1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật trên lĩnh vực an ninh giai đoạn 2012-2022

120 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật trên lĩnh vực an ninh giai đoạn 2012-2022
Tác giả Nguyen Vu Ngoc Huyen
Người hướng dẫn PTS. Pham Le Da Huong
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quoc te hoc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 29,97 MB

Nội dung

Bởi vậy vào năm 2011, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố một sự thay đôichiến lược quan trọng, chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bang” sang Châu Á, nhằm tăng cường m

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN VŨ NGỌC HUYEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUOC TE HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYEN VŨ NGỌC HUYEN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quoc tê

Mã số: 8310601.01

LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Lê Dạ Hương

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi

và những nội dung được trình bay trong luận văn này là hoan toàn trung thực.

Nội dung lý thuyết trong luận văn tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảonhư đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo Những số liệu, bảng biểu phục

vụ cho việc phân tích và dẫn dat dé tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu

khác nhau được trích dẫn, ghi chú trong mục tải liệu tham khảo hoặc chú

thích ngay bên đưới các bảng biểu

Học viên thực hiện

Nguyễn Vũ Ngọc Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Lê

Dạ Hương — khoa Quan hệ quốc tế — Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian emnghiên cứu luận văn Và cũng là người đưa ra những ý tưởng, kiểm tra sự phù

hợp của luận văn.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thê các thầy cô khoa Quốc tế học,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy, và tạo điều kiện

cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Những kiến thức mà

em nhận được là nền tảng cho quá trình thực hiện luận văn và là hành trang

cho chặng đường phía trước.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên déđộng viên và là nguồn cô vũ lớn lao, là động lực giúp em hoàn thành luận văn

này.

Do kiến thức và khả năng lý luận còn nhiều hạn chế nên luận văn vẫn

còn những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được những đóng góp của

các thây giáo, cô giáo đê luận văn cao học của em được hoàn thiện hơn.

Trang 5

HE DONG MINH MỸ - NHAT u.ooecceccccccccecscesccscssessesesssstssessessestestesessees 13

1.1 Cơ sở ly luận chung về quan hệ đồng Minh 2-52 s+cs+cseceecsz 13

1.1.1 Định nghĩa “quan hệ đồng minh”” - 2-2 2 2+ £x+£++£zEzzxered 131.1.2 “Quan hệ Đồng minh” dưới góc nhìn của Chủ nghĩa hiện thực và Chủ

H018: 11 14

1.2 Các nhân tổ tác động tới quan hệ dong minh Mỹ - Nhật - 17 1.2.1 Bối cảnh quốc tẾ - 2-2-5 ©E+2E£2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEE211211221 112121 xe 17 1.2.2 Bối cảnh khu vực -: c++22ttHH HH 19

1.2.3 Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật trong giai đoạn trước - 241.2.4 Tình hình nội tại của hai quốc gia 2-2 5 + x£x+xz+£zzezzxee 26

Tiểu kết ¡10/10 th ớnng 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN HỆ DONG MINH MỸ - NHẬT

GIAI DOAN 0200272720108 36

2.1 Hop tác quốc phòng song pưƠNg, 22-©5252+cs+E+EeEerterkerxzreereee 36

2.1.1 Cạnh tranh với Trung Quốc +: 2 2 £+++E+Ek+E++EzEerxerxrrszes 362.1.2 Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên - cccccccccceceeree 372.1.3 Phối hợp và huấn luyện song phương 2- 2 2 2+xe£xerxzzezes 39

2.1.4 An ninh Tmạng - <6 s11 E918 911 11 9E vn nh 46

Trang 6

2.1.5 An ninh không øØ1an - - <2 E112 919911 9 vn ng ng ng ệc 49

2.1.6 Giải quyết các thách thức toàn cầu - 2-2 scs+cxcxzxzreereee 55

2.2 Ngân sách và viện trợ về quốc PRONG - + 25+ s+cs+c+eszkererszrszes 612.3 Vấn dé đặt căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản -ccccccccces 682.4 Hợp tác da phương vé quốc phÒNg 2+5: 5s+5s+c£+Ee+teEeEzrerrereered lại

Tiểu kết 10/0/1217 ẢẢ 78 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ ĐÒNG MINH MỸ - NHẬT GIAI DOAN 2012 - 2022 VÀ TRIEN VONG QUAN HỆ DONG MINH MỸ -

NHẬT DƯỚI THỜI TONG THONG JOE BIDEN 5 79

3.1 Đánh giá về quan hệ dong minh Mỹ - Nhật giai đoạn 2012 - 2022 79 3.2 Tác động tới khu vực Đông A và Việt Nam - 2-52 St St +t+esrrssxez 84 3.2.1 Tác động tới khu vực Đông Ati essesseessessessessessessesseessesseens 84

3.2.2 Tác động tới Vist ÏNam: - - G2 1v vn vn ng re, 87

3.3 Triển vọng quan hệ dong minh Mỹ - Nhật dưới thoi tong thong Joe Biden 91

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là một nhân tổ mang ý nghĩa nền tang

đối với các lợi ích an ninh của Mỹ tại châu A và đối với cả sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Đông Á Kể từ sau ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng tai chính năm 2008 khiến cho sức mạnh của Mỹ trở nên suy yếu, việc

tồn tại một mối quan hệ đồng minh như vậy tại khu vực Đông Á đã và đang

hỗ trợ cho Mỹ trong việc duy trì sự hiện diện và thuận lợi hoá các hoạt động

quân sự cũng như gia tăng vai trò tại khu vực này Bởi vậy vào năm 2011,

chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố một sự thay đôichiến lược quan trọng, chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bang” sang Châu

Á, nhằm tăng cường mối quan hệ quân sự, kinh tế với các đối tác trong khu

vực, đặc biệt là với đồng minh Nhật Bản và đề đối trọng lại với Trung Quốc

Hiện nay, thông qua khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu A - Thái Bình Dương (APEC), thương mại hai chiều hàng năm của Mỹ với khu vực này lên đến khoảng 2,3 nghìn tỷ USD và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại khu vực đạt mức 1,3 nghìn ty USD Xuất khẩu của Mỹ sang khu vực Ấn Độ

Dương - Thái Bình Dương chiếm một phần tư tổng sản lượng xuất khẩu, và

xuất khẩu sang Trung Quốc và Án Độ đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua.

Với những số liệu trên, không thể nào phủ nhận về tầm quan trọng chiến lược

của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong giai đoạn hiện nay đối với Mỹ.

Vì vậy, việc Mỹ quay trở lại củng cố vị thé của mình tại khu vực cũng như

đây mạnh hợp tác với các quốc gia tại Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung,

Nhật Bản nói riêng là một kết quả tất yêu để vừa đem lại những lợi ích kinh tế

thương mại vừa tăng cường sự hiện diện tại khu vực.

Nhật Bản sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyên cũng rất tích

cực triên khai các hoạt động đôi ngoại nhăm củng cô và đây mạnh quan hệ

Trang 8

đồng minh an ninh Nhật - Mỹ dé bảo vệ lợi ích quốc gia, coi đây là trụ cột củangoại giao Nhật Bản Bởi mỗi quan hệ đồng minh nay đóng vai trò như mộttam chan bảo vệ đối phó lại với các van đề an ninh nghiêm trọng có thé xảy ratại khu vực, đồng thời cũng kiềm chế lại sự gây han, căng thắng mà TrungQuốc gây ra đối với các quốc gia tại đây Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũngđây mạnh quan hệ nhiều mặt với các nước khác trong khu vực, coi hòa bình,

ôn định, hợp tác và phát triển tại khu vực này là trợ lực dé đảm bảo cho sự ônđịnh về mặt an ninh chính trị và thúc đây sự hồi phục kinh tế của Nhật Bản

Từ sau khi khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” được đề cập đến, Trung

Quốc trở nên gay gắt và cứng rắn hơn trong việc leo thang căng thắng và tranh chấp chủ quyền biển đảo với các quốc gia tại khu vực biển Đông và Hoa

Đông điển hình như tranh chap chủ quyền tại quần đảo Senkaku/ Diéu Ngưvới Nhật Bản, thực hiện các hoạt động xây dựng phi pháp trên quần đảoHoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tranh chấp Bãi cạn Scarborough với

Philippines, cùng với đó là thông qua Sáng kiến Vành dai và Con đường dé

đây mạnh sự hợp tác, liên kết liên khu vực giữa các quốc gia thuộc lục địa Á

— Âu Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, cạnh tranh gay gắt với vị trí lãnh đạo của Mỹ và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra các nước

trong khu vực và trên thế giới, mang đến những mối đe dọa cho an ninh củaNhật Bản, mối quan hệ đồng minh xuyên Thái Bình Dương của Mỹ với Nhật

Bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kiềm chế Trung Quốc Bởi vậy,

các hoạt động hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản cũng được củng cô và tăng

cường dé cùng nhau giải quyết những mối đe dọa chung đến từ Trung Quốc

nhằm duy trì lợi ích và vị thế của hai quốc gia đồng minh tại khu vực

Bên cạnh đó, Việt Nam lại là một nước nằm trong khu vực Châu Thai Bình Dương với vi trí địa chiến lược quan trong va chịu ảnh hưởng khánhiều từ những động thái banh trướng, gây han của Trung Quốc tại khu vực,

Trang 9

A-vậy nên việc tìm hiểu về quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia có vai trò quan

trọng trong việc tìm hiểu sự tác động tới với các nước trong khu vực nói

chung và Việt Nam nói riêng Việc theo dõi và nghiên cứu về mối quan hệđồng minh nảy sẽ là cơ sở, nền tảng cho Việt Nam để định hướng chính sách,tận dụng các cơ hội nhằm tăng cường quan hệ với hai nước lớn này và nângcao năng lực ứng phó trong xử lý mối quan hệ với Trung Quốc

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả quyết địnhlựa chọn dé tài “Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật trên lĩnh vực an ninh giaiđoạn 2012-2022” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế

2 Lịch sử nghiên cứu van dé

Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là một vấn đề thu hút sự quan tâm vàtìm tòi nghiên cứu của nhiều học giả không chỉ ở hai quốc gia liên quan màcòn của giới nghiên cứu trên thế giới, bởi vì đây là một mối quan hệ đồngminh đã tồn tại bền vững trong một khoảng thời gian lâu dài và những thay

đổi của mối quan hệ này có thé gây ra những ảnh hưởng đối với khu vực và thế giới Có thể phân loại các công trình có liên quan đến đề tài theo hai nhóm

dưới đây:

Thứ nhất, nhóm công trình về quan hệ Mỹ - Nhật nói chung:

Bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay của tác giả

Nguyễn Văn Lịch với nhan đề: “Quan hệ Nhật — Mỹ nhìn từ chuyến thăm Mỹcủa Thủ tướng Abe” (2017) đã nêu ra những lo lắng của Nhật Bản đối với Mỹ

về vấn đề chia sẻ chỉ phí quân sự, chính sách bảo hộ của tổng thống Donald

Trump, thâm hụt thương mai và phân tích những kết qua đạt được của chuyếnthăm bao gồm sự khẳng định về mối quan hệ đồng minh của hai bên, tăng

cường hợp tác hơn nữa với các đối tác, tăng cường quan hệ kinh tế song

phương và khu vực trên cơ sở thương mại tự do và bình dang, Tác giả đánh

giá hai bên vẫn còn những vẫn đề chung cần nhìn nhận lại như chính sách đôi

Trang 10

với Trung Quốc hay vấn đề thiết lập một thỏa thuận thương mại song phương,

các vấn đề chung của khu vực và hợp tác với cộng đồng quốc tế

Bài viết “Động thái của Mỹ và Nhật Bản tại khu vực Đông Bắc Á trước

sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc ” (2017) của tac giả Phan Diễm Huyền

đăng trên website của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (CJS) đã trình bày

thực trạng khu vực Đông Bắc Á hiện nay và những thành tựu tăng trưởng mới

của Trung Quốc về lĩnh vực quân sự trong giai đoạn này, từ đó phân tích

những chính sách, chiến lược phản ứng lại từ phía Mỹ và Nhật Bản nhăm

kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc như tăng cường khả năng quân sự, củng

có quan hệ đồng minh, đây mạnh sự cạnh tranh với Trung Quốc trong các van

dé khu vực

Nhóm tác giả Bùi Hải Đăng & Lục Minh Tuấn với bài nghiên cứu

“Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chuyến thăm chính thức châu A của Tổng thong

D Trump tháng 11/2017” (2018) đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay đã

phân tích về những lợi thế của Mỹ trước chuyến thăm Nhật Bản nảy trênnhiều lĩnh vực từ thương mại, quân sự cho đến ngoại giao như việc Mỹ rút

khỏi TPP khiến cho các doanh nghiệp Nhật mất đi cơ hội được tiếp cận với mức ưu đãi vào thị trường Mỹ, thay đổi cách tính thâm hụt thương mại khiến

Nhật Bản sẽ phải nhận nhượng nhiều hơn về thương mại, lợi dụng điểm nóng

về Triều Tiên dé ký kết các hợp đồng nhập khâu vũ khí, củng cỗ các nền tang

ba bên Mỹ-Nhật-Hàn, Các tác giả cũng đưa ra nhận định rằng Nhật Bản

đang trở thành trọng tâm kinh tế - thương mại — công nghệ trong “trục xoay

Đông Á mới” của Mỹ nhìn từ vị trí chiến lược quan trọng của Nhật Bản cùng

với sự định hình chính sách của tổng thống Donald Trump đối với xây dựng

các trật tự dé kiềm tỏa — đối trọng trực tiếp với Trung Quốc và mở rộng hơn

là sự điều chỉnh chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cuốn sách “Quan hệ Mỹ- Nhat Bản giai đoạn hiện nay” (2019) của tác giả Nguyễn Tuấn Minh đã phân tích về những nhân tố chi phối quan hệ Mỹ

Trang 11

và Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay, đồng thời làm rõ về thực trạng mối

quan hệ Mỹ - Nhật Bản trên các mặt chính trị - ngoại giao, an ninh - quốcphòng và kinh tế, cùng với đánh giá các tác động đối với khu vực và ViệtNam, đưa ra các dự báo xu thế phát triển của quan hệ Mỹ - Nhật Bản

Bài viết “Unexpected Turbulence for the Alliance” (Tạm dịch: Sự hỗnloạn bất ngờ cho Đồng minh) (2020) của hai tác giả Sheila A Smith và

Charles McClean đăng trên Tạp chí điện tử của Diễn đàn Thái Bình Dương

mang lại một cái nhìn chung rằng đại dịch Covid19 đã có những ảnh hưởngđến hoạt động chính tri, kinh tế và ngoại giao của hai quốc gia Cuộc khủng

hoảng COVID-19 đã làm phức tạp thêm mối quan hệ của mỗi nước với Trung Quốc Tác động của đại dịch đối với Nhật Bản và Mỹ đã có sự khác biệt đáng

kế do sự phản ứng chậm trễ của chính phủ Mỹ, gây nên những tác động về ansinh, xã hội khác nhau Căng thăng cũng gia tăng trong xã hội Nhật Bản, đặc

biệt là ở Okinawa, do các ca nhiễm ngày càng gia tăng trong lực lượng quân

đội Mỹ đóng quân tại Nhật Bản Các hoạt động của chính phủ hai nước tiếp tục tập trung vào đối phó với đại dịch COVID-19 nên thiếu đi sự hợp tác về

an ninh và đối ngoại trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Thứ hai, nhóm công trình về quan hệ an ninh giữa Mỹ và Nhật Ban:

Cuốn sách “The Challenges of the US-Japan Military Arrangement:

Competing Security Transitions in a Changing International Environment”

(Tam dich: Những thách thức cua Hiệp định quân sự My - Nhật: Những sự

chuyên đổi an ninh có tính cạnh tranh trong một môi trường quốc tế đang thay

đổi) (2002) của Anthony Difilippo phân tích về quan hệ đồng minh an ninh

Mỹ - Nhật Bản và ý nghĩa của nó đối với Nhật Bản và khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương Tác giả giới thiệu về các vấn đề và lập luận thường bị bỏ qua

như: chính sách an ninh của Mỹ đã không đạt được mục tiêu; lợi ích của Nhật

Bản không được đồng minh đáp ứng đầy đủ; chính quan hệ đồng minh là một

Trang 12

nguồn bất ổn trong khu vực; và các thỏa thuận đã đặt ra những hạn chế đối với sự phát triển chính trị của Nhật Bản Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá

những ảnh hưởng xấu của quan hệ đồng minh này đối với tình hình khu vực

hiện tại ở Đông Bắc Á, xem xét các lựa chọn chính sách trong tương lai cho

Nhật Bản và đưa ra ví dụ cho một chính sách an ninh trung lập.

Bài viết “The Changing U.S.-Japan Alliance: Implications for U.S.Interests” (Tam dịch: Đồng minh Mỹ - Nhật đang thay đổi: Gợi ý cho những

lợi ích của Mỹ) (2009) của hai tác giả Emma Chanlett-Avery và Weston S.

Konishi, trình bày về tiễn trình lịch sử từ khi hai nước bắt đầu thiết lập quan

hệ đồng minh cho đến đầu thế kỷ XXI, và những thay đổi của mối quan hệđồng minh này trong khoảng thời gian một thập kỷ đầu của thế kỷ này và đưa

ra các đề xuất cho những nhà hoạch định chính sách dé củng có, duy trì mối

quan hệ nay trong tương lai.

Bài viết “What Is the Strengthened Japan-U.S Alliance for? Defending

and Advancing the Liberal World Order” (Tam dich: Quan hệ đồng minh Mỹ

- Nhật được củng có nhằm làm gì? Bảo vệ và thúc đây trật tự thế giới tự do) (2016) của tác giả Kazuya Sakamoto trong Dự án “Chiến lược Nhật Bản” của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế Mỹ cho rằng những thay đổi trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản và sự thay đổi về Hướng dẫn quốc phòng Mỹ

vào năm 2015 có một tầm quan trọng lịch sử đối với quan hệ đồng minh Mỹ

-Nhật và là yếu tố thúc đây cho sự hợp tác hơn nữa về quốc phòng giữa hai

bên và đưa ra tiềm năng phát triển cho mối quan hệ đồng minh này dé hợp tác

nhiều hơn với nhau trên quy mô toàn cầu.

Hay theo tác giả James Zumwalt trong bài viết “Under Prime Minister

Suga, U.S.-Japan Relations Will Remain Strong” (Tạm dịch: Dưới thời thủ

tướng Suga, quan hệ Mỹ - Nhật sẽ tiếp tục vững mạnh) (2020) xuất ban bởi Quỹ Hòa bình Sasakawa USA cũng đã đưa ra những phân tích về sự hợp tác

Trang 13

và triển vọng cho mối quan hệ đồng minh này dưới nhiệm kỳ mới của Thủ tướng Suga Yoshihide rằng hai quốc gia sẽ tiếp tục hợp tác tích cực với nhau

để giải quyết những thách thức hiện nay và cũng nhằm duy trì và củng cốquan hệ đồng minh an ninh song phương của hai bên

Bên canh đó, cũng có nhiều nghiên cứu được triển khai dé ban về suhợp tác an ninh, quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản, có thé ké đến đề tài nghiêncứu với tựa đề: “Hop tác an ninh quân sự Mỹ - Nhật Bản dưới thời tổng thong

Obama” (2015) của tác giả Vũ Thị Hưng, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ - Viện

Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tác giả đã đưa ra được một số nội dung

nồi bat trong hợp tác an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản dưới thời kỳ tông thống Obama cầm quyên và chi ra những nhân tố tác động đối với hoạt động hợp tác

an ninh giữa hai quốc gia trong giai đoạn này

Bàn về chiến lược An Độ-Thái Bình Dương được Mỹ thúc day dướithời tổng thống Donald Trump, các bài viết “Vai tro Nhật Bản trong Chiến

lược an ninh An Độ Thái Bình Dương cia Mỹ” (2017) và “Hợp tác Nhật

-Mỹ trong Chiến lược An Độ - Thái Bình Dương” (2018) của tác giả Phan Cao

Nhật Anh đăng trên website của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản cũng đã có

những nhận định về tầm quan trọng của Nhật Bản trong chiến lược này cũng

như trình bày các tư tưởng tương đồng giữa hai quốc gia đồng minh trong van

đề này và đưa ra một vài tác động của nó đối với Việt Nam

Những nghiên cứu của các học giả đã có những tìm tòi đa dạng về

nhiều mặt xung quanh mối quan hệ đồng minh của Mỹ - Nhật Bản, từ lịch sử,

quá trình hai quốc gia xây dựng mối quan hệ đồng minh này đến tiến trình

phát triển 60 năm qua của nó Ngoai ra còn có các nghiên cứu về các nhân tố

tác động đến mối quan hệ này và sự hợp tác giữa hai bên để giải quyết các van đề quốc tế trong hơn nửa thé kỷ duy trì quan hệ đồng minh cho đến nay.

Tuy nhiên vẫn còn ít các nghiên cứu cập nhật đến thời điểm hiện tại về quan

Trang 14

hệ đồng minh của Mỹ và Nhat Ban, vì vậy cần có thêm những nghiên cứu bổ

sung cho chủ dé này Trong bối cảnh tình hình thé giới hiện nay đang tiềm

tang rất nhiều yếu tố bất ôn như van đề Triều Tiên, sự trỗi dậy của TrungQuốc hay dịch bệnh toàn cau, liệu những yếu tố này sẽ có những tác độngnhư thế nào đối với mối quan hệ này và sự hợp tác giữa hai bên sẽ tiến triển rasao là những câu hỏi cần được tìm hiểu Bởi lẽ với vị thế là hai nước lớn trong

hệ thống toàn cầu hiện nay thì những thay đổi trong mối quan hệ giữa Mỹ vàNhật Bản sẽ có tác động nhất định đối với an ninh khu vực và quốc tế, và thực

tiễn hợp tác của hai quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề an ninh truyền

thông hay phi truyền thống hiện nay sẽ là một chủ dé rất được quan tâm

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Luận văn sẽ đưa ra một số nhận xét, đánh giá về quan

hệ Mỹ - Nhật trong giai đoạn 2012-2022 và tác động tới của mỗi quan hệ nay

tới khu vực Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Từ mục tiêu nêu trên, luận văn thực hiện những mục tiêu cụ thể như sau:Một là, tìm hiểu các nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động như thế

nào đến mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật.

Hai là, nghiên cứu về thực trạng quan hệ đồng minh trên lĩnh vực an ninh

giữa Mỹ và Nhật Bản trong giai đoạn 2012-2022 có những nội dung, hợp tác cụ

thé gi trong các lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống

Ba là, đưa ra những nhận xét về mối quan hệ đồng minh này trong giai

đoạn 2012-2022 và đánh giá triển vọng đưới thời kỳ chính quyền tổng thống

Joe Biden.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật.

Về phạm vi nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ đồng minh

Mỹ - Nhật trên các lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống

10

Trang 15

Vé phạm vi thời gian, luận văn lựa chon nghiên cứu quan hệ đồng minh

Mỹ - Nhật trên lĩnh vực an ninh trong giai đoạn 2012 — 2022 vì năm 2012 là

thời điểm sau khi chính quyền Obama triển khai chiến lược “xoay trục” sangChâu Á, và thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu nhiệm kỳ mới của mình và đặttrọng tâm ngoại giao của Nhật Bản vào quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật; năm

2022 đánh dấu thời gian hết nửa đầu nhiệm kỳ của chính quyền Biden

Về phạm vi không gian, luận văn giới hạn nghiên cứu quan hệ đồng minh

Mỹ - Nhật tại khu vực Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu quan hệ quốc tế như: Phương pháp phân tích tài liệu, sử dụng các tài liệu, số

liệu từ các nguồn tham khảo dé khang định, dẫn chứng cho thực trạng quan hệđồng minh của hai quốc gia; Phương pháp so sánh được sử dụng để có sự sosánh giữa các thời kỳ chính quyền trong giai đoạn nghiên cứu dé thay sự thay

đổi của mỗi nhiệm kỳ chính quyền; Phương pháp lịch sử, sử dụng phương pháp dé tìm hiểu các báo cáo, số liệu liên quan đến quan hệ đồng minh của

Mỹ và Nhật Bản trong giai đoạn nghiên cứu và lịch sử phát triển của mối

quan hệ nay, các dit liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian dé thấy được tiến

trình và sự phát triển quan hệ; Phương pháp hệ thống cấu trúc, phân tích theocác van dé chi tiết dé nghiên cứu các mặt của đối tượng nghiên cứu một cách

toàn diện ở các lĩnh vực.

6 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tai liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn bao

gồm 3 chương, 9 tiết và 16 tiểu tiết

Trong đó, Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ đồng minh

Mỹ - Nhật sẽ trình bày các định nghĩa về đồng minh; Tìm hiểu về các nhân tốtác động đến mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, gồm cả những bối cảnh quốc

II

Trang 16

tế đang gây ảnh hưởng đến khu vực, toàn cầu và các yếu tô nội tại đến từ

chính bên trong của hai quốc gia Nội dung Chương 2 - Thực trang quan hệđồng minh Mỹ - Nhật giai đoạn 2012-2022 là những điểm khái quát về mốiquan hệ đồng minh Mỹ - Nhật và thực trạng hợp tác trong quan hệ đồng minh

Mỹ Nhật giai đoạn 2012-2022, hai quốc gia đã tích cực hợp tác trong các vẫn

đề an ninh ở nhiều mảng như chống phổ biến vũ khí hạt nhân, huấn luyện

song phương, an ninh hàng hải, cứu trợ thiên tai, không gian vũ trụ, không

gian mạng, nhằm tăng cường kha năng phòng thủ quốc gia của Nhật Ban dé

củng có hơn nữa quan hệ đồng minh và an ninh khu vực; cùng nỗ lực về cam

kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên; cạnh tranh với sự trỗi dậy của

Trung Quốc và giải quyết các van dé an ninh mới nổi của khu vực; Chương

3 - Đánh giá quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật giai đoạn 2012 — 2022 va

nhận xét triển vọng quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật trong tương lai là phầnđưa ra một số nhận xét về mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật và phân tích tác

động của nó đối với khu vực Đông Á và Việt Nam, triển vọng của mối quan

hệ đồng minh Mỹ - Nhật

12

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIEN VE

QUAN HE DONG MINH MỸ - NHẬT 1.1 Cơ sở lý luận chung về quan hệ đồng minh

1.1.1 Định nghĩa “quan hệ dong minh”

Theo Từ điển Cambridge, Đồng minh là tập hop của các quốc gia, đảngphái chính trị hay con người hành động cùng nhau nhăm đạt được những mục

tiêu chung, lợi ích chung [Cambridge Dictionary, 2017].

Quan hệ đồng minh là mỗi quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia, tổ chức, đảng phái có liên kết với nhau thông qua các hiệp ước vì một mục tiêu, lợi ích

chung Quan hệ đồng minh khi được công nhận một cách chính thức bằng

hiệp định quốc tế sẽ có tính ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành

viên “Quan hệ đồng minh thường quy định trong các hiệp ước những điềukiện liên quan đến sự hưởng ứng và hỗ trợ về quân sự theo yêu cầu Ở mức độthấp nhất, những quy định hợp tác này sẽ bao gồm các hoạt động như diễn tậpquân sự chung, chia sẻ thông tin tình báo, đào tạo nhân viên, chuyển giao vũ

khí Ở mức độ cao hơn, những cam kết này còn bao gồm việc gửi quân

tham chiến cùng nhau, phối hợp tác chiến, hỗ trợ hậu cần khi xảy ra chiếntranh chống lại một nước thành viên Ngoài các hoạt động thường thấy về

quân sự, hoạt động của các đồng minh còn được thể hiện qua su hỗ trợ cần

thiết, phối hợp với nhau băng con đường ngoại giao trong chính sách ngoại

giao chung của các nước thành viên.” [Đào Minh Hồng, 2015]

Theo các học giả Jonathan Pollack và Cha Young Koo thì một mỗi quan

hệ đồng minh cần bao gồm các thành phần sau:

1) khái niệm hoặc mục tiêu chiến lược xác định nghĩa vụ chung của các

đối tác đồng minh;

2) một chiến lược phòng thủ chung mà qua đó các vai trò, sứ mệnh và

trách nhiệm được xác định rõ;

13

Trang 18

3) thỏa thuận về các hình thức và cấp lực lượng cần thiết dé thực hiện

một chiến lược phòng thủ chung;

4) một loạt các thỏa thuận chuyên biệt hơn về quan hệ chỉ huy, bồ trí căn

cứ và chia sẻ gánh nang [Jonathan D.Pollack, Young Koo Cha, 1995, tr 11].

Trong một mối quan hệ đồng minh, vai trò của chiến lược và mục tiêu

chung đóng vai trò rất quan trọng bởi đây sẽ là nền tang dé xây dựng và pháttriển cho các khuôn khổ, cơ chế và sự phối hợp của hai bên Khi có một chiến

lược chung, các quốc gia đồng minh sẽ có thé điều chỉnh chính sách ngoại giao, quốc phòng của mình để phù hợp với định hướng chung đã thống nhất của các thành viên trong nhóm; và đây cũng sẽ là trụ cột cho các quốc gia thành viên dựa theo dé xây dựng những chính sách điều hành và tạo điều kiện

tăng cường hợp tác, kết nỗi giữa các thành phần trong khối đồng minh

1.1.2 “Quan hệ Đông minh” dưới góc nhìn của Chủ nghĩa hiện thực và

Chủ nghĩa tự do

Trong cuốn “Theory of international politics”, Kenneth Waltz đưa ra một

định nghĩa cho “Đồng minh” la: “Khối dong minh được tao ra bởi các quốc

gia có những lợi ích chung, nhưng không phải toàn bộ những giá trị lợi ích

của họ đều trùng nhau Lợi ich chung ở đây thường là một nhân tổ tiêu cực ví

dụ như sự lo sợ về các quốc gia khác” [Kenneth N Waltz, 1979, tr 166].

Học gia George Liska thì coi dong minh về cơ bản là sự liên kết chính

thức giữa hai hoặc nhiều nước chống lại mối đe dọa của một nước thứ ba

mạnh hơn Bản thân sự kết hợp mà Liska gọi là "sự liên kết" tương đồng với

những dự đoán mà lý thuyết cân bằng quyên lực của Waltz nêu ra rằng “các

quốc gia thành lập quan hệ đồng minh dé cân bằng quyền lực với các quốc gia

khác đang bị coi là nguy hiểm, đe dọa an ninh của chính họ” [Kenneth N Waltz, 1979] Các quan hệ đồng minh đối với Liska chỉ đơn thuần là chính

thức hóa những liên kết này [George Liska, 1968, tr 3] Vì vậy, đối với ông,

14

Trang 19

xung đột là yếu tố quyết định chính của sự liên kết và quan hệ đồng minh, và mối de dọa hay tiềm năng của quyền lực được sử dụng như một thuật ngữ

thường thấy trong nghiên cứu về cân bang quyên lực và là động lực dé duy triđồng minh: "Khối đồng minh cùng chống lại, nhằm vào một nước nao đó

hoặc một cai gi do" [George Liska, 1968, tr 12].

Cac tac gia Ole Holsti, Terrence Hopmann va John Sullivan thi dinh

nghĩa ngắn gon về khái niệm này như sau: "Đồng minh là một thỏa thuậnchính thức giữa hai hoặc nhiều quốc gia để hợp tác trong các vấn đề liên quan

đến an ninh quốc gia" [Ole R Holsti, Terrence P Hopmann & John D.

Sullivan, 1973, tr 4].

Tổng kết lại thì trong quan điểm của chủ nghĩa hiện thực đồng minh sẽ làmỗi quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia liên kết với nhau vì một lợi íchchung hay mối đe dọa chung Các học giả của chủ nghĩa hiện thực trong cácđịnh nghĩa của mình về đồng minh nhắn mạnh ở mục tiêu chung và lợi ích mà

các quốc gia sẽ đạt được thông qua mối quan hệ đồng minh, đồng thời phần lớn những yếu tố này sẽ liên quan đến an ninh.

Trong khi đó, các học giả của chủ nghĩa tự do khi nhìn nhận về đồng minh thường chú ý vào yếu tố thé chế hơn là các khía cạnh cá nhân hay thực

tiễn như các nhà nghiên cứu của thuyết hiện thực Hai nhà nghiên cứu nổi bậtcủa trường phái tự do là Robert Keohane và Joseph Nye đưa ra khái niệm về

sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp giữa các chủ thê và lập luận rằng các quốc gia càng liên kết với nhau chặt chẽ thì chiến tranh càng ít xảy ra [Keohane Robert

O & Nye Joseph S., 2003, tr 231-245] Theo quan điểm của trường phái này, tính liên kết của các quốc gia thường đạt được thông qua khuôn khổ của quan

hệ đồng minh, nhưng các học giả của chủ nghĩa tự do cũng nhắn mạnh vai trò

trung tâm của các thê chế chính thức trong việc thúc đây sự hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia [Axelrod R & Keohane Robert O., 1985, tr 225-254].

15

Trang 20

Cũng như vậy, dựa trên khái niệm về Lý thuyết hòa bình dân chủ, Brian Lai

và Dan Reiter khăng định răng kiểu chính quyền của một nhà nước có thê ảnhhưởng đến khả năng hình thành đồng minh [Brian Lai & Dan Reiter, 2000, tr

203-227] Do đó, khi đề cập đến quan hệ đồng minh, những người theo chủ nghĩa tự do nhìn vào hai yếu tố quan trọng: Đầu tiên, họ cho rằng các thể chế

chính thức là cần thiết dé đạt được sự hợp tác có ý nghĩa giữa các đồng minh.Thứ hai, các quan hệ đồng minh không nhất thiết phải mang tính yêu chuộnghòa bình mà cung cấp các phương tiện hòa bình dé giải quyết xung đột [David

Frederick Lemmons, 2012].

Do đó có thé thay răng các học giả của trường phái Tự do luôn đề cao

vai trò của các thê chế, tô chức và sự hợp tác giữa hai bên trong mối quan hệđồng minh, đây sẽ là những trụ cột cơ bản và quan trọng của các quan hệđồng minh Ngược lại, quan điểm của chủ nghĩa hiện thực lại chú trọng vàoyếu tố kết qua và mục tiêu chung trong thực tế của mối quan hệ đồng minh,đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh va coi đó là nên tảng căn bản kiến tạo nên

quan hệ đồng minh.

Ngoài ra, các học giả của Mỹ va Nhật Ban cũng có những định nghĩa về

quan hệ đồng minh Theo như quan điểm của các nhà nghiên cứu Mỹ về mốiquan hệ đồng minh của nước này thì: “Khối dong minh sẽ là những hiệp ướcchính thức giữa hai hay nhiều quốc gia.” [Claudette Roulo, 2019]; “Các đồng

minh của Mỹ là các quốc gia mà nước này có các môi quan hệ chính thức, lâu dài được xây dựng dựa trên các giá trị chung và động lực tiến bộ chung”

[Katie Lange, 2018] Hầu hết đồng minh truyền thống của Mỹ là những quan

hệ đồng minh chính thức được xây dựng vào thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh

trong lĩnh vực an ninh, quân sự nhằm mục tiêu trợ giúp lẫn nhau dé cùng đối

phó với một mối đe dọa, vấn đề chung

Giữa định nghĩa của họ và định nghĩa chung về đồng minh của các học

giả trên thế giới về cơ bản là tương đồng nhưng học giả Mỹ chú trọng hơn

16

Trang 21

vào yếu tố là những lợi ích mà Mỹ có thé đạt được trong một mỗi quan hệ dé

xác định xem mối quan hệ đó có được coi là một đồng minh đúng nghĩa của

Mỹ hay không và Mỹ chỉ công nhận một mối quan hệ là quan hệ đồng minh

khi giữa các nước thành viên có ký kết một hiệp ước chính thức nhằm tạo ra một sự cam kết lẫn nhau giữa các nước trong quan hệ đồng minh.

Còn từ phía các nhà nghiên cứu Nhật Bản, khi nhắc đến quan hệ đồng minh với Mỹ là đề cập đến mối quan hệ dựa trên Thỏa thuận An ninh Mỹ-

Nhật, theo đó cả hai quốc gia, với tư cách là các quốc gia chia sẻ các giá trị vàlợi ích cơ bản, phối hợp và hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực về an ninh,

chính trị và kinh tế [Japan Ministry of Defense, 2018, tr 211].

1.2 Các nhân tô tác động tới quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật

1.2.1 Boi cảnh quốc tếNhững thay đổi trong cán cân quyền lực trên trường quốc tế đang ngàycàng trở nên phức tap hơn ké từ khi bước sang thế kỷ mới, trong khi đó cácthách thức an ninh cũng đã có sự mở rộng và đa dạng hóa hơn về hình thức,chăng hạn như những thách thức mới nỗi liên quan đến an ninh kinh tế và các

van đề khác, các mối đe dọa trong các lĩnh vực mới, bao gồm cả không gian vũ

trụ và không gian mạng Đồng thời, c nghĩa bảo hộ và xu hướng hướng nộicũng đang quay trở lại dé phản ứng với tình trạng toàn cầu hóa nhanh chóng,ngay cả ở các quốc gia đã được hưởng những lợi ích của thương mại tự do,chăng hạn như Mỹ và Châu Âu Hơn nữa, trật tự quốc tế dựa trên các giá tri

phổ quát chang hạn như tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp quyền, nền tang

cho sự ôn định và thịnh vượng của thế giới, đang bị thách thức băng những nỗlực đơn phương để thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc, cũng như

bằng cách lan rộng chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa bạo lực cực đoan Sự phối

hợp của hai quốc gia đồng minh cũng vì thế mà được mở rộng ra nhiều lĩnh

vực hơn Mục tiêu của hai quốc gia trong giai đoạn hiện nay tập trung nhiều hơn vào việc phổ biến những giá tri tự do về hàng hải và thương mai.

17

Trang 22

Cuộc xung đột giữa Nga va Ukraine tiếp tục leo thang căng thang nhanh chóng đã làm thay đôi đáng kê bản chất của chiến tranh khi so sánh với những

cuộc xung đột lớn ở châu Âu vào thế kỷ trước Nhưng phản ứng của thế giớiđối với các hành động của Nga vẫn có thé dẫn đến một cơn địa chan khôngchỉ về cách thức các cuộc chiến tranh diễn ra và khả năng thắng lợi mà còn vềviệc xác định con đường dé đạt được sự 6n định va duy trì quan hệ đối tácgiữa các quốc gia cùng chí hướng Mỹ và Nhật Bản đại điện cho các nền kinh

tế lớn nhất toàn cầu, do đó hai quốc gia cần phải xem xét cân thận cách thức

họ có thé sử dụng sức mạnh và ảnh hưởng của mình như thế nào nhằm tạo ra

một sự thay đôi, hay dé ngăn chặn các hành động bat chấp các quy tắc và luật

pháp quốc tế ở những khu vực xung quanh Nhật Bản và rộng hơn nữa ở quy

mô toàn cầu Day cũng là cơ hội dé đánh giá lại những điểm mạnh và giá trịcủa mối quan hệ đôi tác giữa Nhật Ban và Mỹ đối với một thé giới đang thayđổi, vận động mỗi ngày Vấn đề giữa Nga va Ukraine nổi lên không chỉ giúp

đoàn kết chính phủ Mỹ, châu Au, Nhật Bản và các quốc gia cùng chí hướng

khác, mà còn thúc đây sự ủng hộ tinh than của công chúng trong việc bảo vệmột đất nước đang bị tấn công

Bên cạnh đó, sự lan rộng toàn cầu của địch bệnh COVID-19 hiện nay gây ra mối đe dọa về an ninh con người và làm trầm trọng thêm các xu hướng

đóng cửa biên giới quốc gia Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình

giao thương giữa hai quốc gia mà còn có những tác động đến xã hội của hai

bên khi hạn chế sự giao lưu văn hóa - giáo dục và xuất nhập khâu hàng hóa

giữa Mỹ và Nhật Bản “Dưới tác động của đại dịch, các nền kinh tế lớn trong

khu vực đang gặp nhiều khó khăn GDP của Nhật Bản đã tăng trưởng âmtrong ba quý liên tiếp trong năm 2020 Trong quý II năm 2020, GDP của Nhật

giảm 7,8% so với quý trước, đây là mức giảm lớn nhất tính theo số liệu thống

kê về kinh tế của Nhật Bản trong năm đầu của đại dịch Dịch bệnh đã phá vỡ

18

Trang 23

sự ôn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng trong khu vực, thương mại của các nước trong khu vực bị ảnh hưởng, xuất nhập khâu của Nhật Ban, Hàn

Quốc, Ấn Độ và các nước khác giảm mạnh.” [La Chiếu Huy, 2020] Những

điều này sẽ là thách thức lớn cho các nước trong khu vực Châu Á đề phục hồi

lại nền kinh tế và tăng trưởng trong những năm sau đại dịch

Những van dé an ninh truyền thống và cả phi truyền thống nối lên hiệnnay không chỉ gây tác động đến quan hệ đồng minh của hai bên mà còn dẫn

đến những nhu cầu phải thay đổi và tăng cường hợp tác hơn nữa trong khuôn khổ quan hệ đồng minh dé có thé cùng nhau ứng phó và phát triển trong môi trường quốc tế day biến đổi hiện nay Những nhân tố quốc tế này vừa là chất xúc tác để kéo gần quan hệ của Mỹ và Nhật Bản nhưng cũng có thể là tác

nhân gây ra sự chia rẽ quan hệ bởi sự thiếu thống nhất trong quan điểm củahai bên trong cách xử lý, phản ứng với những vấn đề khu vực, quốc tế

1.2.2 Bối cảnh khu vực

Nền tang dé xây dựng một mối quan hệ đồng minh là sự lo ngại về mối

đe dọa chung giữa hai quốc gia Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, mục tiêu chung của Mỹ và Nhật Bản là cùng chống lại sự đe dọa từ Liên Xô và sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở khu vực Châu Á Bước sang thế kỷ mới, dù mục tiêu cũ này đã không còn tồn tại nhưng những mối de doa an ninh truyền

thống vẫn là động lực chính và gây ra những ảnh hưởng cho mối quan hệ

đồng minh của hai bên.

Trước hết, tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương vẫn ton tại những thách thức an ninh đáng lo ngại như là vấn đề vũ khí hạt nhân Mặc dù Mỹ

và các nước đang thúc đây những biện pháp hoà bình dé giảm thiểu van dénảy, song việc Triều Tiên liên tục nghiên cứu phát triển các loại vũ khí huỷdiệt cũng như thử tên lửa ngày một dày đặc, càng đặt ra những yêu cầu cảnh

giác với các quôc gia trong khu vực Trong quá khứ, Triêu Tiên là nơi phô

19

Trang 24

biến vũ khí hàng loạt, bao gồm vũ khí thông thường, công nghệ hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tác nhân hóa học cho các quốc gia, chăng hạn như lran và

Syria, điều này làm tăng thêm lo ngại của Mỹ và các đồng minh về đảm bảo

an ninh toàn cầu

Triều Tiên hiện nay đã phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cókhả năng tấn công lục địa Mỹ bằng vũ khí hạt nhân hoặc trọng tải thôngthường Năm 2017, Triều Tiên đã tiễn hành một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo

ngày càng tinh vi về phía đông hướng về phía lãnh thổ Mỹ [US Department of Defense, 2019] Việc phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng đặt ra một mối đe dọa đối với an ninh của các đồng minh của Mỹ, chắng hạn như Hàn Quốc và Nhật Bản, những quốc gia hàng xóm của Triều Tiên.

Các hành động của Triều Tiên đã chứng tỏ nước này sẵn sàng sử dụng

vũ lực sát thương để đạt được mục đích Vì vậy, cho đến khi giải trừ hoàntoàn vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên vẫn sẽ là một thách thức an ninh cho hệ

thống đồng minh toàn cầu của Mỹ và các đồng minh, đối tác của nước này và

Mỹ sẽ cần có những chính sách, giải pháp cụ thể cho vấn đề này đề tránh tình

trạng càng xấu đi so với hiện tại

Những thách thức đối với an ninh khu vực Đông Bắc A van còn tồn tại bởi các tranh chấp lịch sử và lãnh thổ, hàng hải chưa được giải quyết tại đây như

van đề thống nhất bán đảo Triều Tiên; hay tranh chấp lãnh thổ/lãnh hải giữa

Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Diéu Ngư, giữa Nhật Bản và

Hàn Quốc về quần đảo Dokdo/Takeshima Ngoài ra, tiềm năng của một cuộc

chạy đua vũ trang hạt nhân vẫn còn tồn tại trong khu vực nếu các nỗ lực phi hạt

nhân hóa tại Triều Tiên không thành công Hơn nữa, việc hủy bỏ hiệp ước Cáclực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Mỹ va Nga cũng có thé làm tramtrọng thêm tình hình nếu Mỹ quyết định triển khai tên lửa đạn đạo tầm trungtrong khu vực dé đáp trả Trung Quốc và Triều Tiên Việc gia tăng quân sự hóa

20

Trang 25

trong bối cảnh các cuộc chạy đua vũ trang hiện nay giữa các quốc gia không phải là dấu hiệu tốt cho sự hợp tác an ninh đa phương va triển vọng đạt được sự

đồng thuận về các môi đe doa chung [Niklas Swanström, 2020]

Một van đề mới nổi nữa gây tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ của Mỹ

và Nhật Bản là sự rồi dậy của Trung Quốc Kê từ khi mở cửa với thương mại

và đầu tư nước ngoài và thực hiện cải cách thị trường tự do vào năm 1979,Trung Quốc đã năm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thé giới,

với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế hàng năm đạt trung bình 9,5% cho đến năm 2018, một tốc độ được Ngân hàng Thế giới mô

tả là "sự mở rộng bền vững nhanh nhất của một nền kinh tế lớn trong lịch sử." [Wayne M Morrison, 2019] Tốc độ tăng trưởng như vậy đã giúp Trung

Quốc trung bình tăng gấp đôi GDP cứ sau 8 năm và giúp ước tính lên đến 800triệu người thoát nghèo Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới(trên cơ sở sức mua tương đương), nhà sản xuất, nhà kinh doanh hàng hóa và

người nắm giữ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, đồng thời cũng khiến Trung

Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất, nguồn nhập khẩu lớn nhất và thị

trường xuất khâu lớn thứ ba của Mỹ Trung Quốc cũng là nước nắm giữ nhiều nhất chứng khoán nước ngoài của Kho bạc Mỹ, giúp tài trợ cho khoản nợ liên bang và giữ cho lãi suất của Mỹ ở mức thấp [Wayne M Morrison, 2019].

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng tỏ ra lo ngại về những thách

thức mà chương trình hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng của Trung Quốc hiện đang đặt ra đối với lợi ích của Mỹ ở châu Á và các nơi khác Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã nỗi lên trong những năm gan

đây vì có ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược, kế hoạch, ngân sách và chương

trình quốc phòng của Mỹ và cạnh tranh quân sự Mỹ - Trung đã trở thành một

nhân tố chính trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc nói chung Ké từ năm 1978,CHND Trung Hoa đã tiến hành các công tác để chuyển Giải phóng quân

21

Trang 26

Nhân dân Trung Quốc từ một quân đội tập trung vào lực lượng bộ binh, công

nghệ thấp, hoạt động mặt đất thành lực lượng công nghệ cao, có mạng lưới,

với sự chú trọng ngày càng tăng vào các hoạt động chung, các lĩnh vực hàng

hải và thông tin, các hoạt động tấn công trên không, các hoạt động di chuyênđường dài, và các hoạt động về không gian và mạng Quân đội Trung Quốcđang trở thành quân đội toàn cau, thé hiện qua việc hải quân nước này ngày

càng có khả năng hoạt động xa bờ Giải phóng quân Nhân dân đã thực hiện

các cuộc tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden, tuần tra thường xuyên ở

những nơi như Biển Đông và Ấn Độ Dương, đồng thời triển khai nhóm đặcnhiệm và thiện chí trên toàn thế giới, và vào năm 2017, Trung Quốc đã thiết

lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc ở Djibouti [U.S.

đồng thời xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của một chiếnlược ngoại giao đa phương diện, với mục đích không chỉ thúc đây sự đổi mới

của đất nước, mà còn tăng cường sự chú ý quốc tế về tầm vóc của Trung Quốc trong nền chính trị thế giới “Sáng kiến Vanh đai và Con đường” được

công bố ngay sau đó tập trung vào thúc day kết nối hạ tang cơ sở như đường

sắt, cảng biển, cầu, đường không chỉ dành cho các nước dang phát trién mà

cả những nước công nghiệp hóa ở châu Âu và Bắc Mỹ đang cần thay thế cơ

sở, hệ thong ha tầng đã xuống cấp Sáng kiến này được tao ra nhằm hỗ trợ cho

22

Trang 27

mục tiêu chấn hưng lại Trung Quốc trong “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập “Sản xuất ở Trung Quốc 2025” là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành

công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biếnTrung Quốc thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ

Cùng với việc ban hành “đường 9 đoạn” và tăng cường tiềm lực quân sự,xây các đảo nhân tạo và quân sự hóa, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng sức mạnh

để tạo áp lực lên các nước láng giéng trong khu vực, trong đó có Việt Nam Từsau khi khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” được đề cập đến, Trung Quốc trở

nên gay gắt và cứng rắn hơn trong việc leo thang căng thắng và tranh chấp chủ quyền biển đảo với các quốc gia tại khu vực biên Đông và Hoa Đông điển hình như tranh chấp chủ quyền tại quần dao Senkaku/ Điều Ngư với Nhật Bản, thực

hiện các hoạt động xây dựng phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sacủa Việt Nam, tranh chấp Bãi can Scarborough với Philippines, cùng với đó

là thông qua Sáng kiến Vanh đai và Con đường dé đây mạnh sự hợp tác, liên

kết liên khu vực giữa các quốc gia thuộc lục dia A — Âu Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc không chỉ giới hạn ảnh hưởng, vị trí của mình ở trong khu vực nữa mà đã mở rộng ra ở quy mô toàn cầu.

Chiến tranh thương mại và cạnh tranh địa chiến lược Mỹ-Trung ngày

càng gia tăng đồng nghĩa với việc Nhật Bản và Hàn Quốc phải đối mặt vớitình thế tiễn thoái lưỡng nan trong việc cân bằng quan hệ với cả hai cường

quốc nhất là với áp lực phải đứng về phía đồng minh Mỹ Diễn biến phức tạp

trong quan hệ giữa các cường quốc trong khu vực cũng phần nào tác động đến

quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản Trung Quốc và Nhật Bản là hai cường quốc

láng giềng, và việc phát triển mối quan hệ Trung — Nhật 6n định, hữu nghị và

hợp tác lâu dài sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên Bởi vậy chính sách đối

ngoại của Nhật Bản hiện nay đã có sự mềm mỏng hơn trong quan hệ với

Trung Quốc, nhưng điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng phan nao đó đến cái nhìn

23

Trang 28

của người đồng minh Mỹ với Nhật Bản trong bối cảnh sự cạnh tranh vị thế

đang diễn ra gay gắt hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc

1.2.3 Quan hệ dong minh Mỹ - Nhật trong giai đoạn trướcNền tảng khởi đầu cho mối quan hệ đồng minh của hai quốc gia là Hiệpước an ninh Mỹ Nhật được ký kết vào năm 1960, Hiệp ước này đề cập đếnnhững nội dung chính mà hai bên đã thống nhất gồm:

1 Tuân theo các quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, giải quyết mọi

tranh chấp quốc tế mà hai bên tham gia bằng các biện pháp hòa bình, ngăn chặn những sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ

hoặc độc lập chính tri của bat kỳ quốc gia nao

2 Phát triển hơn nữa các quan hệ quốc tế hòa bình và hữu nghị bằng cách

củng cố các thê chế tự do

3 Phối hop và viện trợ cho nhau dé chống lại cuộc tấn công vũ trang

4 Tổ chức các cuộc tham vấn thường kỳ dé thảo luận về các van dé an ninh

của Nhật Bản cũng như khu vực Viễn Đông xung quanh

5 Bat kỳ cuộc tan công vũ trang nao vào các lực lượng của hai bên trên lãnh thô của Nhật Bản đều được xác định là mối đe dọa an ninh cho cả hai quốc gia.

6 Mỹ được cho phép sử dung các cơ sở và khu vực ở Nhật Ban dé triển khai các

lực lượng trên bộ, không quân và hải quan [Japan Ministry of Defense, 1960].

Sau đó đến năm 1978, Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật

được thông qua lần đầu tiên nhằm cụ thể hóa việc phân công và chia sẻ trách

nhiệm giữa Mỹ va Nhật Ban trong việc đảm bảo an ninh của Nhật Tài liệu

này tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch quân sự toản diện và dứt điểm cho các

hoạt động khác giữa lực lượng Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Hai nội

dung chính trong Bản hướng dẫn này là: hướng dẫn và chỉ đạo lập kế hoạch

để phản ứng với các trường hợp bất thường khác ở Viễn Đông có thể ảnh

hưởng đên an ninh của Nhật Bản; và các điêu khoản cho các nghiên cứu và

24

Trang 29

phân tích được thực hiện trong một số lĩnh vực liên quan và hỗ trợ cho những

công tác chính.

Ngày 24/9/1997, Nhật Bản và Mỹ đã chính thức công bố bản báo cáocuối cùng về sửa đổi phương châm hợp tác quốc phòng song phương Việchợp tác quốc phòng sẽ được tiến hành trong khuôn khổ Hiến pháp Nhật Bản

và trong 3 trường hợp: hợp tác phòng thủ bình thường: các cuộc tấn côngquân sự nhằm vào Nhật Bản và trong trường hợp khẩn cấp tại các khu vực

xung quanh Nhật Bản.

Trong Chiến tranh Lạnh, trọng tâm của quan hệ đồng minh này là nhằm

hợp tác quốc phòng lẫn nhau chống lại khối đồng minh của Liên Xô và nói chung là nỗi sợ hãi về chủ nghĩa cộng sản toàn cầu Cho đến cuối năm 1991,

đây được coi là mục tiêu chính yếu của Mỹ và các đồng minh Các quan hệđồng minh song phương của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là

một phần của trật tự an ninh do Mỹ lãnh đạo tại Đông A ké từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh và là một công cụ quan trọng trong các chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tại Châu Á, với cốt lõi là quan hệ đồng minh Mỹ- Nhật Nhưng mối quan hệ này cũng đã buộc phải điều chỉnh sau khi Liên Xô sụp đồ và nguyên tắc tổ chức của đồng minh dưới thời Chiến tranh Lạnh đã

trở nên lỗi thời Cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng tại Mỹ vào tháng

9/2001 đã mở ra một thời kỳ mà quan hệ quân sự giữa hai bên được làm mới

lại, gia tăng kỳ vọng ở Mỹ rằng Nhật Bản sẽ hướng tới một thế trận quốc

phòng chủ động hơn và xóa bỏ những hạn chế của chủ nghĩa hòa bình mànước này vẫn theo đuôi

Ở thập niên đầu của thế kỷ 21, trong mối quan hệ đồng minh này, Nhật

Bản chủ yếu đóng vai trò là người hỗ trợ cho Mỹ trong những cuộc chiến ở

Afghanistan và Iraq, nhưng Mỹ lại ít tham gia hơn vào các van dé an ninh của

khu vực quanh Nhật Bản so với thời kỳ trước Phải bước sang thời kỳ Thủ

25

Trang 30

tướng Shinzo Abe tái đắc cử, vai trò của quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật được Nhật Bản chú trọng lại và có những bước tiễn rõ rệt, đặc biệt với sự xuất hiện

của Bản Hướng dẫn quốc phòng Mỹ - Nhật Bản năm 2015 Và cũng trong giaiđoạn này, Mỹ đề ra chính sách Xoay trục và định hướng quay lại khu vực Châu

Á - Thái Bình Dương khiến cho mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật lại có một

Sự củng cô bên chặt hơn, đóng vai trò là sự hỗ trợ thiết thực cho Mỹ tham giavào cấu trúc an ninh và kinh tế tại khu vực Bắt nguồn từ cam kết kiên định của

hai bên đối với các giá trị như dân chủ, tôn trọng nhân quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, có thể thấy quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật đã và sẽ tiếp tục đóng một vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của hai quốc gia; đồng thời tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương - Thái Bình

Dương tự đo và cởi mở, bao gồm cả thông qua hợp tác an ninh trong khu vựccũng trở thành một hướng đi mới trong mối quan hệ của hai bên

1.2.4 Tình hình nội tại của hai quốc gia

Thứ nhất, sức mạnh của Mỹ cũng đã trở nên suy yếu so với thé kỷ trước Sau sự sup dé của Liên Xô, thé giới bước vao khoảnh khắc đơn cực và cục diện đa cực đa trung tâm với một siêu cường duy nhất là Mỹ Nhưng những cuộc xung đột dai dang tại Trung Đông cũng như những ảnh hưởng từ tình

hình khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho trật tự thế giới dần dần cũngchịu ảnh hưởng và biến đồi Mỹ vẫn duy trì một vị thế mạnh trong khu vực,

nhưng lợi thế này cũng dần bị xói mòn Chỉ số Quyền lực Châu Á do Viện

nghiên cứu Lowy của Australia công bố năm 2023 đã minh họa về nhận thức

của công chúng về sự thay đổi quyền lực trên thé giới Trong khi Mỹ duy trì

vị trí thống trị ở châu Á về các nguồn lực như khả năng kinh tế, khả năng quân sự và mạng lưới quốc phòng thì Trung Quốc lại có lợi thế rõ ràng hơn so với Mỹ trong các lĩnh vực ảnh hưởng khác như mối quan hệ kinh tế hay ảnh

hưởng ngoại giao Mỹ cũng phải cạnh tranh trong các lĩnh vực này với một số

26

Trang 31

cường quốc khu vực khác [Susannah Patton, Jack Sato & Hervé Lemahieu, 2023] Vị thế và niềm tin của các nước đối với Mỹ có sự suy giảm, nhất là

trong suốt giai đoạn đầu của thế kỷ XXI khi Mỹ sa đà vào những cuộc chiến ởkhu vực Trung Đông và coi nhẹ việc củng cố quan hệ đồng minh cũng như vị

thế của mình tại khu vực Châu Á Điều này còn là hệ quả từ nguyên tắc

“Nước Mỹ trên hết” của cựu tổng thống Donald Trump và những chính sách

hà khắc của ông với các đồng minh truyền thống và các đối tác trên thế giới,

gây ra sự sụt giảm về niềm tin của các quốc gia vào vị thế siêu cường của Mỹ trên thế giới.

Và theo xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác đa phương hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang ngày càng đóng những vai trò quan trọng hơn trong việc

cùng nhau giải quyết các van đề toàn cau, hội nhập cùng phát triển Nhật Bancũng đã dần thoát khỏi bóng đen của một quốc gia phát xít dưới thời Thếchiến hai và vươn lên phát triển trở thành một trong những nền kinh tế hàng

đầu thế giới, cường quốc về khoa học, công nghệ và đang dần tham gia tích cực hơn trong các hoạt động liên quan đến an ninh toàn cầu Trong khi đó Mỹ

thì không còn giữ được vi thé lãnh đạo như khi thời kỳ Chiến tranh Lạnh vừakết thúc

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, nền kinh tế Mỹ đã phải chịu một

số thất bại đắt giá, bao gồm: sự sụp đồ của thị trường chứng khoán sau sự gia

tăng không thể kiểm soát được của cổ phiếu công nghệ; thiệt hại từ các vụ bê

bối của các công ty; vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001; chiến tranh ở

Afghanistan va Iraq; sự tàn phá của cơn bão Katrina dọc theo Bờ Vịnh gan

New Orleans năm 2005; và cuộc suy thoái kinh té nghiêm trọng được biết đến

rộng rãi với tên gọi Đại suy thoái, chính thức xảy ra từ tháng 12 năm 2007

đến tháng 6 năm 2009 và một phan là do suy thoái tài chính liên quan đến cáckhoản thé chấp dưới chuẩn Trong những năm đầu tiên của thé kỷ XXI, nền

27

Trang 32

kinh tế Mỹ đã bộc lộ ra nhiều điểm yếu dẫn đến những rủi ro trong tương lai.

Mỹ phải đối mặt với thâm hụt thương mại kéo dài nhiều năm; giá trị hàng hoánhập khẩu cao hơn rat nhiều giá trị hàng hóa va dịch vụ của Mỹ xuất khâusang các nước khác Đối với nhiều người dân, thu nhập hộ gia đình đã đìnhtrệ ké từ những năm 1970, trong khi nợ nan lên tới mức ky lục Hơn nữa,nhiều nhà quan sát đã chỉ ra khoảng cách chênh lệch thu nhập ngày càng tănggiữa nhóm nhỏ người giàu ở đỉnh kim tự tháp kinh tế và các công dân còn lại

của Mỹ Từ đầu năm 2020, kinh tế Mỹ cũng phải chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19 khi chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh và số người nộp đơn that

nghiệp tăng kỷ lục Cụ thể, GDP thực tế quý I giảm 5%, và giảm đến 32,9%

vào quý II do dịch bệnh lan trên quy mô lớn và các biện pháp giãn cách khiến

tình hình kinh tế Mỹ càng tôi tệ hơn và chính thức rơi vào suy thoái [ĐăngTuấn, 2020]

Mỹ trong quá khứ nắm giữ vị thế là một siêu cường của thế giới cả về

quân sự và kinh tế, nhưng hiện nay, vị trí nền kinh tế hàng đầu thế giới của

Mỹ đã bị thu hẹp khoảng cách với sự phát triển của những con rồng Châu Á

và một Trung Quốc đang nôi lên đầy mạnh mẽ Việc sức mạnh của Mỹ bị suy

yếu phần nào gây ra suy giảm lòng tin của các đồng minh đối với Mỹ, từ đó buộc Mỹ phải đây mạnh hợp tác với các quốc gia này đề đảm bảo uy tín, duy

trì cam kết về lợi ích đối với các nước đồng minh

Thứ hai, trong giai đoạn một thập kỷ trở lại đây, Mỹ đã trải qua ba

nhiệm kỳ của các tổng thong khác nhau và ở dưới mỗi thời kỳ, những quanđiểm chính trị của người lãnh đạo và bộ máy giúp việc cũng có những sựkhác biệt về hệ tư tưởng, chiến lược phát triển

Chính quyền của Tổng thông Mỹ Barack Obama vào năm 2011 đã công

bố một sự thay đổi chiến lược quan trọng là chiến lược “xoay trục” hay “tái

cân băng” sang Châu A, nhăm tăng cường môi quan hệ quân sự và kinh tê với

28

Trang 33

các đối tác trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản Một năm sau đó, Nhật Bản

đã trải qua sự thay đổi về chính quyền khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm

quyền và tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm củng cố và đâymạnh quan hệ đồng minh an ninh Mỹ-Nhật dé bảo vệ lợi ích quốc gia Từ thờiđiểm này, Nhật Bản coi quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật đây là một trongnhững vấn đề trụ cột của ngoại giao Nhật Bản, đồng thời đây mạnh quan hệ

nhiều mặt với các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, coi hòa

bình, hợp tác và phát triển tại khu vực này là yếu tổ đảm bảo cho sự 6n định

về mặt an ninh chính trị và thúc đây hồi phục kinh tế của Nhật Bản Thủ

tướng Shinzo Abe trong nhiệm kỳ của mình cũng nhiều lần bày tỏ thái độ ủng

hộ lớn đối với mối quan hệ đồng minh với Mỹ, bằng cách thúc đây các điềuluật dé cải thiện khả năng quân sự của Nhật Bản nhằm phối hợp hiệu quả hơncùng đồng minh, đồng thời áp dụng các chính sách ngoại giao mềm mỏngnhằm củng có và phát triển hon nữa mối quan hệ với Mỹ

Sang giai đoạn tiếp theo, dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã áp dung

nhiều chính sách cứng rắn với các đồng minh như Nhật Bản, Han Quốc, các

quốc gia NATO, điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho các mối quan hệ

đồng minh truyền thống của Mỹ Nhật Bản và các đồng minh phải chịu sức ép

từ những đề xuất gia tăng ngân sách quốc phòng nhằm hỗ trợ cho lực lượng

quân sự Mỹ đóng quân tại nước sở tại, và những chỉ trích từ phía tổng thống

Donald Trump về sự thiếu công bằng trong việc chia sẻ gánh nặng trong quan

hệ đồng minh khi đương đầu với những mối đe dọa chung Chính sách “Nước

Mỹ trên hết” của vị tổng thống này cũng phần nào khiến các đồng minh như

Nhật Bản bị suy giảm niềm tin vào cam kết của Mỹ đối với an ninh của đồng

minh tại khu vực.

Nhưng chính quyền của tổng thong Donald Trump cũng đưa một chiến

lược quốc phòng mới có những nét tương đồng với chính sách xoay trục trước

29

Trang 34

đây được triển khai dưới nhiệm kỳ của ông Obama, với tên gọi là chiến lược

An Độ Dương - Thai Bình Dương Tự do và Rộng mở (Free and Open Indo—Pacific) Chiến lược mới này mở rộng về phạm vi địa ly của các quốc gia đốitác của Mỹ, cụ thể là không chỉ gói gọn trong vòng các đồng minh thuộc hệthống trục và nan hoa của Mỹ nữa mà gồm cả những nước đối tác tiềm năng

như An Độ - một nước có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc tại Châu Á.

Cả Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 và Chiến lược Quốc phòng 2018 đềukhang định An Độ Dương - Thái Bình Duong là khu vực quan trọng đối với

sự ôn định, an ninh và thịnh vượng liên tục của Mỹ Mỹ cũng đã tăng cường

củng có những quan hệ đồng minh truyền thống tại châu A với Nhật Ban, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan Các quan hệ đồng minh này được

kỳ vọng đóng vai trò quan trọng để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực

và sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho Mỹ và thế giới trong tương lai xa Mỹ cũng

đã thực hiện các bước để mở rộng quan hệ đối tác với Singapore, Đài Loan,

New Zealand và Mông Cổ Trong khu vực Nam A, Mỹ đang nỗ lực vận hành Quan hệ Đối tác Quốc phòng với An Độ, đồng thời theo đuôi các quan hệ đối

tác mới với Sri Lanka, Maldives, Bangladesh va Nepal Bên cạnh đó, nước

nay cũng đang tiếp tục tăng cường mối quan hệ an ninh với các đối tác ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia, đồng thời duy trì

các cam kết với Brunei, Lào và Campuchia Tại các quần đảo Thái BìnhDương, Mỹ đã tăng cường sự tham gia của mình để duy trì một Thái BìnhDương tự do và cởi mở, duy trì quyền tiếp cận và thúc đây địa vị của mình

như một đối tác an ninh của khu vực.

Ở nhiệm kỳ mới, hai tham vọng chính trong chương trình nghị sự về

chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden là: xây dựng lại mối quan hệ đang bị giảm sút với các đồng minh truyền thống và xây dựng một mặt trận

thống nhất chống lại Trung Quốc [The White House, 2021] Các chuyến thăm

30

Trang 35

cấp nội các ngay đầu nhiệm kỳ tới Nhật Bản và Hàn Quốc vào tháng 3/2021

đã thé hiện rằng Mỹ dang tái khang định các cam kết hiệp ước quốc phòng vànhằm đảm bảo các thỏa thuận hỗ trợ của nước chủ nhà với cả hai quốc giađồng minh Chính quyên của Tổng thống Joe Biden cũng đã tuyên bố rõ ràngrằng họ coi các đồng minh và đối tác của Mỹ là “tài sản chiến lược lớn nhất

phương [INSG, 2021, tr 10].

Chính quyền Biden trong nhiệm kỳ mới đã nỗ lực mở rộng vai trò của cácnhóm đa phương nhất định liên quan đến các đồng minh trong khu vực Mỹ đã

nhanh chóng tiến tới việc nâng cấp nhóm Tứ giác giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản

và Mỹ lên thành đối thoại cấp lãnh đạo và hồi sinh quan hệ đối tác ba bên đang ngủ đông với Hàn Quốc và Nhật Ban Mỹ và các đối tác tại khu vực An Độ -

Thái Bình Dương đang cho thấy ý định mở rộng hợp tác nhiều mặt ngoài lĩnhvực an ninh - như là lĩnh vực y tế, biến đổi khí hậu và công nghé, - dé tangcường kha năng tập thé nhăm cung cấp hàng hóa rộng rãi cho khu vực và toàncầu Đồng thời, Mỹ đã sử dụng nguồn lực ngoại giao đáng ké để tập hợp các

đối tác Châu Au và An Độ Dương - Thái Bình Dương lại với nhau nhằm hỗ trợ

chương trình nghị sự toàn cầu nhằm chống lại tham vọng và ảnh hưởng ngày

càng mở rộng của Trung Quốc Vì chính quyền của tổng thống Joe Biden coi

cạnh tranh với Trung Quốc là một thách thức toàn cầu lâu dài - chứ không phải

là mục tiêu khu vực trong ngắn hạn - chương trình nghị sự này đã ưu tiên hỗ trợ

phối hợp đối với các van đề như Sáng kiến Vanh đai va Con đường của Trung

| :

“America’s greatest strategic asset”

31

Trang 36

Quốc, tội phạm mạng, vi phạm nhân quyền, và chủ nghĩa độc tài kỹ thuật sỐ

[Ashley Townshend & Tom Corben, 2021].

Trong nhiệm ky thứ hai của tổng thống Obama, Mỹ đã nhận ra được tam

quan trọng của người đồng minh Nhật Bản trong chiến lược quay lại Châu Á

của mình bởi vậy đã có một sự củng cô rõ rệt cho mối quan hệ đồng minhnày, có thé kề đến như việc thành công ban hành Bản Hướng dẫn quốc phòngchung của hai quốc gia đồng minh vào năm 2015 Tuy nhiên đến bốn năm

nhiệm kỳ sau đó của ông Donald Trump, mối quan hệ đồng minh này dù vẫn được duy trì nhưng lại cũng phải chịu sức ép khá lớn từ những đòi hỏi về chia

sẻ chỉ phí quân sự, yêu cầu gánh vác trách nhiệm nhiều hơn trong quan hệ đồng minh, và cũng thiếu di sự hợp tác trong các van đề quốc tế khi Mỹ rời

khỏi một số tổ chức, cơ chế đa phương Bước sang nhiệm kỳ mới của tongthống Joe Biden, sự chú trọng vao vai trò của các đồng minh lại được nhắc lạingay từ đầu nhiệm kỳ trong “Hướng dẫn tạm thời cho chiến lược An ninh

quốc gia” được ban hành vào tháng 3/2021 và sau đó Mỹ cũng triển khai

nhiều hơn những chính sách dé củng cô mối quan hệ với người đồng minh

Nhật Bản thông qua những cuộc tập trận chung, các hội nghị thượng đỉnh

giữa lãnh đạo ở nhiều cấp từ trung ương đến địa phương Cùng với đó là sự

ủng hộ từ phía Nhật Bản xuyên suốt trong các chính sách của thủ tướngShinzo Abe dưới nhiệm kỳ của mình Thủ tướng Shinzo Abe đánh giá rất cao

vai trò của mối quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật đối với việc đảm bảo an ninh

cho Nhật Ban và thúc đây sự phát triển ổn định của nước nay [Hiroyuki

Akita, 2022] Điều này dẫn đến kết quả là Nhật Bản hiện nay vẫn được coi là

một đồng minh hàng đầu của Mỹ tại khu vực và hai bên cũng cùng nhau triểnkhai rất nhiều sự hợp tác trong vấn đề an ninh

Thứ ba, về phía Nhật Bản, nước này đã luôn kiên định đi theo con đường của một quốc gia yêu chuộng hòa bình ké từ khi Chiến tranh thế giới thứ II

32

Trang 37

kết thúc, và hướng tới mục tiêu đạt được hòa bình, ổn định ở khu vực châu A

- Thái Bình Dương và cho cộng đồng quốc tế Chính sách an ninh của NhậtBản hiện nay chủ yếu đi theo phương hướng nay

Dựa trên nguyên tắc an ninh con người, nước này đang day mạnh hợptác về các hình thức hỗ trợ phát triển điển hình của Nhật Bản, chăng hạn như

nỗ lực đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên ky (MDGs) của Liên hợp

quốc Sự hợp tác này đã góp phan cùng nhiều nước châu A đạt được sự ổn

định, tăng trưởng kinh tế và dân chủ Nhật Bản đã chủ động giải quyết nhiều

vấn đề toàn cầu, bao gồm nghèo đói, biến đổi khí hậu, các vấn đề môi trường toàn cầu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, nước và vệ sinh, y tẾ, giáo dục, nông nghiệp và các van đề phụ nữ Ngoài ra, Nhật Ban đã và đang đóng góp vào

hòa bình và thịnh vượng của khu vực và cộng đồng quốc tế bằng cách đi đầutrong việc hoạch định luật lệ quốc tế và hỗ trợ nâng cao năng lực của cácnước dang phát trién

Ngoài ra, với mục tiêu đạt được “một thế giới không có vũ khí hạt nhân”, Nhật Bản đã có các sáng kiến về giải trừ vũ khí hạt nhân và không phô biến vũ

khí hạt nhân trong cộng đồng quốc tế Nhật Bản với vai trò dan đầu Sáng kiến

không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân (NPDI), đã đệ trình dự thảo nghị

quyết về giải trừ hạt nhân lên Đại hội đồng Liên hợp quốc và đang vận động déHiệp ước Câm thử hạt nhân toàn điện (CTBT) có hiệu lực Nhật Bản cũng đangthực hiện một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực an ninh hạt nhân và kiểmsoát vũ khí thông thường bao gồm vũ khí nhỏ và vũ khí hạng nhẹ

Sự tham gia của Nhật Bản vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên

hợp quốc (PKO), các hoạt động cứu trợ thiên tai quốc tế, các hoạt động hỗ trợtái thiết ở An Độ Dương, và hỗ trợ nhân đạo và tái thiết ở Iraq cũng được đâymạnh hơn Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã có nhiều đóng góp nhằm

đảm bảo hòa bình cho cộng đồng quốc tế kể từ khi tổ chức này bắt đầu tiến

33

Trang 38

hành các hoạt động rà phá min ở Vinh Ba Tư vào năm 1991 Trong những

năm gần đây, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã thực hiện các hoạt độngchống cướp biển ở Vịnh Aden và các nỗ lực cứu trợ vào thời điểm xảy ra cơn

bão ở Philippines năm 2013 với sự tham gia của khoảng 1.100 nhân viên Lực

lượng phòng vệ Nhật Bản, đã tạo được sự tin tưởng của cộng đồng quốc tếđối với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản [Japanese Ministry of Defense, 2013]

Với những biến đổi trong môi trường quốc tế hiện nay đã đòi hỏi Mỹ vàNhật Bản phải có những sự điều chỉnh chiến lược chính sách của mình dé phùhợp hơn với tình hình thế giới Những khu vực và vấn đề mới nổi nhận đượcnhiều sự chú trọng hơn của hai quốc gia cũng là cơ hội mở rộng hợp tác cho

hai bên ra ngoài những khuôn khô cũ của quan hệ đông minh.

34

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Chương đầu tiên của luận văn đã trình bày được các định nghĩa cơ bản

về khái niệm quan hệ dong minh - là môi quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia, tổ chức, đảng phái có liên kết với nhau thông qua các hiệp ước vì một

mục tiêu, lợi ích chung Tác giả cũng đã đưa ra được sự khác biệt về quanđiểm của chủ nghĩa Hiện thực và Tự do khi đề cập đến khái niệm này Cáchọc giả của trường phái Tự do luôn đề cao vai trò của các thê chế, tổ chức và

sự hợp tác giữa hai bên trong mối quan hệ đồng minh Ngược lại, quan điểm

của chủ nghĩa hiện thực lại chú trọng vào yếu tố kết quả và mục tiêu chungtrong thực tế của mối quan hệ đồng minh, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh.Quan điểm của các học giả Mỹ với khái niệm này khá tương tự với các địnhnghĩa trên thế giới nhưng sẽ tập trung vào yếu tô lợi ích, mục tiêu chung củamỗi quan hệ đồng minh Còn về phía các nhà nghiên cứu Nhật Bản thi quanđiểm về quan hệ đồng minh chủ yếu xoay quanh mối quan hệ dựa trên Thỏa

thuận An ninh Mỹ-Nhật.

Mỗi quan hệ đồng minh của Mỹ và Nhật Bản bắt nguồn từ Hiệp ước anninh được ký kết giữa hai quốc gia vào thế kỷ trước và đã được duy trì, pháttriển cho đến tận ngày nay Đây là nền tang dé xây dựng quan hệ đồng minh

gần gũi và bền vững giữa Mỹ và Nhật trong lĩnh vực an ninh Trong bối cảnh

hiện nay, khi mà các nhân tố cả chủ quan và khách quan khiến cho các nguồnlực của Mỹ bị căng thắng khi phải một mình giải quyết vô số vấn đề nổi cộm

mới Điều này dẫn đến nhu cầu là Mỹ cần các đồng minh thân cận của mình trong đó có Nhật Bản đóng góp một vai trò phù hợp hơn để cùng nhau giải

quyết các bất 6n an ninh hiện nay Đây sẽ là cơ hội dé Nhật Bản có một vị théquan trọng hơn trong quan hệ đồng minh nhưng cùng với đó những nhân tốnày cũng làm ảnh hưởng đến hiện trạng quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật

Dựa trên Hiệp ước an ninh được ký kết giữa Mỹ và Nhật Bản, chương 2của luận văn sẽ được triển khai phân tích theo các nội dung chính được đề cập

trong bản Hiệp ước này.

35

Trang 40

CHUONG 2: THỰC TRANG QUAN HE DONG MINH MỸ - NHẬT

GIAI DOAN 2012-2022

Quan hé đồng minh Mỹ - Nhật được xây dựng và vận hành dựa trênHiệp ước an ninh được ký kết vào năm 1960 giữa hai quốc gia Hiện nay, tuymục tiêu chung và vai trò của hai quốc gia trong mối quan hệ này đã có sựthay đổi, điều chỉnh bởi những ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài nhưngnhững hoạt động, hợp tác của hai nước đồng minh vẫn chủ yếu dựa trên nền

tảng từ bản Hiệp ước được ký kết trước đây.

2.1 Hop tác quéc phong song phương

Trong môi trường an ninh ngày càng phức tạp, với mục đích đảm bảo duy

trì hòa bình và an ninh của Nhật Bản, hai chính phủ hiện nay đang thúc đây hợptác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các nỗ lực ngoại giao, nhằm tăng cường khảnăng ran de va năng lực của đồng minh Mỹ-Nhật Với bản Hudng dan quốcphòng Mỹ - Nhật ban hành năm 2015, cốt lõi của bản Hướng dẫn tiếp tục là cam

kết kiên định đối với hòa bình và an ninh của Nhật Bản Hướng dẫn mới nhất này nêu chỉ tiết các cách thức và phương tiện mà qua đó chính phủ hai nước tiếp

tục tăng cường khả năng thực hiện cam kết đó thông qua các phản ứng của đồngminh một cách liền mạch, mạnh mẽ, linh hoạt va hiệu quả đồng thời mở rộng

hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực khác.

2.1.1 Cạnh tranh với Trung Quốc

Nhật Bản và Mỹ cùng chia sẻ mối quan tâm về vị thế của Trung Quốc ở

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Cả hai chính phủ đều không tin tưởng vào

ý định của Trung Quốc và coi sức mạnh và sự ảnh hưởng ngày càng tăng của

Trung Quốc là phương hại đến an ninh quốc gia của ho [Zack Cooper, 2021].Tầm nhìn chiến lược chung này giúp gắn kết đồng minh và thúc day hợp tác

chặt chẽ hơn Sự gần kề về mặt địa lý của Nhật Bản với Trung Quốc càng làm

gia tăng môi quan tâm của nước nay, đặc biệt là do các tuyên bô chủ quyên

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN