Về mặt pháp lý, các yếu tô về kinh tế bao gồm nhưng không hạn chế tài nguyên, truyền thống khai thác va sử dụng biển, nhu cầu giao thông hang hảikhông phải là các yếu tổ trực tiếp liên q
Trang 1Phạm Xuân Tuân
HỢP TÁC QUOC TE VE PHAN ĐỊNH BIEN GIỮA
VIET NAM VA CAMPUCHIA TU NAM 1982 DEN NAM 2021
LUAN VAN THAC Si QUOC TE HOC
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Phạm Xuân Tuân
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310601.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUOC TE HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Nguyễn Thanh Minh
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHINH SUA THEO QUYÉT NGHỊ CUA HỘI DONG
CHAM LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Giáo viên hướng dẫn
thạc sĩ khoa học
GS.TS Hoàng Khắc Nam TS Nguyễn Thanh Minh
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tdi.
Kêt quả nghiên cứu luận văn là trung thực va chưa từng được công bô ở
bat kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Phạm Xuân Tuân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành quá trình học tập và luận văn Hợp fác quốc tế về phân
định biển giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 1982 đến năm 2021 tại Khoa Quốc tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà
Nội, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô, Ban giám hiệu và các cơ
quan chức năng liên quan của Trường Tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc tới
Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Khắc Nam, Trưởng khoa Quốc tế học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đội ngũgiáo viên nhà trường đã tận tâm, tận tình, trách nhiệm cao trong truyền đạtnhững kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quan hệ quốc tế, giúp tôi có
cách tiếp cận và phương pháp luận khoa học, trở thành hành trang quý giá cho
tôi trong quá trình nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn to lớn tới Tiến sĩ Nguyễn Thanh
Minh, Phòng Khoa học Quân sự, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, người đã hướng
dẫn và động viên, cô vũ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ Vân Anh, một giảngviên trẻ, rất nhiệt huyết của Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn
tôi các quy cách, quy định, thủ tục liên quan trong quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của tôi.
Cuối cùng, tôi muốn dành toàn bộ tình cảm, những lời tốt đẹp nhất và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người vợ hiền, đã luôn động viên, gánh vác những
công việc gia đình và chăm sóc con nhỏ để tôi có thời gian tập trung vào
nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Phạm Xuân Tuân
Trang 52 Lich sử nghiên cứu vấn đề - ¿- 2+ s52 2EEEEEEEEEEEEE1121121171 211111 xe 6
3 Mục tiêu nghiÊn CỨU «+ xxx TT TH HH HH 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿+ ++Sx+S++££+E£+E£+Eerkerkerxerxrrssre 9
5 Phương pháp nghién CỨU 5 32 32211331183 118393189118 118811 811 re 10
6 Bố cục của luận VAN - - - << + 22111111 1E233111 8111 935111 119111 kg xxx 10
Chương 1 NHỮNG VAN DE CHUNG VÀ CƠ SO DE PHAN ĐỊNH
BIEN GIỮA VIỆT NAM - CAMPUCHIA - 2-52 +S2+£z+£xerxzxezrxrrsee 11 1.1 Khái quát vùng biển Việt Nam - Campuchia ccccccccssesscessessessesstessessessesseeees 11
LDL Vi tr GIA DD nn 11
1.1.2 Điều kiện tự nhiên - xã NGI cceecceccessessesssessessesssssessessesssessecsesstsssesseesesseessee 12 1.2 Những vấn đề trên biển mà Việt Nam và Campuchia cần hợp tác
giải QUYẾT 5c St TT 11211211215 1111 011211 11.1111 T1 T1 1 10111111111 11 1u 14
1.2.1 Những vấn dé quốc té và KRU VUC ©5255 ©5ccScScxcSExecxeerxesrxesred 14
1.2.2 Những van dé giữa Việt Nam và Camijpuehia -: s+©se+ce+cszc: 17
1.3 Xu hướng phân định biên giới trên biển trên thé giới - ¿2 25+: 21
1.3.1 Xu hướng phân định biên giới trên biển dựa theo phương pháp đường trung tuyến, cách AOU cecseecsesssesssesssessesssesssessssssussssssessssssssssecssesssssesssecsses 24 1.3.2 Xu hướng phân định biên giới trên biển dựa theo
các phương pháp KhÁC - c- s -< s9 HH HH TT TT HH Hàng 24
1.4 Cơ sở pháp lý về phân định biên giới trên biển 2-2 52 522522 z+cseẻ 28
1.4.1 Khái niệm về phân định biên giới trên biỂN -. ©2-5cceccccsceeced 31 1.4.2 Một số nguyên tắc giải quyết van dé phân định biên giới trên biển 33 Tid két CHWONG 00mfnnnnnẽ ẽnẽ e.= 37
Trang 6Chương 2 QUÁ TRÌNH HỢP TAC VE PHAN ĐỊNH BIEN GIỮA
VIỆT NAM - CAMPUCHIA TỪ NAM 1982 DEN NĂM 2021 39 2.1 Quan điểm của Việt Nam và Campuchia về việc hợp tác phân định
I051051/811518015 0 NNẺã6T 39
2.1.1 Quan điểm của Việt NAM - 5-5-5552 E£‡E£+E‡EESEEEEEEEEEEEEErrrrerkered 45 2.1.2 Quan điểm của CamijpuChid - 5s SsSE‡EE‡EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEErrerkered 47 2.2 Quá trình hợp tác phân định biên giới trên biển giữa
Việt Nam - Campuchia từ năm 1982 đến năm 2021 2-5 5++sz+cz+cs+ẻ 50
2.2.1 Giai đoạn 1982 - I6ŠŠ HH HH HH TH Hành 50
2.2.2 Giai đoạn 1986 - 25 S- S5 St St SE rệt 54
2.2.3 Giai đoạn 2005 - 202 Ï - St ng ngu 55
2.3 Những van đề tồn tại can giải quyết trong hợp tác phân định biên giới
trên biên giữa Việt Nam và Campuchia 2-22 + ++x++£x+2E++rx+srxezrxrrseee 56
Tid ket 8J.1)x.7.1-02SN00nhhauaaa 58
Chương 3 ĐÁNH GIA QUÁ TRÌNH HOP TAC PHAN ĐỊNH BIEN
GIỮA VIET NAM VA CAMPUCHIA, TRIEN VONG THỜI GIAN
TỚI VÀ KIÊN NGHỊ MOT SO GIẢI PHÁP 22- 522252 ze£xz+zxeszed 60
3.1 Đánh giá quá trình hợp tác phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia 60
3.1.1 Đánh giá của Viet ÏNGHH ch hiệp 62
3.1.2 2,000 090.04 n 63
3.2 Đánh giá triển vọng hợp tác phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia
THO 0 0 4 65
3.3 Kiến nghị một số giải pháp phân định biến giữa Việt Nam và Campuchia 71
3.3.1 Thông qua hệ thống luật pháp quốc tế và thỏa thuận khu vực 71 3.3.2 Tận dụng vai trò của các tổ chức QUOC 16 ©c+©cece+c+E+esrtertered 73
3.3.3 Hợp tác khai thác CHUNG Sc Sàn HH tri riện 74
3.3.4 Một số giải pháp khác - 55c Se+EEEéEEEEEEEE1212111211111112111e re 75
Tid Ket CHWONG 3 PRNNNỚỹỚỹỚậGG Ặ 78
KET LUẬN 52- 25c SE 1E 1211211211211 1 T1 11 1101121111111 11 11 gu 79 TÀI LIEU THAM KHAO o.oo ccccccccccsccsssessesssessessessesssessessessesssessessessessusssessessessseess 81
Trang 7DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
DOC Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
IOM International Organization for Migration
Tổ chức Di trú quốc tế
ITLOS International Tribunal for Law of the Sea
Tòa án quốc tế về Luật biển
IUU Illegal, Unreported and unregulated fishing
Khai thác hải san bat hợp pháp, không khai báo va
không theo quy định
MoU Memorandum of Understanding
Biên bản ghi nhớ ODA Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
UNCLOS_ | The United Nations Convention on the Law of the Sea
Công ước Liên hiệp quôc vê Luật biên
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia
với đường Brévié năm 1939 [Uy ban Biên giới quốc gia]
-Hình 3.1: Bản đồ Vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia
[Ủy ban Biên Giới Quốc gia] -2252SE2SE‡EE‡EEEEEEEEEEE2EE2E1EEEEEcrkerree
Trang 9MO DAU
1 Ly do lựa chon đề tài
Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng nằm trên bán đảoĐông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á Hai nước có chung đường biêngiới quốc gia trên bộ và trên biển với chiều dài 1270 km Trong quá khứ từ
những thập niên 70, 80, mối quan hệ của hai nước từng có nhiều căng thăng,
mâu thuẫn nảy sinh, đặc biệt là những vấn đề phát sinh trong việc phân địnhbiên giới lãnh thổ Từ thập niên 1990, mối quan hệ của hai nước đã từng bước
được cải thiện, cùng tham gia vào các tổ chức, hiệp định, cơ chế hoạt động
hợp tác quốc tế
Biên giới vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia là một vấn đề khánhạy cảm, cần nghiên cứu sâu và cặn kẽ dé phan dinh chinh xac, hai hoa, phuhop với quan điểm và lợi ích của hai nước, duy trì và phát triển mối quan hệláng giềng hữu nghị truyền thống
Các quốc gia có biển ngày càng ý thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của biển với sự phát triển của đất nước mình, nên mỗi quốc gia luôn tìm
moi biện pháp dé mở rộng các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tai phán quốc
gia Điều này tất yếu dẫn tới tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia, Việt Nam
và Campuchia cũng không năm trong ngoại lệ Bên cạnh đó, vấn đề phân định biên giới quốc gia nói chung, biên giới trên biển nói riêng giữa Việt Nam và
Campuchia phan nao chịu sự chi phối, tác động từ xu hướng phân định biêngiới biển trên thé giới, khu vực và sức ép từ chính nội tại mỗi nước, nhất là từ
nội tại Campuchia với sự phản đối gay gắt của các đảng, phái đối lập.
Sau khi Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982
ra đời và có hiệu lực, các quốc gia ven biển nói chung, Việt Nam và
Campuchia nói riêng đã ra các tuyên bố dé khang định chủ quyền, quyền chủ
quyên và quyên tài phán của mình đôi với những vùng biên được mở rộng
Trang 10theo quy định của Công ước Tuy nhiên, Công ước không thê đề cập tới tất cảcác khía cạnh trong hoạt động thực tiễn của các quốc gia, nhất là việc phân
định các vùng biển chồng lắn.
Chính phủ hai nước đã rất nỗ lực trong phân định đường biên giới
chung giữa hai nước Và cho đến nay, hai bên đã hoàn thành phân định 84%
đường biên giới trên bộ, còn 16% biên giới trên bộ và toàn bộ đường biên giới
trên biển chưa được phân định [Minh Nhật, 2019] Cả Việt Nam vaCampuchia đều quan tâm và mong muốn xác định đường biên giới lãnh hải
trong vùng nước lịch sử, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Một
trong những lý do hai bên chưa phân định được biên giới trên biển là donhững khác biệt về lập trường phân định Lập trường của Campuchia là phânđịnh biên giới trên bộ xong mới phân định biên giới trên biển, còn phía Việt
Nam mong muốn giải quyết triệt dé song song van dé phân định biên giới trên
bộ và trên biển Bên cạnh đó, vấn dé phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia đặt trong bối cảnh quốc tế hiện nay, còn chịu chỉ phối, tác động từ nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân
định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia trong mối quan hệ hợp
tác hữu nghị truyền thống của hai bên, đặt trong bối cảnh hiện nay, cũng như
tạo tiền đề cho việc khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả vùng bién này, do
đó tác giả chọn Hợp tác quốc tế về phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia từ 1982 đến năm 2021 làm đề tài luận văn nghiên cứu.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Van đề phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia luôn thu hút đượcnhiều các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước Tuy nhiên, chưa có tác
giả nào đi sâu nghiên cứu hợp tác quốc tế về phân định biển giữa Việt Nam và
Campuchia từ năm 1982 đến năm 2021 đặt trong sự tác động từ các yếu tố
bên ngoài và bên trong của Campuchia và Việt Nam Thời gian qua, có một
sO tác gia đã có các bai việt, dé tài nghiên cứu, cụ thê:
Trang 112.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Những van dé về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước langgiêng, Lê Minh Nghĩa, Tài liệu hội thảo về phát triển khu vực Châu Á TháiBình Dương và tranh chấp trên Biển Đông Tác giả đã khái quát chung lịch sửtranh chấp về chủ quyên lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước trong khu vựcBiển Đông như Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia Tuynhiên, ở đây tác giả chỉ đề cập chung và một phần nhỏ liên quan đến việcphân định biên giới biển giữa Việt Nam và Campuchia
Vấn dé phán định biển trong Luật biển quốc tế hiện đại, PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật,
số 1/2007 Tại bài viết này, tác giả chỉ tập trung nói về việc phân định biển
trong các quy định của Luật Biển quốc tế 1982 và một số phán quyết thực tiễn
về phân định biến
Pháp luật quốc tế và việc vạch biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia láng giêng, Thạc sĩ Huỳnh Minh Chính, Tập san biên giới và lãnh thé số
14/2003 Tác giả đã đề cập một phần khái quát chung về vấn đề biên giới giữa
Việt Nam với Campuchia, bao gồm cả biên giới trên bộ và biên giới trên biên,
chưa tập trung chuyên sâu về van dé phân định đường biên giới trên biển
Giải quyết van dé phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và
Campuchia dưới góc độ luật pháp quốc tế, luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thu
Hằng, khoa Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tuy có đi sâu về phân
định biên giới trên biên giữa Việt Nam và Campuchia, nhưng lại chủ yếu tiếpcận và giải quyết van đề ở góc độ luật pháp quốc tế
Quá trình phân định biển Việt Nam và các nước láng giêng, Tiên sĩNguyễn Thanh Minh, Nghiên cứu quốc tế, ngày 04/12/2016 Bài viết phân
tích và luận giải quá trình phân định biên giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong khu vực biên Đông giai đoạn 1982 - 2015 Tuy nhiên, van dé phân
định biển giữa Việt Nam và Campuchia chỉ được đề cập một phần nhỏ và nêu
một cách khái quát về quá trình đàm phán giữa hai nước.
Trang 122.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Có một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài, tiêu biểu là: Luận án
tiến sỹ của Sarin Chhak: “Les Fronties Du Cambodge”; Luận án tiến sỹ của
Khim Y: “Le Limites Du Domaine Cambodge”; “Marintime Boundary Delimitation in the Gulf of Thailand, Mc Dorman TL; “Border Conflicts
between Cambodia and Vietnam”, Ramses Amer; “The Maritime Political Boundaries of the World”, Victor S va Clive S.
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên chủ yếu dé cập đến van
đề lịch sử biên giới giữa Việt Nam và Campuchia; và một số công trình có đề cập đến những van dé xoay quanh việc mở rộng vùng biển trong Vịnh Thái Lan nói chung và mô tả đường Brévié năm 1939 là một đường nhô ra biển từ
điểm cuối của biên giới đất liền trên bờ biển ở 126 độ phía Tây Bắc kinhtuyến, cho một vành đai 3 km vòng quanh bờ biển phía Bắc Cơ bản các công
trình này chưa nghiên cứu sâu về hợp tác phân định biên giới biển giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 1982 đến năm 2021.
2.3 Nhận xét
Những công trình nghiên cứu này đã ít nhiều đề cập đến vấn đề phânđịnh biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia ở góc độ khái quátchung, lịch sử, luật quốc tế, Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển quốc
tế năm 1982, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu tiếp theo được toàn
diện, tổng quan và sâu sắc hơn Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu một cách
toàn diện, tổng quan, đa chiều và sâu sắc hơn, đặc biệt là nhìn nhận vấn đềphân định biển giữa Việt Nam và Campuchia đặt trong sự chi phối, tác động
từ các yếu tố bên ngoài, ké cả tình hình Campuchia, Việt Nam suốt từ năm
1982 đến năm 2021, thì cần vận dụng linh hoạt các lý thuyết Quan hệ quốc tẾ,
cũng như các lý luận khoa học khác để luận giải, làm rõ vấn đề Trên cơ sở
đó, khuyến nghị, đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả cho vấn đề phân
định biển giữa Việt Nam và Campuchia, phù hợp với lợi ích của mỗi nước và
xu thế hợp tác quốc tế hiện nay về phân định biên giới trên biển.
Trang 133 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ van đề hợp tác quốc tế về phânđịnh biển giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 1982 đến năm 2021
3.2 Mục tiêu cụ thể
Luận văn tập trung đi sâu phân tích, luận giải vấn đề hợp tác quốc tế về
phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 1982 đến năm 2021,
nhằm xác định các cơ sở, xu hướng phân định biên giới biển giữa các quốcgia trên thế giới Phân tích thực trạng quá trình hợp tác phân định biển giữaViệt Nam và Campuchia từ năm 1982 đến năm 2021, đánh giá những thuậnlợi, khó khăn, vướng mắc tôn tại trong van dé này, triển vọng hợp tác phânđịnh biển giữa hai nước Trên cơ sở đó, đưa ra khuyến nghị, giải pháp để giải
quyết van đề phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia phù hợp với lợi ich mỗi nước và xu hướng hợp tác quốc tế về phân định biên hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu vấn đề hợp tác quốc tế về phân
định biển giữa Việt Nam và Campuchia
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu mối tương tác giữa Việt Nam và Campuchia,đặt trong bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực và tình hình hai nước liên quan
van dé phân định biên giới trên biển Về phạm vi thời gian, dé tài tập trung
nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1982 - 2021 (năm 1982, là năm ra đời
Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 - UNCLOS
1982, cũng là năm Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước
lịch sử; năm 2021, dự kiến tác giả hoàn thành và bảo vệ luận văn) về phạm
vi không gian, chủ yếu là ở khu vực Đông Nam Á có tính đến tình hình quốc
tế, khu vực và hợp tác phân định biển giữa một s6 nước trong Vịnh Thái Lan.
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên cơ sở các quan điểm
của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại của
Đảng cộng sản Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Campuchia.
Luận văn sử dụng một số lý thuyết quan hệ quốc tế để luận giải các nội
dung, như: Lý thuyết Chủ nghĩa kiến tạo, Chủ nghĩa tự do để luận giải những
lợi ích quốc gia, điều kiện, nhu cầu và dự báo, đánh giá triển vọng hợp tácgiữa Việt Nam và Campuchia về vấn đề phân định biên giới trên biển; sử
dụng các luận điểm của Chủ nghĩa hiện thực đề luận giải các quan điểm, mục đích của mỗi bên trong hợp tác phân định biên giới trên biển.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích nội dung, phân tích
chính sách theo bốn cấp độ (quốc tế, khu vực, trong nước và cá nhân),
phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích lợi ích, phân tích tác động,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp hệ thống, phương
pháp định tính và định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu
khu vực, phân tích xung đột quốc tế, phân tích hợp tác quốc tế, phân tíchquyên lực, phân tích dự báo và phương pháp chuyên gia
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương và tài liệu
Chương 3 Đánh giá quá trình hợp tác về phân định biển giữa Việt
Nam và Campuchia, triển vọng thời gian tới và kiến nghị một số giải pháp.
10
Trang 15Chương 1 NHỮNG VAN DE CHUNG VÀ CƠ SỞ DE PHAN ĐỊNH
BIEN GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
1.1 Khái quát vùng biển Việt Nam - Campuchia
1.1.1 VỊ trí địa lý
Vùng biển Việt Nam - Campuchia nam trong vịnh Thái Lan, là phan
phía Tây của Biển Đông, tạo thành một vùng lõm rộng trên bờ biển phía Nam
của lục địa Đông Dương, trải dài từ vĩ tuyến 5° đến 14° Bắc và từ kinh tuyến
99° đến 105° Đông và kết thúc ở phía Bắc Đông Bắc ở mũi Cà Mau tại 8°36”Bắc - 102°21' Đông Vùng biển Việt Nam - Campuchia là một biển nửa kín,
với điện tích khoảng 300.000 km2, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia Vịnh thông ra biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách
nhau chừng 400 km (215 hải lý) Vinh kha dài (chừng 450 hải lý) nhưng có
diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385 km (208 hải lý) Ngoài ra, vịnh cókhoảng 200 đảo, đảo nhỏ chủ yếu tập trung vào phần phía Đông và gần bờbiển Đó là yếu tố làm phức tạp hóa không chỉ với việc phân định ranh giớicác vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia mà còn cả đối với việc phân địnhbiển giữa một bên là Campuchia và Việt Nam với bên kia là Thái Lan [PhạmThị Hồng Phượng, 2006, tr 69-76] Vùng biển giữa Việt Nam và Campuchiatrong vịnh Thái Lan có trên 100 đảo lớn nhỏ như Phú Quốc, quần đảo Thổ
Chu (Poulo Panjang), dao Wai (Poulo Wai), quan dao Hai Tac, dao Phu Du, hòn Tiên Mới Trừ dao Phú Quốc có diện tích lớn 600 km2, còn lại chủ yếu
các đảo có diện tích nhỏ: đảo Thổ Chu khoảng 10 km2, đảo Phú Dự 25 km2,Hòn Dứa 6 km2, các đảo còn lại có diện tích từ vải trăm mét vuông đến 1-2km2 Độ sâu khu vực giữa các đảo không cao, giữa Thổ Chu và đảo Phú Dựtrung bình là 20 m, quanh quan đảo Thổ Chu độ sâu lớn nhất là 40 m Như
vậy, nêu mực nước hạ đi 40 m, vùng biên gân bờ biên phía Đông của vịnh
11
Trang 16Thái Lan, nằm giữa đảo Koh Rong, Koh Phao (Campuchia), Hòn Trọc, quầnđảo Hòn Khoai sẽ là một đồng bang rộng lớn, các đảo trong vùng trở thànhcác núi nhỏ, đảo cao nhất không quá 100 m Vùng biển chung giữa Việt Nam
và Campuchia trong vịnh Thái Lan có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối
với cả hai quốc gia Nơi đây có những đặc điểm về tự nhiên nhiều rặng san hô
tự nhiên và thắng cảnh đẹp, nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về cả số
lượng và chất lượng Những lợi ích về giao thông mà vùng biển này mang lại
tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trên biển của các quốc gia có liên quannhằm giao lưu, buôn bán, thông thương với các quốc gia khác và với các vùngbiển ngoài Vịnh Chính tầm quan trọng về vị trí địa lý, lợi ích kinh tế của nơinày nên việc tranh chấp về xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền của cácquốc gia là không tránh khỏi
1.1.2 Điều kiện tự nhiên - xã hội
Ở vùng biển nay, tài nguyên thiên nhiên bao gồm hai loại chính: một là
tài nguyên sinh vật biển, hai là tài nguyên khoáng sản chứa trong các tram
tích của thêm lục địa Cụ thé:
- Về tài nguyên sinh vật: Do vùng biển này có độ sâu không lớn, nên có
nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, vịnh tạo nên môi trường thuận lợi cho các
sinh vật sống Thực tế, với độ sâu không lớn như vậy, các loại chất dinh
dưỡng được tái tao dé dàng hơn từ đáy biển lên bề mặt nước có ánh mặt trời,tại đây các loài thực vật nổi có thé phát triển Điều này đã tạo điều kiện đểhình thành nguồn cá biển quan trọng Ở khu vực này có ít nhất khoảng 100
loài cá khác nhau, trong số đó có khoảng 20 loài cá có tầm quan trọng về kinh
tế Trong số các nước ven biển, Thái Lan là nước có ngành công nghiệp cá phát triển nhất Sản lượng hang năm của Thái Lan là 2,3 triệu tan, đứng hàng
thứ 8 trên thé giới Tuy nhiên, một bộ phận của sản lượng trên có được từ việcđánh cá trái phép trong các vùng biển của quốc gia khác Đây cũng là nguyên
nhân gây ra tranh châp với các nước láng giêng.
12
Trang 17- Về tài nguyên khoáng sản: Theo các tư liệu của Ủy ban Kinh tế châu
Á và vùng Viễn Đông của Liên hiệp quốc thì trong những năm 1970 đã ghi
nhận các điều kiện địa chất của Vịnh thuận lợi cho việc tích tụ dầu lửa Vớicác lớp trầm tích dày 8000 m được coi là vùng có nhiều hứa hẹn về dầu Songcho đến nay, việc thăm dò chi tiết vẫn chưa thể ước lượng rõ rang về trữlượng cũng như chất lượng
Như đã nêu ở trên, vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia có trên 100 đảo Tuy nhiên, phần lớn các đảo đều có diện tích nhỏ, trừ đảo Phú Quốc, Thổ
Chu, Phú Dự, Hòn Dừa, các đảo còn lại có diện tích từ vai tram mét vuông
đến 1 - 2 km” Dân cư sống tập trung tại các đảo có nước ngọt, chủ yếu làmnghề chai lưới, trên đảo Phú Quốc con có thêm nghé chăn nuôi, trồng cao su,
hỗ tiêu, dich vụ du lịch Trên mỗi đảo này đều có đời sống kinh tế riêng, có
quá trình phát triển kinh tế, xã hội từ hang trăm năm nay Đảo Phú Quốc namcách bờ biển tỉnh Kampot, Campuchia khoảng 14 hải lý, cách bờ biển tinhKiên Giang, Việt Nam, khoảng 25 hải lý Đảo Phú Quốc có đất đai phì nhiêu
thuân lợi cho trồng trọt; có rừng bao phủ hầu hết diện tích, với nhiều loài động thực vật quý hiếm Bờ biển đảo có những cảnh quan kỳ thú và có những bãi tắm hấp dẫn đối với du khách gần xa Phía Nam Phú Quốc là quần đảo
An Thới có khoảng trên dưới 20 đảo nhỏ, trên các đảo này có nhiều núi, ngọn
cao nhất đến khoảng 641 m Ở ven bờ có Hòn Tai, cách bờ biển Campuchia
(Kép) 3 km, rộng 2 km”, có nhiều cây cối che phủ; Hòn Tre Nam, Hòn KiếnVàng, Đảo Phú Dự Đảo Phú Dự cách bờ biển tỉnh Kampot, Campuchia 0,5
hải lý, diện tích 25 km’, nơi cao nhất là 175 m, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, phía tây đảo có đồng bằng khá phì nhiêu, phía Đông Bắc có sông nước ngọt Ở ngoài khơi có quần đảo Thé Chu và Poulo Wai Quan dao Thé Chu gồm 8 dao, quan đảo này nằm xa nhất trong vịnh, cách đảo Phú Quốc chừng
55 hải lý, gần đường hàng hải lại có diện tích từ 10 m2 đến 1 km” Dân cư
13
Trang 18sinh sống chủ yếu ở đảo Thổ Chu làm nghề đánh cá và khai thác rừng Đảo Poulo Wai cách mũi Tây Bắc Phú Quốc 59 hải lý, gồm hai đảo có diện tích tương đương, cách quần đảo Thổ Chu 45 hải lý.
1.2 Những vấn đề trên biến mà Việt Nam và Campuchia cần hợp tác
giải quyết
1.2.1 Những vấn đề quốc té và khu vực
Những van đề quốc tế và khu vực mà Việt Nam và Campuchia cần hop
tác giải quyết bao trùm lên nhiều lĩnh vực quốc phòng - an ninh trên biển,phát triển kinh tế biển
Trước hết, về kinh tế biển, các nội dung hợp tác trải rộng từ khai thác
tài nguyên biển và kinh tế biển như dầu khí, thủy sản, du lịch biển, đảo, vậntải biển, khai thác cảng biển đến bảo tồn tài nguyên, môi trường biên, điềutra cơ bản tài nguyên, môi trường biên, phát triển khoa học - công nghệ biển,
thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác đầu tư về cơ sở hạ tầng, các
công trình phòng chống thiên tai cho các xã vùng ven biển, tăng cường năng
lực phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu qua với biến đổi khí hậu vùng ven
biển và tiếp giáp giữa hai quốc gia
Cu thé, về lĩnh vực thủy sản, Việt Nam tích cực hợp tác với Campuchiatrong lĩnh vực này, đặc biệt là về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không
báo cáo và không theo quy định (TUU) Ngoài nội dung hợp tác với
Campuchia, Việt Nam đã ký kết 4 điều ước quốc tế và 17 thỏa thuận quốc tế
về các lĩnh vực liên quan đến nghề cá và hợp tác trên biển với các nước trong
và ngoài khu vực như Malaysia, Myanmar, Indonesia, AI Cập, Nga Các
thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng trong các hoạt động nghé cá cũng đãđược ký kết, trong đó gồm thỏa thuận ký với Australia về chống IUU, thiết
lập đường dây nóng với Trung Quốc năm 2013 về các vụ việc phát sinh đột
xuất của hoạt động nghề cá trên biển, khai thông đường dây nóng Việt Nam
-Philippines vào năm 2015
14
Trang 19Bên cạnh đó, các địa phương của Việt Nam cũng đã hợp tác, triển khai
dự án với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng, chất lượng khai
thác, nuôi trồng, thu mua và chế biến hải sản, chống IUU như các dự án do Tổ
chức quốc tế tài trợ và hỗ trợ (Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam A, Tổ chức Bảo tồn động vật hoang da ) Về du lịch biến, Việt
Nam hiện đang triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ thỏa thuậnvới Philippines và Singapore về phát triển du lịch tàu biển; hợp tác phát triểnhành lang ven biển phía Nam giữa tỉnh Cà Mau, Kiên Giang với Campuchia
và tỉnh Trat (Thái Lan); tiếp nhận và triển khai các hỗ trợ kỹ thuật về du lịch
khu vực ven bién tại nhiều địa phương, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành
du lịch biển, đảo
Về nội dung cần hợp tác nhằm bảo tồn tài nguyên và môi trường biển,
nội dung hợp tác quốc tế tập trung vào tăng cường khả năng ứng phó vớinhững tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường biển và các tài nguyên
biển Việt Nam Hiện đang nghiên cứu triển khai dự án Xây dựng khả năng
phục hồi hệ sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng vùng bờbiển tại Việt Nam
Dé giải quyết các sự cố trên biển như tran dau, loang dau thông, Việt
Nam, Thái Lan và Campuchia hợp tác nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng
đất phân tán trên biển; triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ thỏathuận với Philippines về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó với sự cố tràn dầutrên biển Việt Nam cũng thực hiện các dự án về bảo tồn môi trường biển, các
loài sinh vật biển, phát triển, phục hồi rừng phòng hộ ven biển; tổ chức hội
thảo với các chuyên gia nước ngoài về chống xói lở bờ biển, xây dựng Trungtâm Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở tinh Bình Thuận/Việt Nam
Về nội dung hợp tác trong lĩnh vực điều tra cơ bản tài nguyên, môi
trường biên, các dự án hợp tác tập trung vào các nội dung điêu tra, khảo sát vê
15
Trang 20tiềm năng tài nguyên biển như: Tiềm năng khí hydrate; đặc trưng, đặc điểm
của bờ biển, đáy biển, địa chất, địa mạo, dòng chảy, sóng, độc tố biển, trầm
tích biển, hiện tượng nước trồi cũng như hệ sinh thái và môi trường biển Việt
Nam, trắc địa, nghiên cứu địa chất, khoáng sản biển, tai nguyên - môi trường
vùng biển sâu, xa bờ khu vực vùng biển phía Nam, Tây Nam
Về hợp tác phát triển khoa học, công nghệ biển, các dự án tập trung vào việc nghiên cứu các công nghệ ứng phó, xử lý với sự cố tran dầu, dầu loang trên biển, công nghệ vận tải bằng tàu biển các sinh vật độc hại, xây dựng khả
năng phục hồi của hệ sinh thái ven biển, phát triển khoa học, công nghệ mớinhằm chống xói lở bờ biển, công nghệ năng lượng tái tạo tại các khu vực
biến, chuyên giao khoa học, công nghệ; tô chức các hội thảo, hội nghị quốc tế
trao đôi chuyên môn về khoa học, công nghệ biển và hàng hải; đào tạo nâng
cao năng lực cho cán bộ tham gia các dự án liên quan, nâng cao nhận thức
cho người dân ở các vùng miền nơi dự án được triển khai
Về nội dung hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn trên biển Đây là lĩnh
vực mà hai nước Việt Nam, Campuchia có nhiều dư địa dé hợp tác trên biển Trong thực tế, Việt Nam đã tham gia hợp tác quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực này, đặc biệt là Công ước tạo thuận lợi cho giao thông hàng hải quốc tế.
Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) thực hiện dự án
Xây dựng năng lực và chiến dịch truyền thông cộng đồng chống đưa người di
cư trái phép tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào
các hội thảo, hội nghị, diễn đàn an ninh chính trị quốc tế, đặc biệt là cơ chế trong ASEAN Thực hiện nghĩa vụ thành viên của Tổ chức Thủy đạc quốc tế, Việt Nam đã thành lập Ủy ban Thủy đạc Việt Nam dé triển khai nhiều hoạt động quốc tế, mang lại nhiều kết quả thiết thực.
16
Trang 21Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã ký kết và triển khai các thỏathuận về chia sẻ thông tin, phối hợp giữa Hải quân, Cảnh sát biển Việt Namvới lực lượng chức năng của các nước như Campuchia Ấn Độ, Nhật Bản,Trung Quốc; thiết lập đường dây nóng giữa Hải quân Việt Nam với Hải quân
Brunei, Campuchia, Thái Lan và thực tế đã giải quyết hiệu quả nhiều vẫn
đề quốc tế, các vụ việc diễn ra trên biển Ví dụ Việt Nam đã phối hợp cứu vớt
ngư dân Philippines gặp nạn trên biển, phối hợp với Indonesia bắt giữ tàu
cướp biến Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này tạo điều kiện thuận lợi dé tiến
hành các hoạt động hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trên biến,phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, không để xảy ra xung độttrên biển
Hoạt động hop tác quốc tế về biển đã góp phan quan trọng vào việc
tăng cường tin cậy chính tri, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các
nước dé từng bước giải quyết các tranh chấp trên biển, tao dựng môi trường
hòa bình, ôn định trong khu vực và trên thé giới Đồng thời, giúp huy động
các nguồn lực, tri thức cần thiết để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; biểu thị rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực thi đầy
đủ những nội dung cua UNCLOS.
1.2.2 Những vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia
Do kiến tạo về mặt địa chất, cho nên giữa bờ biển hai nước Việt Nam
và Campuchia có những đặc điểm cơ bản như có trên 150 đảo lớn, nhỏ được
chia thành bảy cụm và một số đảo lẻ Ngoài một số đảo lớn như đảo Phú Quốc rộng 568 km2, dao Phú Dự rộng 25 km2, dao Thổ Chu rộng 10 km2 va một số đảo như Hòn Dứa, quần đảo Nam Du trên dưới 1,5 km2, các đảo còn
lại đều nhỏ đưới 1 km2 [Nguyễn Thanh Minh, 2016] Trong khu vực này, hainước có van dé về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa Mặt khác, trong quan hệ giữa hai nước tồn tại vấn đề đường Brévié, màđường Brévié không phải là cơ sở pháp lý dé phân định biên
17
Trang 22Từ năm 1913 và nhất là từ những năm 1930, giữa chính quyền NamKỳ/Việt Nam và chính quyền bảo hộ Campuchia đã nảy sinh tranh chấp gaygắt về quyền thu thuế đánh cá và quyền đặc nhượng khai thác tai nguyên ởcác đảo ven bờ Campuchia nhưng thuộc Nam Kỳ Dé tạm thời giải quyết van
đề quản lý các đảo, và do không thể có đủ các thủ tục pháp lý để giải quyết
việc phân định chủ quyền trên một số đảo giữa hai bên, năm 1939, Toàn
quyền Đông Dương G Brévié đã vạch một ranh giới mà lịch sử sau này gọi là đường Brévié Toàn quyền trao quyền hành chính và cảnh sát trên các đảo ở
phía Tây Bắc đường nay cho phía Campuchia, còn các đảo ở phía Đông Namđường này vẫn thuộc quyền quản lý của Nam Kỳ Sau năm 1954, Campuchia
và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đều cho rằng đường Brévié đã hết hiệulực và bắt đầu tranh giành quyền kiểm soát lại các đảo Tình hình này làm cho
vùng biển vốn bat ôn lại càng trở nên phức tạp hơn, đồng thời làm ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa hai nhà nước Tình hình ngày càng trở nên phức tạp
hơn và van đề tranh chấp chủ quyền trên biển giữa hai nước đã làm nảy sinh những bất đồng mâu thuẫn và ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Từ năm 1954 đến năm 1980, Campuchia liên tục
có những hành động làm phức tạp thêm tình hình trên biển, như tiến hành bắtphạt và tịch thu ngư lưới cụ của ngư dân Việt Nam với mục đích dé thé hiệnyêu sách chủ quyền của minh trên vùng biển có tranh chấp với Việt Nam
Trước những diễn biến phức tạp trên vùng biển giữa Việt Nam vàCampuchia, nhăm thiết lập một cơ chế quản lý vùng biển chung, ngày
07/7/1982, hai nước đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia Hiệp định quy định lấy khu vực vùng nước lịch sử năm giữa vùng biển hai nước và sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp dé hoạch định
đường biên giới giữa hai nước [Nguyễn Bá Diến, 2006] Đây là lần đầu tiênhai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo trên vùng biển giáp
ranh giữa hai nước Hiệp định đã nâng đường Brévié từ ranh giới quản lý
18
Trang 23hành chính cảnh sát thành đường phân chia chủ quyên biển đảo giữa hai nước,nhưng cũng xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển chính thức
do hai bên chưa ký được hiệp định phân định biển
Hiệp định cũng quy định hai nước đồng ý tạo ra một vùng nước lịch sử
chung trên cơ sở điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế và quốc phòng của mỗi nước Vùng nước lịch sử chung được giới hạn bởi các bờ biển Hà Tiên của Việt Nam và Kampot của Campuchia, đảo Phú Quốc và các đảo khác ở ngoài khơi Vùng nước lich sử chung được hai bên coi như đặt dưới chế độ nội thủy
và được quản lý chung về đánh cá Hai bên tiến hành tuần tra và kiểm soáttrong khi chờ đợi việc giải quyết đường biên giới trên biển trong vùng nướclịch sử Đây có thé coi là hình mẫu quản lý chung về đánh cá đầu tiên trongkhu vực Trên cơ sở của Hiệp định về vùng nước lịch sử đã ký kết, ngày
31/7/1982 Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã ra tuyên bố hệ thống đường cơ
sở thăng bao gồm các đảo nam xa bờ như đảo Wai.
Tháng 3/1999, tại cuộc họp vòng 1 của Ủy ban liên hợp, phái đoàn của Việt Nam đã đưa ra sơ đồ đường trung tuyến trong vùng nước lich sử dé hai bên lấy đường này làm cơ sở đàm phán phân định, điều chỉnh làm đường
phân định biên giới trên biển giữa hai nước Đây được xem là giải pháp hợp
ly dé hai bên tiếp tục làm cơ sở đàm phán phân định biên giới trên biển
Tuy vậy, đến tháng 8/1999, tại vòng 2 của cuộc họp Ủy ban liên hợp,
về phía Campuchia vẫn chưa nhất trí về đường trung tuyến mà Việt Nam đã
vạch ra ở vòng 1, đồng thời không đưa ra một giải pháp cụ thé nào Quan điểm của Việt Nam trong đàm phán phân định biển với Campuchia là vẫn
kiên trì giải thích rõ hơn về tính hợp lý và hy vọng đi tới một biện pháp phân
định công bằng cho cả hai bên.
Tuy nhiên, từ năm 1999 đến năm 2021, Campuchia vẫn chưa có mộthành động cụ thể, hay động thái tích cực nảo trong đàm phán với Việt Nam dé
đi tới kết quả phân định biên giới trên biên giữa hai nước một cách công bằng
19
Trang 24Phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia mặc dù đã có kinhnghiệm khi cả hai nước đều nhất trí ký Hiệp định vùng nước lịch sử chung.Tuy nhiên, để Hiệp định phân định biến giữa hai quốc gia được ký kết cònphải mất một quá trình đàm phán lâu dài Do quan điểm chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyên tài phán giữa hai quốc gia còn có sự khác biệt.
Điều 8, Luật Biên giới Quốc gia của Việt Nam năm 2003 quy định:
“Vùng nước lịch sử là vùng nước đo những điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa
quan trọng đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh của Việt Nam hoặc của ViệtNam và các quốc gia cùng có quá trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời đượcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan thỏa thuận sửdụng theo một quy chế đặc biệt băng việc ký kết điều ước quốc tế”
Như vậy, việc ký kết Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và
Campuchia đã giúp hai bên đạt được thỏa thuận, thống nhất chủ quyền pháp
lý các đảo, phạm vi, quyền hạn quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lợi trong vùng nước lịch sử của mỗi quốc gia; đồng thời, chấm dứt việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo diễn ra phức tạp, lâu dài trong lịch sử quan hệ giữa
hai nước trên khu vực Vịnh Thái Lan (phía Tây Nam Việt Nam) Hiệp định đã
xác định rõ phạm vi vùng nước lịch sử chung của Việt Nam và Campuchia.
Hai nước có quyền áp dụng quy chế pháp lý trên vùng nước lịch sử như chế
độ vùng nội thủy.
Hiệp định đề cập đến nhiều nội dung thỏa thuận, trong đó cốt lõi là
thống nhất, thỏa thuận: Lay đường Brévié được vạch ra năm 1939 lam
đường phân chia đảo trong vùng nước lịch sử này Đây là sự vận dụng đúng
dan, sáng tạo các nguyên tắc, quy định quốc tế vào phát triển từ “phân định
ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát” thành “đường phân chia chủ
quyén các đảo trong vùng nước lịch sử của hai nước” Theo Hiệp định, việctuần tiểu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này sẽ do hai bên cùng tiễnhành; việc đánh bắt hải sản của Nhân dân địa phương trong vùng nước lịch
20
Trang 25sử vẫn theo tập quán làm ăn từ trước đến nay Đối với việc khai thác tàinguyên: dầu khí, khoáng sản, băng cháy trong vùng nước lich sử sẽ do hai
bên cùng thỏa thuận; khi chưa có thỏa thuận, không bên nào được đơn
phương tiến hành Thỏa thuận sẽ thương lượng vao thời gian thích hợp trên
cơ sở bình đăng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thé
của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau dé hoạch định biên giới biểngiữa hai nước trong vùng nước lịch sử Hiệp định có ý nghĩa hết sức quantrọng về chính trị, pháp lý trong lịch sử quan hệ giữa hai nước; đặc biệt, vấn
đề chủ quyền đối với các đảo được giải quyết một cách hợp tình, hợp lý, là
cơ sở pháp lý để hai nước quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các nguồn lợi
trong vùng nước lịch sử.
Thực hiện Hiệp định, những năm qua, Nhà nước, Quân đội, trực tiếp là
Quân chủng Hải quân Việt Nam đã ký kết Quy chế phối hợp tuần tra chung
và thiết lập đường dây nóng với Hải quân Hoàng gia Campuchia Đồng thời,
thực hiện nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai lực lượng,nhằm giải quyết, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống phát sinh trong Vùng
nước lịch sử, góp phan giữ vững an ninh, an toàn vùng biển phía Tây Nam
của Tổ quốc; ngăn chặn, đây lùi nguy cơ xung đột, tạo môi trường hòa bình,
ồn định dé hai nước cùng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển và củng
có mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, cùng phát trién
1.3 Xu hướng phân định biên giới biển trên thế giới
Đề năm được xu hướng phân định biên giới biển trên thế giới, trước hết cần phải chỉ ra được các yếu tố liên quan đến việc vạch ra một đường biên giới biển cụ thé của mỗi quốc gia Khi áp dụng các quy định của Công ước quốc tế về Luật biển 1982, các yếu tố này bao gồm:
Thứ nhất, một quốc gia ven biển phải quy định và vạch biên giới cácvùng biển của mình theo đúng các quy định của Công ước quốc tế về Luật
biển 1982.
21
Trang 26Thứ hai, các quốc gia thỏa thuận và đàm phán về các vùng biển chồnglấn bằng con đường song phương, ký kết các thỏa thuận phân định các vùng
biển này
Thứ ba, đường biên giới trong vùng biển có sự chồng lấn phải là đường được các quốc gia liên quan đàm phán và cùng thỏa thuận hay cùng chấp nhận nếu việc giải quyết là do Tòa án quốc tế thực hiện Đường biên giới trong vùng
biên chồng lắn do một bên đơn phương quy định chi được coi là một yêu sách,không có giá trị pháp lý quốc tế [Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999]
Các bên trước hết phải cùng nhau xác định cụ thé khu vực chồng lấn phải giải quyết Tiếp đó, để bảo đảm nguyên tắc trong phân định biên giới trên biển, cần phải xem xét đến các hoàn cảnh đặc biệt có liên quan mà chủ yếu là các hoàn cảnh địa lý tự nhiên như hình thái đường bờ biển liên quan
(bờ biển lồi hay lõm), chiều dài của hướng chung của đường bờ biển của các
bên, sự hiện diện của các đảo ở khu vực biển liên quan Cac đảo, tùy vi trí, kích thước, tùy thỏa thuận của các quốc gia liên quan sẽ có hiệu lực khác
nhau khi các bên vạch đường biên giới.
Về mặt pháp lý, các yếu tô về kinh tế bao gồm nhưng không hạn chế tài
nguyên, truyền thống khai thác va sử dụng biển, nhu cầu giao thông hang hảikhông phải là các yếu tổ trực tiếp liên quan đến việc vạch đường biên giới.Tuy nhiên, khi giải quyết, để bảo đảm tính hợp lý và công bằng, phù hợp với
các quy định về cho phép đánh bắt hải sản dư thừa trong vùng đặc quyền về
kinh tế, về sự khuyến khích các quốc gia liên quan hợp tác bảo vệ tài nguyên
và vùng biển, tính đến lợi ích chính đáng của người dân sinh sống ở vùng biển
liên quan, giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, các quốc gia liên quanthường tính đến các yếu tô trên khi ban bạc giải quyết
Có một số quốc gia liên quan, do tính chất phức tạp của vấn đề, khi không thé tự mình giải quyết được việc vạch đường biên giới biển giữa họ thì
nhờ đến Tòa án quốc tế để giải quyết Tuy nhiên đại đa số các quốc gia đều
muốn giải quyết thông qua đàm phan hòa bình dé tìm ra giải pháp Giải pháp
22
Trang 27do các quốc gia tự mình cùng nhau tìm ra thường có tính hợp lý, công bằng vàbền vững hơn, dễ đi vào thực tiễn hơn.
Một van đề hiện nay đang nỗi lên đó là tranh chấp về chủ quyền trên biển giữa các quốc gia đã và đang diễn ra ở nhiều vùng biển trên thế giới Chưa kể tới tranh chấp nhỏ lẻ mang tính song phương giữa các quốc gia thì
tranh chấp nhiều bên (giữa nhiều quốc gia và vùng lãnh thé khác nhau thườngtập trung ở các khu vực sau: Ấn Độ Dương, Nam Thái Bình Dương, BiểnĐông, Bắc Thái Bình Dương, Biển Bắc Cực, Dai Tây Dương, Biển Địa TrungHải, Biển Den, Biển Carribe và Vịnh Mexico Những tranh chấp biển đều có
ít nhiều liên quan tới chủ quyền quốc gia Nếu biên giới biển chưa được xác
định, các bên đưa ra yêu sách về chủ quyền với các đảo và vùng biển xung quanh, điều này sẽ tạo ra các vùng chồng lắn [Nguyễn Thanh Minh, 2016].
Như đã đề cập trên, pháp luật quốc tế và thực tiễn giữa các quốc gia
cho thay rằng việc phân định biên giới trên biển thuong được tiến hành bằng
con đường thỏa thuận Sự thỏa thuận giữa các bên liên quan này cũng chính
là yếu tố quyết định phương pháp và thẩm quyền phân định biên giới trên
biển Theo đó các bên liên quan có thê thỏa thuận lựa chọn hình thức đàm
phán để cùng phân định biên giới trên biển hoặc lựa chọn một bên thứ ba
như tòa án hoặc trọng tài quốc tế đứng ra phân định biên giới trên biến.
Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp vấn đề phân định biển trở thành một
tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp đó phải có sự tham gia của một cơ quan tài phán quốc tế Nhìn chung, phân định biên giới trên biển là quá trình phức tạp vì nó liên quan đến nhiều vẫn đề có tính nhạy cảm như chủ quyền và lợi ích quốc gia Sự thành công và khoảng thời gian yêu cầu
cho quá trình phân định biển dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tô kháchquan và chủ quan, bao gồm nhưng không hạn chế ở địa hình biển, lậptrường, thái độ và sự thiện chí của các quốc gia liên quan, vi trí và giá tri của
vùng biển phân định.
23
Trang 28Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy khi đàm phán, thỏa thuận phân định biên giới biển, tùy thuộc vào diéu kiện, hoàn cảnh thực tế, các quốc gia
thường đàm phán theo một hoặc kết hợp một số trong các xu hướng sau:
1.3.1 Xu hướng phân định biên giới trên biển dựa theo phương pháp đường trung tuyến, cách đầu
Phương pháp đường trung tuyến, cách đều là phương pháp áp dụng trong trường hợp các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối điện nhau Nghĩa
là phương pháp đường trung tuyến áp dụng cho trường hợp các quốc gia có
bờ biển đối diện nhau, phương pháp đường cách đều áp dụng cho trường hợp các quốc gia có bờ biên liền kề nhau Theo phương pháp này, đường biển giới
dé phân định biên giới quốc gia trên biển chính là đường mà tất cả các điểmnăm trên đường đó đều cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng détính chiều rộng lãnh hải của các quốc gia Trong trường hợp chưa đạt đượcthỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, luật pháp quốc tế không thừa nhận
việc đơn phương xác định biên giới ngoài của lãnh hải vượt quá đường trung
tuyến hoặc đường cách đều là đường được tạo bởi các điểm cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc
gia liên quan, trừ trường hợp có danh nghĩa lịch sử hay hoàn cảnh đặc biệt
(Điều 15, Công ước quốc tế về Luật biển 1982) Phương pháp đường trung tuyến, cách đều thường được áp dung dé phân định lãnh hải Tuy nhiên, dé áp dụng phương pháp này các quốc gia phải xem xét một cách thích đáng đến
những hoàn cảnh cụ thê dé đạt được một kết quả công bằng
1.3.2 Xu hướng phân định biên giới trên biển dựa theo các phương pháp khác
Trong quá trình phân định biên giới trên biển các bên hữu quan cần phải xem xét, cân nhắc các yếu tô cụ thé bao gồm nhưng không hạn chế ở các yếu tô hình dạng bờ biển, yếu tố đảo, yếu tô hàng hải dé từ đó tìm ra được
những nguyên tắc công băng được các bên công nhận Các nguyên tắc công
24
Trang 29băng đương nhiên mang tính đặc thù và thích ứng với từng trường hợp phân
định cụ thể mà quốc gia hữu quan lựa chọn và đưa ra cùng giải quyết Do các
quốc gia luôn muốn đạt được nguyên tắc công bằng cho việc phân định và họ
có thê sử dụng nhiều phương pháp, cách thức phân định khác nhau.
Một số phương pháp phân định khác ngoài phương pháp đường trung
tuyến hoặc cách đều tạm thời hay vĩnh viễn, thì các quốc gia còn có xu
hướng áp dụng một số phương pháp sau: phương pháp đường trung tuyến
có điều chỉnh, đường kinh tuyến hoặc vĩ tuyến, phương pháp đường vòng cung, phương pháp xác định các điểm lơ lửng trong hàng hải, phương pháp sử dụng đường vuông góc với xu hướng chung của bờ biển tại khu vực phân định, phương pháp đường phân giác góc tạo bởi hai bờ biển nằm
tiếp liên, phương pháp đường biên giới trên bộ kéo dài ra biển Sử dungcác phương pháp này, các bên có thé lựa chọn tự thỏa thuận hoặc đưa van
đề phân định biên giới trên biển ra cơ quan tài phán quốc tế Các bên hữuquan cân nhắc các yếu tố trên và đưa ra các lý lẽ thuyết phục đồng thuận
của các bên.
Với việc Công ước về Luật biển năm 1982 lần lượt được các nước ký kết và có hiệu lực (Việt Nam phê chuẩn “UNCLOS 1982” ngày 23/6/1994; Campuchia phê chuân “UNCLOS 1982” ngày 24/12/2019), lần đầu tiên loài người có một văn kiện pháp lý quốc tế tổng hợp toàn diện, đề cập những van
dé quan trong nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, quy định rõ các
quyên lợi và nghĩa vụ trên biển về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biểncũng như không có biển, có chế độ kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau, có
trình độ phát triển khác nhau ) đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với các vùng biển quốc tế Sau Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước quốc tế về Luật biển 1982 được coi là văn kiện pháp lý đa
phương quan trọng nhất trong lịch sử của tổ chức này
25
Trang 30Một trong những thành quả quan trọng của Công ước quốc tế về Luật
biển 1982 là đã thiết lập một cách cụ thê và rõ ràng khái niệm, quy chế cũng như phạm vi các vùng biển Giờ đây các quốc gia không chỉ có lãnh hải rộng
12 hải lý mà còn có những vùng biển khác như vùng đặc quyền kinh tế rộng
200 hải lý và thềm lục địa rộng tối đa tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở
Những quy định này của Công ước đã mở rộng một cách đáng ké chủ quyền, các quyền thuộc chủ quyền và quyền tai phán của các quốc gia ven biển
nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện thêm các vùng biển và thềm lục địa
chồng lắn giữa các quốc gia có bờ biên nằm tiếp liền hoặc đối điện nhau.
Cũng như các tranh chấp về biên giới, lãnh thé khác, tranh chấp về việcxác định phạm vi vùng biển giữa các quốc gia là loại tranh chấp phức tạp và
chứa đựng nguy co bùng nổ gây xung đột, chang hạn như tranh chấp về phân
định vùng biển Aegean giữa Hy Lạp và Thé Nhĩ Kỳ kéo dai từ những năm 70của thế kỷ trước đến nay, hoặc tranh chấp tháng 3/2005 giữa Malaysia vàIndonesia về vùng biển Ambalat, tranh chấp các đảo Senkaku/Diéu Ngư giữa
Trung Quốc và Nhật Bản, căng thăng giữa hai nước gia tăng mạnh mẽ từ năm
2012 khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba hòn đảo thuộc cụm đảo Senkaku/Diéu Ngư, tranh chấp biển Tây Philippine giữa Philippine và Trung Quốc đối với
Bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham từ tháng 04/2012
Mỗi quốc gia có quyền đơn phương tuyên bố phạm vi các vùng biển và thêm lục địa của mình theo các quy định của Công ước quốc tế về Luật biển
1982 Tuy nhiên, nếu hai hay nhiều quốc gia có bờ biển năm tiếp liền hoặc đốidiện nhau mà khoảng cách giữa hai bờ biến đối diện không đạt tới hai lần chiều
rộng của các vùng biên hay thềm lục địa được quy định trong công ước thì sẽ xuất hiện sự chồng lần về yêu sách phạm vi các vùng biển và thềm lục địa Trong trường hợp nay, các quốc gia có liên quan thường có xu hướng tiến hành
xác định đường phân chia giới hạn không gian thực thi thẩm quyền thông qua
26
Trang 31thương lượng trực tiếp hay một cơ quan tài phán quốc tế Theo luật biển quốc
tế và thực tiễn giữa các quốc gia, việc phân định biên giới trên biển của lãnh
hải như sau:
Cho đến nửa đầu thế kỷ XX, đa số các biên giới của lãnh hải được xác
định theo xu hướng sử dụng phương pháp đường trung tuyến, cách đều Ngoài
ra, một số phương pháp kỹ thuật khác cũng được sử dụng, như: đường vuông góc với xu hướng chung của bờ biển tại khu vực phân định; đường phân giác góc tạo bởi hai bờ bién nam tiếp liền; đường biên giới trên bộ kéo dài ra biển;
theo một kinh tuyến hay một vĩ tuyến cụ thể Những phương pháp kỹ thuậtnày tỏ ra thích hợp trong điều kiện lãnh hải có chiều rộng hạn chế vào thời kỳ
đó, thường là 3 hải lý.
Khi phạm vi không gian của lãnh hải được mở rộng ra trên cơ sở các
yêu sách về lãnh hải rộng 12 hải lý hoặc hơn nữa, đương nhiên sẽ xuất hiệnthêm nhiều yếu tô có thé ảnh hưởng đến phân định biên giới của lãnh hải bao
gồm nhưng không hạn chế ở sự hiện diện của các đảo, công trình nhân tạo nôi
thường xuyên trên mặt nước biển, hoạt động hang hải, khai thác tài nguyên
Vì vậy, Điều 12 khoản 1 của Công ước về Lãnh hải và Vùng biển tiếp giáp năm 1958, sau đó được nhắc lại đầy đủ trong Điều 15 của Công ước quốc tế
về Luật biển 1982, quy định:
Khi quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau, không một
quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến ma mọi điểm trên đó cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng dé tính chiều
rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận khác Tuy nhiên, quy
định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử
hoặc các hoản cảnh đặc biệt khác cần xác định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia theo cách khác không được trù định trong điều khoản này [Phạm Thị
Hồng Phượng, 2006]
27
Trang 32Như vậy, quy định nêu trên đã khiến các quốc gia tiến hành đàm phánphân định biên giới biển theo xu hướng sử dụng cả phương pháp đường trungtuyến, cách đều lẫn khả năng thỏa thuận về một giải pháp phân định khác trên
cơ sở tính đến các yếu tố như danh nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc biệt Tuy
nhiên cả Công ước về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1958 lẫn Công ước quốc tế về Luật biển 1982 đều không có quy định cụ thể về danh nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc biệt Điều này đã gây ra khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận về việc thừa nhận có sự hiện diện của danh nghĩa lịch sử hay hoàn
cảnh đặc biệt, cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tô này đến giải phápphân định ranh giới lãnh hải Thực tiễn quốc tế phân định lãnh hải và vùngtiếp giáp cho thấy các hoàn cảnh đặc biệt có thể được hiểu là:
- Hình dạng bất thường của bờ biển;
- Sự hiện diện của các đảo;
- Tuyến đường và luồng hàng hải;
- Đặc thù của các vịnh tự nhiên và vịnh lịch sử, vùng nước lịch sử.
1.4 Cơ sở pháp lý về phân định biên giới trên biển
Trong van đề phân định biển thì vấn dé phân định biên giới quốc giatrên biển luôn được ưu tiên Do vậy các quy phạm quốc tế về luật biển dànhchủ yếu dé phân định các vùng biển giữa các quốc gia [Nguyễn Bá Dién,2006], tạo ra công cụ hiệu quả để các quốc gia có thể thương lượng, thỏathuận vùng biển chồng lan có cơ sở Các căn cứ pháp lý bao gồm các điều ước
quốc tế, song phương, đa phương như:
Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng quy định về các vùng biển mà các quốc gia ven biển có quyền được hưởng cũng như việc sử dụng và khai thác biển
và đại dương.
Các điều ước song phương ký kết giữa các quốc gia về vấn đề phân
định biên giới trên biên và phân định các vùng biên thuộc chủ quyên quôc gia
28
Trang 33hay quyền chủ quyền quốc gia Ví dụ như: Hiệp định về vùng nước lịch sử
giữa Việt Nam và Campuchia năm 1982.
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế nói chung và Luật biển quốc tếnói riêng như nguyên tắc công bằng, nguyên tắc thỏa thuận trong phân địnhbiên giới trên biển, nguyên tắc đất thống trị biển, nguyên tắc xác lập chủ quyềnbăng chiếm hữu, nguyên tắc Uti possidetis (nguyên tắc sử dụng các đường ranh
giới đã có sẵn hay còn gọi là nguyên tắc đường biên giới lịch sử)
Ngoài ra còn có các tập quán quốc tế, án lệ (ví dụ như: vụ thêm lục địa
Libia/Malte năm 1984; vụ Ngư trường của Nauy năm 1951), học thuyết, quanđiểm của các nhà luật học nồi tiếng thế giới
Cơ sở pháp lý về xác lập các đường biên giới trên biển giữa các quốcgia dựa trên các nguồn của Luật quốc tế nêu trên Chủ quyền trên biển là
quyền tối cao của quốc gia đối với vùng biển nằm bên trong đường biên giới quốc gia trên biển bao gồm vùng nội thủy và vùng lãnh hải Biên giới trên biển của mỗi quốc gia phải được hiểu là ranh giới phía ngoài của lãnh hai do quốc gia ven biên thiết lập phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia này, biên
giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanhđảo Biên giới trên biển giữa các quốc gia kế cận hoặc đối diện nhau có lãnhhải chồng lấn nhau được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia liênquan và được thé hiện băng điều ước về hoạch định biên giới biên Đồng thời,
biên giới quốc gia trên biển cũng được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp hoặc bằng bảng kê các tọa độ địa lý các điểm có ghi rõ hệ thống chắc địa
được sử dụng Trên cơ sở đó, các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam, đã
ra các tuyên bố dé khang định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyên tai phán
của mình đối với các vùng biển liên quan Ví dụ như tại Điều 5, Luật biêngiới quốc gia Việt Nam xác định: “Biên giới quốc gia trên biển được hoạchđịnh và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải
29
Trang 34của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam” [Nguyễn
nhiên, trong trường hợp vùng biển của quốc gia ven biển lại nằm tiếp liền, đối diện hoặc chồng lắn với vùng biển của các quốc gia khác thì việc hoạch định biên giới trên biển cần phải có sự thỏa thuận của các quốc gia liên quan.
Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển, một quốc gia ven biển có năm vùng biển: Nội thủy, lãnh hải (rộng 12 hải lý), vùng tiếp giáp
lãnh hải (rộng 12 hải lý), vùng đặc quyền về kinh tế (rộng 200 hải lý), vùngthêm lục địa (rộng từ 200 hải lý đến tối đa 350 hải lý) Trước năm 1994, một
số quốc gia đã theo tinh than của Công ước quốc tế về Luật biển 1982 dé
vạch đường biên giới biển chung giữa các quốc gia đó với nhau Khi các vùng biển trên của các quốc gia láng giéng kế cận hoặc đối diện nhau có sự chồng lấn thì các bên phải cùng nhau giải quyết việc vạch biên giới chung trong các vùng biển đó.
Dựa trên quy định của Công ước quốc tế về Luật biển 1982 thì “Chủquyền quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy củamình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần
đảo, đến một vùng bién tiếp liền gọi là lãnh hải” [Khim Y, 1976] Chủ quyền
này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất
30
Trang 35của biển này Nếu chiếu theo quy định này thì hình dạng của đất nước ViệtNam không còn là hình chữ S như cách hiểu thông thường Lãnh hải có ranhgiới được xác định bởi chiều rộng của lãnh hải, tất cả các quốc gia đều cóquyên tự ấn định chiều rộng của lãnh hải của mình.
Phân định biển là việc phân chia vùng biển chồng lấn giữa những quốc
gia có bờ biến liền kề hay đối diện nhau Tùy thuộc vào ban chất của vùng
biển chồng lấn là lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, ving đặc quyền kinh tế
hay thềm lục địa mà luật biển quốc tế có quy định khác nhau Phân định biển
được quy định trong Công ước Geneva về Lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải năm
1958, Công ước Geneva về Thêm lục địa năm 1958 và Công ước Liên hiệpquốc về Luật Biển năm 1982 Tat cả các Công ước trên đều ưu tiên sử dụngbiện pháp dam phán dé đạt được thỏa thuận phân định biển
1.4.1 Khái niệm về phân định biên giới trên biển
Phân định biên giới trên biển là việc hoạch định và phân chia các
vùng biến thuộc chủ quyền quốc gia gồm nội thủy, lãnh hải trong trường
hợp hai hay nhiều quốc gia có sự chồng lấn [Khoa luật-Đại học quốc gia
Hà Nội, 2013].
Phân định biên giới biển luôn được nhận định là vấn đề trung tâm củaLuật Biên và là một vấn đề quan trọng trong thực tiễn phân định biển Van đềnày không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi quốc gia có biến trong xác định biêngiới vùng biển quốc gia mà còn có vai trò đối với việc xác lập trật tự trênbiển Bên cạnh đó phân định biên giới trên biển cũng là một vấn đề có tính
nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích quốc gia Chính vì
vậy, dé tránh tình trạng xung đột, việc phân định biên giới trên biển phải đượctiền hành một cách hợp lý, tôn trọng pháp luật quốc tế và thực tiễn ở các quốcgia Một cách tổng quát, phân định biên giới trên biển được hiểu là quá trìnhhoạch định đường phân chia các vùng biển thuộc chủ quyền giữa hai haynhiều quốc gia hữu quan Vấn đề phân định biên giới trên biển được đặt ra
31
Trang 36cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau Việc phânđịnh biên giới trên biển nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới trên biểnphân chia vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
- Phân định biển là một hoạt động mang tính quốc tế nhằm hoạchđịnh đường biên giới biển (nội thủy, lãnh hải), ranh giới biển (vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa) giữa hai hay nhiều quốc gia có bờ biển đốidiện hay tiếp giáp nhau thông qua đàm phán, trung gian hoặc các cơ chế tàiphán quốc tế khác
- Đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, Điều 15 của Công ướcLiên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: Khi hai quốc gia có bờ biểnliền kề hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải
ra quá đường trung tuyến, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại
- Đối với việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục
địa, Điều 74 và 83 của Công ước 1982 quy định: Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biên tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện băng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã được nêu ở điều 38 của Quy chế Toà án quốc tế dé đi tới
một giải pháp công bang
Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong phân định biến là nguyên tắc thỏathuận và nguyên tắc công băng
- Khoản 3, Điều 4 Luật Biên Việt Nam 2012 khăng định: Nhà nước giải
quyết các tranh chấp liên quan đến biến, đảo với các nước khác bằng các biện
pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982,
pháp luật và thực tiễn quốc tế Trong thực tiễn phân định biên với các nước có
liên quan, lập trường nhất quán của Việt Nam là căn cứ luật pháp và thực tiễnquốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, tính tớicác hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên trong khu vực phân định để đạt được mộtgiải pháp công băng mà các bên đều chấp nhận được
32
Trang 371.4.2 Một số nguyên tắc giải quyết van dé phân định biên giới trên biển Nguyên tắc vạch đường biên giới chung trên biển:
Theo Điều 2 của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thé và các vùng nội
thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng, dưới tên gọi là lãnh hải và có bềrộng không vượt quá 12 hải lý” Như vậy đây là lần đầu tiên lãnh hải của các
quốc gia ven biển được Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định có bề
rộng thống nhất 12 hải lý Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên
giới quốc gia trên biển Khác với đường biên giới quốc gia trên đất liền, đường
biên giới quốc gia trên biên không được đánh dấu bằng các cột mộc quốc gia,
mà được công bố băng các bản kê tọa độ địa lý của đường biên giới đó trong
các hiệp ước phân định lãnh hải hay gián tiếp bằng các bản kê tọa độ địa lý cácđiểm này phải được công bố theo đúng thủ tục và gửi Liên hiệp quốc dé lưuchiêu Tuy nhiên, đường biên giới này là đường biên giới quốc gia không hoantoàn, vì tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” đường biên
giới này theo quy định của Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.
Nguyên tắc vạch đường biên giới chung trong lãnh hải là theo thỏa thuận giữa các quốc gia có liên quan, nếu không đạt thỏa thuận thì đương nhiên theo đường trung tuyến (đường cách đều các điểm gần nhất của đường
cơ sở lãnh hải của mỗi quốc gia) trừ trường hợp có danh nghĩa lịch sử hay
hoàn cảnh đặc biệt (Điều 12, Công ước về Lãnh hải và vùng tiếp giáp, 1958)
Và nguyên tắc vạch biên giới lãnh hải vẫn được giữ như cũ là các quốc giaphải cùng nhau thỏa thuận, nếu không thì các bên phải theo đường trung
tuyến (Điều 15, Công ước quốc tế về Luật biển 1982).
Như vậy, vào thời kỳ này, nguyên tắc vạch biên giới biển chủ yếu là phải thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, nếu không thì thường dùng đường trung tuyến Tuy nhiên, việc dùng đường trung tuyến một cách máy
33
Trang 38móc có thê dẫn đến bất hợp lý do điều kiện địa lý các vùng biển rất khác nhau Do đó, sau này trong Công ước quốc tế về Luật biển 1982, các quốc gia không coi việc dùng đường trung tuyến như một nguyên tắc nữa mà như một
phương pháp phân định biên giới trên biến
Nguyên tắc vạch đường biên giới trên biển đảm bảo các quốc gia lánggiềng kế cận hay đối diện nhau phải bàn bạc với nhau trên cơ sở pháp luật
quốc tế dé có thé thỏa thuận được một nguyên tắc công bằng cho các bên Nếu không thỏa thuận được thì có thể sử dụng các cơ quan tài phán (Tòa án,
Tòa trọng tài) quốc tế Trong khi chờ đợi giải quyết, các bên có thể thỏa thuậnbiện pháp tạm thời dé cùng khai thác, sử dụng vùng biển liên quan mà không
ảnh hưởng đến việc vạch đường biên giới sau này Nếu nơi nào đã có hiệp
định hay thỏa thuận phân chia giữa hai bên thì giữ nguyên giá trị (Điều 74 và
83 Công ước quốc tế về Luật biển 1982)
Theo Công ước quốc tế về Luật biển 1982, cơ bản là nguyên tắc thỏathuận và nguyên tac công bằng theo pháp luật quốc tế Công ước không bat
buộc phải dùng biện pháp phân chia nào mà để tùy thuộc các quốc gia xem xét Tuy vậy, qua thực tiễn, người ta thường khởi đầu băng việc vạch một đường trung tuyến, sau đó có điều chỉnh thích hợp dé đạt được sự công bằng cho các quốc gia liên quan Hoạt động phân định biên giới trên biển là một
hành vi mang tính quốc tế, cần có sự thừa nhận của Cộng đồng quốc tế, đo đóđược tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định, trong đó có hai nguyêntắc quan trọng nhất là nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bang
Nguyên tắc thỏa thuận: Do tính chất liên quan đến việc xác định giới
hạn thụ hưởng các vùng biển trên cơ sở pháp luật quốc tế của ít nhất là hai quốc gia ven biến, liền kề, đối diện hoặc có danh nghĩa pháp lý, yêu sách
chồng nhau thì phải có nghĩa vụ đàm phán một cách có thiện chí và có ý định
thực sự đạt tới một kết quả thực định, các quốc gia cần thông qua đàm phán,
34
Trang 39thương lượng dé thỏa thuận các phương pháp và tiêu chuẩn phân định (ngay
cả khi đưa việc phân định biên giới trên biển đến một bên thứ ba phân xử, các
bên liên quan nhất thiết phải có sự đồng thuận) Nguyên tắc thỏa thuận đều
được đề cập trong các Điều 15, Điều 74, Điều 83, Công ước quốc tế về Luật
biển năm 1982
Các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế còn khang định thêm: “Sự phân định này phải được mưu cầu và thực hiện qua một thỏa thuận theo một cuộc đàm phán thiện chí với ý định thực tế đạt tới kết quả tích cực” [Nguyễn
Hồng Thao, 2011] Các bên khi thỏa thuận phải có thiện chi, các yêu cầu đưa
ra phải có tinh thần xây dựng; các bên phải tiến hành đàm phán nhằm đi đếnmột thỏa thuận không phải đơn thuần tiến hành một cuộc đàm phán hình thức;
các bên có nghĩa vụ xử sự sao cho đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là trường hợp khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường của riêng mình
mà không trù liệu một điều chỉnh nào cả [Nguyễn Thanh Minh, 2016] Thỏathuận phải thực chat dé có thé nêu lên các yếu tố và hoàn cảnh có thé dé củng
có lập luận của minh, song không vi thé mà làm cản trở đàm phán.
Nguyên tắc công bằng: Mặc dù nội dung chính của nguyên tắc này chưa được quy định rõ rang và thé hiện trong Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 mà mới chỉ được đề cập trong Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa và trong các phán quyết của Tòa án quốc tế Qua thực tiễn xét xử của Tòa án quốc tế, một số nguyên tắc công bang và tiêu chuẩn công bang đã ra đời: 05 tiêu chuẩn công bằng trong vụ thềm lục địa Libia/Malte năm 1984.
Tuy vậy, Tòa lại chưa nhất trí được nguyên tắc và tiêu chuẩn công bằng trong
lĩnh vực phân định biên giới trên biển Các chuyên gia cho răng, công bằng nên được hiểu một cách đơn giản là sự xem xét và đặt lên bàn cân tất cả hoan cảnh hữu quan, để tìm được một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận và coi
kết quả mà nó mang lại là công bang [Khim Y, 1976]
35
Trang 40Công bằng trong phân định biên giới trên biển được tính đến là việc xem xét, cân nhắc tất cả các hoàn cảnh hữu quan bao gồm nhưng không hạn
chế ở bờ biển, luồng hàng hải dé tìm ra một giải pháp mà các bên có thé chấp
nhận được Các bên có thể coi kết quả của giải pháp mang lại là công bằng
chứ không phải là sự áp dụng máy móc, khắt khe một loạt các quy tắc,
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa
độ trên hải đồ là phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hảicủa quần đảo thuộc Việt Nam được xác định theo Luật biển năm 1982 và cácđiều ước quốc tế giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo Luật biểnnăm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
và các quốc gia hữu quan Khu vực biên giới trên biển tinh từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quan đảo.
Nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời: Trong khi chờ đợi ký kết các thỏa thuận phân định biên giới trên biển một cách rõ ràng và đạt được đồng thuận từ các bên, các quốc gia hữu quan này bằng nỗ lực hết sức mình,
cần phải thiện chí đi đến dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn, và đàn xếptạm thời này không phương hại đến hoạch định cuối cùng va cũng làm giảm
đi những căng thăng, xung đột giữa hai bên thời gian trước đó Cũng theo
Điều 74 và Điều 83 của Công ước quốc tế về Luật biển 1982 thì quy định về
dàn xếp tạm thời mang tính chất khuyến khích và chủ yếu, hơn là tính vào
làm một nguyên tắc.
36