1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ Việt Nam Australia (2009-2022)

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ Việt Nam Australia (2009-2022)
Tác giả Đào Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn TS. Lờ Lờna
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 31,41 MB

Cấu trúc

  • CHUONG 1. CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HE (16)
  • CHUONG 2. DIEN TIEN QUAN HE VIET NAM- AUSTRALIA (2009-2022) (38)
  • thứ 15 16/11/2021); Déi thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Australia lần thứ (57)
  • CHUONG 3: ĐÁNH GIÁ, TRIEN VỌNG DEN NĂM 2030 VÀ MOT SO KHUYEN NGHỊ NHAM TANG CƯỜNGVÀ MOT SO KHUYEN NGHỊ NHAM TANG CƯỜNG (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (99)
    • TAI LIEU TIENG VIET (99)

Nội dung

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ gópphần cung cấp bài học kinh nghiệm trong phát triển quan hệ đối ngoại của ViệtNam nói chung; đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam-Australia tron

CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HE

Với tư cách là những chủ thé trong quan hệ quốc tế, Việt Nam va Australia đều chịu tác động của các nhân tố bên ngoài và bên trong Các nhân tố này có thê đóng vai trò tích cực hoặc tiêu cực đối với quá trình vận động, phát triển của mỗi quốc gia, cũng như quan hệ song phương Việt Nam-Australia trong các giai đoạn lịch sử cụ thể.

1.1 Nhân tố bên ngoài 1.1.1 Những biến doi của môi trường quốc tế (2009-2022) Trong giai đoạn 2009-2022, thế giới tiếp tục xuất hiện nhiều nhân tố mới phức tạp, trong đó có cú sốc thế kỷ chưa từng có, gây ra những thách thức lớn trong quan hệ quốc tế Tuy nhiên, trong khó khăn luôn tiềm ân cả cơ hội, đòi hỏi các quốc gia nhận thức rõ tình hình, từ đó có chính sách phù hợp để phát triển quan hệ đối ngoại và xây dựng, phát triển đất nước.

Thứ nhất, toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho quan hệ Việt Nam-Australia Môi trường hội nhập, mở cửa tạo ra cơ hội dé hai nước trao đôi hàng hóa, đầu tư, giao lưu nhân dân, qua đó gắn kết, vun dap mối quan hệ hữu nghị hợp tác cùng phát triển Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát gây gián đoạn quan hệ song phương bình thường giữa Việt Nam-Australia.

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng làm đứt gãy đột ngột chuỗi cung ứng, một số nước có xu hướng nội địa hóa, liên minh hóa; đây là một trong các nhân tố khiến toàn cầu hóa có phần chững lại Tuy nhiên về dài hạn, toàn cầu hóa vẫn là tiến trình khó đảo ngược, nhất là khi các nước đều có nhu cầu bức thiết hồi phục và phát triển kinh tế sau đại dịch [Nguyễn Mạnh Hùng, 2021] Covid-19 thúc day chuyên đổi toàn cầu hóa từ cách thức truyền thống sang những cách thức mới hiện đại hơn dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ trên phạm vi toàn cầu Điều này hứa hẹn những cơ hội bứt phá, đồng thời cũng sẽ đặt ra thách thức mới cho tất cả các nước đang tham gia dòng chảy toàn cầu hóa, trong đó có cả Việt Nam và Australia.

Thứ hai, cuộc Cách mang công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tao điều kiện mở ra hướng hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam-Australia Để thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp Việt Nam dan bắt kip với các nước phát triển, thì hợp tác với các quốc gia khoa học, công nghệ tiên tiễn như

Australia có ý nghĩa quan trọng Công nghệ là ngành công nghiệp lớn thứ 3 của

Australia, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, khoảng 167 tỷ USD cho GDP mỗi năm va tạo ra khoảng 861.000 việc làm [Tech Council of Australia, 2021] Việt

Nam có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện dai, hoc tập các kinh nghiệm quản lý, cũng như ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các lĩnh vực Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu hợp tác, chuyên giao công nghệ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội ngày càng trở nên cấp thiết Việt Nam và Australia có nhiều tiềm năng hợp tác công nghệ trong lĩnh vực năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng chuyên đổi số.

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra các thách thức cho Việt Nam như nguy cơ tụt hậu, phụ thuộc nhiều hơn vào các nước phát triển về công nghệ.

Thứ ba, mỗi lo ngại về các vẫn đề an ninh toàn cầu thúc đây các quốc gia tăng cường hợp tác dé cùng giải quyết.

Trong giai đoạn này, các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên phức tap Đại dịch Covid-19 được ví như cú sốc thế kỷ gây thiệt hại nặng nề sinh mạng và kinh tế toàn cầu Việt Nam và Australia có thời điểm phải tập trung ưu tiên cho công tác phòng chống dịch bệnh ở trong nước; áp dụng các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại diện rộng và kéo dài làm gián đoạn trao đổi, hợp tác song phương và đa phương ở mức độ nhất định Ngoài ra, sự khác biệt trong chính sách, biện pháp xử lý khủng hoảng và chống dịch của mỗi nước cũng gây ra cản trở quá trình liên kết, trao đối Nhưng nhìn từ góc độ khác, Việt Nam và Australia có chung mong muốn ngăn chặn dịch Covid-19, phục hồi kinh tế hậu đại dịch và cải thiện, nâng cao khả năng ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm khác có thê xảy ra trong tương lai; đây là động lực dé hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác.

Biến đổi khí hậu là van đề nóng thu hút quan tâm và hợp tác của Việt Nam va Australia Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2022 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá khủng hoảng khí hậu là rủi ro lớn nhất của thế giới trong dài hạn

(11/01/2022) [World Economic Forum, 2022] Nhận thức được sự nghiêm trong của van dé này, Việt Nam và Australia có nhiều nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đều quyết tâm đặt mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050 Ngoài ra, hai nước có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời và điện gió Dé khai thác hiệu quả tiềm năng và day nhanh quá trình chuyên đổi xanh, Việt Nam cần sự hỗ trợ của Australia để huy động nguồn lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ cần thiết Bên cạnh đó, qua hợp tác hai nước có thể trao đôi, học tập kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu của nhau Lợi ích chung trong chống biến đôi khí hậu là cơ sở để gợi mở các hướng hợp tác mới giữa Việt Nam-Australia trong thời gian tới Cùng phối hợp, Việt Nam và Australia có thể ứng phó hiệu quả hơn với tình trạng khí hậu, giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, phục hồi và tăng trưởng xanh sau đại dịch Covid-19.

Mắt an ninh mạng là nguy cơ Việt Nam và Australia đều phải đối mặt, nhất là khi nhu cầu chuyên đổi số quốc gia ngày càng mạnh mẽ Theo “Báo cáo rủi ro toàn cầu” (2020, 2021) của WEF, các mối de doa về an ninh mang nằm trong top 5 những rủi ro hiện hữu nhất với toàn cầu Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, một số hình thức tấn công mạng thậm chí tăng cao hơn Theo thống kê của Nhóm Bảo mật của IBM, năm 2020 khu vực CA-TBD chiếm tới 25% tổng số cuộc tấn công mạng, tăng hơn so với mức 22% của năm 2019 Trong đó, Nhật Bản là quốc gia bị tấn công nhiều nhất ở châu Á (2020), tiếp theo là Ấn Độ và Australia [Hoàng Yến,

2021] Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nước bị tấn công mạng nhiều nhất, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông dự báo, vào năm 2025, mỗi giây sẽ có 3.000 cuộc tấn công mang và 12 mã độc mới [Minh Anh,

2021] Đối với Việt Nam và Australia, an ninh mạng là lĩnh vực hai bên có nhu cầu và điều kiện hợp tác nhằm chia sẻ thông tin, trao đôi kỹ năng, kiến thức về an ninh mạng, tiến tới xây dựng hệ thống pháp luật, quy định, tập quán quốc tế trong lĩnh

16 vực an ninh mạng Bên cạnh cơ hội về hợp tác quốc tế, hai nước cũng phải đối mặt với không ít thách thức đối với hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng như thiếu cơ sở pháp lý và cơ chế hợp tác, chênh lệch về năng lực, trình độ trong việc bảo đảm an ninh mạng và không gian mạng

Trong khi đó, các thách thức an ninh truyền thống vẫn tiếp tục nhức nhối.

Nguy cơ xảy ra chiến tranh nóng, xung đột cục bộ tiếp diễn dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau; xung đột sắc tộc, lãnh thé, tôn giáo vẫn phức tap gây ảnh hưởng nhiều mặt đến tình hình khu vực, quốc tế như nội chiến ở Lybia, Syria, đối đầu giữa An Độ-Pakistan, tranh chấp lãnh thổ An Độ-Trung Quốc, Biển Đông, xung đột

Nga-Ukraine Việt Nam va Australia là các quốc gia luôn ủng hộ luật pháp quốc tế, hai nước có lợi ích chung trong việc phối hợp bảo vệ hòa bình, an ninh ở khu vực và toàn cầu Tuy nhiên, trong một số vấn đề quan hệ quốc tế, ví dụ như cạnh tranh nước lớn, xung đột Nga-Ukraine, quan điểm và ứng xử của Việt Nam và Australia khác nhau, đòi hỏi hai bên cần trao đổi, tham vấn dé hiểu nhau hơn.

DIEN TIEN QUAN HE VIET NAM- AUSTRALIA (2009-2022)

Trong hơn một thập niên trở lại đây, quan hệ Việt Nam-Australia đã có nhiều chuyên biến mới, đặc biệt về khuôn khổ quan hệ song phương Day là thước do dé đánh giá mức độ phát triển cũng như bản chất của quan hệ song phương Việt Nam- Australia Diễn tiến quan hệ được xem xét theo các giai đoạn 2009-2017, từ khi Việt Nam và Australia thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện, đến kết thúc giai đoạn quan hệ đối tác toàn diện tăng cường; và giai đoạn 2018-2022, từ khi hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược đến năm 2022.

2.1 Quan hệ Việt Nam-Australia giai đoạn 2009-2017

2.1.1 Lĩnh vực chính trị, đối ngoại Bước tiến của quan hệ Việt Nam- Australia trong lĩnh vực chính tri, đối ngoại thể hiện qua việc nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương; duy trì các chuyến thăm lẫn nhau ở các cấp; mở rộng các cơ chế hợp tác song phương; và phối hợp, tham van lẫn nhau trong các cơ chế, tổ chức khu vực và quốc tế.

Hai nước từng bước nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương Hai dau mốc đáng chú ý trong giai đoạn này là việc Việt Nam-Australia thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (2009) và ra tuyên bố về tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam- Australia (2015) Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến

Australia (06-09/9/2009)-chuyến thăm thứ hai của Tổng Bí thư sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Đỗ Mười (8/1995)-hai nước đã nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Sự kiện này đánh dấu hai nước có tiến triển tích cực trong khuôn khổ quan hệ; theo đó tuyên bố chung Việt Nam-Australia đã xác định khuôn khổ hợp tác rõ ràng hơn, với ba trọng tâm là xây dựng quan hệ hợp tác nhiều mặt, hỗ trợ phát triển, hợp tác kỹ thuật trong phòng chống nạn buôn người và chống khủng bố.

Hai nước cũng vạch ra Chương trình hành động thực hiện triển khai quan hệ đối tác toàn diện giai đoạn 2010-2013 (10/2010) [Thông tấn xã Việt Nam, 2009] Ngoài ra, sự kiện này tiếp tục khẳng định hai bên tôn trọng thé chế chính trị của nhau, có thiện chí trao đôi dé tăng cường hiểu biết, nỗ lực không dé ý thức hệ trở thành rao

36 cản trong hợp tác song phương Dấu mốc thứ hai là hai nước ra Tuyên bố về tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Australia (2015) trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tan Dũng đến Australia (3/2015) Tuyên bố này được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của quan hệ Đối tác Toàn diện song phương sau hơn 5 năm (từ năm 2009); xác định những ưu tiên, trọng tâm mới trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động so với giai đoạn trước, qua đó tạo động lực đưa quan hệ bứt phá Thay vì ba trọng tâm như thời điểm năm 2009, Tuyên bố năm 2015 nêu rõ thúc day hợp tác trên 5 lĩnh vực chủ chốt gồm: Hợp tác song phương; Hợp tác khu vực và quốc tế; Tăng trưởng Kinh tế và Phát triển Thương mại và công nghiệp; Hợp tác Phát trién; Hợp tác quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh Trong năm tiếp theo, hai nước đã đưa ra chương trình hành động lần hai-Kế hoạch Hành động Australia-Việt Nam giai đoạn 2016-2019 (11/2016), dé cụ thể hóa các khuôn khổ, trong tâm hợp tác trong giai đoạn mới.

Hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm lan nhau ở các cấp dé cụ thể hóa các thỏa thuận giữa hai bên Việc nâng cấp quan hệ đã thúc day tăng cường hoạt động thăm viếng, trao đổi song phương giữa Đảng Cộng sản, Chính phủ và

Quốc hội Việt Nam với các chính đảng, Chính phủ và Nghị viện Australia.

Bảng 2.1: Các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam và Australia (2009-2017)

Chức danh Thời gian Tổng số lần thăm

Việt Nam | Tông Bi thư 9/2009 1

Chủ tịch nước/Thủ tướng | 3/2015 1

Bộ trưởng Ngoại 5/2013, 9/2015, 11/2016 3 giao/Quốc phòng

Thủ tướng 10/2010, 11/2017 2 Chủ tịch Thượng viện/Hạ | 01/2009, 5/2013, 9/2014 3 viện

Bộ trưởng Ngoại 2010, 4/2011, 3/2012, 8 giao/Quốc phòng 8/2012, 10/2013, 02/2014,

Neguon: Huỳnh Tâm Sáng (2019); Thayer, C (2015); Bộ Ngoại giao (2019) và thông kê của tác giả

Hai bên thường xuyên duy trì các cơ chế hợp tác song phương da dạng, trên nhiều lĩnh vực, như Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Thương mại và Kinh tế - JTEC (11/2011); Tham vấn Cấp cao về hợp tác phát triển (3/2013); Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ lần thứ nhất (3/2016); Diễn đàn Đối thoại chính sách nông nghiệp cấp cao giữa hai nước lần thứ nhất (11/2016); Hội nghị Tham van Cấp cao Australia-Viét Nam (t6 chức hai năm một lần, từ 31/3/2017); Tham van Lãnh sự lần thứ 12 tại Canberra (5/2017); Đối thoại nhân quyền lần thứ 13 tại Canberra (8/2017); Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao-Quốc phòng lần thứ 5 tại Canberra (27/9/2017); Tham vấn Hợp tác Quốc phòng Việt Nam-Australia; Đối thoại chính sách Quốc phòng lần thứ nhất (03/11/2017)

Thông qua các cơ chế trao đôi, hai bên thống nhất va đi đến ký kết nhiều thỏa thuận, văn bản ghi nhớ dé làm cơ sở triển khai hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể Một số văn ban quan trọng giữa hai bên trong giai đoạn này có thé kể đến gồm: Thỏa thuận hợp tác về giáo dục dao tao (02/2008), Thỏa thuận đối tác giữa Quốc hội Việt

Nam và Hạ viện Australia (3/2008), Hợp tác trao đôi thông tin xuất nhập cảnh

(13/01/2009), Bản ghi nhớ giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan cảnh sát liên bang Australia trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và thúc đây hợp tác cảnh sát (8/2009), Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tòa án nhân dân tối cao Việt

Nam và Tòa án liên bang Australia (8/9/2009), Bản ghi nhớ thành lập trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh (13/11/2009), Thỏa thuận hợp tác giai đoạn mới giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội liên bang Australia (gồm Thượng viện và Hạ viện) (5/2013)

Việt Nam và Australia ung hộ, tham vấn lẫn nhau ở các cơ chế, diễn đàn khu vực và quốc tế Hai bên thường xuyên hợp tác, trao đổi ý kiến, đóng góp vai trò xây dựng trong các vấn đề quốc tế, khu vực được thảo luận tại những diễn đàn như UN, EAS, APEC, ASEAN Việt Nam ủng hộ Australia tham gia sâu hơn vào các cơ chế ở khu vực châu Á, trong đó ủng hộ Australia trở thành thành viên ASEM (2010) [Vietnamese embassy in Australia, 2009]; là ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an UN nhiệm ky 2013-2014 va Hội đồng Tổ chức Hàng hải Thế giới

38 nhiệm kỳ 2016-2017 Ngược lại, Australia tích cực ủng hộ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, như đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010; tích cực hỗ trợ Việt Nam tô chức Năm APEC (2017) Australia cũng ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an UN nhiệm kỳ 2008-2009; vào Hội đồng Nhân quyền UN nhiệm kỳ 2014-2016; là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019 và Hội đồng kinh tế và xã hội UN nhiệm kỳ 2016-

2.1.2 Lĩnh vực kinh tế, hop tác phát triển

Thương mại hai chiều giai đoạn 2009-2017 có nhiêu biến động Australia đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam Tại Hội nghị Cấp cao

ASEAN 14 tại Hua Hin, Thái Lan (3/2009) [Anh Nhi, Minh Tú, 2009] Những nỗ lực của Việt Nam trong đáp ứng các chuẩn mực quốc tế bước đầu được thừa nhận, và hàng hóa xuất khâu của Việt Nam vào Australia được đối xử bình dang như các thành viên khác của WTO Tuy nhiên, trước tác động của khủng hoảng tải chính toàn cầu xuất khẩu của Việt Nam sang Australia sụt giảm từ 4.591 triệu USD (2008) xuống còn 2.563 triệu USD (2009).

Những dấu hiệu khởi sắc thương mại xuất hiện khi AANZFTA có hiệu lực.

AANZFTA được ký ngày 27/2/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 [VCCI,

2019], trong đó các nước sẽ cắt giảm từ 90%-100% các dòng thuế theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2022 [VCCI, 2016] Giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia tăng gần gấp đôi, từ 3,43 tỷ USD (2009) lên 6,46 tỷ USD (2017) Năm 2015 kim ngạch thương mại giảm, xuất khẩu giảm 26,9% và nhập khẩu giảm 1,6% so với năm 2014, do sự suy giảm của giá dầu thế giới [Tống cục Hải quan Việt Nam, 2016] Năm 2017 có mức tăng so với năm trước nhiều nhất với 22,2% [Bộ

Công Thương, 2017, 2018], và Australia là đối tác thương mại lớn thứ 14 của Việt

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Australia (2009-2017) Đơn vị: Tỷ USD

Năm Xuất khẩu | Nhập Khẩu Tổng giá trị Tang trưởng xuất nhập khẩu (%)

Nguồn: [World integrated trade solution, 2009-2017]

16/11/2021); Déi thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Australia lần thứ

Hai bên nâng cấp một số cơ chế như Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Thương mại và Kinh té-JTEC (11/2011) được thay thế bởi Hội nghị Đối tác kinh tế thường niên, giúp tăng cường đối thoại giữa các Bộ trưởng và tạo liên kết kinh tế đồng bộ Ngày 29/11/2019, Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam-Australia (EPM) lần đầu tiên được tô chức tại Australia Hội nghị nhằm tiến tới xây dựng chiến lược hợp tác kinh tế tăng cường với mục tiêu trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau va tăng gấp đôi đầu tư hai chiều; góp phần củng cố cam kết chung của hai nước đối với tự do hóa thương mại và kết nối kinh tế, giúp hai nước tận dụng các cơ hội từ thị trường mới nỗi.

Dé tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược, Việt Nam và Australia thiết lập cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng thường niên Từ năm 2018-2022, hai bên đã tổ chức bốn hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Hội nghị lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội ngày 28/5/2018 Hội nghị lần thứ hai

56 tổ chức trực tuyến do dịch bệnh phức tạp (5/11/2020), hai bên đạt được kết quả đáng chú ý là ký kết Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Australia giai đoạn 2020-2023 Các Hội nghị lần thứ ba (12/11/2021) và Hội nghị lần thứ tư (9/2022) diễn ra với kết quả tốt đẹp Cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng quốc phòng cũng được thúc đây thông qua hội nghị giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Christopher Pyne (11/2018) Tại cuộc họp này, hai Bộ trưởng đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về thúc đây quan hệ quốc phòng Việt Nam-Australia.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hop chặt chẽ và tích cực ung hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc rể Hai nước hợp tác tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như UN, ASEAN, EAS, APEC Việt Nam tích cực hỗ trợ Australia mở rộng, tăng cường hợp tác với ASEAN và các nước trong khu vực Năm 2019, Việt Nam ủng hộ sáng kiến tô chức Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Australia mà Australia đề xuất Ngày 19/2/2020, Việt Nam đã chủ trì Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Australia Việt Nam và Australia cũng có thỏa thuận về việc Việt Nam ủng hộ Australia là thành viên Hội đồng Bảo an UN nhiệm ky 2018-2020 Dap lại, Australia ủng hộ Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an UN nhiệm kỳ 2020-2021; thành viên Hội đồng Điều hành Liên minh bưu chính thế giới

2.2.2 Lĩnh vực kinh té, hợp tác phát triển Hợp tác kinh tế, thương mại song phương có điều kiện phát triển nhờ động lực từ các cơ chế hợp tác kinh tế mới Trong giai đoạn này, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Australia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ do được hỗ trợ bởi các hiệp định thương mại tự do gom AANZFTA (2009), CPTPP năm 2019 va RCEP năm 2020 Trên cơ sở các FTA này, cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới đã và đang được mở ra, như lao động, đôi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao.

Việt Nam và Australia lần đầu tiên công bố Chiến lược tăng cường Hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia và Kế hoạch thực hiện Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước giai đoạn 2021-2025 (21/12/2021) Đây là một chiến lược đặc biệt, phản ánh kỳ vọng đưa đầu tư hai chiều tăng gấp đôi và trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau Chiến lược đã đề ra các sáng kiến thiết thực trong các lĩnh vực trọng điểm như: Nông nghiệp, giáo dục, năng lượng, dịch vụ và kinh tế số.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Australia có tiễn triển tích cực.

Thương mại tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Australia đạt 7,7 tỷ USD (tăng 19,3% so với năm 2017); Năm 2021, lần đầu tiên tong kim ngạch thương mại song phương đạt trên 12,4 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2020 (Xem bảng 2.5) Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 12 của Australia, và ngược lại Australia là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam, cao hơn một bậc so với năm 2020

[Báo điện tử Dang Cộng sản Việt Nam, 2022] Trong 8 thang đầu năm 2022, thương mại hai nước tăng 37,5%, trong đó xuất khâu của Việt Nam sang Australia tăng 42,5% Australia lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt

Nam [Báo điện tử Chính phủ, 2022].

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Australia (2018-2021) Đơn vị: Tỷ USD

Năm | Xuất khẩu | Nhập Khẩu | Tổng giá trị xuất | Tang trưởng nhập khẩu (%)

Nguồn:[World integrated trade solution, 2018, 2019; Bộ Công thương, 2020, 2021]

Thị trường lớn nhất châu Đại đương dang trở thành chỗ dựa cho nền sản xuất của Việt Nam, với tư cách là thị trường cung cấp các mặt hàng nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, như than đá tăng từ 850,4 triệu USD (2018) lên 2,1 tỷ

USD (2021); Quặng và khoáng sản khác tăng từ 323 triệu USD (2018) lên 1,7 tỷ USD (2021); Kim loại thường khác, tăng từ 551,9 triệu USD (2018) lên 769,7 triệu

Nhóm hàng xuất khâu của Việt Nam sang Australia đa dạng hơn; các hàng hóa qua chế biến như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng từ 374.9 tỷ USD

(2018) lên 485,7 tỷ USD (2021); giày dép tăng từ 253,9 tỷ USD (2018) lên 309,7 tỷ

USD (2021) [Bộ Công thương, 2018, 2022] Xuất khẩu rau quả của Việt Nam ngày càng rộng cửa vào thị trường Australia Hàng rau quả tăng từ 44,7 triệu USD (2019) lên mức 82,4 triệu USD (2021) [Bộ Công thương, 2019-2021] Dù ảnh hưởng của dich Covid-19, vận chuyén hang không chưa được thuận lợi và việc vận chuyên đường biển cũng gặp nhiều bat cập nhưng Quý 1/2022, nông sản, rau quả tiếp tục là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng, cao hơn 24% so với cùng kỳ năm 2021

[VTV, 2022] Có thêm một số loại trái cây khác của Việt Nam đủ tiêu chuẩn vào thị trường Australia, như nhãn (2019), chanh leo (2021) Một số loại nông sản khác như hạt tiêu, cà phê, thủy sản, lượng tiêu thụ cũng tăng lên Xuất khẩu nông sản có bước phát triển do những thuận lợi sau khi CPTPP và RCEP có hiệu lực Việt Nam đàm phán với Australia để cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khâu của Việt Nam Dong thời, Việt Nam cải thiện chất lượng hàng hóa, đa dạng hình thức quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại để nông sản Việt ngày đến gần hơn người tiêu dùng Australia Thương vụ Việt Nam tại Australia đã xúc tiến các chương trình như “Hành trình thưởng thức sầu riêng” (2019); “Việt Nam, vùng đất của gao ngon nhất thế giới”; “Tuần lễ dùng thử hạt điều Việt Nam”; “Việt Nam, vùng đất được thiên nhiên nuôi dưỡng” Bên cạnh đó, các sáng kiến mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, các nha đầu tư cũng được thực hiện như: Ứng dụng Viet-Aus Trade (2020), kết nối các địa phương, cung cấp thông tin về sản phẩm, cơ hội đầu tư; Trung tâm Xúc tiến thương mại và Trưng bày sản phâm Việt Nam tại Australia (20/11/2021), kết nối với các nhà bán sỉ tại Australia để tiến tới việc đưa thêm nhiều hàng hóa Việt Nam vào các siêu thị và hệ thống bán lẻ của Australia.

Thương mại kỹ thuật số là một phương thức ngày càng quan trọng, mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn trên toàn cầu cũng như phát triển hơn nữa nền kinh tế Australia và Việt Nam ngày càng hợp tác với nhau về thương mại kỹ thuật số thông qua các nhóm như G-20, WTO, APEC và Tổ chức Phát triển Kinh tế (OECD). Đầu tư giữa Việt Nam và Australia van còn khá khiêm ton Năm 2018, đầu tư từ Việt Nam vào Australia đạt 55,5 triệu USD (tương đương 77,6 triệu AUD), chiếm 12,8% tổng vốn đầu từ của Việt Nam [Báo đấu thầu, 2019] Một số doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam triển khai các dự án đầu tư mới tại Australia như

VinFast khai trương văn phòng tại Melbourne (11/6/2020) [Duy Thành, 2020]; TH

Group chi 135 triệu USD (khoảng 86 triệu USD) mua 3 trang trại phía Tây

Australia (3/2020) [Linh Phi, 2020]; VietJet Air mở đường bay thang từ thành phố Hồ Chí Minh đến sân bay Avalon ở Melbourne-Australia từ năm 2020; Bambo Airways cũng ký thỏa thuận hợp tác với sân bay Melbourne xúc tiễn đường bay thang Việt Nam-Australia (12/2021). Ở chiều ngược lại, số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thay, lũy kế đến 20/6/2022, Australia có 562 dự án dau tư vào Việt Nam với số vốn đạt 1,96 tỷ USD Một SỐ tập đoàn, công ty lớn của Australia có mặt tại Việt

Nam như Austal, Blackstone Minerals, BlueScope Steel, CBH Group, LOGOS,

Linfox, Mavin Group, SunRice và RMIT Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng và bat động sản, nông lâm thủy sản, y tế, khai khoáng, nghệ thuật vui chơi giải trí, và giáo dục-đào tạo.

ĐÁNH GIÁ, TRIEN VỌNG DEN NĂM 2030 VÀ MOT SO KHUYEN NGHỊ NHAM TANG CƯỜNGVÀ MOT SO KHUYEN NGHỊ NHAM TANG CƯỜNG

QUAN HE VIET NAM-AUSTRALIA

3.1 Một số đánh giá về quan hệ Việt Nam-Australia (2009-2022) 3.1.1 Kết quả của quan hệ Việt Nam-Australia

Về chính trị, ngoại giao, quan hệ hai nước đã có nhiều chuyển biến, theo hướng ngày càng thực chất và gần gũi Thực tế hai nước đã bỏ lỡ một số cơ hội dé thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sớm hơn Việt Nam hai lần đề nghị khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược với Australia vào các năm 2009 và 2014, tuy nhiên chính phủ Australia vào thời điểm đó đã từ chối Theo đó, hai bên chấp nhận xây dựng Quan hệ Đối tác toàn diện (2009), Đối tác toàn diện tăng cường (2015) So với quan hệ thông thường trước năm 2009, quan hệ Đối tác toàn diện đã giúp hai bên xác định rõ hơn các mục tiêu dé phát triển quan hệ song phương.

Những biến đổi khó lường của tình hình thế giới, khu vực, trong đó có tác động từ nhân tố Mỹ, Trung Quốc, cạnh tranh chiến lược nước lớn đây nhanh sự chuyên biến trong tư duy chiến lược của Australia; buộc Australia điều chỉnh các ưu tiên và chính sách đối ngoại Việt Nam-Australia nhất trí Quan hệ Đối tác chiến lược năm 2018 So với quan hệ Đối tác toàn diện, khuôn khô Đối tác chiến lược dẫn đến trao đổi thường xuyên ở cấp cao hơn như cơ chế tiếp xúc cấp Bộ trưởng, và mức độ phối hợp chặt chẽ hơn dé cụ thé hóa các mục tiêu trọng tâm đề ra Sự phát triển trong khuôn khổ quan hệ Việt Nam-Australia mang nhiều ý nghĩa chiến lược, khăng định hai bên sẵn sàng chia sẻ các lợi ích chung và thống nhất xây dựng lòng tin chiến lược cùng nhiều cam kết dài hạn khác.

Hàng năm giữa hai nước đều diễn ra các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đây là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ thực chat, gần gũi giữa hai nước Việc tiếp xúc, trao đổi thường xuyên giúp lãnh đạo và nhân dân hai nước tăng thêm sự hiểu biết về đường lối chính sách,

76 quan điểm, định hướng phát triển của nhau, đồng thời mở ra các cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực khác Khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện và Đối tác chiến lược được thiết lập tạo điều kiện làm sâu sắc hơn các cơ chế hợp tác song phương, qua đó giúp chính phủ và các cơ quan, đơn vị của hai bên kịp thời tìm phương án giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình hiện thực hóa các tuyên bố chung, ngày càng nâng cao hiệu quả thực chất trong các chương trình hợp tác Ở góc độ đa phương, Việt Nam-Australia thường xuyên ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, điều này góp phần giúp nâng cao vị thế, uy tín của hai bên trên trường quốc tế.

VỀ thương mại, đầu tw, quan hệ hai nước phát triển khá năng động Nền kinh tế Việt Nam và Australia có các lợi thế so sánh riêng mang tính bồ trợ lẫn nhau hơn là cạnh tranh Trong đó, Việt Nam và Australia đều có thế mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, nhưng ở hai khu vực ngược nhau về mùa vụ và khí hậu Do đó các sản phẩm có tính chất tương hỗ phục vụ thị trường hai bên, đồng thời có thể cùng xuất khẩu sang các thị trường thứ ba Các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Australia mang theo công nghệ và cách thức quản lý hiện đại mà Việt Nam có thể tiếp thu để nâng cao năng lực sản xuất Đối với Australia, trong bối cảnh quan hệ Australia- Trung Quốc chưa thê cải thiện nhanh chóng, quan hệ thương mại với Việt Nam giúp Australia đa dạng hóa thị trường, dần giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc Một kết quả đáng chú ý nữa đó là Australia và Việt Nam đều ủng hộ tiễn trình toàn cầu hóa và tự do thương mại Cả hai đều là thành viên của các FTA thế hệ mới như AANZFTA, CPTPP, RCEP, góp phần thúc đầy kinh tế, thương mại khu vực phát triển, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và xây dựng các nguyên tắc, luật chơi mới ở khu vực.

Quan hệ song phương tốt đẹp tạo điều kiện cung cấp nguồn lực dé Việt Nam phát triển Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Australia; giải ngân vốn đạt 100% [Ban Tuyên giáo Trung Ương, 2011] Các chương trình được triển khai mang lại kết quả tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhất là ở khu vực nông thôn, đào tạo nguôn nhân lực và phát triên cơ sở hạ tâng nông thôn, thực hiện các

77 mục tiêu kinh tế-xã hội của Việt Nam Giai đoạn 1015-2016, có khoảng 268 lãnh đạo của Việt Nam hoàn thành chương trình sau đại học tại Australia do Chính phủ

Australia hỗ trợ; Chính phủ Australia cung cấp 183 hoc bồng cho các học viên đến từ Việt Nam (2015); Australia viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 160 triệu AUD để xây dựng cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long Cùng với dự án cầu Mỹ Thuận trước đó đã đóng góp tích cực, hiệu quả cho phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long Các dự án này xây dựng tổng số 231 km đường nông thôn, 102 cau loại nhỏ và sửa chữa 70 km đường quốc lộ, phục vụ cho khoảng 316.000 người ở Đồng băng sông Mê Công; Hoàn thiện chương trình nước sạch và vệ sinh năm 2015-2016, giúp

5.600 hộ dân lần đầu tiên được sử dụng nước sạch và 111.000 hộ dân có nhà vệ sinh [Sở ngoại vụ Bắc Giang, 2017].

VỀ an ninh, quốc phòng, quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng chủ động, hiệu quả, đạt được độ tin cậy cao Hai bên đang triển khai các cơ chế đối thoại chiến lược ở nhiều cấp độ khác nhau và các hoạt động hợp tác trên thực tiễn Cả Việt Nam và Australia đều có chung lợi ích trong việc duy trì an ninh, ôn định và phát triển kinh tế khu vực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế Trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Việt Nam như vấn đề Biển Đông, Australia là đối tác có quan điểm tương đồng với Việt Nam Những phan ứng và động thái của Australia về van đề Biển Đông đã góp thêm tiếng nói của cộng đồng quốc tế nhằm khang định giá trị thượng tôn của luật pháp quốc tế ở Biển Đông, kiềm chế những hành động hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong cuộc dau tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Bên cạnh đó, phát triển quan hệ quốc phòng với Australia ở khía cạnh nào đó gia tăng cơ hội để Việt Nam tranh thủ các nước lớn có quan hệ gần gũi với Australia như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ trong các van dé an ninh khu vực.

Về văn hóa, giáo dục, hai nước đều chú ý tăng cường giao lưu văn hóa với nhiều hình thức đa dạng, qua đó góp phan nâng cao hiểu biết, thiện cảm giữa nhân dân hai nước với nhau, và tiếp thu những giá trị để làm phong phú hơn cho văn hóa

78 dân tộc Giáo dục là lĩnh vực được hai bên chú trọng phát trién, những chương trình mang tính xã hội như Kế hoạch Colombo mới đã góp phần thiết lập hợp tác mạnh mẽ hơn giữa thế hệ trẻ hai nước, từ đó tăng thêm cơ hội phát triển kinh tế, giao lưu trong tương lai Bên cạnh đó, chương trình phát trién nguồn nhân lực của Australia cũng gặt hái được những kết quả tích cực Từ năm 2016-2021, hơn 105.000 sinh viên Việt Nam đã hưởng lợi từ việc cải thiện công tác giảng dạy, xây dựng giáo trình va quản tri cơ sở đào tạo do Chương trình Aus4Skills của Chính phủ Australia hỗ trợ Chương trình đã hỗ trợ 240 công dân Việt Nam nhận học bồng dài hạn toàn phần dé học tập tại các trường đại học Australia; hỗ trợ hơn 01 triệu AUD cho 95 dự án phát triển do cựu sinh Australia khởi xướng và điều hành ở Việt Nam; tô chức

162 hội thảo phát triển chuyên môn với hơn 7.500 cựu sinh Australia ở Việt Nam tham dự; nâng cao kỹ năng và thực hành giảng dạy của 339 giảng viên ở các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam Từ năm 2017, hơn 5.300 sinh viên được hưởng lợi từ việc nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới 147 chương trình giảng dạy của các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo về bình đăng giới cho hơn

59.000 cán bộ Chính phủ Việt Nam [Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021].

Trong các lĩnh vực khác, quan hệ song phương Việt Nam-Australia đạt được kết quả tích cực trong hợp tác về khoa học công nghệ, chống biến đồi khí hậu; đáng chú ý là hợp tác phòng chống Covid-19 Ngay từ khi đại dịch mới bùng phát Australia đã sớm hỗ trợ Việt Nam vắc xin ngừa Covid-19 và các vật tư thiết bị y tẾ, điều này minh chứng cho quan hệ Đối tác chiến lược tin cậy, sẵn sàng hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn Sự giúp đỡ của Australia góp phần hạn chế những thiệt hại về tính mạng người dân, cũng như tạo điều kiện để Việt Nam sớm trở lại trạng thái bình thường mới và thực hiện chính sách phục hồi hậu đại dịch.

3.1.1.2 Hạn chế Về chính trị, ngoại giao, Việt Nam và Australia có những khác biệt nhất định trong chính sách đối ngoại, cũng như lợi ích trong một số vấn đề quốc tế cụ thể, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ song phương Ở khu vực

CA-TBD, Australia với tư cách đồng minh thân cận của Mỹ đã và đang tích cực vận động, phối hợp cùng Mỹ trong việc lôi kéo các nước trong khu vực, hình thành tập hợp lực lượng mới dé chống Trung Quốc Việt Nam luôn nhất quán thực hiện chính sách độc lập tự chủ, không liên minh liên kết với nước này dé chống nước kia Việt Nam luôn hoan nghênh các sáng kiến, các ý tưởng đóng góp vào hòa bình, ổn định và phon vinh của khu vực, nhưng không đứng vào một liên minh chống Trung Quốc do Mỹ đứng đầu Mặt khác, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các quốc gia láng giềng khu vực, nhìn nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại cả cơ hội và thách thức Vì vậy, Việt Nam theo đuổi chiến lược phòng ngừa rủi ro dé tối đa hóa lợi ích từ việc gắn kết chặt chẽ hơn và bù đắp rủi ro bằng cách mở rộng hợp tác với các cường quốc khác Trong khi đó, nhận thức của Australia về Trung Quốc trải qua một quá trình thay đổi đáng kẻ, từ đối tác kinh tế hang đầu sang thừa nhận mối nguy cơ an ninh ngày càng tăng [Nguyen, H., 2021] Những năm gần đây, Australia ngả hơn về phía Mỹ và cứng ran hơn với Trung Quốc Việc Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác theo cả chiều sâu và chiều rộng với Australia có thể đặt ra thách thức đối với Việt Nam trong việc giữ cân bằng quan hệ Việt-Trung trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc-Australia tiếp tục căng thăng và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung gay gắt Việt Nam cần phải khéo léo xử lý mối quan hệ với các quốc gia khác dé tránh ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:44