1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ Campuchia - Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2020

100 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ Campuchia - Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2020
Tác giả Trương Quốc Huy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Văn
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 27,01 MB

Nội dung

Những nền tảng và dấu ấn cả hai quốc gia, hai dân tộc đạt được trong quákhứ chính là động lực rất quan trọng để Campuchia và Nhật Bản thúc đây phối hợpsâu rộng hơn nữa trong các vấn đề c

Trang 1

Trương Quốc Huy

QUAN HỆ CAMPUCHIA - NHẬT BẢN

GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HỌC

Hà Nội — 2021

Trang 2

Trương Quốc Huy

QUAN HỆ CAMPUCHIA - NHẬT BẢN

GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 8310601.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUOC TE HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, cónguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đây đủ theo quy định

Tác giả luận văn

Trương Quốc Huy

Trang 4

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề ¿- + 22522 +E£EkEEEEEEEEEEE1211211 71112111 ce 4

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - G1 1199111910 199101191 1H HH ng 8

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên Cứu ¿+ - s+SE+S++E£+EE+E£Ee£Eerkerxerxrrsree 9

5 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - 2 22s s+zs+cezz 9

6 Cấu trúc của i00 na: l‹+1 10Chương 1: BÓI CẢNH QUAN HỆ CAMPUCHIA - NHẬT BẢN

GITAT DOAN 02002720720 ẺẺn8 ỒẦdẦd - 11

1.1 Tình hình thế giới, khu VỰC - 2-2 ©£+5£+S£+EE+EE££EE£EE£EEtEEEEEEeEEerkerkerrkrrkee 11

1.1.L Tình hình thé giGi coeccccecccscsscessescsssessssessessessssssssesscsssesessessesssssssseseseseaes 111.1.2 Tinh hình khu vực Đông A.cesscssscsssessesssesssesssessesssessssssssssesssesssssesssecsseesees T8

1.2 Tình hình Campuchia và Nhật Bản - 5 S311 Si reriep 20

1.2.1 Tình hình CImMDIHCHÍ( St HT HH HH 20 1.2.2 Tình hình Nhật ĐẢH -scsknHHTHhHh HH HH nh rệt 28 1.3 Quan hệ Campuchia - Nhật Bản trước năm 2012 -+-s+++s++se++ss2 35

Tiểu kết chương 1 ¿ E9SE+SE+EE+EE+E£EEEEEEEEEEEE1211211211 217111111111, 39

Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ CAMPUCHIA - NHẬT BẢN

GIAI DOAN 2012 - 2020) - cà HH HH TH TH HH HH nh nh nh nà 40

2.1 Về chính trị - ngoại giaO - ¿52-56 E222 E9EEEEEEEE12112217121121111 7121 tre 40

2.2 Về quốc phòng - an ninh - 2 2£ +++£+S£+EE£EE£EE£+EE+EE£EEtEEEEEEEEEerkrrerrerred 48

2.2.1 Thúc day hợp tác quốc phòng song phương và trao đổi quan diém 482.2.2 Nhật Bản hỗ trợ Campuchia khắc phục hậu quả chiến tranh 492.2.3 Tăng cường thăm viếng tau hải qIÂH - 2-5255 SteceE+EzEezxerseei 50

1

Trang 5

2.3 Về kinh tế, thương mại, đầu tư, ViỆn tTỢ ccSttcSvStEEekeEEEkrkererkrkerrree 51

2.3.1 Quan điểm, chủ [YƯƠH SG HH HH Hệ 512.3.2 VE thong MAL vescessecsceccessecseessessessessssssessessessssssessessessuesseesessesessessesssesses 532.3.3 VỀ AGU UU ceececcecccccessesssessessesssessessessessssssessessessssssessessssuessessessussesseeseessessen 532.3.4 VE VIGM IO nga aa.a 562.4 Về văn hóa, xã hội, giáo UC eeceessesssesssesssesssessscsscssecsscssecssessssssecasecsseesecssecsees 58Tidu Ket Chu ong 2.0.0 3 ÔÒỎ 62Chương 3: ĐÁNH GIA QUAN HE CAMPUCHIA - NHẬT BAN

GIAI DOAN 2012 - 2020 VÀ MỘT SO TÁC ĐỘNG ©52-55cccs¿ 633.1 Thành tựu, hạn chẾ - 2-2: ++++E+£+EE+SEE£EEEEEEE27E2217112711221211 21.2 cre 63

Khmx( nan nhe 63

3.1.2 Hạn chế, thách theCeesceccessesscsssesssesssesssesssssesssesssessusssesssessusssesssesssesseesees 66

3.1.3 Trién vọng quan hệ Campuchia - Nhật Bản -s-Ăcsssesseeesse 71

3.2 Tac động của quan hệ Campuchia - Nhật Bản tới mỗi nước và Việt Nam 73

3.2.1 Tác động đối với Camipuehid +5 5s2t+E‡E‡EEeEEEEEEerkerrrrreerree 73

3.2.2 Tác động đối với Nhật Bản +52 ©c©c+E£EEeEEeEEtEEEEerkrrkrrrrrrree 78

3.2.3 Tác động đối với Việt NAIH 52-52-52 SESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrrrrkee 80

Tiểu kết chương 3 - - 2 Ss SE2EE2E E1 EEE1011211211211 7111111111111 1e 1 te 83KET LUẬN ¿2-55 522221 E2121121121121211211 2111111121111 11111111 11 11 crre 86

TÀI LIEU THAM KHÁO 2-22 2£+SE£2EE££EE£EEESEEEEEEEEEEEEE2EE2EEEEEerkrrred 88

Trang 6

MỞ DAU

1 Lí do chọn đề tài

Quan hệ Campuchia-Nhật Bản được hình thành và phát triển từ những nămđầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh trong thế kỷ XX Trải qua nhiều thăng trầm của

lịch sử, chiến tranh và những ngã rẽ trong sự phát triển của mỗi dân tộc (nhất là các

biến động chính trị của Campuchia trong thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX), mốiquan hệ này vẫn luôn được duy trì, phát triển 6n định và đi đúng hướng Thực tế,Nhật Bản là một trong những quốc gia có đóng góp quan trọng kiến tạo nên nền hòabình của Campuchia và thông qua Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc

UNTAC, nước này đã góp phần giúp dân tộc Campuchia hồi sinh, từng bước hàn

gan vết thương chiến tranh bang các nguồn viện trợ phát triển ODA, hỗ trợ kinh tế,viện trợ không hoàn lại, đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ Campuchia tái hòa nhập vớicộng đồng quốc tế

Phát triển quan hệ với Campuchia đã giúp Nhật Bản từng bước hiện thực hóachiến lược Đông Nam Á mới, trở thành một nước lớn có trách nhiệm, đóng góp chohòa bình, 6n định ở khu vực Đông Nam A và quốc tế Đây cũng chính là sự kế thừa,phát triển chính sách ngoại giao hòa bình tích cực do Thủ tướng Nhật Bản Fukuda

đề ra với Đông Nam A từ năm 1977 Với Campuchia, việc phát trién quan hệ hữunghị với một nền kinh tế lớn, nước lớn như Nhật Bản đã một lần nữa minh chứng

cho chính sách “Hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết” theo Hiến pháp

Vương quốc Campuchia 1993 là hiệu quả và đúng dan

Những nền tảng và dấu ấn cả hai quốc gia, hai dân tộc đạt được trong quákhứ chính là động lực rất quan trọng để Campuchia và Nhật Bản thúc đây phối hợpsâu rộng hơn nữa trong các vấn đề chính trị - đối ngoại, kinh tế - thương mại, anninh - quốc phòng, đưa quan hệ song phương có thé phát triển hơn nữa trong thờigian tới, bất chấp những khó khăn, thách thức, cản trở

Việt Nam là quốc gia láng giềng có quan hệ chặt chẽ với Campuchia và là

đối tác quan trọng của Nhật Bản nên ít nhiều sẽ bị tác động bởi mối quan hệ

Campuchia - Nhật Bản Với tư cách là một người Việt Nam yêu nước, quan tâm đến

Trang 7

moi yếu tố có liên quan đến sức mạnh của quốc gia, trong đó có những nước đối tác

quan trọng như Campuchia, Nhật Bản và mỗi quan hệ giữa hai nước - vừa bất đối

xứng nhưng không kém phan thú vị - nên tác gia đã quyết định chọn đề tài “Quan

hệ Campuchia - Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ

của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Campuchia là đối tượng nghiên cứu khá phổ biến của giới nghiên cứu khoa

học tại Việt Nam và quốc tế do lịch sử tương đối phức tạp và vi trí địa chiến lược

quan trọng của nước này tại khu vực Những lĩnh vực được các công trình trước đây

lựa chọn nghiên cứu tập trung chủ yếu vào lịch sử, chính trị nội bộ và quan hệ quốc

tế của Campuchia với một số cường quốc chính như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và

các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan Nhật Bản là một trong những đốitác phát triển hàng đầu của Campuchia, đáng tiếc, lại chưa được nhiều công trình

khoa học tập trung nghiên cứu làm rõ.

Tương tự, Nhật Bản cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu được ưathích, chủ yếu về lịch sử, sự phát triển của Nhật Bản trên những lĩnh vực chính và

quan hệ đối ngoại của Nhật qua các thời kỳ, với các nước lớn và với Việt Nam

Quan hệ của Nhật Bản với Campuchia cũng chưa thực sự được chú ý làm rõ tại một

công trình khoa học độc lập.

Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan

đến đề tài này, nhất là những công trình nghiên cứu cụ thể về quan hệ Campuchia Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2020 Hầu hết các bài viết liên quan đếnCampuchia, Nhật Bản là sự tập hợp tư liệu, đưa tin, những phân tích, nhận định vềcác van dé mà hai nước có liên quan như: ASEAN, MeKong, Biển Đông ; chưa disâu phân tích vào từng lĩnh vực hợp tác song phương giữa hai nước Cụ thé, gan đây

-có một số sách, công trình nghiên cứu và bài viết -có liên quan đến hai nước và mối

quan hệ Campuchia - Nhật Bản như sau:

Tác giả Hoàng Thị Minh Hoa (Đại học Huế) có bài viết: “Đóng góp của

Nhật Bản trong sự phát triển kinh tế, xã hội ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia

Trang 8

(1991 - 2005)” Trong bài viết này, tác giả di sâu phân tích, làm rõ những đóng góptích cực của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ba nước ĐôngDương: Lào, Việt Nam, Campuchia giai đoạn 1991 - 2005; trong đó nhấn mạnhnguồn vốn ODA của Nhật Bản đã giúp Campuchia thoát khỏi khó khăn, khủng

hoảng do chiến tranh kéo dai, từng bước khôi phục, xây dựng lại nền kinh tế thời kỳhậu chiến.

Về quan hệ giữa Nhật Bản với các nước ASEAN, trong đó có Campuchia cócác bài viết sau: “Sw biến đổi gan đây của tình hình kinh tế, chính trị Nhật Ban và

tác động tới quan hệ Nhật Ban - ASEAN” [Trần Thị Duyên, 2011]; “Quan hệ NhậtBản - ASEAN: 40 năm nhìn lại” [Nguyén Ngọc Ánh, 2013]; “Quan hệ Nhật Bản -

ASEAN trong giai đoạn hiện nay” [Ngô Thị Lan Anh, 2014]; “Xu hướng mới trong

hợp tác quốc phòng an ninh Nhật Bản với ASEAN” [Lê Xuân Phương, 2015];

“Chính sách ASEAN cua Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo” [Ngô Phương

Anh, 2018]; “Hop tác An ninh Nhật Bản - ASEAN trong những thập niên dau thé kỷ21” [Nguyễn Thanh Minh, 2019] Trong các bài viết này, các tác giả đã nêu bậtthực trạng hợp tác giữa các nước ASEAN với Nhật Bản trong những năm đầu thế

kỷ XXI trên tất cả các lĩnh vực như: chính tri-ngoai giao, kinh tế-xã hội, an

ninh-quốc phòng Bên cạnh những kết quả đạt được, các tác giả đã chỉ ra những mặt hạnchế, khó khăn, thách thức mà quan hệ song phương đã, đang phải đối mặt; đồng

thời, đưa ra những dự báo về sự phát triển của quan hệ ASEAN - Nhật Bản trongthời gian tới Đáng tiếc, các bài viết chỉ đưa ra cái nhìn tông thé và nền tảng về quan

hệ của Nhật Bản với toàn khu vực Đông Nam Á và chưa “trang” vào giai đoạn mà

Đề tài này nghiên cứu

Đáng chú ý là Báo cáo khoa học theo dõi Nghị định thư giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Đại học Tokyo năm 2010 của tác giả Lê Bộ Lĩnh với

chủ đề: “Quan hệ giữa Nhật Bản với các nước thành viên mới của ASEAN trong bốicảnh Đông A dau thé kỷ 21” Trong đó, tác giả tập trung đi sâu phân tích quan hệ của

Nhật Bản với một số nước thành viên ASEAN, trong đó có Campuchia Báo cáo đãchỉ ra những đóng góp của Nhật Bản trong hỗ trợ Campuchia về kinh tế, viện trợ vốn

ODA để giúp nước này tái thiết nền kinh tế hậu nội chiến và phát triển đất nước

Trang 9

Bên cạnh đó còn có các bai viết của Thông tấn xã Việt Nam về quan hệCampuchia - Nhật Bản từ quá khứ đến hiện tại trên tất cả các lĩnh vực như: “Trién

vọng quan hệ Nhật Bản - Campuchia” [2006]; “Campuchia và Nhật Ban hợp tác

trong các dự án dau khí” [2006]; “Moi quan hệ gan gũi giữa Campuchia - Nhật

Bản” [2017]; “Cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với Campuchia ”

[2018] Các bài viết này đã đi sâu phân tích và làm rõ một phần sự hợp tác giữaNhật Bản và Campuchia trong những năm đầu của thế kỷ XXI; đồng thời, cũngnêu bật những yếu tô tác động, cách tiếp cận và lợi ích của mối quan hệ này đem

lại cho Campuchia và Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh, cạnh tranh Mỹ - Trung

ngày càng gia tăng, không chỉ ở trong khu vực mà còn trong các cơ chế song

phương và đa phương từ năm 2006 - 2019 và đưa ra những dự báo về triển vọng

của quan hệ thời gian tới.

