1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Sự triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á (2002-2020)

99 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 26,16 MB

Nội dung

Dé phan nào hóa giải những mâu thuẫn, nghi ngờ của các nước ASEAN vềchính sách của Trung Quốc, trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã triển khai nhiềubiện pháp, khai thác sâu vai trò của

Trang 1

Nguyễn Xuân Linh

SỰ TRIEN KHAI SỨC MẠNH MEM

CUA TRUNG QUOC Ở DONG NAM A (2002-2020)

LUẬN VAN THẠC SĨ QUOC TE HOC

Hà Nội - 2021

Trang 2

Nguyễn Xuân Linh

SỰ TRIEN KHAI SUC MANH MEM

CUA TRUNG QUOC O DONG NAM A (2002-2020)

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mãsó: 8310601.01

LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Lê Tuấn Thanh

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi; kêt quả nghiên

cứu luận văn là trung thực và chưa từng được công bố

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Xuân Linh

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy

cô, Ban giám hiệu và các cơ quan chức năng liên quan của Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Khắc

Nam, Trưởng khoa Quốc tế học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

-Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đội ngũ giáo viên nhà trường đã tận tâm, tận tìnhtruyền đạt những kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quan hệ quốc tế, giúptôi có cách tiếp cận và phương pháp luận khoa học, trở thành hành trang quý giácho tôi trong quá trình nghiên cứu các vẫn đề quan hệ quốc tế sau này

Tôi đặc biệt biết ơn Tiến sĩ Lê Tuấn Thanh, Viện Nghiên cứu Chiến lược

Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, người đã hướng dẫn tôi tận tình, xác đáng về

khoa học và cổ vũ tôi mạnh mẽ về tinh than làm việc trong suốt quá trình nghiên

cứu luận văn.

Tôi chân thành cảm ơn Tiến sĩ Ngô Tuấn Thắng và Tiến sĩ Vũ Vân Anh,

giảng viên Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại

học Quốc gia Hà Nội vì sự tận tụy, nhiệt tình trong việc gợi mở và hướng dẫn tôi

cách thức giải quyết các vấn đề về nội dung, kỹ thuật của đề tài

Trong quá trình hình thành ý tưởng và triển khai nghiên cứu, tôi cũng nhậnđược sự khích lệ, chỉ bảo, chia sẻ học thuật và kinh nghiệm của nhiều học giả, nhànghiên cứu, chuyên gia và bạn bè, đồng nghiệp Tôi xin tri ân sâu sắc những tình

cảm và sự giúp đỡ quý giá này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Xuân Linh

Trang 5

Chuong 1.CO SO LY LUAN VA QUAN NIEM VE SUC MANH

MEM CUA TRUNG QUOC osssssssssssssssssssssssssssssssessssssessssssssssssssssssnesssssseesses 11

1.1 Khái niệm và loại hình sức mạnh mm 2 2+2 £+£zx+z£z£zx+x2 11

1.1.1 Khái niệm “Sức mạnh mêm” trên thé 2 Il

1.1.2 Quan niém cua Trung Quốc về “Stee mạnh mê ” 5¿ 15

1.2 Các loại sức mạnh mềm và quá trình phát triỀn - +: 18

1.2.1 Các loại hình sức mạnh mém và quá trình phát triển - 18

1.2.2 Quan niệm của Trung Quốc về loại hình và quá trình

phát triển sức mạnh HIỂNM - +: 5c SE EE+E‡+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrerkrred 22

1.3 Vai trò của Sức mạnh mỀm s-<s- << se se se 4S se £s#es se 28

1.3.1 Vai trd dan 6n 29

1.3.2 Vai trò gắn Ket.cecccccccscsscessessessessessssssessessessessessessusssssseesessessessesseesses 29

1.3.3 Vai trò tuyên truyền ¬ẼỐ Lẻ 30

1.3.4 WAi tr ĐỈO ÏHFH St vn ngư 30

Tiểu kết chương 1 << << se SsEsEsES SE ESESESESESESESESEEeESEessrsrsrse 31

Chương 2 CÁCH THỨC TRIEN KHAI SỨC MẠNH MEM

CUA TRUNG QUOC Ở ĐÔNG NAM Á -ess<ccecessersrree 32

2.1 Triển khai trong lĩnh vực văn hóa 5-5 +s+s+czcs£sccrzszereee 32

2.1.1 Truyền bá văn hóa nho giáO - + 5+ 5s+ce+Se+Eeckerersrerrereered 32 2.1.2 Sử dụng Hán ngữ cùng với Học viện Không Tử 33

2.1.3 Giao lưu và hợp tác VAN HÓA c- «5s ke kEsseEssekeseessee 34

Trang 6

2.2 Triển khai trong ngoại 8iaO - - ¿5c 525222 S22E2E2E£E£EEEEEEEErkrrkrkrkrkee 35

2.2.1 Hỗ trợ nhân AO veccccscscsesescscsvsvssssescscsvsvsvsvessesesesssssvsvsvsvevssnesesesesess 36 2.2.2 Tham gia giải quyết tranh chấp Quoc Ế -s-cs5e+ce+csreered 36 2.2.3 Thực hiện chiến lược “ngoại giao láng giêng” ¬ 40

2.2.4 Hợp tác tiểu vùng sông ME Công, -+ +©2cs+cs+ce+csresred 4I 2.3 Triển khai thúc đây mô hình, tư tưởng ¿ 2 2 2 <+£+£+xzszszs2 45

2.3.1 Hiệu ứng phát triển kiểu tmẫU +2 2 s5+5x+cee+c+zccse 45

2.3.2 Xây dựng hình ảnh quốc 2h 47 2.3.3 Một số mô hình, tur tưởng khác - - c+ce+ce+terererererrerkerkd 50 Tiểu kết CƠ 2 e-c< << S9 S99 E3E3ESESESEESESESESESESE515151585811 155556 53 Chương 3 ĐÁNH GIA VE SỨC MANH MEM CUA TRUNG QUOC

Ở KHU VUC ĐÔNG NAM A VÀ DU BÁO s sccssccssccs 54

3.1 Đánh giá kết quả và thách thức triển khai sức mạnh mềm

của Trung Quốc tại khu VỰC :- tSc v13 113 1111 1111 1E 1E nrenryy 54

BDL (1.1L 54

1.2 THháCH thr - x01 vn nà 57 3.2 Tác ỘNE LH SH nọ ki 64

3.2.1 Tác động tích cực tới KNU VC cccccctssitsseeseeerseseeresses 64 3.2.2 Tác động tiêu cực tới KAU VỰC .- ccSc se ssekseeeseeeeeereeers 68

3.3 Dự báo việc triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc tới khu vực 73

3.4 Bài học kinh nghiệm cho ViệtNam - - << + << ++++++sssseseeeres ti

Tiểu kết CHUONG 3 -e-o-c< << SeSs S9 S9 E3E3ESESEESESESESESESESESESEsEEetetetsrsrsrse 82

x00 83

TÀI LIEU THAM KHẢO 2° 5-2 se ©s2£sse+ssesseessesseessessee 85

PHU LUCuu cccsccccsccceccsscescecsessescescsscnssessssssscessesssssssessessessessessessessesscsseses 92

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

ASEAN | Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

ACSOC | ASEAN-China Senior Officials' Consultation

Tham vấn Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc

AMBDC | The ASEAN Mekong Basin Development Cooperation

Hop tác phát triển lưu vực sông ASEAN-sông Mê KôngBBC The British Broadcasting Corporation

Hiệp hội phát thanh Anh

BC Bristish Council

Hội đông Anh

BRI The Belt and Road Initiative

Sáng kiến Vanh dai và Con đường

CAFTA | China - ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN

CICA Conference on Interaction and Confidence-Building Measures in Asia

Hội nghị Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở

châu Á

COC Code of Conduct of the Parties in the South China Sea

Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Binh Dương

CSCAP_ | The Council for Security Cooperation in the Asia Pacific

Hội dong an ninh khu vực châu A - Thái Bình Dương

DOC Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea

Tuyên bo về ứng xử của các bên ở Biển Đông

DPR Dewan Perwakilan Rakyat

Hội đồng Đại diện Nhân dân

Trang 8

GMS The Greater Mekong Subregion

Tiéu vung Sông Mekong Mở rộng

MLC Mekong-Lancang Cooperation

Hop tác Mekong - Lan Thương

MRC Mekong River Commission

Uy hội sông Mê Công

NEAT The Northeast Asia Cooperation Dialogue

Đối thoại hợp tác Đông Bắc Á

SCO Shanghai Cooperation Organisation

Tổ chức Họp tác Thượng Hải

TAC Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam A

UNESCO | United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo duc, Khoa hoc va Văn hóa Liên Hiệp Quốc

VOA Voice of America

Đài tiếng nói Hoa Kỳ

WTO World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thể giới

Trang 9

MỞ DAU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Kể từ khi Joseph Nye đưa ra khái niệm về “sức mạnh mềm”, cho đến nay khát

niệm này đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhiều nhà nghiên cứu, hoạchđịnh chính sách nhiều nước trên thế giới Vai trò của sức mạnh mềm ngày càngquan trọng, có vai trò không thể thiếu được trong triển khai chính sách của một

nước dé tạo dựng hình ảnh quốc tế, tập hợp lực lượng

Tại Trung Quốc, giới học giả, chính trị Trung Quốc cũng dành thời gian, công

sức nghiên cứu thảo luận từ góc độ tiếp cận của Trung Quốc Điểm cốt lõi là cùng với

sự trỗi dậy nhanh chóng thời gian vừa qua, sức mạnh kinh tế cùng với đầu tư nguồnlực quốc phòng tăng nhanh đang tạo ra những lo ngại của cộng đồng quốc tế, Trung

Quốc làm thế nao dé có thé hấp dẫn các quốc gia khác, thúc day các nước tham giavào các cơ chế hợp tác của Trung Quốc hoặc thừa nhận những giá trị, văn hóa, các

mô hình như Cộng đồng chung vận mệnh hoặc sáng kiến Vành đai và Con đường?

Đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á thời gian qua, mặc dù mối quan hệ giữa Trung

Quốc với khu vực đã được cải thiện, nâng cấp từ những năm 90 trở lại đây Hai bên

đã triển khai nhiều cơ chế hợp tác, hội nhập sâu rộng như ACFTA, TAC, nhiều thỏa

thuận song phương đã được Trung Quốc và các nước thành viên của ASEAN ký kết,

đạt được trong thời gian qua Ảnh hưởng của Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á

ngày càng lớn Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn những tổn tại liên quan đến an ninhkhu vực như vấn đề Biển Đông, thiếu lòng tin chiến lược, thậm chí cạnh tranh nướclớn thời gian gần đây cũng tác động sâu sắc tới việc tìm kiếm, lựa chọn cân bằng chiếnlược của các nước ASEAN với Trung Quốc và các cường quốc lớn ngoài khu vực

Dé phan nào hóa giải những mâu thuẫn, nghi ngờ của các nước ASEAN vềchính sách của Trung Quốc, trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã triển khai nhiềubiện pháp, khai thác sâu vai trò của sức mạnh mềm, phần nào đạt được những kếtquả bước đầu, tác động không nhỏ tới chính sách của một số nước trong ASEAN.Đặc biệt vào năm 1997, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á thì sự ảnh hưởng

của quén lực mềm của Trung Quốc trong Đông Nam A không ngừng tăng lên Hau

hết các nước Đông Nam Á khác có quan điểm tương tự và ý kiến của họ cũng đa

Trang 10

phần tích cực Vì thế nghiên cứu triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc ở cácnước Đông Nam A là một chủ đề có ý nghĩa, có thé đóng góp vào việc nhận diện rõhơn chính sách của Trung Quốc triển khai tại khu vực thời gian qua Qua đó, luậnvăn sẽ rút ra được những đánh giá về tác động của triển khai sức mạnh mềm TrungQuốc tới khu vực và cả những bài học kinh nghiệm cho ta.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Các công trình nghiên cứu ngoài nước

- Công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh: Quan niệm “sức mạnh mềm” đã từng

được đề xuất trong tác phẩm của Hans J Morgenthau, Klaus Knorr , Ray Cline

Đến năm 1990, học giả nổi tiếng của Mỹ cho rằng quan niệm “sức mạnh mềm”,

được đề xuất bởi Joseph Nye, một giáo sư nồi tiếng của Đại học Harvard, Mỹ Năm

1990, Joseph Nye trong tap chi “tạp chí chính trị hoc” (Political Science Quarterly)

và “chính sách đối ngoại” (Foreign Policy) đã nói về “sức mạnh mềm” (SoftPower) Ong cho rằng “sức mạnh mềm” như “lay những gì chúng ta can bằng cách

thu hút thay vì đe dọa hoặc mua những thứ khác, nó dựa trên văn hóa của chúng ta,

tư duy chính tri, và chính sách của chúng ta” Vào năm 2004, Joseph Nye trong

cuốn sách mới “Sức mạnh mềm: Thanh công chính trị thế giới” (tiếng Anh: SoftPower: The means to Success in the World politics) đã khái quát hơn nữa về kháiniệm sức mạnh mềm, ông cho rằng sức mạnh mềm là thông qua thu hút mọi ngườithay vì buộc họ làm dé đạt được mục đích bạn muốn, nó đến từ một nền văn hóakhác có thể thu hút các quốc gia khác, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại

phù hợp với uy tín và tính hợp pháp Vào năm 2006, Nye trong tạp chí “chính sách

đối ngoại” đã phát biéu “Xem xét lại Sức mạnh mềm” (Think Again: Soft Power),khái niệm của Nye được định nghĩa trong thời gian ngắn như thay đổi hành vi củamột người bang cách thu hút chứ không phải gây ra nó Vì vậy các bên có thé cóđược khả năng mong muốn Nye cho rằng, sức mạnh mềm có ba nguồn chính: vănhóa, quan niệm giá trị và hệ thống chính trị và chính sách phù hợp, trong số đó, cácgiá trị và hệ thông chính trị là cốt lõi

Bên cạnh các công trình nghiên cứu kinh điển về sức mạnh mềm, liên quan tớisức mạnh mềm của Trung Quốc, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu như:Tạp chí “Nghiên cứu Châu Á của Đan Mạch” tại Đan Mạch đã xuất bản bài báo đầu

Trang 11

tiên năm 2008 của học giả người Đan Mạch Johannes Schmidt về “Ngoại giao sức

mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á” Xuất phát từ quan điểm chính trị,kinh tế và văn hóa, tác giả phân tích quyết định chiến lược và lợi ích của ngoại giao

sức mạnh mềm ở Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa, và chỉ ra tiến trình ngoại

giao của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, đồng thời cũng mô tả một số khó khăn

mà Trung Quốc phải đối mặt

- Về tiếng Trung, tác giả Trung Quốc Môn Hồng Hoa trong “Trung Quốc:

Phương lược sức mạnh mềm” xuất bản tháng 12 năm 2007 đã đưa ra nhận định: ý

nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu sức mạnh mềm, các yếu tố cốt lõi hàm ý của

sức mạnh mềm, phương pháp nghiên cứu sức mạnh mềm, đánh giá sức mạnh mềmcủa Trung Quốc, so sánh quốc tế với chiến lược tăng cường sức mạnh mềm của

Trung Quốc đã đưa ra những suy nghĩ mang tính xây dựng, đặt một nền tảng kiên

có để xây dựng một hệ thống lý thuyết về sức mạnh mềm với “đặc sắc Trung

Quốc”, là một kết quả giai đoạn quan trọng trên đường lối nghiên cứu lý luận sứcmạnh mềm của Trung Quốc Trong cuốn sách “nghiên cứu chiến lược phát triển sứcmạnh mềm của Trung Quốc” xuất bản năm tháng 11 năm 2008 giáo sư Chen ZhengLiang với lần đầu tiên tiến hành toàn diện vấn đề sức mạnh mềm, hệ thống nghiên

cứu, nhiều phương diện, ở nhiều góc độ nghiên cứu và trình bày các yếu tố ảnh

hưởng đến sức mạnh mềm của Trung Quốc Ông ta đã có nghiên cứu hết sức chỉ tiết

về sự thu hút của văn hóa, sự gan két quéc tế, mô thức phát triển xã hội, tố chất

quốc dân, sự quyến rũ hình tượng quốc tế và sự hỗ trợ của hoạt động ngoại giao với

cơ chế quốc tế đối với “sức mạnh mềm” Thang Hi trong cuốn sách “Nghiên cứu

sức mạnh mềm ngoại giao của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á xuất bản

năm 2010 nhận định: Trung Quốc trong bối cảnh yêu cầu mới của hoàn cảnh quốc

tế chuyển biến và cơ cấu chính trị, làm cơ sở luận chứng cho ngoại giao sức mạnh

mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á và nội dung cụ thể của nó trong các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, văn hóa va an ninh, từ đó thé hiện vai trò của ngoai giao sức mạnh

mềm của Trung Quốc trong quá trình hội nhập ở Đông Nam Á

Trong nước.

Việt Nam cũng có nhiều tác giả đưa ra phát biểu của mình về “sức mạnh mềm”tiêu biểu như: Nguyễn Đức Tuyến trong tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 (72), tháng

Trang 12

3 - 2008 có bài viết “Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại châu A”, bai báo đã đề cậpđến việc Trung Quốc giới thiệu sức mạnh mềm ở châu Á, và cũng phân tích các lý docho việc mở rộng sức mạnh mềm của Trung Quốc ở châu Á Nguyễn Thị Thu

Phương, học giả đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trên trang web củaViện nghiên cứu Trung Quốc, cũng có một bài viết mang tên “Trung Quốc gia tăngsức mạnh mềm văn hóa ở khu vực Đông Nam Á” Bài viết này chủ yếu phân tích sự

phát triển viện trợ, hợp tác kinh tế và thương mại của Trung Quốc, và thành lập ViệnKhong Tử dé cải thiện sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam A Bài viết này

cũng đề cập đến phương diện sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam.Cũng tại trang web của Viện nghiên cứu Trung Quốc, Vu Hướng Đông có bài viết

“Sáng tạo lý luận của hai Đảng Trung — Việt từ thập kỷ 90 trở lại đây và mô hình BắcKinh — Hà Nội” Bài viết này chủ yếu phân tích xu hướng phát triển của kinh tế tri

thức, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam phải không ngừng

nâng cao lý luận Sau một thời gian dai hai Dang đã gặt hái được nhiều thành tựu tolớn trong công cuộc đôi mới Sự đồng thuận Bắc Kinh đã đạt được những kết quả tolớn và Việt Nam cũng có thé học hỏi từ mô hình phát triển của Trung Quốc Lê Hồng

Hiệp trên diễn đàn Đông Á đã đăng tải một bài viết tên “Việt Nam trước sức hút của

Trung Quốc” (Vietnam confronts the Chinese ‘charm offensive’) Trong bai, tác giả

đã nói đến van đề Việt Nam bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc và tin rang sức

mạnh mềm có thé phát triển hơn nữa trên toàn cầu nhưng việc triển khai sức mạnhmềm của Trung Quốc ở Việt Nam có thể gặp một số trở ngại Trong công trìnhnghiên cứu “Sự trỗi dậy của sức mạnh mềm Trung Quốc và một số vấn đề đặt ra cho

Việt Nam” của hai tác giả là Nguyễn Thị Thu Phương và Chử Bích Thu đã tập trung

làm rõ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề gia tăng sức mạnh mềm ra thế giới giaiđoạn 2011-2020; Nêu bật sự trỗi dậy và tác động của sức mạnh mềm Trung Quốc 0

các phương diện chủ yêu như tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa và các hoạt độngtuyên truyền đối ngoại trên quy mô toàn cầu (Châu Á, Châu Phi ); Nhận diện sựtrỗi dậy của sức mạnh mềm Trung Quốc tại Việt Nam Từ góc độ chủ thé tiép nhan,đánh giá kha năng tiếp nhận của Việt Nam đối với những tac động co bản nhất của

sức mạnh mêm Trung Quôc.

Trang 13

Từ nghiên cứu hiện trạng của Việt Nam và các nước khác có thé nhìn ra, bất kếTrung Quốc hay các nước khác, đối với việc nghiên cứu xây dựng sức mạnh mềm

của Trung Quốc ở Đông Nam A tương đối yếu, họ chỉ đề cập chủ yêu đến việc nâng

cao sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam A còn những biểu hiện cụ thé về

sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á, việc xây dựng sức mạnh mềm của

Trung Quốc ở Đông Nam Á thì vẫn chưa có phân tích toàn diện Nên đề tài nghiên

cứu này, học viên hy vọng sẽ đem lại cách nhìn mới về “sức mạnh mềm” của Trung

Quốc ở Đông Nam Á

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Một là, trình bày cơ sở lý luận và quan niệm của thế giới và Trung Quốc cùngvới những loại hình sức mạnh mềm mà thế giới và Trung Quốc đều vận dụng

Hai là, nhận diện sức mạnh mềm mà Trung Quốc đang triển khai qua 3 lĩnh vực

Văn hóa, Ngoại giao và mô hình, tư tưởng.

Ba là, thông qua việc Trung Quốc triển khai sức mạnh mềm để đưa ra những

đánh giá hiệu quả của việc thực thi sức mạnh mềm của Trung Quốc

- Muc tiêu cụ thé:

- Phân tích quá trình triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Đông Nam A

trong 2 thập kỷ đầu của thé ky 21

- Làm rõ đặc điểm, kết quả đạt được, thách thức ton tại của sức mạnh mềmTrung Quốc ở DNA

- Đánh giá tác động của sức mạnh mềm tới ASEAN và quan hệ Trung Quốc —

ASEAN.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là việc sử dụng sức mạnh mềm của Trung

Quốc của Đông Nam Á

Pham vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được giới hạn trong khu vực Đông Nam Á;

- Thời gian: Từ năm 2002 đến năm 2020 Từ cuối năm 1999, trong Hội nghị Côngtác Tuyên truyền Toàn quốc, Giang Trach Dân đã nhắn mạnh rang “Trung Quốc phải

Trang 14

tăng cường và duy trì hình ảnh quốc tế” và “thiết lập một hình ảnh tốt đẹp của Trung

Quốc” Do vậy, thé hệ nói tiếp Giang Trach Dân là Hồ Cam Đào lên cầm quyền năm

2002 và Tập Cận Bình (2012) đã theo chỉ thị của Giang Trạch Dân tiếp tục đây mạnhxây dựng hình ảnh của Trung Quốc thông qua sức mạnh mềm nên học viên lay mốc

2002 làm mốc nghiên cứu, còn năm 2020 là năm học viên tốt nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó sử

dụng các phương pháp như hệ thống, so sánh nhằm định hình rõ hơn, so sánh quá

trình triển khai sức mạnh mềm của TQ với một số quốc gia khác tại khu vực Bên

cạnh đó, phương pháp lịch sử dé đánh giá lại quá trình triển khai sức mạnh mềm

TQ Ngoài ra, phương pháp định tính dé liệt kê, làm rõ hơn các biện pháp mà TrungQuốc sử dụng trong quá trình xây dựng sức mạnh mềm của mình

6 Cấu trúc/Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở dau, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cau thành

3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và quan niệm vé sức mạnh mềm của Trung Quốc

Tác giả đề cập đến cơ sở lý luận và quan niệm về sức mạnh mềm của các học

giả nước ngoài và các học giả Trung Quốc và đưa ra khái niệm được sử dụng nhiều

nhất và quá trình phát triển của khái niệm đó, đồng thời bên cạnh đó cũng chỉ ra cácloại hình sức mạnh mềm và quá trình phát triển của các sức mạnh mềm đó màTrung Quốc đang sử dụng và nêu lên các vai trò sức mạnh mềm của Trung Quốc

đang sử dụng.

Chương 2: Cách thức triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á

Đề cập đến cách thức triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu vực

Đông Nam Á tại trong các lĩnh vực văn hóa, ngoại giao và mô hình, tư tưởng mà

Trung Quốc đang triển khai và thúc đầy.

Chương 3: Đánh giá về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam

Á và dự báo

Đánh giá về đặc điểm cũng như những tác động tiêu cực và tích cực trong quá

trình Trung Quốc triển khai sức mạnh mềm tại Đông Nam Á, từ đó rút ra dự báo và

bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong quan hệ song phương với Trung Quốc

10

Trang 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA QUAN NIỆM VE SỨC MANH MEM

CUA TRUNG QUOC

1.1 Khái niệm và loại hình sức mạnh mềm

1.1.1 Khái niệm “Sức mạnh mềm ° trên thé giới

Giới học thuật quốc tế đã đưa ra những quan điểm về sức mạnh mềm từ khá

sớm Khởi nguồn cho những thảo luận học thuật này là ý kiến của học giả người

Anh Edward Hallett Carr (1892-1982) Ngay từ thập nhiên 30-40 của thế kỷ 20,

[Carr, 1939] đã đưa ra nhận định, để đạt tới mục đích chính trị thì sức mạnh quan

điểm cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với sức mạnh quân sự và kinh tế.Vào năm 1970, ông Robert Jervis đã làm rõ hơn quan điểm trên với quan điểm

“hình ảnh quốc gia có thé có giá trị to lớn hơn nhiều so với sự gia tăng sức mạnhquân sự và kinh tế Đến năm 1973 học giả Klaus Knorr — Giáo sư nghiên cứu kinh

tế chính trị học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Princeton, Mỹ trong

cuốn “Quyền lực và thịnh vượng: kinh tế chính trị học trong quyên lực quốc tế” đãnhắc đến “sức mạnh mềm” như một khải niệm trong chính tri học Các nghiên cứuđầu tiên về sức mạnh mềm đã cho thấy: yêu cầu trước tiên có tính phương pháptrong nghiên cứu sức mạnh mềm của các cường quốc là phải đặt sức mạnh mềmtrong toàn bộ “sức mạnh tổng hợp quốc gia” Bởi sức mạnh của một quốc gia khôngchỉ bao gồm sức mạnh cứng (địa lý, kinh tế, quân sự) mà còn cả các yếu tố được coi

là sức mạnh mềm bao gồm các nhân tố chính như: (thé chế chính trị, tư tưởng và

chiến lược quốc gia, lãnh đạo Nhà nước), ý chí của nhân dân trong thực hiện chiến

lược (hệ giá trị xã hội, quan hệ quốc tế) Ông Ray Cline (Giám đốc Trung tâm

nghiên cứu chiến lược và Viện nghiên cứu quốc tế của Đại học Georgetown, Mỹ)đưa ra công thức tính sức mạnh tổng hợp quốc gia như sau:

P, = (C+E+M) x (S+W) Trong đó:

C (Country): thực thé cơ bản gồm dân số và lãnh thé

E (Economy): thực lực kinh tế gồm GDP và cơ cấu kinh tế

M (Military): thực lực quân sự bao gồm lực lượng hạt nhân chiến lược và lực

lượng chính quy.

11

Trang 16

S (Strategy): ý đồ chiến lược do lãnh đạo quốc gia vạch ra.

W (Will): ý chí của toan dân đối với ý đồ chiến lược do lãnh đạo quốc gia

vạch ra.

Mỗi tham số sẽ được tính điểm và giá trị cao nhất của Pp mà một quốc gia có thé

đạt được là 1000 thì:

P,/1000 = (C/100 + E/200 + M/200) x (S+W)

Đến những năm 1990, khi mọi người nghĩ rằng quyền lực tổng hợp quốc gia của

Mỹ đang từ từ giảm dần, Joseph Nye kết hợp kinh nghiệm thực tế của chính mình,với tình hình quốc tế dé mồ xẻ và phân tích lại quyền lực tổng thé của Mỹ, lần đầuông đề xuất khái niệm sức mạnh mềm Joseph Nye có sáng tạo mới khi chia sứcmạnh tổng thê quốc gia thành sức mạnh mềm và sức mạnh cứng Ông chỉ ra rằngquyền lực của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các sức mạnh cứng gồm kinh

tế, quân sự v.v mà còn cả sức mạnh mềm Do đó, Mỹ không suy yếu như mọi ngườinghĩ Ké từ đó, Joseph Nye chỉ ra rang sức mạnh mềm trong bối cảnh tình hình

quốc tế có những thay đổi to lớn tương ứng với sức mạnh cứng có sức mạnh không

thé coi nhẹ Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sức mạnh mềm ngày càng đóng vaitrò quan trọng trong quyền lực, tăng khả năng ảnh hưởng của những quốc gia Năm

2004, Nye đã nhắn mạnh chi ra rang sức mạnh mềm “không chỉ là sức ảnh hưởng

và sức thuyết phục, mà còn là sức thu hút” [XIl£## (Lưu Giáng Hoa), 2007] Từ đó,Nye đã khái quát sức mạnh mềm là: sức ảnh hưởng, sức thuyết phục và sức hấpdẫn, bao gồm ba yếu tố văn hóa, hình thái ý thức và hệ thống quốc tế [#šä£Z#, Bd

4 (Cảnh Chí Vinh, Đào Huy), 2010].

Sau khi khái niệm sức mạnh mềm được đề ra, ngày càng nhiều học giả cũng đưa

ra quan điểm của riêng họ Học giả nỗi tiếng Michael Porter phân chia các yếu tố sảnxuất thành các “yếu tố sản xuất sơ cấp” và “yếu tố sản xuất cao cấp”, trong đó yếu tốsau là sức mạnh mềm lẫy sự sáng tạo là tính năng cót lõi Trong “Phương trình quyềnlực quốc gia” của mình, Klein đã lấy yếu tố đặc biệt của quyền lực quốc gia với các

chỉ số mềm là: “mục tiêu chiến lược” “ý chí nhân dân” nhân với các chỉ số cứng nhưkinh tế quân sự Trong phương trình của Klein, có thé suy luận rằng sức mạnh mềm

có thể đóng vai trò chủ đạo sức mạnh cứng Chủ tịch Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc

12

Trang 17

tế Jos Hua Kuritzitzke trên cơ sở khái niệm ban đầu do Joseph Nye đề xuất đã làm rõ

hơn nội ham và mở rộng của sức mạnh mềm, kết hợp trường hợp thực tế dé ra một sốmệnh dé cơ bản của sức mạnh mềm [lú: Ỳ tt (Trần Nghĩa Chính), 201 1]

Tuy nhiên, cho đến hiện nay, khi nói về lý thuyết sức mạnh mềm thì những lý

luận của Josheph Nye vẫn nhận được sự quan tâm và ứng dụng rộng rãi nhất Sự phát

triển lý thuyết sức mạnh mềm của Josheph Nye được chia làm 3 giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn manh nha (năm 1990 — năm 2000) Với sự xuấthiện của lý luận về suy yếu của Mỹ, Mỹ cần gấp một lý luận để duy trì vị thế siêu

cường của mình Trong thời ky này, Joseph Nye đã sử dụng khái niệm sức mạnh

mềm dé bác bỏ “lý luận về sự suy yếu của Mỹ” và bù đắp cho sự suy giảm trong

đánh giá của chủ nghĩa hiện thực về sức mạnh cứng

Năm 1990, trong tác phẩm nghiên cứu của minh Joseph Nye tiếp tục phân chiaquyền lực theo phương thức trực tiếp và gián tiếp, tin rằng cái trước đạt được mục

tiêu của mình thông qua sức mạnh cứng, và cái sau đạt được mục tiêu thông qua sự

đồng hóa, vì vậy cái sau cũng được gọi là sức mạnh mềm Ông còn thông qua trình

bày và phân tích về vai trò của chính trị quốc tế trong việc thiết lập các quy tắc, dẫn

dắt xu hướng những thay đổi của một quốc gia để chứng minh rằng sức mạnh mềm

cũng quan trọng không kém.

Sau năm 1996, Joseph Nye chia quyên lực thành “quyền lực hành vi” (bao gồmsức mạnh mềm và sức mạnh cứng) và “quyền lực tài nguyên” Trong số đó, sứcmạnh mềm “là khả năng thu hút thông qua sự quyến rũ của văn hóa và ý thức hệ, cảsức mạnh mềm và cứng đều có hiệu quả, nhưng trong thời đại thông tin, sức mạnhmềm đã tạo ra điểm nhấn, thu hút sự chú ý hơn trước” Nguồn gốc của sức mạnhmềm đến từ văn hóa, ý thức hệ, nó có khả năng đạt được các mục tiêu dự kiến thôngqua sự hấp dẫn hơn là sự ép buộc

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển (năm 2001 — năm 2006) Ở giai đoạn

này, Joseph Nye đi sâu nghiên cứu lý thuyết cơ bản về sức mạnh mềm Ông lần lượt

xuất bản các cuốn: “Nghịch lý của quyền lực Mỹ”, “Sự Nghi ngờ của chủ nghĩa báquyền Mỹ: Tại sao Mỹ không thé đứng một mình — The paradox of Americanpower Why the world’s only superpower can’t go it alone “Sức mạnh mềm:

13

Trang 18

phương tiện dé giành thắng lợi chính trị thế giới”, “Trò chơi vương quyền” đi sâuthảo luận các van đề liên quan sức mạnh mềm, từng bước làm rõ nguồn gốc sứcmạnh mềm, sắp xếp thành một khái niệm có tính hệ thống về sức mạnh mềm.

Trong công trình nghiên cứu “Sự Nghi ngờ của chủ nghĩa bá quyền Mỹ”, JosephNye (2002) đưa ra vai trò của các “giá trị quan” trong sức mạnh mềm trong đó đặcbiệt là trong giá trị quan chính trị Ông giải thích rang: các giá trị chính trị có thê được

thông qua văn hóa, chính sách trong nước và phương thức xử lý với các vấn đề quốc

tế dé thé hiện, và cũng có thé ảnh hưởng đến sở thích của các quốc gia khác

Trong cuốn “Sức mạnh mềm: phương tiện dé giành thang lợi chính trị thé giới”Joseph Nye so sánh một cách hình tượng sức mạnh cứng với củ cà rốt và cây gậy.Các nước thông qua hình thức dụ dỗ hoặc đe dọa để đạt được mục tiêu của riêngmình Trong đó, sức mạnh mềm là khả năng ảnh hưởng đến sở thích của người

khác Sau đó Nye (2006) trong “Tái suy ngẫm về sức mạnh mềm”, kết hợp sức

mạnh mềm với sự cám dỗ và đe doa là ba cách dé dat được “làm cho người khácđiều chỉnh hành vi của họ để thỏa mãn các yêu cầu mà nước khác muốn”[Jñj J# RE(Chu Hậu Hồ), 2012, tr.77-84]

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn chín mudi (năm 2006 — nay) Ở giai đoạn này,Joseph Nye tiến hành tích hợp sức mạnh mềm với sức mạnh cứng mà chủ nghĩa

hiện thực, mở rộng ứng dụng lý thuyết sức mạnh mềm trong hiện thực cuộc song,

biến nó thành cơ sở ly luận cho chính sách đối ngoại mới của chính quyền Obama

[ERE (Vương Phat Long), 2011].

Năm 2006, Nye dé xuất rằng, không nên chi sử dung sức mạnh cứng hay sứcmạnh mềm, kết hợp hiệu quả cả hai có thể trở thành một quyền lực thông minh.Ung dụng quyền lực thông minh có thé giúp Mỹ thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiệntại và lấy lại vị trí lãnh đạo toàn cầu Lý thuyết quyền lực thông minh nhanh chóng

được Mỹ vận dụng.

Năm 2008, Joseph Nye trong cuốn trong “Lãnh đạo linh hoạt” nghiên cứu sâubản chat của các van đề lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp và chỉ trích phươngthức lãnh đạo truyền thống Cho rằng lãnh đạo có sức ảnh hưởng phải dựa trên

quyên lực thông minh, xác định tỷ lệ của sức mạnh mêm với sức mạnh cứng.

14

Trang 19

1.1.2 Quan niệm của Trung Quốc về “Sức mạnh mềm”

Nhiều học giả Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu sâu về sức mạnh mềm vàđưa ra nhiều kết quả đáng chú ý

Thứ nhất, khái niệm và nội hàm của sức mạnh mềm Sự hiểu biết của các họcgiả Trung Quốc về lý luận nội hàm của sức mạnh mềm dựa trên lý luận căn bản củaJoseph Nye qua đó tiến hành giải nghĩa và mở rộng sức mạnh mềm Một số học giảkhác lý giải nội hàm sức mạnh mềm dưới nhiều góc độ khác nhau:

[#ÈMi% (Sở Thụ Long), 2003, tr.74] chỉ ra rang sức mạnh mềm là “khả năng đạt

được mục tiêu và kết quả mong muốn thông qua sự hấp dẫn trong các vấn đề quốc

tế, thay vì thông qua sự ép buộc”

[EY (Vương Hộ Ninh), 1993, tr.91-96+75] xem hệ thống chính trị, tinh than

dân tộc, văn hóa dân tộc, hệ thống kinh tế, lịch sử phát triển, khoa học và côngnghệ, tư tưởng và các yếu tô khác là những thuộc tính cau thành quyền lực quốc gia,thực tế quyền lực mở rộng qua những yếu tố này khiến cho sức mạnh mềm có thuộctính quan hệ quốc gia Tóm lại, quốc gia nào tranh thủ, khai thác được sức mạnhmềm thì quốc gia đó chiếm được vị trị thuận lợi trên trường quốc tế

[i8 (Hồ Kiện), 2006, tr.119] trực tiếp phân chia thành phần của sức mạnh

mềm quốc gia thành bốn phần: quyền lực chính trị, quyền lực ngoại giao, quyền lực

văn hóa và quyền lực xã hội

[XEZk# 7K? (Trịnh Vĩnh Niên, Trương Trì), 2007] căn cứ theo bối cảnh

chính trị quốc tế phân chia biểu hiện chính của sức mạnh mềm Trung Quốc thành

“mô hình Trung Quốc”, chủ nghĩa đa phương, ngoại giao kinh tế và chính sách đối

với láng giéng

[FJ##“# (Môn Hồng Hoa), 2007, tr.11-13] lại nhìn nhận sức mạnh mềm dưới

góc độ phân chia văn hóa, quan niệm, mô hình phát triển, hệ thống quốc tế và hìnhảnh quốc tế thành năm yếu tổ cốt lõi của sức mạnh mềm của Trung Quốc Coi vănhóa, quan niệm và mô hình phát triển là ba yếu tố lớn bên trong của sức mạnh mềm

và coi hình ảnh quốc tế là nhân tố bên ngoài tông hợp cấu thành sức mạnh mềm

Thứ hai, cách thức hình thành, phát triển và nâng cao sức mạnh mềm của TrungQuốc Với quyền lực quốc gia ngày càng tăng của Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu

15

Trang 20

tìm kiếm quyền phát ngôn trên trường quốc tế Ngày càng có nhiều học giả đặt

trọng tâm và hướng nghiên cứu vào cách thức phát triển, nâng cấp sức mạnh mềmcủa quốc gia

Trong các nghiên cứu này, nghiên cứu tình trạng sức mạnh mềm của TrungQuốc nặng về nghiên cứu trên một khía cạnh nhất định, một khu vực nhất định hoặc

một đường lối nhất định của sức mạnh mềm của Trung Quốc Ví dụ [2 FP (Bàng

Trung Anh), 2006, tr.63] chỉ ra rằng nâng cao sức mạnh mềm quốc gia phải dựa

trên cơ sở quản trị quốc gia tốt Nhắn mạnh sức mạnh mềm của các quốc gia dang

phát triển không thé chỉ dựa vào tăng trưởng kinh tế Trong quá trình xây dựng sứcmạnh mềm quốc gia coi sự phát triển xã hội là bảo đảm, giáo dục là nền tảng, hệ

thống khoa học xã hội là trung tâm

[W@W, I 8 (Hoàng Kim Huy, Dinh Trung Nghị), 2010, 188] thông qua phân tích tình hình quốc tế và thực tế Trung Quốc, nghiên cứu khái

tr.31-39+187-niệm, thành phần cấu thành và phát triển sức mạnh mềm của các học giả TrungQuốc, đề xuất Trung Quốc nên chú ý đến vai trò quan trọng của văn hóa, và gắn sức

mạnh mềm văn hóa và sức mạnh mềm khu vực, quy nạp vào sức mạnh mềm chung

của Trung Quốc, tiễn tới hợp lý thúc đây phối hợp phát triển sức mạnh mềm và sứcmạnh cứng Trung Quốc

Cũng có không ít nghiên cứu của các học giả về chiến lược phát huy tong thésức mạnh mềm của Trung Quốc Ví dụ, [ï[3# (Giang Lăng), 2012, tr.105-112]dưới góc độ lịch sử phân chia sức mạnh mềm của quốc gia thành các yếu tố văn

hóa, thể chế, giá trị quan và chính sách đối ngoại Và cũng phân tích khách quan

những lợi thế của việc xây dựng sức mạnh mềm của Trung Quốc từ các góc độ

quá khứ, hiện tại và tương lai Đồng thời, thông qua so sánh Trung Quốc — Mỹ chỉ

ra tính thụ động và tính phòng ngự trong quá trình xây dựng sức mạnh mềm của

Trung Quốc, thiếu tích cực chủ động, phụ thuộc mạnh mẽ vào chính phủ, những

yếu tố phi chính phủ không được tận dụng day đủ, thiếu kế hoạch phát triển dài

hạn, tính sáng tạo, văn hóa truyền thống tốt đẹp và văn hóa hiện đại không đủ kết

hợp và chuyển hóa Ngoài ra, văn hóa đại chúng (thương hiệu) của Trung Quốcthiếu thu hút và có ảnh hưởng hạn chế

16

Trang 21

Đánh giá, xếp hang và nghiên cứu sức nặng của sức mạnh mêm [#ÙŠf, FEE

(Trọng Tân, Hoàng Siêu), 2013] đã tiến hành phân tích so sánh tiêu chuẩn và cũngnhư phương pháp của 3 loại đánh giá sức mạnh mềm là thăm dò ý kiến người dânCcoGA-EAI, xếp hang sức mạnh mềm IfG-Monocle và báo cáo ngoại giao văn hóacủa ICD Ông còn mở rộng đánh giá thêm cả phạm vi ứng dụng và những thiếu sóttồn tại thực tế của ba phương pháp này

[Wes (Trần Văn), 2012, tr.95-119,158-159] sử dụng phương pháp phán đoán lay

mẫu và lay mau phan tang đã thực hiện một cuộc khảo sát các sinh viên nước ngoài từ

10 quốc gia Đông NamA tại 15 trường học ở khu vực Quảng Đông và Quảng Tây dé

đo lường đánh giá hình ảnh quốc gia của Trung Quốc trong những lưu học sinh này

[f2f# (Tào Vân Hoa), 2015, tr.73] dựa trên tổng hợp những tác dụng của

những yếu tố lịch sử, tôn giáo, truyền thống văn hóa và hiện trạng chính trị và kinh

tế,phân tích và so sánh các sức mạnh mềm của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản va An

Độ ở Đông Nam Á và kết luận rằng Mỹ có sức mạnh mềm tổng hợp mạnh nhất ở

Đông Nam Á, Nhật Bản kế tiếp, Trung Quốc thứ ba, Ấn Độ xếp thứ tư, hiện trạngsức mạnh mềm của Trung Quốc không tương xứng với vị trí một nước đang pháttriển thành thành một cường quốc thé giới

[Ee Be 1#7 (Vương Tuyết Đình, Hàn Hà, Mã Kiến Cường), 2015,

tr.131-135] đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng khách quan đo lường

trọng số và mức độ liên quan của ba nhân tố ảnh hưởng trong sức mạnh mềm quốcgia là sức hút quốc tế, sức huy động quốc tế và sức huy động trong nước, kết quảchứng minh chỉ có sức huy động quốc tế là có thể hiện ảnh hưởng tích cực đến sứcmạnh mềm quốc gia còn lại hai nhân tố sức hút quốc tế và sức huy động trong

nước ảnh hưởng không rõ ràng.

[XS (Trịnh Hiển Siêu), 2005, tr.89-93] đầu tiên sắp xếp điểm quan trọng cơ

bản của sức mạnh mềm, từ 2 chiều nội chính và ngoại giao luận chứng sự trỗi dậy

âm thầm của sức mạnh mềm quốc gia Trung Quốc, tiến tới đề ra tính quan trọng

của việc yêu câu tiép tục bôi dap sức mạnh mêm Trung Quôc.

[f1⁄!⁄# (Môn Hồng Hoa), 2007, tr.11-13]đã phân tích ý nghĩa chiến lược của

sức mạnh mêm quôc gia, sắp gọn ra các yêu tô côt lõi của sức mạnh mêm Trung

17

Trang 22

Quốc và lay thời gian là trục ngang và quốc gia là trục tung đánh giá các yếu tô cốt

lõi của sức mạnh mềm quốc gia, dựa vào đó tiến một bước đề ra khuyến nghị tăng

cường sức mạnh mềm của Trung Quốc

[f{\3 (Đường Đại Hưng), 2008, tr.4-6] lay “sức mạnh mềm văn hóa” làm

điểm đột phá, trình bày phương hướng mục tiêu, phương pháp tầm nhìn và thànhphần dé phat triển sức mạnh mềm văn hóa, và tiến tới luận chứng toàn diện chiếnlược phát triển sức mạnh mềm văn hóa khoa học, sức mạnh mềm văn hóa kinh tế,quyền lực văn hóa chính trị Để xây dựng thực tiễn toàn điện xã hội của sức mạnhmềm văn hóa Trung Quốc trong thế kỷ mới cung cấp mục tiêu, nguyên tắc thôngqua một hệ thống phản hồi — khích lệ và hệ thống hóa giúp hướng dẫn sự phát trién

1.2 Các loại sức mạnh mềm va quá trình phát triển

1.2.1 Các loại hình sức mạnh mềm và quá trình phát triển

[J Nye, 2006, access on 15/11/2019] cho hay sức mạnh mềm của quốc gia

thường xuất phát từ ba nguồn: những giá trị chính trị, giá trị văn hóa và chính sáchđối ngoại của quốc gia

Về giá trị chính trị nó chỉ một quốc gia chọn dùng phương thức mềm dẻo, thựchiện các giá trị chính trị tiềm ân dé bảo vệ lợi ích quốc gia, từ đó bảo vệ và có đượclợi ích quốc gia

Sức mạnh mềm chính trị là một phần quan trọng cấu thành sức mạnh mềm củaquốc gia Nó được tiếp thu trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống Từng bướccảm hoá người dân một cách âm thầm và vô hình, để người bị tác động tự giác hỗtrợ một quốc gia khác Cách thức dé tăng cường sức mạnh mềm chính trị có haikiểu: mô hình phát triển và hình ảnh quốc gia Tất cả đều là dựa trên sự hiểu biếtcủa các quốc gia khác khiến cho giá trị quan chính trị nước mình được quốc gia

khác thừa nhận một cách tự nguyện.

Về giá trị văn hóa: Văn hóa được coi là tài sản quý giá của một quốc gia Sứcmạnh mềm văn hóa vô hạn là nguồn lực quan trọng đối với nguồn sức mạnh mềmquốc gia Làm chuyền đổi tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa là một

cách quan trọng để tăng cường sức mạnh mềm quốc gia Trong số nhiều loại sức

mạnh mềm, quyền lực văn hóa có các hình thức thê hiện đa dạng nhất, khó đo lường

18

Trang 23

nhất về sự quyến rũ, phạm vi ảnh hưởng rộng nhất và phương thức truyền bá dễđược chấp nhận nhất Có hai đường lối chính để tăng cường sức mạnh mềm văn

hóa: thứ nhất, truyền bá văn hóa, chủ yếu bao gồm: tư tưởng văn hóa, truyền bá và

giao lưu âm nhạc điện ảnh và truyền hình Thứ hai, là trao đối văn hóa và triển khaicác hoạt động giao lưu văn hóa, bao gom: giao luu giao duc hoc thuat, biéu diénquy mô lớn, hoạt động văn nghệ, thi đấu và giao lưu thé thao, sáng tạo va giao lưu

nghệ thuật thư họa.

Về chính sách đối ngoại quốc gia hay còn gọi là ngoại giao thì từ thời xa xưa,

ảnh hưởng của quyền lực ngoại giao đối với sức mạnh mềm của quốc gia và sự trao

đổi và hợp tác quốc tế đều dé thấy Quyền lực ngoại giao của một quốc gia càngmạnh mẽ, càng có thé nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ trong cộng đồng quốc tế Tráilại, sức mạnh mềm ngoại giao của một quốc gia có xu hướng yếu đi thì càng khónhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế

Do đó, sức mạnh mềm ngoại giao là một phần quan trọng của sức mạnh mềm.Các cách thức dé tăng cường quyền lực ngoại giao bao gồm 3 loại hỗ trợ nhân đạo,tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế và xây dựng trật tự mới

Ngày nay do ngoại giao hòa bình ngày càng trở thành một cách để duy trì hòa

bình và hợp tác quốc tế Sức mạnh mềm ngoại giao đã từng bước trở thành mộtthước đo quan trọng dé khảo sát quyền lực tổng hợp của một quốc gia Việc đưa sức

mạnh mềm ngoại giao vào tông thé chính sách quốc gia đã trở thành yêu cau thực tế

để duy trì vi thế quốc tế và hiện thực hóa lợi ích quốc gia [2/446 (La Kiến Hoa),

2017, ngày truy cập 26/11/2019] Nhiều quốc gia đã chọn dùng ba đường lối trên dé

tăng cường sức mạnh mềm ngoại giao của quốc gia và nâng cao vị thế của mình

trong cộng đồng quốc tế [ #ƒ 24 (Tào Vân Hoa), 2015, tr.73]

Như vậy, 3 phương diện này sẽ là công cụ hữu hiệu trong quan hệ quốc tế giúp

các quốc gia gia tăng tính cạnh tranh về sức mạnh mềm Phát triển được sức mạnh

mềm thì có thé mở rộng tầm anh hưởng, nâng cao vị thế quốc gia, đạt được sự ủng

hộ, hợp tác của các cộng đồng, quốc gia, quốc tế Quá trình phát triển sức mạnh

mêm của các quôc gia hiện nay được biêu hiện qua mây vân đê:

19

Trang 24

Thứ nhất, cạnh tranh sức mạnh mềm giữa các quốc gia là cuộc cạnh tranh ngầm

song không kém phan quyết liệt và liên tục, bởi các nước trên thế giới đều xác định

phát huy sức mạnh mềm là chiến lược phát triển quốc gia

Theo các đánh giá chung, sự tăng — giảm thứ hạng về xếp loại sức mạnh mềmcủa các quốc gia có sự thay đổi hằng năm Điều này phụ thuộc vào nỗ lực của cácnước trong việc lan tỏa các giá trị, hình ảnh đến với cộng đồng quốc tế [TrầnNguyên Khang, 2016, tr.190-211], đồng thời xuất phát từ khả năng của mỗi quốcgia gây ảnh hưởng ra bên ngoài Như dòng chảy không ngừng nghỉ, sức mạnh mềm

có sức thâm thấu lâu dài, tác động của nó đối với các mối quan hệ quốc tế vì thécũng không phải có tác dụng ngay, trực tiếp Là yếu tố vô hình nên trong cuộc cạnhtranh sức mạnh mềm, phân định ranh giới được — thua cũng chỉ mang tính tương đối,biên độ dao động giữa các nước theo bảng xếp hạng sức mạnh mềm cũng rất nhỏ.Chang hạn như, theo một nghiên cứu năm 2018, nước Anh dan đầu thế giới về sức

mạnh mềm, theo sát nút là Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản Nước Pháp từ vị trí đầu tiên

trong bảng xếp hạng năm 2017, đã nhường vị trí hàng đầu cho Anh năm 2018

[Senem B Cevik, 2018, access on 25/12/2019].

Từ thực tế đó cũng cho thấy, sức mạnh mềm không phải là một giá trị bất biến,

mà biến đồi theo từng bối cảnh, hoàn cảnh cụ thé Sau Chiến tranh lạnh, những giá

trị Mỹ (như dân chủ, tự do, văn hóa, giáo dục ) của siêu cường duy nhất thế giới

này đường như trở nên có sức hấp dẫn đặc biệt trên toàn cầu Không thể phủ nhậnnhững ảnh hưởng lan tỏa của sức mạnh mềm Mỹ đối với các nước, song theo thờigian, không phải lúc nào những giá trị Mỹ cũng được đón nhận nồng nhiệt Thựctiễn triển khai chính sách đối ngoại vừa qua của Mỹ đối với các nước, cũng như

trong xử lý các vấn đề toàn cầu cũng cho thấy những hạn chế, tạo ra khoảng trống,

sự suy giảm sức mạnh mềm tương đối của Mỹ đã được các đối thủ khác như Nga,

Trung Quốc cô gắng khai thác [Senem B Cevik, 2018, access on 25/12/2019]

Thu hai, trong cuộc cạnh tranh về sức mạnh mềm, không chỉ có sự hiện diện củacác nước lớn với nguồn tài nguyên sức mạnh mềm đồi dào, mà còn có sự tham giacủa các nước nhỏ khác với bản sắc riêng, cách thức triển khai đa dạng, phong phú,

tùy theo điêu kiện, kha năng, cơ chê của mình, tạo nên cuộc cạnh tranh da sac màu.

20

Trang 25

Mỹ được coi là một trong những quốc gia có nguồn lực sức mạnh mềm lớn nhất

trên thế giới Bằng nhiều hình thức khác nhau, Mỹ tích cực phô biến các giá trị về

tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa Mỹ ra toàn thế giới góp phan củng có, duy trì vịthế siêu cường trên toàn cầu Hiện nay, trong bối cảnh sức mạnh mềm Mỹ bị suygiảm, Mỹ tăng cường triển khai chiến lược sức mạnh mềm, coi trọng biện phápngoại giao nhằm khăng định và gia tăng tầm ảnh hưởng của mình

Trung Quốc thực tế từ lâu đã có chiến lược phát triển sức mạnh mềm trên bình

diện toàn cầu Tuy nhiên, chiến lược gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc thực sựđược tập trung đây mạnh ké từ sau Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc Với mụctiêu cao nhất là hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”, với mong muốn truyền bá rathế giới hình ảnh một nước lớn có trách nhiệm đối với các công việc quốc tế, pháttriển hài hòa, đang troi dậy hòa bình Dé hiện thực hóa giấc mơ thế ky này, Trung

Quốc tập trung xây dựng các sáng kiến chiến lược, như “Vành đai, Con đường”, thực

thi hàng loạt chương trình nhằm cải cách kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và đây

mạnh cải thiện sức mạnh mềm văn hóa Bên cạnh các sáng kiến về kinh tế, TrungQuốc nỗ lực thông qua các cơ chế, diễn đàn an ninh nhằm triển khai chiến lược sứcmạnh mềm, vừa nhằm thu hút, tập hợp lực lượng thông qua sự tham gia đông đảo củacác quốc gia, vừa mở đường cho Trung Quốc hội nhập khu vực và thế giới, qua đóquảng bá hình ảnh, gia tăng vị thế của mình trong khu vực và vươn ra toàn cầu

Thứ ba, cạnh tranh sức mạnh giữa các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào khảnăng tập hợp lực lượng, đồng minh Sức mạnh mềm nâng cao khả năng thu hút,

thuyết phục, dẫn dat, lôi kéo, tập hợp lực lượng hay đồng minh Sự liên kết, tập hợp

này biến hóa, xoay vần theo thời thế Mặc dù hiện nay, sức mạnh mềm của Mỹ cógiảm sút tương đối song nước này vẫn có khả năng lôi kéo và có ảnh hưởng lớn sovới các trung tâm quyền lực khác, bởi sức nặng ảnh hưởng về kinh tế, thương mại,

khoa học — kỹ thuật của Mỹ vẫn lớn; có vai trò và tiếng nói quan trọng trong việcduy tri các thé chế quốc tế và giải quyết các van dé của thế giới Hơn nữa, tâm lý

“tranh thủ” và dựa vào Mỹ vẫn tồn tại ở một số quốc gia, nhằm đối trọng với sự giatăng ảnh hưởng của các nước lớn khác Đây là cơ sở để Mỹ xây dựng, tập hợp lực

lượng, tranh thủ sự hợp tác của các nước nhăm tăng cường thê và lực của mình.

21

Trang 26

Thứ tư, trong cạnh tranh về sức mạnh mềm giữa các quốc gia, sức mạnh mềmvăn hóa là nhân tố cơ bản, góp phần quyết định cuộc cạnh tranh này Những giá trịvăn hóa được đánh giá cao hon bat kỳ yếu tố nào khác trong nhiều van đề được đưa

ra dé bỏ phiếu trong Đại hội đồng Liên hợp quốc — bao gồm cả sức mạnh cứng củasức mạnh kinh tế quốc gia được đo bằng GDP [J.P Singh, 2017, access on 12/2019].1.2.2 Quan niệm của Trung Quốc về loại hình và quá trình phát triển sức mạnh mém

Thông qua đánh giá hiện trạng nghiên cứu của sức mạnh mềm, chúng ta có théthay rang các học giả khác nhau, trường phái khác nhau có cách hiểu và trình độtiếp thu có sự khác biệt về sức mạnh mềm Wu Xiaohui - Ngô Hiểu Huy va QianCheng - Tiền Trình (2005) đã dich ba nguồn sức mạnh mềm của Joseph Nye đượcchỉ ra trong “Sức mạnh mềm: phương tiện để giành thắng lợi chính trị thế giới” là:nên văn hóa hấp dẫn quốc gia khác, giá trị quan chính trị được cả trong nước vàquốc tế tuân theo, các giá trị chính trị, chính sách ngoại giao được coi là hợp pháp

và có uy tin đạo đức [AZ K-38 (Joshep Nye), 2006]

Phân tích này dựa trên phương pháp phân loại thường được sử dụng ở Trung

Quốc dé phân chia sức mạnh mềm thành ba loại hình lớn là: sức mạnh mềm chínhtri, sức mạnh mềm văn hóa và sức mạnh mềm ngoai giao

+ Sức mạnh mêm chính trị của Trung Quốc

Giới lãnh đạo Trung Quốc trong các văn kiện chính trị của Đảng cũng như trongcác văn kiện chính sách của Nhà nước đều cố gang thực hiện cải cách chính trị, théhiện nỗ lực xây dựng “mô hình Bắc Kinh”, “mô hình” một nhà nước Trung Quốcdân chủ trong chính trị và minh bạch trong quản trị nhà nước, bảo vệ nhân quyềncho người dân của mình được thể hiện qua Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ17,18,19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc Báo cáo chính trị của Đại hội XVII ĐảngCộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ “Kiên trì con đường phát trién chính trị chủ nghĩa

xã hội đặc sắc Trung Quốc, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo sự thống nhất

hữu cơ nhân dân làm chủ, dùng luật trị nước, kiên trì và hoàn thiện chế độ đại hộiđại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản, chế độ tự trị dân tộc và chế độ tự quản nhân dân cơ sở

[http://www.chinadaily.com.cn, ngày truy cập 25/10/2019] Đại hội XVIII đã làm rỡ

22

Trang 27

hơn những ý đã nêu của văn kiện Đại hội 17 “Con đường CNXH đặc sắc Trung

Quốc chính là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xuất phát từ tình

hình cơ bản trong nước, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc

cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, xâydựng kinh tế thị trường XHCN, chính trị dân chủ XHCN, văn hóa tiên tiến XHCN,

xã hội hài hòa XHCN, văn minh sinh thái XHCN, thúc đây sự phát triển toàn diệncủa con người, từng bước thực hiện toàn thể nhân dân cùng giàu có, xây dựng đấtnước hiện đại hóa XHCN giàu mạnh, văn minh, hai hòa Hệ thống lý luận XHCNđặc sắc Trung Quốc chính là bao gồm lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng

“ba đại diện”, quan điểm phát triển khoa học, là sự kiên trì và phát triển chủ nghĩaMac — Lénin, tư tuéng Mao Trạch Đông ” và chỉ rõ “Con đường XHCN đặc sắcTrung Quốc là con đường hiện thực, hệ thống lý luận về CNXH đặc sắc TrungQuốc là kim chỉ nam hành động, chế độ XHCN đặc sắc Trung Quốc là đảm bảo cơ

bản, ba cái đó thống nhất trong thực tiễn vĩ đại CNXH đặc sắc Trung Quốc, là đặc

sắc mới mẻ nhất hình thành trong thực tiễn lâu dài Đảng lãnh đạo nhân dân xây

dựng CNXH” [http://www.gov.cn, ngày truy cập 17/11/2019].

Đến Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, “mô hình Bắc Kinh” đã xác định

Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới nhưng vẫn lấy nhân

dân làm trung tâm, minh bạch trong quản trị nhà nước “Tư tưởng Chủ nghĩa xã hội

đặc sắc Trung Quốc thời đại mới xác định rõ việc kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã

hội đặc sắc Trung Quốc có nhiệm vụ tổng thé là thực hiện hiện đại hóa Chủ nghĩa

xã hội và sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, trên nền tảng hoàn thành xâydựng toàn diện xã hội khá giả, chia làm hai bước đi để đến giữa thế kỷ này hoànthành xây dựng cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn

minh, hai hòa, tươi dep ” [https://vov.vn, ngày truy cập 26/10/2019].

Mặc dù thực hiện dân chủ cơ sở đã được Trung Quốc chú trọng từ lâu nhưng Đại

hội 17,18,19 là ba Đại hội chính thức đưa thực hiện dân chủ cơ sở, minh bạch trong

quyết sách, bảo vệ lợi ích hợp pháp của quần chúng nhân dân vào hệ thống dânchuchinh thức cùng với chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng vàhiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ tự trị dân tộc

23

Trang 28

Ngoài ra, cải cách chính trị cũng là cách để khôi phục lòng tin của người dânTrung Quốc vào chính quyền và cán bộ nhà nước Việc thiếu vắng môi trường chính

trị cạnh tranh và tự do báo chí tại Trung Quốc khiến cho nạn tham những chưa có

cơ chế kiểm soát hữu hiệu Mặc dù Trung Quốc đã có trên 1200 văn bản pháp luật

về chống tham nhũng, nhưng thực thi lại kém hiệu quả Điều này khiến cho thamnhững trở thành một vấn đề lợi nhiều mà rủi ro thấp [Minxi Pei, 2007, access on

10/2019] Trước những van nan này, bang việc thúc day cải cách thé chế chính tri,

Trung Quốc đã từng bước ngăn chặn đà suy thoái nội bộ Dang — Nhà nước, đồngthời bồi đắp lòng tin của người dân vào hệ thống Dang — Chính quyền Với việcthực hiện cải cách thé chế chính trị là một thành tố mới trong quá trình xây dựng vàtriển khai sức mạnh mềm nhăm đảm bảo tính thuyết phục của Trung Quốc trêntrường quốc tế và việc thực hiện cải cách thể chế chính trị đã chứng minh với người

dân Trung Quốc về tính ưu việt của nền chính trị của nước này trước sự xâm lấn của

các giá trị dân chủ phương Tây.

+ Sức mạnh mêm văn hóa của Trung Quốc

Nếu như giới học thuật không đạt được sự nhất trí về nội hàm cơ bản của sứcmạnh mềm, thì sẽ dẫn đến khác biệt trong lựa chọn con đường xây dựng sức mạnhmềm Sự lý giải khác nhau đối với nội hàm cơ bản về sức mạnh mềm của hai phái

học giả đã quyết định sự lựa chọn con đường nâng cao sức mạnh mềm khác nhau

Phái thứ nhất đi theo con đường văn hoá, nghiêng về đầu tư vào văn hoá, coi xâydựng hệ thống quan niệm giá trị văn hoá hạt nhân, nâng cao sức hấp dẫn của vănhoá là phương hướng chính dé nâng cao sức mạnh mềm của Trung Quốc Phái saulại đi theo con đường chính trị, nghiêng về chính trị, coi điều chỉnh chiến lược vàchính sách đối ngoại, phát triển quan hệ hữu nghị chiến lược với nhiều quốc gia là

sách lược chủ yếu nham tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc Sự khác biệt

liên quan đến tính chất sức mạnh mềm của hai phái này vượt xa sự khác biệt vềtrình độ của sức mạnh mềm, sẽ dẫn đến hậu quả nhất định trong thực tiễn ngoai giao

Dễ dang tưởng tượng, nếu như trên co sở lý giải lệch lạc về nội hàm cơ ban sứcmạnh mềm để dẫn đến thiên lệch trong lựa chọn con đường nâng cao sức mạnhmềm, như vậy sẽ không thé có trợ giúp lý luận khoa học và tham khảo quyết sách

24

Trang 29

hợp lý cho việc đưa ra chiến lược nâng cao sức mạnh mềm của nước ta, từ đó làm

mắt đi tính hiệu quả của kiến nghị chính sách.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, ý nghĩa của sức mạnh tài nguyên quốc gia (bao

gồm sức mạnh mềm) mang tính quan hệ quốc tế, giá trị của nó thể hiện thông quaquan hệ quyền lực bat bình đăng trong sự tác động lẫn nhau giữa các nước, có nghĩa

là, giá trị của sức mạnh tài nguyên không phải ở chỗ bản thân quốc gia đó có, mà ở

tác dụng đối ngoại Có thé thấy, đánh giá thực lực của một nước không phải chi

nhìn vào số lượng tài nguyên, mà còn phải nhìn vào chất lượng của nó, xem xétphạm vi và mức độ ảnh hưởng của nó đối với các nước khác

Đương nhiên, tài nguyên hoặc bản thân chiếm hữu tài nguyên tuy không tươngđương với năng lực hành vi, nhưng tài nguyên hoặc chiếm hữu tài nguyên là cơ sởcủa năng lực hành vi, quyết định năng lực hành vi Theo lý giải của chủ nghĩa hiện

thực, quyền lực bắt nguồn từ sức mạnh (thực lực), trên cơ sở sức mạnh; sức mạnh là

nguồn gốc, cơ sở và chỗ dựa của quyền lực Vì vậy, sức mạnh quốc gia quyết địnhquyền lực của quốc gia, sức mạnh của một nước càng lớn, quyền lực của nó đối vớinước khác hoặc trong xã hội quốc tế càng lớn Cũng như vậy, sức mạnh mềm củamột nước càng mạnh, thì ảnh hưởng sức mạnh mềm đối ngoại của nó càng lớn

Văn hoá của một nước chỉ có thé trở thành một loại sức mạnh mềm khi nó đượctruyền bá rộng rãi và công nhận phổ biến trong xã hội quốc tế Vì vậy, truyền bá làmau chốt dé thực hiện chuyên hoá từ sức mạnh (mềm) thành quyền lực (mềm) tứcsức mạnh mềm văn hoá Thông qua truyền bá văn hoá mới có sức ảnh hưởng, mớiđược thừa nhận Quá trình được các nước công nhận và tiến đến đồng hoá là biểu

trưng duy nhất của quyền lực hoá sức mạnh mềm văn hoá Đối với một nước, quá

trình quyền lực hoá sức mạnh mềm văn hoá chính là quá trình truyền bá đối ngoại

của văn hoá.

Là nước đang phát triển lớn nhất, Trung Quốc đang “hội nhập mang tính sáng

tạo” (hay nói cách khác “hội nhập mang tính lựa chọn”) vào xã hội quốc tế Cùng

với việc tham gia, học tập và tiếp nhận các chế độ quốc tế, Trung Quốc có chiếnlược cung cấp các “sản pham công cộng” (public goods), nhằm thể hiện đầy đủ hình

tượng cua một nước lớn có trách nhiệm (accountable) Trên cơ sở là một quôc gia

25

Trang 30

có truyền thống văn hoá lâu đời và rực rỡ, những sản phâm công cộng chúng ta có

thê đem đến cho thế giới không phải là tài nguyên vật chất, mà là tài nguyên văn

hoá (bao gồm văn hoá mang tính quan niệm và văn hoá mang tính chế độ) Đương

nhiên, văn hoá truyền bá đối ngoại của Trung Quốc có đặc tính dân tộc, lại vừa cótính thích ứng phổ biến với thé giới, hon thế, loại văn hoá này phải là “loại hình hữu

nghị”, “loại hình hợp tác”.

Vì vậy, để thu hút, mở rộng sức mạnh mềm, Trung Quốc phải tính tới tăng

cường xây dựng hệ thống giá trị văn hoá lấy “hoa” làm hạt nhân, cân nhắc nhu cauđối với sức mạnh mềm Trung Quốc và yêu cầu trong việc vận dụng sức mạnh mềmđối với Trung Quốc của thế giới, phát huy hết mức nguồn nhân lực và thông tintruyền bá đại chúng dé đưa quan niệm lý luận “thế giới hài hoà” đến các nơi trên thégiới, khiến nó trở thành quan niệm văn hoá được xã hội quốc tế chấp nhận phổ biến

Tuy nhiên để đạt được điều này Trung Quốc sẽ phải triển khai nhiều biện pháp

Hiện nay, Trung Quốc nên đặt mục tiêu chiến lược truyền bá đối ngoại văn hoá ở

các nước đang phát triển, thông qua các kênh, truyền bá đến các nước này mô hìnhphát triển kinh tế Trung Quốc-“Nhận thức chung Bắc Kinh” (Beijing Consensus), từ

đó ảnh hưởng một cách hiệu quả đến sự lựa chọn mô hình phát triển của nhữngquốc gia này và cùng nhau xây dựng một thé giới hài hoà

+ Sức mạnh mém ngoại giao Trung Quốc

Bên cạnh những nỗ lực xây dựng các giá trị chính trị trong nước, Trung Quốc

đang cố gắng truyền tải những hình ảnh tích cực của mình ra thế giới bên ngoài Đó

là hình ảnh một nước Trung Quốc yêu hòa bình, trỗi dậy hòa bình, phản đối báquyền, một nước đang phát triển, một đối tác quốc tế và một cường quốc

Dé xây dựng chiến lược quảng bá hình tượng Trung Quốc hòa bình và trỗi dậy hòabình, ông Trịnh Tắt Kiên đã đưa ra ý tưởng về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc

(TtE]#Ii2liÊ8) tại Diễn đàn châu A Bác Ngao năm 2003 nhằm giải thích và tran

an những lo ngại của phương Tây và các nước trong khu vực về một Trung Quốcđang trỗi dậy Tuy nhiên vẫn nhiều nước vẫn lo ngại về “sự trỗi dậy” của Trung

Quốc sẽ đe dọa đến trật tự quốc tế đã được xác lập Do vậy năm 2004 các nhà lãnh

đạo Trung Quôc đã có sự điêu chỉnh trong việc thúc đây khái niệm này và tại diễn

26

Trang 31

đàn Bác Ngao năm 2004, ông Hồ Cam Dao đã dùng cụm từ “phát triển hòa bình (411

YEE) thay cho cụm từ “trỗi dậy hòa bình” Năm 2005, Trung Quốc đã đưa ra

Sách Trắng về con đường phát triển hòa bình va khang định rõ Trung Quốc trỗi dậy

hòa bình là tất yếu, thông qua con đường phát triển hòa bình, Trung Quốc đang nỗ

lực xây dựng một nước hiện đại, giàu mạnh và không ngừng có những đóng góp

cho sự tiến bộ chung của nhân loại Tuy nhiên, trong những năm đầu của thé kỷXXI, Trung Quốc lại có nhiều hành động được cho là hành xử “nước lớn”, khôngđếm xia đến lợi ích của các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là các nước ASEANtrong một số vấn đề anh ninh khu vực cũng như trách nhiệm trong một số vấn đề

toàn cầu Trước những lo ngại này, một lần nữa, ngày 6/9/2011, Trung Quốc lại tiếp

tục đưa ra Sách Trắng phát triển hòa bình nhằm trấn an dư luận và tuyên bố với thếgiới rằng phát triển hòa bình là sự lựa chọn chiến lược của nước này trong phát triểnđất nước Trung Quốc hiện đang nỗ lực xóa bỏ hiểu lầm và cái nhìn thiếu thiện chícủa dư luận quốc tế về sức mạnh chính trị, quân sự, văn hóa thông qua một chiếnlược quảng bá hình ảnh quốc gia khá quy mô trong thời đại của Tập Cận Bình

Tại đại hội 18, khi ông Tập Cận Bình nắm quyền điều hành đất nước Trung

Quốc, trong hội nghị công tác ngoại giao láng giềng tháng 10/2013, Tập Cận Bình

đã đưa ra quan điểm “Than, Thành, Huệ, Dung” và được trình bày trong Chương 13cuốn sách “Tập Cận Bình đàm trị quốc lý chính” Quan điểm Thân, Thành, Huệ

Dung có hàm ý như sau:

Thân là kiên trì láng giéng hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau, bình dang, có mối quan

hệ tình cảm, tiếp xúc thường xuyên, có cách làm thu phục lòng người, khiến chocác nước xung quanh cảm nhận được mối quan hệ hữu nghị, thân thiện, để qua đótừng bước chấp nhận, ủng hộ giúp Trung Quốc, gia tăng tầm ảnh hưởng và khả

năng lôi kéo.

Thành là thành ý trong đối xử với các nước xung quanh, tranh thủ giao lưu vàkết bạn được nhiều hơn, không phân biệt nước lớn, nước nhỏ, nước mạnh, nướcyếu, nước giàu, nước nghèo, tat cả đều bình đăng, phát triển quan hệ với các nướcxung quanh dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tiếp tục dùng sự chân thành

của mình đê có được sự tôn trọng, tín nhiệm và ủng hộ của các nước.

27

Trang 32

Huệ là hợp tác phát triển cùng các nước xung quanh trên nguyên tắc cùng có lợi,

thiết lập mạng lưới cùng chung lợi ích chặt chẽ, đưa sự dung hợp lợi ích các bên lêntầm cao mới, làm cho sự phát triển của Trung Quốc đem đến lợi ích tốt hơn đối vớixung quanh, đồng thời cũng đem lại lợi ích từ đó cho Trung Quốc

Dung là dung nạp, Trung Quốc coi châu A — Thái Bình Duong đủ không giancho các nước cùng nhau phát triển, Trung Quốc sẽ mở rộng vòng tay và có thái độtích cực hon dé thúc đây hợp tác khu vực, chủ động tích cực đáp ứng những kỳ

vọng của các nước, cùng đón thời cơ, cùng đối phó thách thức, cùng tạo dựng

phén vinh

Quan điểm này đã được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khang định là phươngchâm dé xây dựng một cộng đồng cùng chung vận mệnh với các nước xung quanh.Trung Quốc hy vọng quan điểm nay sẽ trở thành tiêu chí và chuẩn mực ứng xử

chung của các quốc gia trong khu vực

Từ sau đại hội 19 của Dang Cộng sản Trung Quốc đến nay, Trung Quốc trỗi dậymạnh mẽ với tiềm lực ngày càng gia tăng, triển khai đồng loạt nhiều sáng kiến chủ

trương đối ngoại quan trọng để tạo lực hỗ trợ cho triển khai phát triển sức mạnh

mềm tại khu vực Nồi bật nhất là sáng kiến “Vanh dai, Con đường” (BRI), Cộngđồng chung vận mệnh nhân loại, quan hệ quốc tế kiéu mới Trước đó, Trung Quốc

đã đề ra nhiều chủ trương và sáng kiến, như khái niệm “an ninh mới ở châu Á”(tháng 5-2014) với bốn nguyên tắc (an ninh chung, an ninh toàn diện, an ninh hợptác, an ninh bền vững) theo chủ trương “công việc của châu Á phải do người châu Á

giải quyết; và an ninh của châu Á phải do người châu Á bảo vệ” Ngoài ra, TrungQuốc cũng đề xuất gói Sáng kiến “Khuôn khổ hợp tác 2+7 Trung Quốc —ASEAN” (tháng 10-2013) bao gồm 2 định hướng và 7 dé nghị cụ thé [Justyna

SZczudlik-Tatar, 2013, p.3-4].

1.3 Vai trò của Sức mạnh mềm

Sức mạnh mềm có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và lớn mạnh của một

quốc gia Trong đó chức năng quan trọng nhất sức mạnh mềm là chức năng dẫn dat,

chức năng gắn kết chức năng tuyên truyền và chức năng giao lưu

28

Trang 33

Đông Nam Á tham khảo kinh nghiệm.

Sức mạnh mềm là xây dựng niềm tin của nhân dân vào ý thức hệ, chấp nhận vàduy trì các thê chế và trật tự quốc gia, cung cấp những lý tưởng cao cả và mục tiêu

mơ ước cho xã hội dé thay đổi và phát triển, và dẫn dắt nhân dân cả nước làm việcđua tranh tiến lên, cùng nhau qua thời gian vàng son

Nó tạo khả năng quy tụ, tập hợp lực lượng, sự đoàn kết, thống nhất, đồng lòng,

tạo nên chí khí dân tộc bởi bản thân sức mạnh mềm có giá tri tự thân, sức mạnh nộitại, sức cảm hóa Những giá trị cốt lõi mà nền văn hóa của một quốc gia xây dựng

và thê hiện thường có sức gắn kết, sức hap dẫn mạnh mẽ, trở thành “mảnh đất” tinh

thần nuôi dưỡng những giá trị nhân văn, cao đẹp Sức mạnh nội tai đó sẽ tạo ra sứchap dẫn, quyến rũ của sức mạnh mềm Sức mạnh tinh than là nền tảng, chất xúc tác,tạo nên sự có kết dân tộc và nội lực quốc gia mạnh mẽ

1.3.2 Vai trò gắn kết

Chức năng gắn kết của sức mạnh mềm giúp quốc gia dân tộc xây dựng một ý

thức hệ được người dân chấp nhận Khi văn hóa và giá trị quan của một quốc gia

được người dân nước này công nhận, mang lại cho người dân cảm giác tin tưởng

quốc gia, tạo ra sức gắn kết của sức mạnh mềm

Vai trò gắn kết là một trong những thành tố của sức mạnh mềm cấu thành sức

mạnh tổng hợp quốc gia Trong văn kiện Đại hội XVII của Đảng Cộng sản Trung

Quốc lần đầu tiên khăng định, sức mạnh mém,cu thé là sức mạnh mềm văn hóa là

bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tông hợp quốc gia, cũng như sức cạnh

tranh quốc tế của đất nước[http://www.gov.cn/, ngày truy cập 15/01/2020]

29

Trang 34

1.3.3 Vai trò tuyên truyền

Sức mạnh mềm quốc gia được thé hiện như một năng lực tuyên truyền Đó là sự

tuyên truyền tốt nhất của một quốc gia Nó giống như một quyền sách ở khắp mọi

nơi truyền tải giá trị cốt lõi giá trị quan, chế độ chính trị, hiện trạng phát triển kinh

tế và bộ mặt xã hội của một quốc gia

Khả năng tuyên truyền của sức mạnh mềm không chỉ cho phép các quốc giakhác trên thế giới tăng cường nhận thức về quốc gia mà còn nâng cao hiệu quả

thương hiệu của quốc gia trong cộng đồng quốc tế và nâng cao vị thế quốc tế Trong

quá trình giao lưu của Trung Quốc với các nước Đông Nam A, sức mạnh mềm đãthể hiện sự phát triển và thay đổi của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam A,tuyên dương các quan niệm chính trị và các chủ trương ngoại giao của Trung Quốc,

và làm sâu sắc hơn nhận thức chính xác về Trung Quốc của các nước Đông Nam Á

Nó chính là thứ góp phần nâng cao sức cạnh tranh quốc gia Trong bối cảnh tácđộng mạnh mẽ của cách mạng thông tin hiện nay, cuộc “đọ sức” về sức mạnh thôngtin, truyền thông (sức mạnh mềm) sẽ góp phần không nhỏ làm thay đổi tương quan

giữa các nước trên thế giới Các phương tiện thông tin đại chúng quốc gia và xuyên

quốc gia, mạng thông tin toàn cầu, trong đó đáng chú ý là truyền hình, điện ảnh tácđộng mạnh mẽ đến tâm lý, thế giới quan, quan điểm chính trị của mọi người dântrên khắp thé gidi.[https://www.tapchicongsan.org.vn/, ngày truy cập 02/05/2020]

1.3.4 Vai trò giao lưu

Sức mạnh mềm khác với sức mạnh cứng Nó có thể giao lưu, kết nối với cácquốc gia khác một cách mềm dẻo Nó đã loại bỏ các rào cản, giải quyết những hiểulầm và ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của các quốc gia khác Khi xử lý các van

đề phức tạp và gây tranh cãi, chức năng giao lưu sức mạnh mém có thé tránh sự va

chạm của sức mạnh cứng và đây mạnh giải pháp hòa bình

Vai trò giao lưu của sức mạnh mềm có thể khiến hai bên từ bỏ các giá trị quanniệm quốc gia trong quá trình giao tiếp, học hỏi và thừa nhận một số các quan niệmmới phù hợp hơn với thời đại mới, và không ngừng xúc tiến bản thân tiến cùng thờiđại và thúc đây thiết lập trật tự quốc tế mới

30

Trang 35

Vai trò giao lưu của sức mạnh mềm góp phan tao lập vị thé và ảnh hưởng của

quốc gia trên thế giới Có thể thấy, thước đo sức mạnh của một đất nước không chỉ

là năng lực quốc gia mà còn là tầm ảnh hưởng Vai trò và tầm ảnh hưởng của quốcgia đối với sự phát triển chung của khu vực và thế giới như thé nào; quốc gia đó cókhả năng thu hút, hấp dẫn, tạo hiệu ứng lan tỏa, được sự thừa nhận, chiếm được cảmtình, thu phục “nhân tâm” bên ngoài biên giới quốc gia hay không; khả năng đóng

góp về chính sách, năng lực xây dựng cơ chế và quy tắc góp phần đưa ra những giá

trị, chuẩn mực quốc tế như thế nào phụ thuộc không nhỏ vào vai trò của sức mạnhmềm.[https:/www.tapchicongsan.org.vn/, ngày truy cập 02/05/2020]

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, với lý thuyết về “sức mạnh mềm” mà Joshep Nye đưa ra ta có thê thấy

rằng các nước trên thế giới sử dụng rất linh hoạt công cụ này với 4 vai trò của nó

nhằm gia tăng sức mạnh quốc gia, nhất là các nước có tiếng nói mạnh mẽ trong khu

vực và toàn cau, đặc biệt là Trung Quốc Trung Quốc ké từ khi áp dụng sức mạnh

mềm như một công cụ nhằm đảm bảo an ninh và vị thế của mình trên trường quốctếm họ đã sử dụng rất nhuần nhuyễn “sức mạnh mềm” của mình trên ba mặt trận làchính trị, văn hóa và ngoại giao Từ khi bat đầu triển khai vào cuối những năm 1990

đầu 20 năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc cũng đã gặt hái nhiều thành quả nhờ vào

sự triên khai đúng đăn vai trò của sức mạnh mêm.

3l

Trang 36

Chương 2 CÁCH THỨC TRIÊN KHAI SỨC MẠNH MÈM

CUA TRUNG QUOC Ở ĐÔNG NAM A

2.1 Triển khai trong lĩnh vực văn hóa

Phát triển quyền lực văn hóa mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á chủ yếu

thông qua giao tiếp hoặc truyền bá văn hóa Truyền bá và hợp tác văn hóa là chỉ cácloại tài nguyên văn hóa tương tác với nhau để nâng cao sự công nhận lẫn nhau giữa

các quốc gia Truyền bá và hợp tác văn hóa thường cần được dựa trên sự kế thừavăn hóa của nước mình và bao dung văn hóa quốc gia khác Quá trình này tất nhiên

sẽ dẫn đến phát triển và hội nhập Cuối cùng đạt được sự thừa nhận văn hóa TrungQuốc ở một mức độ nhất định Trung Quốc đã vận dụng sức mạnh mềm văn hóabằng các hình thức sau:

2.1.1 Truyền bá văn hóa nho giáo

Nho giáo Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong các giao du xã hộiquốc tế đương đại Nhìn lại lịch sử, tư tưởng Nho giáo từng đã có ảnh hưởng sâu xađến Đông Á Ngày nay, tư tưởng Nho giáo vẫn giúp ích cho Trung Quốc trong việc

duy trì vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, để từng bước củng cô ảnh hưởng

của mình ở khu vực

Dé tăng cường truyền bá tư tưởng Nho giáo, Trung Quốc đã thúc day hình thành

cơ chế liên kết hợp tác giữa các cơ cau nghiên cứu của Trung Quốc với một số quốcgia khác Ngày 5 tháng 10 năm 1994, Hiệp hội Nho giáo Quốc tế được thành lập tạiBắc Kinh (International Confucian Association) với sự tham gia của một số học giảcác nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Singapore, Việt Nam Hiệp hội nàysau đó đã được đăng ký chính thức vào Bộ Dân chính Trung Quốc vào tháng 7 năm

1995 Các thành viên tham gia Hiệp hội ngoài các cơ sở nghiên cứu đào tạo của

Trung Quốc Hiệp hội Nho giáo Quốc tế không những dành sự giúp đỡ cho cácviện nghiên cứu đại học như Viện Nghiên cứu Quốc học đại học Thanh Hoa,ViệnNghiên cứu Quốc học Đại học Hạ Môn, Viện Nghiên cứu Quốc học Đại học nhândân Trung Quốc,viện nghiên cứu Nho giáo Đại học Bắc Kinh, Viện nghiên cứu caođăng nhân văn Đại học Bắc Kinh, Viện Nghiên cứu Quốc Học Đại học Khoa học kỹthuật Hoa Trung, viện nghiên cứu quốc học Đại học Nam Xương, Viện nghiên cứu

32

Trang 37

Nho giáo đại học Sơn Đông, Viện nghiên cứu nho giáo quốc tế đại học chính pháp

Trung Quốc, còn có sự tham gia hỗ trợ nhiều đoàn thé học thuật của các trường đại

học nước ngoải như khoa Trung Văn Dai hoc Quôc lập Singapore, giáo hội Nam

Dương Singapore, viện nghiên Không học Malaysia, Đại học Thành Quân Quán.

Cách thức hoạt động của Hiệp hội Nho giáo Quốc tế định kỳ tổ chức các hộiđàm tông kết kinh nghiệm và thành tựu triển khai phố cập Nho giáo của Hiệp hộiNho giáo Quốc tế, và chuẩn bị việc bố trí và thúc đây tốt hơn công tác phổ cập Nhogiáo trong bước tiếp theo Tới cuối năm 2017, Hiệp hội Nho giáo Quốc tế đã triểnkhai mười hội nghị về việc công tác phô cập Nho giáo [ZEI, #4 (Lý Diệp, Ta

Lỗi), 2017, ngày truy cập 27/12/2019].

2.1.2 Sử dụng Hán ngữ cùng với Học viện Không Tử

Viện Không Tử là một cơ cấu giao lưu văn hóa nhằm thúc day mở rộng ngônngữ Hán ngữ và truyền bá văn hóa Trung Quốc và giáo dục Quốc học ở nhiều quốcgia và khu vực khác nhau trên thế giới Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu học Hánngữ ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, thúc đây người dân các quốc gia vàkhu vực trên thế giới làm quen với văn hóa Trung Quốc, tăng cường trao đổi giáodục và văn hóa Trung Quốc và quốc tế, tăng cường quan hệ của Trung Quốc với các

nước và khu vực trên thế giới, thúc đây phát triển thế giới đa nguyên toàn cầu hóa

Việc quảng bá quốc tế Hán ngữ, đặc biệt là mở rộng ở Đông Nam Á thông qua

các Học viện Không tử hay lớp học Không Tử giúp người sử dụng Hán ngữ tiếp xúchiểu được Trung Quốc toàn diện và chân thực hơn Ngoài ra, mục tiêu khác là giúp

Trung Quốc và các nước Đông Nam Á hóa giải những hiểu lầm, xóa bỏ rào cản và

dần dần hiểu và tin tưởng Trung Quốc, giúp định hình hình ảnh tốt đẹp của Trung

Quốc trong lòng người dân các quốc gia Đông Nam Á Các Học viện Không tử này

đã tạo cảm giác gần gũi giữa người dân Đông Nam Á và người dân Trung Quốc, cải

thiện môi trường dư luận quốc tế của Trung Quốc Tính đến năm 2009, khu vực Đông Nam Á có 32 Học viện Không tử được đặt tại Thái Lan, Philippines, Indonesia,

Singapore, Malaysia, Myanmar [http://vnics.org.vn/, ngày truy cập 03/03/2020

Với số lượng người Đông Nam A học Hán ngữ ngày càng nhiều, Trung Quốc đãphát triển và thực hiện một loạt các kế hoạch và hoạt động quảng bá Hán ngữ Xu

33

Trang 38

thế học tiếng Hán tại khu vực tăng lên, ngày càng có nhiều người Đông Nam Á

mong muốn đến Trung Quốc để học chuyên sâu Vì thế, Trung Quốc Hán Ban

(Office of Chinese Language Council International — Hanban) thông qua Học viện

Khổng tử đã phát triển một loạt các khóa đào tao cho giáo viên Hán ngữ, tìnhnguyện viên và khích lệ lưu học sinh quốc tế đến Trung Quốc học tập

Một mặt, Trung Quốc không ngừng cung cấp giáo viên dạy tiếng Hán cho các

nước Đông Nam Á, cung cấp các dịch vụ giáo viên hán ngữ, dạy học, tài nguyêndạy học và tô chức cuộc thi Hán ngữ Trung Quốc cho các nước Đông Nam A Hiéntại, các nước Đông Nam Á như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào,

Nepal, Malaysia và Philippines, đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều trường đạihọc trong Trung Quốc để chọn lựa giáo viên và tình nguyện viên cho các nướcĐông Nam Á Mặt khác, Trung Quốc đã thiết lập một hệ thông học bồng đề thu hút

sinh viên Đông Nam Á đến học tại Trung Quốc Trung Quốc đã chọn một số trường đại học ở Trung Quốc dé thiết lập một hệ thống tài trợ học bồng, bô sung với đó là

chính sách thị thực tương đối nới lỏng và khuyến khích sinh viên Đông Nam Á xuấtsắc du học tại Trung Quốc Ngoài ra, cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ cũng đã day nhanh

sự truyền bá của Hoa ngữ ở Đông Nam Á

2.1.3 Giao lưu và hợp tac văn hóa

Ngày nay, xu hướng đa cực và toàn cầu hóa kinh tế đang phát triển theo chiều

sâu, và tiến bộ công nghệ dang thay đổi theo từng ngày Bat kỳ quốc gia nào cũngphải tăng tốc phát triển, không thé không mở cửa và không thé không giao tiếp vớicác nước trên thế giới [http://dangshi.people.com.cn, ngày truy cập 07/11/2019].Thế giới cần hiểu Trung Quốc, Trung Quốc cũng cần hiểu thế giới, và Trung Quốc

phải tăng cường giao lưu và hợp tác với văn hóa thế giới Trao đổi và hợp tác văn

hóa là những biểu hiện của sự cải thiện và phát triển quan hệ giữa các quốc gia vàcũng là một trong những đường lối quan trong dé thúc day sự phát triển hòa bìnhcủa quan hệ quốc gia Là một phần quan trọng của quyền lực quốc gia tổng hợp củaquốc gia, sức mạnh mềm văn hóa đã trở thành vũ khí của Trung Quốc dé nâng caoquyền lực quốc gia và cải thiện hình ảnh quốc tế Bản chất của truyền bá, giao lưu

và hợp tác văn hóa Trung Quoc là “đi ra ngoài” và “thu hút vào trong”, chủ yêu áp

34

Trang 39

dụng qua phương pháp trao đổi học thuật, biểu diễn quy mô lớn và các hoạt độngvăn nghệ, thi đấu và giao lưu thé thao, thư họa và sáng tạo nghệ thuật Phương pháp

này có thê làm cho văn hóa Trung Quốc tự nhiên âm thầm ăn sâu vào tâm trí của mọi

người và thiết lập một hình ảnh quốc gia tốt đẹp Truyền bá hoặc hợp tác văn hóaTrung Quốc không dựa trên việc chuyền giao tài nguyên, mà là áp dụng mô hình độcđáo của Trung Quốc, có thể đạt được thông qua việc truyền bá và giao lưu các tài sản

vô hình như ngôn ngữ, giáo dục, nghệ thuật, giải trí và phim ảnh thực hiện mục tiêu

chung sống hòa bình và thịnh vượng chung với các nước Đông Nam Á

Trung Quốc căn cứ vào sự tương đồng nền văn hóa của các quốc gia tiễn hànhcác hình thức hoạt động giao lưu, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của việc truyền bá văn hóaTrung Quốc, nhằm định hình hình ảnh và nâng cao sự thân thiện của Trung Quốctrên trường quốc tế Từ những năm 1970 thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã

thành lập các trung tâm văn hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới và lần lượt đi đến

hơn 130 quốc gia hoặc khu vực để thiết lập quan hệ hữu hảo với họ nhằm thực hiệncác hoạt động như hoạt động văn nghệ, trao đôi học thuật, thi đấu thé thao, sáng tạonghệ thuật thư họa và biéu diễn quy mô lớn, phát hành, cũng như truyền hình, quayphim v.v tạo đà cho hợp tác thương mại và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc vàcác nước Đông Nam Á phát triên hơn Đồng thời, với sự truyền bá như vậy có thê

loại bỏ một cách hiệu quả những lo lắng hoặc lo ngại không cần thiết trên thế giới

do sự phát triển nhanh chóng của nên kinh tế Trung Quốc

Trao đổi văn hóa và giao lưu có lợi cho việc thúc đây văn hóa Trung Quốc đi rangoài Tạo điều kiện cho văn hóa Trung Quốc thé hiện sự thu hút của mình trênkhắp thế giới, ngược lại cũng giúp văn hóa Trung Quốc hấp thụ các điểm sáng từ

các nền văn hóa ưu tú trên thế giới để tăng sức mạnh mềm văn hóa Việc thúc đây

sự sáng tạo và đổi mới của văn hóa Trung Quốc không chỉ giúp phát triển mỗi quan

hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước khác mà còn là cơ sở cho hiểu biết lẫnnhau và xây dựng một thế giới hài hòa

2.2 Triển khai trong ngoại giao

Trong giai đoạn vừa qua, với quá trình trỗi dậy nhanh chóng về sức mạnh cứng,

Trung Quoc đã chủ động tham gia vào nhiêu cơ chê quôc tê, khu vực va đóng vai

35

Trang 40

trò ngày càng quan trọng trong các thể chế quốc tế, cũng như đảm nhận các nghĩa

vụ và trách nhiệm quốc té của một cường quốc khu vực, thiết lập một sức mạnhmềm ngoại giao bằng nhiều hình thức

2.2.1 Hỗ trợ nhân đạo

Ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia hoặc khu vực đã trải qua những tình trạng

như chống Cộng, phản Hoa hoặc chống Trung Quốc Ví dụ, trong các hoạt động

chống Trung Quốc của Mỹ, Thái Lan, Philippines và Indonesia đã trở thành vũkhí quan trọng để Mỹ chống lại Trung Quốc ở Châu Á Làm cho mối quan hệ

giữa Trung Quốc và Đông Nam Á rất căng thăng và tình hình nghiêm trọng

[https://wenku.baidu.com/, truy cập ngày 15/04/20201.

Tuy nhiên, để cải thiện hình ảnh của mình, Trung Quốc đã thông qua một loạt

hỗ trợ nhân đạo (xem Phụ lục “Hỗ trợ nhân đạo do Trung Quốc thực hiện”), thúc

đây nâng cao niềm tin của Đông Nam Á vào Trung Quốc Đặc biệt là sau cuộc

khủng hoảng kinh tế châu Á, Trung Quốc triển khai một số chính sách hợp tác chặthơn với ASEAN, ký kết một số cơ chế hợp tác quan trọng như TAC, DOC, dần dần

kéo khoảng cách giữa Trung Quốc và Đông Nam Á đến gan nhau hơn, tạo ra mộthình ảnh quốc tế tốt đẹp và cải thiện sự mềm ngoại giao của Trung Quốc ở ĐôngNam Á.Vào thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách tích

cực nhằm giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á: Thứ nhất, tích cựctham gia các hoạt động do Quỹ tiền tệ quốc tế tổ chức dé hỗ trợ các nước châu A.Năm 1997, khủng hoảng tài chính đã khiến nền kinh tế của Đông Nam Á rơi vàosuy thoái Trong hoàn cảnh như vậy, không ít quốc gia đứng ngoài cuộc thờ ơ hoặckhông có hành động gì Chỉ có Trung Quốc đứng lên đầu tiên giúp đỡ các quốc gia

Đông Nam Á này bằng cách cung cấp hỗ trợ kinh tế nhất định cho các quốc gia này

dé vượt qua khó khăn

Thứ hai, để 6n định tình hình chung, chính phủ Trung Quốc đã quyết địnhkhông phá giá đồng Nhân dân tệ Những nỗ lực của Trung Quốc đã giúp nền kinh

tế châu Á thậm chí cả nền kinh tế toàn cầu được 6n định một cách hiệu quả và

phát triển hơn nữa

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:22

w