1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2017

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu (13)
  • MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN HỆ CHÍNH TRI VIỆT NAM - (16)
    • 1.1.1. Khái niệm quan hệ chính trị quốc tế Về khái niệm chính trị quốc tế, có học giả định nghĩa “Chính trị quốc tế (16)
    • 1.1.2. Các chủ thể tham gia trong quan hệ chính trị quốc tế Chu thể quốc gia (19)
    • 1.1.3. Các nhân tổ tác động trong quan hệ chính trị quốc rễ (21)
    • 1.3. Những nhân tố tác động tới quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc từ năm năm 2012 đến năm 2017 (33)
  • hội XIX đưa tư tưởng Tập Cận Bình (Học thuyết của Tập Cận Bình) vào điều (37)
  • THỰC TRANG QUAN HỆ CHÍNH TRI VIỆT NAM - TRUNG QUOC (43)
    • 2.1.2. Đặc điển quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai đoạn (59)
    • 2.2. Tác động của quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai (60)
    • 2.3. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai đoạn 2012 — 2017 (68)
  • MOT SO NHAN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ 3.1. Một số nhận xét (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (93)

Nội dung

Là một nước có vị trí địa lý và quan hệ chính trị đặc biệt với Trung Quốc, Việt Nam cũng đã bị tác động nhiều với những điều chỉnh về chiến lược đối ngoại của Trung Quốc.. Đặc biệt nhắn

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN HỆ CHÍNH TRI VIỆT NAM -

Khái niệm quan hệ chính trị quốc tế Về khái niệm chính trị quốc tế, có học giả định nghĩa “Chính trị quốc tế

Nó là sản phẩm của sự cộng tác qua lại giữa các chủ thé chính trị quốc tế trong hoạt động vì các mục tiêu quốc gia, khu vực và quốc tế Cũng chính trong quá trình hoạt động thực hiện các mục tiêu, lợi ích cục bộ và toàn cục của các chủ thê nảy mà đời song chính trị - xã hội quốc tế được thiết lập”

[125, tr 7] Khái niệm này đã làm rõ nội hàm về quan hệ chính trị quốc tế đó là sự quan hệ giữa các chủ thể, đặc biệt là quốc gia tham gia vào quá trình quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị Mặt khác, có học giả nhận định:

“Chính trị quốc tế là chính trị trên quy mô toàn cầu- là toàn bộ hoạt động của các quốc gia, dân tộc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phong trào chính trị, các tổ chức phi chính phủ thiết lập hệ thống quyền lực chính trị trên quy mô toàn cầu nhằm mục tiêu thực hiện các lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích chung của nhân loại trên phạm vi khu vực và thế giới [125, tr 12]. Định nghĩa này đã làm rõ nội hàm về quan hệ chính trị quốc tế khi đã đề cập đến bản chất của chính trị đó là quyền lực chính trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định bảo đảm cho lợi ích quốc gia, dân tộc Cũng có học giải khác nhận định: “Chính trị quốc tế là sự tham gia vào đời sống quốc tế của nhà nước dân tộc, các tổ chức quốc tế, các tô chức phi chính phủ, các phong trào chính tri, các công ty xuyên quốc gia, với mức độ khác nhau và vì mục tiêu, lợi ích quốc gia, khu vực và quốc tế khác nhau” [43, tr 11] Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra, nhưng tựu trung lại có thể hiểu chính trị

10 quốc tế là một dang mô thức của đời sống chính trị ton tại song hành cùng với đời sống chính trị nội bộ của từng quốc gia Chính trị quốc té là su tương tác trong lĩnh vực chính trị trên quy mô toàn cầu giữa các chủ thể được luật pháp quốc tế công nhận (quốc gia, tô chức quốc té, công ty xuyên quốc gia, ) nhằm đạt được những mục tiêu chính trị nhất định.

Khái niệm Quan hệ quốc rể lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà khoa học người Anh Jeremy Bentham (1748 — 1832) Về ban chất là quan hệ quốc tế là quan hệ các quốc gia khác nhau trong nhiều lĩnh vực Quan hệ quốc tế là quan hệ tương tác giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ quốc tế Khái niệm và bản chất của quan hệ quốc tế hiện nay vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong giới học thuật Dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau về quan hệ quốc tế, có thé phân chia thành bốn nhóm chính sau: nhóm thứ nhất, quan hệ quốc tế là tổng thé quan hệ thực tế của những người tham gia/diễn viên trên diễn đàn quốc tế; nhóm thứ hai, nhẫn mạnh quan hệ quốc tế là quyền lực được thể hiện bằng lợi ích của các quốc gia trong môi trường quốc tế; nhóm thứ ba, quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các cá nhân có quyền quyết định chính sách đối ngoại, cấu trúc mà họ quan lý; nhém thứ tu, là nhóm theo chủ nghĩa Mác — Lênin cho rằng, quan hệ xã hội trong đó có quan hệ quốc tế suy cho cùng do quan hệ vật chất quyết định [63, tr 71] Cũng có học giả nhận định “Quan hệ quốc tế là hệ thống được nây sinh và tổn tại nhờ hoạt động quan lại giữa các quốc gia, cũng như các diễn viên khác của quan hệ quốc tế Tác động qua lại của các hoạt động tương tác của họ có tính khách quan” Tuy nhiên, quan hệ quốc tế lại không đồng nhất với quan hệ chính trị quốc tế Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia gia vào quá trình đó bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự Nhưng quan hệ chính trị quốc tế là mỗi quan hệ chỉ ton tại trong lĩnh vực chính tri giữa các chủ thể tham

I1 gia vào quan hệ quốc tế Quan hệ chính trị quốc tế có thé hiểu quan hệ lợi ích và hoạt động của một chủ thể này với một chủ thé khác (quan hệ giữa các nhà nước) với trung tâm của môi quan hệ đó là quyên lực.

Từ những quan điêm đã có, có thê rút ra những đặc điêm chủ yêu của quan hệ chính trị quốc tế như sau:

Thứ nhất, quan hệ chính trị quốc tế không mang tính độc quyền Quyền lực chính trị của mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ chính trị quốc tế được pháp luật quốc tế công nhận, cho phép các chủ thé đó ràng buộc, tác động lẫn nhau, dựa trên các quy ước và những lợi ích mà các chủ thê đồng thuận Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có một “siêu chính phủ” quản lý các chủ thê tham gia vào quan hệ này.

Thứ hai, quan hệ chính trị quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp Sự phức tạp này được tạo ra bởi sự đa dạng, phức tạp của bản thân người tham gia vào quan hệ [chính trị] quốc tế [63, tr 73] Tính phức tạp ngày càng giai tăng bởi các chủ thé tham gia vào quan hệ chính trị quốc tế ngày càng da dạng, phong phú Trong lịch sử, chỉ có chủ thể truyền thống (chủ thể quan trọng nhất) tham gia vào quá trình này là quốc gia Nhưng ngày nay, với sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, các chủ thể ngày càng được hình thành với nhiều hình thức khác nhau.

Thứ ba, quan hệ chính trị quốc tế có tính hệ thống và bị tác động bởi tính toàn cầu Tính hệ thống biểu hiện ở điểm các chủ thể tương tác qua lại với nhau trong môi trường quốc tế, mà môi trường đó lại xác định bản chất giữa các chủ thé trong quan hệ chính trị quốc tế Tính toàn cầu càng khang định điều này khi các chủ thể tương tác trong môi trường quốc tế “vô chính phủ” ngày càng trực tiếp tham gia vào quá trình này.

Thứ tw, quan hệ chính trị quốc tế và chính trị nội bộ là mối quan hệ mật thiết quan trọng Xét về bản chất, quan hệ chính trị quốc tế của một quốc gia là chính trị đối ngoại của quốc gia đó với một quốc gia khác nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Môi trường trong nước và môi trường quốc tế có mối quan hệ logic, có tính quy luật [63, tr 81] Do đó, có thể khang định, chính trị đối ngoại và chính trị nội bộ có tác động qua lại lẫn nhau, bỗ trợ cho nhau, là hai bộ phận không thể tách rời Dù chịu ảnh hưởng không ít từ bên ngoài, nhưng nên chính trị trong nước cũng có khả năng tác động ngược trở lại tới cục diện chính trị thế giới [74, tr 6]

Các chủ thể tham gia trong quan hệ chính trị quốc tế Chu thể quốc gia

Thứ nhất, chủ thể quốc gia — dân tộc Quốc gia là chủ thé cơ bản và quan trọng nhất trong quan hệ chính trị quốc tế Về ngữ nghĩa, quốc gia là một nhà nước có chủ quyền trên một lãnh thổ xác định (gồm địa phận, các vùng nước, các quần đảo, hải phận và không phận) và được các quốc gia khác công nhận tính hợp pháp Ngoài ra, quốc gia — dân tộc còn có nghĩa là sự hòa nhập hay tương đối thống nhất giữa quốc gia và dân tộc về mặt lãnh thổ, chính trị, luật pháp và kinh tế, tức là sự hình thành nên một dân tộc thống nhất về chính trị trên phạm vi lãnh thé quốc gia [108, tr 47] Hiện tại, quốc gia vẫn là chủ thể quan trọng bậc nhất trong quan hệ chính trị quốc tế bởi các lý do sau: một, quốc gia là chủ thé có chủ quyền tối cao và bền vững nhất; hai, mục đích tham gia quan hệ quốc tế của quốc gia được xác định rõ ràng và có động cơ mạnh mẽ; ba, quốc gia là chủ thể có khả năng gây ảnh hưởng và tác động lớn nhất tới quan hệ quốc tế trên mọi phương diện.

Chủ thể phi quốc gia

Các chủ thể phi quốc gia là những thực thể quan trọng trong chính trị thé giới [ ] Họ quan trong hơn là một diễn đàn dé cho các nước cạnh tranh và hợp tác với nhau [108, tr 124] Các chủ thé phi quốc gia cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình quan hệ chính tri quốc tế Chủ thể ph quốc gia là một lực lượng mới trong quan hệ quốc tế Sự tồn tại của [chủ thé ph quốc gia] gây ra nhiều tác động lên quốc gia và dẫn đến thay đổi đáng kê trong quan hệ quốc tế [85, tr 69].

* Tổ chức quốc tế (International Organization)

Tổ chức quốc tế là liên minh có thé chế, tổ chức và có cấu trúc hình thức phát triển giữa các chủ thé tham gia vào quan hệ quốc tế Có rất nhiều cách phân loại các tổ chức quốc tế Hiện nay có 3 nhóm chính về việc phân chia các loại tổ chức quốc tế Nhóm thứ nhất, phân chia tổ chức quốc tế theo tính chất thành viên, bao gồm tổ chức liên chính phủ (Inter Government Organisations — IGO) là tô chức có chính phủ các quốc gia có chủ quyền là thành viên (Liên hợp quốc, Tô chức Thương mai thé giới, Liên minh châu Au, NATO, Liên đoàn A Rập, ) và Tổ chức phi chính phủ (International Non Government Organisations - INGO) là tổ chức gồm các thành viên không trực thuộc chính phủ (Oxfam, World Food Programme, World Wide Fund

For Nature, ) Nhém thứ hai, phân chia theo cấp độ hoạt động toàn cau hoặc khu vực Các tổ chức quốc tế hoạt động trên phạm vi toàn cầu thường có từ 3 thành viên trở lên, nổi bật là Liên hợp quốc Các tổ chức quốc tế hoạt độ ở cấp độ khu vực có nhiều thành viên, tuy nhiên ở một phạm vi địa lý nhất định, cụ thé là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN), Liên minh châu Phi (AU), Nhớm thứ ba, phân loại theo những tiêu chí cụ thê như mục đích chức năng, hình thức tổ chức, quy mô hoạt động, tính chất quốc tế, [108, tr 72]

* Công ty xuyên quốc gia (Transnational corporatin - TNC) Công ty xuyên quốc gia (TNC) là công ty có sự quốc tế hóa hoạt động kinh doannh nhưng chủ đầu tư tường thuộc một quốc tịch [140, tr 17] Các công ty trên không có sự khác biệt đáng ké về tính chat và phạm vi hoạt động. và đều có đặc điểm chung là quy mô lớn, sở hữu đa quốc gia và kiểm soát các hoạt động kinh doanh ở nhiều nước déu là những công ty có qui lớn về tài sản, phạm vi hoạt động ở nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu [111, tr 10 — 11] Một số công ty xuyên quốc gia điển hình như Walmart,

Exxonmobile, Apple, Samsung, Amazon, Microsoft, Nestle, Alphabet,

Thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế giữa các quốc gia, sự hợp tác và phụ thuộc giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ chính trị quốc tế ngày càng lớn Sự chi phối của kinh tế đối với chính trị càng cao kha năng tác động đến nên chính trị quốc tế của TNC càng lớn [43, tr 37] Bên cạnh đó, dưới sự phát triển của kinh tế thế giới, sự xuất hiện ngày càng nhiều các TNC đã khiến cho sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia tham gia vào quan hệ chính trị quốc tế ngày càng lớn.

Ngoài các chủ thé trên, tham gia vào quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ chính tri quốc tế nói riêng còn có một số chủ thể nổi bật như: các phong trào chính tri — xã hội (phong trào cánh tả, cánh hữu, phong trào nữ quyên, phong trào chống phân biệt chủng tộc, ); các phong trào giải phóng dân tộc, sắc tộc đấu tranh ly khai; các tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo, TinLành, Hồi giáo, Phật giáo, ; các tổ chức khủng bố và bạo động như Nha nước Hồi giáo tự xưng (IS), Al Qaeda, Taliban,

Các nhân tổ tác động trong quan hệ chính trị quốc rễ

Thứ nhất, lợi ích quốc gia (national interest) Lợi ích quốc gia là lợi ích của một dân tộc, trong đó, nhà nước đóng vai trò là một chủ thê đại diện của lợi ích quôc gia Can phân biệt rõ nội hàm giữa

15 hai khá niệm lợi ích quốc gia và lợi ích công Lợi ích quốc gia là lợi ích được đặt trong các mối quan hệ đối ngoại với các chủ thé khác, trong khi đó, lợi ích công là lợi ích trong phạm vi đối nội của một quốc gia Lợi ích quốc gia được hình thành theo hai phương thức chính: thi? nhất, lợi ích quốc gia được hình thành dựa trên lợi ích của một quốc gia trong các mối quan hệ đối ngoại; thir hai, lợi ích quốc gia do nhóm cầm quyền hình thành đưới danh nghĩa của một quốc gia Chính sách đối ngoại là công cụ thực hiện các mục tiêu nhằm mang lại lợi ích cho một quốc gia, đồng thời cụ thể hóa động cơ của các quốc gia khi tham gia vào môi trường chính trị quốc tế Từ những lập điểm trên, có thể định nghĩa, “lợi ích quốc gia là tổng thể các lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia đặt trong mối quan hệ với các quốc gia và chủ thể quan hệ quốc tế khác” [43, tr 71].

Lợi ích quốc gia gắn chặt với chủ quyên lãnh thổ của quốc gia đó.

Chủ quyền quốc gia là quyền tự chủ của một nhà nước độc lập thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của mình [108, tr 54-55] Chủ quyền quốc gia là điều kiện tiên quyết dé phan anh loi ich quốc gia được đặt trong các mối quan hệ chính trị quốc tế Đồng thời, đó cũng là cơ sở pháp lý quốc tế cho lợi ích quốc gia và là phương thức cho quốc gia thực hiện chúng trong quan hệ chính trị quốc tế Một quốc gia không có chủ quyền sẽ không có tư cách tham qua vào nền chính trị quốc tế, điều này đồng nghĩa lợi ích trong quan hệ đối ngoại của quốc gia đó không phản ánh và đại diện cho lợi ích quốc gia Hơn nữa, trong lĩnh vực đối ngoại, chủ quyền quốc gia là thành tố độc lập quan trọng trong việc hoạch định và ban hành chính sách đối ngoại, không chịu áp lực từ các quốc gia khác trong quan hệ đối ngoại của mình Chủ quyền quốc gia cũng có những tác động nhất định đến quan hệ chính tri quốc tế như sau [108, tr 57]:

Thứ nhất, do ý chí tự do của quốc gia và tầm quan trọng của chủ quyền đối với quốc gia, chủ quyền quốc gia trở thành mục tiêu cơ bản của mọi quốc gia trong quan hệ quốc tế Vì thế, chủ quyền quốc gia chính là định hướng cơ bản, xuyên suốt cho chính sách đối ngoại và là sự hướng dẫn chủ yếu cho hành vi trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, chủ quyền quốc gia quy định nên tình trạng vô chính phủ trong quan hệ quốc tế Khi mọi quốc gia đều tìm cách đều tìm cách giữ vững chủ quyền quốc gia tức là tìm mọi cách để “trên đầu mình không có ai” thì điều này đã dẫn đến tình trạng vô chính phủ Do chủ quyền quốc gia luôn là mục đích sống còn và lâu dài của quốc gia nên môi trường vô chính phủ cũng sẽ tồn tại lâu dài.

Thứ ba, chủ quyền quốc gia cũng là một nguồn của xung đột quốc tế.

Sở di như vậy là do các quốc gia thường có xu hướng mở rộng chủ quyền quốc gia và điều này dễ dẫn đến sự vi phạm chủ quyền của quốc gia khác, từ đó tạo ra mâu thuan và xung đột giữa các quôc gia.

Lợi ích quốc gia — dân tộc Việt Nam được khang định từ xuyên suốt trong quá trình dựng nước và giữ nước Lý luận và thực tiễn về lợi ích quốc gia — dân tộc của Việt Nam liên tục được bố sung và hoàn thiện trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, là van đề cốt lõi và xuyên suốt chi phối việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Đặc biệt ké từ khi đất nước được thống nhất, nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới nước ta từ năm 1986 và đây mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc déi mới phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn hiện nay Đại hội VI (tháng 12/1986), Đảng ta khăng định: “muốn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yêu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đông xã

17 hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học, kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tô chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đăng cùng có lợi”.

Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (tháng 6/1992) tiếp tục khăng định, mục tiêu

“hòa bình và phát triển” trở thành chuẩn mực trong hoạt động quốc tế của Việt Nam, phục vụ cho lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc là “nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng, giữ vững, tăng cường ồn định chính trị, phát triển kinh tế — xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập và tự do của Tổ quốc” [16, tr 65] Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (thang

7/2003) cũng khăng định: “Chúng ta kiên định lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, 6n định dé phát triển kinh tế — xã hội thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước” [5, tr 15] Đến Đại hội X (tháng 6/2006), Đảng ta đã đánh giá quá trình cải cách đất nước sau 20 năm trong đó có lĩnh vực đối ngoại Đại hội đã khang định đường lối đó là “đúng dan, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam”, do đó đã kế thừa giá trị đường lối, chính sách đối ngoại từ các kỳ đại hội trước và kiên trì thực hiện trong suốt thời kỳ đổi mới kết hợp với một số sự “cập nhật” cho phù hợp với tình hình mới Kế thừa thành tựu trong đường lối đối ngoại của 25 năm Đổi mới, Đại hội XI (tháng 1/2011) đặt mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”, việc nêu rõ lợi ích quốc gia — dân tộc là mục tiêu đối ngoại trong văn kiện Đại hội XI đã cho thấy Đảng ta đã nâng tầm quan trọng trong việc hoạch định chiến lược và triển khai chính sách đối ngoại được đặt trên cơ sở lợi ích quốc gia — dân tộc, khẳng định lợi ích quốc gia — dân tộc là nguyên tắc cao nhất trong hoạt động đối ngoại từ đối ngoại Đảng ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân Đại hội XII (tháng 1/2021) của Đảng một lần nữa khang định: “Bao đảm cao nhất lợi ích quôc gia — dân tộc trên cơ sở các nguyên tac cơ bản của Hiên chương

Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đăng, hợp tác, cùng có lợi Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vu, trong đó phát triển kinh tế — xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tang tinh than; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên” [ 37, tr 110] Như vậy, so với Đại hội XII, Đại hội XIII Đảng ta đã phát triển và bổ sung nhiều điểm mới trước bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt nhắn mạnh đến việc phát triển nhanh bền vững và các nhiệm vụ xây dựng chính trị nhằm tạo tiền đề vững chắc dé phát triển đất nước bảo đảm lợi ích quốc gia — dân tộc Đảng ta đề cao lợi ích quốc gia — dân tộc nhưng không rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vị kỷ, mà phải dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình dang, hợp tác, cùng có lợi, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, nhưng phải giữ vững độc lập, tự chủ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Về tổng thể, lợi ích quốc gia — dân tộc của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đó là độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thé và chế độ xã hội chủ nghĩa; xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần tích cực vào xây dựng một thế giới hòa bình, độc lập, tự do và phát triển bền vững [164].

Về cụ thé, lợi ích quốc gia — dân tộc của Việt Nam trong đối ngoại có thé chia thành hai nhóm: nhóm lợi ích sống còn và nhóm lợi ích phát triển Đặc biệt yếu tố độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thé là yếu tố quan trọng nhât và bat biến vì chỉ khi bảo đảm được chủ quyền quốc gia toàn vẹn thì các lợi ích khác mới có thé phát triển Nhóm lợi ích phát triển gồm các điều kiện nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia, phát triển quốc gia nhanh và bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân Nhóm lợi ích phát triển bao gồm khả tăng tiềm lực về quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

19 nghĩa, tăng cường vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, day mạnh công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nội hàm và thứ tự ưu tiên trong hai nhóm lợi ích nêu trêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là [88, tr 207]: (i) các lợi ích của giai cấp cầm quyền; (1) sức mạnh tong hợp của quốc gia; (iii) môi trường quốc tế.

Vệ lợi ích quôc gia của Trung Quoc, lợi ích quôc gia được chia theo thứ tự ưu tiên bao gồm 4 lĩnh vực [170]:

Những nhân tố tác động tới quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc từ năm năm 2012 đến năm 2017

1.3.1 Nhân tổ nội tại hai nước

Giai đoạn 2012 — 2017, kinh tế, xã hội của Việt Nam đã phát triển sang một giai đoạn mới, đạt được những thành tựu nhất định Trong giai đoạn này, chủ trương lớn của đối ngoại Việt Nam là luôn chủ động, tích cực hội nhập

27 quôc tê sâu rộng với nhiệm vụ cụ thê nhăm giữ vững môi trường hòa bình, ôn định, tạo điêu kiện quôc tê thuận lợi cho công cuộc phát triên đât nước.

Thứ nhất, về phát triển kinh tế, Việt Nam chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng trưởng dựa trên chất lượng Kế thừa và phát huy kết quả của Đai hội XI, được tiếp tục khang định tại Dai hội XI, ngày 8/11/2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 — 2020 Kế hoạch được đánh già là bước tiễn trong việc cải cách nên kinh tế gan với mô hình đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thứ hai, về tăng cường chỉnh đốn Đảng, đây mạnh công tác phòng chống tham nhũng Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trong trong công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhất là đã triển khai và thực hiện nghiêm túc, mang lại kết quả bước đầu các Nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Dang.

Thứ ba, về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế Trong giai đoạn nay công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các quốc gia trên thé giới đi vào chiều sâu, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nguồn lực cho việc phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyên, tạo môi trường ồn định hòa bình Tháng 4/2013, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22NQ/TW về hội nhập quốc tế Tính đến năm 2016, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187 quốc gia, xây dựng mạng lười quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, đối tác chiến lược toàn diện với 10 nước, trong đó có Trung Quốc Sau Trung Quốc và Nga, Việt Nam đã tiếp tục nâng tầm quan hệ với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Australia.

Quan hệ Việt Nam — Mỹ ngày cảng đi vào chiều sâu và phát trién được đánh dấu băng chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2015), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ (2017) Hợp tác an ninh — quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng phát triển, hai nước thiết lâp cơ chế đối thoại cấp thứ trưởng, ký kết thỏa thuận về hợp tác giữa lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ và cảnh sát biển Việt Nam, Quan hệ Việt Nam — Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp, thực chất trên nhiều lĩnh vực, các chuyến thăm chính thức cấp cao được duy trì thường xuyên qua kênh Đảng, Chính phủ, Nhà Nước, Quốc hội, ngoại giao nhân dân Ngày 18/03/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam — Nhật Bản lên quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu A,

Thứ nhất, Đại hội XVIII của DCS Trung Quốc đã đề ra nhiều cải cách quan trọng đối với kinh tế, xã hội Trung Quốc Sau nhiều năm tăng trưởng cao liên tục, từ sau Đại hội XVIII, kinh tế Trung Quốc đã thực hiện “hạ cánh mềm”, điều chỉnh mức tăng trưởng từ mức trung bình 9%/năm liên tục trong suốt 30 năm xuống còn dưới 7%/ năm [54, tr 54-55] Từ đó, nền kinh tế bắt đầu chuyên đổi mô hình từ dau tư và xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa và đầu tư có hiệu quả trong một số lĩnh vực Cùng với đó, Trung Quốc cũng thực hiện nhiều chuyên đổi tạo tiền đề cho sự phát triển dài hạn trong tương lai đó là chuyền từ vào khu vực công nghiệp sang khu vực dich vụ Về cơ bản, cải cách Trung Quốc trong giai đoạn này đã đạt được mục tiêu, tuy nhiên thực chất nền kinh tế vẫn chưa vững chắc đặc biệt trong bối cảnh tồn tại nhiều chủ thê mắt cân đối như giữa tích lũy đầu tư và tiêu cùng, tỷ lệ tăng tưởng và tỷ lệ nợ/GDP.

Thứ hai, điều chỉnh chính sách đối ngoại Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc tạo ra mối quan tâm lớn đối với các nước trong thế giới Chủ tịch Tập Cận Bình - người được coi là có tư duy “đại nhảy vọt” - từ muốn “thay đổi quy tắc quốc tế” phát triển lên “dẫn dắt tiền đồ vận mệnh của cộng đồng nhân loai”[81] Tại Đại Hội XIX của DCS Trung Quốc (2017), Tổng Bi thư Tập Cận Bình đã tuyên bồ về việc Trung Quốc đã bước vào một thời đại mới từng bước đưa Trung Quốc trở lại vũ đại chính trị thế giới và trở thành cường quốc “xã hội chủ nghĩa hiện đại” vào giữa thế kỷ XXI Trung Quốc đã bộc lộ chủ nghĩa bá quyên thách thức đối đối với các quốc gia trên thé giới Hai thuật ngữ là điểm mới trong ngoại giao của Trung Quốc là “cộng đồng chung vận mệnh” và “quan hệ quốc tế kiểu mới” Nội hàm của thuật ngữ “quan hệ quốc tế kiểu mới” gồm: “Mới là, tôn trọng lẫn nhau, chủ trương bình dang giữa các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu, giàu nghèo; Hai là, lẽ phải công bằng, phản đối luật rừng kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của các nước; Ba là, hợp tác cùng thắng, từ bỏ tư duy cũ đọ sức thắng thua, khởi xướng tư duy mới cùng có lợi, cùng tạo thuận cho nhau” [145, tr 8] Sử dụng nội hàm với ý nghĩa hợp tác, các bên cùng có lợi nhằm xây dựng một “cộng đồng chung vận mệnh” chứng minh Trung Quốc đang muốn thê hiện một một hình ảnh đối lập với nền” ngoại giao bá quyền” của mình từ trước đến nay Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến đại hội XIX có thể khái quát [54, tr 73-74]: (1) Nhắn mạnh thiết kế tầng đỉnh nhằm tạo nên sự chỉ đạo, lãnh đạo và thống nhất của Trung ương Đảng, mà cụ thê là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với công tác ngoại giao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhanh chóng chủng cô địa vị lãnh đạo trong hoạch định chính sách ngoại giao (chỉ đạo phần lớn hội nghị nội bộ liên quan đến công việc ngoại giao, tăng cường thiệt kê và điêu phôi ở tang đỉnh, đưa ra khái niệm và kê hoạch mới,

30 gia tăng tần suất các chuyên thăm nước ngoài); (2) Tư duy đường đáy (ranh giới đỏ) thể hiện tính quyết đoán, có xu hướng sử dụng và phô trương sức mạnh trong giải quyết công việc ngoại giao; (3) Chủ động vạch kế hoạch, chủ động tạo ra cơ hội cho sự phát triển của bản thân, tích cực đưa ra phương án Trung Quốc trong các van đề song phương, đa phương, từ đó xoay chuyển triệt đê cục diện bị động của ngoại giao.

Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Trung Quốc mang tính chất can dự, chi phối, bành trướng, gây tác động nguy hiểm cho an ninh — chính trị quốc tế trong tương lai Chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc mang đậm tư tưởng và tầm nhìn cá nhân của Tập Cận Bình Đặc biệt hơn khi Đại

đưa tư tưởng Tập Cận Bình (Học thuyết của Tập Cận Bình) vào điều

lệ Đảng Điều này cho thấy, ké cả sau khi Tập Cận Bình không còn nắm quyên, chính sách đối ngoại vẫn tiếp tục được dựa trên tư tưởng này.

1.3.2 Nhân tổ quốc tế Bước vào thế kỷ XXI, do khả năng chi phối trong quan hệ quốc tế của Mỹ suy yếu và sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã dẫn tới sự dịch chuyên cán cân quyền lực từ Tây sang Đông Sự dịch chuyên có tác động lớn đến quan hệ quốc tế, làm cho cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm Đề tranh giành ảnh hưởng và tối đa hóa lợi ích quốc gia, các quốc gia bắt đầu điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh giữa các nước ngày càng gia tăng, tác động lớn đến an ninh — chính trị thé giới.

Với mục tiêu duy trì vị trí siêu cường trên thế giới, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện chủ trương “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” trong mọi lĩnh vực Chiến lược an ninh của Mỹ dưới thời tong thống Donald Trump nêu rõ: “Chúng ta sẽ làm việc dé sửa chữa các thỏa thuận thương mại tồi tệ và đám phán những thỏa thuận mới Và chúng ta sẽ

31 bảo vệ người lao động Mỹ và quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, thông qua việc thực thi mạnh mẽ nguyên tắc thương mại của chúng ta” [ 145, tr 8] Tông thống Donald Trump đã ban hành nhiều chính sách đối nội theo chủ nghĩa bảo hộ, dân túy, mà ông cho rằng nó mang lại lợi ich cho người Mỹ, cụ thé: Sắc lệnh 13769 hay Sắc lệnh bảo vệ quốc gia khỏi nhập cư của khủng bố nước ngoài vào Hoa Kỳ, còn được gọi là “Muslim ban” (cắm Hồi giáo); xây dựng bức tường chống người nhập cư trên biên giới giữa Mỹ và Mehico, Bên cạnh đó, Donald Trump cũng rút Mỹ ra nhiều thỏa thuận hợp tác đa phương và các tổ chức quốc tế như: Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đối khí hau; rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Trong chính sách đối ngoại, Mỹ vẫn tiếp tục coi trọng khu vực châu A — Thái Bình Dương, điều này thé hiện rõ qua chuyến công du dài ngày của Tổng thống Donald Trump đến các nước tại châu Á vào tháng 11/2017, khăng định tầm quan trọng của khu vực này trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời tái khởi động và nâng câp chiên lược “xoay trục” của Mỹ.

Trung Quốc ngày càng muốn thể hiện vai trò nước lớn trong các van dé quốc tế và khu vực, do đó, các chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã chuyền từ “giấu mình chờ thời” sang “trỗi dậy mạnh mẽ” Tại khu vực, Trung Quốc triển khai các chính sách nhằm khẳng định vị thế và ảnh hưởng đối với Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương Nhiều sáng kiến được đưa ra, cụ thé: “Xây dựng Cộng đồng vận mệnh cùng chia sẻ Trung Quốc ASEAN”, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cho rằng: “Cộng đồng vận mệnh cùng chia sẻ Trung Quốc ASEAN được liên kết mộ cách chặt chẽ với Cộng đồng ASEAN và Cộng đồng Đông Á Việc xây dựng một cồng đồng như vậy là phù hợp với khuynh hướng của thời đại tìm kiếm hòa bình, phát triển hợp tác cùng có lợi và đáp ứng được lợi ích chung của nhân dân châu A va thê giới, và nhờ dó,

32 được hưởng không gian rộng lớn và tiềm năng phát triển không 16” [55, tr.

66]; tiếp theo đó, để hỗ trợ các nước tại Đông Nam Á phát triển cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đưa ra sáng kiến thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu A; sáng kiến xây dựng “Con đường to lụa trên biển thế kỷ XXI”, thúc đây thành lập Khu vực Mậu dịch tự do châu A — Thái Bình Dương

Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc vẫn luôn coi Mỹ là đối tác quan trọng, là mục tiêu đối ngoại chủ chốt Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh Mặc dù lo ngại trước chính sách xoay trục của Mỹ sẽ tác động đến ảnh hưởng của mình đối với khu vực, nhưng Trung Quốc vẫn luôn giữ mối quan hệ hai nước luôn ở mức kiểm soát được Giai đoạn 2014 — 2018, là giai đoạn Mỹ có nhiều sự thay đôi trong chính sách đối ngoại vì sự chuyển giao quyền lực giữa tổng thống Brack Obama và tông thống Donald Trump Ké từ khi lên nam quyền, chính quyền

Trump đã thay đổi cách tiếp cận trong các chính sách tại khu vực chau A -

Thái Binh Dương và định vi lại Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của mình Chính quyền tổng thống Donald Trump coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” do đó đã thực hiện nhiều chính sách cứng rắng VỚI

Trung Quốc Mỹ lần lượt khơi mào chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, chiến tranh dư luận Một loạt các chính sách của Mỹ đã đưa mối quan hệ của hai nước sang giai đoạn cạnh tranh chiến lược toàn diện và khốc liệt hon bao giờ hết Quan hệ Mỹ - Trung được cho là xấu nhất kê từ trước đến nay trong giai đoạn Donald Trump cầm quyền Ngày 10/11/2017, tại Hội nghị cấp cao Diễn dan hợp tác kinh tế chau A — Thái Bình Dương, Tổng thống Donald Trump đã công bố “chiến lược An Độ Dương — Thái Bình Duong” nhằm đối trọng lại sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc Tại Hội nghị APEC CEO Sumit 2017, Tổng thống Donald Trump phát biểu:

“Ngày hôm nay, tôi có mặt ở đây đề xuất quan hệ đối tác được tiếp tục lại vơi

Mỹ, để cùng nhau củng cố quan hệ thương mại và hữu nghị giữa tất cả các quốc gia trong khu vực An Độ Dương — Thái Bình Duong, để cùng nhau thúc đầy sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta [ ] Điểm cốt lõi của quan hệ đối tác này là chúng ta tìm kiếm các quan hệ và thương mại mạnh mẽ và bắt nguồn từ nguyên tac cong bang va tương hỗ” Bộ trưởng Ngoại giao Trung

Quốc Vương Nghị và một số học giả Trung Quốc cho rằng chiến lược của Mỹ chỉ như “bọt biển”, xuất hiện một lần rồi tan ngay [54, tr 26].

Nga xác định Trung Quốc va An Độ là những đối tác quan trọng Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và phương Tây ngày càng xấu đi, Nga chủ trương điều chỉnh chiến lược chiến lược sang khu vực châu Á Chủ trương chiến lược của Nga là cài đặt lại quan hệ với Mỹ và Liên minh châu Âu trên nguyên tắc bình đăng, tôn trọng lợi ích của nhau; đồng thời tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng: nỗi lực đảm bảo lợi ích quốc gia, tránh đối đầu; tập trung tìm kiếm đối tác, thúc đây phát triển nội lực để tăng cường vị thế của đất nước [31, tr 79] Nga đã điều chỉnh chiến lược rất mạnh mẽ thể hiện qua Thông điệp liên bang năm 2018 Trong quan hệ đối ngoại, tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương, Nga coi trọng quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ Tổng thống

V.Putin đã xây dựng các chiến lược với Trung Quốc, An Độ, Việt Nam, Hàn

Quốc, Mông Cổ trên mọi lĩnh vực; xây dựng dé án kinh tế A — Âu Sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á nhằm củng cố quan hệ giữa Nga và châu Á, đồng thời tăng cường phát triển kinh tế cho cả 2 khu vực Nga đây mạnh quan hệ với Trung Quốc với mong muốn cả hai trở thành đối tác chiến lược đồng thời cân bằng với ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực cũng như tạo thế đối trọng với Mỹ và phương Tây Sự điều chỉnh trong chiến lược của Nga tác động lớn đến cục diện thế giới, tác động đến lợi ích của các nước khác nhau Điêu này càng làm các điêm nóng chính trị ngày

34 càng có xu hướng nóng lên thay vì dịu đi, như: Biển Đông, Trung Đông, căng thang tại châu A — Thái Bình Dương.

Như vậy, cạnh tranh chiến lược, lợi ích giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga đã và đang tiếp tục diễn ra ngày càng phức tạp, khó dự đoán Tình hình đó dẫn tới khả năng xung đột, đối đầu giữa các nước giai tăng đồng thời hình thành và phát triển các xu hướng liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng, chạy đua vũ trang Từ đó càng làm các điểm nóng chính trị ngày càng phức tạp khiến cho tình hình an ninh chính trị thế giới ngày càng biến động.

TIỂU KET CHUONG I Trong chương 1, tác gia đã tập trung luận giải một số van đề về quan hệ quốc tế, quan hệ chính trị quốc tế và các nhân tố tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai đoạn 2012 — 2017 với một số kết quả như sau:

Thứ nhất, tác giả đã làm rõ nội hàm khái niệm quan hệ chính trị quốc tế.

Thứ hai, tác giả đã phân tích một số lý thuyết cơ bản trong nghiên cứu quan hệ chính trị quốc tế.

Thứ ba, tác giả đã phân tích một số nhân tố tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai đoạn 2012 — 2017, bao gồm nhân tổ nội tại của hai nước và các nhân tố quốc tế như sự thay đổi trong quan hệ quốc tế, sự điều chỉnh trong chính sách đôi ngoại của các nước trong khu vực và trên thê giới

THỰC TRANG QUAN HỆ CHÍNH TRI VIỆT NAM - TRUNG QUOC

Đặc điển quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai đoạn

2012 - 2017 Đặc điểm quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc từ năm 2012 đến 2017, được vận hành và phát triển theo nguyên tắc “vừa hợp tác vừa đấu tranh” Có thé dé dàng nhận thấy trong gia đoạn này, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có hợp tác đồng thời cũng có đấu tranh Hội nghị Trung ương 8

(tháng 7/2003) thông qua Nghị quyết “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” Điểm nổi bật và có ý nghĩa của Nghị quyết này đó là lần đầu tiên một văn bản chính thức của Đảng đưa ra nguyên tắc xác định “đối tác” và

“đối tượng” trong quan hệ quốc tế của Việt Nam [91] Nghị quyết nêu rõ: Vận dụng quan điểm về “đối tác” và “đối tượng”: Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyên, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đăng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác Bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta Mặt khác, trong tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh Việc xác định “đối tác” và “đối tượng” trong đường lối đối ngoại của Việt Nam là cơ sở quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Đồng thời thể hiện rõ mối quan hệ tương hỗ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Như đã đề cập, đặc điểm quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc trong giai đoạn này dién ra theo chiêu hướng “vừa hop tác vừa đâu tranh”.

Trả lời đại biểu Quốc hội tại kỳ hop thứ 8 (19/11/2014), về đường lối đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: đối với Trung Quốc và với tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại được nêu trong Điều 12, Hiến pháp 2013.

Trên thực tế, lịch sử cho thấy, quan hệ chính trị Việt Nam — Trung

Quốc trong nhiều giai đoạn lịch sử cũng đã diễn ra theo đặc điểm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” Tuy nhiên, Việt Nam luôn chủ trương hợp tác, đấu tranh nhưng tránh đối đầu trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn thực hiện hiệu quả chủ trương đó, một phần dau tranh dé bảo vệ chủ quyền lãnh thé, đồng thời hợp tác dé quan hệ hai bên di vào quỹ đạo phát triển bình thường Về phương diện hợp tác, có thể nhận thấyViệt Nam — Trung Quốc hợp tác dé quan hệ hai nước luôn trong tình trạng ổn định, phát triển lành mạnh, ngày càng đi vào thực chất; về phương diện “đấu tranh”, Việt Nam và Trung Quốc luôn “đấu tranh” với những hành động khiến quan hệ hai nước căng thăng đến từ các chủ thé khác nhau trong quan hệ song phương, đa phương nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của mình.

Tác động của quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai

2.2.1 Đối với Việt Nam Quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai đoạn này có tác động lớn đến Việt Nam Ngoài những tác động tích cực như tăng cường tin cậy chính trị và góp phần phát triển quan hệ Việt Nam — Trung Quốc đi vào thực chất, ngày càng 6n định, lành mạnh Ngoài ra, đây là giai đoạn đưa quan hệ Việt Nam — Trung Quốc bước vào một thời kỳ mới Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Việt Nam xác định phương châm trong quan hệ với Trung Quốc là “vừa

54 hợp tác, vừa đâu tranh”, được nhìn nhận dưới góc độ đôi tác và đôi tượng sau sự kiện giàn khoan Hai Duong 981.

Thứ nhất, quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc trong giai đoạn này làm gia tăng tầm ảnh hưởng và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc, do đó, muốn hiện thực hóa được các chiến lược đó, Trung Quốc phải xử lý hài hòa mối quan hệ đối với Việt Nam Vì vậy, trong giai đoạn này, việc quan hệ với Trung Quốc một phần nào đó đã giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong bản đồ chính trị thế giới.

Thứ hai, mở rộng không gian phát triển của Việt Nam khi gia tăng hợp tác với Trung Quốc và các nước trong khu vực trên nhiều lĩnh vực quan trọng.

Việc Trung Quốc thực hiện nhiều sáng kiến hợp tác là cơ hội để các quốc gia trong khu vực và Việt Nam tận dụng được lợi thế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập tại khu vực cũng như quốc tế.

Thứ ba, van đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông quan hệ hai nước căng thắng Các hành động phi pháp của Trung Quốc trong giai đoạn này, mà đỉnh điểm là sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 đã cho thấy tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông Các hành động phi pháp của Trung Quốc trong giai đoạn này diễn ra có tính hệ thống, năm trong kế hoạch chứ không đơn lẻ Điều đó cho thấy chiến lược tại Biển Đông của Trung Quốc đã thay đổi từ thăm dò sang tan công trực diện, bat chấp truyền thống quan hệ của hai Dang, hai Nhà nước Trung Quốc coi lợi ích ở Biển Đông là cốt lõi và có thé bất chấp luật pháp quốc tế, thỏa thuận song phương và hợp tác đối tác chiến lược toàn diện để đạt được mục đích Đối với Việt Nam, giai đoạn này đã một lần nữa khiến Việt Nam phải nhìn nhận lại bản chất thật sự trong quan hệ với

Trung Quoc mà sâu xa là những vân dé còn tôn tại giữa hai nước chưa được

55 giải quyết triệt để, suy cho cùng đó là lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.

Thứ tu, quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai đoạn này đã tạo ra một làn sóng phản đối và có thái độ nghi ngờ, làm sụt giảm sự tin cậy chính trị về quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc Nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại các tỉnh, thành phố tại Việt Nam nhằm phản đối Trung Quốc, tạo điều kiện cho các thé lực thù dich lợi dụng, xúi giục gây mat an ninh trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội Việt Nam Đồng thời, gián tiếp chống phá nhà nước Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam “Trong một thời điểm nhất định, trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện làn sóng phản đối Trung Quốc, kêu gọi hạn chế hoặc thoát ly hắn quan hệ với Trung Quốc Lan sóng này có giảm đi sau đó nhưng vẫn còn dư âm cho đến hiện nay” [54, tr 120].

Với các tác động trên, nêu như Việt Nam không có những chính sách phản ứng kịp thời nhằm cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và một số nước khác tại khu vực thì rất dé bị cuén vào vòng xoáy cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là cặp quan hệ Mỹ - Trung Quốc Hơn nữa, với chính sách không liên minh, không liên kết với nước nay dé chống nước kia có thé đến việc Việt Nam trở thành mục tiêu đầu tiên khi Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại của mình Do đó, có thể nói Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong khu vực trước nhân tố Trung Quốc [55, tr 307].

2.2.2 Đối với Trung Quốc Thứ nhất, Trung Quốc ngày càng coi trọng Việt Nam trong chính sách đối ngoại Năm 2013, ông Tập Cận Bình đưa ra học thuyết “giấc mộng Trung Hoa” Sau khi được công bố , thuật ngữ này đã được sử dụng một cách chính thức và rộng rãi Khái niệm “giâc mộng Trung Hoa” có 4 yêu tô: hùng mạnh,

56 văn minh, hài hòa và sạch đẹp Đặc biệt, nội hàm của yêu tô hùng mạnh có nhac đên “mạnh vê ngoại giao”.

Với mục tiêu đó, đường lối đối ngoại Trung Quốc được vận hành theo bố cục “ngũ vi nhất thể” và chiến lược “bốn toàn diện” Trong đó, “ngũ vi nhất thể” là xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và văn minh sinh thái; chiến lược “bốn toàn diện” là xây dựng xã hội khá giả toàn diện, đi sâu cải cách toàn diện, thúc đây quản lý điều hành đất nước theo pháp luật và nghiêm khắc quản lý, quản trị Đảng Năm 2015, tại Báo cáo công tác đối ngoại của Trung Quốc năm, Thủ tướng Lý Khắc Cường nếu rõ chiến lược ngoại giao Trung Quốc theo đuổi: “Ngoại giao nước lớn là then chốt, ngoại giao láng giềng là hàng đàu, ngoại giao với các nước đang phát triển là cơ sở, ngoại giao đa phương và vũ đài quan trọng”; đồng thời nhấn mạnh “trách nhiệm nước lớn” của Trung Quốc Với đường lối đường lối ngoại giao đó, “Ngoại giao Trung Quốc đã có bước chuyên, ngày càng tích cực chủ động hơn, nhưng đây là bước chuyên biến về mặt chiến lược” Năm 2012, sau khi lên năm quyền, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhận thấy chiến lược “giẫu mình chờ thời” không còn phù hợp, đồng thời nhận thấy Trung Quốc đã đủ nén tang dé thực hiện chiến lược “trỗi dậy mạnh mẽ” nhằm khăng định vị thế siêu cường của mình Trung Quốc thực hiện chiến lược “trỗi dậy mạnh mẽ” đồng nghĩa với việc Trung Quốc muốn trở thành một cực trong một thế giới hai cực [32, tr 42] Về bản chất, có thể nhận định, tính chủ động trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc đã được nâng lên một cấp độ mới Nếu như trước đây đối ngoại Trung Quốc là đối ngoại phòng thủ, thì bây giờ Trung Quốc chủ động, tạo ưu thế trong quan hệ quốc tế Theo đó, Trung Quốc đã có sự thay đổi về mức độ ưu tiên về các chủ thể trong quan hệ quốc tế Thay vì ưu tiên

“nước lớn sếp thứ nhất”, Trung Quốc đã ưu tiên “ngoại giao láng giềng” lên vị trí thứ nhât Mục tiêu sâu xa của trung Quoc khi ưu tiên thực hiện “ngoại

57 giao láng giềng” nhằm hướng tới thực hiện sáng kiến “Vành Đai, Con Đường” mở rộng việc kết nối với các nước tại khu vực châu Á, châu Âu và châu Phi Tư tưởng chỉ đạo trong chính sách “ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc hiện nay là sự kiên trì phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh, thì hành quan điểm “thanh, thành, huệ, dung” (thân thiện, chân thành, cùng có lợi và dung hòa), cùng xây dựng lợi ích vững chức, đồng thời xử lý thỏa đáng vấn đề nhạy cảm như “Nam Hải” (Biển Đông), kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thé và quyền lợi biển của Trung Quốc|{ 1 12, tr.80].

Với chiến lược đối ngoại như vậy, Việt Nam trở thành nước chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược quan trọng của Trung Quốc Trung Quốc luôn muốn gan quan hé Viét Nam đối với các mục tiêu lâu dài tại khu vực Do đó, Trung Quốc đã điều chỉnh các quan hệ với Việt Nam vì muốn tạo ra môi trường én định, hòa bình dé tập trung phát triển kinh tế, mặt khắc, Trung Quốc không muốn Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời không muốn Việt Nam liên minh, liên kết với một bên thứ 3 để chống lại mình Do đó, Trung Quốc luôn thực hiện chính sách đối ngoại “lúc hợp tác, lúc kiềm chế” dé đạt được mục tiêu của mình Với những quan điểm trên, có thê khăng định Việt Nam là nước luôn năm trong ưu tiên đối ngoại hàng đầu của Trung Quoc.

Thứ hai, Trung Quốc đã một phan hiện thực hóa đường lối đối ngoại từ sau Đại hội XVIII Quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc trong giai đoạn này là biểu hiện một phan trong hàng loạt sự điều chỉnh của Trung Quốc trong đường lối đối ngoại Đó là sự thay đổi trong chiến lược từ “giấu mình chờ thời” sang “trỗi dậy mạnh mế”, tao tiền đề trong việc thực hiện “giÁc mộng Trung Hoa” Trên phương diện quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ chính trị “giâc mộng Trung Hoa” là sự phát triên của chiên lược “phát triên

58 hòa bình, là thành tố cốt lõi trong chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc, với mục tiêu chống lại giả thuyết cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh, hòa bình tại khu vực và trên thế giới “Giấc mộng Trung Hoa” hướng tới mục tiêu xây dựng nền tảng cho chiến lược ngoại giao đa phương, ngoại giao láng giềng với mục đích không chỉ thúc đây sự phát triển mà còn tăng cường sự ảnh hưởng của Trung Quốc với thế giới Với vị thế chiến lược và có nhiều điểm tương đồng, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên tại khu vực mà Trung Quốc lựa chọn trong chiến lược đó Trong giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện nhiều chính sách đối ngoại với Việt Nam nhằm khăng định vị thế trong quan hệ song phương, tạo tiền đề trong việc chiếm ưu thế trong quan hệ đối tác với các nước trong khối ASEAN, tiến tới năm vai trò lãnh đạo chủ chốt trong khu vực.

Thành tựu và hạn chế trong quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc giai đoạn 2012 — 2017

Thứ nhất, quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc vận hành và phát triên theo xu thê tích cực và đạt được nhiêu tiên triên mới

Quan hệ hai nước trên lĩnh vực chính trị tiếp tục phát triển theo đúng

“quỹ đạo mong muôn của hai bên Hai bên đã đi sâu vào trao đôi các van dé

62 thuộc lợi ích của cả hai và đạt được nhận thức chung ở một mức độ mới, một tâm cao mới so với trước đây. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Việt Nam và Trung Quốc một phần nào đó đã được một số nhận thức chung trong vấn đề “xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Việt Nam — Trung Quốc” Xây dựng cộng đồng vận mệnh là một trong những chính sách đối ngoại nổi bật của Tổng Bí thư Tập Cận Bình Với vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, việc

Trung Quốc thúc day xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Việt Nam — Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của hai nước trong thời kỳ mới.

Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với Việt Nam, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần dé cập và nhắn mạnh đến vấn dé cộng đồng vận mệnh chung giữa hai nước Từ ngày 5-6/11/2015, trong chuyến thăm Việt Nam Tổng Bí thư Tập Cận Bình lần đầu tiên đề cập “Trung Quốc và Việt Nam là cộng đồng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược” Ngày 18/1/2016, trong cuộc điện đàm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái cử Tổng Bi thư DCS Việt Nam, Tổng Bí thư Tập Cận Bình lại đề cập đến vấn đề này này “Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị, núi liền núi, sông liền sông Hai nước có hệ thống chính trị tương đồng, con đường phát triển giống nhau, tương lai và vận mệnh tương đồng là một cộng đồng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược”.

Ngày 12/1/2017, trong chuyên thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh “Trung Quốc và Việt Nam đều là hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là cộng đồng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược” Về phản hồi từ Việt Nam, ngày 12/11/2017, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ rất hoan nghênh đề xuất của Tổng Bí thư Tập Cận

Bình về việc xây dựng cộng đông chung vận mệnh nhân loại và cho răng điêu này phản ánh tâm nhìn toàn câu và trách nhiệm nước lớn của Trung Quôc.

Thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau trong các vân đê chính trị, đôi ngoại Sự ủng hộ lẫn nhau về chính trị đã tạo nên nền tảng quan trong cho sự phát triển 6n định trong quan hệ của hai nước.

Thông qua các cuộc họp, tiếp xúc giữa hai nước, lãnh đạo cấp cao giữa hai nước đã thăng thắn trao đổi và đi đến thống nhất thực hiện những vấn đề thuộc lợi ích của cả hai phù hợp với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt trong quan hệ của hai nước Về phía Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017 Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khăng định vai trò

“hạt nhân lãnh đạo” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong chuyến thăm tháng 1/2017; Chủ tịch nước Trần Đại Quang ủng hộ sáng kiến

“Vành Dai, Con Đường” tại Diễn dan cấp cao hợp tác quốc tế về “Vanh Dai, Con Đường” của Trung Quốc vào tháng 5/2017; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quan tâm và tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN với vai trò là “quốc gia danh dự” vào tháng 9/2016 Ngoài ra, Việt nam cũng ủng hộ Trung Quốc trong các van đề liên quan đến chủ quyền, chính trị nội bộ, đối ngoại như vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, Hong Kông cũng như vai trò và vị thé của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.

Thứ ba, quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc tiếp tục được xây dựng và phát triển trên khuôn khổ quan hệ song phương với phương châm 16 chữ, tinh than 4 tốt và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc trong giai đoạn này được tiếp tục thúc day bằng việc tăng cường trao đôi giữa các lãnh dao cấp cao của hai nước Các cuộc trao đôi, tiêp xúc cap cao dién ra thường xuyên với nhiêu

64 hình thức linh hoạt Sau các kỳ Đại hội của hai nước, các nha lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội hai nước lần lượt có các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, đưa ra những định hướng quan trọng thúc day quan hệ hai Dang, hai nước phát triển 6n định, lành mạnh, bền vững.

Thông qua các cuộc tiếp xúc, hội đàm, lãnh đạo cấp cao của hai nước đã đạt được thống nhất chung ở mức độ cao trong nhiều lĩnh vực.

Ngoài các chuyến thăm của các lãnh đạo cao cấp, hợp tác kênh Đảng hai nước tiếp tục được tăng cường Hai Đảng thường xuyên tô chức các hội thảo, tọa đàm làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của mỗi nước đang đặt ra Các nội dung hợp tác nghiên cứu xoay quanh các van dé: lý luận về đảng cầm quyền, kiểm soát quyền lực chính trị, quản trị quốc gia Việc DCS Việt Nam khang dinh quyét tâm “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc va chủ nghĩa xã hội” và DCS Trung Quốc “kiên định không thay đổi tiễn lên theo con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc” đã tạo ra không gian phù hợp cho nghiên cứu lý luận giữa hai Đảng và giới khoa học của hai nước. Đến năm 2017, hai Đảng đã tô chức 13 cuộc hội thảo khoa học với nhiều chủ đề quan trọng Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại các cuộc hội thảo đã đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của hai nước. Đồng thời thông qua các cuộc hội thảo hai nước cũng đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, từ đó góp phần tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và sự tin cậy chính tri.

Bên cạnh đó, các chuyến thăm hữu nghị chính thức các cấp; các đoàn làm việc của ban, bộ, ngành và địa phương cũng được thuyền xuyên tổ chức.

Quan hệ giữa các các cấp, các cơ quan được tô chức bằng nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt như trao đổi đoàn cán bộ các cấp, ký kết văn bản hợp tác, tô chức hội nghị, hội thảo, triển lãm Hoạt động đối ngoại nhân dân cũng đạt

65 được nhiều thành tựu nhằm củng cố, tăng cường sự hiểu biết của nhân dân hai nước Đáng chú ý, tháng 1/2015 Hội nghị Thanh niên Việt Nam — Trung

Quốc lần thứ 16 tổ chức tại Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hà Nội Tháng 5/2015, nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc, Việt Nam tham dự hoạt động “Du lịch đỏ - Theo dấu chân Bác Hồ” tại Quảng Tây,

Ngoài ra, các hoạt động ngoại giao nhân dân, giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng tạo góp phần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hai nước ngày càng hiệu biệt lan nhau, góp phân vào sự phát triên trong quan hệ của hai nước.

2.3.2 Hạn chế Thứ nhất, quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc chưa thật sự di vào bản chất như hai bên cam kết.

MOT SO NHAN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ 3.1 Một số nhận xét

Sau Đại hội XVHI DCS Trung Quốc, thời điểm xác lập vai trò lãnh đạo toàn diện của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, đã có sự điều chỉnh trong chiến lược phát triển, đánh dấu thời kỳ chuyển mình với vị thế là một cường quốc.

Trong quan hệ đối ngoại Trung Quốc ngày càng chủ động, tích cực trong nhiều vai trò Sự thay đôi về chính trị và đối ngoại là hệ quả trong việc nhằm thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, hướng tới xây dựng một Trung Quốc hùng mạnh Đối với khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc đã thực hiện những chính sách mạnh mẽ nhằm gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Với tư duy kiểm soát được Đông Nam A sẽ kiểm soát được khu vực châu A — Thái Binh Dương, Trung Quốc coi trọng khu vực Đông Nam Á và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó Với sự gan gũi về vị trí địa lý, sự tương đồng trong hệ thống chính trị và đặc biệt vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Trung

Quốc khiến Việt Nam là chủ thể chịu tác động trực tiếp trong việc điều chỉnh chiến lược đó Mặc khác, sự điều chỉnh của Trung Quốc đối với Việt Nam nhằm giảm tải hoặc chuyền hướng các thách thức từ bên trong và bên ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển đối nội của Trung Quốc trên mọi lĩnh vực Hơn nữa, Trung Quốc còn thường xuyên sử dụng các chiến thuật ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế nhăm tăng sự phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc.Trong vấn đề Biển Đông, chính sách có phần mang tính cứng ran, banh trướng của Trung Quốc đã khiến khu vực ngày càng tiềm an nhiều nguy cơ xung đột, gây lo ngại cho các nước trong khu vực, đặc biệt là một số nước có lợi ích trực tiếp, trong đó có Việt Nam Việc Trung Quốc ngày càng quyết liệt tại Biển Đông khiến sức ép đối với Việt Nam ngày càng

71 gia tăng vì Biên Dong là khu vực có vi trí chiên lược quan trong đôi với an ninh, chính tri của Việt Nam.

Quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc trong giai đoạn này dưới sự tác động của sự điều chỉnh chiến lược và phương thức đối ngoại của Trung Quốc một mặt đã làm gia tăng tầm quan trọng của Việt Nam trong bàn cờ chính trị khu vực và thế giới Nói cách khác, sự điều chỉnh trong quan hệ chính trị đối với Việt Nam của Trung Quốc đã làm gia tăng tài nguyên địa chính trị của Việt Nam Tuy nhiên, việc Trung Quốc đề ra nhiều sáng kiến nhằm liên kết các nước hợp tác khiến Việt Nam bị động trong quan hệ với

Trung Quốc Đặc biệt là sự bất cân xứng trong quan hệ chính trị đối ngoại của

Việt Nam đối với Trung Quốc Những chính sách của Trung Quốc với Việt Nam trên lĩnh vực chính trị trong giai đoạn này đã phá vỡ trật tự cân bằng trong quan hệ giữa hai nước và đặt Việt Nam vào thế phải thay đổi chiến lược phát trién.

Sự thay đổi trong chớnh sỏch đối ngoại, toan tớnh, “mưu đỗAằ Đông của, đặc biệt là sau Dai hội XVIII DCS Trung Quốc đã là biến đổi cơ tại Biên bản nền tảng quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc trong giai đoạn 2012

— 2017 Sự thay đôi đó đã tác động, khiến môi trường an ninh, chiến lược của Việt Nam vận hành theo xu hướng bat lợi cho Việt Nam Thế cân bang trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc một phần cũng đã bị phá vỡ bởi những điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển của Trung Quốc Do đó, để không bị động trong bởi các chiến lược mới, Việt Nam cần tính toán, chủ động thực hiện chuyên sang thế cân bằng mới trong chính sách đối ngoại, nhằm giữ vững an ninh, chính trị trong nước cũng như giữ vững môi trường ôn định, hòa bình, tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc để phát triển kinh tế, xã hội trong nước.

Do đó, Việt Nam cần tính toán và định vị lại chủ thể Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của mình Đánh giá lại toàn bộ quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc từ sau khi bình thường hóa quan hệ; đánh giá thực trạng Biển Đong, phân tích các chiến lược, chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông; tận dụng những lợi thế trong quan hệ chính trị Việt Nam — Trung Quốc dé tạo lực đây trong quan hệ với các đối tác khác, tận dụng tối đa về địa chiến lược, địa chính tri và mục tiêu cân bằng trong các cuộc cạnh tranh tại khu vực; kiên trì thông qua đối thoại, dam phán đối với các van dé nảy sinh trong quan hệ chính trị giữa hai nước;thúc đây quan hệ chính trị hai nước trên nền tang linh hoạt, mềm dẻo theo phương châm “cố găng thu hẹp các bất đồng, hệt sức tránh đôi đâu, đô vỡ trong quan hệ của hai nước”.

Trong môi trường cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, quan hệ quốc tế diễn ra hết sức phức tạp và đối mặt với Trung Quốc có vị thế lớn trên trường quốc tế ngày càng lớn Việt Nam cần sớm đưa ra dự báo những tác động đến an ninh, chính trị và phát triển của Việt Nam Thời gian qua, Việt

Nam đã thành công trong việc sử dụng và vận dụng linh hoạt sức mạnh cứng, sức mạnh mềm dé tổng hòa thành sức mạnh thông minh (quyền lực thông minh) trong quan hệ quốc tế, giúp Việt Nam bảo đảm được môi trường hòa bình, phát triển 6n định Điều này được thé hiện qua việc Việt Nam đã xây dựng quan hệ đối tác, quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia trên thế gidi, kế ca các nước có sự khác biệt về chính trị, kinh tế Tùy vào yêu cầu của thực tiễn, Việt Nam có thé gia tăng hoặc thu hẹp trong các mối quan hệ dé bảo đảm lợi ích quốc gia — dân tộc cao nhất Việc mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia khác không đồng nhất với việc giảm hoặc hạn chế trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ chính trị Hơn nữa, quan hệ Việt Nam —

Trung Quốc có bề dày lich sử lâu dai, được xây dựng trên nền tảng của nhiều su tương đồng Do đó, là một nước lớn, Trung Quốc đáng nhận được sự tôn

73 trong của Việt Nam trong quan hệ và Trung Quốc cần phải tôn trọng các lợi ích chính đáng của Việt Nam [55, tr 313] Là quốc gia có quan hệ đặc biệt với

Trung Quốc, Việt Nam luôn là nhân tố đặc biệt trong chính sách đối ngoại và luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của Trung Quốc từ sự điều chỉnh chiến lược từ trong giai đoạn 2012 — 2017, cũng như giai đoạn về sau Do đó, việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Đối sách tốt nhất cho Việt Nam trong quan hệ chính tri với Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay và sắp tới là triển khai thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt, khôn khéo, tận dung các nguồn lực bên ngoài, xây dựng quan hệ tốt với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời xây dựng quan hệ tin cậy chính tri lẫn nhau với Trung Quốc dựa trên nguyên tắc tôn trọng, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia dân tộc của nhau Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cần xây dựng và kiến tạo cộng đồng ASEAN bản vững, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng tại khu vực, đặc biệt có quan hệ mật thiết với một số nước trong khu vực Đông Nam Á Việc Việt

Nam đóng góp tích cực góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN một mặt giúp cộng đồng ngày càng vững mạnh, mặt khác quan trọng hơn là tránh tình trạng các nước không đồng nhất trong quan điểm phát triển cũng như các vấn đề an ninh như Biển Đông Trong bối cảnh, ASEAN đang chia rẽ vì van đề Biển Đông, Việt Nam phải thúc đây và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với từng nước đề có thê nhận được sự đồng thuận nhiều hơn Với mục tiêu đó, ASEAN sẽ đóng góp vai trò tích cực trong 6n định an ninh, hòa bình tại khu vực và làm giảm sự ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt các ảnh hưởng có phân tiêu cực Đặc biệt, việc ASEAN phát triển ồn định giúp Việt Nam xây dựng được

“thế trung lập” trong quan hệ đối với tất cả các nước, phù hợp với chính sách không liên minh, liên kêt với nước nay đê chong lại nước kia của Việt Nam.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:34