1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Liên bang Nga và nội chiến tại Syria từ năm 2011 đến nay

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN ĐỨC HẬU

TỪ NĂM 2011 ĐÉN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUOC TE HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN ĐỨC HẬU

TỪ NĂM 2011 DEN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quoc tê

Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Dương Huân

Hà Nội - 2017

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIET TÁTT 2° s< s2 se Ss£s£Ss£SseEssEssessexserserssse 3

MỞ ĐẦU 5< HH EE7E130 E144 E907140 E914 p9Aatetrrddereorrrdee 41 Mục đích, ý nghĩa của đề tài sscsscsscesscssscsssesssssssssovsssrsssosssessssoe 42 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -es-sssssesscsssesssesssersssessssrssssrsssrrssosse 5

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên Cứu s-.sssssseessssesseSssesssesseessssssesssee 7

4 Phương pháp nghiên CỨU -œ s5 s< 5s << %9 2% 998494 99849998968999689489860048086008686 7

Net 6 ao 0 0 P6 hố ẽ 6 7

Chương 1: KHÁI QUÁT VE CUOC NỘI CHIEN TẠI SYRIA 9

1.1 Diễn biến của cuộc nội chiến s s-s-sssscssesseesseesseessesssesssesssesssoss 9

L.L.1 Vài nét về Cộng hòa Ả-rập SYrid cecececcsscesceseesssssssesssssesesestessesessssssssesnesessesees 9

1.1.2 Các giai đoạn phát triển chính của cuộc nội chiẾn :-:cscs+e+eccsrsssz 11

1.2 Đặc điểm của cuộc nội chiến -sses-sssssesseesssesssersssessssssssosss 15

1.3 Nguyên nhân và hệ quả của cuộc nội chiến s ssscssecssessees 18

1.3.1 Nguyên nhẬH ch TH HH KH TH KH Hư, 18

1.3.2 Hậu quả của cuộc nội | 5 St SE EEEE 1111111111211 tee 23

1.4 Phan 8 Quoc té ma 31TiGU Két: 32

Chương 2: CHÍNH SÁCH CUA LIEN BANG NGA DOI VỚI XUNG ĐỘT

TAT SỐ Y RIA 5< << << HH TH HH HH 000000 100080 34

2.1 Các nhân tố chính tác động đến chính sách của Liên bang Nga 342.1.1 Tình hình thé giới và khu vực Trung Đông, + 2© e+ceceecxersrsrssxee 342.1.2 Tình hình Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời

gian gân đây + 5c SE SE EE2E12211 1121122121 1.1.1.1 rerre 38

2.1.3 Lợi ích của Liên bang Nga tại Trung Đông và 'SVFÏA - 555 <<<<+<<ss+ 43

2.2 Mục tiêu và biện pháp triển khai chính sách của Liên bang Nga đối với

cuộc xung đột tai ŠYTÌi -s- << << HH 0009000000000 000008000000000090 46

2.2.1 Mục tiêu Chính SÁCH: - G5 3E S1111111 811 98 1119111119111 1911111 ky 46

2.2.2 Biện pháp triển khai chính sách và kết Qua - 2-2 2 2+ee+e£eEerersxez 48

2.3 Tác động của việc Liên bang Nga can thiệp quân sự trực tiếp tại Syria 59

1

Trang 4

2.3.1 Đối với Syria và Trung ĐÔN +: 25c St EtEEE SE E121 111111 cxe 592.3.2 Đối với Liên bang NGA vecscescssessessessessessessessessessesessessessessssussuessessssessessessessessease 61

¡6c 7 63

Chương 3: VAI TRO CUA LIEN BANG NGA DOI VỚI TRIEN VỌNG GIẢI

QUYET XUNG DOT TẠI SYRIA cccsssssssssssssscssssoscsscsscssscaccsscssccasenscsscsesessenees 663.1 Tình hình giải quyết xung đột cho đến nay s-.ssscssccsecssecssssse 663.1.1 Liên bang Nga trong tương quan lực lượng trên chiến trường - 663.1.2 Vai trò của Liên bang Nga trong các tiễn trình Geneva, Astana 703.1.3 Sự can thiệp của các nhân tổ bên ngoài -2:©52©5++c++c+ecx+xsreerxcres 723.2 Triển vọng giải quyết xung đột và vai trò của Nga -esscessccsssee 763.2.1 Các nhân tô chính tác động đến giải quyết xung đột -. -5-5555552 76

3.2.2 Dự báo các kịch bản giải quyết xung AGt tại ŠWFÍ( ằScccsesseesesserree 87

Tiểu KEts sessssssssssssssssnnssssoosssesssssssssnusssscoosscessssssssnnussssooossseeessssssnnsssssoosseesssssssssnsssssooosseee 940n — ,Ô 97

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO .2- 2-2 ©ss©ssecssesssessee 100

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

European Union

EU Liên minh châu Âu

Free Syrian Army

FSA Quân đội Syria tự do

GCC Gulf Co-operation Council

Hội đồng Hop tac Vung Vinh

GDP Gross Domestic Product

Tong sản pham quốc nội

HĐBA Hội đồng Bảo an

Luc lượng Dân chu Syria

SNC Syrian National Council

Liên minh Dân tộc Syria

ConpyxecTrBo He3aBHCHMbix Ï'OCy/ApCTB

SNG (SodrujestvoNezavisimykhGosudarstv)Cộng đôngcácquốcgia độclập

Syrian Observatory for Human Rights

SOHR Tổ chức Giám sát nhân quyén Syria

UAE United Arab Emirates - ; ;Các Tiêu vương quốc A-rdp thông nhất

UNHCR United Nations High Commissioner for Refugees

Cao uy Liên hợp quốc về người ti nan

United States Dollar

USD Do-la Mỹ

World Bank

WB Ngân hang thé giới

YPG The Kurdish People's Protection Units

Luc lượng Bảo vệ nhân dan người Kurd

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Từ tháng 12/2010, những bat 6n tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là phongtrào “Mùa xuân Ả-rập” bùng phát từ Tunisia, lan ra các nước Ả-rập ở Tây Á vàBắc Phi (Ai Cập, Libya, Yemen ) đã trở thành một trong những khởi nguồn củaphong trào biểu tình chống Chính quyền Tổng thống Asaad tại Syria đòi cải cáchchính trị và dân chủ (từ ngày 15/3/2011) Đáp trả biện pháp đàn áp cứng rắn củachính quyền, các phong trào phan kháng nhanh chóng lan rộng, các nhóm đối lập

bắt đầu tổ chức các phe phái chính trị và quân sự chống chính quyền Đến năm

2012, căng thăng giữa hai phe leo thang thành cuộc nội chiến, lôi cuỗn sự tham

gia của cộng đồng quốc tế Có hàng trăm quốc gia từng cử đoàn tham gia các hộinghị về Syria' Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi trên lãnh thổ Syria, Iraq xuất

hiện tổ chức IS, tâm điểm của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, gây chan động khu vựcvà thé giới.

Với vị trí địa chiến lược quan trọng, khủng hoảng tại Syria đang ngày càng

cho thấy rõ việc các nước lớn, các nước trong khu vực sử dụng Syria làm nơi thỏa

thuận, tranh giành chiến lược phục vụ lợi ích của mình Mâu thuẫn về cách thức xửlý cuộc khủng hoảng Syria đã khiến các nước phân chia thành hai phe rõ rệt với mộtbên là Mỹ, phương Tây cùng với Israel, các đồng minh Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ muốnxóa bỏ Chính quyền Tổng thống Assad và bên kia là Nga, Trung Quốc, Iran kiên

quyết phản đối mọi sự can thiệp vào Syria Xung đột tại Syria bị quốc tế hóa

nghiêm trọng.

Đối với Nga, Syria có vi trí đặc biệt quan trọng cả về an ninh, chính trị và kinhtế Cùng với Iran, Syria nằm trong chiến lược cân bằng quan hệ quốc tế của Nga vớiMỹ và phương Tây, là nhân tố để Nga gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông, kiềm chếMỹ xâm nhập khu vực Đông Âu, Trung A và Kavkaz, vốn được xem là khu vực ảnh

hưởng truyền thống dé Nga lấy lại vi thé đã mat sau khi Liên Xô tan rã Nga cũng

muốn thông qua Syria dé gia tăng ảnh hưởng tai Iraq sau khi Mỹ rút quân, kiềm chếliên minh Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ (thông qua việc sử dụng van đề người Kurd tại Syria).

'Lé Văn Cương, “Cuộc chiến tranh ở Syria: 5 năm nhìn lại”, Tạp chí Thế giới toàn cảnh, số 59, thang

4

Trang 7

Bên cạnh đó, Nga xem Syria là cầu nối thâm nhập vào thị trường Trung Đông vàBắc Phi, thúc đây hợp tác quân sự, đặc biệt là việc duy trì căn cứ quân sự tại cảngTartus của Syria nhằm bảo vệ các lợi ích trên biển của Nga và lợi thế quân sự duynhất của Nga so với NATO ở Địa Trung Hải.

Có thé nói, cuộc nội chiến kéo dài tai Syria đã, đang và sẽ tác động mạnh tới

cục điện tình hình khu vực Trung Đông, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích và tươngquan lực lượng giữa các bên Trong bối cảnh đó, diễn biến của nội chiến Syria vàvai trò của Nga đang thu hút mạnh mẽ sự chú ý của cộng đồng quốc tế, trở thànhmột trong những mối quan tâm hàng đầu của chính giới, các cơ quan phân tíchchiến lược nhiều nước và giới nghiên cứu quan hệ quốc tế trong và ngoài khu vực,

trong đó có Việt Nam.

Syria có quan hệ truyền thống với Việt Nam, tích cực ủng hộ sự nghiệp đấu tranh

giải phóng dân tộc của nhân dân ta trước đây Bat ôn kéo dài tại Syria không tác động

nhiều đến Việt Nam về mặt lợi ích kinh tế, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đến tìnhhình xã hội của nước ta Nội chiến tại Syria là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốctế Với diễn biến tình hình phức tạp hiện nay, van dé Syria va vai trò, chính sách củacác bên liên quan sẽ còn được thảo luận nhiều tại các diễn đàn của LHQ Do Vậy, VIỆCnghiên cứu, phân tích tình hình có ý nghĩa quan trọng phục vụ công tác đối ngoại,tham mưu ứng xử ngoại giao và định hướng công tác thông tin tuyên truyền, tránh đểảnh hưởng đến lợi ích các mặt của Việt Nam tại Syria và khu vực về lâu đài Nga là“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam, qua nghiên cứu này, ta sẽ hiểu sâuthêm đối tác quan trọng của mình Bên cạnh đó, luận văn cũng là tài liệu tham khảobổ ich cho công tác giảng day và nghiên cứu ở các cơ sở dao tạo chuyên ngành quanhệ quốc tế Việc lựa chọn đề tài Liên bang Nga và cuộc nội chiến tại Syria tại Syria

từ năm 2011 đến nay mang tính lý luận và thực tiễn.

Với ý nghĩa như trên, đề tài đặt mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực chất chínhsách của Nga đối với cuộc nội chiến tại Svria, đặc biệt là ý đồ, thành công cũng như

hạn chế và tác động đối với khu vực, thế giới cua VIỆC triển khai chính sách.

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

- Ở trong nước: Cuộc nội chiến tại Syria và vai trò của Nga được phản ánh

trong các công trình, bài viết: Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Những biến động

5

Trang 8

chính trị - xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông và tác động đến Việt Nam”, dé tai capBộ “Cục điện chính trị - an ninh mới tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, tác động

đổi với thé giới, khu vực và Việt Nam” (Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Hiền, Chủ tri:

Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông); các bài viết được đăng trên Tạp chí Thếgiới toàn cảnh (số 59, tháng 3/2016) như: “Cuộc chiến tranh ở Syria: 5 năm nhìn

lại” của Lê Văn Cương, “Geneva-3 về hòa bình cho Syria: Đi vào bề tắc” của Lê

Thị Nga, “Giải mã quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Nga” của LêThế Mẫu; các bài viết về chính sách Trung Đông của Nga trên các tạp chí chuyên

ngành như “Chính sách đối ngoại Nga tại Trung Đông dưới chính quyên Putin

-Medvedev” của Lê Duy Thang - Trần Minh Hùng (Tạp chí Nghiên cứu châu Au, sốtháng 8/2012), “Liên bang Nga nỗ lực duy trì lợi ích ở Trung Đông” của Vũ ThụyTrang (Tạp chí Nghiên cứu châu Phi & Trung Đông, số tháng 7/2013)

- Ở nước ngoài: Các chuyên gia, học giả quốc tế, với những công trình, bài viếtphân tích khá cụ thê, chi tiết như: “Russia and Middle East Policy: Story of Success

and Growing Clout” (Andrey Akulov, Strategic-culture Journal, 21/11/2013);

“Russia s Role in the Middle East” (Carleton J Anderson; The Brookings institution,

Brookings DOHA Center, 12/2013); /jÏwccepTaHH4 Ha COHCKAHH€C YVH€HOÍcTelleHH KAHJIHJIATA IIOJIHTHu€CKHX HayK “Jlomumuxa Cupuu 6 omxowenuu PoccuuHa coepemeHHom 2mane” (Mbip3auØpawnMoB CaMaraH AOypipa3akopn4, 2011),“Tnodanbuaa ÒuHaMuKaKoHqbukmae Cupuu”’ (MocKopcKnli L[enrp Kapnern, 2015);

“Tlonumuxa Poccuu HO Cupuu HA 3mane 60€HHO2O emuewamenocmea”’ (ExaTepunaCTenaHoBa, ÏÏHCTHTYT MupoBOii 3KOHOMHKH HM MeK]YHapOAHbIX OTHOIHIEHHH,28/3/2016)

Ngoài ra, nhiều bài viết của các tác giả nước ngoài được dịch và đăng tải trong“Tài liệu tham khảo đặc biệt” của Thông tan xã Việt Nam Có thé ké đến: “Nguồnsốc sâu xa của cuộc chiến tại Syria” (TUTKĐB số 287, ngày 22/10/2012), “Tác

động từ tình hình Syria tới khu vực và Trung Đông” (TUTKĐB số 308, ngày

12/11/2012), “Vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Syria” (TUTKĐB số 189,ngày 21/7/2012), “Syria trong tính toán của các cường quốc khu vực và thé giới”(TLTKĐB số 267, ngày 02/10/2012)

Mặc dù chưa phản ánh một cách độc lập hoặc chưa nghiên cứu toàn diện,

6

Trang 9

xuyên suốt về cuộc nội chiến tại Syria và vai trò, chính sách của Liên bang Nga đốivới cuộc nội chiến từ năm 2011 đến nay, nhưng đây là những nguồn tư liệu quý, cóý nghĩa nền tảng, giúp học viên phát triển tư duy nghiên cứu trong quá trình triểnkhai thực hiện đề tài luận văn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của luận văn là quan hệ Nga - Syria liên quan đến xung đột tại

Syria Về thời gian, từ thời điểm xảy ra nội chiến Syria (tháng 3/2011) cho đến nayvà đưa ra một số dự báo triển vọng giải quyết tình hình nội chiến cũng như vai trò

của Nga Về nội dung, tác giả chú trọng đề cập và phân tích vai trò, chính sách của

Nga đối với cuộc nội chiến tại Syria trong tông thé chính sách Trung Đông của Nga.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng ta về các vấndé quốc tế, khu vực; các nhân tổ tích cực của các lý thuyết quan hệ quốc tế phương

Tây như Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa tự do

- Trên cơ sở phương pháp luận trên, luận văn vận dụng các phương pháp

nghiên cứu phân tích - tổng hợp, dự báo, so sánh, các phương pháp định lượng,chuyên gia là chủ yếu và ở các mức độ khác nhau, phương pháp lịch sử - logic hỗ

trợ các phương pháp trên.

- Mọi nhận định, đánh gia trong luận văn đều được xây dựng trên cơ sở phântích, khái quát những dữ kiện thực tế và những công trình khoa học trong và ngoài

nước đã được công bó.

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu

thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Mô tả tổng quan về cuộc nội chiến tại Syria, trong đó tập trung

đánh giá nguyên nhân, bản chất của cuộc nội chiến và những hệ quả gây ra choSyria cũng như khu vực và thế giới.

- Chương 2: Phân tích làm rõ những nhân tố tác động, các bước triển khaichính sách cụ thê của Liên bang Nga trong từng giai đoạn; thành công, hạn chế vàtác động của chính sách đối với Syria, Nga, khu vực và thé giới Thông qua đó, làm

Trang 10

sáng tỏ vai trò và vị thé của Liên bang Nga trong cuộc nội chiến tại Syria nói riêngvà đời sống quan hệ quốc tế ở khu vực Trung Đông nói chung.

- Chương 3: Tập trung phân tích, dự báo triển vọng giải quyết cuộc nội chiến

tai Syria, các nhân tố chính tác động tới cục diện tình hình và vai trò Nga cùng cácbên liên quan trong tiến trình mang lại hòa bình cho Syria.

Trang 11

Chương 1: KHÁI QUÁT VE CUỘC NỘI CHIEN TAI SYRIA1.1 Diễn biến của cuộc nội chiến

1.1.1 Vài nét về Cộng hòa Ả-rập Syria

Cộng hòa Ả-rập Syria có diện tích 185.170 km”, là quốc gia nằm ở khu vực

Trung Đông, án ngữ phía Đông biển Địa Trung Hải (ngã ba đường hàng hải quan

trọng và tuyến đường của các hệ thống dẫn dầu); có chung biên giới đất liền với

Thổ Nhĩ Ky (822 km), Iraq (605 km), Israel (76 km), Jordan (375 km) va Lebanon

(375 km) Syria có vi tri địa chính tri quan trong ở khu vực Trung Đông.

Địa hình Syria chủ yếu là sa mạc, đồng bang duyên hải nhỏ hep, vùng núi

thuộc phía Tây Tài nguyên thiên nhiên của Syria không quá lớn, trong đó trữ lượng

dầu mỏ khoảng 2,1 tỷ thùng (đứng thứ 35 trên thé giới), khí đốt khoảng 240 tỷ m”(đứng thứ 45 trên thế giới)” Ngoài ra, còn có các loại tài nguyên như phốt phát,

quặng crom, sắt và mangan

Với dân số khoảng 23 triệu người (số liệu 2014), trong đó người Ả-rập chiếm

hơn 90%, người Kurd 9% và một số dân tộc thiểu số khác Về tôn giáo, Đạo Hồi

chiếm 87%, Thiên chúa giáo chiếm 10% và một số tôn giáo khác.”

Về chính trị - đối ngoại, Syria có thê chế chính trị Cộng hoà Tổng thống Hệthong pháp luật dựa trên các luật của Pháp, luật Ottoman và luật Hồi giáo.

Ngày 17/7/2000, Hafez al-Assad trở thành Tổng thống Từ đó, Chính quyềncủa Tổng thong Assad thực hiện đường lối đối nội, đối ngoại theo hướng coi trọng

độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa đề quốc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tích cực

trong phong trào không liên kết, cải thiện quan hệ với các nước Vùng Vịnh, tăngcường quan hệ với các đồng minh như Iran, Hebollah, Hamas, tranh thủ sự ủng hộcủa Nga, Trung Quốc và các chính phủ cánh tả ở Mỹ La-tinh trong phát triển đấtnước và hiện đại hóa quốc phòng, đồng thời thực hiện chính sách cứng rắn với Mỹ,

Israel và phương Tây.

Về kinh tế, nhìn chung, dưới thời Tổng thống Assad, kinh tế Syria có nhiều

tiến bộ, bất chấp việc Mỹ và phương Tây siết chặt cam vận Từ năm 2005 - 2010,nền kinh tế Syria liên tục phát triển khoảng 4,5 - 6%/năm Năm 2010, GDP đạt 59,3

> Bộ Ngoại giao, Tài liệu cơ bán về Cộng hòa A-rập Syria và quan hệ với Việt Nam,

3 Bộ Ngoại giao, Tldd.

9

Trang 12

tỷ USD tăng trưởng 3,2%, GDP bình quân đầu người 2.823 USD/năm, thất nghiệp

8,4%, thâm hụt ngân sách 5,1%, lạm phát 4,4% và nợ chính phủ 29,7% GDP' Tuy

nhiên, kế từ khi khủng hoảng chính trị và xung đột bùng phát, cùng với chính sáchbao vây cam vận của Mỹ và đồng minh, kinh tế Syria rơi vào khó khăn nghiêmtrọng, sản xuất kinh doanh đình trệ, GDP tăng trưởng âm, lạm phát nhảy vọt, hàng

triệu người thất nghiệp, nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu dầu mỏ bị ngăn chặn, đồng

Hải quân có 5.000 quân thường trực và một số tàu tuần tiéu ven bờ.

Không quân có 27.000 quân thường trực và 10.000 quân dự bị Tổ chức biênchế gồm 6 phi đội MiG (2 phi đội MiG-23; 2 phi đội MiG-25; 2 phi đội MiG-29); 6

phi đội MiG-21MF; 4 phi đội Su-22; 1 phi đội Su-24; 4 phi đội vận tải, 5 phi đội

trực thăng tan công Trang bị gồm 365 máy bay chiến đấu”.

Lực lượng phòng không có 36.000 quân thường trực, biên chế thành 2 sư đoàn

và 01 lữ đoàn Vũ khí trang bị gồm 200 quả tên lửa SA-6; 470 quả tên lửa SA-2/3;44 quả SA-5; khoảng 4.000 quả tên lửa vác vai Nhiều khả năng, Quân đội Syria đã

được trang bị một số hệ thống tên lửa S-300’.

Trước khi thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học được thực hiện, Tạp chí quốcphòng Italia (RID) đánh giá, Syria sở hữu kho vũ khí hóa học lớn thứ tư trên thế

giới và lớn nhất ở Trung Đông, từ 500 - 1.000 tấn các loại hóa chất tại các nhà

máy,trải rộng trên nhiều khu vực Syria có khoảng 50 - 100 tên lửa đạn đạo mang

“ IMF, World Economic Outlook April 2010, http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2010/01/pdf/text.pdf> TISS, The Military Balance 2013, The International Institute of Strategic Studies.

°TISS, Tldd.

TTISS, The Military Balance 2013, The International Institute of Strategic Studies.

10

Trang 13

đầu đạn hóa học, có thể được lưu giữ tại Homs, Latakia, Panmira, Hama và

1.1.2 Các giai đoạn phát triển chính của nội chiến

- Xung đột bùng nồ (năm 2011 - 2012):

Năm 2011, những bat 6n tại khu vực Bac Phi - Trung Đông, đặc biệt phong

trào “Mùa xuân Ả-rập” tại Tunisia, Ai Cập và Libya đã truyền cảm hứng cho phong

trào biểu tình chống chính quyên tại Syria Người Syria bày tỏ thái độ bat mãn vớitiễn trình chính trị và đòi một cuộc cải cách dân chủ.

Tháng 3/2011, biểu tình né ra tại thành phố Daraa phản đối việc lực lượng anninh giam giữ một nhóm học sinh bị cho là đã vẽ tranh graffiti có nội dung chống

chính phủ trên các bức tường ở trường học Ban đầu chỉ là một cuộc biểu tình trong

hòa bình, kêu gọi trả tự do cho nhóm học sinh và rộng hơn là đòi chính quyền traonhiều quyền tự do hơn cho dân chúng Căng thăng bat dau gia tăng giữa người biểutình và chế độ Tổng thống Assad.

Ngày 18/3/2011, Quân đội Syria nỗ súng vào người biểu tình, khiến 4 ngườithiệt mạng Ngày hôm sau, đoàn người tham gia đám tang của các nạn nhân bị bắn

và một người khác thiệt mạng Diễn biến này đã gây ra cú sốc và bạo động nhanhchóng bao trùm khắp nơi trên đất nước Syria.

Tháng 4/2011, hàng nghìn người biểu tình chiếm giữ trung tâm Homs - thànhphó lớn thứ ba của Syria và tuyên bố bám trụ cho tới khi Tổng thống Assad phải ra

đi Theo các nhân chứng, lực lượng an ninh đã bắn người biểu tình.

Các phong trào phản kháng nhanh chóng lan rộng, các nhóm đối lập bắt đầu tổchức các phe phái chính trị và quân sự chống chính quyền Tháng 7/2011, tổ chứcchống chính quyền Assad chính thức được thành lập từ các quân nhân đào ngũ

trong quân đội Syria mang tên “Quân đội Syria tự do” (FSA) Trong khi đó, dân tộc

Kurd ở miền Bắc Syria cũng hình thành một đơn vị quốc phòng riêng biệt để chống

phá Chính phủ Assad.

Ngày 18/8/2011, Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi Tổng thống Assad từ chứcvà yêu cầu đóng băng tài sản của Chính phủ Syria.

Đến năm 2012, căng thăng giữa 2 phe leo thang thành cuộc xung đột Các

cuộc xung đột vũ trang đầu tiên nỗ ra giữa những người ủng hộ chính phủ, FSA và

II

Trang 14

Mặt trận al-Nursa (một nhánh của al-Qaeda ở Syria) mới được thành lập Lực lượng

người Kurd bắt đầu tham gia vào cuộc xung đột với FSA, nhưng tránh tham chiếntrực tiếp với Chính quyền Tổng thống Assad.

Ngày 12/4/2012, FSA và Chính phủ Syria lần đầu tiên đạt được một thỏathuận ngừng bắn Nhưng thỏa thuận sớm bị phá vỡ vào ngày 05/5/2012 khi quân

nôi dậy tan công vào Quân đội Chính phủ trên khắp lãnh thé Syria.

Ngày 12/5/2012, Chính phủ Syria thông báo hàng loạt biện pháp cải cách mới,

đáp ứng một phần yêu sách của người biéu tinh.

Mùa hè năm 2012, chiến tranh lan đến Aleppo, thành phố lớn nhất Syria Từtháng 7 - 10/2012, chiến sự diễn ra ở Damascus và Aleppo, cả hai bên đều chịu tôn

thất nặng nề trong giao tranh Bat chấp lệnh ngừng ban đã được thỏa thuận vào diplễ hiến sinh (lễ Eid al-Adha; cuối tháng 10/2012), quân nổi dậy van tan công vào

quân Chính phủ Syria.

Tình hình càng trở nên phức tạp khi các thế lực bên ngoài bắt đầu can thiệp

bằng cách hỗ trợ các nhóm khác nhau Trong khi Iran và Hezbollah ủng hộ Chínhquyền Assad, thì Mỹ hỗ trợ lực lượng FSA.

- Vũ khí hóa học và phản ứng của phương Tay (năm 2013)

Ngày 19/3/2013, Chính phủ Syria cáo buộc lực lượng đối lập sử dụng vũ khíhóa học làm chết 26 người, trong đó hơn 10 lính thuộc Quân đội Chính phủ tại thịtran Khan al-Assal, miền Bắc Syria Cuộc điều tra của LHQ sau đó phát hiện khí

sarin được sử dụng nhưng không xác định được thủ phạm.

Ngày 21/8/2013, một vụ tan công bằng vũ khí hóa học xảy ra bên ngoài thủ đôDamascus của Syria do quân nồi dậy kiểm soát, gây ra làn sóng phan ứng từ nhiều

nước Mỹ buộc tội Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Ngày 31/8/2013, Tổng thống Obama đề xuất Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch

tấn công nhằm trừng phạt Chính phủ Syria Tuy nhiên, ông Obama đã không nhậnđược sự hỗ trợ cần thiết từ cơ quan lập pháp.

Những cuộc thảo luận diễn ra nhằm tìm giải pháp chấm dứt hành động này vàđưa người chịu trách nhiệm ra anh sang Đến tháng 9/2013, LHQ xác nhận vũ khí

hóa học đã được sử dụng tại Syria nhưng không nêu rõ bên chịu trách nhiệm Cả

Chính phủ Syria và phe nồi dậy đều đồ lỗi cho nhau.

12

Trang 15

Van dé trở nên căng thắng khi Mỹ và Anh lấy cớ Chính quyền Assad sử dụng

vũ khí hóa học đàn áp nhân dân, đe doạ sẽ can thiệp quân sự vào Syria Ngay lập

tức, Nga - đồng minh thân cận của Chính quyền Assad phản đối và cho rằng Mỹcần tính toán hậu quả nếu muốn giải quyết chuyện nội bộ cua Syria Sau đó, Nga đãđề xuất việc Chính phủ Syria cho phép phá hủy các nhà máy vũ khí hóa học để

tránh xung đột gia tăng.

Ngày 27/9/2013, HDBA LHQ ra nghị quyết yêu cầu Syria tiêu hủy kho vũ khí

hóa học Dưới áp lực từ Nga, Chính phủ Assad đã thực hiện bàn giao vũ khí hóa

hoc dé ngăn chặn sự can thiệp quân sự trực tiếp từ Mỹ.

Ngày 14/10/2013, Syria ký Công ước về vũ khí hóa học, chính thức phá hủykho vũ khí hoá học của mình Vào thời điểm nay, Hezbollah và Quân đội Iran bat

đầu tham gia cuộc chiến.

- IS trỗi dậy và sự can thiệp của quốc tế (năm 2014)

Đầu năm 2014, một nhóm Hồi giáo cực đoan nồi lên tại Iraq, tự xưng là IS vanhanh chóng gây ra nhiều hành động khủng bé tàn bạo đối với những ai phản đối

quan điểm cực đoan của chúng IS nhanh chóng chiếm nhiều vùng lãnh thé ở Iraq

và tràn sang Syria, lợi dụng tình hình bất ổn, giành quyền kiểm soát nhiều vùngrộng lớn trên khắp Syria Cuộc chiến lúc này không còn là “chuyện tay đôi” giữa

Chính quyền Assad và phe nồi dậy.

Trong khi đó, người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến, buộc phải rời bỏ

nha cửa Dòng người ti nan tiếp tục kéo về các nước lân cận như Lebanon, Jordan,

Iraq và Thổ Nhĩ Ky, bat chấp nguy hiểm va tính mạng vượt biển dé đến được cácnước châu Âu nhằm tìm kiếm cuộc sống tốt hơn Hơn 4 triệu người đã rời Syria kêtừ khi cuộc xung đột bắt đầu, hầu hết là trẻ em và phụ nữ Trên hành trình tị nạn đãcó hàng nghìn người chết.

Đến tháng 9/2014, Mỹ, Anh và các quốc gia Vùng Vịnh thành lập liên minh

chống khủng bó, thực hiện các cuộc không kích nhằm ngăn chặn và tiêu diệt IS tai

Syria và Iraq.

Ngày 23/9/2014, Mỹ khởi động cuộc không kích vào các mục tiêu của IS ở

Syria Dưới sự hỗ trợ của không quân từ liên minh do Mỹ đứng dau và lực lượng

người Kurd ở Iraq, lực lượng người Kurd tại Syria đã nhanh chóng ngăn chặn cuộc

13

Trang 16

tan công của IS tại Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ Thời điểm này, lực lượng ngườiKurd tại Syria tiép tục liên minh với các nhóm FSA đề chiến đấu chống lại IS.

- Từ năm 2015 đến nay

Đầu năm 2015, lực lượng FSA gianh được ưu thế đáng ké so với quân Chính

phủ Syria.

Ngày 07/8/2015, HĐBA LHQ cho phép các chuyên gia thuộc Tổ chức Cam vũ

khí hóa học (OPCW) và LHQ điều tra về việc sử dụng loại vũ khí này ở Syria, khixuất hiện các cáo buộc lực lượng Chính phủ Syria đã sử dụng khí Clo trong các hoạt

động quân sự.

Ngày 30/9/2015, Nga chính thức can thiệp quân sự vào Syria khi tiến hànhchiến dịch không kích chống IS Tuy nhiên, hành động của Nga bị Mỹ cáo buộc làđể che đậy cho việc không kích vào các lực lượng đối lập với Chính quyền Assad.

Tháng 11/2015, Pháp không kích các mục tiêu IS ở Syria sau vụ khủng bố làm

130 người thiệt mang tai thủ đô Paris.

Ngày 24/8/2016, Ủy ban điều tra chung LHQ - OPCW kết luận khí Clo có théđã được sử dụng trong những cuộc giao tranh tại nhiều khu làng do lực lượng đối

lập Syria kiểm soát, làm ít nhất 13 người thiệt mạng, nhưng không khăng định bênnào là thủ phạm thực hiện hành vi nay Day là xác nhận chính thức đầu tiên về việcsử dụng vũ khí hóa học tai Syria kế từ khi nước này chấp nhận tiêu hủy hoàn toàn

kho vũ khí hóa học.

Ngày 28/02/2017, Nga và Trung Quốc phủ quyết một nghị quyết của HDBA

LHQ cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Chính phủ Syria liên quanđến việc sử dụng vũ khí hoá học.

Ngày 04/4/2017, ít nhất 58 người thiệt mạng trong vụ tan công được cho là cósử dụng khí độc vào thị trần Khan Sheikhoun thuộc tỉnh Idlib do quân nổi dậy kiểm

soát Tổng thống Trump tuyên bố hành động “tàn ác” của Chính phủ Assad là kếtquả trực tiếp của “sự yếu đuối” từ thời Chính quyền Obama.

Ngày 05/4/2017, Tổng thống Trump tuyên bố Chính phủ Assad đã “vượt quanhiều lăn ranh đỏ” khi tiến hành vu tấn công bị nghi ngờ là sử dụng vũ khí hóa học

nhăm vào dân thường.

14

Trang 17

Ngày 06/4/2017, Mỹ đã bắn một loạt các tên lửa hành trình vào Syria Theocác quan chức Mỹ, hành động này là để trả đũa cho vụ tấn công hóa học ngày04/4/2017 Đây là cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên của Mỹ vào Chính phủ Syria vàlà mệnh lệnh quân sự lớn nhất của ông Trump ké từ khi trở thành Tổng thống OngTrump tuyên bố cuộc tấn công vào Syria là “vì lợi ích an ninh quốc gia quan trọng

của Mỹ, dé ngăn chặn và ran đe việc phổ biến vũ khí hóa học chết người”.

1.2 Đặc điểm của cuộc nội chiến

Khái niệm “nội chiến” và “xung đột”:

“Nội chiến” (civil wars), theo định nghĩa của các từ điển (cả tiếng Việt lẫn

ngôn ngữ nước ngoài), là cuộc chiến tranh giữa các thành phần, phe nhóm chínhtrị bên trong một quốc gia; giữa những người đồng bào cùng ngôn ngữ nhưngtranh chấp với nhau vì nhiều ly do khác nhau như tôn giáo, chính trị, kinh tế Các cuộc nổi dậy hay khởi nghĩa cũng được xếp trong loại hình nội chiến Theonghĩa này, thế giới đã xảy ra nhiều cuộc nội chiến ở các quốc gia như nội chiến ởAnh (1642 - 1651); nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865) Lịch sử Việt Nam cũng đãdiễn ra nhiều cuộc nội chiến, như thời loạn 12 sứ quân; thời Trịnh - Nguyễn phântranh; cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn với nhà Nguyễn ở Đàng Trong và nhà Trịnh ở

Đàng Ngoài

“Xung đột” là sự va chạm, tranh giành giữa hai hay nhiều nhóm người, tậpđoàn người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu thuẫn đối địch về tư tưởng,

ý thức hệ, quyên lợi vật chat, tôn giáo, chủng tộc hay lãnh thé Xung đột có thé

dừng lại ở mức “Chiến tranh Lạnh” (vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại,hòa giải), nhưng cũng có thé bùng né thành các cuộc bạo loạn, âu đả băng bạo lực,thành những cuộc nội chiến hay chiến tranh đẫm máu, nhất là những xung đột vềtôn giáo và sắc tộc.

Trong “Số tay Thuật ngữ Quan hệ quốc tế”, tác giả Đào Minh Hồng và Lê

Hồng Hiệp cho rằng, trong thời hiện đại, nhiều cuộc nội chiến mang tính quốc tế rõrệt, bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong môi trường an ninh quốc tế cũng như có sự liên

® M.Anh - Tú Anh, Syria: tên lửa Mỹ chỉ giúp cho khủng bó,

https://tuoitre.vn/syria-ten-lua-my-chi-giup-cho-khung-bo-1293756.htm, 07/4/2017.

15

Trang 18

hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các quốc gia bên ngoài” Áp dụng vào bối cảnh tình

hình Syria, có thể thấy cuộc nội chiến ở Syria đã trở thành cuộc chiến tranh giành

ảnh hưởng giữa một bên là người Shiite (ở Lebanon, Iraq, Iran) với sự hỗ trợ của

Nga, Iran cùng lực lượng Hezbollah ở Lebanon và một bên là quân nổi dậy gồmphần lớn người Sunni được các nước Ả-rập, Mỹ và phương Tây ủng hộ Nói cáchkhác, nội chiến Syria đã biến thành một “cuộc chiến ủy nhiệm” của các cường quốc

thé giới”.

Khác với những biến động chính trị ở Liên Xô, Đông Âu trước đây, biến độngchính trị ở khu vực Bắc Phi - Trung Đông nói chung và tại Syria nói riêng có một sốđặc điểm chủ yếu sau:

Một là, về lực lượng tiễn hành: Các cuộc bạo loạn chính trị không có thủ lĩnh

lãnh đạo, lực lượng phản kháng không thuộc các tổ chức chính trị nào, chủ yếu là

thanh niên, sinh viên, dân nghèo thành thi.

Hai là, về phương thức, cách thức tô chức: Lực lượng phản kháng thường tô

chức mit tinh, biểu tình, lấy áp lực số đông và bạo lực, đồng thời tận dụng lợi thế từ

sự hậu thuẫn chính trị và can thiệp vũ trang từ bên ngoài để lật đồ thế lực cầm quyền.

Ba là, mục tiêu của các phong trào phản kháng chuyên rất nhanh từ các yêucầu về dân sinh, dân chủ, việc làm sang mục tiêu chính tri.

Bon là, tất cả các nước bị khủng hoảng mạnh nhất lại là các nước có tăngtrưởng kinh tế khá.

Nam là, phan ứng quốc tế khá bị động, chia rẽ, tùy theo diễn biến tình hình dé

điều chỉnh thái độ.

Đáng chú ý nhất, các tổ chức đối lập ở các nước Bắc Phi - Trung Đông đâychưa đủ sức tô chức, lãnh đạo phong trào Tại các quốc gia có biéu tình phan khánglớn nhất là Tunisia và Ai cập, Lybia cũng không thấy rõ vai trò của lực lượng chínhtrị đối lập Diễn biến ở Ai Cập cho thấy lực lượng “Anh em Hồi giáo” và các đảng

đối lập cũng bị động và chậm chân Tại Tunisia, phong trào Hồi giáo “Nahda” đối

lập lưu vong ở nước ngoài chỉ trở về tham gia chính phủ chuyên tiếp sau khi Tổng

° Đào Minh Hồng - Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Khoa QHQT - Đại học

KHXH&NV TPHCM, 2013.

'° Bùi Hùng/VOV online, Mội chiến Syria - Cuộc chiến uy nhiệm của các cường quốc,

http://vov.vn/the-gioi/quan-sat/noi-chien-syria-cuoc-chien-uy-nhiem-cua-cac-cuong-quoc-267954.vov, 25/6/2013.

16

Trang 19

thống Ben Ali ra đi Tại Lybia, hầu như không có lực lượng đối lập có tổ chức nàotồn tại được dưới Chính quyền Gaddafi Một số tổ chức cấp tiến như tổ chức côngđoàn, nghiệp đoàn thanh niên có số thành viên khá đông nhưng cũng không được tôchức chặt chẽ và không có sự chỉ huy thống nhất Chỉ khi được các thế lực bênngoài hậu thuẫn, lực lượng đối lập mới thé hiện rõ vai trò của mình và phụ thuộc

vào bên ngoài.

Sau khi Liên Xô tan rã, hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu sụpđồ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tại châu Âu và các châu lục khác, cục diện

chính trị đều có sự điều chỉnh lớn thì tại Bắc Phi - Trung Đông, hầu như không có

sự biến động về ý thức hệ chính tri - tư tưởng Vốn là các nước chậm hoặc đang

phát triển, từng chịu ách nô lệ thực dân hàng thế kỷ, nhiều nước Bắc Phi - Trung

Đông đã đứng lên giành độc lập tự do, chủ quyền dân tộc Dưới sự lãnh đạo của cáclực lượng dân tộc, trong đó có những nhân vật tài năng và có tầm ảnh hưởng rộng

lớn, nhiều nước đã đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế và các

lĩnh vực khác.

Nhìn nhận lại các cuộc bạo loạn xảy ra ở Bắc Phi - Trung Đông, có thể thấynguyên nhân cơ bản và cốt lõi của cuộc khủng hoảng chính trị này rất đa dạng vàphức tạp nhưng tập trung nhất là sự bất bình của dân chúng về việc Tổng thống matlong dân, sự tha hóa, nạn tham những lộng hành của bộ máy cầm quyền, mat dânchủ trầm trọng, gia đình trị và tham quyền có vị Ngoài ra, chính phủ các nước bị

lật đỗ đã sai lầm cơ bản trong xử lý nội bộ, sử dụng vũ lực quá mức cần thiết dé đàn

áp người biểu tình, gây phẫn nộ đối với người dân cũng như dư luận quốc tế.

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ trong lòng xã hội, còn có nhữngnhân tố tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình khu vực Đólà: Thứ nhất, đây là hệ quả của “Đề án Đại Trung Đông” và học thuyết “trách nhiệm

bảo vệ” của Mỹ đã được áp dụng từ lâu; th hai, tại hầu hết các nước xảy ra chính

biến, chính quyền không có quan hệ tốt với phương Tây; thi? ba, xuất phát từ nhữngtranh giành nguồn lợi dau mỏ lớn của các nước tại khu vực; thi? tu, Mỹ âm mưu giảiquyết “trục ma quỷ” dé rút ngắn con đường kiểm soát toàn bộ lục địa A - Au Tuylàn sóng biểu tình ở mỗi nước diễn ra có những tình tiết khác nhau, song tất cả các

17

Trang 20

cuộc biểu tình đều có những đặc điểm chung làm cục diện chính trị, kinh tế, xã hộitại Bắc Phi - Trung Đông thay đổi mau le và sâu sắc.

Tại Syria, vấn đề IS là kẻ thù của cả phe Chính phủ Assad và phe đối lập làmcho tình hình rất phức tạp Ngoài ra, sự chồng chéo lợi ích các nước lớn (Nga, Mỹ

và Trung Quốc) và các nước trong khu vực (Iran, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ,Israel ), sự đan xen các mâu thuẫn về dân tộc và tôn giáo khiến nội chiến tại

Syria rất khó dé giải quyết tận gốc.

1.3 Nguyên nhân và hệ quả của cuộc nội chiến

1.3.1 Nguyên nhân

Cuộc nội chiến ở Syria là kết quả của nguyên nhân song trùng cả bên trong lẫn

bên ngoài, cả trực tiếp lẫn sâu xa.

1.3.1.1 Nguyên nhân bên trong

Thứ nhất, sự yếu kém trong xử lý khủng hoảng của Chính quyền Assadnên khủng hoảng biến thành nội chiến: Thực tế tình hình Syria không có nhiều

tiền đề cho các cuộc nổi dậy Nhưng chính đường lối chính trị, cách thức lãnh dao,điều hành đất nước sai lầm của nhà cầm quyền là nguyên nhân dan tới bùng né

khủng hoảng và nội chiến.

Về chính trị, trong 42 năm cầm quyền của dòng ho Assad, Syria không cóchiến tranh mặc dù không ngừng đấu tranh đòi giải phóng những vùng đất bị Israelchiếm đóng trong điều kiện chưa ký hiệp định hòa bình Syria “đơn thương độc mã”

đối phó với các cuộc xung đột của Israel khi không còn các đồng minh Ả-rập Quân

đội Syria là người bảo vệ duy nhất chống lại nguy cơ xâm lược từ Israel Tổngthống Assad không ngừng giúp đỡ người dân Palestin Về quốc phòng, Syria xâydựng được hệ thống phòng không tương đối mạnh theo mô hình của Liên Xô Hiệntrình độ công nghệ của hệ thống này vẫn không bị lạc hậu và có khả năng tiêu diệt

các mục tiêu từ cự ly xa bên ngoài lãnh thé Syria Với sự giúp đỡ của Nga, Syria đãxây dựng được hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển có thể bảo vệ toàn bộ khu vực

lãnh hải của Syria Không quân Syria là một trong những quân chủng hiện đại nhấtTrung Đông, có đủ năng lực đối phó với cuộc tiễn công của bất kỳ đối thủ nào Về

kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo của ông Assad, Syria là quốc gia có trình độ pháttriển cao trong khu vực Syria thăm dò, phát hiện được các mỏ dau; tiến hành điện

18

Trang 21

khí hóa; xây dựng hệ thống giao thông tiêu chuẩn quốc tế; nông nghiệp, nông thônphát triển, đôi mới Người dân Syria được phé cập giáo dục phổ thông toàn dân; cóquyền ra nước ngoài học tập và công tác Về văn hóa - tôn giáo, chính quyềnkhuyến khích phát triển các tôn giáo, nên người Hồi giáo (cả dòng Sunni và Shiite),Thiên chúa giáo, An Độ giáo, Phật giáo cơ bản hòa hợp Syria cũng phố biến

Internet, có truyền hình vệ tinh

Tuy nhiên, việc dòng ho Assad duy trì hệ thống quyền lực gia đình trị tại Syriacũng gây mâu thuẫn sâu sắc giữa bộ tộc cầm quyền và các bộ tộc khác Hệ thốngquyền lực gia đình trị, không công bằng khiến mâu thuẫn bộ tộc, tôn giáo gia tăng,tham nhũng phát triển Thực tế, tất cả quyền lực tại Syria đều do bộ tộc Alawite

(thuộc dòng Shiite; chiếm khoảng 15% dân số) nắm giữ, trong khi người Hồi giáo

Sunni chiếm khoảng 80% dân số Syria Sự hình thành và mâu thuẫn giữa các nhómlợi ích làm nảy sinh bất đồng trong chính phủ Sự trung thành, ủng hộ của quân đội

và an ninh bị chia rẽ sâu sắc.

Đặc biệt, trong xử lý biểu tình, bạo loạn, không chỉ Chính quyền Syria màchính quyền một số nước Trung Đông - Bắc Phi khác đã mắc sai lầm nghiêm trọng,

khiến cho tình hình đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng Các nhà lãnh đạo nàyđã sử dụng quân đội, cảnh sát và tình báo dé đàn áp người dân, bat bd, bỏ tù, thậmchí giết hại những người tham gia biểu tình Tại Syria, có thé nói, Chính quyềnAssad trong khi chưa nỗ lực hết mức có thé trong việc áp dụng các biện pháp chínhtrị nhằm làm dịu tình hình căng thắng và làn sóng biểu tình của người dân, đã ápdụng ngay các biện pháp đàn áp mạnh tay Chính hành động này đã làm trầm trọngthêm tình hình, đồng thời đặt dấu chấm hết cho sự thương lượng, đàm phản và cảicách chính trị, kinh tế và xã hội Sau hàng loạt các cuộc biểu tình trên cả nước, cuộckhủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria chính thức chuyền thành nội chiến khi Quân

đội Chính phủ Syria sử dụng vũ lực, bắn vào đoàn người biểu tình, từ đó châm ngòicho một cuộc nồi dậy vũ trang toàn diện ở Syria.

Thứ hai, sự cạnh tranh quyên lực và tôn giáo tại khu vực Trung Đông vàSyria Tại Trung Đông, Ai Cập, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út là những nướclớn, có mô hình phát triển khác nhau và ảnh hưởng mang tính tạo ra các giá trị đối

lập Cùng với Israel, quan hệ giữa các nước vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, biêu hiện ở

19

Trang 22

hai trục cơ bản là các nước đồng minh với Mỹ và các nước chống Mỹ Sau “Mùaxuân Ả-rập”, cán cân quyền lực giữa các nước này chuyền sang cạnh tranh và kìnhđịch, mở rộng cả phạm vi và mức độ “Mùa xuân Ả-rập” đã xác định lại hệ thốngquyền lực nước lớn trong khu vực bằng việc mở ra ba trục: Tho Nhĩ Kỳ - “Anh emHồi giáo”; “Vòng cung Iran - Shiite”; các nước quân chủ xoay quanh Ả-rập Xê-út.

Trong các trục này, Thổ Nhĩ Ky, Iran và Ả-rập Xê-út là các nước đi đầu, cạnh tranh

ngôi vị bá chủ khu vực Trong cuộc cạnh tranh vai trò cường quốc lãnh đạo TrungĐông, Syria - mắt xích yếu nhất trong liên minh Shiite của Iran, trở thành ban đạp,vùng đệm cho Ả-rập Xê-út, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ Trong khi Syria là đồng minh củalran, thì Ả-rập Xê-út và Thô Nhĩ Kỳ lại muốn thay đôi chế độ chính trị ở Damascusdé biến Syria thành đồng minh của mình trong thé trận địa chính trị ở Trung Đông.

Israel cũng không muốn Syria tồn tại như một nhà nước độc lập có thể là vật cảnđối với Israel trên con đường mở rộng biên giới quốc gia và ảnh hưởng trên toàn bộkhu vực Do đó, Iran muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thé và chủ quyền của Syria, thì A-rap Xê-út, Thé Nhĩ Ky và Israel lại chủ trương không dé Syria tồn tai và phát triển

ồn định như một quốc gia có chủ quyên.

Mâu thuẫn giữa phe Hồi giáo dòng Sunni (chiếm khoảng 70% tổng số dân

Trung Đông - Bắc Phi) và phe Hồi giáo dong Shiite (chiếm khoảng 25%)'” đã tồn

tại hàng thế kỷ và ngày càng phức tạp khi được cộng hưởng thêm tác động từ nhữngnhân tổ mới Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 đã đưa người Shiite lên nắm

quyền và tư tưởng của cô Lãnh tụ tinh thần tối cao Ruhollah Musavi Khomeini, gây

lo lang đối với chính quyền các nước Hồi giáo Sunni Iran đã lập ra “trục Hồi giáoShiite” gồm Iran - Syria - Hezbollah và lực lượng Shiite ở các nước khác trong khuvực Đề ngăn chặn ảnh hưởng của Hồi giáo Shiite, các chế độ A-rap Hỏi giáo Sunni

cũng tập hợp lại với nhau Liên minh Sunni được hình thành rõ nét ở Trung Đông,

với hai nhánh chính là A-rap Xê-út cùng các nước quân chủ Hồi giáo, trừ Qatar vàThổ Nhĩ Kỳ - Qatar - “Tổ chức Anh em Hồi giáo” Cuộc xung đột tại Syria là biểuhiện rõ nhất cho sự cạnh tranh của các phe phái, giáo phái Lực lượng Hồi giáoShiite từ Iran, Lebanon, Iraq không ngừng hỗ trợ Chính quyền Assad Trong khi

! Ngọc Diệp, Tai sao it người di cư Syria chọn các nước giàu Trung Đông? http://vneconomy

vn/the-gioi/tai-sao-it-nguoi-di-cu-syria-chon-cac-nuoc-giau-trung-dong-20150921040344105.htm, 21/9/2015.

20

Trang 23

đó, phe Sunni với Ả-rập Xê-út là đầu tàu, liên tục cung cấp vũ khí và huấn luyện lựclượng đối lập.

1.3.1.2 Nguyên nhân bên ngoài

Một là, ảnh hưởng từ hiệu ứng lan tỏa của phong trào “Mùa xuân

Ả-rập”: “Mùa xuân Ả-rập” khởi đầu từ cuộc biểu tình của lực lượng lao động

Tunisia, vào ngày 18/12/2010 nhằm bày tỏ sự đoàn kết và cảm thông với một người

thanh niên bán trái cây đã tự thiêu trước trụ sở chính quyền một thành phố củaTunisia dé phản đối cảnh sát tịch thu hàng hóa và phương tiện kiếm sống của mình.

Hình ảnh người thanh niên tự thiêu được ghi lại và tung lên các trang mạng xã hội

như Facebook, Twitter, YouTube đã châm ngòi làm bùng phát phong trào chống

chính phủ Các cuộc biéu tình, tuần hành kêu gọi lật đồ chính quyền nhanh chóng

chuyền thành bạo loạn Ngày 14/01/2011, Chính quyền Tổng thống Tunisia Ben Alichính thức sụp đô Được cô suý bởi sự thành công của “Cách mạng hoa Nhài” ởTunisia, các cuộc biểu tinh bao loạn đã nhanh chóng lan rộng, gây nên hội chứng

biểu tình, bạo loạn lật đồ và chống đối chính quyền đương nhiệm ở hầu khắp các

nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông, trong đó có Syria.

Hai là sự can dự và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn tại Trung

Đông: Sau Chiến tranh Lạnh, nhu cầu về nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu là vanđề trọng tâm trong chiến lược an ninh của các nước, đặc biệt là các nước lớn Là

khu vực có địa chiến lược, kinh tế quan trọng, nhất là trữ lượng dầu khí khổng lồ,

nên Trung Đông - Bắc Phi luôn giành được sự quan tâm, cạnh tranh của các nướclớn Các cường quốc, nhất là Mỹ luôn có tham vọng độc quyền kiểm soát nguồndầu mỏ và khí đốt ở khu vực bằng mọi giá.

Mỹ đã và đang trong quá trình triển khai “Đề án Đại Trung Đông” Là khu vựccó vị trí địa chiến lược quan trọng nên Mỹ luôn coi Trung Đông - Bắc Phi là trọng

điểm trong chiến lược toàn cầu Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhất là sau sựkiện 11/9/2001, các đời Tông thống Mỹ đã đề ra và triển khai thực hiện “chiến lược

Đại Trung Đông”, thông qua con bài “dân chủ hóa” Những năm gần đây, Chínhquyền cựu Tổng thống Obama có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đốivới khu vực, nhưng mục tiêu chiến lược cơ bản đối với khu vực không thay đôi, đó

là: Củng cô vai trò lãnh đạo, kiêm soát nguôn dâu mỏ ở khu vực; giải quyêt những

21

Trang 24

van dé đe dọa đến an ninh và vị thế siêu cường của Mỹ; ngăn chặn, từng bước loại

bỏ ảnh hưởng của các nước lớn khác; đảm bảo thị trường cho các doanh nghiệp Mỹ;

áp dụng “quyền lực thông minh”, linh hoạt hơn trong các hoạt động tại khu vựcthông qua những khái niệm “đối tác mới”, “ngoại giao đa phương”, “cam kết bềnving”, ưu tiên sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế.

Mỹ triển khai thực hiện hàng loạt biện pháp trên tat cả các lĩnh vực (chính trị ngoại giao, kinh tế - thương mại - đầu tư, quốc phòng - an ninh, viện trợ ) dé củngcố, tăng cường sức mạnh, ảnh hưởng và bảo vệ các lợi ích của mình tại khu vực.Mỹ đây mạnh can dự về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, truyền thông

-vào khu vực; tăng cường ngoại giao công chúng, sử dụng các tô chức phi chính phủ

(NGOs); dùng chiêu bai “dan chủ, nhân quyền” thúc day quá trình tự diễn biến,

tuyên truyền, vận động, lôi kéo chính phủ và người dân hướng tới nền dân chủ vàcác giá trị phương Tây; cung cấp viện trợ quân sự, kinh tế va phát triển, lay kinh tếđể thúc đây dân chủ; tập hợp, xây dựng lực lượng, đào tạo, huấn luyện các “lực

lượng nòng cốt”, chủ yếu là lớp tri thức trẻ nhưng bat bình với chính quyền, kích

động tinh thần biểu tình, bạo loạn chống chính phủ của dân chúng: khai thác va sửdụng truyền thông, Internet Mỹ coi đây là những phương tiện, cách thức hữu hiệudé phố quát các giá trị dan chủ, nhân quyền phương Tây Mỹ luôn sẵn sàng thúc đâyvà thực hiện các cuộc cách mạng dân chủ, “cách mạng màu” dé lật đỗ các chính théthù nghịch, hoặc thay đổi thé chế ở các nước (kê cả đồng minh) theo ý đồ của Mỹ.

Trong khi đó, để mở rộng vai trò, ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình, Ngacũng tích cực can dự vào khu vực Trung Đông Mục tiêu của Nga là thúc day lợi íchkinh tế; tăng cường ảnh hưởng; ngăn ngừa tác động của Hồi giáo cực đoan đến

nước Nga và các khu vực “sân sau” Nga thực thi chính sách thực dụng, xây dựng

quan hệ tốt với tất cả các đối tác; tăng cường quan hệ kinh tế, năng lượng; thúc đâyhợp tác quốc phòng; cạnh tranh với Mỹ và phương Tây Nhờ đó, vai trò, ảnh hưởng

của Nga ở khu vực đang ngày càng được khăng định.

Mục tiêu cơ bản trong chính sách của Trung Quốc với khu vực Trung Đông là

đảm bảo nguôn cung câp dâu mỏ; thâm nhập, mở rộng ảnh hưởng, khăng định vị

2 Đặng Việt Hùng, Thé kỷ Thái Bình Dương của Mỹ, https://dangviethung.wordpress.com/201

1/10/25/the-ky-thai-binh-duong-cua-my/, 25/10/2011.

22

Trang 25

thế của một nước lớn Đề đạt được mục đích, Trung Quốc không ngần ngại lôi kéocác nước (sử dụng con bài viện trợ kinh tế va lợi dụng tâm lý “ghét? Mỹ và phươngTây); thực dụng trong các mối quan hệ, sẵn sàng “đi đêm” với lực lượng đối lập;phối hợp với các nước khác trong những vấn đề có cùng lợi ích

Việc các nước lớn tăng cường can dự, cạnh tranh nhưng cũng luôn sẵn sàng

mặc cả, thỏa hiệp lợi ích với nhau khiến cho tình hình khu vực Trung Đông, trong

đó có Syria thêm phức tạp, rối loạn.

Ba là Mỹ/phương Tây âm mưu can dự lật đỗ các chế độ đối nghịch, bất

hợp tác: Mục tiêu của Mỹ đối với Trung Đông là củng cố vai trò lãnh đạo, kiểm

soát nguồn dầu mỏ ở khu vực phục vụ cho chiến lược an ninh năng lượng; giải

quyết những van dé de doa đến an ninh và vị thé siêu cường của Mỹ như chủ nghĩa

khủng bố, H6i giáo cực đoan, phổ biến vũ khí hủy diệt, các quốc gia cứng đầu,

phong trào bài Mỹ; ngăn chặn và từng bước loại ảnh hưởng của các nước lớn khác;

đảm bảo thị trường vững chắc cho các doanh nghiệp Mỹ Chính phủ Mỹ đưa ra khái

niệm “đối tác mới”, “ngoại giao đa phương”, “cam kết bền vững”, trong đó ưu tiên

sử dụng biện pháp chính trị - ngoại giao và kinh tế Cựu Tổng thống Obama đề rachiến lược phát triển giá trị din chủ Mỹ cô vũ làn song “dan chú hóa” Trung Đông -Bắc Phi Mỹ đây mạnh hoạt động can dự trên các lĩnh vực, tích cực sử dụng chiêubài dân chủ, nhân quyền thúc đây quá trình tự diễn biến tại các nước; ưu tiên việntrợ quân sự, kinh tế và hỗ trợ phát triển cho các nước, lây kinh tế dé thúc đây dân

chủ; tập hợp, xây dựng lực lượng, chủ yếu là lớp trẻ bất bình với chính quyền; thúc

day dân chủ kiểu phương Tây, kích động tinh thần chống chính phủ; sử dụngInternet dé điều hành, phối hợp, vượt qua sự kiểm soát của chính quyền; mua chuộc,

chi phối giới lãnh đạo quân đội và sẵn sàng can thiệp quân sự lật đồ.1.3.2 Hậu quả của cuộc nội chiến

1.3.2.1 Doi với Syria

- Về kinh tế: Syria hiện đang trong giai đoạn kiệt qué nhất kể từ khi nỗ ra nội

chiến vào tháng 3/2011, khiến mọi nỗ lực xây dựng tương lai trở nên khó khăn Dosử dụng nguôn tài chính không 16 cho cuộc chiến trong suốt hơn 6 năm qua, ngânsách của Syria đã cạn kiệt, trong khi nguồn hỗ trợ kinh tế từ đồng minh chủ chốtkhu vực 1a Iran ngày một suy giảm Theo Giáo sư kinh tế Omar Dahi (người Syria,

23

Trang 26

giảng viên Dai học Hampshire của Mỹ), xét về khía cạnh kinh tế, những tổn that ởSyria là vô cùng lớn khi tổng sản phâm quốc nội (GDP) của Syria từng đạt mức

60,2 tỷ USD vào năm 2010, song con số này trong năm 2016 đã giảm hơn một nửa,

xuống còn 27,2 tỷ USD; nếu tính đến tỷ lệ tăng trưởng thực, tổng thiệt hại kinh tế

của Syria lên tới ít nhất 430% GDP (tính theo giá năm 2010)'* Theo Ngân hàngThế giới (WB), cuộc xung đột ở Syria đã gây thiệt hại cho nền kinh tế của quốc gianày khoảng 224 ty USD, gap khoảng 4 lần tổng GDP năm 2010” Chiến tranh và

xung đột đã tàn phá nặng nề ngành công nghiệp và nông nghiệp của Syria.

Hiện nay, Syria đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiêu liệu sưởi ấm,xăng dầu, điện và nước sinh hoạt Điều kiện khó khăn đã làm đình trệ hoạt độngcông nghiệp ở những khu vực do chính phủ kiểm soát Tình trạng thiếu nước đãxuất hiện từ tháng 12/2016 khi giao tranh tại các vùng ngoại ô Damascus, cắt đứtnguồn cung cấp nước chủ chốt của thủ đô từ suối Ayn al-Fijah Khan hiếm khiến

giá nước sinh hoạt tăng vọt lên tới 50 USD/45 lít trên thị trường chợ đen Cuộc

khủng hoảng nhiên liệu khiến giao thông công cộng ở thủ đô Damascus tê liệt Hậu

qua là giá xăng dầu tăng 450% lên mức 225 Bang Syria/lít (khoảng 1,05 USD/lit;

tháng 3/2017) so với 5 năm trước (năm 2012, giá xăng được nhà nước trợ giá chỉ

bán ở mức 50 Bảng Syria/lit, với nguồn cung ứng luôn có sẵn trên thị trường) Ÿ.

Chính phủ Syria hiện không có khả năng cung ứng xăng dầu, điện, nước sinh hoạtvà nhiêu liệu sưởi ấm cho tất cả các thành phố và thị trấn mà các lực lượng chính

phủ giành quyền kiểm soát Ngoài một số nhà máy điện ở miền Bắc và miền Trung

vẫn duy trì phát điện, các nhà máy điện chủ chốt của Syria đã ngừng hoạt động kétừ năm 2012 do thiếu nhiên liệu Các nhà máy này cần tới 8.500 tan nhiên liệu mỗingày dé hoạt động, nằm ngoài khả năng của chính phủ.

Bất ồn chính trị và an ninh khiến đồng nội tệ mat giá tram trong, doi song cuađại bộ phận người dân ngày càng khó khăn Nam 2012, tỷ giá đồng Bang Syria so

với USD chỉ ở mức 50 Bang Syria đổi 01 USD, nhưng đến tháng 3/2017 đã tăng lên

3 Thế giới & Việt Nam, Kinh tế Syria kiệt qué sau 6 năm chiến tranh,

Trang 27

550 Bang Syria đổi 01 USD'” Tất cả hàng hóa trên thị trường đều tăng gấp nhiều

lần, nhất là nước sinh hoạt, xăng dầu và điện Tất cả các nguồn thu của chính phủnhư dầu mỏ và du lịch gần như không còn Nhiều mỏ dầu và khí đốt ở khu vựcĐông Bắc vẫn nằm trong tay IS hoặc lực lượng đối lập, buộc Chính quyền Syria

phải mua nhiên liệu từ thị trường chợ đen Các công ty nhà nước từng đem lại

nguôn thu ngân sách đáng ké cho chính phủ đã bị giải thể hoặc ngừng hoạt động vì

chiến tranh Các nguồn thuế bị thất thu Với một nền kinh tế suy sụp, bị ảnh hưởngnặng nề trong chiến tranh, Syria đang đứng trước thách thức cực lớn trong việc tái

thiết đất nước sau chiến tranh Với chi phí tái thiết đất nước ước tính vào khoảng200 tỷ USD (hiện có những ước tính trên 300 ty USD)'”, Syria chỉ có thé bắt tayvào công cuộc tái thiết đất nước trong trung hạn.

- Về xã hội: Cuộc nội chiến tại Syria đã và đang trở thành một trong những

cuộc xung đột phức tạp và bi thảm nhất trong thế kỷ XXI Cao ủy LHQ về người tịnan (UNHCR) cho biét cudc xung đột tại Syria da dẫn tới thảm họa nhân đạo lớn

nhất trong thời đại này Ngày 16/7/2017, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria(SOHR) có trụ sở tại Anh cho biết, trong vòng 6 năm (từ 15/3/2011 - 15/7/2017) đã

có tới 331.765 người Syria thiệt mạng, trong đó có 99.617 dân thường, 18.243 trẻ

em và 11.427 phụ nữ Ÿ.

Phụ nữ, thanh niên và trẻ em thường xuyên phải đối mặt với bạo lực, bị

tước đi các quyền cơ bản của con người, bị bắt cầm súng ngoài ý muốn Theobáo cáo mới nhất của SOHR, 116.774 thành viên lực lượng Chính phủ Syria và

những người ủng hộ Chính quyền Damascus đã thiệt mạng, trong số này có

61.808 binh lính và 1.408 thành viên phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn ”.

Cuộc xung đột cũng khiến 57.000 phiến quân, trong đó có thành viên SDF doMỹ ủng hộ và hơn 58.000 phần tử thánh chiến thuộc IS và nhánh al-Qaeda tại

'© Thanh Hằng, Chay dua tái thiết ở Syria, http:/www.sggp.org.vn/chay-dua-tai-thiet-o-syria-468593.html,

Trang 28

Syria trước đây thiệt mang”’.

Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chính sách Syria (một tổ chức nghiên cứu

độc lập) cho biết, tuổi thọ trung bình của người dân Syria đã bị sụt giảm từ 70 tuổi

(năm 2010) xuống còn 55,4 tuổi (năm 2015), khiến dân số nước này giảm đi khoảng21%”' Tính riêng trong năm 2015, tỷ lệ đói nghèo ở Syria đã tăng mạnh lên 85%,

ước tính có khoảng 13,8 triệu người dân nước này bi mat nguồn thu nhập” Xung

đột đã khiến gần một nửa dân số Syria trong tong số 23 triệu người phải rời bỏ nhàcửa Những người tị nạn chạy trốn chủ yếu sang các nước láng giềng như Jordan,Thổ Nhĩ Ky, Lebanon, Iraq và châu Au.

Nhiều thành phố bi tan phá, trong đó có Aleppo, thành phó lớn nhất và từng là

trung tâm thương mại của Syria; Homs, thành phố lớn thứ ba Syria, gần như không

có người ở Những thị trấn xung quanh thủ đô Damascus như Jobar, Douma vàHarasta không còn nguyên vẹn Các nhà thờ Hồi giáo với kiến trúc độc đáo bị tànphá Hau hết tất cả các di sản thế giới của Syria được Tổ chức Giáo dục, Khoa học

và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận đã bị hư hỏng hoặc bi phá hủy Nhiều

địa điểm khảo c6 ở Syria là mục tiêu khai quật, cướp phá của bọn tội phạm va các

20 TTXVN/VIETNAM+, Nội chiến kéo dài 6 năm ở Syria khiến hơn 330000 người thiệt

mang,https://www.vietnamplus.vn/noi-chien-keo-dai-6-nam-o-syria-khien-hon-330000-nguoi-thiet-mang/456444.vnp, 17/7/2017.

?! Huy Binh-Lan Phuong, 5 năm nội chiến: Syria tàn ta bởi bàn tay phương Tây,

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/S-nam-noi-chien-syria-tan-ta-boi-ban-tay-phuong-tay-3300226/?paged=2, 14/02/2016.

” Huy Binh-Lan Phuong, Tldd.

? Lê Hồ, Syria: Cái gid của một cuộc chiến, Thế giới va Việt Nam,

http://baoquocte.vn/syria-cai-gia-cua-mot-cuoc-chien-28024.html, 14/3/2016.

26

Trang 29

bang Nga là hai thực thé trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm, đồng thời đóng vai tròquyết định cho một nền hoà bình ủy nhiệm Điều đó cho thấy những thành phầnkhác, đã không tôn trọng chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế khi xuất hiện, candự trong cuộc chiến Syria Do bị việt vi trong nước cờ “vũ khí hoa học cua Svr1a”,Chính quyền Mỹ đã lay danh nghĩa tan công IS dé can thiệp vào Syria va qua đóủng hộ phe đối lập Có thé khang định rằng, cuộc chiến Syria bị quốc tế hóa, datnước Syria bị “chia năm xẻ bảy” trong một cuộc chiến đẫm máu kéo dài đã gần 7năm, có nguyên nhân quan trọng nhất là chủ quyền quốc gia của Syria đã không

được tôn trọng Nhà nước Syria bi tan công vì bi nhận diện là chứa chấp khủng bố,

nuôi dưỡng khủng bố hay thậm chí có hành động khủng bồ Kết quả là quốc gia nàyhỗn loạn và trở thành địa bàn lý tưởng để các phần tử khủng bố tử thủ và phô

trương sức mạnh.

1.3.2.2 Đối với khu vực Trung Đông và thể giới

- Cuộc nội chiến ở Syria và phong trào “Mùa xuân Ả-rập” khiến cục diện

chính trị và an ninh khu vực Trung Đông biến doi mạnh mẽ “Mùa xuân Ả-rập”

đã khiến Syria rơi vao một cuộc nội chiến kéo dài chưa có hồi kết giữa lực lượng

Chính phủ Syria (do Nga và Iran hậu thuẫn) và lực lượng đối lập (do Mỹ, Ả-rập út và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn) Sự can dự của nhiều nhân tố bên ngoài vào cuộc nộichiến khiến Syria trở thành “thùng thuốc súng” của Trung Đông và thé giới; là nơi

Xê-phô trương sức mạnh quân sự và thử nghiệm các loại vũ khí, trang bị quân sự của

các nước lớn, nhất là Nga và Mỹ Nội chiến Syria đã khiến các nước láng giéng bị

ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng người Syria ti nạn đồ sang Chỉ riêng Thổ NhĩKỳ, Lebanon và Jordan đang tiếp nhận khoảng 4.4 triệu người tị nạn từ Syria TạiLebanon, người ti nạn chiếm tới hơn 1/5 dân số nước này Xung đột ở Syria cũnglàm suy yếu các nước láng giéng vốn đã lạc hậu như Lebanon; làm căng thang thêm

tình trạng mâu thuẫn sắc tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ - nước đang đối mặt với cuộc chiến với

người Kurd.

Những hệ lụy từ nội chiến ở Syria và phong trào “Mùa xuân Ả-rập” đã làmcho quá trình chuyền đổi chính trị tại Trung Đông ngày càng phức tạp do mâu thuẫn

sâu sắc giữa các lực lượng thế tục, phi tôn giáo với lực lượng tôn giáo; mâu thuẫn

giữa hai dong Sunni va Shiite của Hôi giáo ngày càng quyêt liệt; sự can dự của các

27

Trang 30

thế lực bên ngoài vào Syria và Trung Đông ngày càng trực diện và đối chọi nhau.Cuộc chiến quyền lực giữa các bên tại Trung Đông diễn ra ngày càng công khai vàmạnh mẽ Trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng phức tạp, người dân TrungĐông càng thêm bi quan, lo ngại và tâm lý luyến tiếc về trật tự cũ có xu hướng lan

rộng trong khu vực.

- Nội chiến Syria tạo ra nguy cơ, thách thức đối với nền an ninh và chínhtrị của khu vực và thế giới Lợi dụng chiêu bài chống khủng bố, Mỹ và phươngTây đã bat chấp luật pháp quốc tế, tiến hành hàng loạt các cuộc không kích vào một

quốc gia có chủ quyền như Syria Cùng với Lybia, Iraq và Yemen, Syria được Mỹ

cho là nơi trú ngụ của lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan, nhất là IS Chủ nghĩa

khủng bố và sự man rợ của IS đã trở thành “cớ” hợp lý để Mỹ và phương Tây công

khai can thiệp, tắn công vào các mục tiêu ở những quốc gia có chủ quyên Cơ sở hạtầng bị phá hủy, dân thường thiệt mạng và thương vong tăng lên hàng ngày theo sốlần tắn công của Mỹ và đồng minh Đây là một tiền lệ nguy hiểm, bởi với chiêu bàichống khủng bó, không chi Syria, mà bat kỳ quốc gia có chủ quyên nào trên thế giới

cũng có thé bị Mỹ và phương Tây tan công.

Nguy cơ mất ôn định an ninh, chính trị - xã hội tại nhiều khu vực trên thế giớitrở nên hiện hữu sau những tác động tiêu cực từ tình hình bất ồn ở Trung Đông va

Syria Hiện nay, không chỉ riêng Syria, mà nhiều nước Trung Đông - Bắc Phi khácvẫn đang trong tình trạng bat ổn, bạo lực như Iraq, Lybia, Yemen Sự can thiệp

của các nước lớn chưa cải thiện được triệt để tình hình, trong khi đó tình trạng bạo

lực, bất 6n gia tăng phức tạp Sự trỗi dậy của các tô chức khủng bố Hồi giáo cựcđoan de doa an ninh khu vực và thế giới Hoạt động khủng bố diễn ra hàng ngày,lan rộng ra khắp các châu lục và thách thức môi trường an ninh thế giới Đặc biệt,trước sự gia tăng tấn công của cộng đồng quốc tế, các tổ chức khủng bố có xuhướng liên kết với nhau, khiến cuộc chiến chống khủng bố ngày càng khó khăn.

- Cuộc nội chiến tai Syria ảnh hướng sâu sắc đến diện mạo chính trị vàchiến lược quốc tế; vị thế và chính sách đối ngoại của các cường quốc thế giớicũng như khu vực Trung Đông Trong bối cảnh bị phương Tây cô lập, chèn ép,cuộc chiến ở Syria là cơ hội không thể tốt hơn để Tổng thống Putin đưa nước Nga

trở lại chính trường quốc tế Thông qua cuộc chiến tại Syria, Nga muốn gửi thông

28

Trang 31

điệp rằng, trái ngược với Mỹ, Nga kiên định với mục tiêu chống IS và biết làm thếnào đề thực thi mục tiêu này.

Cuộc chiến Syria đánh dau sự thay đôi vị thé và chính sách đối ngoại của Mỹ.Việc Chính quyền Mỹ dé mặc Chính quyền Assad hai lần vượt quá giới hạn “lan

ranh đỏ”, cũng như dé Nga qua mặt trong cuộc khủng hoảng Ucraina đã tốn hại

nghiêm trọng đến uy tín của Mỹ.

Cuộc khủng hoảng Syria đã đây EU vào bất đồng nội bộ với các cuộc tranhluận gay gắt về chiến lược sử dụng vũ lực và hợp thức hóa các cuộc can thiệp quân

sự, cũng như cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng di cư Việc nhiều công dân

châu Âu gia nhập IS và quay lại tắn công chính châu Âu cho thấy thực tế lo ngại vềtình trạng xã hội, thách thức an ninh mà châu lục này đang phải đối mặt.

Cuộc khủng hoảng Syria cũng làm suy yếu một số cường quốc Trung Đông,nhân tổ quyết định sự thịnh vượng và vai trò của khu vực trên trường quốc tế AiCập thất bại trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và đảm bảo an ninh nội địa.Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với nhiều lỗ hồng an ninh ở biên giới; chuyên ưu tiên từ lật

đồ Assad sang kiềm chế lực lượng người Kurd, cải thiện quan hệ với Nga và Iran.

Ả-rập Xê-út đánh mat dan vai trò nước lớn do giá dầu giảm và nghi ngờ của cộngđồng quốc tế về chính sách mập mờ của nước này đối với IS Iran đang tái hòanhập chính trường quốc tế nhưng chưa trở thành nước hùng mạnh khi tồn tại nhiềucăng thăng chính trị nội bộ liên quan đến chủ trương giải quyết khủng hoảng tại

Syria và lraq.

- Khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và nội chiến Syria là nguyênnhân chính dẫn đến làn sóng di cư tự do của người dân Trung Đông sang châu

Âu Chiến tranh, nghèo đói, mối đe dọa về an ninh, khủng bố làm cho tình hình

Trung Đông thêm bat ổn, đời sống người dân ngày càng khó khăn Điều này khiếnlượng người tị nạn từ Syria và Trung Đông - châu Phi vào châu Âu gia tăng đột

biến, tạo ra cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất ké từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ

hai Hàng triệu người đã phải bỏ nhà cửa dé đi ti nạn trong cảnh nghèo đói do chiếntranh ở Syria Theo Co quan ti nạn LHQ, kể từ khi nội chiến bùng phát đến tháng

3/2016, khoảng 4,8 triệu người Syria đã chạy sang các nước khác dé tránh chiến

tranh Làn sóng người Syria đô vào đã khiên châu Au lâm vào cuộc khủng hoảng

29

Trang 32

người di cư tdi tệ nhất ké từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai Cuộc khủnghoảng người di cư đã tác động mạnh đến EU cả về kinh tế, an ninh và chính trị, gâychia rẽ, mất đoàn kết nội bộ EU khiến các nước châu Âu đối mặt với nhiều khókhăn, thách thức mới, đặc biệt là nguy cơ khủng bố.

- Sự xuất hiện của tô chức IS: Sau phong trào “Mùa xuân Ả-rập”, đặc biệt tạiSyria, Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố có xu hướng phát triển, gây chia rẽ,

tranh chấp quyền lực tại khu vực Chính phủ suy yếu, thể chế an ninh lỏng lẻo đãtạo cơ hội cho các nhóm vũ trang, lực lượng khủng bố củng cố sức mạnh, phát triển.

Đầu năm 2014, một nhóm cực đoan nỗi lên tại Iraq tự xưng là IS và gây ranhiều hành động khủng bồ tàn bạo Mục tiêu tối thượng của IS là thiết lập một “nhànước Hồi giáo” thống nhất toàn Trung Đông, áp dụng luật Hồi giáo Sharia NgườiH6i giáo dòng Shiite bị IS coi là những kẻ phan đạo và sẽ phải bị trừng trị nếukhông cải đạo sang Hồi giáo Sunni IS đặc biệt chú trọng tuyên truyền và sử dụnghệ thông thông tin điện tử, mạng xã hội IS chiếm nhiều vùng lãnh thé ở Iraq và lợi

dụng bat ôn giành kiểm soát nhiều vùng rộng lớn tại Syria.

IS được tô chức chặt chẽ, theo mô hình “nhà nước Hồi giáo” thần quyền 3 cấp:

(1) Thủ lĩnh va ban lãnh đạo; (2) Các đơn vi tác chiến phụ trách từng khu vực; (3)Cấp quản lý 16 tỉnh.

Phương thức hoạt động của IS ngày càng chuyên nghiệp và thực dụng hơn

thông qua kết hợp giữa hoạt động khủng bố và hành động quân sự Các chiến dịchcủa IS thường tập trung vào các trung tâm đô thị, hệ thống giao thông và khu vực

giàu tài nguyên tại lraq và Syria IS thường hoạt động nhỏ lẻ, phân tán lực lượng

thành nhóm nhỏ, trà trộn vào dân chúng, thường xuyên thay đổi phương tiện, hìnhthức tác chiến, vận dụng cách đánh du kích IS liên tục mở rộng hoạt động khủng bốtại Trung Đông và châu Âu nhằm kích động hận thù giữa cộng đồng phi Hồi giáo và

Hồi giáo; quảng bá sức mạnh.

Tai Syria, với IS, lật đồ Tổng thống Assad chỉ là nhiệm vụ thứ yếu so với kếhoạch thành lập một “nhà nước Hồi giáo” ở Trung Đông Nhưng kế hoạch nàykhiến IS xung đột với lực lượng đối lập Syria và dẫn đến những tranh chấp về lãnhthé Thời gian qua, do bị tan công mạnh, IS đang mắt dan lợi thé, thất thủ ở nhiều

khu vực quan trọng và dan bị cô lập trong các điểm chiếm đóng, khả năng chuyên

30

Trang 33

và tuyển quân hạn chế Ngoài ra, do bị kiểm soát mạnh bởi quốc tế nên nguồn thutài chính của IS cũng bị thu hẹp dần Hiện chủ trương của IS và các nhóm Hồi

giáo cực đoan là tử thủ tại các khu vực chiếm cứ như Idlib, phân tán, trà trộn lực

lượng vào dân chúng và chuyên địa bàn chờ thời cơ tiến hành hoạt động khủng bó,thánh chiến.

Thời gian gần đây, IS có xu hướng gia tăng hoạt động tại một số quốc gia Đông

Nam A có đông người Hồi giáo (hơn 250 triệu tín đồ)” Những kẻ cầm đầu và các

nhóm liên kết với IS trong khu vực (Abu Sayyaf, Jemaah Islamiyah ) đang nỗ lực tô

chức các vụ đánh bom khủng bó, lôi kéo người tham gia dé gây anh hưởng, tranhgiành vị thế trong khu vực Tại Đông Nam Á, IS chưa có khả năng tạo dựng “vùng

kiểm soát” như ở Trung Đông, nhưng có điều kiện dé tồn tại và hoạt động.1.4 Phản ứng quốc tế

Thế giới quan ngại sâu sắc về diễn biến chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông vàSyria vì có thé gây ra phản ứng dây chuyền, gây hậu quả nghiêm trọng, khó lường.

Lãnh đạo các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp đều ratuyên bố về cuộc khủng hoảng này Trước diễn biến căng thăng tại Syria, cộng đồng

quốc tế có phản ứng trái chiều.

Chương trình Phát trién của LHQ (UNDP) đình chỉ dự án viện trợ phát triển trịgiá 38 triệu USD cho Syria liên quan lĩnh vực thúc đây tăng trưởng kinh tế; tăngcường thể chế, hành chính và pháp luật; tăng cường quản lý môi trường; cải thiệnkhả năng ngăn chặn và quản lý thảm họa; chống HIV/AIDS Cơ quan nhân quyềnLHQ yêu cầu Chính phủ Syria kiềm chế, ngừng sử dụng vũ lực và bắt giữ ngườibiểu tình.

Mỹ và EU tuyên bố áp đặt lệnh cắm vũ khí với Syria và các biện pháp trừngphat với giới chức cấp cao Syria Đức và Pháp hối thúc HĐBA LHQ ra Nghị quyết

lên án Chính quyền Assad đàn áp người biểu tình Báo chí phương Tây đưa tin đậmnét về diễn biến bạo động, tập trung đồ lỗi cho Quân đội Chính phủ Syria; cố tình

không đề cập vai trò nòng cốt là các chiến binh Hồi giáo, Hồi giáo cực đoan đượccác cường quốc nước ngoài, trong đó có Mỹ, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel bí

? BTGCP, Gia tăng nguy cơ khủng bố ở Đông - Nam A,

31

Trang 34

mật hỗ trợ, trang bị và huấn luyện.

Nga, Trung Quốc và nhiều nước phản đối các nghị quyết trừng phạt Chínhquyền Syria do Mỹ và đồng minh đề xuất Venezuela ủng hộ Chính quyền Syria;

chỉ trích phương Tây muốn can thiệp quân sự vào Syria dưới danh nghĩa bảo vệthường dân; đề nghị cộng đồng quốc tế tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủnghoảng tại Syria, tránh dé Syria trở thành Lybia thứ hai.

Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến và nỗ lực của các bên liên quan nhằmgiúp giảm bớt tình hình căng thắng tại Syria; ủng hộ các bên tích cực triển khai các

sáng kiến nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Syria băng biện pháp hòa bình,

sớm mang lại hòa bình và 6n định cho nhân dân Syria.

Cộng đồng quốc tế tích cực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria Tuy

nhiên, các quốc gia có tiếng nói quan trọng như Nga, Mỹ vẫn tiếp tục mâu thuẫn vềlợi ích, quan điểm liên quan van dé Syria Nga và Trung Quốc tiếp tục bảo vệ Chínhphủ Syria Mỹ tuy thống nhất với Nga về việc tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung

đột và chống khủng bố đang có chiều hướng lan rộng, nhưng không từ bỏ mục tiêulật đồ Tổng thống Assad, từng bước xây dựng một chính quyền thân phương Tây

thời hậu Assad Các cường quốc khu vực cũng mâu thuẫn gay gắt về ý đồ, lợi íchliên quan vấn đề Syria Đối với Iran, việc duy trì sự tồn tại của Chính quyền Assadcó ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ ảnh hưởng của Iran và dòng Hồi giáo Shiitetrong khu vực Trong khi Ả-rập Xê-út và Thô Nhĩ Kỳ đều muốn lật đỗ Chính quyền

Assad nhằm hạn chế anh hưởng của Iran và tăng cường ảnh hưởng chính trị của

dòng Hồi giáo Sumni tại Syria nói riêng và trong khu vực nói chung.Tiểu kết:

Trung Đông nói chung và Syria nói riêngcó vị trí địa chiến lược và kinh tếquan trọng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là dầu mỏ và khí đốt.Tình hình khu vực vốn luôn phức tạp với nhiều mâu thuẫn, xung đột và nhiều cuộc

khủng hoảng Không dễ dàng để có thể phân biệt rạch ròi và định vị chính xác

những khủng hoảng, xung đột tại khu vực bắt nguồn từ mâu thuẫn nào (tôn giáo, sắc

tộc, chính trị, xã hội hay sự cạnh tranh của các nước lớn), bởi sự đan xen lẫn nhau.

Cuộc nội chiến ở Syria đã phản ảnh khá đầy đủ và rõ nét những mâu thuẫn của

khu vực Nó là kết quả của nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài, cả trực tiếp lẫn

32

Trang 35

gián tiếp Những van đề chính trị nội bộ, kinh tế và xã hội là nguyên nhân cơ bản,trực tiếp trước tiên dẫn tới sự rối ren của cục diện chính trị: nhưng những tác động,ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và phương Tây, cũng hết sứcquan trọng, thúc đây khủng hoảng bùng né và lan rộng Nó cũng chỉ ra sự bất cậpcủa mô hình quản lý nhà nước, về những yếu kém, khiếm khuyết của thể chế, chế

độ chính trị ở Syria; cho thấy tam quan trọng về năng lực quản lý, bao đảm an ninh

xã hội và xử lý các biến động của các cấp chính quyên; khang định thêm sức mạnhcủa quần chúng nhân dân Cuộc nội chiến tại Syria cũng tái khăng định vai trò

không thể thay thế của quân đội, cũng như yêu cầu cấp thiết chính quyền phải nắm

chắc công cụ bạo lực cách mạng này trong tay Đồng thời, cuộc nội chiến càng làm

lộ rõ bản chất của các cường quốc Sẽ không có nước lớn nào hy sinh lợi ích của

mình vì những nước khác và sẽ san sàng thỏa hiệp, trao đối lợi ích với nhau trên vai

các nước nhỏ.

Cuộc chiến ở Syria đã có tác động sâu sắc đến tình hình Syria, khu vực TrungĐông và thế giới về mọi mặt, từ chính trị - đối ngoại đến kinh tế - xã hội và an ninh- quốc phòng Trong đó những tác động mang tính chất tích cực hầu như không tồn

tại, mà chỉ là những ảnh hưởng tiêu cực to lớn Tuy nhiên, cuộc nội chiến tại Syriacũng đã chứng minh sự thay đổi trong cán cân lực lượng trên thế giới Các nướcphương Tây, trong đó có Mỹ đã đánh mắt sự ảnh hưởng trước đây, trong khi vai tròcủa Nga và Trung Quốc ngày tăng lên trên sân khấu chính trị thế giới Hai siêu

cường quân sự là Mỹ và Nga đã có sự đảo chiều trong chính sách đối ngoại, nhưng

đó là sự đảo chiều có chủ định Trong khi đó, châu Âu và Trung Đông lại đang phảiđối diện với một chu kỳ bat ôn nhất kê từ sau Chiến tranh Lạnh.

33

Trang 36

Chương 2: CHÍNH SÁCH CUA LIÊN BANG NGAĐÓI VỚI XUNG ĐỘT TẠI SYRIA

2.1 Các nhân tố chính tác động đến chính sách của Liên bang Nga2.1.1 Tình hình thế giới và khu vực Trung Đông

2.1.1.1 Tình hình thé giới

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến những biến đổi to lớn,sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện đến đời sống chính trị - xã hội, kinh tế và an ninh -quốc phòng của các khu vực và quốc gia, trong đó có Trung Đông va Nga Thế giớivẫn đang trong thời kỳ chuyển đôi, quá độ sang một trật tự mới, theo hướng từ đơn

cực sang đa cực” Ở đó, những biến đổi có tính chất đan xen, tác động nhiều chiều,nhiều tuyến lên các mối quan hệ, các quốc gia và khu vực Cục diện thế giới đa cực

ngày càng rõ nét hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triểnnhưng các nước lớn van giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế.

Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độkhác nhau van ton tại và phát triển Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác vaphát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cụcbộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động canthiệp, lật đồ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranhquyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp Tình hình đó tạo thời cơ pháttriển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước đang vàkém phát triển”.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầuhóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước Khủnghoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra Các nước đang phát triển, kémphát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn,

lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền

quốc gia, dân tộc Thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên

quan đến vận mệnh loài người Đó là giữ gìn hoà bình, đây lùi nguy cơ chiến tranh,

® Trần Bá Khoa, Thé giới đơn cực hay da cực,

http://tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2008/438/The-gioi-don-cuc-hay-da-cuc.aspx, 08/6/2008.

* Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bồsung, phát triển năm 2011), Văn kiện Đại hội XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

34

Trang 37

chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cau, hạnchế sự bùng nỗ về dân số, phòng ngừa va day lùi những dịch bệnh hiểm nghèo Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao củatất cả các quốc gia, dân tộc.

Đặc điểm nỗi bat trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độxã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng ton tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnhtranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vìhoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khókhăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới ””.

2.1.1.2 Tình hình khu vực Trung Đông

Trung Đông là khu vực có các hoang mạc và sa mạc cát lớn nhất thế giới; khí

hậu nắng nóng, oi bức; nguồn nước ngọt thiếu hụt trầm trọng; một trong nhữngkhu vực có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất trên thế giới, khoảng 1,9%/năm.

Tính đến giữa năm 2015, tổng số dân của khu vực Trung Đông vào khoảng 239,6triệu người”.

Là vùng đất giao thoa giữa châu Á - Âu - Phi nên Trung Đông có sự đa dạng

về sắc tộc, trong đó người Ả-rập chiếm đa số Trung Đông là cái nôi của ba tôn giáolớn là Hồi giáo, Do Thái giáo và Thiên chúa giáo, trong đó đạo Hỏi ảnh hưởng đếnmọi khía cạnh của xã hội Ngoại trừ Nhà nước Israel lây đạo Do Thái làm quốc đạo,

còn lại các nước đều lay đạo Hồi làm quốc giáo (đạo Hồi chiếm đến 90% dân sốkhu vực) Các tôn giáo khác như Đạo Hin-đu, Phật giáo vẫn phát triển và có các

tín do.

Trung Đông luôn đối mặt với mâu thuẫn, bạo lực, xung đột vũ trang và cảchiến tranh mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất bình đăng giữa các tôn giáo, sắctộc Tại Bahrain, người Hồi giáo Shiite chiếm hơn 60% dân số nhưng quyền lực lạinằm trong 30% người Hồi giáo Sunni Bộ tộc Alawite của Tổng thống Assad chỉchiếm khoảng 15% dân số nhưng lại năm giữ quyền lực ở Syria Tại Ả-rập Xê-út,

*7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội (Bồsung, phát triển năm 201 1), Văn kiện Đại hội XI, Sđd.

8 The World Population Data Sheet 2015, Population Reference Bureau,

http://www.prb.org/Publications/Datasheets/2015/2015-world-population-data-sheet.aspx, thang 8/2015.

35

Trang 38

người Hồi giáo Sunni có nhiều quyền lợi, trong khi người Hồi giáo Shiite bị cắmđoán, hạn chế nhiều

Trung Đông là “rốn dầu thé giới”, khi chiếm đến khoảng 54% tông trữ lượngdầu mỏ được phát hiện toàn cầu, trong đó các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn làẢ-rập Xê-út; lran; Irad” Trữ lượng khí đốt được phát hiện của khu vực cũng

hon 80.000 tỷ mỶ, chiếm khoảng 39,9% trữ lượng toàn cầu, trong đó Iran, Qatar,Ả-rập Xê-út là những quốc gia có trữ lượng lớn”” Trung bình mỗi ngày, Trung

Đông sản xuất khoảng 32,7% sản lượng dau thô và khoảng 17,7% sản lượng khí

đốt của thé giới”".

Từ những năm 1990 trở lại đây, kinh té của các nước Trung Đông đạt được

nhiều tiến bộ Giai đoạn 2000 - 2008, các nước Trung Đông luôn có tốc độ tăngtrưởng nhanh khoảng 6%/năm ” Có được kỳ tích này là nhờ giá dầu thế giới liên

tục tăng: nhiều nước cải cách, chuyển đổi kinh tế sang cơ chế thị trường, hội nhậpkinh tế quốc tế sâu rộng Ngoài ra, các khoản viện trợ nước ngoài, nhất là của Mỹ

cũng góp phần tạo nên sự thịnh vượng của khu vực Dù vậy, kinh tế vĩ mô khuvực không ôn định, bởi phụ thuộc lớn vào giá dầu mỏ và nước ngoài Cuộc khủng

hoảng kinh tế - tài chính thế giới (2008 - 2009) khiến sự ổn định kinh tế vĩ mô củacác nước trong khu vực đồ vỡ Tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng cao trở thànhquốc nạn Dân số đông, tỷ lệ gia tăng dân số cao, tình trạng bất bình đăng, khoảngcách giàu nghèo, tệ nạn xã hội gia tăng trở thành những vấn đề gây bức xúc xãhội, tiềm an nguy cơ bat én.

Về chính trị và an ninh, Trung Đông luôn là một trong những khu vực “nóng”nhất trên thé giới Môi trường an ninh luôn trong tình trạng bat ồn, phức tạp bởi tìnhtrạng cạnh tranh quyền lực, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo (Hồi giáo - Do Thái; Shiite -Sunni của Hồi giáo); chủ nghĩa khủng bố, cực đoan; tội phạm xuyên quốc gia; xung độtvũ trangvà kéo dai dai dang (xung đột giữa Israel với thé giới Ả-rập; xung đột ở Syria

và Yemen; van đề hạt nhân Iran; xung đột vũ trang và chiến tranh ở Iraq ).

“OPEC, Annual Statistical Bulletin 2015,

*° OPEC, Tidd.*!OPEC, Tldd.

* IMF, World Economic Outlook April 2015,

36

Trang 39

Về mặt xã hội, Trung Đông là khu vực có sự phân hóa giàu nghèo, nạn phânbiệt đối xử, trọng nam khinh nữ diễn ra nghiêm trọng nhất Quyền lợi chính tri của

người dân, nhất là phụ nữ, luôn bị hạn chế Nền chính tri yéu kém; tham nhũng

tràn lan; thất nghiệp, lạm phát, nghèo đói gia tăng (25 - 40% dân số khu vực sống

dưới mức nghèo khổ; 50% dân số dưới 25 tuổi nhưng % số này thất nghiệp”); môitrường an ninh bất ôn; phân hóa giàu nghèo trở thành những van dé gây tích tụ

mâu thuẫn đối kháng giữa các giai tầng.

Tình hình khu vực Trung Đông càng trở nên “nóng” hon bởi sự can dự và

cạnh tranh của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc Ngay từ năm 1980,

trong Học thuyết J.Carter, Chính quyền Mỹ đã coi “mọi hành động của bất cứ thếlực nào nằm bên ngoài nước Mỹ nhằm giành quyền kiểm soát Vùng Vịnh đều đượccoi là hành động tấn công vào quyên lợi của nước Mỹ và buộc phải ngăn chặn bang

mọi biện pháp, ké cả dùng vũ lực” Sự đối đầu giữa một bên là Mỹ - phương Tây

và thế giới Ả-rập Hồi giáo theo phương Tây với một bên là Nga, Trung Quốc vàphan còn lại thế giới Ả-rập Hồi giáo ngày càng căng thang Trung Đông trở thành

nơi đối đầu giữa các cường quốc trong cuộc chiến giành giật lợi ích.

Phong trào “Mùa xuân Ả-rập” - làn sóng biểu tình, bạo loạn chống chính phủdiễn ra ở một loạt quốc gia thuộc khu vực Trung Đông - Bắc Phi (từ những thángđầu năm 2011 và tác động cho đến hiện nay) chính là hệ quả của những nguy cơ bắt

én đã tồn tại từ lâu và quá sức chịu đựng “Mùa xuân Ả-rập” đã đây khu vực vào sự

bat ồn nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, an ninh và xã hội Đàn áp, bat công, nghèođói, mâu thuẫn sắc tộc và phe phái sâu sắc đã tạo điều kiện cho các nhóm khủng bốvà thánh chiến cực đoan mọc lên khắp khu vực, trong đó sự ra đời và nôi lên của ISđã và đang đe dọa nghiêm trọng đến khu vực và thế giới, là một trong nhữngnguyên nhân gây ra làn sóng di dân 6 ạt từ Trung Đông, châu Phi đến châu Âu thời

gian qua.

3 Bùi Hữu Cường, Thực trạng đói nghèo và những con số đáng báo động,

3% Trần Minh Ton, Khủng hoảng năng lượng toàn cầu và lựa chọn của nhân loại,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2008/1284/Khung-hoang-nang-luong-toan-cau-va-lua-chon-cua-nhan-loai.aspx, 14/4/2008.

37

Trang 40

2.1.2 Tình hình Liên bang Nga và chính sách doi ngoại của Liên bang Nga

thời gian gân đây

2.1.2.1 Tình hình Liên bang Nga

Sau khi lên nắm quyền (tháng 3/2000), Tổng thống Putin phải kế thừa một disản bat ôn nặng né từ thời Yeltsin Nội bộ mâu thuẫn, xung đột gay gắt kéo dài;kinh tế khủng hoảng tram trong; các môi de doa an ninh quốc gia gia tăng mạnh; xuhướng cát cứ địa phương gia tăng: luật pháp liên bang ngày càng mat hiệu lực ở cáckhu vực; nền chính tri bị các thé lực tài phiệt thao túng; lợi ích quốc gia ở các khuvực sống còn bị thu hẹp; chủ nghĩa khủng bố nổi lên mạnh mẽ ở "không gian hậuXô viết" Khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang suy giảm mạnh, tinh thần rệurã Đường lối đối ngoại thân phương Tây bị thất bại; vị thế, vai trò trong "khônggian hậu Xô viết" bị thu hẹp; quan hệ với các nước bạn bè truyền thống không được

quan tâm.

Tuy nhiên, với đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại hợp lý, Chính quyềnTổng thống Putin đã thu được những thành tựu quan trọng Quyền lực và uy tín củaTổng thống ngày càng được củng cố Phe cánh của Tổng thống nắm giữ hau hếtnhững vị trí quan trọng chủ chốt trong bộ máy quyền lực từ trung ương đến địa

phương; lực lượng ủng hộ Tổng thống chiếm đa số áp đảo trong Duma Quốc gia và

Thượng viện, tạo điều kiện thuận lợi cho thé chế hóa các chương trình cải cách vàkhôi phục trật tự luật pháp trên phạm vi liên bang; chính quyền ngành dọc được cơ

cấu lại tạo điều kiện cho Tổng thống tăng cường quyền lực của trung ương.

Nga có tài nguyên đa dạng, phong phú và trữ lượng lớn; cơ sở hạ tầng kháphát triển; tiềm năng khoa học kỹ thuật lớn; nên giáo dục - dao tạo tiên tiến Những lợi thế đó cùng chính sách đúng dan của chính quyền đã giúp kinh tế Nga

nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và đi vào phát triển 6n định Từ năm 2000

-2008, tỷ lệ tăng trưởng GDP cua Nga tăng bình quân 6,9%/nam (trước khi giảm

xuống còn trên dưới 1% từ năm 2009 - 2013); GDP tăng tới 83%, năng suất lao

động tăng 70%, hoạt động đầu tư tăng gấp đôi, sức mua từ đồng lương lao động

tăng 340% va sức mua từ lương hưu tăng 280%” Trong cuộc khủng hoảng tài

3 Eprenuit Kamoxos, Kpemib nazean «qbaxkmuyecku» 6bIHOIH€HHbLM obeyanue llymuHa yòeoumo BBIT,

https://www.rbc.ru/economics/3 1/03/2015/55 1a86c99a7947b0f97 1d1d2, 31/5/2015.

38

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:40

w