Lí do lựa chọn đề tài Nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Tổng thống Donald Trump giai đoạn 2017 - 2020 có giá trị rất lớn ở khía cạnh khoa học, giúp ta hiểu hơn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
La Quang Hưng
LUAN VAN THAC Si QUOC TE HOC
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
La Quang Hưng
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310601.01
LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Ngô Tuấn Thắng
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHAM LUẬN VĂN THAC SĨ
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Giáo viên hướng dẫn
thạc sĩ khoa học
GS.TS Hoàng Khắc Nam TS Ngô Tuấn Thắng
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Ngô Tuấn Thắng.
Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trìnhnghiên cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận vănnày là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Ha Noi, ngày tháng năm 2021
HỌC VIÊN
La Quang Hưng
Trang 4DANH MỤC TU VIET TAT
Viết tắt Tiếng Việt
BRI Sáng kiến “Vành dai, Con đường”
CELAC Cộng đông các nước Mỹ Latinh và Caribe
EU Liên minh châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IMF Quy Tién té Quéc té
INF Hiệp ước lực lượng hạt nhân tâm trung
IS Nhà nước H6i giáo
OAS Tổ chức các quốc gia châu Mỹ
OPEC Tổ chức các nước Xuất khâu Dau mỏ
PDVSA Tập đoàn Dâu khí quôc gia Venezuela
LHQ Lién hop quéc
NATO Liên minh quân sự Bac Dai Tay Dương
SOUTHCOM | Bộ Tư lệnh Miễn nam Mỹ
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tô chức Y tế Thê giới
WTO Tổ chức Thương mại Thê giới
Trang 5AY COR 5) 0 5 5
1 Lí do lựa chọn đề tài -ccc c2 22211111111 55555511 ưg 5 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đỀ c c2 S122 22s ceg 6 3 Mục tiêu nghiên cứỨu - c2 Sàn 16 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
5 Phương pháp nghiên cứu -.-. - << 17 6 Cau trúc/bỗ cục của luận văn ‹ cccccc c2 c s2 18 Chương 1 CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐÓI VỚI VENEZUELA (2017 - 2020) - c2 222 21111 xxx se 20 1.1 Nhân tố khách quan ¿2-22 ©+£+++2+++E++EE++Exerx+zrxrrxerrxerred 20 1.1.1 Boi cảnh thé giới, khu vực Mỹ Latinh 2Ö 1.1.2 Sự cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực Mỹ Latinh (Trung Quốc, Liên bang N§4) ses vee cà esses ses sọ nh kh Hee se seereeoree 24 1.2 Nhân tố chủ quan - 2 2+s+2E+EE+EE+E22EE2EEEEEEEEEEEErEerkerrkrrkrred 27 1.2.1 Quan hệ Mỹ - Venezuela trước năm 2017 27
1.2.2 Tình hình nước Mỹ và lợi ích cua Mỹ tại Venezuela 34
1.2.3 Tình hình Venezuela và chính sách đối ngoại của Venezuela đổi với MỹP cá cà Sàn cà SE SH KH KH HH kh se tre sreeeersecorcoe Tiểu kết chương 2 2 SE +E£SE£SE££EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrred 36 Chương 2 NỘI DUNG VÀ VIỆC TRIEN KHAI CHÍNH SÁCH CUA MỸ VỚI VENEZUELA (2017 - 2020) - 38
2.1 Mục tiêu của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh và Venezuela 38
2.2 Về triển khai chính sách của Mỹ với Venezuela - 40
2.2.1 Trên lĩnh vực chính tri, ngoại giqO 40 2.2.2 Trên lĩnh vực kinh tẾ cae c.- ste see estes se sec 44 2.2.3 Trên lĩnh vực quốc phòng - an nÌnh - - 2Ö
Trang 62.3 Đặc điểm trong chính sách của Mỹ với Venezuela 53
Tiểu kết chương 2 - 2 2S SsSE 2E 2EEE1E7111211211 11111111111 te 55
Chương 3 MOT SO NHAN XÉT VE CHÍNH SÁCH CUA MỸ VỚI
VENEZUELA (2017 - 2020) Ă cà 56
3.1 Tác động từ chính sách của Mỹ với Venezuela - ««- 56
3.1.1 Đối với mỗi HHÓC cà cà tee cớ sẽ vớ se và tớ se vs se cày 56
3.1.2 Đối với khu vực Mỹ Latinh và các nước lớn (Nga, Trung Quốc) 583.1.3 DOi 0 Ì diiiiii4-3.2 Dự báo chính sách của Mỹ đối với Venezuela trong thời gian tới 68
3.2.1 Kịch bản Ï cà cà se kê eee se se xe sec sec cv — 09 3.2.2 Kịch bản 2 cà cà ke se kh se set xe cay xe ceccee— 09
3.2.3 Kịch bản ở cee cà cà kh cee he Kê khe nh xe seo 10
Tiểu kết chương 3 2 222 SS SE EEEEEE 211211271 27171 7121.211 tre 71 KET LUẬN c0 n HT TH TT TT nh ve 72 TÀI LIEU THAM KHẢÁO -.c c2 2222222111111 reereg 75
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Tổng thống Donald Trump giai đoạn 2017 - 2020 có giá trị rất lớn ở khía cạnh khoa học, giúp ta hiểu hơn về quan hệ giữa hai nước, cũng như chính sách
điển hình của Mỹ trong xử lý quan hệ với một nước nhỏ có quan điểm thùđịch Tại khu vực Mỹ Latinh, Mỹ luôn coi Venezuela là quốc gia cần phảiquan tâm đặc biệt Sự quan tâm này xuất phát từ cạnh tranh chiến lượcgiữa Mỹ với Trung Quốc và Nga nhằm tranh giành ảnh hưởng ở khu vực,
trong đó có Venezuela Bên cạnh đó, bản thân Mỹ cũng có những bất đồng không thé dung hòa được với Chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro Về chính trị, Mỹ không chấp nhận tư tưởng cách mạng Bolivar mang màu sắc “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” ở một số nước khu vực Mỹ Latinh, trong đó Venezuela là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực
này Mỹ không bao giờ chấp nhận dé “một Cuba thứ hai” được phép xuấthiện ở khu vực vốn được coi là “sân sau” của My Ở góc độ kinh té, Mymuốn chi phối kinh tế Venezuela thông qua kiểm soát hoàn toàn nguôn tàinguyên dầu mỏ và khí đốt của quốc gia này, nhưng lại vấp phải sự phảnkháng kiên cường của Chính quyền Tổng thống Maduro với sự hậu thuẫncủa Nga và Trung Quốc Trong khi đó về quân sự, Mỹ không chấp nhận
sự hợp tác quân sự giữa Venezuela với các đối thủ của Mỹ, đặc biệt là Nga Điều này càng được thê hiện rõ nét hơn khi ông Donald Trump trở
thành Tổng thống Mỹ Tổng thống Donald Trump áp đặt hàng loạt các
biện pháp bao vây, cam vận và trừng phạt kinh tế Venezuela nhằm biến
nước này chìm sâu vào khủng hoảng cả về kinh tê lân chính trỊ, từng bước
Trang 8âm mưu xây dựng kế hoạch lật đồ Chính quyền Tổng thống Maduro nhằmxây dựng một chính quyền mới thân Mỹ.
Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thoi Tổng thống Donald Trump, ta có thé hiểu rõ thêm về
thực tế triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ Đó là các nước lớn luôn có
các “công cụ sức mạnh” để tác động đến các nước nhỏ, cũng như quyết
định sự vận động, phát triển cục diện thế giới Chính vì vậy, chính sách của
Mỹ (một nước lớn) đối với Venezuela (một nước nhỏ) sẽ giúp ta hiểu sâuhơn về những cách thức, bước đi, lộ trình của Mỹ trong triển khai chínhsách đối ngoại với các nước nhỏ Thông qua đó ta có thé nghiên cứu, đánhgiá, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn đối với Việt Nam, từ đó ap
dung những nội dung, van dé sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của chúng ta, nhất là trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam từng nhiều lần phải
giải quyết những mâu thuẫn với những nước lớn, nhất là với Trung Quốc
Từ những lí do trên học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Chínhsách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Tổng thống Donald Trump(2017 - 2020)” đề làm đề tài luận văn cao học thạc sĩ chuyên ngànhQuan hệ Quốc tế
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềChính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Tổng thống DonaldTrump (2017 - 2020) là chủ dé còn khá mới mẻ Hiện có khá nhiều tài liệu,
cả trong và ngoài nước, đề cập đến mối quan hệ Mỹ - Venezuela từ những
khía cạnh va quan điểm khác nhau Trong đó, các nguồn tài liệu được tậptrung vào 2 nội dung là: (1) Nhóm nghiên cứu về chính sách đối ngoại củaMy; (2) Nhóm nghiên cứu chính sách và quan hệ đối ngoại của Mỹ với
Venezuela.
Trang 92.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoàiĐối với nhóm nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ có những
bài viết như bài viết của tác giả Dan Negrea, học giả cao cấp tại Hội đồng Atlantic, từng giữ các vị trí cao cấp tại Vụ kinh tế và Bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump Bài viết được đăng trên tờ National Interest năm 2021 với tiêu đề
“President Trump has done more for America’s alliances than President
Joe Biden” (Tổng thong Donal đã lam nhiễu hơn cho các liên minh của Mỹ
so với Tổng thống Joe Biden) Bài viết đã lột tả được chính sách của Mỹdưới thời Tổng thống Donald Trump mang lại nhiều lợi ích cho các đồngminh, đối tác của Mỹ Tác giả đã phác thảo khá chi tiết về mối quan hệgiữa Mỹ với một số đối tác đồng minh quan trọng Ở khu vực châu Á, Mỹ
có mối quan hệ tuyệt vời với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia; ở châu Mỹ Latinh, Mỹ có mối quan hệ tốt với hai nước lớn là
Mexico và Brazil Ở châu Âu, mặc dù Tổng thống Trump có sự khắt khe
đối với đồng minh Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) khiyêu cầu các nước trong Khối phải tăng ngân sách quốc phòng, nhưng bù lạisức mạnh quân sự của khối NATO được nâng lên Đáng chú ý, bài viết đãchỉ ra dưới thoi Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã vạch ra được rất nhiềunhững việc cần phải làm để ngăn chặn, kiềm chế một Trung Quốc đangmuốn thay Mỹ bá chủ thế giới Tuy nhiên, bài viết lại không có nhiều phântích, nhận định, đánh giá về chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh,nhất là đối với các nước đi ngược với lợi ích cua Mỹ như Cuba, Venezuela
Bên cạnh đó còn có bài viết của tác giả Mara Oliva, được đăng tải trên
trang web http://theconversation.com năm 2020: “The foreign policylegacy that Donald Trump leaves Joe Biden” (Di san doi ngoai ma DonaldTrump dé lại cho Joe Biden) Đối voi bài viết này, điểm mạnh là tác giả đã
Trang 10nêu một số vấn đề nỗi bật về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Trump
và những gì ông Trump để lại cho thời Tổng thống Joe Biden Mở đầu bài
viết, tác giả nêu lại những cam kết, lời hứa của ông Donald Trump đối với người dân Mỹ rằng ông sẽ: “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” bằng cách theo đuôi chính sách đối ngoại Nước Mỹ trên hết với tư cách là tổng thống.
Ông đưa ra lời cam kết trên khi nhận thấy trật tự tự do quốc tế do Hoa Kỳtạo ra vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai không còn đúng như ý định của
Mỹ Những cam kết dẫn tới tốn kém của Mỹ ở nước ngoài đã khiến đấtnước kiệt quệ và căng thăng quá mức Các đồng minh châu Âu được miễnphí trước sự hào phóng của Mỹ; các hiệp định thương mại không còn lànhmạnh, trong khi toàn cầu hóa đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ Khi Chính quyền của Trump gần kết thúc, ông đã chỉ ra một sự thật mà cả
hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều từ chối thừa nhận Đó là Mỹ không còn
có thé duy trì chính sách thống trị toàn cầu mà vẫn duy trì sự ôn định kinh
tế trong nước; và đây cũng chính là di sản chính sách đối ngoại khiến người
kế nhiệm Joe Biden khó khăn trong việc khôi phục vị thế của nước Mỹ.Ngoài ra, trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump cũng rút lui hoặc bãi bỏnhiều chính sách của người tiền nhiệm Obama, rút khỏi các thé chế, hiệpước quốc tế, đồng thời làm suy yếu các liên minh lịch sử Ngoài ra, tác giả
cũng đề cập đến quan hệ Mỹ - Trung, đồng thời cho rằng, trong tất cả
những thất bại về chính sách đối ngoại của Trump, thì chính sách về Trung
Quốc của ông có lẽ là rõ nhất Quan hệ Mỹ - Trung thực sự tồi tệ hơn nhiều
so với thời điểm ông Trump nhậm chức Điển hình là việc rút khỏi Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vào đầu tháng 01/2017 đã tạo ra mộtkhoảng trống quyền lực ở châu Á mà Trung Quốc rất vui khi được lấp đầyvào đó Điều này đã tạo ra sự không chắc chắn về vai trò của Mỹ với tưcách là người đảm bảo an ninh cho các đông minh của mình Cái gọi là
Trang 11chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã gây ra nhiều thiệt hại cho nềnkinh tế Mỹ, trong khi Trung Quốc vẫn gia tăng các hoạt động quân sự ởBiển Đông Tuy nhiên, bài viết của tác giả không đề cập đến chính sách
của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
Ngoài ra, còn có bài viết của giáo sư Mel Gurtor danh dự về khoa họcchính trị tại Đại học Bang Porland, được đăng tải trên trang web
http://rowman.com tháng 8 năm 2020: “Foreign Policy under DonaldTrump” (Chính sách đối ngoại dưới thời Donald Trump) Tác giả đã phantích toàn diện về chính sách trong nước và những hậu quả quốc tế do nhữngchính sách đối ngoại của Trump, trong đó trọng tâm là chính sách đối ngoạicủa Mỹ đối với Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Trung Đông Đáng chú ý,tác giả đã chỉ ra, Trump là một nhà dân túy và phi tự do, đưa ra những quan
điểm, chính sách dựa trên các hoạt động kinh doanh, nỗi ám ảnh về chiến thắng, nâng cao cái tôi, lòng trung thành hơn là chuyên môn và ưa thích các mối đe dọa hơn là ngoại giao Hạn chế của bài viết này, đó là không đề cập
đến chính sách của Mỹ đối với khu vực “sân sau” của mình
Đối với nhóm nghiên cứu chính sách và quan hệ đối ngoại của Mỹ vớiVenezuela, có bài viết của tác giả James Petra, được đăng tải trên trangweb voltairenetwork.org năm 2013: “US - Venezuela Relation: A case study of Imperialism and Anti-Imperialism” (Quan hệ Mỹ - Venezuela: Mot
vi dụ điển hình cho mối quan hệ của Chi nghĩa Dé quốc và chống Chủ nghĩa Dé quốc) Thế mạnh của bài viết nằm ở chỗ, tác giả đã tập trung phân tích và làm nồi bật được mục đích chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Venezuela Tất cả những chính sách, hành động của Mỹ
đều thé hiện rõ ràng mục đích của một nước đề quốc, tìm đủ mọi cách dé
lật đồ chính quyền của quốc gia chống đối mình, nhưng lại luôn muốn duytrì quan hệ đối tác kinh tế với họ Tuy nhiên, bài viết lại chưa cung cấp đến
Trang 12độc giả một bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ phức tạp này trên nhiều
gia châu Mỹ/OAS), hỗ trợ cho các cuộc đàm phán giữa Chính phủ và phe
đối lập thì Chính quyền Donald Trump đơn phương sử dụng các biện pháp
cứng rắn nhằm vào Venezuela, đồng thời hỗ trợ phe đối lập lật dé Tổng thống Maduro Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến nguyên nhân dẫn đến
chính sách không thành công của cả hai Tổng thống tại Venezuela cho tớithời điểm bài viết hoàn thành là do đâu
Bên cạnh đó, còn có khá nhiều những tài liệu khác đề cập tới mối quan
hệ Mỹ-Venezuela, nhưng đều là những bài viết, những công trình nhỏ lẻ, rờirac như: “Venezuela: Political Conditions and US Policy”( Những ban báo
cáo về tình hình chính tri Venezuela và chính sách của Mỹ doi với Venezuela) của Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2009, một tài liệu
phục vu cho các Nghị si Mỹ; “Drug control U.S Counternacoficscooperation with has declined” (Báo cáo về tình trạng hop tác chống buônlậu ma túy giữa Mỹ và Venezuela) của Văn phòng trách nhiệm Chính phủ
Mỹ (GAO) năm 2010 và một số thống kê về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế
10
Trang 13giữa hai nước trên các website chính thức của Chính phủ Mỹ như census.gov, state.gov và Whitehouse.gov.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nướcĐối với nhóm nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ có những
bài viết như của tác giả Minh Hải được đăng trên trang web http//cand.com.vn của báo Công an nhân dân ngày 09/01/2021 với tiêu đề:
“Chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ dưới thời ông DonadTrump” Tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về những
gì nước Mỹ đã làm được và chưa làm được dưới thời Tổng thống DonadTrump, trong đó về mặt đối ngoại, tác giả đã có nhận định như: Chính sáchcủa Chính quyền Trump khá phức tạp, có những khía cạnh gây tranh cãi,
nhưng cũng có khía cạnh được nhìn nhận một cách xác đáng Chính sách
“Nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã khiến cho người dân Mỹ tự hào và
thấy được giá tri của nước Mỹ, tuy nhiên, chính sách trên lại khiến đồng
minh châu Âu truyền thong ngày càng xa cách Mặc dù bai viết của tác giả
đề cập khá rộng chính sách của Mỹ đối với một số khu vực, đồng minh và
cả các đối thủ của Mỹ, nhưng lại không dé cập đến chính sách của Mỹ đốivới địa bàn Mỹ Latinh.
Bên cạnh đó, còn có bài viết của tác giả Trịnh Cường được đăng trên
trang web http//tapchicongsan.org.vn của báo Tạp chí Cộng sản ngày26/08/2020 với tiêu đề: “Sức mạnh mềm của Mỹ dưới thời Tổng thống
Donad Trump” Thế mạnh của bài viết là tác giả đã khái quát được sức
mạnh của Mỹ không chỉ ở sức mạnh cứng (sức mạnh quân sự), mà còn nằm
ở sự hấp dẫn và ảnh hưởng của văn hóa; các quan niệm về giá trị và chính
sách quốc gia, chính sách đối ngoại, năng lực chỉ đạo, mức độ ảnh hưởng
của dư luận quốc tế đối với hình ảnh quốc gia của Mỹ Theo đó, để chứngminh cho luận điêm trên, tác giả đã đưa ra những chỉ sô trên từng lĩnh vực
11
Trang 14như văn hóa, giáo dục và công nghệ Tất cả những lĩnh vực này, Mỹ đều làquốc gia chiếm thế thượng phong, được dư luận quốc tế đón nhận và thừanhận giá trị Bên cạnh đó, tác giả cũng chứng minh, dưới thời Tổng thongDonald Trump những giá trị trên đều bi suy giảm cả về hình ảnh lẫn vị thế
của nước Mỹ bị ảnh hưởng trên chính trường quốc tế Nguyên nhân chính
là do Chính quyền Trump đưa ra những chính sách trong quan hệ quốc tếchưa được khôn khéo như rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khíhậu, Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF') Điểm hạn chế của bàiviết này là tác giả chưa đề cập đến những tác động trở lại đối với chínhnước Mỹ do sử dụng sức mạnh mềm không đúng thời điểm của Chínhquyền Tổng thống Trump
Ngoài ra, còn có bài viết của tác giả Đinh Thanh Tú được đăng tải trên
trang web http://lyluanchinhtri.vn ngày 25/01/2018: “Nhận diện chính sách
đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump” Tác giả mở đầu bài viết bằng những trích dẫn về những tuyên bố của Tổng thống Trump:
Từ này về sau sẽ chỉ có nước Mỹ trước tiên, lợi ích nước Mỹ đặt lên hàngđầu Đây như một lợi khăng định về chính sách của nước Mỹ dưới thờiTrump sẽ đi theo xu hướng này Dé khang định những tuyên bố trên, Tổngthống Trump đã triển khai một loạt các biện pháp như tăng cường sử dụngsức mạnh cứng, củng cố quan hệ với các nước đồng minh, gia tăng ảnhhưởng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, định hình chính sách
“quan hệ nước lớn kiểu mới” Tuy nhiên, tác giả chưa nhận diện được chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh dưới thời Tổng thống
Donald Trump.
Đối với chủ đề nghiên cứu về chính sách và quan hệ đối ngoại của
Mỹ với Venezuela, đây là chủ đề còn khá mới mẻ mà cơ bản chỉ xoayquanh các chủ đề liên quan đến quan hệ giữa Mỹ với các nước Mỹ Latinh
12
Trang 15Đó là: “Chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh dưới thời Tổng
thống Donald Trump” của tác giả La Quang Hưng được đăng trên Tạp chí Quan hệ Quốc phòng số 44 năm 2018 Bài viết đã nêu rõ tầm quan trọng của khu vực Mỹ Latinh đối với Mỹ, trên cơ sở đó, Mỹ đã triển khai các
chính sách về chính trị, kinh tế và quân sự tại khu vực này Bên cạnh đó,
bài viết cũng đưa ra một số biện pháp mà Mỹ dự kiến sẽ triển khai tại khu
vực Mỹ Latinh trong thời gian tới Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu, cụ thê
về chính sách của Mỹ đối với từng nước, đặc biệt là Venezuela
Bên cạnh đó, có một số bài nghiên cứu khác tập trung vào quan hệ của
Mỹ với khu vực Mỹ Latinh nói chung như Luận văn Thạc sĩ thực hiện năm
2008: “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh từ sau chiến tranh Lạnh đến nay” của tác giả Nguyễn Khánh Vân, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trong nghiên cứu này, tác giả có đề
cập tới chính sách của Mỹ đối với Venezuela như là một điển hình cho
chính sách của Mỹ đối với các nước cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh Đây làbài viết trình bày khá công phu về chính sách của Mỹ ké từ sau chiến tranhLạnh Tuy nhiên, bài viết này cũng đề cập chưa sâu về chính sách của Mỹđối với từng nước ở khu vực Mỹ Latinh và cũng chưa theo kịp được nhữngbiến động của tình hình khu vực ở thời điểm hiện nay
Ngoài ra, còn có bài viết của hai tác giả Lê Viết Duyên được đăng tảitrên trang web http://tapchicongsan.org.vn ngày 20/07/2021: “Cách tiếpcận mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Venezuela dưới thờiChính quyền Tổng thống Joe Biden” Tác giả đã khái quát tình hình nước
Mỹ, cũng như bối cảnh tình hình thế giới, cạnh tranh toàn cầu hiện nay tácđộng như thé nào đến hoạch định chính sách của Chính quyền Joe Biden.Theo đó, với sở trường của đảng Dân chủ, biện pháp mà Chính quyền Joe
13
Trang 16Biden áp dụng trong thời gian tới đối với các quốc gia khác có thể là con
bài dân chủ nhân quyên, bạo loạn lật đồ để can thiệp sâu vào công việc nội
bộ của nước khác Ở khu vực Mỹ Latinh, Mỹ có thể sẽ ưu tiên sử dụng con bài này để can thiệp vào các quốc gia đi ngược lợi ích an quốc gia Mỹ như Cuba, Venezuela Tuy nhiên, ở bài viết này, tác giả chưa đi sâu phân tích
về các biện pháp, cách thức mà Chính quyền Joe Biden sẽ triển khai, áp
dụng đối với Venezuela trong thời gian tới
Bên cạnh 3 bài nghiên cứu trên còn có Luận văn Thạc sĩ thực hiệnnăm 2015: “Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay” của tác giảNguyễn Thu Nga, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, khoa Quốc tế học,trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.Đối với luận văn này, tác giả đã phân tích khá kỹ về các yếu tố tác độngđến mối quan hệ Mỹ-Venezuela, đồng thời trình bày khá rõ nét về thực
trang quan hệ giữa hai nước này từ năm 1998 đến 2015 Tuy nhiên, bài
nghiên cứu này, tác giả chưa nêu cụ thể những chính sách mà Mỹ ápdụng đối với Venezuela, cũng như dự báo về quan hệ Mỹ - Venezuelachưa được sâu.
2.3 Một số nhận xét
Có thể nói, thông qua những nguồn tài liệu thu thập được chứng tỏmối quan hệ Mỹ và Venezuela cũng được nhiều chuyên gia, học giả quantâm, vì chính sách đối ngoại và quan hệ của hai nước không chỉ ảnh hưởng
tới lợi ích quốc gia của mỗi nước mà còn phần nào ảnh hưởng tới cục diện khu vực và quốc tế Thông qua các công trình đó, luận văn đã tiếp thu được
những luận điểm chính như sau:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài
nước thường có bố cục chặt chẽ, khoa học Điều này rất hữu ích trong việc
giúp học viên xây dựng bô cục hoàn chỉnh của luận văn.
14
Trang 17Thứ hai, các công trình nghiên cứu qua các năm đã mang tới nhiều
cách nhìn nhận, so sánh, đánh gia và có các số liệu đáng tin cậy, làm nguồn tài liệu tham khảo quý báu, giúp cho luận văn tổng hợp, hệ thống hóa các thành quả nghiên cứu để giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu quan trọng
mà luận văn đã đề ra
Không thé phủ nhận rang, các công trình nghiên cứu ké trên đã giúphọc viên có một nền tảng kiến thức cơ bản, phong phú về chính sách đốingoại của Mỹ với Venezuela Tuy nhiên, bên cạnh những điều đã tiếp thuđược, học viên cũng nhận thấy còn một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, tại Việt Nam, ngoài một số luận văn thạc sĩ, cùng một số bàiviết đăng trên các tạp chí, website về từng lĩnh vực hợp tác song phương thìhiện nay, công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Venezueladưới thời Tổng thống Donald Trump (2017 - 2020) chưa được đề cập
nhiều Do đó, luận văn sẽ tập trung làm rõ mục tiêu chính sách, phân tích
sự thay đổi chính sách của Mỹ với Venezuela trên các lĩnh vực chính trị,kinh tế và quân sự
Thứ hai, các luận văn và bài nghiên cứu chỉ cơ bản dự báo được tìnhhình đến thời Tổng thống B Obama Trong khi đó, chính sách đối ngoạicủa Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ dưới thờiTổng thống Donald Trump Do đó, một số phân tích, dự báo của các côngtrình nghiên cứu này đã không còn phủ hợp với diễn biến tình hình ở thờiđiểm hiện tại
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu đến mối
quan hệ giữa Mỹ với Mỹ Latinh và Venezuela chứ chưa rút ra một số bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam, nhất là trong xử lý quan hệ với cả Mỹ vàVenezuela một cách phù hợp để đảm bảo lợi ích quốc gia trong quá trìnhhội nhập quốc tế
15
Trang 18Tóm lại, một công trình nghiên cứu hệ thống, đầy đủ và cập nhật về
chính sách của Mỹ đối với Venezuela vẫn rất cần thiết tại thời điểm hiện nay cả về khía cạnh khoa học và thực tiễn Nhằm khắc phục những tồn tại vừa tính bày, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu đã có,
những gợi ý và kết quả nghiên cứu của nhiều học giả đi trước, luận văn sẽ
kế thừa và tiếp tục nghiên cứu, cập nhật và rút ra những van đề mới một
cách cụ thê và hệ thống Tác giả luận văn hi vọng sẽ đóng góp thêm đượcmột nghiên cứu khách quan, hệ thống, khoa học và có giá trị thực tiễn vềchính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Tổng thống Donald Trump
3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Tổngthống Donald Trump (2017 - 2020) trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh
tế, quốc phòng - an ninh nhằm tìm hiểu chính sách của một nước lớn (Mỹ) đối với một nước nhỏ (Venezuela) có quan điểm thù địch, từ đó dự báo
chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nóiriêng trong thời gian tới, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với ViệtNam trong quan hệ với các nước lớn.
3.2 Mục tiêu cụ théThứ nhất: Phân tích, làm sáng tỏ những nhân tố chính tác độngđến chính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Tổng thống
Trang 19giới, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp đối với Việt Nam; dự
báo về triển vọng quan hệ Mỹ - Venezuela thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối twong nghiên cứu Chính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Tổng thống
Donald Trump (2017 - 2020).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sáchcủa Mỹ đối với Venezuela trên một số lĩnh vực chủ chốt như chính trị,ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh
Phạm vi về mặt thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2020 Tác giả lựachọn mốc thời gian 2017 - 2020 là giai đoạn trọn vẹn một nhiệm kỳ củaTổng thống Donald Trump Đồng thời, luận văn thuộc chuyên ngành quan
hệ quốc tế sẽ hoàn thành vào năm 2021, nên độ trễ về thời gian là cần thiết
dé có thê đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác hơn
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chính sách của Mỹ đối với Venezuela dudi thời Tổng thốngDonald Trump có liên quan đến các vấn đề song phương, khu vực và thếgiới, diễn ra trong một giai đoạn nhất định, nên các phương pháp nghiêncứu quan hệ quốc tế là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn
Các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế mà luận văn sử dụng như:phương pháp quan sát; phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp so
sánh; phương pháp phân tích, giải thích và phương pháp thống kê
Ngoài ra, luận văn cũng sẽ được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác, như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phươngpháp so sánh lịch sử, phương pháp hệ thống Phương pháp nghiên cứu
mô tả lịch sử, phương pháp lịch đại và đồng đại nhằm giúp tái hiện bức
17
Trang 20tranh toàn cảnh và quá trình phát triển của mối quan hệ Mỹ - Venezuela
qua các thời kỳ Phương pháp logic, so sánh lịch sử được sử dụng để lí
giải các hiện tượng diễn ra, phân tích nguyên nhân chi phối sự vận động
của tiến trình quan hệ, so sánh sự thay đổi về quy mô trong quan hệ Mỹ Venezuela Phương pháp hệ thống được sử dụng để đặt quan hệ Mỹ và Venezuela trong tương quan với bối cảnh thế giới, khu vực và trong quan
-hệ đối ngoại của mỗi nước nói riêng Qua đó, những nhân tố chi phối tớichính sách, quan hệ đối ngoại của hai nước cũng được làm rỡ
Có thể thấy, do tính chất liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội nóichung và nghiên cứu quan hệ quốc tế nói riêng, nên những phương phápnghiên cứu kế trên sẽ được kết hợp và vận dụng trong luận văn một cáchlinh hoạt Việc kết hợp những phương pháp nghiên cứu sẽ giúp tác giả xem
xét chính sách của Mỹ với Venezuela trong một cấu trúc hoàn chỉnh gồm nhiều nhân tố tác động qua lại, vận động theo trục thời gian với nhiều biến động của bối cảnh toàn cầu, khu vực Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhận biết
được nguyên nhân của các sự kiện, tính chất và đặc điểm, tác động từ chínhsách của Mỹ đối với Venezuela
6 Cấu trúc/bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kếtcầu thành ba chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1 Cơ sở hoạch định chính sách của Mỹ đối với Venezuela
(2017 - 2020)
Chương này cơ bản khái quát bối cảnh tình hình thế giới và khu vực
Mỹ Latinh, trong đó có sự cạnh tranh giữa Nga, Trung Quốc với Mỹ tại khu
vực này Ngoài ra, chương 1 còn đề cập tới quan hệ giữa Mỹ và Venezuela
trước thời Tổng thống Donald Trump cầm quyền dé từ đó thay được vai trò,
vị trí chiên lược và tâm quan trọng của Venezuela với Mỹ.
18
Trang 21Chương 2 Nội dung và việc triển khai chính sách của Mỹ với
Venezuela (2017 - 2020)
Đây là chương trọng tâm của đề tài Chương 2 đề cập đến mục tiêu của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, trong đó nhấn mạnh mục tiêu cụ thé đối với Venezuela Trên cơ sở đó, Mỹ đề ra những chính sách trên một số lĩnh vực đối với Venezuela Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ ưu
tiên các biện pháp trừng phạt rain đe, bao vây cấm vận kinh tế, kết hợp vớiphe đối lập tại Venezuela âm mưu lật đỗ Tổng thống Nicolas Maduro Quanghiên cứu các chính sách của Mỹ rút ra những đặc điểm chính mà Chínhquyền Trump đã áp dụng đối với Venezuela
Chương 3 Một số nhận xét về chính sách của Mỹ với Venezuela (2017
- 2020)
Trên cơ sở các nội dung đã được trình bày ở các chương trước,
chương thứ ba có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá chính sách của Mỹ với
Venezuela (2017 - 2020) Chương này chỉ ra những tác động từ chính sách
của Mỹ đối với Venezuela đến mỗi nước, khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam.
Từ đó, tác giả đưa ra dự báo về chính sách của Mỹ với Venezuela trongthời gian tới thông qua các kịch bản có thé xảy ra
19
Trang 22Chương 1 CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CUA MỸ DOI VỚI
VENEZUELA (2017 - 2020)
1.1 Nhân tố khách quan 1.1.1 Boi cảnh thé giới, khu vực Mỹ Latinh
Tình hình trật tự thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI diễn biếnphức tạp, khó đoán định Đó là thời kỳ của chiến tranh và xung đột bùng
phát với tần suất cao, sự thăng trầm của các cường quốc hàng đầu dẫn tới
quá trình tái cấu trúc trật tự thé giới; thời kỳ mà các hiệp ước không lâu
bền, các cường quốc thương thảo với những đồng minh tạm thời Trật tự dựa trên các định chế đa phương không còn nữa Mặc dù không có sự đồng
ý của LHQ, nhưng Phương Tây vẫn tiến hành cuộc chiến Kosovo (1999) vàIraq (2003), Nga xâm lẫn Gruzia (2008) và Ukraina (2014) Mỹ lợi dụngviệc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tan công Tòa Tháp đôi của Mỹ dé phátđộng cuộc chiến tranh ở Afganistan (2001) Trung Quốc bất chấp phánquyết của trọng tài La Haye (2016) để quân sự hóa Hoàng Sa, Trường Sa(2017), và mới nhất là vi phạm hiệp ước về quy chế tự trị của Hồng Công.LHQ dan bị tê liệt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mất uy tín, Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) ngày càng mất vai trò chỉ đạo Trong bối
cảnh đó, Mỹ, Trung Quốc và Nga vẫn nổi lên là 3 nhân tố chính, chủ đạo
tác động sâu rộng đến tình hình thế giới và khu vực Cụ thể:
Sau khi Liên Xô sụp đồ (1991), Mỹ coi minh là người chiến thắng
trong Chiến tranh Lạnh và có nhiều hành động quyết liệt trên khắp thế giới
Vì không còn yếu tố kiềm chế của hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xôđứng đầu, Mỹ đơn phương phát động nhiều cuộc chiến tranh và xung đột
Mở đầu thế kỷ XXI, không cần điều tra xác minh kẻ nào là thủ phạm thựchiện vụ tấn công Tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại quốc tế ở New
20
Trang 23York (11/09/2001), Tổng thống Mỹ George W Bush phát động cuộc chiến
tranh toàn cầu chống khủng bố ở Afghanistan kéo dài gần 20 năm Tiếp đến, Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq - một cuộc chiến không chỉ bị Nga và Trung Quốc mà ca các đồng minh của Mỹ trong NATO là Pháp va Đức phản đối Năm 2011, Mỹ đứng đầu NATO kích động các biến động
chính trị mang tên “Mùa Xuân Arab” ở Trung Đông - Bắc Phi, dẫn tới cuộcchiến tranh xâm lược Libya dé tiêu diệt nha lãnh dao Muammar Gaddafi
“Mùa Xuân Arab” còn dẫn tới cuộc chiến tranh Syria kéo đài tới nay chưathé kết thúc do sự cạnh tranh địa - chính tri giữa Mỹ và NATO với Nga,Th6é Nhĩ Kỳ, Iran và Israel “Mùa Xuân Arab” còn dẫn tới cuộc chiến tranh
ở Mali (2012) va chién tranh Yemen (2015) Nam 2020, canh tranh dia chính trị còn dẫn tới chiến tranh giữa Azerbaijan va Armenia liên quan tới
-tranh chấp ở Nagorno - Karabakh.
Chuỗi dài các cuộc chiến tranh từ Afghanistan tới Trung Đông khiến
Mỹ phải tiêu tốn gần 6.000 tỷ USD [Phạm Nghĩa, 2021, tr 2 - 4] Đây là một
trong những nguyên nhân đưa Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng hệ thống, cảđối nội và đối ngoại Về đối nội, cuộc khủng hoảng năm 2008 là cuộc khủnghoảng lần thứ hai của mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính dựa trên cơ sở vịthế độc tôn của đồng đô la Mỹ (USD) trong nên kinh tế toàn cầu được bảođảm bằng dầu mỏ, tiếp theo cuộc khủng hoảng lần thứ nhất vào đầu nhữngnăm 1970 Sau khi lên cam quyền vào năm 2017, Tổng thống Donald Trump
quay trở lại con đường của chủ nghĩa tư bản công nghiệp để làm cho nước
Mỹ “vĩ đại trở lại” và trở thành cường quốc công nghiệp số 1 thế giới trongđiều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 Năm 2020, ông Joe Biden đã giành
chiến thắng trước ông Donald Trump và trở thành Tổng thống Để thay thé
trật tự thé giới đơn cực dang sụp đồ, Tổng thống đắc ctr Joe Biden chutrương sẽ tô chức Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ toàn cầu vào năm 2021
21
Trang 24dé tập hợp tat cả các quốc gia dân chủ trên toàn thế giới đưới ngọn cờ của
Mỹ dé chống lại chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa dân tộc và thiết lập trật tự
thế giới mới.
và Trung Quốc, ké từ năm 2008, tận dụng những sai lầm chiến lược
của giới cam quyền Mỹ cả trong chính sách đối nội và đối ngoại, Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một hiện tượng hiếm có trong lịch sử
kinh tế - chính trị thế giới Từ một quốc gia đang phát triển ở mức thấp,Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau
Mỹ Trung Quốc coi cuộc khủng hoảng ở Mỹ năm 2008 là dấu hiệu chấmdứt vị thế siêu cường duy nhất của Hoa Kỳ và là cơ hội lịch sử của TrungQuốc Chính vì thế, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Câm Đào đã từ chối đề nghị
của Tổng thống Obama hình thành Nhóm G2 để quản trị thế giới Với
chương trình “Made in China 2025” và Sáng kiến “Vành đai và Con
đường” mà Trung Quốc theo đuôi, quốc gia này sẽ xây dựng trật tự thế giới mới do Trung Quốc dẫn dắt.
Đối với Nga, qua hơn hai thập kỷ cầm quyền ké từ năm 2000, trongđiều kiện bị bao vây và cắm vận, Tổng thống Putin đã đưa nước Nga thoátkhỏi cuộc khủng hoảng toàn diện Nước Nga đã hồi sinh và trở thànhcường quốc mới có ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới Về kinh tế, Nga
đã xác định rõ con đường phát triển theo mô hình kinh tế thị trường, năm
2020, GDP của Nga được xếp vị trí thứ 11 thế giới [Thanh Thế, 2021, tr.1
-2] Về quân sự, Nga hoàn thành cải cách quân đội, tái lập thế cân băng
chiến lược với Mỹ băng nhiều loại vũ khí độc nhất vô nhị có khả năng đáp
trả bất kỳ hành động xâm lược nào theo mọi phương thức.
Theo các chuyên gia, sự thăng trầm của các cường quốc hàng đầu
đang dẫn tới quá trình tái cấu trúc trật tự thế giới Theo đó, trật tự thế giớiđơn cực đứng trước nguy cơ sụp đồ và hình thành trật tự thế giới đa cực, đa
22
Trang 25trung tâm Đứng trước nguy cơ đó, Mỹ ra sức ngăn chặn sự sụp đồ trật tự thế giới đơn cực do họ kiểm soát; Trung Quốc toan tính xây dựng trật tự
thế giới “cùng chung vận mệnh” mà thực chất là xây dựng trật tự thế giới
“theo sự đồng thuận Bắc Kinh”; Nga không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo và đấu tranh để được các cường quốc công nhận là
thành viên bình dang trong cục diện chính trị toàn cầu Còn Liên minh châu
Âu (EU) vẫn chưa sẵn sàng đóng vai trò mới trong kỷ nguyên cạnh tranhquyền lực giữa các cường quốc mà chỉ đang thực hiện những bước đi đầutiên nhằm thoát khỏi chiếc 6 an ninh của Mỹ [ Lê Thế Mẫu, 2021, tr 1 - 3]
Tình hình Mỹ Latinh có nhiều diễn biến phức tạp Sau quãng thờigian “sóng yên bể lặng” trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia ở khu
vực Mỹ Latinh, quan hệ giữa Mỹ với một số nước trong khu vực xấu đinhanh chóng Đó là thời kỳ phong trào cánh tả Mỹ Latinh có xu hướng nở
rộ dưới sự dẫn dắt của hai người “anh cả” ở khu vực là Cuba và
Venezuela (tại Cuba là Chủ tịch Fidel Castro, trong khi đó ở Venezuela làTổng thống Hugo Chavez) Thời kỳ này chứng kiến một loạt các nước đitheo cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh ra đời và phát triển mạnh nhưNicaragua, Argentina, Brazil Chính điều này đã khiến Mỹ lo ngại về sựbất ôn đối với khu vực địa bàn “sân sau” của mình Tại Venezuela, dưới
sự điều hành của Tổng thống Hugo Chavez, chủ trương, chính sách củaVenezuela đều mang tính đối lập so với chính sách của những đời Tổng
thống Venezuela trước đó và xung đột với lợi ích của Mỹ Chính vi điều
đó, mà phía Mỹ luôn đặt mục tiêu xóa bỏ các nước cánh tả ở khu vực déthành lập lên chính phủ mới thân Mỹ, tập trung nguồn lực thực hiện các
mục tiêu chiến lược ở các địa bàn trọng yếu trên thế gidi.
Sau thời kỳ hoàng kim của hang loạt nước đi theo đường lối cánh tả,cho đến năm 2020, phòng trào cánh tả tại khu vực Mỹ Latinh có xu hướng
23
Trang 26thoái trào bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyễn nhân cốt lõi
nhất là do công tác điều hành, quan lý yếu kém của các chính phủ cánh tả, dẫn đến niềm tin của người dân suy giảm Các nước đầu tàu đại diện cho
phe cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh như Cuba, Venezuela, Nicaragua liên tụcgặp khó khăn về kinh tế bởi các biện pháp bao vây, trừng phạt kinh tế củaMỹ/phương Tây và tác động của đại dịch Covid-19 Cac nước cánh hữu ởkhu vực dan lấy lại vị thế và đưa đất nước phát triển trở lại Do đó, Mỹ đãtận dụng cơ hội, triển khai các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu xóa bỏphong trào cánh tả ở khu vực Đến thời kỳ Tổng thống Joe Biden, mặc dùchính sách đối ngoại của Mỹ van là ưu tiên khu vực An Độ Dương - TháiBình Dương nhằm ngăn chặn, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng
Mỹ vẫn quan tâm đến địa bàn Mỹ Latinh khi có cơ hội dé lật đỗ các đảng
cánh tả ở khu vực, nhất là tại Cuba và Venezuela.
1.1.2 Sự cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực Mỹ Latinh(Trung Quốc, Liên bang Nga)
Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng là “điểm đến đây hứahen” của các nước lớn: Với vị trí địa - chính trị, kinh tế quan trọng, MỹLatinh vốn được coi là “sân sau” của Mỹ, nhưng giờ đây đã không còn làlãnh địa riêng của Mỹ mà đã thành điểm địa bàn quan trọng trong chính
sách đối ngoại của các nước lớn khác như Trung Quốc, Nga Điều này thê
hiện rõ nét là chỉ trong vòng một tháng (7.2014), các nhà lãnh đạo 2 nước
lớn gồm Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dồn dập đến thăm Mỹ Latinh, mang theo nhiều hợp đồng, cam kết với các nước
trong khu vực.
Với Trung Quốc: Trong chuyến công du Mỹ Latinh kéo dài 10 ngày
(17-26/07/2014) của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã ký 56 thỏa
thuận hợp tác với Brazil, 20 thỏa thuận với Argentina, 38 thỏa thuận với
24
Trang 27Venezuela và 29 thỏa thuận với Cuba [Mộc Thạch, 2015, tr 4], thuộc các
[ĩnh vực năng lượng, dầu khí, thương mại, tài chính, ngân hàng, hạ tầng,công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, khai khoáng, quốc
phòng, viễn thông, y tế, văn hóa và giáo dục Trong chuyến thăm này, Trung Quốc quyết định thành lập quỹ đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Mỹ Latinh với tri giá 20 tỷ USD [ Mộc Thạch, 2015, tr 4] Hiện tổng kim ngạch
thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh đang tăng nhanh, từ 13 tỷ USDnăm 2000 lên mức 261 tỷ USD năm 2013 [Thông tấn xã việt Nam, 2014|,con số này đã đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 củakhu vực này Đối với Venezuela, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 790 dự án,
trong đó đã cho Venezuela vay các khoản tài chính không lồ Trong 10 năm
từ 2009-2019, Trung Quốc rót vào Venezuela khoảng 62 tỷ USD, chiếm 53% tong số tiền đầu tư của nước này vào khu vực Mỹ Latinh [Minh Hùng,
2019, tr 5] Ngoài ra, Trung Quốc vẫn đang cho Chính quyền Venezuela vay khoảng 25 tỷ USD và nhiều lần gia hạn các khoản nợ cho Chính quyền
Maduro Trung Quốc kỳ vọng Venezuela sẽ là điểm đầu tiên, là “cánh taynối đài” của Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) ở Mỹ Latinh Hợp tácgiữa hai bên còn góp phần giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng địa - chínhtrị ở khu vực Mỹ Latinh, vốn được cho là “sân sau” của Mỹ Như vậy, vớihơn 600 triệu dân và nguồn tài nguyên dồi dào, nền kinh tế tăng trưởngtương đối ôn định, Mỹ Latinh ngày càng thu hút sự quan tâm từ Trung
Quốc - nước đang khát nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa dé duy trì tốc độ phát triển kinh tế.
Với Nga: Trong chiến lược trỗi dậy trở thành cường quốc quân sự,
năng lượng và kinh té, Nga coi trọng khu vực My Latinh, trong đóVenezuela là một “mat xích” quan trọng trong quá trình phát triển đó củaNga Đặc biệt, năm 2020, khi cuộc khủng hoảng Ukraine chưa có dấu hiệu
25
Trang 28hạ nhiệt, quan hệ giữa Nga, Mỹ và EU có nhiều căng thắng thì Mỹ Latinhnói chung và Venezuela nói riêng lại càng trở nên quan trọng đối với Nga.
Nhằm phá thế cô lập kinh tế từ Mỹ và EU, đồng thời gia tăng ảnh hưởng lên các khu vực khác có giá tri địa - chính tri, cải thiện vi thế Liên bang Nga, Tổng thống Putin quyết tâm làm mới những mối quan hệ hợp
tác tại Mỹ Latinh Trong bài bình luận về sự kiện này đăng trên tờ TheGuardian, tác giả D Chenin cho rằng, Nga tới “sân sau” của Mỹ đểchứng tỏ sức mạnh to lớn cả về kinh tế lẫn chính trị Đồng thời, Ngamuốn gửi đi thông điệp, Nga là một cường quốc thế giới chứ không phảichỉ ở tầm khu vực
Chuyến công du của Tổng thống Putin tới Mỹ Latinh trong tháng
7.2014 không đơn thuần mang tính chính trị Trong chuyến công du này,nhà lãnh đạo Nga đã ký một loạt hợp đồng kinh tế và cam kết hợp tác với
các nước trong khu vực Đáng chú ý, trước việc Mỹ không muốn cho Nga đặt các trạm hệ thống định vị Glonass trên địa bàn “sân sau” của Mỹ, thì
với chuyến thăm lần này, Nga đã lên kế hoạch xây những cơ sở trên ởNicaragua Day sẽ là tiền đề dé trong tương lai, Không quân và Hải quân
Nga hiện diện tại Nicaragua.
Giai đoạn 2017 - 2019, Venezuela rơi vào khủng hoảng cả về kinh tếlẫn chính trị khi gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của phe đối lập do thủlĩnh phe đối lập Guaido lãnh đạo với sự hậu thuẫn của Mỹ/phương Tây Cóthời điểm tưởng chừng như Chính quyền của Tổng thống Maduro có nguy
cơ sụp đồ, nhưng với sự trợ giúp của Nga, Chính quyền Maduro đã từng bước vượt qua khó khăn, như tháng 6/2019, Nga đã điều 02 máy bay quân
sự và 100 binh sĩ tới Venezuela [Nguyên Hạnh, 2019, tr 4-5], nhưng thực chât là trở các cô vân, chuyên gia quân sự đên giúp Chính quyên Maduro
26
Trang 29giải quyết nguy cơ can thiệp quân sự từ bên ngoài Điều này đã khiến chomọi kế hoạch lật đồ Tổng thong Maduro của Mỹ sup dé.
1.2 Nhân tố chủ quan1.2.1 Quan hệ Mỹ - Venezuela trước năm 2017Giai đoạn trước khi Tổng thong Hugo Chavez cam quyên (thé kỷ
XIX - 1998)
Về chính trị, ngoại giao, trong suốt thế ky XIX, quan hệ Mỹ Venezuela diễn ra tương đối tốt đẹp, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của có Tổngthống Jose Antonio Paez (1830 - 1848 và 1861 - 1863) Trong giai đoạnnày, Mỹ còn là quốc gia “non trẻ” và chưa có vị thế lãnh đạo toàn cầu nhưsau này Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi cả hai nước
-bước sang một giai đoạn phát triển mới đã làm thay đổi bản chất quan hệ hai nước Mỹ trở thành cường quốc thế giới với tham vọng mở rộng thị
trường, khang định tam ảnh hưởng toàn cau, từ đó, chính sách qua các đời
Tổng thống Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh cũng bắt đầu thay đổi theo Mỹ
tăng cường can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela băng cả sứcmạnh ngoại giao, chính trị và kinh tế nhằm loại bỏ sự hiện diện của cácnước châu Âu và mở rộng ảnh hưởng của mình Đến đầu thế kỷ XX, Mỹ đãgần như thay thế hoàn toàn vai trò của châu Âu tại Mỹ Latinh và thực hiệnquyền bá chủ ngày càng tăng đối với Venezuela nói riêng và khu vực MỹLatinh nói chung Trong giai đoạn này, Venezuela có mối quan hệ chặt chẽ
với Mỹ nhờ sợi dây liên kết là dầu mỏ Venezuela là một trong những nước
có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, do đó, ngành công nghiệp dầu khí đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển quan hệ
Mỹ - Venezuela.
Về kinh tế, quan hệ kinh tế hai nước có nhiều thay đổi, từ quan hệthân thiết hỗ trợ nhau phát triển chuyển thành quan hệ phụ thuộc, khiến nền
27
Trang 30kinh tế Venezuela bị phân cực rõ nét Từ đầu thế kỷ XX, quan hệ kinh tế
Mỹ - Venezuela có sự gan bó tương đối mật thiết, theo đó, sự phát triển của hai nước đều song hành với nhau Ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela giúp nước này trở thành một trong những đối tác thương mại
lớn của Mỹ khi mà sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe cơ giới ở Mỹ
tăng cao và nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong đại bộ phận người dân Mỹ
cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ chưa phát triển ngànhcông nghiệp dầu đá phiến Lượng dầu xuất khâu của Venezuela chiếm từ 10
- 15% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ, đồng thời Mỹ cũng là nước nhập khâunhiều dầu nhất của Venezuela khi chiếm gần 50% lượng dầu xuất khẩu củanước này [Nguyễn Văn Toàn, 2020, tr 6-7] Điều này khiến nhiều tập đoàn
của Mỹ bắt đầu đầu tư, khai thác nguồn dầu mỏ dồi dào của Venezuela và dần dần đóng vai trò chi phối nền kinh tế Venezuela Như vậy, dưới hình thức rất “nhân đạo” là cho vay hoặc đầu tư nhằm hỗ trợ tài chính cho Venezuela, Mỹ đã biến quốc gia này trở thành nguồn cung dầu thô và thị
trường nhập khẩu hàng tiêu dùng lớn cho Mỹ ở khu vực Trong bối cảnh
đó, điều kiện sống của người dân Venezuela ngày một suy giảm, nền kinh
tế càng rơi vào tình trạng nợ nan chồng chat Tính đến đầu thé kỷ XXI, saugần 30 năm áp dụng mô hình kinh tế của Mỹ, kinh tế Venezuela rơi vàokhủng hoảng nghiêm trọng với tăng trưởng âm kéo dài liên tiếp trong hơn
12 năm Thêm vào đó, sự biến động của giá dau thé giới càng khiến kinh tế
Venezuela “điêu đứng” do đã bị các tập đoàn dầu mỏ của Mỹ thao túng.
Giai đoạn Tổng thong Hugo Chavez cam quyên (1998 - 2013)
Về chính trị, ngoại g1ao, quan hệ song phương Mỹ - Venezuela từ năm
1998 cho đến khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời có những diễn biến
phức tạp với mức độ căng thăng ngày càng gia tăng
28
Trang 31Năm 1998 là thời điểm “đặt dấu chấm hết” cho giai đoạn tạm gọi là
“sóng yên bề lặng” trong quan hệ Mỹ - Venezuela khi ông Hugo Chavez trởthành Tổng thống của Venezuela Chủ trương, chính sách của Chavez đềumang tính đối lập so với chính sách của những đời Tổng thống Venezuela
trước đó và xung đột với lợi ích của Mỹ Do đó, Chính quyền Bill Clinton luôn tìm cách lật đồ Tổng thống Chavez nhằm thiết lập một chính quyền mới
thân Mỹ Từ năm 2000, Mỹ tập hợp lại một số lực lượng chính trị thân Mỹcòn “ân nấp” trong Quốc hội Venezuela nhằm chống lại Chính quyềnChavez nhưng Tổng thống Chavez luôn đề cao cảnh giác trước ý đồ của Mỹ
Quan hệ Mỹ - Venezuela thực sự bước vào giai đoạn “sóng gid” saukhi Tổng thống George W Bush nam quyén vào năm 2001 bởi sự bất đồng
sâu sắc trong chính sách đối ngoại của hai nước Chính quyền Bush lo ngại rằng Tổng thống Chavez cố gang thúc day, phát triển cách mang Bolivar
nhằm tạo ra một lực lượng chính tri có tầm ảnh hưởng lớn, thách thức vai trò
của Mỹ trong khu vực Mỹ Latinh, đồng thời, Mỹ cáo buộc Chính phủ
Venezuela vi phạm dân chủ, nhân quyên, hỗ trợ khủng bố, là “mối dedọa” đối với các nước láng giềng và là “cản trở đối với sự tiễn bộ củakhu vực” Về phía Venezuela, Tổng thống Chavez không ngừng chỉ tríchChính quyền Bush khi cho rằng, hành động của Mỹ là hành động của “đếquốc điên rồ” và lên án gay gắt những biện pháp can thiệp của Mỹ vàocông việc nội bộ của Venezuela, cũng như nhiều nước khác Đến năm
2009, sau khi Tổng thống Obama cầm quyền, quan hệ song phương Mỹ Venezuela có dấu hiệu cải thiện hơn sau Hội nghị Thượng đỉnh OAS được tổ chức tại Trinidad và Tobago với sự tham dự của 34 quốc gia
-trong khu vực Trong sự kiện này, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp gỡ
và được giới báo chí mô tả là thân mật với Tổng thống Chavez Tuynhiên, Tổng thống Obama cho rằng, thật phi lý khi cho rằng một cái bắt
29
Trang 32tay hay một cuộc nói chuyện với ông Chavez lại gây nguy hiểm cho lợiích chiến lược của Mỹ [N guyén Hường, 2012, tr 2-3].
Ngày 07/10/2012, Tổng thống Chavez một lần nữa giành chiến thắng
trong cuộc bầu cử Tổng thống, tuy nhiên, nhiệm kỳ lần thứ tư liên tiếp này
chỉ kéo dài chưa đầy nửa năm do căn bệnh ung thư được phát hiện từ tháng 6/2011 của ông diễn biến ngày càng xấu Thậm chí, ông Chavez
còn không thể tổ chức lễ tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ mới vàtrong suốt thời gian kể từ sau cuộc bầu cử cho đến khi mat (05/03/2013),toàn bộ công việc điều hành đất nước đều do Ngoại trưởng NicolasMaduro - cánh tay phải của Tổng thống Chavez đảm nhiệm Sự ra đi củaTổng thống Chavez tiếp tục là nguyên nhân đây căng thăng hai nước gia
tăng Venezuela nghi ngờ rằng, Mỹ có liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư của Tổng thống Chavez va khang định nước này sẽ điều tra đến cùng
để tìm ra những bằng chứng xác thực
Về kinh tế, do căng thăng chính trị giữa hai nước gia tăng, đặc biệt
dưới thời Tổng thống Chavez cầm quyền khiến quan hệ thương mai Mỹ Venezuela, chủ yếu liên quan đến vấn đề dầu mỏ bị ảnh hưởng nghiêmtrọng, thê hiện trên các khía cạnh sau:
-Venezuela chủ trương đa dạng hóa đối tác thương mại trong lĩnh vựcdầu mỏ khiến Mỹ quan ngại ảnh hưởng đến vai trò, tiếng nói của mình
trong mối quan hệ chính trị với Venezuela Mặc dù quan hệ chính trị - an
ninh không tốt đẹp, nhưng Venezuela coi Mỹ là một trong những đối tác
xuất khẩu dầu thô hàng đầu Ngược lại, Mỹ cũng bị phụ thuộc vào nguồn dầu thô dồi dao từ Venezuela Trong giai đoạn 2001 - 2012, kim ngạch
thương mại hai chiều Mỹ - Venezuela đạt gần 436 tỷ USD, trong đó, xuấtkhâu từ Mỹ sang Venezuela đạt hơn 90,5 ty USD (chủ yếu là hàng nôngnghiệp và các thiết bị công nghiệp tự động) và xuất khâu từ Venezuela sang
30
Trang 33Mỹ đạt hơn 345 tỷ USD (hơn 50% là dầu thô), cho thấy sự phụ thuộc lẫnnhau trong quan hệ thương mai song phương trong giai đoạn này Với quan
điểm hạn chế tầm ảnh hưởng về kinh tế, Venezuela hướng đến chiến lược
đa dạng hóa đối tác thương mại, nhất là trong lĩnh vực năng lượng Cu thé, Venezuela vẫn cung cấp dầu thô cho thị trường Mỹ, song Chính quyền Chavez cũng nhắm đến việc mở rộng thị trường tiềm năng, điển hình như khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc Ngoài Trung Quốc, Venezuela
cũng hướng tới nhiều thị trường tiêu thụ lớn như Nga, An Độ, Nhật Ban
Có thé thấy, Tổng thống Chavez coi dầu khí là công cụ nhằm tái cau trúcchuỗi cung - cầu, chống lại các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ
Chủ trương quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí của Tổng thống Chavez “đụng chạm” trực tiếp đến lợi ích kinh tế của Mỹ nói chung và một
số tập đoàn năng lượng Mỹ nói riêng Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Chavez đã đưa ra một loạt các cải cách kinh tế nhằm “hướng lái” Venezuela theo con đường “Chu nghĩa xã hội thé kỷ XXI”, trong đó có chủ trương quốc
hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí, khi đó đang bị chi phối bởi các tập đoànnước ngoài, đặc biệt là ba tập đoàn lớn của Mỹ là Exxon Mobil,
ConocoPhilips và Chevron Chính sách này gây ra những thiệt hại lớn cho
các tập đoàn năng lượng Mỹ và trực tiếp đây mâu thuẫn chính trị, an ninh hai
nước tăng cao.
Về quốc phòng - an ninh, dưới thời Tổng thống Bush, Chính phủ Mỹ
nhiều lần cáo buộc Venezuela thiếu hợp tác chống buôn lậu ma túy, hỗ trợ hoạt động khủng bố và dang âm mưu “xuất khâu khủng bố” khi nước này quan hệ với các nước vốn bị Mỹ liệt vào “trục ma quỷ” bao gồm Tran, Iraq
và CHDCND Triều Tiên, cụ thé:
Trong hợp tác chống ma túy, Venezuela không phải là nước sản xuất
ma túy lớn nhưng lại là “tuyên đường” vận chuyên ma túy, cocain rat quan
31
Trang 34trọng từ Colombia sang Mỹ và vươn đến châu Âu Từ năm 2001 - 2005,Chính phủ hai nước hợp tác chặt chẽ trong việc chống buôn lậu các loại chất
kích thích Tuy nhiên, sự hợp tác này đã suy giảm vào nhiệm kỳ thứ hai củaTổng thống Bush do căng thắng cao độ trong quan hệ chính trị hai nước nói chung và giữa cá nhân Tổng thống Bush với Tổng thống Chavez nói riêng Tháng 8/2005, Venezuela từ chối hợp tác với Cơ quan Bài trừ Ma túy Mỹ
với lý do các nhân viên của cơ quan này đang theo dõi Venezuela mặc dùcác quan chức Mỹ khăng định, những cáo buộc này là “vô căn cứ” Năm
2007, Venezuela đã không gia hạn thị thực đối với các quan chức Mỹ đanglàm việc ở Venezuela khiến cho nỗ lực hợp tác trở nên khó khăn hơn Đáptrả những động thái trên, Mỹ cũng có một số hành động trừng phạtVenezuela, như: Ngày 12/9/2008, Mỹ đóng băng tài sản của hai quan chức
tình báo cấp cao của Venezuela và nguyên Bộ trưởng Nội địa Venezuela;
tháng 9/2011, Mỹ tiếp tục áp lệnh trừng phạt đối với bốn quan chức cấp cao
khác của Venezuela với cáo buộc hỗ trợ vũ khí và buôn lậu ma túy cho Lực
lượng Vũ trang Cách mạng Colombia Như vậy, hợp tác trong việc chốngbuôn lậu ma túy giữa Mỹ và Venezuela gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt tronggiai đoạn 2005 - 2014 Chính quyền Tổng thống Bush đã có tổng cộng 4 lần
và Chính quyền Tổng thống Obama có 6 lần đưa ra tuyên bố Venezuelakhông tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình về hợp tác kiểm soát ma túy theonhững thỏa thuận về hợp tác phòng, chống ma túy quốc tế
Giai đoạn Tổng thong Maduro cam quyền (2013 - đến nay)
Về chính trị, ngoại giao, sau khi Tổng thống Chavez qua đời, vàonăm 2013, Tổng thống Maduro được chọn là người nhận trọng trách tiếp
tục sự nghiệp Cách mạng Bolivar Tuy nhiên, Chính quyền Maduro liên
tục phải đối mặt với làn sóng biéu tình, chống đối trong nước Ban đầu,làn sóng này vôn chỉ là cuộc đâu tranh với quy mô nhỏ của sinh viên các
32
Trang 35địa phương với sự hỗ trợ của phe đối lập nhằm phản đối tình trạng mat an
ninh và giá sinh hoạt leo thang Sau đó, người biểu tình đã đòi Tổng thông
Maduro phải từ chức với những chỉ trích về việc Chính phủ không đảm bảo được an sinh - xã hội, không giải quyết được vấn dé thất nghiệp và
lạm phát tăng cao (có thời điểm tăng hơn 56%) Các cuộc biểu tình dưới
sự hỗ trợ của phe đối lập và lực lượng chống đối có sự hậu thuẫn tài chính
từ Mỹ đã trở thành một trong những van đề gây bất 6n xã hội nghiêmtrọng tại Venezuela trong thời gian dài Trong bối cảnh đó, quan hệ Mỹ -Venezuela tiếp tục có nhiều diễn biến căng thăng ngoại giao, đặc biệt lànhững cáo buộc của Chính phủ Venezuela về việc Mỹ thiết lập nhiềukhoản hỗ trợ tài chính cho hoạt động biểu tình, tiến tới bạo loạn, lật đồ
Chính quyền Tổng thống Maduro Ngoài ra, Venezuela cũng liên tục chỉ trích và tố cáo Mỹ ngầm sử dụng lực lượng bán quân sự ở biên giới giữa Venezuela và Colombia, cũng như một số lực lượng chống đối khác nhằm
chống phá Chính quyền Maduro nói riêng và sự ổn định của Venezuelanói chung Thậm chí, có thời điểm, Tổng thống Maduro tuyên bố Chínhphủ Venezuela đang phải chiến đấu với âm mưu đảo chính và có bằngchứng cho thấy rằng, các nhân viên Đại sứ quan Mỹ tại Caracas có liênquan đến âm mưu đảo chính bất thành vào ngày 12/02/2015 [Huyền Như,
2015, tr 2] Quan hệ song phương càng xấu đi khi tháng 3/2015, Tổngthống Obama ký sắc lệnh coi Venezuela là mối đe dọa bắt thường đối với
an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời áp lệnh trừng phạt đối với 07 quan chức cao cấp Venezuela Đến tháng 3/2016, Chính quyền Obama tiếp tục gia hạn một năm Sắc lệnh coi Venezuela là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời
chỉ trích Chính quyền Maduro có những hành động đàn áp chính trị giađối lập, kiểm soát báo chí và vi phạm nhân quyền Venezuela đã kịch liệt
33
Trang 36phản đối Mỹ, xem đây là nguyên nhân chính khiến căng thắng hai nướcleo thang Cũng trong năm 2016, Tổng thống Maduro nhiều lần tổ cáo Mỹ
hỗ trợ các hoạt động chống đối của lực lượng Ban Doan kết Dan chủ đối lập sau những hành động thúc đây một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phế truất ông Maduro.
Về kinh tế, mặc dù quan hệ hai nước tiếp tục căng thắng sau khi Tổng
thống Maduro cầm quyền, Mỹ và Venezuela vẫn hợp tác thương mại tươngđối chặt chẽ, trong đó Mỹ vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất củaVenezuela Xuất khâu của Mỹ sang Venezuela chủ yếu bao gồm máy móc,sản phẩm nông nghiệp, dụng cụ y tế va ô tô Ngược lại, Venezuela tiếp tục
là một trong 4 nước xuất khâu dầu thô lớn nhất của Mỹ, đồng thời, Mỹ duy
trì khoảng 500 công ty đại diện tại Venezuela Theo tính toán của Cơ quanNăng lượng Quốc tẾ, trong năm 2015, Venezuela xuất khẩu khoảng 2,4
triệu thùng/ngày, trong đó xuất khẩu sang Mỹ 500.000 thùng/ngày Tuy
nhiên, những bat ồn chính trị-xã hội do phe đối lập và lực lượng chống đối
do Mỹ hậu thuẫn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng kinh tế củaVenezuela Từ 2013 - 2017, GDP của Venezuela đã sụt giảm đến 40%,ngân sách nhà nước giảm hơn 51% và tỷ lệ lạm phát tăng đến hơn 720%
[Ricardo Hausmann, 2017, tr 2-3] Những con s6 trén cho thay, kinh té
Venezuela trước thời Tổng thống Donald Trump cầm quyên thực sự rơi vàokhủng hoảng, trong khi xuất - nhập khẩu vẫn bị phụ thuộc lớn vào quan hệvới Mỹ.
1.2.2 Tình hình nước Mỹ và lợi ích của Mỹ tại Venezuela
Năm 2017, ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống nước Mỹ Khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã nhận được sự
ủng hộ rất lớn từ người dân Mỹ khi ông quyết tâm làm mọi thứ dé đặt lợiích của nước Mỹ lên trên hết Xuất phát là một nhà kinh tế, ông Trump đã
34
Trang 37phát huy sở trường của mình và đã gặt hái nhiều thành công khi đã thúc đâynên kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người Mỹ Một trong những biện phápmang lại thành công cho nước Mỹ là Tổng thống Donald Trump ưu tiên sử
dụng mặc cả thương mại đối với những nước đi ngược với lợi ích quốc gia
Mỹ, trong đó trọng tâm là nhằm vào Trung Quốc Thời điểm này cũng đánh dâu những dấu hiệu đi xuống trong quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh,
đối tác của Mỹ khi Tổng thống Donald Trump áp thuế cao đối với nhữngnước cũng đang áp thuế cao đối với hàng hóa Mỹ, bao gồm cả đồng minhcủa Mỹ; yêu cầu NATO tăng ngân sách quốc phòng
Venezuela có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trên tất cả cácphương diện (chính trị, kinh tế, quân sự) đối với Mỹ, trong đó lợi ích kinh
tế của Mỹ ở Venezuela có ý nghĩa quan trọng hơn cả, đặc biệt là nguồn
dầu mỏ Trong lĩnh vực năng lượng, Venezuela là quốc gia có trữ lượngdầu mỏ lớn nhất thế giới (hiện có khoảng 300 tỷ thùng) và nhà cung cấp
dầu lớn thứ 4 của Mỹ Năm 2018, Mỹ đã mua 1/3 tông sản lượng dầu xuất
khâu của Venezuela, ước tính khoảng 510.000 thing/ngay Do đó, Mỹ tìmcách can thiệp vào Venezuela và âm mưu dựng lên một chính quyền mới
dé phục vụ ý đồ chi phối thị trường năng lượng toàn cầu của mình Ngoài
ra, xu hướng tăng giá dau mỏ, cùng với tình hình bất ồn tai Venezuela sẽ
có lợi cho ngành sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ Tóm lại, Mỹ đây mạnhcan thiệp vào các vấn đề nội bộ, cũng như tăng cường các biện pháp trừng
phạt nhăm vào Venezuela đều vì lợi ích kinh tế, chính trị, trong đó kinh tế vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
1.2.3 Tình hình Venezuela và chính sách đối ngoại của
Venezuela đối với Mỹ
Giai đoạn 2017 - 2020 là giai đoạn chứng kiến Venezuela lún sâu vàokhủng hoảng toàn diện Sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, ông
35
Trang 38Maduro được tín nhiệm và được bầu làm Tổng thống Venezuela Thờiđiểm này nền kinh tế Venezuela bắt đầu đi xuống, nội bộ mat đoàn kết giữa
phe cánh tả cam quyền và phe đối lập dẫn đến các cuộc biểu tình, bạo loạn
liên tiếp xảy ra Một trong những nhân tố dẫn đến tình trạng trên là do yếu
tố Mỹ Mỹ không những đưa ra các biện pháp bao vây, cắm vận kinh tế Venezuela, mà còn kêu gọi đồng minh, đối tác của Mỹ tăng cường các biện
pháp trừng phạt nhằm vào Chính quyền Maduro, công khai ủng hộ Tổngthống tự xưng Guaido, yêu cầu Venezuela tiến hành bầu cử lại Tổng thốngmột cách minh bạch dưới sự trung gian của cộng đồng quốc tế
Trong quan hệ với Mỹ, Chính quyền Maduro coi Mỹ là dé quốc thùđịch với Venezuela, xác định cho dù Chính quyền Mỹ thuộc đảng nào kiểm
soát thì chính sách chống phá Cách mạng Bolivar của Venezuela là không thay đổi Về chủ trương, Chính phủ Venezuela sẵn sàng đối thoại với Chính quyền Mỹ về các vấn đề chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính ; đây mạnh hoạt động đấu tranh trên các diễn đàn quốc tế nhằm kêu gọi sự ủng hộ, đối
phó với thủ đoạn chống phá, gây sức ép của Mỹ; quyết không không chấpnhận Mỹ can thiệp vào tình hình nội bộ và hỗ trợ phe đối lập chống đối, lật
đồ chính quyên
Tiểu kết chương 1
Thông qua chương 1 có thể thấy, xuất phát từ nhiều yêu tố khác
nhau, quan hệ Mỹ - Venezuela kế từ sau khi Tổng thống Chavez cam
quyền vào năm 1998 trở nên rất phức tạp, căng thang leo thang tại nhiều thời điểm, cùng với đó là sự đan xen xung đột và hợp tác trên hai lĩnh vực chính là chính tri, kinh tế Trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quan hệ hai nước trước năm 1998 diễn ra khá êm thấm song kể từ năm 1998 lại trở nên
khó khăn, trong đó “đối đầu lấn at hợp tác” Những bất đồng trong chínhsách đôi ngoại, an ninh khiên quan hệ hai nước càng thêm “rạn nứt” và bê
36
Trang 39tắc Trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, mặc dù căng thăng chính tri, ngoạigiao leo thang, nhưng hợp tác giữa hai nước vẫn được duy trì tương đối đềuđặn nhờ “sợi dây” liên kết là nguồn dầu mỏ dồi dào của Venezuela Tuynhiên, trong giai đoạn trước năm 1998 cho đến suốt thời kỳ Chavez nam
quyên, kinh tế Venezuela chịu phụ thuộc va chi phối rất lớn từ nguồn vốn
đầu tư và công nghệ khai thác dầu thô của các tập đoàn năng lượng Mỹ.
Mặc dù Tổng thống Chavez cụ thể hóa chủ trương quốc hữu hóa doanhnghiệp khai thác dầu thô, nhưng Mỹ vẫn là một trong những thị trườngnhập khẩu dau thô lớn nhất của Venezuela Dưới thời Tổng thống Maduro,triển vọng quan hệ hai nước không có nhiều cải thiện, thậm chí còn có xuhướng căng thang hon thé hién qua động thai trục xuất nhà ngoại giao lẫnnhau Do sự khác biệt về hệ thong chính trị, dưới su điều hành đất nước củaTổng thống Maduro, quan hệ Mỹ - Venezuela chưa thê bước sang giai đoạn
mới, đặc biệt xuất hiện nhiều diễn biến căng thắng mới sau khi Tổng thống
Donald Trump nhậm chức vào tháng 11/2016.
37
Trang 40Chương 2 NỘI DUNG VÀ VIỆC TRIÊN KHAI CHÍNH SÁCH
CUA MỸ VỚI VENEZUELA (2017 - 2020)
2.1 Mục tiêu của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh va Venezuela
Mặc dù trong các Thông điệp Liên bang của Mỹ hàng năm không đềcập trực tiếp đến việc lật đồ chính quyền các nước cánh tả ở khu vực MỹLatinh, nhưng các biện pháp và hành động triển khai trên thực tế của cácTổng thống Mỹ đều thê hiện quan điểm cứng răn đối với các nước đi theo
đường lối cánh tả hoặc đi ngược với lợi ích của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh.
Chính quyền của Tổng thong Donald Trump cũng không ngoại lệ Mục tiêu
của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với khu vực Mỹ Latinh là
muốn biến đảng cam quyên của các quốc gia trong khu vực dù là cánh tảhay cánh hữu đều phải đi theo “quỹ đạo” Mỹ Chính quyền Trump triểnkhai đường lối chính sách trên như vậy là bởi tình hình tại khu vực MỹLatinh hiện khác nhiều so với thời kỳ trước những năm 70 của thé ky XX.Hiện nay, tuy phong trào cánh tả đang lâm vào thoái trào, nhưng ít nhiều đã
khăng định được vai trò, vị thế và được người dân ghi nhận Các tổ chức công đoàn do phe cánh tả nắm giữ được duy trì và tô chức tốt ở các nước.
Mục tiêu lâu dài của Mỹ tại địa bàn Mỹ Latinh là xóa bỏ phong trào cánh
tả, chế độ xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, với tình hình thực tế như hiện nay,
Mỹ nhận thấy cần phải có sự điều chỉnh về chính sách và chấp nhận sự tồn
tại của lực lượng cánh tả Vì vậy, Mỹ đang có những điều chỉnh chính sách
đối với khu vực, trong đó mong muốn các nước trong khu vực dù là phecánh tả hay cánh hữu nắm giữ chính quyền đều phải theo “quỹ đạo” của
Mỹ, lay Mỹ là ưu tiên số 1 Đây chính là mục tiêu hiện nay của Mỹ nhằmtừng bước đưa dia bàn Mỹ Latinh năm trong tầm “kiểm soát” của mình
38