1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ Mỹ-Việt Nam dưới thời Tổng thống Donald Trump (2017- 2020)

99 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ Mỹ-Việt Nam dưới thời Tổng thống Donald Trump (2017-2020)
Tác giả Nguyễn Minh Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 25,42 MB

Nội dung

Sau 25 năm, mối quan hệ songphương Mỹ - Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể và cải thiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là các lĩnh vực chủ chốt như chính trị ngoại giao, k

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Minh Hiếu

LUAN VAN THAC Si QUOC TE HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Minh Hiếu

Chuyên ngành: QUAN HE QUOC TE

Mã số: 8310601.01

LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy

Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên

cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn

này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào Tôi

xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

HỌC VIÊN

Nguyễn Minh Hiếu

Trang 4

hiện luận văn.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thé các nhà khoa học - thầy

cô giáo khoa Quốc tế học đã luôn nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thứckinh nghiệm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũngnhư thực hiện luận văn.

Tôi đặc biệt xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Hội đồng chấm luận văn

Thạc sĩ về những ý kiến nhận xét qui báu của cô đối với dé tai nghiên cứu

thạc sỹ của tôi được hoàn thiện.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Vân Anh đã tận tình hỗtrợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cho tôi những ý kiến hữu ích trong quá

trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

HỌC VIÊN

Nguyễn Minh Hiếu

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

)/09/9000025 ` A ÔỎ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮTT s- 2s ss©sse©s<esssessessee

1 Lí do lựa chọn đề tài -¿- - 5c St St E23 SE2E1E12E55111215511115115311 5x2 xe

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề -¿- ¿- s++x+Exe£EeEE2EE2EE2E1EEEEEEerkerreee

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU c- << E111 E911 k 9E 9v ng ng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-52 ©z+£2+z++£s+rxerxerseez

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - ó- G1119 1v vn ng rey

6 Cau trúc của luận VAN - - ¿+ StSk‡ESEEEESEEEEEEEEEEEEEEkEErErkrkrkrreree

Chương 1 CÁC NHÂN TÓ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN

TAC DONG TỚI QUAN HỆ MY - VIỆT NAM 1.1 Nhân tố khách quan - 2-2 2+2 £+EE+EE+EE£EE+EEEEE2EE2EEEEEerkerkerkerex

°-5-s©-1.1.1 Dai dịch COVID-19 tác động đến quan hệ quốc té và quan hệ

MY - Viet ÏÏGHH G1190 90191 kh

1.1.2 Tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

1.1.3 Tình hình khu vực Đông Nam Ả -cscccccccccccccecsrcred

1.2 Nhân tố chủ quan 2-2 + +E2E£+EE+EE+EE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEE2E121 2E EEcrkx

1.2.1 Khát quát quan hệ Mỹ - Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 cho tới năm 2016 -« ««+<ss++++s

1.2.2 Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam dưới thời Tổng thống

Mỹ Donald Trump giai đoạn 2017 - 2020 - «+~-+++s++++++sv+vexss

1.2.3 Chính sách của Việt Nam doi với Mỹ dưới thời Tổng thống

Mỹ Donald Trump giai đoạn 2017 - 22 ++++s£++s++sv++eexsexs+

Tiểu kết chương Ï << ©cẻ Set +teEkEkSEESEEEEkEEkrkrkerkerrerrerrerre

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - VIỆT NAM DƯỚI THỜI

TONG THONG MY DONALD TRUMP (2017 - 2020)

TREN CÁC LĨNH VUC wiscsscsssssssssssssssssssssessessssssssssssssssssssesssssssssssssesseseesees 40

2.1 Lĩnh vực chính tri - ngOại Ø1aO - «c1 vn net 40

2.1.1 Trao đổi các chuyển thăm cấp Ca0 - s-5sccecceccc+e+csscsee 40

2.1.2 Các cam kết và văn bản hợp tác Mỹ - Việt Nam -. - 43

2.2 Lĩnh vực thương mại - i01 ecesececsesecessesececscscsececsvsscecevsvsecacevsvsecareves 45 2.2.1 Linh vec thong an ố.ố.ằ 45

2.2.2 Lĩnh vực AGU tu eccccccsccscscsscscessesvsvesssvsvscesvsvsresssvsueseavsvsueatavssseavseeees 46 2.3 Lĩnh quốc phòng - an ninh - 2 2 2 s+EE+EE+£E££E£+EE+EE+Exzrxerxerseee 47 2.3.1 Các cam kết và hợp tác quốc phòng song phương - 47

2.3.2 Các hoạt động hợp tác quân sự ChUHg «+ s «<< s+<s++s 49 2.3.3 Hỗ trợ an ninh - quốc phòng của Mỹ cho Việt Nam 56

2.4 Hoạt động viện trợ của Mỹ dành cho Việt Nam trên lĩnh vực y té Và MOL fTƯỜN - - G1111 01119 ng vn re 58 2.4.1 Lĩnh VựC y te ccccccccsscsscsssessessessesssesssssessessessessessesssssssssessessessessessesseseees 56 2.4.2 Lĩnh VỰC THÔI ÍFHWÔTĐ Ă cv vn ng ve ó0 Tiểu kết CHUONG 2 - << ©c<©SeSSeEEEEeEtEEkeEkEExeEEEtkerkerkerkerkerrerrerrerrerre 63 Chương 3 NHAN XÉT VE QUAN HE MỸ - VIET NAM (2017 - 2020) VA DU BAO TRIEN VONG QUAN HE HAI NUOC TRONG THOT GIAN TOT s< s°°+°++s2SE+Ade92E+A9EAdeeorkreotrrssiie 65 3.1 Nhận xét về quan hệ Mỹ - Việt Nam.i ceccecessesseessessesseesessessessessesseeseesees 65 3.2 Cơ sở dự báo và triển vọng quan hệ Mỹ - Việt Nam thời gian tới 67

NA CO 0n n ố 67

3.2.2 Dự báo xu hướng quan hệ Mỹ - Việt Nam trong thời gian tới 72

3.2.3 Mot số ham ý chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ 76

Tiểu kết CNUONG Ở o- << ©ceSSeEEeEEteEteEkeEkeEkeEkErkerkerkerkerkerrerrerrerrerre 79 0n, 81

TÀI LIEU THAM KHẢO << s£ se ©s£©S££se£ss£ssexsezseesessee 83

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

STT | Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt

01 | AOIP ASEAN Outlook on the Tam nhin cua ASEAN

IndoPacific về An Độ Duong

-Thai Binh Duong

02 | ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia

Asian Nations Đông Nam A

03 |APEC Asia Pacific Economic Diễn dan hợp tác Kinh tê

Cooperation Châu Á-Thái Bình Dương

04 |COVID-19 | Coronavirus Disease 2019 | Bệnh đường hô hap truyền

nhiễm ở người và có thêlây lan từ người sang

người do một loại coronavirus có tên là SARS-CoV-2 gây ra

05 | MIA Missing in Action Tim kiêm người mat tích

06 |POW/MIA | Prisoner on War/Missing | tù binh và tim kiếm

in Action người Mỹ mat tích

trong chiến tranh

07 |RIMPAC Rim of the Pacific Vanh dai

Thai Binh Duong

08 | TIFA Trade and Investment Hiép dinh khung vé

Framework Agreements Thuong mai va Dau tu

09 | USAID United States Agency for | Cơ quan Phat trién

International Development Quốc tế Mỹ

10 | WTO World Trade Organization | Tô chức Thuong mai

Thé gidi

Trang 8

MO DAU

1 Li do lựa chọn đề tài

Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướngChính phủ Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóaquan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam Sau 25 năm, mối quan hệ songphương Mỹ - Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể và cải thiện hợp

tác trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là các lĩnh vực chủ chốt như chính trị ngoại giao, kinh tế - thương mai, đầu tư và quốc phòng - an ninh Ké từ khi

Tổng thống Donald Trump nhậm chức cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ (2017 2021), quan hệ Mỹ - Việt Nam đã tăng cường trao đổi, hợp tác dé thúc dayquan hệ song phương giữa hai nước có nhiều bước phát triển mới, hướng tới

-xây dựng mối quan hệ hợp tác ổn định lâu dài Đáng lưu ý, Tổng thống

Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tớiViệt Nam (từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 11 năm 2017) ngay trong năm đầutiên cam quyền sau khi tham dự Hội nghị Các nhà Lãnh đạo APEC tại ĐàNẵng, và tiếp tục có chuyến thăm (không chính thức) tới Việt Nam dé tham

dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim

Jong-un Tat cả những điều này đã cho thấy Việt Nam có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á nói

riêng và khu vực An Độ Dương - Thái Binh Dương nói chung Sự phát triểntrong quan hệ Mỹ - Việt Nam đã trở thành minh chứng sống động cho nỗ lực

và quyết tâm của Việt Nam và Mỹ trong suốt 25 năm qua Trong giai đoạn hiệnnay, điều này sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi thế trong phát triển nền kinh

tế, cũng như khăng định vai trò, vị thế trên trường quốc tế, mà trước mắt là vai trò trong giải quyết các vấn đề khu vực Bên cạnh những cơ hội, sự phát triển

quan hệ Mỹ - Việt Nam cũng sẽ khiến Việt Nam phải đối mặt với nhiều nguy

cơ và thách thức Do đó, tác giả lựa chọn chủ đề: “Quan hệ Mỹ - Việt Nam

dưới thời Tong thống Mỹ Donald Trump (2017 — 2020)” dé nghiên cứu, tim

Trang 9

hiểu và rút ra những đánh giá về sự phát triển trong quan hệ hai nước ké từ thờiđiểm hai nước bình thường hóa quan hệ song phương, và có sự mở rộng hợp

tác và sâu sắc hơn dưới thời ông Donald Trump nắm quyền Tổng thống Mỹ

nhiệm kỳ 2017 - 2021 Chủ đề này có thể sử dụng như một tài liệu tham khảotốt cho việc nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ Mỹ - Việt Nam, cũng như

đóng góp nhất định vào việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam

trong bối cảnh có sự cạnh tranh chiến lược diễn ra giữa các nước lớn, đặc biệt

là giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Mỹ và Nga Trên cơ sở đó, tác giả đã cónhận xét, đánh giá về quan hệ Mỹ - Việt Nam, đồng thời cung cấp các căn cứ

và yêu tố tác động đề dự báo về chiều hướng quan hệ Mỹ - Việt Nam trong thời gian tới Can cứ vào các nội dung này, tác giả mạnh dan đề cập tới một số hàm

ý chính sách cho Việt Nam trong thúc đây quan hệ Đối tác Chiến lược toàn

diện vì hòa bình, hợp tác và phát trién bền vững mà Việt Nam va Mỹ đã xác lập

vào tháng 9.2023 nhân dip diễn ra chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden Những hàm ý thúc đây quan hệ Mỹ và Việt Nam của tác

giả đã nghiên cứu kỹ lưỡng dé phù hợp với chủ trương, đường lối của Dang

Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là theo đường lối đối ngoại đã được đề cập trong

các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Nghiên cứu ở trong nước

Do những di sản của quan hệ Mỹ - Việt Nam để lại nên mối quan hệ

Mỹ - Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của giới chuyên gia, học giả va

các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Chủ đề này được phản ánh rải rác

trong các bài phân tích đăng trên những ấn phẩm chuyên ngành như “Tạp chí

Châu Mỹ ngày nay”, “Tạp chí Cộng sản”, “Tạp chí Lý luận chính trị”, “Tạp

chí Quốc phòng toàn dân” Trong đó, các bài viết đã phản ánh về quan hệ

Mỹ - Việt Nam, cũng như vai trò của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, tiểu biểu như: “Việt Nam trong

tầm nhìn chiến lược mới của chính quyền Donald Trump” của Nguyễn Hà

Trang 10

Trang (Tap chí Châu Mỹ ngày nay, số thang 3/2019); “Nhìn lại quan hệ đốitác toàn diện Việt Nam - Mỹ” của Nguyễn Tuấn Minh - Nguyễn Kim Anh

(Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số tháng 12/2019); “25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức” (Tap chí Châu Mỹ ngày nay, số

tháng 07/2020); “Vi trí của Việt Nam trong Chiến lược An Độ Dương - TháiBinh Duong của Mỹ hiện nay” (Tap chí Ly luận chính trị, sé thang 11/2020) ;

“Một vai nhận xét về quan hệ Việt Nam Hoa kỳ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Donald Trump (Tạp chí

-Khoa học Chính trị, số 07/2022)

Cuốn sách “Donald Trump và tương lai nước Mỹ”, được biên soạn bởi Đoàn Tuyết Nhung - Nguyễn Ha Ngọc, do Nhà xuất ban Thông tan xã

Việt Nam phát hành vào tháng 11 năm 2016, trong đó có những đánh gia

ban đầu về quan điểm và chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald

Trump, đặc biệt có đánh giá thực trạng quan hệ Mỹ - Việt và “ân số” Donald Trump đối với tương lai quan hệ hai nước Cuốn sách chuyên khảo “Chính sách doi ngoại Mỹ - Tiếp cận từ thuyết Hiện thực mới và trường hợp Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay” của tác giả Lê Đình Tĩnh,

do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội phát hành vào năm

2020 Cuốn sách phân tích, vận dụng và đối chiếu thuyết Hiện thực mới và

những biểu hiện cụ thê của chính sách đối ngoại Mỹ, nhắn mạnh trường hợp

cụ thể của Việt Nam từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay Nhiều

nhận định và phân tích nêu trong cuốn sách này bắt nguồn từ những cuộcphỏng vấn do chính tác giả thực hiện trong quá trình viết với các giáo sư,nhà nghiên cứu nồi tiếng trong nước và quốc tế: GS John Mearsheimer (Dai

học Chicago), GS Brantly Womack (Đại học Virginia), GS Nguyễn Mạnh

Hùng (Đại học George Mason), GS Ted Widmer (Đại học Brown), các nhà

nghiên cứu Mark Manyin (Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội My), Joshua

Kurlanzick (Hội đồng Đống ngoại Mỹ), TS Richard Cronin (Trung tâm

Stimson), TS Alexander Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á

Trang 11

-Thái Bình Dương) và một số nhà ngoại giao khác Do đó, đây là cuốn sáchnghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ từ góc độ lý thuyết Hiện thực mới

lần đầu được công bố rất có giá trị tham khảo đối với các nhà nghiên cứu,

giảng viên, sinh viên chuyên ngành Phân tích chính sách đối ngoại và quan

hệ quốc té Ngoai ra, phan “Đại sự ky” cua cuốn sách đã tong két, ghi lai

những mốc quan trọng trên chặng đường 25 năm bình thường hóa và phattriển quan hệ (1995 - 2000), cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọcquan tâm tới quan hệ Đối tác toàn diện Mỹ - Việt Nam

2.2 Nghiên cứu ở ngoài nước

Các cơ quan nghiên cứu và học giả quốc tế nổi tiếng, với những bài

phân tích khá cụ thé, chi tiết về quan hệ Mỹ - Việt Nam, như: Murray Hiebert,

Phuong Nguyen, Gregory B Poling (2014), “A new era in US-Vietnam relations: Deepening ties two decades after normalization”, Center for

Strategic & international Studies; Huong Le Thu (2017), “US - Vietnam

relations under President Trump”, The Lowy Institute; Carlyle A Thayer (2017), “Vietnam’s Foreign Policy in an Era of Rising Sino-US Competition and Increasing Domestic Political Influence”, Journal Asian Security, Volume

13, 2017 - Issue 3, p 183-199; Hang Nguyen (2017), “Donald J Trump and Asia: From Campaign to Government”, Asian Affairs: An American Review,

Volume 44, 2017 - Issue 4, p 125-141; Joseph M Siracusa & Hang Thi Thuy Nguyen (2019), “U.S.-Vietnam relations in the Trump era”, Journal Asian

Affairs, Volume 50, 2019 - Issue 4, p 602-618; Xuan Loc Doan (2019),

“Vietnam-U.S Relations Flourishing under Trump”, SEAS - Yusof Ishak Institute; Nguyen Khanh Van and Nguyen Xuan Trung (2021), “Vietnam and the United States: A Strategic Partnership in the Future?”, The India Quarterly: A Journal of International Affairs, Volume 77, Issue 2, p 238 - 251; Bich Tran (2022), “U.S.-Vietnam Cooperation under Biden’s Indo-

Pacific Strategy”, Center for Strategic & international Studies Điễn hình:

Trang 12

Bài viết “U.S.-Vietnam relations in the Trump era” (Tam dich: “Quan

hệ Việt Nam - Mỹ dưới ky nguyên Trump” của 02 tác gia Joseph M Siracusa

va Hang Thi Thuy Nguyen được dang tải trên tap chi “Asian Affairs” tập 59,

năm 2019 - số 4 đã nhận xét về quan hệ My - Việt Nam dưới thời chính quyền

Trump, tập trung vào các khía cạnh chính trị, kinh tế và an ninh Đáng lưu ý,các tác giả nhận định rằng, chính sách của chính quyền Tổng thống Donald

Trump đối với Việt Nam có nhiều yếu tô giống chính sách của Obama đối với Việt Nam, bao gồm việc gia tăng hợp tác ở khía cạnh an ninh Sự hợp tác an

ninh Mỹ - Việt Nam là vì lợi ích chung của hai nước đặt trong bối cảnh TrungQuốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông

Tác giả Nguyen Khanh Van and Nguyen Xuan Trung đã có bài nghiên cứu “Vietnam and the United States: A Strategic Partnership in the Future?”

(Tam dịch: “Việt Nam và Mỹ: Qua hệ đối tac chiến lược trong tương lai?”),

đăng tải trên tại chí “Ấn Độ hàng quý: Tạp chí các vấn đề quốc tế” (IndiaQuarterly: A Journal of International Affair) Bài viết đã khăng định quan hệ

Mỹ - Việt Nam sau 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao đã phát triển

và kỳ vọng sớm nâng cấp quan hệ trở thành Đối tác chiến lược Bởi Mỹ là thị

trường tiềm năng cho Việt Nam trong xuất khâu hàng hóa và hỗ trợ cho ViệtNam trong nâng cao năng lực an ninh hàng hải tại Biến Đông Còn Việt Nam

có vi trí địa chính tri quan trọng ở khu vực, giúp Mỹ gia tăng hiện diện ở khu

vực châu Á - Thái Bình Dương, qua đó ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc Tuy nhiên, quá trình Mỹ và Việt Nam thúc đây quan hệ lên tầm cao

mới được đánh giá là đối mặt với nhiều thách thức, trong đó phần lớn là Việt

Nam chưa sẵn sàng nâng cấp quan hệ Đặc biệt, lo ngại về phản ứng của

Trung Quốc là những bối bận tâm chính dé Việt Nam theo đuôi quan hệ Đối

tác chiến lược với Mỹ, nhất là trong hợp tác an ninh, quốc phòng với Mỹ.

Nhìn chung, các tài liệu trong và ngoài nước đã phan nào phản ánhquan hệ Mỹ - Việt Nam trên các lĩnh vực và là những nguồn tư liệu quý giá,

Trang 13

có ý nghĩa gợi mở để tác giả luận văn tham khảo trong quá trình triển khaithực hiện đề tài Tuy nhiên, các tài liệu cả ở trong và ngoài nước vẫn chưa cónhiều đánh giá tổng quan về quan hệ Mỹ - Việt Nam, tác động đến hai nướcnói riêng và khu vực nói chung trong một nhiệm kỳ trọn vẹn của Tổng thống

Donald Trump Đặc biệt, các bài viết chưa gợi mở cho Việt Nam phát huy tối

đa cơ hội và sớm hóa giải thách thức trong quan hệ Việt Nam - Mỹ và ảnhhưởng từ các nhân tố bên ngoài.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là làm rõ quan hệ Mỹ - Việt Nam dưới thời Tổngthống Mỹ Donald Trump (2017 - 2020) trên một số lĩnh vực, qua đó đánh giáquan hệ Mỹ - Việt Nam và dự báo triển vọng quan hệ trong thời gian tới

Đề thực hiện mục tiêu trên, luận văn sẽ giải quyết các vấn đề như sau:

+ Lam rõ các nhân tố (khách quan và chủ quan) tác động tới quan hệ

Mỹ - Việt Nam dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump

+ Nghiên cứu thực trạng quan hệ hai nước trên các lĩnh vực cụ thể như:Chính trị - ngoại giao; thương mại - đầu tư; an ninh - quốc phòng và hoạtđộng viện trợ của Mỹ dành cho Việt Nam trên lĩnh vực y tế và môi trường

+ Nhận xét về quan hệ Mỹ - Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020

+ Dự báo triển vọng quan hệ Mỹ - Việt Nam và một số hàm ý chínhsách của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ Mỹ - Việt Nam dưới thời Tổng

thống Mỹ Donald Trump giai đoạn 2017 - 2020

- Pham vi nghién cứu:

+ Pham vi thời gian: Luan văn lựa chọn mốc thời gian kể từ khi Mỹ va

Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ song phương từ năm 1995 cho

tới hết năm 2023 và dự báo xu hướng hợp tác giữa hai nước trong thời giantới, với điểm nhắn là khoảng thời gian Tổng thong Donald Trump cầm quyền

Trang 14

Bởi vì, Mỹ và Việt Nam từ sau khi bình thường hóa quan hệ song phương

mới bắt đầu có những bước phát triển và có các dau mốc nhất định trong quan

hệ song phương Đặc biệt, đề tài được hoàn thành vào cuối năm 2023 nên tácgiả sẽ có đề cập một số nội dung liên quan tới quan hệ Mỹ - Việt dưới thờichính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đến năm 2023 và có một vài so sánh

quan hệ Mỹ - Việt Nam qua từng thời kỳ khác nhau

+ Phạm vi không gian: Luận văn xem xét những nội dung thuộc về chủ quyền của Mỹ và Việt Nam dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump giai

đoạn 2017 - 2020.

+ Pham vi lĩnh vực: Quan hệ song phương Mỹ - Việt Nam diễn ra trên

nhiều lĩnh vực, nhưng luận văn chỉ tập trung nghiên cứu 04 lĩnh vực chính: (i)Chính trị - ngoại giao; (ii) Thương mại - đầu tư; (iii) An ninh - quốc phòng;(iv) Hoạt động viện trợ của Mỹ dành cho Việt Nam trên lĩnh vực y tế và môi

trường Bởi đây là những lĩnh vực hợp tác chính và có một số điểm mới trong

giai đoạn Tổng thống Donald Trump nam quyền

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp

nghiên cứu liên ngành và đa ngành Trước hết là phương pháp nghiên cứuquan hệ quốc tế với các cấp độ phân tích khác nhau Ngoài ra, luận văn sửdụng một số phương pháp liên ngành như:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử dé làm rõ quan hệ Mỹ - Việt Nam

trong giai đoạn 2017 - 2020.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích nguồn tài liệu dé đưa ra đánh giá

tong quan về quan hệ Mỹ - Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020.

- Phương pháp phân tích chính sách dé phân tích mục tiêu, chủ trương,biện pháp chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và ngược lại

- Phương pháp dự báo dé đưa ra những dự báo về quan hệ Mỹ - Việt

Nam trong thời gian tới.

10

Trang 15

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết

cau thành 3 chương như sau:

Chương 1: Các nhân tố khách quan và chủ quan tác động tới quan

hệ Mỹ - Việt Nam

Chương 1 làm rõ các nhân tô khách quan và chủ quan tác động tới quan

hệ Mỹ - Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020.

Chương 2: Thực trạng quan hệ Mỹ - Việt Nam dưới thời Tổng

thống Mỹ Donald Trump (2017-2020) trên các lĩnh vực

Chương 2 tập trung nghiên cứu quan hệ Mỹ - Việt Nam trên các lĩnh

vực như: Chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, quốc phòng - an ninh và

các hoạt động viện trợ của Mỹ cho Việt Nam.

Chương 3: Nhận xét về quan hệ Mỹ - Việt Nam (2017-2020) và dự báo triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới

Chương 3 đưa ra những đánh giá, nhận xét về quan hệ Mỹ - Việt Nam giai đoạn 2017-2020; dự báo triển vọng quan hệ Mỹ - Việt Nam trong thời

gian tỚI.

11

Trang 16

Chương 1 CÁC NHÂN TÓ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN

TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ MỸ - VIỆT NAM

1.1 Nhân tố khách quan

1.1.1 Đại dịch COVID19 tác động đến quan hệ quốc tế và quan hệ Mỹ Việt Nam

-COVID-19 khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung

Trung Quốc và ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 08 tháng 12 năm

2019, sau đó diễn biến phức tạp với tốc độ lây lan một cách nhanh chóng ra

toàn thế giới Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, Trung Quốc chính thức thông

báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về bùng phát dịch Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới đã ban bồ tình trang khan cấp toàn cầu (PHEIC) vào ngày 30 tháng 01 năm 2020, rồi sau đó xác nhận đây

là “đại dịch toàn cầu” (pademic) vào ngày 11 tháng 3 năm 2020 Tính đến thờiđiểm 17h ngày 30 tháng 3 năm 2020, ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thé đã

có hơn 735.000 ca nhiễm, hơn 34.000 người tử vong Mỹ trở thành vùng dịchlớn nhất thế giới với tổng số hơn 140.000 trường hợp mắc Covid-19 va hon 2.000 trường hợp tử vong, trong đó, thành phố New York có số ca tử vong

nhiều nhất nước Mỹ với hơn 700 ca chiếm khoảng 1/3 nước Mỹ Tại châu Âu,Italia tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với tong số 97.689 ca nhiễm và gần 11.000

ca tử vong, tính đến ngày 30 tháng 3 năm 2020 Tây Ban Nha là vùng dịch lớn

thứ hai châu Âu với 80.110 ca nhiễm và 7.340 ca tử vong Tại châu A, Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai, sau Trung Quốc đại lục Tính đến ngày 30 tháng 3

năm 2020,, Iran có 38.309 ca nhiễm và 2.640 ca tử vong - một trong những

nước có tỷ lệ tử vong cao (7,7%) Hàn Quốc, số liệu đến ngày 29 tháng 3 năm

2020 đã có tổng số ca nhiễm tại nước này lên 9.478 ca nhiễm và 114 ca tử

vong Tại Đông Nam Á, tính đến ngày 30 tháng 3 năm 2020, Malaysia tiếp tục

là vùng dịch lớn nhất khu vực với 2470 ca nhiễm và 35 ca tử vong Indonesiavới 1285 ca nhiễm và 114 ca tử vong [Trung tâm Thông tin công tác tuyên

12

Trang 17

giáo, 2020] Trong vòng 3 tháng khởi phát, diễn biến đại dịch COVID-19 có

thé được chia làm hai giai đoạn tương đối rõ ràng Giai đoạn 1 là giai đoạn bùng phát ở Trung Quốc và các nước châu Á lân cận với tâm dịch là Vũ Hán Giai đoạn 2 diễn ra sau đó, khi Trung Quốc đã qua đỉnh dịch và có dấu hiệu

được kiểm soát thì dịch bệnh lại bùng lên nhanh chóng tại châu Âu và Bắc Mỹ

Rõ ràng, việc Tổ chức Y tế thế giới công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu

sau 3 tháng ké từ khi căn bệnh này xuất hiện đã phản ánh khả năng virus lâylan trên diện rộng về mặt địa lý Do đó, Tổ chức Y tế thế giới mong muốn tất

cả các nước trên thé giới cần có hành động khan cấp và quyết liệt dé kiêm soát

tình hình và khống chế sự lây lan của virus

Thực tế, sự bùng phát của COVID-19 đã chi phối mọi khía cạnh đời

sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và buộc con người phải thay đôi cách

nhìn nhận, thói quen, lối sống và phương thức làm việc để đảm bảo phòng

chống dịch Tốc độ lây lan và mức độ nguy hiểm của COVID-19 đã làm cuộc song của người dân toàn cầu bị đảo lộn, gây ra những gián đoạn nghiêm trọng cho hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực Nổi bật là ảnh hưởng rõ nét nhất đối

với lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư Theo đó, sự xuất hiện của dịchbệnh COVID-19 khiến nhiều nước phải thực hiện giãn cách xã hội, gây ra sự

đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và gián đoạn hoạt động sản xuất trên

thế giới Từ đó, dẫn đến tình trạng gián đoạn cục bộ, khiến cho đầu vào của

sản xuất bị thiếu hụt, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động toàn cầu không thé thông suốt và hiệu quả Đại dịch COVID-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới nhưng theo các cơ chế khác nhau cả

về phía cung và phía cầu Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế cũng như sự liên kết của nền kinh tế đó với phần còn lại

của thế giới Về phía cung, các biện pháp chống dịch COVID-19 (chủ yếu làcách ly, tạo khoảng cách và hạn chế đi lại) đã khiến nguồn cung lao độnggiảm mạnh, dẫn tới nhiều hoạt động sản xuất bị ngưng trệ Đây chính là

13

Trang 18

nguyên nhân trực tiếp khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và ngưngtrệ trong khoảng thời gian triển khai các biện pháp chống dịch COVID-19.Trong đó, có thời điểm Liên minh châu Âu và Mỹ là tâm dịch, khiến sự giánđoạn trong chuỗi cung ứng toàn cau là điều không thé tránh khỏi, do vai trò

của Mỹ và Châu Âu trong chuỗi là vô cùng quan trọng Về phía cầu, nếu như ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới phía cung có thé được kiểm soát theo tình

hình của dịch bệnh, thì những tác động tới phía cầu được xem là khó dự đoán

Có thể kế đến như viện người dân hạn chế đi lại đã khiến lượng người mua

hàng hóa bị giảm đột ngột, nhất là tại các trung tâm thương mại, cho dù có sựchuyên hướng nhất định sang mua hàng bằng các hoạt động thương mại điện

tử Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới tâm lý của tác nhân kinh tế làrất tiêu cực, khiến cho họ có trạng thái tâm lý trì hoãn tiêu dùng và đầu tư

(hiện tượng này được bộc lộ rõ trong cuộc suy thoái kinh tế 2007 - 2009) [Đại học Kinh tế quốc dân, 2020] Việc các nước lần lượt phong tỏa, hạn chế đi lại

cũng làm giảm khả năng hợp tác, phối hợp quốc tế trong ứng phó với đại

dịch Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, dịch bệnh xuất hiện đầu năm 2020 tạo nên một sự cộng hưởng các yếu tố dẫn đến những biến

động sâu rộng trên thị trường hàng hóa và tài chính toàn cầu Chỉ số chứng

khoán của các nền kinh tế lớn Mỹ, Liên minh châu Âu, châu Á liên tục sụt

giảm; giá dầu thế giới giảm 26% xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua;nhiều ngành kinh tế chủ chốt, trong đó có hàng không chịu thiệt hai nặng;

hoạt động sản xuất và dịch vụ tại nhiều nước bị “tê liệt”, có thé làm 25 triệu

người mat việc làm [Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, 2020] Theo

một báo cáo công bố vào năm 2021 của UNCTAD (Hội nghị Liên Hợp Quốc

về Thương mại và Phát triển), nền kinh tế thế giới đã giảm 3,5% trong năm

2020 đối với các nước phát triển là những nước phụ thuộc nhiều vào dịch vụnên bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng Tốc độ tăng trưởng khu vực ĐôngNam Á giảm 3,9% do mất nguồn thu từ du lịch quốc tế, suy giảm đầu tư của

14

Trang 19

khu vực tư nhân và giảm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai khoáng

[Mạnh Hùng, 2021] Ngoài van dé kinh tế, do giãn cách xã hội và hoạt độngkinh tế - xã hội, đời sống xã hội của các nước trên thế giới bị xáo trộn, nhucầu tiêu dùng của người dân và xã hội suy giảm, ảnh hưởng nhiều nhất đến

các lĩnh vực du lịch và dịch vụ; hàng loạt các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau bị phá sản, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng Đặc biệt,

COVID-19 đã khiến cuộc chiến chống đói nghèo trên thế giới bị thụt lùi một

thập niên, thậm chí ở một số khu vực trên thế giới như châu Phi, Mỹ La-tinh

và Trung Đông, sự phát triển có thé bị tụt hậu 30 năm Tổ chức Oxfam dẫnnghiên cứu của Đại học King ở Thủ đô London (Anh) và Đại học Quốc giaAustralia ước tính, đại dịch COVID-19 sẽ khiến nửa tỷ người (khoảng 8%dân số thế giới) lâm vào cảnh nghèo đói Đây là nghiên cứu đánh giá tác động

của đại dịch COVID-19 đến tình trạng nghèo khổ toàn cầu trên cơ sở ngưỡng

thu nhập 1,9 USD, 3,2 USD và 5,5 USD/ngay theo tính toán của Ngân hàng

Thế giới (WB) Đối với nhiều quốc gia, nhất là các nước châu Phi, vào thời

điểm trước khi dịch bệnh COVID-19 trở thành một cuộc khủng hoảng y tế, các nước này đã phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế bởi giá nguyên

nhiên liệu bị rớt thê thảm, khoảng hơn 80 tỷ USD dau tư bị rút khỏi thitrường, khiến một nửa tỷ dân rơi vào cảnh nghèo đói Trong bối cảnh đại dịchCOVID-19 đang tan công các nền kinh tế châu Phi, các lĩnh vực như hang

không, du lịch và thương mại của các nước này được cho là chịu hậu quả

trước tiên Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, đại dịch COVID-19 sẽ khiến ngành hàng không châu Phi tốn thất khoảng 4,4

tỷ USD Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi cho rằng, dịch bệnh

COVID-19 sẽ khiến ngành du lịch châu Phi thiệt hại 7,2 tỷ USD, khoảng 80%

số người lao động sẽ bị mất việc làm tạm thời, nhiều người phải kiếm sống

từng ngày Sau khi thực hiện chính sách cách ly xã hội do dịch bệnh, những

người lao động tầng lớp thấp sẽ mat đi cơ hội kiếm sống Theo dự báo, tốc độ

15

Trang 20

tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Phi sẽ giảm từ 3,2% xuống 1,8% trongnăm 2020 với tổng thiệt hại khoảng 29 tỷ USD [TTXVN, 2020] Ở MỹLatinh, có thé cảm nhận tác động của cuộc khủng hoảng đối với khu vực trênsáu khía cạnh: Sự giảm sút về hoạt động kinh tế của các đối tác thương mại

chủ chốt của khu vực và các hệ lụy đi kèm; sự xuống giá của các mặt hàng

nguyên liệu trên thị trường thế giới; sự gián đoạn, đứt gãy của chuỗi giá trị

toàn cầu; sự thu hẹp nhu cầu dịch vụ du lịch; sự sụt giảm kiều hối; gia tăng chỉ số rủi ro và sự đi xuống của các điều kiện thu hút các nguồn tài chính

quốc tế khác [TTXVN, 2020]

Tại Việt Nam, ca bệnh COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại bệnhviện Chợ Ray, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 01 năm 2020, sau

đó tiếp tục ghi nhận thêm 15 trường hợp Tất cả 16 trường hợp này (có nguồn

gốc từ Trung Quốc) đều được chữa khỏi hoàn toàn Sau 22 ngày không ghi

nhận trường hợp mắc mới, ngày 06 tháng 3 năm 2020, Việt Nam phát hiện canhiễm bệnh đầu tiên từ châu Âu, cuộc chiến phòng, chống dịch bắt đầu bước

sang một giai đoạn mới (dịch thâm nhập từ nhiều hướng và đã tiềm ân trong cộng đồng) Tính đến ngày 30 tháng 3 năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận có

tổng số 203 ca nhiễm mắc mới, trong đó 55 trường hợp đã được chữa khỏi và

chưa có trường hợp nào tử vong [Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo,

2020] Mặc dù công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được toàn hệ thong

chính trị của Việt Nam triển khai khan trương và quyết liệt, nhưng Việt Nam

cũng không tránh khỏi những tác động do COVID-19 gây ra Bởi Việt Nam làmột trong những nước có nền kinh tế - xã hội có độ mở lớn, hội nhập quốc tế

ngày càng sâu rộng Vì vậy, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng sau dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho kinh tế - xã hội Việt Nam cũng

chịu ảnh hưởng nặng nề COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh

tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại,lao động, việc làm và thu nhập của người lao động Theo đó, mối quan hệ Mỹ

16

Trang 21

- Việt Nam cũng chịu tác động trên cả phương diện tích cực và tiêu cực vềtích cực, có thé kế đến 03 lĩnh vực thấy rõ như: (1) Mỹ và Việt Nam đã tăngcường hợp tác trong lĩnh vực y tế Cụ thể, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trongviệc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nguồn lực và hỗ trợ lẫn nhau trong

phòng, chống dịch bệnh Đặc biệt, Mỹ đã hỗ trợ cho Việt Nam nhiều nguồn lực để ứng phó với dịch COVID-19, gồm nhiều 16 vaccine, máy thở, khâu trang, kit test nhanh và các trang thiết bị y tế khác Sự hợp tác này đã góp phần giúp Việt Nam kiểm soát thành công dịch bệnh và duy trì đà phát triển

kinh tế (2) Mỹ và Việt Nam đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.COVID-19 đã làm gia tăng nhu cầu hợp tác kinh tế giữa hai nước, đặc biệt làtrong lĩnh vực sản xuất, công nghệ, và thương mại điện tử Điều này giúp Mỹ

đã trở thành thị trường xuất khâu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam đã trởthành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Mỹ (3) Mỹ và Việt

Nam đã tăng cường hợp tác an ninh Mỹ và Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ

trong việc ngăn chặn sự lây lan COVID-19 qua biên giới, dẫn tới các chuyến

bay tới mỗi nước gần như bị “đóng băng” và chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt, chặt chẽ Về tiêu cực, COVID-19 đã khiến quan hệ Mỹ - Việt Nam tồn tại hai

vấn đề lớn Đầu tiên, Mỹ và Việt Nam đã bị hạn chế trong hoạt động giao lưu,thăm viéng, khiến cho việc tìm hiểu và trao đổi giữa các cấp lãnh đạo và nhândân hai nước gặp nhiều khó khăn Tiếp đó, Mỹ và Việt Nam đã phải giảm

cường độ, mức độ đối thoại, dẫn tới ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết các van đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước.

Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến hợp tác quốc

tế và quan hệ Mỹ - Việt Nam Tuy nhiên, đại dịch đã thúc đây hai bên tăng cường hợp tác và đoàn kết để cùng nhau vượt qua thách thức, đồng thời mở ra

nhiều cơ hội dé Mỹ và Việt Nam tăng cường hop tác, nhất là trong lĩnh vực y

tế, an ninh, và kinh tế, góp phần củng cố và phát triển quan hệ đối tác toàn

diện giữa hai nước.

17

Trang 22

1.1.2 Tình hình khu vực An Độ Dương - Thái Binh Dương

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực hết sức quan trọng với

nhiều lý do khác nhau Đầu tiên, về địa lý, đây là một khu vực rộng lớn trải

dài từ bờ biển phía Đông của châu Phi (An Độ Dương) đến phía Tây TháiBình Dương cùng các vùng biển nối liền hai đại dương này, bao gồm các

quốc gia ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và nhiều quốc gia thuộc Trung Đông và châu Phi Các quốc gia thuộc khu vực An Độ Dương - Thái

Bình Dương là nơi sinh sống của khoảng 2,7 tỷ người (chiếm khoảng 35%

dân số thế giới), với sự đa dạng về văn hóa, tài nguyên thiên nhiên phong

phú và tiềm năng kinh tế và ý nghĩa địa - chính trị Tiếp theo, Ấn ĐộDương - Thái Bình Dương là một khu vực quan trọng đối với kinh tế toàncầu, với 60% thương mại hàng hải toàn cầu diễn ra qua các vùng biển trongkhu vực này, với tuyến hàng hải huyết mạch vận chuyên dầu mỏ, khí đốt và

hàng hóa từ Trung Đông đến khu vực Đông Á và Australia Thứ ba, khu

vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là nơi quy tụ của ba nền kinh tế

hàng dau thế giới (gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản) và có 7/8 thị trường

phát triển nhanh, điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, ASEAN ,

với Tổng sản phẩm quốc nội chiếm khoảng 60% Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu; có 6/10 lực lượng quân đội quy mô lớn nhất toàn cầu, gồm Mỹ,

Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan và Nhật Bản [Globalfirepower,

2023] Cuối cùng, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là nơi chứng

kiến sự cạnh tranh khốc liệt về địa chiến lược, về các nguồn tài nguyênthiên nhiên và tiềm nhiều nhiều các điểm nóng chiến lược Với vị trí, vai

trò quan trọng nêu trên, các nước lớn trên thế giới và khu vực đã thê hiện

sự quan tâm tới khu vực, đồng thời thường xuyên có nhiều sự điều chỉnh chiến lược nhằm gia tăng ảnh hưởng và bảo vệ các lợi ích của mình tại khu

vực An Độ Dương - Thái Bình Dương

18

Trang 23

Từ cuối năm 2017, khái niệm Ân Độ Dương - Thái Bình Dương đãđược giới chức và học giả quốc tế, khu vực đề cập nhiều hơn sau khi Tổngthống Mỹ Donald Trump đề cập tới khái nệm An Độ Dương - Thái BìnhDương tự do va rộng mở tại Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11 năm 2017

ở Đà Nẵng, Việt Nam Tháng 12 năm 2017, chính quyền Tổng thống DonaldTrump đã chính thức ban hành Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự

do và rộng mở Chiến lược An ninh quốc gia năm 2017 và Chiến lược Quốcphòng năm 2018 của Mỹ chính thức coi An Độ Dương - Thái Bình Dương làmột không gian địa - chiến lược mới và điểm tựa mới cho chiến lược của Mỹ

đối với khu vực châu Á Vào tháng 5 năm 2018, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã

đôi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - TháiBình Dương Đầu tháng 6 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lúc đó là

James Mattis đã công bố Chiến lược An Độ Dương - Thái Bình Duong tự do

và rộng mở trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La tại Singapore, xác định rõ

phương hướng, mục tiêu, con đường thúc đây chiến lược này Tháng 7 năm

2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ

Dương - Thai Bình Dương” với khuôn khổ đầu tư chiến lược cho khu vực này

là 113 triệu USD Tháng 8 năm 2018, Mỹ công bố dành khoản ngân sách 290triệu USD dé hỗ trợ bảo đảm an ninh xuyên An Độ Dương - Thái Bình Dương

[21, Lê Dinh Tĩnh, 2020] Đặc biệt, ngày 01 tháng 6 năm 2019, Mỹ phát hành

báo cáo “Báo cáo Chiến lược An Độ Dương - Thái Bình Dương của Bộ Quốc

phòng Mỹ: Tăng cường quân bị, quan hệ đối tác và thúc đây kết nói khu vực”

và đến cuối tháng 6 năm 2019, triển vọng ASEAN về An Độ Dương - Thái Bình Dương đã được công bố Tiếp đó, tháng 11 năm 2019, Bộ Ngoại giao

Mỹ công bố Báo cáo tiến độ thực hiện Chiến lược An Độ Dương - Thái Bình

Dương Điều này cho thấy sự tham gia của Mỹ ở khu vực An Độ Dương Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của chính quyền Tổng

-thống Trump Mặc dù không phải là nước đầu tiên đề xuất khái niệm An Độ

19

Trang 24

Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nhưng chính quyền Tổng thốngDonald Trump đã đi tiên phong trong thực hiện và triển khai chiến lược này.Nhu vậy, An Độ Dương - Thái Binh Dương từ một khái niệm đã nhanh chóngđược chuyên thành một chiến lược mới của Mỹ với một số bước triển khai

ban đầu quyết liệt và mạnh mẽ Sau đó, hàng loạt các quốc gia ở trong và ngoài khu vực (Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Liên minh châu Âu, ASEAN) đã “nối got” chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra các tầm nhìn hoặc chiến lược dành riêng cho khu vực An Độ Dương -

Thái Bình Dương.

Nhóm Bộ tứ, gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, đã được “hồisinh” vào cuối năm 2017, dé kết nối giữa An Độ Dương và Thái Bình Dương.Mục đích của cơ chế hợp tác này là cùng chia sẻ lợi ích, giá trị và nhận thức

chung về các mối đe dọa về an ninh giữa bốn quốc gia, nhằm tạo sự cân bằng quyền lực thuận lợi cho việc duy trì trật tự “dựa trên luật lệ” ở khu vực Ấn Độ

Dương - Thái Bình Dương Tuy nhiên, trong bối cảnh cán cân quyền lực trên

thế giới đã thay đôi mạnh mẽ, khu vực An Độ Dương - Thái Bình Dương đang đứng trước nhiều thách thức về an ninh hàng hải, nguyên tắc dân chủ cơ

bản, xu hướng suy giảm tính độc lập tại các nước đang phát triển do vay nợnước ngoài để phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng Với tư cách là đồng minhquan trọng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản đóng vai trò quantrọng trong việc hình thành và thúc day Chiến lược An Độ Dương - Thái Bình

Dương tự do và rộng mở Australia cũng dần phổ biến khái niệm An Độ

Dương - Thái Bình Dương Trong Sách trắng Quốc phòng năm 2009Australia nêu rõ: “Trong giai đoạn đến năm 2030, An Độ Dương sẽ cùng vớiThái Bình Dương mang tính trung tâm đối với chiến lược biển và kế hoạchcủa Australia” Sách trắng Quốc phòng năm 2016 và Sách trăng Chính sáchđối ngoại 2017 đã đề cập tới An Độ Dương - Thái Binh Dương như một cấutrúc địa - chính trị quan trọng dé định hướng chính sách đối ngoại và an ninh

20

Trang 25

của Australia Tháng 7 năm 2020, Australia đã công bố bản Cập nhật Chiếnlược quốc phòng 2020, trong đó nhân mạnh khu vực An Độ Dương - TháiBình Dương là trung tâm cạnh tranh chiến lược và đang ngày càng trở nêngay gắt Do đó, bản Cập nhật Chiến lược quốc phòng 2020 của Australia đặt

ra khuôn khổ chính sách quốc phòng chiến lược mới của Australia, với các nỗ

lực xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương an toàn, thịnh vượng và toàn diện gồm các quốc gia độc lập, có chủ quyền và kiên cường.

Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan và ban ngành

khác của Chính phủ dé thực hiện các sáng kiến rộng hơn nay [The AustralianGovernment Department of Defence, 2020] Đặc biệt, Ấn Độ - một đối tácquan trọng của Mỹ - đã thể hiện sự ủng hộ nhất định dành cho Chiến lược An

Độ Dương - Thái Bình Dương Bài phát biểu của Thủ tướng An Độ NarendraModi tại Đối thoại Shangri-La (tháng 6 năm 2016) đã vạch ra tầm nhìn của

An Độ về khu vực An Độ Dương - Thái Bình Dương Tiếp đó, trong bài phát

biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 01 tháng 6 năm 2018 tại Singapore, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lần đầu tiên công bố Sáng kiến Án Độ

Dương - Thái Bình Dương (gồm 7 trụ cột là an ninh biển, hệ sinh thái biển, tàinguyên biển, xây dựng năng lực và chia sé tài nguyên, quản lý và giảm rủi rothảm họa, hợp tác công nghệ và thương mại, và kết nối, vận tải biển) Tại Hội

nghị Thượng đỉnh Đông A ở Bangkok, Thái Lan vào ngày 04 tháng 11 năm

2019, Thủ tướng An Độ Narendra Modi lại một lần nữa đề cập đến ý tưởng

này trước các nhà lãnh đạo khu vực An Độ Dương - Thái Bình Duong Dé cụ thé, An Độ đã tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, thúc đây mối quan hệ đối

tác chiến lược đặc biệt với Nhật Bản, duy trì mối quan hệ với Australia nhằm

hướng tới định hình một cấu trúc an ninh trong khu vực, dựa trên liên minh

“Tứ giác” [Thanh Lâm, 2021] Sự trở lại của Nhóm “Bộ tứ” được đánh daubằng việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 năm 2021, dé thảo luận

một tâm nhìn mới cho tương lai khu vực; các đôi sách nhăm đôi phó với các

21

Trang 26

hoạt động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông Mặc dùcác đối tác trong và ngoài khu vực chủ động hon trong thúc day hợp tác ở An

Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng điều này cũng có thê khiến khu vực giatăng phức tạp, căng thăng về an ninh Bà Raphaélle Khan, nhà nghiên cứuthuộc Trung tâm châu Á, Đại Học Harvard (Mỹ), nhận định: “Ở góc độ an

ninh, vấn đề ở chỗ là có sự mất an ninh đang lan rộng cùng với việc tăng chỉ phí quốc phòng và quân sự hóa mạnh trong vùng” [Nguyễn Nhâm, 2021] Hơn nữa, thái độ của Mỹ cùng đồng minh và đối tác cũng khiến Trung Quốc

triển khai nhiều hơn các biện pháp dé củng cố ảnh hưởng của mình tại khuvực này Có thể kế đến, Trung Quốc tăng cường củng có quan hệ với các đốitác cũng như các quốc gia phụ thuộc kinh tế, để làm rạn nứt các liên minh do

Mỹ xây dựng Bên cạnh việc thắt chặt quan hệ với Nga và Iran, Trung Quốc

đã hướng đến các nước có quan hệ kinh tế sâu rộng và cam kết hỗ trợ những quốc gia này phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 dé họ cân nhắc kỹ lưỡng về việc đứng hay không đứng về phía Mỹ.

Nhìn chung, việc các nước trong và ngoài khu vực, nhất là Mỹ và

Trung Quốc, thể hiện sự quan tâm của mình đối với lợi ích và gia tăng tầm

ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khiến khu vực này

có nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức và tiềm

ân rủi ro mat an ninh và đe dọa tới lợi ích quốc gia của các quốc gia ở khuvực này Đây là những vấn đề đặt ra cho các quốc gia ở khu vực Ấn ĐộDương - Thái Bình Dương phải có cách tiếp cận phù hợp để tận dụng tốt các

cơ hội phát triển và chủ động hơn trước có tiềm ân rủi ro về an ninh và các van đề khác do sự cạnh tranh giữa các nước lớn mang lại.

1.1.3 Tình hình khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á được coi là khu vực đa dạng nhất về văn hoá, chính trị,

tôn giáo và hình thái xã hội với ảnh hưởng sâu rộng từ An Độ, Trung Quốc

và phương Tây Theo vị trí địa lý, Đông Nam Á được coi là trung tâm của

22

Trang 27

khu vực An Độ Dương - Thái Bình Dương: là tuyến đường hải huyết machnối An Độ Dương với Thái Bình Dương và ngược lại Cô Thủ tướng NhatBản Abe Shinzo đã miêu tả chân thực nhất về Đông Nam Á, khi cho răngkhu vực này là“sự hợp lưu của hai đại đương” Giữa những tầm nhìn cạnhtranh về An Độ Dương - Thai Bình Dương, ngày 23 tháng 6 năm 2019, Hộinghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 tại Bangkok (Thái Lan) đã thông qua vănkiện AOIP (ASEAN, 2019), trong đó bổ sung cụm từ “Ân Độ Dương - TháiBình Dương” vào từ điển thuật ngữ chính thức của ASEAN Sự thay đổi nàyphù hợp va gan liền với nguyên tắc lay ASEAN làm trung tâm thông qua các

cơ chế do ASEAN dẫn đầu, dựa trên đối thoại và hợp tác nhằm mục tiêu xâydựng trật tự khu vực rộng mở và bao trùm Tam nhìn này có tính chất xâydựng chính sách lâu dài của ASEAN, trong đó tính đến tất cả các đối tác và

bạn bẻ, đặc biệt là các nước lớn, trong các khuôn khô của ASEAN, thúc đây thói quen đối thoại và hợp tác của họ, khuyến khích họ tự kiềm chế và khai thác các khả năng cũng như nguồn lực của họ để giải quyết thách thức chung AOIP quy định các nguyên tắc lâu dài của ASEAN liên quan tới cấu trúc khu vực, bao gồm “rộng mở”, “minh bạch”, “bao trùm”, “dựa trên các

luật lệ” và “tôn trọng luật pháp quốc tế” Khái niệm “tự do” được tuyên bố

trong AOIP nghĩa là “đóng góp cho việc duy trì hòa bình, tự do và thịnh

vượng” Về mặt tổng thể, không có thiết kế mới nào được đưa ra vì AOIP

“không nhằm mục tiêu lập ra các cơ chế mới hay thay thế các cơ chế hiện

có” Nó “đặt vai trò trung tâm của ASEAN làm nguyên tắc nền tang dé thúc đây hợp tác trong khu vực An Độ Dương - Thái Bình Dương, với các cơ chế

do ASEAN dẫn dau, chang hạn như Hội nghị Cấp cao Đông A - một nền tảng cho đối thoại và hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình

Dương” [Hoàng Thị Hà, 2019] Điều này có nghĩa là ASEAN sẽ mang đếnđiểm tựa khu vực giữ cho từng nước thành viên không nghiêng theo ý đồ

của một nước lớn đôi với nước khác AOIP cũng khăng định tiêng nói và

23

Trang 28

khả năng của ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặcbiệt là phát huy khả năng hợp tác kinh tế và kết nối dé giải quyết các tháchthức cạnh tranh chiến lược Tầm nhìn này không phản đối hay tán thànhChiến lược An Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở của Mỹ haybat kỳ Tam nhìn/Chiến lược An Độ Dương - Thái Bình Dương nao khác, tuynhiên lai để ngỏ sự hợp tác khi có chung lợi ich và cùng nhau thúc day sự

phát triển của khu vực Đông Nam Á nói riêng và Ấn Độ Dương - Thái Bình

Dương nói chung Thông qua chính sách dé ngỏ hợp tác của ASEAN với tất

cả các quốc gia và đối tác, AOIP đã cố gắng thể hiện những nỗ lực củaASEAN nhằm duy trì sự đa cực trong khu vực Vì lẽ đó, nhiều quốc giatrong và ngoài khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã luôn đề cao vàcông nhận vai trò trung tâm của ASEAN Điều này được thể hiện thông qua

02 vấn đề sau: Thứ nhất, các đối tác đối thoại lớn của ASEAN, như Mỹ,

Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand,

đều thiết lập kênh đối thoại cấp cao song phương với ASEAN (ASEAN+1)

và thường xuyên công nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế

hợp tác ở khu vực Thứ hai, vai trò trung tâm của ASEAN tiếp tục được cácđối tác đối thoại thừa nhận thông qua sự tham gia tích cực của các đối tácđối thoại này vào các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn khu vực

ASEAN (ARP), Hợp tác ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á, Hội nghị Bộ

trưởng Bộ Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn biên ASEAN

mở rộng (EAMF) Đặc biệt, Chính quyền Tổng thong Mỹ Donald Trumpxác định: “ASEAN đóng vai trò là xương sống của chính trị khu vực” và bày

tỏ sự ủng hộ đối với sự ổn định và thịnh vượng của Đông Nam Á Chính

quyền Tổng thống Donald Trump từng khăng định tầm quan trọng của cácmỗi quan hệ đồng minh với Thai Lan và Philippines, cũng như các đối tác

ưu tiên của Mỹ tại khu vực là Indonesia, Malaysia, Singapore Bên cạnh

việc bảo đảm hỗ trợ cho các nước ASEAN một cách toàn diện, từ năng

24

Trang 29

lượng, an ninh mạng, thương mại kỹ thuật số đến thúc đây hoạt động kinhdoanh, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết tham gia tích

cực các thể chế của ASEAN như Hội nghị Cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu

vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ASEAN mở rộng[ASEAN, 2020].

Tại Biển Đông, bat chấp phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực

(Permanent Court of Arbitration - PCA) vào năm 2016 [Trần Hữu Duy

Minh, 2017], Trung Quốc đưa ra nhiều tuyên bố ngoại giao và gia tăng cáchoạt động quân sự nhằm đơn phương xác lập chủ quyền bất hợp pháp tại cácquan đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở BiểnĐông Về ngoại giao, ngày 10 tháng 4 năm 2018, người phát ngôn Bộ ngoạigiao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc có “quyền đương nhiên của một

quốc gia có chủ quyền” trong việc triển khai lực lượng và vũ khí đến các căn

cứ ở quần đảo Trường Sa [The Maritime executive, 2018] Cuối năm 2019

và đầu 2020, Trung Quốc đã chính thức công bố yêu sách “Tứ Sa” trong các Công hàm số CML/14/2019 và Công hàm số CML/11/2020 gửi Tổng Thư

ký Liên hợp quốc với mục đích thay thế yêu sách “đường lưỡi bò” đã bịPhán quyết của Tòa trọng tài thường trực bác bỏ [Vũ Thanh Ca, 2020] Ngày

18 tháng 4 năm 2020, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo, Quốc vụ việnnước này mới đây đã phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “quận TâySa” (tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tại quần đảo

Trường Sa của Việt Nam) thuộc “thành phố Tam Sa” Về thực địa, năm

2018, Trung Quốc đã triển khai tên lửa (gồm có tên lửa hành trình chống

hạm YJ-12B, hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9B) ra các đảo nhân tạo mà

nước này bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam) và lần đầu tiêncho máy bay ném bom H-6K có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân diễn

tập cất, hạ cánh ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) [AsiaMaritime Transparency Initiative, 2018] Năm 2019, Trung Quốc triển khai

25

Trang 30

nhiều hoạt động như huấn luyện, diễn tập quân sự tại một số đảo nhân tạo ởquan đảo Trường Sa thuộc chủ quyên của Việt Nam Đáng nói hơn cả làTrung Quốc đã cho các tàu hải quân và tàu dân quân biển của mình xâmphạm vào vùng biển của Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia trong

các năm 2019 và 2020 với tần suất ngày càng gia tăng Có thé kê ra một số

vụ việc dién hình như: Năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương Hồng

08 cùng nhiều tàu hải cảnh va tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của

Việt Nam hơn 100 ngày; cũng trong năm này Trung Quốc đã cho các tàu củamình xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines Cuối năm 2019 đầunăm 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển củaIndonesia Vào ngày 02 tháng 4 năm 2020, tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngăn

cản và đâm chìm một tàu cá của Việt Nam tại lãnh hải của đảo Phú Lâm

(thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) [Chí Tuệ - Trần Mai, 2020].

Nhìn chung, trong bối cảnh các nước trên thế giới dành nhiều sự quantâm tới khu vực An Độ Dương - Thái Binh Dương, Đông Nam A đã và dang

trở thành “tâm điểm” để các nước tăng cường hợp tác Điều này đồng nghĩa rằng, các quốc gia Đông Nam Á cần phải chủ động hợp trong việc vạch ra

tầm nhìn đối ngoại và sự cần thiết trong việc thúc đây đoàn kết trongASEAN, qua đó khang định vai trò trung tâm kết nối của khu vực và không

để cuốn vào vòng ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào Sự chủ động củaASEAN và các quốc gia thành viên sẽ góp phần lớn vào việc khăng địnhtính trung tâm của ASEAN trong duy trì hòa bình, ồn định ở khu vực

1.2 Nhân tố chủ quan

1.2.1 Khái quát quan hệ Mỹ - Việt Nam kế từ khi bình thường hóa quan hệ

ngoại giao vào năm 1995 cho tới năm 2016

Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Mỹ và Việt Nam chính thức tuyên bố bìnhthường hóa quan hệ ngoại giao, đồng thời hai bên thiết lập cơ chế ngoại giaocấp đại sứ, mở dau cho kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt Nam Ké từ

26

Trang 31

đây, hợp tác giữa hai nước không ngừng được phát triển, mở rộng và di vàochiều sâu trong nhiều lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước.Nồi bật trên một số lĩnh vực hợp tác chủ chốt như sau:

Về hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, sự hiểu biết và tôn

trọng lẫn nhau giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng lên rõ rệt thông qua việc hai bênthường xuyên duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao Kê từ năm 1995 đến năm 2016, hai nước đã có hàng loạt các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau Về

phía Mỹ, ba đời Tổng thống Mỹ đã tiến hành chuyến thăm chính thức ViệtNam, gồm Tổng thống Bill Clinton, Tổng thống George W Bush và Tổngthống Barrack Obama lần lượt vào các năm 2000, 2006 và 2016 Về phía ViệtNam đã có các chuyên thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao đến Mỹ, baogồm: Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải (2005), Chủ tịch nước NguyễnMinh Triết (2007), Thủ tướng Chính phủ N guyén Tan Dũng (2008), Chu tịch

nước Truong Tan Sang (2013) và Tổng Bi thư Dang Cộng sản Nguyễn Phú

Trọng (2015) Trong số đó, năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã có

chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau chiến tranh Việt Nam Năm 2013 đã đánh dấu một mốc

quan trong và một bước tiễn mới trong quan hệ Việt Nam và Mỹ sau 18 nămbình thường hóa quan hệ, khi hai nước chính thức xác lập quan hệ Đối tácToàn diện trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tan Sang [ĐảngCộng sản Việt Nam, 2013] Việc thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện đã tạo ra

các cơ chế hợp tác sâu rộng hơn giữa hai nước trên 9 lĩnh vực ưu tiên gồm

chính trị ngoại giao; kinh tẾ thương mại; khoa học công nghệ; giáo dục

đào tạo; môi trường và sức khỏe; giải quyết hậu quả chiến tranh; quốc phòng

-an ninh; bảo vệ và thúc day quyền con người; văn hóa, thé thao và du

lịch Năm 2015, quan hệ Việt Nam và Mỹ đã đánh dấu bước đột phá và củng

cô lòng tin chiến lược giữa hai nước thông qua chuyên thăm lịch sử của Tổng

Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình

27

Trang 32

thường hóa quan hệ Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đón tiếp và hộiđàm với một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng, với nghithức là một nguyên thủ quốc gia Thông qua chuyến thăm, phía Mỹ đã chínhthức thừa nhận và tôn trọng thé chế chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa củaViệt Nam và phản ánh thực tế việc Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ mọi rào cản về thé chếchính trị để thúc đây quan hệ với Việt Nam Chuyến thăm có ý nghĩa quan

trọng đối với quan hệ song phương, vừa là sự tiếp nối con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi, vừa đánh dấu sự hoàn tất một chương trong lịch sử hai nước

bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, theo tinh thần “hợp tác đầy đủ”, như ýnguyện của Bác, đồng thời mở ra một chương sử mới của quan hệ Mỹ - ViệtNam [Hà Kim Ngọc, 2015] Chuyến thăm còn là minh chứng điển hình chobước phát triển và sức mạnh tổng thé của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện,hiện đại với ba trụ cột: đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân

dân Năm 2016, Tổng thống Barrack Obama đã tiến hành chuyên thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, với kết quả

lãnh đạo hai nước ra Tuyên bố chung nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác toàn

diện theo hướng thực chất, sâu sắc, hiệu quả hơn; nhất trí lấy hợp tác phát

triển làm trọng tâm của quan hệ hai nước [Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016].Trước thềm chuyến thăm, tờ New York Times số ra ngày 16 tháng 5 năm

2016 đã đăng bài viết trong chuyên mục “Lá thư Nhà Trắng” với tựa đề “Tại

Việt Nam, ông Barrack Obama sé tập trung vao tương lai, thay vì quá khứ”.

Nội dung bai báo đã khang định chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống

Barrack Obama mang lại một cơ hội dé không chỉ giúp củng cô chính sách tái

cân băng châu A, mà còn dé làm sâu sắc hơn các mối quan hệ an ninh và kinh

tế với một trong những nhân tố khu vực ngày càng quan trong là Việt Nam.

Về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, trước năm 2000, hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư Mỹ - Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, với

giá tri kim ngạch khoảng 450 triệu USD (năm 1995) và 1,5 tỷ USD vào năm

28

Trang 33

2000 Tuy nhiên, dấu mốc đầu tiên đánh dấu cho hợp tác kinh tế Mỹ - Việt

Nam là việc hai nước ký Hiệp định thương mại song phương (BTA) vào năm

2000, qua đó mở cửa thị trường Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam và đặt ra

nhiều chuan mực quan trọng cho các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam sau này như WTO, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình

Dương/Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương,

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Sau khi Hiệp định thươngmại song phương có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001, hàng hóa Việt Namkhông còn bị Mỹ đánh thuế phân biệt đối xử, nên tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu có sự vượt bậc trong giai đoạn đầu dù cho giảm dần trong các năm tiếptheo, khi trong các năm 2002, 2003 và 2004 lần lượt tăng 130%, 61% và 28%.Tiếp đó, năm 2003, hai nước ký kết Hiệp định dệt may Mỹ - Việt Nam Vàotháng 5 năm 2006, Việt Nam và Mỹ đã kết thúc đàm phán song phương déViệt Nam gia nhập WTO Ngày 29 tháng 12 năm 2006, Mỹ trao cho ViệtNam “Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” (PNTR), là một

phần của quá trình gia nhập WTO của Việt Nam và giúp hàng xuất khâu Việt Nam chính thức được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MEN) từ Mỹ Năm 2007, hai nước đã ký kết TIFA và là năm Việt Nam gia nhập WTO Theo đó, xuất nhập khẩu giữa hai nước được mở rộng với nhiều tiềm năng Mỹ trong nhiều

năm liền giữ vi trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Các con số

thống kê từ Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, tong kim ngạch thương

mại hai chiều Mỹ - Việt Nam đã tăng gấp gần 105 lần, từ 450 triệu USD (năm1995) khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao lên mức 1,09 ty USD (năm

2000) trước khi khi hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương Sau khi Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001, kim ngạch thương

mại song phương Mỹ - Việt Nam đã tăng bình quân 20%/nam, trong đó đạt

6,75 ty USD (năm 2005), đến năm 2010 đạt 18,10 tỷ USD, năm 2015 đạt

29

Trang 34

41,28 tỷ USD và năm 2016 đạt 47,15 tỷ USD Trong đó kim ngạch xuất khâu

hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ năm 2000 là 0,733 tỷ USD, năm 2005 là 5,93 tỷ USD, năm 2010 là 14,24 tỷ USD, năm 2015 là 33,48 tỷ USD và năm

2019 là 61,35 tỷ USD Kim ngạch xuất khâu của Mỹ vào Việt Nam năm 2000

là 0,363 ty USD, tăng lên hơn 1,1 ty USD trong năm 2003 - 2004, giảm

xuống còn 0,862 tỷ USD năm 2005, đạt 3,77 tỷ USD năm 2010, 7,8 ty USDnăm 2015 và 14,37 tỷ USD năm 2019 [Nguyễn Mại, 2020] Đặc biệt, từ năm

2005, Mỹ đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của

Việt Nam Chỉ tính riêng năm 2015, xuất khâu của Mỹ sang Việt Nam đã tăng23% - mức tăng trưởng cao nhất ghi nhận được trong quan hệ thương mạigiữa Mỹ và 50 đối tác thương mại hàng đầu

vé hop tac trong linh vuc dau tu, theo số liệu của Cục Dau tư nướcngoài, Bộ Kế hoạch va Dau tư, trong số liệu về 112 quốc gia vùng và lãnh théđầu tư vào Việt Nam tính đến tháng 10 năm 2016, thì Mỹ đứng thứ 8 với 815

dự án, với tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký xấp xỉ 10,1 tỷ USD Từ giai đoạn

năm 2006 tới năm 2016, Mỹ có 2 dự án có quy mô 1 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, gồm của Tập đoàn Intel vào năm 2006 và Tập đoàn First Solar vào năm

2011 Đặc biệt, TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, số vốn đầu tư của Mỹ đăng ký tại Việt Nam tăng dần (ở mức nhỏ) theo thời gian, nhất là từ năm 2012 tới năm 2016 Theo đó, năm 2012, tong vốn đầu tư của Mỹ là 125 triệu USD; năm 2013 tăng nhẹ lên mức 130

triệu USD; năm 2014 với tổng vốn trên 259 triệu USD; năm 2015 có tổng vốntrên 227 triệu USD Trong 10 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đầu tư đăng ký

mới của Mỹ tại Việt Nam tăng khoảng 231 triệu USD (Thoibaonganhang,

2016) Cùng với hoạt động đầu tư của Mỹ tại Việt Nam, hai nước đã kết thúc

đàm phán và ký Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vào tháng 02 năm2016; ký kết văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, gồm Hiệp định về

30

Trang 35

khoa học - công nghệ có hiệu lực từ ngày 26 tháng 3 năm 2001; Hiệp định Dệt - May có hiệu lực từ 01 tháng 5 năm 2003; Hiệp định Hàng không có hiệu

lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2004; Hiệp định khung hợp tác về Kinh tế và Kỹthuật; Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp ký vào tháng 6 năm 2005

Về hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, cùng chia sẻ sự quantâm về tình hình an ninh khu vực, Việt Nam và Mỹ đã dần tăng cường hợp tác

về quốc phòng theo hướng toàn diện hơn Ngay sau khi mở Đại sứ quán ở mỗi nước, năm 1995 Mỹ đã cử Tùy viên Quốc phòng tới Việt Nam Năm 1997, Việt Nam cũng cử Tùy viên quốc phòng đến Mỹ Tuy nhiên, trong giai đoạn

từ năm 1995 đến trước năm 2000, hợp tác quốc phòng Mỹ - Việt Nam chủ yếu dừng lại ở mức độ diễn ra các cuộc tiếp xúc song phương và tập trung vào

giải quyết các van đề POW/MIA Đến năm 2000, hợp tác đối ngoại quốcphòng có sự phát triển theo mối quan hệ song phương thông qua tiến hànhtrao đối đoàn lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Trong đó, từ năm

2000 đến năm 2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã lần lượt thăm chính

thức Việt Nam vào các năm 2000, 2003, 2006, 2009, 2012 và 2015 Ở chiều ngược lại, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tới thăm Mỹ vào các năm

2003 và năm 2009 Các chuyên thăm nêu trên đã đặt nền móng và mở ra thời

kỳ hợp tác quốc phòng mới giữa hai nước, với hàng loạt các dấu mốc quantrọng Tháng 6 năm 2006, Mỹ cho phép cung cấp thiết bị quân sự hạn chế choViệt Nam, dù vẫn duy trì lệnh cam bán vũ khí sát thường Từ năm 2008 haibên tô chức Đối thoại thường niên về các vấn đề ngoại giao, quốc phòng và

an ninh cấp Thứ trưởng Ngoại giao Từ năm 2010, Bộ Quốc phòng hai nước

tổ chức Đối thoại Chính sách quốc phòng thường niên cấp Thứ trưởng, ký Bản ghi nhớ về thúc day hop tác quốc phòng năm 2011 Năm 2012 và 2016 Việt Nam đã hai lần cử quan sát viên tham gia Diễn tập RIMPAC giữa lực lượng Hải quân Mỹ và các nước đồng minh Tháng 10 năm 2014, Mỹ đã

31

Trang 36

thông báo đỡ bỏ cấm van vũ khí một phan với Việt Nam nhằm giúp Việt Nam

tăng cường khả năng bảo đảm an ninh hàng hải hai nước Tháng 6 năm 2015,

hai nước đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Mỹ - ViệtNam Đặc biệt, tháng 5 năm 2016, Chính quyền Tổng thống Barrack Obama đã

dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cắm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sau 42 năm

Điều này đã đánh dấu một cột mốc giúp thúc đây quan hệ với Mỹ cũng như mở

ra triển vọng mới cho Việt Nam trong nhiệm vụ phòng thủ đất nước khi có thể

mua bat cứ loại vũ khí nào (tan công hoặc phòng thủ) của Mỹ hoặc do Mỹ san xuất Cùng với việc trao đổi đoàn cấp cao, các hoạt động giao lưu giữa lực

lượng Hải quân hai nước được diễn ra với tần suất nhiều hon Tháng 11 năm

2003, Chiến hạm USS Vandegrift cập cảng thành phố Hồ Chí Minh, trở thành

tàu hải quân đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam kề từ khi chiến tranh kết thúc Day

là hành động mang tính biểu tượng hướng tới việc tăng cường quan hệ quốcphòng giữa hai nước Tiếp đó, giai đoạn 2004 - 2008 đã có 8 lần với 10 tàu của

lực lượng Hai quân Mỹ ghé thăm các cảng của Việt Nam Giai đoạn 2009

-2014 có trên 10 lượt tàu của lực lượng Hải quân Mỹ ghé thăm, trong đó thời

gian ghé thăm của các tàu chiến diễn ra trung bình từ 3 - 5 ngày và bệnh viện từ

10 - 15 ngày Nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, năm

2010, tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã neo đậu ngoài khơi Đà

Nẵng và tiếp đón các quan chức Việt Nam lên thăm tàu bằng trực thăng từ đất

liền Cuối năm 2016, tàu khu trục USS John S.McCain và USS Frank Cable đã

thăm quân cảng Cam Ranh của Việt Nam [Jim Garamone, 2018] Ngoài các

hoạt động trao đổi đoàn cấp cao và giao lưu quốc phòng, Việt Nam và Mỹ cũng

chú trọng hợp tác trên một số lĩnh vực khác, bao gồm:

(1) Hợp tác POW/MIA theo Thỏa thuận về hợp tác giải quyết vấn đề nhân đạo của hai nước được ký vào tháng 8 năm 1987 Ké từ năm 1988, hoạt động MIA bắt đầu được tiễn hành với sự tham gia của các đội tìm kiếm hỗn

32

Trang 37

hợp Mỹ - Việt Nam Ngày 13 tháng 9 năm 2006, lần đầu tiên Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết cảm ơn các bên liên quan trong đó có Việt Nam về tìm

kiếm MIA Năm 2011, Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng MỹR.Newberry khăng định hợp tác Mỹ - Việt Nam về MIA đã trở thành môhình hợp tác tốt, góp phần thúc day hợp tác của Mỹ với các nước khác

Trong các Tuyên bố chung Mỹ - Việt Nam, các Tổng thống Mỹ đánh giá cao

sự hợp tác đầy đủ của Việt Nam trong các vấn đề MIA Trên thực địa, tính

từ năm 1988 đến năm 2002, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành 69 đợt tìm kiếm

chung trên phạm vi toàn quốc, trong đó Việt Nam đã trao cho Mỹ 793 bộ hàicốt liên quan đến người Mỹ chết trong chiến tranh Tính đến tháng 4 năm

2018, Việt Nam đã trao trả 972 bộ hài cốt quân nhân Mỹ Mỹ đã cung cấpcho Việt Nam thông tin của 11.000 liệt sỹ, giúp ta tìm kiếm được hơn 1.000

bộ hài cốt anh hùng, liệt sỹ bi mat tích trong chiến tranh [Trần Xuân, 2018].Tại đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng lần thứ 4 tại Mỹ (tháng

10 năm 2013), Đoàn Việt Nam đã trao 4 bộ hồ sơ gồm các địa điểm tìm

kiếm mới để tạo điều kiện cho Mỹ

(2) Hợp tác giải quyết hậu quả chất độc màu da cam Sau chiến tranh, sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) và sân bay Phù Cát (Bình

Định) là những điểm nóng về ô nhiễm dioxin, do trong chiến tranh một phầndiện tích tại khu vực này được sử dụng làm nơi lưu chứa, pha chế và tổ chức

các chuyến bay phun rải chất diệt cỏ Sau nhiều năm, các chất độc đã và đang lan tỏa, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái Từ năm

2004, Bộ Quốc phòng Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã

làm việc với Đại sứ quán Mỹ và Cục Bảo vệ môi trường Mỹ về dự án nghiên cứu thử nghiệm phương pháp sinh học dé định toán dioxin và tay độc quy mô nhỏ ở sân bay Da Nẵng Ngày 09 tháng 8 năm 2012, van đề giải quyết chất độc dioxin đã có đột phá khi Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng USAID chính

33

Trang 38

thức khởi công hạng mục đào xúc và vận chuyền của dự án “Xử lý môi

trường 6 nhiễm dioxin tại sân bay Da Nang”, với tổng mức dau tư 41 triệuUSD, trong đó phía Mỹ tài trợ 34 triệu USD [Tùng Lâm, 2012].

(3) Hợp tác an ninh hàng hải và an ninh biển Tháng 4 năm 2013 tạiWashington DC, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn

Quang Đạm đã ký biên bản hợp tác về bảo vệ bờ biển với Tư lệnh Lực lượng phòng vệ bờ biên Mỹ Đô đốc Robert Papp Đầu tháng 5 năm 2015, Mỹ đã bàn

giao cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam 5 tàu tuần tra cao tốc theo đúngcam kết viện trợ của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến công du ViệtNam vào cuối năm 2013

1.2.2 Chính sách của Mỹ doi với Việt Nam dưới thời Tổng thong Mỹ Donald

Trump giai đoạn 2017 - 2020

Trong Báo cáo Chiến lược An Độ Dương - Thái Bình Dương (IPSR) công bồ tháng 6 năm 2019, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã

nhấn mạnh sẽ “xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam để bảo vệ

lợi ích, an ninh quốc gia của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác Cho

thấy, Mỹ coi trọng hợp tác với Việt Nam, qua đó góp phần đưa quan hệ Mỹ Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực Điều nay được hình thành từ một số

-yếu t6 sau:

Một là, ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực Điều

này khiến Mỹ coi Trung Quốc là một mối de doa lớn nhất về an ninh và lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Do đó, Mỹ cần tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, để kiềm

Trang 39

Ba là, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ lịch sử truyền thống lâu đời và gắn bó thân thiết, tuy nhiên còn tồn tại những khác biệt và phức tạp, nhất là liên quan tới tranh chấp trong vấn đề chủ quyền lãnh

thd, lãnh hải Do đó, Mỹ muốn thúc đây quan hệ Mỹ - Việt Nam dé hỗ trợ

Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải trước các hành động “hung hăng” của

Trung Quốc tại Biển Đông

Trên cơ sở đó, Mỹ đã xác định cần củng cố và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, đặt trọng tâm là tạo ra bước tiến

mới trong hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và hợp tác an ninh - quốc

phòng, thậm chí có sự đột phá trong hợp tác chính trị - ngoại giao Mỹ còn

đặt Việt Nam làm trọng tâm trong các chiến lược của Mỹ, nhất là Chiến lược

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở Trong khuôn khổ Hộinghị Các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC tại Đà Nẵng, Tổng thống DonaldTrump đã thé hiện rất rõ điều này thông qua bai phát biểu tại Hội nghịThượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng năm 2017 răng, Việt Nam là “trung tâm

của khu vực Án Độ Dương - Thái Bình Dương” [Donald Trump, 2017] Trong bản báo cáo Chiến lược An Độ Dương - Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào ngày 01 tháng 6 năm 2019, Việt Nam được đề cập đầu tiên trong số các quan hệ đối tác đang được Mỹ mở rộng ở khu vực Đông Nam Á, bên cạnh các mỗi quan hệ truyền thống như Philippines, Thái

Lan và Singapore Thậm chí, Việt Nam còn được phía Mỹ mời tham gia ýtưởng thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, nhằm thúc đây chuỗi cungứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc Điều này cho thấy, Việt Nam được Tổng

thống Donald Trump nhìn nhận như một “đối tác chủ chốt, có vai trò quan trọng” trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái

Bình Dương Qua đó, chính quyền Donald Trump xác định muốn tạo sự đột

phá trong quan hệ song phương với Việt Nam, kê cả việc sẵn sàng “gác lại”

35

Trang 40

van dé dân chủ, nhân quyền sang một bên dé thúc day quan hệ song phương

với Việt Nam.

1.2.3 Chính sách của Việt Nam đối với Mỹ dưới thời Tổng thông Mỹ DonaldTrump giai đoạn 2017 - 2020

Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2020 luôn đi

theo phương châm và định hướng lớn của hoạt động đối ngoại mà Đảng ta đã

xác định trong văn kiện Đại hội XII là: “Da dạng hóa, đa phương hóa trong

quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin

cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” [Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016] Trên cơ sở đó, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã xác định một số nội dung chủ yếu trong quan hệ với Mỹ dưới thời Tổng thống

Donald Trump như sau:

Một là, khăng định chính sách nhất quán trong quan hệ với Mỹ; sẵn

sàng cùng chính quyền mới nỗ lực dé phát huy thành quả dat được trong 8

năm qua và đưa quan hệ phát triển hơn nữa, trên cơ sở tôn trọng thé chế chính

trị, con đường phát triển của nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyên, toàn vẹn lãnh thd, không can thiệp vào công việc nội bộ cua nhau, hợp tác cùng có lợi, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ôn định, hợp tác và phát triển ở châu A -Thái

Bình Dương Thứ trưởng Hà Kim Ngoc khang định trong bối cảnh nước Mỹchuẩn bị có Tổng thống mới vào năm 2017 rằng: “Tinh thần này được thê

hiện rõ trong điện mừng của lãnh đạo cấp cao ta gửi Tổng thống đắc cử

Donald Trump ngày 9 tháng 11 năm 2016 cũng như trong nội dung điện dam

giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống đắc cử Trump ngày

12/12/2016”.

Hai là, chủ động thúc day hợp tác trên 9 trụ cột trong quan hệ Đối tác

toàn diện với Mỹ, từ chính trị - ngoại giao, kinh tẾ - thương mai - dau tu,

khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, an ninh - quốc phòng, khắc phục

hậu quả chiên tranh

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN