luận văn nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn loài sến tam quy tỉnh thanh hóa

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luận văn nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn loài sến tam quy tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.4 Tỷ lệ của 10 chi giàu loài nhất hệ thực vật Khu bảo Hình 3.5 Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến Hình 3.6 Tỷ lệ các nhóm dạng sống chồi trên Ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đậu Bá Thìn

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 3

Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học theo Quyết định số 943/

QĐ- ĐHHD ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức:

Xác nhận của Người hướng dẫn

Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Ngày tháng 7 năm 2023

PGS.TS Đậu Bá Thìn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố

Người cam đoan

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Hồng Đức, tôi đã nhận được sự quan tâm dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của Quý thầy/cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự động viên của gia đình người thân giúp tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Đậu Bá Thìn đã hướng dẫn khoa học và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Bộ môn Thực vật Trường Đại học Hồng Đức, Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành, Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài

Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường THPT Lương Đắc Bằng, Tổ Sinh học- Công Nghệ đã tạo điều kiện để tôi được tham gia và hoàn thành khóa học

Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy/Cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 6 năm 2023

Tác giả

Phạm Thị Lưu

Trang 6

1.1.3 Nghiên cứu thực vật ở Thanh Hóa và Khu Bảo tồn loài Sến

Trang 7

1.2.2.4 Đa dạng sinh học

1.2.2.5 Tiềm năng phát triển du lịch

15 16

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

2.1 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu 17

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 17 2.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 18 2.4.4 Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật 19

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần thực vật có mạch tại Khu Bảo tồn loài Sến Tam Quy, Thanh Hóa

3.2 Đa dạng thực vật có mạch tại Khu Bảo tồn loài Sến Tam Quy

24 24

24

3.2.4 Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật 37

Trang 8

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh lục các loài thực vật có mạch tại Khu Bảo tồn loài

Phụ lục 2 Hình ảnh một số loài thực vật có mạch tại Khu Bảo tồn

Phụ lục 3 Một số hình ảnh thu mẫu tại Khu Bảo tồn loài Sến Tam

Trang 9

VQG Vườn Quốc gia DDSH Đa dạng sinh học

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.2 Các yếu tố địa lý của hệ thực vật Khu bảo tồn loài

Bảng 2.3 Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu bảo tồn

Bảng 3.1 Phân bố các bậc taxon trong các ngành thực vật 24

Bảng 3.2 Tỷ lệ của hệ thực vật Sến Tam Quy so với hệ thực

Bảng 3.3 Tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida 26

Bảng 3.4 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật Khu bảo tồn

Bảng 3.5

10 chi giàu loài nhất của hệ thực vật Khu bảo tồn

Bảng 3.6 Số lượng và tỷ lệ các nhóm phổ dạng sống hệ thực

Bảng 3.7 Tỷ lệ dạng sống cây chồi trên (Ph) ở Khu bảo tồn

Bảng 3.8 Các yếu tố địa lý cơ bản hệ thực vật Khu bảo

Bảng 3.9 Các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu bảo

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.4 Tỷ lệ của 10 chi giàu loài nhất hệ thực vật Khu bảo

Hình 3.5 Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến

Hình 3.6 Tỷ lệ các nhóm dạng sống chồi trên (Ph) ở Khu bảo

Hình 3.7 Tỷ lệ các yếu tố địa lý cơ bản hệ thực vật Khu bảo

Hình 3.8 Tỷ lệ các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia phong phú về loài và là một trong những trung tâm giàu về đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới Đến nay Việt Nam đã có 11.603 loài và dưới loài thực vật có mạch [2] Mặc dù, hệ thực vật chỉ có khoảng 3% số chi đặc hữu và không có các họ đặc hữu, nhưng số loài đặc hữu đã chiếm đến 20% tổng số loài [32] ĐDSH nói chung và đa dạng thực vật nói riêng có vai trò to lớn đối với đời sống của con người như: Cung cấp nguyên liệu công nghiệp, lương thực, thực phẩm, dược liệu, bảo vệ và điều hòa không khí [8], [15], [19], [23], [24],… Ngoài ra, nó còn góp phần tạo điều kiện kinh doanh cho con người Nhiều quốc gia được nhiều du khách tham quan vì có những cảnh quan thiên nhiên đẹp

Với diện tích 518,5 ha rừng đặc dụng, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy thuộc địa giới hành chính của ba xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông thuộc huyện

Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Đây là khu bảo tồn loài Sến mật (Madhuca

pasquieri (Dubard) H J Lam) duy nhất tại Việt Nam và lớn nhất Đông Nam

Á Sến mật ở Tam Quy mọc tập trung và gần như thuần loài, điều này đã khiến nó trở thành cánh rừng hiếm gặp Địa hình ở đây là đồi núi thấp xen lẫn với các thung lũng nên rừng ở đây rất phong phú và đa dạng về hệ động, thực vật Ngoài Sến mật, cánh rừng già này còn là nơi sinh trưởng và phát triển của

rất nhiều loài thực vật khác như Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh & de Vriese), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.) Tuy nhiên, đến nay chưa có

công trình nghiên cứu đầy đủ về tính đa dạng của hệ thực vật ở khu rừng đặc dụng này.

Do vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao

có mạch ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

Lập được danh lục và đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị tài nguyên thực vật ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên thực vật

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu thực vật trên thế giới

Thực vật là sinh vật sản xuất, là mắt xích mở đầu trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn của các hệ sinh thái Không chỉ là nguồn thức ăn, thực vật còn là nơi sống, nơi sinh sản, nơi trú ẩn, giá thể của nhiều loài sinh vật khác Sự tồn tại của thảm thực vật chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và tiến hoá của sinh giới Chính vì thế, trên thế giới việc nghiên cứu hệ thực vật đã có từ rất lâu, vì loài người khi mới xuất hiện đã tiếp xúc với thiên nhiên và đặc biệt là đã biết sử dụng thực vật như một nguồn chính trong cuộc sống hàng ngày, dần dần sự hiểu biết và nghiên cứu về thếgiới thực vật ngày càng nhiều Cách đây khoảng hơn 3000 năm trước công nguyên khởi đầu là ở Ai Cập cổ đại khi con người biết sử dụng cây cỏ Lúc này các công trình nghiên cứu hệ thực vật khởi đầu bằng công việc quan sát và mô tả (theo [38])

Năm 371 - 286 trước công nguyên, Phraste là người đầu tiên đề ra phươngphápphân loại và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo của

thực vật trong 2 tác phẩm: “Cơ sở thực vật” và “Lịch sử tự nhiên của thực

vật”; tác giả đã mô tả được 500 loài cây khác nhau (theo [38])

Ở thế kỉ I sau công nguyên, trong tác phẩm “Materia media”,

Dioscoride - người Hi Lạp (20 - 60) đã nêu lên đặc tính của gần 500 loài cây (theo [9])

Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, ngành thực vật học từ thế kỷ XV-XVI cũng có sự phát triển Thời kỳ này xảy ra 3 sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của thực vật học đó là: thành lập vườn bách thảo (thế kỷ XV-XVI), sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI, biên soạn cuốn “Bách khoa toàn thư về thực vật” Từ đây xuất hiện các công trình như: Andrea Caesalpino (1519 - 1603) đã đưa ra bảng phân loại đầu tiên và

Trang 15

được đánh giá cao; John Ray (1628 - 1705) mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn “Lịch sử thực vật” (theo [20])

Các công trình nghiên cứu tập từ thế kỷ XVI - XVIII, trung chủ yếu vào việc mô tả, định tên và hệ thống các loài, đồng thời cũng xác định được thành phần của thảm thực vật từng vùng Nổi bật là các công trình nghiên cứu sau đây: Công trình nghiên cứu của nhà tự nhiên học Thụy Điển Linnée (1707-1778) với bảng phân loại được coi là đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật Bên cạnh đó, ông đã mô tả được khoảng 10 nghìn loài cây thuộc 1000 chi, 116 họ và sắp xếp chúng vào một hệ thống nhất định (theo [20]) Vào thế kỉ XIX - XX, nhiều công trình nghiên cứu về thực vật xuất hiện ngày càng nhiều và có giá trị như: Thực vật chí Hồng Kông (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874), Thực vật Ấn Độ (7 tập, 1872 - 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaixia (1922 - 1925), Thực vật Hải Nam (1972 -1977), Thực vật chí Vân Nam (1977) (theo [35])

Việc nghiên cứu hệ thực vật phát triển mạnh vào thế kỉ XIX, mỗi Quốc gia có một hệ thống phân loại riêng và các cuốn thực vật chí lần lượt ra đời: Ở Mỹ có hệ thống Besei, Dulle, ở Nga có hệ thống của Kursanov, Takhtajan, Kuznetxov, Bouch, Anh có hệ thống Hutchison, Rendle, Đức có hệ thống Engler, Metz Năm 1993, Walters và Hmilton thống kê được trong các tác phẩm ở hai thế kỷ qua đã có 1,4 triệu loài sinh vật đã được mô tả và đặt tên Các nghiên cứu cũng cho thấy đến nay ở vùng nhiệt đới đã xác định được khoảng 90 nghìn loài, trong khi đó ở vùng ôn đới Bắc Mỹ và Âu Á đã có 50 nghìn loài được xác định, điều đó chứngtỏ hệ thực vật ở rừng nhiệt đới rất đa dạng và phong phú (theo [38])

Về sau các công trình nghiên cứu về thực vật không chỉ dừng lại quan sát và mô tả, mà còn đi sâu hơn nữa như: tìm hiểu công dụng của thực vật nhằm phục vụ cho mục đích về chữa bệnh, lương thực, thực phẩm của con người Tuy nhiên khi hiểu rõ được vai trò của thực vật thì tiềm năng của thực

Trang 16

vật ngày càng bị khai thác cạn kiệt Chính vì vậy diện tích rừng ngày càng giảm sút, tài nguyên thực vật ngày càng suy thoái và có những loài đã, đang và có nguy cơ tuyệt chủng Vì vậy, hơn lúc nào hết việc nghiên cứu đa dạng thành phần loài thực vật, bảo vệ rừng là cấp bách và cần thiết Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thực vật ra đời nhằm nắm bắt được xu hướng diễn thế của thực vật rừng và tìm được sự đa dạng thành phần loài thực vật

Khi nghiên cứu “Đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy” tại

Xishuangbanna (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), tác giả Long Chun - Lin và cộngsự (1993) đã cho biết sự thay đổi thành phần loài thực vật qua quá trình diễn thế từ 1 năm đến 19 năm và sự thay đổi các loài ưu thế qua từng năm bỏ hoá Thời gian bỏ hóa càng dài thì thành phần loài thực vật ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn [43]

Khi nghiên cứu khả năng tái sinh của thảm thực vật sau canh tác nương rẫy từ 1 đến 20 năm ở Tây Bắc Ấn Độ, Ramaksishman (1981, 1992) đã cho biết, chỉ số đa dạng loài diễn ra rất thấp, đầu tiên là ở rừng tái sinh 5 năm đến 10 năm, nhưng sự tăng của 10 năm sau đó sẽ ít hơn Chỉ số loài ưu thế lại trái ngược lại là đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm xuống rõ rệt với thời kỳ bỏ hoá Sự tái sinh của những loài thực vật khác nhau có thể thay đổi phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ canh tác nương rẫy, thành phần loài và cấu trúc của thực vật trước khi chặt cho canh tác [44], [45]

Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới (2000) đã đưa ra số liệu đến năm 2009 trên thế giới đã thống kê được 1.700.000 loài sinh vật, trong đó thực vật bậc cao đã có 250.000 loài (số loài ước tính khoảng 300.000 loài) (theo [15])

Như vậy lợi ích của thực vật là vô cùng to lớn không gì có thể thay thế được Vì vậy, hệ thực vật là một đề tài nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế cho các ý tưởng, các công trình nghiên cứu

1.1.2 Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam

Bước sang thế kỷ XX, nghiên cứu thực vật ở Việt Nam mới phát triển Tuy nhiên, từđầuthế kỷ cho đến giữa thế kỷ XX các công trình nghiên cứu

Trang 17

chủ yếu là của các tác giả nước ngoài Phải nói rằng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị Song, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc thống kê thành phần loài và đưa ra giá trị sử dụng của một số loài như dược liệu, gỗ

Những công trình nghiên cứu của các tác giả là người Việt Nam bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XX

Một trong các công trình nghiên cứu lớn nhất về quy mô cũng như giá

trị đó là bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương” gồm 7 tập chính và sau

còn được bổ sung thêm bằng những tập phụ do H Lecomte chủ biên (1907 - 1952) Với công trình nghiên cứu lớn này, tác giả người Pháp đã thu thập và thốngkê được có khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch từ Dương xỉ tới

thực vật Hạt kín ở Đông Dương Bộ tài liệu “Thực vật chí đại cương Đông

Dương” đã trở thành nguồn tư liệu quý và rất giá trị cho những nghiên cứu về

hệ thực vật có mạch của Đông Dương nói chung và của Việt Nam nói riêng [50]

Năm 1960 - 1966 bộ “Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam” do

Aubreville chủ biên với 29 tập đã bổ sung thông tin cho 74 họ thực vật có mạch của Đông Dương [49]

Năm 1965, Pocs Tamas dù không nghiên cứu về thực vật miền Bắc

nhưng đã theo dẫn liệu ghi trong bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương”

thống kê được phía Bắc Việt Nam có khoảng gần 5.200 loài thực vật, tác giả cũng đã phân tích cấu trúc hệ thống, các yếu tố địa lý và các dạng sống của hệ thực vật này [51]

Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, thì các tácgiả trong nước cũng đã có những nghiên cứu rất có giá trị về thực vật Theo hướng thống kê số loài thực vật của từng vùng ở Việt Nam, phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Với công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” (1963 - 1978), Thái

Văn Trừng đã thống kê được ở Việt Nam có 7.004 loài thuộc 1850 chi và 289

Trang 18

họ Trong đó, ngành Hạt kín có 6.306 loài, 1.727 chi và 239 họ Ngành Hạt trần chỉ có 39 loài, 18 chi và 8 họ Bên cạnh đó, trong công trình nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra quan niệm về sinh thái phát sinh quần thể thực vật; chỉ số khô hạn; chế độ mưa ẩm; bảng xếp loại các “Sinh vật khí hậu” và “Đất thực vật”; đưa ra hệ thống thảm thực vật rừng với 14 kiểu quần thể rừng khác nhau và cuối cùng là đưa ra bản đồ thảm thực vật [38]

Lê Khả Kế (1969- 1976) và các cộng sự đã hoàn thành và xuất bản bộ

sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập [20] Cũng trong thời gian này tác giả Phạm Hoàng Hộ cho xuất bản tập “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam”

đã công bố 5.246 loài thực vật bậc cao [16]

Năm 1999 - 2000, Phạm Hoàng Hộ đã xuất bản 3 tập “Cây cỏ Việt

Nam” Trong các cuốn sách của mình, ông đã mô tả và vẽ hình 10.500 loài

thực vật có mạch ở Việt Nam Theo dự đoán của ông số lượng các loài thực vật còn có thể lên tới 12.000 loài [17]

Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn đã tổng hợp, chỉnh lý tên các loài thực vật theo hệ thống Brummitt (1992) và đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện đã biết có 11.178 loài, 2.582 chi và 395 họ thực vật bậc cao [32]

Khi nghiên cứu một số đặc điểm của khu hệ thực vật Việt Nam, Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) đã chỉ ra 10.192 loài của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật [7]

Năm 2005, Nguyễn Tiến Bân đã thống kê trên phạm vi cả nước và đi đến kết luận hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.603 loài, trong đó ngành Ngọc lan chiếm số lượng lớn với 10.775 loài [4]

Bêncạnh đó, còn có những bộ sách của các tác giả như: Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [24], Vu Van Dung et al (1996) [42], Võ Văn Chi (2012) [8], Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999, 2001) [10], Đỗ Tất Lợi (2003) [23], … Đây chính là những công trình nghiên cứu có ý nghĩa về hệ thực vật Việt Nam trong đó các tác giả đặc biệt quan tâm đến giá trị kinh tế của chúng

Trang 19

Từ năm 2001 - 2005, tập thể các nhà nghiên cứu về thực vật thuộc trung tâm nghiên cứu thực vật Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt

Nam thực hiện cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” gồm tập I, II và

III Trong đó, đã thống kê được Việt Nam có khoảng 20.000 loài thực vật từ nhóm Vi khuẩn lam đến thực vật có Hạt [5]

Ngoài các công trình nghiên cứu về hệ thực vật nói chung, còn có một nghiên cứu về các họ riêng biệt đã được công bố ở Việt Nam như: Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000) [3], Lamiaceae (Vũ Xuân Phương, 2000) [27], Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002) [25], Cyperaceae (Nguyễn Khắc Khôi, 2002)[21], Polygonaceae, Liliales (Nguyễn Thị Đỏ, 2007) [13], [14], Apocynaceae (Trần Đình Lý, 2007) [26] Đây còn là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại của các họ thực vật Việt Nam

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam nói chung còn có một số công trình nghiên cứu đa dạng hệ thực vật của vùng cụ thể, như: khi nghiên hệ thực vật ở Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) đã xác định được 1.817 loài, 838 chi, 188 họ[22]; Nguyễn Nghĩa Thìn,

Nguyễn Thị Thời (1998) đã xuất bản cuốn “Đa dạng thực vật có mạch Sa Pa-

Phanxiphăng” với 2.040 loài [35]; năm 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự

trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó và kết quả nghiên cứu đã lập danh lục khu hệ thực vật ở Pù Mát gồm 202 họ, 931 chi và 2.494 loài [36]; khi nghiên cứu hệ thực vật khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), đã xác định được 1.162 loài và dưới loài thuộc 604 chi, 159 họ của 4 ngành thực vật có mạch, trong đó ngành Hạt kín 1.083 loài, 570 chi và 135 họ [33]; Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2008) khi nghiên cứu đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên đã ghi nhận được 2.432 loài và dưới loài của 898 chi, 209 họ của 6 ngành thực vật có mạch, trong đó ngành Hạt kín có 2.114 loài, 782 chi của 174 họ chiếm tỷ trọng từ 83% đến 87% của cả hệ [37]; nhóm tác giả Trần Minh Hợi và cộng sự (2008) đã ghi

Trang 20

nhận tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ đây có 6 ngành thực vật có mạch với 1.217 loài và dưới loài, 680 chi và 180 họ, ngành Hạt kín có số họ chiếm 83,9% (151 họ), số chi chiếm 93,0% (633 chi) và số loài chiếm 92,8% (tương ứng 1.130 loài và dưới loài) [18],

Hiện nay vẫn đang có rất nhiều công trình lớn, nhỏ tiếp tục nghiên cứu về thực vật Việt Nam

1.1.3 Nghiên cứu thực vật ở Thanh Hóa và Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy

Thanh Hóa là một trong những tỉnh rất giàu về tài nguyên rừng với diện tích đất có rừng là 532.460 ha Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; với VQG Bến En, các khu BTTN Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hù, Rừng Sến Tam Quy và một số rừng đặc dụng khác Nơi đây chứa đựng tính đa dạng về tài nguyên sinh học nói chung và tài nguyên thực vật nói riêng Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu:

Tác giả Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2007), khi nghiên cứu đánh giá tính đa dạng hệ thực vật có mạch trên núi đá vôi ở VQG Bến En, đã xác định được tổng số 4 ngành thực vật có mạch với 110 họ, 267 chi và 412 loài và dưới loài [11]

Năm 2008, tác giả Hoàng Văn Sâm và cộng sự khi nghiên cứu đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ở VQG Bến En đã cho thấy có 6 ngành thực vật có mạch với tổng số 1.389 loài và dưới loài, 650 chi, 173 họ [47]

Năm 2010, Đỗ Ngọc Đài và cộng sự tiếp tục nghiên cứu hệ thực vật khu BTTN Xuân Liên đã xác định được 952 loài và dưới loài, 517 chi, 162 họ của 6 ngành thực vật có mạch [12]

Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2013) khi nghiên cứu hệ thực vật của khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa [29], đã xác định được 894 loài và dưới loài, 575 chi, 143 họ của 6 ngành thực vật có mạch

Trang 21

Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016) đã ghi nhận được 1.533 loài, 715 chi, 181 họ của 6 ngành thực vật có mạch [30] khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa, Đặng Quốc Vũ (2016) đã xác định được 6 ngành thực vật có mạch với 170 họ, 701 chi và 1560 loài và dưới loài [39]

Đậu Bá Thìn, Đỗ Ngọc Đài (2022) đã công bố hệ thực vật ở khu di tích lịch sử Lam Kinh có 5 ngành thực vật có mạch với 134 họ, 406 chi và 613 loài và dưới loài; đồng thời ghi nhận 383 loài làm thuốc, 60 loài cho gỗ, 171 loài cây ăn được, 96 loài làm cây cảnh và bóng mát, 39 loài cho tinh dầu, 30 loài làm thức ăn, 2 loài có độc, 14 loài có tanin và 64 loài có giá trị khác [31] Tại Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đầy đủ về hệ thực vật ở nơi đây

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy là khu rừng đặc dụng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành, Thanh Hóa, có tọa độ địa lý:

- Từ 19˚57’45”đến20˚07’45” vĩ độ Bắc; 105˚45’00” đến 105˚47’30” kinh độ Đông, thuộc địa phận 3 xã Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

- Ranh giới phía Bắc được xác định bởi con đường từ đập Cầu (thuộc xã Hà Lĩnh) đi ra đường quốc lộ 1A, qua làng Lâm Nghiệp Tam Quy (thuộc xã Hà Tân)

- Ranh giới phía Nam từ đập Ngang (thuộc xã Hà Lĩnh) đi theo khe suối lên đỉnh 300m, đến ngã ba ranh giới ba xã Hà Tân, Hà Ninh, Hà Đông

- Ranh giới phía Đông nằm trùng với ranh giới giữa hai xã Hà Tân và Hà Ninh

- Ranh giới phía Tây giáp làng Thọ Lộc, thuộc xã Hã Lĩnh

Trang 22

- Trung tâm khu bảo tồn loài Sến Tam Quy cách đường quốc lộ 1A và thị trấn Hà Trung 5 km và phía Tây và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 25 km về phía Bắc

Hình 1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu

1.2.1.2 Địa hình và thủy văn

Địa hình là những dãy núi xen đồi thấp, địa hình đơn giản, ít bị chia cắt, độ dốc phổ biến từ 15˚ - 25˚, đỉnh cao nhất là 325m, điểm thấp nhất là 10m tại cửa sông Hoạt gặp sông Lèn

Các dãy núi nối liền các đồi thấp chạy theo hướng Tây Đông và thoải dần từ Tây sang Đông, tạo nên các cánh đồng hẹp giữa 2 dãy núi, tiểu vùng dạng lòng chảo nên thường xảy ra lũ cục bộ trong mùa mưa bão và hạn hán trong mùa khô

Trung tâm có Rừng Sến Tam Quy thuộc kiểu địa hình đồi bóc mòn Độ chia cắt địa hình vào loại trung bình Hình thái đồi mang những đặc trưng là đỉnh hơi bằng, sườn phẳng, đôi chỗ lồi Các rãnh khe đều hẹp và nông Đó là những đặc trưng trung bình của kiểu đồi trầm tích hình thành bởi đá phấn sa

Trang 23

- Địa thế bằng (<7˚) chiếm 12,0% diện tích - Địa thế sườn thoải (8˚ - 15˚) chiếm 31,0% - Địa thế sườn dốc (16 - 35˚) chiếm 27,0% - Địa thế sườn dốc lớn (26˚- 35˚) chiếm 30,0%

1.2.1.3 Khí hậu

Rừng Sến Tam Quy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Lào; mùa đông lạnh, ít mưa thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa, có các đặc trưng chủ yếu như sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt hàng năm 8.500 - 8.700oC, biên độ nhiệt giữa các ngày từ 6 - 7oC, biên độ nhiệt năm từ 11 đến 12oC.Nhiệt độ bình quân năm là 23oC Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa vượt quá 41,5oC Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 6oC Từ tháng 12 đến tháng 3 nhiệt độ trung bình là 20oC; từ tháng 4 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình là 25oC

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1463 mm, mưa tập trung tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm khoảng 86 - 88% lượng mưa cả năm; mưa tập trung ở các tháng 8, 9, 10, có những năm tháng 9 lượng mưa lớn đạt 400 - 500 mm Tháng 12, tháng 01, tháng 02 có lượng mưa ít nhất < 20mm Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân

- Nắng: Số giờ nắng trong ngày mùa hè 6 - 8 giờ, mùa đông 3 - 4 giờ - Sương mù: Trong một năm có từ 22 đến 26 ngày có sương mù, thường xuất hiện tập trung vào các tháng 10, 11, 12 làm tăng độ ẩm không khí và đất Những năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào tháng 01 và tháng 02 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống

- Gió chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông, gió Đông Nam vào mùa hè, tốc độ gió trung bình 1,8m/s Loại gió: Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam và gió Tây khô nóng Ngoài ra còn một số yếu tố thời tiết

Trang 24

đặc biệt như bão, dông tố, nồm, mưa đá, mưa phùn, áp thấp nhiệt đới… Thiên tai hay xảy ra là rét đậm kéo dài, úng ngập; ngoài ra còn ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng

- Độ ẩm không khí trung bình khoảng 86%, cao nhất 92%; các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 02 đến tháng 4, thấp nhất vào tháng 6; 7

1.2.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội

1.2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

- Dân số, dân tộc: Vùng dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn loài Sến

Tam Quy có 02 dân tộc: Dân tộc Kinh và Mường, trong đó dân tộc kinh là

chủ yếu (chiếm 99,96%), dân tộc Mường chiếm 0,04%

Khu bảo tồn loài Sến nằm trên địa bàn của 03 xã: Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông, thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Số hộ dân của 03 xã này 5.017 hộ với 18.486 nhân khẩu, khu vực đông nhất ở xã Hà Lĩnh (9.671 người), xã Hà Tân (4.656 người) và xã Hà Đông (4.159 người) Đây là khu vực đông dân cư, mật độ dân cư vào loại cao

- Lao động: Hầu hết người dân ở đây là lao động thủ công trong sản xuất nông nghiệp Các xã và cụm dân cư này có đời sống còn phụ thuộc vào rừng như lấy đất canh tác, gỗ làm chuồng trại, nhà cửa, củi đốt và lâm sản ngoài gỗ Tình hình an ninh xã hội trong khu vực của Khu bảo tồn loài Sến được đảm bảo, chính trị được giữ vững tạo tiền đề tốt cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của Khu bảo tồn Tuy nhiên, bên cạnh đó kinh tế có bước phát triển nhanh nhưng chưa bền vững,các hoạt động phát triển kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, điều này gây áp lực cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng Dân số đông dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, đặc biệt là các thôn sống trong vùng đệm, dẫn đến tình trạng xâm lấn đất rừng đặc dụng, đây đang là một trong những vấn đề gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý của Khu bảo tồn hiện nay

Trang 25

1.2.2.2 Cơ sở hạ tầng - văn hóa, xã hội

Các xã vùng đệm Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy ở gần thị trấn Hà Trung, có Quốc lộ 1 và đường sắt chạy cạnh vùng đệm Đường liên xã, liên thôn là đường cấp phối và đường đất đi tới các thôn làng, xe tải, xe con hoạt động tốt Mỗi xã đều có một chợ để phục vụ người dân mua bán hàng ngày Tất cả các xã trong vùng đều có trường mầm non, trường cấp 1, cấp 2 và đã phổ cập tiểu học và trung học cơ sở Tất cả các xã đều có 1 trạm y tế xã Nhân dân trong xã đều được khám chữa bệnh Trụ sở uỷ ban nhân dân được xây dựng, có điện thoại, đài truyền thanh Đại bộ phận nhân dân dùng nước sạch

- Y tế: Các xã đều có trạm y tế, đội ngũ cán bộ y tế của các xã trung bình khoảng từ 5 - 6 người/xã, ngoài ra ở các thôn đều có cộng tác viên y tế thôn bản Các cán bộ y tế thường là y sỹ, y tá, nữ hộ sinh, thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh cho người dân theo định kỳ

- Thông tin liên lạc: Hầu hết các xã đều phủ sóng internet, mạng điện thoại di động, truyền thanh, truyền hình

1.2.2.3.Thực trạng các ngành kinh tế

- Nông nghiệp

+ Trồng trọt: Hầu hết người dân ở đây đều trồng trọt Trong những năm gần đây đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và kết quả đạt được rất khả quan Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, chuyển từ cây trồng có năng suất và hiệu quả thấp sang các cây trồng có hiệu quả cao hơn Năng suất hầu hết các loại cây trồng tăng Những cây trồng phổ biến luân canh trong vùng dự án gồm có: Dứa, Bí, Đay, Củ đậu…

+ Chăn nuôi: Số liệu thống kê cho thấy, số lượng đàn bò trong vùng rất nhiều, từ 1.500 - 5.000 con/xã Tuy nhiên, quá trình xác minh thực tế tại các địa phương thì đây chủ yếu là chăn nuôi theo hình thức chăn thả Một áp lực

Trang 26

lớn với Khu bảo tồn là nếu không đủ bãi để chăn thả, trâu bò sẽ tàn phá thực vật rừng, trong đó có Sến tái sinh

+ Sản xuất lâm nghiệp: Những năm qua cho đến nay ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành đã bảo tồn được 272,4ha rừng Sến; trồng được: 5,0ha Sở, 169,5ha Thông nhựa, 34,2ha Keo + Muồng Trong đó có 16,0 ha trồng xen Sến, với mật độ là 400 cây Sến + 400 cây Muồng + 800 cây Keo lá tràm cho 1 ha, do không có độ tàn che thích hợp với đặc tính của loài Sến dẫn đến Sến trồng không sinh trưởng và phát triển được

Ngoài diện tích rừng đặc dụng, vùng đệm còn 35,1 ha giao đất cho thôn Thọ Lộc thuộc xã Hà Lĩnh và 43,3 ha giao cho làng Tam Quy, thuộc xã Hà Tân Đây là diện tích đã được Uỷ ban nhân dân huyện giao khoán cho dân sử dụng Có nhiều diện tích được các hộ gia đình trồng cây gỗ, củi và cây ăn trái 3 - 4 năm Đây là một điều khá thuận lợi, làm giảm áp lực về gỗ đối với Khu bảo tồn

- Công nghiệp, xây dựng: Các hoạt động sản xuất chủ yếu phục vụ nhu

cầu tại chỗ của người dân với các hoạt động như sản xuất gạch, làm đồ mộc dân dụng, may mặc, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, khai thác cát, đá xây dựng

- Thương mại và dịch vụ:Trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp nên ngành thương mại và dịch vụ cũng phát triển theo hướng phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng nông sản và vật

tư, dụng cụ nông nghiệp phát triển khá mạnh

Trang 27

- Đa dạng động vật: Tại Khu bảo tồn cũng rất phong phú thành phần loài, với 22 loài thú (chiếm 8,5%); 51 loài chim (chiếm 6,85%) và 59 loài lưỡng cư, bò sát (chiếm 9% số loài ở Việt Nam) Số loài thú nhiều nhất là bộ gặm nhấm (9 loài), tiếp đến là bộ dơi (7 loài), còn lại dao động từ 1 - 3 loài Các loài chim, chiếm ưu thế là bộ sẻ (28 loài), còn lại các loài khác dao động từ 1 - 5 loài, đáng chú ý là 6 họ có từ 1 - 2 loài Trong các loài thú thống kê được, với 6 loài có giá trị bảo tồn cao, nằm trong Danh lục đỏ IUCN như rái cá, cu li nhỏ,khỉ vàng, cầy hương, sóc cây Các loài chim có 4 loài diều Ấn Độ, bắt cô trói cột, khướu mỏ dài, cú mèo khoang cổ; các loài lưỡng cư, bò sát có 18 loài có giá trị kinh tế và bảo tồn như ếch cây, rùa hộp trán vàng, rắn lục mép trắng, rắn hổ chúa, kỳ đà hoa…

1.2.2.5 Tiềm năng phát triển du lịch

- Khu vực tổ chức du lịch tại xã Hà Đông, Hà Lĩnh có diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng diện tích 518,5 ha

- Tài nguyên du lịch: Có phong cảnh đẹp, hoang sơ, môi trường trong lành yên tĩnh; có đập Cầu và đập Ngang và lòng hồ với cảnh đẹp, là khu vực giáp ranh với khu rừng Sến Tam Quy, phù hợp với các hoạt động du lịch sinh thái(câu cá, cắm trại, leo núi, đạp thuyền ), kết hợp học tập và nghiên cứu khoa học

- Giao thông: Có thể tiếp cận được bằng đường bộ với trung tâm du khách với chiều dài 6,7 km theo trục xã và cải tạo đường mòn lên khu rừng sến

- Tổ chức các dịch vụ: Dịch vụ ăn uống, mua sắm, câu cá, cắm trại - Hỉnh thức tổ chức: Liên doanh liên kết, kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm năng vào liên kết thực hiện và phát triển du lịch sinh thái

Trang 28

2.1.3 Phạm vi nghiên cứu: Thành phần loài, yếu tố địa lý, dạng sống

và giá trị sử dụng của các loài thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu

2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 Tiến hành thu mẫu trong 3 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 ngày, cụ thể:

Đợt 1: Từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10 năm 2022; Đợt 2: Từ ngày 06 tháng 01 đến ngày 08 tháng 01 năm 2023; Đợt 3: Từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 23 tháng 4 năm 2023

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Lập danh lục thực vật có mạch ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy - Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, yếu tố địa lý, dạng sống và giá trị sử dụng của các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa

Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây đã thực hiện có liên quan đến đề tài và kết quả đã nghiên cứu ở khu bảo tồn loài Sến Tam Quy (nếu có)

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

- Xác định điểm và tuyến nghiên cứu: Việc xác định điểm và tuyến nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [32]; trên cơ sở bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đã lựa chọn

Trang 29

05 tuyến nghiên cứu (tuyến 1: Từ làng Nam-Thôn 1 đến làng Tam Quy, làng

Vĩ Liệt xã Hà Tân; tuyến 2: Từ trung tâm xã Hà Lĩnh đến làng Vĩ Liệt xã Hà Tân; tuyến 3: theo dọc tuyến đường 217; tuyến 4: Từ trung tâm xã HàĐông đến làng Tam Quy 2 xã Hà Tân và tuyến 5: Trung tâm xã Hà Lĩnh đến làng Tam Quy 2 xã Hà Tân) mỗi tuyến dài khoảng 4,5 - 5 km và đi qua các địa

hình, sinh cảnh khác nhau Mở rộng phạm vi điều tra trên mỗi tuyến về 2 bên khoảng 100m

- Thu mẫu và xử lý sơ bộ mẫu ngoài thực địa: Nguyên tắc thu mẫu thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [32]

Các mẫu thu có đủ cả bộ phận dinh dưỡng, sinh sản, được gắn số hiệu và ghi lại các thông tin sơ bộ ngoài thực địa, các thông tin này sẽ được chép vào sổ thu mẫu Sau đó, với các mẫu nhỏ được bỏ trong túi nilon kín có kẹp miệng còn các mẫu khác được gói trong tời giấy báo xếp thành từng chồng và cho vào túi nilon lớn hơn chứa dung dịch pha cồn để bảo quản; mẫu thu được kẹp trong giấy báo khổ A3 và nẹp tạm thời bằng kẹp mắt cáo bằng gỗ

Chụp ảnh: trong quá trình thu mẫu, sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài (ghi lại số hiệu mẫu cùng với số thứ tự ảnh trong sổ tay để tiện cho việc tra cứu sau này) và các sinh cảnh cùng với những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu Những đặc điểm về ngoại mạo của thảm thực vật được ghi lại bằng hình ảnh bởi nhiều khi không thể quan sát được trực tiếp tại địa điểm phân bố do tán cây thường ở trên cao và rừng có cấu trúc nhiều tầng nên không thể quan sát được tầng tán ngay từ nền rừng Khi chụp ảnh tầng tán, quan tâm sự biến đổi theo ngoại mạo địa hình vì khu vực sườn núi và đỉnh núi cũng như thung lũng thường có cấu trúc, độ che phủ của tán rừng khác nhau

2.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

- Ép mẫu: Ép phẳng mẫu trên giấy báo dày, đảm bảo toàn bộ phiến lá

được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu

Trang 30

- Sấy mẫu và tẩm mẫu: Mẫu mang về sau khi ép đã được sấy ngay Khi

sấy đã để mẫu dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô Để cho mẫu chóng khô, hằng ngày tiến hành thay giấy báo mới Mẫu tẩm cồn được mở các bó mẫu nhằm cho hơi cồn bốc hơi trước khi dùng báo mới ép lại để tránh mùi khó chịu khi sấy

- Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh Các tài liệu sử

dụng trong quá trình xác định tên khoa học của loài gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000) [17]; Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [2]; Flora of China (1994-2002) [48], và một số tài liệu chuyên ngành khác, …

- Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Thống nhất tên gọi theo

Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) (theo [32]), sắp xếp tên họ và chi theo R.K Brummitt (1992) [40], chỉnh lý tên tác giả theo R.K Brummitt và cộng sự (1992) [41] Tên đầy đủ của loài cùng với các thông tin về yếu tố địa lý, dạng sống và giá trị sử dụng được dựa vào các tài liệu: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [5], “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) [8], “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (2007) [19],…

2.4.4 Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật

- Đa dạng về các taxon của hệ thực vật: Theo phương pháp của

Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [34]:

+ Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành: Trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật, thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, tính tỷ lệ % của các taxon để thấy được mức độ đa dạng của chúng

+ Đánh giá đa dạng loài của các họ: Xác định những họ giàu loài, tính tỷ lệ % số loài của các chi đó so với toàn bộ của cả hệ thực vật

+ Đánh giá đa dạng loài của các chi: Xác định chi giàu loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật

Trang 31

- Đa dạng về dạng sống: Tiến hành xác định, phân tích dạng sống của

hệ thực vật nghiên cứu theo thang phân chia các dạng sống của Raunkiær (1934) [46] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [34], cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Thang phân chia các dạng sống

- Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25 cm Hp - Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25 cm Lp - Cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm Pp - Cây mọng nước sống lâu năm cao trên 25 cm Suc

- Đa dạng về các yếu tố địa lý: Căn cứ vào sự phân bố của các loài thực

vật, tiến hành xác định các yếu tố địa lý của hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [34]:

Trang 32

Bảng 2.2 Các yếu tố địa lý của hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy

+ Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ 2.1 + Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ 2.2

+ Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải-châu Âu-châu Á 5.3

Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng phổ các yếu tố địa lý của khu vực nghiên cứu, so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau

Trang 33

- Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật: Tiến hành thống kê các

loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật Khu bảo tồn loài sến Tam Quy bằng các tài liệu chuyên ngành, như: “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) [8] “1900 cây có ích” (1993) [24], “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [5], “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (2007) [19], “Cây cỏ Việt Nam” (1999-2000) [17], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (2003) [23], Viết tắt công dụng của cây theo “Tên cây rừng Việt Nam” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000) [6] Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực vật được trình bày theo Bảng 2.3

Bảng 2.3 Giá trị sử dụng của thực vật ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy

Cây cho gỗ có giá trị thương phẩm hoặc gia dụng LGO

Cây ăn được

Được sử dụng làm rau quả, lương thực, gia vị… hoặc để chăn nuôi gia súc

Cây cho tinh dầu

Tinh dầu chiết xuất từ, hạt, quả, lá, vỏ, hoa … được sử dụng trong công nghiệp, y học…

Trang 34

Giá trị sử dụng Ký hiệu Cây cho tanin

Hợp chất polyphenol có trong tất cả các bộ phận hoặc một bộ phận của thực vật

#

Trang 35

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thành phần thực vật có mạch tại Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, tỉnh Thanh Hóa

Qua kết quả điều tra, thu mẫu (trên 500 mẫu vật), định loại chúng tôi đã lập được danh lục thực vật có mạch tại Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, tỉnh

Thanh Hóa (chi tiết tại Phụ lục 1)

Kết quả bước đầu đã xác định được 321 loài và dưới loài thuộc 242 chi, 98 họ của 3 ngành thực vật có mạch

3.2 Đa dạng thực vật có mạch tại Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, tỉnh Thanh Hóa

3.2.1 Đa dạng các bậc taxon

- Đa dạng bậc ngành: Thành phần loài thực vật ở Khu bảo tồn loài Sến

Tam Quy, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được 321 loài/dưới loài, 242 chi, 98 họ của 3 ngành thực vật có mạch chi tiết thể hiện ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Phân bố các bậc taxon trong các ngành thực vật

Trang 36

Kết quả bảng trên cho thấy, hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, tỉnh Thanh Hóa có mặt 3 ngành thực vật có mạch Trong đó, phần lớn các taxon tập trung ở Magnoliophyta với 79 họ (chiếm 80,61%), 218 chi (chiếm 90,08%) và 286 loài/dưới loài (chiếm 89,10%) so với tổng số họ, chi và loài của cả hệ thực vật, tiếp đến là Polypodiophyta với 15 họ (chiếm 15,31%), 20 chi (chiếm 8,27%) và 30 loài/dưới loài (chiếm 9,34%), sau cùng là ngành Pinophyta với 4 họ (chiếm 4,08%),4 chi (chiếm 1,65%) và 5 loài/dưới loài (chiếm 1,56%)

Như vậy, các ngành trong hệ thực vật có mạch tại địa điểm nghiên cứu có tỷ lệ khác nhau, cụ thể: Magnoliophyta là ngành ưu thế nhất chiếm 89,10% (với 286 loài/dưới loài), tiếp đến là Polypodiophyta chiếm tỉ lệ thấp 9,34% (với 30 loài/dưới loài) và cuối cùng là Pinophyta 1,56% (chỉ có 5 loài/dưới loài) Kết quả này cho thấy Magnoliophyta luôn chiếm ưu thế cao so với các ngành khác Điều này được thể hiện qua Hình 3.1

a taxon bậc họ b taxon bậc chi c taxon bậc loàiHình 3.1 Tỷ lệ các bậc taxon của các ngành thực vật

- Tỷ lệ của hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy trong hệ thực vật Việt Nam: Tiến hành so sánh hệ thực vật khu vực nghiên cứu với hệ thực vật

Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2005 [4]), đã thấy được tính đa dạng của hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, kết quả thể hiện tại Bảng 3.2

Trang 37

Bảng 3.2 Tỷ lệ của hệ thực vật Sến Tam Quy so với hệ thực vật Việt Nam

Ngành

Khu hệ thực vật Sến

(1) Tỷ lệ % Sến Tam Quy so với

Việt Nam Số loài/dưới

loài

Tỷ lệ (%)

Số loài/dưới loài

Tỷ lệ (%)

Bảng trên cho thấy: Hệ thực vật ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy có số loài chiếm 2,78% so với tổng số loài của hệ thực vật cả nước Mặc dù diện tích Khu bảo tồn Sến Tam Quy, tỉnh Thanh Hóa là 518,5 ha so với diện tích của lãnh thổ Việt Nam là 331690 km2 chỉ chiếm 0,00156%

- Tỷ lệ giữa hai lớp Magnoliopsida và Liliopsida trong Magnoliophyta:

được trình bày ở Bảng 3.3 và Hình 3.2

Bảng 3.3 Tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida

Trang 38

có 63 họ, 173 chi với 227 loài/dưới loài chiếm tỷ lệ tương ứng là 79,75%, 79,36% và 79,37% so với Liliopsida chỉ có 16 họchiếm 20,25%, 45 chi chiếm 20,64% và 59 loài/dưới loài chiếm 20,63% trong tổng số họ, chi và loài của ngành Chi tiết tại Hình 3.2

Hình 3.2 Tỷ lệ các bậc taxon trong 2 lớp của Ngọc lan ở địa điểm nghiên cứu

Qua hình 3.2 cho thấy, tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida luôn lớn hơn 3,5 (ở taxon bậc họ đạt tới 3,94, chi đạt 3,85 và loài đạt 3,85) Theo nhận định của Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002) [28], rằng: Tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida ở vùng nhiệt đới luôn lớn hơn 3 Như vậy hệ thực vật ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy mang tính chất nhiệt đới gió mùa và hoàn toàn phù hợp với nhận định của hai tác giả Phạm Bình Quyền và Nguyễn Nghĩa Thìn

Điều đó cho thấy sự phong phú về loài, chi, họ của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, Thanh Hóa Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả như: Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) [22], Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2010) [12], Trần Minh Hợi và cộng sự (2008) [18], Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hữu Cường (2013) [29], Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2008) [47], Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016) [30], Đặng Quốc

Trang 39

Vũ (2016) [39],… khi đánh giá tính đa dạng hệ thực vật ở một số địa điểm khác của Việt Nam

- Đa dạng taxon bậc họ:

Để đánh giá sự đa dạng bậc họ của hệ thực vật ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, tiến hành thống kê 10 họ giàu loài nhất, kết quả được thể hiện tại Bảng 3.4 và Hình 3.3

Bảng 3.4 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Loài/dưới loài Chi Số

lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Trang 40

Qua bảng cho thấy, 10 họ giàu loài nhất (mỗi họ có từ 7 - 21 loài/dưới loài) mặc dù chỉ chiếm 10,20% tổng số họ của khu vực nghiên cứu, nhưng có tới 110 loài (chiếm 34,27% tổng số loài của toàn khu hệ) và 80 chi (chiếm 33,06% tổng số chi của toàn khu hệ) Theo nhận định của A I Tolmachop (1974) (theo [28]): “Ở vùng nhiệt đới, thành phần thực vật khá đa dạng, thể hiện ở chỗ là rất ít họ có thành phần loài chiếm đến 10% tổng số loài của hệ thực vật và tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài của cả hệ thực vật’’ Trong khi đó, ở Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, Thanh Hóa 10 họ giàu loài nhất chỉ chiếm 34,27% tổng số loài toàn khu hệ, chứng tỏ thành phần họ rất đa dạng Như vậy kết quả thu được phù hợp với nhận định của A I Tolmachop (1974)

- Đa dạng bậc chi: Để đánh giá đa dạng hệ thực vật ở bậc chi, chúng tôi

đã thống kê 10 chi giàu loài nhất của hệ thực vật Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, tỉnh Thanh Hóa, Mặc dù chỉ chiếm 4,13% tổng số chi nhưng có tới 46 loài/dưới loài chiếm 14,33% so với tổng số loài của cả khu hệ, được thể hiện qua Bảng 3.5 và Hình 3.4

Hình 3.3 Tỷ lệ của 10 họ giàu loài nhất hệ thực vật Khu bảo tồn Sến Tam Quy

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan