụ khác

- Vùng núi đá: trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn giữa là các thung lũng nhỏ có đất đai màu mỡ có thể trồng lúa nước và canh tác các loài cây nông nghiệp khác, nơi đây là nơi tập trung sinh sống chủ yếu của người Mường Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là một trở ngại lớn cho

Trang 27

phát triển kinh tế Mặt khác do ảnh hưởng của việc canh tác trong khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác BTTN, làm giảm vùng sống của các loài động vật tại đây

* Các hoạt động kinh tế của người dân

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư hỗ trợ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng như hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng theo chương trình 661, Quyết định 24/QĐ-TTg, Nghị định 75/2016/NĐ-CP từ đó giúp cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngày được giữa vững, đồng thời các chính sách cũng đã tạo công ăn việc làm cho người dân sinh sống trong vùng đệm và vùng lõi của các khu rừng đặc dụng Tuy nhiên do số lượng người dân sinh sống trong Khu bảo tồn là tương đối lớn, đời sống kinh tế rất khó khăn còn phụ thuộc lớn vào tài nguyên rừng, nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên trên thị trường ngày một lớn, trong khi đó số lượng cán bộ được giao còn thiếu nhiều so với quy định của pháp luật từ đó cũng đã gây áp lực không nhỏ trong công tác bảo vệ rừng của Khu bảo tồn Hàng nằm vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép

Trang 28

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Loài Trà hoa trái mỏng (Camellia pleurocarpa (Gagnep.) Sealy) thuộc

Họ Theaceae (Họ chè), Chi Camellia L (Chi chè) tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Các khu vực có sự phân bố tự nhiên của loài Trà hoa trái mỏng (Camellia

pleurocarpa (Gagnep.) Sealy) tại Khu BTTN Pù Luông

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2022 đến tháng 05/2023 - Địa điểm nghiên cứu:

+ Nghiên cứu thực địa: Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá

+ Xử lý mẫu thực vật và so sánh mẫu: tại phòng thí nghiệm Thực vật học, khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Hồng Đức và Phòng lưu trữ mẫu thực vật tại khu BTTN Pù Luông

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái thực vật

2.4.1.1 Tổng hợp và kế thừa tài liệu: Các thông tin về loài Trà hoa trái

mỏng được tham khảo từ các tài liệu đã được công bố trước đó, từ người dân và kiểm lâm viên của khu bảo tồn

2.4.1.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái Trà hoa trái mỏng:

Quan sát, đo đếm và ghi chép các thông tin về đặc điểm hình thái và vật hậu của Trà hoa trái mỏng phân bố ở các kiểu rừng khác nhau, các đai cao khác nhau và các cấp tuổi khác nhau Nội dung điều tra ghi chép theo mẫu biểu ở phụ lục 1D Các chỉ tiêu đo đếm hình thái gồm: vỏ; thân (chiều cao, đường kính của thân và các đặc điểm đặc trưng của thân); lá (kích thước, hình dạng, màu sắc); đặc điểm hình thái hoa, quả, hạt

Trang 29

2.4.1.3 Điều tra theo tuyến: Việc xác định tuyến nghiên cứu được thực

hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [26] Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng, chúng tôi tiến hành lập 24 tuyến điều tra đi qua các trạng thái rừng khác nhau ở KBTTN Pù Luông Trên tuyến điều tra nghiên cứu thu thập các thông tin về phân bố loài Trà hoa trái mỏng, hệ sinh thái nơi phân bố, đặc điểm địa hình địa mạo… Kết quả điều tra được trên tuyến ghi vào mẫu biểu Phụ lục 1A Bản đồ phân bố của Trà hoa trái mỏng được xây dựng dựa trên kết quả điều tra trên tuyến, phần mềm Mapinfo và nền bản đồ số của Khu BTTN Pù Luông

2.4.1.4 Điều tra trên các ô tiêu chuẩn: trên các tuyến điều tra, tiến hành

lập 10 ô tiêu chuẩn (OTC) diện tích 500 m2 ở các vị trí ghi nhận sự phân bố của loài Trà hoa trái mỏng

Trên OTC tiến hành điều tra, thu thập thông tin theo phương pháp điều tra lâm học (Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 2005) [23] Các chỉ tiêu cần xác định là:

- Đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng hoặc lâm phần nơi có Trà hoa trái mỏng phân bố;

- Tần số bắt gặp loài Trà hoa trái mỏng;

- Điều tra, thu thập thông tin về sinh trưởng đối với cây Trà hoa trái mỏng: đường kính thân (D), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) và đường kính tán (Dt) Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra (phụ lục 1A)

- Thống kê các loài cây gỗ chủ yếu trong OTC

2.4.1.5 Điều tra trong các ô dạng bản (ODB): Trong mỗi OTC, điều tra

4 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25m2 ở bốn góc và 1 ODB ở trung tâm, trong mỗi ODB điều tra thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây bụi, thảm tươi

Điều tra tái sinh tự nhiên quanh gốc cây mẹ: Thiết lập các ô dạng bản

kích thước 4m2 (2m x 2m) quanh gốc cây mẹ theo bốn hướng, 04 ô trong tán, 04 ô ngoài tán Trong các ô dạng bản 4m2 đếm số lượng cây con Trà hoa trái

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN