1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2020

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Bùi Thọ Khởi

LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Vân Anh.

Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên

cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn

này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào Tôi

xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

HỌC VIÊN

Bùi Thọ Khởi

Trang 4

3 Muc ïi9ì0i13i (500i: 01111777 25 8

4 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨu - 2-2 ¿2 E2 £E+EE£2EE£EE+EEtEEzEErExsrxerkeres 8

5 Phương pháp nghién CỨU + xxx 9 91H ng ng nh ng 9

6 Cấu trúc của luận văn -¿- - St St+k+EEESE+EEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrerkes 10

Chương 1 CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN QUAN HỆ MỸ - ẤN ĐỘ

GIAI DOAN 2014 - 2()2)() 5- <5 << In 0030800840806 8506 11

1.1 Nhân tố bên ngoài -¿- ¿- -©s©k+SE£EE2EE2EEEEEEEEE1E111111111 2111111111111 111 1 1y 111.1.1 Sự trỗi dậy của Trung QUOC eececceccescsssesessessessessessesesesessessessesssssestesseseeses Il1.1.2 Xu thé khu vực hóa và sự phát triển của khu vực Ấn Độ Dương -

Tid ket CHONG 1 cesessessssssessessessessesssssssssessessessessssssssssssssesscssessessssssssssssesseeses 39

Chương 2 THUC TRANG QUAN HE MY-AN ĐỘ GIAI DOAN 2014-2020 402.1 Quan hệ Mỹ - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ñØOạI Ø1aO - sec 402.2 Quan hệ song phương Mỹ - An Độ trên lĩnh vực kinh tế - 2s: 452.3 Quan hệ Mỹ - An Độ trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh -. 2 : 512.4 Quan hệ Mỹ - Ấn Độ trong các van đề khu vực và quốc tế - 59

Tid két CHUWONg 008080888886 Ả 64

Trang 5

Chương 3 TRIEN VỌNG, TÁC ĐỘNG VÀ KIÊN NGHỊ

0:/9A4i5⁄079.07777 65

3.1 Tác động của mối quan hệ Mỹ - An Độ đối với Việt Nam -. 5: 653.1.1 Tác động thHẬNH TT SH tk HH TH HH ệt 653.1.2 Tác động không thHẬN -c- cv kg Hiệp 693.2 Triển vọng quan hệ Mỹ - An Độ đến năm 2030 -2- 2 s£E£Ez+£zred 733.2.1 Các yếu tố tác động đến quan hệ Mỹ - An Độ thời gian tới - 73

3.2.2 Dự báo xu hướng phát triển quan hệ Mỹ - An Độ đến năm 2030 75

3.3 Giải pháp cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ và Ấn Độ - 77

Trang 6

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Quan hệ nước lớn vẫn luôn là một mảng nghiên cứu cơ bản và quan

trọng, được giới nghiên cứu quan hệ quốc tế quan tâm Bởi lẽ, nước lớn vốnlà những chủ thé có nhiều anh hưởng tới quan hệ quốc tế và mối quan hệ giữahọ không chỉ có tác động tới các nước vừa và nhỏ, mà còn góp phần định hình

nên các xu thế lớn trong hệ thống quốc tế Như vậy, nghiên cứu về quan hệnước lớn là nghiên cứu một vấn đề cơ bản trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

Thời gian gần đây, cục diện thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng,phức tạp, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ngày càng sâu sắc, cùng

với đó là sự nỗi lên mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc, dân túy đã và đang tác

động mạnh mẽ tới hệ thống quan hệ quốc tế Trong bối cảnh đó, quan hệ Mỹ Ấn Độ có nhiều bước phát triển đáng chú ý Ấn Độ và Mỹ nỗ lực ồn định,thúc đây quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, kết nốichính sách đến quốc phòng - an ninh nhằm b6 sung lợi ích cho nhau, hiện

-thực hóa mục tiêu chiến lược của mỗi nước Hai nước đã coi nhau như “đồngminh thân cận nhất” [James Mattis, 06/09/2018] trong việc duy trì lợi íchquốc gia và đối phó với các thách thức an ninh đang nổi lên tại khu vực An

Độ Dương - Thái Bình Dương như: Bao vây, ngăn chặn “sự trỗi dậy” mạnh

mẽ của Trung Quốc, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, an ninh hànghải, khủng bố Đặc biệt, từ cuối năm 2017, Chính quyền Tổng thống Mỹ

Donald Trump công khai chiến lược “An Độ Dương - Thái Bình Dương tự do

và mở rộng”, trong đó xác định Ấn Độ là một nhân tố quan trọng trong nhóm

“Bộ tứ” (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia) - một điểm nhắn trong chiến lượcnày Từ đó, mối quan hệ Mỹ - An Độ sẽ là một mối quan hệ nước lớn có ýnghĩa chiến lược, được đánh giá là “trục quan trọng” trong quan hệ quốc tếhiện nay và trong những thập kỷ tới Vì vậy, đây là một vấn đề cần được cập

nhật, nghiên cứu.

Trang 7

Không chỉ có tác động tới việc định hình nên cau trúc khu vực, mà quanhệ nước lớn nói chung và quan hệ Mỹ - Ấn Độ nói riêng có liên quan trực tiếpđến lợi ích quốc gia của Việt Nam Do đó, năm chắc và dự báo chính xácquan hệ Mỹ - Ấn Độ thời gian tới sẽ là một cơ sở quan trọng trong hoạch địnhchính sách đối ngoại của Việt Nam.

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, “Quan hệ Mỹ - ẤnĐộ từ năm 2014 đến năm 2020” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.

2 Lich sử nghiên cứu van đề

2.1 Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài

Các bước phát triển trong quan hệ Mỹ - An Độ những năm gan đây nhậnđược sự quan tâm, theo dõi sát sao của hầu hết các nhà nghiên cứu, phân tíchchính trị trên thế giới và các nước trong khu vực.

Một số công trình nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Ấn Độ trước khi Thủ

tướng An Độ Neranda Modi lên năm quyền năm 2014 đáng chú ý như: Bài

tạp chi “India`s foreign relations - 2008” (tạm dịch: Quan hệ đối ngoại của Ấn

Độ 2008) của tác giả Avtar Singh Bhasin đã trình bày một cách tổng thé mối

quan hệ Ấn Độ - Mỹ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, công nghệ, ytế và sức khỏe cộng đồng giai đoạn trước năm 2008 Bài viết “Towardrealistic U.S - India relations” (tam dich: Hướng tới quan hệ Mỹ - An thực tế)của George Perkovich đã phân tích những lợi ích của Mỹ - Ấn Độ trong cáclĩnh vực hợp tác kinh tế, chính trị, quân sự Ông cũng cho răng, cả hai nước

cũng sẽ theo đuổi hợp tác với Trung Quốc và trong tương lai, ba nước sẽ hoạtđộng trong một mối quan hệ tam giác Nhìn chung, các công trình nghiên cứutrên đã cung cap một cái nhìn tông thé, toàn diện về mỗi quan hệ song phương

này giai đoạn trước khi Thủ tướng N Modi lên nắm quyền, cung cấp cơ sởlịch sử để nghiên cứu về quan hệ Mỹ - An Độ giai đoạn sau 2014.

Trong những nghiên cứu tông thé về quan hệ Mỹ - Ấn Độ giai đoạn kểtừ năm 2014 đến nay, bai tạp chí “India-US relations under Modi: the

4

Trang 8

strategic logic underlying the embrace” (tạm dich: Quan hệ An Độ - Mỹ dướithời Modi: Lô-gic chiến lược đằng sau hợp tác) của Harsh V Pant và Yogesh

Joshi đăng trên tạp chi International Affairs là một công trình đáng chú ý Bai

nghiên cứu đã phân tích những chuyền biến trong quan hệ An Độ - Mỹ hainăm sau khi Modi lên nắm quyền (từ 2014-2016) Bên cạnh đó, cuốn sách

U.S.India Relations Under the Modi Government (tam dịch: Quan hệ Mỹ

-Ấn Độ dưới thời chính quyền Modi) của Tiểu ban châu Á và Thái Bình

Dương của Uỷ ban Đối ngoại của Viện Dân biểu hay Hạ viện Mỹ đã đưa ra

một cái nhìn tông thé về quan hệ Mỹ - An Độ nhân dip kỷ niệm 10 năm quanhệ Đối tác chiến lược Mỹ - Ấn Độ và những dự báo về quan hệ song phươngdưới thời thủ tướng Modi Cuốn sách có nhiều giá trị về thông tin và thể hiệnnhững kỳ vọng từ góc độ của Mỹ Tiếp đó là cuốn sách India-US Relations in

the Age of Uncertainty: An Uneasy Courship by B.M.Jain (2016), Routledge

(tam dich: Quan hé An Độ - My trong thoi dai khong chắc chắn: Một mốiquan hệ không hề dé dàng) của tác giả B.M.Jain xuất bản năm 2016 Cuốnsách đã chỉ ra những khó khăn, thách thức de dọa đến mối quan hệ day tiềm

năng Án Độ - Mỹ Cuốn sách có nhiều giá trị giúp đánh giá một cách thựcchất về mối quan hệ An Độ - Mỹ hiện nay va dự báo thời gian tới Có théthấy, những công trình nghiên cứu tổng thé về quan hệ song phương Mỹ - An

Độ dưới thời Thủ tướng Modi mới chỉ nghiên cứu trong một giai đoạn thời

gian ngắn chỉ 1, 2 năm sau khi ông Modi lên nắm quyên.

Ngoài các công trình nghiên cứu tông thé về quan hệ Mỹ - An Độ từ năm

2014 trên nhiều lĩnh vực nêu trên, một số các công trình khác tập trung nghiên

cứu hợp tác giữa hai quốc gia trên mot số lĩnh vực cu thé Về lĩnh vực kinh tế,phải kế đến bài viết “Prospect for US-India Economic Relations under Prime

Minister Modi” của Pravakar Sahoo Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh,gần đây có bài phân tích “India-US relations in the age of Modi and Trump”(tạm dich: quan hệ An Độ - Mỹ trong thời đại của Modi và Trump) đã phan

5

Trang 9

tích các hợp tác an ninh song phương giữa hai quốc gia từ năm 2017 đến đầunăm 2020 đặt trong so sánh với giai đoạn từ năm 2008 đến trước 2017 Cácnghiên cứu này đều cho thấy ké từ năm 2014, mối quan hệ đã có những biếnchuyển theo hướng tích cực so với giai đoạn trước đó Tuy nhiên, những

nghiên cứu này có khối lượng ngắn và chỉ tập trung trên một lĩnh vực cụ thể.

Có thé thay rằng, các nghiên cứu của các học giả nước ngoài về quan hệ

Mỹ - Ấn Độ rất đa dạng, từ nghiên cứu toàn diện mọi lĩnh vực quan hệ chođến những nghiên cứu cụ thê trên những lĩnh vực quan hệ quan trọng Tuynhiên, chưa có một công trình nghiên cứu tổng thé về mối quan hệ Mỹ - An

Độ từ giai đoạn Thủ tướng Modi lên nắm quyền 2014 cập nhật cho đến 2020.

2.2 Các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước

Các bước phát triển trong quan hệ Mỹ - An Độ những năm gần đây cũng

nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao không chỉ của các học giả nước

ngoài, ma còn của hầu hết các nhà nghiên cứu, phân tích chính tri và quan hệquốc tế trong nước Trong đó, nồi lên một số tác phẩm, bài viết tiêu biểu như:

Về quan hệ Mỹ - Ấn trước năm 2014, cuốn sách Quan hệ của Mỹ với các

nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương do tiễn sĩ Vũ Dương Huân chủ

biên của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội đã đề cập tới mối quan hệ Mỹ- Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh (1991-2000), trong đó phân tích những biến đổicủa tình hình thế giới sau Chiến tranh Lạnh cũng như sự điều chỉnh chính sáchđối ngoại của hai nước trong bối cảnh mới Ngoài ra, cuốn sách Sur điểu chỉnh

chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000 do Trần Thị Lý chủ biêncủa Nhà xuất bản KHXH cũng đã đề cập đến sự điều chỉnh chính sách của An

Độ sau Chiến tranh Lạnh đối với Mỹ cũng như sự tiến triển của mối quan hệ

hai nước từ đầu thập niên 90 đến năm 2000 Bên cạnh đó, cuốn sách Quan hệ

quốc tế của Học viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm2003 đã đánh giá những nhân tổ chi phối đến chính sách đối ngoại của Mỹ thờikỳ sau Chiến tranh Lạnh Công trình này cũng đã khái quát những điều chỉnh

6

Trang 10

chiến lược đối ngoại của Mỹ qua 3 đời Tổng thống sau Chiến tranh Lạnh đề đốiphó với những de doa mới Tuy vậy, các công trình trên chi đề cập tới quan hệMỹ - Ấn Độ như một phần trong nội dung nghiên cứu chứ không coi quan hệMỹ - Ấn Độ như một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt.

Những nghiên cứu chuyên biệt hơn về quan hệ Mỹ - An Độ có thể kểđến như Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Lan Vinh với tiêu đề: “Quan hệkinh tế An Độ - Mỹ từ 1991 đến 2010”, trường Dai học Khoa học xã hội vanhân văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 đã trình bày khá chỉ tiết nhữngnhân tố tác động đến quan hệ kinh tế An Độ - Mỹ, quan hệ thương mại, đầu tưvà viện trợ phát triển của hai nước từ 1991 đến 2010 Luận văn thạc sỹ“Quan hệ Ấn Độ - Mỹ giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010” của tác giảPhạm Thị Trang - Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã: Trình bàykhái quát về mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ trong và sau Chiến tranh lạnh dé từ đócó cái nhìn tổng thể xuyên suốt những thăng trầm của quan hệ hai nước; phân

tích về quá trình phát triển mối quan hệ hai nước trên lĩnh vực chính trị, kinh

tế, quốc phòng - an ninh; chỉ ra những thành tựu, khó khăn; thách thức củaquan hệ An Độ - Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010 và triển vọng của mối quanhệ An Độ - Mỹ trong thời gian tới.

Những nghiên cứu cập nhật về quan hệ Mỹ - An Độ sau 2014 khôngnhiều Đáng chú ý, công trình nghiên cứu “Điều chỉnh chính sách đối ngoại củaẤn Độ dưới thời Thủ tướng Modi” của tác giả Ngô Xuân Bình/Viện Nghiên

cứu Ấn Độ và Tây Á/V tên Ham lâm Khoa học - xã hội Việt Nam đã phản anh

được sự điều chỉnh chính sách của An Độ dưới thời Thủ tướng Modi, vai tròcủa Ấn Độ đối đối với chính sách “tái cân bằng” của Mỹ; sự phát triển quan hệ

Mỹ - Ấn Độ thời gian gần đây và triển vọng quan hệ hai nước thời gian tới.Đáng chú ý, tác phẩm chỉ ra, sự điều chỉnh chính sách của Thủ tưởng Moditrong quan hệ với Mỹ đã mở ra cơ hội phát triển mới cho hai nước, nhưng dé

quan hệ hai nước đi vào thực chat thì cân có niêm tin chính tri.

7

Trang 11

Ngoài các công trình nghiên cứu trên, một số tạp chí, như: Nghiên cứu

Quốc tế, Nghiên cứu Biển Đông, Nghiên cứu Ấn Độ - Tây châu Á và một sốbài viết trên các trang báo chính thống như: Báo Điện tử Đảng Cộng sản, BáoQuân đội Nhân dân, Báo Nhân dân luôn cập nhật diễn biến mới nhất về quan

hệ Mỹ - Ấn Độ, đưa ra những đánh giá về thực trạng và xu hướng quan hệ hainước Tuy nhiên, những nghiên cứu, bài báo chưa có tính hệ thống và chưađem lại cái nhìn tong thể về quan hệ Mỹ - An Độ từ năm 2014 đến năm 2020.

Như vậy, nhìn chung đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về mốiquan hệ Mỹ - Ấn Độ trước và sau năm 2014, các công trình này đã cung cấp

cái nhìn từ toàn diện trên mọi lĩnh vực đến cụ thể trên một lĩnh vực quantrọng Tuy vậy, chưa có một công trình nghiên cứu tổng thé và cập nhật nàovề quan hệ Mỹ - An Độ giai đoạn 2014 đến 2020.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ sự chuyền biển, thay đôi

trong quan hệ Mỹ - An Độ giai đoạn 2014 - 2020 Đề đạt được mục tiêu trên,

luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, chỉ ra các nhân tố tác động tới quan hệ Mỹ - Ấn Độ giai đoạn

2014 - 2020.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ Mỹ - An Độ giai đoạn2014 - 2020 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh.

Thứ ba, dự báo xu hướng quan hệ hai nước đến năm 2030.

Thứ tư, chỉ ra tác động của mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ tới Việt Nam, từ đó

kiến nghị giải pháp cho Việt Nam trong quan hệ với An Độ và Mỹ.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ.

Pham vi nghiên cứu:

Thứ nhất, về thời gian, luận văn lựa chọn mốc thời gian giai đoạn 2014

-2020, vi: (i) Ở An Độ Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và có thực

quyên Năm 2014, ông Narendra Modi được bau giữ chức Thủ tướng thứ 15

8

Trang 12

của An Độ Từ khi lên năm quyền, ông Modi đã thực thi những chính sáchphát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân và hoạt động đối ngoại

được mở rộng, nhất là quan hệ với Mỹ được phát triển vượt bậc Từ đó, vị thếcủa Ấn Độ không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế Mốc năm 2020là kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ và cũng là mốc kết thúc nghiên cứu,

hoàn thành luận văn.

Thứ hai, về phạm vi nội dung, mặc dù quan hệ song phương giữa haiquốc gia diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhưng luận văn chỉ đề cập tới 3 lĩnh vựcquan hệ chính gồm: chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh, bởi đây là 03[lĩnh vực quan hệ quan trọng nhất, nỗi bật nhất trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp nghiêncứu, trong đó có sự kết hợp những phương pháp nghiên cứu chung trong

nghiên cứu khoa học xã hội với cách tiếp cận đặc thù trong nghiên cứu quanhệ quốc tế Trong đó, tiêu biéu là một số cách tiếp cận và phương pháp sau:

(1) Cách tiếp cận các cấp độ phân tích dé xác định các nhân tố tác độngđến quan hệ Mỹ - Ấn.

(2) Phương pháp nghiên cứu lich sử: phương pháp lịch dai dé làm rõ tiếntrình quan hệ Mỹ - Án Độ trong giai đoạn 2014 - 2020 và những dấu mốc

trước đó.

(3) Phương pháp logic được sử dụng để rút ra bản chất của vấn đề và phântích những nhân tô khách quan, chủ quan tac động đến mối quan hệ Mỹ - An Độ.

(4) Phương pháp phân tích chính sách để xem xét sự điều chỉnh chính

sách của hai nước, tác động đến quan hệ Mỹ - An Độ giai đoạn 2014 - 2020.

(5) Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như

phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hop dé xử lý, phân tích các

tư liệu một cách khoa học và có hệ thống về quan hệ hai nước Phương phápdự báo dé đưa ra những dự báo về quan hệ Mỹ - An Độ trong thời gian tới.

Trang 13

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kếtcau thành 3 chương với những nội dung chính như sau:

Chương 1 CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN QUAN HỆ MỸ - ÁNĐỘ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

Chương 1 làm rõ sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và yếu tố cánhân đối với quan hệ Mỹ - Ấn Độ; trình bày khái quát về quan hệ Mỹ - Ấn Độtrước năm 2014, tạo tiền đề cho việc đánh giá, phân tích mối quan hệ songphương giữa Mỹ và An Độ trong giai đoạn 2014 - 2020.

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN

2014 - 2020

Chương 2 làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ - An Độ trên các lĩnh vực gồmchính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh giai đoạn 2014 - 2020 Từ đó,đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quan hệ song phương giai đoạn

2014 - 2020.

Chương 3 TRIEN VỌNG QUAN HE MỸ - AN ĐỘ, TAC ĐỘNG

VÀ KIÊN NGHỊ CHO VIET NAM

Chương 3 đưa ra những đánh giá về triển vọng của quan hệ Mỹ - An Độcho đến năm 2030; phân tích những tác động của quan hệ Mỹ - An Độ giaiđoạn 2014 - 2020 tới khu vực và Việt Nam; và đề xuất giái pháp của ViệtNam trong quan hệ với Mỹ và Ấn Độ trong thời gian tới.

10

Trang 14

Chương 1 CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN QUAN HỆ MỸ - AN ĐỘ

GIAI DOAN 2014 - 2020

1.1 Nhân tố bên ngoài

1.1.1 Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Thứ nhất, sau hơn 30 năm thực hiện cải cách và mở cửa, sức mạnh tổnghợp của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể và không ngừng mở rộng ảnhhưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Sự vươn lên của Trung Quốc thể hiện ở tất cả các lĩnh vực, trong đó kinhtế và quân sự là mạnh mẽ nhất Về tăng trưởng kinh tế, trong 30 năm đầu cảicách và phát triển (1980 - 2010), kinh tế Trung Quốc luôn duy trì tăng trưởng

ở mức cao, GDP tăng trưởng bình quân hang năm đạt 9,8%/năm Trung Quốc

từ một nền kinh tế chỉ bằng 1/3 của Nhật Bản, 1/§ của Liên minh châu Âu(EU) năm 2001, nhưng đến năm 2010 kinh tế Trung Quốc đã vượt cả EU vàNhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ [Thanh Bình, 2010].Dựa trên đà tăng trưởng nổi bật nói trên, Trung Quốc tiếp tục đưa ra nhữngtham vọng trong phát triển kinh tế, đặt mục tiêu đưa nền kinh tế trong nướcchuyền sang giai đoạn phát triển chất lượng cao.

Về đầu tư, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO

(2001), tốc độ tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc tăng nhanhchóng Năm 2008, lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vượt 50ty USD và các năm tiếp theo đều liên tục tăng Tính đến năm 2011, các nhàđầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào 18.000 công ty nước ngoài tại 178 quốc giavà khu vực trên thế giới, đứng thứ 17 trên thế giới Vốn đầu tư ra nước ngoàicủa Trung Quốc tập trung nhiều nhất tại châu Á là 228,1 tỷ USD (chiếm

71,9% đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc) Trong đó, đầu tư của TrungQuốc vào ASEAN không ngừng tăng Nếu như năm 2003, đầu tư của TrungQuốc vào ASEAN chỉ là 130 triệu USD, thì đến năm 2010 đã đạt 4,4 tỷ USD

11

Trang 15

[Công thông tin điện tử Quốc vụ viện Trung Quốc, 2013] Những năm gầnđây, ASEAN trở thành điểm đến quan trọng về đầu tư nước ngoài của doanhnghiệp Trung Quốc Các doanh nghiệp Trung Quốc trở thành chủ đầu tư củahành loạt các dự án cơ sở hạ tang quan trong tai cac nudc ASEAN, nhu: Du

án viễn thông ở Campuchia, dau tư cảng ở Thái Lan, khai thác mỏ Potash ở

Lào, luyện kim ở Indonesia, khai thác mỏ sắt ở Malaysia, xây dựng cơ sở hạtang giao thông ở Philippines [inclusivedevelopment.net, 20169] Dưới sự đề

xuất của Trung Quốc, quỹ Hop tác đầu tư Trung Quốc - ASEAN, Tổ chức

liên ngân hàng Trung Quốc - ASEAN lần lượt ra đời, đặc biệt là sự ra Ngân

hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vào năm 2016 đã giúp Trung Quốc

tăng cường kết nối đầu tư với ASEAN.

Về thương mại, quan hệ thương mại của Trung Quốc với các nước cũngtăng mạnh Với Mỹ, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, kim ngạch thươngmại song phương Trung - Mỹ liên tục tăng và cán cân luôn nghiêng về phíaTrung Quốc, khi thâm hụt thương mại của Mỹ tăng từ 100 tỷ USD năm 2001

lên đến 375 tỷ USD năm 2017 Với ASEAN, sau khi Trung Quốc và ASEAN

ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (01/2002) dé thành lập Khuvực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN, thương mại hai chiều đã tăng

trung bình 26%/nam trong giai đoạn 2003 - 2010, từ 39,4 tỷ USD năm 2010

lên đến 293 ty USD năm 2010 Năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Ban vàEU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN (chiếm 11,3% tổngthương mại của ASEAN), còn ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của

Trung Quốc Ngoài ra, Trung Quốc cũng khởi động đàm phán Hiệp định

Thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc (05/2012) dé trở thành một trong các

đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc và khởi động một số hoạt động khác.

Về quốc phòng - an ninh, Trung Quốc chủ trương xây dựng nền quốcphòng vững chắc, quân đội hùng mạnh, góp phần thực hiện “giấc mơ phục

hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” [Hồ Quang Lợi, 2013] Ngày 08/12/12, phát

12

Trang 16

biểu khi đến thăm và làm việc tại Chiến khu Quảng Châu, Tổng Bí thư, Chủtịch nước Trung Quốc Tap Cận Bình nêu rõ:

“Có thể nói, phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa là giấc mơ cường

quốc, đối với quân đội là giấc mơ quân đội hùng mạnh Muốn thực hiệnphục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, chúng ta cần kiên trì thống nhất

giữa đất nước giàu có và quân đội hùng mạnh, nỗ lực xây dựng quốcphòng vững chắc, quân đội hùng mạnh” [Tập Cận Bình, 2015, tr 298].

Theo đó, sức mạnh quân sự Trung Quốc không ngừng được tăng cường vàTrung Quốc đang trở thành một cường quốc quân sự thế giới Với tiềm lực

kinh tế ngày càng tăng, Trung Quốc luôn coi trọng đầu tư cho quốc phòng an ninh nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thé, lợi ích quốc gia và hỗ trợ chiến lược

-trở thành cường quốc toàn cầu Theo báo cáo nội bộ của Trung Quốc, ngân

sách quốc phòng năm 2010 của Trung Quốc là 116,4 tỷ USD Trong giai đoạn

từ năm 2011 - 2014, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng (năm

2010 là 80,6 ty USD, năm 2011 là 92 tỷ USD, năm 2012 là 106,6 tỷ USD,năm 2013 là 119 ty USD, năm 2014 là 130 ty USD) [The National Interest,

2020] Với sự đầu tu đó, sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừngđược cải thiện Điển hình trong đó là sự phát triển của ngành công nghiệpquốc phòng Ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc không ngừng

lớn mạnh Bên cạnh việc mua những phương tiện, vũ khí hiện đại của Nga,

Trung Quốc đã và đang dần làm chủ công nghệ phương tiện, vũ khí hiện đại.Sau khi sở hữu tàu Liêu Ninh - vốn được mua lại từ Ukraine, Trung Quốc đã

phát triển thêm đến 3 lớp tàu sân bay Type-001A, Type-002 và Type-003[Tuấn Anh, 2020] Kèm theo việc phát triển tàu sân bay, Trung Quốc cũng

đây mạnh quá trình phát triển máy bay chiến dau dé sử dụng kèm theo tau sân

bay Hiện nay, Trung Quốc đang tập trung hoàn thiện quá trình triển khai tác

chiến máy bay tiêm kích J-15 cho tàu sân bay và đang đây mạnh tốc độ hoảnthiện các loại chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình là J-20 và J-31 [vietnamnet,

2020] Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang theo đuôi kế hoạch nâng cấp và

13

Trang 17

củng cố kho tên lửa chống hạm, tên lửa tầm xa Hiện Trung Quốc là mộttrong những nước có kho vũ khí và tên lửa đa dạng và lớn nhất thế giới.Trong đó, tên lửa DF-26 có khả năng mang cả đầu đạn thông thường và đầu

đạn hạt nhân, còn được gọi là “sát thủ diệt Guam” [Văn Khoa, 2019].

Ngoài ra, Trung Quốc nỗ lực gia tăng sự can dự và ảnh hưởng tại cáccơ chế hợp tác an ninh khu vực thông qua ASEAN ASEAN ngày càng pháthuy vai trò chủ đạo, định hướng xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực về hòa

bình, an ninh, phát triển thông qua việc khởi xướng và thành lập, dẫn dắt

mạng lưới các tổ chức hợp tác khu vực trong ASEAN, giữa ASEAN với các

đối tác, như: ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn dan an ninh ASEAN (ARF), Hội

nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) và Hội nghị Cấp

cao Đông Á (EAS) Các diễn đàn này đã trở thành những khuôn khổ đốithoại và hợp tác hiệu quả về xây dựng lòng tin, đảm bảo hòa bình, 6n định,

an ninh ở khu vực Nhận thấy vai trò quan trọng của hợp tác an ninh đaphương trên, Trung Quốc đã tích cực tham gia vào tất cả các cơ chế hợp anninh đa phương do ASEAN dẫn dắt Thậm chí, Trung Quốc còn chấp nhận

những quy tắc chung điều chỉnh quan hệ và các hành vi ứng xử khi đồng ýtham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tac 6 Đông Nam A (TAC) Trung

Quốc cũng đã chấp nhận cùng ASEAN ký Tuyên bố ứng xử của các bên ở

Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở

Biển Đông (COC) Sau khi tham gia vào tat cả các cơ chế hợp an ninh đa

phương khu vực, vai trò và sự chi phối, can dự của Trung Quốc ngày cảng

tăng Điển hình là, năm 2012, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

lần thứ 45, dưới sự tác động của Trung Quốc, lần đầu tiên ASEAN không ra

được Tuyên bố chung, do bất đồng liên quan đến nội dung chỉ trích nhữnghành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Như vậy, Trung Quốc trở thành một nhân tố quan trọng trong các định

chê an ninh khu vực, nhưng cũng tạo ra nhiêu áp lực đôi với các nước.

14

Trang 18

Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa sức mạnh và ảnh hưởng củaMỹ, dù Mỹ vẫn là siêu cường số 1.

Sau chiến tranh Lạnh, Mỹ trở thành siêu cường số 1 trên thế giới Sứcmạnh của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học công nghệ,

văn hoá khó có thê nước nào sánh kịp trong thời gian dài Vị thế của Mỹ dường

như là khó có khả năng thay thế Với ưu thế đó, chính quyền Mỹ ra sức bảo vệ

và duy trì vị thế bá chủ thế giới, lãnh đạo toàn cầu, đồng thời ngăn chặn khôngdé bat kỳ nước nao thách thức địa vị của mình Mục tiêu chiến lược của Mỹ làduy trì vị thế bá quyền trên toàn cầu Trong đó, xác định khu vực châu Á - Thái

Bình Dương vẫn là một trọng điểm trong chính sách toàn cầu của Mỹ Mỹ xácđịnh nhóm lợi ích của Mỹ là: (1) Nhóm lợi ích liên quan đến an ninh của Mỹ,sự an toàn của người dân, các vấn đề liên quan đến chủ quyên, lãnh thổ; (2)Nhóm lợi ích liên quan đến sự phát triển kinh tế, gồm: những mối quan hệ

thương mại, những khu vực, những đối tác của Mỹ dé đem lại sự thịnh vượng

cho Mỹ; (3) Nhóm lợi ích liên quan đến sự phổ quát các giá trị tự do, dan chủ

và nhân quyền dé phát huy ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cau.

Tuy nhiên, những thành tựu sau hơn 30 năm cải cách đã gia tăng sức

mạnh kinh tế, củng cố sức mạnh quân sự và mở rộng ảnh hưởng chính trịcủa Trung Quốc đe dọa đến lợi ích của Mỹ Mỹ đã coi Trung Quốc là “mối

thách thức lớn nhất đối với những lợi ích an ninh của Mỹ ở châu A” [U.S.

Representative Doug Bereuter, 2000] Cụ thé:

Về chính trị: Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng dé cạnh tranh với Mỹ ở

các khu vực trên thế giới Ở châu Phi, Trung Quốc đang từng bước khang địnhvai trò cường quốc hàng đầu trong cuộc đua tới châu Phi Theo một nghiên cứudo công ty Ernst & Young công bố, Trung Quốc đã trở thành nước đóng góp

lớn nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở châu Phi trong năm 2016 Trong giaiđoạn 2005 - 2016, Trung Quốc đầu tư vào 293 dự án ở châu Phi, với tổng sốvốn khoảng 66,4 tỷ USD và tạo ra 130.750 việc lam Đầu tư tích lũy của Trung

15

Trang 19

Quốc ở châu Phi đã tăng từ con số 0 lên 110 tỷ USD trong 40 năm qua[Zachary Keck, 2014] Ở châu Âu, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớnnhất của Đức, trên cả Mỹ Đối với EU nói chung, thương mại với Trung Quốcđứng thứ hai sau Mỹ Ngoài ra, Trung Quốc đã sẵn sàng đầu tư một khoản tiền

đáng ké dé chi cho các dự án cơ sở hạ tầng cần thiết ở các nước như Hy Lạp,Hungary và Italia [baoquocte, 2019] Ở châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á,tầm anh hưởng của đang ngày càng được củng cố Hiện Trung Quốc dường

như chi phối hoàn toàn Lao và Campuchia, đang dan lấn at vai trò của Mỹ ở 02nước là Philippines và Thái Lan - được coi là đồng minh quân sự ngoài NATOcủa Mỹ Tại các hội nghị, diễn đàn các cấp do ASEAN tổ chức, Trung Quốcđều can thiệp, chi phối kết quả theo hướng có lợi cho Trung Quốc Trong đó,van đề Biển Đông là một điển hình Các câu từ dùng trong Tuyên bố chung hay

Thông cáo chung tại các hội nghị của ASEAN hay hội nghị của ASEAN với

các đối tác đều rất chung chung và đều không ám chỉ đích danh Trung Quốc

trong việc gia tăng sức mạnh quân sự ở Biên Đông.

Về kinh tế: Trung Quốc đưa ra hàng loạt sáng kiến hợp tác dé ràng buộcvề kinh tế đối với các nước, kéo theo đó là sự chi phối về chính trị, cạnh tranh

ảnh hưởng với Mỹ Bên cạnh việc đề ra chiến lược “Vành đai và Con đường”(BRI) dé gia tăng sự chi phối về kinh tế đối với các nước, Trung Quốc triểnkhai chiến lược quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ Từ năm 2008 đến nay, TrungQuốc đây mạnh thanh toán thương mại với các nước trong khu vực, nhất làASEAN bằng đồng Nhân dân tệ Theo đó, Trung Quốc đã ký kết các thỏa

thuận hoán đổi tiền tệ với 08 nền kinh tế trên thế giới [Nghiêm Thị ThúyHang, 2016], chủ yếu là ở châu A và Mỹ Latin; tiến hành phát hành trái phiếubăng đồng Nhân dân tệ tại thị trường quốc tế; tham gia mạnh mẽ và mở rộng

ảnh hưởng đối với các định chế tài chính, tiền tệ, thương mại toàn cầu và khuvực Điều này làm ảnh hưởng đến vị thế của đồng USD, cũng như vai trò củaMỹ đối với các định chế tài chính hiện nay Song song với hoạt động cho vay,

16

Trang 20

mua trái phiếu - làm chủ nợ của rất nhiều các quốc gia, Trung Quốc cũng đã

công khai bày tỏ ý định tăng cường quyền lực mềm ở châu Á thông qua việc

cho ra đời Ngân hàng AIIB để cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) và

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Sự ra đời của AIIB (2016) đã khiến Mỹbị đe doa mất đi vị trí số 1 thế giới Trung Quốc lập AIIB lôi kéo các nước

tham gia, từ đó làm giảm vai trò của Mỹ.

Về văn hóa: Trung Quốc tiến hành xây dựng hàng loạt Trung tâm Hợptác và Đào tạo Ngôn ngữ (trước đây gọi là Học viện Khong Tử, đổi tên từ

tháng 07/2020) tại các nước Kể từ năm 2004, đã có khoảng 550 Học Viện

Không Tử đã được mở ra trên toàn thế giới [Mai Lâm, 2020] Các Học Viện

Khong Tử của Trung Quốc vừa là một cơ quan văn hóa, vừa là một tô chức

chính tri, là nơi truyền bá văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài, đe dọa đến sự

ảnh hưởng của giá trị Mỹ, văn hóa Mỹ tại các khu vực trên thế ĐIỚI.

Về an ninh: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích BiểnĐông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới Đây cũng là vùng biển

được kỳ vọng có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt Các đảo phi pháp mà TrungQuốc dựng lên trên 7 đá và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa giúp nước

này tăng cường khả năng hiện thực hóa yêu sách chủ quyền, kiểm soát toànbộ khu vực Biển Đông - nơi mà Mỹ cũng tuyên bố có lợi ích ở đây [Hillary

Clinton, 2010] Bên cạnh đó, sự bất đồng quan điểm về tự do hàng hải giữaMỹ và Trung Quốc cũng đã làm tăng nguy cơ gây ra những sự cố đe doanghiêm trọng đến an ninh các tuyến đường giao thông biển quan trọng, đặc

biệt là ở Biến Đông Ngoài ra, Trung Quốc cũng canh tranh ảnh hưởng vớiMỹ ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Công Năm 2009, Mỹ đề xuất thiết lập

Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công nhằm thúc đây hợp tác trong khu vực tiêuvùng để tăng ảnh hưởng và vai trò của Mỹ ở khu vực Tuy nhiên, trong khiSáng kiến này mới chỉ dừng lại ở cấp độ chủ trương, chính sách, thì năm 2015

Trung Quốc đề xuất cơ chế hop tác Mê Công - Lan Thương dé đối trọng với

17

Trang 21

Mỹ Cơ chế này ngày càng được Trung Quốc thúc đây và đối trọng với Sángkiến Hạ nguồn số Mê Công của Mỹ (đã được nâng cấp lên Đối tác Mê Công -

Mỹ vào tháng 09/2020).

Như vậy, có thể khang định, sự lớn mạnh của Trung Quốc mặc dù chưa

thê đe dọa đến vị trí siêu cường số 1 của Mỹ, nhưng đã làm vai trò của Mỹ ởkhu vực giảm dần, đặc biệt là ở Đông Nam Á Điều này buộc Mỹ phải thực

thi chính sách dé kiềm chế Trung Quốc, lay lai vi trí, vai trò cua Mỹ ở khu

vực An Độ Dương - Thai Bình Dương và trên thế giới Dé làm được điều này,Mỹ cần có sự hỗ trợ của các nước, trong đó có Ấn Độ.

Thứ ba, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã lam ảnh hưởng tới môi trườngan ninh và vai trò của An Độ ở khu vực.

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Ấn Độ trỗi dậy trở thành một cường quốcmới, ảnh hưởng nhanh chóng vượt ra ngoài Nam Á, tăng trưởng GDP của Ấn

Độ luôn giữ ở mức cao và 6n định (bình quân 7%/năm), vượt Pháp trở thành

nền kinh tế lớn thứ 6 [Thùy Dung, 2021] Tuy nhiên, là nước láng giéng của

Trung Quốc, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng tới môi trường an

ninh của An Độ Trong đó, mối đe dọa tiềm tang luôn hiện hữu đó là van đềtranh chấp biên giới Hiện hai nước đã trải qua hơn 10 vòng đàm phán biêngiới [Thanh Hảo, 2020] và đang bước vảo giai đoạn phải xử lý thực chất các

nội dung cụ thé, nhung chua dat duoc két quá tích cực Xung đột biên giới

vẫn liên tục xảy ra, đe dọa an ninh và tính mạng của quân nhân Ấn Độ.

Ngoài ra, với tiềm lực kinh tế không ngừng lớn mạnh, Trung Quốc ngày

càng coi trọng tăng cường tiềm lực quốc phòng, nhất là lực lượng Hải quân,với mục tiêu đủ sức đánh thăng và răn đe trên biển nhằm giành quyền “kiểm

soát toàn bộ” Biển Đông, hỗ trợ cho chiến lược trở thành cường quốc CÓ vai

trò quyết định ở châu Á - Thái Bình Dương và trở thành cường quốc hàng hải

tầm cỡ thé giới Trung Quốc cũng từng bước vươn sang An Độ Dương, tiếntới giành quyền kiểm soát An Độ Dương thông qua chiến lược “Chuỗi ngọc

18

Trang 22

trai” [Phan Vương, 2017] phục vụ cho chiến lược “Ngoại giao dau mỏ” [Jaffe,

Amy Myers and Lewis, Steven, 2002] và bao vây, ngăn chặn sự trỗi dậy của

Ấn Độ Trung Quốc đã thành lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở

Djibouti/chau Phi, thuê hàng loạt cảng biển, như: Gwadar/Pakistan, cảng

Hambantota/Sri Lanka, cảng Chittagong/Bangladesh, cảng Male/Maldives déthiết lập cơ sở hậu cần Thông qua chiến lược “Chuỗi ngọc trai” Trung Quốcđang từng bước gia tăng hiện diện ở An Độ Dương - nơi được coi là khu vựclợi ích truyền thống của An Độ.

Bên cạnh đó, sự can thiệp của Trung Quốc là nhân tố quan trọng làm chotình hình Nam A thêm bat ồn Trung Quốc cho rang, cùng với sự phát triển

của tình hình thế giới, ngoài Ấn Độ ra thì các nước Nam Á không phải là đối

tượng uy hiếp Trung Quốc Nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Ấn Độ, Trung

Quốc đã tăng cường quan hệ đồng minh với Pakistan và đóng vai trò quan

trọng trong chương trình hạt nhân của nước này [Kông Anh, 2020] Trung

Quốc cho rằng, Ấn Độ không nên mong đợi sự tín nhiệm của Trung Quốc, chỉ

có Pakistan mới là người bạn của Trung Quốc Trung Quốc hỗ trợ đắc lực cho

Pakistan có được vũ khí hạt nhân, kể cả tự sản xuất đầu đạn hạt nhân Trung

Quốc tuyên bé sẽ cung cấp cho Pakistan một trong những tàu khu trục tên lửahiện đại nhất với khả năng chống tàu chiến, chống ngầm và phòng không

nhằm tăng cường năng lực của Hải quân nước này, đồng thời duy trì “cânbang quyén lực” ở khu vực An Độ Dương - một động thái được xem là trực

tiếp nhăm vào Án Độ Cùng với quan hệ “đồng minh” với Pakistan, Trung

Quốc tăng cường ảnh hưởng tại các nước láng giềng của An Độ như Sri

Lanka, Bangladesh, Maldives, Nepal thông qua viện trợ, hợp tác quân sự,

từng bước hình thành thế bao vây, kiềm chế An Độ Đặc biệt, Trung Quốc

còn đang thúc đây và vận động Thái Lan cho Trung Quốc triển khai dự án xâydựng kênh đào Kra ở miền Nam Thái Lan, giúp rút ngắn chặng đường di

chuyền từ An Độ Dương qua Thái Binh Dương, đồng thời giúp Trung Quốc

tạo vòng vây khép kín kiềm chế Án Độ.

19

Trang 23

Tóm lại, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng tới môi trường

an ninh và làm suy yếu vai trò của Mỹ và An Độ ở khu vực Do đó, đây chính

là một nhân tố quan trọng thúc day sự hợp tác trong quan hệ giữa Mỹ và AnĐộ cần phải hợp tác để cùng đối phó với sự “trỗi đậy” của Trung Quốc.

1.1.2 Xu thế khu vực hóa và sự phát triển cia khu vực An Độ Dương

-Thái Bình Dương

Thứ nhất, sự gia tăng của xu thế khu vực hóa.

Sau chiến tranh Lạnh, nhất là giai đoạn 1991 - 2001, xu thế toàn cầu phát

triển mạnh với sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế,

như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), WB, WTO Toàn cầu hóa đã thúc đâynhanh chóng sự phát triển xã hội, nhưng nó lại làm tram trong thém su bat

công xã hội, tạo ra nguy co đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ củacác quốc gia.

Giai đoạn 2001 - nay, toàn cầu hóa chững lại do sự bề tắc, kém hiệu quảcủa các cơ chế toàn cầu; sự phát triển không đều và sức ép, cạnh tranh của cáckhu vực khác đã khiến xu thế khu vực hóa rõ rệt hơn Trong khi đó, quá trìnhhội nhập khu vực được thúc đây và có những kết quả tích cực Điền hình là, ở

châu Âu, năm 2007 Hiệp ước Lisbon (cơ sở hình thành Hiến pháp của EU) ra

đời mở đường cho tương lai phát triển của EU; ở ASEAN Đông Nam Á, sau

khi ASEAN có sự tham gia của đủ các nước thành viên trong khu vực Đông

Nam Á, ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN được hình thành, kèm theo đó

là sự ra đời của Hiến chương ASEAN (2007); sự ra đời của MERCOSUR

đánh dau bước phát triển mới tiến trình liên kết, hợp tác ở khu vực Mỹ la-tinh;

sự ra đời của NAFTA - Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (Mỹ, Canada và

Mexico) đã đưa cơ chế này trở thành khối liên kết kinh tế lớn thứ hai thế giớisau EU Sự phát triển của xu thế khu vực hóa đã tạo động lực thúc đây sự

liên kết kinh tế khu vực, thúc đây tăng trưởng và phát triển kinh tế; thúc daymở cửa thị trường quốc gia, hình thành các thị trường khu vực rộng lớn; thúc

20

Trang 24

đây tự do hóa thương mại đầu tư dịch vụ liên khu vực Sự phát triển của khuvực An Độ Dương - Thái Bình Dương cũng nằm trong xu thé như vậy Đây làcơ hội dé Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau, để cùng nhau phát triển.

Thứ hai, sự phát triển của khu vực An Độ Dương - Thái Binh Dương.

An Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực năm ven bờ An Độ Dươngvà phía Tây Thái Bình Dương cùng các vùng biển nối liền hai đại dương nay,

bao gồm các quốc gia ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á cùng các quốc

gia vành đai Thái Bình Dương.nhiều quốc gia thuộc Trung Đông và châu Phi.

Khu vực này có các tuyến giao thông biển quan trọng, có ý nghĩa chiếnlược, sống còn đối với thương mại thế giới, như tuyến qua eo biển Ma-lắc-ca,Be-ring Các tuyến nảy vận chuyên dầu mỏ, khí đốt và hàng hóa trên thếgiới, từ Trung Đông đến Australia và Đông Á Vì vậy, việc bảo đảm an ninh

cho các tuyến huyết mạch này được các quốc gia đặc biệt quan tâm.

Khu vực An Độ Dương - Thái Binh Dương với dân số chiếm gần một nửa

dân số thế giới, có nhiều nguồn tài nguyên phong phú và nhiều tuyến đường

biển yết hầu quan trọng của kinh tế, thương mại toàn cầu Sự tập trung của cácnền kinh tế hàng đầu như Mỹ (số 1), Trung Quốc (2), Nhật Bản (3), An Độ (6),ASEAN (7), Hàn Quốc (11) và tương lai (2050) sẽ đóng góp hơn 70% tổngGDP thé giới [Thạch Vũ, 2017], khiến khu vực này tiếp tục là địa điểm hap dẫn

nhất cho thương mại và đầu tư toàn cầu Chính vì vậy, các nước lớn đều rất coitrọng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mong muốn có thé chiếm vịthé chủ đạoảnh hưởng ở khu vực chiến lược này Do vi trí, vai trò ngày càngquan trọng như vây, nên các cường quốc, như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn

Độ, đặc biệt là Mỹ đều có những điều chỉnh chiến lược nhằm tăng cường ảnh

hưởng và bảo vệ lợi ích của mình tại đây Trong đó, Mỹ xác định khu vực Ấn

Độ Dương - Thái Bình Dương luôn gắn liền với lợi ích chiến lược của Mỹ, làyếu tố then chốt để Mỹ điều chỉnh chiến lược từ “tái cân bằng, xoay trục sang

khu vực châu Á - Thái Bình Dương” dưới thời cựu Tổng thống Obama sangchiến lược “An Độ Dương - Thái Binh Dương tự do và mở rộng” do Tổng

21

Trang 25

thống Donald Trump khởi xướng nhằm xây dựng các trục liên minh ba bên,

bốn bên do Mỹ đứng đầu, bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và An Độ dé lãnh

đạo khu vực (nhóm “Bộ tứ”); tăng cường sự hiện diện quân sự, can thiệp sâu,

rộng hơn vào khu vực Trung Quốc thúc đây triển khai chiến lược “Đại khai

phá miền Tây”, dự án “Một trục, hai cánh” và chiến lược BRI; thiết lập quan hệ

hữu nghị ôn định lâu dài với các nước xung quanh và các nước An Độ Dương

-Thái Bình Dương; tăng cường mở rộng thị trường, phát triển hệ thống các trục

giao thông: thúc đây quan hệ với ASEAN, các nước Tây Á Trong khi đó, HànQuốc có chính sách “phương Nam mới” [aecvcci.vn, 2017]; Nga có chính sách“hướng Đông” [Ngọc Lan, 2020] quay trở lại Thái Bình Dương; Ấn Độ tích

cực triển khai chính sách “Hành động hướng Đông” [Văn Cường, 2019] với ưu

tiên phát triển quan hệ với các láng giéng, tăng cường quan hệ với các nước

ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác sang toàn bộ khu vực An Độ Dương - TháiBình Dương và cùng chung quan điểm với Mỹ, Nhật Bản, Australia về chiến

lược “An Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng”.

Tuy nhiên, khu vực nay cũng là vùng biển nổi tiếng bất ôn với nạn cướpbiển và khủng bố, là nơi chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt về địa chiến lược,

nơi có nhiều nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống Hiện khu vực

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tồn tại nhiều điểm nóng, tiềm ân nguy cơxảy ra xung đột quân sự, nhất là eo biển Đài Loan, Biển Đông, biển Hoa Đông,

bán đảo Triều Tiên, khu vực Kashmir Có nhiều nguyên nhân, nhưng 02

nguyên nhân chủ yếu là do tồn tại nhiều loại tranh chấp giữa các nước trong

khu vực với nhau và do tác động của sự cạnh tranh lợi ích chiến lược giữa các

nước lớn Bên cạnh đó, các các nguy cơ an ninh phi truyền thống đã và đang

tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới Trong bối cảnh hiện nay, các thách

thức an ninh phi truyền thống như: Cướp biến, tội phạm xuyên quốc gia, di cưbat hợp pháp, nguồn nước, 6 nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang là những

vân đê nôi cộm mà các quôc gia trên thê giới đang phải đôi mặt.

22

Trang 26

Sự phát triển của khu vực An Độ Dương - Thái Bình Dương cùng vớinhững thách thức an ninh ở khu vực này là lý do dé Mỹ và An Độ hop tác vớinhau dé cùng hợp tác phát triển và đối phó với những thách thức an ninh.

Như vậy, với xu thế khu vực hóa, cùng với đó là sự phát triển của khuvực An Độ Dương - Thái Bình Dương là điều kiện dé Mỹ và An Độ hop tác

với nhau dé cùng phát triển, duy tri vai trò và lợi ích ở khu vực.1.1.3 Xu thế cạnh tranh đan xen hợp tác giữa các nước lớn

Thứ nhất, các nước lớn có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, thúc day xu

thé phát triển và hop tác.

Tiêu biểu cho xu thế trên là quan hệ Mỹ - Trung Quan hệ Mỹ - Trungđược coi là tương đối ôn định và lành mạnh từ thời chính quyền G.W Bush.Trong thời gian qua, hai nước có đến 60 khuôn khổ đối thoại và nhóm làm

việc song phương đã được thành lập, nôi bật nhất là đối thoại chiến lược và

kinh tế Mỹ - Trung, đối thoại quan chức cấp cao Mỹ - Trung Đặc biệt, Mỹ và

Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng “quan hệ nước lớn

kiêu mới” [California/Mỹ, Tập Cận Bình - Obama, 06/2013], nhất là về kinh

tế Quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước chặt chẽ, mức độ phụ thuộc

lẫn nhau không ngừng gia tăng Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư phát triểnnhất ở Mỹ với số vốn đầu tư vào bất động sản, nhà hàng khách sạn, dịch vụcông nghệ đạt mức cao nhất Trung Quốc cũng năm trong nhóm 3 thị trườngxuất khâu lớn nhất của 39/50 bang của Mỹ Nếu như kim ngạch thương mại

Mỹ - Trung năm 1979 chỉ đạt 2,45 tỷ USD, thì năm 2013 lên tới 520 tỷ USD,

tăng gấp hơn hai trăm lần Đầu tư hai chiều cũng từ chỗ rất thấp lúc mới thiếtlập quan hệ, đến nay đã đạt hơn 100 tỷ USD Hiện nay, hai nước Trung - Mỹđều là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau, Trung Quốc là thị trường

nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ [Tan Vũ,2016] Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ đã tìm được tiếng nói chung trong một sốlĩnh vực cụ thể như chống khủng bố, ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân và

23

Trang 27

ứng phó với biến đổi khí hậu Trong khi đó, mặc dù còn nhiều bất đồng,nhưng quan hệ kinh tế - thương mại Trung - An thời gian qua đã có sự tăngtrưởng nhanh Trung Quốc hiện đang là bạn hàng lớn thứ 2 của An Độ và AnĐộ đang là bạn hàng lớn thứ 10 của Trung Quốc [Vi Trân, 2021] Hai nướchiện đang xúc tiến cho việc thiết lập một khu vực tự do thương mại Cùng

với các quan hệ song phương nêu trên, quan hệ An - Nga có nhiều dấu hiệutích cực, là yếu tố quan trọng, phản ánh nhu cầu đối thoại, hợp tác đang là

một xu thé lớn hiện nay.

Mặt khác, các quan hệ đa phương cũng có sự phát triển Nổi bật về mốiquan hệ đa phương trong thời gian qua là sự liên kết, hợp tác của nhóm cácnền kinh tế mới nồi (BRIC) và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Như vậy, dé phat triển, mặc dù còn nhiều mâu thuẫn, nhưng các nước

lớn buộc phải hợp tác với nhau và có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.Thứ hai, xu thé cạnh tranh giữa các nước lớn.

Cùng với xu thế hợp tác và hội nhập khu vực, mặt cạnh tranh có xuhướng gia tăng trong quan hệ nước lớn Điển hình là, mặc dù là đồng minh

thân cận của Mỹ, nhưng va chạm trong quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và

Mỹ liên tục dién ra Chính quyền Mỹ luôn quan tâm nhiều hơn đến lợi ích củaMỹ, nhấn mạnh cái gọi là “Thương mại công băng”, không chấp nhận nhậpsiêu Đối với cặp quan hệ Mỹ - Trung, mặc dù hai nước Mỹ và Trung Quốcđã đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” [LêThế Mẫu, 2014] và quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước chặt chẽ, mức

độ phụ thuộc lẫn nhau không ngừng gia tăng, nhưng hai nước luôn coi nhau là

đối thủ cạnh tranh Đặc biệt, Mỹ luôn lo ngại, sự trỗi dậy của Trung Quốc đe

doa vị trí siêu cường “số 1” của Mỹ Cặp quan hệ Mỹ - An Độ cũng không

ngoại lệ Trong hợp tác, mỗi nước luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu vànước nảo cũng muốn được hưởng lợi nhiều nhất trong hợp tác, không muốnnước mình bị thua thiệt, nên vấn đề cạnh tranh luôn đan xen trong hợp tác.

24

Trang 28

Như vậy, với xu thé cạnh tranh dan xen hợp tác giữa các nước lớn, cặpquan hệ Mỹ - An Độ cũng không nam ngoại lệ Quan hệ Mỹ - An Độ vừa hợptác, vừa canh tranh dé cùng nhau phát trién.

1.1.4 Sự gia tăng các vấn đề toàn cau

Thứ nhất, van dé khủng bố, bao lực cực đoan đang tạo ra mối đe dọa anninh cho cả Mỹ và Ấn Độ.

Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng và các nhóm khủng bố khuvực mở rộng dia ban, gia tăng hoạt động khủng bố, tạo ra mối de doa an ninh

cho cả An Độ và Mỹ Mặc dù lực lượng IS tại Iraq và Syria giảm từ khoảng60.000 phần tử xuống còn 5.000 - 6.000 phần tử cho thấy sự suy yếu của lựclượng này, nhưng xu hướng mới đáng lo ngại nhất chính là sự lan truyềnnhanh chóng và mạnh mẽ của chủ nghĩa khủng bố, bạo lực cực đoan Việc các

tổ chức khủng bố sử dụng mang xã hội dé tuyên truyền tư tưởng Hồi giáo cựcđoan, cam kết chiến đấu xóa bỏ ảnh hưởng của phương Tây tại các nước Hồigiáo sẽ tiếp tục thu hút sự hỗ trợ và tham gia tích cực của các tín đồ Hồi giáocực đoan vào các hoạt động khủng bố nhăm vào các quốc gia đang có hoạt

động ngăn chặn khủng bố như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức Thực tế cho thấy,

trong những năm gần đây, các vụ tấn công khủng bố của IS, Al-Qaeda,Taliban không chỉ gia tăng ở các khu vực Trung Đông, Bắc Phi, châu Âu, mà

còn lan ra khắp thế giới, đặc biệt là ở Nam Á Trong bối cảnh cả Ấn Độ và

Mỹ đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc tan công khủng bó, thi hợp tác

chống khủng bố được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phầnthúc đây quan hệ Mỹ - An Độ Mỹ đánh giá cao vai trò của An Độ trong cuộcchiến chống khủng bố, đặc biệt là trong hợp tác xử lý mối liên hệ giữaPakistan với các nhóm khủng bố ở Nam Á, nên giúp chống lại các nhóm

khủng bố xuyên biên giới từ Pakistan vào lãnh thé của An Độ Ngoài ra, AnĐộ cũng đóng vai trò quan trọng, là chìa khóa giúp Mỹ giải quyết vấn đềkhủng bố tại Afghanistan; Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với An Độ chống

25

Trang 29

lại các mối đe dọa từ các nhóm khủng bố, như IS, Al-Qaeda, Jaish-eMohammad, Lashkar-e-Tayyiba An Độ cho rang, “Pakistan là “thiên đườngan toàn của khủng bố” [Donald Trump, 2018], do đó An Độ can có sự hoptác chặt chẽ với Mỹ trong giải quyết vấn đề này.

Thứ hai, van dé hạt nhân trên bán đảo Triéu tiên đã và dang trở thànhmoi quan tâm lo ngại của cả An Độ và Mỹ.

Mỹ rat lo ngại về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên,

cho rằng việc theo đuôi các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của

Triều Tiên gây ra mối đe doa nghiêm trọng cho an ninh khu vực, hòa bìnhtoàn cầu Do đó, Mỹ đang tăng cường vận động các nước trong khu vực, nhấtlà An Độ phản đối bang các hoạt động thực tế như cấm vận kinh tế, giảmquan hệ chính tri - ngoại giao dé ngan chan Triều Tiên Theo đó, hai bêncam kết hợp tác chống lại chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, bao

gồm cả các nước hỗ trợ cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Thứ ba, các vấn đề khác, như: an ninh nguồn nước, an ninh lương thực,

an ninh kinh tế cũng đang nổi lên là van đề cần quan tâm, vì bản thân mỗi

nước không thé giải quyết được, cần có sự chung tay hợp tác giữa các nước.

Trong bối cảnh đó, Mỹ và An Độ cũng không ngoại lệ, can chung tay hợp tácdé đối phó với các thách thức trên.

Như vậy, sự phát triển các vấn đề an ninh phi truyền thống, như khủngbố, van đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và một số van đề khác đã tạo cơ

hội cho Mỹ va An Độ cùng nhau hợp tác dé vừa giúp đảm bảo lợi ích an ninhquốc gia, vừa đề đối phó với những thách thức an ninh tiềm tàng.

* Tóm lại, các nhân tô bên ngoài, như: sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung

Quốc, xu thế khu vực hóa và sự phát triển của khu vực Ấn Độ Dương - Thái

Bình Dương, xu thế cạnh tranh đan xen hợp tác giữa các nước lớn, sự pháttriển các van dé an ninh phi truyền thống thúc đây quan hệ Mỹ - An Độ phat

triên đê mang lại lợi ích quôc gia.

26

Trang 30

1.2 Nhân tố bên trong

1.2.1 Về phía Mỹ

Thứ nhất, về yếu to cá nhân, hai Tổng thống Mỹ là Obama và DonaldTrump đều coi trọng việc thúc day quan hệ với An Độ.

Năm 2009, ông Obama lên năm quyền Tổng tống Mỹ Là người của đảng

Dân chủ, được cho là người theo chủ nghĩa ôn hòa, muốn vực dậy nước Mỹ sauthời gian bị sụt giảm nghiêm trọng, nhất là về kinh tế và vị thế trên trường quốc

tế Nước Mỹ trước thời Tổng thống Obama đang bị nhân chìm trong khủng

hoảng kinh tế, với tình trạng thất nghiệp tràn lan, mức thất nghiệp tăng cao Vềđối ngoại, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế đang ngày một suy giảm, đặc biệt,nước Mỹ đang bị lún sâu vào cuộc chiếc ở Iraq, Afghanistan và bị cộng đồngquốc tế lên án mạnh mẽ Sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã thực thi

chiến lược nước Mỹ cần phải hướng về trong nước, thay vì phung phí sức lựccho việc giải quyết những vấn đề của thế giới Trong đó, Mỹ xác định, Trung

Quốc chính là yếu tố ảnh hướng đến sự suy giảm của Mỹ Do đó, dé vực day

nền kinh tế và lấy lại vị thế, vai trò trên trường quốc tế, Mỹ xác định Ấn Độ cóvai trò then chốt Điều này được thé hiện rõ nét trong bài phát biểu sau hội dam

với Thủ tướng Modi tại An Độ (01/2015), ông Obama khang định, “Chúng tôinhận thấy An Độ đang đóng vai trò ngày càng lớn trong việc đảm bảo an ninhvà hòa bình của thế giới ” [An Huy, 2015] Theo đó, Chính quyền của Tổngthống Obama tích cực thúc đây quan hệ với An Độ.

Năm 2017, ông Donald Trump là người của đảng Cộng hòa đặc cử Tổngthống Mỹ Là người theo chủ nghĩa dân tộc và dân túy, khi đắc cử Tổng

thống, ông Trump muốn vực dậy nước Mỹ trên tất cả các lĩnh vực và thực thi

chính sách sao cho có lợi nhất cho Mỹ Dưới thời Tổng thống Trump, với chủ

trương “nước Mỹ là trên hết” [Phạm Huân, Vũ Hợp, 2018] chính quyền củaTổng thống Trump đã thực thi chính sách thực dụng, chỉ thúc đây những gì cólợi cho Mỹ Trong bối cảnh đó, An Độ cũng được coi trọng va dé cao, có thé

27

Trang 31

giúp Mỹ kiềm chế Trung Quốc và đặc biệt với lợi thế kinh tế hiện có, Ân Độcó thê thay thế Trung Quốc trở thành đối tác quan trọng của Mỹ, mang lạinhiều lợi ích cho Mỹ Trong bài phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp trong

khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng ngày 10.11.17, Tổng thống

Mỹ Donal Trump đã phác thảo ra chính sách của Mỹ ở châu Á trong nhữngnăm tới Thay vì dùng thuật ngữ châu Á - Thái Bình Dương, ông Trump dùngcụm từ “An Độ dương - Thái Bình Dương” khi nói về chính sách ở khu vực.Thuật ngữ “Ân Độ Dương - Thái Bình Dương” là khái niệm mở rộng của khu

Vực, vượt ra ngoài tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, nhấn trọng tâm vào Ấn

Độ [Minh Phương, 2017].

Thứ hai, về yếu to trong nước, kinh tế Mỹ suy thoái, dang rơi tự do, nêncần hợp tác với Ấn Độ để vực dậy nên kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp đã vọt lên mức hai con

số, giá nhà ở rớt thảm hại, còn ngành tài chính thì đang bên bờ vực sụp dé,Mỹ nhận thấy, với tiềm năng về kinh tế, an ninh quốc gia và tiềm năng hiệndiện trong chính sách toàn cầu mà An Độ đã thé hiện, An Độ đang trỗi dậy là

một trong những cơ hội quan trọng nhất dé thúc đây lợi ích quốc gia của Mỹtrong hai thập ky tới Đặc biệt, sự bùng nỗ trong phát triển kinh tế công nghệ

cao của Ấn Độ sẽ góp phần tăng trưởng thương mại song phương và đầu tư

cho các công ty của Mỹ [Ngọc Tú, 2019].

Thứ ba, ở cấp độ liên quốc gia, Ấn Độ được đánh giá là có vai trò quantrong đối với Mỹ trong việc thực thi chính sách đối với khu vực.

Mỹ và Ấn Độ đều có chung mối đe dọa là Trung Quốc Do đó, Mỹ đã

đây mạnh việc tiếp cận, hợp tác và đưa Ấn Độ trở thành một trong những trụcột quan trọng trong các tính toán chiến lược của Mỹ Với vị trí, vai trò quantrọng của Ấn Độ, Mỹ chủ trương: Đưa Ấn Độ vào quỹ đạo chiến lược của Mỹnhằm hiện thực hóa chiến lược “An Độ Dương - Thái Bình Dương tự do vàmở rộng”, thúc day hình thành liên minh/liên kết giữa Mỹ với An Độ, Nhat

28

Trang 32

Ban va Australia dé bao vay, kiém ché Trung Quốc; lôi kéo An Độ thực hiệnchiến lược bao vây cô lập Nga, cạnh tranh thị phần xuất khâu vũ khí với Nga

ở An Độ Đồng thời, giúp Ấn Độ khang dinh vi thé, vai tro 6 khu vuc Nam A

nhằm bảo đảm sự 6n định an ninh khu vực, nhất là trong hoạt động chốngkhủng bố; bảo vệ lợi ich an ninh biển ở khu vực An Độ Duong và thúc daycác lợi ích kinh tế của Mỹ trong hop tác với An Độ Dé hiện thực hóa chủ

trương trên, Mỹ thực thi các biện pháp sau:

Về chính trị - ngoại giao: Mỹ coi An Độ là “đồng minh tự nhiên” ở khuvực Thông qua An Độ, Mỹ can dự và gia tăng ảnh hưởng tai các diễn đàn,

các tô chức, các liên kết trong khu vực, trên cơ sở đó tiếp tục khẳng định vithế, vai trò là trung tâm lãnh đạo thế giới (cả hai nước chia sẻ tư cách thànhviên trong nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, G-20, ASEAN, IMF,

WB, WTO ).

