Đa dạng Họ Sim (Myrtaceae) Ở Khu Vực Phía Nam Tỉnh Thanh Hóa Và Phía Bắc Tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

Nội dung nghiên cứu

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả kế thừa các nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn. - Xác định tuyến, điểm thu mẫu và thực hiện quy trình điều tra, thu mẫu nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” (1997) [28] và “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” (2008) [29]; trên cơ sở bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đã lựa chọn 10 tuyến nghiên cứu (tuyến 1: từ xã Phú Lâm đến xã Tân Trường; tuyến 2: từ xã Tùng Lâm - Tân Trường đến xã Trường Lâm; tuyến 3: từ phường Mai Lâm đến xã Trường Lâm; tuyến 4:. từ phường Mai Lâm đến phường Hải Thượng; tuyến 5: từ phường Hải Thượng đến xã Hải Hà; tuyến 6: từ xã Hải Hà đến xã Nghi Sơn và bốn tuyến thuộc các xã phía Bắc thị xã Hoàng Mai - Nghệ An gồm tuyến 7: từ xã Quỳnh Lộc đến xã Quỳnh Lập; tuyến 8: từ xã Quỳnh Lộc - Quỳnh Lập đến Quỳnh Thiện; tuyến 9: từ phường Quỳnh Lộc đến Quỳnh Thiện; tuyến 10: từ xã Quỳnh Vinh đến phường Quỳnh Thiện); mỗi tuyến dài khoảng 4,5 - 5 km và được mở rộng về hai bên khoảng 50m, tuyến nghiên cứu đi qua các địa hình, sinh cảnh khác nhau. + Trên cùng một cây, nếu thu nhiều mẫu thì đánh dấu cùng một số hiệu và theo đợt thu mẫu.

Trong quá trình xử lý mẫu, sắp xếp lá (có lá ngửa, lá sấp để có thể quan sát cả hai mặt lá), hoa (được dùng mảnh báo nhỏ để ngăn cách các hoa với nhau và lá bên cạnh để tránh hiện tượng dính vào các bộ phận khác). - Ép mẫu: Sắp xếp phiến lá duỗi hoàn toàn, tránh quăn mép, hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra và ép phẳng mẫu trên giấy báo dày. Tập mẫu ép giữa các lớp báo dày và tấm alumin thoát nhiệt sẽ được bó chặt giữa đôi cặp ô vuông (mắt cáo) trước khi cho vào sấy.

Trong quá trình sấy, các cặp mẫu được dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô. - Phân tích mẫu và xác định tên khoa học: Bằng phương pháp hình thái so sánh, dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả để xác định tên khoa học. Ngoài ra, sử dụng thêm phương pháp chuyên gia: Một số mẫu khó nhờ các chuyên gia (Bộ môn thực vật, Khoa Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Phòng thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).

Tiến hành phân tích, đánh giá tính đa dạng loài của các chi theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [29], cụ thể: Xác định chi giàu loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả họ. Được sử dụng một phần để ăn (rau quả, lương thực, gia vị…) hoặc để chăn nuôi gia súc. Cây được sử dụng làm cảnh, trồng ở công viên, đường phố hoặc cho bóng mát, có hoa đẹp, thế đẹp, tán phát triển.

Chữa trị các bệnh tật, bồi bổ sức khỏe, côn trùng cắn… theo kinh nghiệm cổ truyền, dân gian hoặc hiện đại. Đánh giá đa dạng về dạng thân các loài họ Sim (Myrtaceae) Dựa vào kết quả ghi chép của quá trình điều tra thực địa cũng như các tài liệu liên quan và phân chia theo “Cây rừng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) [4] để thống kê, đánh giá về các dạng thân của các loài trong họ Sim (Myrtaceae).

Bảng 2.1. Giá trị sử dụng của thực vật
Bảng 2.1. Giá trị sử dụng của thực vật

Tính đa dạng của họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An

Tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Hiếu và cộng sự (2021) [12] để làm nổi bật tính đa dạng về thành phần loài, chi của họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An. Qua bảng cho thấy, mặc dù diện tích chỉ chiếm khoảng 87,10% diện tích Khu BTTN Pù Huống, Nghệ An nhưng số chi họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An có số chi bằng với số chi và số loài đạt 86,84% so với số loài của họ Sim (Myrtaceae) tại Khu BTTN Pù Huống, Nghệ An. Tiến hành so sánh tương ứng giữa các bậc taxon của địa điểm nghiên cứu với cả nước (theo Nguyễn Tiến Bân - 2003 [3]) để thấy được tính đa dạng về bậc taxon chi, loài của họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An.

Kết quả thống kê về dạng thân các loài thuộc họ Sim ở phía Nam tỉnh Thanh Hoá - Bắc tỉnh Nghệ An được phân chia làm 4 dạng thân chính: cây thân gỗ lớn (GOL), cây thân gỗ trung bình (GOT), cây thân gỗ nhỏ (GON) và cây thân bụi (BUI). Qua Bảng 3.5 và Hình 3.3, cho thấy, dạng thân của các loài thuộc họ Sim ở khu vực nghiên cứu chủ yếu thuộc cây thân gỗ nhỏ với 13 loài (chiếm 39,39% tổng số loài) thuộc các chi Cleistocalyx, Eucalyptus, Melaleuca, Psidium và Syzygium; tiếp đến nhóm thân gỗ lớn và thân gỗ trung bình cùng có 7 loài (chiếm 21,21% tổng số loài) thuộc chi Eucalyptus và Syzygium;. Áp dụng hệ thống phân loại các yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [29], dựa vào sự phân bố của các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae), đã xác định được yếu tố địa lý của 32 loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hoá - Bắc tỉnh Nghệ An có 4 yếu tố địa lý chính.

Tính độc đáo của họ Sim (Myrtaceae) đặc trưng cho khu hệ thực vật nhiệt đới Việt Nam được thể hiện ở yếu tố đặc hữu Việt Nam là 5 loài (chiếm. 15,15% tổng số loài hiện biết) bao gồm các loài: Trâm vối ô (Cleistocalyx circumcissa (Gagnep.) Phamh.), Trám ba vì (Syzygium bavinensis (Gagnep.) Merr. & Perry), Trâm bois (Syzygium boisianum (Gagnep.) Merr.), Trâm bon (Syzygium bonii (Gagnep.) Merr. & Perry), và Trâm đỏ thắm (Syzygium rubicudum Wight & Arn); 01 loài cận đặc hữu Việt Nam là Trâm attopeu (Syzygium attopeuense (Gagnep.) Merr. Nhóm cây cho tinh dầu: Đây là nhóm có số lượng loài nhiều nhất; theo các kết quả nghiên cứu trước đó về họ Sim (Myrtaceae), tinh dầu có ở hầu hết các bộ phận của các loài (rễ, thân, vỏ, lá, cành non, hoa, quả). Nhóm cây làm thuốc (THU): Đây là nhóm có số lượng loài đứng thứ hai với 20 loài chiếm 60,61% tổng số loài hiện biết, chủ yếu là các loài được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa, sát khuẩn, cảm lạnh, bồi bổ sức khỏe,.

Roi (Syzygium jambos (L.) Aston): Tại nhiều quốc gia Roi được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian như ở Ấn độ, tất cả các bộ phận được sử dụng làm chất kích thích, tiêu hóa và là phương thuốc cho các bệnh răng, lá được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, hạt và trái cây điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, tiểu đường. Ở Myanmar dùng lá đun sôi chữa đau mắt, bột lá chà sát lên cơ thể chữa bệnh đậu mùa, sắc lá uống để lợi tiểu, tiêu độc và điều trị bệnh thấp khớp; tại EI Salvador (dùng bột của hạt) và Brazil (dùng nước sắc lá) chữa tiểu đường; Cuba dùng rễ để chữa bệnh động kinh. Vỏ cây có tiềm năng làm thuốc trị nấm da do có chứa một số triterpen có hoạt tính chống lại 3 loài nấm gây viêm da: Microsporum audouinii, trichophyton mentagrophytes và trichophyton soudanense (bệnh thường gặp ở Cameroon).

Do đó, gỗ của các loài thường được dùng để đóng các vật dụng trong gia đình, hay đóng tàu thuyền; một số loài như: Trâm vối ô (Cleistocalyx circumcissa (Gagnep.) Phamh.), Tràm (Melaleuca leucandendra L.), Trâm bon (Syzygium bonii (Gagnep.) Merr. & Perry), Trâm trắng (Syzygium. Nhóm cây ăn được (AND): Gồm 12 loài (chiếm 36,36% tổng số loài) có thể ăn được, trong đó các loài chủ yếu là cho quả ăn, hoặc sử dụng lá làm rau ăn, như: Trâm vối ô (Cleistocalyx circumcissa (Gagnep.) Phamh.), Thập tử mảnh (Decaspermum gracilentum (Hance) Merr. & Perry), Ổi cảnh (Psidium cujavillus Burm. f.), Ổi (Psidium guajava L.), Sim rừng lớn (Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr. & Perry), Trâm trắng (Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr. Nhóm cây làm cảnh (CAN): Gồm 5 loài (chiếm 15,15% tổng số loài) với đặc điểm là những loài được sử dụng làm cảnh bởi thân cây dễ tạo hình, dáng đẹp, hoa có màu sắc đẹp, lâu tàn; đó là: Chổi xể (Baeckea frutescens L.), Trâm vối ô (Cleistocalyx circumcissa (Gagnep.) Phamh.), Ổi cảnh (Psidium cujavillus Burm. f.), Ổi (Psidium guajava L.) và Sim rừng lớn (Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr.

Nhóm có tanin (TAN): Với 5 loài hiện biết (chiếm 15,15% tổng số loài), tanin của các loài này có thể được sử dụng để làm thuốc nhuộm hay dùng để chữa bệnh về đường ruột, đó là: Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry), Ổi (Psidium guajava L.), Ổi cảnh (Psidium cujavillus Burm.

Hình 3.1. Tỷ lệ % các chi trong họ Sim (Myrtaceae)   ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An
Hình 3.1. Tỷ lệ % các chi trong họ Sim (Myrtaceae) ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa - Bắc tỉnh Nghệ An