Do đó, việc nghiên cứu về mối quan hệ chính tri- an ninh giữa Việt Nam với một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn, một đối tác chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Australia có
Mục tiêu cụ thé: Nghiên cứu những nhân tô tác động đến quan hệ chính trị và an ninh Việt Nam - Australia; những thành tựu và hạn chế trong quan hệchính tri, an ninh giữa hai nước giai đoạn 2009-2019; đánh gia xu hướng phát triển của mối quan hệ này trong thời gian tới.
Cau trúc của luận vănNgoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 03 chương, cụ thể:
Những nhân tố tác động quan hệ chính trị - an ninhChương này phân tích các yếu tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Australia Các yếu tố khách quan bao gồm tình hình thế giới và cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực Các yêu tố chủ quan bao gồm lịch sử quan hệ giữa hai nước và những tương đồng trong lợi ích quốc gia của Việt Nam và
Chương 2: Quan hệ chính trị và an ninh Việt Nam - Australia (2009-2019)
Chương 2 là nội dung chính của luận văn Do đó, nội dung sẽ tập trung vào phân tích những kết qua đạt được trong quan hệ Việt Nam-Australia trên lĩnh vực chính trị an ninh, đặc biệt nhân mạnh vào các sự kiện lớn trong quan hệ giữa hai nước, các chương trình hành động và các văn kiện đã ký kết giữa hai bên trong giai đoạn này.
Xu hướng phát triển quan hệ chính trị-an ninh ViệtChương này đưa ra những đánh giá về bối cảnh tình hình thế giới trong thời gian tới có tác động tới quan hệ quốc tế, đánh giá lại những thành tựu và hạn chế trong quan hệ chính tri, an ninh Việt Nam-Australia (2009-2019).
Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số dự báo, đánh giá về quan hệ hai nước trong thời gian tới.
NHỮNG NHÂN TO TÁC DONG QUAN HE CHÍNH TRỊ - AN NINH VIỆT NAM - AUSTRALIA1.1.Yếu tố khách quan 1.1.1 Tình hình thế giới
Thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường Xu thé hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế chung tuy nhiên vẫn tiềm ân những nguy cơ bất ổn đến từ xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, tranh chap chủ quyên, lãnh thổ, tài nguyên diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thé và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là hai xu thé lớn, chi phối sâu sắc tiến trình phát triển của nhân loại Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, anninh nguồn nước, an ninh tai chính, an ninh mang, biến đôi khí hậu, thiên tai, dich bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng Có thé nói thế giới giai đoạn 2009- 2019 nổi lên một số điểm sau:
Thế giới chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh té nghiêm trọng, tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế, chính trị quốc tế và chính sách đổi ngoại của các nước.
Trước hết phải kế đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng diễn ra vào cuối năm 2009 ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình kinh tế, chính trị các nước trên thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng Sau đó, kinh tế có dau hiệu phục hồi trở lại tuy nhiên đặt ra nhiều van đề mà các quốc gia phải đối phó đặc biệt là khả năng phản ứng của quốc tế trước khủng hoảng toản câu cũng như vai trò của các tô chức thê giới Vân đê khoảng cách giàu nghèo
14 giữa các quốc gia cũng hiển hiện rõ nét trong khủng hoảng Ngay sau cuộc suy thoái kinh tế là khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của các quốc gia: Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Tây Ban Nha Hy Lạp là quốc gia đầu tiên bước vào vòng xoáy này với mức thâm hụt ngân sách dat tới 13,6% GDP Thang 11 năm 2010, Ireland là quốc gia thứ hai bị ảnh hưởng và phải cầu viện sự hỗ trợ từ EU và IMF Đến năm 2011, Bồ Đào Nha là quốc gia thứ 3 rơi vào khủng hoảng nợ công với mức thâm hụt ngân sách lên tới 8,5%, nợ công vượt quá 90% GDP Các nước châu Âu khác cũng ở trong vòng nguy hiểm với mức thâm hụt ngân sách đáng báo động Nguyên nhân chính từ cuộc khủng hoảng nợ công là do chính sách tài khóa thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ giữa các quốc gia.
Nguyên nhân khác khiến cho cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tới nền kinh tế thé giới cho thay nợ công là van đề toàn cầu mà bat cứ quốc gia nào dù mạnh hay yếu cũng có nguy cơ gặp phải.
Có thể nói các cuộc khủng hoảng đã đặt ra vấn đề đó là ngay cả những quốc gia phát triển cũng không thể tự mình giải quyết khủng hoảng và mối liên kết thế giới ngày càng trở nên chặt chẽ hơn Điều này đã thúc đây xu hướng hợp tác giữa các quốc gia với nhau, cả trên bình điện song phương và đa phương Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mở ra cơ hội cải cách thể chế kinh tế quốc tế và các nước mới nổi sẽ thúc đây việc tái cấu trúc lại các thé chế kinh tế và luật chơi toàn cầu [Phạm Binh Minh, 2010, tr 45-68].
Cục diện chỉnh trị thế giới chuyển sang xu thé da cực; cạnh tranh, co sát chiến lược giữa các nước lớn diễn ra mạnh mẽ trên các khu vực trên thé giới và tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị thể giới và các nước.
Mỹ vẫn tiếp tục duy trì vị thế siêu cường độc tôn tuy nhiên sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia khác trong đó có Trung Quốc, Nga, EU đe dọa
15 nghiêm trọng tới vị trí của Mỹ Trên bản đồ địa chính trị toàn cầu xuất hiện tam giác quyền lực Mỹ-Nga-Trung ở cả ba khu vực châu Á-TBD, châu Âu và châu Đại Duong Các nền kinh tế khác như Nhật Ban, An Độ cũng có những sự phát triển mạnh mẽ góp phần tạo nên xu thế đa cực [Phạm Thái Quốc,
Cục diện chính trị thế giới thay đôi mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn đặc biệt là sự đối đầu trực diện trong cạnh tranh kinh tế, chính trị và ảnh hưởng Mỹ tích cực triển khai các chiến lược trên toàn thế giới của mình, lôi kéo tập hợp lực lượng nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc Cạnh tranh Mỹ-Trung diễn ra âm i và toàn diện các lĩnh vực, gần đây nhất dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã có những hành động cứng rắng hơn thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ đối với Trung Quốc Đây có thể coi là sự đối đầu trực diện và lớn nhất từ trước tới nay Mỹ còn tăng cường triển khai các biện pháp can thiệp vào tình hình khu vực nhằm tập hợp lực lượng chống lại Trung Quốc, trong đó có tập hợp bộ Tứ (Mỹ-Nhật- Australia-Án Độ) và triển khai chiến lược Án Độ Dương- Thái Bình Dương Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của mình, đã có những đáp trả mạnh mẽ về kinh tế, chính trị Trung Quốc tiếp tục có những hành động cứng rắn hơn trong khu vực đặc biệt là gây sức ép với các quốc gia vốn là đồng minh thân cận của Mỹ trong đó có Australia nhằm khẳng định vị thế và vai trò của mình Trung Quốc tích cực triển khai chiến lược BRI nhằm thé hiện tham vọng bá chủ của mình Một quốc gia khác là Nga cũng đang tiếp tục nỗ lực tìm lại hình ảnh của một cường quốc thế giới bằng cách kiểm soát các khu vực cận kề với Nga, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên các diễn đàn trên thế giới Nga trực tiếp cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông thông qua việc hậu thuẫn Iran đối đầu trực diện với Israel, một quốc gia là đồng minh thân cận của Mỹ tại
Trung Đông, can thiệp trực tiép vào các vân dé tại khu vực này Nga muôn lợi
16 dụng các van dé này dé làm Mỹ suy yếu, đồng thời phân tán sự chú ý của các quốc gia khác vào việc lấy lại vị thế cường quốc của Nga Trong khi đó, Mỹ muốn lôi kéo một số quốc gia tham gia giải quyết vấn đề tại Afghanistan và Iraq Nga và Trung Quốc ngày càng thúc đây mối quan hệ hợp tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực nhằm đối phó với sức ép từ Mỹ trong bối cảnh Mỹ tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga và tăng thuế đánh vào hàng hóa nhập khâu từ Trung Quốc Tuy nhiên, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc là mối quan hệ phức tạp mà theo nhiều chuyên gia nhận định, mối quan hệ giữa hai cường quốc này thực chất là liên minh “bề nổi” do hai bên vẫn tồn tại nhiều vấn đề lịch sử cũng như căng thăng trong việc cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực
Cạnh tranh ảnh hưởng và cọ sát chiến lược giữa các nước lớn có xu hướng ngày càng gay gắt và tác động không nhỏ đến từng quốc gia tạo sự phân hóa và chia rẽ trong quan hệ quốc tế Đồng thời những cạnh tranh, thỏa thuận này tác động không nhỏ đến tình hình chính trị nội bộ và chính sách của từng quốc gia Trong bối cảnh đó, các nước nhỏ phải có những chính sách phù hợp nhằm phát triển và bảo vệ đất nước.
Van dé an ninh phi truyền thong trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh thé giới.
Do mặt trái của sự phát triển cùng với xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, van dé an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong việc ngăn chặn, ứng phó với các nguy cơ chiến tranh mà còn bao hàm nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống Trong lịch sử, chưa bao giờ con người phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa đến chính sự tồn vong như bây giờ, đó là những vấn đề như: cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, khủng bó, tội phạm xuyên quốc gia đang đặt ra những yêu cau bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cả công đồng quốc tế để đối phó, vì sự an nguy của mỗi quốc gia dân tộc cũng như của toàn nhân loại.
Các thách thức an ninh phi truyền thống có thé khiến một quốc gia sụp đồ mà không cần bất kỳ một hoạt động quân sự nào Các mối đe đọa an ninh ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của nhiều quốc gia đề ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên, thế giới đường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm soát hơn, kém an toàn hơn bởi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có mức độ nguy hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng lớn hơn, tầm ảnh hưởng rộng hơn và tốc độ lây lan cũng nhanh hơn Chính vì vậy, để giải quyết và đối phó với những vấn đề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, sự cố gắng của mỗi cộng đồng, quốc gia, con người, với những giải pháp và bước đi phù hợp, kết hợp tổng lực các biện pháp kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, pháp luật, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội Thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề lớn mà một nước không thé giải quyết được đặc biệt là các mối đe doa đến từ an ninh phi truyền thống, do đó yêu cầu các nước phải tăng cường hợp tác cùng giải quyết.
1.1.2 Canh tranh giữa các nước lớn trong khu vực
QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VÀ AN NINHQuan hệ an ninh được củng cỗ vững chắcCùng với quan hệ chính trị, quan hệ an ninh giữa hai nước cũng có những bước phát triển mạnh mẽ trong đó:
Hai bên thúc đẩy hợp tác quốc phòng theo hướng thực chất hiệu quả Hợp tác quốc phòng Việt Nam và Australia chính thức được thiết lập vào tháng 2/1998 với việc mở Văn phòng Tùy viên quân sự tại Đại sứ quán
Australia ở Hà Nội vào năm 1999 Văn phòng Tuy viên quân sự đầu tiên của
Việt Nam được được mở tại Đại sứ quán Việt Nam ở Canberra tháng 9/2000.
Quan hệ quốc phòng Việt Nam và Australia đã có những bước phát triển nhất định đặc biệt là sau khi nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2009.
Trong tuyên bố Đối tác toàn diện được ký kết 2009, hai bên nhắn mạnh nội dung hợp tác quốc phòng và cam kết “Australia và Việt Nam cũng sẽ tăng cường hop tác quốc phòng thông qua việc tiếp tục trao đổi đoàn và đào tạo nhân lực, đây mạnh chia sẻ quan điểm về các vẫn đề an ninh khu vực mà hai bên cùng quan tâm”.
Chính phủ Australia ngày càng coi trọng hợp tác quốc phòng với Việt Nam Phó Tổng Tư Lệnh Quân Đội Australia, Trung Tướng David Hurley trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8/2009 đã khang định: "chuyến thăm nay là một phần quan trọng trong quan hệ quốc phòng Nó là bằng chứng của mối quan hệ đã chín mui giữa quân đội hai nước và sự thành công của chương trình hợp tác quốc phòng trong vòng 10 năm qua” Trong đối thoại Chiến lược liên Bộ Quốc phòng - Ngoại giao Việt Nam-Australia, Bộ trưởng Quốc
55 phòng Marc Ablong tiếp tục nhấn mạnh tam quan trong của quan hệ hợp tác với Việt Nam được cụ thé hóa trong chính sách của Australia thông qua Sách trang Quốc phòng va khang định: “Trong Sách trắng Quốc phòng của Australia thì Việt Nam là đối tác ưu tiên” [Bộ Ngoại giao Australia, 2009].
Trên cơ sở triển khai những nội dung được ký kết trong Tuyên bố Đối tác Toàn diện, Việt Nam và Australia đã ký nhiều biên bản hợp tác quốc phòng trong đó có Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa hai nước được ký kết năm 2010 trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Australia sang Việt Nam Văn kiện này đề ra cơ chế hoạt động cho các lĩnh vực hợp tác thiết thực bao gồm đối thoại chính sách ở mức chiến lược, đào tạo và huấn luyện quân sự, cứu trợ nhân dao va trợ giúp sau thảm họa Australia còn thường xuyên lên tiếng ủng hộ van đề tự do hàng hai và an ninh trên biển, đặc biệt là tăng cường cử tàu chiến thăm Việt Nam Từ khi hai nước thiết lập quan hệ quốc phòng, 23 tàu chiến Australia đã thăm các cảng của Việt Nam.
Tháng 10/2009, Tàu Hải Quân Hoang Gia Australia HMAS Darwin thăm thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường thiện chí và quan hệ giữa Việt Nam va Australia Thuy thủ đoàn gặp gỡ các sĩ quan và thuỷ thu của Hải Quân
Nhân Dân Việt Nam Dai tá Stuart Dodds, Tuy viên Quốc Phòng Australia tại Việt Nam nhấn mạnh: “Chuyến thăm nay đã và đang là những điểm nhấn trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước” [Đại sứ quán Australia, 2009].
Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Australia sang Việt Nam tham dự ADMM+ lần đầu tiên va đã cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và ký ban ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Australia Văn kiện này đề ra cơ chế hoạt động cho các lĩnh vực hợp tác thiết thực bao gồm đối thoại chính sách ở mức chiến lược, đào tạo và huấn luyện quân sự, cứu trợ nhân đạo và trợ giúp sau thảm họa Việc ký kết này là sự tiếp nối của Thỏa thuận Hợp tác
Toàn diện Australia - Việt Nam do Thủ tướng của hai nước ký vào năm 2009 về các lĩnh vực thương mại, hỗ trợ phát triển, an ninh và quốc phòng cũng
56 như các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Lãnh đạo bộ quốc phòng hai bên cũng đã thảo luận về tầm quan trọng của ADMM+ trong việc thúc đây hợp tác về các vấn đề hòa bình và an ninh, bao gồm an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, và cứu trợ nhân đạo và viện trợ sau thảm họa.
Từ năm 2012, quan hệ quốc phòng hai nước tiếp tục được củng cô thông qua tô chức Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng.
Cụ thể, vào ngày 21/2/2012, tại Canberra, Australia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Gillian Bird và Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng Peter Jennings đồng chủ trì Đối thoại 2+2 Đây là lần đầu tiênhai nước tiến hành đối thoại theo hình thức liên Bộ ở cap Thứ trưởng Ngoại giao- Quốc phòng nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị và Đối tác Toàn diện Việt Nam - Australia cũng như trao đôi, chia sẻ thông tin về cácvấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm Trong năm 2012 quan hệ hải quân hai nước được củng cố với chuyến thăm của tàu hai quân HMAS Sydney đến thành phố Hồ Chí Minh (11/2012) Chuyến thăm góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hải quân hai nước cũng như quan hệ giữa Australia và Việt
Nam Theo đánh giá của Tuỳ Viên Quốc Phòng Australia Việt Nam thì đây là
“cơ hội tuyệt vời để củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc phòng
Australia- Việt Nam” [Đại sứ quán Australia, 2012].
Sau đó vào tháng 3/2015 hai bên tiếp tục ký kết “Bản ghi nhớ về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” giữa Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia với Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 — 2025 (hay còn gọi là Chương trình 504) của Chính phủ Việt Nam Hai nước tiếp tục hợp tác trong giải quyết các van đề liên quan đến chiến tranh Phía Australia luôn đánh giá cao sự hỗ trợ của quân đội nhân dân Việt Nam dành cho quân đội Australia trong việc tìm kiếm các trường hop MIA (quân nhân bị mất tích sau chiến tranh) Đại sứ quán
Australia tại Việt Nam khăng định luôn ghi nhận và đánh giá cao “sự hỗ trợ quý báu của Việt Nam trong việc tìm kiếm các trường hợp tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh” [Chính phủ Australia, 2015] Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước và Australia đặc biệt ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong hỗ trợ quốc gia này tìm kiếm lại những quân nhân đã mat tích trong chiến tranh.
XU HƯỚNG PHAT TRIEN QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH VIỆT NAM - AUSTRALIABối cảnh thế giới khu vựcTrong những năm tới, hòa bình hợp tác phát triển van là xu thé lớn của thé giới, các quốc gia có xu hướng tăng cường quan hệ hop tác trên cả bình diện song phương va đa phương Thế giới có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang đa cực, đa trung tâm trong đó các mối quan hệ quốc tế xoay quanh trục quan hệ của hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc Mỹ, Trung Quốc có những điều chỉnh chiến lược nhằm tăng cường lôi kéo tập hợp lực lượng nhằm tạo vị thé và tam ảnh hưởng cũng như lợi thé trong cạnh tranh trực diện Thế giới tiếp tục có những thay đổi mạnh mẽ với cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong đó sự ra đời và phát triển của trí tuệ nhân tạo tác động mạnh đến quan hệ quốc tế theo cả bình diện tích cực và tiêu cực Dịch bệnh Covid-19 cùng với những nguy cơ an ninh phi truyền thống tiếp tục tác động sâu sắc đến các mặt của đời sống xã hội và đời sống quan hệ quốc tế.
Thứ nhất, điều chỉnh chiến lược của Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy xu hướng đa cực, đa trung tâm.
Trong tương quan lực lượng trên thế giới hiện nay, Mỹ tiếp tục duy trì được tiềm lực và vị thế mạnh nhất cả về chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự trong vòng 10-15 năm tới Tuy nhiên, nhiều thống kê chỉ ra rằng, sức mạnh của Mỹ thời gian gần đây có dấu hiệu suy giảm xuất phát từ chiến lược dàn trải lực lượng của Mỹ và chi tiêu quân sự cho các chiến lược tốn kém tại Trung Đông-Châu Phi mà không mang lại hiệu quả Thực tế là gan đây Mỹ đã phải tiến hành một loạt hành động rút quân ra khỏi các khu vực mà Mỹ bị cho là sa lây và hao tiên tôn của mà không mang lại nhiêu lợi
68 ích cho ban thân nước Mỹ như Iraq, Syria, Afghanistan Việc triển khai quân của Mỹ dần có xu hướng mang tính lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng và tập trung vào những mục tiêu quan trọng trước mắt Dưới thời Tổng thống Joe Biden, Mỹ thúc day hợp tác với các nước An Độ Dương - Thai Binh Dương thông qua việc tăng cường hợp tác với các nước cùng quan điểm, tập trung thúc day hợp tác chiến lược với Australia, Nhật Bản, An Độ dé đối phó với các vấn đề cấp bách trong khu vực cũng như các hướng hợp tác lâu dài trong bối cảnh lo ngại nguy cơ trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc Mỹ cũng tăng cường bảo hộ thương mại, hợp tác kinh tẾ - thương mại có chọn lọc, chú trọng hơn tính đa phương trong hợp tác với khu vực, tiếp tục thúc day quan hệ với các đồng minh truyền thống Mỹ tiếp tục tăng cường các sức ép trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, nhưng có thê điều chỉnh về mặt cách thức trong đó điều chỉnh chính sách An Độ Dương - Thái Binh Dương Mỹ chú trọng nhiều hơn quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, nơi có thể tăng cường các mối liên kết mới theo hướng mở rộng và củng cố thêm các quan hệ truyền thống của Mỹ, tăng cường đối trọng và cạnh tranh ảnh hưởng và kinh tế với Trung Quốc, đóng góp tích cực cho việc duy trì sức mạnh quốc tế của
Trung Quốc cũng có xu hướng điều chỉnh chiến lược thích ứng với môi trường chiến lược mới Trung Quốc tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, dùng quan hệ kinh tế và hợp tác trong van đề an ninh chiến lược dé ổn định quan hệ chính trị Trung - Mỹ đồng thời tăng cường củng cô quan hệ với các nước lớn khác, các tổ chức hợp tác khu vực và liên khu vực; tạo sự đan xen về lợi ích, qua đó nâng cao vai trò của Trung Quốc Trung Quốc thúc day xu thé da cực, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế, vừa tăng cường tập hợp lực lượng để Trung Quốc trở thành một cực trên thế giới, vừa chia rẽ phân hóa các tập hợp lực lượng kiềm chế Trung Quốc Trung Quốc thúc đây các luật
69 chơi mới trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng, xây dựng thê chế kinh tế quốc tế mới có lợi cho Trung Quốc; nhanh chóng đưa vốn ra bên ngoài đề năm thị trường thế giới, trước hết là thị trường năng lượng, tài chính, chứng khoán Trung Quốc xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm, tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề toàn cầu và các van dé an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, chống khủng bố, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, giảm đói nghẻo, giải quyết các điểm nóng khu vực, nhất là van đề hạt nhân Triều Tiên, Iran ; phát huy sức mạnh mềm, đưa ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa ra bên ngoài Sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao gan với kinh tế của Trung Quốc mặc dù được thực hiện bằng “phương thức mềm và linh hoạt”, nhưng cũng có tác động làm thay đổi tương quan lực lượng trên phạm vi thế giới và khu vực, đặt các định chế kinh tế quốc tế và khu vực trước những thách thức mới, buộc phải sửa đổi hay bổ sung [Võ
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc có xu hướng chuyên sang “cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới” đang là trục chính chi phối bàn cờ chính trị quốc tế, cặp quan hệ này luôn vận động, biến đổi và không dé đoán định Mặc dù sự đối đầu Mỹ - Trung Quốc là thực tế không thể tránh khỏi và khó có thé cham dứt trong tương lai gần nhưng các hai đều không muốn rơi vao những cuộc xung đột không cần thiết, cũng như tạo điều kiện tốt nhất có thé dé hợp tác trong những van đề mà hai bên có lợi ích dan xen, chăng hạn như vấn đề biến đôi khí hậu, ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 Chỉ một bên thi sẽ không thê loại bỏ mọi rủi ro xung đột, do đó, cả Mỹ và Trung Quốc đềuphải hiểu rõ về những “lan ranh đỏ” của mình cũng như của đối phương dé ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong tương lai Chính khả năng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc mới là phép thử thực sự của năng lực quản trị, chia sẻ trách nhiệm, dẫn dắt và điều phối các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu khi có khủng hoảng: đồng thời, quyết định vai trò dẫn đầu lãnh đạo thé giới.
Thư hai, cách mạng khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ tới cấu trúc toàn cau, trong đó trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng có nhiều tác động da chiêu đối với quan hệ quốc tế.
Thế giới tiếp tục bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với nhiều công nghệ hiện được ứng dụng vao cuộc sống trong đó đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) AI được đánh giá là có mức độ và tầm ảnh hưởng lớn, tác động mạnh mẽ tới sự hình thành trật tự thế giới trong tương lai, tạo ra những vấn đề chưa từng có tiền lệ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá: “AI là công nghệ chiến lược dẫn đầu cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và chuyên đổi công nghiệp, có thé tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng với sức lan tỏa mạnh mẽ” Các tính năng mới của AI đang có tác động lớn và sâu rộng đến phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và cơ cấu kinh tế, chính trị quốc tế AI có thê thay đổi cân bằng quyền lực hay định hình lại nền tảng của trật tự toàn cầu như Tổng thống Nga đã nhận định: “AI là tương lai đối với tất cả nhân loại.
Bất kỳ ai trở thành lãnh đạo trong lĩnh vực này sẽ là người trị vì thế giới” AI giúp thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa công chúng nước ngoài và chính phủ của băng cách giảm rào cản ngôn ngữ giữa các quốc gia, hỗ trợ các hoạt động nhân đạo quốc tế thông qua việc giám sát các cuộc bầu cử, củng cô an ninh cho các cơ quan ngoại giao AI có thể đảm nhận các vai trò dự đoán khác liên quan đến địa - chính trị, như dự báo chính xác hơn về kết quả của các cuộc bầu cử, hoạt động kinh tẾ và những sự kiện liên quan Việc áp dụng AI vào các hoạt động kinh tế mang lại tác động tích cực trong tương lai Hãng tư vấn Merri Lynch (Mỹ) cho răng, rô-bốt và AI sẽ giúp tạo ra giá trị tác động từ 14 - 33 nghìn tỷ USD/năm Công ty kiểm toán PWC (Anh) dự báo, GDP toàn cầu năm 2030 có thể cao hơn 14% do các công nghệ AI, đóng góp khoảng 15,7 nghìn ty USD cho nền kinh tế toàn cầu Việc tập trung phát triển và ứng dụng AI mang lại lợi thế cạnh tranh gia tăng trong thương mại quốc tế AI được sử
71 dụng trong hỗ trợ đàm phán các hiệp định thương mại giữa các nước trong quan hệ quốc tế Chương trình AI mang tên CTA của Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM phát triển và áp dụng trong đàm phán thương mại giữa Khối Thị trường chung Nam Mỹ và Canađa, là một trong những minh chứng điển hình CTA giúp các nhà đàm phán thương mại năm bắt rõ hơn chiến lược của các đối tác thương mại và tối đa hóa chính sách thương mại trên cơ sở dữ liệu sắp có.
Tuy nhiên, AI có thé tao ra những mối đe doa đến an ninh quốc tế Nhiều ứng dụng AT hiện nay được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc thực hiện tấn công mạng, đôi khi dẫn đến tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” về an ninh.
Trung Quốc chủ trương “đi tắt đón đầu” về năng lực quân sự, đây mạnh đầu tư vào AI, coi đây là cơ hội dé tạo ra những bước đột phá trong công nghệ quân sự và được dự báo có kha năng vượt Mỹ Báo cáo NSCAI (tháng
11/2019) trình Quốc hội Mỹ đánh giá sự phổ biến của công nghệ AI tạo ra các thách thức đối với Mỹ; nhấn mạnh các “đối thủ”, như Trung Quốc, Nga, có thé ứng dụng AI làm suy giảm vị thé vượt trội của Mỹ về quân sự [Tạp chí cộng sản, 2021] Tháng 3/2021, báo cáo của NSCAI cũng đánh giá Trung
Quốc sở hữu sức mạnh, tài năng và tham vọng vượt Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về AI trong thập niên tới nếu các xu hướng hiện nay không thay đôi Các nước hiện cũng rất quan tâm đến những nguy cơ từ việc sử dụng công nghệ AI trong hỗ trợ chống khủng bó, leo thang xung đột không chú ý cũng như tiễn hành chiến tranh dữ liệu Các chuyên gia dự báo, những tiến bộ trong công nghệ máy bay không người lái được hỗ trợ bởi AI sẽ sớm đưa các loại vũ khí có độ chính xác cao với chi phí thấp vào thực địa để tiến hành xung đột vũ trang mà không gây ra rủi ro về con người Nhiều chủ thé phi nhà nước, tổ chức cực đoan, như Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng , được cho là đã trang bị các loại vũ khí này.
Thứ ba, những van dé an ninh phi truyén thong trong đó có hệ lụy của dịch bệnh Covid-19 tiếp tục tác động sâu sắc đến đời sống và quan hệ quốc tế và nên kinh tế thể giới.
KET LUẬNQuan hệ Việt Nam và Australia bị tác động mạnh mẽ bởi tình hình thế giới và khu vực cùng với chiến lược của các nước lớn tại khu vực đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nga.
Trước năm 2009, quan hệ Việt Nam và Australia trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và không có nhiều kết quả nồi bật đặc biệt là quan hệ hợp tácchính trị hạn chế, an ninh quốc phòng mờ nhạt Mối quan hệ này chỉ thực sự thay đổi khi vấn đề Campuchia được giải quyết Chính quyền mới của Australia lên cầm quyền thay đôi quan điểm về vai trò của ASEAN và Việt Nam trong khu vực Từ đó trong chính sách đối ngoại, Australia giành sự chú ý và quan tâm lớn đến Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam và Australia là quan hệ cùng chung lợi ích, phù hợp với thực tiễn cũng như xu thế phát triển của thế giới Với Australia, hợp tác với Việt Nam bên cạnh giúp phát triển kinh tế, Australia còn đạt được mục tiêu chống lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc do vị trí của Việt Nam là quốc gia láng giềng với Trung Quốc Trên con đường xây dựng hình ảnh, vị thế và vai trò của một cường quốc trong khu vực, Australia cần phải khang định tiếng nói của minh và chỉ có can thiệp sâu hơn vào ASEAN, tổ chức đang ngày càng có ảnh hưởng lớn tại khu vực thì Australia mới có thê thực hiện được tham vọng của mình Vì vậy Australia muốn thông qua Việt Nam để thúc đây mối quan hệ đa phương tại khu vực Đối với Việt Nam, tăng cường quan hệ với Australia không chỉ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, quảng bá chính sách đối ngoại đúng dan của mình với các bè bạn quốc tế mà còn giúp Việt Nam có thé có thêm tiếng nói ủng hộ vấn đề chủ quyền biển đảo trước những hành động của Trung Quốc hiện nay Với những lợi ích rõ ràng như vậy quan hệ hai bên đã có những bước phát triển mạnh giai đoạn
2009-2019, đặc biệt là trên lĩnh vực chính tri và an ninh.
Giai đoạn 2009-2019 quan hệ Việt Nam và Australia ghi dau ấn bằng những thành công lớn Hai bên tích cực thúc đây trao đổi đoàn cấp cao, đặc biệt là lãnh đạo hàng đầu của hai nước trong đó tần suất các chuyên thăm tăng lên nhanh chóng và mở rộng đa dạng các cấp, bộ, ban, ngành Hai bên duy trì đối thoại ở các cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng thường niên, triển khai những chương trình hợp tác và hành động cụ thể Song song với mối quan hệ song phương, hai bên cũng không ngừng hỗ trợ nhau trong các vấn đề đa phương, trong đó Việt Nam cũng ủng hộ những sáng kiến của Australia tại diễn đàn ASEAN, Australia cũng đánh giá cao vị thế ngày càng cao của Việt Nam tại khu vực và thế giới.
Hợp tác trong lĩnh vực an ninh ngày càng phát triển, hai bên cùng chia sẻ các quan điểm về vẫn đề an ninh trong khu vực, các mối đe dọa hiện hữu đến từ an ninh truyền thống và phi truyền thống Australia tăng cường hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác quốc phòng an ninh, trao đổi thông tin tình báo, duy trì đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng Australia ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc trong triển khai các bệnh viện dã chiến.
Trong thời gian tới, quan hệ Việt Nam-Australia có nhiều thuận lợi tuy nhiên cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức trước bối cảnh tình hình thế giới phức tạp hiện nay với sự cạnh tranh và cọ sat chiến lược của các nước lớn cùng với các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực Lãnh đạo hai bên luôn xác định trọng tâm ưu tiên thúc đây quan hệ hai nước trên các lĩnh vực.
Trên cơ sở các chương trình hành động đã được ký kết trước, hai bên tiếp tục thúc đây ký kết các nội dung hợp tác mới nhăm thúc đây phát triển quan hệ hai nước hướng tới ký kết Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.