1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ Mỹ - Đài Loan (2016 - 2022)

118 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ Mỹ - Đài Loan (2016 - 2022)
Tác giả Phạm Mai Phương
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thiện Thanh, TS. Vũ Võn Anh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 36,93 MB

Nội dung

Đặc biệt sau khi ba Thai Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016, kế thừa vàphát triển các chính sách ủng hộ “Đài Loan độc lập” thông qua việc tích cực hợp tácvới Mỹ nhằm phát triển quân sự,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM MAI PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUOC TE HỌC

Hà Nội-2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM MAI PHƯƠNG

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 8310601.01LUẬN VĂN THẠC SĨ QUOC TE HỌC

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬATHEO QUYÉT NGHỊ CUA HOI DONG CHAM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Giáo viên hướng dẫn

Thạc sĩ khoa học

PGS TS Trần Thiện Thanh TS Vũ Vân Anh

Hà Nội-2023

Trang 3

(927.1000155 3

1 Lý do lựa chọn để tài ¿- c©seSxeEE2EEEEE2E121212121111111 2112112111111 c0 3

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề -:- k+Sx+SE+EE+E2EEEEEEEEE121121121121E 111111111110 4

3 Mục tiêu và nhiễm vụ nghién CỨU - G5 1 E1 HH ng g 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -: + 5¿2x+2++2E++EE++ExzExerkeerxesrxrrrxee 9

5 Phương pháp nghién CỨU «6 1x 1 93 91219 1n HH HH ng nưệp 9

6 Bố cục và những nội dung chính của luận văn: - «+ +ss<+++s++se+ssess 10CHƯƠNG 1 NHỮNG YEU TO TÁC DONG DEN QUAN HE DAI LOAN —

MỸ GIAI DOAN 2016-2022 o0 cccccsscsscssessessessessesssssssssssssecsecssssssussussecsecsessesseeesaes 12

1.3.3 Quan hệ giữa Mỹ và Dai Loan trước năm 2016 -. -+-<+++<<s++ess+ 37

1.4 Yếu tố hệ thống quốc 6 ¿- 2-2 +E£+E£+E£+E£EEEEEEEEEEEEEEEEE7E712121 E122 Ee 401.4.1 Xu thé hòa bình, hợp tác và phát triển ¿- + +¿©++x++zxrzrxerxesrxe 401.4.2 Xu thế cạnh tranh nước lớn - ¿+ + St+E+Ek+E£EE+EEEESEE+EEEEEEEEEeEerkererkererrrrs 41Tiểu kết chương Doce ceccccccccccesscssesscsscsccsessessessessesucsussessesscsuesssssssssessesseseesecase 42CHƯƠNG 2 THUC TRANG QUAN HE DAI LOAN - MỸ GIAI DOAN

"II 7/2/20 Ẻh 43 2.1 Lĩnh vực chính tri - ng0ai Ø1aO - <6 s1 S11 2101911191 9 1 ng Hi ng nệt 43

2.1.1 Chuyến thăm ngoại giao cấp Ca0 escescessesssesssesssesssessesssecsseesssssecssecssecsessesssecs 432.1.2 Cơ chế đối thoại song phương thường niÊn: - 2-2-2 ©522S£2££+£x+zxzsz 47

Trang 4

2.2 Lĩnh vực kinh tế - phát triỂn ¿2-22 +£+Ex+2EE+EE+2EE+2EEtZEEEEEEerkrrrkrrrerrke 492.2.1 Về thương mạii : 2 2+SE+EE£EE£EEEEEE9EEEEE2112112717112112111111211 11110 492.2.2 Về đầu tư c++tt th nh HH HH HH ggưg 542.2.3 Các lĩnh vực phát triỂn - - kSE+SE+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 552.3 Lĩnh vực an ninh - quốc phòng - 2-22 +¿©+©+++x+2E++£E++Ex++zxzrxerxesree 56

2.4 Lĩnh vực khoa học — công nghỆ - 6 1 21191119111 111 11H ng ng nền 61

2.5 Hợp tác trong các cơ chế đa phương ¿- ¿2+ ©2++x++zxt2Evzxxerxesrxerrsees 622.5.1 Sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan trong các cơ chế đa phương 622.5.2 Hợp tác Đài Loan-Mỹ trong các cơ chế đa phương . 5 5552552 65Tiểu kết chương 2 - 2-6 £ SE EEEE 1211211215 111111111111 111.1111111 cty 66

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ TÁC ĐỘNG -2-©22c2cxcScxeerrrrrrkcee 67

km cm G7 3.2 Tac GONG 69

3.2.1 Tác động đến khu vực và thế giới - + ¿+ x+S++EE+E++EzEerkerkerxerxersrree 693.2.2 Tác động đến Việt Nam - - + + SE+SE+E2EEEEEEEEEEE12111121171E 111111 xe 723.3 Triển vọng quan hệ đến năm 2030 . 2- 22 +2©+2+++E++2E++t+++zx++zxzrxeex 74Tiểu kết chương 3 - 2 2+S< EEEE2E12E12712711211211111171121111 1121.111.77KET LUAN ¿5-5 1S E1 2E12121121 7171211211211 211 1111111111111 T111 xe 78TÀI LIEU THAM KHAO 2- 22 2 2S£+SE£EEC2EE£EEEEEEEEEECEEEEEEEErkrrkerrreee 81

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tàiĐài Loan (tên gọi khác là Trung Hoa Dân Quốc) là vùng lãnh thé nằm ở phíaTây Bắc Thái Bình Dương và tách biệt với Trung Quốc đại lục Sau khi thất bạitrong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu,Tưởng Giới Thạch và một số nhà lãnh đạo của Quốc dân đảng đã chạy sang ĐàiLoan và thành lập chính quyền mới tại đây Van đề Đài Loan thực sự trở thành điểmnóng trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển ké từ khi Dân Tiến đảng được thành lập,giành quyền lãnh đạo tai Đài Loan và tích cực thúc day chính sách “Đài Loan độc

lập” Đặc biệt sau khi ba Thai Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016, kế thừa vàphát triển các chính sách ủng hộ “Đài Loan độc lập” thông qua việc tích cực hợp tácvới Mỹ nhằm phát triển quân sự, hệ thống an ninh của Đài Loan và giành sự ủng hộtại các diễn đàn quốc tế với tư cách là một chủ thê độc lập trong những năm gần đây

càng khiến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển, cũng như mối quan hệ giữa hai cường

quốc là Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thăng, tạo nên điểm nóng trongquan hệ quốc tế Vì vậy, nghiên cứu về quan hệ Đài Loan-Mỹ nói riêng và tam giácquan hệ Mỹ-Trung-Đài nói chung vẫn luôn là đề tài được nhiều chuyên gia và họcgiả trong nước, cũng như quốc tế quan tâm; tác động rất lớn đến việc nghiên cứu vàđánh giá chính sách kiềm chế lẫn nhau của các cường quốc lớn trên thế giới, cụ thé

là Mỹ và Trung Quốc

Quan hệ song phương luôn là một mảng nghiên cứu quan trọng nghiên cứu

quan hệ quốc tế Quan hệ Đài Loan-Mỹ là một mối quan hệ song phương có tínhđặc thù bởi đây là cặp quan hệ của một cường quốc và một vùng lãnh thé tự trị.Việc làm rõ bản chất quan hệ Đài Loan-Mỹ giai đoạn 2016-2022 không chỉ đónggóp vào nghiên cứu chung về các cặp quan hệ song phương đặc biệt trong hệ thốngđương đại, mà còn góp phần làm rõ hơn vấn đề Đài Loan trong mối quan hệ Mỹ-

Trung nói chung.

Việt Nam có mối quan hệ hữu hảo với Mỹ và Đài Loan, đặc biệt là quan hệ

với Mỹ Hiện nay, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là quan hệ đối tác toàn diện Vì

Trang 6

vậy, việc nghiên cứu các chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các quốc gia và khuvực trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng có vai trò hết sức quantrọng, là cơ sở để Việt Nam đưa ra các định hướng chính sách đối ngoại phù hợpvới quan hệ hai nước, đồng thời giúp các chuyên gia, học giả trong nước có cái nhìn

và đánh giá khách quan hơn về xu hướng chính sách trong tương lai của Mỹ Bêncạnh đó, Đài Loan cũng là một đối tác lớn của Việt Nam về thương mại, dịch vụ vàngày càng tích cực hơn trong việc tham gia các diễn đàn và tô chức quốc tế Trongbối cảnh điểm nóng vấn đề Đài Loan ngày càng căng thắng và có ảnh hưởng lớnđến quan hệ giữa các nước trong khu vực và quốc tế, việc tăng cường hiểu biết về

quan hệ Đài Loan-Mỹ và trục quan hệ ba bên Mỹ-Trung-Đài sẽ giúp Việt Nam đánhgiá toàn diện và chính xác hơn về chính sách của các nước có liên quan, đưa ranhững ý kiến phù hợp tại các diễn đàn có sự tham gia của Đài Loan, từ đó giúp ViệtNam tìm kiếm các biện pháp hiệu quả dé vừa thúc đây quan hệ với Đài Loan, vừa

không gây hiềm khích với Trung Quốc, đồng thời vẫn tăng cường quan hệ với Mỹ.

Với tính thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, luận văn lựa chọn đề tài

“Quan hệ Đài Loan-Mỹ (2016-2022)” làm dé tài nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài

Đài Loan nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là vùng lãnh thổ tranhchấp với Trung Quốc, đồng thời cũng là một phân trong chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) của chính quyền Tổng thống Donald

Trump Vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ, đặc biệt là nghiêncứu vai trò của Đài Loan trong các chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và khuvực An Độ Dương - Thái Bình Dương có thé cho thay phương hướng chính sáchcủa hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc trong việc kiềm chế lẫn nhau tại khu vựcĐài Loan nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung Vìvậy, trên thé giới cũng đã có nhiều bài báo, bài nghiên cứu về quan hệ giữa DaiLoan và Mỹ, cũng như vai trò của Đài Loan trong mối quan hệ giữa Mỹ và TrungQuốc, cùng trục tam giác Mỹ-Trung-Đài

Trang 7

Các công trình nghiên cứu về quan hệ Đài Loan- Mỹ được công bồ chủ yếu làgiai đoạn trước khi Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền Dang chú ý là cuốn sách

“At cross purposes: US-Taiwan relations since 1942” của Richard C Bush (2004) đã

làm sáng tỏ cách thức mà chính phủ Mỹ sử dung nhằm giải quyết van dé eo biển DaiLoan từ đầu những năm 1940 và vị trí mối quan hệ Mỹ-Đài Loan ngày nay; báo cáo

“Long-term trends in China-Taiwan relations: implications for US Taiwan policy”

của Phillip C Saunders (2005) đã chỉ ra những xu hướng chính trị, kinh tế va quân sựmới tại Đài Loan đang thách thức chính sách “Một Trung Quốc” của chính phủ TrungQuốc và sự tham gia ngày càng sâu hơn của Mỹ vào mối quan hệ giữa hai bờ eo biển;cuỗn “Strait talk: United States-Taiwan relations and the crisis with China” củaNancy Bernkopf Tucker (2009) đã chỉ ra những khó khăn và thách thức của mối quan

hệ giữa Mỹ và Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lớn mạnh; báo cáo

“US-Taiwan relationship: Overview of policy issues” cua Shirley A Kan va Wayne

M Morrison (2013) đưa ra cái nhìn tong quan về mối quan hệ Mỹ-Đài Loan, trong đó

Đài Loan có vai trò quan trọng về an ninh, kinh tế và chính trị đối với Mỹ trong nhiềuthập kỷ qua Những công trình này đã cung cấp một cái nhìn tông thê và có hệ thống vềquan hệ Mỹ-Đài Loan từ lịch sử đến hiện tại cùng các vấn đề chính sách trong quan hệ

tập trung vào khía cạnh chính trị - an ninh của mối quan hệ, những khía cạnh khác

có phần mờ nhạt hơn

Trang 8

Ngoài ra, còn có cuốn sách “The United States, China, and Taiwan: AStrategy to Prevent War” của Cựu trợ lý an ninh quốc gia của George W BushRobert Blackwill và Philip Zelikow, được nhà xuất bản của Council on ForeignRelations (CFR) phát hành vào tháng 02/2021 với một số luận điểm chính như:thách thức trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc phải đối mặt khi cả hai nước theođuổi những lợi ích riêng, Đài Loan là vấn đề lớn nhất có khả năng biến cạnh tranhgiữa Mỹ và Trung Quốc thành đối đầu trực tiếp Nội dung cuốn sách cũng đề cậpđến Sự suy thoái trong quan hệ Mỹ-Trung, Sự phát triển trong chính sách của Mỹđối với Đài Loan, Sự trỗi dậy của Đài Loan, Ba kịch bản xung đột quân sự xảy ra

với Đài Loan

Luận văn “ 3Š GK AON A ER RO MI WE 7ÿ (2001~2008) : J4

3%HlXJ4#t?Rä#ñƑ#2}Jr” (Tạm dịch: Nghiên cứu ảnh hưởng của quan hệ Mỹ-Đài

Loan đến quan hệ hai bờ eo biển (2001-2008): Phân tích từ góc độ chính sách của

Mỹ đối với Trung Quốc) của tác giả Lâm Ngạn Hồng (AK EF) thuộc Đại học cảnh

sát trung ương Đài Loan (“#88 k3“) đã khang định tầm quan trọng của việcnghiên cứu mối quan hệ Mỹ-Trung-Đài trong việc nghiên cứu các mối quan hệxuyên bờ eo biển Đài Loan, từ đó xác định các van đề ổn định và xung đột trongquan hệ quốc tế, đồng thời xem xét các biện pháp dé vừa tận dụng mối quan hệ với

Mỹ nhằm tìm kiếm lợi ích cho Dai Loan, vừa thúc đây mối quan hệ lành mạnh vớiTrung Quốc nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai bờ eo biên; Luận văn

“3%, H!, 8 =f#%X41Jñ#:HŸf2 (2008~2016” (2016) (Tạm dịch: Quátrình tiếp diễn và thay đồi trong mối quan hệ tam giác Mỹ-Trung-Đài (2008- 2016))của tác giả Khương Đông Kiệt (224878) thuộc Đại học Quốc phòng Đài Loan (R

NA) đã chỉ ra vị trí bất bình đăng của Đài Loan trong mối quan hệ tam giác

Mỹ-Trung-Đài, khăng định nếu Đài Loan nắm bắt tốt thực tế tình hình quan hệ giữaTrung Quốc và Mỹ, linh hoạt trong phối hợp với cả hai nước và tuân thủ cách tiếp

cận ngoại giao thực dụng, sẽ đem lại lợi ích cho Đài Loan trong trục quan hệ Mỹ

Trung-Dai

Trang 9

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ké trên đã chỉ ra được nền móng lịch

sử mối quan hệ giữa Mỹ va Đài Loan trong quá khứ, đồng thời cho thấy mối quan

hệ hợp tác và phát triên Mỹ-Đài Loan ngày càng tốt đẹp hiện nay, đặc biệt từ saukhi bà Thái Anh Văn đắc cử chức Tổng thống Đài Loan Tuy nhiên đa số các công

trình nghiên cứu mang tính khái quát, chưa đi sâu phân tích và làm rõ ảnh hưởng

của các nhà lãnh đạo Mỹ và Đài Loan đến mối quan hệ Đài Loan-Mỹ, cũng nhưcác nhân tố tác động đến mối quan hệ Đài Loan-Mỹ trong khoảng thời gian cụ thể

2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Việc nghiên cứu quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ có vai trò quan trọng trong

việc xem xét, đối chiếu chính sách của Mỹ đối với Việt Nam hiện nay Vì vậy, việcnghiên cứu quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ tại Việt Nam hiện nay cần được chú trọng

và triển khai dưới nhiều góc độ khác nhau trên nhiều lĩnh vực và vấn đề Một sốcông trình nghiên cứu tại Việt Nam có liên quan đến mối quan hệ Đài Loan-Mỹ cóthé kế đến như: Luận án “Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949-1972” của

TS Trần Thị Hạnh Lợi (Nghệ An, 2017) đã cung cấp thông tin về các chính sáchcủa Mỹ đối với Đài Loan thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong đó có vai trò của yếu tố

Mỹ đối với sự phát triển về kinh tế của Đài Loan thời kỳ này, từ đó giúp người đọchiểu thêm về chính sách của Mỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc Tuy nhiêncác công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Đài Loantại Việt Nam còn ít, đa số nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan dướigóc nhìn mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc; bài viết ““Vấn dé Đài Loan’ trong quan hệMỹ-Trung” của tác giả Nguyễn Hồng Quân thuộc Viện Chiến lược Quốc phòngđược đăng trên tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới số 2 (298) năm

2021 đã chỉ ra những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Dai Loan kế từ saukhi bùng nổ chiến tranh Triều Tiên và mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Mỹ vàĐài Loan trên nhiều lĩnh vực những năm gần đây trước bối cảnh Trung Quốc mongmuốn thu hồi Đài Loan; bài viết “Quan hệ Mỹ-Đài Loan trong nửa dau nhiệm kỳcủa Tổng thống Donald Trump 2017-2018” của tác giả Nguyễn Đức Mạnh đượcđăng trên Tạp chi Khoa học Đại học Tân Trao năm 2020 đã chỉ ra và phân tích

Trang 10

nguyên nhân những bước phát triển vượt bậc trong mối quan hệ Mỹ-Đài Loan trongnửa đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump

2.3 Nhận xét

Tình hình nghiên cứu về quan hệ Dai-My dưới thời Tổng thống Thái AnhVăn ở cả trong nước và nước ngoài có một số điểm đáng chú ý sau:

Các bài viết, bài nghiên cứu của chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế

về quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ được tiến hành dưới nhiều góc độ, trên nhiều lĩnhvực Trong đó, chủ yếu là lĩnh vực chính trị và mối quan hệ giữa tam giác Mỹ-Trung-Đài được nghiên cứu nhiều hơn cả, đồng thời đưa ra khuyến nghị, giải pháp

dé Đài Loan có thé tận dụng tốt lợi thế nhằm tìm kiếm lợi ích tối đa trong mối quan

hệ với Mỹ và Trung Quốc

Tuy nhiên, việc nghiên cứu quan hệ Đài cũng như trục quan hệ

Mỹ-Trung-Đài dưới góc độ quan điểm cá nhân Tổng thống Thái Anh Văn còn chưa sâu,

ít đề cập Đa số đều đặt Đài Loan trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, ítquan tâm đến yếu tố cá nhân là Tổng thống Thái Anh Văn trong việc ảnh hưởngquan điểm cá nhân của bà Thái Anh Văn đến phương hướng điều hành và mối quan

hệ giữa Đài Loan với Mỹ và Trung Quốc, nếu có cũng chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một sốbài báo, bài viết của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác Để có cái nhìntoàn diện, sâu sắc và đầy đủ hơn về mối quan hệ và phương hướng chính sách giữaĐài Loan và Mỹ, cần phải có cái nhìn và nghiên cứu chuyên sâu hơn về ảnh hưởng

từ quan điểm cá nhân của Tổng thống Thái Anh Văn đến việc hoạch định chínhsách của Đài Loan đối với Mỹ và Trung Quốc, cũng như ảnh hưởng của nhữngquan điểm cá nhân này đến mối quan hệ của trục tam giác Mỹ-Trung-Đài Do đó,luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ trên nhiều cấp

độ phân tích, trong đó quan tâm đến cấp độ phân tích cá nhân, cụ thể là vai trò quanđiểm cá nhân của Tổng thống Thái Anh Văn trong việc hoạch định chính sách đối

với Mỹ.

3 Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ

trong giai đoạn ké từ khi Tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức vào năm 2016 đến

Trang 11

nửa nhiệm ky thứ hai năm 2022, trong đó làm rõ những tiếp nối và chuyển biến

trong quan hệ Đài Loan-Mỹ giai đoạn 2016-2022 Để đạt được mục tiêu trên, luận

văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ Đài Loan-Mỹ trongthời gian bà Thái Anh Văn đảm nhiệm chức Tổng thống Dai Loan (2016-2022);

Thứ hai, phân tích thực trạng quan hệ Đài Loan-Mỹ trong thời gian bà Thái

Anh Văn đảm nhiệm chức Tổng thống Đài Loan (2016-2022) trên các lĩnh vựcchính trị-ngoại giao, kinh tế, an ninh-quốc phòng và văn hóa-xã hội;

Thứ ba, đánh giá tác động của quan hệ Đài Loan-Mỹ đến Trung Quốc, môitrường khu vực và quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quan hệ song phương giữa Đài Loan và Mỹ.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Pham vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2022 Luận văn lựa chọn cột mốcnăm 2016 do ngày 16/01/2016 bà Thái Anh Văn thắng cử trở thành nữ Tổng thốngđầu tiên của Đài Loan Sự chuyền giao quyền lực trong chính quyền Đài Loan dẫnđến những điều chỉnh chính sách và quan hệ đối với Mỹ về sau này Tổng thốngThái Anh Văn tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của người dân va tai đắc cử vào ngày11/01/2020, vì vậy luận văn sẽ tiếp tục xem xét, đánh giá và dự báo các chính sáchcủa chính quyền Tổng thống Thái Anh Văn đến năm 2022 - cột mốc đánh dấu nửanhiệm kỳ thứ hai Do đó 2016-2022 được lựa chọn làm phạm vi nghiên cứu về thời

gian của luận văn.

- Phạm vi lĩnh vực: chính trị-ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng, văn

hóa - xã hội.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ được xemxét chủ yếu qua việc nghiên cứu tài liệu, đánh giá của các chuyên gia, học giải

nghiên cứu chuyên sâu về Đài Loan, cũng như môi quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ.

Trang 12

Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành nghiên cứu các tài liệu ghi chép lại các tuyên

bố, biên bản hợp tác giữa Đài Loan và Mỹ trong khoảng thời gian từ năm

2016-2022 và một số khoảng thời gian cần thiết khác

- Phương pháp so sánh: quan hệ giữa Dai Loan va Mỹ trên các lĩnh vực như

chính trị-ngoại giao, kinh tế, an ninh-quân sự trong khoảng thời gian bà Thái AnhVăn đảm nhiệm chức Tổng thống Đài Loan (2016-2022) sẽ được so sánh với một sốkhoảng thời gian trở về trước, từ đó có thể đánh giá được quan hệ giữa Đài Loan và

Mỹ hiện nay đang trong giai đoạn phát triển hay thụt lùi

- Phương pháp lịch sử: các phương pháp lịch sử được sử dụng gồm: phươngpháp lịch đại nhằm xem xét diễn tiến mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan từ năm

2016 đến năm 2022, để thấy được chiều hướng phát triển của mối quan hệ này;phương pháp đồng đại dé xem xét trong một giai đoạn thời gian, các yếu tô tác độngnào đang ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Đài Loan giai đoạn 2016-2022.

- Phương pháp dự báo: sau khi tiễn hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa

Mỹ va Đài Loan, luận văn sẽ tiến hành dự báo những xu hướng trong quan hệ giữa

Mỹ và Đài Loan.

6 Bố cục và những nội dung chính của luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

“Quan hệ Đài Loan — Mỹ giai đoạn 2016-2022” được bố cục thành 03 chương với

những nội dung chính sau đây:

Chương 1: Những nhân tô tác động đến quan hệ Đài Loan-Mỹ giai đoạn

2016-2022

Chương 1 áp dụng cách tiếp cận các cấp độ phân tích dé làm rõ những nhân

tố tác động đến quan hệ Dai Loan — Mỹ giai đoạn 2016-2022 Các cấp độ phân tíchtập trung vào 4 cấp độ: (1) Cấp độ cá nhân với vai trò của lãnh đạo Đài Loan là bàThái Anh Văn, và lãnh đạo Mỹ gồm tổng thống Donald J Trump, và Joe Biden; (ii)cấp độ trong nước với những diễn biến quan trọng về chính trị, kinh tế và xã hội củaĐài Loan va Mỹ có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai bên; (iii) cấp độ liên quốcgia với mối quan hệ Đài Loan — Mỹ trong lịch sử đến trước khi bà Thái Anh Văn

10

Trang 13

nam quyền làm nền tảng cho mối quan hệ giai đoạn 2016-2022, mối quan hệ giữaĐài Loan — Trung Quốc và mối quan hệ Mỹ - Trung, va (iv) cấp độ hệ thống vớinhững xu thé và van đề lớn đang có ảnh hưởng tới mối quan hệ Đài Loan -Mỹ.

Chương 2: Thực trang quan hệ Đài Loan-Mỹ giai đoạn từ 2016-2022

Chương 2 áp dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh nhằm thểhiện chiều hướng phát triển mối quan hệ Đài Loan-Mỹ giai đoạn từ 2016-2022,trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: chính trị-ngoại giao, kinh tế, an ninh-quốc phòng và văn hóa-xã hội Quá trình và mục đích diễn ra các hoạt động hợp táctrong mỗi lĩnh vực giữa Đài Loan và Mỹ sẽ cho thấy xu hướng chính sách mà các

nhà lãnh đạo Mỹ hướng tới trong mối quan hệ với Đài Loan và ngược lại, để từ đó

xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Mỹ và Đài Loan trong bối cảnh TrungQuốc ngày càng lớn mạnh và mong muốn hiện thực hóa việc thu hồi Đài Loan

Chương 3: Đánh giá và tac động

Chương 3 đánh giá và tác động của mối quan hệ Đài Loan-Mỹ đến các cặpquan hệ song phương liên quan, trong đó có tác động đến chính mối quan hệ ĐàiLoan-Mỹ, tác động đến quan hệ Mỹ-Trung và quan hệ giữa hai bờ eo biển, cũngnhư tác động đến sự ôn định của môi trường khu vực và quốc tế, trong đó có ViệtNam Từ đó đưa ra dự báo về xu hướng phát triển của mối quan hệ Đài Loan-Mỹđến năm 2030

11

Trang 14

CHƯƠNG 1 NHỮNG YEU TO TÁC DONG DEN QUAN HỆ

DAI LOAN - MY GIAI DOAN 2016-20221.1 Yếu tổ cá nhân

1.1.1 Lãnh dao Dai Loan

Cá nhân lãnh đạo luôn có nhiều ảnh hưởng đến các quyết sách lớn của mộtquốc gia Mặc dù quá trình hoạch định chính sách luôn diễn ra với quy trình khiếncho quyền lực của các cá nhân được kiểm soát nhất định nhưng thực tế những ýtưởng và định hướng chính sách đều được đề xuất bởi các cá nhân Đối với chế độTổng thống, vai trò cá nhân của Tổng thống có ảnh hưởng tương đối lớn

Về tông thé, Trung Hoa Dân quốc (gọi tắt là Dai Loan) được thành lập vàongày 01/01/1912 Ké từ khi được thành lập đến nay, tên gọi chức vụ của ngườiđứng đầu Đài Loan đã được thay đổi nhiều lần, qua các thời kỳ: Đại Tổng thốnglâm thời (1912-1913), Đại Tổng thống (1914-1924), Chấp chính lâm thời (1924-

1926), Đại nguyên soái Hải Lục Quân (1927-1928), Chủ tịch Chính phủ Quốc dân

(1928-1948), Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (từ 1947-nay) Tính đến nay, ĐàiLoan đã trải qua 07 đời Tổng thống: Tưởng Trung Chính (Tưởng Giới Thạch)(1949-1978), Nghiêm Gia Cam (1978-1984), Tưởng Kinh Quốc (1984-1996), LýĐăng Huy (1996-2000), Trần Thủy Biển (2000-2008), Mã Anh Cửu (2008-2016),Thái Anh Văn (2016-nay) Tổng thống của Đài Loan hiện nay là bà Thái Anh Văn

Bà đắc cử vào năm 2016 và tiếp tục tái đắc cử vào năm 2020

Thứ nhất, Tổng thống Thái Anh Văn có một quá trình đào tạo tương đối dàitại Anh và Mỹ về chuyên ngành Luật, đây là nên tảng cho những thiện cảm và moiquan hệ gan gũi với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đồng thời cũng mang lại kinhnghiệm giúp đỡ rất nhiều cho sự nghiệp của bà trong tương lai Bà Thái Anh Văn

là chính trị gia người Đài Loan, sinh năm 1956 tại thành phố Đài Bắc, tốt nghiệpkhoa Luật trường Đại học quốc lập Đài Loan vào năm 1978, sau đó tiếp tục học tậptại Mỹ và Anh Bà giành được băng Thạc sĩ Luật tại Học viện Luật Cornell thuộcĐại học Cornell (Mỹ) vào năm 1980 và bằng Tiến sĩ Luật tại Học viện Kinh tế vàChính trị London (Anh) vào năm 1984 Sau khi trở về Đài Loan, bà Thái Anh Văn

12

Trang 15

được mời giữ chức phó Giáo sư và Giáo sư khoa Luật tại nhiều trường đại học tại

Đài Loan [Office of the President Republic of China (Taiwan), 2016, tr 104].

Trong một số bài viết chúc mừng ba Thai Anh Văn đắc cử va tai đắc cử Tổng thống

Đài Loan vào năm 2016 và 2020 được đăng trên báo của trường Đại học Cornell

Mỹ có đoạn viết: “Bên cạnh những kỹ năng chính trị đáng gờm của mình, Thái AnhVăn còn là một học giả luật, người luôn đánh giá cao sự phức tạp trong các vấn đềchính sách và tìm kiếm giải pháp thông qua chuyên môn kỹ thuật phức tạp ”[Blaine Friedlander, 2016, tr 102], “Chúng tôi chắc chắn muốn nghĩ rằng, nhữngbai học mà Tổng thống Thái Anh Văn đã học được tại Myron Taylor Hall về tínhtập thê và tầm quan trọng của pháp quyền đã có tác động đến sự nghiệp của bà ké từkhi tốt nghiệp” [Sherrie Negrea, 2020, tr 105] Việc bà Thái Anh Văn trở thànhTổng thống Đài Loan có tác động rất lớn đến ngôi trường mà trước đây bà từng theo

học — Đại học Cornell, “mở ra chương mới trong lịch sử hợp tác lâu dài của Trường

Luật Cornell với quốc tế và đặc biệt là với Đông A ” [Blaine Friedlander, 2016, tr.

102] Với những kinh nghiệm phong phú va là chuyên gia trong lĩnh vực luật, ba

Thái Anh Văn từng là có van cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia Dai Loan, trởthành cố van tin cậy của Tổng thống Dai Loan Lý Dang Huy về các van đề vớiTrung Quốc, đồng thời cũng là nhà lãnh đạo kế thừa tư tưởng dân chủ của ông Lý

Đăng Huy.

Thứ hai, Tổng thong Thái Anh Van có lập trường tư tưởng chính trị theođảng Dân chủ tiến bộ (gọi tắt là Dân tiến đảng) và điều này ảnh hưởng đến chínhsách của Đài Loan với Mỹ khi bà nắm quyền Trong khoảng thời gian từ năm 1992-

2000, ba Thái Anh Văn đã đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Chủ tịch Hội đồng cóvan pháp luật của Tổ chức kinh tế quốc tế thuộc bộ Kinh tế Đài Loan, Ủy viên ủyban điều tra thương mại thuộc bộ Kinh tế Đài Loan, người đứng đầu kế hoạch tiểu

tổ nghiên cứu phác thảo “Điều lệ Hồng Kông-Macau”, Ủy viên tu van thuộc Uy ban

đại lục Viện hành chính Đài Loan Từ năm 2000-2004, bà Thái Anh Văn giữ chức

Chủ tịch Ủy ban đại lục Viện hành chính Đài Loan Năm 2004, bà chính thức thamgia vào Dân tiến đảng; từ năm 2006-2007, bà giữ chức Viện phó Viện hành chính

13

Trang 16

Đài Loan; từ năm 2007-2008, bà Thái Anh Văn là cố vấn chính sách của phủ Tổngthống Đài Loan Năm 2008, sau khi Dân tiến đảng thất bại trong cuộc bầu cử Tổngthống Đài Loan, và Thái Anh Văn đã tham gia vào cuộc bầu cử Chủ tịch Dân tiếnđảng khóa 12 và liên tiếp giữ chức Chủ tịch Dân tiến đảng khóa 12 và 13 Lần đầutiên bà Thái Anh Văn đại diện Dân tiến đảng tham gia tranh cử Tổng thống ĐàiLoan vào năm 2012 nhưng that bại, và đã giành chiến thắng trong cuộc bau cử Tôngthống Đài Loan thứ 14 năm 2016 với tư cách là Chủ tịch Dân tiến đảng khóa 15 [rH

f#£#Hlýl2šil, 2016, tr 113] Tổng thống Thái Anh Văn là một trong số những

người tham gia soạn thảo “Thuyết hai nhà nước” (1999) [China News, 2011, tr.106] “Mối quan hệ đặc biệt giữa hai nhà nước” hay còn được gọi là “Thuyết hainhà nước”, được Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy đưa ra trong buổi tiếp DieterWeirich — Chủ tịch hãng truyền thông Đức Deutsche Welle, Gunter Knabe — Giámđốc Ban châu Á của Deutsche Welle và phóng viên Simone de Manso Cabral tạiPhủ Tổng thống vào ngày 09/7/1999 Khi được hỏi làm thé nao dé ứng phó với việcTrung Quốc luôn coi Dai Loan là một “tinh nổi loạn” — nguyên nhân chính gây căngthắng giữa hai bờ eo biển, Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy đã trả lời rằng:

“Hiến pháp Đài Loan được sửa đổi vào năm 1991 đã sửa đổi Điều 10 (nay là Điều11), theo đó thu hẹp hiệu lực lãnh thổ của Hiến pháp tại Đài Loan, đồng thời thừanhận tính hợp pháp quyền lãnh đạo của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tạiTrung Quốc dai luc; sửa đổi Điều 1 và 4 quy định các thành viên của cơ quan Dân ýĐại hội Quốc dân và Viện Lập pháp chỉ được phép bầu từ người dân Đài Loan,Hiến pháp sửa đổi năm 1992 tăng cường sửa đổi Điều 2, quy định Tổng thống vàphó Tổng thống do người dân Đài Loan trực tiếp bầu ra, khiến các cơ quan nhànước được tạo nên chỉ dé đại diện cho người dân Dai Loan, tính chính đáng củaquyền lãnh đạo nhà nước được ủy quyền bởi người dân Đài Loan, hoàn toàn khôngliên quan đến người dân Trung Quốc đại lục”; “Kê từ sau khi sửa đổi Hiến pháp vàonăm 1991 đến nay, quan hệ giữa hai bờ eo biển đã được định vị là quan hệ quốc giavới quốc gia, hoặc ít nhất là quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia; không phải là mốiquan hệ nội bộ một chính phủ hợp pháp, một đoàn thê nỗi loan, hoặc một chính phủ

14

Trang 17

trung ương, một chính quyền địa phương theo nguyên tắc một Trung Quốc” Tạicuộc phỏng vấn, ông Ly Dang Huy cũng nhắn mạnh việc Đài Loan luôn coi trọnghợp tác với Mỹ, đồng thời khăng định, việc hợp tác an ninh Mỹ-Đài Loan “vẫn sẽ làmột trong những yếu tố quan trong dé duy trì sự ôn định của hai bờ eo biển Dai

Loan” [tH£#I|¿4ZJ#f, 1999, tr 113] Bà Thái Anh Văn cũng được coi là đã kế

thừa các chính sách đối ngoại cốt lõi và chịu nhiều anh hưởng từ Tổng thống LýĐăng Huy, đặc biệt là việc ủng hộ thiết lập “mối quan hệ bang giao đặc biệt” giữaĐài Loan và Trung Quốc Do đó, ké từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử chức Tổngthống Đài Loan vào năm 2016, các hành động của Đài Loan luôn hướng đến chínhsách “Đài Loan độc lập”, trong đó việc tăng cường củng cố quan hệ giữa Đài Loan

và Mỹ được đặc biệt chú trọng Dưới nỗ lực của chính quyền Tổng thống Thái AnhVăn, quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ được đánh giá là tốt nhất từ trước đến nay.Trong nhiệm kỳ đầu đảm nhiệm chức Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đãđưa Đài Loan đến gần hơn chính sách “Đài Loan độc lập” trong mối quan hệ tốt đẹpvới Mỹ, nhưng cũng khiến Trung Quốc cân nhac khả năng “sử dụng vũ lực dé thốngnhất Đài Loan” trong tương lai

1.1.2 Lãnh đạo Mỹ

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022, Mỹ trải qua ba nhiệm kỳ Tổng

thống: Barack Obama (2016), Donald J Trump (2017-2021) và Joe Biden (2021).

Mỗi Tổng thống lại có những đặc điểm cá nhân ảnh hưởng tới điều chỉnh chính

sách của Mỹ tới Đài Loan.

Thứ nhất, Tổng thông Barack Obama coi trọng mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ

và Trung Quốc và cần trọng trong mối quan hệ với Đài Loan Tổng thông BarackObama (Barack Hussein Obama II) là một chính tri gia, luật sư người Mỹ, đồng thờicũng là Tổng thống người Mỹ gốc Phi dau tiên trong lịch sử nước Mỹ Ông từng tốt

nghiệp Trường Luật Harvard, từng là cộng sự tại công ty luật Sidley & Austin ở

Chicago (Mỹ) và công ty Davis Miner Barnhill & Gallard — chủ yếu làm việc trongcác vụ kiện về quyền bầu cử Ông Barack Obama từng được bầu làm Chủ tịchngười Mỹ gốc Phi đầu tiên của Tạp chí Luật Harvard [Barack Obama Presidential

15

Trang 18

Library, 2017, tr 102] Trong khoảng thời gian 8 năm ông Barack Obama đảm

nhiệm chức Tổng thống Mỹ (2009-2017), chỉ có khoảng nửa năm trùng với thời

điểm bà Thái Anh Văn đảm nhiệm chức Tổng thống Đài Loan, thời gian 7 năm rưỡi

trùng với thời kỳ ông Mã Anh Cửu là Tổng thống Đài Loan Tổng thống DonaldTrump đã từng nói: “Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là mối quan hệ songphương quan trọng nhất của thế kỷ 21” [Cheng Li, 2016, tr 102] Vì vậy, đối vớiĐài Loan, ông Barack Obama được coi là tuân thủ quan điểm “không thống nhất,không độc lập, không sử dụng vũ lực”, hoan nghênh “quan hệ hai bờ eo biển pháttriển hòa bình, mong muốn hai bên tăng cường đối thoại và tương tác về kinh tế,

chính trị cũng như các lĩnh vực khác” [Tao Wenzhao, 2017, tr 105] Ông Obama

cũng từng có bài phát biéu chúc mừng thang cử đến Tổng thống Dai Loan Mã AnhCửu — người có quan điểm gần gũi với Trung Quốc đại luc, bày tỏ quan điểm ủng

hộ sự thiện chí đối với chính sách thân thiện với Trung Quốc đại lục của Tổngthong Mã Anh Cửu: “Điều quan trọng đối với Bắc Kinh là chứng minh cho ngườidân Dai Loan thay rằng, cách tiếp cận thực tế và không đối đầu mà Tổng thống đắc

cử Mã Anh Cửu hứa sẽ thực hiện đối với đại lục sẽ được đáp ứng thiện chí và tiếnbộ” [Barack Obama, 2008, tr 101] Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo Tổngthống đắc cử Donald Trump cần “suy nghĩ thấu đáo hậu quả là gi” nếu muốn thayđổi nguyên tắc “Một Trung Quốc” [The Straits Times, 2016, tr 105], vì “Y tưởng

về Một Trung Quốc là trọng tâm trong quan niệm của họ với tư cách là một quốcgia” [The Straits Times, 2016, tr 105] sau khi ông Donald Trump chấp nhận cuộcgọi chúc mừng từ bà Thái Anh Văn sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống

Mỹ vào ngày 09/11/2016 Một bài báo của Reuters cho rằng, ông Obama giống nhưngười tiền nhiệm George W Bush, coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và sợlàm ảnh hưởng đến quan hệ hai bờ eo biển nên đã trì hoãn việc đệ trình bán vũ khícho Đài Loan [Jim Wolf, 2010, tr 103]; tong cộng trong thời gian đương nhiệm,chính quyền Tổng thống Barack Obama đã thực hiện thành công 03 thương vụ bán

vũ khí cho Đài Loan Sau khi ông Obama hết nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, văn phòngTổng thống Đài Loan cũng từng gửi đến lời cảm ơn ông Barack Obama và chính

16

Trang 19

quyền của ông “vì những hỗ trợ của chính quyền Obama dành cho Đài Loan”, “baogồm việc cải thiện khả năng tự vệ của Đài Loan bằng cách cung cấp vũ khí phòngthủ theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan, thúc đây hợp tác thương mại song phương vàgiúp Đài Loan tham gia vào các vấn đề quốc tế” [The Straits Times, 2016, tr 105]

Thứ hai, Tổng thống Donald Trump là một nhà kinh tế với quan điển cứngran với Trung Quốc khiến cho Đài Loan càng có vị trí đặc biệt quan trọng trongchính sách của Mỹ dưới thời của ông Tông thông Donald Trump (Donald JohnTrump) là một nhà kinh tế làm chính trị và bị coi là “kẻ ngoại đạo” khi tham gia vàocuộc đua tranh cử chức Tổng thống Mỹ Trong khoảng thời gian ông Donald Trump

cầm quyên (2017-2021), mối quan hệ Mỹ-Đài Loan được coi là phát triển nhất từ

trước đến nay Sau khi đắc cử, ông Donald Trump đã có buổi điện đàm kéo dàikhoảng 10 phút với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn Đây là cuộc điện đàm đầutiên giữa Tổng thống đắc cử của Mỹ với Tổng thống Đài Loan kể từ sau khi Mỹ cắtđứt quan hệ ngoại giao với Dai Loan, được Dai Loan coi là “bước đột phá” trong

quan hệ với Mỹ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng chỉ

trích đây là hành động “mờ ám” của phía Đài Loan, nhưng sẽ không thể thay đổi

được cục diện chính sách “Một Trung Quốc” đã hình thành trong xã hội quốc tế.Với tư duy chính trị găn liền với lợi ích về kinh tế-thương mại, Tổng thống DonaldTrump đã phê duyệt nhiều thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan, đem lại cơ hội việclàm và lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh vũ khí của Mỹ mặc dù khi đó

Mỹ và Trung Quốc đang trong thời kỳ nhạy cảm bởi cuộc chiến thương mại Trung Từ năm 2017 đến năm 2020, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã bán

Mỹ-vũ khí cho Đài Loan với tổng giá trị khoảng 18,3 tỷ USD ['F#Z#, 2020, tr 107].Trong một cuộc phỏng van với Fox News, ông Donald Trump đã tuyên bố, khôngkhăng định liệu Mỹ có tiếp tục tuân thủ chính sách “Một Trung Quốc” hay không

nếu Trung Quốc không tiến hành nhượng bộ trong lĩnh vực thương mai và các van

dé khác Tuyên bố này của ông Donald Trump đã khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốcphải lên tiếng yêu cầu chính quyền Tổng thống Donald Trump phải thận trọng trong

17

Trang 20

việc xử lý van dé Đài Loan nhằm tránh những tốn hại không đáng có đến mỗi quan

hệ Mỹ- Trung.

Ngoài ra, vì là một nhà kinh tế làm chính trị với xuất thân là một vị tỷ phú sở

hữu khối tài sản không 16 và có tư duy nhạy bén về kinh tế, do đó, tư duy chính trịcủa ông hầu hết đều cân nhắc đến lợi ích về kinh tế và thương mại của nước Mỹ, thêhiện rõ qua tuyên bố “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again),

“Nước Mỹ trên hết” (America First), “Mọi quyết định về thương mại, thuế, nhập cư,đối ngoại sẽ được đưa ra nhằm mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ và các giađình Mỹ” [The White House, 2017, tr 106], “lay lại việc lam từ Trung Quốc vàMexico về cho nước Mỹ”, “mang tiền của chúng ta trở về” Trước sự trỗi dậy mạnh

mẽ của nên kinh tế Trung Quốc, đe dọa đến sự phát triển và dẫn đầu của nên kinh tế

Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã nỗ ra với nhiều biện pháp trừng phạtmạnh tay và cứng rắn của Tổng thống Donald Trump với các doanh nghiệp TrungQuốc, đồng thời nhấn mạnh: “Lé ra ai đó đã phải xử Trung Quốc Đó là chuyệnđáng lẽ phải làm xong rồi Trung Quốc đã xé toạc nước Mỹ trong 25 năm qua, thậmchí còn lâu hơn thé nữa Đã tới lúc phải cứng với Trung Quốc cho dù điều đó có xấuhay tốt cho nền kinh tế Mỹ” [Bao Duy, 2019, tr 75], “Trung Quốc đã lừa đảo nước

Mỹ trong 25 năm, thậm chí lâu hơn thé nữa, đã đến lúc phải xem xét điều đó là tốt

hay xấu cho nước Mỹ trong thời gian ngắn Về lâu dài, đó là điều bắt buộc mà ai đóphải làm” [Andrea Shalal, 2019, tr 101] Chiến tranh thương mại với Trung Quốc

đã khiến Mỹ gia tăng quan hệ về kinh tế với các nền kinh tế khác trong khu vực vàtrên thế giới, trong đó có Dai Loan Bên cạnh việc là một “con bai” chính tri trongmối quan hệ Mỹ-Trung, Đài Loan cũng đóng vai trò là đối tác kinh tế quan trọngcủa Mỹ, với tổng giá trị nhập khâu của Mỹ từ Đài Loan tăng từ hơn 42 tỷ USD năm

2017 (năm đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump) lên hơn 60

tỷ USD năm 2020 (thời điểm ông Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ)

[Office of Technology Evaluation, 2021, tr 104], Mỹ liên tục nhập siêu từ Đài Loan.

Thứ ba, Tổng thống Joe Biden là một chính trị gia gạo cội của đảng Dân chủ

và theo đường lối chính trị truyền thong của Mỹ, theo đó những moi quan hệ truyén

18

Trang 21

thống của Mỹ trong đó có Đài Loan vẫn tiếp tục được thúc đẩy Khác với Tổngthống Donald Trump, đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden (Joseph Robinette

Biden Jr.) lại là một chính tri gia dày dặn kinh nghiệm với thời gian hoạt động chính

trị lâu dài Ông tốt nghiệp Đại học Delaware và có bằng cử nhân Luật tại Đại họcSyracuse Ong từng là Thuong nghị si dai diện cho bang Delaware trong 36 năm,tham gia Uy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ trong 12 năm và từng là Chủ tịch của

Ủy ban này Ông cũng từng đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thống dưới thời Tổngthống Mỹ Barack Obama, giúp giám sát việc thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tếlớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, góp phần xây dựng Đạo luật Chăm sóc sức khỏegiá rẻ - Obamacare và cũng giúp củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh ởchâu Âu và châu Á-Thái Bình Dương [The White House, 2019, tr 106]

Từ sau khi lên cam quyền, “cạnh tranh chiến lược” của chính quyền Tổngthống Joe Biden đã từng bước thay thế “cạnh tranh nước lớn” của chính quyền tiềnnhiệm Nhưng các chính sách trong quan hệ với Trung Quốc của chính quyền Tổngthống Joe Biden hầu hết đều kế thừa từ thời kỳ Tổng thống Donald Trump, thậm chícòn tỏ ra cứng rắn hơn trong các lĩnh vực thương mại, quân sự, nhân quyền, côngnghệ và van dé Đài Loan Nhật báo Pháp Le Monde từng đưa ra nhận định: vớiTrung Quốc, “Biden là Trump cộng với nhân quyền”, tức là ông Joe Biden sẽ còncứng ran hơn trong chính sách đối với Trung Quốc, đặc biệt trong van đề nhânquyền Sau cuộc họp cấp cao trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhvào tháng 11/2021, Nhà Trang tuyên bố sẽ ngừng các cuộc tiếp xúc cấp cao vớiphía Trung Quốc trong vòng 2 thang, đúng dip Trung Quốc tổ chức Thế vận hộimùa đông, nguyên nhân là do Mỹ cho rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hànhđộng vi phạm nhân quyền tai Tân Cương Ngày 16/12/2021, Bộ Tài chính Mỹ đãđưa 8 công ty kỹ thuật Trung Quốc vào danh sách đen với lý do những công ty nàytích cực tham gia vào công cuộc áp bức tôn giáo và dân tộc thiểu số cùng với chính

quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là việc khống chế và theo dõi dân tộc

Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

19

Trang 22

Trong mối quan hệ với Đài Loan, Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần lêntiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan, khẳng định việc Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loannếu có chiến tranh xảy ra tại hòn đảo này Trong cuộc phỏng vấn tại chương trình

“60 phút” (60 Minutes) của đài CBS (CBS News) vào ngày 13/10/2022, Tổng thốngJoe Biden nhấn mạnh Mỹ tuân thủ các cam kết đã ký trước đây với Trung Quốc vàĐài Loan, cũng như khả năng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trước các cuộc tan công chưatừng có tiền lệ [CBS News, 2022, tr 102] Trong quá khứ, khi còn là Thượng nghị

sĩ của bang Delaware năm 1979, Tổng thống Joe Biden đã bỏ phiếu ủng hộ Đạo luậtQuan hệ Đài Loan — giúp duy trì mối quan hệ ngoại giao không chính thức giữa Mỹ

và Đài Loan sau khi Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung hoa Dân quốc và thiếtlập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ông Joe Biden cũng làTổng thống đầu tiên tiếp đãi đặc phái viên Đài Loan trong lễ nhậm chức đầu tháng01/2021 kế từ năm 1978 đến nay

1.2 Yếu tổ trong nước

1.2.1 Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Đài LoanThứ nhất, Dân Tiến đảng cùng lực lượng ting hộ Đài Loan độc lập vẫn chiếm

uu thé tại quốc hội Hiện nay tại Đài Loan có hai phái với đại diện là đảng chính trịchiếm ưu thế lớn là: phái Phiếm Lục do đảng Dân chủ Tiến bộ (gọi tắt là Dân Tiếnđảng) (DPP) đứng đầu với mục tiêu chủ yếu là “Đài Loan độc lập”, các Tổng thốngthuộc đảng này như Trần Thủy Biển, Thái Anh Văn đều có các chính sách tăngcường quan hệ với Mỹ và xa rời Trung Quốc; phái Phiém Lam do Quốc Dân đảng(KMT) đứng đầu với chủ trương ủng hộ duy trì hiện trạng hai bờ eo biển Đài Loanhoặc Đài Loan thống nhất với Trung Quốc, Tổng thống thuộc đảng này như MãAnh Cửu đều có mối quan hệ gần gũi cả về chính trị lẫn kinh tế với Trung Quốc đạilục Hiện nay tại Đài Loan, chỉ có Dân Tiến đảng và Quốc Dân đảng có khả năngcạnh tranh với nhau, các đảng phái khác đều nhỏ và yếu Các chính sách đối ngoại

cơ bản của hai đảng phái chủ yếu tại Đài Loan sẽ cho thấy rõ tác động của mỗi đảngđến lãnh đạo Đài Loan, cũng như chủ trương, chính sách của Đài Loan trong việctăng cường môi quan hệ với Mỹ.

20

Trang 23

Tư tưởng “Đài Loan độc lập” được phổ biến sau khi Dân Tiến đảng đượcthành lập đã từng bước khiến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển trở nên căng thắng,nhưng đồng thời cũng là tiền đề cho sự phát triển mối quan hệ về sau này giữa Mỹ

và Đài Loan Trong cương lĩnh thành lập đảng sau khi Dân Tiến đảng được tuyên

bố thành lập vào năm 1986 đã quy định: “Tương lai của Đài Loan do toàn thể ngườidân Dai Loan quyết định dựa trên nguyên tắc tự do, tự chủ, phô thông, công chính

và bình đăng” [R$#‡?#:, 1986, tr 110] Chủ trương “Đài Loan độc lập” dần được théhiện rõ do trước đó chủ trương này chỉ đóng vai trò là một luồng ý kiến trong nội bộDân Tiến đảng Hội nghị toàn thể trung ương 7 lần thứ nhất diễn ra vào tháng11/1987 của Dân Tiến đảng đã đưa ra tuyên bố: “Người dân có chủ trương tự do củanền độc lập Dai Loan”, chuyền đổi từ “quyền tự quyết của người dân” sang nhắnmạnh “nền độc lập của Đài Loan” Tại Hội nghị toàn thể trung ương 7 lần thứ haidiễn ra vào tháng 4/1988 đã thông qua bản quyết nghị “Ngày 17/4”, tuyên bố “Chủquyền quốc tế của Đài Loan là độc lập, không thuộc về nước Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa có thủ đô là Bắc Kinh, bat cứ sự thay đổi nào về địa vị quốc tế của DaiLoan đều phải thông qua sự đồng ý tự quyết của toàn thể người dân Đài Loan”.Năm 1991, Dân Tiến đảng đã đưa ra bản “Cương lĩnh đảng Độc lập Đài Loan”;trong “Văn bản quyết nghị tương lai của Đài Loan” được Dân Tiến đảng công bốngày 08/5/1999 đã kêu gọi “Đài Loan là một quốc gia độc lập chủ quyền”, “Hiếnpháp Đài Loan vẫn gọi Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc, nhưng nó không thuộcnước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, “tat cả mọi sự thay đổi nào có liên quan đếnhiện trạng hai bờ đều phải được quyết nghị thông qua sự bỏ phiếu của toàn thểngười dân sống ở Đài Loan và công dân Đài Loan ” [E$Èt3Z, 1999, tr 110], théhiện rõ tư tưởng “Đài Loan độc lập” của Dân Tiến đảng, cũng là tiền đề cho cácchính sách về sau này của các nhà lãnh đạo Dai Loan thuộc Dân Tiến đảng

Từ sau khi Dân Tiến đảng lên nắm quyền với tư tưởng “Đài Loan độc lập”,mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như quan hệ giữa hai bờ eo biển DaiLoan ngày càng trở nên căng thăng, nhưng cũng khiến quan hệ Mỹ-Đài Loan trởnên gan kết hơn, đặc biệt sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử chức Tổng thống Đài

21

Trang 24

Loan Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tham gia Dân Tiến đảng ủng hộ cho ĐàiLoan độc lập vào năm 2004 và được bầu vào cơ quan lập pháp trước khi được bầu

là Chủ tịch đảng vào năm 2008 Với chủ trương không công nhận “Đồng thuận năm1992” — thỏa thuận không chính thức giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan nhằmthừa nhận chỉ có một nước Trung Quốc và Trung Hoa Dân quốc là một phần lãnhthổ của Trung Quốc đại lục, Dân Tiến đảng đã thực hiện thé chế chính trị tự do, dânchủ theo kiều Mỹ, thúc day Đài Loan tham gia nhiều hơn nữa vào các tổ chức quốc

tế, tìm kiếm sự thừa nhận của quốc tế đưới nhiều tên gọi khác nhau Đề hiện thựchóa mục tiêu “Đài Loan độc lập” trước mối đe dọa ngày càng tăng cao từ Trung

Quốc, Đài Loan lựa chọn thúc day hop tác với Mỹ trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh

vực quân sự; tìm kiếm sự ủng hộ và đồng thuận của Mỹ và đồng minh nhằm tăngkhả năng tham gia vào các tô chức quốc tế Sức ép từ việc muốn “thống nhất ĐàiLoan” của Trung Quốc và mong muốn “Dai Loan độc lập” của chính quyền Dai

Loan đã khiến Mỹ và Đài Loan xích lại gần nhau.

Chính sách ngoại giao của Đài Loan hầu hết phụ thuộc vào đảng phái nắmquyền tại Đài Loan Năm 2016, Dân Tiến đảng (DPP) chiếm 68/113 ghế tại quốchội, trong khi Quốc dân đảng (KMT) chiếm 35/113 ghế Đến năm 2020, số ghế tạiquốc hội của DPP là 61 trong khi KMT là 38 [†K3l'#, 2020, tr 106-107] Sự thayđổi không quá rõ ràng và đáng kể Điều này cho thấy những định hướng chính sáchcủa Đài Loan với Mỹ vẫn luôn được duy trì và thậm chí thúc đây mạnh mẽ theo xuhướng chính sách của Dân Tiến đảng

Thứ hai, Mỹ là một trong những đối tác tiềm năng cần tăng cường quan hệsâu rộng của Đài Loan Theo thông kê của hải quan Đài Loan, năm 2022, Mỹ là đốitác thương mại lớn thứ 2 và là thị trường xuất khâu lớn thứ 2 của Đài Loan (sauTrung Quốc đại lục), đồng thời cũng là nguồn nhập khâu lớn thứ 3 của Đài Loan(sau Trung Quốc đại lục và Nhật Bản); năm 2022, Đài Loan là đối tác thương mạilớn thứ 9 của Mỹ, thị trường xuất nhập khẩu đứng thứ 13 và là nguồn nhập khâu lớnthứ § của Mỹ Ngoài ra, từ năm 1952-tháng 01.2023, tổng cộng Mỹ đã đầu tư vào7.705 dự án của Đài Loan với tổng số vốn lên đến hơn 26 tỷ USD và xếp thứ 3

22

Trang 25

trong tat cả các đối tác đầu tư vào Dai Loan [AGTH El fn HD Ji, 2023, tr 108];xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ luôn đạt mức xuất siêu Có thê thấy, Mỹ đóng vaitrò là đối tác quan trọng đối với nền kinh tế Đài Loan.

Bên cạnh đó, nếu như trước đây, Mỹ và Trung Quốc có mối quan hệ hợp tácbên vững về thương mại, đầu tư, sản xuất, khoa học và công nghệ, mang lại nhiềulợi ích cho cả hai quốc gia và được coi là “quan trọng nhất thế giới” ké từ sau khi

Thông cáo chung Thượng Hải ra đời năm 1972, thì hiện nay, quan hệ giữa hai nước

xấu đi nhanh chóng do hai nước không ngừng cạnh tranh, kiềm chế nhau Trong bốicảnh đó, nền kinh tế Đài Loan có cơ hội thay thế một phần Trung Quốc, khôngngừng thé hiện là một đối tác bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ Đặc biệttrước các mối đe dọa từ lệnh hạn chế nhập khâu từ Trung Quốc, việc Đài Loan tăngcường hợp tác kinh tế với Mỹ sẽ có lợi cho hoạt động đầu tư quân sự của Đài Loantrước các mối đe dọa từ Trung Quốc trong tương lai

Ngoài ra, việc tăng cường quan hệ với Mỹ có lợi ích rất lớn đối với Đài Loantrong bối cảnh Trung Quốc đang cân nhắc sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan

1.2.2 Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ

Thứ nhất, việc tăng cường mối quan hệ với Dai Loan trên nhiễu lĩnh vực đã

trở thành nhận thức chung của cả 2 đảng tại Mỹ Những năm gần đây, trong bốicảnh cạnh tranh nước lớn diễn ra gay gắt với sự lớn mạnh không ngừng của TrungQuốc, đe dọa vị trí lãnh đạo và lợi ích của Mỹ trong khu vực và trên trường quốc tẾ,van đề kiềm chế Trung Quốc, tăng cường “con bài Dai Loan” đã dan trở thành nhận

thức chung của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa và giới chính trị tại Mỹ Ngày

14/9/2022, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ thông qua Đạoluật Chính sách Đài Loan 2022, nhằm tăng cường sự hỗ trợ về quân sự của Mỹ đốivới Đài Loan, trong đó có các điều khoản hỗ trợ về an ninh trị giá hàng tỷ USDtrong 4 năm, giúp đỡ Đài Loan tham gia vào các tô chức quốc tế, tuyên bố Đài Loan

là “đồng minh lớn không thuộc NATO”; đồng thời đưa ra các biện pháp trừng phạtnếu Trung Quốc có các hành động phi hòa bình tại eo biển Dai Loan Đạo luật nàyđược thông qua với sự nhất trí của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, cho thấy hai

23

Trang 26

đảng đều ủng hộ hướng đi chính sách tăng cường quan hệ hợp tác với Đài Loan.Trước đó, Đạo luật Du lịch Đài Loan (Taiwan Travel Act) và Đạo luật Sáng kiếnBảo vệ và Tăng cường Quốc tế Đồng minh Đài Loan (TAIPEI Act) cũng nhận được

sự ủng hộ của đa số nghị sĩ thuộc hai đảng lớn nhất trong Quốc hội Mỹ Trongnhững năm gần đây, các nghị sĩ thuộc hai đảng tại Mỹ cũng tích cực tiễn hành nhiềuchuyến thăm đến Đài Loan, càng cho thấy mỗi quan hệ Mỹ-Đài Loan ngày càngđược củng cố hơn nữa

Thư hai, việc thúc day quan hé voi Dai Loan mang lai nhiéu loi ich kinh técho Mỹ Bên cạnh việc Đài Loan vẫn luôn là đối tác thương mại lớn của Mỹ cả vềxuất khâu và nhập khâu hàng hóa, Đài Loan hiện nay còn trở thành đối tác quantrọng trong lĩnh vực chất bán dẫn, trong bối cảnh Mỹ tăng cường áp đặt các biệnpháp hạn chế xuất khẩu công nghệ cao làm giảm khả năng cạnh tranh của TrungQuốc trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiễn, buộc các nước đồng minh của Mỹ phảituân theo và khiến nhiều doanh nghiệp chất bán dẫn Đài Loan phải dịch chuyên dâychuyền công nghệ tiên tiế từ Trung Quốc sang Mỹ

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp buôn bán vũ khí Mỹ cũng được hưởng lợi khi

Mỹ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Đài Loan thông qua các hợp đồng buôn bán vũkhí Tờ USA Today từng có bài viết với tựa đề “Lockheed Martin, Boeing nằmtrong số 20 công ty được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh” (Lockheed Martin,

Boeing among the 20 companies profiting the most from war) [Thomas C Frohlich,

Hristina Byrnes, 2019, tr 106]; Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm(SIPRI) cũng đưa các công ty này vào danh sách 100 công ty có doanh số bán vũkhí cao nhất thé giới [SIPRI, 2021, tr 105] Các công ty đứng đầu danh sách kể trên,bao gồm Lockheed Martin, Boeing Defense (một bộ phận công ty của Boeing),Raytheon Technologies Corp (RTX.N) , đều nhận được sự hậu thuẫn từ chính phủ

Mỹ để tham gia vào hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan Hoạt động bán vũ khí của

Mỹ gồm hai loại là bán vũ khí quân sự cho nước ngoài và bán thương mại trực tiếp

Việc bán vũ khí quân sự cho nước ngoài do chính phủ Mỹ làm trung gian và bên

mua chỉ được thương lượng với chính phủ Mỹ trong suốt quá trình Nhằm tránh làm

24

Trang 27

tổn that lợi nhuận của chính phủ Mỹ trong các hợp đồng bán vũ khí, năm 2018chính phủ Mỹ đã quy định, các hợp đồng bán vũ khí từ sau năm 2012, phí hànhchính chiếm 3,2% tổng giá bán và phí dịch vụ quản lý hợp đồng chiếm 1,2%; ngoài

ra, cũng sẽ có các chi phí phát sinh khác phụ thuộc vào việc lưu trữ, vận chuyên,logistics quy định trong hợp đồng Tuy nhiên các chi phí phát sinh có thé được miễntrong một số trường hợp, như người mua là “đồng minh trung thành” của Mỹ nhưNhật Bản, Australia Có thể thấy, các hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan khôngchỉ đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Mỹ, chính phủ

Mỹ cũng đạt được nhiều lợi ích về kinh tế từ các hợp đồng này Trong cuộc họp báongày 17/8/2021 nhằm kỷ niệm 39 năm ngày ký “Tuyên bố 817” giữa Mỹ và TrungQuốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tiếp tục kêu gọi

Mỹ dừng bán vũ khí cho Đài Loan; đồng thời chỉ trích, trong vòng 39 năm qua kế

từ năm 1982 đến năm 2021, Mỹ đã bán vũ khí cho Đài Loan với tổng giá trị lên đến

gần 70 tỷ USD, chỉ tính riêng 4 năm nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã

ký với Đài Loan 11 hợp đồng bán vũ khí với tổng giá trị hơn 18 tỷ USD [FAB AR

SE AN EE Yb AS HB, 2021, tr 114]

Thứ ba, thông qua tăng cường quan hệ với Đài Loan, Mỹ cũng tiến hànhdam phan dé giành được sự nhượng bộ cua Dai Loan về kinh tế Điền hình như vụviệc Đài Loan nới lỏng nhập khẩu “thịt lợn chứa chất tạo nạc” từ Mỹ Đài Loan đã

cam nhap khẩu tat cả thịt lợn có chứa chất tạo nạc ractopamine của Mỹ trong nhiều

năm nay Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho rằng đây là rào cản lớn

cho quan hệ thương mại giữa Mỹ và Đài Loan; trong các cuộc đàm phán thương

mại trước đây, Mỹ cùng từng nhiều lần kêu gọi Đài Loan nới lỏng các quy định vềnhập khẩu thịt và coi đó là “điều kiện tiên quyết” trong các cuộc đàm phán songphương Trước những tính toán về chính trị và kinh tế, ngày 31/8/2020, chính quyềnTổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã ra thông báo sẽ nới lỏng hạn chế nhập khẩucác sản phâm thịt có nguồn gốc từ Mỹ, tạo ra cuộc cạnh tranh mới cho các doanhnghiệp kinh doanh thịt heo tại Đài Loan, nhưng ngược lại khiến các doanh nghiệp

Mỹ hài lòng và gia tăng quan hệ thương mại với Đài Loan.

25

Trang 28

1.3 Yếu tố liên quốc gia

1.3.1 Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trước năm 2016Mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan hiện nay có tiền đề làcuộc đối đầu giữa hai phe chính trị tại Trung Quốc là Trung Quốc Quốc Dân đảng

và Đảng Cộng sản Trung Quốc, với biểu hiện là cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm(từ tháng 4/1927 đến tháng 5/1950) Sau khi nhận thất bại trước cuộc cách mạng do

Mao Trạch Đông lãnh đạo vào năm 1949, Tưởng Giới Thạch tháo chạy sang Đài

Loan và xây dựng bộ máy chính quyền mới tại hòn đảo này

Quan hệ giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng vẫn tiếp tục căng thăng saukhi chính quyền mới được xây dựng tại Đài Loan Từ năm 1949 đến nay, hai bờ eobiển đã trải qua ba cuộc khủng hoảng Khủng hoảng eo biển lần thứ nhất diễn ra từnăm 1954-1955, sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Mỹ bắt đầu tập trung vàoviệc củng cô đồng minh với chính phủ Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan, công khai

ký kết các hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với chính quyền Tưởng Giới Thạch, điềunày khiến Trung Quốc coi là mối đe dọa lớn đến an ninh quốc gia và cân nhắc việcquay trở lại chiến lược “giải phóng Đài Loan” bằng vũ lực Từ giữa năm 1953,Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc liên tục tiễn hành các cuộc đồ bộ lên vùngdao ven biển Chiết Giang khi đó thuộc quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân quốc.Căng thăng nhất là sự kiện Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nã pháo vàoquần đảo Kim Môn vào ngày 03/9/1954 và chiếm đóng quần đảo Nhất Giang Sơnvào tháng 01/1955; Khủng hoảng eo biển lần thứ hai diễn ra từ năm 1958-1959, batđầu bằng trận nã pháo của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc kéo dai 85 phútvới hơn 30.000 quả pháo xuống các đảo Đại Kim Môn, Tiểu Kim Môn, Đại Dam,Nhị Đảm vào ngày 23/8/1958, lực lượng của Trung Hoa Dân quốc trả đũa băngcách nã pháo vào thành phố Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến/Trung Quốc Tính đếnngày 07/01/1959, tổng số hon 400.000 quả pháo đã nã xuống các đảo thuộc quanđảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát Sau khi Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao vớiCộng hòa Nhân dân Trung Hoa và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dânquốc vào năm 1979, Trung Quốc mới tuyên bố ngừng nã pháp vào Kim Môn [%3

26

Trang 29

‘tt, 2009, tr 108]; Khủng hoảng eo biển lần thứ ba diễn ra từ năm 1995-1996, batnguồn từ chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Đài Loan Ly Dang Huy và bài phát biểu

kêu gọi “Đài Loan độc lập” của ông tại Dai học Cornell/New York vào ngày

09/6/1995 Ngay sau đó, Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ bằng các vụ phóng thử tênlửa và tập trận bắn đạn thật xung quanh eo biển Đài Loan Trước cuộc bầu cử tạiĐài Loan vào tháng 3/1996, quân đội Trung Quốc tiếp tục các cuộc phóng thử tênlửa và tập trận nhằm răn đe Đài Loan, tuyên bố nếu ông Ly Đặng Huy tái đắc cửtrong cuộc bầu cử sẽ “đồng nghĩa với chiến tranh” Chuyến thăm của Chủ tịch Hạviện Mỹ Nancy Pelosi đến Dai Loan dau tháng 8/2022 được nhiều chuyên gia nhậnđịnh sẽ tạo nên cuộc khủng hoảng eo biên lần thứ tư Sau chuyến thăm của bà Pelosi,Trung Quốc đã tiễn hành nhiều cuộc tập trận với quy mô lớn chưa từng có xungquanh eo biển Đài Loan

Về chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan, Trung Quốc vẫn luôn coivan dé Đài Loan là van đề cốt lõi liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thé,hoàn thành nhiệm vụ thống nhất Đài Loan sẽ mang lại sự ồn định và phát triển chohai bờ eo biến, trong đó ưu tiên thống nhất Dai Loan bang biện pháp hòa bình.Trong bai phát biểu nhân dip đầu năm mới vào ngày 30/01/1995 với tiêu đề “Tiếptục phan đấu dé thúc day hoàn thành sự nghiệp thông nhất đất nước” của Chủ tịchTrung Quốc Giang Trạch Dân đã nhấn mạnh phương châm giải quyết van đề ĐàiLoan, thống nhất Trung Quốc, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa hai bờ eobiển và đề cập đến 08 điểm phát triển quan hệ hai bờ nhằm thúc đây tiến trình thôngnhất hai bờ eo biển Cụ thé 08 điểm đó là: (1) Kiên trì nguyên tắc “một Trung Quốc”

là cơ sở và tiền đề dé thực hiện hòa bình thống nhất Kiên quyết phản đối mọi hành

vi “Đài độc” và chia rẽ; (2) Về việc Đài Loan phát triển mối quan hệ văn hóa kinh

tế với cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không phản đối Tuy nhiên, Trung Quốcphản đối Đài Loan lợi dụng các hoạt động “mở rộng không gian tồn tại quốc tế”

nhằm đạt được mục đích “hai nước Trung Quốc” hoặc “một Trung Quốc, một Đài

Loan”; (3) Nhân mạnh việc hai bên “chính thức kết thúc trạng thái đối địch giữa hai

bờ, tiến dần đến việc thực hiện thống nhất hòa bình” thông qua quá trình đàm phán,

27

Trang 30

đồng thời kiến nghị: “bước thứ nhất, hai bên có thể tiến hành đàm phán “chính thứckết thúc trạng thái đối địch giữa hai bờ, trên cơ sở nguyên tắc một Trung Quốc”nhằm đạt được thỏa thuận Trên cơ sở đó, hai bên cùng gánh vac trách nhiệm, bao

vệ sự toàn vẹn lãnh thé và chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời lên kế hoạch pháttriển mối quan hệ giữa hai bờ trong tương lai”; (4) Nỗ lực hiện thực hóa thong nhathòa bình, thực hiện người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc Không hứaviệc từ bỏ sử dụng vũ khí không có nghĩa là nhăm vào đồng bào Đài Loan, mànhằm vào các thé lực nước ngoài can dự vào sự nghiệp thống nhất của Trung Quốc

thông qua mưu tính “Đài Loan độc lập”; (5) Tích cực phát triển giao lưu và hợp tác

kinh tế giữa hai bờ Chủ trương không dé những chia rẽ về chính trị gây ảnh hưởng

và can thiệp vào mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bờ Bất ké đưới hoàn cảnhnào, Trung Quốc đều cần phải bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của Đài Loan Cần

áp dụng các lộ trình thực chat, tang cuong thuc hién truc tiép “Tam thong” (thong

thu, thông thương va thông hang hải, hang không); (6) Dan tộc Trung Hoa cùng

nhau tạo nên nền văn hóa rực rỡ 5000 năm lịch sử, là sợi dây gan kết tinh thần củatoàn thé dân tộc Trung Hoa, đồng thời cũng nhằm thực hiện điều cốt lõi nhất làthống nhất hòa bình Người dân hai bờ phải cùng nhau kế thừa và phát huy nhũngtruyền thống đặc sắc về văn hóa của Trung Hoa; (7) Cần đặc biệt tôn trọng phươngthức sinh hoạt và nguyện vọng làm chủ của người dân Đài Loan, bảo vệ mọi quyềnlợi chính đáng của người dân Đài Loan Trung Quốc chào đón mọi đảng phái, cácgiới của Đài Loan cùng Trung Quốc trao đổi ý kiến về thống nhất hòa bình và quan

hệ hai bờ, đồng thời cũng cũng ủng hộ các hoạt động thăm quan, thăm viếng: (8)

Trung Quốc chào đón các lãnh đạo của Đài Loan đến thăm Trung Quốc dưới danhnghĩa thích hợp; Trung Quốc cũng chấp nhận những lời mời của phía Đài Loan đếnthăm Đài Loan Người Trung Quốc sẽ tự tìm cách giải quyết công việc nội bộ,không cần bat kỳ sự giúp đỡ nào khác [Äïf#*†, 2011, tr 112] Trong Báo cáo chínhtrị được Chủ tịch Trung Quốc Giang Trach Dân trình bày tại Đại hội 15 DCSTQ(1997) cũng đã xác định “Hòa bình thống nhất, một nước hai chế độ” là phươngchâm cơ bản nhằm đạt được mục tiêu thống nhất Trung Quốc, trong đó nguyên tắc

28

Trang 31

của Trung Quốc đối với Đài Loan là: chống chia rẽ dân tộc, chống Đài Loan độc lập,chống chủ trương “hai nước Trung Quốc”, “một Trung Quốc, một Đài Loan” vàchống sự can thiệp của nước ngoài, thông qua giữ vững nguyên tắc “một TrungQuốc” và tiến hành đàm phán phát triển ôn định mối quan hệ hai bờ Tại lễ kỷ niệm

30 năm bức “Thư gửi đồng bào Đài Loan” được tô chức vào ngày 31/12/2008, Chủtịch Trung Quốc Hồ Cam Đào đã đưa ra tuyên bố “6 điểm”: (1) Tuân thủ nguyêntắc “Một Trung Quốc”, tăng cường niềm tin chính trị; (2) Thúc đây hợp tác kinh tế

và cùng phát triển; (3) Phát huy văn hóa Trung Hoa, tăng cường sợi dây kết nối vềtỉnh thần; (4) Tăng cường đi lại, mở rộng giao lưu các giới; (5) Bảo vệ chủ quyềnquốc gia, phối hợp trong các công việc đối ngoại; (6) Kết thúc trạng thái đối địch,dat được thảo thuận hòa bình [#r4E¢k, 2008, tr 111-112] Tuyên bố “6 điểm” saunày đã trở thành cương lĩnh lãnh đạo cao nhất về chính sách trong quan hệ hai bờ

của DCSTQ.

Bên cạnh việc đưa ra các thông điệp thúc đây thống nhất Đài Loan bằng biệnpháp hòa bình, ngày 14/3/2005, Trung Quốc đã đưa ra Luật Chống ly khai nhằmkhang định nguyên tắc “Một Trung Quốc” và ngăn chặn các lực lượng phô biến chủtrương “Đài Loan độc lập” Nội dung của Luật Chống ly khai nêu rõ, mục đích xâydựng của luật này là nhằm chống lại và ngăn chặn các lực lượng ly khai đòi “DaiLoan độc lập”, gây chia rẽ đất nước; thúc day hòa bình thống nhất đất nước; duy trihòa bình và ôn định trong khu vực eo biên Dai Loan; bảo vệ chủ quyền quốc gia vàtoàn vẹn lãnh thé; bảo vệ các lợi ích cơ bản của Trung Quốc Ngoài ra, Luật Chống

ly khai một lần nữa khăng định: trên thế giới chỉ có “Một Trung Quốc”, Trung

Quốc đại lục và Đài Loan thuộc cùng một Trung Quốc, nếu lực lượng ly khai thực

hiện hóa “Đài Loan độc lập” dưới bat kỳ danh nghĩa hoặc bang bat kỳ cách nào, làmmat hoàn toàn kha năng thống nhất hòa bình giữa hai bờ eo biển, chính phủ TrungQuốc có thé áp dụng những biện pháp hòa bình và phi hòa bình, do Quốc vụ viện vàQuân ủy trung ương Trung Quốc quyết định, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ quốc gia [th A Ee SE AIR, 2005, tr 113]

29

Trang 32

Kế thừa và tiếp nối các chính sách của các thế hệ lãnh đạo trước, Chủ tịchTrung Quốc Tập Cận Bình vẫn tiếp tục khẳng định ý chí thống nhất Đài Loan:

“Trung Quốc phải thống nhất, bắt buộc phải thống nhất”, “Đây là kết luận lịch sửcủa quá trình phát triển mối quan hệ hai bờ eo biển suốt 70 năm qua, đồng thời cũng

là yêu cầu bắt buộc của con đường phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa thời đại mới”

[SJiE-F, 2019, tr 110-111]; “Giải quyết van đề Đài Loan , hiện thực hóa thống

nhất hoàn toàn Trung Quốc là nhiệm vụ lịch sử không thê thay đổi của Đảng Cộngsản Trung Quốc” [3]3#*Ÿ, 2021, tr 111] Bên cạnh đó, việc giải quyết tốt Van đềĐài Loan trong mối quan hệ với Mỹ và hoàn thành mục tiêu thống nhất Đài Loanđồng thời cũng là thách thức đặt ra đối với hạt nhân lãnh đạo Trung Quốc Tap CậnBinh trong việc củng có và lấy lại niềm tin trong nội bộ đảng Những năm gan đây,đặc biệt từ sau khi Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền tại Đài Loan, tích cựcđây mạnh chủ trương “Đài Loan độc lập” và củng có quan hệ với Mỹ, Trung Quốcngày càng đưa ra các chính sách cứng rắn hơn đối với Đài Loan và thể hiện rõ quyếttâm có thé sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan nếu cần thiết

Về phía Đài Loan, trong thời kỳ Tưởng Giới Thạch năm quyên tại Đài Loan,mặc dù có chủ trương “chống cộng” và đưa ra đường lối “quay lại tắn công đại lục”,nhưng Tưởng Giới Thạch lại rất thận trọng về vấn đề nguyên tắc “một Trung Quốc”,không cho phép “Đài Loan độc lập”, cũng không cho phép tuyên truyền khái niệm

“Đài Loan độc lập” Thời kỳ Tưởng Kinh Quốc nắm quyên tại Đài Loan đã chophép người dân Đài Loan đến Trung Quốc đại lục thăm thân, được coi là sự mở đầu

tốt đẹp cho mối quan hệ giữa hai bờ, tạo nên hy vọng về sự thong nhất hòa bình

giữa hai bờ eo biên Tuy nhiên sau khi Ly Đăng Huy lên làm Tổng thống đã côngkhai đưa ra “Thuyết hai nước” vào năm 1999, tăng cường thực hiện chính sách “ĐàiLoan độc lập” và tỏ rõ chủ trương “Đài Loan độc lập” trước cộng đồng quốc tế.Ông Lý Đăng Huy trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan sau khi Tổng thống TưởngKinh Quốc mất và được bầu giữ chức Tổng thống Đài Loan vào năm 1996 theohình thức bỏ phiếu phổ thông sau khi hình thức thiết quân luật bị bãi bỏ vào năm

1987 Ông được coi là “cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan”, là nhà lãnh đạo có vai

30

Trang 33

trò quan trọng trong làn sóng dân chủ toàn cầu thế kỷ 20 Năm 1993, ông Lý ĐăngHuy được bầu làm Chủ tịch Quốc Dân đảng và đã hoàn toàn làm chủ được bộ máylãnh đạo đảng, mở rộng quyền hạn của Tổng thống thông qua việc hợp tác với Chủtịch Dân Tiến đảng khi đó nhằm tạo điều kiện để hai đảng hợp tác nhằm sửa đổiHiến pháp của Trung Hoa Dân quốc Trong 12 năm nắm quyền, ông Lý Đăng Huy

đã khiến cho các đề xuất chính sách của Quốc Dân đảng lệch khỏi ranh giới “mộtTrung Quốc” và biến Quốc Dân đảng Trung Quốc thành “Quốc Dân đảng ĐàiLoan”, dẫn đến những tranh chấp không rõ ràng về tư tưởng trong Quốc Dân đảng:những nỗ lực của ông Lý Đăng Huy trong việc cải thiện vị thế của Đài Loan trêntrường quốc tế đã khiến mối quan hệ giữa Quốc Dân đảng và chính phủ TQ trở nêncăng thăng Năm 1999, ông Lý Đăng Huy đưa ra “Thuyết hai nhà nước” (mối quan

hệ đặc biệt giữa hai quốc gia) trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông lớn thứ 3thế giới Deutsche Welle, cụ thé: Kế từ khi Dai Loan sửa đổi Hiến pháp vào năm

1991 đã định vị mối quan hệ giữa hai bờ eo biển là mối quan hệ giữa quốc gia vớiquốc gia, ít nhất là “mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia”, không phải là mốiquan hệ nội bộ “một Trung Quốc” kiểu chính phủ bat hợp pháp, đội quân phản loạn

hay một chính phủ trung ương, một chính phủ địa phương Việc chính phủ Trung

Quốc đại lục coi Đài Loan là “một tỉnh phản loạn” là hành động che giấu sự thực

lịch sử và pháp luật Do quan hệ giữa hai bờ được định hình là “mối quan hệ đặc

biệt giữa hai quốc gia” nên Đài Loan không cần thiết phải tuyên bố độc lập Tuynhiên trước sự phản đối gay gắt của chính phủ Trung Quốc đại lục và lãnh đạo Mỹ,

“Thuyết hai nhà nước” đã không được đưa vào bản Hiến pháp của Trung Hoa Dânquốc Với chính sách “ngoại giao thực dụng”, Tổng thống Lý Đăng Huy sử dụngthân phận và danh nghĩa khác nhau dé thực hiện các chuyến thăm nước ngoài, mụcđích chính là phá vỡ sự phong tỏa về không gian ngoại giao mà Trung Quốc đại lụctạo ra cho Đài Loan, giúp Đài Loan được biết đến nhiều hơn và có quan hệ thựcchất hơn với cộng đồng quốc tế

Năm 2000, Trần Thủy Biển của Dân Tiến đảng giành thắng lợi trong cuộcbầu cử Tổng thống Đài Loan và đưa ra chủ trương “04 sẽ không và 01 không” (04

3l

Trang 34

sẽ không là: sẽ không tuyên bố “Đài Loan độc lập”, sẽ không thay đổi quốc hiệuĐài Loan, sẽ không thúc đây việc đưa “Thuyết hai nước” của Lý Đăng Huy vào

Hiến pháp Đài Loan, sẽ không thúc đây thực hiện phổ thông đầu phiếu về vấn đề

thống nhất va độc lập làm thay đổi hiện trạng hai bờ eo biển; 01 không là: khôngvứt bỏ “Cương lĩnh thống nhất” cũng như “Ủy ban thống nhất”) Tuy nhiên sau đó,Trần Thủy Biển đã đưa ra “Thuyết mỗi bên một nước”, tăng cường thúc đây cácbiện pháp thực hiện “Đài Loan độc lập từng bước”, trong đó bao gồm việc “ĐàiLoan độc lập” về pháp lý Tổng thống Tran Thủy Biên thậm chí còn lên kế hoạchcho cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2008 nhăm để người dân Đài Loan bỏ phiếuquyết định có nên thay thế tên Trung Hoa Dân quốc bằng tên Đài Loan hay không,đồng thời nhân mạnh Đài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và có đủ mọiđiều kiện dé gia nhập các tô chức quốc tế, mà trước hết là Liên Hợp quốc Tổngthống Trần Thủy Biển còn bày tỏ mong muốn “xóa bỏ Ủy ban thống nhất” vào năm

2016 và trưng cầu dân ý về việc “lấy danh nghĩa Đài Loan xin gia nhập Liên Hợpquốc” Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp cao Mỹ vàchính phủ Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải lên tiếng nhắc lại lời đe dọa có thê

sử dụng vũ lực dé thông nhất Đài Loan nếu cần thiết

Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trở nên nồng ấm hơn sau khi Mã AnhCửu đắc cử chức Tổng thống Đài Loan và thừa nhận “Đồng thuận năm 1992” và lay

làm cương lĩnh chính sách hai bờ Bên cạnh đó, Mã Anh Cửu cũng thực hiện chính

sách 03 không: không thống nhất, không độc lập và không sử dụng vũ lực, trên cơ

sở “Đồng thuận năm 1992” nhằm sớm khôi phục lại quan hệ hiệp thương giữa hai

bờ eo biển Chính sách “không độc lập” đã đi ngược lại với chủ trương của ngườitiền nhiệm trước đó là Tổng thống Trần Thủy Biển — tích cực “mưu cầu độc lập” vàtăng cường thúc day “Đài Loan độc lập” về pháp lý Mã Anh Cửu còn đưa ra 16

chữ vàng “Nhìn thắng sự thật, mở ra tương lai, gác lại tranh chấp, theo đuôi cùng

thang” nhằm trả lời phương châm 16 chữ của Chủ tịch TQ Hồ Cam Đào “Xây dựnglòng tin, gác lại tranh chấp, tìm ra điểm đồng, xây dựng cùng thắng”

32

Trang 35

Từ sau khi Tổng thống Thái Anh Văn lên năm quyền, chủ trương “Đài Loanđộc lập” và “thân Mỹ” đã khiến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển ngày càng trở nêncăng thăng Trước đó, khi còn là Chủ tịch Dân Tiến đảng, bà Thái Anh Văn đã theođuôi chủ trương chính sách trong mối quan hệ hai bờ là: về chính trị, chủ trương hai

bờ không phụ thuộc lẫn nhau, không thừa nhận “Đồng thuận năm 1992” và “nguyêntắc một Trung Quốc”; về kinh tế, nhân mạnh “Đài Loan từ thế giới hướng đếnTrung Quốc”, chủ trương gửi bản Hiệp định khung hợp tác kinh tế hai bờ (ECFA)

dé Tổ chức thương mai thé giới (WTO) xem xét thêm

Nhằm cô lập Đài Loan về chính trị, không dé Đài Loan mở rộng tư cách làmột quốc gia độc lập, Trung Quốc đại lục đã buộc Đài Loan ra khỏi các tô chứcquốc tế, gây sức ép đến các tô chức quốc tế mà Đài Loan xin gia nhập Bên cạnh đóTrung Quốc đại lục cũng tăng cường thúc đây mối quan hệ với các nước có quan hệngoại giao với Đài Loan, đặc biệt là các nước châu Phi, khu vực Mỹ-Latinh, Caribe

và Nam Thái Bình Dương, thông qua các biện pháp khác nhau, đặc biệt là biện pháp

gây sức ép về kinh tế và viện trợ kinh tế Chính sách cô lập này đã có hiệu quả lớnkhi làm giảm số lượng nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan Tính đến năm

2021, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 181 quốc gia và vùng lãnh thétrên thế giới, trong khi đó, Đài Loan chỉ còn có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ cóquan hệ ngoại giao Việc Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốcgia và vùng lãnh thổ có quan hệ trước kia với Đài Loan, mở rộng mối quan hệ banggiao nhằm giúp Trung Quốc dễ dàng ngăn cản Đài Loan tham gia vào các tô chứcquốc tế và cô lập các hoạt động của Đài Loan trên trường quốc tế

1.3.2 Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn dé Đài Loan trước năm 2016Vấn đề Đài Loan từ lâu đã là “điểm nóng” trong quan hệ Mỹ-Trung Đối vớiTrung Quốc, Đài Loan là một phần lãnh thổ không thê tách rời và cần được thu hồicàng sớm càng tốt; đối với Mỹ, Đài Loan có vai trò địa chính trị quan trọng trongchiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời cũng là “con bài” nhằmkiềm chế sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc đang đe dọa vị trí lãnhđạo của Mỹ Nhằm hiện thực hóa khả năng kiềm chế đối với Trung Quốc nhưng vẫn

33

Trang 36

duy trì uy tín trong khu vực, một mặt, Mỹ gia tăng quan hệ với Đài Loan, làm sâusắc hơn mâu thuẫn giữa hai bờ eo biển Đài Loan thông qua các hành động như: tăngcường giao lưu quan hệ cấp cao với Đài Loan, ủng hộ Đài Loan tham gia các tổchức quốc tế, tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan ; mặt khác, Mỹ vẫn tiến hành cáchành động này một cách “có chừng mực” trong khuôn khô chính sách “Một TrungQuốc” và các thỏa thuận có liên quan giữa Mỹ và Trung Quốc, nhằm tránh nhữngcuộc đối đầu quân sự không đáng có giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực eo biểnĐài Loan Hiện nay Mỹ là quốc gia duy nhất can thiệp sâu vào vấn đề Đài Loan và

tích cực bán vũ khí cho Đài Loan, mặc dù Mỹ vẫn khăng định cam kết tuân thủ

chính sách “Một Trung Quốc”

Giữa Mỹ và Trung Quốc từng có 03 bản thông cáo chung có đề cập đến vấn

đề Đài Loan: Thông cáo chung Thượng Hải (28/2/1972) được ký kết trong chuyếnthăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc từ ngày 21-28/2/1972.Nội dung bản thông cáo có dé cập về van đề Đài Loan, trong đó Trung Quốc nhắc

lại lập trường chỉ có chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp

pháp duy nhất của Trung Quốc” và “van đề Đài Loan là van dé then chốt cản trởquá trình bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ” [3ï“#‡+, 2007, tr 111];Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung (16/12/1978) là tuyên bố

về việc Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ chính thức thiết lập quan hệ ngoạigiao từ ngày 01/01/1979 Vào ngày công bố thông cáo này, Tổng thống My JimmyCarter cũng đã đưa ra tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với TrungHoa Dân quốc và rút tất cả quân đội Mỹ đang đóng tại đảo Đài Loan; Thông cáochung 817 (17/8/1982) được ký kết trong bối cảnh Luật Quan hệ Đài Loan (TRA)được thông qua vào năm 1979 đã làm thay đổi chiều hướng phát triển quan hệ Mỹ-Trung sau khi Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Sau khi chínhquyền Tổng thống Ronald Reagan lên năm quyền đã coi Liên Xô là đối thủ chính tri

và là mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời xác định Mỹ cầnkiềm chế các đối tác chính trị chủ yêu của Liên Xô Do đó, Mỹ đã điều chỉnh chính

sách và phát trién môi quan hệ đôi với Trung Quoc Thông cáo chung tiép tục nhân

34

Trang 37

mạnh việc Mỹ công nhận Chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “là chínhphủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”, “chỉ có một Trung Quốc” và “Đài Loan làmột phan của Trung Quốc”; đồng thời cho biết Mỹ tuyên bố sẽ không tìm cách thực

hiện chính sách bán vũ khí lâu dài cho phía Dai Loan [F4E A 3k], Se AE

2B], 1982, tr 114]

Về phía Mỹ, sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn vào ngày 04/6/1989, Mỹ đãtiến hành nhiều biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, ngừng trao đổi cácchuyến thăm cấp cao chính thức, ngừng bán vũ khí cho Trung Quốc và áp đặt nhiềubiện pháp trừng phạt khác về kinh tế Năm 1996, sau chuyến thăm của Tổng thốngĐài Loan Lý Đăng Huy đến Mỹ, Trung Quốc bày tỏ thái độ không hài lòng và tiễnhành nhiều cuộc tập trận xung quanh eo biển Dai Loan Mỹ đã liên tiếp điều cácnhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Independence, USS Nimitz và 40 tàuchiến đến ngoài khơi Đài Loan, với trạng thái sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết.Cuộc khủng hoảng lần thứ ba giữa hai bờ eo biên châm dứt sau khi Tổng thống LyĐăng Huy tiếp tục tái đắc cử, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sau đó cũng ấm lênbắt đầu bằng những chuyến thăm cấp cao giữa hai nhà nước, các cuộc đàm phán

song phương trên các lĩnh vực

Sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 xảy ra khiến Mỹ và cả thế giới bàng hoàng.Sau sự kiện đó, Mỹ không còn coi Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tang, ngược lai,

Mỹ cần có sự hợp tác mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực chống khủng bố, do

đó, chính quyền Tổng thống Mỹ George W Bush khi đó đã bày tỏ mong muốn duy

trì hiện trạng hai bờ eo biển, ủng hộ Trung Quốc đại lục nhằm tìm kiếm sự phối hợp

và tham gia của Trung Quốc trong các vấn đề khó khăn, thông qua việc không chỉtuyên bố “hiểu được mối quan ngại của Trung Quốc” về van đề Dai Loan, mà cònchủ động phối hợp với Trung Quốc đại lục phản đối “Đài Loan độc lập” Chínhquyền Tổng thống George W Bush đã điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan, từcho phép Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biên thúc đây “Đài Loan độc lập”, đếnbày tỏ quan điểm không ủng hộ “Đài Loan độc lập” một cách mơ hồ và sau đó thé

hiện rõ sự phản đối với chủ trương “Đài Loan độc lập” Tuy nhiên vẫn tiếp tục sử

35

Trang 38

dụng Đài Loan làm con bài nhằm ngăn chặn Trung Quốc Trong khoảng thời giannăm 2003, Mỹ và Trung Quốc đã từng hợp tác nham kìm hãm khả năng đòi “độclập” của chính quyền Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biên nhằm ổn định tình hình

eo biển Đài Loan

Mối quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thắng nhất trong giai đoạn ông DonaldTrump đảm nhiệm chức Tổng thống Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài vớinhững đòn trừng phạt qua lại khiến tình hình ngoại giao hai nước đi vào bé tắc,nhưng đồng thời cũng thúc đây quan hệ Mỹ-Đài Loan trở nên sâu sắc và được coi làkhoảng thời gian tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa Mỹ-Đài Loan ké từ sau khi Mỹ cắtđứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan năm 1979 Tổng thống Joe Biden lên nắmquyền kế thừa một số chính sách tăng cường quan hệ với Đài Loan, nhưng cũngkhiến mối quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thăng Dién hình là chuyến thămcủa Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào ngày 02-03/8/2022 Đây

là chuyến thăm cao cấp nhất của chính trị gia Mỹ đến thăm Đài Loan kế từ sauchuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich vào năm 1997 Chuyến thămnày bị Trung Quốc đánh giá là “điên rồ” và vi phạm cam kết của Mỹ về việc tuânthủ chính sách “Một Trung Quốc” Sau chuyến thăm, Trung Quốc đã bày tỏ thái độ

phẫn nỗ thông qua một loạt các hành động quân sự xung quanh đảo Đài Loan, trừng

phạt kinh tế đối với Đài Loan và cắt giảm một số hoạt động hợp tác về quân sự với

Về phía Trung Quốc, việc thiết lập mối quan hệ cân băng giữa Mỹ và TrungQuốc trong vấn đề Đài Loan còn là thách thức đặt ra đối với chính quyền Chủ tịchTrung Quốc Tập Cận Bình Đại hội 20 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đã phảitrải qua đại dịch Covid-19 với thiệt hại nghiêm trọng về con người và kinh tẾ, taonên nghỉ ngại về khả năng lãnh đạo và kiểm soát dịch bệnh của chính quyền ôngTập Cận Bình Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan ngày càng trở nêntốt đẹp, sức mạnh quân sự của Đài Loan được nâng tầm với những trang thiết bịquân sự hiện đại được Mỹ hỗ trợ thông qua những hợp đồng mua bán vũ khí trị giáhàng triệu USD với Đài Loan Vấn đề thu hồi Đài Loan, khôi phục nền kinh tế bị

36

Trang 39

ảnh hưởng nặng nề và chăm sóc sức khỏe cho người dan sau dai dịch là nhữngthách thức và cơ hội lớn đối với ông Tập Cận Bình trong Đại hội 20, khi mà ôngTập Cận Bình tiếp tục xác lập vi trí lãnh dao cao nhất trong nội bộ DCSTQ Do đó,thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường các các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa trongvan dé Đài Loan và day nhanh cam kết thống nhất đất nước Điều này được thê hiệntrong bài phát biểu khai mạc Đại hội 20 ĐCSTQ vào ngày 16/10/2022 Chủ tịchTrung Quốc Tập Cận Bình Bài phát biểu đã nhắn mạnh việc “giải quyết vấn đề ĐàiLoan là việc riêng của Trung Quốc”, phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào

công việc nội bộ của Trung Quốc, đồng thời liên tục kêu gọi thống nhất Đài Loan

nhằm bảo vệ “an ninh quốc gia” thông qua việc tăng cường sức mạnh về quân sự,xây dựng “một quân đội hùng mạnh”; việc thống nhất Đài Loan được mô tả là “sứmệnh lịch sử” của ĐCSTQ và “không loại trừ việc sử dụng vũ lực” dé thống nhất

Đài Loan [>J3#ˆ†“, 2022, tr 111].

1.3.3 Quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan trước năm 2016

Quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan thực sự rõ nét từ sau cuộc nội chiến ở Trung

Quốc (1927-1950) Trước khi xảy ra cuộc nội chiến tại Trung Quốc, Mỹ vẫn còn

tập trung cho cuộc đối đầu với Liên Xô và cũng đóng vai trò là một nước “hòa giải”giữa Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc, giúp họ hợp tác với nhautrong mặt trận thống nhất Sau khi cuộc nội chiến tại Trung Quốc kết thúc với su ra

đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Tưởng Giới Thạch

chạy sang Đài Loan và thành lập Quốc Dân đảng với sự hậu thuẫn của Mỹ Trong

ba cuộc khủng hoảng tại eo biển Đài Loan, Mỹ đã nhiều lần tiến hành hỗ trợ và ủng

hộ Đài Loan: trong cuộc khủng hoảng lần thứ nhất, Mỹ tiễn hành củng có quan hệvới Đài Loan, ký kết Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với Đài Loan và bắt đầu hìnhthành liên minh quân sự Mỹ-Đài Loan; trong cuộc khủng hoảng lần thứ hai, mặc dùkhông trực tiếp tham chiến nhưng Hạm đội 7 của quân đội Mỹ đã hỗ trợ quân độiĐài Loan đột phá vòng vây, không quân Mỹ giúp vận chuyền hàng tiếp tế quân sự

và dân sự từ đảo Guam và Nhật Bản đến quần đảo Kim Môn; trong cuộc khủnghoảng lần thứ ba, Mỹ liên tiếp điều các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS

37

Trang 40

Independence, USS Nimitz và 40 tàu chiến đến ngoài khơi Đài Loan, được coi làđợt triển khai hải quân lớn nhất của Mỹ ở châu Á sau Chiến tranh Việt Nam Ngoạitrưởng Mỹ Warren Minor khi đó đã tuyên bố: các con tàu “sẽ giúp đỡ khi cần thiết”

[BBC News 'Ƒ!%, 2020, tr 106].

Sau năm 1970, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được cải thiện khi hai nướcthấy rõ lợi ích trong việc hình thành mối quan hệ hữu hảo với nhau: Về phía Mỹ,

Mỹ thấy rằng việc thiết lập quan hệ gần gũi với Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích kinh

tế lớn, khi có thé thâm nhập và hợp tác với một thị trường đông dân và nhu cầu tiêudùng lớn Ngoài ra, việc hợp tác với Trung Quốc cũng có thé tạo ra áp lực đối vớiLiên Xô lúc bấy giờ, bao gồm cả các thỏa thuận vũ khí Về phía Trung Quốc, TrungQuốc cũng nhận thấy lợi ích khi làm bạn với kẻ thù cũ, trong đó việc hợp tác với

Mỹ cũng sẽ đem lại nguồn hy vọng cho sự tăng trưởng kinh tế và những công nghệhiện đại từ Mỹ cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho Trung Quốc trong tương lai Ngoài ra,thời điểm đó, Trung Quốc cũng đang tìm kiếm đồng minh Do đó, ngày 01/01/1979,

Mỹ đã chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và cắt đứt quan

hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân quốc Tuy nhiên Mỹ vẫn duy trì mối quan hệ

ngoại giao không chính thức với Đài Loan thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan từ

đó đến nay Đạo luật Quan hệ Đài Loan không chỉ thiết lập lại mối quan hệ songphương giữa Mỹ và Đài Loan, mà còn là điểm khởi đầu dé Mỹ sử dụng “con bàiĐài Loan” định hình và chi phối mối quan hệ với Trung Quốc

Năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan đắc cử Mặc dù có thiện cảm đối vớiĐài Loan nhưng Ngoại trưởng đầu tiên của ông là Haig lại là học trò cũ của Ngoạitrưởng Mỹ Henry Kissinger, theo đuôi chính sách thân Trung Quốc, thúc đây ký kết

“Thông cáo chung 817” giữa Mỹ và Trung Quốc năm 1982, chấp thuận nguyên tắc

“Một Trung Quốc” và hạn chế các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan.Tuy nhiên, việc Tổng thống George H W bán máy bay F-16 và một số vũ khí mớicho Đài Loan đã cho thấy “Thông cáo chung 817” giữa Mỹ va Trung Quốc khôngthé thay thé “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với sựsụp đồ của Liên Xô vào năm 1991, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc thay đổi

38

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN