1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Hợp tác giáo dục đại học của ASEAN – trường hợp AUN

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 23,19 MB

Nội dung

thành lập Mạng lưới các đại học ASEAN AUN và đồng thời cùng với cácnước trong khu vực đã thống nhất hình thành và triển khai Cộng đồngASEAN tir cuối năm 2015.Xuất phát từ những lý do trê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN QUYNH GIANG

LUAN VAN THAC Si QUOC TE HOCChuyén nganh: QUAN HE QUOC TE

Mã số: 60 31 02 06

Hà Nội — 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN QUỲNH GIANG

LUẬN VAN THẠC SĨ QUOC TE HOCChuyén nganh: QUAN HE QUOC TE

Mã số: 60 31 02 06

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: GS TS PHAM QUANG MINH

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin phép được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Giáo sư,Tiến sĩ Phạm Quang Minh, khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, người thay đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện đề em hoàn thành luận văn.

Em xin chân thành cam ơn các thay giáo, cô giáo Khoa Quốc tế học, các thay cô phòng Đào tạo, các thay cô trong Ban Giám hiệu trường Đạihọc Khoa Học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng

dạy và giúp đỡ em trong quá trình hoc tập, nghiên cứu.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã

luôn bên cạnh và ung hộ em hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khả năng nghiên cứu của bảnthân còn hạn chế, nên luận văn có thé còn nhiễu thiếu sót Em rất mong nhận được su góp ý, chi bảo của các thay cô giáo, các bạn đông nghiệp va những người đang quan tâm đến vấn đề đã trình bày, để luận văn được

hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Giang

Trang 4

MỤC LỤC

061000101 8

1 Lý do chọn đề tài + - 522cc SE 311111212121 21 11011111 101111 re 8

2 Tổng quan tinh hình nghiên cứu dé tài 5-5252 25252 c+c+zexexsxes 9

2.1 Tình hình nghiên cứu về hợp tác giáo dục đại học trong nước 92.2 Tình hình nghiên cứu trong khu vực và quốc tễ -s 11

3 Mục tiêu nghién CỨU - - - «+ + 1 111111111 3 vớ 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿ ¿+22 2 +s+s+s£z£+xzEzzcze+xzxe 14

5 Phương pháp nghién CỨU - cv 15

6 Nguôn tài liệu sử dụng trong luận văn ¿2+ 5+2 czcsx+£zcsrsxsez 15

7 Cấu trúc của luận VẶI - :- c Sc tt 1S E11 111111 11 11 E1 1T ng nếu 16CHUONG 1 CO SỞ PHAP LÝ VÀ THỰC TIEN VE HOAT DONG

HOP TÁC GIAO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ASEAN . -5¿ 18

1.1 Cơ sở pháp lý về nhu cầu hợp tác giáo dục đại học trong bối cảnh

toàn cầu hóa - - St S S121 1 511111 11511111 51111101 T11110101 11111010 1111011 gret 18

1.1.1 Cơ sở pháp ly của hợp tác quốc tế về giáo dục đại học 181.1.2 Nhu câu, vai trò của hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học 221.2 Cơ sở thực tiễn, xu hướng hợp tác giáo dục đại học thế giới 24

1.2.1 Bối cảnh hợp tác giáo dục đại hỌC - ¿c5 +cssx+cvsesrsrsrvsrvreee 24

1.2.2 Hop tác giáo duc đại học cua ASEAN trước năm 1990 29

CHUONG 2 HỢP TÁC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ASEAN 35

2.1 Chiến lược hợp tác giáo dục đại học của Cộng đồng ASEAN 35

2.2 Vai trò của AUN trong hợp tác giáo dục đại học khu vực ASEAN 38

2.2.1 Mạng lưới các đại hoc ASEAN (AUN) trong triển khai chiến lược

hợp tác giáo dục của ASEAN .uceeseccesessssvsssesesseseesseeseesesesesueseenesesesneseeaeseeseeneaeeneeneas 38 2.2.2 Mục tiêu hợp tác của {ÙÌN c:-cssxcxcskersktrertrertrrrrrtrrrrrrrrrrree 39

2.2.3 Cơ cấu và tổ chức của AIN -cccccscceccccrtrrrrrrrrrrrrrrrrree 402.3 Hợp tác chuyên đề về giáo dục đại học trong mạng lưới AUN 42

2.3.1 Hợp tác trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học và phát triển công nghệ giảng dạy - 1111212212.11 ee 44

Trang 5

2.3.2 Hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo kinh tế, kinh doanh, hỗ trợcông nghệ đổi mới doanh nghiệp và phát triển chính sách Cộng đồngKinh tế ASŠEAN coccctn hd 47

2.3.3 Hop tác trong lĩnh vực đào tạo giáo duc kỹ thuật và công nghệ 49

2.3.4 Hợp tác trong chia sẻ nguồn học liệu mở và tài nguyên số 502.3.5 Hợp tác trong phát triển con người ASEAN toàn diện 51 2.3.6 Hợp tác trao đổi và giao lưu sinh viên, công nhận và trao đổi tín

2/18/42/1-0.10/0 00000008988 54

2.3.7 Hop tác dam bảo Phát triển bên vững, Bảo vệ môi trường và nâng

,/#4:14/8/7/112//0128,11888n8nNnn8n8Ẻ88 < 56

CHUONG 3 KET QUA VÀ ĐÁNH GIA HOAT ĐỘNG HỢP TAC

GIAO DUC ĐẠI HỌC CUA ASEAN o.oi.ccccecceccsescsscsscsssessessesstssesstesessesseeees 60

3.1 Kết qua va đánh giá hoạt động hợp tác giáo dục đại học trong ASEAN 60

3.1.1 Hoạt động hop tác trong các tiểu mạng lưới và các họp tác nội khối

3.1.2 Kết quả hợp tác của giáo dục đại học Việt Nam trong khu vực

07.0000 Ầ Ô 66

3.2 Thuận lợi và thách thức trong hợp tác giáo dục đại hoc ASEAN 67

3.3.Đề xuất định hướng hợp tác của Đại học Quốc gia Hà Nội trong hợp

z800.9505 81TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2 2 SS+EE+EE£2EE2EE2EE2EEEEEEEEEEErEerrkrrkerkee 84

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

TT | Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

1 | AUN Mang lưới các trường đại ASEAN University

hoc Dong Nam A Network

2 | ASATHL Hiệp hội các trường đại học | The Association of

Đông Nam Á Southeast Asian

Institutions of Higher Learning

3 | DHQGHN | Đại học Quốc gia Hà Nội Vietnam National

University, Hanoi

4 | CLMV

SATU Diễn đàn Giám đốc các Presidents' Forum of

trường đại học Đông Nam | Southeast and South Asia

Á, Nam Á và Đài Loan and Taiwan Universities

6 | UMAP Hiệp hội các trường đại hoc | University Mobility in

khu vuc Chau A - Thai Asia and the Pacific

Binh Duong

7 | SOM-ED Hội nghị các Quan chức The ASEAN Senior

Cao cấp ASEAN về Giáo | Offcial Meeting on

duc Education

8 | ASED Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN Education

ASEAN Ministers Meeting

9 | AUN-QA Mang lưới chuyên đề kiêm | AUN-Quality Assurance

định chất lượng AUN

104 (AUN-BE) | Mạng lưới chuyên đề các ADN for Business and

đại học AUN về Kinh Economics Networkdoanh và Kinh tế

Trang 7

11 Mạng lưới phát triển giáo | AUN Southeast Asia

(AUN/SEED | dục kỹ thuật AUN/Đông Engineering Education

-Net) Nam Á Development Network12} (AUNILO) | Mạng lưới liên kết thư viện | AUN Inter-Library

số trực tuyên AUN Online

134 (AUN UIE) | Mạng lưới đại học đôi mới | AUN University

va doanh nghiép AUN Innovation and Enterprise

14} AUN-HRE | Mạng lưới Giáo dục Nhân | AUN Human Rights

quyén AUN Education Network15| ACTS Hệ thông chuyên đối tín chỉ | ASEAN Credit Transfer

trong ASEAN System

16; AUN Mang lưới chuyên đề AUN | AUN University Social

USR&S về Bên vững và trách Responsibility and

nhiệm xã hội Sustainability

174 (AUN- Mang lưới nang cao sức AUN Health Promotion

HPN) khỏe AUN Network

184 AUN-AEC_ | Mạng lưới chuyên đề AUN | Thematic Network

về Cộng đồng Kinh tế

ASEAN

19/ AUN- Mạng lưới chuyên đề AUN | AUN Disability and

DPPnet về Chính sách công và Public Policy Network

Người khuyết tật

20) AUN-SAN_ | Mạng lưới công tác sinh AUN Student Affairs

vién AUN Network

21]; AUN- Mạng lưới AUN về phát | ASEAN University

SCUD trién bền vững đô thị và Network — Sustainable

thành phố City and Urban

Development

Trang 8

22 AUN-CA Mạng lưới chuyên đề AUN

về hợp tác Văn hóa và

Nghệ thuật

ASEAN University Network on Culture and the Arts

23; AUN- Mang lưới chuyên đề AUN | AUN Thematic Network

ADERA về nghiên cứu và giáo duc | on Architectural Design

quy hoạch và kiến trúc Education and Research

trong ASEAN 1n ASEAN 24! AUN-EEC Mạng lưới chuyên AUN Thematic Network

đê AUN vê văn hóa và giáo dục sinh thái

on Ecological Education and Culture

Trang 9

DANH MỤC BANG, BIEU DO, SO DO & HINH ANH

Biểu đô 3.1 Tốc độ phát triển các mạng lưới chuyên đề AUN 63 Biểu đô 3.2.Số lượng AUN Sub-network phân bố theo quốc gia điều phối và

phụ trách Các quốc gia CLMV không dé xuất hay phụ trách mạng lưới

chuyên AE HÀO 5-52-5252 SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1121121212112112111111111.1121111 1 yeu 64Biểu đô 3.3 Số lượng AUN Sub-network do các đại học thành viên chính thức

ADN quản lý và PAU fFÁCÌ, << 1E 90891111 E9 vn nh 65

So đồ 2.1 Tiến trình phát triển của Cộng đồng ASEAN - 35

Sơ đồ 2.2 Moi tương quan và liên kết giữa Ban thư kỷ AUN và các tổ chức/cơchế hoạt ;/1/5847128,hNÿ2, 00a 41

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức của mạng lưới đảm bảo chất lượng AUN 45

Hình 2.1 Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột : An ninh Chính trị + Kinh tế +

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế giáodục dao tạo nói chung va giáo dục dai học nói riêng đã dap ứng được phần nào đòi hỏi và yêu cầu thực tiễn trong phát triển nguồn nhân lực chất lương cao cho đất nước trong tình hình đôi mới và hội nhập toan diện về kinh tế — xã hội Chú trọng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế đã góp phần quan

trọng vào việc thực hiện thành công các nhiệm vụ, chương trình trọng tâm của

quốc gia, đóng góp tích cực vào việc xây dựng con người Việt Nam phù hợpvới yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Theo số liệu thống kê giáo dục đại học năm 2018 - 2019 của bộ Giáo dục và

Đào tạo, Việt Nam hiện có 237 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 6Š cơ sở

giáo dục đại học ngoài công lập (không bao gồm các trường đại học, thuộckhối An ninh, Quốc phòng: https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-

giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=6636) Như vậy có thể thấy, các đại học do

Nhà nước thành lập và đầu tư phát triển vẫn đóng vai trò chủ đạo trong địnhhướng đảo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước Chính vì vậy,nhu cầu và yêu cau thực tiễn về việc chuẩn hóa các chương trình đào tạo phùhợp với tiêu chuẩn quốc tế và hội nhập khu vực là yêu cầu có tính cấp thiết vàcần được quan tâm sâu sắc nhằm dao tạo nhân lực và hội nhập thị trường laođộng trong khu vực ASEAN Hiện nay, chưa có nhiều phân tính đánh giá sự

tham gia của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong hoạt động của các Hiệp hội giáo dục đại học khu vực ASEAN, mặc dù trong lịch sử, Viện Đại

học Sai gòn của chính quyền miền Nam đã tham gia thành lập Hiệp hội Đại học đầu tiên dại Đông Nam Á từ năm 1956 Đặc biệt, trong vị thế quốc gia độc lập, thống nhất, Việt Nam đã từng bước hội nhập toàn diện với khu vực

và quốc tế, đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN và

Trang 11

thành lập Mạng lưới các đại học ASEAN (AUN) và đồng thời cùng với cácnước trong khu vực đã thống nhất hình thành và triển khai Cộng đồngASEAN tir cuối năm 2015.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả thực hiện luận văn cao họcchuyên ngành Quan hệ quốc tế với chủ đề “Hợp fác giáo dục đại học củaASEAN - trường hop AUN” nhằm tông quan kết quả hoạt động hợp tác khuvực về giáo dục đại học, nghiên cứu mô hình và đánh giá hiệu quả hợp tác củamột số tô chức, hiệp hội giáo dục đại học trong khu vực Đông Nam Á và liênkhu vực, đồng thời đề xuất nhóm nội dung hợp tác giáo dục đại học cho Đạihọc Quốc gia Hà Nội (DHQGHN) nói riêng, cũng như cho các đại học,trường đại học của Việt Nam nói chung trong Cộng đồng ASEAN.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1.Tình hình nghiên cứu về hợp tác giáo dục đại học trong nướcCùng với quá trình mở cửa, hội nhập và đổi mới kinh tế, Đảng và Nhànước Việt Nam da coi hợp tác quốc tế là động lực, cơ hội dé nang cao chatlượng giáo dục dai học nước nhà Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đềnày, với sự hỗ trợ về tài chính của các thể chế tài chính thế giới như WB,ADB, Việt Nam đã triển khai xây dựng một sé trường dai hoc có yếu tốnước ngoài với định hướng theo các tiêu chuẩn quốc tế Tuy nhiên, theo tácgiả Pierre Darriulat trong công bố trên tạp chí Tia sáng về “Tận dung hợp tácquốc tế trong giáo dục đại học Việt Nam” đã chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế và đồng thời chỉ ra quá trình triển khai xây dựng các trường đại học quốc tế còn có nhiều ton tại vànảy sinh nhiều van đề thách thức [Pierre Darriulat, 2020] Đó chính là mâuthuẫn khi chuẩn hóa các chương trình dao tao đại học của Việt Nam theo tiêuchuẩn quốc tế (các quốc gia đã phát triển), nhưng vẫn giải quyết được các yêu

câu về khoa học và công nghệ của chính đât nước, cũng như phù hợp với các

Trang 12

đòi hỏi bức thiết về cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triểnkinh tế xã hội của Việt Nam.

Trong báo cáo tham luận tại hội thảo do Hội đồng Anh tại Việt Nam tổchức, Phó giáo sư Lê Anh Vinh đã chia sẻ các thông tin chính về các trườngđại học quốc tế theo mô hình đại học xuất sắc tại Việt Nam Đó là các trường

đại học: Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ

Hà Nội (còn gọi là trường Đại học Việt Pháp), Trường Đại học Việt Nga trên

cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Trường Đại học Việt Nhật (Đại

học Quốc gia Hà Nội) Các nhà nghiên cứu Pierre Darriulat và TS Lê AnhVinh cùng có chung nhận định về tính cấp thiết và vai trò quan trọng của hợptác quốc tế trong giáo dục đại học, tuy vậy, quá trình đổi mới đã và đang diễn

ra với tốc độ chậm và gap nhiều khó khăn trở ngại, hiệu quả chưa được nhưmong muốn và Chính phủ Việt Nam đã quyết định dừng sử dụng kinh phíNhà nước và nguồn vốn vay cho xây dựng các trường đại học quốc tế mới vào

năm 2015 Vậy mô hình đại học nào phù hợp với giáo dục đại học của Việt

Nam? Xây dựng trường đại học quốc tế hoàn toàn mới hay tăng cường hợptác quốc tế đa dang, đa phương trong giáo dục đại học — hướng đi nào thíchhợp hơn cho sự phát triển của giáo dục đại học Việt Nam?

Trong nghiên cứu “Vai trò của hợp tác quốc tế trong việc xây dựng cáctrường đại học theo chuẩn mực quốc tế cho Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Ly

đã nêu bật tam quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt

Nam theo những chuẩn mực đã được quốc tế thừa nhận, và cách tiếp cận xây

dựng các trường đại học hoa tiêu làm khuôn mẫu cho các trường đại học trong

nước là rất cần thiết [Phạm Thị Ly, 2009] Trong đó, hợp tác quốc tế đóng vaitrò cốt yếu va không thé thiếu trong tiến trình thành lập các trường dai họcđược kỳ vọng này Hợp tác quốc tế sẽ đem đến cơ hội tiếp cận nguồn lực về

tài chính, vê con người, vê cơ sở học liệu và vê phương pháp quản tri đại học

10

Trang 13

tiên tiến Tuy nhiên van đề đặt ra, đó là hình mẫu trường Đại học nào là chuẩn mực cho các trường đại học của Việt Nam Việc đầu tư tài chính và xây dựng các chính sách quản lý và quản trị đại học nhằm chạy theo các tiêu chí của cácbảng xếp hạng với mục tiêu nhanh chóng ghi danh đại học Việt Nam trongcác bảng xếp hạng thế giới này có phải là một trong những lựa chọn phù hợp?

Mặc dù các nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của hợp tác quốc tếtrong đôi mới giáo dục đại học chưa nhiều, nhưng Chính phủ Việt Nam đãnhận ra tầm quan trọng của việc hội nhập quốc tế về giáo dục đại học, đàotạo nhân lực trình độ cao và giáo dục dạy nghề — yếu tố quan trọng giúpViệt Nam nâng cao tính cạnh tranh trong phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượnggiáo dục đại học Việt Nam, thì việc tích cực tham gia các tô chức giáo dụcđại học khu vực và quốc tế là một định hướng đúng, đặc biệt phù hợp vớiViệt Nam trong điều kiện kinh tế - xã hội của một nước phát triển trungbình, nguồn kinh phí dành cho giáo dục đại học còn khiêm tốn so với cácquốc gia trong khu vực Thông qua các nội dung, chương trình hợp tác, cáctiêu mạng lưới hợp tác chuyên đề, các trường Đại học của Việt Nam có thêtham gia va dan dan hội nhập với các chuẩn mực của khu vực và quốc tẾ về

giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong khu vực và quốc téQua các nghiên cứu trong nước và nhìn nhận xu hướng phát triển, hình thành và hoạt động của các tô chức, hiệp hội giáo dục đại học, có thể nhận thấy xu thế hợp tác, hội nhập và thống nhất về chương trình đào tạo, địnhhướng nghiên cứu, chia sẻ nguồn lực mang tính tất yếu và không thể bỏ quatrên con đường phát triển của các đại học khu vực ASEAN Tuy vậy, hội nhậpquốc té thông qua sự tham gia các tô chức, diễn đàn giáo dục đại học khu vực,cũng cần phải tránh các hoạt động hình thức, hội họp định kỳ không mang lại

11

Trang 14

hiệu quả thực chất Trong bài viết “Hợp tác giáo dục đại học ASEAN: xâydựng định hướng hội nhập hay sự đồng thuận máy móc” (Higher education

cooperation in ASEAN: building towards integration or manufacturing consent) [Hart N Feuer, 2015, tr 1-26], nhóm tác gia đã có nhận định hợp

tác, trao đôi quốc tế va quá trình quốc tế hóa là xu thé tat yếu của các tô chứcgiáo dục đại học trong quá trình phát triển Mục tiêu chuẩn hóa và nâng caochất lượng đào tạo giữa các quốc gia thường kết hợp với giao thoa văn hóa,chính trị qua đó thúc đây quá trình hội nhập văn hóa khu vực và tăng trưởngkinh tế Tuy nhiên, đằng sau sáng kiến hoa mỹ đó là sự cạnh tranh gay gắt củavan dé địa chính trị, trong đó các quốc gia, các hệ thống giáo dục đại học khu vực cô gắng củng có, gây ảnh hưởng va nâng cao vị trí của họ trong những khu vực mới Tác giả đã sự phân tích sự ảnh hưởng của các quốc gia ĐôngBắc Á (Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc) đối với hợp tác giáo dục khu vựcĐông Nam Á thông qua các hình thức, diễn đàn giáo dục ASEAN + 3 và sựphát triển của mô hình hợp tác giáo dục đại học được biết đến dưới tên gọiQuá trình Bologna tại Châu Âu (năm 1999)

Hop tác quốc tế về giáo dục đại học cũng là một cơ chế dé các cườngquốc khu vực thê hiện quyền lực mềm, đây là nhận định được tác giả đề cậpđến trong nội dùng nghiên cứu “Internationalization, Regionalization, and

Soft Power: China’s Relations with ASEAN Member Countries in Higher

Education”, trong đó tác gia YANG Rui nêu rõ Trung Quốc đã thé hiện quyền lực mềm với các quốc gia trong khu vực, không chỉ do vị trí địa lý gần kề nhau, mà còn qua sức hấp dẫn của giáo dục đại học Trung Quốc đối với cácnước ASEAN trong những năm 1990 — 2020 Hiện nay, trong các cơ chế hợp

tác giáo dục ASEAN +1, các hội nghị thường niên hợp tác AUN + Trung

Quốc, AUN + Hàn Quốc, AUN + Nhật Bản và gần đây nhất là AUN + Ấn Độ

12

Trang 15

đã bàn về các cơ chế, chương trình hỗ trợ, hợp tác giáo dục đại học, thu hút

sinh viên, cán bộ nghiên cứu và giảng viên trẻ của các nước ASEAN.

Quốc tế hóa giáo dục đại học, trong thời đại ngày nay, đóng góp tíchcực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong bài “Suy nghĩlại về nhiệm vụ của quốc tế hóa giáo dục đại học trong khu vực Châu A-

Thai Binh Duong”, (Rethinking the mission of internationalization of higher

education in the Asia-Pacific region) [Shun Wing Ng, 2012, tr 439 - 459], tac

gia da nhan dinh đến năm 2025 sẽ có khoảng 7.2 triệu sinh viên quốc tế (sinhviên du học ở quốc gia khác), trong đó khu vực châu Á sẽ chiếu 70% Hiệnnay, số lượng lưu học sinh khu vực Chau A — Thai Bình Dương (bao gồm caĐông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn độ) cũng đứng hàng đầu thế giới, và qua đó

có thé hình dung các quốc gia này đang chảy máu nguồn lực tài chính khôngnhỏ cho việc đảo tạo thế hệ tương lai Vấn đề này có thê hạn chế được nếu cáctrường dai học đáp ứng được nhu cau đảo tạo, hoc tập và nghiên cứu của cả

sinh viên và giảng viên.

Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập các nền kinh tế, đi kèm với đó là sựgiao thoa các nền văn hóa, sự xích lại gần hơn các đặc tính xã hội của từngcộng đồng, từng quốc gia; giáo dục đại học — với vai trò là đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao — yếu tô đảm bảo tính cạnh tranh cho mỗi nên kinh tếcũng không thể nằm ngoài quá trình hội nhập và quốc tế hóa sâu rộng Hộinhập quốc tế trong giáo dục đại học có tính hai mặt đồng thời, vừa mang tính hợp tác, vừa có sự cạnh tranh quyết liệt Các cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu mới xuất hiện, nhưng cũng đi kèm các thách thức chảy máu chất xám và

bóc lột sức lao động trình độ cao Thông qua các chương trình hợp tác dao tạo

và nghiên cứu chung - các đại học lớn (trong TOP 200) dễ dàng thu hút các

nghiên cứu sinh có trình độ xuất sắc, khả năng tư duy và tính sáng tạo tốt, và

do đó trình độ nghiên cứu ngày càng phát triển; ở chiều ngược lại, các đại học

Trang 16

ở TOP dưới ngày càng bi mat đi nguồn cán bộ trẻ trình độ cao, có khả năng

kế cận Sự hợp tác — cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt và bat bình đẳng

giữa các đại học.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu quá trình hình thành và

phát trién của một số tô chức hợp tác về giáo dục đại học trong khu vực ĐôngNam Á, đặc biệt là hoạt động của tổ chức hợp tác giáo dục đại học chínhtrong khu vực như AUN, từ đó đưa ra các đề xuất định hướng phát triển đápứng nhu cầu hợp tác của các đại học Việt Nam.

độ so sánh với một số tô chức/hiệp hội đại học khác trong khu vực và quốc tế

- Đánh giá kết qua hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và một số đối

tác ASEAN ;

- Dự báo triển vọng phát triển hợp tác giáo dục đại học ASEAN, đồngthời đưa ra một số gợi y, định hướng hợp tác cho giáo dục đại học Việt Nam

trong giai đoạn 2020 - 2030.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Hợp tác giáo dục đại học của ASEAN

Trang 17

+ Phạm vi không gian : Cơ cau tô chức và hoạt động của Mạng lưới cácđại học Đông Nam Á —-AUN;

+ Phạm vi nội dung, lĩnh vực : Giáo dục đại học.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng thé các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực

khoa học xã hội và nhân văn, trong đó cụ thê như sau:

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Dùng để khái quát lịch sử các hoạtđộng hợp tác quốc tế về giáo dục đại học trong ASEAN nhằm có cáinhìn tổng quát về các hoạt động hợp tác về giáo dục trong khu vực

Phương pháp tổng hợp và phân tích chính sách : Dùng dé xem xét, phântích những chính sách và cơ cấu hoạt động của các tô chức hợp tác về

giáo dục đại học trong khu vực.

Phương pháp thống kê : sử dụng và phân tích các cơ sở số liệu đượccông bố chính thức

Phương pháp so sánh : So sánh, đánh giá sự khác nhau cũng như hiệu

quả hoạt động của các tô chức về giáo dục trong ASEANPhương pháp case study: Trong các tổ chức về giáo dục trong ASEAN,AUN là cơ chế hợp tác giáo dục chính thống của ASEAN, được các Bộ

trưởng giáo dục các nước ASEAN thông qua và thành lập năm 1995.

Ngoài ra AUN còn có mối liên hệ chặt chẽ với Ban thư ký ASEAN và được báo cáo trực tiếp tại các hội nghị quan trọng về giáo dục củaASEAN Hơn nữa thông qua AUN, ASEAN phát triển các cơ chế về

hợp tác giáo dục bên ngoài khu vực như AUN+1, AUN+3, AUN+EU

6 Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn

- Tài liệu là các văn bản chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của

Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

15

Trang 18

- Tài liệu tham khảo thuộc các tạp chí khoa học chuyên ngành giáo dục

trong va ngoài nước: Asia- Pacific Journal of Innovation in Hospitality and

Tourism; Asia Pacific Studies; Journal of International Relations ; The

Southeast Asian Journal of Management ; Policy and Society ; Discourse : Studies in the Cultural Politics of Education ; Comparative Education; Journal of ASEAN Studies ; Front Educ China ;

- Tai liệu là các báo cáo đánh giá thường niên, bao cáo giữa ky, bao cao

tổng kết của các Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đàotạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và của các tổ chức quốc tế (AUN, UMAP, ).

- Tài liệu là các thông tin chính thống được công bồ trên các website củacác tổ chức, hiệp hội và mạng lưới giáo dục đại học

7 Cầu trúc của luận văn

Luận văn gồm 03 chương với các nội dung chính tập trung tới bối cảnhtrong nước và quốc tế về lịch sử và tình hình hợp tác quốc tế về giáo dục đạihọc trong khu vực Đông Nam Á, từ khi thành lập tổ chức ASEAN đến nay.Trong Chương 1, Luận văn đề cập đến cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý vềtriển khai và thúc đây hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Đánhgiá hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục nói chung và giáo dục đạihọc nói riêng ở trong khu vực ASEAN từ năm 1956 đến năm 1990 Trong bồicảnh hợp tác sâu rộng về kinh tế, phát triển giao lưu văn hóa và luân chuyênnguồn nhân lực mạnh mẽ, luận văn cũng dé cập vai trò và ý nghĩa của hợp tácquốc tế trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong giáo dục

đại học Tại Chương 2, qua nghiên cứu các tài liệu của Ban Thư ký ASEAN,

báo cáo thường niên của AUN về các hoạt động hợp tác nội khối và đa

phương, nghiên cứu đánh giá hiệu quả và mô hình hợp tác trong mạng lưới

AUN, tác giả đã tom lược chiến lược hợp tác giáo dục đại học và kết quả hoạtđộng hợp tác theo các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực liên ngành trong và cấp thiết

16

Trang 19

trong khu vực ASEAN Chương 3, tác giả có nhận định về chiến lược hợp tác giáo dục đại học của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt, nhóm các nước phát triển hơn Đây là các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàngđầu khu vực: Singapore, Thái lan, Malaysia, Philippine, Indonesia Cùng với

sự phát triển và cạnh tranh trong kinh tế tri thức, các quốc gia trên cũng thểhiện sự cạnh tranh quyền lực mềm — cạnh tranh trong giáo dục đại học (thu

hút nhân lực trình nghiên cứu độ cao, thu hút sinh viên tài năng, thu hút

nguồn lực tai chính, tiếp nhận và chuyền giao công nghệ tiến tiến, tăng cườnghợp tác hiệu quả giữa Chính quyền — Dai học — Doanh nghiệp — Đối tác Quốc

tế Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất cho công tác hợp tác quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam, mà cụ thể là đối với Đại học Quốc gia Hà Nội trong khu vực ASEAN Cuối cùng, tại phần Kết luận, tác giả nhân mạnh thông quahợp tác song phương và đa phương về giáo dục, các quốc gia và dân tộc sẽ thêhiện sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế ; khăng định vai trò quan trọng củaMạng lưới các đại học ASEAN — AUN trong duy trì sự bền vững và phát triển

của các đại học khu vực nói riêng và sự độc lập trong xây dựng chính sách

kinh tế, đối ngoại và phát triển nguồn nhân lực cho khu vực ASEAN nóichung ; khăng định triển vọng hợp tác giáo dục ASEAN trong bối cảnh cách

mạng công nghiệp 4.0.

17

Trang 20

CHƯƠNG 1 CO SỞ PHÁP LY VÀ THUC TIEN VE HOẠT DONG

HOP TAC GIAO DUC DAI HOC TRONG ASEAN1.1 Cơ sở pháp lý về nhu cầu hợp tác giáo dục đại học trong bối cảnh

toàn cầu hóa

1.1.1 Cơ sở pháp lý của hop tác quốc tế về giáo dục đại học

Ngay sau khi giành được Độc lập năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, mặc dù còn nhiều khó

khăn, thiếu thốn nhưng đã có quyết định thành lập Đại học Việt Nam (tiền

thân của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay) Cùng với các giai đoạn phát triển đặc thù của đất nước, giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế — xã hội của đất nước, đặc biệt khi chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang mô hìnhkinh tế thị trường định hướng XHCN

Đảng và Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chủ trương, chính sáchhội nhập giáo dục đại học quốc tế, trong đó có thé kế dé những quyết địnhquan trọng như thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 1993), thành lập Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (1995) — hai đại học đa nghành, đalĩnh vực theo mô hình đại học tiên tiến, hiện đại Từ đó, các cơ sở giáo dụcđại học Việt Nam từng bước chuyên đổi mô hình giáo dục đại học đơn ngành

chuyên sâu (mô hình Liên xô trước đây) sang mô hình các đại học liên ngành,

đa ngành, đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của kinh tế — xã hội Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ chuyên môn tốt, phát triển

kỹ năng mềm và có nền tảng kiến thức liên ngành

Cùng với việc chuyên đổi mô hình, hàng loạt nghị quyết, chỉ thị quantrọng của Dang và Nhà nước, thé hiện sự sáng suốt va tầm nhìn của nhữngngười hoạch định chính sách, yêu cầu sự thay đổi thực sự trong cách tiếp cậnphát triển hệ thống giáo dục đào tạo nhân lực chất lượng cao cũng như day

18

Trang 21

nhanh quá trình quôc tê hóa giáo dục đại học Việt Nam, có thê nêu ra một sô văn bản quan trọng như:

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới toàn diện và cơ bản giáo dục

đại học Việt Nam 2006-2010 ban hành ngày 02 tháng 11 năm 2005

(sau đây gọi tắt là Nghị quyết 14) [Nghị quyết 14/2005/NQ-CP] Nghịquyết đã mở đường thành lập các trường đại học quốc tế tại Việt Nam.Thực hiện Nghị quyết 14, Trường Đại học Việt Đức (VGU) và Trường

Đại học Khoa học và Công nghệ Việt Pháp (USTH) đã được thành lập

trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 14

Quyết định 711/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục

2011 — 2020 ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2012.

Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế do Tổng

Bí thư ký ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2013.

Nghị quyết 29/NQ-TW của BCH TW Đảng khóa XI về về đổi mới cănbản, toàn điện Giáo dục và Dao tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế do Tổng Bi thư ký ngày 04 tháng 11 năm

2013 (Nghị quyết số 29-NQ/TW)

Quyết định số 2448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dé

án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020 ban hành

ngày 16 tháng 12 năm 2013.

Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài

trong lĩnh vực giáo dục ban hành ngày 06 tháng 6 năm 2018.

Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

là văn bản quan trọng về đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục va đào tạo, đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Mục tiêu tổng quát của

19

Trang 22

nhiệm vụ là phần đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam nói chung vagiáo dục đại học nói riêng, phải đạt trình độ tiên tiến trong khu vực “Đối vớigiáo dục dai hoc, tập trung dao tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhântài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cầungành nghề và trình độ dao tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lựcquốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tam khu vực

và quốc tế Da dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hop với nhu câu phát triểncông nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cau xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vàhội nhập quốc tế” [Nghị quyết 29/NQ-TW] Đây chính là định nghĩa toàn diện nhất về mục tiêu của hợp tác giáo dục đại học tại Việt Nam trong tìnhhình hiện nay Chính vì vậy, việc hợp tác quốc tế về giáo dục đại học nóichung và hợp tác giáo dục trong nội khối ASEAN nói riêng là một địnhhướng ưu tiên, quan trọng Trong 35 năm đổi mới toàn diện, giáo dục ViệtNam đã theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tẾ,trong đó có nội dung về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục và

dao tạo, phù hop với chuẩn mực chung, đồng thời khẳng định nhiệm vụ quan

trọng của giáo dục và đào tạo — đó là phải đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc

tế, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức dé góp phan phát triển toàn diện đấtnước, trong thời đại số hóa.

Một trong số những khái niệm và giải pháp quan trọng đã được chỉ

Trang 23

- Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiệncác cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bang ngân sách nha nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản vàkhoa học mũi nhọn, đặc thù Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nướcngoài bang các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước Mở rộng liên kếtđào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dụcđại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đàotạo Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người

Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đảo tạo, nghiên cứu, ứng dụng,

chuyền giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

- Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế Có chính sách hỗ

trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam đang

học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại

Việt Nam.”

Một số văn bản thé hiện chủ trương chính sách về hợp tác hội nhậpquốc tế trong tình hình mới như: Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị vềHội nhập quốc tế với mục tiêu tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi

dé phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữvững độc lập, chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia,

nâng cao vị thé, uy tin quéc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp

hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII của Đảng, trong đó có nội dung về Mở rộng và đưa vào chiều sâucác quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả

hội nhập quôc tê trong điêu kiện mới, tiêp tục nâng cao vi thê và uy tín của dat

21

Trang 24

nước trên trường quốc tế Nghị quyết 142/2016/QH13 của Quốc hội ban hành

Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 — 2020, trong đó có nội dung về Nângcao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế Nghị quyết

100NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ

nhiệm kỳ 2016 — 2021 [Nghị quyết số 100/NQ-CP], trong đó có nội dung vềNâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

1.1.2 Nhu cau, vai trò của hop tac quốc tễ trong giáo dục đại họcGiáo dục đại học hiện đại được hiểu bao gồm cả hai quá trình truyềnđạt kiến thức và kỹ năng nghiên cứu nhằm mục đích đào tạo các cá nhân cónăng lực khởi nghiệp và sáng nghiệp phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia, khu vực và phạm vi toàn cầu Vì vay, ngay nay, các cơ sở giáo duc đại học - các trường đại học đang chuyền mình mạnh mẽ thành các đại họcnghiên cứu - kết hợp chặt chẽ yếu tố chuyên giao tri thức (quá trình dao tao)

và sáng tạo tri thức mới (quá trình nghiên cứu) Cùng với xu hướng hội nhập

các nền kinh tế, đi kèm với đó là sự giao thoa các nền văn hóa, sự xích lại gầnhơn các đặc tính xã hội của từng cộng đồng, từng quốc gia Trong bối cảnh

đó, giáo dục đại học với vai trò là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao yếu tổ đảm bảo tính cạnh tranh cho mỗi nền kinh tế cũng không nằm ngoàiquá trình hội nhập và quốc tế hóa sâu rộng

-Hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học vừa mang tính hợp tác, vừa có

sự cạnh tranh quyết liệt Các cơ hội hợp tác đảo tạo và nghiên cứu mới xuấthiện, nhưng cũng đi kèm các thách thức chảy máu chất xám và bóc lột sức lao

động trình độ cao Thông qua các chương trình hợp tác đào tạo và nghiên cứu

chung - các đại học lớn (trong TOP 200) dễ dàng thu hút các nghiên cứu sinh

có trình độ xuất sắc, các cán bộ trẻ với kỹ năng nghiên cứu và khả năng tưduy và tính sáng tạo tốt, và do đó năng lực nghiên cứu và giảng dạy của cácđại học này ngày càng phát triển, nguồn nhân lực trẻ, trình độ cao thường

22

Trang 25

xuyên được bổ sung Ở chiều ngược lại, các đại học ở TOP dưới ngày càng bị mat đi nguồn cán bộ trẻ trình độ cao, không có khả năng dao tạo đội ngũ cán

bộ kế cận Chính vì vậy, có thể khẳng định sự hợp tác - cạnh tranh ngày càngdiễn ra gay gắt và bất bình đăng giữa các đại học trong mọi mặt của giáp dụcnhư thu hút sinh viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nguồn lực tài chính,

Một trong những thách thức trong hợp tác toàn diện và đầy đủ về giáo

dục đại học giữa các nước thành viên ASEAN nói chung và các dai học trong

khu vực nói riêng đó là tính chất phức tạp của các mô hình giáo dục đại học

mà các quốc gia theo đuổi: mô hình của hệ thống giáo dục Anh quốc, Pháp hoặc Hoa kỳ, Liên xô trước đây, Vi dụ điển hình, ngay tại Việt Nam,

trường Dai học Việt Đức (VGU) và trường Đại hoc Khoa học va Công nghệ thuộc Việt Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (USTH) cũng theo hai

mô hình đào tạo với thời gian hoàn toàn khác nhau Số năm đảo tạo ở VGU

và USTH có sự khác biệt lớn, cụ thé ở VGU - chương trình cử nhân kéo dài 4năm, chương trình thạc sỹ từ 2 đến 2,5 năm và chương trình đảo tạo tiễn sỹ từ

3 đến 5 năm Trong khi đó, USTH theo mô hình đa s6 các trường đại học của

Pháp sẽ đào tạo chương trình cử nhân trong 3 năm, chương trình thạc sỹ 2

năm và chương trình tiến sĩ 3 năm

Tóm lại, có thé khang định hợp tác quốc tế là động lực, cơ hội dé nângcao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam Cùng với việc xây dựng một

sé trường dai hoc quéc tế với sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức quốc tếnhư WB, ADB, JICA, thì thúc day hợp tác quốc tế thông qua vai trò làthành viên chủ chốt, thành viên sáng lập của các cơ sở giáo dục đại học hàngđầu của Việt Nam trong các Hiệp hội Đại học quốc tế là một trong nhữngđịnh hướng quan trọng nhằm nâng tầm chất lượng giáo duc đại học và chuẩnhóa các chương trình đào tạo đại học theo tiêu chuẩn quốc tế Cơ chế hợp tácsong phương và đa phương trong các các tô chức quốc tế không chỉ nâng cao

Trang 26

vị thế của các đại học Việt Nam mà còn giải quyết được các yêu cầu về khoa học và công nghệ của đất nước, cũng như phù hợp với các đòi hỏi bức thiết về cung cấp nguôồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của

Việt Nam.

1.2 Cơ sở thực tiễn, xu hướng hợp tác giáo dục đại học thế giới

1.2.1 Bối cảnh hợp tác giáo dục đại họcTrước xu thế toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ của quá trình chuyênđối số, hợp tác quốc tế về giáo dục đại học đã có những bước thay đổi mạnh

mẽ Các trường đại học đã triển khai công tác đào tạo và tuyển sinh toàn cầu,

sé lượng sinh viên đào tao tai các co sở chính của dai hoc có xu hướng được thay thế bằng các sinh viên quốc tế thông qua các phương pháp đào tạo từ xa, đào tạo liên kết, đào tạo online, đặc biệt khi mô hình khóa học trực tuyến đạichúng mở - MOOC (Massive Open Online Courses) đành cho tat cả mọi

người va không đòi hỏi phải chứng thực trình độ của học viên.

Đứng trước xu thế đó, giáo dục đại học tại Việt Nam đã phát triển theohướng chuẩn hóa các chương trình dao tao, kỹ năng nghiên cứu, nâng caochuẩn đầu ra phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế Tác giả Lê Anh Vinh, trongbáo cáo tham luận tại hội thao do Hội đồng Anh tại Việt Nam tô chức đã tônghợp một số thông tin chính về các trường đại học quốc tế theo mô hình đại học xuất sắc tại Việt Nam Đó là các trường đại học : Trường Đại học Việt

Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (còn gọi là trường Đại

học Việt Pháp), Trường Đại học Việt Nga trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật

Lê Quý Đôn, Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Noi) [Le Anh

Vinh, 2015].

Tác giả Pham Thi Ly trong nghiên cứu "Vai trò của hợp tác quốc tếtrong việc xây dựng các trường đại học theo chuẩn mực quốc tế cho ViệtNam" [Phạm Thị Ly, 2019] đã nêu bật tầm quan trọng của việc nâng cao chất

24

Trang 27

lượng giáo dục đại học Việt Nam theo những chuẩn mực đã được quốc tếthừa nhận, và cách tiếp cận xây dựng các trường đại học hoa tiêu làm khuôn mẫu cho các trường đại học trong nước là rất cần thiết Trong đó Hợp tácquốc tế đóng vai trò cốt yếu và không thé thiếu trong tiến trình thành lập cáctrường đại học được kỳ vọng này Hợp tác quốc tế sẽ đem đến nguồn lực vềtài chính, về con người, về cơ sở học liệu và về phương phá quản trị đại họctiên tiến Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với Việt Nam đó là lựa chọn hình mẫutrường Đại học nào là chuẩn mực cho các trường đại học của Việt Nam.

Tương tự như vậy, các nhà nghiên cứu Pierre Darriulat và TS Lê Anh Vinh

cũng có nhận định về tính cấp thiết và vai trò quan trọng của hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại học, tuy quá trình déi mới đã và đang diễn ra, nhưng tốc độ còn chậm và còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, việc lựa chọn va triển khai theocác mô hình các đại học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Chính vìvậy, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định dừng việc thành lậpcác trường đại học quốc tế mới, tập trung hỗ trợ và phát triển các đại học quốc

tẾ - Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà

Nội, Trường Đại học Việt Nga trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn va Trường Dai học Việt Nhat [Pierre Darriulat, 2020].

Hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị và an ninh thế giới đang có nhữngbiến đổi to lớn, đặc biệt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự xuất hiện và không kiểm soát của dịch bệnh Covid-19, cùng với đó là sự nổi lên gần đây của các cường quốc như Trung Quốc, Nga đã tạo ra một cục diện cạnh tranh mới trong cuộc đua giành quyền ảnh hưởng đối với các khu vực và thế giớivới các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản và EU Trong bối cảnh đó, các nướcnhỏ và yếu trong khu vực Đông Nam Á đã tiến hành hội nhập sâu rộng vàtoàn diện hơn, thành lập Cộng động ASEAN vào cuối năm 2015 nhằm tránh

nguy cơ bị "đông hóa" hoặc bi ảnh hưởng, lôi kéo vào các cuộc khủng hoảng

25

Trang 28

an ninh, chính trị, kinh tế khu vực và thế giới Các quốc gia Đông Nam A đã

tăng cường liên kết, hợp tác nhằm tiến tới xây dựng một Cộng đồng khu vực

để thích nghi, phòng tránh và phản ứng lại những thách thức, áp lực từ sự trỗi

dậy của các cường quốc mới nỗi, cũng như từ sự cạnh tranh ảnh hưởng ngàycàng gia tăng giữa các cường quốc này với các cường quốc như Mỹ, Nhật và

EU Triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC) với ba trụ cột: Cộng đồngChính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Vănhóa - Xã hội (ASCC) từ năm 2015 là sự cố găng của các quốc gia trong Hiệphội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm hướng tới hội nhập và hợp tác

sâu rộng và toàn diện Trong quá trình xây dựng AC, cùng với các trụ cột

APSC, AEC, ASCC, hợp tác giáo dục dao tạo, cụ thể là là hợp tác giáo dục

đại học - đào tạo chuyên gia trình độ cao, hợp tác nghiên cứu và áp dụng khoa

học công nghệ giải quyết các thách thức khu vực, cũng như chuẩn hóa chươngtrình đào tạo chung trong khu vực sẽ góp phan day nhanh quá trình thực hiệnthành công Cộng đồng ASEAN Bên cạnh đó, cùng với vị trí và tầm quantrọng về địa chiến lược của mình, khu vực ASEAN luôn là nhân tố đóng mộtvai trò quan trọng đối với hòa bình, ôn định, phát triển và thịnh vượng ở khuvực Đông Á và Châu Á-Thái Bình Dương [Nguyễn Huy Hoàng, 2013 ; ĐứcNinh, 2013; Trương Duy Hòa, 2013] Chính vì vậy, từ nòng cốt là Mạng lướicác đại học ASEAN (AUN) đã hình thành các cơ chế/định chế hợp tác giáo

dục dai học liên khu vực như AUN +1, AUN +3, AUN + EU,

Phương thức triển khai hợp tác quốc tế, nhăm chia sẻ kinh nghiệm quản tri đại học, chia sẻ các nguồn lực, chia sẻ cơ hội phát triển cho sinhviên, giảng viên, vì các mục tiêu phát triển và cùng có lợi — nhiều Hiệp hộiGiáo dục Đại học trên thế giới đã ra đời Đơn cử tại khu vực Đông Nam Á (SEA), các quốc gia và các đại học rất tích cực tham gia các Tổ chức, Hiệp

hội giáo dục đại học quôc tê với mục tiêu từng bước nâng cao chât lượng

26

Trang 29

giáo dục đại học từng quốc gia và nâng cao năng lực và vị thế của chính đại học trong nước và quốc tế Tại khu vực Đông Nam Á, đã có một sốHiệp hội giáo dục đại học được chính các tô chức, quốc gia thành viênthành lập và hoạt động với thành viên bao gồm đại diện là các đại học hàngđầu khu vực va thông qua đó thé hiện vai trò quan trọng trong thúc day hoptác nội khối ASEAN, đó là:

- ASAIHL (The Association of Southeast Asian Institutions of Higher

Learning: https://asaihl.stou.ac.th/) - Hiệp hội các Tô chức Giáo dục Dai hocĐông Nam A - được thành lập năm 1956 trong cuộc họp giữa lãnh đạo củatám trường đại học khu vực Đông Nam Á tại Băng Cốc với tư cách là một tô

chức phi chính phủ Đại diện của Việt Nam khi đó là Viện đại học Sai Gon.

Mục tiêu của Hiệp hội là giúp đỡ các trường đại học dé họ tự phát triển vàgiúp đỡ lẫn nhau và tiến tới đạt chuân quốc tế về giảng dạy, nghiên cứu và các

dịch vụ công cộng.

-SATU (President’s Forum of Southeast and Southeast Asia and

Taiwan University: http://satu.ncku.edu.tw/index.php) - Diễn đàn Giám đốccác trường đại học Đông Nam A, Nam A và Đài Loan được tô chức lần đầu

tiên vào năm 2003 - cơ hội cho các nhà quản lý giáo dục đại học chia sẻ

những kinh nghiệm quý báu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học

và hợp tác quốc tế trong khu vực Mục tiêu hoạt động của Diễn đàn: đây mạnh các hoạt động hợp tác giáo dục giữa các quốc gia Đông Nam Á, Nam Á

và Đài Loan; tăng cường quốc tế hóa giáo dục đại học thông qua các chương

trình hợp tác giáo dục và trao đổi văn hóa; nâng cao chất lượng đảo tạo,

nghiên cứu và dich vụ phục vụ cộng đồng — xã hội; xây dựng các chươngtrình trao đổi sinh viên, giảng viên và cán bộ giữa các đại học thành viên; tăngcường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và khối công nghiệp, công

nghệ cao;

27

Trang 30

- AUN (ASEAN University Network: hffIp:/Wwww.aunsec.org/) - Mang

lưới các đại học Đông Nam A được thành lập tháng 11 năm 1995 nhằm thúc đây tình đoàn kết và sự thống nhất trong khu vực thông qua việc phát triểnnguồn nhân lực để tăng cường chất lượng cao Mục tiêu của AUN là tăngcường sự hợp tác giữa các đại học hàng đầu tại Đông Nam A; tăng cường xâydựng và triển khai các chương trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và hợp tác

về các lĩnh vực ưu tiên của khu vực Đông Nam Á; tăng cường hợp tác traođổi, chia sẻ kinh nghiệm quản trị và đoàn kết giữa các học giả, các nhà giáo

dục và các nhà nghiên cứu giữa các đại học thành viên AUN; đăc biệt, được

tham gia các hoạt động của Cộng đồng ASEAN như một cơ quan góp phần

định hướng chính sách giáo dục đại học trong khu vực Đông Nam Á.

Trong số đó, hoạt động hợp tác giáo dục đại học tích cực nhất, đa dạngnhất và hiệu quả nhất phải kế đến hợp tác trong AUN - Mạng lưới các đại họcĐông Nam Á Tổ chức AUN với các quy tắc - chủ trương của mình, tham giahầu hết các hoạt động trong khuôn khổ các định chế quốc tế song phương - đaphương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Thông qua đó hình thànhcác cơ chế hợp tác về giáo dục đại học trong các cơ chế hợp tác đa phương

AUN + EU, AUN +1, AUN +3.

Tìm câu trả lời cho van đề mang tính thời sự: Đổi mới dao tạo nguồnnhân lực chất lượng cao, đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển cho nền kinh

tế quốc gia Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa sâu rộng thì câutrả lời năm ở chính yếu tổ thé chế và con người Trong đó, vai trò của Giáo

dục đại học với trách nhiệm quản lý và hoạch định chính sách của Nhà nước

là không thể thiếu Giáo dục đại học với vai trò là đào tạo nguồn nhân lựcchat lượng cao, là nơi tiếp nhận sự giao lưu văn hóa, trao đổi nghiên cứu quốc

tế và chuyên giao công nghệ được diễn ra hàng ngày Các trường đại học

ngày càng nhiêu sinh viên và cán b0/giang viên quôc tê tham gia học tập và

28

Trang 31

nghiên cứu, càng quốc tế hóa được môi trường nghiên cứu thì càng đạt đượcnhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và nâng cao được chất lượng đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước Đáp ứng được nhu cầu hợp tácquốc tế, sẽ là một trong những đại học có thứ hạng cao, có uy tín quốc tế cao.

1.2.2 Hợp tác giáo dục đại học của ASEAN trước năm 1990

Mô hình và quá trình hội nhập của các quốc gia Liên minh châu Âu đã

là hình mẫu cho hội nhập trong khu vực ASEAN Chính vì vậy, tháng 12 năm

2015, khu vực ASEAN đã hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột đó là:Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa

- Xã hội (ASCC) Trong đó giáo dục đảo tạo, đặc biệt đào tạo dạy nghé, dao

tao nhan luc chat lượng cao thuộc trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hộiASEAN (ASCC) Trong tiến trình hội nhập và học tập mô hình EU, cũng như

từ các kết quả hội nhập và hiện đại hóa giáo dục đại học khu vực EU thao tiễn

trinh Bologna (Bologna process - 1988), các nhà hoạch định chính sách khu

vực ASEAN đã đây mạnh sự hội nhập và tăng khả năng hợp tác đào tạonguồn nhân lực thông qua các định chế và hiệp hội giáo dục đại học, ví dụ

như AUN,

Mustajarvi J và cộng sự trong nghiên cứu được công bố [Mustajarvi J.,2014], đã đề cập đến lịch sử hình thành hop tác giáo duc đại hoc trong khu vực ASEAN và so sánh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế hóa giáo dục

giữa khu vực ASEAN và khu vực EU Lịch sử hợp tác giáo dục trong

ASEAN bắt đầu cùng với sự hình thành và phát triển và độc lập của các quốcgia khu vực khi thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, sau chiến tranh thế giới thứ II.Đặc biệt, sự hợp tác giáo dục ở cấp độ khu vực Đông Nam Á, được bắt đầu từ trước khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967, với sự ra đời của Hiệp hội các tố chức giáo dục đại học Đông Nam Á(ASAIHL) năm 1956 - và tiếp theo đó là việc thành lập Tổ chức Bộ trưởng

29

Trang 32

Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) năm 1965 Tuy nhiên, các tác giả nhận

định trong giai đoạn trước những năm 1990, hop tac giáo dục đại hoc chỉ

dừng lại ở mức độ ý tưởng, không tập hợp được toàn bộ các quốc gia và đạihọc hang dau trong khu vực Nguyên nhân có nhiều lý do, đặc biệt sự ảnhhưởng của các yếu tô chính trị, an ninh quốc gia, do ảnh hưởng của tình hìnhthế giới hai cực và các yếu tố kinh tế chính trị khác Hiệp hội ASEAN đượcthành lập năm 1967 sau nhiều nỗ lực thành lập các tổ chức quốc tế thất bạinhư Hiệp hội Đông Nam Châu Á (The Association of Southeast Asia - ASA),Hội đồng Châu A Thái Bình Duong (The Asia Pacific Council - ASPAC)

[Mustajarvi, J., 2014, tr 215 - 237].

Khi hiệp hội ASEAN thành lập theo tyên bố Băng-cốc với mục tiêuthúc đây hòa bình và phát triển kinh tế khu vực, đặt ra sự hợp tác trong cáclĩnh vực hỗ trợ phát triển kinh tế xã hôi như giáo dục đào tạo và nghiên cứuchuyên giao cộng nghệ Ngay trong những nội dung của Tuyên bố Băng-kốc,năm 1967, cũng đã dé cập đến hợp tác nghiên cứu về ASEAN: “To promote

South-East Asian studies” và hợp tác giáo dục [The Asean Declaration,

Bangkok, 1967] Năm 1976, Tiéu ban ASEAN về Giáo dục (The ASEAN

Sub-Committee on Education — ASCOE) được hình thành với nhiệm vu xây

dựng kế hoạch hợp tác và chương trình hoạt động cho Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (The ASEAN Education Ministers Meeting — ASEM) lần thứ nhất tổ chức vào năm 1977 Tuy nhiên, tại cuộc họp lần thứ nhất, đã cónhững hạn chế, giới hạn đối với hợp tác giáo dục đại học và chỉ tập trung vàogiáo dục tiểu hoc Trong so sánh về sự tương đồng với khu vực EC, khi khuvực ASEAN mới t6 chức cuộc họp cấp Bộ trưởng lần đầu tiên thì khu vựcChâu Âu đã khởi động các kế hoạch hợp tác vào năm 1976 bao gồm các nộidung hướng dan sinh viên chung, các chương trình giao lưu và trao đổi sinhviên Trong gần 20 năm tiếp theo,giáo dục đại học khu vực EC đã tiến về phía

30

Trang 33

trước trên con đường hội nhập, thì khu vực ASEAN thì tạm dừng và trì trệ do

các yêu tố mâu thuẫn nội khối [Mustajarvi, J., 2014, tr 215 - 237].

Sau đây, chúng tôi đề cập tới tổ chức hợp tác giáo dục đại học đượcthành lập sớm nhất và có thể được coi như là cơ chế điển hình, có mục tiêuthúc đây hợp tác giáo dục khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1956 — 1990.

Đó chính là Hiệp hội các to chức giáo dục đại học Đông Nam Á (The

Association of Southeast Asian Institutions of Higher Learning - ASAIHL).

Nghiên cứu co cấu tô chức và mục dich cua ASAIHL như một hình mẫu đầutiên cho hợp tác giáo dục đại học với tính đại diện khu vực của các tô chứcbao gồm 8 dai học quốc gia khu vực Đông Nam A (University of Ceylon,

Chulalongkorn University, University of Hong Kong, University of Indonesia, University of Malaya, University of the Philippines Diliman, University of

Rangoon, National University of Vietnam — Viện Dai hoc Sai Gon) ASATHL

được thành lập vào năm 1956 như một Tổ chức phi chính phủ Governmental Organization) tại Bang-céc và được chính quyền Thai lan ủng

(Non-hộ Trụ sở của Hiệp hội và Ban thư ký/Ban điều hành ASAIHL đặt tại TháiLan và chính quyền có hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất cho Hiệp hội (hàngnăm, ngoài cơ sở vật chất, Chính quyền Thái Lan hỗ trợ thường niên khoảng

5000 USD) Hiện nay, ASAIHL có hơn 245 đại học thành viên thuộc 25 quốcgia và vùng lãnh thổ, đặc biệt về mặt địa lý đã không chỉ bao gồm các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, mà còn có thành viên tới từ châu Âu (Pháp,

Ba lan, Bi, Anh Quốc), từ Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada), từ châu Úc (Úc, NewZealand), từ Nam Á (Sri Lanka, Ấn Độ, I-ran)

Mục tiêu của Hiệp hội ASAIHL Thông qua hỗ trợ va hop tác nhamcủng cô quan hệ giữa các đại học thành viên, vượt qua sự khác biệt cùng nhau

hợp tác trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và thực hiện dịch vụ công.

Thông qua các hoạt động này, vai trò của các tổ chức giáo dục đại học trong

31

Trang 34

từng quốc gia sẽ được nâng cao, có các đóng góp cho sự phát triển và gia tằng nguồn lực của các quốc gia Đặc biệt, Hiệp hội thúc đây sự phát triển của cácchính tô chức đại học như các thực thê độc lập, tôn trọng bản sắc văn hóa và

dân tộc khác biệt; là diễn đàn cho việc thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm quản

trị và phát triển đại học; xây dựng chính sách và thực hiện triển khai các nộidung trao đổi giảng viên, sinh viên và xây dựng các chương trình dự án hợptác khoa học và chuyền giao công nghệ

Cơ cấu tổ chức của ASAIHL ASAIHL được điều hành thông qua Đạihội đồng (General Conference) được tổ chức ít nhất hai năm một lần Đại diệncho toàn bộ các thành viên thực hiện nội dung và kế hoạch được Đại hội đồngthông qua là Ban điều hành (Administrative Board) và Ban thư ký (Secretariat) Đại hội đồng xác định chủ trương và chương trình hành độngchung cũng như kế hoạch hoạt động trong nhiệm kỳ của Hiệp hội; phê duyệt

ngân sách hoạt động và kết nạp thành viên mới; bầu Chủ tịch và hai Phó chủ

tịch Hiệp hội; bầu thành viên Ban điều hành Các thành viên chính thức cóquyên biểu quyết và thảo luận đấy đủ các nội dung liên quan Hiệp hội cũng

có quy chế dành cho quan sát viên, có thé tham gia hoạt động thảo luận, traođối nhưng không có quyền biểu quyết

Tổ chức ASAIHL với lịch sử hình thành hơn 60 năm và hơn 245 thànhviên đến từ các quốc gia và vùng lãnh thé từ châu A sang châu Âu, từ Nam A đến Bắc Mỹ, Tuy nhiên, việc gia tăng số lượng không đi kèm chất lượng

và hiệu quả hợp tác Có thể nhận thấy các hoạt động chính và chủ yếu củaHiệp hội là các cuộc họp Đại Hội đồng tổ chức hai năm một lần Tại đây, cácthành viên dự cuộc họp bàn luận nhiều chủ đề về giáo dục đại học, nâng cao

chất lượng dao tạo và nghiên cứu khoa học, từ về các vấn đề có tính thời sự

của quốc tế như Biến đổi khí hậu, Phát triển bền vững, An ninh phi truyền

32

Trang 35

thống, đến các van dé thông thường của các tô chức đại học như trao đôi

sinh viên, trao đổi giảng viên,

Mặc dù vậy, ASATHL lich sử hình thành va phat triển lâu dài, với đông

đảo thành viên và phủ rộng các quốc gia, khu vực trên thế giới, nhưng các nộidung hợp tác, chương trình hành động và kế hoạch thực hiện hợp tác phần lớnchỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng, chưa triển khai nhiều trên thực tế Các vấn đềđược Chủ tịch đưa ra tại các cuộc họp của Đại hội đồng ASATHL luôn nhậnđược sự đồng thuận, được sự thông qua của các thành viên nhưng không cónguồn lực tài chính và nhân lực triển khai, đồng thời cũng không có cơ chếđánh giá, giám sát, thúc đây và đảm bảo các nội dung này được triển khai Các nội dung hoạt động này cũng không có tính kế thừa, đảm bảo thực hiện bởi các quyết định của Đại hội đồng lần tiếp sau Các cuộc họp Đại hội đồng(2 năm 1 lần) luôn cập nhật các nội dung và chủ dé mới theo đề nghị của Chủtịch mới Chính vi vậy, có thé thấy trong lịch sử phát triển của ASAIHL và tại

các cuộc họp của Đại hội đồng, các nội dung thảo luận và trao đôi luôn là các

vấn đề rất thời sự và cấp bách của xã hội, nhưng chương trình hành động thực

tế không đạt được như mong muốn Đây cũng là đặc điểm điển hình của hợptác giáo dục đại học tại khi vực Đông Nam Á trong giai đoạn trước những

năm 1990.

Tiểu kết chương 1

Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là một trong những chủ trương

chính sách lớn của Đảng và Nhà nước và luôn là một trong những nhiệm vụ

trong tâm của DHQGHN trong thời gian qua Nhiều chủ trương chính sách đãđược ban hành trong thời gian qua, thể hiện quyết tâm đối mới công tác giáo

dục nói chung và công tác giáo dục đại học nói riêng tại Việt Nam, khẳng

định tầm nhìn quốc gia lấy sự phát triển con người làm định hướng ưu tiên

Trang 36

Tác giả cũng đã khái quát được tình hình hợp tác giáo dục đại học

trong nước và trên thế giới, nêu được thực tế triển khai các trường đại học quốc tế - nhân tố đòn bây giúp các đại học trong nước tiếp cận với phươngpháp quản trị đại học tiên tiến và đổi mới công tác giáo dục đại học ViệtNam Cùng với sự hội nhập về kinh tế, giao thoa về văn hóa, các quốc giatrong khu vực đã từng bước hợp tác chặt chẽ về giáo dục đại học Nhiều tổchức, hiệp hội các đại học ra đời và hoạt động vì mục tiêu nâng cao chấtlượng đảo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ; tham mưu, phân tích và tưvấn phát triển chính sách vì sự phát triển bền vững kinh tế — xã hội ; triểnkhai nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ các hoạt động khởinghiệp của khu vực, Trong tất cả các tổ chức và hiệp hội hợp tác giáo dục đại học khu vực Đông Nam Á và liên khu vực, thì Mạng lưới các đại học Đông Nam Á (AUN) là điểm sáng về sự đa dạng trong nội dung, phongphú về hình thức và hiệu quả trong hợp tác quốc tế về giáo dục đại học

AUN với sự ủng hộ và hỗ trợ của Chính phủ các nước, của Ban thư ký

AUN và đặc biệt là với sự tự chủ cao của các đại học thành viên, đã nâng

tầm và làm khởi sắc hợp tác giáo dục đại học khu vực ASEAN, đặc biệt khi

so với gian đoan trước năm 1990, khi AUN chưa thành lập.

34

Trang 37

CHƯƠNG 2 HỢP TÁC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ASEAN2.1 Chiến lược hợp tác giáo dục đại học của Cộng đồng ASEAN

Sau gần 30 năm hình thành và hoạt động của ASEAN, Mạng lưới cácđại học ASEAN (AUN) được thành lập trên cơ sở đồng ý của Bộ trưởng BộGiáo dục các quốc gia ASEAN, mang tính chính danh đại diện cho các quốc

gia trong hợp tác giáo dục đại học tại khu vực, chính vì vay AUN cũng đã

được lựa chọn trở thành cơ quan triển khai thực hiện các hợp tác về Giáo dục

Đại học trong ASEAN thuộc trụ cột Văn hóa — Xã hội, một trong ba trụ cột

chính của Cộng đồng ASEAN đó la: trụ cột Văn hóa — Xã hội ; trụ cột Kinh

tẾ ; trụ cột Chính trỊ - An ninh

31/12/2015

2003 2007

1967 1997

So đồ 2.1 Tiến trình phát triển của Cộng đồng ASEAN

Cộng đồng ASEAN được chính thức ra đời ngày 31/12/2015 - đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN, đánh dấu sự phát triển, gankết, chia sé lợi ích va hợp tác trên tam cao mới giữa các dân tộc ở Đông Nam

Á Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng ASEAN thànhmột tổ chức hợp tác liên chính phủ ở mức sâu rộng và nhiều ràng buộc hontrên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN Đây nhanh tăng trưởng kinh tế,tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa — giáo dục trong khu vực thông qua các hoạtđộng chung ; xúc tiễn hòa bình và ôn định khu vực thông qua tôn trọng pháptrị và công lý Cộng đồng được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng

35

Trang 38

Chính trị-An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa

- Xã hội - đảm trách phát triển các mang An ninh, Kinh tẾ, Giáo dục và Vănhóa của Cộng đồng ASEAN [14,15].

Tang trưởng kinh tế tiến bộ xã

hội, phát triển văn hoa giao dục

Công đồng Cong đồng Công đòn Anninh |Kinhtế ' Vănhóa.

Chính trị Xã hội

Thu hẹp khoảng cách phát triên

vì hôi nhập ASEAN

Hình 2.1 Cộng dong ASEAN trên ba trụ cột : An ninh Chính trị + Kinh tế +

Văn hóa Xã hội

Nếu như APSC đảm bảo hòa bình, AEC vì sự phát triển bền vững thìmục tiêu của Cộng đồng Văn hóa — Xã hội (ASCC) gồm:

“+ Tang cường hòa nhập: Thúc đây nâng cao chất lượng cuộc sống, giải

quyết các rào cản, thúc đây và bảo vệ quyền con người

s* Dam bảo môi trường bền vững: Cân bằng giữa phát triển xã hội và

môi trường bền vững đáp ứng nhu cầu người dân.

s* Nâng cao tính tự cường: Nang lực ứng phó và thích ứng chung với

những thách thức và xu hướng mới

* Tăng cường tính năng động: Kha năng liên tục đổi mới, là thành viên

tích cực của cộng đồng toàn cầu

Nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu của từng trụ cột, đặc biệt cácmục tiêu ở cấp quốc gia của Cộng đồng Van hóa — Xã hội về xây dựng mộtcộng đồng ASEAN hướng tới người dân, lẫy người dân làm trung tâm và có

36

Trang 39

trách nhiệm xã hội Chính vì vậy, hợp tác giáo dục trong ASEAN đảm bảo

phục vụ, hỗ trợ và nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao nhận thức, ý thức

cộng đồng va ban sắc chung; phát triển thị trường lao động chung duy nhất,

có trình độ và cơ sở sản xuất thống nhất, nguồn nhân lực có tính cạnh tranh

cao, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới; khả năng tiếp nhận công nghệcao và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

Hợp tác giáo dục đại học tích cực và vượt qua các rào cản khác biệt về:s* Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

s* Thời gian đào tạo và nội dung chương trình dao tạo

“+ Hệ thống thị thực, giấy phép lao động, thủ tục pháp lý

s* Rao can ngôn ngữ, văn hóa

“+ Hỗ trợ của chính phủ và các chính sách khác

Tóm lại, Cộng đồng ASEAN là tổ chức liên chính phủ, các thành viên

có quyên và nghĩa vụ bình đăng, chính sách được ban hành thông qua cơ chếtham vấn và đồng thuận trên cơ sở pháp lý — Hiến chương ASEAN Về bộmáy tô chức gồm có Hội nghị cấp cao thường niên, 30 cơ chế Bộ trưởng và

40 cơ chế cấp quan chức cao cấp Việc hình thành Cộng đồng ASEAN có ýnghĩa lịch sử đánh dấu 5 thập kỷ hình thành và phát triển, lớn mạnh củaASEAN; đặc biệt khắng định tầm quan trọng của ASEAN trong hợp tác nộikhối và đối ngoại với các nước và các đối tác lớn Đã, đang và sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các nước thành viên, nhất là tạo môi trường thuận lợi déphat triển kinh tế - xã hội Cộng đồng cũng phan ánh nhận thức và lợi íchchung của các nước thành viên về nhu cầu liên kết khu vực cao hơn, đồngthời, tạo cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho ASEAN tiếp tục liên kếtsâu rộng hơn va phát huy sức mạnh tông hợp của ASEAN với các đối tác bênngoài Trong bối cảnh chung đó, nhu cầu đảo tạo và phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao, đảm bảo triển khai tốt cơ sở sản xuất thống nhất, thị trường

37

Trang 40

lao động đồng nhất, có sức cạnh tranh cao và phát trién đồng đều đã thúc day

hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong giáo dục và đảo tạo đại học.

2.2 Vai trò của AUN trong hợp tác giáo dục đại học khu vực ASEAN

Ké từ khi thành lập và chính thức hoạt động với day đủ các thành viên,ASEAN đã liên tục chứng tỏ cho cộng đồng thế giới thấy những nỗ lực củamười quốc gia Đông Nam Á nhằm mang lại hòa bình và thịnh vượng cho khuvực Thống kê năm 2018, GDP danh nghĩa tổng hợp của toàn khu vựcASEAN đã vượt hơn 3 nghìn tỷ đô la Mỹ và được coi là là nền kinh tế lớn thứ

5 trên thế giới, đúng thứ 3 châu Á Đứng đầu ASEAN là Indonesia với tổng dân số là 265 triệu người và GDP hơn 1.000 tỷ đô la Tiếp theo là Thái Lan,Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam, những nền kinh tế có GDPtrong khoảng 240 — 500 ty đô la Đông Nam A với dân số 647 triệu người (nhiều hon cả Liên hiệp Châu Âu) và diện tích 4,4 triệu km” là một khu vực hấp dẫn nhất thế giới và sự hội nhập ASEAN đã cho phép khu vực trở thành trung tâm chính trị và kinh tế mở ra cơ hội hợp tác và phát triển ASEAN đã

là đối tác, lực lượng chính trong đối thoại với các quốc gia khu vực như

Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Hoa kỳ, Ấn Độ, và nhiều lĩnh vực hợp tác

khác bao gồm an ninh, môi trường, an ninh, văn hoá và đặc biệt là giáo dục.Năm 2022 đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 55 của Hiệp hội ASEAN và khoảnghơn 5 năm triển khai Cộng đồng ASEAN, đây là thời khắc thuận lợi đề nhìnlại và đánh giá những thành công và ghi nhận nỗ lực mà tất cả các quốc giathành viên đã đưa ra đề tăng cường sự hội nhập vì sự phát triển của ASEAN

2.2.1 Mạng lưới các đại học ASEAN (AUN) trong triển khai chiến

lược hợp tác giáo dục của ASEAN

Các tổ chức hợp tác giáo dục đại học nội khối và liên kết với các nước

và các khu vực đã hình thành và phát triển mạnh mẽ như:

- ASEAN University Network (AUN)

38

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:00