1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2009 -2022

88 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2009 - 2022
Tác giả Tran Trung Tuan
Người hướng dẫn GS.TS. Hoang Khắc Nam
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 20,86 MB

Cấu trúc

  • 4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu (11)
  • Chương I: Cơ sở mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc (12)
  • Chương III: Triển vọng và giải pháp (12)
  • CHUONG I: CƠ SỞ MOI QUAN HỆ KINH TE (13)
    • 1.1.2. Các nhân tổ khu vực (16)
    • 1.2. Các nhân tố bên trong (17)
      • 1.2.1. Các nhân tổ từ phía Hàn Quốc (17)
    • thứ 3 trên thé giới (sau Trung Quốc, An D6), có nhu cầu thị trường tương đối (20)
    • Bang 1.2 Các Hiệp định/Thỏa thuận chủ yếu liên quan đến lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam — Hàn Quốc (34)
  • CHƯƠNG II: THUC TRANG QUAN HỆ KINH TE VIỆT NAM-HAN QUOC GIAI DOAN 2009 - 2022 (38)
    • Sau 17 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tháng 5/2009 trong chuyên thăm chính thức cấp Nhà nước đến Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, (38)
    • Trong 7 tháng đầu năm 2022, phân bón và xăng dầu là hai mặt hàng có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khâu cao nhất. Kim ngạch xuất khẩu xăng dầu (46)
      • 2.3. Viện trợ và hợp tác phát triển Việt Nam - Hàn Quốc (59)
    • gan 30 triệu USD với 19 dự án được triển khai cùng nhiều hình thức viện trợ (61)
  • CHUONG III: TRIEN VONG VÀ GIẢI PHÁP (65)
    • 2. Công hàm Trao đồi giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Dai Hàn Dân Quốc dé triển khai nguyên tắc cộng gộp xuất (66)
    • 1. Khung hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Dau tư Việt Nam và Bộ Kinh tế và Tài chính Đại Hàn Dân Quốc về sử dụng viện trợ phát triển chính thức của Hàn (66)
    • 7. Bản ghi nhớ hợp tác công nghệ thông tin và truyền thống giữa Bộ Thông tin Truyền thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Khoa học (67)
  • KET LUẬN Trong 30 năm qua, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc đã có bước (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)
    • 63. Sông Trà (2023) , "Tap đoàn Samsung tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt (86)
    • 66. Veena Jha, Francesco Abbate, Nguyễn Hoài Sơn, Phạm Anh Tuấn, & (86)
    • 68. Vietnam Business Forum (2022), "Han Quốc: Nhà dau tư lớn nhất, hiện (86)

Nội dung

Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, lịch sử của “người châu Á”, cùng chung tư duy mở rộng ngoại giao phát triển đất nước, sự hợp tác “ăn ý” trên lĩnh vực thương mại, đầu tư trong 30 năm qu

Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 1 Đối tượng nghiên cứu

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc.

- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung vào phân tích thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2009 - 2022.

- Phạm vi không gian: Việt Nam và Hàn Quốc với góc độ quan hệ kinh tế cấp nhà nước không phải góc độ quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc.

- Về phương pháp tư liệu, luận văn tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích hệ thống hóa các loại hình tư liệu.

- Phương pháp phân tích chính sách.

- Các phương pháp lịch sử (lịch đại, đồng dai) - Bên cạnh đó, luận văn sé sử dung phương pháp phân tích, tong hop, logic, so sánh, hệ thống hóa dé làm rõ thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam — Hàn quốc giai đoạn 2009 đến 2022.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của dé tài gồm có 3 chương:

Cơ sở mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc

- Chương II: Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn

CƠ SỞ MOI QUAN HỆ KINH TE

Các nhân tổ khu vực

Song song với bối cảnh của toàn cầu, ở khu vực cũng có những nhân tố diễn ra tác động đến các quốc gia trong cùng khu vực Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính châu Á 1997 - 1998 bắt đầu ở Thái Lan sau đó lan nhanh ra các nền kinh tế lân cận, trong đó có Hàn Quốc Nhiều tập đoàn Chaebol bị phá sản trong khoảng thời gian ngắn, nợ nước ngoài tăng lên đáng kể, thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa ở Bán đảo Triều Tiên đã diễn biến nóng bỏng trong suốt cả năm 2017 Những trận cuồng phong quyết liệt của Mỹ - Triều có lúc đã đây tình hình đến sát “miệng hồ chiến tranh.”

Những tiến bộ vượt bậc của Bình Nhưỡng trong công nghệ tên lửa đã biến cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên từ một bài toán khó của khu vực thành mối đe dọa hiện hữu đối với cả những quốc gia cách đó nửa vòng Trái Đất Điều này đã tác động không hề nhỏ đến an ninh, kinh tế đất nước ở phía Nam bán đảo, trong khi Hàn Quốc lại là đồng minh thân cận của Hoa Kì ở Đông Á này.

Ngày nay, sự phát trién mạnh mẽ của Trung Quốc và các nước NIEs đã tạo nên cuộc chạy đua, cạnh tranh trong kinh tế, thương mại giữa các quốc gia Sự chuyển mình “ngạo nghễ” của Bắc Kinh đã mang lại những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia khác trên thế giới Sự hội nhập của Trung Quốc vào chuôi sản xuât toàn câu giúp nâng cao hiệu quả sản xuât Tuy nhiên, đã đặt ra

13 thách thức và cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc trong các lĩnh vực dệt may và quan áo đối với thị trường châu A.

Hơn nữa, diễn đàn Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ra đời và phát triển mạnh mẽ từ năm 1989 với mục tiêu xúc tiến các biện pháp kinh tế,thúc đây thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế Việc cùng tham gia vào các sự kiện trên và chia sẻ mối quan tâm chung với các van đề trên thế giới về mặt chính trị, kinh tế, an ninh - quân sự đã giúp quan hệ ngoại giao giữa ViệtNam và Hàn Quốc được tăng cường tiếp xúc và phát trién.

Các nhân tố bên trong

Bên cạnh các nhân tố thé giới và khu vực, quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia còn bị tác động và chi phối chủ yếu bởi các yếu té bên trong - yếu tố quốc gia Nhằm dé phân tích một cách toàn diện yếu tố bên trong, tác giả tiễn hành nghiên cứu dưới góc nhìn một cách toàn diện, đa chiều từ bối cảnh đất nước, chính sách ngoại giao, chính sách ngoại giao kinh tế của chủ thể này đối với chủ thê kia, quan điểm, lập trường của nguyên thủ đứng đầu đất nước Bởi lẽ, cơ sở cho quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia phụ thuộc rất lớn vào chính sách ngoại giao của mỗi nước, quan điểm cởi mở, hội nhập sẽ thúc day quan hệ kinh tế giữa hai chủ thê có chiều hướng phát triển đi lên.

1.2.1 Các nhân tổ từ phía Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã từng làm chao đảo nền kinh tế Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống mức thấp nhất; thu nhập quốc gia và dự trữ ngoại té đều giảm mạnh, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao [Trung Việt, 2008] Điều này đã đặt ra yêu cầu cho Hàn Quốc phải thực hiện một cú hich kinh tế, chuẩn bị cho cuộc chạy đua mới Năm 2008, sau khi mới nhậm chức, cựu Tổng thống Lee Myung-bak! đã áp dụng chính sách kinh tế vĩ

! Lee Myung-bak giữ chức Tổng thống lần thứ 17 của Hàn Quốc từ 2008-2013.

*” nhăm hôi sinh kinh tê Han Quoc với kê mô gắn với thuật ngữ “Mbnomics hoạch "Hàn Quốc 747" Kế hoạch lay tên từ các mục tiêu của nó: mang lại mức tăng trưởng kinh tế 7% trong nhiệm kỳ của ông, nâng thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc lên 40.000 đô la Mỹ và đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới [USA, 2012, 114] Và để tăng trưởng kinh tế, một trong những giải pháp của Tổng thống Lee là thúc day xuất khẩu dé giải quyết khủng hoảng, đảm tăng trưởng kinh tế, giúp Hàn Quốc vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay Chính vì vậy, một nhu cầu về thị trường xuất khâu tiềm năng được đặt ra đối với nhà xuất khẩu xứ kim chi Trong khi đó, về lĩnh vực đối ngoại, ông đưa ra “Học thuyết MB” (Học thuyết Myung-bak), học thuyết này cam kết tăng cường hợp tác với Trung Quốc, Nhật và các nước Đông Nam Á [Đỗ Chuyên, 2007] Nồi bật của học thuyết có 2 điểm: mở rộng chính sách ngoại giao châu Á nhằm biến châu lục này trở thành một đối tác mở (1) và fích cực đóng góp cho cộng đông quốc tế với tư cách một quốc gia phát triển và có trách nhiệm [Phúc Nguyên, 2007] (2) Nhằm mục tiêu mở rộng thi trường, mở rộng quan hệ với các đối tác dé thúc day xuất khâu, chính quyền Lee Myung-bak đã thực thi điểm (1), đơn cử trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 20 - 22/10/2009, ông chủ nhà Xanh Myung-bak đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ “Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” (2001) lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược” (2009), và nhân mạnh thúc day mạnh mẽ hơn nữa các lĩnh vực hợp tác kinh tế và thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển giữa Việt Nam - Hàn Quốc Đối với điểm thứ (2), Hàn Quốc cũng đã là tốt vai trò của mình đóng góp cho cộng đồng quốc tédon cử, từ 2009, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nhận viện trợ ODA nhiều nhất từ Hàn Quốc đề phát triển kinh tế, xã hội (những con số cụ thể được thé hiện trong các chương sau) Chính vì chính

? Thuật ngữ Mbnomics là một từ ghép có nguồn gốc bằng cách kết hợp các chữ cái đầu của ông (Myung-bak,

Mb) và thuật ngữ kinh tê học (-nomics) dé tạo thành "Mbnomics" Kang Man-Soo, Bộ trưởng Bộ Chiên lược và Tài chính Han Quoc là người đã đặt ra thuật ngữ của Mbnomics.

15 sách mở này của Hàn Quốc nên kể từ năm 2009 trở đi, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc bước đầu khởi sắc trên các lĩnh vực, tiêu biểu ngày 6/8/2012, hai nước đã khởi động đàm phán FTA song phương, đặt ra những triển vọng phát triển khi FTA đi vào chính thức (xét tại thời điểm này). Đến thời của Park Geun-hye (2013-2017), chính quyền nhà Xanh vẫn tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế mở, hợp tác cùng phát triển với Việt Nam.

Trong chuyền thăm Việt Nam năm 2013, Park Geun-hye đã nói: “7ôi chọn Việt Nam là quốc gia dau tiên trong chuyến thăm ASEAN bởi Hàn Quốc luôn coi trong quan hệ hữu nghị với Việt Nam và quyết tâm phát triển hơn nữa moi quan hệ hợp tác này” [Vietnam-RoK: Promote Cooperation, 2013] Với quan điểm cởi mở đó, trong thời kì tổng thống của Park Geun-hye, quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia đã đạt những thành tựu đáng kể trong thương mai, đầu tư và hợp tác phát triển Đặc biệt, Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc đã kí kết vào ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho cả hai.

Sang đầu năm 2017, tình hình chính trị, xã hội của Hàn Quốc có những biến động Việc phế truất bà Park Geun-hye khỏi chức vụ tông thống vào ngày 10 tháng 3, 2017 đã đánh dấu sự trở lại của chủ nghĩa tự do trong chính trường Hàn Quốc và sự suy tàn của chủ nghĩa bảo thủ Trải qua 2 đời tổng thống tiền nhiệm, những lời hứa hẹn trước khi nhậm chức của các cựu Tổng thống cho sự phát triển kinh tế quốc gia không đạt đúng như những lời hứa, những bê bối tham nhũng chính trị liên quan đã khiến cho nhân dân Hàn Quốc thất vọng về lá phiếu bầu cử của mình trước đó Người dân xứ Hàn mong đợi một thời kì Tổng thống đột phá hơn cho nền kinh tế của họ Nhiều thách thức đặt ra trong nhiệm kì Tổng thống cho việc cải cách cơ cấu kinh tế, tập trung vào thị trường lao động, cải cách lĩnh vực công, an sinh xã hội, cải cách các tập đoàn gia đình trị, giải quyết vẫn đề nợ hộ gia đình tăng cao, thúc đây các sáng kiến lớn để tạo

16 ra 500.000 việc làm mỗi năm Chính vì điều này, khi nhậm chức Tổng thống (10/5/2017), Moon Jae-in đã đưa ra một loạt các chính sách kinh tế độc đáo, khắc phục khủng hoảng, thiếu sót trong việc thi hành chính sách kinh tế vĩ mô của các tiền nhiệm, tạo nên sự thay đôi lớn trong chính sách kinh tế đối nội, lẫn đối ngoại Hàn Quốc Trong chính sách ngoại giao kinh tế, Moon Jae-in nhân mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao, giảm sự phụ thuộc vào các đối tác truyền thống trước tình hình thé giới và khu vực ngày một biến động. Đề thực thi điều này, một làn sóng ngoại giao kinh tế mới mẻ được chính quyền của Moon Jae-in dé ra - “chính sách hướng Nam mới” trong quan hệ với các quốc gia Đông Nam á Chính sách hướng Nam mới (NSP) là một mô hình chính sách mới và là sáng kiến ngoai giao cốt lõi của Han Quốc được Tổng thong Moon Jae-in công bố vào năm 2017 tại chuyên thăm Indonexia Chính sách này nhằm dat được sự thịnh vượng và hòa bình chung không chỉ trên Bán đảo Triều Tiên mà còn ở Đông Á và thế giới NSP hướng đến một Cộng đồng tương lai Hàn Quốc - ASEAN nhấn mạnh 3P: Con người (People), Thịnh vượng

(Prosperity) và Hòa bình (Peace) Đề đạt được mục tiêu này, chính sách tìm cách nâng cao mối quan hệ của Hàn Quốc với các quốc gia thành viên ASEAN và Ấn Độ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và những lĩnh vực khác, giống như Hàn Quốc duy trì với bốn cường quốc (Hoa Kỳ, Trung

Quốc, Nhật Bản, và Nga).

Xét về góc độ kinh tế, khu vực ASEAN với các thành viên đối tác năng động, thị trường lao động đồi dào, rẻ Khu vực này có lực lượng lao động đứng

trên thé giới (sau Trung Quốc, An D6), có nhu cầu thị trường tương đối

dễ so với các thị trường châu Âu, châu Mĩ [Trần Thị Họa My, 2021, tr.148]. Điều quan trọng hơn là các nước ASEAN có độ tuôi lao động trẻ, có năng lực sản xuất và tiêu dùng mạnh mẽ Hơn nữa, ASEAN có 650 triệu dân, GDP vào khoảng 3.000 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm từ

5% đến 6% ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hàn Quốc sau Trung Quốc Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ 5 của ASEAN

Là một thành viên thuộc ASEAN, Việt Nam được chính quyền Moon Jae-in đánh giá là đối tác trọng điểm của NSP, là cây cầu nối Hàn Quốc và ASEAN trong chính sách này Trong cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản dành cho Thông tấn xã Việt Nam trước khi cùng Phu nhân thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 22-24/3/2018, ông Moon Jae-in đã phát biểu: “Việt Nam là đối tác quan trọng của Chính phủ Hàn Quốc trong việc thúc đẩy Chính sách hướng Nam mới Mối quan hệ hợp tác này được minh chứng rõ ràng trong các lĩnh vực như thương mại, dau tư và giao lưu nhân dân”

[President Moon Jae-in Wants to Lift RoK-Vietnam Partnership to next Level,

2018] Trước đó, những con số kim ngạch xuất nhập khẩu đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai nước, minh chứng cho quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa Hàn - Việt Với một thị trường dễ dàng tiếp cận, dân số đông gần 100 triệu người, nguồn lao động dồi dào, rẻ đây quả là thị trường tiềm năng đối với Hàn Quốc trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia Hơn nữa, Việt Nam có vị trí địa chính trị trung tâm trong khu vực Đông Nam A, với môi trường chính trị ổn định và nhiều tương đồng về văn hóa với Hàn Quốc chính là thị trường thích hợp dé các nhà đầu tư Hàn Quốc đồ vốn và đặt các cơ sở kinh doanh về đây.

Với những nhận định, đánh gia của các nhà lãnh dao Han Quốc về vị trí Việt Nam trong chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế Việt

— Hàn phát triển trong thập niên tới.

Nhìn chung, trước những biến động trong nước và khu vực, trải qua các đời tong thống từ 2009-2022, người đứng đầu nào cũng có những chính sách ôn hòa, cởi mở đối với quan hệ kinh tế Việt Nam, quan trọng là mức độ mở của chính sách đó như thế nào Những quan điểm, lập trường, chính sách của các

18 đời tông thống sẽ là nền tảng hun đúc quan hệ kinh tế Việt — Hàn trong các thời kì đương đại.

1.2.2 Các nhân tô từ phía Việt Nam

Bước sang thé ki XXI, trước xu thé toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như tình hình thế giới có những biến động, tinh thần, cởi mở, hội nhập của Đảng và Nhà nước càng được thé hiện rõ nét, đi vào chiều sâu, tích cực hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới Trong đó chủ trương, quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua các văn kiện quan trọng của Đảng ở các kì Đại hội.

Trong Dai hội IX năm 2001 của Đảng nhắn mạnh phương châm “Chi động hội nhập kinh té quoc té va khu vuc theo tinh than phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chu nghĩa [Nguyễn Mạnh Hùng, 2021] Với chủ trương này, Việt Nam đã ~ 9D tích cực tham gia quá trình hội nhập kinh té quéc té, đồng thời chủ động day manh qua trinh cai cach, đổi mới trong nước, tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ cau lại nền kinh tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Đề thực hiện chủ trương trên, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế” Mục tiêu của Nghị quyết là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm von, công nghệ, kiến thức quản lý dé day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghia ” [Bộ

Chính trị, 2001] Chính quan điểm, chủ trương cởi mở này, Việt Nam rất tích cực trong quan hệ kinh tế với các đối tác, đặc biệt là Hàn Quốc Trong năm 2001, Việt Nam - Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện trong thé ki XXI, từng bước bước thêm những bậc thang mới trong

19 quan hệ kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho thương mại, đầu tư (vốn, kĩ thuật, công nghệ) giữa hai nước được đà phát trién.

Sang giai đoạn 2006-2010, Việt Nam tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng như trong Nghị quyết của Quốc hội số 56/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006

— 2010 đã nêu: “Chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thé giới Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, dau tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác Tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế những tác động bat lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến” Với tinh thần này, việc hội nhập kinh tế Việt Nam ngày càng được thẻ hiện rõ nét qua các Hiệp định đã kí, sự tham gia vào WTO, các con sỐ thương mại đầu tư giữa Việt Nam — Hàn Quốc, cũng như việc nhất trí nâng cấp quan hệ năm 2009 với Hàn Quốc thành Đối tác hợp tác chiến lược. Định hướng hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển từ Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục yêu cầu phải triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm Cụ thể: “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh té quốc tế, thực hiện đây đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng ” [Nguyễn Mạnh Hùng, 2021] Với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại như trên, trong năm 2015, Việt Nam và Han Quốc hoàn thành quá trình đàm phán và đi đến kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn

Quốc Đây quả là một bước đi thắng lợi trong quan hệ kinh tế hai nước Có thể thấy, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đất nước, các biện pháp thực thi một cách rõ nét, và hiệu quả.

Sang giai đoạn 2021-2022, với cú sốc do dịch bệnh COVID-19 gây ra, đã làm kinh tế toàn cầu đường bị tê liệt, không một quốc gia nào nằm ngoài quỹ đạo đó Việt Nam cũng vậy, sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đã để những hậu quả kinh tế kéo dài cho đến nay Trước tình hình đó, đã đặt ra những thách thức cho Đảng và Nhà nước trong việc tìm kiếm một giải pháp bền vững, ồn định dé khắc phục những hậu quả đó, đưa đất nước phát triển Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng đã đưa ra quan điểm: “Phát triển nhanh và bên vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nam bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế dé cơ cầu lại nên kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân to quyết định dé nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh” [Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2021] Như vậy, Đảng đã gắn liền việc phát trién kinh tế bền vững dựa vào khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong hội nhập quốc tế Đảng cũng nhấn mạnh quan điểm: “Nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập quốc tế đề mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn von, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý” [Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2021].

Bên cạnh yếu tố chính sách, chiến lược, quan điểm kinh tế hội nhập của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi dé hai bên xích lại gần nhau trong trao đôi thương mại, đầu tư nói riêng và hội nhập trên các lĩnh vực nói chung thì yếu tố vị trí - địa chiến lược của Việt Nam cũng là một trong những nhân tố quan trọng mà Hàn Quốc mong muốn đầu tư, khai thác thị trường tiềm năng này Khi thị trường này năm áng ngữ ngay ở con đường tơ lụa trên biển, cửa ngõ cho các tàu thuyền thương mại qua lại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Vị trí địa lí có khoảng cách không quá xa đối với Hàn Quốc tạo

21 điều kiện cho việc di chuyên von đầu tư, sự có mặt của các T ập đoàn Hàn Quốc tại đây và thuận lợi trong vận chuyên các mặt hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam Hon nữa, hai quốc gia đều có những đặc điểm tương đồng về truyền thong lịch sử, van hóa, chính tri cũng là một yếu tố dé hai bên dễ dàng tìm tiếng nói chung trong hợp tác Ngoài ra, sự thành công của Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới, luôn khẳng định vị thế của mình trong khu vực và thế giới đã thu hút nhiều sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc.

1.2.3 Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trước 2009 a) Giai đoạn 1954-1975

Trong những năm 50 của thé ki XX, sự phân chia cục diện hai cực, hai phe diễn ra đậm nét ở khu vực châu A — Thái Binh Dương Trong đó, chiến tranh Việt Nam (1954-1975) là một trong những biểu hiện mà chiến tranh lạnh mang lại Theo dòng lịch sử, dé thực hiện cuộc tập kết, chuyên quân, chuyên giao lực lượng giữa quân đội Việt Nam và đội quân viễn chinh Pháp, Hiệp định

Các Hiệp định/Thỏa thuận chủ yếu liên quan đến lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam — Hàn Quốc

Thời gian Hiệp định/Thỏa thuận

2/1993 Hiệp định hợp tác kỹ thuật — kinh tê

Hiệp định bảo đảm đâu tư 12/1993 Hiệp định xét xử các vân đê vê kinh doanh

5/1994 Hiệp định giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân Quốc về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập

3/1995 Hiệp định về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan

4/1995 Hiệp định vận tải đường biên

11/1996 Hiệp định năng lượng nguyên tử

7/2000 Thỏa thuận hợp tác kiêm tra hàng thuỷ sản 2/2002 Thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan kiêm dịch động vật

15/09/2003 | Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đâu tư

4/2005 Hiệp định hợp tác viện trợ không hoàn lại và hợp tác công nghệ

11/2006 Hiệp định hợp tác phát triển điện nguyên tử

5/5/2015 Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam -

Nguồn: Tác giả tong hợp Trải qua 30 năm ké từ ngày thiết lập quan hệ, hai nước đã tiến tới kí kết nhiều Hiệp định, thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế hai bên hội nhập và phát triển Trong đó, nhằm tiếp tục củng cô quan hệ thương mai giữa hai nước, ngày 05/5/2015, Chính phủ hai nước đã tiến hành kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) sau một khoảng thời gian dài đàm phán Hiệp định có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 và lộ trình thực hiện cuối cùng là năm 2029 Đây là sự kiện quan trọng mở ra tầm cao mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc, góp phần tích cực phát triển quan hệ Đối tác chiến lược hai bên Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có điều kiện khai thác các ưu đãi thương mại,

32 đầu tư mà hai nước dành cho nhau trong Hiệp định, góp phan tăng cường hon nữa quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư song phương.

Bên cạnh các cơ chế hợp tác song phương, Việt Nam và Hàn Quốc còn là những đối tác quan trọng có đóng góp tích cực trong các diễn đàn, khuôn khổ hợp tác đa phương của khu vực và quốc tế Năm 2005, Việt Nam và Hàn Quốc tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) Tự do hóa thương mại hàng hóa được thực hiện bởi các nước thành viên theo lộ trình khác nhau cho 3 nhóm hàng hóa (nhóm thông thường, nhạy cảm và nhạy cảm cao tương ứng với các thời hạn cắt giảm thuế sớm, trung hạn và dai hạn) [Veena Jha và cộng sự, 2011, tr.62] Từ năm 2007, Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế và cam kết xóa bỏ thuế nhập khâu đối với 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, và lộ trình cắt giảm thuế quan đối với một số dòng hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc Năm 2021 là năm cuối cùng lộ trình giảm thuế.

Về phía Hàn Quốc, 90,9% các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ hưởng mức thuế suất 0% từ năm 2010 (áp dụng cho những mặt hàng có chứng nhận xuất khâu)” Hiệp định AKFTA có tác động cắt giảm dang kê thuế áp dung bởi hai nước Han Quốc và Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc còn tham gia trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 đối tác (Úc, Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc và New Zealand) Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 với Việt Nam và có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022 Hiệp định này thiết lập một khu vực tự do hóa rộng lón, ôn định và lâu dài cho các nước thành viên và các đôi tác, mở ra các cơ hội thương mại

5 Một số nhóm hàng Hàn Quốc sẽ không cam kết hoặc chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu vào cuối lộ trình 2021: các sản phẩm thủy sản (tôm, cua, cá đóng hộp và đông lạnh), các sản phâm nông sản (chế phẩm mật ong, sữa, tỏi, gùng, khoai lang, đậu đỏ), hoa quả nhiệt đới, hàn công nghiệp dệt may, cơ khí

33 và đầu tư, hình thành các chuỗi cung ứng khu vực, giúp kết nối các doanh nghiệp của các thành viên, giảm sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài.

Như vậy, các Hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và Hàn

Quốc đã kí kết chính là nền tảng pháp lý vững chắc, tạo cơ sở quan trọng cho quan hệ kinh tế hai nước phát triển nhanh chóng, bền vững.

THUC TRANG QUAN HỆ KINH TE VIỆT NAM-HAN QUOC GIAI DOAN 2009 - 2022

năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tháng 5/2009 trong chuyên thăm chính thức cấp Nhà nước đến Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,

chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình

Dương (APEC), cơ chế hợp tác ASEAN-Hàn Quốc, Mekong-Hàn Quốc, Diễn đàn hợp tác A-Au (ASEM), Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G), Chương trình khu vực Đông Nam A (SEARP) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Về kinh tế, trong thời gian tới, hai bên nhất trí thúc đây đưa kim ngạch thương mai song phương tăng trưởng 6n định theo hướng cân bang, vượt mốc 80 tỷ USD của năm 2021, giữ vững vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của nhau, hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 100 tỷ USD vào năm 2023 và đạt 150 tỷ USD vào năm 2030 Sự thay đổi đáng ké trong tổng kim ngạch xuất khâu hàng hóa va cơ cau hang hóa giữa hai bên là minh chứng thực tiễn cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt - Hàn.

2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Nhìn Bang 2.1, có thé thay, tổng kim ngạch xuất nhập khâu hàng hóa Việt

Nam — Hàn Quốc có sự thay đôi ngoạn mục Nếu như năm 2009, tổng giá tri trao đối hàng hóa đạt 8,8 tỉ USD chiếm 6,9%° trong tong kim ngạch xuất nhập khâu hàng hóa của cả nước thì sau 13 năm đã đạt con số 86,38 tỉ USD (2022), tăng gap 9,8 lần so với 2009, đưa Hàn Quốc trở thành bạn hang đứng thứ 2 của

Việt Nam về nhập khẩu (sau Trung Quốc) và đứng thứ 3 về xuất khẩu (sau

Trung Quốc và Hồng Kông) Đề có được thành quả đó, từ khi nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) năm 2015, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đôi thương mại giữa hai nước.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Nguôn: Tổng hop từ | Tổng cục thong kê, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014,

5 Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2009 dat 57,1 ti USD; Nhập khẩu đạt 69,9 tỉ USD (Tổng cục thống kê,

? [South Korea Exports to Vietnam - 2023 Data 2024 Forecast 1991-2021 Historical, n.d.]

[Tổng Cục Hải quan, 2023], [South Korea Exports to Vietnam - 2023 Data

Kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường Han Quốc năm 2017 cũng có thuận lợi từ những ưu đãi do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn

Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ tháng 12/2015 Các ưu đãi miễn giảm thuế theo VKFTA và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Han Quốc (AKFTA) ngày càng được các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn.

Theo số liệu của Cục thống kê Việt Nam, sau 02 năm từ khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực, tông giá trị trao đổi hàng hóa giữa hai nước bắt dau có chiều hướng “leo thang”, tăng 58,5% so với trước đó, lần lượt đạt mức trị giá

36,1 tỉ USD (2015), 61,7 tỉ USD (2017) (Bang 2.1) Xét trong 03 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều quan điểm cho rằng mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng, nhất là cuộc sống tiêu dùng của người dân có phần giảm đi.

Tuy nhiên, con số thực tế đã cho thấy, tổng kim ngạch giá trị trao đôi hàng hóa giữa hai bên không quá chênh lệnh nhau Năm 2020, tong giá trị trao déi kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 66 ti USD (Bộ Công thương, 2021, tr.90), chỉ giảm 1,1% so với năm 2019 nhưng tăng 0,3% so với năm 2018 (65,8 ti USD).

Cũng trong thoi điểm dịch bệnh, năm 2021 lại có bước đột phá trong quan hệ thương mại hai nước so với các năm trước Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khâu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 78,63 tỉ USD, tăng 19,1% so với năm 2020 Trong đó, kim ngạch xuất khâu của Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 21,9 ty USD, tăng 14,7% so với năm 20201'! Xuất khâu của Việt Nam đến Han Quốc chiếm 6,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới [Bộ Công thương, 2021, tr.92] Kim ngạch nhập khâu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt

!! Theo Niên giám Thống kê, xuất khâu hàng hóa từ Việt Nam năm 2020: 19,107,300,000 USD; Nhập khâu hàng hóa từ Hàn Quôc năm 2020: 46,926,000,000USD (Tông cục thông kê, 2022).

56,73 ty USD, tăng 20,9% so với năm 2020 Nhập khẩu của Việt Nam từ Han Quốc chiếm 16,9% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thé giới [Bộ Công thương, 2021, tr.92].

Sang năm 2022, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, tạo những điều kiện thuận lợi xúc tiễn thương mại hai bên, đạt được những con sỐ kì vọng: Kim ngạch xuất khẩu đạt 24,29 tỉ USD (2022), tăng 10,9% so với năm 2021; nhập khâu đạt 62,09 tỉ USD, tăng 9,4% so với năm trước Dẫn đến tổng giá trỊ trao đôi tăng 9,9% so với năm dịch bệnh.

Tuy mức độ tăng trưởng của giá trị trao đôi thương mại giữa hai nước có xu hướng tăng lên qua các năm từ 2009-2022 nhưng xét cán cân thương mại lại bat lợi cho thi trường Việt Nam Tinh trạng nhập siêu cua Việt Nam từ Han

Quốc tăng khá cao qua các năm và trở thành hiện tượng đáng báo động Nhìn vào Biéu đồ 2.1, có thé thấy, năm 2009, trình trạng thâm hụt thương mại chỉ ở mức thấp -4,6 tỉ USD, nhưng từ năm 2017 trở di mức thâm hụt càng lớn Năm 2020, nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc trị giá 27,8 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2019 Đỉnh điểm năm 2022, tình trạng này đạt mức 37,8 tỉ USD, tăng

8,5% so với năm 2021 Có chăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang khá bị động trước Hiệp định VKFTA, còn phía doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc tận dụng hiệp định tốt hơn Việt Nam?

Thứ nhất, về mặt pháp lí các điều khoản trong VKETA, một số sản phẩm hoa quả, thực phẩm từ Hàn Quốc với mức thuế quan nhập khẩu bằng 0% nên rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam Nhập khẩu các mặt hàng này sang Việt Nam được hỗ trợ nhiều từ bên công ty Hàn Quốc như khâu bảo quản thực phẩm và không gặp trở ngại nhiều khi làm thủ tục hải quan.

Thứ hai, sự khắt khe của hệ thống phân phối, kiểm định các mặt hàng từ Hàn Quốc mà sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt được Cũng giống như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường khó tính, hàng rào kĩ thuật

tháng đầu năm 2022, phân bón và xăng dầu là hai mặt hàng có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khâu cao nhất Kim ngạch xuất khẩu xăng dầu

Hải quan Việt Nam Đối với các mặt hàng nhập khẩu, trong năm 2009, các mặt hàng nhập khâu từ Hàn Quốc chủ yếu như: sắt thép đạt 0,68 ti USD; vai đạt 0,86 tỉ USD;

Xăng, dầu đạt 0,62 tỉ USD; Chất dẻo đạt 0,52 tỉ USD; Linh kiện Điện tử, tivi, máy tính và linh kiện đạt 0,27 tỉ USD Có thê thấy, các mặt hàng nhập khẩu trêm chủ yếu phục vụ cho nhu cau sản xuất trong nước, kim ngạch nhập khâu vẫn còn thấp so với các năm về sau Cũng giống như năm 2009, liên tiếp hai năm 2010, 2011 các mặt hàng sắt thép, vải căn bản vẫn giữa vị trí trong top 3 của mặt hàng nhập khẩu Nhóm hang Linh kiện Điện tử, tivi, máy tính và linh kiện bắt đầu có dấu hiệu trỗi dậy từ năm 2010, đến năm 2011 đạt mức 1,94 tỉ,

43 tăng gấp 2,1 lần năm 2010, chưa dừng lại ở đó, năm 2012 đạt mức 3,31 tỉ USD, tăng 70% so với năm 2009 Sự đột pha ở nhóm hàng này đã leo lên vi trí thứ nhất trong các mặt hàng nhập khâu lần lượt đạt các mức 5,12 ti USD (2013), tăng 54% so với năm 2012, 6,74 ti USD (2015), tăng 33% so với năm 2014.

Nhìn dưới Bảng 2.2, có thé thấy bat đầu có sự tăng tưởng kim ngạch nhập khâu và sự thay đôi vị trí của các nhóm hang từ 2010 trở đi Có chăng đây cũng là dâu hiệu của sự ảnh hưởng từ việc thiệt lập Đôi tác chiên lược giữa Việt Nam

— Han Quoc, tạo điêu kiện đê các doanh nghiệp Han Quoc bat dau tiên sâu va thâm nhập vào thị trường khá “dễ tính” như Việt Nam.

Bảng 2.2 Một số hàng hóa tiêu biểu nhập khẩu từ Hàn Quốc (2009-2015) Đơn vị: Tỉ USD

Linh kién Dién tử, tivi, máy tính | 0,27 | 0,92 | 1,94 | 3,31 | 5,12 | 5,06 | 6,74 va linh kién

Máy móc, thông fin liên lạc 0,23 | 0,34 | 0,75 13 | 2,21 | 1,76 | 3,17

Máy móc, thiết bị dụng cu val - - 0,87 - 2,31 | 2,69 | 1,15 phu ting

Nguồn: Thống kê từ dữ liệu Tổng cục thống kê và Bộ Công thương

!2 (Tổng Cục thống kê, 2012, tr.343).

!3 (Tổng Cục thống kê, 2013, tr 329).

Tu năm 2016 trở di, khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc bat đầu 6 ạt đầu tư, tìm kiếm thị trưởng nhập khẩu vào Việt Nam.

Việc nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu dé phục vụ sản xuất, gia công, xuất khâu.

Nam 2016, nhập khẩu của Việt Nam từ Han Quốc dat 32 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2015 Trong đó, các mặt hàng tăng mạnh gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,7 ty USD, tăng 28,8%); máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (5,8 tỷ USD, tăng 14,1%); điện thoại các loại và linh kiện (3,6 tỷ USD, tăng 18,4%); vải các loại (2 ty USD, tăng 5,5%) [Bộ Công thương, 2017, tr.64]. Đến năm 2017, thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc trong năm có nhiều yếu tố thuận lợi Kinh tế Hàn Quốc có những dấu hiệu phục hồi sau một thời gian dài tăng trưởng chậm, sức mua và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng cao hơn Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đang đây mạnh chính sách hướng nam, đưa giao dịch thương mại giữa Hàn Quốc - ASEAN lên ngang băng với Trung Quốc Một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch cao là: máy vi tinh, sản pham và điện tử (đạt 15,33 ty USD, tăng 76,7%); may móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 8,63 tỷ USD, tăng 46,6%); điện thoại và linh kiện (đạt 6,18 tỷ USD, tăng 72,6%); vải (đạt 2,04 tỷ USD, tăng 4,2%); xăng dầu (đạt 1,91 tỷ USD, tăng 93%) [Bộ Công thương, 2017, tr.79] Đối với xăng dau, thị trường nhập khẩu xăng dau ké từ năm 2016 có sự biến động so với thời gian trước do tác động của việc giảm thuế suất, thuế nhập khâu wu đãi theo các

FTA Tương tự như năm 2016, nhập khẩu xăng dầu năm 2017 tập trung chủ yếu ở khu vực ASEAN và thị trường Hàn Quốc, chiếm gần 90% tông kim ngạch nhập khau xăng dau của cả nước.

Sang năm 2018, các mặt hàng nhập khẩu quen thuộc vẫn dạt mức cao, luôn tăng so với năm trước Đơn cử như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 17,3 tỷ USD, tăng 12,6%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 6,2 tỷ

USD, tăng 0,4%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 6,2 tỷ USD, giảm 29%); vải các loại (đạt 2,2 tỷ USD, tăng 5,6%); sản phẩm từ chất déo (đạt

1,8 tỷ USD, tăng 10,8%) Riêng xăng dầu các loại đạt 1,8 tỷ USD, giảm 7,5%

(Bộ Công thương, 2019, tr.77) so với năm 2017 Đây cũng là tình hình chung khi bị chỉ phối bởi thị trường thế giới Các yếu tố kinh tế, chính trị của các nước như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, căng thắng thương mại giữa các nên kinh tế lớn, như: Mỹ với EU và Canada; căng thăng địa chính trị ở khu vực Trung Đông đã ảnh hưởng đến thị trường xăng dau thế giới.

Năm 2019, mặt hàng Máy vi tính, sản phâm điện tử và linh kiện có xu hướng giảm một chút nhưng vẫn giữ vị trí đứng đầu trong nhóm hàng nhập khẩu (đạt 16,8 tỷ USD, giảm 4,2%) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác là mặt hàng nhập khẩu tiếp theo (đạt 6,2 ty USD, tăng 4,4%); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 5,9 tỷ USD, giảm 4,9%); Vải các loại (đạt 2 tỷ USD, giảm

6,4%); Xăng dau các loại (dat 1,8 tỷ USD, tăng 2,9%); Sản phẩm từ chất dẻo (đạt 1,8 ty USD, giảm 0,7%); Chất dẻo nguyên liệu (đạt 1,6 ty USD, giảm 3,8%)

Trong năm 2020, tình hình thế giới và trong nước có những biến động lớn, đặc biệt dich bệnh COVID-19 dién ra phức tạp, hoạt động nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đôi phần Một số nhóm hàng có xu hướng giảm như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 6 tỷ USD, giảm 2,6%); Sản phẩm từ chất dẻo (đạt 1,8 ty USD, giảm 1,2%); Vải các loại (dat 1,6 tỷ USD, giảm 19,8%);

Chất déo nguyên liệu (đạt 1,5 tỷ USD, giảm 3,8%); Sắt thép các loại (dat 1,3 tỷ

USD, giảm 9,1%); Linh kiện, phụ tung ô tô (đạt 1,1 tỷ USD, giảm 5,3%); Xăng dầu các loại (đạt 1 ty USD, giảm 46,8%); Sản phẩm hóa chat (đạt 705,7 triệu

USD, giảm 1,1%); Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (đạt 548,2 triệu USD, giảm 23,8%) Ngược lai, một số mặt hàng điện tử lại tăng cao như Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (dat 17,1 tỷ USD, tăng 1,7%); đặc biệt Điện thoại

46 các loại và linh kiện tăng cao do nhu cầu của người dân (đạt 7,8 tỷ USD, tăng 31,1%) [Bộ Công thương, 2021, tr.91] Điều này dé dàng lí giải khi trong tình hình dịch bệnh, với biện pháp cách li, giãn cách xã hội, con người cần đến các thiết bị điện tử nhiều hơn đề phục vụ đời sống sinh hoạt trong bối cảnh đó.

Cũng giống như bối cảnh năm 2020, năm 2021 các mặt hàng điện tử tiếp tục tăng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 20,3 tỉ USD, tăng

18,4%; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 10,7 tỉ USD, tăng 38,2%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 6, 11 tỉ USD, tăng 1,8%; Chất dẻo nguyên liệu

2, 33 tỉ USD, tăng 51,2%; Kim loại thường khác 1,8 tỉ USD, tăng 21,0% [Bộ

Công thương, 2022, tr.95]. Đến năm 2022, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 23,2 tỉ USD, tăng 14,3%, xếp sau Trung Quốc Hàn Quốc vẫn là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng Điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2022 với tri giá đạt 11,49 tỉ USD, tăng 7,1%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: 6,24 ti USD, tăng 2,1%; Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy) 2,53 ti USD, giảm 1,2% [Tống Cục Hải quan, 2023].

Tóm lại, quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong khoảng thời gian kế từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2009) đến năm 2022 có diễn biến tích cực, chiều hướng đi lên, đạt được mức giá tri rất cao trong kim ngạch xuất nhập khâu giữa hai nước Các mặt hàng xuất nhập khẩu có sự đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân hai nước Đặc biệt các hiệp định thương mại đã được kí kết như AKFTA, VKFTA, RCEP đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng thâm nhập thị trường lẫn nhau, các mặt hàng điện tử, điện thoại, vi tính và các linh kiện là các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực trong quan hệ thương mại hai bên Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu của

Việt Nam ngày càng cao, ở mức báo động, điều này đặt ra cho Chính phủ, các

triệu USD với 19 dự án được triển khai cùng nhiều hình thức viện trợ

phi dự án khác [Tổng quan quan hệ hợp tác Việt Nam — Hàn Quốc, 2016] Hàn

Quốc còn hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực thông qua các khóa đào tạo ngắn và dài hạn; Cử tình nguyện viên sang Việt Nam; Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật qua Đối tác chia sẻ kinh nghiệm phát triển Ngoài ra, KOICA dành một phần nguồn lực đóng góp cho hợp tác tài chính giữa hai nước, như đang triển khai Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi Dự án Tuyến Metro số 5, giai đoạn 2 tại thành phố Hồ Chí Minh [Tổng quan quan hệ hop tác Việt Nam — Hàn

Trong nhiều năm qua, Việt Nam trở thành đối tác ưu tiên hàng đầu mà

Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển (nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn

Quốc) [Tổng quan quan hệ hợp tác Việt Nam — Hàn Quốc, 2016] Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam luôn được dành vi trí ưu tiên số một trong số các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận ODA của Hàn Quốc (KOICA Annual Report) Một trong những đặc điểm của ODA Hàn Quốc giành cho Việt Nam trong 30 năm qua là mặc dù quy mô nguồn vốn qua các năm có khác nhau, nhưng xu hướng chung là ngày một gia tăng.

Năm 2016, nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam chiếm

16% và 5,9% tông ngân sách của KOICA cho khu vực và thé gidi tuong ung

[KOICA, 2017] Nam 2018, vốn viện trợ vượt cao nhất, đạt 41,8 triệu USD, tăng 27% so với năm 2017.

Trong giai đoạn 2016-2020, một số lĩnh vực sẽ được ưu tiên: phát triển nông thôn, y tế, ha tang (giao thông, đô thị, cấp thoát nước), ứng phó biến đôi khí hậu và tăng trưởng xanh, năng lượng, quản lý nhà nước Ngoài ra, KOICA sẽ tiếp tục dành một phần nguồn lực đóng góp cho hợp tác tài chính giữa hai nước, trước mắt là hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị và giao thông.

Riêng năm 2016, tổng ngân sách viện trợ của KOICA dành cho Việt Nam hon 32 triệu USD, trong đó 22,4 triệu USD dành cho 24 dự án đang được triển khai.

Giai đoạn này, Việt Nam luôn đứng ở vị trí quốc gia được nhận ODA không hoàn lại nhiều nhất của Hàn Quốc tại khu vực châu Á -Thái BìnhDương, chiếm gần 7,3% tổng ODA của Hàn Quốc cho toàn khu vực [KOICA, 2022].

Nhìn tổng thé vào Biểu đồ 2.5, từ năm 2009-2020, viện trợ ODA không hoàn lại của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu vào giáo dục, các công trình công cộng, cơ sở hạ tâng, môi trường, năng lượng, y tê sức khỏe.

0KRW mm Health Public Administration Agriculture, Forestry and Fisheries Others

Education Technology, Environment and Energy Emergency Relief

Biểu đồ 2.5 Các lĩnh vực ODA Han Quốc viện trợ cho Việt Nam

Nguồn: Thống kê điện tử trên trang web KOICA Về mặt cơ cấu, giống các nguồn ODA từ những quốc gia khác, Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi với mức lãi suất thấp và các khoản viện trợ đa phương.

Từ 2008, Hàn Quốc cam kết cho Việt Nam vay ưu đãi thông qua hiệp định tín dụng là Hiệp định khung giai đoạn 2008-2011 trị giá 1 tỉ USD Các dự án chủ yếu trong lĩnh vực ha tầng, như: giao thông vận tải, y tế, cap thoát nước, dạy nghề Điển hình các dự án lớn như: một số đoạn trong tuyến Hanh lang ven biển phía Nam, cầu Vàm Cổng, đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Bệnh viện đa khoa Thừa Thiên - Huế, cấp nước Thiện Tân, cung cấp thiết bị cho Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương [Đức Minh, 2014]

Trong giai đoạn 2012-2015, Chính phủ hai nước kí kết Hiệp định khung vốn vay ưu đãi Hàn Quốc giai đoạn 4, cam kết cho vay ưu đãi 1,2 tỉ USD, thời hạn trả nợ 25 đến 40 năm, bao gồm 7 năm ân hạn tùy theo lĩnh vực tài trợ.

Khoản vay chủ yếu tập trung cho các lĩnh vực: giao thông, năng lượng tái tạo,

60 cấp — thoát nước, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong giai đoạn 2016-2020, hai bên đã thống nhất kí Hiệp định tín dụng khung 2016-2020 từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF), quy định về việc Chính phủ Hàn Quốc cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản tín dụng ODA trị giá 1,5 tỉ USD trong giai đoạn 2016-2020 cùng một số điều kiện cơ bản đi kèm Khoản tín dụng này sẽ được sử dụng dé tai trợ cho các dự án do

Chính phủ hai nước lựa chọn [Thu Huong, 2017] Trong đó 0,9 tỷ USD dành cho hợp tác tài chính và phần còn lại dành cho các lĩnh vực ưu tiên khác như cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đường sắt, chăm sóc sức khỏe và CNTT Trong thời gian đến, Việt Nam tranh thủ các hỗ trợ tài chính của Chính phủ Hàn Quốc, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và tiếp tục vận động hỗ trợ của Hàn Quốc trong các lĩnh vực mà Hàn Quốc có kinh nghiệm, thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu cao như giao thông vận tải, y tế, môi trường, cũng như công nghệ cao.

Nhìn chung, ké từ khi quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập tính đến năm 2020, đã có tổng cộng gan 60 dự án trị giá khoảng 2,8 tỷ USD đã được Chính phủ Hàn Quốc ký hiệp định vay, hoặc cam kết cung cấp tín dụng cho Việt Nam từ năm 2008 đến hết năm 2020 Đặc biệt, có một số dự án có quy mô lên đến 200 triệu USD [Nguyễn Minh Trang, 2022, tr.121] Có thé thấy, các dự án được phân bổ ODA của Hàn Quốc đều là những lĩnh vực có vai trò trọng yếu, góp phan quan trọng vào việc tạo điều kiện thúc day sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam, bám sát những hướng chính trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TRIEN VONG VÀ GIẢI PHÁP

Công hàm Trao đồi giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Dai Hàn Dân Quốc dé triển khai nguyên tắc cộng gộp xuất

xứ theo Hiệp định thương mại tự do giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len.

* Bản ghỉ nhớ hợp tác giữa các cơ quan:

Khung hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Dau tư Việt Nam và Bộ Kinh tế và Tài chính Đại Hàn Dân Quốc về sử dụng viện trợ phát triển chính thức của Hàn

2 Bản ghi nhớ về thúc đây hợp tác trên cơ sở quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và

Bộ Ngoại giao Đại Hàn Dân Quốc.

3 Bản ghi nhớ hợp tác về văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thê Thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đại Hàn Dân Quốc giai đoạn 2023-2025.

4 Bản ghi nhớ hợp tác khai thác khoáng chất thiết yếu giữa Bộ Công

Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mai, Công nghiệp và Năng lượng Đại Hàn Dân Quốc.

5 Bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp điện lực và năng lượng sạch giữa Bộ

Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mai,

Công nghiệp và Năng lượng Đại Hàn Dân Quốc.

6 Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Y tế và Phúc lợi Đại Hàn Dân Quốc về hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Bản ghi nhớ hợp tác công nghệ thông tin và truyền thống giữa Bộ Thông tin Truyền thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Khoa học

Công nghệ - Thông tin và Truyền thông Đại Hàn Dân Quốc.

Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam — Han Quốc còn được đặt trong mối quan hệ với ASEAN Sự phát triển quan hệ Hàn Quốc — ASEAN cũng là một yếu tố quan trọng khác thúc day quan hệ kinh tế song phương hai quốc gia Trong đó, Hiệp định RCEP đã được kí kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Hàn Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các nước trong khu vực Với RCEP, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có nhiều cơ hội dé tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư Đặc biệt, RCEP sẽ giúp loại bỏ hoặc giảm các rào cản thương mại giữa các nước thành viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường mới và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình Ngoài ra, RCEP cũng sẽ thúc đây việc tăng cường hợp tác về công nghệ, nghiên cứu và phát triển giữa các quốc gia, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho khu vực châu A - Thái

Cũng trong hợp tác khu vực, Hàn Quốc quyết định xin gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiễn bộ (CPTPP)'5 vào tháng 4 năm 2022 Tại Hội nghị chiến lược an ninh kinh tế đối ngoại ngày 27 tháng 12 năm 2021, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết, Chính phủ Hàn Quốc quyết định xúc tiễn phương án nộp đơn xin gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương (CPTPP) trong thang 4 năm 2022 Theo đó, các quy trình liên quan dé gia nhập CPTPP như thảo luận xã hội, thu thập ý kiến dư luận sẽ được đây nhanh Nhóm đặc nhiệm với sự tham gia của Bộ, ngành liên quan sẽ thảo luận về lĩnh vực nhạy cảm có nguy cơ bị thiệt hại khi gia nhập CPTPP cùng phương hướng đối sách bồ sung, đồng thời thực hiện các cuộc tiếp xúc và thảo luận không chính thức với các nước thành viên như nước Chủ tịch CPTPP

Singapore và nước Phó Chủ tịch Mexico và New Zealand Trong tương lai, nêu việc gia nhập CPTPP của Han Quốc được phê chuẩn, có thể có tác động tích cực đến quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam, vì cả hai quốc gia đều là thành viên của hiệp định nay Các quy định trong CPTPP sẽ giúp thúc day việc giảm thuế và tăng cường quan hệ thương mại giữa các thành viên, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường sự đầu tư giữa các quốc gia.

Về phía Hàn Quốc, trong chính sách hướng Nam mới của mình, Việt Nam được xem là một đối tác chiến lược quan trọng, mong muốn mở rộng các cơ hội đầu tư và thương mại với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, năng lượng và công nghệ thông tin Việc Hàn Quốc đưa ra chính sách nay với

'6 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ (CPTPP) là một thỏa thuận thương mại đa phương giữa 11 quốc gia, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,

Singapore và Việt Nam Thỏa thuận này đã được ký kết vào tháng 3 năm 2018 và đã chính thức có hiệu lực kế từ tháng 12 năm 2018 Với CPTPP, các nước thành viên cam kết giảm thuế, thúc day thương mại tự do, cải cách nội bộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng cao cho các mặt hàng và dịch vụ.

CPTPP được coi là một trong những hiệp định thương mại đa phương lớn nhất và tiên tiễn nhất thế giới.

Việt Nam cho thấy tầm quan trong của quan hệ hai nước và động lực dé phát trién hợp tác kinh tế và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

Ngoài ra, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc còn nhiều tiềm năng phát triển sâu rộng do nhu cầu phục hồi kinh tế sau đại dich Covid-19, các xu hướng toàn cầu như chuyên đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tăng trưởng xanh sẽ là những động lực dé thúc day quan hệ kinh tế song phương này phát triển hon nữa trong tương lai.

Trên những cơ sở quan trọng có thê dự báo quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc ít trong 5 năm tới sẽ tiếp tục phát triển tích cực, đạt được những thành tựu mới Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới sẽ phát triển nhanh chóng theo hướng thông thoáng hơn trong chính sách khuyến khích đầu tư, hoàn chỉnh những quy định pháp luật, cởi mở trong quản lý hoạt động kinh doanh Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam ở châu A; Dang va Nha nước Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhăm thu hút hơn nữa các doanh nghiệp Hàn Quốc.

“Sau 30 năm, thương mại hai chiều đã tăng khoảng 170 lần, Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam Các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam, coi Việt Nam là vùng đất nhiều cơ hội” [Pua hợp tác kinh tế phát triển tương xứng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, 2023],

Phó thủ tướng Choo Kyung-ho cho hay Đó là câu chuyện của 30 năm trước, tính đến hiện tại việc kí kết các hiệp định song phương, đa phương giữa hai nước ngày một nhiều, mối quan hệ hợp tác được thắt chặt hơn, triển vọng quan hệ được đánh giá tích cực và kì vọng nhiều hơn Nếu như 30 năm thương mại qua tăng lên gấp 170 lần thì trong tương lai con số này sẽ còn nhân lên 10 lần.

Dự báo Việt Nam và Hàn Quốc vẫn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại, đầu tư, lao động tới khoa học - công

66 nghệ, công nghiệp, hạ tầng - giao thông - xây dựng, năng lượng, tài chính - ngân hàng Đặc biệt, hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ hai nước.

Hàn Quốc vẫn giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất, đối tác hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), lao động và du lịch lớn thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tăng trưởng phù hợp với quan hệ ngoại giao hai nước, đi đúng định hướng, kì vọng mà hai bên mong chờ.

Mặc dù còn một số hạn chế và khó khăn về chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, về cơ sở vật chất, hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam còn yếu, thủ tục hành chính cồng kénh không đồng bộ, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn lỏng lẻo, thiếu ổn định, gây trở ngại cho quá trình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, tuy nhiên, triển vọng quan hệ giữa hai nước trong tương lai cho thấy kinh tế vẫn tiếp tục là lĩnh vực hai bên đều quan tâm thúc đây, nhất là trong bối cảnh gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

3.2 Một số giải pháp thúc day quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc

KET LUẬN Trong 30 năm qua, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc đã có bước

thương mại song phương được thê hiện đầy đủ qua các số liệu thống kê Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên, Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc Trong khi đó,

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc trong khu vực Đông Nam Á Các mặt hàng điện tử, điện thoại, vi tính và các linh kiện là các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực trong quan hệ thương mại hai bên Các Hiệp định thương mại song phương, đa phương được kí kết tạo điều kiện thuận lợi xúc tiến quan hệ thương mại, giảm những trở ngại về hàng rào thuế quan, quá trình xuất nhập khâu lẫn nhau được thông thoáng, doanh nghiệp hai nước có điều kiện thâm nhập thị trường.

Về đầu tư, trước năm 2009 cụ thể trước năm 2007, số lượng doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam tăng từ 2 doanh nghiệp lên hơn 300 doanh nghiệp, với các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là sản xuất, xây dựng và dịch vụ Tuy nhiên, trong giai đoạn này, số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn chưa cao và chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định Từ năm 2007 đến nay số lượng doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên hơn 9.000 doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cua Han Quốc vào Việt Nam cũng tăng đáng kẻ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam, thúc đây quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước Hiện nay, Hàn Quốc đang là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với nhiều dự án lớn được triển khai trong các lĩnh vực như xây dựng, bat động san, phân phối, bán lẻ, văn phòng, khách sạn, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ y tế, chăm

75 sóc sức khỏe, làm đẹp, Song, vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2022 có tăng nhưng khá biến động.

Về viện trợ hợp tác phát triển, Chính phủ Hàn Quốc đã viện trợ một khoản rất lớn cho Việt Nam, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, xã hội Việt Nam, bám sát những hướng chính trong chiến lược phát trién bền vững của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh những thành tựu, quan hệ kinh tế song phương còn gặp những hạn chế, trở ngại Một tình trạng tình trạng nhập siêu đáng báo động của Việt Nam ngày càng cao, điều này đặt ra cho Chính phủ, các doanh nghiệp cần có những giải pháp giảm va rút ngắn khoảng cách thâm hut thương mại, tránh dé tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan khác Hơn nữa, chiều đầu tư từ Việt Nam sang Hàn Quốc còn khá khiêm tốn, khoảng cách xa với sự đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam.

Trong tương lai, dự báo quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển tích cực, đặc biệt sau khi hai nước đã tham gia CPTPP Hai nước sé cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc day đầu tư và tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w