Đặc điểm hình thái nòng nọc của các loài lưỡng cư thuộc Họ cóc bùn ở Khu BTTN Pù Luông .... Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái nòng nọc một số loài lưỡng cư thuộc Họ cóc bùn Mego
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2022-2023 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NÕNG NỌC MỘT
SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ THUỘC HỌ CÓC BÙN
(MEGOPHRYIDAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ
LUÔNG, TỈNH THANH HÓA
THANH HÓA, THÁNG 4/2023
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học tự nhiên
Trang 2SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ THUỘC HỌ CÓC BÙN
(MEGOPHRYIDAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ
LUÔNG, TỈNH THANH HÓA
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học tự nhiên
Sinh viên/đại diện nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Đức Anh Nam, nữ: Nam
Lớp, khoa: K24 – ĐHSP Sinh học Năm thứ: 2/số năm đào tạo: 4 Ngành học: Sư phạm Sinh học
Người hướng dẫn: TS Đậu Quang Vinh
THANH HÓA, THÁNG 04/2023
Trang 32 Lưu Thị Khánh Linh K24 – ĐHSP Sinh học Thành viên
3 Lê Thị Thảo K24 – ĐHSP Sinh học Thành viên
4 Nguyễn Đình Hòa K24 – ĐHSP Sinh học Thành viên
5 Vi Thúy Hằng K24 – ĐHSP Sinh học Thành viên
Trang 4ii
Muc lục
Danh sách thành viên tham gia đề tài i
Danh mục bảng biểu iii
Danh mục hình ảnh iv
Ký hiệu viết tắt v
Thông tin kết quả nghiên cứu v
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam 4
1.2 Khái quát về nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Khu BTTN Pù Luông 6 1.3 Khái quát đặc điểm KBTTN Pù Luông 6
1.3.1 Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng 9
1.3.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn 10
1.3.3 Đặc điểm thảm thực vật rừng 10
1.3.4 Đặc điểm khu hệ thực vật 13
1.3.5 Đặc điểm kinh tế xã hội 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
2.2.1 Địa điểm 14
Trang 5iii
2.2.2 Thời gian thực hiện 14
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 14
2.2.3.2 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 14
2.3.3 Định loại nòng nọc của các loài lưỡng cư 16
2.3.4 Xử lý số liệu 16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1 Đặc điểm hình thái nòng nọc của các loài lưỡng cư thuộc Họ cóc bùn ở Khu BTTN Pù Luông 18
3.1.1 Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) 18
3.1.2 Xenophrys maosonensis (Bourret, 1937) 27
3.1.3 Leptobrachella petrops (Rowley, Dau, Hoang, Le, Cutajar, and Nguyen, 2017) 32
3.1.4 Leptobrachella ventripunctata (Fei, Ye, and Li, 1990) 33
Phụ lục 1: Phụ lục hình thái 1
Phụ lục 2: Phụ lục tỉ lệ hình thái 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1
1 Kết luận 1
2 Kiến nghị 1
Danh mục bảng biểu B ẢNG 2 1 C ÁC CHỈ SỐ ĐO ĐẾM NÒNG NỌC 15
Trang 6iv
Danh mục hình ảnh
HÌNH 1.1.VỊ TRÍ CỦA KBTTNPÙ LUÔNG TRONG TỈNH THANH HÓA 8
HÌNH 2.1.CÁC CHỈ SỐ ĐO NÒNG NỌC THEO GROSJEAN 15
HÌNH 3.1.GIAI ĐOẠN 25 LOÀI CÓC MÀY SA PA 19
HÌNH 3.2.GIAI ĐOẠN 26 LOÀI CÓC MÀY SA PA 20
HÌNH 3.3.GIAI ĐOẠN 30 LOÀI CÓC MÀY SA PA 21
HÌNH 3.4.GIAI ĐOẠN 34 LOÀI CÓC MÀY SA PA 22
HÌNH 3.5.GIAI ĐOẠN 35 LOÀI CÓC MÀY SA PA 24
HÌNH 3.6.GIAI ĐOẠN 39 LOÀI CÓC MÀY SA PA 25
HÌNH 3.7.GIAI ĐOẠN 39 LOÀI CÓC MÀY SA PA 26
HÌNH 3.8.GIAI ĐOẠN 43 LOÀI CÓC MÀY SA PA 27
HÌNH 3.9.GIAI ĐOẠN 27 LOÀI CÓC MÀY MẪU SƠN 28
HÌNH 3.10.GIAI ĐOẠN 29 LOÀI CÓC MÀY MẪU SƠN 29
HÌNH 3.11.GIAI ĐOẠN 31 LOÀI CÓC MÀY MẪU SƠN 30
HÌNH 3.12.GIAI ĐOẠN 37 LOÀI CÓC MÀY MẪU SƠN 31
HÌNH 3.13.GIAI ĐOẠN 41 LOÀI CÓC MÀY MẪU SƠN 32
HÌNH 3.14.GIAI ĐOẠN 25 LOÀI CÓC MÀY PETROPS 33
HÌNH 3.15.GIAI ĐOẠN 25 LOÀI CÓC MÀY BỤNG ĐỐM 34
HÌNH 3.16.GIAI ĐOẠN 27 LOÀI CÓC MÀY BỤNG ĐỐM 36
HÌNH 3.17.GIAI ĐOẠN 28 LOÀI CÓC MÀY BỤNG ĐỐM 36
HÌNH 3.18.GIAI ĐOẠN 31 LOÀI CÓC MÀY BỤNG ĐỐM 37
HÌNH 3.19.GIAI ĐOẠN 33 LOÀI CÓC MÀY BỤNG ĐỐM 38
HÌNH 3.20.GIAI ĐOẠN 34 LOÀI CÓC MÀY BỤNG ĐỐM 39
HÌNH 3.21.GIAI ĐOẠN 38 LOÀI CÓC MÀY BỤNG ĐỐM 39
Trang 7v
Ký hiệu viết tắt
IUCN Danh lục Đỏ IUCN, 2022
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
NT Sắp bị đe dọa
SĐVN Sách Đỏ Việt Nam 2007
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
GĐ Giai đoạn
IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
KBTTN Khu Bảo tồn Thiên nhiên
KVNC Khu vực nghiên cứu
su Khoảng cách từ mút mõm đến nếp trên vây đuôi
tl Chiều dài từ mút mõm đến đuôi
tail Chiều dài đuôi
uf Chiều cao lớn nhất nếp trên vây đuôi
vt Chiều dài từ bụng đến mút đuôi
thm Chiều cao cơ đuôi
tmw Dày đuôi
fl Dài chi trước
hl Dài chi sau
svl Chiều dài từ mõm đến bụng
Thông tin kết quả nghiên cứu
1 Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái nòng nọc một số loài lưỡng cư thuộc Họ cóc bùn (Megophryidae) ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Pù Luông, Tỉnh Thanh Hóa”
Trang 82 Lưu Thị Khánh Linh K24 – ĐHSP Sinh học Khoa KHTN
4 Nguyễn Đình Hòa K24 – ĐHSP Sinh học Khoa KHTN
4 Giảng viên hướng dẫn: TS Đậu Quang Vinh
5 Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2022 đến tháng 05/2023
6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức
7 Đơn vị chủ trì: Khoa Khoa học tự nhiên
Trang 91
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới Với khí hậu nhiệt đới gió mùa và địa hình dạng, kéo dài trên nhiều vĩ
độ từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây từ đó dẫn đa dạng các hệ sinh thái, tạo nên sự đa dạng các loài sinh vật mà trong đó có lưỡng cư Trong những thời gian trở lại đây Việt Nam được biết đến là một trong số ít các quốc gia có các loài lưỡng cư mới phát hiện mô tả loài mới cũng như ghi nhận phân bố mới nhiều nhất trên thế giới
Diện tích của tỉnh Thanh Hóa là 11.129,48 km2 Do địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên các tiểu vùng khí hậu, sự phân hóa rõ rệt và rõ nét về cảnh quan, ổ sinh thái Tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên ở Thanh Hóa còn tương đối ít trên tổng diện tích do tác động của tăng dân số, chiến tranh và khai thác không bền vững từ đó để bảo vệ đa dạng sinh học ở tỉnh Thanh Hóa đã thành lập một VQG
là Bến En và ba KBTTN là Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên cùng nhiều khu bảo tồn loài và cảnh quan khác
Trong đó, KBTTN Pù Luông được thành lập vào ngày 24/4/1999 với diện tích ban đầu là 17.171,53 ha gồm 13.320 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha còn lại là phân khu phục hồi sinh thái Tuy nhiên, để phù hợp cho việc phát triển kinh tế và mở rộng khu bảo tồn, hiện nay đã mở rộng thêm vùng đệm 9.009,6 ha và nâng tổng diện tích lên tới 26.271 ha KBTTN Pù Luông rất độc đáo, có giá trị về khoa học, kinh tế và du lịch cao do sự đa dạng về địa hình, cảnh quan, khí hậu và hệ động - thực vật
Khu BTTN Pù Luông có hai dãy núi chạy song song với theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, ngăn cách với nhau bởi một vùng thung lũng Hai dãy núi này gần nhau nhưng lại có nền địa chất hoàn toàn khác biệt Dãy núi bé hơn được hình thành chủ yếu từ đá lửa và đá biến chất Dãy núi lớn hơn được hình thành
Trang 10Theo kết nghiên cứu gần đây cho thấy tại Pù Luông có 1.109 loài thực vật
có mạch Khu hệ động vật đã xác định được 84 loài thú, 162 loài chim, 55 loài
cá, 42 loài bò sát và 35 loài lưỡng cư, 158 loài bướm, 96 loài thân mềm trên cạn
Ở KBTTN Pù Luông còn rất ít các nghiên cứu về lưỡng cư Chủ yếu các nghiên cứu đã từng được tiến hành thường tập trung vào đa dạng thành phần loài; về đặc điểm sinh học sinh thái; có rất ít các mô tả về nòng nọc của các loài lưỡng cư
Từ những lý do đó chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái nòng nọc một số loài lưỡng cư thuộc Họ cóc bùn (Megophryidae) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, Tỉnh Thanh Hóa” Đây là vấn đề nghiên
cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần cung cấp dẫn liệu về phát triển của nòng nọc của các loài lưỡng cư có phân bố ở đây phục vụ công tác bảo tồn ở đây
2 Mục tiêu nghiên cứu
Định loại và mô tả được đặc điểm hình thái của nòng nọc một số loài thuộc Họ Megophryidae tại Khu BTTN Pù Luông
3 Nội dung nghiên cứu
Định loại nòng nọc họ Megophryidae tại KBTTN Pù Luông
Trang 113
Mô tả đặc điểm hình thái phân loại nòng nọc của các loài lƣỡng cƣ thuộc
họ Megophryidae ở khu vực nghiên cứu
Trang 124
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam
Năm 1924, Smith là tác giả đầu tiên nghiên cứu nòng nọc loài Rana johnsi ở Việt Nam Tiếp theo đó là Bourret vào năm 1942 với công trình nghiên
cứu về lưỡng cư khu vực Đông Dương Nghiên cứu đã mô tả, xây dựng được khóa định loại nòng nọc cho 62 loài lưỡng cư, trong đó 44 loài có ở Việt Nam [32]
Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu củ thể về nòng nọc của các loài lưỡng cư vẫn còn ít, các công bố về một số giai đoạn phát triển nòng nọc của một số loài cùng với các công bố về loài mới
Năm 2009, Lê Thị Thu et al đã cung cấp bổ sung các dẫn liệu về hình thái, giai đoạn phát triển nòng nọc lưỡng cư của một số loài thuộc họ Megophryidare Tây Nghệ An [14]
Năm 2011, Rowley et al đã công bố loài loài mới Nhái cây quang
Gracixalus quangi cùng với mô tả nòng nọc của nó ở KBTTN Pù Hoạt, Nghệ
An [29] Cũng trong năm này, Rowley et al đã mô tả 2 loài mới Theloderma nebulosum và T Palliatum và các thông tin về hình thái nòng nọc của loài T Nebulosum ở KBTTN Ngọc Linh [30]
Năm 2012, Orlov et al đã hệ thống các loài lưỡng cư trong họ
Rhacophoridae ở phía Nam dãy Trường Sơn và mô tả 3 loài mới là Theloderma chuyangsinense, T bambusicola và Rhacophorus robertingeri, trong đó nòng nọc của loài T bambusicola, T palliatum, Raorchestes gryllus cũng được mô tả
[27]
Năm 2012, Đoàn Thị Ngọc Linh et al đã mô tả đặc điểm hình thái của một
số giai đoạn phát triển nòng nọc của hai loài lưỡng cư thuộc giống Ếch cây sần
Theloderma [9]
Trang 135
Năm 2012, Lê Thị Quý et al mô tả nòng nọc của 2 loài nhái bầu
Microhyla butleri và M Heymonsi và loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis ở VQG Bạch Mã [12]
Nishikawa et al (2013) nòng nọc của loài Tylototriton ziegleri được mô tả
ở Hà Giang và Cao Bằng, Việt Nam [26]
Năm 2014, Poyarkov et al đã hệ thống phân loại, phân bố của các loài
nhái bầu thuộc giống Microhyla ở Việt Nam, và mô tả thêm 5 loài mới bao gồm Microhyla pineticola, M pulchella, M minuta, M darevskii, M arboricola ở
các tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Kon Tum và tỉnh Khánh Hòa Đồng thời dẫn liệu về nòng nọc của các loài mới này cũng được mô tả Đây là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về hệ thống phân loại của giống nhái bầu ở nước ta đến nay [26]
Vassilieva et al (2014) mô tả 2 loài mới Kalophrynus cryptophonus tỉnh Lâm Đồng và K honbaensis ở tỉnh Khánh Hòa và mô tả nòng nọc của loài K Cryptophonus [33]
Năm 2014, Lê Thị Quý và Hoàng Ngọc Thảo, mô tả đặc điểm hình thái
nòng nọc loài Cóc rừng Ingerophrunus galeatus ở VQG Bạch Mã [11]
Năm 2018, Nguyễn Thanh Luân mô tả loài mới Leptolalax rowleyae và
nòng nọc của nó tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng [24]
Năm 2018, Daniel Kane el al đã đưa ra các dẫn liệu về sự phát triển của
nòng nọc của loài ếch cây Rhacophorus feae [18]
Năm 2019, Đỗ Văn Thoại et al mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc loài
Ếch gai sần Quasipaa delacouri ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An [13] Nguyễn Phương Linh et al mô tả hình thái nòng nọc loài Leptobrachium ailaonicum gồm
các giai đoạn phát triển 25, 34 đến 37 ở Khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải [8]
Năm 2020, Benjamin Tapley et al công bố hình thái phân loại nòng nọc
của năm loài thuộc giống Megophrys tại VQG Hoàng Liên Sơn, bao gồm
Trang 146
Megophrys fansipanensis, M gigantica, M hoanglienensis, M jingdongensis,
và M Maosonensis [17]
1.2 Khái quát về nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Khu BTTN Pù Luông
Nghiên cứu về nòng nọc ở Khu BTTN Pù Luông cho đến nay còn ít được quan tâm, một số nghiên cứu đáng chú ý như:
Năm 2021, Thiều Thị Huyền, đã ghi nhận nòng nọc của 5 loài lưỡng cư
thuộc các giống Xenophrys, Leptobrachium và Leptobrachella ở KBTTN Pù Luông Bao gồm Xenophrys maosonensis, Xenophrys sp., Leptobrachium chapaense, Leptobrachella petrops và L ventripunctata Trong nghiên cứu ngày tác giả đã dẫn ra các giai đoạn phát của loài Leptobrachella petrops (giai đoạn 25, 26, 27, 32, 33, 34, 35); loài Leptobrachella ventripunctata (giai đoạn
25, 26, 27, 37, 42), loài Xenophry maosonensis (giai đoạn 25, 35) và Xenophrys
sp (giai đoạn 25) [5]
Năm 2022, tác giả Phan Mai Chi ghi nhận và mô tả đặc điểm hình nòng
nọc của loài Fejervaria limnocharis gồm các giai đoạn 25, 35, 37 và loài Amolops cremnobatus gồm các giai đoạn 33, 37, 40, 42 [5]
Năm 2022, Bùi Thị Hà mô tả sự phát triển của nòng nọc của một phenol chưa định danh thuộc họ Ếch cây gồm các giai đoạn 25, 26, 27, 28, 36, 42 [6]
Như vậy, cho đến nay các nghiên cứu về nong nọc của các loài lưỡng cư nói chung cũng như các loài thuộc Họ cóc bùn ở đây còn ít và thiếu nhiều giai đoạn trong vòng đời của chúng
1.3 Khái quát đặc điểm KBTTN Pù Luông
Khu BTTN Pù Luông nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa Cách thành phố Thanh Hóa 130 km
về phía tây bắc Cách Thị Trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước khoảng chừng 20
km và cách Hà Nội khoảng 178 km theo hướng Tây Bắc Khu bảo tồn có vị trí địa lý trải dài từ 200
21' đến 200 34’ vĩ độ Bắc và từ 1050 02’ đến 1050 20’ kinh
Trang 157
độ Đông Phía Bắc và Đông giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình Phía Tây ngăn cách với KBTTN Pù Hu bởi dòng sông Mã và đường tỉnh lộ 521A (Hình 1.1)
Vùng lõi và vùng phục hồi sinh thái của KBTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 8 xã thuộc 2 huyện, bao gồm xã Phú Lệ, Phú Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm thuộc Huyện Quan Hóa; xã Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm, Huyện Bá Thước
Hệ sinh thái trên núi đá vôi tại đây có giá trị cao về đa dạng sinh học đồng thời thuộc liên khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông - Cúc Phương là khu vực có diện tích lớn nhất trên vùng đất thấp ở miền Bắc Việt Nam Hệ động, thực vật ở đây
có tính đa dạng rất cao, là nơi chứa đựng nhiều nguồn gen có giá trị cần được ưu tiên bảo vệ
Trang 168
Hình 1 1 Vị trí của KBTTN Pù Luông trong tỉnh Thanh Hóa
Trang 179
1.3.1 Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
Khu BTTN Pù Luông gồm hai dãy núi ngăn cách với nhau bởi thung lũng
ở giữa và thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương, chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và quốc lộ 521C xuyên giữa khu bảo tồn
Hai dãy núi do khác nhau về nền địa chất nên đã có kiểu địa hình tương phản rất rõ ràng Dãy núi ở phía Tây Nam gồm các đồi hình bát úp có rừng bao phủ xen kẽ các thung lũng nông được hình thành đa số từ đá lửa và đá biến chất Dãy núi ở phía Đông Bắc là một phần của dãy núi đá vôi chạy từ VQG Cúc Phương đến tỉnh Sơn La được hình thành từ các vùng đá vôi bị phân cắt mạnh
Độ cao của khu vực nằm vào khoảng từ 60m đến 1667m và đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Pù Luông cao 1.667m so với mực nước biển
Khu BTTN Pù Luông có dạng địa hình karst, karst-xâm thực như: cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst, do sự có mặt của nhiều loại đá vôi khác nhau Sự phát triển trên nền đá macma, đá lục nguyên của dạng địa hình xâm thực, kiến tạo như: sườn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh xói, là nhân tố làm nên sự đặc biệt của KBTTN Pù Luông so với VQG Cúc Phương Tuy vậy, cơ cấu diện tích của KBT chỉ có 3% là đá lục nguyên còn lại là: 60% đá vôi, 37% đá macma (Trần Tản Văn và cs, 2003) [16]
Lớp đất phủ ở KBTTN Pù Luông rất phong phú do đặc điểm địa chất và địa mạo rất đa dạng Theo phân loại của FAO, UNESCO, WRB và Việt Nam, lớp đất phủ có thể chia thành các kiểu loại chính sau:
(1) Đất Renzit màu nâu vàng, đen, phát triển trên đá vôi;
(2) Đất Luvisol màu vàng xám, phát triển trên đá vôi;
(3) Đất Leptosol màu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi;
(4) Đất Cabisol màu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá macma; (5) Đất Acrisol màu xám nâu, phát triển trên đá macma;
Trang 1810
(6) Đất Acrisol màu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên (7) Đất Fluvisol và Gleysol màu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng (Theo Trần Tân Văn và các cộng sự, 2003) [16]
1.3.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Khu BTTN Pù Luông nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau có Gió mùa Đông Bắc và từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm có gió mùa Đông Nam Tháng 4 và tháng 5 hàng năm có gió mùa Tây Nam bắt nguồn từ hướng Tây xuất hiện vào giữa tháng (Anon, 1998a) [1]
Nhiệt độ trung bình năm giao động trong khoảng từ 20 - 250C Nhiệt độ tối đa có thể là 370C - 390C, còn nhiệt độ tối thiểu thì có thể từ 5 - 100C Trên vùng cao như vùng Son - Bá - Mười, nhiệt độ có thể xuống tới dưới 00
C Lượng mưa trung bình năm khá thấp, khoảng 1.500 - 1.600 mm, tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, chiếm 65-70% lượng mưa hàng năm Lượng mưa tối đa đã được ghi nhận khoảng là 2.540 mm Lượng mưa tối thiểu đã được ghi nhận rơi vào khoảng 1.000 mm Mưa phùn vào mùa Xuân (từ tháng 12 đến tháng 2 sang năm) (Anon, 1998a) [1]
Chế độ thủy văn ở các dãy núi đá vôi khá là phức tạp, gần như là có rất là
ít hoặc không có mạch nước thường xuyên Phía Tây Nam, các mạch nước nổi nhiều, mực nước khe suối ít biến động theo mùa Tuy nhiên, khu vực thung lũng
là đặc trưng của hệ thống thủy văn quan trọng ở đây Thung lũng ở đây không liên tục, vùng yên ngựa ở chính giữa của thung lũng nơi xuất phát của hai dòng sông nhỏ đổ vào sông mã, một ở khu vực xã Phú Lệ, chảy theo hướng Tây Bắc
và một đổ vào vùng hạ lưu chảy dọc theo thung lũng theo hướng Đông Nam
1.3.3 Đặc điểm thảm thực vật rừng
Khu BTTN Pù Luông có thảm thực vật rừng được xác nhận là rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới Căn cứ vào độ cao, nền đất và những tác động của
Trang 1911
hoạt động sinh kế, chia làm 5 kiểu rừng chính và 3 kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác, như sau:
+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: Ở độ cao trên 700m, trên sườn, đỉnh
núi đá vôi bị bào mòn mạnh, tập trung nhiều ở khu vực xã Cổ Lũng, xã Phú Lệ
Rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, cây lá rộng Aglaia sp., Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla đặc trưng cho vùng ẩm ướt; Burretiodendron hsienmu, Millettia ichthyochtona thường thấy ở các sườn núi khô, dốc Một số cây loài Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla và một số loài thuộc chi Ficus có
phân bố ở độ cao 50 - 55m, đường kính có thể đến 2m, rễ chống cao 3m (Leonid
V A và cộng sự, 2003) [2]
+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát: Phân bố từ 400- 700m
Kiểu rừng này từng phổ biến trong KBT, tuy nhiên hiện nay còn sót lại ít ở chân các ngọn núi ở phía Bắc, khu vực xã Cổ Lũng Đặc trưng là những cây gỗ lớn như
Heritiera macrophylla, hai loài thuộc chi Ficus có thể cao tới 45 - 50 m Các
loài thực vật phụ sinh không đa dạng cho lắm nhưng nhìn chung là vẫn phổ biến (Leonid V A và cộng sự, 2003) [2]
+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: Phổ biến ở xã Cổ Lũng, xã Phú Lệ ở
độ cao 700 - 950m Kiểu rừng này ít bị tàn phá hơn so với các kiểu rừng khác và phân bố chủ yếu ở các sườn núi cao, trên đỉnh núi đá vôi Các loài phổ biến như
Eriobotrya bengalensis, Pistacia weinmanifolia, Platycarya strobilacea, Schefflera pes-avis, Sinosideroxylon wightianum, đặc biệt loài Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) phổ biến trên các sườn núi ở hướng Nam xã Cổ Lũng Tầng cây bụi và cỏ phát triển cực mạnh (Leonid V A và cộng sự, 2003) [2]
+ Rừng thông núi thấp trên đá vôi: Phân bố rải rác ở một số đỉnh núi thuộc xã Cổ Lũng Pinus kwangtungensis là loài ưu thế, loài đặc trưng Ngoài ra,
ở một khu vực khác loài Taxus chinensis là loài đồng ưu thế Thực vật sống bám
rất phát triển, chúng có số lượng rất nhiều và thường phủ kín hết bề mặt của các
thân cây và các hòn đá Các loài lan như: Coelogyne fimbriata, Dendrobium
Trang 2012
dentatum, Epigeneium chapaense và Eria thao khá phổ biến (Leonid V A và
cộng sự, 2003) Kiểu rừng này có tính nhạy cảm cao, rất dễ bị đe dọa tuyệt chủng [2]
+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá bazan tại các sườn núi và đường đỉnh:
Đá bazan chỉ phân bố xung quanh đỉnh Pù Luông, ở độ cao > 900 m Trước đây, khu vực này che phủ hoàn toàn bởi các khu rừng nguyên sinh Tuy nhiên hiện nay khu vực này rừng nguyên sinh chỉ còn phân bố ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, những khu vực thấp hơn bao phủ rừng thứ sinh có chất lượng không đồng nhất
Kiểu rừng này có nhiều loài thực vật cổ từ thời kỳ phấn trắng muộn như
các loài thuộc các họ: Actinidiaceae, Annonaceae, Chloranthaceae, agaceae, Hamamelidaceae, Lardizabalaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Menispermaceae, Theaceae và một số chi hiếm thuộc ngành hạt trần như: Amentotaxus (Cephalotaxaceae), Cephalotaxus (Cephalotaxaceae), odocarpus
và Nageia (Podocarpaceae) Kiểu rừng này có sự đa dạng thực vật rất cao và các
yếu tố đặc hữu (Leonid V A và cộng sự, 2003) [2]
+ Rừng phục hồi sau khai thác: Được hình thành do các hoạt động sinh kế
của con người hay kiểu phụ thứ sinh nhân tác Kiểu rừng này phân bố rải rác khắp KBT được hình thành theo hình thức khai thác chọn
+ Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác Phân bố gần
các khu dân cư, được hình thành từ hoạt động làm nương rẫy của bà con ở đây nhưng đã được khoanh nuôi bảo vệ
+ Rừng tre nứa: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác Được phục hồi sau khai thác
hoặc nương rẫy các tầng cây gỗ không thể tái sinh do bị các loài tre nứa xâm lấn Đến nay các loài tre nứa đã chiếm ưu thế
Trang 2113
1.3.4 Đặc điểm khu hệ thực vật
Hệ thực vật rất phong phú và có đa dạng ở KBTTN Pù Luông Theo kết quả điều tra lập danh lục năm 2013, thì hệ thực vật bậc cao có mạch ở KBTTN
Pù Luông gồm 1.579 loài thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành
Trong đó có 58 loài đã có tên trong Danh lục Đỏ Việt Nam 2007 và nhiều loài
trong danh lục đỏ IUCN
1.3.5 Đặc điểm kinh tế xã hội
Tổng số dân là 30.237 nhân khẩu với 7.250 hộ gia đình sinh sống trong
vùng đệm bình quân là 04 người/hộ,; mật độ bình quân 69 người/ km2
Mật độ phân bố dân cư ở các xã không đồng đều Trung bình là 45 đến 108 người/km2, thấp nhất là ở xã Phú Lệ, cao nhất là Thị trấn Hồi Xuân, do đó ảnh hưởng khá lớn đến nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững của
khu bảo tồn (Niên giám thống kê huyện Bá Thước và Quan Hóa năm 2018)
Thành phần dân tộc: Dân cư sinh sống trong vùng đệm Khu BTTN Pù Luông chủ yếu thuộc 2 dân tộc Thái, Mường và một tỷ lệ nhỏ là dân tộc kinh Dân tộc Thái chiếm 75,0%, dân tộc Mường chiếm 15,67 % và dân tộc khác chiếm 9,33% Trong đó hộ nghèo 1.147 hộ chiếm 16 %, hộ cận nghèo 2.344 hộ chiếm 32% của tổng số các hộ dân cư sinh sống, các hộ dân cư phụ thuộc nhiều vào rừng, đây là áp lực rất lớn đối với khu bảo tồn
Các hoạt động sinh kế chủ là trồng trọt và chăn nuôi Trong khi đó lâm nghiệp là hoạt động kinh tế chính của các xã vùng đệm khu bảo tồn, bao gồm: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ Nông nghiệp thì chủ yếu là: canh tác lúa nước, nương rẫy, các loại cây màu như lạc, đậu tương và chăn nuôi Ngoài ra, thương mại và dịch vụ còn rất nhỏ lẻ và phát triển không đồng bộ Một số ngành nghề truyền thống như chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt thổ cẩm
Trang 2214
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nòng nọc một số loài lưỡng cư trong họ Cóc bùn Megophryidae ở khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm
Khảo sát thực địa: Tiến hành tại vùng đệm và vùng lõi thuộc Khu BTTN
Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa
Xử lý mẫu, số liệu và viết báo cáo: khoa KHTN Đại học Hồng Đức
2.2.2 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện trong 8 tháng từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Xác định địa điểm thu mẫu:
+ Xã Cổ Lũng, Xã Lũng Cao, Xã Thành Lâm, Xã Thành Sơn của huyện Bá Thước
+ Xã Phú Lệ, Xã Phú Xuân, TT Hồi Xuân của huyện Quan Hóa
- Chuẩn bị dụng cụ thực địa: vợt vớt nòng nọc, formalin, máy ảnh
- Chọn địa điểm, thời gian, phương pháp thu mẫu:
- Thu mẫu và xử lý mẫu vật: Trong các đợt khảo sát, mẫu vật được thu thập bằng tay, vợt chuyên dụng bắt nòng nọc Mẫu thu được ghi nhật kí, chụp ảnh, cố định bằng formalin 10% trong 24h hoặc 1 tuần sau đó chuyển sang bảo quản trong formalin 4% Mẫu được lưu trữ và bảo quản tại Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa (HDU)
2.2.3.2 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
a Phân tích đặc điểm hình thái phân loại
Trang 2315
Nòng nọc được đo dưới kính hiển vi soi nổi kết và thước kẹp điện tử có
độ chính xác 0.01 mm Các chỉ tiêu đo nòng nọc thể hiện trong hình 2.2, đơn vị tính bằng mm [21]
Hình 2 1 Các chỉ số đo nòng nọc theo Grosjean
Bảng 2 1 Các chỉ số đo đếm nòng nọc
1 bl: Dài thân Chiều dài từ mút mõm đến gốc đuôi
2 bh: Cao thân Vị trí cao nhất của thân
3 bw: Rộng thân Vị trí rộng nhất của thân
4 ed: Đường kính mắt Chiều dài lớn nhất của mắt
5 ht: Cao đuôi Vị trí cao nhất của đuôi
6 lf: Chiều cao lớn nhất nếp dưới vây đuôi
Vị trí cao nhất nếp dưới vây đuôi từ mép dưới của cơ vây đuôi
7 nn: Khoảng cách 2 mũi Khoảng cách giữa hai lỗ mũi
8 np: Khoảng cách mắt – mũi Khoảng cách từ mũi đến giữa mắt
9 odw: Rộng miệng Chiều rộng lớn nhất của đĩa miệng, kể cả
13 su: Khoảng cách mút mõm – nếp trên vây đuôi
Khoảng cách từ mút mõm đến khởi điểm nếp trên vây đuôi
14 tl: Chiều dài từ mút mõm – đuôi Khiều dài từ mút mõm đến mút đuôi
Trang 2416
15 tail: Chiều dài đuôi Chiều dài từ gốc vây lưng đến mút đuôi
16 uf: Chiều cao lớn nhất nếp trên vây đuôi Vị trí cao nhất nếp trên vây đuôi kể từ mép trên của cơ vây đuôi
17 vt: Chiều dài bụng – mút đuôi
Chiều dài từ lỗ hậu môn đến mút đuôi
18 tmh: Chiều cao cơ đuôi Vị trí cao nhất của cơ đuôi
19 tmw: Dày đuôi Vị trí rộng nhất tại gốc đuôi
20 fl: Dài chi trước Chiều dài từ gốc chi trước đến mút ngón
b Xác định các giai đoạn của nòng nọc
Giai đoạn phát triển của nòng nọc xác định theo Gosner (1960) [20] và có
bổ sung, được trình bày ở hình 2.1
c Mô tả nòng nọc theo thứ tự
Tên khoa học
+ Số mẫu nòng nọc và các giai đoạn
+ Các chỉ số đo hình thái (giá trị trung bình, min, max)
Đặc điểm nhận dạng
+ Mô tả: đặc điểm hình thái, đĩa miệng, công thức răng, màu sắc bảo quản trong phòng thí nghiệm, đặc điểm giải phẫu đĩa miệng Mô tả các đặc điểm hình thái những mẫu vật thuộc giai phát triển khác từ mẫu nòng nọc thu được
+ Nhận xét: Nhận xét, so sánh với các nghiên cứu trước đây của loài
2.3.3 Định loại nòng nọc của các loài lưỡng cư
Định loại nòng nọc của các loài lưỡng cư dựa vào tham khảo các tài liệu sau: Bourret (1942) [34]; Inger (1985) [22], Smith (1924) [32], Lê Thị Quý (2015) [10], Rowley el al (2017) [31]
Tên khoa học các loài theo Nguyen et al (2009) [25], Frost (2023) [19]
2.3.4 Xử lý số liệu
Trang 2517
Số liệu thống kê đƣợc xử lý bằng phần mềm MS – Excel Số liệu phân tích hình thái xử lý bằng thống kê sinh học bao gồm: giá trị trung bình, sai số, giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max), hệ số biến dị [4]
Trang 2618
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Danh mục nòng nọc của các loài lưỡng cư thuộc Họ cóc bùn ở Khu BTTN Pù Luông
Trên cơ sở phân tích mẫu vật thu được qua các đợt thực địa năm 2022, bằng phương pháp hình thái cũng như tham khảo các tài liệu liên quan chúng tôi
đã xây dựng được danh mục các loài thuộc Họ cóc bùn ở Khu BTTN Pù Luông
3.2.1 Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937)
Giai đoạn 25: Có 11 mẫu
Đĩa miệng ở phía trước, mặt dưới dưới, dạng bám, có 1 hàng gai thịt, hình dạng tròn, viền quanh đĩa miệng, có một đoạn khuyết ở giữa phần môi trên, bao hàm dày, có khía răng cưa ở bao hàm trên, công thức răng (LTRF: I (6+6)/(5+5)I) Cơ thể dạng hình trụ, kích thước mắt trung bình nằm ở phía bên,
lỗ mũi tròn, giữa mắt và mút mõm, có một lỗ thở, nằm bên trái Vây lưng trung bình, cơ đuôi dày, khỏe, mút đuôi tù Thân có màu nâu hoặc vàng nhạt có các vết đen
- Dài thân gấp 2,36 lần cao thân (bl/bw), thân dạng trụ, rộng thân bằng 1,05 lần cao thân (bw/bh) và bằng 0,42 lần chiều dài thân (bw/bl) Mắt ở mặt bên, nhìn rõ từ trên xuống, khoảng cách từ mắt đến mõm bằng khoảng 1,78 lần khoảng cách từ mũi đến mõm, khoảng cách giữa hai mắt bằng 1,73 lần khoảng cách giữa 2 mũi (pp/nn) Lỗ mũi ở phía bên, thể nhìn thấy từ trên xuống
Trang 2719
- Đuôi khỏe, cơ đuôi dày; đuôi dài gấp 1,36 lần so với dài thân (tail/bl), dài đuôi hơn cao đuối 2,16 lần (tail/ht), nếp vây đuôi bình thường, nếp trên cao hơn so với nếp dưới và bằng 1,38 lần (uf/lf), mút đuôi tù
- Đĩa miệng trung bình, rộng đĩa miệng bằng 0,74 lần rộng thân (odw/bw) Miệng ở phía trước, hướng xuống dưới Gai thịt viền xung quanh miệng, trừ phía trên không có một đoạn gai thịt ở giữa, phần đứt ngắn hơn chiều dài của hàng răng sừng ở ngoài cùng phía trên, bằng hoặc rộng hơn gai thịt hai bên một
ít Gai thịt dạng tròn, gai thịt lớn ở phía trên, nhỏ dần sang hai bên và phía dưới, gai thịt viên phía dưới đều nhau Có một hàng gai thịt viền xung quanh miệng Bao hàm trên và dưới có màu đen, viền dưới của bao hàm trên có khía răng cưa Bao hàm dưới dày, hơi lõm
- Màu sắc: Đầu và thân màu nâu, đuôi có màu sáng, đầu, thân, đuôi có các vết đen ngắn bao phủ Mặt bụng màu trắng đục, không có chấm hay vết đen
Mặt bên Mặt bụng Mặt lưng Hàm trên Hàm dưới
Hình 3 1 Giai đoạn 25 loài Cóc mày sa pa
Giai đoạn 26: Có 2 mẫu
- Về hình thái căn bản không khác giai đoạn 25 Đĩa miệng ở mặt dưới, phía trước, dạng bám, cơ thể hình trụ, mắt trung bình, ở mặt bên, lỗ mũi tròn, ở giữa và gần mút mõm, có 1 lỗ thở ở bên trái Công thức răng (LTRF: I(6+6)/(6+6)I) Vây lưng trung bình, cơ đuôi dày và khỏe, mút đuôi nhọn Thân màu nâu có các vệt đen phân bố từ đầu đến đuôi
- Dài thân bằng 1,72 lần so với rộng (bl/bw), hình trụ, rộng thân bằng 1,16 lần cao thân (bw/bh) và bằng 0,58 lần chiều dài thân (bw/bl) Mắt ở phía bên có thể nhìn rõ từ trên xuống, khoảng cách từ mắt đến mõm bằng khoảng 0,76 lần
Trang 28- Đĩa miệng trung bình, chiều rộng bằng 0,48 lần chiều rộng thân (odw/bw) Miệng hướng trước dưới, không có dạng phễu Miệng viền xung quanh bỡi gai thịt, phía trên có một đoạn không có gai thịt, phần đứt đoạn gai thịt hẹp hơn chiều dài của hàng răng ngoài cùng phía trên Gai thịt tròn, gai lớn
ở phía trên, bé dần sang hai bên và phía dưới, các gai thịt phía dưới đều nhau Chỉ có 1 hàng gai thịt viền quanh miệng Bao hàm có màu đen, viền có khía răng cưa Bao hàm dưới dày, lõm rộng
- Màu sắc: đầu và thân màu nâu, đuôi sáng màu hơn, đầu, thân, đuôi và nếp vây đuôi có các vết đen bao phủ Mặt bụng không có chấm hay vết đen
Hình 3 2 Giai đoạn 26 loài Cóc mày sa pa
Giai đoạn 30: Có 1 mẫu
Đĩa miệng ở mặt dưới, phía trước, dạng bám, một hàng gai thịt, tròn, viền xung quanh, một đoạn khuyết ở giữa môi trên, bao hàm dày, bao hàm trên có khía răng cưa; công thức răng (LTRF: I(7+7)/(6+6)I) Cơ thể dạng hình trụ, kích thước trung bình, nằm phía bên đầu, lỗ mũi tròn, giữa mắt và mút mõm, có 1 lỗ thở, ở bên trái Vây lưng trung bình, cơ đuôi dày, khỏe, mút đuôi tù Thân màu nâu nhạt, có các vệt đen
Trang 2921
- Dài thân bằng 1,74 lần rộng thân (bl/bw), thân hình trụ, rộng thân bằng 1,19 lần cao thân (bw/bh) và bằng 0,57 lần dài thân (bw/bl) Mắt ở phía bên, nhìn thấy rõ từ trên xuống, chiều dài từ mắt đến mõm bằng khoảng 0,49 lần chiều dài mũi đến mõm, gian mắt bằng 2,04 lần khoảng cách gian mũi mũi (pp/nn) Lỗ mũi phía bên, có thể nhìn thấy từ trên
- Đuôi khỏe, cơ đuôi dày, dài đuôi bằng 1,68 lần thân (tail/bl), dài đuôi bằng 3,09 cao đuối (tail/ht), nếp vây đuôi bình thường, nếp trên cao hơn nếp dưới bằng khoảng 1,03 lần (uf/lf), mút đuôi tù
- Đĩa miệng trung bình, rộng miệng bằng 0,48 lần rộng thân (odw/bw) Miệng hướng trước dưới, không có dạng phễu Xung quanh miệng viền gai thịt, trừ phía trên có một đoạn không có gai thịt có chiều dài ngắn hơn chiều dài của hàng răng sừng ngoài cùng phía trên, rộng hơn gai thịt hai bên một chút Gai thịt dạng tròn, các gai lớn ở phía trên, nhỏ dần sang hai bên và phía dưới, phía dưới viền bỡi các gai thịt đều nhau Chỉ có một hàng gai thịt viền quanh miệng Bao hàm trên và dưới có màu đen, viền dưới của bao hàm trên có các khía răng cưa Bao hàm dưới dày, hơi lõm
- Màu sắc: Đầu và thân màu nâu nhạt, cơ đuôi sáng màu hơn, có các vệt đen bao phủ đầu, thân, đuôi và nếp vây đuôi Mặt bụng màu trắng đục, không có chấm hay vệt đen
Mặt bên Mặt bụng Mặt lưng Hàm trên Hàm dưới
Hình 3 3 Giai đoạn 30 loài Cóc mày sa pa
Giai đoạn 34: Có 3 mẫu
Đĩa miệng ở mặt dưới, phía trước đầu, dạng bám, có một hàng gai thịt, gại thị có dạng tròn, viền quanh đĩa miệng, phía môi trên có một đoạn khuyết ở
Trang 3022
giữa, bao hàm dày, có khía răng cưa ở bao hàm trên; công thức răng (LTRF: I(7+7)/(6+6)I) Cơ thể hình trụ, mắt vừa phải, ở mặt bên đầu, lỗ mũi tròn, ở giữa mắt và mút mõm, lỗ thở đơn, nằm phía bên trái Vây lưng bình thường, cơ đuôi dày, khỏe, mút đuôi tù Thân có màu nâu nhạt có các vệt đen nhỏ
- Dài thân bằng 2,07 lần so với rộng (bl/bw), thân có dạng hình trụ, rộng thân bằng 1,32 lần cao thân (bw/bh) và bằng 0,48 lần dài thân (bw/bl) Mắt ở phía bên và nhìn rõ từ trên xuống, chiều dài từ mắt đến mõm bằng khoảng 1,48 lần chiều dài từ mũi đến mõm, gian mắt bằng 1,79 lần gian mũi (pp/nn) Lỗ mũi phía bên, có thể nhìn thấy từ trên
- Đuôi khỏe, cơ đuôi dày, dài đuôi gấp khoảng 1,87 lần dài thân (tail/bl), dài gấp 3,38 lần cao đuôi (tail/ht), nếp vây đuôi bình thường, nếp trên cao hơn nếp dưới khoảng 1,15 lần (uf/lf), mút đuôi tù
- Đĩa miệng bình thường, rộng bằng 0,61 lần rộng thân (odw/bw) Miệng
ở mặt dưới đầu, không có dạng phễu Gai thịt viền xung quanh miệng ngoại trừ một phần phía trên đứt đoạn có chiều dài lớn hơn chiều dài của hàng răng ngoài cùng phía trên, bằng hoặc lớn hơn gai thịt ở hai bên một ít Gai có dạng tròn, gai lớn ở phía trên, nhỏ dần sang hai bên và phía dưới, gai viền phía dưới đều nhau Chỉ có một hàng gai thịt viền quanh miệng Bao hàm trên, dưới có màu, viền dưới bao hàm trên có khía răng cưa Bao hàm dưới dày, hơi lõm
- Màu sắc: đầu và thân có màu nâu nhạt, cơ đuôi sáng màu hơn, có các vết đen ngắn, bao phủ đầu, thân, đuôi Mặt bụng màu trắng đục không có vết đen hay chấm đen
Mặt bên Mặt bụng Mặt lưng Hàm trên Hàm dưới
Hình 3 4 Giai đoạn 34 loài Cóc mày sa pa