Về kinh tế, thương mại và đầu tư: Mỹ thúc đây hợp tác kinh tế với Ấn

Độ để cân bang, ngăn chặn thâm hụt thương mai và cạnh tranh bat bình đăng

trong thương mại song phương; mở rộng can dự kinh tế vào An Độ thông qua

chính quyền các bang, chú trọng phát triển đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân

[Quách Thị Huệ, 2020].

Về quốc phòng - an ninh: Trong các cuộc hội đàm, tiếp xúc cấp cao giữaquan chức Bộ Quốc phòng hai nước, phía Mỹ luôn khăng định mức độ hợptác về công nghiệp và thương mại quốc phòng dé ngang mức đồng minh thancận; cho phép An Độ tiếp cận một số lượng lớn công nghệ lưỡng dụng củaMỹ; lôi kéo, khuyến khích An Độ đóng vai trò lớn hơn trong khu vực, đồng

thời đây mạnh thương mại quân sự song phương nhằm chiếm lĩnh thị trườngxuất khẩu vũ khí của Nga; thúc day hình thành liên minh an ninh bốn bên

(Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia) nhằm khống chế, kiểm soát toàn bộ khuvực, ngăn chặn không dé các nước lớn trong khu vực thách thức đến vai trò

lãnh đạo của Mỹ.

29

Trang 33

1.2.2 Về phía An Độ

Thứ nhất, ở cấp độ cá nhân, Thủ tướng Modi là người đặt nên móng cho

moi quan hệ An Độ - Mỹ phát triển.

Trong những năm cuối của thiên niên kỷ trước, sự bứt phá trong tăngtrưởng kinh tế của Ấn Độ cùng với viéc tiến hành các vụ thử hạt nhân năm

1998 đã cho thấy sự khăng định của An Độ trong việc trở thành lực lượngquan trọng trong nền chính trị châu A và hướng đến phạm vi toàn cầu Tuy

nhiên, trong suốt một thập niên sau đó, Chính phủ của Thủ tướng ManmohanSingh (2004 - 2014) dường như vẫn chưa thực hiện được mục tiêu củng cố vị

thế của An Độ Do đó, việc Thủ tướng Modi đắc cử vào năm 2014 được coi làdau hiệu của một giai đoạn quyết liệt hơn trong việc điều chỉnh chính sách đối

ngoại của nước này Bởi vì, ông Modi được đánh giá là người quyết đoán vànăng động hơn trong việc dé ra chính sách kinh tế và đối ngoại Tiềm năng

chính sách ngoại giao của một quốc gia thường được đánh giá dựa trên haiyếu tố: (1) Sự lãnh đạo chính trị của nước đó, trong đó sự năng động và quyết

đoán là nhân tố quan trọng nhất; (2) Sự ủng hộ chính trị trong nước và sự tin

tưởng của người dân về tương lai đất nước Thủ tướng Modi hội tụ tập trung

cả hai yếu tố trên Từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Modi đã tiến hành nhữngbước thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại, từ chính sách không liênkết sang chính sách liên minh với nước lớn là Mỹ Điều này thé hiện sự thực

dụng của Thủ tướng Modi nhằm khôi phục những mối quan hệ trước đây với

các nước lớn, tập trung xoay quanh ba mục tiêu chính như: (1) Nâng quan hệ

chiến lược với các nước lớn lên đúng tầm, từ đó tạo điều kiện cho Ấn Độ trở

thành một lực lượng quan trọng trong ban cờ chính trị toàn cau; (2) Tái sắpxếp “bàn cờ” khu vực Nam A, củng cố tầm ảnh hưởng bao trùm của An Độ

trong khu vực; (3) Tăng cường hợp tác với các nước lớn và các nước láng

giéng, hướng tới mục tiêu, lợi ich an ninh và kinh tế của Ấn Độ Trong đó, dé

thực hiện 03 mục tiêu trên, một trong những ưu tiên trong chính sách ngoại

giao của Ấn Độ là đây mạnh khôi phục quan hệ với Mỹ [TTXVN, 2017].

30

Trang 34

Thứ hai, ở cấp độ trong nước, Ấn Độ cân hợp tác với Mỹ dé đối phó với

những đe dọa từ biên giới.

Trong bối cảnh phải xử lý các cuộc xung đột ở những khu vực biên giới,Ấn Độ đã tìm cách nâng mối quan hệ song phương với Mỹ lên một cấp độ mới

nhằm bảo đảm duy trì môi trường an ninh hòa bình, ổn định dé phát triển đất

nước, nhất là về kinh tế, quốc phòng - an ninh, cũng như nâng cao vai tro, vithế của Án Độ trên trường quốc tế, phấn đấu trở thành cường quốc có sứcmạnh chính tri, quân sự tương xứng với sức mạnh về kinh tế, đủ sức cạnh tranhvới các nước lớn khác Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo An Độ thừa nhận rằnghọ sẽ cần những quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn với Mỹ dé đối trọng với cácnước láng giềng thường xuyên gây rắc rối là Pakistan và Trung Quốc.

Thứ ba, cấp độ liên quốc gia, Ấn Độ có sự điều chỉnh chính sách đối

ngoại dé tham gia vào các sáng kién/chién lược của Mỹ nhằm nâng cao vịthé, vai trò trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện tại khu vực

truyền thống của Án Độ, trong đó có Ấn Độ Dương, thì việc thúc đây liên kếtcác sáng kiến, chiến lược với Mỹ tại khu vực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho An

Độ Theo đó, Ấn Độ đã có những bước điều chỉnh trong chính sách đối ngoạitừ “không liên kết, bị động, chiến thuật” sang “đa liên kết, chủ động, chiếnlược” dé tham gia vào chiến lược “An Độ Dương - Thái Bình Dương tự do vàmở rộng” của Mỹ; tăng cường hợp tác trên nhiều cấp độ với Mỹ, Nhật Bản vàAustralia, đặc biệt là Ấn Độ đã chủ động tham gia vào nhóm “Bộ tứ” với Mỹ,

Nhật Bản và Australia Chủ trương của Ấn Độ trong hợp tác với Mỹ là: (1)

Tận dụng vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ cao của Mỹ dé phục vụ pháttriển kinh tế, thực hiện khát vọng trở thành cường quốc thế giới; (2) Da dạnghóa nguồn cung vũ khí, trang bị và công nghệ quốc phòng hiện đại, tránh phụthuộc quá nhiều vào Nga; (3) Nâng cao vị thế, vai trò của Ấn Độ để có vị tríxứng đáng ở khu vực An Độ Dương - Thái Binh Duong; (4) Dựa vào sức

31

Trang 35

mạnh của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc và gây sức ép với Pakistan trongviệc ngừng hỗ trợ, tiếp tay, che giấu các nhóm khủng bố chống An Độ; (5)Ủng hộ, tham gia chiến lược “Ân Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở

rộng”, nhưng giữ ở mức hợp lý, tránh trở thành công cụ của Mỹ, ảnh hưởng

tới lợi ích của Ấn Độ Đề hiện thực hóa chủ trương trên, Ấn Độ thực thi các

biện pháp sau [saigondautu, 2020]:

Về chính trị - ngoại giao: Tích cực, chủ động trong quan hệ với Mỹ; thu

hẹp các bất đồng, vướng mắc với Mỹ dé không tạo ra những quan ngại của

Mỹ về một An Độ dang phát triển và dần có khả năng de doa các lợi ích củaMỹ, đồng thời hóa giải đối với các chính sách có ảnh hưởng bat lợi cho AnĐộ Tích cực thể hiện là đối tác tin cậy, có trách nhiệm đối với các van đềtrong khu vực, thế giới, nhất là tỏ rõ quan điểm về việc tôn trọng độc lập, chủ

quyên của tất cả các quốc gia, chống việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc

tế Qua đó thực thi chính sách ngoại giao độc lập, đa phương, tránh phụ thuộc

quá lớn vào Mỹ, cũng như không dé mat lòng các nước láng giéng, nước lớn

khác Vận động Mỹ ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng

bảo an Liên hợp quốc khi cơ quan này được cải tô.

Về kinh tế, thương mại va đầu tư: Tăng cường hợp tác với Mỹ dé thu hútcác nguồn vốn đầu tư, công nghệ cốt lõi, kinh nghiệm quản lý của Mỹ nhằmtạo động lực thúc đây tăng trưởng kinh tế và phát triển của An Độ; bảo đảman ninh năng lượng cho Ấn Độ Giảm thiêu những mâu thuẫn giữa chính sách

“Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump với chính sách “Sản xuất

tai An Độ” [Lan Anh, 2014] của Thủ tướng Modi.

Về quốc phòng - an ninh: Đây mạnh hợp tác thương mại quân sự với Mỹ

để phát triển năng lực Không quân, Hải quân, duy trì các cuộc tập trận trên

bién ở quy mô và cấp độ cao hơn với Quân đội Mỹ Phát huy lợi thé địa chiếnlược của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương nhằm loại bỏ các mối đe dọa, cạnh tranh

chiên lược, tâm ảnh hưởng của Ấn Độ cả trên đât liên và trên biên.

32

Trang 36

Tóm lại, trong những năm qua, quan hệ Mỹ - An Độ liên tục có sự pháttriển dựa trên sự tương đồng lợi ích ngày càng tăng trong những van đề khu

vực và toàn cầu An Độ có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại dé tham giavào các sáng kiến/chiến lược của Mỹ Hai nước có sự tương đồng về tầm nhìn

chiến lược khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và mục tiêu chiến lược

giữa hai nước có sự giao thoa trong những vấn đề khu vực và toàn cầu, đặcbiệt là cùng mục tiêu chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

1.2.3 Nền tảng quan hệ Mỹ - Ấn Độ trước năm 2014

Mỹ và Ấn Độ có lịch sử quan hệ lâu đời (hai nước thiết lập quan hệ

ngoại giao từ năm 1946), với nhiều giai đoạn thăng trầm, cụ thể:

- Giai đoạn 1946 - 1990: Do khác nhau căn bản về lợi ích chiến lược vàquan điểm đối với những vấn đề khu vực, quốc tế, nên quan hệ Mỹ - Ấn Độ

chưa phát triển, thậm chí có lúc căng thăng Sau khi Chiến tranh thế giới thứhai kết thúc, Ấn Độ thiết lập quan hệ gần gũi với Liên Xô; là một trongnhững nước sáng lập Phong trào không liên kết (NAM); lên án cuộc chiến

tranh xâm lược Việt Nam và chính sách “dùng người châu Á đánh ngườichâu A” của Mỹ: công nhận và thiết lập quan hệ với Campuchia Trong khiđó, Mỹ tăng cường quan hệ với Pakistan (nước thù địch với An Ðộ) thôngqua viện trợ kinh tế và cung cấp vũ khí, trang bị hiện đại cho nước này nhằm

ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô; ủng hộ Nghị quyết của Hội đồng Bảo anLiên hợp quốc coi tranh chấp ở khu vực Kashmir là van đề song phươnggiữa An Độ va Pakistan (An Độ tuyên bố Kashmir là thuộc chủ quyền củaAn Độ va là van đề nội bộ của An Độ); tăng cường hoạt động quân sự ở ẤnĐộ Dương (triển khai lực lượng Hải quân tới vịnh Bengal, mở rộng căn cứ

Hải quân trên đảo Diego Garcia, tổ chức diễn tập Hải quân chung vớiPakistan năm 1974) đã khiến quan hệ Mỹ - Ấn Độ xấu đi nghiêm trọng vàhết sức căng thăng.

33

Trang 37

- Giai đoạn 1991 - 2000: Quan hệ Mỹ - An Độ bắt đầu được cải thiện.Chiến tranh Lạnh kết thúc, hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu

tan rã, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ

mới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, nhưng cũng không ít thách thức phức tạp Vớimục tiêu gianh vi trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới, Ấn Độ tiến hành cải

cách, mở cửa kinh tế và từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng

đa phương hoá, đa dạng hoá, trong đó quan hệ với Mỹ được đặt lên vi tri ưu

tiên An Độ xác định “công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ không thé thành

công nếu không có sự hợp tác, vốn và kỹ thuật của Mỹ” Trong khi đó, Mỹ cho

rằng, cải thiện quan hệ với An Độ không chỉ hỗ trợ chính sách bao vây, kiềm

chế Trung Quốc, mà còn giúp Mỹ củng cé vị thé, vai trò ở khu vực châu A

-Thái Bình Dương, tạo thuận lợi cho việc triển khai chiến lược của Mỹ tại khu

vực Trung A và lân cận Từ nhận thức và nhu cầu trên, nên mặc dù còn tồn tạinhiều bất đồng, nhưng cả Ấn Độ và Mỹ đều chủ động cải thiện quan hệ Đáng

chú ý, trong chuyến thăm An Độ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton (03/2000),hai bên đã ra Tuyên bố chung về Quan hệ An - Mỹ: Tầm nhìn trong thé kỷ 21.Trong đó khang định, An Độ và Mỹ là hai nền dân chủ lớn nhất thế giới đã trải

nghiệm và đi tiên phong trong quá trình tiến tới những lý tưởng dân chủ, lànhững nước đi đầu trong nền kinh tế công nghệ cao; trong quá khứ quan hệ hainước “đã bị trôi nổi”, nhưng giờ đã bước vào giai đoạn mới - giai đoạn tintưởng về chính trị và có lợi về kinh tế, An Độ và Mỹ là đồng minh trên conđường dân chủ Đặc biệt, Mỹ quay sang ủng hộ quan điểm của Ấn Độ về khu

vực Kashmir [Tuyên bố chung An Độ - Mỹ, 03/2000].

- Giai đoạn 2001 - 2013: Quan hệ Mỹ - Ấn Độ chuyên biến tích cực, từcam vận, trừng phạt kinh tế sang quan hệ Đối tác chiến lược, nhưng lòng tin

chiến lược giữa hai nước vẫn còn nhiều hạn chế Mỹ xác định, Ấn Độ có thể

trở thành “đối trọng tiềm năng” [Ngô Minh Trí, 2020] của Trung Quốc, có vị

34

Trang 38

trí quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở Trung - Nam Á, cũng như ở châu Á.

Do đó, đây mạnh quan hệ với An Độ sẽ giúp Mỹ tạo lập mối quan hệ đối tácchiến lược, hình thành tứ giác chiến lược Mỹ - Nhật - Australia - Ấn Độ, tạothành vòng cung bao vây Trung Quốc, chia rẽ quan hệ An - Trung, An - Nga;đồng thời tận dụng sự ủng hộ của An Độ trong giải quyết các van đề quốc tế,

đặc biệt là ở Trung - Nam A va Trung Đông Trong khi đó, An Độ cho rằng,

chỉ có Mỹ mới có thể giúp Ấn Độ đạt được mục tiêu trở thành cường quốc

quân sự, đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tạikhu vực Nam A - An Độ Dương Do đó, cả hai nước chủ động đây mạnh quan

hệ song phương trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, khoa học kỹ thuật đến quốcphòng - an ninh, diễn tập chung và chống khủng bố

Ngay sau khi Trung tâm Thương mại của Mỹ bị tấn công khủng bố

(11/09/2001), Ấn Độ đã lập tức có phản ứng khi đưa ra tuyên bố lên án

mạnh mẽ vụ khủng bố và chủ nghĩa khủng bố hiện hữu Đây là hành động

chưa có tiền lệ của Ấn Độ Cùng với đó, Ấn Độ chủ động đề xuất hợp táctoàn điện với Mỹ và gợi ý cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của An Độphục vụ cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu Đáng chú ý, trong chuyến

thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee (11/2001), hai bên đã ra tuyên bốchung về quan hệ Đối tác chiến lược Mỹ - An Độ, trong đó khang định tăngcường hơn nữa quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về hạtnhân, khoa học kỹ thuật, hàng không vũ trụ, quốc phòng, chống khủng bố,

an ninh hàng hải Trong chuyến thăm Ấn Độ (03/2005), Ngoại trưởng Mỹ

Rice tuyên bố “sẽ hỗ trợ Ấn Độ trở thành cường quốc trong thế kỷ XXI

[Tường Vy, 2019] Tháng 07/2005, Thủ tướng M.Singh thăm Mỹ, hai bên ra

Tuyên bố chung, ký “Hiệp định xác định lộ trình hợp tác Mỹ - Ấn Độ”.

Tháng 03/2006, Tổng thống Bush thăm An Độ, hai bên ra “Tuyên bố chungtăng cường quan hệ đối tác chiến lược nhằm đối phó với những thách thứccủa thế kỷ XXI”; Tổng thống Bush tuyên bố: “An Độ là một quốc gia trách

35

Trang 39

nhiệm và có công nghệ hạt nhân tiên tiến, An Độ cũng cần được đối xửgiống như các nước khác” [Vũ Dang Hinh, 2009] Đáng chú ý, hai nước ký

“Hiệp ước hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự” (Hiệp định hạt nhân 123).

Đây là một ngoại lệ trong nguyên tắc của Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân

(NSG) Theo đó, Mỹ sẽ bán cho An Độ công nghệ, nhiên liệu va lò phản ứng

hạt nhân dân sự và quân sự, đôi lại An Độ phải tách rời cơ sở hạt nhân dân

sự và quân sự, đặt 14 cơ sở hạt nhân dưới sự kiểm soát của Cơ quan Nănglượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Mỹ cũng tiến hành sửa đôi “Quy định hạn

chế xuất khẩu” dé các doanh nghiệp Mỹ có thé giúp An Độ xây dựng các lòphản ứng, cung cấp nhiên liệu hạt nhân, vận động các nước liên quan cho AnĐộ tham gia vào chương trình thử nghiệm nhiệt hạch hạt nhân quốc tẾ và cácdự án nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân thế hệ 4 Tháng 08/2007, Thủ tướngM.Singh thăm Mỹ, hai bên ra Tuyên bố chung thé hiện quyết tâm “chuyênhoá quan hệ giữa hai nước và thiết lập một đối tác chiến lược toàn cầu”[Tuyên bố chung Mỹ - An Độ, 2007] Năm 2007, Mỹ đã đứng ra tổ chức

cuộc họp đầu tiên bốn bên gồm Mỹ - Nhật - Australia - Án Độ tại

Philippines nhằm thống nhất quan điểm hợp tác đa phương Tháng 09/2008,Quốc hội Mỹ phê chuẩn Hiệp định hạt nhân 123 và được Tổng thống Bushký thành luật Tháng 07/2009, Ngoại trưởng H.Clinton thăm Ấn Độ đãkhang định: “Mỹ chủ trương thúc đây quan hệ gần gũi với An Độ và coi đâylà một trong những ưu tiên đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới” [Ngô ThịLan Anh, 2016]; kêu gọi Ấn Độ và Pakistan nối lại đối thoại Ấn Độ nhiệtliệt hoan nghênh Tổng thống Obama lên nắm quyền ở Mỹ Đáp lại, Mỹ nhắnmạnh rằng hai bên chia sẻ quan điểm về dân chủ, tự do, tôn giáo và cùng

hợp tác vì hoà bình, thịnh vượng, én định trên toàn thé giới Sau khi nhậm

chức, Tổng thống Obama tiếp nối chính sách của Tổng thống Bush với việcđón vị khách chính thức cấp nhà nước đầu tiên trong nhiệm kỳ của mìnhnăm 2009, chính là Thủ tướng An Độ Manmohan Singh Thang 11/2010,

36

Trang 40

trong chuyên thăm cấp nhà nước tới New Delhi, Obama trở thành Tổngthống Mỹ đầu tiên tán thành nỗ lực của An Độ muốn trở thành thành viênthường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Mặc dù có sự khởi đầu đầy hứa hẹn, nhưng chính sách của Chính quyềnObama với An Độ chưa bao giờ đạt tới điểm tôi ưu Đồng thời, với sự kết

thúc nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama là việc An Độ trượt khỏi danh sáchưu tiên của Mỹ Chính phủ An Độ thậm chi còn chủ động làm suy giảm mối

quan hệ này với việc Quốc hội Án Độ năm 2010 thông qua dự luật đặt quánhiều trách nhiệm cho các nha cung cấp về những vụ tai nạn tại các nhà máynăng lượng hạt nhân, làm bề tắc việc thực thi hiệp định hạt nhân giữa hainước Quan hệ Mỹ - Ấn Độ cảng trở nên xấu hơn khi một loạt tranh chấp

thương mại Ấn - Mỹ đã làm mờ nhạt các mối quan hệ chính trị và quân sự

từng là chất kết dính của mối quan hệ đối tác đang phát triển này.

Không dừng lại ở đó, năm 2013, quan hệ Mỹ - Ấn Độ còn rơi vào trạngthái khó khăn hơn với việc ông Modi nổi lên thành ứng cử viên có triển vọng

nhất trong cuộc bầu cử Thủ tướng An Độ Báo chi An Độ đã khơi lại câuchuyện Washington cấm ông Modi đặt chân vào Mỹ vì lý do ông này tran áp

các cuộc bạo loạn năm 2002 ở bang GuJarat Các quan chức ủng hộ ông Modicho rằng, lệnh cắm thị thực này là một ví dụ vé su coi thuong cua My đối với

lòng tự trọng của Ấn Độ Vụ Mỹ bắt giữ và khám xét thô bạo đối với PhóTổng lãnh sự An Độ Devyani Khobragade tại New York vào tháng 12/2013về tội gian lận đơn xin cấp thị thực cho người giúp việc đã đây quan hệ hainước xuống mức thấp chưa từng có Chính phủ An Độ trả đũa bang việc giảmbảo vệ an ninh cho Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi Hai nước kiện nhau về

một loạt mặt hàng như: tắm năng lượng mặt trời, thép và các sản phẩm nông

nghiệp Mỹ cắm hàng hóa nhập khẩu từ hơn 12 nhà máy của An Độ, hau hếttrong nganh công nghiệp dược phẩm Cuộc đối dau từ lâu giữa hai nước trong

37

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN