Nghiên cứu thực vật có tinh dầu ở khu vực Thanh Hóa, ngoài công trình của Hoàng Văn Chính 2019 [8] thực hiện ở Vườn quốc gia Bến En, còn có một công trình nghiên cứu khác về thực vật ở T
Trang 1NGUYỄN VĂN THUẬN
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở KHU BỰC PHÍA NAM THỊ XÃ NGHI SƠN,
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THANH HÓA, NĂM 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
NGUYỄN VĂN THUẬN
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở KHU BỰC PHÍA NAM THỊ XÃ NGHI SƠN,
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 8.42.01.11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đậu Bá Thìn
THANH HÓA, NĂM 2023
Trang 3Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học
theo Quyết định số 944/QĐ-ĐHHĐ ngày 26 tháng 4 năm 2023
của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức
Học hàm, học vị,
trong Hội đồng
PGS.TS Trần Minh Hợi Viện ST và TN sinh vật Phản biện 1
TS Hoàng Văn Chính Trường ĐH Hồng Đức Phản biện 2
TS Đỗ Ngọc Đài Trường ĐH Kinh tế Nghệ An Ủy viên
Xác nhận của Người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày tháng 7 năm 2023
Trang 4i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố
Người cam đoan
Nguyễn Văn Thuận
Trang 5Tôi xin cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đậu Bá Thìn đã hướng dẫn khoa học và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Bộ môn Sinh học Trường Đại học Hồng Đức, UBND Thị xã Nghi Sơn nơi tôi chọn địa điểm nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường THPT Quảng Xương 1,
Tổ Sinh học tạo điều kiện để tôi được tham gia và hoàn thành khóa học
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy/Cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 6 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Văn Thuận
Trang 61.1.1 Giá trị sử dụng, tầm quan trọng của tinh dầu 3 1.1.2 Nghiên cứu về thực vật có tinh dầu trên thế giới 4 1.1.3 Nghiên cứu về thực vật có tinh dầu ở Việt Nam 5 1.1.4 Nghiên cứu về thực vật có tinh dầu ở Thanh Hóa 7
Trang 7iv
1.2.2.2 Thực trạng một số ngành kinh tế chủ yếu 11 1.2.2.3 Về cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế 12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu 13
2.4.2.2 Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 15 2.4.2.3 Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật 16
3.1 Tài nguyên thực vật có tinh dầu thuộc khu vực phía Nam thị xã
3.2 Đa dạng tài nguyên thực vật chứa tinh dầu thuộc khu vực phía
Trang 8Phụ lục 1 Danh lục thực vật có tinh dầu ở khu vực phía Nam thị xã
Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Phụ lục 2 Một số hình ảnh về loài thực vật có tinh dầu
Trang 9vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
VQG Vườn Quốc gia
Trang 10Bảng 3.2 Phân bố bậc taxon trong các ngành của thực vật có
Trang 11viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Tỷ lệ các bậc taxon trong các ngành của thực vật có tinh dầu 28 Hình 3.2 Tỷ lệ các bậc taxon trong 2 lớp của ngành Ngọc lan 29
Hình 3.3 Tỷ lệ dạng thân của các loài thực vật có tinh dầu tại
Hình 3.4 Tỷ lệ giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh
Hình 3.5 Tỷ lệ các yếu tố địa lý của thực vật có tinh dầu 37
Trang 12Khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, cuộc sống vật chất và tinh thần của con người thay đổi và nâng tầm thì nhu cầu hiểu biết và sử dụng các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng lớn; đặc biệt là việc sử dụng các loại tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật
Khu vực phía Nam thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa là vùng tiếp giáp với thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An có đặc điểm địa hình núi đất xen kẽ núi
đá vôi; ở khu vực này đang có nhiều hoạt động khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng (cho nhà máy xi măng Nghi Sơn, Công Thanh) nên
có những tác động nhất định đến tính đa dạng hệ thực vật nói chung, thực vật
có tinh dầu nói riêng
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về toàn bộ hệ thực vật
ở khu vực phía Nam thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngoài một số công trình nghiên riêng lẽ của Đậu Bá Thìn và cộng sự (2014, 2019) về họ Đậu, họ Cúc
và họ Thầu dầu [28], [29], [30] Nghiên cứu thực vật có tinh dầu ở khu vực Thanh Hóa, ngoài công trình của Hoàng Văn Chính (2019) [8] thực hiện ở Vườn quốc gia Bến En, còn có một công trình nghiên cứu khác về thực vật ở Thanh Hóa đã thống kê, kiểm đếm số lượng loài thực vật có tinh dầu hoặc
Trang 132
nghiên cứu một cách riêng lẽ về thành phần hóa học tinh dầu của một hoặc một số loài cụ thể
Vì những lý do trên, để bổ sung và cập nhật các loài thực vật có tinh
dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có tinh dầu ở khu vực phía Nam thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học
2 Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra, thu mẫu và đánh giá đƣợc tính đa dạng về thành phần loài, dạng thân, yếu tố địa lý và giá trị sử dụng khác của các loài thực vật có tinh dầu, làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ bền vững tài nguồn nguyên thực vật có tinh dầu tại Thanh Hóa
Trang 143
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Giá trị sử dụng, tầm quan trọng của tinh dầu
Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng các loài thực vật có tinh dầu trong đời sống hằng ngày (giải cảm, làm thuốc chữa các bệnh về hô hấp, thời tiết, tiêu hóa, cảm lạnh, đau bụng,…) Nhiều loài thực vật có chứa tinh dầu đã trở thành cây trồng phổ biến và nhiều loại tinh dầu thu hoạch được là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế rất cao (theo [8])
Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy tinh dầu có vai trò tác động sinh lý một cách rõ rệt đối với cơ thể con người; gây ra ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của một số hệ cơ quan như: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh của người [25] Ngoài các tác dụng có chức năng kích thích, hưng phấn của tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật thì nó còn có khả năng sát trùng, kháng viêm, kháng khuẩn mạnh
Trong ngành thực phẩm, sản phẩm tinh dầu được sử dụng lâu đời nhất
và tiêu thụ nguồn tinh dầu nhiều nhất; chúng được dùng làm các loại gia vị,
sử dụng trong công tác bảo quản thực phẩm và chế biến các loại rượu, đồ uống khác có mùi, [23] Ngoài ra, nguồn tinh dầu còn là nguyên liệu để chế biến và sản xuất các loại hương liệu cho ngành công nghiệp nước hoa, kem đánh răng, xà phòng, các loại kem dưỡng da,…
Trong lĩnh vực y học, tinh dầu của nhiều loài thực vật được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người như: Một số tinh dầu (có trong một số loài Ngải cứu) có tính kháng khuẩn mạnh đã được sử dụng để chống viêm, ức chế
sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh; nhiều loại tinh dầu có nguồn gốc từ Bạc
hà, Hồi, Bạch đàn, Khuynh diệp dùng để chữa một số bệnh thông thường
về đường hô hấp, đường tiêu hóa và dùng để vật lý trị liệu, chống viêm, chống sưng,…
Trang 154
Ngoài ra các nguyên liệu chứa tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật còn được sử dụng một cách rất phổ thông trong đông y, trong cộng đồng dân cư
để làm thuốc, để xông hơi giải cảm, để nấu nước tắm [25]
1.1.2 Nghiên cứu về thực vật có tinh dầu trên thế giới
Trong đời sống của con người từ lâu không thể không nhắc đến vai trò các loài thực vật, hay nói cách khác là cuộc sống của con người từ thời xa xưa phụ thuộc nhiều vào thực vật; chính vì thế các nhà khoa học ước tính được một số lượng lớn các tinh dầu thực vật đã được sử dụng trong những nền văn minh cổ đại Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có đủ căn cứ để mô tả rõ ràng về lịch sử nghiên cứu các loài thực vật có chứa tinh dầu trên thế giới
Trong tác phẩm “Cây tinh dầu ở Việt Nam”, Đỗ Tất Lợi (1985) đã tổng hợp và cho thấy ở đất nước Trung Quốc (2.700 năm trước Công nguyên) đã ghi chép về việc dùng các loại hương liệu và đốt các loại gỗ thơm, hương trầm để thực hành tín ngưỡng; ở đất nước Nhật Bản đã thống kê gần 100 loài thực vật có chứa tinh dầu, đồng thời mô tả phương thức, cách chế biến và cách thức sử dụng chúng trong cuốn sách “Những cây làm thuốc” (theo [23])
Người Ai Cập cổ đại rất giỏi và thông thạo trong việc ngâm, ướp xác bằng các loại hương liệu Họ cũng thường dùng các loại dầu thơm để xoa bóp cho cơ thể (theo [23]) Họ đã đã dùng phương pháp ngâm chiết để lấy tinh dầu từ các loại cây cỏ có mùi thơm và hương trầm
Ở Trung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ XX, khi khai quật các ngôi mộ cổ thời tiền Hán đã xác định được trong thành phần của các chất sử dụng ướp xác có hỗn hợp nhiều hương liệu, nhiều loại tinh dầu khác nhau như tinh dầu thông và tinh dầu bạc hà (theo [23])
Từ thế kỷ XVI người châu Âu và đặc biệt là người Anh đã có những hiểu biết rất sâu sắc và rộng rãi cả về đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng trọt và cách thức sử dụng một số loài thực vật có chứa một số loại tinh dầu quan trọng [23]
Trang 165
Những nghiên cứu về thực vật có tinh dầu và tinh dầu đặc biệt thu hút các nhà khoa học trên thế giới từ đầu thế kỉ XX Trong thời kì này đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực thực vật có tinh dầu (theo [23])
Năm 1948, tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ), nhà khoa học E Guenther đã cho xuất bản cuốn The Essential Oils Trong tài liệu này tác giả
đã mô tả đặc điểm sinh học, kinh nghiệm sử dụng và vai trò của nhiều loại tinh dầu và thực vật có chứa tinh dầu [39]
Ở khu vực Đông Nam Á, L.P.A Oyen và Nguyễn Xuân Dũng (1999) thống kê, mô tả về đặc điểm sinh học, sinh thái, khu vực phân bố của 70 loài thực vật có tinh dầu; tình hình sử dụng, khả năng gây trồng, phát triển sản lượng và buôn bán Các ông phân tích thành phần hoá học của khoảng 30 loài thực vật chứa tinh dầu và được công bố trong tác phẩm “Essential oil plants in South-East Asia” [40]
Trong những năm gần đây, có rất nhiều loài thực vật có chứa tinh dầu
đã được gieo trồng với diện tích lớn, trên quy mô công nghiệp, sản phẩm của
nó thu được đã tạo nguồn nguyên liệu hàng hoá để sản xuất tinh dầu phục vụ cho sản xuất hoặc giúp cho việc tổng hợp các hợp chất tự nhiên Những loài thực vật được sử dụng để sản xuất tinh dầu nhiều nhất là cây Bạc hà á, cây Sả Java, cây Màng tang, cây Bạch đàn… (theo [9])
1.1.3 Nghiên cứu về thực vật có tinh dầu ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu các loài thực vật có chứa tinh dầu ở nước ta thường chỉ được tập trung vào công tác điều tra cơ bản, đánh giá sự đa dạng của từng vùng đơn l hoặc phân tích thành phần hoá học, đánh giá khả năng kháng khuẩn và triển vọng gây trồng, phát triển của một số loài thực vật có tiềm năng khai thác tinh dầu như:
Theo nghiên cứu của Lã Đình Mỡi và công sự (2001), cho thấy chúng
ta chỉ mới biết khai thác một cách tự nhiên và đã đưa vào trồng được khoảng
Trang 17loài trong chi Long não (Cinnamomum) và Màng tang (Litsea) thuộc họ Long
não (Lauraceae) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã - Thừa Thiên Huế [27]
Lê Thị Hương (2016) đã xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của 12 loài có tinh dầu của họ Gừng (Zingiberaceae) thuộc chi Riềng
(Alpinia Roxb.) và chi Sa nhân (Amomum Roxb.) ở vùng Bắc Trung Bộ Tác
giả cho thấy, tinh dầu của các loài đều có tính kháng khuẩn [18]
Tác giả Nguyễn Viết Hùng (2017) đã thực hiện điều tra, xác định hàm lượng và phân tích thành phần hóa học của 25 loài thuộc 7 họ (Rutaceae, Lauraceae, Annonaceae, Zingiberaceae, Araliaceae, Araceae và Myrtaceae)
có tinh dầu ở Vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An, trên cơ sở đó đã đề ra một số giải pháp bảo tồn các loài thực vật có tinh dầu [16]
Khi nghiên cứu đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở khu vực Bắc Trung
Bộ, Lê Đông Hiếu (2018) đã ghi nhận hàm lượng và thành phần hóa học tinh
của 18 loài trong chi Hồ tiêu (Piper) [20]
Lê Thị Hương và cộng sự (2021) đã công bố thành phần hóa học tinh dầu của 57 loài thuộc 11 chi của họ Gừng ở Việt Nam, đồng thời đã thử hoạt tính sinh học tinh dầu [19]
Qua đó cho thấy, các loài thực vật ở Việt Nam, ngoài các giá trị khác (làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc,…) chúng còn có giá trị là tài nguyên chứa tinh dầu; do đó, cần có nhiều nghiên cứu sâu về việc đánh giá số lượng loài, xác định hàm lượng, phân tích thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học
để góp phần bổ sung và làm phong phú thêm tri thức về nguồn thực vật có tinh dầu ở Việt Nam
Trang 187
1.1.4 Nghiên cứu về thực vật có tinh dầu ở Thanh Hóa
Thanh Hóa được xem là một trong những khu vực có tính đa dạng thực vật cao, với một Vườn quốc gia (Bến En), 4 Khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Hu,
Pù Luông, Xuân Liên, Rừng sến Tam Quy) Đến nay, đã có những công trình nghiên cứu về thực vật và có đề cập đến giá trị sử dụng của chúng, trong đó
có đề cập đến thực vật có tinh dầu như: Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2007) đã ghi nhận 35 loài thuộc 21 chi, 10 họ thực vật có tinh dầu khi nghiên cứu thực vật có mạch trên núi đá vôi VQG Bến En [10]
Tác giả Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2013) đã xác định được 35 loài thuộc 21 chi của 15 họ thực vật có tinh dầu trong số 1.725 loài và dưới loài của 696 chi, 170 họ của 6 ngành thực vật có mạch ở Khu BTTN Pù Hu [26]
Năm 2016, tác giả Đậu Bá Thìn và cộng sự đã công bố 18 loài thuộc 13 chi của 6 họ thực vật có tinh dầu ở Khu BTTN Pù Luông [31]
Ở Khu BTTN Xuân Liên ghi nhận có 24 loài của 18 chi thuộc 7 họ thực vật có tinh dầu trong số 6 ngành thực vật có mạch với 170 họ, 701 chi và
1560 loài và dưới loài [36]
Công trình nghiên cứu khá đầy đủ về thực vật có tinh dầu được Hoàng Văn Chính (2019) thực hiện ở VQG Bến En Kết quả đã ghi 410 loài thuộc
180 chi, 45 họ của 2 ngành thực vật có mạch có tinh dầu [8] Ngoài ra, tác giả
đã phân tích dạng thân, giá trị khác của chúng
Ở khu vực nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu về thực vật như: Đậu Bá Thìn và Lê Văn Do (2014) đã công bố 91 loài và dưới loài thuộc
họ Đậu và đã phân tích, đánh giá giá trị sử dụng với 7 nhóm như cây làm thuốc, cây lấy gỗ, cây làm cảnh, cây ăn được,…[28]; Đậu Bá Thìn, Nguyễn Thị Luyến (2019) ghi nhận trong họ Cúc có 2 loài có tinh dầu trong số 69 loài
và dưới loài được xác định thuộc họ này [29]; Đậu Bá Thìn, Hà Thị Huyền (2019) đã xác định 8 loài trong tổng số 113 loài thuộc họ Thầu dầu có chứa tinh dầu [30]
Như vậy, ở khu vực phía Nam thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa chưa
Trang 198
chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài, dạng thân, giá trị sử dụng, yếu tố địa lý của các loài thực vật nói chung và thực vật có tinh dầu nói riêng
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc 8 xã/phường thuộc thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa (Phú Lâm, Tân Trường, Tùng Lâm, Trường Lâm, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà và Nghi Sơn); khu vực nghiên cứu phía Bắc tiếp giáp với huyện Quảng Xương - Thanh Hóa, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ và phía Tây giáp huyện Nông Cống, Như Thanh - Thanh Hóa; phía Nam giáp với thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An [17], [34]
1.2.1.2 Địa hình
Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn (năm 2022) [34] địa hình khu vực nghiên cứu gồm cả khu vực ven biển, vùng trung du và bán sơn địa; có xuất hiện các hệ thống núi đá vôi phát triển khá mạnh theo chiều
từ Tây sang Đông xen k núi đất
Tại khu vực nghiên cứu có 2 nhà máy xi măng: nhà máy xi măng Nghi Sơn và nhà máy xi măng Công Thanh thuộc thị xã Nghi Sơn - Thanh Hóa; nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 và Nhiệt điện Nghi Sơn 2 đã có những ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ động thực vật cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nơi đây, việc hoạt động và khai thác
đá, lọc hóa dầu và các nguyên liệu khác, cũng như việc xả thải như khói, bụi,
… đã ít nhiều tác động tới môi trường và ảnh hướng đến hệ thực vật nói chung, họ thực vật cụ thể nói riêng
Trang 209
Nguồn: Theo TS Lê Hà Thanh - Trường Đại học Hồng Đức (2022)
Hình 1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu
1.2.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng
Theo kết quả tổng hợp từ Báo cáo của thị xã Nghi Sơn (Năm 2022) [34], tại khu vực nghiên cứu gồm có hệ thống rừng tự nhiên chiếm dưới 24%, còn lại chủ yếu là rừng trồng Độ che phủ rừng thấp, ước đạt khoảng gần 16,95% Rừng ở khu vực này chủ yếu là thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng thực vật không lớn, thành phần cây gỗ rừng chủ yếu là cây gỗ tạp
Trang 2110
Diện tích tự nhiên, diện tích rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) của các xã/phường nơi lựa chọn làm khu vực nghiên cứu được thể hiện chi tiết tại Bảng 1.1
Bảng 1.1 Diện tích đất và rừng của 8 đơn vị hành chính
thuộc khu vực nghiên cứu
4 Trường Lâm, Nghi Sơn 30,85 1.130,92 716,92
6 Hải Thượng, Nghi Sơn 24,21 1.279,81 1.279,81
*
Nguồn: Theo Báo cáo của UBND thị xã Nghi Sơn (2022) [34]
1.2.1.4 Khí hậu và thủy văn
Căn cứ theo kết quả của Trung tâm dự báo khí hậu thủy văn Bắc - Trung Bộ, tại khu vực nghiên cứu mang những đặc điểm về khí hậu, thủy văn như sau:
- Đặc điểm về khí hậu: Thị xã Nghi Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt Mùa lạnh thường kèm theo hanh, khô, nhiệt độ xuống thấp và xuất hiện rét đậm theo đợt Mùa nắng - nóng kèm theo ảnh hưởng của gió Lào vì giáp với Nghệ An, nhiệt độ của nhiều ngày trong tháng nắng nóng
có thể lên cao tới 38 - 40oC, gây khô hạn, thiếu nước kéo dài, trong mùa mưa bão thì thường có lượng mưa lớn kèm theo ngập, lụt
Trang 2211
- Về nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình trong năm đạt từ 8.500C đến 8.600C, biên độ dao động nhiệt độ năm từ 12C - 13C, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày từ 5,5C - 6C Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới
5C, cao nhất chưa quá 41C
- Lượng mưa trung bình năm từ 1600 mm - 1800 mm, lượng mưa thường tập trung vào các tháng trong năm là từ tháng 6 đến hết tháng 10 (lượng mưa của giai đoạn này chiếm tới 80% lượng mưa của cả năm)
- Hệ thống sông trên địa bàn tại phạm vi khu vực nghiên cứu có đặc điểm chung là ngắn và dốc, gồm hệ thống các sông tự nhiên và hệ thống sông đào: sông Kênh Than, sông Ghép, sông Lạch Bạng, sông Yên Hòa (Lạch Hà Nẫm), sông Nhà Lê và các con suối nhỏ là nơi tiêu thoát nước, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt và cho đời sống của một bộ phận dân cư
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1 Dân số, lao động
Tại thời điểm năm 2022 theo số liệu thống kê về dân số thì dân số tại địa bàn 8 xã/phường chiếm tỉ lệ 18,51% so với dân số của thuộc thị xã Nghi Sơn) Dân cư trong độ tuổi lao động của khu vực nghiên cứu chiếm khoảng 60% - 65% tổng dân số
Tỉ lệ lao động trong các nghành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm khoảng 76,27 % tổng số lao động của địa phương; ngành công nghiệp
và xây dựng chiếm 7,12 % và khoảng 15,74 % trong khu vực dịch vụ của địa phương
1.2.2.2 Thực trạng một số ngành kinh tế chủ yếu
Nghành tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua chủ yếu dựa trên cơ
sở là nguồn tài nguyên có sẵn và nguyên liệu là các sản phẩm được khai thác, được sản xuất trên địa bàn Hoạt động sản xuất chủ yếu sử dụng công cụ lao động, thiết bị kỹ thuật và công nghệ lạc hậu nên chưa khai thác hết tiềm năng
và thế mạnh của địa phương Một số ngành như quan trọng như: đánh bắt hải
Trang 231.2.2.3 Về cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế
- Giao thông vận tải: Thị xã Nghi Sơn có điều kiện thuận lợi phát triển
hệ thống giao thông không chỉ với hệ thống đường bộ, mà còn có cả hệ thống giao thông đường thủy Những năm gần đây ở Thị xã Nghi sơn và vùng lân cận có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, nhiều đường được mở và xây dựng, hệ thống cảng biển được nâng cấp và mở rộng, đây là những yếu tố hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
- Giáo dục và đào tạo: có hệ thống giáo dục và đào tạo từ THPT đến
giáo dục Mầm non đầy đủ và được đầu tư đúng mực
- Y tế: đây là một trong những địa phương có hệ thống y tế cơ sở được
trang bị đầy đủ trang thiết bị và kể cả đội ngũ cán bộ làm công tác y tế
Trang 2413
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật thực vật có tinh dầu
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Gồm 8 xã/phường thuộc thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa gồm Phú Lâm, Tân Trường, Tùng Lâm, Trường Lâm, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà và Nghi Sơn
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu
Thành phần loài, yếu tố địa lý, dạng thân và giá trị sử dụng khác của các loài thực vật có tinh dầu ở khu vực nghiên cứu
2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 Thu mẫu trong 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 ngày, cụ thể:
2.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Lập danh lục thực vật có tinh dầu ở một số xã/phường thuộc khu vực phía Nam thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, yếu tố địa lý, dạng thân và giá trị sử dụng khác của các loài thực vật có tinh dầu ở khu vực nghiên cứu
Trang 2514
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp kế thừa
Kế thừa số liệu, kết quả các nghiên cứu trước đây có liên quan đến các
nội dung của đề tài luận văn và kết quả nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực vật
2.4.2.1 Điều tra thực địa
- Xác định tuyến, điểm thu mẫu và thực hiện quy trình điều tra, thu mẫu nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn giới
thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” (1997) [32] và “Các
phương pháp nghiên cứu thực vật” (2008) [33], cụ thể: đã lựa chọn 6 tuyến
nghiên cứu (tuyến 1: từ xã Phú Lâm đến xã Tân Trường; tuyến 2: từ xã Tùng
Lâm - Tân Trường đến xã Trường Lâm; tuyến 3: từ phường Mai Lâm đến xã Trường Lâm; tuyến 4: từ phường Mai Lâm đến phường Hải Thượng; tuyến 5:
từ phường Mai Lâm - Hải Thượng đến xã Hải Hà và tuyến 6: từ phường Hải Thượng - xã Hải Hà đến xã Nghi Sơn); mỗi tuyến dài khoảng 4,5 - 5 km và
được mở rộng về hai bên khoảng 50m, tuyến nghiên cứu đi qua các địa hình, sinh cảnh khác nhau
- Nguyên tắc thu mẫu: Với những loài có thể định loại được (loài quen thuộc) ghi chép các thông tin như tên loài, dạng thân, giá trị sử dụng, ; với những cây chưa định loại được, tiến hành thu mẫu theo nguyên tắc:
+ Mỗi mẫu thu đầy đủ các bộ phận cành, lá, hoa, quả (nếu có)
+ Mỗi cây thu 3 mẫu
+ Trên cùng một cây, nếu thu nhiều mẫu thì đánh dấu cùng một số hiệu
và theo đợt thu mẫu
Với những đặc điểm dễ mất khi khô như: Màu sắc của hoa, quả và những đặc điểm ngoài thiên nhiên sẽ được ghi chép
- Xử lý sơ bộ và bảo quản: Đeo số hiệu mẫu, ép mẫu vào giữa tờ báo và xếp vào cặp mắt cáo để cố định
Trang 2615
Trong quá trình xử lý mẫu, sắp xếp lá (có lá ngửa, lá sấp để có thể quan sát cả hai mặt lá), hoa (được dùng mảnh báo nhỏ để ngăn cách các hoa với nhau và lá bên cạnh để tránh hiện tượng dính vào các bộ phận khác)
2.4.2.2 Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
- Ép mẫu: Sắp xếp phiến lá duỗi hoàn toàn, tránh quăn mép, hoa hoặc
quả được mở hoặc bổ ra và ép phẳng mẫu trên giấy báo dày giúp thoát nhiệt
dễ dàng, được bó chặt trong cặp ô vuông (mắt cáo)
- Sấy mẫu và tẩm mẫu: Mẫu được sấy ngay sau khi xử lý và ép Trong
quá trình sấy, các cặp mẫu được dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô Tiến hành thay giấy báo mới hằng ngày giúp cho mẫu khô nhanh
- Phân tích mẫu và xác định tên khoa học: Bằng phương pháp hình thái
so sánh (dựa vào các đặc điểm hình thái của cành, lá, hoa, quả và đối chiếu với mô tả, hình vẽ/ảnh trong các tài liệu để xác định tên khoa học)
Đối với những mẫu không định loại được, đã nhờ các chuyên gia (Bộ môn thực vật, Khoa Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Phòng thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)
Các tài được liệu sử dụng để định loại gồm:
- Nguyễn Tiến Bân “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” [3];
- Phạm Hoàng Hộ “Cây cỏ Việt Nam”, tập 1 đến tập 3 [13];
- Thực vật chí Đại cương Đông Dương (1907) [46];
- Flora of China (1994-2002) [41];
- Chỉnh lý tên khoa học và lập danh lục: Tên khoa học, tên Việt Nam
cùng với các thông tin về dạng thân, giá trị sử dụng, yếu tố địa lý được chỉnh
lý theo các tài liệu “Nguyễn Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (Nguyễn Tiến Bân và cộng sự 2001, 2003, 2005, 3 tập) [4], “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Võ Văn Chi, 2012, 2 tập) [7], “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007) [14], “Tên cây rừng Việt Nam” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000) [5]…
Trang 2716
Thống nhất tên gọi theo Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) quy định đối với họ, thống nhất tên gọi của chi và họ (không áp dụng với các họ đã theo Bộ luật trên) theo hệ thống của Brummitt (1992) [32]
2.4.2.3 Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật
- Đa dạng về bậc taxon: Đánh giá tính đa dạng về các bậc taxon thực
hiện theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [32], cụ thể:
+ Đa dạng taxon bậc ngành (trên cơ sở danh lục thực vật, tiến hành thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành từ thấp đến cao, tính tỷ lệ % của các taxon để thấy được mức độ đa dạng của chúng)
+ Đa dạng taxon bậc họ (xác định họ giàu loài, tính tỷ lệ % số loài của các họ đó so với toàn bộ của hệ thực vật)
+ Đa dạng taxon bậc chi (xác định chi giàu loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật)
- Về dạng thân: Dựa vào đặc điểm được ghi chép quá trình điều tra
thực địa, thông tin từ các tài liệu liên và căn cứ mô tả, phân chia trong “Tên cây rừng Việt Nam” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020) [5] để phân tích, đánh giá tính đa dạng về dạng thân của thực vật có tinh dầu
Bảng 2.1 Dạng thân của các loài thực vật có tinh dầu
- Về giá trị sử dụng: Từ kết quả định loại về các loài thực vật có tinh dầu
ở khu vực nghiên nghiên, từ các tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012)
Trang 28Bảng 2.2 Giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh dầu
Cây ăn được
Là những cây được sử dụng một phần hoặc bộ phận để ăn (rau
quả, lương thực, gia vị…) hoặc để chăn nuôi gia súc
AND
Cây làm cảnh
Là những cây có hoa đẹp, thế đẹp, tán phát triển được sử dụng
trồng làm cây cảnh, trong công viên hoặc đường phố
CAN
Cây cho tinh dầu
Là những cây có thể chiết xuất tinh dầu từ quả, hạt, hoa, vỏ,
lá, … được sử dụng trong công nghiệp, y học, dược học.…
CTD
Cây có độc
Chất độc có trong cây có thể được sử dụng ở mục đích gây tử
vong hoặc làm tê liệt động vật (bẫy, duốc)
DOC
Cây cho gỗ
Cây cho gỗ có giá trị thương phẩm hoặc gia dụng LGO
Cây dùng làm thuốc
Là những cây có thể sử dụng để chữa trị các bệnh, bồi bổ sức
khỏe, côn trùng cắn… theo kinh nghiệm cổ truyền, dân gian
hoặc hiện đại
THU
- Về các yếu tố địa lý: Dựa vào mô tả phân bố của loài trong “Danh lục
các loài thực vật Việt Nam”(2001, 2003, 2005) [4], thực hiện xác định yếu tố địa lý của loài theo mô tả, phân chia của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [33]
Trang 2918
Bảng 2.3 Các yếu tố địa lý của thực vật có tinh dầu
+ Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ 2.1 + Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ 2.2 + Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Mỹ 2.3
+ Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải-châu Âu-châu Á 5.3
Trang 3019
2.4.2.4 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu phân tích được xử lí bằng phần mềm Microsoft Office Excel
2010
Trang 3120
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở khu vực phía Nam thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Qua khảo sát, thu mẫu theo các tuyến nghiên cứu, kết quả đã thu được
300 mẫu thực vật, đã xác định được 153 loài và dưới loài thuộc tổng số 106 chi, 36 họ của 2 ngành thực vật có mạch, chi tiết tại Bảng 3.1
Bảng 3.1 Danh lục thực vật có tinh dầu ở khu vực nghiên cứu
2 Dâu da xoan Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf
6 Mãng cầu xiên Annona muricata L
8 Hoa móng rồng Artabotrys hexapetalus (L.f.) Bhand
9 Móng rồng nhỏ Artabotrys intermedius Hassk
10 Hoa gi thơm Desmos chinensis Lour
11 Hoa gi lông đen Desmos cochinchinensis Lour
12 Lãnh công lông mượt Fissistigma villosissimum Merr
13 Cách thư có lông Fissistigma villosum (Ast) Merr
14 Giác đế miên Goniothalamus tamirensis Pierre ex Fin &
Gagnep
Trang 3221
15 Nhọc Polyalthia cerasoides (Roxb.) Bedd
16 Quần đầu lau Polyalthia lauii Merr
3 Họ Hoa tán Apiaceae
17 Bạch chỉ Angelica dahurica (Fisch ex Hoffm.)
Maxim
18 Rau má Centella asiatica (L.) Urb in Mart
20 Mùi tàu Eryngium foetidum L
4 Họ Trúc đào Apocynaceae
5 Họ Ngũ gia bì Araliaceae
22 Ngũ gia bì gai Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss
23 Đơn châu chấu Aralia armata (Wall ex G Don) Seem
24 Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms
25 Đáng chân chim Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
26 Cỏ cứt lợn Ageratum conyzoides L
27 Ngải cứu Artemisia vulgaris L
28 Đơn buốt Bidens pilosa L
29 Sơn hoàng Blainvillea acmella (L.) Philips
30 Đại bi Blumea balsamifera (L.) DC
31 Xương sông Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce
32 Rau tàu bay Crassocephalum crepidioides (Benth.) S
Moore
33 Nhọ nồi Eclipta prostrata (L.) L
34 Cúc chỉ thiên Elephantopus scaber L
35 Rau má tía Emilia sonchifolia (L.) DC in Wight
36 Rau ngổ trâu Enydra fluctuans Lour
38 Dây chua lè Gynura procumbens (Lour.) Merr
Trang 3322
39 Diếp dại Lactuca indica L
40 Cúc tần Pluchea indica (L.) Less
41 Cúc quỳ Tithonia diversifolia (Hemsl.) A Gray
42 Bông bạc Vernonia arborea var javanica (Blume)
CB Clarke
43 Bạc đầu nhám Vernonia aspera (Roxb.) Buch.-Ham
7 Họ trám Burseraceae
44 Trám trắng Canarium album (Lour.) Raeusch
8 Họ Kim ngân Caprifoliaceae
45 Kim ngân vòi nhám Lonicera dasystyla Rehd
9 Họ Dây khế Connaraceae
46 Dây lửa ít gân Rourea oligophlebia Merr
10 Họ Thầu dầu Euphorbiaceae
47 Da gà cao Actephila excelsa (Dalzell) Muell.-Arg
11 Họ Hoàng quang Hamamelidaceae
50 Chắp tay bắc bộ Exbucklandia tonkinensis (Lecomte) Steen
51 Sau sau Liquidambar formosana Hance
12 Họ Ban Hypericaceae
52 Thành ngạnh nam Cratoxylum cochinchinese (Lour.) Blume
13 Họ Bạc hà Lamiaceae
53 (cỏ) Thiên thảo Anisomeles indica (L.) Kuntze
54 Tía tô tây Coleus plectranthus R Br
55 Kinh giới rừng Elsholtzia blanda (Benth.) Benth
56 Kinh giới Elsholtzia ciliata (Thumb.) Hyland
57 Ích mẫu Leonurus japonicus Houtt
58 Bạch thiệt Leucas zeylanica (L.) R Br
Trang 3423
61 Hương nhu trắng Ocimum gratissimum L
62 Hương nhu tía Ocimum sativum L
63 Tía tô Perilla frutescens (L.) Britt
64 Húng chanh Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng
14 Họ Long não Lauraceae
65 (dây) tơ xanh Casytha filiformis L
66 Long não Cinnamomum camphora (L.) Presl
67 Quế thanh Cinnamomum cassia Presl
68 Re xanh Cinnamomum tonkinense (Lecomte) A
Chev
69 Bời lời ba vì Litsea baviensis Lecomte
70 Màng tang Litsea cubeba (Lour.) Pers
71 Bời lời nhớt Litsea glutinosa (Lour.) C.B Robins
72 Bời lời trung bộ Litsea griffithii Gamble var annamensis
Liou
73 Bời lời lá thon Litsea lancifolia (Roxb ex Nees) Hook f
74 Bời lời đắng Litsea umbellata (Lour.) Merr
75 Bời bời (lá mọc) vòng Litsea verticillata Hance
76 Bời lời xanh Litsea viridis Liou
15 Họ Ngọc lan Magnoliaceae
78 Vàng tâm Manglietia fordiana Oliv
79 Giổi đá Manglietia insignis (Wall.) Blume
80 Ngọc lan trắng Michelia alba DC
81 Giổi ngọt Michelia tonkinensis A Chev
16 Họ Bông Malvaceae
82 Bụp vang Abelmoschus moschatus Medik
83 Cối xay Abutilon indicum (L.) Sweet
17 Họ Xoan Meliaceae
Trang 3524
85 Gội nếp Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet
18 Họ Tiết dê Menispermaceae
86 Vằng đắng Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr
87 Nam hoàng Fibraurea recisa Pierre
88 Thiên kim đằng Stephania japonica (Thunb.) Miers
89 Bình vôi Stephania rotunda Lour
90 Dây ký ninh Tinospora crispa (L.) Miers
19 Họ Trinh nữ Mimosaceae
91 Keo tai tƣợng Acacia auriculiformis A.Cunn ex Benth
20 Họ Đơn nem Myrsinaceae
92 Khôi trắng Ardisia gigantifolia Staff
93 Chổi xể Baeckea frutescens L
94 Chè vối Cleistocalyx nervosum DC
95 Bạch đàn úc Eucalyptus camaldulensis Dehnhart
96 Bồ liễu đề Eucalyptus exserta F Muell
99 Trâm attopeu Syzygium attopeuense (Gagnep.) Merr &
Perry
100 Vối rừng Syzygium cuminii (L.) Skells
101 Trâm núi Syzygium levinei (Merr.) Merr & Perry
102 Sắn thuyền Syzygium polyanthum (Wight) Walp
Perry
22 Họ Lạc tiên Passifloraceae
104 Lạc tiên Passiflora foetida L
23 Họ Hồ tiêu Piperaceae
105 Tiêu gắt Piper acre Blume
106 Tiêu gié trắng Piper albispicum C DC