Ngoài ra, còn có một số bài viết về những vấn đề Campuchia và Nhật Bảnquan tâm và tham gia như: “Nhật Bản thúc đẩy chính sách ngoại giao Đông

Dương” [Thông tấn xã Việt Nam, 2007]; “Nhật Bản và Trung Quốc tranh giànhảnh hưởng ở Campuchia” [2011]; “Ý đô chiến lược và xu hướng chính sách củaNhật Bản khi tích cực can thiệp vào vấn đề Biển Đồng” [2012]; “Quan hệ kinh té

Nhật Bản - Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng những năm gan đây” [Duong Minh

Tuấn, 2016] Những bai viết trên cho người đọc thấy được bức tranh chung về sự

hợp tác giữa Campuchia và Nhật Bản Bên cạnh những yếu tố nội tại chi phối mốiquan hệ hai nước thì yếu tố Trung Quốc cũng góp phần rất quan trọng trong việc

làm thay đổi tương quan lực lượng và lợi thé so sánh trong quan hệ Campuchia

-Nhật Bản trong giai đoạn này.

Các công trình nghiên nước ngoài

Quan hệ giữa Campuchia - Nhật Bản là chủ đề nghiên cứu nhận được sự

quan tâm của khá nhiều học giả, các nhà nghiên cứu trên thế giới, nhất là của NhậtBản và Campuchia Có nhiều cuốn sách, bài viết đề cập tới mối quan hệ giữa hai

nước, đặc biệt là giai đoạn từ khi Thủ tướng Abe Shinzo lên nắm quyền đến năm

2020, khi hai nước ngày càng thắt chặt mối quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực

Tiêu biêu phải kê đên một sô công trình sau:

Trang 10

Tác giả Chheang Vannarith với cuốn sách: “Cambodia: Between China andJapan ” [2009] đã đưa ra cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa Campuchia vớiTrung Quốc và Nhật Bản; trong đó, chỉ ra vai trò quan trọng của hai nước đối với sựphát triển kinh tế - xã hội của Campuchia, nhất là trong việc hỗ trợ xây dựng cơ sở

hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; đồng thời, khang định: quan hệ kinh tế giữa

Campuchia với Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn so với quan hệ kinh tếCampuchia - Nhật Bản và mục đích của Trung Quốc và Nhật Bản đối vớiCampuchia đều xuất phát từ lợi ích địa chiến lược của nước này

Cuốn sách: “Japan's Relations with Southeast Asia: The Fukuda Doctrineand Beyond” [Lam Peng Er, 2013] viết về chính sách đối ngoại của Nhat Ban ở

Đông Nam Á thông qua Học thuyết “Fukuda” của Thủ tướng Fukuda; trong đó, có

áp dụng chính sách trong quan hệ với Campuchia và được Thủ tướng Abe kế thừa,

áp dụng trong quan hệ giữa hai nước.

Cuốn sách: “Cambodia - Japan Strategic Partnership” [PiseyrattanakSovan, 2015] viết về những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa Campuchia

và Nhật Bản; trong đó, đi sâu phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan tác

động đến quan hệ “Đối tác chiến lược” Campuchia - Nhật Bản; đồng thời, chỉ ra

những nguy cơ, thách thức cản trở sự phát triển của mối quan hệ

Bài viết: “Cambodia-Japan Relations” [Pou Sothirak, Yukio Imagawa,

2015] viết về biên niên các mốc lich sử trong quan hệ Campuchia - Nhật Ban từ khi

có quan hệ bang giao năm 1953 đến năm 2015

Cuốn: “Cambodia’s Foreign Relations in Regional and Global Contexts”

[Deth Sok Udom, Sun Suon, Serkan Bulut, 2017] viét vé quan hé đối ngoại của

Campuchia với các nước trong khu vực và thế giới, trong đó có quan hệ Campuchia

- Nhật Bản Theo đó, tác giả đi sâu phân tích những yếu tố thúc đây sự phát triển

của quan hệ hai nước như: lịch sử, văn hóa, sự hỗ trợ kinh tế thông qua nguồn viện

trợ ODA Bên cạnh đó, quan hệ này cũng chịu sự tác động sâu sắc bởi yếu tố Trung

Quốc, Mỹ.

Bài: “Cambodia-Japan Relations: Beyond the East China Sea” [Phoak

Kung, 2015] viết về những nỗ lực của Nhật Bản và Campuchia trong việc giải

Trang 11

quyết các van đề tranh chấp trên Biến Đông và Hoa Đông thời gian qua Đây cũng

là những cơ sở quan trọng giúp hai nước tiếp tục thúc đây hơn nữa mối quan hệ

song phương.

Các công trình nghiên cứu ngoài nước nêu trên được coi là những nguồn tưliệu phong phú, cập nhật về quan hệ hữu nghị giữa Campuchia và Nhật Bản thời

gian qua Tuy nhiên, những công trình này chỉ dừng lại ở việc phân tích, nghiên cứu

một số khía cạnh chung trong quan hệ hai nước mà chưa đi sâu phân tích trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống quan hệ quốc tế, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, chính tri,

an ninh quốc phòng hai bên có sự hợp tac sâu rộng thời gian qua va trong một giai

đoạn cụ thé Đây chính là khoảng trống còn thiếu dé tôi đi sâu phân tích dé tài này

trong giai đoạn 2012 - 2020.

Như vậy, từ việc xem xét lịch sử nghiên cứu vấn đề, tôi nhận thấy chưa có

công trình nào nghiên cứu có hệ thông, toàn diện về mối quan hệ Campuchia - Nhật

Bản thông qua việc: tìm hiểu những yếu tố chủ quan và khách quan nào đã tác độngđến mối quan hệ hai nước trong giai đoạn 2012 - 2020; quan hệ hai nước trên cáclĩnh vực chính trị-ngoại giao; kinh tế; an ninh-quốc phòng trong thời gian nêu trên

có gì đặc biệt, qua đó đánh giá những thành tựu, hạn chế của mối quan hệ này trongthời gian đã nêu, tác động của nó đối với khu vực và mỗi nước trong thời gian tới,nhất là trong bối cảnh tình hình hai nước có nhiều biến động Tuy nhiên, những

công trình nêu trên là tài liệu tham khảo bổ ích dé tôi nghiên cứu dé tài “Quan hệ

Campuchia - Nhật ban giai đoạn 2012 - 2020”.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tong quát: Nghiên cứu làm sáng tỏ mỗi quan hệ Campuchia - NhậtBản giai đoạn 2012 - 2020 trên các lĩnh vực: chính trị-ngoại giao, kinh tế, an ninh-

quốc phòng, văn hóa xã hội

Mục tiêu cụ thể:

- Chỉ ra những nhân tố tác động đến quan hệ Campuchia - Nhật Ban;

- Lam rõ sự tiến triển của quan hệ Campuchia - Nhật Bản trên các lĩnh vực

cụ thê như chính tri ngoại giao; quôc phòng, an ninh; kinh tê và văn hóa - xã hội;

Trang 12

- Đưa ra những đánh giá về mối quan hệ này như thành tựu, hạn chế và tácđộng đến Campuchia, Nhật Bản và Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ Campuchia - Nhật Bản trên các lĩnh vực

chính trị-ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội

Pham vi nghiên cứu:

- Về thời gian: Từ năm 2012 - khi ông Abe Shinzo lên nam quyền Thủ tướngNhật Bản và thúc đây quan hệ với Vương quốc Campuchia đến năm 2020

- Về nội dung: Quan hệ song phương Campuchia - Nhật Bản trên các lĩnh

vực chính trị-ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội

5 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Hướng tiếp cậnLuận văn sử dụng cách tiếp cận của lý thuyết quan hệ quốc tế, nhất là về địa

- chính trị học, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về quốc gia, dân tộc; tiếp cận hướng nghiên cứu quan hệ song phương Campuchia

-Nhật Bản từ tổng thể đến cụ thể, từ bên ngoài vào bên trong

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ các chiến lược, đường hướng chính sách của chính phủCampuchia đối với Nhật Bản và của Nhật Bản đối với Campuchia; thực tiễn tìnhhình, kết quả hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính đã xác định; quan điểm,

phát biểu của các nhà lãnh đạo mỗi nước về nước kia; phân tích, đánh giá của các

nhà nghiên cứu và của giới bình luận, theo dõi, đưa tin về quan hệ song phương,Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, logic; hệ thống cấu trúc, phân tích tổnghợp, so sánh đối chiếu, hệ thống hóa các loại hình tư liệu; phương pháp nghiên cứuliên ngành, đa ngành của khoa học xã hội như lịch sử, kinh tế - chính trị học dé

xem xét vấn đề Ngoài ra, trong mối quan hệ này nổi lên đặc điểm Nhật Bản là nước

lớn giầu mạnh, giữ thế chủ động Trong khi đó, Campuchia là nước có liên quantrực tiếp đến Việt Nam về nhiều mặt Vì vậy, Luận văn tiếp cận nhiều hơn từ hướngCampuchia mặc dù nội dung, nội hàm quan hệ lại chủ yêu theo chiếu hướng Nhật

Bản - Campuchia.

Trang 13

6 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương chính.

Chương 1: Bồi cảnh quan hệ Campuchia - Nhật Bản giai đoạn 2012 - 2020.Chương này làm rõ những đặc điểm chính của tình hình thế giới, khu vựcĐông Á, tình hình Campuchia, Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2020, quan hệ hainước trước năm 2012 và hai yếu tố chính - Trung Quốc, Mỹ - tác động đến quan hệ

hai nước trên các lĩnh vực trong giai đoạn 2012 - 2020 cả trên hai khía cạnh chủ

quan và khách quan Đây chính là cơ sở dé xem xét, đánh giá về mối quan hệ này từ

những yếu tố đã diễn ra trong lịch sử, nội tại trong quan hệ hai nước cũng như tác

động từ những quốc gia khác

Chương 2: Thực trạng quan hệ Campuchia - Nhật Bản giai đoạn 2012 - 2020

Chương 2 tập trung phân tích về diễn biến, thực trạng mối quan hệCampuchia - Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2020 trên tất cả các lĩnh vực chínhtrị-ngoại giao, quốc phòng-an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội; từ chủ chương, chínhsách đến những kết quả đạt được Từ đó, thấy được bức tranh tổng thé trong quan

hệ giữa hai nước giai đoạn 2012 - 2020.

Chương 3: Đánh giá quan hệ Campuchia - Nhat Bản giai đoạn 2012 - 2020

và tác động của quan hệ

Từ thực trạng mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn 2012 - 2020,

chương 3 tập trung đánh giá về những thành tựu đạt được, những điểm còn tồn tại

trong quan hệ giữa hai nước, những tác động tích cực, tiêu cực đối với riêngCampuchia, Nhật Bản và ảnh hưởng của mối quan hệ này tới Việt Nam

10

Trang 14

Chương 1 BOI CANH QUAN HỆ CAMPUCHIA - NHẬT BAN

GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

1.1 Tình hình thế giới, khu vực

1.1.1 Tình hình thé giới

1.1.1.1 Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn

Cục diện thế giới giai đoạn 2012 - 2020 néi lên là yếu tổ Mỹ, Trung Quốc vàmột số cường quốc khác Với nước Mỹ, giai đoạn 2012 - 2016 là nhiệm kỳ thứ hai

của Tổng thống Barack Obama Nước Mỹ tiếp tục xu thế điều chỉnh chiến lược,

chuyên trọng tâm từ khu vực Đại Tây Dương, các nước châu Âu và khu vực TrungĐông sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng cơ bản vẫn giữ truyền thống

can dự toàn cầu về chính trị, đối ngoại, quân sự, kinh tế Tuy nhiên, bước vào nhiệm

kỳ của Tổng thống D.Trump (2017 - 2020), nước Mỹ đã điều chỉnh mạnh mẽ, thugon sự can dự ra bên ngoài, tập trung phan lớn các nguồn lực và sức mạnh về trongnội địa Mỹ (với khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên”) dé làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trởlại” Chính sách dân tộc, dân túy của Tổng thống Trump đã làm đảo lộn nhiều trật

tự lớn đã tồn tai, phát triển lâu nay, làm đứt gãy nhiều mối liên hệ, quan hệ quốc tếgiữa Mỹ với các nước đồng minh tại châu Âu, với Canada, Úc, rút khỏi các tổ chứcquốc tế như WTO, các thỏa thuận quốc tế như CPTPP, START-2, Hiệp định Paris

về chống biến đổi khí hậu, Hiệp ước Bau trời Mở ; rúgiảm quân khỏiAfghanistan, I-rắc; điều chuyên quân tại Đức, Hàn Quốc trong khi yêu cầu các nướcđồng minh tăng đóng ngân sách; gia tăng trừng phat Iran, Venezuela, Cu Ba; đâycao mâu thuẫn với Nga, Trung Quốc Đặc biệt với riêng Trung Quốc, nửa sau giaiđoạn 2012 - 2020 chứng kiến sức ép mạnh và toàn diện của Mỹ lên quốc gia này ởnhiều mặt trận, đa diện, đa chiều, đa lĩnh vực về kinh tế thương mai (gia tăng trừngphạt về gian lận thương mại, bán phá giá, mat cân bang thương mai, tăng thuế, hạn

chế đầu tư song phương, chuyên sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung

Quéc ); vé khoa hoc công nghệ (han chế dé lộ lọt bí quyết khoa học công nghệ cho

Trung Quốc; bóc gỡ, đây đuôi các lưu học sinh, nghiên cứu sinh Trung Quốc có

nguy cơ trộm cắp bí mật khoa học công nghệ, gây sức ép buộc Trung Quốc bỏ quy

định bắt buộc doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc phải chuyển giao

11

Trang 15

công nghệ dé hạn chế tối da tình trạng trộm cắp sở hữu trí tuệ ); về quân sự và địachiến lược (bản thân Mỹ tăng cường và phối hợp với đồng minh, đối tác hợp tácquân sự, tuần tra tự do hàng không, hàng hải tại các khu vực Trung Quốc tuyên bốchủ quyền phi pháp; diễn tập quân sự, bán vũ khí trang bị hiện đại; đệ trình cônghàm lên Liên Hợp quốc phản đối các tuyên bố, đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốctrên Biển Đông: khôi phục, thúc đây các cơ chế hợp tác an ninh như FiveEyes,Quad ) Sức ép của Mỹ lên Trung Quốc chưa bao giờ mạnh, đa diện, đa chiều nhưgiai đoạn vừa qua, khiến nhiều ý kiến lo ngại về một cuộc Chiến tranh Lạnh 2.0trong thế kỷ 21 Ngoài ra, Mỹ còn tăng cường sức ép lên Nga, cáo buộc Nga, TrungQuốc “âm mưu” phá bỏ trật tự thế giới đã định hình sau Chiến tranh Thế giới thứ II,thực chất là đe dọa vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ đã kéo dài nhiều chục năm qua.Các nước đối tượng khác cua Mỹ như Iran, Venezuela, Cu Ba cũng tiếp tục chiu sức

ép mạnh nhằm buộc phải khuất phục sức mạnh Mỹ, phải đi theo ý định của Mỹ.Tuy nhiên với Triều Tiên, khác với chính quyền của đảng Dân chủ, chính quyền của

Donald Trump đã thúc day tiếp xúc, đối thoại mặc dù hiệu quả chưa đạt được, van

đề bán đảo Triều Tiên hầu như vẫn “dậm chân tại chỗ” Tại Trung Đông, xu hướng

“rút lui” của Mỹ khỏi các điểm nóng Syria, Afghanistan, I-rắc, Yemen tạo rakhoảng trống quyền lực nhất định, có chỗ được Nga lap day (Syria), có chỗ dé nước

sở tại tự giải quyết hoặc để các cường quốc khu vực như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ tăng

cường can dự (I-rắc, Yemen ); nhưng ngược lại gia tang ủng hộ Israel (công nhận

Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do Thái, ủng hộ xây dựng các khu định cư Do

Thái tại Bờ Tây, tạo điều kiện cho Israel bình thường hóa quan hệ với UAE,

Qatar ) Tựu trung lại, trong giai đoạn 2012 - 2020, đặc biệt trong nửa sau của giai

đoạn, vai trò lãnh đạo của Mỹ dù vẫn cơ bản được duy trì nhưng cách tiếp cận cóphan đa chiều, khác biệt, thiếu ồn định đã gây xáo trộn đáng kể tình hình, trật tựquốc tế, tác động tương đối mạnh đến cục diện thế giới những năm vừa qua Nhưng

dù tình hình giai đoạn vừa qua có diễn biến theo mức độ, chiều hướng như thé nàothì đặc điểm nỗi bật là khoảng cách Mỹ - Trung có xu hướng bị thu hẹp đáng kétrong khi khoảng cách quan hệ hai nước lại ngày một xa; vai trò lãnh đạo thế giớicủa Mỹ bị lung lay, buộc Mỹ đã và đang phải tiếp tục điều chỉnh toàn diện để bảo

vệ, trong đó có việc gia tăng kiêm chê, bao vây Trung Quoc.

12

Trang 16

Về phần mình, năm 2012, Trung Quốc có sự chuyền giao lãnh đạo bằng việcTập Cận Bình lên giữ chức Tổng bi thư - Chủ tịch nước với “sử mệnh” chan hungdân tộc Trung Hoa Kế thừa một đất nước Trung Quốc đã hội tụ được nhiều sứcmạnh, thành tựu sau hơn 30 năm cải cách, mở cửa, ra khỏi giai đoạn “giấu mình chờthời”, bước ra vũ đài thế giới với vị thế một cường quốc, với tham vọng đứng vào

hàng ngũ siêu cường hàng đầu lãnh đạo thế giới với hàng loạt cột mốc 100 năm

(thành lập đảng, thành lập nước ) thông qua công cụ là các chiến lược có tam cỡthé giới như: Vành đai, Con đường: Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21; Ngân

hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Sự lớn mạnh của một quốc

gia đáng lẽ phải được cộng đồng quốc tế chào đón, khích lệ vì đóng góp tích cực

vào sự phát triển chung Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Trung Quốc lại vấp phải nhiều

phản ứng trái chiều từ cộng đồng quốc tế do hai nguyên nhân chính: (i) do thamvọng lập lại trật tự thế giới đã được định hình dưới sự lãnh đạo của Mỹ - nói cáchkhác, là trực tiếp cạnh tranh vai trò lãnh đạo của Mỹ (ii) Do những đòi hỏi, tranh

giành quyền, lợi ích với các quốc gia, dân tộc khác, từ vĩ mô như chủ quyên lãnh

thổ, lãnh hải tới vi mô như sở hữu trí tuệ, bản quyền sản phẩm thương mại Ngay

cả sự trợ giúp của Trung Quốc thông qua các công cụ chiến lược như trên cũng bị

cộng đồng quốc tế và chính các nước nhận trợ giúp tố cáo là “dé dàng, thuận lợi ban

đầu” nhưng là bẫy nợ, phát sinh, đội vốn, bị buộc phải đánh đổi độc lập về chính

sách hoặc chủ quyền lãnh thé (đảo, cảng biển, đất làm dự án ) “Boi phân chia lạithế giới” là quy luật đã hình thành, diễn ra nhiều trong lịch sử khi một cường quốcphát triển đạt đến ngưỡng nhất định Trong thời đại ngày nay, Trung Quốc không

thể và không đủ sức mạnh lặp lại các bài học lịch sử như trước đây Nên cách tiếpcận của Trung Quốc ngày nay đang gặp phải những trở lực vì trực tiếp tác động đến

quyền, lợi ích của nhiều quốc gia, dân tộc khác Trung Quốc không thê dừng pháttriển, Mỹ cũng không thé cho phép Trung Quốc de dọa vi thế siêu cường lãnh đạo

thế giới Hai xu hướng trái ngược này đang trở thành mâu thuẫn thời đại, tác động

chi phối mạnh đến nhiều van dé, lĩnh vực, khu vực của thé giới, không tránh khỏi

trong đó có quan hệ Campuchia - Nhật Bản.

13

Trang 17

Ngoài Mỹ và Trung Quốc, một số cường quốc khác cũng bắt đầu nổi lêntương đối mạnh mẽ Nỗi bật nhất trong đó là Nga - quốc gia được nhiều ý kiếnđánh giá là đang trên đường khôi phục lại vị thế siêu cường quân sự trước đây.

Sau nhiều năm tích tụ thành quả nhờ giá dầu/khí đột liên tục tăng cao kết hợp

chính sách quản lý kinh tế xã hội tương đối hiệu quả, đấu tranh mạnh với tệ nạn

quan liêu, tham những tiềm lực quốc gia của Nga liên tục được tăng cường

(GDP của Nga liên tục tăng trong các năm với tốc độ trung bình khoảng 1,3%,GDP đạt 1,7 nghìn tỷ USD) [Thông tấn xã Việt Nam, 2020] Tuy nhiên, nổi bậtnhất với Nga giai đoạn vừa qua là sức mạnh quân sự tiếp tục được tăng cường vớihàng loạt vũ khí chiến lược được ra mắt (tên lửa siêu vượt âm, tầu chiến, xe tăng

thế hệ mới ) Sự phóng chiếu sức mạnh quốc gia vốn đang nhanh chóng được

phục hồi ra môi trường quốc tế được thé hiện sắc nét nhất qua ba hành động chiếnlược gồm: (i) Năm 2014 - thu hồi bán đảo Crum từ Ucraina, sử dụng cuộc xungđột vũ trang tại khu vực Donbass, Lugansk để ngăn chặn Ucraina ngả han sangNATO, EU; (ii) Năm 2015 - can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria dé bảo vệ chínhquyên Tổng thống Assad, lật đồ tổ chức khủng bố Hồi giáo IS, cơ bản khôi phục

ồn định tại khu vực Trung Đông: (iii) Năm 2020 - hỗ trợ chính quyền Tổng thống

Belarus A.Lukashenko trụ vững trước phong trào biểu tình của phe đối lập Batchấp sự bao vây, kiềm chế của phương Tây, những hành động cứng rắn, dứt khoát

của Nga không chỉ đang bảo vệ thành công lợi ích quốc gia của nước này mà cònmang đến một xu thế mới độc lập, tự chủ hơn so với trật tự vốn do một nhóm cácnước lớn nhất quy định Trạng thái này đang dẫn đến xu hướng: Nga ngày càng xarời các nước phương Tây, xích lại gần hơn với Trung Quốc; bat chất thực tế sự

đan cài lợi ích chiến lược giữa các bên không dé khiến Nga cho phép bị day trở lại

thế cô lập như thời kỳ Chiến tranh Lạnh

An Độ trong giai đoạn 2012 - 2020 cũng đã tăng cường đáng ké sức mạnh

quốc gia nhờ sự lãnh đạo của Thủ tướng S.Modi, với các chính sách có phần mang

tính dân tộc như “An Độ trước tiên”; “Make in India”; “Chính sách Hướng Đông” Đặc điểm nỗi bật của Ấn Độ trong giai đoạn này là mặc dù chủ trương thúc đây

14

Trang 18

quan hệ hop tác với các nước dé day nhanh phát triển, trong đó bao gồm cả Mỹ,

Trung Quốc, ASEAN, Trung Đông Tuy nhiên, biện chứng với sức mạnh ngàycàng tăng của Trung Quốc - vốn đe dọa không gian ảnh hưởng truyền thống tại Ấn

Độ Dương, tranh chấp trực tiếp trên biên giới khu vực Kashmir, cạnh tranh trênhàng loạt lĩnh vực kinh tế, thương mại - yếu t6 hợp tác với Trung Quốc có phan

mờ nhạt, yếu tố cạnh tranh đang gia tăng, có lúc bộc phát thành xung đột vũ trang

trực tiếp tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya

Đại đa số các nước còn lại trong giai đoạn 2012 - 2020 đều đã tìm mọi conđường, biện pháp đề tranh thủ xu thế thời đại nhăm đạt được càng nhiều càng tốt lợiích quốc gia dân tộc, cơ bản duy trì đà phát triển tương đối cho đến khi diễn ra đại

dịch Covid-19 Ngoài ra, cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đặc biệt

mạnh lên trong giai đoạn nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Trump (01/2017 - 01/2021) đãtác động, anh hưởng đáng ké đến môi trường quốc tế, khiến không it nước đã có lúc

phải nghĩ đến việc chọn phe, đây nhiều mối quan hệ vào tình trạng rạn nứt.

1.1.L2 Xu thế hội nhập, toàn câu hóa diễn ra mạnh mẽ song song voi xu

hướng dan tộc, dan túy

Trong những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, cộng đồng quốc tế

tiếp tục duy trì và thụ hưởng thành quả tích cực của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa

vốn đã diễn ra mạnh mẽ từ trước đó Thế giới phẳng kết nối hầu khắp các khu vựctrên thế giới với những thành tựu về khoa học công nghệ và thành quả về kinh tế

đã thúc đây nhân loại đạt được những bước tiến dài về phía trước Bước phát triểnnày từng rõ ràng và mạnh mẽ đến mức tháng 11/2016, Liên Hợp quốc đã đặt ra

tầm nhìn đến năm 2030, thế giới sẽ không còn ai bị bỏ lại phía sau - hàm ý nhân

loại đang cùng tiễn lên mạnh mẽ và phổ quát đến độ có thé đủ khả năng giải quyếtnhững khó khăn, tồn tại của những bộ phận còn lại của nhân loại chưa tiến kip

theo xu hướng chung.

Tuy nhiên, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa là khi trình độ phát triển càng

cao, các đối tượng, chủ thể càng ý thức rõ hơn về bản thân, từ đó thôi thúc nhu cầu

bảo vệ hoặc tranh giành nhiêu hơn lợi ích Sự va chạm, cọ xát lợi ích cũng diễn ra

15

Trang 19

mạnh mẽ hơn từ cấp độ toàn cau, khu vực, tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc giacho đến từng nước, công ty, cá nhân Đó chính là lúc xu hướng dân tộc, dân túy nỗilên ở nhiều nơi, nhiều vấn đề với điểm chung là sự dé cao quá mức lợi ích quốc giadân tộc (mà bỏ qua các tập quán, luật pháp quốc tế) cả trong quan điểm, quan niệm,chuyền hóa sang hành động - khi quyết liệt (Nga thu hồi Crum, Anh rời khỏi EU ),thậm chí đã có lúc trở nên thái quá, không phù hợp với thế giới văn minh (TrungQuốc đơn phương tiến hành nhiều hoạt động phi pháp như quân sự hóa các đảo,đá hong âm mưu “độc chiếm” Biên Đông) Nhưng có lúc chỉ là những xu thé nồilên tại một khu vực, trong một giai đoạn (sự nồi lên, thắng thế của một số đảng

phái, phong trào chính trị cực hữu, dân túy, dân tộc tại châu Âu) do sự thất vọng

vào thực tại toàn cầu hóa đã tước đoạt của họ các cơ hội hoặc mang đến những vấn

đề không đúng như họ mong đợi

Mặc dù đã từng diễn ra nhiều lần trong lịch sử nhưng với việc chỉ trong giaiđoạn 2012 - 2020 đã diễn ra cả xu hướng tập trung, liên kết (hội nhập, toàn cầu hóa)

và phân rã, li tâm (dân tộc, dân túy) đã cho thay sự thiếu ổn định, thiếu chắc chắn

xuất phát từ chính yêu tố chủ quan, toan tính của bản thân con người (các thế lực,

lực lượng) mà chưa có sự tác động, chi phối của các yêu tố khách quan khác như sẽ

được đề cập dưới đây

1.1.1.3 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệTrong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, nền khoa học kỹ thuật và công nghệ

tiếp tục phát triển với tốc độ vũ bão, mang đến những tiến bộ đáng kể cho văn minh

nhân loại Các phát minh khoa học được đăng ký hàng năm của các quốc gia, tậpđoàn khoa học công nghệ, cơ sở nghiên cứu phát triển trên thế giới trong nhữngnăm qua luôn đạt mức kỷ lục, trong đó có những thành tựu vốn trước đây chỉ nằmtrong trí tưởng tượng, ngày nay đã được hiện thực hóa, tiêu biểu như: trí tuệ nhântao (AI) ngày càng thông minh, không chỉ thay thé mà có khả năng vượt tam tư duy

của con người; mạng viễn thông 5G (viễn thông thế hệ 5 với tốc độ, dung lượng

truyền tải vượt trội); công nghệ in 3D, công nghệ lượng tử, công nghệ xanh tạo racuộc cách mạng trong sản xuất, chế tạo; cải tạo, xây dựng nên những môi trường

sông mới cho con người.

16

Trang 20

1.1.1.4 Các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng nhiễu

(khủng bố, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bénh )

Tuy nhiên, ngược xu hướng trên lại nổi lên thực trạng: biến đổi khí hậu diễn

ra ngày một mạnh, day đặc, khó lường và hậu quả ngày một nghiêm trọng Xã hộiloài người ngày càng phát triển mang lại khả năng hiểu sâu, nắm chắc thiên nhiênnhưng ngược lại, môi trường thiên nhiên ngày càng trở nên “bí hiểm” và tác động

ngày một quyết liệt trở lại với con người, buộc con người phải tìm cách thích nghi,

điều chỉnh cách ứng xử với thiên nhiên theo hướng cần trọng, bền vững hơn

Hai là sự nồi lên của một số cuộc cách mạng đường phố tại Trung Đông,

châu Phi, Trung Á, Đông Á, thậm chí cả Mỹ và châu Âu (Black Lives Matter, Áo

vàng ) Những cuộc cách mạng đường phé/phong trào phan kháng, bat tuân dân sựnày có thé kiểm soát được ngay, có những lúc rất khó khăn, có những nơi là môi lửachâm ngòi cho cuộc nội chiến khốc liệt Điểm chung của các cuộc xung đột này là

sự bất mãn của người dân với thực tế khó khăn (về kinh tế, xã hội hoặc chính trị) vàtức giận với những chính quyền thiếu năng lực, thiếu giải pháp và không thê thiếu

những cú huých từ bên ngoài Các vụ việc, phong trào, cuộc xung đột này dù đã

được giải quyết hay vẫn còn âm i thì kết quả phô biến là không có nhiều sự thay đổi

rõ rệt theo đúng ý nguyện của đa số những người khởi phát

Các thách thức an ninh phi truyền thống khác vẫn diễn ra khắp nơi như di cư

mat kiểm soát, khoảng cách giầu nghèo ngày một tăng, dịch bệnh, trong đó

Covid-19 là đại dịch “trăm năm có một” với hơn 100 triệu người mắc trên khắp thế giới,tác động nặng né về kinh tế xã hội, kéo lùi sự phát triển của nhân loại, đến nay vẫnchưa thể ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả

Không thể không nhắc đến sự nổi lên của một số phong trào khủng bố Hồi

giáo cực đoan tại khu vực Trung Đông - châu Phi Nồi bật nhất trong giai đoạn là tổchức Nhà nước Hồi giáo/IS, đã có lúc phát triển rất mạnh, chiếm được lãnh thổ

riêng, gây ra những vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào đại diện văn minh phương

Tây, truyền cảm hứng cho nhiều vụ khủng bồ tại nhiều quốc gia, khu vực khác Da

phải cần đến nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, dẫn dau là Nga, Mỹ mới có thégiải quyết co bản van dé IS, mặc dù chưa thé diệt trừ tận gốc tư tưởng và hoạt động

của Hồi giáo cực đoan.

17

Trang 21

1.1.2 Tình hình khu vực Đông A

Là khu vực phát triển năng động của thé giới, khu vực châu A/An Độ - TháiBình Dương cũng hội tụ đầy đủ những đặc điểm tình hình trên Tuy nhiên, Ấn Độ -Thái Bình Dương cũng có những đặc điểm riêng khác biệt so với phần còn lại củathé giới Đó là van đề cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc diễn ra nghiêm trong,quyết liệt hơn ở các nơi khác: Mỹ tăng cường quan hệ với các đồng minh (Nhật

Bản, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan ) cũng như đối tác (Ấn Độ, Việt Nam, Singapore )

để bao vây, kiềm chế Trung Quốc, gia tăng tuần tra tự do hàng không, hàng hải trênBiển Đông Ngược lại, nơi xuất phát của các giác mộng Trung Hoa cũng bat đầu từchính các nước trong khu vực Trung Quốc cũng gia tăng lôi kéo đầu tiên các nướctrong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar, các đảo quốc Thái Bình Dương(Micronesia, Vanuatu ), Pakistan, Maldives Tham chí cả những nước vốn làđồng minh của Mỹ như Philippin, Thái Lan cũng lung lay trước sự quyến rũ củaTrung Quốc Nếu coi quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một cuộc chiến tranh giành lợiích chiến lược trong thế kỷ mới thì khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chính là

“chiến trường” khốc liệt nhất mà các nước trong khu vực hoặc bị lôi kéo tham gia,

hoặc phải chứng kiến Vấn đề hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên cũng là một trong

những van đề bề tắc nhất trên thé giới hiện nay Dù hai bên trực tiếp là Mỹ, TriềuTiên nhưng thấp thoáng sau Triều Tiên vẫn là bóng dáng Trung Quốc Các van dénhư biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh - Đông A cũng là nơi chịu ảnh hưởngcủa mực nước biển dâng và xâm nhập mặn vào các khu vực đồng bằng châu thổsông Cửu Long (Mekong) và một số khu vực biên khác như Indonesia, Malaysia,

bão lụt (Hải Yến, Sơn Tinh ), dich Covid-19 (khởi phat từ Vũ Han/Trung Quốc).

Tuy nhiên, bức tranh khu vực không hoàn toàn là mau tối Tốc độ phát triển kinh tế

của nhiều nước trong khu vực (Trung Quốc, An Độ, ASEAN) dang ở mức cao củathế giới, tạo động lực và nguồn cảm hứng về sức phát triển của thế giới trong thế kỷ

mới Ngoài cách mạng 6 dù tại Hồng Công có mang mâu sắc của các cuộc cách

mạng đường phó, các cuộc biểu tình tại Thái Lan, Indonesia chưa đủ mức độ

nghiêm trọng dé trở thành cách mang mau Khủng bố Hồi giáo cực đoan dù có xuấthiện bởi một số phần tử cực đoan trở về Philippin, Indonesia, Thái Lan từ khu vựcTrung Đông - châu Phi nhưng cũng cơ bản không khốc liệt như các khu vực khác

18

Trang 22

Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, ASEAN có những bước pháttriển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu trên hầu hết các lĩnh vực Ngày31/12/2015, Cộng đồng ASEAN (AC) được thành lập Việc hình thành AC trên batrụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tếASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC) là sự kiện có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng và dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của ASEAN

Có thể nói, đây là một trong những quyết định quan trọng nhất của ASEAN sau gầnnăm thập ky tồn tại và phát triển Di vào Cộng đồng, với tiêu chí xây dựng mộtASEAN gan két vé chinh tri, lién két vé kinh té va cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội,ASEAN sẽ có điều kiện để đóng góp thiết thực cho các mục tiêu và lợi ích chung

của khu vực và các nước thành viên.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ASEAN đạt được sự phát triển mạnh mẽ

về mặt kinh tế, khu vực này đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế pháttriển năng động toàn cầu Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thégiới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD, với mức tăng trưởng đạt4,8%, tăng gấp 4 lần so với năm 1999 [Thông tân xã Việt Nam, 2016] Trong lĩnhvực đối ngoại, ASEAN thường xuyên ở vi trí chèo lái cho một số sáng kiến ở khuvực châu Á - Thái Bình Dương Các cuộc họp của ASEAN được mở rộng với cácnhánh như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á(EAS) nhằm đưa tất cả lãnh đạo cường quốc thé giới và khu vực châu A ngồi lại vớinhau thảo luận về an ninh chính trị và kinh tế Nhất là khi AC được thành lập, hoạtđộng đối ngoại của ASEAN được tăng cường một cách mạnh mẽ AC trong may

năm vừa qua cũng tiếp tục làm sâu sắc hơn các mối quan hệ quốc tế của mình, nhất

là với các đối tác mang tính chiến lược Quan hệ đối ngoại của ASEAN tiếp tục là

một điểm sáng với những phát triển mạnh mẽ Ngoài các đối tác đối thoại đã có (10đối tác đầy đủ và 1 đối tác theo lĩnh vực), ASEAN hiện đã thiết lập quan hệ với 4

đối tác mới (trong đó Na-uy, Thuy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ được cấp quy chế Đối tác đốithoại theo lĩnh vực và Đức được cấp quy chế Đối tác phát triển) [Thông tấn xã Việt

Nam, 2020], đồng thời mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức khu vực Bên cạnh đó,

19

Trang 23

hiện đã có 90 nước và tổ chức cử Đại sứ tại ASEAN, cũng như 53 Uỷ banASEAN tại nước thứ 3 được thiết lập tại thủ đô các nước ngoài khu vực và những

nơi có trụ sở các tô chức quốc tế lớn

Tuy nhiên, ASEAN cũng là tô chức khu vực đang ngày càng phải chịu sự tácđộng của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, điển hình nhất là cạnh

tranh Mỹ - Trung Quốc, với những xu thé li tâm nhất định ở Campuchia, Philippin;

cũng như những thách thức truyền thống và phi truyền thống khác đã nêu trên

1.2 Tình hình Campuchia và Nhật Bản

1.2.1 Tình hình Campuchia

1.2.1.1 Về chính trịĐiểm nổi bật trong tình hình chính trị Campuchia giai đoạn 2012 - 2020 là

cạnh tranh ảnh hưởng giữa Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và Đảng Cứu nước

Campuchia (CNRP) Trong cuộc cạnh tranh này, CPP đã trở thành lực lượng thốngtrị chính trường Campuchia với việc nắm trong tay cả quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp; ngược lại, CNRP đã bị giải tán, lực lượng bi phân hóa, ảnh hưởng bị suy

giảm trên chính trường Campuchia, cụ thé như sau:

- CPP vươn lên vị trí thong trị chính trường Campuchia: Điều này được thể

hiện thông qua kết quả các cuộc bầu cử

Trong bầu cử hội đồng xã/phường: cuộc bầu cử hội đồng xã/phường khóa IIIdiễn ra ngày 03/6/2012 để bầu ra 11.159 thành viên của 1.633 xã phường trong toànquốc, CPP giành thắng lợi ở 1.592 xã/phường Trong cuộc bầu cử khóa IV, diễn ra

ngày 04/6/2017, CPP đã giành được 6.503 ghế ủy viên hội đồng xã/phường (chiếm56%), trong đó có 1.156 chức trưởng xã, phường (70%) trong tổng số 1.646 xã

phường trong cả nước [Thông tan xã Việt Nam, 2018]

Trong bầu cử Quốc hội: Trong cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ V năm 2013,CPP chỉ giành được 68/123 ghế trong Quốc hội, giảm 22 ghế so với nhiệm kỳ IV

Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI diễn ra ngày 29/7/2018, CPP giành

toàn bộ 125 ghế trong Quốc hội [Thông tấn xã Việt Nam, 2018]

Tham gia cuộc bầu cử Thượng viện khóa III ngày 29/01/2012 chỉ có các ứng

cử viên của hai chính đảng lớn là CPP và SRP Kết quả bầu cử đã được Ủy ban Bầu

20

Trang 24

cử Quốc gia Campuchia (NEC) công bố ngày 18/2/2012, theo đó CPP giành được

46 ghế, SRP giành được 11 ghế Trong cuộc bau cử khóa IV, diễn ra ngày25/02/2018 với sự tham gia của bốn dang, CPP giành toàn bộ 58 ghế [Thông tan xã

Việt Nam, 2018].

Trong các cuộc bau cử Hội đồng Thủ d6/tinh, huyện/quận/thành phố nhiệm

kỳ II (2014) và nhiệm kỳ III (2019), CPP giành được 78,9% tổng số phiếu bầu.

Ngày 26/5/2019, cuộc bau cử Hội đồng thủ đô/tỉnh, thành phố/quận/huyện nhiệm

kỳ III đã diễn ra với sự tham gia tranh cử của 7 đảng Đảng CPP giành được

11.123 phiếu bầu, chiếm 95,5%, giành thắng lợi tuyệt đối tại 7 tỉnh; Đảng

FUNCINPEC được 226 phiếu (chiếm 1,9%); Đảng Hòa hợp Dân tộc Khmer được

175 phiếu (chiếm 1,5%); Đảng Quốc tịch Campuchia được 14 phiếu; Đảng Thanh

niên Campuchia được 08 phiếu và Đảng Ý chí Khmer được 02 phiếu [Thông tấn

xã Việt Nam, 2019].

Như vậy, trong các cuộc bầu cử từ năm 2021 đến năm 2019, CPP đều giành

thắng lợi áp đảo (trừ bầu Quốc hội năm 2013)

- CNRP được thành lập rồi lại bị giải tán, lực lượng, uy tín bị giảm sút

Sau cuộc bầu cử hội đồng xã/phường diễn ra và đầu tháng 6/2012, hai đảng

đối lập SRP và HRP đã sáp nhập thành đảng Cứu nước Campuchia (CNRP) nhằmtăng cường sức mạnh trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7 năm 2013 Ngày

20/8/2012, các quan chức của hai đảng đã gửi đơn xin thành lập CNRP lên Bộ Nội

vụ Campuchia Ngày 01/10/2012, Bộ Nội vụ đã ra quyết định công nhận CNRP

Ông Sam Rainsy, nguyên Chủ tịch đảng mang tên ông, đã trở thành Chủ tịch

CNRP, ông Kem Sokha, nguyên Chủ tịch HRP, trở thành Phó Chủ tịch CNRP Tư

tưởng của CNRP cơ bản tiếp thu tư tưởng của SRP và HRP là tự do, dân chủ, nhân

quyền [Thông tan xã Việt Nam, 2012]

CNRP đã giành được kết quả đáng ghi nhận trong các cuộc bầu cử Trong

cuộc bầu cử Quốc hội khóa V diễn ra ngày 28/7/2013, § đảng tham gia tranh cử

nhưng chỉ có CNRP và CPP giành được ghế trong Quốc hội, 6 đảng còn lại khônggiành được ghế nào Cụ thể, CNRP giành được 55 ghế tương đương 44,72% tông sốphiếu bau; CPP giành được 68 ghế tương đương 55,28% [Thông tấn xã Việt Nam,

21

Trang 25

2013] So với cuộc bầu cử khóa IV năm 2008, CNRP giành thêm được 26 ghế (khi

đó SRP giành được 26 ghế, HRP giành được 03 ghế) Trong cuộc bầu cử hội đồng

xã/phường tháng 6/2017, CNRP đã giành được 5.007 ghế (chiếm 43% tổng số ghé),

trong đó có 489 chức trưởng xã/phường Đây là thắng lợi lớn của CNRP nếu so vớicuộc bầu cử hội đồng xã/phường năm 2012 (chỉ giành được 2.655 ghế, chiếm

23,7% tông số ghế, trong đó có 40 chức trưởng xã/phường)

Nhận thấy ảnh hưởng của CNRP ngày càng gia tăng, trở thành đối thủ thực

sự, đặc biệt là sau cuộc bầu cử xã/phường vào tháng 6/2017, CPP và Chính phủ của

Thủ tướng Hun Sen đã sử dụng nhiều chiến thuật làm giảm ảnh hưởng của CNRP,

thậm chi là giải tan đảng nay; gồm: chia rẽ nội bộ CNRP, loại Sam Rainsy ra khỏi

đời sống chính trị ở Campuchia, đứng đằng sau một số đảng nhỏ nhằm phân tán

phiếu bầu của CNRP; sửa Luật Đảng phái, lôi kéo lãnh đạo CNRP, trong đó có ôngKem Sokha - Chủ tịch CNRP Do những chiến thuật này không thực sự mang lạikết quả như mong muốn nên chính phủ do CPP lãnh đạo đã bắt giam Chủ tịch

CNRP ông Kem Sokha (03/9/2017) và giải tán CNRP (16/11/2017) Sau khi CNRP

bị giải tán, chính trường Campuchia không còn đảng nào có thể cạnh tranh ảnh

hưởng với CPP Vì vậy, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI ngày 29/7/2018 với sự

tham gia của 20 đảng, CPP đã giành được toàn bộ 125/125 ghế trong quốc hội[Thông tan xã Việt Nam, 2018]

Hệ quả tiếp theo là tình trạng tập quyền trong nền chính trị nói chung, trong

đảng CPP và cá nhân Thủ tướng Hun Sen nói riêng Chế độ đa nguyên, đa đảng dùvẫn được duy trì theo Hiến pháp, nhưng theo quan điểm của nhiều nước phươngTây, đang bị lung lay bởi vai trò bao trùm gần như tuyệt đối của Thủ tướng HunSen và đảng CPP Kéo theo đó là tình trạng tham nhũng, thiếu minh bạch, các nhómlợi ích liên kết chính trị và kinh tế - là cái cớ dé các tổ chức nhân quyền, các phenhóm, đảng phái chính trị đối lập lên án, hạ thấp uy tín của đảng CPP, chính phủ và

cá nhân ông Hun Sen Khả năng quản lý xã hội vì thế cũng có phần khó khăn hơn

Tình trạng bất bình đăng, bất mãn đã có lúc lan rộng, tăng cao trong đa số dân

chúng Campuchia, tác động biện chứng trở lại lên chính phủ, tạo ra kết quả bầu cử

đầy khó khăn cho đảng CPP năm 2013, 2018 và dự kiến các kỳ bầu cử tới

22

Trang 26

1.2.1.2 Về quốc phòng, an ninh

Dé củng cố hơn nữa nền quốc phòng và an ninh quốc gia, chính quyền HunSen đã đây mạnh các nỗ lực cải cách quân đội Hoàng gia Campuchia theo hướng

“tinh gọn, hiệu quả, chất lượng cao” Theo đó, đã chia lực lượng quân đội Hoàng

gia thành 4 quân khu: Đông-Tây-Nam-Bắc, đứng đầu là các tư lệnh quân khu, Tổng

tư lệnh là Thủ tướng Hun Sen Cải cách quân đội theo hướng cắt giảm cơ cấu các

tướng lĩnh quân đội từ 3.000 (2017) xuống còn dưới 1.000 (2019), quy định chi có

ba người đứng đầu lực lượng Quân đội Hoàng gia, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ

trưởng Nội vụ được mang quân hàm đại tướng, bãi nhiễm chức vụ của 29 trung

tướng, thiếu tướng; giảm biên chế quân đội từ 150.000 quân thường trực (2012)xuống 125.000 quân (2019); duy trì lực lượng cảnh sát quốc gia ở mức 80.000 binh

sỹ và 100 nghìn quân dự bị [Thông tấn xã Việt Nam, 2019] Campuchia tiếp tục duy

trì lực lượng quân đội bảo vệ phủ Thủ tướng (10.000 quân chuyên trách bảo vệ Thủ

tướng và quan chức chính phủ), đây mạnh các hoạt động tập trận chung với quân

đội Trung Quốc, Thái Lan trong các cuộc tập trận: Hỗ mang Vàng, Rồng Vàng; tiễn

hành các hoạt động giao lưu hải quân với các nước ASEAN Quan trọng nhất,

Campuchia đã thúc đây các hoạt động hợp tác với Trung Quốc, dựa vào Trung

Quốc từ vũ khí trang bi đến xây dựng cơ sở hạ tầng (rõ rệt nhất là Quân cảng Ream)[Thông tan xã Việt Nam, 2020]

Bên cạnh đó, nền quốc phòng Campuchia trong giai đoạn 2012 - 2020 nổi

lên một số điểm bat cập sau:

(1) Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào Trung Quốc, dù có thé mang lại lợi íchtrước mắt cho Campuchia, tuy nhiên, bài học lịch sử thời kỳ Khmer Đỏ có lẽ chưa

xa, chưa phai nhạt đối với quốc gia, dân tộc và người dân Campuchia Ngoài ra, với

sự “ngả Trung” quá mức, áp lực lên Campuchia từ Mỹ và đồng minh phương Tây

sẽ ngày càng tăng, là yếu tố đặc biệt nguy hiểm về mặt quốc phòng an ninh, khi yếu

tố cách mang mau từ bên trong, can thiệp vũ trang từ bên ngoài là một xu hướng

khá phô biến trong giai đoạn này

(2) Việc duy trì lực lượng Hiến binh bảo vệ phủ thủ tướng gây ra mâu thuẫn,chia rẽ, nghi ngờ nhất định trong nội bộ quân đội Hoàng gia Campuchia, có thể gây

23

Trang 27

tình trạng cát cứ, bè phái Vì khi quân đội thiếu sự đoàn kết, thống nhất thì luôntiềm ân nguy cơ suy yếu từ bên trong.

(3) Việc xây dựng cho các con trai phát triển trong môi trường quân đội déchuẩn bị chuyền giao quyền lực, thế hệ lãnh đạo tuy đạt được mục đích về lợi ích,

độ tin cậy đối với ông Hun Sen nhưng cũng tạo ra môi trường thiếu minh bạch, dân

chủ, tạo sự bất mãn, bất bình trong chính đội ngũ những người đồng chí của ông

Hun Sen cũng như trong đa số người dân Campuchia Để trở thành một quốc gia

văn minh, phát triển như mục tiêu đề ra, ông Hun Sen và đảng CPP cần khắc phục

được tình trạng trên.

(4) Campuchia tiếp tục phải đối mặt với nhiều vấn đề phân định biên giới

chưa được giải quyết với: Lào, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia trên bộ và trên biển.

Điều này tạo ra cho Campuchia sự thiếu ôn định về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thé,

luôn có thé là điểm yếu, kẽ hở hoặc “ngòi nổ” dé các lực lượng đối lập chống phá

1.2.1.3 Về kinh tế - xã hộiTrong giai đoạn từ 2012 - 2020, với việc đề ra hai chiến lược phát triển quốcgia về kinh tế là: chiến lược phát triển quốc gia 5 năm (chiến lược Tứ giác giai đoạn

3, giai đoạn 2013-2018) và chiến lược phát triển 5 năm mới (chiến lược Tứ giác giaiđoạn 4, giai đoạn 2018-2023), Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng

khích lệ.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, nền kinh tế Campuchia duy trì tốc độ tăng

trưởng trung bình khoảng 7%/năm Năm 2019 tăng trưởng GDP đạt 7,1%; GDP

bình quân đầu người là 1.679 USD [Khan Sophirom]; tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu đạt khoảng 36,7 tỉ USD, trong đó giá trị nhập khẩu hơn 22,19 tỉ USD (tăng

18,6% so với năm 2018), giá trị xuất khẩu đạt khoảng 14,53 tỉ USD (tăng 12,7% sovới năm 2018) [Chea Vannak] tổng thu ngân sách dat 6,033 ti USD, ngân sách dưthừa khoảng 3,5 ti USD, dự trữ ngoại tệ đạt 15 ti USD và 30 tấn vàng; nganh du lịchđón 6,6 triệu du khách quốc tế (tăng 6,6% so với năm 2018), mang lại doanh thukhoảng 5 tỉ USD; ngành nông nghiệp xuất khẩu được gần 7 triệu tấn nông sản thuđược 1.956.714.070 USD bao gồm 75 mặt hàng như săn, hạt điều, mủ cao su, chuối,xoải ; sản lượng thóc đạt 10,88 triệu tan, dư thừa 5,76 triệu tan (tương đương 3,69triệu tan gạo), trong đó xuất khẩu 620 ngàn tan gạo [Chea Vannak]

24

Trang 28

Những thành tựu kinh tế quan trọng trên đã tạo cơ sở đề chính phủ Hoàng gia

tăng chi tiêu chính phủ lên mức 7,9 ty USD (2019), khoảng 8,23 ty USD (2020).

Tuy nhiên, nền kinh tế Campuchia trong giai đoạn này phải đối mặt với nhiều khókhăn mang tính hệ thống:

(1) Nền kinh tế Campuchia về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chậmphát triển, nguồn lực kinh tế hạn hẹp khi chủ yếu dựa vào xuất khẩu một số mặt

hàng truyền thống như: lúa gạo, giày da, may mặc, du lịch Trong khi đó, cácngành kinh tế công nghệ cao phát triển còn hạn chế Sự phụ thuộc vào bên ngoài

cũng rất lớn Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB (3/2020), trong 27 năm cảicách kinh tế, nợ Trung Quốc của Campuchia lên tới 6,7 tỷ USD, chiếm 25% GDP

năm 2019 [Thông tan xã Việt Nam, 2019] Thực trạng này đây Campuchia dan trởnên lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, hoặc biến thành “sân sau” cho các dự ánđầu tư trong khuôn khổ sáng kiến Mekong-Lan Thương hay BRI của Trung Quốc

Việt Nam, 2020] Ngoài ra, Campuchia phải đối diện với tình trạng thiếu điện kháthường xuyên khi 40% lãnh thổ nước này và thủ đô Phnom Penh thường trong tình

trạng mat điện

(3) Sức cạnh tranh của nền kinh tế Campuchia còn hạn chế, năng suất lao

động đứng thứ 8/10 nước ASEAN; nguồn đầu tư nước ngoài vào Campuchia còn

hạn chế, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam[Thông tan xã Việt Nam, 2021]

(4) Việc Mỹ và EU thi hành chính sách cắm vận kinh tế, siết chặt quy chếthương mại tự do (miễn trừ tất cả các loại hàng hóa trừ vũ khí-EBA) đối vớiCampuchia từ năm 2019 đã gây ra “cú sốc” lớn đối với nền kinh tế Campuchia.Theo Hội đồng phát triển kinh tế Campuchia (12/2019), mỗi năm Campuchia xuất

25

Trang 29

khâu sang EU hơn 5 tỷ USD hàng hóa (năm 2019 là 5,86 tỷ USD, chiếm 70% kimngạch xuất khâu của Campuchia) [Thông tan xã Việt Nam, 2020] Do đó, việc bị từchối thông qua quy chế này đồng nghĩa với việc các mặt hàng may mặc, giày da[Philip Blenkinsop, 2010] và xe đạp của Campuchia sẽ bị đánh thuế ở mức 12%,16% và 10%, khiến nền kinh tế nước này phải phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc

về nguyên liệu và thị trường Thực tế khi đại dịch Covid-19 diễn ra, trong giai đoạnnửa đầu năm 2020, khi hầu hết chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các thị trường đóng cửa,nền sản xuất và xuất khâu của Campuchia rơi vào khó khăn nghiêm trọng, nguy cơ

bất ôn xã hội tăng cao Trung Quốc đã phải ngay lập tức gửi hàng nghìn tan nguyên

phụ liệu dệt may đến Campuchia và nhập sản phẩm may mặc từ Campuchia để

“cứu” nền kinh tế nước này [Thông tấn xã Việt Nam, 2020]

1.2.1.4 Về đối ngoạiTrong giai đoạn 2012 - 2020, Campuchia đã tiếp tục thực hiện đường lối đốingoại hòa bình, độc lập, tự chủ, trung lập và không liên kết Nước này đã thiết lậpquan hệ ngoại giao với 172/220 quốc gia và vùng lãnh thé; là thành viên của hầu hếtcác tô chức quốc tế, khu vực quan trọng như: ASEAN, APEC, EAS, WTO ; trởthành quan sát viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO/2019) và đang đâynhanh nỗ lực đàm phán với 15 đối tác châu Á-TBD để tiến tới ký kết Thỏa thuậngia nhập Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện RCEP [Vannak Ch, 2020]

Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2012, Campuchia đã tổ chức nhiều hội

nghị quốc tế quan trọng như: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ, ASEAN-Nhật

Ban, ASEAN-Hàn Quốc và Hội nghị cấp cao ASEAN 2012 , góp phần nâng cao vịthế quốc tế của Campuchia

Dấu ấn quan trọng nhất của Campuchia trong giai đoạn này là việc pháttriển quan hệ với Trung Quốc Theo đó, hai nước đã nâng cấp quan hệ từ Đối tác

chiến lược (2006) lên Đối tác hợp tác toàn diện (2010) Sau khi Trung Quốc triểnkhai các chiến lược “Vành đai, Con đường” (BRI), “Con đường tơ lụa trên biểnthé kỷ XXI” và sáng kiến “Mekong-Lan Thương” xuống Đông Nam A,

Campuchia đã nhiệt tình ủng hộ, tham gia hệ thống, cơ cấu tổ chức của các cơ chế

này như: Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Quỹ Con đường tơ lụa

26

Trang 30

(SF), Ngân hàng Phát triển mới NDB Ngoài ra, Campuchia còn tham gia vàoHành lang kinh tế Trung Quốc-Campuchia và “Cộng đồng chung vận mệnh TrungQuốc-Campuchia” (2019) Đường hướng này được thể hiện qua phát biểu của Thủtướng Hun Sen tại lễ khánh thành tuyến đường cao tốc ở Phnom Penh (2017):

“Mục tiêu cua chúng tôi là tập trung vào phát triển cơ sở hạ tang Campuchia

nhận định BRI sẽ giúp nâng cao, cải thiện xây dựng cơ sở hạ tang và phát triểnkinh tế của đất nước minh, trong khi củng cô thúc day năng lực của Campuchia để

có thể giữ vai trò hiên quan lớn hơn trong việc hội nhập với cộng đồng khu vực và

thé giới ” [Bộ ÑG&HTQT CPC, 2017]

Tuy nhiên, lĩnh vực đối ngoại của Campuchia cũng nổi lên một số điểm

bat cập:

(1) Campuchia trong giai đoạn này đã ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc

Sự kiện thu hút nhiều quan ngại nhất, cho đến nay vẫn còn nhiều du âm là Hội nghị

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 năm 2012, Campuchia đã từ chối phê

chuẩn tuyên bố chung của các nước ASEAN về Biển Đông [Hồng Thất Công Tuấn Quỳnh, 2012] Lần đầu tiên sau 45 năm, các nước ASEAN không ra đượcTuyên bố chung Hành động này của Campuchia tuy làm Trung Quốc hài lòng

-nhưng đã phá hủy tinh thần đoàn kết thống nhất mà Cộng đồng ASEAN dang theođuôi, làm xói mòn nghiêm trọng vị thế, uy tín quốc tế của Campuchia

(2) Từ năm 2017 - 2020, quan hệ ngoại giao giữa Campuchia với Mỹ, EU trở

nên nguội lạnh hơn vì các vấn đề liên quan đến quyền bầu cử, địa vị pháp lý và quyềnhoạt động chính trị của phe đối lập, van đề nhân quyền trong nền chính trịCampuchia Vốn đã mất thiện cảm từ năm 2012, những mâu thuẫn này đã đâyCampuchia lần đầu tiên sau 27 năm rơi vào thế bị cô lập ngoại giao và ngày càng phụthuộc hơn vào Trung Quốc cả về đối nội và đối ngoại Điều này đã thu hẹp đáng kể

quan hệ quốc tế, không còn đúng với vị thế của quốc gia trung lập Campuchia

Tóm lại, trong giai đoạn 2012 - 2020, về tổng thể, Campuchia tiếp tục duy

tri được thế 6n định chính trị xã hội, phát triển đi lên về kinh tế, đạt được những

tiến bộ nhất định trong xây dựng cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, giai đoạn 2012 - 2020

cũng chứng kiến những diễn biến mới gây tranh cãi về chính trị nội bộ, trong

27

Trang 31

tương quan quan hệ giữa chính phủ, đảng cầm quyền với các lực lượng chính trịđối lập; về xu hướng ngả theo Trung Quốc, nguội lạnh trong quan hệ với Mỹ, EU

và khó khăn nhất định về kinh tế khi bị tác động bởi đại dich Covid-19 và nhữngbiện pháp trừng phạt của Mỹ, EU Tình hình trên đặt ra nhu cầu cho Campuchiaphải có được những quan hệ quốc tế 6n định, có sức nặng dé giải quyết hoặc cânbằng những vấn đề trên

1.2.2 Tình hình Nhật Bản

1.2.2.1 Về chính trịNền chính trị Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2020 gắn với kỷ nguyên cầm

quyền của Thủ tướng Abe Shinzo Đây cũng là thời kỳ chuyền tiếp giữa hai vị Nhật

Hoàng, hai thời dai: Bình Thành -Akihito: 1989-2019 [Kenneth Pletcher, 2020] và Lệnh Hòa -Naruhito: 2019 - nay [Isabella Steger, 2019].

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abe va dang Dân chủ tự do (LDP) (chính

đảng cầm quyền lâu năm nhất trong lịch sử Nhật Bản), tình hình Nhật Bản nỗi lên

một số đặc điểm quan trọng là: thúc đây sửa Hiến pháp Hòa bình (1946) thành bảnhiến pháp mới dé biến Nhật Ban từ cường quốc một chân trở thành cường quốc toàn

diện; đảng LDP liên tiếp giành được thắng lợi tại các cuộc bầu cử Quốc hội (2012,

2015, 2018) và ba cuộc bầu cử thượng viện (2013, 2016, 2019), trở thành đảngđóng vai trò chi phối toàn bộ chính trường Nhật Bản (Thượng viện và Hạ viện trong

suốt 8 năm ông Abe tại vị) Ngoài ra, ông Abe đã giúp Nhật Bản chấm dứt tình

trạng hỗn loạn về chính trị (trong giai đoạn 2006 - 2012, mỗi năm Nhật Bản có mộtthủ tướng) Đây được coi là một thành công lớn trong nền chính trị Nhật Bản

Hệ thống chính trị của Nhật Bản về cơ bản vẫn được duy trì theo chế độ quânchủ lập hiến và dân chủ đại nghị với sự tham gia của nhiều đảng phái chính trị,trong đó, đảng LDP và một số đảng lớn như: Đảng Cộng sản Nhật Bản, đảng Công

Minh, đảng Dân chủ Xã hội đóng vai trò quan trọng.

1.2.2.2 Về quốc phòng, an ninh

Sửa Điều 9 Hiến pháp 1946 là tham vọng của Nhật Bản nham đưa quân đội

từ lực lượng phòng vệ thuần túy trở thành một quân đội mạnh không chỉ hoạt độngtrong lãnh thổ, lãnh hải mà còn được phép mở rộng hoạt động bên ngoài lãnh thé,

28

Trang 32

tương xứng với tầm vóc của một cường quốc Trong giai đoạn 2012 - 2020, dưới sựlãnh đạo của Thủ tướng Abe, chiến lược quốc phòng của Nhật Bản được phát triển

theo các hướng sau:

(1) Kế thừa chính sách quốc phòng của các thủ tướng tiền nhiệm NakasoneYasuhiro và Koizumi Chiến lược An ninh quốc gia 2018 của Nhật Bản có mụctiêu: lấy việc ứng phó với các mối đe dọa ở khu vực và quốc tế làm hạt nhân; tăngcường sức mạnh quân đội dé đối phó với Trung Quốc, Triều Tiên và củng cố quan

hệ đồng minh với Mỹ; mở rộng giao lưu hải quân, hợp tác quốc phòng, an ninh

hàng hải với các nước Đông Nam Á Đề đạt được các mục tiêu trên, Nhật Bản đã

tăng chỉ tiêu quốc phòng từ mức 47 tỷ USD/2018 lên 48 tỷ USD/2019 và khoảng 52

tỷ USD/2020 Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đây nhanh quyết định mua 147 máy

bay chiến đấu F-35 của Mỹ trị giá 84,6 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2030; đặt mụctiêu sở hữu 3-4 tàu sân bay vào năm 2022 [Thông tan xã Việt Nam, 2019]

(2) Tái cấu trúc quân đội và xác định thêm các hình thái chiến tranh mới(không gian vũ trụ và không gian mang là chiến trường mới trong tương lai) Dé hiệnthực hóa mục tiêu này, Nhật Bản đã day mạnh các hoạt động đầu tư, nghiên cứu vềkhông gian mạng, an ninh mạng và công nghệ vũ trụ trong quốc phòng nhằm giámsát không gian mạng, không gian vũ trụ, xây dựng nguồn công nghệ quốc phòng côngnghệ cao dé đối phó với chiến tranh mạng hiệu quả Đồng thời, ngăn chặn các hoạt

động thu thập tin tức tình báo từ bên ngoài và đây mạnh nỗ lực tham gia Hiệp ước

INF với Mỹ và “Nhóm 5 con mắt” dé đối phó với những mối de dọa an ninh từ các

nước láng giềng Đông Bắc A Mùa thu năm 2020, nhóm Bộ tứ “Quad” gồm Nhật

Bản, Ấn Độ, Úc, Mỹ (là sáng kiến của Nhật Bản từ thập kỷ trước) cũng trỗi dậy hoạtđộng mạnh mẽ và được dự báo sẽ trở thành “NATO khu vực châu A” dé đối phó với

sự trỗi day của Trung Quốc [Thông tan xã Việt Nam, 2021]

(3) Chính quyền Abe đã day mạnh các cơ chế, thé chế an ninh cho phù hợpvới xu thé phát triển mới của nền quốc phòng Nhật Bản Theo đó, từ năm 2013,

Quốc hội Nhật Bản đã coi Hội đồng an ninh quốc gia là cơ quan chỉ huy, chỉ đạocác chính sách ngoại giao, an ninh của Nhật Bản với Hội đồng gồm 4 Bộ trưởng:Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao và Tài chính do Thủ tướng Abe đứng đầu Hội

29

Trang 33

đồng này cũng là cơ quan phụ trách việc xây dựng chiến lược quốc phòng dài hạn,nâng cao khả năng xử lý khủng hoảng, tình trạng khẩn cấp và đối phó với mọi tìnhhuống bat ngờ đối với an ninh quốc gia Nhờ đó, trong giai đoạn 2012 - 2020, NhậtBản đã đây mạnh các hoạt động ngoại giao quốc phòng với các nước ASEAN trong

đó có Campuchia.

Tuy nhiên, nền quốc phòng của Nhật Ban cũng phải đối mặt với một số van

đề bat cập:

(1) Hiệp ước phòng thủ Mỹ - Nhật Ban ký lần đầu năm 1951, tái ký năm

1960 cho phép Mỹ duy trì Hạm đội 7 tại Okinawa cùng 44 nghìn binh sỹ, 30 căn cư

quân sự, có tầu sân bay luân phiên hiện diện cùng các loại vũ khí, khí tài, phương

tiện hiện đại khác như máy bay B-52, B-1, tên lửa Patriot Quyền chỉ huy nhiệm

vụ “phòng thủ chung” vẫn thuộc về Mỹ Như vậy, tính đến năm 2020, 75 năm saukhi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, Nhật Bản vẫn năm dưới ô an ninh của Mỹ,chưa thể thoát ra khỏi cái bóng của quá khứ, chưa thể tự đứng trên đôi chân củamình để tự bảo vệ mình, chưa thé là đồng minh bình dang của Mỹ

(2) Dé dat được mục tiêu trở thành cường quốc quân sự hàng dau châu A,Nhật Bản phải chi ít nhất 2% GDP cho ngân sách quốc phòng Tuy nhiên, trong 9năm ông Abe làm Thủ tướng, tổng chi tiêu của Nhật Bản luôn ở dưới mức 1% Điềunày có thé có lợi về kinh tế - xã hội nhưng lại bắt lợi về chiến lược và quân sự quốcphòng, khiến mục tiêu trở thành cường quốc thực sự còn khoảng cách xa mới có thể

đạt được.

(3) Nền quốc phòng của Nhật Bản trong giai đoạn này phải đối mặt với tháchthức thực sự từ Trung Quốc Từ khi chính quyền Abe mua lại 3⁄4 hòn đảo đá không

có người ở quần đảo Senkaku/Diéu Ngư, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách tranh

chấp ở Biển Hoa Đông bằng biện pháp ngoại giao hòa bình để chuyển sang cách

tiếp cận cứng rắn theo phương châm chủ quyển thuộc về ta; liên tục tiến hành cáchoạt động gây sức ép về quân sự với Nhật Bản thông qua chiến thuật gây rồi, mưa

dâm thấm lâu Cách tiếp cận mới và các hoạt động trên thực địa của Trung Quốcluôn đặt ra cho Nhật Bản “cơn đau đầu” về chủ quyền biển đảo, đặt Nhật Bản rơi

vào tình thê đôi đâu quân sự bât cứ lúc nào.

30

Trang 34

(4) Nỗ lực sửa bỏ Điều 9 trong Hiến pháp 1946 còn gặp khó khăn do tâm líphản đối của bộ phận không nhỏ dân chúng Nhật Bản vì lo ngại chế độ phát xít vàchủ nghĩa quân phiệt có thể quay trở lại Bất luận những lo ngại đó có xảy ra haykhông thì việc sửa hiến pháp để trở thành cường quốc quân sự cũng gặp khó từ

trong chính nội bộ Nhật Bản.

1.2.2.3 Về kinh tế - xã hộiTrong giai đoạn 2012 - 2020, với chiến lược kinh tế đầy tham vọng Học

thuyết kinh tế Abenomics, Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng

như: duy trì được chu kỳ tăng trưởng kinh tế dài nhất kề từ sau Chiến tranh Thế giới

thứ 2 là 1,2%/nam (2012-2019), vượt ky lục tăng trưởng kéo dai 73 tháng

(4/2001-9/2006 của Thủ tướng Koizumi); tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ 548.600 tỷ Yên

(tương đương 4.970 tỷ USD/2018) lên hon 560.000 tỷ Yên (tương đương hơn 5.100

tỷ USD/2019), đưa Nhật Bản thoát khỏi suy thoái 2006 - 2012, cham dứt thời kykinh tế bong bóng kéo dài suốt thập niên 1990 [Thông tấn xã Việt Nam, 2020]

Ngoài ra, việc chính quyền Abe thúc đây đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp,đây mạnh đầu tư vào thị trường chứng khoán đã tạo ra thị trường chứng khoán

mạnh và 6n định với mức điểm tăng dan từ 10.000 điểm (2014) lên 20.100 điểm

(2019); góp phần làm giảm số doanh nghiệp Nhật Bản bị phá sản từ 4,3% (2012)xuống còn 2,4% (2019) Những thành tích này đã tiếp tục giữ cho Nhật Bản ở vị trí

là nền kinh tế lớn thứ hai châu Á và thứ ba thế giới trong 10 năm liên tiếp; dự trữngoại tệ đứng thứ hai thế giới, đạt 1.270 tỷ USD (sau Trung Quốc); tài sản rong của

Nhật Bản ở nước ngoài đạt 328.400 tỷ Yên (tương đương trên 3.000 tỷ USD) - là tài

sản ròng lớn nhất thế giới mà nước này đã duy trì được trong 27 năm qua; các chỉ sốtăng trưởng như: tăng trưởng danh nghĩa, tài sản quốc gia và thu nhập bình quân

đầu người đều tăng mạnh từ mức 3,5% (2013) lên 6,1% (2019) [Thông tấn xã Việt

Nam, 2019].

Bên cạnh đó, Nhat Ban cũng dat được nhiều thành tựu trong cải cách, mở

rộng thị trường lao động trong nước thông qua việc ban hành một số luật như: Luật

thực tập sinh mới (2017), Luật quản lý xuất nhập cảnh (2018) Nhờ đó, số lượnglao động nước ngoài ở Nhật Bản tăng liên tiếp trong vòng 7 năm (2013-2019), đạt

mức 1,46 triệu người (2019).

31

Trang 35

Nhật Bản cũng thành công trong việc hoàn thiện, ký kết các Hiệp định FTA

song phương như: Hiệp định CPTPP (2018), Hiệp định thương mại tự do Nhật

Bản-EU (2019) [Việt Dũng, 2019] và RCEP (2020); hình thành khu vực thương mại tự

do Đông Bắc Á: Trung-Nhật-Hàn với tổng GDP trên 20.000 tỷ USD, đứng thứ haithé giới sau Mỹ

Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản cũng nổi lên một số điểm bat cập:

(1) Trong giai đoạn vừa qua, Nhật Bản vẫn chưa đạt được tốc độ tăng trưởngkinh tế 2 - 3%⁄/năm như mục tiêu đề ra khi ông Abe lên nắm quyền Thủ tướng Tốc

độ tăng trưởng kinh tế 1,2%/năm từ năm 2012 - 2019 chậm hơn các nền kinh tế mớinổi xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, ASEAN khiến Nhật Bản đường như “dam

chân tại chỗ”, làm suy giảm sức cạnh tranh, sức bật của nên kinh tế Nhật Bản

(2) Nguy cơ tụt hậu của kinh tế Nhật Bản so với Trung Quốc, Mỹ ngày càng

rõ Theo Ngân hàng Phát triển châu A (ADB) vào năm 1990, tổng GDP của NhậtBản đạt hơn 4.200 tỷ USD, chiếm 15% GDP toàn cầu Nhưng 30 năm sau, tông

GDP của nước này chỉ đạt 5.100 tỷ USD, chiếm 7,5% Khi so sánh với Trung Quốc,

từ mức gap 4 lần nước này vào năm 2000: Nhật Bản 4.890 tỷ USD; Trung Quốc 1.220 tỷ USD), năm 2019 tỉ lệ là: Nhật Bản - 5.100 tỷ USD; Trung Quốc - 14.000 tỷUSD [Thông tấn xã Việt Nam, 2020]

-(3) Người dân Nhật Bản không được hưởng nhiều lợi ích kinh tế như Họcthuyết Abenomics đề ra Các chính sách kinh tế của ông Abe có 3 mũi nhọn (kíchthích tài chính; giữ lạm phát 2%/năm; tăng thuế tiêu dùng) đã làm cho mức thuế tiêu

dùng của người dân Nhật cao kỷ lục, tạo ra tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài: 15.000 tỷ Yên (2018) và 16.000 tỷ Yên (2019).

(4) Thách thức lớn nhất kinh tế Nhật Bản gặp phải trong giai đoạn này chính

là những tác động từ đại dịch Covid-19 Bởi Nhật Bản phải đưa ra 3 gói hỗ trợ kinh

tế trong 3 tháng đầu năm 2020: Lần 1: 15,3 tỷ USD (13/2); Lần 2: 16,7 tỷ USD

(5/3); Lan 3: 930 ty USD (27/3) Các gói hỗ trợ này khiến nền kinh tế Nhật Bản từ

tăng trưởng chậm đã rơi vào biểu hiện suy thoái, tác động trực tiếp đến Học thuyết

Abenomics của Thủ tướng Abe.

32

Trang 36

1.2.2.4 Về đối ngoạiVới tư duy chiến lược đối ngoại “tầm nhìn toàn cầu” mang tính tự chủ, đốixứng mạnh mẽ, trong giai đoạn 2012 - 2020, Nhật Ban đã đề ra hai chiến lược đối

ngoại là: “Chuỗi kim cương an ninh dân chủ Nhật Bản” (2013) [Richard J.

Heydarian, 2013] và “An Độ Dương-Thái Bình Dương: mở va tự do” (2016) với

trọng tâm là các nước Đông Nam Á và vành đai Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nhờ đó Nhật Bản đạt được một số thành tựu sau:

Đối tượng ngoại giao của Nhật Bản chuyên trọng tâm chiến lược từ Tây

Âu-Bắc Mỹ sang các nước Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương Điều chỉnh nàytrên thực tế là sự kế thừa, kết hợp Học thuyết hòa bình và Chính sách Đông Nam Ámới của cựu Thủ tướng Fukuda năm 1977 Nhờ đó, Nhật Bản đã trở thành nhân tố

quan trọng trong các sáng kiến, cơ chế chính trị, đối ngoại và an ninh của khu vựcnhư: sáng kiến cơ sở hạ tầng chất lượng cao; Hành lang tăng trưởng kinh tế Á-Phi;các tiêu khu vực như: Mekong-Nhật Bản, tiêu vùng Mekong và là động lực chính

của các cơ chế kinh tế liên khu vực như: CPTPP, RCEP Quan trọng hơn, sự điều

chỉnh này của Nhật Bản cho thấy nước này đã rất kịp thời chuyền trọng tâm về khu

vực “trung tâm phát triển” của thế giới trong thế kỷ mới - chính là khu vực “sân

nhà” của Nhật Bản trong suốt nhiều thập kỷ nay nhưng hiện đang xuất hiện nhữngnhân tổ mới đầy thách thức như Trung Quốc, Triều Tiên Điều này cũng chứngminh cho tầm vóc là nhà lãnh đạo quốc tế của Thủ tướng Abe

Trên thực tế, năm 2013, Nhật Bản đã đặt trọng tâm vào Đông Nam Á, 2015

là Trung A, 2017 là Mỹ và 2019 là Đông A [Thông tan xã Việt Nam, 2019] Hai là,

Nhật Bản đã nỗ lực thay thé Mỹ dé dẫn dat các Hiệp định kinh tế đối ngoại ở châuÁ-Thái Bình Dương Rõ rệt nhất là từ khi Hiệp định CPTPP đi vào hoạt động, Anh,

Thai Lan, Campuchia, Philippin đã có ý định gia nhập CPTPP.

Bên cạnh những thành tựu trên, ngoại giao Nhật Bản cũng phải đối mặt một

số vấn đề bắt cập:

(1) Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc trong giai đoạn 2012 - 2020, đặcbiệt từ năm 2017 - 2020 ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt Là cường quốc tầmthế giới, Nhật Bản là đồng minh chiến lược của Mỹ, là đối thủ địa chiến lược của

33

Trang 37

Trung Quốc Nhưng khác với nhiều nước thường phải chọn phe đứng han về mộtphía, Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ đa chiều với Trung Quốc Chính vì vậy, chínhsách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn vừa qua gặp phải khó khăn nhất địnhkhi vừa phải thuận theo chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, gia tăng phối hợp

với Mỹ để kiềm chế đối thủ chiến lược (Trung Quốc) nhưng cũng phải thăm dò,

điều chỉnh không vượt quá giới hạn dé “chọc tức” một đất nước Trung Quốc khôngcòn giấu mình như thời gian trước Rõ ràng, là đồng minh của Mỹ, bất luận thế nào,Nhật Bản sẽ luôn đứng về phía Mỹ, ưu tiên lợi ích của Mỹ Tuy nhiên, Nhật Bảncũng phải khéo léo tính đến Trung Quốc vì dù là đối thủ hay đối tác, Trung Quốccũng ở quá gần Nhật Bản, lợi ích và mâu thuẫn giữa hai nước sẽ ngày càng phát

triển, da dạng, phức tạp Điều đó buộc Nhật Bản phải di trén dây trong quan hệ ứng

xử với hai cường quốc Khi quan hệ Mỹ - Trung Quốc càng căng thăng thì “sợi

dây” mà Nhật Bản phải đi càng trở nên mong manh.

(2) Những năm gần đây, có một số ý kiến của giới nghiên cứu chính trị,ngoại giao quốc tế vi von chính sách ngoại giao của Mỹ là ngoại giao cao bôi; củaTrung Quốc là ngoại giao chiến lang; của Nhật Bản là ngoại giao ninja Cách so

sánh này đã phần nào cho thấy đặc điểm chính trong chính sách đối ngoại của mỗi

nước, trong đó, Nhật Bản là sự kín đáo, âm thầm, lặng lẽ nhưng tương đối hiệu quả.Mỗi chính sách đối ngoại của các nước lớn có điểm mạnh và hạn chế nhất định,khuôn khổ công trình này không đi sâu nghiên cứu đánh giá chính sách đối ngoại

của ba nước lớn trên Từ thực tiễn thời gian qua chỉ có thé rút ra nhận xét: du tương

đối hiệu quả thì chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong bốn năm trở lại đây có dauhiệu bị lan lướt bởi chính sách đối ngoại và quan hệ Mỹ, Trung Quốc với các nướcnhỏ hơn tại khu vực Đông Á Một số nước trong khu vực dù vẫn duy trì, khai tháchiệu quả quan hệ với Nhật Bản thi vẫn bị gidng xé trong quan hệ với Mỹ và Trung

Quốc, trong đó có những nước đã thể hiện sự nga, chọn phe như Philippin,

Trang 38

nhất trong lĩnh vực đối ngoại Cụ thé hơn, dường như chính sách đối ngoại của Mỹ

và Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm của các nước khác nhiều hơn, khiến phạm

vi ảnh hưởng, tác động của Nhật Bản chưa thực sự như mong muốn của nước này.Điều này khiến mục tiêu chiến lược của Nhật Bản trở thành “cường quốc đầy đủ”

gặp không ít thách thức, khó khăn.

Tóm lại, Nhật Bản giai đoạn 2012-2020, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng

Abe đã ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong các vấn đề quốc tế, khu vực,nhất là khu vực Đông Nam Á, trong đó, có Campuchia Những thành tựu này đã

đưa Nhật Bản thoát khỏi thời kỳ suy thoái, năm quyền chủ động trong các vấn dé

liên quan đến khu vực, tiêu khu vực ở Đông Nam A thông qua các sáng kiến như:

Mekong-Nhật Bản, Tiểu vùng Mekong, hợp tác hai hành lang Mặc dù vẫn phải

đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về kinh tế, xã hội, nhất là do tác động từ đạidịch Covid-19 nhưng về cơ bản, Nhật Bản đã tạo dựng được vi thế trong một trật tựkhu vực có sự tham gia, cạnh tranh của nhiều cường quốc Một dấu ấn quan trọng

khác nhờ xác lập được vai trò lãnh đạo trong các thể chế kinh tế như: CPTPP,

RCEP, ảnh hưởng của Nhật Bản về kinh tế, chính tri đối với Đông Nam Á nói

chung và Campuchia nói riêng vẫn được duy trì, bất chấp một thực tế là mối quan

hệ Nhật Bản-Campuchia trong giai đoạn 2012-2020 chịu ảnh hưởng nhiều từ hainhân tố là Mỹ va Trung Quốc

1.3 Quan hệ Campuchia - Nhật Bản trước năm 2012

Trong lịch sử hiện đại, dấu mốc đầu tiên trong quan hệ Campuchia-Nhật Ban

là năm 1951, phái đoàn ngoại giao cấp cao của hai nước tham dự Hội nghị Hòa bìnhSan Francisco [Pou Sothirak, Yukio Imagawa, 2015] Trong cuộc gặp giữa Quốcvương Sihanouk và tướng Douglas Mac Arthur - Trưởng đại diện quân đồng minhtại Nhật Bản, hai nước đã ký Hiệp định sơ bộ về phát triển quan hệ song phươngtrong bối cảnh mới Hiệp định này đã tạo nền tảng để Campuchia và Nhật Bản thiếtlập quan hệ ngoại giao một phần vào tháng 12/1953 (1 tháng sau khi Quốc vươngSihanouk tiến hành cuộc “Thập tự chinh ngoại giao” tới hơn 20 quốc gia và LiênHợp quốc, buộc Pháp phải công nhận độc lập của Campuchia ngày 9/11/1953); năm

1954 hai nước thiết lập đoàn ngoại giao tại mỗi nước

35

Trang 39

Quan hệ Campuchia-Nhật Bản được duy trì hữu nghị đến năm 1975 thì bịđình trệ do lực lượng Khmer Đỏ, khi lên năm quyền lãnh đạo Campuchia đã đốt

phá và đóng cửa đại sứ quán Nhật Bản tại Phnom Penh (1975) [Michelle Vachon,

2002] Sau khi chế độ Khmer Đỏ bị lật đồ, trong giai đoạn nước Cộng hòa Nhân

dân Campuchia, sau này là Nhà nước Campuchia (1979-1991) [Margaret

Slocomb], Nhật Bản vẫn chưa khôi phục hoàn toàn cơ quan đại diện ngoại giao ở

Campuchia như trước Khi cuộc đấu tranh chống Khmer Đỏ của chính phủ Chủtịch Heng Samrin với sự hỗ trợ của Quân đội Việt Nam sắp hoàn thành thắng lợi,chính phủ Thủ tướng Nakasone Yasuhiro đã đề ra ý tưởng tiến hành đối thoại hòabình giữa 4 lực lượng chính trị ở Campuchia gồm: nước Cộng hòa Nhân dân

Campuchia, Phái Son Sann, phái Funcinpec và lực lượng Khmer Đỏ để xây dựng

nền hòa bình mới ở Campuchia Dựa trên ý tưởng nay, năm 1987 - 1988, các phephái chính trị ở Campuchia đã tiến hành các vòng đàm phán hòa bình vềCampuchia ở Jakarta, Indonesia gọi tắt là JIM 1, JIM 2 [Jurgen Haacke, 2003]

Tiếp sau đó, Hội nghị Hòa bình Tokyo về Campuchia với sự trung gian của Ngoại

trưởng Nhật Bản Taro Nakayama [Yamamoto Tadamichi] đã được tiến hành,

trong đó Quốc vương Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen đã đưa ra Tuyên bố chung

9 điểm về nền hòa bình của Campuchia Tháng 10/1991, Liên Hợp quốc tổ chứcHội nghị hòa bình Paris về Campuchia định hình thời ky “qua độ” kéo dai 2 năm

(1991-1993) trước khi các bên thiết lập một thé chế chính trị mới ở Campuchia

Dé duy trì các thỏa thuận đạt được, Liên Hợp quốc đã thành lập Văn phòng dai

diện của Cơ quan quyên lực lâm thời của Liên Hợp quốc tại Campuchia (UNTAC

- lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc ở Campuchia trong năm

1992-1993) gồm: cảnh sát dân sự, lực lượng tự vệ, giám sát hòa bình, lực lượng giám

sát bầu cử Chính Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất tại UNTAC (hỗ trợnguồn lực chính cho UNTAC và người đứng đầu là bà Yasushi Akashi) Từ

UNTAC, Nhật Bản đã tái mở đại sứ quán tại Campuchia (1992) sau 17 năm đóng

cửa [Yamamoto Tadamichi].

Day là những tiền dé quan trong dé quan hệ Campuchia - Nhật Bản phát triểntrong giai đoạn 1993 - 2011 trên nhiều lĩnh vực, cụ thê:

36

Trang 40

Trong giai đoạn này, quan hệ Campuchia-Nhật Bản có những bước phát triểnmới thông qua chuyến thăm của lãnh đạo nước này tới nước kia: chuyến thăm của

Thủ tướng Hun Sen tới Nhật Ban (2001); Thủ tướng Nhật Obuchi Keizo và

Koizumi Junichiro đến Campuchia (2000, 2002) để tham dự Hội nghị cấp caoASEAN-Nhật Bản và Cơ chế ASEAN+3 Năm 2001, Thái tử Nhật Bản Akishino đã

thăm chính thức Campuchia và Hoang thân Sihamoni thăm Nhật Bản năm 2010

[Yamamoto TadamichI].

Nhu vậy, quan hệ chính tri-ngoai giao Campuchia - Nhật Bản sau thời kỳ

chuyên tiếp đã có bước phát triển cả về chất và lượng, góp phần đưa mối quan hệ

hai nước bước sang một thời kỳ mới.

Với nền kinh tế gần như sụp đồ hoàn toàn trong chiến tranh, Campuchia rấtcần đến sự giúp đỡ của Nhật Bản dé tái thiết Ngay sau vòng đàm phán Hòa bình

về Campuchia ở Tokyo, Nhật Bản với tư cách là nước đứng đầu lực lượngUNTAC đã cho ra đời “Chương trình tái thiết và viện trợ phát triển choCampuchia” (thuộc Chương trình phát triển Liên Hợp quốc UNDP tháng 6/1992),viện trợ cho Campuchia 123 triệu USD tại Hội nghị các nhà tài trợ quốc tế lần 1(1992) va 500 triệu USD tại Hội nghị lần 2 (2004) Cũng thông qua các tổ chức

trực thuộc UNTAC, Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho Campuchia hơn 1 tỷ

USD trong giai đoạn 1992-2004 dé giúp tái thiết nền kinh tế thời kỳ hậu nội chiến

Sau lời kêu gọi của Quốc vương Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen về “Kế hoạch

hỗ trợ quốc gia cho Campuchia” (1995), Nhật Bản đã cung cấp cho Campuchianhiều khoản viện trợ ODA quan trọng như: Dự án xây dựng tuyến đường quốc lộ

4 từ tỉnh Kampong Cham đến thành phố Sihanoukville trị giá 41,12 tỷ Yên (tương

đương hơn 200 triệu USD) (1999); các dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, giao

thông vận tải ở thành phố Sihanoukville trị giá 318 triệu Yên (tương đương hơn 10triệu USD) (2004-2006); các doanh nghiệp dầu khí của Nhật Bản hợp tác với Tập

đoàn Chevron của Mỹ, LG-Caltex Oil của Hàn Quốc và Cơ quan Dau khí Quốc

gia Campuchia (CNPA) tiến hành khoan thăm dò 6 giếng dầu ở Vịnh Thái Lan

[Chap Sotharith, 2010].

37

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN