TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH CARE Ở CHÓ VÀ T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2022 - 2023
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA BỆNH CARE Ở CHÓ VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y 1992 THANH HOÁ
Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông Lâm Ngư nghiệp
THANH HÓA, THÁNG 4/2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2022 - 2023
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA BỆNH CARE Ở CHÓ VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y 1992 THANH HOÁ
Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông Lâm Ngư nghiệp
Đại diện nhóm sinh viên thực hiện: Mai Anh Đạt
Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Đại học Chăn nuôi K23 Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4,5 năm Ngành học: Chăn nuôi
Người hướng dẫn: TS Hoàng Văn Sơn
THANH HÓA, THÁNG 4/2023
Trang 3i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Xây dựng đề cương, bố trí thí nghiệm và viết báo cáo
2 Trần Thị Dung ĐH Chăn nuôi K23 Bố trí thí nghiệm và viết
5 Lương Thị Yến Trinh ĐH Chăn nuôi
– Thú y K25 Theo dõi thí nghiệm
Trang 4ii
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vii
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu 1
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1
4 Đóng góp mới của đề tài 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Một số thông tin về bệnh Care 3
1.1.1 Đặc điểm dịch tễ của bệnh Care 3
1.1.2 Triệu chứng bệnh tích 4
1.1.3 Chẩn đoán bệnh Care 5
1.1.4 Phòng và điều trị bệnh 8
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 10
1.2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Care trong nước 10
1.2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Care ngoài nước 10
1.3 Cơ sở khoa học của các thuốc dùng trong điều trị 11
1.3.1 Thuốc BiOcetum 11
1.3.2 Thuốc Trimeseptol 11
1.3.3 Thuốc Terpin-Codein 11
1.3.4 Thuốc Atropine sulfat 12
1.3.5 Vitamin K 12
1.3.6 Dung dịch Glucose 5% 12
1.3.7 Dung dịch Lactat Ringer 12
1.3.8 Huyết liệu pháp 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 13
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 13
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 13
Trang 5iii
2.3 Nội dung nghiên cứu 13
2.4 Phương pháp nghiên cứu 13
2.4.1 Phương pháp xác định chó mắc bệnh Care 13
2.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu lâm sàng 13
2.4.3 Phương pháp mổ khám, quan sát bệnh tích đại thể 13
2.4.4 Phương pháp xét nghiệm các chỉ tiêu máu 14
2.4.5 Phương pháp thử nghiệm phác đồ điều trị chó mắc bệnh Care 14
2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 15
2.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi 15
2.5.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 15
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 15
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1 Một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh Care 16
3.1.1 Kết quả chẩn đoán chó mắc bệnh Care bằng Kít CDV-Ag Test 16
3.1.2 Triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh Care 17
3.1.3 Chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh Care 18
3.1.4 Một số chỉ tiêu máu ở chó mắc bệnh Care 19
3.1.5 Một số bệnh tích đại thể ở chó mắc bệnh Care 22
3.2 Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
1 Kết luận 27
2 Kiến nghị 27
T I LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 6iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở chó mắc bệnh Care (n=20) 17 Bảng 4.2 Các chỉ tiêu lâm sàng của giống chó Fox mắc bệnh Care 18 Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu về hồng cầu của giống chó Fox khoẻ và mắc bệnh Care 20 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về Hemoglobin của giống chó Fox khoẻ và mắc bệnh Care 21 Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu máu của giống chó Fox mắc bệnh Care 21 Bảng 4.6 Một số bệnh tích đại thể ở chó mắc bệnh Care 22 Bảng 4.7: Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh Care trên chó tại Bệnh viện Thú y 1992 Thanh Hoá 24
Trang 7v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kết quả chẩn đoán chó mắc bệnh Care bằng Kít CDV-Ag Test 16
Trang 8vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
fL Femtoliter/lít (1 femtoliter = 1.0×10-15 lít)
) RT-PCR Real – time Polymerase Chain Reaction
µL Microliter (1 microliter = 1.0×10-6 lít)
Trang 9vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Tên đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Care ở chó và thử nghiệm phác đồ điều trị tại Bệnh viện Thú y 1992 Thanh Hoá”
2 Cấp dự thi: Trường
3 Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Mai Anh Đạt ĐH Chăn nuôi K23 Nông Lâm Ngư nghiệp
2 Trần Thị Dung ĐH Chăn nuôi K23 Nông Lâm Ngư nghiệp
3 Trịnh Xuân Hoà ĐH Chăn nuôi K23 Nông Lâm Ngư nghiệp
4 Lê Hoàng Phương Thảo ĐH Chăn nuôi K23 Nông Lâm Ngư nghiệp
5 Lương Thị Yến Trinh ĐH Chăn nuôi –
Thú y K25 Nông Lâm Ngư nghiệp
4 Giáo viên hướng dẫn: TS Hoàng Văn Sơn
5 Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ tháng 10 /2022 đến tháng 4/2023)
6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức
7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, chó là một trong những loài động vật thông minh, gần gũi và trung thành đối với con người Hiện nay, cùng với sự phát triển văn hoá, kinh tế xã hội và khoa học nhu cầu nuôi chó ngày càng nhiều do chúng có những đặc điểm nổi trội đáp ứng được mục đích sử dụng của con người như giữ nhà, săn bắt, làm cảnh, bảo vệ an ninh
Ở Thanh Hoá, trong những năm gần đây phong trào nuôi chó phát triển rất mạnh Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng dịch bệnh cho đàn chó, đặc biệt là chó nhập nội chưa thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của địa phương
Để đảm bảo sức khoẻ cho đàn chó, việc kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò tiên quyết Tuy nhiên, các dịch bệnh gây hại trên chó hiện nay hầu hết không nằm trong danh mục các bệnh truyền nhiễm tiêm phòng bắt buộc nên bệnh thường xuyên xuất hiện Một trong những bệnh gây hại cho đàn chó thì bệnh
Care (Canine distemper virus – CDV), là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở chó
do virus Canine distemper, thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây
ra Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho đàn chó nuôi trong nước do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao (Lê Thị Tài, 2006) Virus xâm nhập vào cơ thể chó gây nên rối loạn ở đường hô hấp, tiêu hóa, hệ thần kinh, chứng sừng hóa ở gan bàn chân và các rối loạn toàn thân khác (Appel and Summers, 1995) Bệnh lây lan mạnh, có triệu chứng lâm sàng dễ lẫn với các bệnh khác trên chó
Tại Bệnh viện Thú y 1992 Thanh Hoá, khi tiếp nhận các bệnh súc đến khám chữa bệnh thì Care là bệnh tương đối phổ biến và gây thiệt hại lớn Vì vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc Care để có cơ sở chẩn đoán và biện pháp can thiệp kịp thời góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong gây thiệt hại kinh tế và tổn thương tinh thần cho gia chủ do bệnh Care gây ra cho đàn chó
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh Care là cơ sở các nhà Thú y có thể chẩn đoán sớm và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời góp phần
Trang 112
giảm thiểu tỷ lệ tử vong gây thiệt hại kinh tế và tổn thương tinh thần cho gia chủ
- Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành chăn nuôi thú y
- Đề tài là cơ hội để sinh viên được trực tiếp làm quen, thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học
4 Đóng góp mới của đề tài
Là công trình nghiên cứu về bệnh Care trên chó bằng các trang thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Thú y 1992 Thanh Hoá Kết quả đánh giá, mô tả được các đặc điểm bệnh lý của chó khi mắc bệnh Care và là công trình đầu tiên thử nghiệm điều trị bệnh bằng huyết liệu pháp
Trang 123
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Một số thông tin về bệnh Care
1.1.1 Đặc điểm dịch tễ của bệnh Care
1.1.1.1 Phân bố địa lý của bệnh
Bệnh Care xuất hiện trên chó nuôi và chó hoang dã ở Châu Mỹ (Pardo et al., 2005) Hơn 300 chó đã chết trong một trận dịch bệnh Care ở Alaska (Maes et al.,
2003) và bệnh Care cũng được báo cáo ở chó đã tiêm phòng vacxin tại Mexico Bệnh cũng được phát hiện ở chó đã tiêm phòng vacxin và chưa tiêm phòng vacxin ở
Argentina (Calderon et al., 2007) Ở Châu Âu, bệnh Care được phát hiện tại Italy (Martella et al., 2006), Đức (Frisk et al., 1999), Hungary (Demeter et al., 2007) và
Bắc Ireland (Harder and Osterhaus, 1997) Ở Phần Lan, đợt dịch bệnh Care đã xảy
ra trên đàn chó đã được tiêm phòng vacxin Bệnh Care là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn chó nuôi khi 71% chó chưa được tiêm phòng vacxin Bệnh Care gần đây xuất hiện tại một số trang trại chăn nuôi tại Australia
2.1.1.2 Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên tất cả các giống chó đều cảm thụ với virus gây bệnh Care, nhưng chó ngoại mẫn cảm hơn chó nội Virus cũng gây bệnh trên động vật hoang
dã ăn thịt (Appel et al., 1994) Năm 1987, bệnh do virus Care trên hải cẩu đã được
tìm thấy (Phocasibirica) ở hồ Baikal Sibero những chủng này lần lượt được đặt tên
PDV1 và PDV2 (Phocine Distemper virus) Năm 2006, bệnh Care trên khỉ nâu châu
Âu được tìm thấy trong trại Quảng Đông Trung Quốc Qua phân tích trình tự amino acid của virus tại thực địa cho thấy đây là chủng virus cường độc
Trong phòng thí nghiệm, virus Care có thể gây bệnh cho chó con và chồn Ngoài ra, có thể dùng chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ để gây nhiễm
1.1.1.3 Lứa tuổi mắc bệnh
Chó mắc bệnh Care thường có độ tuổi từ 3 tháng tới 1 năm tuổi (Zafar et al.,
1999) Việc gây bệnh thử nghiệm trên chó 6 tháng tuổi dễ hơn chó 3 tuần tuổi do chó 3 tuần tuổi có miễn dịch thụ động thu nhận được từ mẹ (Hồ Đình Chúc, 1993) Người ta cũng đã ghi nhận virus Care gây viêm não trên chó lớn tuổi
Trang 13Lan et al (2005) Virus có thể bài thải trong khoảng thời gian 60 tới 90 ngày sau
khi gây nhiễm mặc dù phần lớn chó dừng trong vòng 2 tuần
b Đường xâm nhập và cách thức lây lan
Chó mắc bệnh bài xuất virus qua các chất bài tiết của cơ thể như phân, nước tiểu, nước mũi, các dịch tiết… và khuếch tán vào không khí trong các giọt nước nhỏ Virus có thể tồn tại trong các dạng này 6-22 ngày ngoài môi trường Từ đó, virus dễ dàng xâm nhập vào thức ăn, nước uống Bệnh Care có tính chất lây lan rất cao, các chó tiếp xúc trực tiếp với chó mắc bệnh, với chất bài tiết chứa virus hay thông qua thức ăn, nước uống có mầm bệnh thì dễ mắc bệnh Đặc biệt, virus còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua da Theo Hồ Đình Chúc (1993) dịch tiết ở đường hô hấp do chó mắc bệnh ho bắn ra có thể gây bệnh cho các con chó khác
c Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết
Thời kỳ ủ bệnh Care thường là 3-6 ngày (dài nhất là 17-21 ngày) và có thể kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng Chó phát bệnh thường chết với tỷ lệ chết 50-80%, thậm chí lên đến 100% nếu không điều trị kịp thời (Hồ Đình Chúc, 1993; Lê Thị
Tài, 2006) Khi chó mắc các bệnh kế phát như Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm
làm cho tỷ lệ chết càng cao (Tô Du và Xuân Giao, 2006)
1.1.2 Triệu chứng bệnh tích
1.1.2.1 Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng phụ thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và độc lực của mầm bệnh Bệnh Care là bệnh cấp tính hoặc á cấp tính trên chó với biểu hiện sốt, viêm kết mạc mắt, mắt
có dử, mũi chảy nhiều dịch, rối loạn hô hấp, viêm dạ dày ruột, và triệu chứng thần kinh (Appel and Summers, 1995) Bệnh Care thường có đặc điểm sốt hai giai đoạn, kèm theo tiết dịch ở mắt – mũi, sau đó là dịch mủ, chán ăn, viêm kết mạc, viêm phế quản, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, và triệu chứng thần kinh (Summers and Appel, 1994) Tổn thương trên da như viêm da mụn nước và mụn mủ có thể xảy ra trên chó Tăng sừng hóa với sự xuất hiện các mụn nước và mủ có thể được tìm thấy ở chó mắc bệnh Sự có mặt
Trang 145
của virus Care trong biểu bì ở gan bàn chân của chó mắc Care liên quan tới sự phát triển
của các tế bào sản sinh keratin dẫn đến hiện tượng sừng hóa (Grone et al., 2003)
1.1.2.2 Bệnh tích
Theo Appel and Summers (1995) bệnh tích đại thể có thể gặp bao gồm sừng hoá ở mõm và gan bàn chân Tuỳ theo mức độ kế phát các vi khuẩn có thể thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da,
Theo nghiên cứu của Lan et al (2007) bệnh tích vi thể trên chó mắc bệnh
Care gồm: viêm não không sinh mủ, thể bao hàm ở não, phá hủy bao myelin, thâm nhiễm tế bào thần kinh đệm ở não; viêm phổi và thể bao hàm trong tế bào ở phổi; viêm kẽ phổi; suy giảm và hoại tử tế bào lympho ở các hạch lympho và lách; thể bao hàm ở biểu mô dạ dày, ruột non và thận; viêm dạ dày ruột; viêm ruột cata
1.1.3 Chẩn đoán bệnh Care
1.1.3.1 Dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh
Bệnh chủ yếu xảy ra ở chó từ 2 đến 12 tháng tuổi, ở thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao hoặc lạnh Tuy nhiên cần chẩn đoán phân biệt với
bệnh viêm ruột cấp tính do Parvovirus gây ra trên chó Ở giai đoạn từ 6 tuần tuổi tới
6 tháng tuổi thì chó có thể bị mắc bệnh viêm ruột cấp tính do Parvovirus gây ra
(Prittie, 2004; Lamm and Rezabek, 2008)
1.1.3.2 Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán bệnh Care thể cấp tính và á cấp tính có thể dựa vào bệnh sử và triệu chứng lâm sàng Khi có những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh thì có thể nghi ngờ chó mắc bệnh Care Ở những chó chưa tiêm phòng hoặc chó trưởng thành không được tiêm phòng đầy đủ có những triệu chứng sốt, triệu chứng hô hấp như chảy nước mũi, ho, có dử mắt, triệu chứng tiêu hóa hoặc triệu chứng thần kinh thì khả năng chó mắc phải bệnh Care là rất cao (Hồ Đình Chúc, 1993)
1.1.3.3 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
a Xét nghiệm máu
Đặc trưng của chó mắc bệnh Care cấp tính gồm thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm tế bào lympho, bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân (Shell, 1990) Virus gây bệnh Care có thể vùi trong hồng cầu thường đơn lẻ, hình bầu dục hoặc hình dạng bất thường xuất hiện màu đỏ hoặc xanh khi nhuộm bằng phương pháp Wright
(Gossett et al., 1982) Thể bao hàm trong tế bào bạch cầu được miêu tả như đồng
nhất, hình trong, hình bầu dục, hoặc hình dạng bất thường có đường kính 1-4
micron Chúng bắt màu đỏ bằng phương pháp Schorr (Cello et al., 1959) và phương pháp Wright (Gossett et al., 1982)
Trang 156
Sự suy giảm số lượng tế bào lympho ở giai đoạn đầu của chó mắc bệnh Care
và mức độ suy giảm tế bào lympho liên quan tới mức độ trầm trọng của bệnh và sự tồn tại của virus trong hạch lympho và hệ thống thần kinh trung ương
(Schobesberger et al., 2005)
b Tìm thể Lents
Lấy mẫu bệnh phẩm là dịch cạo niêm mạc mắt hay mũi chó bệnh, đem nhuộm Hematoxilin – Eosin (HE), tìm tiểu thể Lents qua kính hiển vi Cần chú ý, ở não, thể Lents rất giống thể Negri ở bệnh dại
c Chẩn đoán virus học
Mẫu bệnh phẩm đem nghiền thành huyễn dịch, xử lý kháng sinh, ly tâm lấy nước trong và lọc qua màng lọc vi khuẩn rồi đem gây nhiễm lên môi trường tế bào một lớp thích hợp Virus gây bệnh Care chỉ có thể nhân lên và gây bệnh tích tế bào
(Cyto pathogenic Effect - CPE) khi gây nhiễm lên tế bào phù hợp Bệnh tích tế bào
do CDV gây ra có thể quan sát được là những thể hợp bào, tế bào bị phá hủy màng
và xuất hiện nhiều thể vùi ở trung tâm vùng tế bào xuất hiện CPE
Sự xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm của CPE phụ thuộc vào số lượng, độc lực của virus và tế bào Tế bào mới nuôi cấy thì virus gây nhiễm dễ dàng hơn, CPE
xuất hiện nhanh và nhiều hơn ở những tế bào đã nuôi cấy nhiều ngày (Lan et al., 2005)
d Chẩn đoán bằng phản ứng miễn dịch đánh dấu enzym
ELISA (Enzim Linked Immuno Sorbent Assay) là một phương pháp xét nghiệm
miễn dịch dựa trên cơ chế kết quả đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, có sử dụng kháng thể có gắn enzyme và chất phát quang nhằm phát hiện ra sự kết hợp đó
e Chẩn đoán bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch
Nhuộm hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry - IHC) là phương pháp
có độ chính xác cao cho phép phát hiện kháng nguyên tồn tại trong tổ chức Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý là sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu và được phát hiện bằng chất chỉ thị màu theo nghiên
cứu của Lan et al (2006)
Nghiên cứu của Iwatsuki et al (1995) đã nghiên cứu cơ chế sinh bệnh của
ba ca chó mắc bệnh Care tự nhiên Các hạch lympho ở chó mắc bệnh bị teo đi và không có nang bao bọc Sự phân bố kháng nguyên của virus Care được xác định bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu với Thy-1, IgM, CD4, CD8, CD21, CD45RB và huyết thanh kháng protein nucleocapsid của virus sởi Kháng nguyên của virus Care có trong các tế bào T phụ thuộc ở các khu vực và các nang lympho; trong đó chủ yếu trong các tế bào
Trang 167
Thy-1, hoặc tế bào dương tính với CD4- và các tế bào dương tính với CD8-, CD21- hoặc IgM Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các tế bào T dương tính với Thy-1
và CD4- là tế bào đích chính của virus trong giai đoạn cấp tính của bệnh
Nghiên cứu của Muller et al (1995) đã xác định sự phá hủy myeline trong
các trường hợp chó mắc bệnh Care mạn tính có liên quan tới sự tồn tại của virus trong hệ thống thần kinh Virus gây bệnh Care tồn tại trong não nhưng virus không phá hủy tế bào khi nhân lên, giới hạn sự gây nhiễm đối với các tế bào và giảm sự
mã hóa protein của virus Cả hai cơ chế trên dẫn tới hệ miễn dịch chậm nhận ra được virus trong cơ thể
f Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang IF (Immuno fluorescent test) có độ chính xác cao, dùng chất đánh dấu là chất phát huỳnh quang (khi hấp thụ 1 ánh sáng có bước sóng nhất định sẽ phát ra 1 ánh sáng có bước sóng dài hơn) Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý: khi dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể đã được nhuộm bằng chất phát huỳnh quang, rồi cho kết hợp với kháng nguyên - kháng thể khi soi dưới kính hiển vi huỳnh quang sẽ phát sáng
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
Trong phản ứng này thường dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm chất phát huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên chưa biết
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
Dùng kháng kháng thể được nhuộm chất phát huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên chưa biết
g Chẩn đoán phát hiện RNA của virus Care bằng RT- PCR
Để chẩn đoán nhanh chó mắc bệnh Care, phương pháp RT-PCR đã được sử dụng để chẩn đoán với các mẫu máu ngoại vi lấy từ chó bệnh với cặp mồi đặc hiệu với đoạn gene NP của virus Care Phương pháp RT-PCR được coi là phương pháp nhanh,
độ nhạy cao trong việc chẩn đoán chó mắc bệnh Care (Shin et al., 1995)
Với mục tiêu phát triển một phương pháp nhanh và có độ nhạy cao trong việc phát hiện virus Care bằng kỹ thuật nested-PCR với các mẫu bệnh phẩm thu được từ
chó bệnh, Shin et al (2004) đã sử dụng hai cặp mồi đặc hiệu dùng cho phản ứng
one-step PCR và nested-PCR nhằm khuếch đại đoạn gene nucleocapsid protein (NP) của virus Care với kích thước hai cặp mồi thiết kế lần lượt là 640bp và 297bp Nghiên cứu đã sử dụng hai kỹ thuật one-step RT-PCR và nested-PCR với các mẫu bệnh phẩm như nước tiểu, máu, dịch tiết mũi, nước bọt thu được từ các chó mắc bệnh Care Kết quả chẩn đoán bằng cặp mồi thiết kế với kích thước 640bp đã phát hiện
Trang 178
được 11/22 (50,0%) mẫu máu, 10/20 (50,0%) mẫu nước tiểu, 5/25 (20,0%) mẫu nước bọt và 6/27 (22,2%) dịch tiết mũi bằng kỹ thuật one-step RT-PCR Trong khi đó, kết quả chẩn đoán bằng cặp mồi thiết kế với kích thước 297bp đã phát hiện được 18/22 (81,8%) mẫu máu, 15/20 (75,0%) mẫu nước tiểu, 14/25 (56,0%) mẫu nước bọt và 19/27 (70,3%) dịch tiết mũi bằng kỹ thuật nested-PCR Kỹ thuật nested-PCR phát hiện virus Care có trong các mẫu bệnh phẩm thu từ chó mắc bệnh tốt hơn so với kỹ thuật one-step PCR, do đó có thể áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh Care
h Chẩn đoán phát hiện bệnh Care bằng kit chẩn đoán nhanh
Hiện nay, nhiều phòng khám thú y sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh bằng thiết bị thiết kế sẵn, đơn giản, tiện dụng và có độ chính xác cao Về bản chất, đây là phương pháp xét nghiệm ELISA để phát hiện kháng nguyên của virus gây bệnh Care trong máu, dịch kết mạc mắt và nước mũi của chó Hai kháng thể đơn dòng trong thiết bị sẽ kết hợp đặc hiệu với các nhóm quyết định kháng nguyên khác nhau của virus gây bệnh Care Sau khi cho bệnh phẩm vào vị trí đệm Cellulose của thiết bị, virus gây bệnh Care sẽ kết hợp với kháng thể đơn dòng thứ nhất Rồi phức hợp này kết hợp với kháng thể đơn dòng khác trong màng nitơ-cellulose của thiết bị để tạo thành hợp chất kép hoàn chỉnh Kết quả xét nghiệm được biểu hiện qua các vạch do thiết bị sử dụng theo phép sắc ký miễn dịch Ưu điểm của thiết bị này là có độ nhạy cao, có thể chẩn đoán bệnh sớm trong thời gian đầu của bệnh, khi mà các triệu chứng lâm sàng chưa thể hiện rõ Mặt khác biện pháp này dễ dàng thực hiện với nhiều loại mẫu bệnh phẩm như huyết tương, huyết thanh, dịch kết mạc mắt và nước mũi Đọc kết quả phản ứng sau 5-10 phút
b Phòng bệnh bằng tiêm phòng vacxin
Tiêm vacxin là biện pháp phòng bệnh dễ dàng và có hiệu quả nhất đối với các bệnh do virus gây ra nói chung, trong đó có bệnh Care Vacxin phòng bệnh Care được tiêm lần đầu cho chó lúc 2 tháng tuổi, trong những trường hợp chó có nguy cơ
Trang 18Chó khỏi bệnh sau khi mắc tự nhiên hoặc được tiêm vacxin, miễn dịch có thể kéo dài hàng năm Sự bảo vệ có thể được bảo đảm nếu chó không bị phơi nhiễm với virus độc lực cao, số lượng lớn, stress hoặc dung nạp miễn dịch Sau khi tiêm một mũi đơn vacxin Care cho chó chưa được tiêm bất kỳ một loại vacxin nào thì hiếm khi tạo ra được miễn dịch kéo dài quá 1 năm Vì lý do này, mặc dù không có kháng thể thụ động can thiệp thì phải tiêm ít nhất 2 mũi vacxin cách nhau 2-4 tuần khi bắt đầu hết sữa đầu và ở chó sau 16 tuần tuổi Chó trưởng thành vẫn có thể bị nhiễm Care, mặc dù miễn dịch có thể kéo dài vì vậy phải tiêm vacxin định kỳ
- Ở các cơ sở điều trị theo các bước sau đây:
+ Cắt nôn bằng cách tiêm atropin hay primeran 2 ml, tiêm dưới da
+ Bổ sung nước và chất điện giải bằng cách cho uống Ozeron 5%, tiêm nước muối sinh lý 0,9% hay nước đường Glucoza 5% vào tĩnh mạch khoeo của chó
+ Cầm tiêu chảy bằng cách cho uống thuốc đặc trị tiêu chảy chó mèo (ADP), Imodium hay Bisepton, Hampiseptol… ngày uống một lần
+ Chống bội nhiễm bằng cách tiêm các loại kháng sinh: Gentamycin, Streptomycin + Penicillin G 5000…
+ An thần cho chó: dùng các loại thuốc có tính chất an thần như: Seduxen, Meprobamat, Novocain, Analgin
+ Trợ sức, trợ lực cho chó: sử dụng các thuốc trợ tim mạch, trợ sức, trợ lực, cầm máu cho chó như: Cafein, Spartein, Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin K, Vitamin C
Trang 1910
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Care trong nước
Ở Việt Nam, bệnh Care đã và đang được các nhà khoa học Thú y quan tâm Theo nghiên cứu của Hồ Đình Chúc (1993) thì thời kỳ ủ bệnh Care thường là 3-6 ngày (dài nhất là 17-21 ngày) và có thể kéo dài trong khoảng thời gian trên dưới
1 tháng Chó phát bệnh thường chết với tỷ lệ chết 50-80%, thậm chí lên đến 100% nếu không điều trị kịp thời
Theo Lê Thị Tài (2006), bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn
do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao
Theo Tô Du và Xuân Giao (2006), tất cả các loài chó đều cảm thụ bệnh, nhưng mẫn cảm ở là loài chó lai, chó cảnh, chó nội ít mẫn cảm hơn
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và Khao Keonam (2012) đã chỉ ra đặc điểm bệnh lý của chó Phú Quốc mắc bệnh Care là sốt cao, biếng ăn hoặc không
ăn, nôn mửa đối với chó con, ho ở chó trưởng thành, có nốt sài tại vùng da mỏng ở vùng bụng, tiêu chảy và có triệu chứng thần kinh
Nguyễn Thị Lan và cs (2015) đã nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus Care (CDV-768) Kết quả cho thấy chó có triệu chứng ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, ỉa ra máu, có nốt sài trên da, sừng hóa gan bàn chân Các bệnh tích đại thể chủ yếu ở phổi (mặt cắt phổi có dịch, phổi nhục hóa), ruột có hiện tượng sung huyết, xuất huyết, đại não
bị sung huyết, hạch lympho sưng, gan thoái hóa, túi mật sưng to
1.2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Care ngoài nước
Kubo et al (2007) đã nghiên cứu về sự phân bố của các thể bao hàm trên các
cơ quan khác nhau của 100 chó được chẩn đoán dương tính với bệnh Care Thể bao hàm được tìm thấy ở các cơ quan như: phổi (70 chó), não (20 chó), bàng quang (73 chó), dạ dày (78 chó), lách (77 chó), và hạch lympho (81 chó) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hạch amidan là cơ quan phù hợp nhất để phát hiện thể bao hàm ở bệnh Care
Bệnh Care hay bệnh sài sốt ở chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thường xảy ra ở chó non, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao Tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất ở chó con 3-6 tháng tuổi, khi miễn dịch chủ động từ mẹ truyền sang đã giảm thì tỷ lệ mắc bệnh từ 25% tới trên 30% và tỷ lệ chết ở chó mắc bệnh thường cao từ 50%-90%, chó bị tổn thương lớn ở hệ tiêu hoá đặc biệt ở dạ dày và ruột, hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp (Woma and Van Vuuren, 2009)
Del Puerto et al (2010) đã nghiên cứu cơ chế apoptosis của tế bào lympho
và não bằng cách đánh giá hàm lượng mRNA trong máu ngoại vi, hạch lympho và
Trang 2011
não của chó mắc bệnh Care và chó khỏe mạnh bằng phương pháp rRT-PCR Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế apoptosis tế bào của virus gây bệnh Care ở não và hạch lympho của chó mắc bệnh Care là theo các cách thức khác nhau
Tan et al (2011) đã phân lập một chủng virus gây bệnh Care mới (ZJ7) từ mẫu
phổi của chó mắc bệnh Care trên môi trường nuôi cấy tế bào thận chó (Madin–Darby canine kidney – MDCK) Chủng virus ZJ7 có khả năng gây bệnh tích hợp bào trên tế bào MDCK sau 6 lần cấy truyền trên môi trường nuôi cấy Nhằm đánh giá độc lực của chủng ZJ7, 3 chó có huyết thanh âm tính với Care được gây nhiễm với chủng virus trên qua nhỏ mũi Tất cả chó được gây nhiễm đều biểu hiện triệu chứng lâm sàng như tiêu chảy ra máu, viêm kết mạc, tiết nhiều dịch mắt, dịch mũi, ho, sốt và giảm cân tại thời điểm 21 ngày sau khi gây nhiễm; trong khi chó đối chứng khỏe mạnh
1.3 Cơ sở khoa học của các thuốc dùng trong điều trị
1.3.1 Thuốc BiOcetum
Mỗi lọ bột thuốc có thành phần gồm Ceftazidime 1g và Natri Carbonat Trong đó, Ceftazidime là 1 loại kháng sinh beta-lactam Cephalosporin thế hệ 3 Thành phần này có tác dụng diệt khuẩn thông qua việc ức chế enzyme tổng hợp vách tế bào vi khuẩn Sự bất hoạt này dẫn tới cản trở liên kết chéo của chuỗi peptidoglycan cần thiết đối với độ bền và độ cứng thành tế bào Kết quả là suy yếu thành tế bào, gây ly giải tế bào Hoạt chất này có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng tốt đối với các chủng vi khuẩn gram dương kỵ khí, vi khuẩn gram âm hiếu khí, Tiêm tĩnh mạch 100mg/kgP/lần, ngày 2 lần
1.3.2 Thuốc Trimeseptol
Thuốc có thành phần gồm 400mg Sulfamethoxazole và 80mg Trimethoprim Sulfamethoxazole là 1 kháng sinh thuộc nhóm Sulfonamid, có tác dụng ức chế cạnh tranh với các tế bào vi khuẩn trong quá trình tổng hợp acid folic Trimethoprim có cấu trúc chứa nhóm Pyrimidine, là một kháng sinh giúp ngăn cản enzyme Dihydrofolat reductase của vi khuẩn hoạt động Sự phối hợp 2 thành phần này giúp ngăn cản 2 giai đoạn liên tiếp của quá trình chuyển hóa acid folic, dẫn tới
sự ức chế tổng hợp purin, thymin và DNA của vi khuẩn Cơ chế hiệp đồng này còn giúp chống lại sự phát triển kháng thuốc của vi khuẩn, mở rộng phổ kháng khuẩn, rất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh Uống 1viên/5kgP, ngày 2 lần
1.3.3 Thuốc Terpin-Codein
Thuốc có thành phần gồm: Terpin hydrat và Codein photphat Terpin hydrat
có tác dụng hoạt hóa dịch nhầy ở phế quản làm long đờm, giúp lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng để tống đờm ra ngoài Codein là dẫn xuất của morphin,